Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn khôi phục sau giai đoạn khủng hoảng. Để nắm bắt được các cơ hội kinh doanh và đưa ra những quyết định đúng đắn, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư đòi hỏi phải có những thông tin chính xác về tình hình kinh doanh của các doạnh nghiệp mà cụ thể nhất là các thông in trong báo cáo tài chính. Đứng trước yêu cầu đó, các công ty kiểm toán ngày càng phải củng cố và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ để đảm bảo một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng.
Qua 18 năm hình thành và phát triển, từng bước chuyển mình của Deloitte Việt Nam đều minh chứng một nỗ lực lớn lao của toàn Công ty nhằm hoàn thiện và khẳng định thương hiệu cũng như uy tín, chất lượng cung cấp dịch vụ của mình trên thị trường. Ban Giám đốc cũng như tập thể đội ngũ nhân viên của Công ty luôn cố gắng để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng, đặc biệt là quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.
85 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2649 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c
909,897,610
11,197,685,077
10,287,787,467
1131%
II. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
1,769,260,703,282
1,837,272,298,479
68,011,595,198
4%
1. Các khoản phải thu dài hạn
4,424,101,605
4,424,101,605
-
0%
2. Tài sản cố định
1,764,277,180,855
1,832,288,776,053
68,011,595,198
4%
3. Bất động sản đầu tư
-
-
-
4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
559,420,821
559,420,821
-
0%
TỔNG TÀI SẢN
2,342,279,018,771
2,554,606,470,881
212,327,452,110
9%
B. NGUỒN VỐN
-
I. Nợ phải trả
904,010,378,497
979,433,350,464
75,422,971,967
8%
1. Nợ ngắn hạn
527,496,785,437
574,194,375,976
46,697,590,540
9%
2. Vay dài hạn
376,513,593,060
405,238,974,488
28,725,381,428
8%
II. Nguồn vốn
1,438,268,640,274
1,575,173,120,418
136,904,480,143
10%
1. Vốn chủ sở hữu
1,438,268,640,274
1,575,173,120,418
136,904,480,143
10%
TỔNG NGUỒN VỐN
2,342,279,018,771
2,554,606,470,881
212,327,452,110
9%
Do Công ty A có quy mô nhỏ hơn, các nghiệp vụ đơn giản nên trong phần trình bày này, em chỉ đưa ra những nhận xét và phân tích đối với công ty B để từ đó hiểu rõ hơn về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Deloitte Việt Nam thực hiện, các phân tích và nhận xét với Công ty A được thực hiện tương tự.
Bảng 1.15: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty B
STT
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Số tiền
%
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
991,238,036,301
1,167,734,066,829
176,496,030,528
18%
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
271,203,625
-
(271,203,625)
-100%
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
990,966,832,676
1,167,734,066,829
176,767,234,153
18%
4
Giá vốn hàng bán
658,336,273,213
792,626,435,832
134,290,162,619
20%
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
332,630,559,462
375,107,630,997
42,477,071,535
13%
6
Doanh thu hoạt động tài chính
331,381,738
561,909,797
230,528,059
70%
7
Chi phí tài chính
108,069,612
112,481,769
4,412,157
4%
8
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
223,312,125
449,428,027
226,115,902
101%
9
Chi phí bán hàng
178,338,036,238
189,803,885,860
11,465,849,622
6%
10
Chi phí quản lý doanh nghiệp
49,737,036,202
47,470,268,056
(2,266,768,145)
-5%
11
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
104,778,799,148
138,282,905,109
33,504,105,961
32%
12
Thu nhập khác
5,045,838,004
5,340,348,743
294,510,740
6%
13
Chi phí khác
86,080,268
78,811,402
(7,268,866)
-8%
14
Lợi nhuận khác
4,959,757,736
5,261,537,342
301,779,606
6%
15
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
109,738,556,884
143,544,442,450
33,805,885,566
31%
16
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
79,011,760,956
103,351,998,564
24,340,237,608
31%
Từ việc phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty B bằng phương pháp phân tích như đã trình bày ở trên kiểm toán viên sẽ đưa ra các nhận xét, đánh giá sau:
Đối với khoản mục doanh thu: Trong năm 2009, doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng cao. Do đó KTV Deloitte Việt Nam sẽ nhận diện rủi ro về khoản mục này như sau:
Tính hiện hữu (tính đầy đủ) của các khoản mục doanh thu: Có thể DN đã hạch toán vào doanh thu những khoản thu chưa đủ các yếu tố xác định là doanh thu như quy định hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán cao hơn so với doanh thu trên các chứng từ kế toán.
Tính chính xác số học: KTV nghi ngờ về tính chính xác của số tiền ghi nhận giá trị của doanh thu.
Tính đúng kỳ của các khoản doanh thu: Do doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng cao nên KTV nghi ngờ doanh thu bán hàng của năm sau được ghi nhận vào năm nay (early cut-off)
Vì vậy KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức cao đối với khoản mục doanh thu.
Đối với khoản mục chi phí: KTV nhận diện rủi ro có thể xảy ra đối với khoản mục chi phí là tính phân loại và trình bày. Tuy nhiên kế toán tại Công ty B đã có kinh nghiệm lâu năm trong công tác kế toán, trình độ chuyên môn cao nên rủi ro về phân loại và trình bày ít có khả năng xảy ra. Do đó, KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục chi phí ở mức trung bình.
Đối với khoản mục tiền: Khoản mục tiền tại Công ty B năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008. Do đó, KTV Deloitte Việt Nam nhận diện các rủi ro xảy ra đối với khoản mục tiền tại Công ty B như sau:
Tính trọn vẹn: Kế toán của Công ty khách hàng có thể không phản ánh hết các nghiệp vụ có liên quan đến tiền nhằm mục đích tư lợi cá nhân.
KTV trong quá trình kiểm toán nhận thấy tiền tăng trong năm 2009 chủ yếu do bán hàng thu được tiền hoặc do thu được tiền từ các khoản phải thu từ năm 2008. Công ty phần lớn thực hiện các giao dịch thông qua tài khoản tiền gửi ngân hàng, vì vậy mọi nghiệp vụ liên quan đến tiền đều có giấy báo của ngân hàng. Do đó KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tiền ở mức trung bình.
Đối với khoản mục các khoản phải thu: KTV nhận diện rủi ro xảy ra đối với khoản phải thu là tính trọn vẹn và tính giá. Hầu hết các khoản phải thu khách hàng của Công ty B đều đã có Biên bản đối chiếu công nợ tại ngày 31/12/2009 với khách hàng. Hơn nữa KTV Deloitte Việt Nam cũng đã gửi thư xác nhận tới các khách hàng của Công ty B để xác định một số khoản phải thu lớn và đã nhận được phản hồi đầy đủ. Vì vậy KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản phải thu ở mức trung bình. Tuy nhiên KTV cũng đã phát hiện Công ty chưa lập dự phòng cho 2 khoản phải thu khó đòi từ năm 2007 nên KTV cũng phải lưu ý điểm này để đưa vào thư quản lý.
