Chuyên đề Đánh giá hoạt động các tổ chức tín dụng bằng phương pháp phân tích nhân tố và phương pháp thành phần chính theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình CAMELS

PHẦN MỞ ĐẦU Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập theo quyết định số 218/1999/QĐ-TTg, ngày 09 - 11 - 1999 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức khai trương hoạt động từ ngày 07-7-2000. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng. Là một bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là công cụ quan trọng của chính phủ trong việc thanh tra giám sát hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Nhằm đảm bảo thực hiện tốt vai trò đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam luôn đặt vấn đề phân loại các tổ chức tín dụng theo khả năng hoạt động lên hàng đầu, bởi vì có đánh giá, phân loại các tổ chức tín dụng một cách chính xác thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mới có thể có những biện pháp thanh tra, giám sát một cách thích hợp cho mỗi tổ chức tín dụng.

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hoạt động các tổ chức tín dụng bằng phương pháp phân tích nhân tố và phương pháp thành phần chính theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình CAMELS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng tiếp cận với thị trường tiền tệ và những nguồn vốn khác - Mức độ đa dạng hóa các nguồn vốn, bao gồm các nguồn trong và ngoài bảng cân đối tài sản - Mức độ phụ thuộc vào các nguồn vốn ngắn hạn, các nguồn vốn dễ biến động, bao gồm các nguồn vốn vay, các khoản tiền gửi lớn nhạy cảm với lãi suất, để sử dụng cho các tài sản có kỳ hạn dài hơn. - Xu hướng và tình ổn định của các khoản tiền gửi. - Khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát tình hình thanh khoản của đơn vị mình, bao gồm cả mức độ hiệu quả của các chiến lược quản lý vốn,các chính sách về thanh khoản hệ thống thông tin quản lý và kế hoạch dự phòng vốn. Xếp hạng Những ngân hàng có mức độ thanh khoản thuộc loại 1 là những ngân hàng có khối lượng trên mức cần thiết các tài sản có được thanh toán và mức độ sẵn sàng , khả năng dễ dàng đáp ứng các kỳ hạn linh hoạt hơn với các nguồn vốn bên ngoài theo chiến lược chung về quản lý tài sản nợ - tài sản có của ngân hàng. Ngân hàng có khuynh hướng giảm mức độ thanh khoản và tăng mức độ phụ thuộc vào các nguồn vốn đi vay những vẫn nằm trong tỷ lệ chấp nhận được có thể xếp vào mức 2. Mức độ xếp hạng 3 về tính thanh khoản phản ánh mức độ không đầy đủ về tài sản thanh khoản và mức độ phụ thuộc vào các nguồn vốn có độ nhạy về lãi suất nằm trong hoặc vượt tỷ lệ cho phép hợp lý đối với một ngân hàng. Mức độ xếp hạng 4 và 5 là mức độ có tình hình về thanh khoản đang ngày càng nguy hiểm. Những ngân hàng có mức độ thanh khoản ở mức nguy hiểm được coi là sắp có mối đe dọa tới khả năng tồn tại và được xếp hạng 5. Những ngân hàng như vậy càn có biện pháp khắc phục tức thời hoặc những hỗ trợ về mặt tài chính để họ có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền và các nghĩa vụ nợ đến hạn. S – Độ nhạy cảm với rủi ro Mức độ nhạy cảm với rủi ro phản ánh mức độ tại đó những thay đổi về lãi suất, tỉ giá hối đoái , giá tiêu dùng hoặc giá vốn có thể ảnh hưởng đến thu nhập hoặc vốn cuă một ngân hàng. Khi đánh giá hạng mục này, nên xem xét cả các vấn đề sau : khả năng của ban lãng đạo ngân hàng trong việc xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro thị trường; quy mô ngân hàng; bản chất và mức độ phức tạp về các hoạt động kinh doanh của ngân hàng; và mức độ đầy đủ về vốn và thu nhập liên quan đến mức độ rủi ro thị trường.Đối với nhiều ngân hàng, các rủi ro thị trường chủ yếu xuất phát từ trạng thái đầu tư theo đúng kỳ hạn và mức độ nhạy cảm với những thay đổi về lãi suất. Ở một số ngân hàng lớn hơn, các hoạt động ở nước ngoài có thể là nguyên nhân chủ yếu về rủi ro thị trường và một số khác sthì các hoạt động kinh doanh ngoại hối lại là nguyên nhân chính về rủi ro thị trường. Độ nhạy được đánh giá dựa vào các yếu tố sau: Độ nhạy về thu nhập của ngân hàng hoặc giá trị kinh tế về vốn đối với những thay đổi bất lợi về lãi suất, tỉ giá hối đoái, giá thị trường hoặc giá vốn. Khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, đo lường,giám sát, và kiểm soát rủi ro đối với rủi ro thị trường dựa vào quy mô ngân hàng,mức độ phức tạp và rủi ro trong quá khứ. Bản chất và mức độ phức tạp của rủi ro lãi suất xuất phát từ Nếu phù hợp , bản chất mức độ phức tạp của rủi ro thị trường xuất phát từ hoạt động kinh doanh Xếp hạng : Mức độ 1 thể hiện độ nhạy cảm với rủi ro thị trường được kiểm soát tốt và có ít khả năng thu nhập và trạng thái về vốn của ngân hàng chịu ảnh hưởng bất lợi. Thực tế về quản lý rủi ro tốt về quy mô,mức độ 2 chỉ ra rằng độ nhạy cảm về rủi ro thị trường được kiểm soát một cách thích đáng và rất ít khả năng thu nhập và trạng thái về vốn của ngân hàng chịu ảnh hưởng bât lợi. Mức độ quản lý rủi ro đạt và thu nhập và vốn của ngân hàng đưa ra mức độ hỗ trợ đầy đủ đối với mức độ rủi ro thị trường. Mức độ 3 chỉ ra rằng việc kiểm soát mức độ nhạy cảm rủi ro thị trường cần được cải thiện hoặc có nhiều khả năng thu nhập và vốn của ngân hàng cò thêt có ảnh hưởng bất lợi. Thực tế quản lý rủi ro cần được cải thiện và thu nhập và vốn của ngân hàng có thể không hỗ trợ đầy đủ cho mức độ rủi ro. Mức độ 4 chỉ ra rằng việc kiểm soát mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường là không chấp nhận được và có nhiều khả năng thu nhập và vốn của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng bất lợi. Quản lý rủi ro ngân hàng yếu, thu nhập và vốn không hỗ trợ đầy đủ cho mức độ rủi ro . Mức độ 5 chỉ ra rằng việc kiểm soát mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường rõ ràng là không chấp nhận được hoặc mức độ rủi ro thị trường của ngân hàng có đe dọa tới sự tồn tại của ngân hàng, thực tế quản lý rủi ro không đạt. 2.3.3 Xếp loại các yếu tố định lượng Cho điểm đối với một chỉ tiêu : đối với những chỉ tiêu không quy định con số cụ thể cho từng mức xếp hạng, thì thực hiện việc xếp hạng theo phương pháp sau Quy định chung - Tính toán số liệu chỉ số của tùng ngân hàng. - Tính toán số bình quân của từng chỉ số theo nhóm ngân hàng đồng hạng, những phải loại chỉ số có giá trị bất thường. - Những chỉ số được tính toán trên cơ sở thông tin thiếu chính xác thì không đưa vào xếp hạng - Không xếp hạng những ngân hàng đã đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc đang trong giai đoạn thu hồi giấy phép hoạt động Quy định cụ thể - Đối với những chỉ số có giá trị nhỏ là tốt + Nếu giá trị chỉ số của ngân hàng <= 20% số bình quân thì cho 1điểm + Nếu giá trị chỉ số của ngân hàng > 20% và <= 70% số bình quân thì cho 2 điểm + Nếu giá trị chỉ số của ngân hàng bằng số bình quân hoặc chỉ số của ngân hàng nằm trong khoảng 30% số bình quân thì cho 3 điểm. + Nếu giá trị chỉ số của ngân hàng lớn hơn số bình quân từ 30% trở lên đến <= 70% thì cho 4 điểm + Nếu giá trị chỉ số của ngân hàng lớn hơn số số bình quân trên 70% thì cho 5 điểm. - Đối với những chỉ số nếu giá trị lớn là tốt thì ta cũng cho điểm tương tự như trên chỉ khác là theo thứ tự ngược lại. 2.3.4 Xếp loại các yếu tố định tính. - Cách thức thể hiện kết quả đánh giá các yếu tố định tính : Các chỉ tiêu định tính dùng để xếp loại được thể hiện như sau : Trả lời “có” hoặc “không”, nếu trả lời “có” thì phải đưa ra ý kiến nhận xét theo 4 mức độ + “Có” ở mức độ tốt và nhận xét kèm theo – Cho 1 điểm + “Có” ở mức độ khá và nhận xét kèm theo – cho 2 điểm + “Có” ở mức độ trung bình và nhận xét kèm theo – cho 3 điểm + “Có” ở mức độ yếu và nhận xét kèm theo – cho 4 điểm + Cho 5 điểm nếu trả lời là “không” Kết quả xếp loại các chỉ tiêu định tính luôn phải gắn với kết quả xếp loại định lượng. 2.3.5 Xếp loại tổng hợp Việc đánh giá các yếu tố của CAMELS và mói liên hệ giữa chúng là cơ sở để đưa ra đánh giá tổng hợp. Mặc dù thứ tự các yếu tố của CAMELS thường có liên hệ rất gần với đánh giá chỉ số tổng hợp nhưng không có nghĩa là chỉ số tổng hợp được tính toán bằng cách lấy giá trị trung bình của các yếu tố CAMELS.Ví dụ, có thể một ngân hàng vẫn hoạt động với một đọi ngũ quản lý, mức thu nhập và nd thanh khoản có thể chấp nhận được những lại có một số lượng lớn các tài sản bị phân loại. Một chương trình lkhắ phục để xử lý các khiếm khuyết này sẽ là một phần của hoạt động cưỡng chhé pháp lý một cách không chính thức, và cũng có thể là một cách tôn trọng luật pháp hiệu quả.Như vậy chỉ số tổng hợp ở mức 3 có thể là thích hợp, mặc dù những đánh giá về số học cao hơn lại thuộc về các yếu tố khác của CAMELS. Thanh tra ngân hàng sẽ xem xét các yếu tố khác ngoài các yếu tố của CAMELS nếu theo kinh nghiệm đánh giá của họ, những yếu tố này liên quan đến việc đánh giá chính xác về tình hình chung và sự lành mạnh của một ngân hàng. Chỉ số tổng hợp được xác định và phân biệt như sau : Loại 1 – Ngân hàng thuộc nhóm này về cơ bản là lành mạnh trên mọi khía cạnh, nhìn chung các hạn mục đều được xếp ở mức 1 hoặc 2, những phát hiện xấu hoặc những lo ngại là rất nhỏ và có thể khắc phục trong điều kiện hoạt động kinh doanh bình thường. Những ngân hàng như vậy có thể đối hó với những thay đổi về kinh tế và tài chính và có khả năng đối phó tốt hơn với những thay đổi thất thường về điều kiện kinh doanh so với những ngân hàng có chỉ số xếp hạng thấp hơn. Do đó, những ngân hàng này không tạo ra lý do phải giám sát. Loại 2 – Các ngân hàng thuộc nhóm này về cơ bản là lành mạnh tuy nhiên vẫn có một số nhược điểm nhưng có thể khắc phục được trong điều kiện kinh doanh bình thường. Với những ngân hàng được xếp hạng 2 nhìn chung không hạng mục riêng rẽ nào được xếp thấp hơn mức 3. Bản chất và mức độ nghiêm trọng của các khiếm khuyết không được xem là quan trọng và vì vậy những ngân hàng này thường ổn định và có khả năng đói phó với những biến động trong kinh doanh tương đối tốt. Khi mức độ khiếm khuyết không phát triển đến mức lo ngại thì những điều chỉnh nhỏ có thể thực hiện được trong điiều kiện hoạt động kinh doanh bình thường và hoạt động của ngân hàng vẫn duy trì ở mức chấp nhận được. Loại 3 – Các ngân hàng thuộc nhóm này bắt đầu đã có những khiếm khuyết về hoạt động và về tài chính ở mức độ tương đối nguy hiểm đến mức độ không đạt yêu cầu tuy nhiên nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng hhơn thì việc đánh giá các hạng mục thấp hơn 4 là điều khó tránh khỏi. Khi những khiếm khuyết liên quan đến tình hình tài chính , những ngân hàng này có khuynh hướng bất lợi về các điiều kiện kinh doanh và có thể trầm trọng hơn nếu không có hoạt động khắc phục hữu hiệu. Những ngân hàng đặc biệt không tuân thủ các quy định và luật pháp sẽ có thể thuộc nhóm này. Nhìn chung những ngân hàng này là mối quan tâm của thanh tra và cần sự giám sát chặt chẽ hơn mức bình thường để khắc phục những yếu kém. Năng lực về tài chính và sức mạnh nhìn chung dễ dẫn đến phá sản. Loại 4 – Các ngân hàng thuộc nhóm này có quá nhiều yếu kém nghiêm trọng về tài chính hoặc là cả những yếu kém về tài chính và những yếu tố khác đều không đạt yêu cầu. Các vấn đề nghiêm trọng hoặc chủ yếu hoặc tình hình không lành mạnh và không an toàn có thể không giải quyết được. Trừ khi những hoạt động hữu hiệu được thực hiện để khắc phục, những khiếm khuyết này có thể phát triển đến mức độ có thể làm suy yếu khả năng tồn tại trong tương lai và đe dọa đến các khách hàng gửi tiền, các chủ nợ hoặc các cổ đông. Khả năng cao về phá sản đang hiện hữu tuy nhiên chưa xảy ra hoặc chưa được thông báo, Những ngân hàng thuộc nhóm này cần sự kiểm soát chặt chẽ và giám sát về tài chính cũng những kế hoạch để khắc phục. Loại 5 – Những ngân hàng thuộc nhóm này là những ngân hàng có khả năng phá sản rất cao. Số lượng và mức độ yếu kém hoặc tình hình không lành mạnh và yếu kém ở mức độ khẩn cấp cần sự gấup đỡ kịp thời của các cổ đông hoặc các nguồn tài chính khác từ khu vực tư nhân hoặc nhà nước. Nếu thiếu các biện pháp khắc phục kịp thời và kiên quyết tình hình sẽ trở nên trầm trọng hơn ví dụ như phá sản hoặc mất khả năng thanh toán với người gửi tiền chủ nợ và cổ đông. 2.4 Các phương thức hoạt động của thanh tra ngân hàng tại Việt Nam Trước yêu cầu đổi mới về hoạt động Thanh tra ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc đổi mới trong tổ chức, thanh tra ngân hàng đang dần thay đổi phương thức hoạt động của mình, từ thanh tra từng vụ việc là chính sang thực hiện hai phương thức giám sát từ xa và giám sát tại chỗ, từng bước kết hợp hai phương thức này thành công nghệ thanh tra hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra ngân hàng. Hai phương thức thanh tra trên là kết quả của quá trình phát triển hệ thống ngân hàng ở nước ta. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang thực hiện việc giám sát các ngân hàng thương mại theo các tiêu chí CAMELS. 