Chuyên đề Đánh giá hiệu qủa kinh tế- Xã hội- môi trường của dự án xây dựng mô hình xã hội hóa công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải cụm dân cư 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị Trấn Quế tại huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

Như vậy, trong chuyên đề “ Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng mô hình XHH thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại cụm dân cư 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế” đã phần nào giải quyết được những cơ sở lý luận và thực tiễn mô hình XHH công tác BVMT nói chung, công tác XHH thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn nói riêng. Bên cạnh đó cũng đã nêu được hiện trạng kinh tế, xã hội, môi trường và những hoạt động của mô hình trên địa bàn nghiên cứu. Và trong chuyên đề cũng đã đánh giá được những hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường mà mô hình mang lại cho 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế và đề ra. Bên cạnh đó chuyên đề cũng đã đưa ra những đề xuất cũng như kiến nghị để thực hiện mô hình có hiệu quả hơn và có thể nhân rộng mô hình trên phạm vi các xã khác trong huyện, cả tỉnh và cả nước. Nhưng bên cạnh đó chuyên đề vẫn còn nhiều vấn đề như vẫn chưa lượng hóa được hết những lợi ích mà mô hình mang lại, các số liệu còn hạn chế. Vì vậy để có thể tính toán một cách chi tiết cũng như có thể tính đươc chính xác hơn những lợi ích mà mô hình mang lại thì cần phải có một sự nghiên cứu chuyên sâu, và ở một trình độ cao hơn cũng như thời gian nhiều hơn.

doc74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu qủa kinh tế- Xã hội- môi trường của dự án xây dựng mô hình xã hội hóa công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải cụm dân cư 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị Trấn Quế tại huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ia đình hoặc cá nhân vứt rác không đúng nơi quy định. Các cá nhân vi phạm nhiều lấn, cần được nêu danh trên các phương tiện thông tin đại chúng, cá nhân hoặc hộ gia đình thực hiện tốt được biểu dương, khen thưởng. Giai đoạn tiếp theo trong suốt thời gian hoạt động dự án (50 năm): Doanh nghiệp môi trường thường xuyên kết hợp với các đoàn thể quần chúng nhân dân duy trì nề nếp thu gom và đổ rác đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh môi trường. Giai đoạn này chính quyền địa phương cần ban hành các chế tài phạt vi phạm môi trường đường phố, làng xóm chi tiết để ban hành và thực hiện theo luật định. Các mô hình tham gia vào quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của cụm dân cư 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế bao gồm: Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa là đơn vị tiếp nhận và trực tiếp quản lý nhà máy xử lý rác thải, chịu trách nhiệm vận chuyển và xử lý chất thải rắn từ cụm dân cư 4 xã trên. Ngoài các phương tiện sẵn có, công ty môi trường sẽ thuê thêm xe ngoài để vận chuyển rác với chi phí thấp hơn khi công ty thực hiện vận chuyển. Tại trạm xử lý rác tập trung này chất thải rắn sẽ được công nhân ở đây phân loại triệt để và đưa vào xử lý rác. UBND huyện Kim Bảng có vai trò tổ chức, phát động những đợt tổng VSPT như là phong trào của đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,... vào các ngày nghỉ cuối tuần và các ngày lễ tết. Ở mỗi xã thuộc khu vực dự án sẽ có một tổ vệ sinh môi trường do dân ở đó đảm nhận. Nhiệm vụ của tổ là thu gom rác từ các hộ gia đình sau đó vận chuyển đến điểm đổ rác tạm thời. Các hộ gia đình không phân loại rác mà cho vào các túi rồi để ở các đầu ngõ gần nhà, từ đây đội vệ sinh môi trường sẽ đến và vận chuyển đi. Như vậy mô hình XHH công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải ở 4 xã này cụ thể là: Quá trình thu gom: sẽ hoàn toàn do các tổ dịch vụ môi trường môi trường của xã đi thu gom vào mỗi ngày, không có sự tham gia của công ty môi trường đô thị. Quá trình phân loại rác sẽ do công ty tiếp nhận nhà máy xử lý rác chịu trách nhiệm. Quá trình vận chuyển: doanh nghiệp đảm nhận trạm xử lý rác sẽ trực tiếp vận chuyển rác về trạm xử lý phân loại để tái chế và chôn lấp, ngoài ra cũng thuê thêm xe ngoài để vận chuyển. Quá trình xử lý: Rác sẽ được xử lý tại nhà máy xử lý rác thải có công suất 20 nghìn tấn/ngày. Ngoài ra vào những ngày thứ 7, chủ nhật hay những dịp nghỉ lễ sẽ có các đợt VSPT do các hội Thanh Niên, hội Phụ Nữ, hội Cựu chiến binh... tổ chức Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hoạt động thu gom rác của mô hìnhCTR phát sinh Thu gom và chuyển đến điểm đổ tạm thời Trạm xử lý tập trung tại Thi Sơn Chất thải rắn chưa được phân loại sơ bộ từ hộ gia đình đựng trong các túi rác chuyển đến các điểm đầu ngõ gần nhà. Từ các điểm đầu ngõ này rác thải sẽ được các nhân viên tổ dịch vụ môi trường vận chuyển đến các điểm đổ rác tạm thời tại các thôn, xóm. Từ đây hàng ngày xe tải sẽ vận chuyển tiếp đến trạm xử lý rác thải tập trung đặt tại cuối xã Thi Sơn giáp với núi đá vôi. Sự phân loại triệt để sẽ được thực hiện tại trạm xử lý tập trung Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển xử lý rác thải. Thiết lập mạng lưới thu gom rác thải từ hộ gia đình Hệ thống thu gom này có thể thiết lập ở cả 4 địa bàn thuộc dự án (xã Thi Sơn, Văn Xá, Ngọc Sơn và Thị Trấn Quế). Từ hộ gia đình để riêng rác hữu cơ và vô cơ (02 túi hoặc thùng rác nhỏ). Các túi rác này hàng ngày từng hộ gia đình mang đến đầu thôn, xóm hoặc gần cụm dân cư. Các túi rác này hàng ngày sẽ được tổ dịch vụ môi trường của các xã vận chuyển đến các điểm đổ rác tạm thời. Mỗi địa điểm đổ rác tạm thời để 02 thùng rác 240 lit màu khác nhau (1 cho rau hữu cơ và một cho rác vô cơ), hoặc các bể chứa rác tạm thời. Từ các điểm đổ rác tạm thời hàng ngày xe ô tô tải của Doanh nghiệp môi trường (đơn vị tiếp nhận và vận hành trạm xử lý rác) thu gom và đưa vào trạm xử lý rác tập trung. Trong khâu thu gom, mỗi xã sẽ có một đội vệ sinh môi trường có vai trò thu gom rác, các thành viên đều là do những người dân trong xã đảm nhiệm, hoàn toàn không có sự tham gia của công ty môi trường đô thị. Vì ý thức của người dân về vấn đề phân loại rác tại nguồn chưa cao vì vậy công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh là đơn vị tiếp nhận trạm xử lý rác thải sẽ đảm nhận vai trò này. Khâu vận chuyển rác: mỗi ngày sẽ có 8 chuyến rác được chở từ địa bàn dự án đến trạm xử lý rác, trong đó có 2 chuyến sẽ do công ty đảm nhận và 6 chuyến còn lại là thuê ngoài. Rác thải sẽ được đưa đến trạm xử lý rác tại xã Thanh Sơn huyện Kim Bảng để