Đối với khoản mục tài sản cố định: Trong năm 2009, Công ty B có mua một dây chuyền sản xuất công nghệ cao cho phân xưởng sản xuất. KTV nhận diện rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục này là về tính có thực và tính giá của dây chuyền thiết bị này. KTV nghi ngờ khả năng tồn tại sai phạm đối với day chuyền sản xuất công nghệ cao có thể do áp dụng phương pháp tính khấu hao sai, hoặc ghi nhận tài sản cố định không đúng ngày đưa vào sử dụng. Vì vậy KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản cố định cao hơn mức trung bình.
Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ
Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ được kiểm toán viên thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Quá trình này được thực hiện nhằm trợ giúp kiểm toán viên đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB đối với từng khoản mục. Cách thức đánh giá rủi ro kiểm soát của kiểm toán viên Deloitte Việt Nam thường thực hiện thông qua quan sát, phỏng vấn, kiểm tra chứng từ, thực hiện lại các quá trình kiểm soát.
Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư tài khoản và loại hình nghiệp vụ bao gồm hai bước công việc sau:
Thứ nhất, Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Bước công việc này được thực hiện bằng cách lập bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB một cáh cụ thể và chi tiết cho một số khoản mục chính. Đối với công ty B, do là khách hàng truyền thống của Deloitte Việt Nam (từ năm 1999) nên kiểm toán viên có thể sử dụng hồ sơ kiểm toán chung (Permanent file) và hồ sơ kiểm toán của các năm trước để có những nhận diện ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với các tài khoản và nghiệp vụ. Trong năm kiểm toán 2009, trong nội bộ Công ty B không có biến động gì đáng kể, theo hồ sơ kiểm toán các năm trước, Công ty B có hệ thống KSNB tương đối tốt. Vì vậy khi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục, kiểm toán viên có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán như các năm trước. Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát đối với một số khoản mục chính được thể hiện dưới dạng các câu hỏi đóng cụ thể và chi tiết, là công cụ hữu ích giúp KTV nhận diện được rủi ro kiểm soát một cách đúng đắn hơn. Cụ thể bảng câu hỏi như sau:
Bảng 1.16: Bảng câu hỏi đánh giá kiểm soát đối với các khoản mục Công ty B
Câu hỏi
Có
Không
N/A
I. Khoản mục tiền
1. Công ty có đảm bảo nguyên tắc bất kiên nhiệm giữa thủ quỹ với các kế toán viên khác trong bộ máy kế toán không
x
2. Cuối tháng thủ quỹ và kế toán tiền mặt có thực hiện đối chiếu với nhau không?
x
3. Việc kiểm kê tiền mặt có được thực hiện một cách thường xuyên với sự chứng kiến của ít nhất ba ngưòi độc lập với nhau không?
x
4. Việc đối chiếu sổ tài khoản tiền gửi ngân hàng với sổ phụ ngân hàng có được tiến hành thường xuyên không?
x
5. Các khoản tiền thu về có được gửi ngay và trực tiếp vào ngân hàng không?
6. Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền có được phản ánh đúng kỳ không?
x
7. Việc quy đổi VNĐ sang USD có được sử dụng tỷ giá giao dịch ngày hôm đó không?
x
Kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu đối với khoản mục tiền ở mức trung bình
II. Khoản mục doanh thu
1. Công ty có gửi đơn chào hàng và thong báo giá cho khách hàng trước không?
x
2. Giá bán có thể bị thay đổi không?
x
3. Công ty có chính sách giảm giá, chiết khấu thương mại không?
x
4. Các lô hàng bán xuất đi có đúng kế hoạch đã ký với khách hàng không?
x
5.Khi xuất bán một lô hàng có phê chuẩn của người có thẩm quyền không?
x
6. Công ty có chính sách hoa hồng hoặc khuyến khích kinh tế nếu bộ phận bán hàng bán được nhiều hàng không
x
7. Bộ phận bán hàng có độc lập với kế toán bán hàng không?
x
8. Công ty có dễ dàng nhận biết được sự thông đồng giữa bộ phận bán hàng và người mua hàng không?
x
9 Có nguy cơ nào xảy ra đối với hàng trên đường vận chuyển đến cho khách hàng không?.
x
Kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu ở mức cao hơn trung bình
III. Khoản mục chi phí
1. Công ty có thường xuyên theo dõi sự biến động của giá vốn hàng bán không?
x
2. Từng đơn đặt hàng của khách hàng và lệnh xuất hàng ra khỏi kho có được phê chuẩn đúng đắn?
x
3. Công ty có theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí không?
x
4.Có phát sinh các bút toán điều chỉnh giữa sổ kế toán và kiểm kê thực tế thành phẩm?
x
5. Giá thành sản phẩm có được công ty xây dựng theo kế hoach không?
x
6. Các loại chi phí có được phân loại và trình bày đúng đắn?
x
7. Các loại chi phí có được ghi nhận đúng kỳ kế toán?
x
Kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí ở mức trung bình
IV. Khoản mục tài sản cố định
1. Các tài sản cố định sau khi mua về có được lập thẻ tài sản cố định ngay không?
x
2. Công ty có sử dụng tài sản cố định làm thế chấp để vay vốn?
x
3. Có thực hiện kiểm kê tài sản cố định theo quy định không?
x
4. Tất cả tài sản cố định có được ghi nhận theo giá gốc không?
x
5. Công ty có theo dõi riêng tài sản cố định chờ thanh lý không?
x
6. Hệ thống thẻ tài sản cố định có được duy trì không?
x
7. Có bộ phận nào khác ngoài kế toán theo dõi tài sản cố định không?
x
8. Công ty có đăng ký tỷ lệ khấu hao theo quy định không? Việc tính khấu hao có tuân thủ quy định đó không?
x
9. Các thủ tục thanh lý có được thực hiện đúng quy định không?
x
10. Công ty có mua bảo hiểm cho các tài sản cố định không?
x
Kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục tài sản cố định ở mức trung bình
Kiểm toán viên thực hiện bảng câu hỏi trên với các khoản mục cần đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Trên bảng câu hỏi này, sau khi trả lời các câu hỏi được đưa ra cho từng khoản mục, kiểm toán viên sẽ ghi nhận luôn ý kiến đánh giá ban đầu của mình về rủi ro kiểm soát của khoản mục đó.
Thứ hai, Đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Bước công việc này được thực hiện nhằm mục đích giúp KTV đánh giá xác đáng rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản và loại hình nghiệp vụ từ đó lập kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với tài khoản hoặc nghiệp vụ đó. Quá trình đánh giá lại rủi ro kiểm soát đòi hỏi kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá lại rủi ro. Thử nghiệm kiểm soát bao gồm:
- Kiểm tra chứng từ tài liệu nếu nghiệp vụ đó để lại dấu vết trực tiếp.
- Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát nếu nghiệp vụ không để lại dấu vết trực tiếp.
Sau khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát hay các soát xét đối với các tài khoản hay nghiệp vụ, KTV sẽ đưa ra đánh giá cuối cùng về rủi ro kiểm soát liên quan đến từng loại tài khoản hay nghiệp vụ cụ thể. Để thể hiện bước công việc này đã được thực hiện, các đánh giá này sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm toán năm tại chỉ mục 4100 - “Kết luận về quá trình kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ“. Các kết luận mà KTV Deloitte Việt Nam đưa ra sẽ được lượng hoá để làm cơ sở cho việc xác định số lượng mẫu phải kiểm tra chi tiết trong các bước kiểm toán sau.
Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng cho dù hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng có hoàn hảo đến bao nhiêu thì KTV cũng không bao giờ tin tưởng hoàn toàn vào nó để đánh giá rủi ro kiểm soát bằng 0 (mức độ đảm bảo kiểm soát CA bằng 1.0). Nếu loại nghiệp vụ có mức rủi ro kiểm soát cao trên mức trung bình nhưng bằng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp lâu năm của mình, KTV cho rằng có thể giảm mức rủi ro này xuống mức trung bình thì KTV sẽ tăng cường kiểm tra chi tiết tức là tăng số lượng chọn mẫu thích hợp để có thể giảm rủi ro kiểm soát và thiết lập độ tin cậy hợp lý đối với hệ thống KSNB của khách hàng. Đối với loại nghiệp vụ có mức rủi ro kiểm soát được đánh giá rất cao thì kiểm toán viên sẽ không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nữa mà chọn mẫu ngay để thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Trong thực tế với thái độ thận trọng thích đáng và kinh nghiệm nghề nghiệp, hoặc để đảm bảo uy tín và chất lượng kiểm toán của Công ty, KTV thường đánh giá rủi ro kiểm soát của khách hàng ở mức độ cao hơn trung bình hoặc cao.
Đối với Công ty B, KTV đã đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với nghiệp vụ doanh thu cao hơn trung bình. Bằng kinh nghiệm kiểm toán lâu năm tại Công ty B và kiến thức chuyên môn nghề nghiệp của mình, KTV tin rằng rủi ro kiểm soát đối với nghiệp vụ này có thể thấp hơn. Vì vậy kiểm toán viên đã lựa chọn 50 mẫu hoá đơn giá trị gia tăng vào 15 ngày cuối cùng của năm 2009 (từ 15 đến 30/12/2009), kiểm toán viên kiểm tra các yếu tố: tính đúng kỳ của các khoản doanh thu, tính phê chuẩn của các hóa đơn giá trị gia tăng, giá bán phù hợp với thông báo giá đã niêm yết, phù hợp với chiến lược kinh doanh của Công ty...
Kết quả kiểm tra 50 mẫu đã chọn, KTV không phát hiện thấy các sai sót. Vì vậy kiểm toán viên đánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu ở mức trung bình, không phải ở mức cao hơn trung bình như đánh giá ban đầu.
Quá trình đánh giá lại được kiểm toán viên thực hiện trọng tâm hướng vào các khoản mục quan trọng và các khoản mục mà kiểm toán viên tin rằng mức đánh giá ban đầu chưa phản ánh đúng rủi ro kiểm soát đối với khoản mục đó.
Dự kiến rủi ro phát hiện trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ
Rủi ro phát hiện không được KTV dự kiến một cách trực tiếp mà KTV sẽ dự kiến rủi ro phát hiện một cách gián tiếp thông qua rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro kiểm toán. Nếu KTV đánh giá các loại rủi ro không bằng các giá trị cụ thể mà bằng các mức độ (cao, cao hơn trung bình, trung bình), KTV sẽ dự kiến rủi ro phát hiện thông qua quan hệ logic với các loại rủi ro còn lại. Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và mức rủi ro kiểm toán mong muốn đối với từng số dư tài khoản và loại nghiệp vụ, KTV lập bảng dự kiến rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản và loại hình nghiệp vụ của Công ty B như sau:
Bảng 1.17: Bảng dự kiếnrủi ro phát hiệnđối với từng khoản mục của Công ty B
Khoản mục
Rủi ro kiểm toán mong muốn
Rủi ro tiềm tàng
Rủi ro kiểm soát
Rủi ro phát hiện
1. Tiền
Thấp
Trung bình
Trung bình
Thấp
2. Các khoản phải thu
Thấp
Trung bình
Trung bình
Thấp
3. Hàng tồn kho
Thấp
Trung bình
Trung bình
Thấp
4. Vay dài hạn
Thấp
Trung bình
Trung bình
Thấp
6. Vốn chủ sở hữu và quỹ
Thấp
Trung bình
Trung bình
Thấp
7.Tài sản cố định
Thấp
Cao hơn trung bình
Trung bình
Thấp
8.Doanh thu bán hàng
Thấp
Cao hơn trung bình
Trung bình
Thấp
9. Chi phí
Thấp
Trung bình
Trung bình
Thấp
Dựa vào kết quả đánh giá rủi ro phát hiện đối với các số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ của Công ty B, KTV lập kế hoạch kiểm tra chi tiết cho từng khoản mục và nghiệp vụ này. Căn cứ vào kết quả trên, nhận thấy trong năm kiểm toán 2009, KTV phải thực hiện kiểm tra chi tiết các khoản mục tăng cường hơn, khối lượng công việc lớn hơn trong năm kiểm toán 2008 và 2007 vì KTV đã mong muốn rủi ro kiểm toán đối với các khoản mục trong năm nay ở mức thấp thay vì mức trung bình như các năm trước. Tuy nhiên thực hiện khối lượng công việc nhiều hơn đồng nghĩa với việc chi phí kiểm toán tăng lên và KTV sẽ chịu nhiều áp lực hơn. Thay vào đó, chất lượng kiểm toán sẽ được nâng cao và uy tín của Công ty sẽ được đảm bảo.
Như vậy trong chương một, em đã trình bày sơ qua về quy trình đánh giá rủi ro cụ thể tại Công ty TNHH Bất động sản A và Công ty Cổ phần B. Từ đó ta có thể nhận thấy, quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại Công ty A và Công ty B đều được thực hiện theo quy trình chuẩn của Deloitte Việt Nam, dựa trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế của Deloitte toàn cầu và phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như Chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Tuy nhiên, do đặc thù hai Công ty là khác nhau, do đó quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC ở hai Công ty cũng có một số điểm khác nhau, cụ thể như sau:
Do Công ty A là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của Deloitte Việt Nam, Công ty B là khách hàng lâu năm nên trong giai đoạn đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán tại Công ty A, KTV phải thực hiện khối lượng công việc nhiều hơn ở Công ty B. Tuy nhiên, trong năm 2009, Công ty B thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán nên KTV vẫn đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán của Công ty B cao hơn ở Công ty A.
Công ty A có quy mô nhỏ hơn, lại mới thành lập nên các nghiệp vụ phát sinh không phức tạp như Công ty B. Do đó, trong việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và dự kiến rủi ro phát hiện trên BCTC và trên các khoản mục tại Công ty B, KTV sẽ thực hiện khối lượng công việc nhiều hơn tại Công ty A. Thêm vào đó, năm 2009 Công ty B tiến hành bán cổ phần ra thị trường nên rủi ro tiềm tàng trên BCTC của Công ty B cao hơn mức bình thường (khác với Công ty A là ở mức bình thường).
