Chuyên đề Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Thanh Hoá

Do là đề tài cũng tương đối mới mẻ và đang được Chính Phủ quan tâm và khuyến khích đầu tư trong điều kiện công tác ĐTM ở Việt Nam chưa được thực sự quan tâm đúng mức các kinh nghiệm thực tiễn cũng như các tài liệu còn sơ sài , trong chuyên đề này các phân tích đánh giá chỉ mới dừng lại ở mức định tính là chủ yếu. Các phân tich chi phí -lợi ích chắc chắn không tránh khỏi sai sót do việc đánh giá còn mang nhiều tính chủ quan , số liệu thị trường chưa chuẩn xác, mặt khác do trình độ còn hạn chế và kinh nghiệm thực tiễn chưa có nên chuyên đề này không tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình của thầy cô và các bạn đọc để tôi có thể hoàn thiện hơn về đề tài này.

doc53 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Trung tâm Tư vấn - chuyển giao công nghệ KHCN & M T Thanh Hoá đã kết hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Thanh Hoá lấy 5 mẫu đất tại các vị trí: - M1: Đất vườn nhà ông Phụng - Quảng Hợp - Hoá Quỳ. - M2: Đất trồng ngô nhà ông Duyên - Quảng Hợp - Hoá Quỳ. - M3: Đất trồng sắn phía Nam nhà máy. - M4: Đất đồi phía Tây nhà máy. - M5: Đất trồng sắn nhà ông Sơn - Tân Thịnh - Hoá Quỳ. Các mẫu đất được phân tích tại Chi Cục Tiêu Chuẩn - Đo lường - chất lượng Thanh Hoá, kết quả như sau: S TT Tên chỉ tiêu P.P thử ĐV tính Kết quả thử M1 M2 M3 M4 M5 1 Hàm lượng nitơ tổng tính theo hệ số khôi kiệt 10TCN 377-99 % 0,10 0,15 0,10 0,10 0,15 2 Hàm lượng K20 tổng tính theo hệ số khô kiệt 10TCN 371-99 % 0,40 0,10 0,70 0,30 0,40 3 Hàm lượng P205 tổng tính theo hệ số khô kiệt 10TCN 373-99 % 0,20 0,10 0,04 0,04 0,10 4 Độ pHKCl TCVN 4401-87 Bảng 1: Kết quả phân tích mẫu đất Kết quả phân tích cho thấy: - Hàm lượng ni tơ tổng từ 0,10% đến 0,15%. - Hàm lượng K2O từ 0,1% đến 0,7%. - Hàm lượng P205 từ 0,04% đến 0,2%. - Độ pH từ 6,6 đến 6,9. Nhận xét: Đất vùng dự án là loại đất đồi có độ pH trung bình, thích hợp với các loại cây trồng như sắn, mía, dứa. V.2. Chất lượng nước V.2..1. Chất lượng nước mặt: Để đánh giá chất lượng nước mặt khu vực dự án, vào các ngày 2, 3 và 4 tháng 5 năm 2002, Trung tâm Tư vấn - chuyển giao KHCN & M T Thanh Hoá đã kết hợp với Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Thanh Hoá lấy mẫu nước. Do trong khu vực dự án không có ruộng lúa, chỉ có đồi trồng mía và sắn và có một số cây công nghiệp chúng tôi tiến hành lấy tại 2 vị trí: - Nước suối sau khu dự án (M3). - Nước sông Quyền (M4) nơi sẽ cung cấp nước cho dự án. Các mẫu nước được phân tích tại Chi cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng Thanh Hoá, kết quả như sau: STT Chỉ tiêu phân tích M3 M4 TCVN 5942-1995 Giới hạn A Giới hạn B 1 pH 6,8 6,9 6 á8,5 5,5á9 2 Chất rắn lơ lửng (mgl) 7,0 10,0 20 80 3 NO-3 (mgl) 0,16 0,42 10 15 4 SO42 (mgl) 2,0 0,0 5 PO34 (mgl) 0,0 3,0 6 Fe (mgl) 0,25 0,26 1 2 7 Ni tơ tổng hợp (mgl) 0,32 0,84 8 BOD5 (mgO2/l) 0,8 1,5 <4 <25 9 COD (mgl) 1,2 2,4 <10 <35 10 Tổng Clam, MNP/100ml 430 560 5000 10.000 Bảng 2: Kết quả phân tích mẫu nước mặt Nhận xét: Nước suối và nước sông Quyền sạch, chưa bị ô nhiễm, chưa có tác động nào làm ảnh hưởng đến hai nguồn nước mặt này; các số liệu phân tích cho thấy các thông số ô nhiễm đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. V.2.2. Chất lượng nước ngầm Để đánh giá chất lượng nước ngầm, Trung tâm Tư vấn - chuyển giao KHCN& M T Thanh Hoá đã kết hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng lấy mẫu tại các vị trí: - M1: Nước giếng nhà ông Đỗ Xuân Phụng - xóm Quảng Hợp. - M2: Nước giếng nhà ông Hồng - xóm Quảng Hợp. - M5: Nước giếng nhà ông Lê Đình Sơn - xóm Quảng Hợp. - M6: Nước giếng nhà chị Mai - Xóm Tân Thịnh. - M7: Nước giếng nhà ông Sơn- xóm Tân Thịnh. Các mẫu nước được phân tích tại Chi cục Tiêu chẩn - Đo lường Chất lượng Thanh Hoá, kết quả như sau: S TT Chỉ tiêu phân tích M1 M2 M5 M6 M7 tcvn 5944 -1995 1 pH 6,9 6,5 6,5 6,7 6,4 6,58 2 Chất rắn lơ lửng (mgl) 6,0 5,0 4,0 5,0 11,0 750-1.500(CRTS) 3 NO-3 (mgl) 2,7 10,0 8,7 18,4 6,6 45 4 SO42 (mgl) 5,0 0,0 0,0 0,0 4,0 200-400 5 PO34 (mgl) 2,0 0,0 0,0 2,0 5,0 6 Fe (mgl) 0,10 0,00 0,00 0,00 0,30 1-5 7 Ni tơ tổng hợp (mgl) 5,8 21,6 17,4 36,8 13,2 8 BOD5 (mgO2/l) (-) 0,6 (-) 0,7 4,5 9 COD (mgl) 0,8 1,6 0,8 1,6 8,0 10 Tổng Colifom, MNP/100ml 210 240 240 240 1.100 3 Bảng 3: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tầng nông Nhận xét: Các thông số của nước ngầm tầng nông tại khu vực đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Riêng thông số Colifom có giá trị cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân là do sự ngấm của các chất thải sinh hoạt. Nhận xét chung: Nước mặt và nước ngầm của khu vực dự án chưa vị ô nhiễm bời các hoạt động công nghiệp. V.3. Chất lượng không khí: Để đánh giá chất lượng không khí khu vực dự án, vào các ngày 2,3 và 4 tháng 5 năm 2002, Trung tâm Tư vấn - chuyển giao KHCN & M T Thanh Hoá đã kết hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thanh Hoá đo đạc và lấy 8 mẫu không khí tại các vị trí: - Trung tâm khu dự án (M1). - Khu dân cư xóm Quảng Hợp phía Đông Bắc khu dự án (M2). - Phía Tây Nam khu dự án (M4). - Khu núi đá phía Tây Bắc khu dự án (M4). - Phía Đông Nam khu dự án (M5). - Phía Tây Bắc khu dự án (M6). - Trường tiểu học xã Hoá Quỳ (M7). - Khu dự án nơi để xây hồ xử lý nước thải (m8). VI. Dự báo đánh giá tác động của dự án đến môi trường Dự án xây dựng dây chuyền sản xuất tinh bột sắn có công suất 15.000 tấn/năm. Khi dự án được tiến hành triển khai thực hiện, hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ có những tác động đến môi trường như sau: VI.1. Tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng: Dự án có các hạng mục xây dựng với diện tích như sau: - Nhà xưởng sản xuất chính 2.880 m2 - Kho thành phẩm 972 “ - Xưởng cơ khí 108 “ - Nhà