tái chế hoặc dùng các biện pháp đảm bảo để xử lý. Sơ đồ 2.2: SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG PHÂN LOẠI RÁC VÀ XỬ LÝ CỦA MÔ HÌNH XHH. Rác sinh hoạt (từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học, khu công cộng) Chất thải hữu cơ ( rau, củ, quả, thức ăn, lá cây, cành cây) Các chất thải còn lại Chất thải tái chế (Vỏ non, thủy tinh, kim loại, giấy báo, nhựa, nilon... Chất thải còn lại (Đất, đá, tro xỉ, than, sành sứ vỡ, vỏ ốc...) Xe thu gom Bãi tập kết Thu hồi Tái sử dụng Tái chế Khu xử lý Ủ phân hữu cơ Chôn lấp hợp vệ sinh Xe vận chuyển cơ giới Xe vận chuyển cơ giới Bãi tập kết Xe thu gom 2.6 Những ưu điểm, hạn chế của mô hình 2.6.1. Ưu điểm Mô hình XHH công tác thu gom, vận chuyển xử lý rác thải sau một thời gian thực hiện đã thể hiện rất nhiều ưu điểm. Huy động được mọi nguyồn lực, mọi thành phần xã hội cùng tham gia, tạo cho mọi người dân có ý thức trong việc tự bảo vệ môi trường sung quanh cũng chính là bảo vệ cho chính mình. Nhân công dùng cho công tác thu gom rác sẵn có, họ chấp nhận với một khoản lương hàng tháng không cao. Trong các đợt vệ sinh môi trường có thể huy động được số lượng các thành phần như học sinh, đoàn viên, các cựu chiến binh trong các vụ nông nhàn. Trước hết nó đã thể hiện đúng tính chất nhà nước và nhân dân cùng làm trong sự nghiệp bảo vệ môi trường, góp phần tạo một môi trường xanh, sạch đẹp. Lượng rác thu được từ mô hình XHH mang lại cao, có thể tận dụng được lượng rác dùng để tái chế, dùng sản phẩm tái chế được để làm các việc khác như bón cây,... 2.6.2. Nhược điểm Do đặc điểm thực hiện dự án XHH công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải là ở nông thôn đối tượng trực tiếp thực hiện phần lớn là nông dân, nhận thức của họ về tác hại của ô nhiễm môi trường, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao vì vậy trong công tác tuyên truyển giáo dục y thức cộng đồng gặp nhiều khó khăn, vẫn còn hiện tượng vứt, xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định. Số lượng thành viên tham gia vào các phong trào vệ sinh còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác thu gom rác chưa được hoàn chỉnh. Đội ngũ quản lý cũng như lãnh đạo công tác XHH chưa chuyên nghiệp, còn nhiều thiếu xót. Tiểu kết chương II Trong chương II chúng ta đã nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng trên địa bàn 4 xã trong khu vực dự án. Bên cạnh đó trong chương này cũng cho chúng ta thấy được lượng phát sinh rác thải và thực trạng áp dụng mô hình trên địa bàn là phù hợp và mang lại hiệu quả về kinh tế- xã hội- môi trường. Trong chương tiếp theo để thấy được rõ nét hiệu quả mà mô hình mang thì công việc tiếp theo đó là đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường, và từ đó rút ra kết luận, đề ra những giải pháp cũng như kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình này. CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI- MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH 3.1 Mô hình thực hiện XHH công tác thu gom, phân loại và xử lý rác thải Mô hình XHH công tác công tác thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại cụm dân cư 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế với sự tham gia của cộng đồng do ban quản lý dự án - Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Hà Nam trực tiếp tổ chức thực hiện, được sự hỗ trợ của chính phủ Đan Mạch, nằm trong khuôn khổ hợp phần “Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo” (PCDA). Trong đó PCDA sẽ hỗ trợ các địa phương một phần kinh phí để mua sắm các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc thu gom rác: như xe đẩy, thùng rác công cộng, thùng rác dành cho các hộ gia đình, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay...Để việc xử lý rác triệt để và hiệu quả hơn, PCDA sẽ hỗ các địa phương nói trên xây dựng một trạm xử lý rác thải sinh hoạt, với công suất 20 tấn rác/ngày, trạm xử lý rác này được đặt tại xã Tân Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Khi mô hình được triển khai, chính quyền các cấp từ tỉnh, huyện đến các xã đã phối hợp với các tổ chức hội Thanh niên, hội Phụ Nữ, hội cựu chiến binh... để tổ chức các đợt vệ sinh phong trào, làm vệ sinh hàng tuần vào các ngày thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ. Bảng 8. Khối lượng rác thu gom được trong các đợt VSPT tại 4 xã năm 2009. Thời gian Khối lượng rác thu gom được (tấn) Tháng 1 67 Tháng 2 75 Tháng 3 58 Tháng 4 62 Tháng 5 80 Tháng 6 95 Tháng 7 85 Tháng 8 78 Tháng 9 62 Tháng 10 70 Tháng 11 77 Tháng 12 83 Cả năm 892 Nguồn: Phòng tài nguyên huyện Kim Bảng Trung bình 1 năm phong trào thu gom rác do các tổ chức đoàn thể tổ chức được là 900 tấn rác, đã tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước các khoản thuê nhân công thu gom, lượng rác thu gom được sẽ được phân loại, một phần được mang đi chôn lấp, một phần mang đến nhà máy xử lý chất thải rắn, tiết kiệm được khâu phân loại chất thải. Khối lượng rác thu được từ các tổ dịch vụ môi trường 4 xã năm 2009 là: 2350 tấn rác 3.2 Đánh giá hiệu qủa của mô hình 3.2.1 Hiệu qủa về kinh tế 3.2.1.1 Xác định các chi phí 3.2.1.1.1 Chi phí cho công tác xây dựng mô hình XHH công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn Kinh phí tổ chức hội nghị tổng kết tuyên truyền: Để thực hiện mô hình XHH có kết quả tốt trước hết cần thực hiện tốt khâu tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Bảng 9: Kinh phí tổ chức hội nghị tổng kết, tuyên truyền TT Danh mục chi phí Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Tổng cộng 1: 250.000.000 1 Hội nghị tổng kết Người 500 200.000 100.000.000 2 Tham quan học tại địa bàn Người 500 50.000 25.000.000 3 Thực tập tại trạm Người 300 50.000 15.000.000 4 Tuyên truyển tờ rơi Tờ 10.000 5000 50.000.000 5 Hội nghị trao đổi kinh nghiệm Người 300 200.000 60.000.000 Nguồn: Dự án PCDA Chi phí cho công tác tuyên truyền và tổ chức tuyên truyền: C1 = 250.000.000 đồng Chi phí đầu tư cho công tác thu gom tại địa bàn dự án: Bảng 10 : Kinh phí đầu tư cho công tác thu gom tại địa bàn dự án TT Các hạng mục Đơn vị Số lượng Suất đầu tư (VNĐ) Tổng tiền (VNĐ) Tổng cộng 2 2.229.480.000 1. Xã Văn Xá 609.620.000 1 Thùng rác thể tích 240 lít Cái 20 3.500.000 70.000.000 2 Thùng rác 5 lít Cái 3924 50.000 196.200.000 3 Xe đẩy Cái 7 4.500.000 31.500 4 Quần áo bảo hộ lao động bộ 15 150.000 2.250.000 5 Ủng cao su đôi 10 50.000 500.000 6 Mũ nhựa cái 10 150.000 1.500.000 7 Khẩu trang và găng tay bộ 20 20.000 400.000 8 Xây bể tập trung rác bể 10 3.500.000 35.000.000 9 Đóng cửa bãi rác