Do hai Công ty khác nhau về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nên việc đánh giá rủi ro đối với các khoản mục và các nghiệp vụ là khác nhau. Chẳng hạn, đối với Công ty B, KTV nhận diện rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu ở mức cao hơn trung bình nhưng ở Công ty A là ở mức trung bình do doanh thu ở Công ty A được ghi nhận theo tiến độ thực hiện hợp đồng, có biên bản nghiệm thu giữa hai bên.
Từ các phân tích trên ta có thể thấy được tùy thuộc vào đối tượng khách hàng, loại hình kinh doanh, quy mô và những biến động trong thực trạng kinh doanh khách hàng Deloitte Việt Nam sẽ thực hiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC là khác nhau về khối lượng công việc và mức độ rủi ro. Tuy nhiên, quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC đối với bất kỳ khách hàng nào cũng đều phải theo quy trình chuẩn của Deloitte Việt Nam để đảm bảo chất lượng của quá trình này.
CHƯƠNG II
NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
Những ưu điểm trong thực tế
Ưu điểm của công tác kiểm toán tại Deloitte Việt Nam
Với tiền thân là VACO, công ty kiểm toán đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, Deloitte Việt Nam đã tận dụng một cách triệt để những ưu thế và điểm mạnh của mình để trở thành một công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình và đam mê nghề nghiệp, Deloitte Việt Nam đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng về tất các mọi mặt, từ những hiểu biết đầy đủ về hoạt động cũng như lĩnh vực kinh doanh của khách hàng đến việc hỗ trợ đắc lực cho khách hàng xác định rủi ro. Những thế mạnh của Công ty bao gồm:
Kỹ thuật và phương pháp tiếp cận kiểm toán:
Với tư cách là thành viên của một trong bốn hãng kiểm toán danh tiếng nhất trên thế giới Deloitte Touche Tohmatsu, Deloitte Việt Nam được sự hỗ trợ nhiệt tình của Deloitte toàn cầu trong việc chuyển giao công nghệ và áp dụng các kỹ thuật kiểm toán tiên tiến đặc biệt là sự hữu ích của phần mềm kiểm toán thông minh AS2. Phần mềm được đánh giá là phần mềm khoa học và có nhiều tính năng ưu việt vào bậc nhất hiện nay. Với các tính năng lưu trữ, xử lý và kết nối dữ liệu của cuộc kiểm toán một cách khoa học và hiệu quả, phần mềm AS2 thật sự trở thành một công cụ trợ giúp toàn diện cho KTV Deloitte Việt Nam và góp phần nâng cao ưu thế của Deloitte Việt Nam so với hãng kiểm toán khác.
Bên cạnh các hỗ trợ mang tính công nghệ, Deloitte còn thiết lập cho mình một hệ thống tư liệu đồ sộ, có giá trị thực tiễn cao và thường xuyên được cập nhật. Tất cả các nhân viên của các thành viên Deloitte trên toàn cầu đều được quyền truy cập vào hệ thống tư liệu này ở địa chỉ https://www.deloitteresources.com để chia sẻ và nâng cao kinh nghiệm của mình. Hàng năm, đoàn chuyên gia của Deloitte toàn cầu sẽ sang đánh giá định kỳ chất lượng kiểm toán năm của các thành viên trong đó có Deloitte Việt Nam. Do đó, Deloitte Việt Nam luôn đảm bảo được cơ sở kỹ thuật và chất lượng kiểm toán đều được thực hiện dựa trên tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Điều đó cũng giải thích vì sao khách hàng luôn tin tưởng và hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác được cung cấp bởi Deloitte Việt Nam.
- Đội ngũ nhân viên:
Tập hợp nhân viên của Deloitte Việt Nam là một nguồn lực trẻ, đó là tập hợp của những con người trẻ trung, năng động, có kiến thức chuyên môn vững vàng có sự đam mê nghề nghiệp và nhiệt tình trong công việc. Deloitte Việt Nam có quá trình tuyển chọn nguồn nhân lực đầu vào khá khắt khe và nghiêm túc để lựa chọn ra ngồn nhân lực chất lượng từ các trường đại học danh tiếng. Hơn nữa, trong quá trình làm việc tại công ty, Deloitte Việt Nam luôn tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên tham gia các khóa học chuyên ngành do Deloitte Việt Nam tổ chức ở trong nước cũng như khóa học do Deloitte toàn cầu tổ chức, hỗ trợ học phí và tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa học có chất lượng cao của các tổ chức đào tạo có uy tín trong và ngoài nước. Trên thực tế, Deloitte cũng là hãng kiểm toán có số lượng nhân viên đạt chứng chỉ kiểm toán viên quốc gia nhiều nhất và là hãng kiểm toán đầu tiên có nhân viên đạt chứng chỉ kiếm toán viên của Úc, Mỹ tại Việt Nam.
Deloitte Việt Nam là một môi trường thân thiện với những con người vui vẻ hòa đồng, cấp trên sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho cấp dưới và cấp dưới luôn có tinh thần học hỏi và sáng tạo co nhất. Đó chính là ưu thế của Deloitte Việt Nam để giảm áp lực cho KTV trong những mùa kiểm toán bận rộn, góp phần nâng cao chát lượng kiểm toán.
- Kinh nghiệm kiểm toán:
Kiểm toán là lĩnh vực đã không còn mới mẻ ở Việt Nam cũng như thế giới. Bởi tính chuyên nghiệp, đặc thù và đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn với óc xét đoán nghề nghiệp nhanh nhạy, KTV được yêu cầu rất cao đối với nhân tố kinh nghiệm. Đó là vì, kiến thức chuyên môn tuy quan trọng song mới chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết và học thuật, trong khi thực tế hoạt động của các khách hàng lại vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp, do đó kinh nghiệm sẽ quyết định độ nhạy bén, óc phán đoán nghề nghiệp và khả năng xử lý tình huống của người KTV. Với ưu thế là công ty kiểm toán đầu tiên được thành lập tại Việt Nam (tiền thân là VACO), Deloitte Việt Nam đã có được gần 18 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam. Đó là nhân tố quan trọng tạo nên sự hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về thị trường Việt Nam cũng như từng loại hình kinh doanh cụ thể của khách hàng khi thực hiện kiểm toán.
Các văn phòng của Deloitte Việt Nam tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều áp dụng nhất quán phương pháp kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn đảm bảo được tính linh hoạt khi áp dụng cho từng loại hình khách hàng với những đặc điểm riêng. Phương pháp thực hiện kiểm toán của Deloitte Việt Nam là một phương pháp cẩn trọng và chi tiết, tập trung đi sâu vào tìm hiểu thực trạng tài chính, bản chất và môi trường kinh doanh cũng như vấn đề KSNB của khách hàng. Phương pháp kiểm toán này bao gồm đánh giá rủi ro, áp dụng quy trình thử nghiệm kiểm toán và kiểm tra liên tục về hoạt động của khách hàng.