2.4.1 Phương thức giám sát từ xa Giám sát từ xa là quá trình thu thập, xử lý số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, tiến hành phân tích đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng, lập báo cáo và ra các văn bản khuyến cáo đối với các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo sự tuân thủ Pháp luật của các tổ chức tín dụng, cảnh báo sớm, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra, có tác dụng định hướng cho thanh tra tại chỗ, đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Phương thức giám sát từ xa phụ thuộc vào các yếu tố khuôn khổ luật pháp, hệ thống kiểm toán, chế độ hạch toán, kỷ luật thông tin báo cáo ở từng nước có vận dụng khác nhau về nội dung, về quy mô của phương thức này. Song có nét chung sau đây: Việc giám sát được thực hiện tại trụ sở của cơ quan giám sát, chứ không phải tại trụ sở của tổ chức tín dụng. Dựa vào nguồn thông tin từ chế độ thông tin báo cáo theo quy định, từ số liệu lịch sử và các nguồn thông tin khác. Xử lý thông tin, phân tích rút ra những nhận xét về thực trạng của từng tổ chức tín dụng và của cả hệ thống. Việc giám sát được thực hiện liên tục theo các định kỳ ngắn, thường là hàng tháng, hàng quý. Các chỉ số phân tích xếp loại đều dựa trên khuôn khổ CAMELS. Các chương trình giám sát được thực hiện trên mạng máy tính. Giám sát từ xa được kết hợp với thanh tra tại chỗ chỉ ra những lĩnh vực và những đơn vị cần thanh tra tại chỗ. Để thực hiện phương thức giám sát từ xa đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin. Các tổ chức tín dụng có nghĩa vụ pháp lý gửi theo định kỳ, tháng quý, năm theo báo cáo tài chính đến thanh tra. Ngoài ra thanh tra ngân hàng còn thu thập các thông tin từ bên ngoài có liên quan đến ngân hàng và các lần tiếp xúc số liệu lịch sử, hồ sơ lưu trữ để thực hiện giám sát từ xa. Tại Việt Nam công tác giám sát từ xa bắt đầu được thực hiện từ năm 1991, qua các năm nghiên cứu củng cố và hoàn thiện chương trình giám sát từ xa ngày 09/11/1999 Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành quy định số 398/1999/QĐ-NHNN3 về việc ban hành quy chế giám sát từ xa với các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam Từ khi quy chế giám sát từ xa ra đời thanh tra ngân hàng thực hiện giám sát tổ chức tín dụng theo hai cấp gồm Thanh tra ngân hàng nhà nước ; thanh tra chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh. Đối tượng giám sát : - Đối với Thanh tra ngân hàng nhà nước + Tổ chức tín dụng nhà nước + Tổ chức tín dụng liên doanh + Chi nhánh ngân hàng nước ngoài + tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vôn nước ngoài + Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương - Thanh tra ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố + Tổ chức tín dụng cổ phần của nhà nước và nhân dân + Các chi nhánh tổ chức tín dụng nhà nước + Chi nhánh tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài + Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Nội dung giám sát : Thông qua tổng hợp và phân tích các báo cáo nhận được từ các tổ chức tín dụng để đánh giá các nội dung sau : Diễn biến cơ cấu tài sản nợ và có Chất lượng tài sản nợ và có Vốn tự có Tình hình thu nhập chi phí và kết quả kinh doanh. Việc chấp hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và các quy định khác của Pháp luật Các vấn đề liên quan khác. Việc đánh giá các nội dung trên dựa vào việc phân tích các chỉ số tài chính của tổ chức tín dụng. Kết quả việc thực hiện các nội dung giám sát có vai trò quan trọng trong việc đánh giá xếp loại các tổ chức tín dụng và đưa ra những cảnh báo cho các tổ chức tín dụng về những vấn đề quan tâm. Hiện nay tại nhiều nước trên thế giới phương thức giám sát từ xa đối với các ngân hàng thương mại được chọn làm phương thức giám sát thanh tra chủ yếu. Phương thức này có tính tích cực cao vì nó góp phần cảnh báo, phòng ngừa rủi ro đối với các ngân hàng thương mại. 2.4.2 Phương thức thanh tra tại chỗ. Phương thức thanh tra tại chỗ là phương thức thanh tra cổ điển những không có phương pháp nào thay thế được nó. Thanh tra tại chỗ được thực hiện tại trụ sở của tổ chức tín dụng. thanh tra viên được tiếp cận với chứng từ sổ sách hồ sơ con người và sự việc cụ thể. Những kết luận quan trọng nhất có thể được đưa ra sau khi đã thanh tra tại chỗ và đcj ghi vào trong kết luận thanh tra. Thanh tra tại chỗ được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất thường được tổ chức dưới hình thức đoàn thanh tra để thanh tra một đơn vị trong một thời gian nhất định. Mục tiêu của thanh tra tại chỗ Đánh giá tình hình chấp hành chính sách, Pháp luật, các chế độ, thể lệ của ngành ngân hàng. Giúp các tổ chức tín dụng thấy được mặt tích cực , những mặt còn tồn tại để tiếp tục phát huy những mặt tích cức, khắc phục những tồn tại và kiến nghị những biện pháp trấn chỉnh đảm bảo tổ chức tín dụng hoạt động đúng chính sách Pháp luật, chế độ, thể lệ, và hoạt động có chất lượng, hiệu quả hơn. Phát hiện những vấn đề mới phát sinh, những quy định chưa hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện theo quy định hiện hành. Nội dung của thanh tra tại chỗ Thanh tra quản trị điều hành. Thanh tra nguồn vốn Thanh tra chất lượng tín dụng Thanh tra nghiệp vụ bảo lãnh Thanh tra hoạt động kinh doanh ngoại tệ Thanh tra hùn vốn liên doanh Thanh tra nghiệp vụ tài chính kiểm toán. Ở Việt Nam hoạt động thanh tra tại chỗ của ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng thương mại thực sự được chú trọng từ khi pháp lệnh thanh tra và pháp lệnh ngân hàng ra đời. Trong điều kiện khi các phương tiện và việc xây dựng các tiêu chí cho việc giám sát từ xa còn hạn chế, các ngân hàng thương mại chưa xây dựng cho mình được hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hữu hiệu thì phương thức thanh tra kiểm tra tại chỗ vẫn có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện ra sai phạm và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 2.4.3 Phương pháp đánh giá và xếp loại các TCTD theo CAMELS vận dụng ở Việt Nam Ở Việt Nam việc xếp loại các ngân hàng thương mại cổ phần đã bắt đàu được thực hiện từ năm 1998 theo quyết định số 292/1998/QĐ – NHNN5 ngày 27/08/1998 của thống đốc ngân hàng nhà nước. Sau đó để phù hợp với các quy định hiện hành và tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại ngày 16/04/2004 Thống đốc ngân hàng nhà nước đã ban hành quyết định số 400/2004/QĐ-NHNN thay thế cho quyết định trước đó. Quyết định này đã đưa