cũ 9 12.000.000 108.000.000 10 Đèn pin điện cái 15 50.000 750.000 11 Máy phát thanh Bộ 3 2.000.000 6.000.000 12 Loa bộ 6 300.000 1.800.000 13 Cáp m 600 2.000 1.200.000 14 Tuyên truyền, tập huấn hộ 1.862 50.000 93.100.000 15 Giám sát thu gom, phân loại tháng 6 1.000.000 6.000.000 16 Dự phòng phí (10%) 55.420.000 2. Xã Ngọc Sơn 545.160.000 1 Thùng rác thể tích 240 lít Cái 15 3.500.000 52.500.000 2 Thùng rác 5 lít Cái 2916 50.000 145.800.000 3 Xe đẩy Cái 7 4.500.000 31.500.000 4 Quần áo bảo hộ lao động bộ 15 150.000 2.250.000 5 Ủng cao su Đôi 10 50.000 500.000 6 Mũ nhựa Cái 10 150.000 1.500.000 7 Khẩu trang và găng tay bộ 20 20.000 400.000 8 Xây bể tập trung rác bể 15 3.500.000 52.500.000 9 Đóng cửa bãi rác cũ 10 12.000.000 120.000.000 10 Đèn pin điện Cái 15 50.000 750.000.000 11 Máy phát thanh Bộ 3 2.000.000 6.000.000 12 Loa bộ 6 300.000 1.800.000 13 Cáp M 600 2.000 1.200.000 14 Tuyên truyền, tập huấn hộ 1.458 50.000 72.900.000 15 Giám sát thu gom, phân loại tháng 6 1.000.000 6.000.000 16 Dự phòng phí (10%) 49.560.000 3. Xã Thi Sơn 598.180.000 1 Thùng rác thể tích 240 lít Cái 20 3.500.000 70.000.000 2 Thùng rác 5 lít Cái 4372 50.000 218.600.000 3 Xe đẩy Cái 7 4.500.000 31.500.000 4 Quần áo bảo hộ lao động bộ 15 150.000 2.250.000 5 Ủng cao su Đôi 10 50.000 500.000 6 Mũ nhựa Cái 10 150.000 1.500.000 7 Khẩu trang và găng tay bộ 20 20.000 400.000 8 Xây bể tập trung rác bể 20 3.500.000 70.000.000 9 Đóng cửa bãi rác cũ 2 12.000.000 24.000.000 10 Đèn pin điện Cái 15 50.000 750.000 11 Máy phát thanh Bộ 3 2.000.000 6.000.000 12 Loa bộ 6 300.000 1.800.000 13 Cáp M 600 2.000 1.200.000 14 Tuyên truyền, tập huấn hộ 2186 50.000 109.300.000 15 Giám sát thu gom, phân loại tháng 6 1.000.000 6.000.000 16 Dự phòng phí (10%) 54.380.000 4. Thị Trấn Quế 476.520.000 1 Thùng rác thể tích 240 lít Cái 10 3.500.000 35.000.000 2 Thùng rác 5 lít Cái 2672 50.000 133.600.000 3 Xe đẩy Cái 7 4.500.000 22.400.000 4 Quần áo bảo hộ lao động bộ 15 150.000 2.250.000 5 Ủng cao su Đôi 10 50.000 500.000 6 Mũ nhựa Cái 10 150.000 1.500.000 7 Khẩu trang và găng tay bộ 20 20.000 400.000 8 Xây bể tập trung rác bể 10 3.500.000 35.000.000 9 Đóng cửa bãi rác cũ 8 12.000.000 120.000.000 10 Đèn pin điện Cái 15 50.000 750.000 11 Máy phát thanh Bộ 3 2.000.000 6.000.000 12 Loa bộ 6 300.000 1.800.000 13 Cáp M 600 2.000 1.200.000 14 Tuyên truyền, tập huấn hộ 1336 50.000 66.800.000 15 Giám sát thu gom, phân loại tháng 1.000.000 6.000.000 16 Dự phòng phí (10%) 43.320.000 Nguồn: Dự án PCDA Chi phí cho công tác thu gom tại địa bàn dự án: C2 = 2.29.480.000 đồng 3.2.1.1.2 Chi phí đối với nhà máy xử lý rác Chi phí xây dựng nhà máy xử lý rác: Để công tác XHH thu gom, phân loại và xử lý rác được thực hiện triệt trạm xử lý rác đã được xây dựng với những khoản như sau: Bảng 11: Kinh phí đầu tư cho xây dựng trạm xử lý rác TT Hạng mục đầu tư Đơn vị Khối lượng Suất đầu tư Thành tiền (VNĐ) A Xây lắp 7.950.260.000 1 Nhà tách lọc rác m2 300 1.900.000 570.000.000 2 Tháp ủ nóng BTCT Tháp 12 70.000.000 840.000.000 3 Nhà hẩm ủ chín m2 399,4 1.900.000 758.860.000 4 Nhà tách chuyển mùn hữu cơ m2 375 1.900.000 712.500.000 5 Xưởng cơ khí bảo trì thiết bị m2 300 1.900.000 570.000.000 6 Nhà điều hành m2 231 2.500.000 577.500.000 7 Trạm xử lý nước thải m2 100 300.000 30.000.000 8 Nhà bán mùn và kho sản phẩm m2 75 1.900.000 142.500.000 9 Trạm điện m2 20 900.000 18.000.000 10 Trạm xử lý nước sạch m2 70 1.500.000 105.000.000 11 Nhà bảo vệ m2 15 1.500.000 22.500.000 12 Nhà ăn ca m2 156 1.700.000 265.200.000 13 Nhà sản xuất phân vi sinh m2 273 1.900.000 518.700.000 14 Kho thành phẩm m2 160 1.700.000 272.000.000 15 Nhà xe - gara m2 140 800.000 112.000.000 16 Vườn cây thực nghiệm m2 3580 50.000.000 17 Đường và sân bê tông m2 3.000 350.000 1.050.000 18 Ao nuôi cá m2 4.950 50.000 247.500.000 19 Cây xanh khác m2 2.700 100.000 270.000.000 20 Nhà lò đốt m2 176 1.500.000 264.000.000 21 Cổng hàng rào m2 700 20.000 14.000.000 22 Hố chôn rác m2 600 900.000 540.000.000 B Thiết bị 8.847.500.000 1 Tổ hợp thiết bị xe bao, phân loại TH 1 500.000.000 500.000.000 2 Thiết bị tháp ủ nóng cái 12 100.000.000 1.200.000.000 3 Tổ hợp thiết bị nghiền- tuyển mùn TH 1 500.000.000 500.000.000 4 Lò đốt rác 200kg/h cái 1 1.000.000.000 1.000.000.000 5 Thiết bị sấy giảm ẩm mùn mịn TH 1 500.000.000 500.000.000 6 Xây nâng gạt 0,3 m3 cái 1 350.000.000 350.000.000 7 Xe chở rác dân dụng cái 1 950.000.000 950.000.000 8 Xe tải nhẹ 1 tấn cái 1 150.000.000 150.000.000 9 Dụng cụ bảo trì máy móc bộ 2 30.000.000 60.000.000 10 Xe đẩy tay cái 5 4.500.000 22.500.000 11 Dụng cụ xúc mùn, rác cái 10 1.500.000 15.000.000 12 Thiết bị phun vi sinh cái 3 250.000.000 750.000.000 13 Thiết bị sản xuất phân vi sinh TH 1 800.000.000 800.000.000 14 Thiết bị văn phòng TH 1 300.000.000 300.000.000 15 Thiết bị xử lý nước sạch bộ 1 200.000.000 200.000.000 16 Thiết bị xử lý nước thải bộ 1 200.000.000 200.000.000 17 Máy xúc gầu ngoại cái 1 450.000.000 450.000.000 18 Máy nén khí cái 1 500.000.000 500.000.000 19 Thiết bị đóng bao cái 2 200.000.000 200.000.000 Nguồn: Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Chi phí xây dựng trạm xử lý rác: C3 = 7.950.260.000 + 8.847.500.000 = 16.797.760.000 đồng Chi phí nhiên liệu, năng lượng và vật liệu hoạt động trong 1 năm: Bảng 12: Chi phí nhiên vật liệu hàng năm: Loại nhiên, vật liệu ĐVT Định mức (giờ) Hoạt động (giờ) Tiêu thụ (ngày) Tiêu thụ (năm) Đơn gía (đồng) Thành tiền (đồng/năm) Điện KWh 20 8 160 58.400 1.700 99.280.000 Dầu lít 15 4 60 21.900 13.000 284.700.000 Than đá kg 10 3.650 5.000 18.250.000 Nhiên liệu khác (5%) 20.110.500 Vi sinh các loại Tấn rác 20 7.300 15.000 109.500.000 Bao bì các loại cái 28 10.220 4.000 40.880.000 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 52 150.000 7.800.000 Các thành phần bổ sung khác (10%) 58.052.152 Tổng cộng 638.573.650 Nguồn: Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Chi phí nhiên, vật liệu: C4 = 638.368.000 đồng/ năm Chi phí vận hành và quản lý trạm : Bảng 13: Chi phí quản lý và lương hàng năm TT Nội dung hàng năm Số lượng Lương tháng/người Chi cả năm 1 Giám đốc 1 4.000.000 48.000.000 2 Phó giám đốc 1 2.500.000 30.000.000 3 Kế toán 1 1.500.000 18.000.000 4 Thủ kho- thủ quỹ 1 1.500.000 18.000.000 5 Cán bộ kinh doanh 1 1.500.000 18.000.000 6 Kỹ thuât viên cơ điện 1 1.200.000 14.400.000 7 Trưởng bộ phận 4 1.500.000 72.000.000 8 Công nhân 15 1.000.000 180.000.000 Cộng lương 398.400.000 II BHXH & Y tế (17% lương) 70.788.000 III Phụ cấp độc hại (20% lương) 83.280.000 IV Bảo hiểm tai nạn lao động 15.600.000 V Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1.300.000 VI Chi phí văn phòng 36.000.000 Tổng cộng 605.368.000 Nguồn: Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Chi phí vận hành quản lý trạm: C5 = 605.368.000 đồng/ năm Chi phí khấu hao máy móc, nhà xưởng và XDCB khác (tuổi thọ dự án là 50 năm): C6 = 16.797.760.000/ 50 = 335.955.200 đồng/năm Chi phí cho vận chuyển rác thải từ các điểm đổ rác tạm thời tại các thôn xóm đến trạm xử lý rác tập trung. Mỗi ngày sẽ có 4 chuyến xe thu gom từ trạm xử lý và 4 chuyến thuê vận chuyển ngoài, gồm 4 xe C7 = Ckh + Cbd + Cnl + Cnc Trong đó: C7 : Chi phí vận chuyển rác Ckh : chi phí khấu hao Cbd : chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế Cnl : Chi phí nguyên liệu Cnc : Chi phí nhân công Ước tính chi phí khấu hao: Ckh = 50.000.000 đồng/năm Chi phí bảo dưỡng sửa chữa và thay thế lớn: Chi phí bảo dưỡng định kỳ : 4.500.000 đồng/xe/năm * 1 xe = 4.500.000 đồng Chi phí sửa chữa lớn: 4.000.000 đồng/xe/tháng * 1 xe = 4.000.000 đồng Chi phí thay thế săm, lốp: 1 bộ * 1.000.000 = 1.000.000 đồng Cbd = 3.000.000 + 4.500.000 + 4.000.000 + 1.000.000= 12.500.000 đồng Chi phí nhiên liệu : cự ly vận chuyển trung bình là 15km/chuyến (bao gồm cả đợt đi và đợt về) Dầu điezen 2 lít/chuyến* 2 chuyến/ngày*14.600 đồng/lít * 365ngày = 21.316.000 đồng/năm Nhớt : bình quân mỗi ô tô đi khoảng 3000 km thì sẽ thay nhớt 1 lần, mỗi lần thay cần dùng bình quân 9,5 lit nhớt 40.000 đồng/lit * (15 * 2 * 365* 9,5)/3000 =1.387.000 đồng/năm Chi phí nhiên liệu Cnl = 21.316.000 + 1.387.000 = 22.703.000 đồng Nhân công gồm có 1 lái xe của nhà máy và 3 lái xe thuê ngoài Bảng 14: Chi phí cho lái xe của nhà máy STT Khoản chi Định mức đồng/ tháng chi phí 1 tháng Chi phí 1 năm 1 Tiền lương lái xe 1.500.000 1.500.000 18.000.000 2 Phụ cấp độc hại 200.000 200.000 2.400.000 3 Bảo hiểm xã hội 15% * 350.000 = 52.500 52.500 630.000 4 Bảo hiểm y tế 2% * 350.000 = 7000 7000 84.000 5 Bảo hiểm tai nạn lao động 50.000 50.000 600.000 Tổng 21.714.000 Nguồn: Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Như vậy ta có bảng chi phí tổng kết trong khâu vận chuyển rác như sau: STT Khoản chi Chi phí (đồng/năm) 1 Ckh 50.000.000 2 Cbd 12.500.000 3 Cnl 22.703.000 4 Cnc 21.714.000 Tổng 106.917.000 C7 = 106.917.000 đồng/năm Vậy ta có bảng chi phí sau Bảng 15 :Tổng kết chi phí của dự án STT Tên chi phí 1 C1 250.000.000 đồng 2 C2 2.229.480.000 đồng 3 C3 16.797.760.000 đồng 4 C4 638.368.000 đồng/ năm 5 C5 605.368.000 đồng/năm 6 C6 335.955.200 đồng/năm 7 C7 106.917.000 đồng/năm Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Tóm lại: dự án bao gồm Mức đầu tư ban đầu của dự án: C0= 250.000.000+ 2.229.480.000+ 16.797.760.000= 19.277.240.000 đồng Chi phí mỗi năm C = 1.707.924.000 đồng. 3.2.1.2 Xác định các lợi ích Lợi ích thu được từ tái chế Mùn hữu cơ có bổ sung vi sinh hữu ích : Làm cho đất tươi xốp Làm tăng khả năng giữ nhiệt độ và giữ nước trong đất Chống rửa trôi các chất dinh dưỡng và do vậy làm cho đất phì nhiêu Làm tăng khả năng tích trữ và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng của đất Làm giảm bớt lượng phân hóa học cần bón Doanh thu 1 năm của trạm xử lý rác (chưa có thuế GTGT) như sau: Bảng 16: Doanh thu của trạm xử lý rác 20 tấn/ ngày TT Thành phần rác KL nguyên liệu rác (tấn/ngày) Tỷ lệ tái chế (%) KL sản phẩm (tấn/ngày) Đơn giá (nghìn đồng) Thành tiền(đồng) 1 Rác thải hữu cơ 11 25 2,75 945 2.598.750 2 Giấy 0,72 100 0,72 1.500 1.080.000 3 Nhựa 0,62 35 0,217 1.300 282.100 4 Thủy tinh 0,36 20 0,072 450 32.400 5 Kim loại 0,16 100 0,16 1.600 256.000 6 Rẻ rách và vải sợi 0,36 0 rác thải xử lý bằng lò đốt 7 Vỏ, sương 1,34 0 8 Gạch, đá 0,76 0 rác thải xử lý bằng chôn lấp 9 Đất, cát, tạp chất 4,68 0 Tổng 4.249.250 Nguồn: Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa Tổng cộng doanh thu bán sản phẩm hàng năm : 4.249.250 * 365 = 1.550.976.250 đồng Các khoản doanh thu khác: 670.000.000 đồng/năm = > Tổng doanh thu hàng năm của nhà máy: = 1.550.976.250 + 670.000.000 = 2.220.976.250 đồng Lợi ích từ việc tạo công ăn việc làm cho 85 người dân địa phương với công việc cụ thể là thu gom rác từ các hộ gia đình mang đến bãi rác tạm thời với mức lương: Hiện nay lương trả cho công nhân thu gom của mỗi xã như sau: Lương của mỗi người thu gom rác là do mỗi xã tự đứng ra quản lý thu tiền từ các hộ gia đình và trích một phần ngân sách nhà nước để hỗ trợ trả cho họ, do đó không bao gồm các khoản BHXH, phụ cấp độc hại... như các cán bộ nhà nước thông thường, tiền lương phụ thuộc vào số lượng công nhân thu gom của mỗi xã và phụ thuộc vào xã đó. Bảng 17: Tiền lương của công nhân thu gom rác của 4 xã Xã Số công nhân Tiền lương/tháng (đồng) Tổng số tiền trả (Đồng) Văn Xá 18 1.200.000 21.600.000 Thi Sơn 32 1.000.000 32.000.000 Ngọc Sơn 19 1.200.000 22.800.000 TT Quế 16 1.500.000 24.000.000 tổng 85 100.400.000 Nguồn: tác giả tự tổng hợp Lương họ nhận được trong 1 năm là: 100.400.000* 12 = 1.204.800.000 đồng/năm Tạo công việc thêm cho 3 lái xe ngoài: với mức thu nhập mang lại bình quân 1 năm cho họ là: (1.200.000 + 200.000)*3*12= 50.400.000 đồng/năm Ngoài ra còn phải thuê thêm 8 người có nhiệm vụ xúc rác từ bãi đổ rác tạm thời lên xe chở rác với mức lương (8 người này có thể coi như là thay cho phụ xe): 1.200.000 đồng/tháng. Tổng chi phí 1 năm phải trả cho họ là: 1.200.000* 8* 12= 115.200.000 đồng/năm. Lợi ích tiết kiệm được từ các đợt vệ sinh môi trường: trong đợt vệ sinh môi trường năm 2009 lượng rác thu được là: 892 tấn rác. Lợi ích tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước từ việc thu gom rác phong trào vệ sinh do các tổ chức đoàn thể tổ chức, tiết kiệm được khoản thu gom, phân loại rác. Hiện nay mỗi xã được hỗ trợ các dụng cụ thu gom rác như sau: Bảng 18: Dụng cụ thu gom rác của mỗi xã tt Dụng cụ Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) 1 Xe đẩy Cái 7 4.500.000 22.400.000 2 Quần áo bảo hộ lao động bộ 15 150.000 2.250.000 3 Ủng cao su Đôi 10 50.000 500.000 4 Mũ nhựa Cái 10 150.000 1.500.000 5 Khẩu trang và găng tay bộ 20 20.000 400.000 Tổng 27.050.000 Nguồn: Dự án PCAD Như vậy tổng kinh phí hỗ trợ cho 4 xã là: 27.050.000* 4 = 108.200.000 đồng Bảng 19: Chi phí dụng cụ bình quân 1 công nhân năm 2009 STT Dụng cụ lao động SL/năm Đơn giá Thành tiền (đồng) 1 Xẻng 3 15.000 45.000 2 Chổi ngắn 12 5.000 60.000 3 Chổi dài 12 8.500 102.000 4 Kẻng gõ rác 1 25.000 25.000 5 Cán chổi, cán xẻng 12 4.000 48.000 Tổng cộng 280.000 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Vậy chi phí dụng cụ cho công nhân của 4 xã là: 280.000* 85 = 23.800.000 đồng => Tổng chi phí thu gom 1 năm là: 1.204.800.000+ 108.200.000+ 23.800.000+ 1.204.800.000*10%= = 1.457.280.000 đồng Tổng chi phí thu gom 1 năm là: Như vậy đợt VSPT năm 2009 đã tiết kiệm được 1 khoản tiền từ khâu thu gom: 1.457.280.000 /2350 * 892= 553.146.280,851 đồng/ năm Lợi ích tiết kiệm được từ các khoản tiền y tế dành cho việc khám, chữa các bệnh do ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe. Hàng năm người dân phải chi ra rất nhiều dành cho tiền liên quan đến công tác khám và chữa sức khỏe cho người dân, các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường: tiêu chảy, đau mắt, các bệnh về đường hô hấp, các bệnh về da Theo thống kê của huyện kim bảng số ca nhiễm các bệnh trên ở 4 xã có số liệu theo bảng sau: Bảng 20: Chi phí phải trả thuốc men khi mắc bệnh do ô nhiễm môi trường Bệnh liên quan số ca Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) Đau mắt 672 25.000 16.800.000 Da 580 425.000 246.500.000 Hô hấp 254 450.000 114.300.000 tiêu chảy 780 150.000 117.000.000 suy dinh dưỡng 350 3.500.000 1.225.000.000 sốt xuất huyết 187 920.000 172.040.000 Tổng 1.436.625.000 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Tổng tiền người dân chi ra cho các bệnh liên quan đến môi trường: 1.891.640.000 đồng Ngoài các khoản chi liên quan đến thuốc men người dân còn bị thiệt hại 1 khoản tiền do nghỉ ốm vì không đi làm được. Giả sử rằng thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn là: 30.000 đồng/ngày Bảng 21: Chi phí cho thiệt hại do nghỉ ốm Bệnh liên quan số ca số ngày nghỉ thu nhập bình quân 1 ngày (đồng) số tiền thiệt hại (đồng) Đau mắt 672 2 30.000 40.320.000 Da 580 1 30.000 17.400.000 Hô hấp 254 3 30.000 22.860.000 tiêu chảy 780 3 30.000 70.200.000 sốt xuất huyết 187 21 30.000 117.810.000 Tổng 268.590.000 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Lợi ích thu được do giảm các bệnh liên quan đến ô nhiễm: 1.891.640.000 + 268.590.000 = 2.160.230.000 (đồng) Vậy tổng lợi ích mà dự án mang lại là: Bảng 22: Tổng kết lợi ích của dự án Lợi ích từ nhà máy xử lý rác 2.220.976.250 lương cho công nhân thu gom rác 1.204.800.000 lương cho lái xe thuê 50.400.000 lương cho người xúc rác lên xe 115.200.000 lợi ích từ các phong trào vệ sinh 553.146.280,851 Giảm tiền liên quan đến bệnh tật 2.160.230.000 Tổng lợi ích 6.254.402.930,851 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 3.2.1.3. Tính toán các chỉ tiêu Để thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án xây dựng mô hình XHH công tác thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế trong đề tài này có những giả định sau: Tuổi thọ của dự án là 50 năm Tỷ lệ chiết khấu sử dụng để tính hiệu quả kinh tế là tỷ lệ chiết khấu thực, tức là tỷ lệ chiết khấu có tính đến tỷ lệ lạm phát. Bình quân mỗi năm mô hình XHH thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn đều thu lợi ích bình quân như năm 2009 theo tính toán ở trên Công thức: Trong đó: r: tỷ lệ chiết khấu thực cần tính toán i: tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa. Tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa được sử dụng trong phân tích này là 11,5%. m: tỷ lệ lạm phát. Theo tổng cục Thống kê lạm phát của Việt Nam năm 2009 là 6,8%. Vậy, tỷ lệ chiết khấu thực là: Gía trị hiện tại ròng ( NPV) Theo công thức: => NPV = 6.254.402.930,851* - 19.277.240.000 - 1.707.924.000* 78.391.059.672(đồng) Theo quan điểm phân tích kinh tế, kết quả tính toán cho NPV > 0 do đó dự án XHH công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn là một dự án đạt hiệu quả kinh tế cao. 3.2.1.3.2 Tỷ lệ chi phí – lợi ích( BCR) BCR= = => BCR = 2,4 BCR > 1 chứng tỏ dự án là khả thi và có hiệu quả kinh tế cao. 3.2.1.3.3 Hệ số hoàn vốn nội bộ ( IRR) Cho r1 = 0,2 NPV1 = 3.452.656.668 đồng Cho r2 = 0,25 NPV2 = - 1.091.583.834 đồng Công thức: IRR = 0,2 + => IRR = 0,238 > 0,04 chứng tỏ dự án khả thi về mặt kinh tế. 3.2.1.3.4 Thời gian hoàn vốn ( T) Bảng 23: Thời gian hoàn vốn t =1 t = 2 t =3 t=4 t=5 Lợi ích ròng 4.546.478.930,851 4.546.478.930,851 4.546.478.930,851 4.546.478.930,851 4.546.478.930,851 1/ (1+0,04)t 0,9615 0,9244 0,8889 0,8548 0,8219 lợi ích ròng *1/(1+0,04)t 4.371.439.492,0132 4.202.765.123,679 4.041.365.121,633 3.886.330.190,091 3.736.751.033,266 Cộng dồn 4.371.439.492,0132 8.574.204.615,6922 12.615.569.737,3252 16.501.899.927,4162 20.238.650.960,6822 (Nguồn: theo tính toán của tác giả) Trong đó Lợi ích ròng = 6.254.402.930,851- 1.707.924.000= 4.546.478.930,851 Từ bảng cho thấy thời gian hoàn vốn của dự án theo quan điểm của phân tích kinh tế là: 4+= 4 năm và 8,91 tháng Vậy sau 4 năm và 8,91 tháng hoạt động dự án sẽ cho thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu. 3.2.1.3.5 Phân tích độ nhạy Trong quá trình hoạt động thực tế của dự án, do những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội sẽ làm biến động về tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa. Vì vậy để xem xét, đánh giá tính khả thi của dự án, ta cần tiến hành phân tích độ nhạy để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu đánh giá của dự án. Ngân hàng nhà nước giảm lãi suất huy động vốn thành 8% r = (0,08– 0,068)/(1+0,068) = 0,011 Hoặc tăng lãi suất huy động vốn thành 15 % r = ( 0,15– 0,068)/ ( 1+0,068) = 0,077 Lạm phát giảm hơn dự kiến thành 5,4%/ năm r = (0,1 – 0,054)/(1+0,054) = 0,044 Hoặc lạm phát tăng hơn dự kiến thành 8,2%/ năm r = (0,1 – 0,082)/ ( 1+0,082) = 0,017 Bảng 24 : Phân tích độ nhạy khi r thay đổi r = 0,04 t DA = 50 năm r = 0,011 r = 0,077 r = 0,017 r = 0,044 t DA = 50 năm NPV 78.391.059.672 154.859.000.000 38.321.171.593 133.035.000.000 72.051.365.470 BCR 2,4 2,83 1,93 2,74 2,35 IRR 0,238 0,238 0,238 0,238 0,238 T 4 năm và 8,91 tháng 4 năm và 4,41 tháng 5 năm và 4,03 tháng 4năm Và 5,23 tháng 4 năm Và 9,59 tháng (Nguồn : theo tính toán của tác giả) Theo bảng trên ta thấy : Tỉ lệ chiết khấu tác động rất lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án. Nó được biểu hiện cụ thể như sau: Khi r giảm thì NPV và BCR tăng, IRR không đổi, thời gian hoàn vốn giảm điều đó có nghĩa là r giảm thì lợi ích ròng sẽ cao hơn và thời gian hoàn vốn sẽ ngắn hơn Và ngược lại khi r tăng thì NPV và BCR giảm, IRR không đổi, thời gian hoàn vốn tăng có nghĩa là khi r tăng thì lợi ích ròng sẽ giảm đi và thời gian hoàn vốn sẽ cao hơn.. 3.2.2 Hiệu quả về mặt xã hội XHH công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn cũng đem lại những lợi ích cho các bên tham gia và mô hình. Thứ nhất về phía đơn vị trực tiếp nhận nhà máy xử lý