Sự am hiểu luật pháp và các quy định liên quan:
Với hơn 18 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam, với đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao và còn thường xuyên được mời tư vấn cho việc ban hành các quy định liên quan đến tài chính, kế toán và kiểm toán tại Việt Nam, Deloitte Việt Nam có được sự am hiểu sâu sắc về môi trường kinh doanh, các quy định của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó, Deloitte Việt Nam đã vận dụng linh hoạt hiểu biết của mình trong quá trình thực hiện kiểm toán tại các DN. Chính vì vậy, mà các chương trình kiểm toán, các kĩ thuật kiểm toán chuyển giao từ Deloitte toàn cầu đã được điều chỉnh và vận dụng một cách linh hoạt vào thực tế của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, nhằm tạo nên chất lượng dịch vụ tốt nhất với hiệu quả công việc cao nhất, tạo nên uy tín của Công ty đối với khách hàng. Đó cũng chính là nhân tố quan trọng làm nên thành công của thương hiệu Deloitte Việt Nam “sự kết hợp giữa chất lượng dịch vụ tầm cỡ quốc tế với sự am hiểu môi trường trong nước”.
Ưu điểm của việc đánh giá rủi ro
Xét riêng việc vận dụng đánh giá rủi ro kiểm toán do Deloitte Việt Nam thực hiện đã đạt được hiệu quả trên nhiều mặt trong cuộc kiểm toán. Cụ thể như sau:
Một là, Quá trình đánh giá rủi ro tại Deloitte Việt Nam mặc dù được thực hiện theo quy trình riêng trên cơ sở tiêu chuẩn của Deloitte toàn cầu nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ tính pháp lý cho cuộc kiểm toán. Các cuộc kiểm toán do Công ty thực hiện không chỉ có chất lượng cao bởi áp dụng quy trình đặc thù của Deloitte toàn cầu, mà còn đáng tin cậy do đáp ứng được yêu cầu về mặt pháp lý do KTV Deloitte Việt Nam luôn tuân thủ các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam cũng như Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế.
Hai là, Qui trình đánh giá rủi ro kiểm toán được tiến hành một cách rất chi tiết và cẩn trọng từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn kết thúc kiểm toán. Xuất phát từ quan điểm tiếp cận của hãng về mức độ đảm bảo kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành thu thập các thông tin khái quát về khách hàng, về môi trường kinh doanh, quy trình kế toán, tính liêm khiết của Ban Giám đốc và các vấn đề có liên quan khác để xác định mức độ đảm bảo tiềm tàng. Sau đó, trên cơ sở tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đánh giá mức độ tin cậy vào hệ thống KSNB, kiểm toán viên sẽ thiết lập mức độ đảm bảo kiểm soát tương ứng với việc tin cậy hay không tin cậy vào hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ của khách hàng. Từ đó, kiểm toán viên sẽ được mức độ đảm bảo chi tiết cần phải đạt tới, và làm căn cứ ban đầu cho việc thiết kế và triển khai các thử nghiệm cơ bản với quy mô và hình thức hợp lý để đạt tới mức độ đảm bảo kiểm toán tiêu chuẩn của hãng.
Ba là, Công tác đánh giá rủi ro kiểm toán không chỉ phục vụ đắc lực cho việc lập kế hoạch kiểm toán đối với toàn bộ BCTC và từng khoản mục mà còn cho các giai đoạn còn lại của cuộc kiểm toán. Trong quá trình này, KTV luôn có sự vận dụng linh hoạt phương pháp tiếp cận chung của Công ty vào từng khách hàng cụ thể và kết hợp với phương pháp xác định mức độ trọng yếu, mức sai sót tiềm tệ cho phép và phương pháp chọn mẫu tự động theo chương trình CMA của phần mềm AS2 của Deloitte toàn cầu. Điều đó đã giúp Công ty đảm bảo đồng thời hai mục tiêu cơ bản là chất lượng và chi phí kiểm toán, sự hỗ trợ của phần mềm với các tính năng thông minh sẽ giúp làm giảm chi phí kiểm toán và chương trình kiểm toán cùng phương pháp tiếp cận theo chuẩn quốc tế phù hợp với điều kiện thực tiễn sẽ nâng cao chất lượng kiểm toán.
Bốn là, Công tác đánh giá rủi ro kiểm toán chủ yếu do các chủ nhiệm kiểm toán thực hiện. Các chủ nhiệm kiểm toán tại Deloitte Việt Nam là những người có kinh nghiệm lâu năm và trình độ chuyên môn cao, do đó, kết quả của quá trình đánh giá rủi ro rất đáng tin cậy và có chất lượng cao.
Năm là, Phương pháp tiếp cận kiểm toán của Deloitte Việt Nam là một phương pháp khoa học và tiến bộ, đặc biệt phát huy hiệu quả đối với quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC. Là một thành viên của Deloitte toàn cầu, phương pháp tiếp cận của Deloitte Việt Nam cũng tuân thủ theo đúng phương pháp tiếp cận của hãng kiểm toán này. Đó là phương pháp kiểm toán nhằm đảm bảo độ an toàn cho cuộc kiểm toán (Audit Assurance), dựa trêm mức độ đảm bảo tiềm tàng, mức độ đảm bảo kiểm soát từ đó dự kiến mức độ đảm bảo chi tiết tương ứng. Phương pháp tiếp cận trên là cơ sở để KTV đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC. Với tiêu chí đó, trong quá trình đánh giá rủi ro, Công ty luôn xem xét khách hàng ở nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đảm bảo độ an toàn và đáng tin cậy cho các thông tin được kiểm toán sau này. Theo đó, chất lượng của quá trình đánh giá rủi ro cũng được nâng cao.
Sáu là, Với sự hỗ trợ của phần mềm kiểm toán AS2 và công cụ gỗ trợ đánh giá rủi ro kiểm toán SAS (Smart Audit Support), quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán được thực hiện thuận lợi và hiệu quả hơn, giúp các KTV tiết kiệm được thời gian và chi phí đồng thời nâng cao chất lượng kiểm toán.
Bảy là, Nguồn nhân lực và tổ chức bố trí nhân sự hợp lý góp phần đánh giá rủi ro có hiệu quả. Trong quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV được lựa chọn bên cạnh trình độ nghiệp vụ cao, còn là những KTV lâu năm và giàu kinh nghiệm. Đôi khi, sự lựa chọn này còn được thực hiện trên cơ sở điểm mạnh của từng KTV. Bởi mỗi một KTV có thể có thế mạnh về một lĩnh vực hay loại hình khách hàng. Số lượng KTV tham gia phụ thuộc vào mức độ rủi ro được nhìn nhận từ phía khách hàng. Có thể nói, đây là sự bố trí rất phù hợp và linh hoạt về nguồn nhân lực
Những tồn tại
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại Deloitte Việt Nam vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định:
Một là,Trong việc miêu tả chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc để phục vụ cho quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát, Công ty mới chỉ sử dụng bảng câu hỏi và bảng tường thuật dưới dạng các câu hỏi đóng mà chưa chú ý sử dụng lưu đồ. Để đánh giá rủi ro kiểm soát, các KTV cần thu thập thông tin để đạt được sự hiểu biết về Hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả trên giấy tờ làm việc bằng việc sử dụng một trong ba phương pháp hoặc kết hợp cả ba phương pháp: lập Bảng câu hỏi và Bảng tường thuật và vẽ lưu đồ. Các phương pháp này đều là các công cụ hữu ích cho các KTV trong việc đánh giá một cách toàn diện về hệ thống KSNB của khách hàng và lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào từng đơn vị kiểm toán. Tuy nhiên, phương pháp được đánh giá cao hơn trong ba phương pháp đã đề cập ở trên là phương pháp vẽ lưu đề vì nó dễ theo dõi, gọn hơn và mang tính hệ thống hơn. Chính vì vậy, Công ty cần quan tâm hơn nữa tới việc sử dụng phương pháp này làm nâng cao tính ưu việt của quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC.