việc xếp loại các tổ chức tín dụng Việt Nam tương đối gần với cách phân loại đánh giá các ngân hàng thương mại theo tiêu chí CAMELS Các chỉ tiêu đánh giá xếp loại theo quyết định trên của ngân hàng nhà nước bao gồm : Vốn tự có Chất lượng hoạt động Công tác quản trị, kiểm soát, điều hành. Kết quả kinh doanh Khả năng thanh khoản Vốn tự có: điểm tối đa là 15 điểm, tối thiểu là -2 điểm Các tổ chức tín dụng đạt 10 điểm về vốn tự có phải có đủ các điều kiện sau: - Vốn điều lệ đủ mức vốn pháp định - Đảm bảo an toàn vốn mà cụ thể là + duy trì vốn điều lệ thực có không thấp hơn vốn điều lệ đã đăng ký tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở. + Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt mức quy định của ngân hàng nhà nước + Đảm bảo các quy định cua ngân hàng nhà nước về cổ đông cổ phần cổ phiếu Điểm thưởng tối đa là 5 điểm : Các tổ chức tín dụng được cộng thêm 5 điểm phải có vốn điều lệ trên 300% vốn pháp định Chất lượng hoạt động : Mức điểm tối đa 35 điểm - Chất lượng tín dụng : Mức điểm tối đa 25,tối thiểu 0 điểm. Tổ chức tín dụng đạt tối đa 25 điểm về chỉ tiêu chất lượng tín dụng phải đảm bảo: + Tỷ lệ giữa tổng các khoản nợ xấu so với tổng dư nợ nhỏ hơn hoặc bằng 2 + không có nợ khó đòi và nợ khó đòi ròng nhỏ hơn hoặc bằng 0. - Chất lượng bảo lãnh : Mức điểm tối đa 5 điểm, tối thiểu 0 điểm Tổ chức tín dụng đạt điểm tối đa 5 điểm về chỉ tiêu chất lượng bảo lãnh phải không có nợ bảo lãnh quá hạn. (3) Quản trị, kiểm soát, điều hành : Mức điểm tối đa 15 điểm, tối thiểu 0 điểm Tổ chức tín dụng đạt điểm tối đa 15 điểm phải đảm bảo các điều kiện sau: Thành viên hội đồng quản trị, kiểm soát viên phải có đủ số lượng theo quy định Ban hành và thực hiện tốt các quy chế nội bộ Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ tưng xứng với quy mô ngân hàng và hoạt động hiệu quả, đảm bảo các rủi ro quan trọng luôn được nhận dạng, đo lường kiểm tra kiểm soát một cách liên tục. Các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban điều hành có năng lực, đoàn kết, có ý thức chấp hành Pháp luật, có trách nhiệm, thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản trị kiểm soát điều hành tổ chức tín dụng Kết quả kinh doanh : Tổng số 20 điểm Kết quả kinh doanh : tối đa 15 điểm với điều kiện có lãi trước thuế so với vốn chủ sở hữu từ 20% trở lên. Tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu nhập đạt 40% trở lên được thưởng 5 điểm Khả năng thanh khoản : Mức điểm tối đa 15 điểm, tối thiểu -6 điểm Khả năng thanh toán ngay = tài sản có có thẻ thanh toán ngay /tài sản nợ phải thanh toán ngay. Tổ chức tín dụng đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của ngân hàng nhà nước đạt điểm tối đa là 9 điểm. Tỷ lệ sử dụng vốn trung và dài hạn : Tổng dư nợ cho vay trung dài hạn/ Nguồn vốn để cho vay trung và dài hạn, nếu đạt 100% hoặc nhỏ hơn 6 điểm. Trên đây là mức điểm tối đa các tổ chức tín dụng đạt được còn nếu không đạt được các điều kiện trên sẽ bị trừ điểm tùy theo mức ở điều kiện nào. Phương pháp đánh giá xếp loại : Việc đánh giá xếp loại các tổ chức tín dụng được căn cứ vào số điểm của từng chỉ tiêu đã quy định. Nguyên tắc tính điểm là lấy điểm tối đa trừ đi số điểm bị trừ của từng chỉ tiêu. Những tổ chức tín dụng không có hoạt động nghiệp vụ theo các quy định tại quy định này thì không cho điểm đối với các chỉ tiêu quy định tại nghiệp vụ đó. Số liệu để xem xét cho điểm được căn cứ : Số liệu trên bảng cân đối tài khoản (cấp III, IV, V), số liệu báo cáo thống kê của tổ chức tín dụng tại thời điển 31/12 hàng năm., số liệu qua công tác thanh tra giám sát của ngân hàng nhà nước, các số liệu khác có liên quan như kết quả kiểm toán, báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng Tổ chức tín dụng xếp loại A có tổng số điểm đạt từ 80 trở lên và có điểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 65% điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó Tổ chức tín dụng xếp loại B có tổng số điểm đạt từ 60 điểm đến 79 điểm và có điểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 50% điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó; hoặc có tỏng số điểm cao hơn 79 nhưng có điểm số của từng chỉ tiêu từ 50% đến 65% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó. Tổ chức tín dụng xếp loại C có tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến 59 điểm và có điểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 45% điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó.Hoặc có tổng số điểm cao hơn 59 điểm nhưng điểm số của từng chỉ tiêu từ 45% đến dưới 50% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó. Tổ chức tín dụng xếp loại D có tổng số điểm duới 50 điểm hoặc có tổng số điểm cao hơn 50 điểm nhưng có điểm số của từng chỉ tiêu thấp hơn 45% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó. CHƯƠNG III SỬ DỤNG MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP THÀNH PHẦN CHÍNH ĐỂ PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG 3.1 Mô hình đa nhân tố 3.1.1 M« h×nh Trªn thÞ tr­êng gi¶ sö cã N lo¹i tµi s¶n tµi chÝnh Tµi s¶n i cã lîi suÊt ri trong ®ã ri = (Sit – Sit-1)/ Sit-1 E(ri) = ri* Var(ri) = (si)^2 Sit lµ gi¸ thÞ tr­êng cña tµi s¶n i t¹i thêi ®iÓm t E(ri) lµ kú väng lîi suÊt cña tµi s¶n i t¹i thêi ®iÓm t Var(ri) lµ ph­¬ng sai cña ri si lµ ®é lÖch tiªu chuÈn cña ri C¸c tµi s¶n trªn thÞ tr­êng ®­îc gi¶ thiÕt lµ cã cïng chÞu sù t¸c ®éng cña k nh©n tè cña thÞ tr­êng lµ F1, F2,…, Fk vµ ngoµi ra tµi s¶n i cßn cã chÞu nh÷ng t¸c ®éng riªng tõ rñi ro ei - Khi ®ã ta cã m« h×nh ®a nh©n tè cña N lo¹i tµi s¶n d­íi t¸c ®éng cña k nh©n tè F1, F2, F3,…, Fk ®èi víi tµi s¶n: ri = aI +åbik*Fk +eI ( Trong ®ã i = 1,2,3,…,N) Gi¶ sö danh môc P cña N tµi s¶n víi tû träng t­¬ng øng (w1, w2, w3, …, wN) th× ta cã m« h×nh ®a nh©n tè ®èi víi danh môc P rP = aP +åbPj*Fj +eP trong ®ã rp = åwi * ri aP = åai*wi (i =1..n) bpj = åbij * wi (i=1..n) ep = åei * wi C¸c gi¶ thiÕt cña m« h×nh : _C¸c nh©n tè kh«ng t­¬ng quan víi nhau Cov(Fi,Fj) = 0 víi mäi i kh¸c j (i=1..n),(j=1..n) _ C¸c nh©n tè kh«ng t­¬ng quan víi rñi ro riªng cña tµi s¶n Cov(Fi, ej) = 0 víi mäi i,j (i=1..n),(j=1..n) _ C¸c rñi ro riªng cña c¸c tµi s¶n kh«ng t­¬ng quan Cov(ei,ej) = 0 víi mäi i kh¸c j (i=1..n),(j=1..n) _ E( Fi ) = 0 (i=1..n) _ E(ei) = 0 (i=1..n) Trªn thùc tÕ ®Ó ­íc l­îng m« h×nh ®a nh©n tè ng­êi ta cã 2 c¸ch lµ chØ ®Þnh c¸c nh©n tè hoÆc sö dông ph­¬ng ph¸p thèng kª Trong tr­êng hîp chØ ®Þnh c¸c nh©n tè th× ta cã thÓ chØ ®Þnh c¸c nh©n tè sau: Nhãm c¸c yÕu tè kinh tÕ vÜ m«: -Nh©n tè t¨ng tr­ëng kinh tÕ. -Nh©n tè l¹m ph¸t. -Nh©n tè l·i suÊt. -Sù thay ®æi chÝnh s¸ch kinh tÕ, ch¼ng h¹n nh­ chÝnh s¸ch tiÒn tÖ, chÝnh s¸ch tû gi¸. -YÕu tè chÝnh trÞ x· héi. Nhãm c¸c yÕu tè liªn quan tíi tµi s¶n: -Ngµnh nghÒ, lÜnh vùc. -Lo¹i h×nh tµi s¶n. -§Æc ®IÓm, ®Æc tr­ng cña c¸c doanh nghiÖp ph¸t hµnh tµi s¶n. Sau ®ã chän 1 sè biÕn kinh tÕ vÜ m« lµm nh©n tè ®Ó ph©n tÝch.Råi ­íc l­îng m« h×nh håi quy cã d¹ng: ri = aI +åbik*Fk +ei KiÓm ®Þnh l¹i m« h×nh b»ng c¸c thñ tôc trong kinh tÕ l­îng Sö dông ph­¬ng ph¸p thèng kª : Ph©n tÝch nh©n tè b»ng ph­¬ng ph¸p thµnh phÇn chÝnh.