công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh sẽ thu được lợi ích từ việc tái chế và bán các sản phẩm từ rác thải.Thứ hai dự án mô hình XHH công tác thu gom, phân loại rác thải đã tạo việc làm cho 85 người làm công tác thu gom rác và 3 lái xe thuê thêm ngoài trong khu vực dự án, đó là những lao động chân tay vớicác mức lương khác nhau đối với từng xã. Trước khi có mô hình xã hội hóa công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn lương mà người công nhân thu gom nhận được chỉ từ 200.000 -300.000 đồng/người.tháng, đó là số tiền do nhân dân đóng góp và trả lương cho họ. Sau khi mô hình được áp dụng mức lương của họ tăng lên 1.000.000- 1.500.000 đồng/người đối với người thu gom và 1,4 triệu đồng đối với lái xe, và tạo việc làm cho 8 người dân khác có nhiệm vụ xúc rác từ bãi rác tạm thời lên xe rác, đó là một khoản thu nhập nhập thêm cho người dân, nâng cao mức sống của người dân, ngoài ra nó cũng góp phần giảm đi một số lượng tệ nạn xã hội xảy ra do tạo công ăn việc làm cho người dân. Bản thân XHH có nghĩa là huy động sự tham gia của toàn xã hội, sự phối hợp của nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các thành phần kinh tế, của mọi người dân trong xã hội cả về nguồn lực, vật chất, tinh thần trong một lĩnh vực nào đó cụ thể ở đây là môi trường. Do đó công XHH bảo vệ môi trường công tác thu gom, phân loại rác thải đã giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong việc thu gom, vận chuyển rác nhờ các phong trào tự quản, các phong trào của các đoàn thể thanh niên, phụ nữ... trong các đợt tổ chức phong trào dọn vệ sinh, thu gom rác, phần tiết kiệm này sẽ được đầu tư vào các mục tiêu khác như giáo dục, y tế... Bên cạnh đó mô hình có tác dụng nâng cao nhận thức và ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường dẫn đến chất lượng môi trường được cải thiện. 3.2.3 Hiệu quả về môi trường Trước khi thực hiện công tác XHH thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn môi trường tại 4 xã trong địa dự án góp phần tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, trong lành giảm bớt các bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước, không khí, thu gom và xử lý được 80% lượng rác thải phát sinh, giảm lượng rác bị tồn đọng gây mất vệ sinh, tạo môi trường cảnh quan thoáng đãng, không khí trong lành nhở đó mà sức khoẻ người dân được đảm bảo, tránh các bệnh lây nhiễm, cụ thể năm 2009 lượng rác do phong trào vệ sinh môi trường thu được là 892 tấn. Việc tái chế chất thải và quy hoạch bãi chôn lấp hợp vệ sinh, cải tạo các bãi chôn lấp cũ đã giảm được nguy cơ suy thoái môi trường đất, tránh được lượng đổ thải trực tiếp ra môi trường, giảm đáng kể các bãi chôn lấp tự chế. Khối lượng rác thu được do công tác XHH thu được đang có xu hướng tăng lên. Nồng độ ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí sẽ giảm đi do giảm lượng rác thải bừa bãi, tránh lãng phí đất do trước đây được tận dụng làm bãi thải, hệ sinh thái được khôi phục. 3.3 Những giải pháp nhằm hoàn thiện và nhân rộng mô hình Việc xã hội hóa bảo vệ mchỉ đúng hướng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội khi có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành, sự hưởng ứng nhiệt tình của các thành phần kinh tế và sự tham gia rộng rãi của nhân dân... Để công tác xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nói riêng vá công tác bảo vệ môi trường nói chung có được thành công không chỉ ở các đô thị lớn mà còn áp dụng thành công ở khu vực nông thôn, thì rất cần đến sự hợp thành của tổng hòa những giải pháp như sau: Thứ nhất: Giải pháp về tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân Do địa điểm được thực hiện là ở nông thôn, ý thức của người dân trong phong trào bảo vệ môi trường chưa cao, vì vậy trong thời gian tới tuyên truyền huấn luyện người dân tham gia học tập vào các đợt học về phân loại rác tại nguồn, giáo dục nâng nhận thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường. Thường xuyên tổ chức các công tác tuyên truyền thông qua các phong trào vui chơi, giải trí liên quan đến môi trường nhằm thu hút mọi người dân, qua đó giúp cho người dân nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp bách của bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Cần phải nâng cao vai trò của cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường thông qua các mô hình tự quản bảo vệ môi trường. Nội dung thông tin, tuyên truyền không chỉ xoay quanh việc giải thích chủ trương, đường lối, chính sách xã hội hóa công tác này, mà quan trọng hơn là cần thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy hoạch, kế hoạch, dự án xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, để cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư ngoài khu vực kinh tế nhà nước tiếp cận thuận lợi, đầy đủ, cập nhật các thông tin này, từ đó hình thành các quyết định đầu tư cần thiết, đúng định hướng. Cần có quy định bắt buộc các cơ quan quản lý nhà nước, các sở, ngành (hiện vừa là cơ quan quản lý nhà nước, vừa là cơ quan chủ quản một số doanh nghiệp nhà nước đang cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường) cung cấp thông tin theo yêu cầu cho các đơn vị kinh tế ngoài nhà nước có nhu cầu tham gia vào mô hình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Thứ hai: Giải pháp về quản lý Từng bước xây dựng và tăng cường hệ thống tổ chức quản lý nhà nước trong công tác xây dựng mô hình xã hội hóa bảo vệ môi trường nói chung và phân loại rác tại nguồn nói riêng, để từ đó có thể hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt công tác phân loại rác tại nguồn. Ngoài ra cũng cần phải quan tâm đầu tư kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn. Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính quyền với doanh nghiệp môi trường, nhân dân địa phương. Thứ ba: Về cơ chế chính sách Các chủ trương, chính sách về xã hội hóa công tác này hay công tác bảo vệ môi trường nói chung nhất thiết phải được thể chế hóa bằng các quy định, quy phạm pháp luật cụ thể và có hiệu lực, đi kèm với các công cụ chế tài nghiêm khắc cả về tài chính, lẫn hành chính, đối với các hành vi vi phạm từ các phía có liên quan.Các chính sách tài chính và ưu đãi nhằm thúc đẩy xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường cần đặc biệt coi trọng giảm thiểu các nghĩa vụ tài chính như thuế, phí và các chi phí tham gia thị trường của doanh nghiệp tham gia xã hội hóa; mở rộng quyền thu và phạt tài chính của doanh nghiệp gắn với chất lượng dịch vụ môi trường do mình cung cấp; áp dụng rộng rãi và nghiêm túc hình thức đấu thầu công khai và bình đẳng việc cung cấp các dịch vụ môi trường theo đơn đặt hàng ổn định. Các cơ quan quản lý ngân sách nhà nước cần chủ động sử dụng công cụ ngân sách hoặc các quỹ tài chính có nguồn gốc ngân sách để trực tiếp hỗ trợ có thời hạn và điều kiện cho doanh nghiệp, như hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ bù giá chênh lệch trong kinh doanh và hỗ trợ sắp xếp lao động trong các doanh nghiệp tham gia xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn hoặc chịu ảnh hưởng bất lợi trực tiếp từ xã hội hóa . Nhà nước hay chính quyền địa phương có những quy định và phí thu gom chất thải cụ thể, ban hành quyền hạn và trách nhiệm cho các cấp trong việc xử phạt các hành vi xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Khuyến khích người dân tham gia tái chế tại nhà Thứ tư: mở rộng các hoạt động kinh doanh dịch vụ thu gom, xử lý, vận chuyển chất thải rắn và cổ phần hóa các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đang và sẽ tham gia xã hội hóa các dịch vụ đô thị trong các khâu trên. Có thể nói ở một mức độ nào đó kết quả hoạt động xã hội hóa công tác này phụ thuộc chặt chẽ với mức độ tự do hóa các hoạt động kinh doanh dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Hiện nay với xu hướng chung thì khu vực kinh tế tư nhân tham gia ngày càng sâu, rộng hơn vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó các công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Nước ta cũng cần ngày càng mở rộng cửa, thực hiện tự do hóa kinh doanh trong các dịch vụ liên quan trong các khâu của công tác này. Tuy nhiên, cần có cơ chế quản lý để tránh việc cung cấp các dịch vụ này diễn ra theo kiểu mạnh thành phần kinh tế nào thì bên ấy làm, cạnh tranh tự do, tự phát, thiếu sự hợp tác, gắn kết giữa các doanh nghiệp, đơn vị thuộc các thành phần kinh tế. Trước đây chỉ có công ty môi trường đô thị vừa là đơn vị thu gom vừa là cơ quan quản lý có những bất cập trong việc thu gom, vận chuyển rác thải. Mặt khác việc bao cấp kinh phí thu gom rác, quản lý bãi rác vừa gây tốn kém ngân sách lại vừa làm cho công tác thu gom, xử lý rác thải kém hiệu quả. Trước thực tế đó cần phải cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang cung ứng dịch vụ môi trường và thành lập các công ty cổ phần mới (thậm chí các tập đoàn) tham gia cạnh tranh cung cấp các dịch vụ môi trường là một khuynh hướng cần được xem xét lựa chọn trong cách thức tổ chức xã hội hóa các dịch vụ liên quan đến công tác này. Điều này không chỉ góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hóa, mà còn đưa xã hội hóa lên một tầm cao và sắc thái mới, đầy đủ, trực tiếp hơn. Thứ năm, lồng ghép giải quyết vấn đề công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn với công tác xoá đói, giảm nghèo, gắn kết lợi ích công tác này với lợi ích và cuộc sống mưu sinh hàng ngày của người dân, nhất là dân nghèo. Không thể cô lập và tách rời công tác này với các hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác xoá đói, giảm nghèo. Vì mô hình xã hội hoá công tác này cần có sự tham gia của chính những người dân trên địa bàn. Điều cần lưu ý là các công cụ tài chính phải được sử dụng mềm dẻo, hợp lý nhằm hạn chế thấp nhất mặt trái của chúng dẫn đến kìm hãm phát triển kinh tế, làm gia tăng đói nghèo hoặc buộc người dân vi phạm chúng do những bức bách của nhu cầu mưu sinh. Trong công tác thu gom rác thải nên tận dụng những nguồn lực sẵn có ở địa phương nhằm tạo công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư, lao động chân tay. Ngoài ra, cần có những quy định cụ thể về yêu cầu, nội dung, phương thức, chế độ kiểm tra, giám sát, kế toán và kiểm toán thích hợp nhằm đảm bảo mục tiêu, yêu cầu và hiệu quả của các hoạt động quản lý chất thải, xã hội hoá và phân cấp vệ sinh môi trường. Đặc biệt, cần thành lập và phân bố thuận lợi, đồng thời thông báo rộng rãi cho nhân dân biết và tiếp cận dễ dàng với các cơ quan tiếp nhận và xử lý các tranh chấp, khiếu kiện và tố giác về các hành vi xâm hại đối với vấn đề phát sinh chất thải diễn ra hàng ngày trên từng khu phố, quận, huyện, xã, phường, khu vực dân cư và các khu chức năng, khu, cụm công nghiệp tập trung và làng nghề ở địa phương. Các cơ quan này phải có trách nhiệm và đủ quyền hạn tiếp nhận, giải quyết theo chế độ "một cửa" tất cả các khiếu kiện và nguyện vọng bằng miệng trực tiếp, điện thoại hoặc đơn thư về các hoạt động quản lý môi trường của nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan. Thứ sáu, thực hiện công khai mọi hoạt động trong công tác xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đối với mọi người dân. Cần phải thể chế hóa giám sát xã hội, đảm bảo dân chủ và xử lý kịp thời các phát hiện sai phạm. Đối với các cán bộ, nhân viên tham gia vào mô hình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn cần phải có những chính sách đãi ngộ hợp lý cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm tạo cho họ động lực, nhiệt huyết trong công việc, ngoài ra cũng cần phải có những quy định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể. 3.4 Đề xuất một số ý kiến 3.4.1 Đối với UBND các cấp Tiếp tục tuyên truyền giáo dục nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường, đẩy mạng các phong trào vệ sinh môi trường của các tổ chức đoàn thể hội thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh... Tiến hành tập huấn cho nhân dân trong công tác phân loại rác tại nhà để có thể tận dụng được các rác thải vào các mục đích khác, và cũng giảm bớt chi phí trong khâu phân loại rác. - Về cơ chế tài chính: + Đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng đô thị công cộng nói chung và vào lĩnh vực VSMT nói riêng như: chu kỳ kinh doanh dài, thời gian thu hồi vốn lâu, tỷ suất lợi nhuận không cao. Có các chính sách cụ thể, hợp lý, ổn định khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Các chính sách đó có thể là: Cho các tổ chức làm công tác VSMT vay vốn với lãi suất ưu đãi, kéo dài thời hạn cho vay. Miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cho các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này. Nhà nước nên trích một phần chi phí tiết kiệm được từ việc vận hành mô hình hỗ trợ cho mô hình này về trang thiết bị, công cụ và dụng cụ. Quy định mức phí VSMT cho các khu vực dân cư do các đội VSMT tự quản đảm nhiệm. Mức phí này là bao nhiêu phụ thuộc vào điều kiện từng nơi nhưng mức phí này cũng phải ít nhất là bằng với mức quy định của nhà nước, giúp tăng thu nhập cho các vệ sinh viên có thế thì họ mới hăng hái tham gia vào mô hình