Hai là, Việc áp dụng chương trình kiểm toán của Deloitte chưa được điều chỉnh ở mức phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam vì các công ty ở Mỹ có trình độ phát triển khác với các công ty Việt Nam. Sự chênh lệch về trình độ Deloitte tại Mỹ và Deloitte Việt Nam dẫn đến việc khi áp dụng chương trình kiểm toán, Công ty phải có những điều chỉnh thích hợp để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên, Công ty chưa có những điều chỉnh này.
Ba là, Thông thường đối với những khách hàng có quy mô nhỏ không thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao. Khi đó kiểm toán viên không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà thực hiện ngay các thử nghiệm cơ bản với khối lượng lớn hơn. Do đó, chi phí kiểm toán và thời gian kiểm toán tăng lên, làm giảm hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Bốn là, Quá trình tìm hiểu về khách hàng nhằm đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng cũng như lập kế hoạch của Deloitte Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là về thời gian. Áp lực về thời gian thường do khan hiếm nguồn nhân lực trong các mùa kiểm toán bận rộn hoặc do việc đánh giá ban đầu về khách hàng sai dẫn tới việc phân bổ về ngồn lực thiếu. Áp lực về thời gian buộc các KTV phải hoàn thành công việc đúng hạn trong một thời gian không đủ dài. Vì vậy, thời gian dành cho việc nghiên cứu, tìm hiểu và thu thập thông tin để đạt được sự hiểu biết về khách hàng từ nhiều hướng là gần như không thể thực hiện được. Khi đó, chất lượng của cuộc kiểm toán sẽ không đảm bảo ở mức tối ưu. Nguồn dữ liệu tìm hiểu khách hàng thường dựa trên các tài liệu kiểm toán từ các năm trước, đài báo và internet là chủ yếu; mà đôi khi những thông tin này vẫn chưa đủ để có thể phản ánh hết bản chất của khách hàng. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn tới tìm hiểu khách hàng chưa đầy đủ còn do những nguyên nhân khách quan khác như không có được sự hợp tác của bên thứ ba có liên quan, khách hàng không hợp tác, thông tin về khách hàng không được công bố trên đại chúng…
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
Xuất phát từ các khía cạnh nêu trên có thể thấy rằng việc hoàn thiện quy trình kiểm toán nói chung và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán nói riêng là một vấn đề cấp thiết để Deloitte Việt Nam có thể nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kiểm toán của mình, khẳng định vị thế hàng đầu của Công ty tại Việt Nam và hòa mình vào một môi trường năng động và chuyên nghiệp trên thế giới. Trong quá trình thực hiện đánh giá rủi ro kiểm toán, Deloitte Việt Nam đã đạt được những ưu việt đáng kể, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác này như đã trình bày ở trên. Do đó, việc hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Deloitte Việt Nam là một tất yếu khách quan. Mặc dù vậy, để đảm bảo về mặt pháp lý, quá trình hoàn thiện cũng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định như: phải tuân thủ Chuẩn mực Kế toán, Chuẩn mực Kiểm toán và các quy định hiện hành khác tại Việt Nam; phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn của Deloitte toàn cầu với tư cách là một thành viên của hãng; phải dựa trên tình hình thực tế tại Việt Nam để có thể đưa ra những giải pháp thích hợp vừa nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán vừa tiết kiệm chi phí. Quá trình hoàn thiện không được làm mất thêm nhiều chi phí và thời gian cho một cuộc kiểm toán vì như thế thì dù chất lượng quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán được nâng cao nhưng lại không đạt được hiệu quả tối ưu trong quá trình thực hiện kiểm toán. Quá trình hoàn thiện phải tập trung chủ yếu vào những kiểm toán viên, những người có vai trò quyết định trong việc nhận định mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán BCTC.
Tuân thủ những nguyên tắc trên, em xin phép được đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Deloitte Việt Nam như sau:
Sử dụng lưu đồ trong đánh giá rủi ro kiểm soát
Trong quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên phải tìm hiểu và mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng trên giấy tờ làm việc. Các phương pháp được kiểm toán viên sử dụng có thể là bảng câu hỏi, bảng tường thuật, lưu đồ hoặc kết hợp các phương pháp trên để thu thập thông tin và miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ. Trong các công cụ sử dụng để miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ nêu ở trên, lưu đồ được đánh giá là công cụ miêu tả hiệu quả vì nhận thức một sơ đồ bao giờ cũng trực quan và dễ tiếp thu hơn nhận thức một bảng câu hỏi hay bảng tường thuật. KTV thông qua việc sử dụng lưu đồ không chỉ khái quát hóa được hệ thống KSNB một cách khoa học, đầy đủ mà còn dễ dàng nhận thấy những thiếu sót, hạn chế của hệ thống ấy.
Tuy nhiên trong thực tế đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC, hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng chỉ được KTV Deloitte Việt Nam trên giấy tờ làm việc dưới dạng bảng tường thuật hoặc bảng câu hỏi với các câu hỏi đóng không đòi hỏi phải suy nghĩ kỹ lưỡng và thận trọng khi trả lời. Vì vậy khi thái độ của người trả lời câu hỏi không trung thực hoặc không hợp tác sẽ gây khó khăn cho kiểm toán viên trong quá trình tìm ra những điểm thiếu sót và không hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, do đó có thể dẫn đên KTV nhận diện rủi ro kiểm soát không chính xác, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán.
Do vậy để quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán được hoàn thiện hơn, KTV cần tăng cường việc sử dụng lưu đồ trong việc miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc để có thể tìm ra những điểm không phù hợp và hạn chế của hệ thống đó, đặc biệt trong trường hợp khách hàng có quy mô lớn, nghiệp vụ kinh doanh phức tạp, đòi hỏi quá trình tìm hiểu thông tin kĩ càng và thận trọng, bảng câu hỏi và bảng tường thuật không thể hiện được tất cả các vấn đề hoặc quá dài để có thể nhận thức một cách nhanh chóng và dẽ hiểu. Khi đó lưu đồ được đánh giá là công cụ hữu hiệu nhất để khái quát và miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ một cách khoa học. Mặt khác, để nâng cao chất lượng của việc sử dụng lưu đồ trong đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC, KTV cũng cần phải kết hợp việc sử dụng lưu đồ với bảng câu hỏi hoặc với bảng tường thuật để việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát đạt được hiệu quả tối ưu.