§©y lµ 1 ph­¬ng ph¸p kh¸ h÷u Ých trong x©y dùng m« h×nh ®a nh©n tè, vµ sÏ ®­îc tr×nh bµy chi tiÕt ë phÇn sau. 3.1.2 Một số ứng dụng của mô hình nhân tố Sö dông m« h×nh nµy ®Ó tÝnh ma trËn hiÖp ph­¬ng sai gi­a c¸c tµi s¶n : - ký hiÖu V=(sij^2) lµ ma trËn hiÖp ph­¬ng sai gi÷a c¸c tµi s¶n trong ®ã sij^2 lµ hiÖp ph­¬ng sai cña tµi s¶n i víi tµi s¶n j (sij )^2= bik*bjk*Var(Fk) (i=1,2,..,N) (j=1,2,..N) vµ I kh¸c j (sij)^2 = (sii)^2 = (si)^2 (lµ ph­¬ng sai cña tµi s¶n i) trong tr­êng hîp i = j Ph©n tÝch rñi ro cña tµi s¶n hay danh môc : NÕu lîi suÊt tu©n theo m« h×nh ®a nh©n tè th×: -§èi víi tµi s¶n Var(ri)= s2i= b2ik*Var (Fk) + Var (eI) víi sè h¹ng thø nhÊt ®­îc gäi lµ rñi ro cña nh©n tè vµ sè h¹ng thø 2 lµ rñi ro phi nh©n tè hay rñi ro riªng. -§èi víi danh môc : Var(rp)= s2p= b2pk*Var (Fk) + Var (ep) víi sè h¹ng thø nhÊt ®­îc gäi lµ rñi ro cña nh©n tè vµ s« h¹ng thø 2 lµ rñi ro riªng cña danh môc. LËp danh môc ®¸p øng : -XÐt danh môc Q cã c¸c bQk cho tr­íc.CÇn x¸c ®Þnh danh môc pháng theo Q, sao cho cã cïng hÖ sè nh©n tè. Ta thùc hiÖn nh­ sau : LËp vµ gi¶i hÖ ph­¬ng tr×nh : wi*bik = bqk wi = 1 Mét ®iÓm chó ý lµ nÕu m« h×nh cã K nh©n tè th× ta chØ cÇn chän (K+1) tµi s¶n ®Ó t×m danh môc ®¸p øng. LËp danh môc nh©n tè : cã thÓ nãi ®©y lµ øng dông chÝnh cña m« h×nh nh©n tè : -Kh¸i niÖm danh môc nh©n tè P(j) víi j=1,2,..,K §ã lµ danh môc cã bPj= 1 bPk=0 víi j # k -LËp danh môc nh©n tè +Chän K+1 tµi s¶n hoÆc danh môc chØ cã rñi ro nh©n tè +Sö dông ph­¬ng ph¸p lËp danh môc pháng theo ®Ó lËp danh môc P(j) wi*bik = ejk wi = 1 víi ejk = 1 nÕu j=k ejk=0 nÕu j # k 3.2 Sử dụng các mô hình để phân loại và đánh giá hoạt động của tổ chức tín dụng 3.2.1 Số liệu sử dụng Số liệu được sử dụng là các chỉ tiêu tài chính của 28 ngân hàng thương mại cổ phần trong năm 2005,các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá là các chỉ tiêu được phản ánh trong mô hình CAMELS trong điều kiện Việt Nam mà ta đã trình bày tại mục 2. Cấu phần vốn ta sử dụng chỉ tiêu (C) : Chỉ số vốn đảm bảo được tính bằng tỉ số của vốn điều lệ với tổng nguồn vốn Cấu phần tài sản (A) : Ta sử dụng 2 chỉ tiêu là Chỉ số tài sản có được tính bằng tỷ số tài sản có với tổng tài sản Chỉ số đầu tư được tính bằng tỷ số tổng đầu tư trên tổng tài sản Cấu phần quản lý (M) : Ta sử dụng chỉ tiêu là chỉ số chi phí trên thu nhập của tổ chức tín dụng Cấu phần thu nhập (E) ta sử dụng chỉ tiêu chỉ số lợi nhuận ròng được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trên tổng tài sản Cấu phần thanh khoản ta sử dụng 2 chỉ tiêu : Chỉ số tiền mặt tại ngân hàng được tính bằng tỷ số giữa tiền mặt tại ngân hàng với tổng lượng tiền gửi của khách hang Chỉ số tín dụng NHTW được tính bằng tỷ số giữa tín dụng của NHTW cấp cho tổ chức tín dụng trên tổng nguồn vốn. Số liệu được sử dụng để tính toán là báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán của 28 ngân hang thương mại cổ phần trong năm 2005. Dự trên các số liệu của các ngân hang ta tính toán các chỉ số cho từng ngân hang sau đó sẽ sử dụng phần mềm SPSS để phân loại, đánh giá hoạt động cho tổ chức tín dụng đó. Biểu 1 Chỉ số tài chính của 28 ngân hàng thương mại cổ phần STT Ngân hàng CsVon CsTS CsDT CsQL CsLN CsTK CsTD 1 NhKienLong 7.391 1.964 0 70.64 3.864 2.312 0 2 NhQuanDoi 5.478 2.861 7.305 71.67 1.863 1.466 2.751 3 NhRachKien 28.81 3.21 0 79.38 2.053 3.594 0 4 SaiGonCongThuong 9.324 3.263 5.828 77.25 2.612 1.555 1.352 5 NhVietA 10.61 1.655 4.709 79.71 1.782 14.61 1.103 6 NhTanViet 24.17 2.43 2.941 75.82 2.813 5.016 0 7 NhXuatNhapKhau 6.289 1.284 10.04 75 1.636 7.723 2.894 8 NhCPNhaHaNoi 5.431 0.76 0.561 63.18 3.892 1.55 6.209 9 NhCpAChau 3.906 2.031 20.43 74.07 1.632 7.666 3.984 10 NhcpBacA 5.164 1.11 25.64 86.1 1.059 3.006 0.465 11 NhcpDongNamA 4.082 0.229 20.25 84.96 0.833 2.357 0 12 NhNongThonDongThap 39.82 1.991 11.95 63.79 0.929 0.39 0 13 NhNongthonHaiDuong 10.95 1.793 6.494 95.63 0.433 2.086 0 14 NhcpAnBinh 24.3 0.33 11.19 70.11 1.664 3.173 5.155 15 NhcpNongThonDaiA 9.124 2.372 1.277 74.69 2.646 1.663 0 16 NhcpGiaDinh 15.94 0.179 0.657 82.03 1.833 0.511 5.179 17 NhcpHangHai 4.568 4.408 1.697 83.75 1.028 1.365 0.646 18 NhcpKyThuongVN 5.785 1.388 18.32 68.36 2.681 2.615 1.406 19 NhDoanhNghiepNgoaiQD 5.074 3.777 29.41 83.19 1.281 2.586 0.493 20 NhcpNinhBinh 46.08 12.56 3.754 77.45 1.57 16.33 0 21 NhcpPhuongNam 9.048 1.388 4.571 82.14 1.56 5.353 1.795 22 NhcpQuocTe 5.688 4.751 7.963 82.4 1.082 1.86 0 23 NhcpSaiGonThuongTin 8.647 4.282 13.39 72.68 2.276 9.477 1.176 24 NhcpphattrienNhaTPHCM 13.01 1.474 3.209 71.01 2.125 9.337 1.214 25 NhDauTu&PhatTrien 3.365 0.882 10.7 71.26 1.899 1.004 3.631 26 NhcpPhuongDong 7.463 1.542 4.378 80.8 1.667 5.422 0 27 NhCongThuong 2.926 1.018 11.96 77.56 1.725 1.439 1.057 28 NhNNghiep&PtNôngThôn 3.318 1.331 3.689 69.03 2.844 11.35 11.95 3.2.2 Sử dụng SPSS để phân tích số liệu Ta coi 7 chỉ tiêu trên là 7 biến số đại diện cho khả năng hoạt động của tổ chức tín dụng. Ta sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, phân tích thành phần chính để đánh giá mối quan hệ giữa chỉ tiêu trong CAMELS cũng như ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu đến khả năng hoạt động chung của Tổ chức tín dụng. Đồng thời phương pháp thành phần chính còn cho phép ta phân loại các tổ chức tín dụng thành các nhóm khác nhau, mà mỗi nhóm có khả năng hoạt động tài chính tương đối giống nhau, qua đó ta có phương pháp giám sát thanh tra hợp lý. Sử dụng phần mềm SPSS Ta chọn Analze/ Data reduction/Factor Nếu ta mặc định chọn 2 thành phần chính, phương pháp phân tích là phương pháp ma trận hệ số tương quan. Ta thấy nếu dùng 2 thành phần chính thì tỷ lệ giải thích chỉ khoảng 58,7% và nếu dùng 3 thành phần chính tỷ lệ giaỉ thích là 72,9% nên trong Factor Analysis : Extraction ta