XHH. + Tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt động công ích được chủ động về mặt tài chính, lấy thu bù chi, đảm bảo lợi nhuận phù hợp của họ, đảm bảo hài hoà 3 lợi ích đó là lợi ích nhà nước, lợi ích của người làm dịch vụ, lợi ích người hưởng dịch vụ. 3.4.2 Đối với công ty môi trường đô thị Cần phải cử cán bộ chuyên môn trực tiếp tham gia, kiểm tra, giám sát và tập huấn cho nhân dân trong công tác phân loại rác tại nguồn. Đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiến tiến nhất để có thể tận dụng được khối lượng rác thu được để tái chế. Có những chính sách đãi ngộ hợp lý đối với nhân viên trong công ty 3.4.3 Đối với công tác tuyên truyền giáo dục Cần phải nâng cao chuyên môn kiến thức của các đợt tuyên truyền về công tác phân loại rác tại nguồn, nhận thức của người dân trong việc tận dụng tối đa rác thải vào các mục đích khác, vứt rác đúng nơi quy định. Đa dạng hóa các phương tiện truyền thông, tăng cường các đội tuyên truyền lưu động, đối tượng truyền thông. Tích cực lồng ghép các kiến thức môi trường vào giáo dục. Khen thưởng những gia đình cá nhân có ý thức bảo vệ môi trường. Tích cực tổ chức các phong trào vui chơi giải trí liên quan đến môi trường có tính chất tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường và phân loại rác tại nguồn. Tiểu kết chương III: Qua việc phân tích, đánh giá hiệu quả của dự án xây dựng mô hình xã hội hóa công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải có sự tham gia của cộng đồng tại 4 xã trên đã thấy được những hiệu qủa mà nó mang lại. Do đó đã chứng tỏ rằng việc áp dụng mô hình này là rất cần thiết. Muốn đạt được hiệu quả cao thì cần phải có những giải pháp cũng như cơ chế chính sách phù hợp nhằm nâng cao năng lực vận hành và khuyến khích tối đa sự tham gia của cộng đồng. KẾT LUẬN Như vậy, trong chuyên đề “ Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng mô hình XHH thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại cụm dân cư 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế” đã phần nào giải quyết được những cơ sở lý luận và thực tiễn mô hình XHH công tác BVMT nói chung, công tác XHH thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn nói riêng. Bên cạnh đó cũng đã nêu được hiện trạng kinh tế, xã hội, môi trường và những hoạt động của mô hình trên địa bàn nghiên cứu. Và trong chuyên đề cũng đã đánh giá được những hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường mà mô hình mang lại cho 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế và đề ra. Bên cạnh đó chuyên đề cũng đã đưa ra những đề xuất cũng như kiến nghị để thực hiện mô hình có hiệu quả hơn và có thể nhân rộng mô hình trên phạm vi các xã khác trong huyện, cả tỉnh và cả nước. Nhưng bên cạnh đó chuyên đề vẫn còn nhiều vấn đề như vẫn chưa lượng hóa được hết những lợi ích mà mô hình mang lại, các số liệu còn hạn chế... Vì vậy để có thể tính toán một cách chi tiết cũng như có thể tính đươc chính xác hơn những lợi ích mà mô hình mang lại thì cần phải có một sự nghiên cứu chuyên sâu, và ở một trình độ cao hơn cũng như thời gian nhiều hơn. Trong chuyên đề còn nhiều thiếu sót, tôi mong có thể nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo trong khoa để bài chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và môi trường - Báo cáo dự án đầu tư: “Dự án xây dựng mô hình xã hội hóa thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn cho 4 xã: Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế ở huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam”- năm 2008. 2. GS.TS. Đặng Kim Chi: Bài giảng Công nghệ môi trường, 2008. 3. TS. Lê Huỳnh Mai và Ths.Nguyễn Minh Phong- Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường- kinh nghiệm quốc tế và những đề xuất đối với Việt Nam - Viện nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội Hà Nội. 4. GS.TS. Nguyễn Đình Hương: Giáo trình kinh tế chất thải – Nxb giáo dục, 2007. 5. Kinh tế chất thải trong phát triển bền vững, NXB chính trị Quốc Gia, năm 2001. 6.Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh- Nhập Môn Phân tích Chi phí – Lợi ích – Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh – 2003. 7. TS. Trần Thanh Lâm (2003), "Đẩy mạnh xã hội hoá bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước", Tạp chí bảo vệ môi trường số 9/2003, Cục Môi Trường, Hà Nội. 8. TS Trương Mạnh Tiến, TS Nguyễn Văn Tài (2001), "Bảo vệ môi trường cộng đồng", Tạp chỉ bảo vệ môi trường số 9/2001, Cục môi trường Hà Nội. 9. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam, Ban quản lý các dự án trình diễn thuộc hợp phần PCDA, Báo cáo đánh giá tác động môi trường: “Dự án xây dựng mô hình xã hội hóa thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn cho 4 xã: Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế ở huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam”, năm 2008. Các trang web: PHỤ LỤC Phụ luc 1: Phân tích độ nhạy khi r thay đổi r 1/(1+r) 1/(1+r)^2 1/(1+r)^3 1/(1+r)^4 1/(1+r)^5 1/(1+r)^6 0.011 0.98912 0.978358 0.967713 0.957184 0.946769 0.936468 0.077 0.928505 0.862122 0.800484 0.743254 0.690115 0.640775 0.017 0.983284 0.966848 0.950686 0.934795 0.919169 0.903804 0.044 0.957854 0.917485 0.878817 0.841779 0.806302 0.77232 năm 1 2 3 4 5 6 LI ròng*tỉ lệ chiết khấu 4497011801 4448082889 4399686340 4351816360 4304467220 4257633254 4221428905 3919618296 3639385605 3379188120 3137593426 2913271519 4470480758 4395752958 4322274295 4250023889 4178981208 4109126065 4354864876 4171326510 3995523477 3827129767 3665833110 3511334397 1 2 3 4 5 6 cộng dồn t 8945094690 13344781030 17696597389 22001064610 26258697864 4.406518 8141047201 11780432806 15159620926 18297214352 21210485870 4.036805 8866233716 13188508010 17438531899 21617513107 25726639172 5.279875 8526191386 12521714863 16348844630 20014677740 23526012137 9.586019 2 3 4 5 6 Phụ lục 2: Tính NPV, BCR, IRR của dự án r (1+r)^50 r*(1+r)^50 (1+r)^50 -1 (1+r)^50-1/r*(1+r)^50 NPV BCR IRR 0.04 7.106683 0.284267 6.106683 21.48218462 78391059748 2.400661273 0.23798937 0.011 1.728056 0.019009 0.728056 38.30136422 1.54859E+11 2.828474576 0.077 40.81175 3.142504 39.81175 12.66879545 38321171593 1.936614082 0.017 2.322992 0.039491 1.322992 33.50121292 1.33035E+11 2.739142773 0.044 8.610432 0.378859 7.610432 20.08776833 72051375470 2.344602774 0.2 9100.438 1820.088 9099.438 4.999450576 3452656709 1.124125195 0.25 70064.92 17516.23 70063.92 3.99994291 -1091583835 0.958191023

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25673.doc
Tài liệu liên quan