Trong phần mềm kiểm toán AS2 mà Deloitte toàn cầu chuyển giao cho Deloitte Việt Nam đã có hệ thống ký hiệu sử dụng trong lưu đồ. Đây là cơ sở thuận lợi để cho KTV sử dụng lưu đồ một cách hiệu quả và đúng đắn trong việc miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, Hơn nữa, việc sử dụng hệ thống ký hiệu trong lưu đồ do Deloitte toàn cầu thiết lập sẽ tạo điều kiện cho Deloitte Việt Nam dễ dàng hội nhập với quốc tế. Mặt khác kiểm toán viên Deloitte Việt Nam đều là những người có kinh nghiệm lâu năm, không ngừng trau dồi kiến thức và có trình độ chuyên môn cao do công ty có một chương trình tuyển dụng đầu vào và đào tạo nhân viên được đánh giá là khá khắt khe và chất lượng. Vì vậy kiểm toán viên Deloitte Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ khả năng và điều kiện thuận lợi để sử dụng các ký hiệu và lưu đồ để miêu tả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng một cách hiệu quả.
Hàng năm, Ban giám đốc và bộ phận đào tạo của Deloitte Việt Nam đều triển khai kế hoạch đào tạo nhân viên theo các hướng dẫn mới của Deloitte toàn cầu để các nhân viên có thể thích nghi hơn trong xu thế và các điều kiện mới trong từng năm. Trong kế hoạch đào tạo năm nay, các chuyên gia của Deloitte sẽ cung cấp các kiến thức nghiệp vụ và cách thức sử dụng các công cụ hỗ trợ cần thiết để kiểm toán viên của Deloitte Việt Nam có thể sử dụng lưu đồ làm công cụ hữu hiệu trong việc mô tả và nhận thức hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Để quá trình đào tạo thu được chất lượng tốt và hiệu quả cao nhất, Công ty sẽ tổ chức đào tạo nhiều khóa phù hợp với từng đối tượng theo các chức danh nghề nghiệp, mỗi lớp sẽ có nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp và thiết thực.
Nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro kiểm soát
Đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC bao gồm đánh giá rủi ro kiểm toán (thông qua rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện), rủi ro trên BCTC và rủi ro tài khoản. Trong thực tế quá trình thực hiện kiểm toán, với sự hỗ trợ của phần mềm AS2, kiểm toán viên Deloitte Việt Nam đã thực hiện việc đánh giá rủi ro tiềm tàng theo là rất có hiệu quả.
Việc xác định rủi ro kiểm soát là một công việc khá quan trọng nó có liên quan trực tiếp đến việc xác định quy mô mẫu cần kiểm tra và bằng chứng kiểm toán cần thu thập thông qua việc đánh giá mức độ tin cậy vào hệ thống Kiểm soát nội bộ.
Theo AS2, việc xác định số lượng bằng chứng kiểm toán được xây dựng trên cơ sở mức độ đảm bảo kiểm toán (AA), mức độ đảm bảo tiềm tàng (IA), mức độ đảm bảo kiểm soát (CA) và mức độ đảm bảo kiểm tra chi tiết (SA).Theo đó, kiểm toán viên phải lập kế hoạch kiểm toán tìm hiểu về hệ thống Kiểm soát nội bộ của khách hàng để xác định mức độ đảm bảo kiểm soát tương ứng với mức độ tin cậy của hệ thống kiểm soát:
Việc xác định mức độ đảm bảo này có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình thực hiện kiểm toán vì từ trị số này, kiểm toán viên sẽ xác định được số lượng bằng chứng cần thiết, thời gian, khối lượng thủ tục kiểm toán phải thực hiện. Do đó, công việc này phải được tiến hành theo đúng quy trình do Deloitte Việt Nam xây dựng. Thông qua quá trình thu thập tích luỹ thông tin và dựa trên kinh nghiệm kiểm toán tại Công ty khách hàng của những năm trước, kiển toán viên sẽ đạt được sự hiểu biết nhất định về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Vì vậy, khi đưa ra đánh giá về thiết kế và hiệu quả hoạt động của quy trình kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên cần xem xét bằng chứng thu thập được trong cả năm nay và các năm trước. Kiểm toán viên cần phải xem xét các yếu tố sau:
Các thủ tục kiểm soát: là các chính sách, quy định và thủ tục được thiết lập và giám sát thực hiện nhằm bảo đảm sự thực hiện một cách có hiệu quả những hoạt động mà Ban quản lý cho là cần thiết để hạn chế rủi ro.
Môi trường kiểm soát: bao gồm những thái độ, sự nhận thức và hành động của Ban Giám đốc doanh nghiệp về tầm quan trọng của Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.
Đánh giá rủi ro: là quy trình được Ban Giám đốc thiết lập và sử dụng để xác định và đánh giá những rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp có thể gặp phải, đồng thời kiểm soát những rủi ro đó
Thông tin và giao dịch: là tập hợp những thông tin và giao dịch cần thiết được sử dụng để trao đổi các thông tin liên quan đến việc thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp và việc quản lý, giám sát việc thực hiện các hoạt động đó.
Hoạt động quản lý Kiểm soát nội bộ: là quá trình được thực hiện nhăm mục đích phục vụ cho việc nâng cao độ tin cậy vào hệ thống Kiểm soát nội bộ khi tiến hành kiểm toán. Hoạt động này thực chất là quá trình đánh giá chiến lược thực hiện lâu dài của hệ thống Kiểm soát nội bộ.
Tuy nhiên trong thực tế, đối với trường hợp các công ty Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân chưa thiết lập và xây dựng cho mình được một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn chỉnh và chưa thực sự hoạt động có hiệu quả nên kiểm toán viên Deloitte Việt Nam không đặt niềm tin vào hệ thống kiểm soát nội bộ của các khách hàng này. Do vậy, mức độ đảm bảo kiểm soát luôn bằng 0.
Việc nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro kiểm soát là công việc mà Công ty cần phải quan tâm đúng mực. Để áp dụng quy trình đánh giá rủi ro vào thực tế có hiệu quả hơn, Công ty cần tìm hiểu kỹ lưỡng và đầy đủ hơn về khách hàng trước và trong khi thực hiện hợp đồng kiểm toán. Việc lập bảng giá trị mức độ đảm bảo có thể xem như một ưu điểm của Công ty trong việc thực hiện công tác đánh giá rủi ro kiểm soát. Tuy nhiên, việc tìm hiểu khách hàng thường không đạt được hiệu quả tối ưu như mong muốn của các KTV do nguyên nhân chủ yếu là sức ép về mặt thời gian. Vì vậy, để khắc phục điểm này, trưởng nhóm kiểm toán cần xem xét và có sự phân chia công việc cũng như phân bổ về mặt thời gian cho các thành viên trong nhóm phù hợp với kinh nghiệm và năng lực của từng thành viên trong nhóm nhằm hạn chế tối đa những thiếu sót do không nắm đầy đủ thông tin về khách hàng.
Sử dụng tư liệu của chuyên gia
Việc sử dụng tư liệu của các chuyên gia trong quy trình kiểm toán nói chung và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán nói riêng là vấn đề cần thiết vì kiểm toán viên không thể có đủ kinh nghiệm và hiểu biết về tất cả các lĩnh vực chuyên môn mà họ thực hiên kiểm toán. Do đó, sự hỗ trợ của các chuyên gia về từng lĩnh vực chuyên môn sẽ giúp cho kiểm toán viên đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng và nâng cao chất lượng kiểm toán.
Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế thế giới ngày càng chuyên môn hóa cao và hợp tác hóa thì tính chuyên biệt của một lĩnh vực nào đó càng tăng lên. Do đó, vấn đề sử dụng tư liệu của các chuyên gia hỗ trợ cho quá trình kiểm toán là một vấn đề tất yếu và cần thiết. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm kiểm toán lâu năm của KTV sẽ giúp họ nắm bắt được các vấn đề kinh tế, tài chính nói chung nhưng KTV không thể là những chuyên gia thông thạo các ngành khác. Khi thực hiện kiểm toán một khách hàng có quy mô lớn, nghiệp vụ phức tạp và ngành nghề kinh doanh đặc thù, KTV cần phải thu thập ý kiến đánh giá và ý kiến xác định từ các nguồn tài liệu của chuyên gia để đạt được sự hiểu biết xác đáng nhất về khách hàng.
Trong thực tế, các kiểm toán viên Deloitte Việt Nam có đầy đủ điều kiện sử dụng các nguồn tài liệu của chuyên gia trong quá trình thực hiện kiểm toán vì:
Thứ nhất, với tư cách là một thành viên của Deloitte toàn cầu – một trong bốn hãng kiểm toán lớn trên thế giới, Deloitte Việt Nam thường xuyên được cung cấp các tài liệu chuyên môn và các tài liệu tham khảo của các chuyên gia trong nước cũng như các nước thành viên khác của Deloitte toàn cầu.
Thứ hai, Deloitte Việt Nam là công ty kiểm toán độc lập luôn đi đầu tại Việt Nam trong việc hợp tác đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm với các hiệp hội nghề nghiệp trên thế giới cũng như các tổ chức quốc tế. Do vậy, Deloitte Việt Nam có ưu thế trong việc tiếp cận và sử dụng tư liệu của các chuyên gia tại các tổ chức cung như các hiệp hội này..
Thứ ba, khách hàng của Deloitte Việt Nam hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt có nhiều khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực có tính đặc thù cao, do vậy việc sử dụng ý kiến của các chuyên gia là vấn đề cần thiết và tất yếu.
Như vậy, có thể thấy rằng nguồn tư liệu của chuyên gia ở Deloitte Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên với số lượng lớn và hiện nay chưa được quản lý, sắp xếp theo trật tự nên đã gây khó khăn cho kiểm toán viên trong quá trình tra cứu và sử dụng. Do vậy để tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn tư liệu dồi dào từ các chuyên gia, Deloitte Việt Nam đang chuẩn bị thiết lập thư viện điện tử để tập hợp các nguồn dữ liệu quý báu này. Thư viện điện tử được đánh giá sẽ trợ giúp đắc lực cho kiểm toán viên trong quá trình truy cập, tìm kiếm tư liệu của chuyên gia cũng như trao đổi tư liệu với kiểm toán viên khác.
Trong tiến trình thiết lập thư viện điện tử, để đạt được chất lượng tốt nhất, yêu cầu đặt ra cho kiểm toán viên là phải có thái độ chủ động và tích cực trong quá trình tra cứu và chia sẻ các nguồn tư liệu mới cho đồng nghiệp. Chỉ khi yêu cầu đó được thực hiện thì vai trò cung cấp thông tin của thư viện điện tử nội bộ mới đem lại hiệu quả cao. Trong tiến trình thực hiện, Deloitte Việt Nam nên tận dụng các ưu thế sau:
Thứ nhất, Deloitte Việt Nam đã có mạng nội bộ để phục vụ cho quá trình thiết lập thư viện điện tử nội bộ. Mỗi nhân viên của Deloitte Việt Nam cũng như Deloitte toàn cầu đều được trang bị một hòm thư riêng mang tính bảo mật và nội bộ cao . Việc chia sẻ và cập nhật thông tin trên mạng nội bộ đã không còn xa lạ với các KTV của Deloitte Việt Nam. Thêm vào đó, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động và sang tạo tại Deloitte Việt Nam sẽ luôn chủ động cập nhật và chia sẻ những tài liệu quý báu trên mạng nội bộ của Công ty. Đó là một ưu thế vô cùng quan trọng của Deloitte Việt Nam.
Thứ hai, Deloitte Việt Nam đang sở hữu một khối lượng lớn các nguồn tư liệu của các chuyên gia, trong đó có những tư liệu mang tính độc quyền tại Việt Nam như tư liệu của Deloitte. Nhờ vậy, thư viện điện tử ra đời sẽ có kho dữ liệu khổng lồ đã được tích lũy từ trước.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn khôi phục sau giai đoạn khủng hoảng. Để nắm bắt được các cơ hội kinh doanh và đưa ra những quyết định đúng đắn, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư đòi hỏi phải có những thông tin chính xác về tình hình kinh doanh của các doạnh nghiệp mà cụ thể nhất là các thông in trong báo cáo tài chính. Đứng trước yêu cầu đó, các công ty kiểm toán ngày càng phải củng cố và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ để đảm bảo một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng.
Qua 18 năm hình thành và phát triển, từng bước chuyển mình của Deloitte Việt Nam đều minh chứng một nỗ lực lớn lao của toàn Công ty nhằm hoàn thiện và khẳng định thương hiệu cũng như uy tín, chất lượng cung cấp dịch vụ của mình trên thị trường. Ban Giám đốc cũng như tập thể đội ngũ nhân viên của Công ty luôn cố gắng để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng, đặc biệt là quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.
Qua thời gian thực tập, em đã có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, được học hỏi kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và hiểu được quy trình kiểm toán được quốc tế hóa. Qua đó, em có những hiểu biết nhất định về kiểm toán nói chung và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán nói riêng. Chuyên đề thực tập “Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam” của em đi sâu vào trình bày quy trình và thực trạng đánh giá rủi ro kiểm toán. Qua đó thấy được tầm quan trọng của nó trong việc hoàn thiện quy trình của toàn bộ cuộc kiểm toán và áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn phù hợp vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Phương Hoa cùng toàn thể các anh chị nhân viên trong Công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Song do hạn chế về thời gian và chưa đầy đủ về kiến thức nên chuyên đề của em còn thiếu sót. Em rát mong nhận được sự góp ý từ cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Phương Thảo
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”
2. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 “ Tính trọng yếu trong kiểm toán”
3. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 320 (ISA 320), số 420 (ISA 420), văn bản chỉ đạo kiểm soát quốc tế số 29 (IAG 29).
4. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh- TS. Ngô Trí Tuệ (Chủ biên, 2006) Giáo trình kiểm toán tài chính, NXB trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
5. Quyết định số 32/2007/QĐ- BTC ban hành ngày 15/5/2007 về “Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán”.
6. Nguồn tài liệu từ website cung cấp tài liệu của Deloitte toàn cầu www://Deloitteresouce.com/; www://Deloitte.com/
7. Tài liệu đào tạo nội bộ Công ty TNHH Deloitte Việt Nam.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31564.doc