chọn Number of factor : 3. Ta có các kết quả sau : Biểu 2 :Mô tả trung bình và phương sai các biến số. Factor Analysis Descriptive Statistics Mean Std. Deviation Analysis N CsVon 11.6337 11.0843 28 CsTS 2.3666 2.3550 28 CsDT 8.6537 7.9372 28 CsQL 76.5596 7.2193 28 CsLN 1.9029 .8327 28 CsTK 4.5291 4.2710 28 CsTD 1.8736 2.6844 28 Ta có các kết quả : Biến CsVon có trung bình là 11,63 phương sai 11,08 Biến CsTS có trung bình là 2,36 phương sai 2,35 Biến CsDT có trung bình là 8,65 phương sai 7,93 Biến CsQL có trung bình là 76,55 phương sai 7,21 Biến CsLN có trung bình là 1,9 phương sai 0,83 Biến CsTK có trung bình là 4,52 phương sai 4,27 Biến CsTD có trung bình là 1,87 phương sai 2,68 Biểu 3:Tỷ lệ giải thích của số thành phần chính (Total Variance Explained) Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 2.169 30.991 30.991 2.169 30.991 30.991 2.102 30.026 30.026 2 1.944 27.769 58.76 1.944 27.769 58.76 1.8 25.715 55.742 3 0.99 14.138 72.899 0.99 14.138 72.899 1.201 17.157 72.899 4 0.784 11.195 84.093 5 0.598 8.541 92.634 6 0.348 4.975 97.609 7 0.167 2.391 100 Bảng tổng phương sai được giải thích Total Variance Explained cho ta biết 30% quán tính của đám mây số liệu được giải thích bởi thành phần chính thứ nhất, 28% quán tính của đám mây điểm được giải thích bởi thành phần chính thứ 2, 14% quán tính của đám mây số liệu được giải thích bởi thành phần chính thứ 3, tổng tỷ lệ giải thích của cả 3 thành phần là 72%. Tương ứng khi ta chọn 4, 5, 6 thành phần thì tỷ lệ giải thích sẽ tương ứng là 84%, 92% ,98% Khi chọn cả 7 thành phần thì tỷ lệ giải thích là 100%, khi đó các trục chính chính là các biến. Biểu 4 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ giải thích trong trường hợp chọn 1, 2, 3, .., 7 thành phần chính. Qua biểu đồ Scree plot cho ta thấy các giá trị riêng tương ứng với các thành phần chính.Có thể thấy từ giá trị riêng thứ 5 trở đi sự sai khác là không đáng kể. Điều này cho thấy nếu ta muốn tăng số thành phần chính để tăng mức giải thích cho đám mây điểm thì cũng không nên tăng quá 4 thành phần chính. Biểu 5 : Tọa độ các biến trên các trục chính. Component Matrix Component 1 2 3 CsLN -0.841 0.179 -0.192 CsQL 0.78 0.228 -9.78E-03 CsTD -0.711 -0.118 0.475 CsTS 0.383 0.778 9.05E-02 CsVON 0.194 0.771 -0.21 CsTK -1.59E-02 0.645 0.651 CsDT 0.402 -0.48 0.501 Extraction Method: Principal Component Analysis. a 3 components extracted. Biểu 6 : Vị trí các biến trên không gian 3 chiều tạo bởi các trục chính. Qua tọa độ của các biến trên trục chính (Component Matrix) và vị trí các biến trên siêu phẳng chiếu (Component plot in Rotated Space) chỉ ra sự phân bố của các biến trên không gian 3 chiều với các trục là các thành phần chính. Các biểu đồ này cho ta biết một số quan hệ chủ yếu sau: Trên trục 1 : Chỉ số lợi nhuận và tín dụng của NHTƯ là có tương quan cùng chiều với nhau Trên trục 2 : chỉ số tài sản có và vốn đảm bảo có tương quan thuận chiều với nhau Các biến có thể chia thành 3 nhóm mà quan hệ giữa các biến trong nhóm là tương đối chặt chẽ với nhau Nhóm 1 : chỉ số tài sản, chỉ số vốn đảm bảo và chỉ số thanh khoản Nhóm 2 : chỉ số năng lực quản lý và chỉ số đầu tư Nhóm 3 : Chỉ số lợi nhuận và tín dụng của NHTƯ Biểu 7 : Tọa độ các biến tên trục chính sau phép quay (Rotated Component Matrix) Component 1 2 3 CSLN -0.8791155 -0.0526442 -0.035778 CSQL 0.793208 0.07629482 -0.1608525 CSDT 0.61239904 -0.4792467 0.19440628 CSVON -0.0716956 0.80311497 0.16226893 CSTS 0.16618324 0.74587505 0.41961566 CSTD -0.5374425 -0.5397449 0.40693831 CSTK -0.0563735 0.26296947 0.87637925 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. Bảng tọa độ các biến trên 3 trục chính sau phép quay cho ta biết cosin của góc tạo bởi các biến với trục chính Biểu 8: Hệ số tương quan giữa các biến số. (Correlation Matrix) CsVon CsTS CsDT CsQL CsLN CsTK CsTD Correlation CsVon 1.000 .511 -.255 -.154 -.115 .258 -.227 CsTS .511 1.000 -.114 .104 -.113 .452 -.318 CsDT -.255 -.114 1.000 .149 -.428 -.110 -.120 CsQL -.154 .104 .149 1.000 -.645 -.061 -.421 CsLN -.115 -.113 -.428 -.645 1.000 .052 .341 CsTK .258 .452 -.110 -.061 .052 1.000 .150 CsTD -.227 -.318 -.120 -.421 .341 .150 1.000 Sig. (1-tailed) CsVon .003 .095 .217 .281 .092 .123 CsTS .003 .281 .299 .284 .008 .050 CsDT .095 .281 .225 .012 .288 .271 CsQL .217 .299 .225 .000 .379 .013 CsLN .281 .284 .012 .000 .397 .038 CsTK .092 .008 .288 .379 .397 .224 CsTD .123 .050 .271 .013 .038 .224 Ma trận tương quan giữa các biến cho ta biết quan hệ tương quan của các biến một cách chính xác hơn. Ta thấy có một số quan hệ tương quan khá chặt chẽ như : - Tương quan thuận chiều giữa CsVon với CsTS ; CsTS với CsTK ; CsTD với CsLN - Tương quan ngược chiều giữa CsTS với CsTD ; CsDT với CsLN ; CsLN với CsQL ; CsTD với CsQL Biểu 9: Hệ số tổ hợp của các biến để tạo thành vectơ nhân tố chính (Component Score Coefficient Matrix) Component 1 2 3 CsVon -0.068 0.454 -0.008 CsTS 0.076 0.358 0.257 CsDT 0.346 -0.358 0.32 CsQL 0.368 0.027 -0.085 CsLN -0.43 0.028 -0.105 CsTK 0.039 -0.001 0.736 CsTD -0.192 -0.364 0.415 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. Component Scores. Bảng hệ số tổ hợp của các biến cung cấp ba vectơ nhân tố chính với tọa độ là hệ số tổ hợp của các biến ban đầu. Mỗi hệ số cho ta biết khi biến tương ứng thay đổi một đơn vị thì mỗi thành phần chính thay đổi bao nhiêu đơn vị. Chẳng hạn như khi tăng biến CsTK lên 1 đơn vị thì thành phần chính thứ nhất tăng 0.039 thành phần chính thứ 2 giảm 0.001 còn thành phần chính thứ 3 tăng 0.736 đơn vị Biểu 10 : Tọa độ chiếu của các TCTD lên mặt phẳng ( factor1, factor2 ) Trên mặt phẳng ( F1,F2 ) ta thấy có sự phân nhóm các TCTD thành 4 nhóm Nhóm 1 : TCTD số 1, 8, 28 Nhóm 2 : TCTD số 20 Nhóm 3 : TCTD số 10, 11, 13, 19 Nhóm 4 : Các TCTD còn lại Biểu 11: Tọa độ các TCTD trên mặt phẳng chiếu ( factor 1, factor 3). Qua biểu đồ trên ta thấy có sự phân nhóm các TCTD thành 5 nhóm Nhóm 1 : TCTD số 1, 8. Nhóm 2 : TCTD số 28. Nhóm 3 : TCTD số 10, 11, 13, 19. Nhóm 4 : TCTD số 20. Nhóm 4 : Các TCTD còn lại. Biểu 12: Tọa độ các TCTD trên mặt phẳng chiếu ( factor 2, factor 3). Ta thấy có sự phân nhóm trên mặt phẳng này thành 3 nhóm Nhóm 1 : TCTD số 9, 28 Nhóm 2 : TCTD số 20 Nhóm 3 : các TCTD còn lại Biểu 13 : Vị trí của các TCTD trong không gian 3 chiều tạo bởi 3 trục chính ( factor 1, factor 2, factor 3) Biểu 14: Tọa độ của mỗi tổ chức tín dụng trong không gian 3 chiều STT Ngân hàng Factor1 Factor2 Factor3 1 NHcpKienLong -1.56425 0.45455 -1.23996 2 NhcpQuanDoi -0.32419 -0.25430 -0.32573 3 NhcpRachKien -0.26481 1.49171 -0.77274 4 SaiGonCongThuong -0.40072 0.26719 -0.70544 5 NhVietA 0.18079 0.13890 1.35932 6 NhTanViet -0.69331 1.06268 -0.54483 7 NhXuatNhapKhau 0.07277 -0.59935 0.70162 8 NhCPNhaHaNoi -2.41130 -0.70333 -0.43401 9 NhCpAChau 0.44129 -1.20438 1.37481 10 NhcpBacA 1.74941 -1.02402 0.06776 11 NhcpDongNamA 1.57805 -0.90762 -0.38706 12 NhNongThonDongThap -0.09362 1.12145 -0.65891 13 NhNongthonHaiDuong 1.73337 0.25891 -0.89797 14 NhcpAnBinh -0.48505 -0.38318 0.25099 15 NhcpNongThonDaiA -0.67674 0.50399 -1.15089 16 NhcpGiaDinh -0.40324 -0.22491 -0.80065 17 NhcpHangHai 0.68263 0.49972 -0.76225 18 NhcpKyThuongVN -0.37697 -0.76553 -0.11648 19 NhDoanhNghiepNgoaiQD 1.73114 -0.79995 0.44874 20 NhcpNinhBinh 0.35925 3.42429 2.66379 21 NhcpPhuongNam 0.28092 -0.05000 -0.16212 22 NhcpQuocTe 0.91375 0.39893 -0.47832 23 NhcpSaiGonThuongTin -0.00902 0.04716 1.14498 24 NhcpphattrienNhaTPHC -0.58146 0.24204 0.44549 25 NhDauTu&PhatTrien -0.33291 -0.91476 -0.34608 26 NhcpPhuongDong 0.29280 0.15922 -0.41539 27 NhCongThuong 0.32764 -0.60146 -0.65547 28 NhNongNghiep&PtNongt -1.72621 -1.63795 2.39679 Qua biểu đồ tọa độ của các tổ chức tín dụng trên các trục và các biểu đồ chiếu lên các mặt phẳng ta có thể phân 28 tổ chức tín dụng thành 4 nhóm mà mỗi nhóm có các chỉ số tài chính tương đối giống nhau như sau: Nhóm 1 bao gồm các ngân hàng : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(28), Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội(8) Nhóm 2 bao gồm các ngân hàng : Ngân hàng cổ phần Bắc Á(10) , ngân hàng cổ phần Đông Nam Á(11), ngân hàng cổ phần Nông thôn Hải Dương(13) Nhóm 3 bao có ngân hàng như ngân hàng cổ phần Ninh Bình(20) Nhóm 4 bao gồm hầu hết các ngân hàng còn lại Như vậy bằng phương pháp nhân tố và phân tích thành phần chính đã cho ta cái nhìn tổng quát về khả năng hoạt động của mỗi tổ chức tín dụng trong năm 2005. Tuy nhiên, do số liệu không đầy đủ và số lượng các ngân hàng còn ít, các biến mà ta sử dụng chưa phản ánh đầy đủ tính chất của các cấu phần đồng thời các ngân hàng được sử dụng để phân tích đều là các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần hoạt động tương đối tốt trong năm 2005 nên việc đánh giá, phân loại các ngân hàng trên là chưa hoàn toàn chính xác. Đồng thời SPSS cho ta tọa độ của các ngân hàng trên 3 trục chính chứ chưa thể minh họa hình ảnh không gian 3 chiều nên việc nhìn nhận đánh giá các ngân hàng trên các tọa độ không gian 2 chiều sẽ có nhiều sai sót. Bộ số liệu đầy đủ về hơn 1000 ngân hàng TMCP và tổ chức tín dụng Nhà nước và quỹ tín dụng nhân dân cùng với một công cụ đồ họa thích hợp sẽ cho ta nhìn nhận tổng quát, các đánh giá, phân loại chính xác hơn về khả năng hoạt động của từng tổ chức tín dụng. 3.2.3 Mở rộng Phương pháp phân tích nhân tố và thành phần chính cho ta gợi ý về việc xác định tỷ lệ cấu thành của mỗi chỉ tiêu trong khả năng hoạt động chung của mỗi ngân hàng. Tỷ lệ đó có thể được sử dụng trong mức điểm tối đa với mỗi chỉ tiêu, hay trọng số của mỗi chỉ tiêu khi ta tính toán một chỉ số chung cho hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp ta sử dụng tất cả các chỉ tiêu để xem xét sự phân loại các ngân hàng sẽ cho ta một tổng quán tính của các số liệu. Đại lượng này được tính bằng tổng khoảng cách của các điểm đến tâm của đám mây số liệu (Khoảng cách có thể được định nghĩa bằng 1 Metric M nào đó), tổng quán tính có thể đặc trưng cho độ sai khác giữa các ngân hàng trong trường hợp ta sử dụng đầy đủ 7 tiêu chí ở trên. Để xem xét 1 tiêu chí nào đó chẳng hạn như CsVon có tác động đến tổng thể như thế nào ta tính tổng quán tính của đám mây số liệu trong trường hơp chỉ xem xét trên 6 biến còn lại. Quán tính này gọi là quán tính ngoài chỉ số vốn. Bằng phương pháp toán học ta có thể chứng minh tổng quán tính trong trường hợp sử dụng cả 7 chỉ tiêu sẽ bằng tổng của 7 quán tính trong các trường hợp loại bỏ đi từng biến.(Trong cùng một Metric M) Kết quả này cho ta gợi ý rằng ảnh hưởng của một chỉ tiêu chẳng hạn như CsVon sẽ có ảnh hưởng đến tổng thể sẽ có thể được lượng hóa bằng (Tổng quán tính ban đầu – tổng quán tính ngoài vốn) Như vậy trọng số của mỗi chỉ tiêu trong tổng thể sẽ được tính như sau : Trọng số của CsVon = (Tổng quán tính ban đầu – tổng quán tính ngoài vốn) Tổng quán tính ban đầu Trọng số của CsTS = (Tổng quán tính ban đầu – tổng quán tính ngoài TS) Tổng quán tính ban đầu Trọng số của CsDT = (Tổng quán tính ban đầu – tổng quán tính ngoài DT) Tổng quán tính ban đầu Trọng số của CsQL = (Tổng quán tính ban đầu – tổng quán tính ngoài QL) tổng quán tính ban đầu Trọng số của CsLN = (Tổng quán tính ban đầu – tổng quán tính ngoài LN) Tổng quán tính ban đầu Trọng số của CsTK = (Tổng quán tính ban đầu – tổng quán tính ngoài TK) Tổng quán tính ban đầu Trọng số của CsTD = (Tổng quán tính ban đầu – tổng quán tính ngoài TD) Tổng quán tính ban đầu Ví dụ như trong bộ số liệu đã xét ở trên ta có các tính toán như sau : Tổng quán tính của bộ số liệu ban đầu được tính bằng vết (Trace) của ma trận (M.V) trong đó M là ma trận metric nào đó V là ma trận hiệp phương sai của các chỉ tiêu. Việc chọn ma trận M là tùy theo việc điều chỉnh. (*) Trong trường hợp chọn ma trận M là ma trận đơn vị tức là khoảng cách được đo bằng khoảnh cách thông thường ta sẽ tính được Tổng quán tính ban đầu là 36,384 Tổng quán tính ngoài chỉ số vốn là 25,29 Tổng quán tính ngoài chỉ số tài sản là 34,02 Tổng quán tính ngoài chỉ số đầu tư là 28,44 Tổng quán tính ngoài chỉ số quản lý là 29,16 Tổng quán tính ngoài chỉ số lợi nhuận là 35,55 Tổng quán tính ngoài chỉ số thanh khoản là 32,11 Tổng quán tính ngoài chỉ số tín dụng là 33,69 Vậy trọng số của từng chỉ tiêu trong tổng thể là Chỉ số vốn 0,3 Chỉ số tài sản 0,06 Chỉ số đầu tư 0,22 Chỉ số quản lý 0,2 Chỉ số lợi nhuận 0,022 Chỉ số thanh khoản 0,12 Chỉ số tín dụng 0,07 (*) Trong trường hợp chọn ma trận M có đường chéo chính là nghịch đảo của trung bình từng biến ta sẽ tính được tỷ trọng của các biến trong tổng thể gần với thực tế hơn : M11 = 1/Mean(CsVon) M22 = 1/Mean(CsTS) M33 = 1/Mean(CsDT) M44 = 1/Mean(CsQL) M55 = 1/Mean(CsLN) M66 = 1/Mean(CsTK) M77 = 1/Mean(CsTD) Khi đó ta có Tổng quán tính ban đầu là 5,77 Tổng quán tính ngoài chỉ số vốn là 0,95 Tổng quán tính ngoài chỉ số tài sản là 1 Tổng quán tính ngoài chỉ số đầu tư là 0,91 Tổng quán tính ngoài chỉ số quản lý là 0,1 Tổng quán tính ngoài chỉ số lợi nhuận là 0,43 Tổng quán tính ngoài chỉ số thanh khoản là 0,94 Tổng quán tính ngoài chỉ số tín dụng là 1,43 Vậy trọng số của mỗi chỉ số trong tổng thể là CsVon : 0,165 CsTS : 0,172 CsDT : 0,158 CsQL : 0,016 CsLN : 0,08 CsTK : 0,163 CsTD : 0,248 Theo tính toán ở trên trọng số của chỉ tiêu Tín dụng của ngân hàng Nhà nước (một tiêu chí thể hiện khả năng thanh khoản của một ngân hàng) là cao nhất 0,248 còn trọng số của chỉ tiêu quản lý chỉ là 0,016 và chỉ tiêu lợi nhuận cũng chỉ là 0,08. Kết quả này không chính xác bởi trên thực tế chỉ tiêu lợi nhuận của các ngân hàng thường được coi như một tiêu chí quan trọng hơn là tín dụng của NHNN trong việc đánh giá hoạt động của các ngân hàng. Sở dĩ có sự sai lệch của mô hình với thực tế là do : _ Các trọng số này được tính trên cơ sở của 28 ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt động phát triển và tương đối giống nhau nên sự khác nhau của các tổ chức tín dụng phản ánh trong từng chỉ tiêu có thể không chính xác so với thực tế khi quan sát trên 1000 tổ chức tín dụng. Chính vì tương đối giống nhau, 28 ngân hàng không mang đầy đủ tính chất của cả tổng thể mà chỉ phản ánh đặc trưng của một nhóm các ngân hàng phát triển. Vì vậy nên 28 ngân hàng này có chỉ tiêu lợi nhuận và quản lý tương đương nhau trong khi khả năng thanh khoản mới là chỉ tiêu có sự biến động nhất, có sự sai khác lớn nhất giữa các ngân hàng này. Còn việc xem xét trên tổng thể trên 1000 TCTD hoặc một mẫu ngẫu nhiên phù hợp sẽ cho kết quả đúng với thực tiễn hơn. _ Cũng có thể do biến được chọn để đại diện cho các cấu phần của CAMELS là không đầy đủ. Chẳng hạn như chỉ số quản lý của các TCTD ngoài chỉ tiêu chi phí/ thu nhập còn có thể được phản ánh qua thu nhập của nhân viên, tốc độ tăng số định chế tài chính hay chỉ số khả năng thanh khoản còn bao gồm sự phân đoạn của lãi suất liên ngân hàng, mức độ thanh khoản của thị trường thứ cấp mà do hạn chế về số liệu nên không thể đề cập đến trong chuyên đề. KẾT LUẬN Trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ thì rủi ro trong hoạt động ngân hàng ngày càng lớn, điều đó càng làm cho nhiệm vụ của các cơ quan giám sát ngân hàng nói chung và BHTGVN nói riêng ngày càng khó khăn hơn. Việc đánh giá xếp loại khả năng hoạt động của các tổ chưc tín dụng cũng vì thế mà ngày càng phức tạp. Trên cơ sở thực tiễn tại BHTGVN, vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu và các phương pháp nghiên cứu được học tại trường đại học, bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp đã hoàn thành các nội dung : - Trình bày thực các thực trạng của hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng bao gồm các tổ chức, các phuơng pháp, các mô hình, các định hướng thanh tra giám sát tại Việt Nam và trên thế giới - Sử dụng mô hình đa nhân tố và phương pháp thành phần chính để xác định mối quan hệ và tác động qua lại giữa các chỉ tiêu tài chính trong mô hình CAMELS, thông qua đó đưa ra các đánh giá phân tích về khả năng hoạt động của các tổ chức tín dụng theo các chỉ tiêu tài chính đó. Do kiến thức lý thuyết và thực tiễn của em còn nhiều hạn chế nên chắc chắn chuyên đề sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của thầy giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách tham khảo 1. Giáo trình lý thuyết mô hình toán kinh tế - TS Hoàng Đình Tuấn. 2. Giáo trình kinh tế lượng cơ sở - PGS.TS Nguyễn Quang Dong 3. Giáo trình kinh tế lượng nâng cao – PGS.TS Nguyễn Quang Dong 4. Giáo trình thống kê thực hành – GV Ngô Văn Thứ 5. Các phương pháp phân tích và dự báo trong kinh tế - TS Nguyễn Khắc Minh 6. Lý thuyết tài chính tiền tệ - TS Lưu Thị Hương 7. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – TS Vũ Duy Hào 8. Giáo trình ngân hàng thương mại – TS Lưu Thị Hương B. Tài liệu tham khảo 1. Hệ thống hóa các văn bản liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi 2. Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 3. Báo cáo thường niên bảo hiểm tiền gửi Việt Nam năm 2005 4. Thanh tra ngân hàng Việt Nam với vấn đề tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel 5. Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, thực trạng và giải pháp hoàn thiện 6. Mô hình nào cho hoạt động giám sát tài chính ở Việt Nam 7. Xây dựng hệ thống chỉ số giám sát tài chính ngân hàng hữu hiệu tầm vĩ mô và vi mô 8. Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 28 ngân hàng thương mại cổ phần năm 2005 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU 2 PHẦN MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM 4 1.1 Tổng quan tình hình tài chính ngân hàng tại Việt Nam 4 1.1.1 Hoạt động tài chính ngân hàng Việt Nam năm vừa qua 4 1.1.2 Định hướng nhiệm vụ ngân hàng trong các năm tới 9 1.2 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với hoạt động giám sát các Tổ chức tín dụng. 10 1.2.1 Giới thiệu về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 10 1.2.2 Các hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN 18 1.2.3 Một số định hướng hoạt động của BHTGVN trong thời gian tới. 20 CHƯƠNG II. HOẠT ĐỘNG THANH TRA VÀ GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 21 2.1 Ủy ban Basel và hệ thống các nguyên tắc thanh tra giám sát hoạt động Ngân hàng 21 2.1.1 Giới thiệu về Ủy ban Basel 21 2.1.2 Nhóm ấn phẩm nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel 21 2.2 Thực trạng hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng tại Việt Nam 26 2.3 Hệ thống CAMELS trong giám sát hoạt động của các Ngân hàng. 34 2.3.1 Đánh giá hoạt động 35 2.3.2 Xếp hạng cấu phần. 36 2.3.3 Xếp loại các yếu tố định lượng 46 2.3.4 Xếp loại các yếu tố định tính. 47 2.3.5 Xếp loại tổng hợp 47 2.4 Các phương thức hoạt động của thanh tra ngân hàng tại Việt Nam 49 2.4.1 Phương thức giám sát từ xa 50 2.4.2 Phương thức thanh tra tại chỗ. 52 2.4.3 Phương pháp đánh giá và xếp loại các TCTD theo CAMELS vận dụng ở Việt Nam 54 CHƯƠNG III. SỬ DỤNG MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP THÀNH PHẦN CHÍNH ĐỂ PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG 58 3.1 Mô hình đa nhân tố 58 3.1.1 M« h×nh 58 3.1.2 Một số ứng dụng của mô hình nhân tố 60 3.2 Sử dụng các mô hình để phân loại và đánh giá hoạt động của tổ chức tín dụng 61 3.2.1 Số liệu sử dụng 61 3.2.2 Sử dụng SPSS để phân tích số liệu 64 3.2.3 Mở rộng 78 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK3034.DOC
Tài liệu liên quan