văn phòng và phòng cân xe 848 “ - Nhà ở tập thể 260 “ - Nhà ăn, dịch vụ 152 “ - Nhà vệ sinh công nghiệp 58 “ - Nhà gara 60 “ - Khu vực xử lý nước thải 154.000 “ - Hệ thống sân, thoát nước mặt, đường nội bộ 21.542 “ Thời gian thực hiện việc xây lắp là 12 tháng. Như vậy trong một thời gian dài tại địa điểm thực hiện dự án sẽ tập trung một khối lượng lớn nguyên vật liệu, công nhân, các phương tiện chuyên chở, các máy thi công. Chính vì thế việc xây dựng, lắp đặt thiết bị sản xuất sẽ có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Trong giai đoạn này, môi trường sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: - Bụi do các phương tiện vận tải, các nguyên vật liệu bị rơi vãi gây nên. - Tiếng ồn do các phương tiện vận tải và máythi công. - Khói thải của phương tiện vận tải và máy thi công có chứa CO, SO2 , NO2 . - Nước mưa chảy tràn cuốn theo các vật liệu rơi vãi. - Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. - Chất thải rắn như vỏ bao xi măng, giấy bọc lót, đệm lót, cao su lót, các thiết bị, rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. VI.2. Tác động đến môi trường trong quá trình nhà máy hoạt động VI.2.1 Tác động đến môi trường nước Trong quá trình nhà máy hoạt động sẽ có 3 nguồn nước thải tác động đến môi trường nước khu vực dự án đó là : - Nước mưa chảy tràn trong khu vực nhà máy - Nước thải sinh hoạt của công nhân trong nhà máy - Nước thải sản xuất VI.2.1.1 Tính chất, thành phần các chất gây ô nhiễm trong nước thải a) Nước mưa chảy tràn Lượng nước mưa chảy tràn hàng năm của nhà máy khoảng 340.000 m3 . Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn ước tính có khoảng : - Ni tơ : 0,5 - 1,5 mg/l - Phốt pho : 0,004 - 0,03 mg/l - COD : 10 - 20 mg/l - Tổng chất rắn lơ lửng : 10 - 20 mg/l Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy nước mưa chảy tràn không ảnh hưởng đến môi trường. b) Nước thải sinh hoạt : Theo thống kê của Aceirivila trong tài liệu đánh giá nhanh về ô nhiễm môi trường do WHO công bố, lượng chất ô nhiễm hàng ngày do mỗi người đưa vào môi trường (nếu không có xử lý) như sau : Chất ô nhiễm Khối lượng BOD 45 - 54 g COD 72 - 102 g Chất rắn lơ lửng 70 - 145 g Tổng ni tơ 6 - 12 g Amô ni 3,6 - 7,2 g Tổng phốt pho 0,6 - 4,5 g Tổng Coliform 106 - 109 con Fecalcoliform 105 - 106 con Trứng giun sán 103 con Bảng 5 : Lượng chất ô nhiễm của người vào môi trường Với số lượng công nhân làm việc thường xuyên ở nhà máy là 100 người/ngày thì lượng chất thải do sinh hoạt là : Chất ô nhiễm Khối lượng BOD 450 - 540 g COD 720 - 1020 g Chất rắn lơ lửng 700 - 1450 g Tổng ni tơ 60 - 120 g Amô ni 36 - 72 g Tổng phốt pho 6 - 45 g Vi sinh vật MNP/1.000 ml Tổng Coliform 107 - 1010 con Fecalcoliform 106 - 107 con Trứng giun sán 104 con Bảng 6 : Lượng chất ô nhiễm của người trong nhà máy Nếu mỗi ngày 1 công nhân sử dụng 100 lít nước thì lưu lượng nước sẽ là 10m3/ngày. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt nếu không xử lý sẽ là : Chất ô nhiễm Khối lượng BOD 0,45 - 0,54 g COD 0,72 - 1,02 g Chất rắn lơ lửng 0,7 - 1,45 g Tổng ni tơ 0,06 - 0,120 g Amô ni 0,036 - 0,072 g Tổng phốt pho 0,006 - 0,045 g Vi sinh vật MNP/1.000 ml Tổng Coliform 104 - 106 con Fecalcoliform 103 - 104 con Trứng giun sán 102 con Bảng 7 : Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý c) Nước thải sản xuất : - Theo số liệu thống kê của Tổ chức y tế thế giới do Economopoulos nêu trong đánh giá nhanh ô nhiễm môi trường xuất bản tại Geneva năm 1983 thì lưu lượng, tính chất, thành phần của nước thải khi sản xuất tinh bột và gluco như sau (tính cho 1 tấn sản phẩm) + Lưu lượng nước thải : 33m3 nước thải có chứa 13,4 kg BOD và 9,7 kg TSS + Nồng độ BOD ằ 400 mg/l + Nồng độ TSS ằ 300 mg/l - Theo số liệu của Báo cáo nghiên cứu khả thi nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Thanh Hoá, tính chất của nước thải từ nhà máy chế biến tinh bột sắn như sau : + Độ pH : 4,0 - 5,5 + Chất rắn lơ lửng : 800 - 1.000 mg/l + Chất rắn hoà tan : 1.500 - 2.000 mg/l + BOD520 4.000 - 6.000 mg/l + COD : 6.000 - 10.000 mg/l - Theo số liệu thống kê của Công ty Vedan Việt Nam thì BOD của nước thải sản xuất tinh bột sắn ở Công ty này là 6.000 mg/l , tương đương với số liệu của Báo cáo khả thi dự án xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn. So sánh giá trị các thông số của nước thải sản xuất với TCVN 5945 - 1995 - giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm của nước thải công nghiệp ta sẽ có : STT Thông số Đơn vị Nước thải sản xuất TCNV 5945 - 1995 Giới hạn A Giới hạn B 1 pH 4 - 5,5 6 - 9 5,5 - 9 2 BOD520 mg/l 4.000-6.000 20 50 3 COD mg/l 6.000-10.000 50 100 4 Chất rắn lơ lửng mg/l 800 - 1.000 50 100 Bảng 8 : So sánh giá trị các thông số Như vậy nước thải sản xuất của nhà máy có giá trị các thông số gây ô nhiễm BOD5 , COD và chất rắn lơ lửng cao hơn nhiều lần so với giới hạn cho phép theo TCVN 5945 - 1995 đối với nước thải công nghiệp. VI.2.1.2 Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải đến môi trường - Các chất hữu cơ (BOD5) : BOD5 là đại lượng phản ánh mức độ ô nhiễm chất hữu cơ trong nguồn nước. Giá trị BOD5 càng cao thể hiện nồng độ chất hữu cơ càng cao. Việc ô nhiễm hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan để phân huỷ các chất hữu cơ . Suy giảm nhiều oxy hoà tan sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thuỷ sinh. Tiêu chuẩn nước nuôi cá của FAO quy định nồng độ oxy hoà tan cao hơn 50% giá trị bão hoà (tức cao hơn 4 mg/l ở 250C) - Chất rắn lơ lửng : Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thuỷ sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) va gây bồi lắng cho lòng sông. - Các chất dinh dưỡng (N.P) Nồng độ các chất dinh dưỡng cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước làm cho tảo, rong rêu phát triển dẫn đến việc thu hết oxy hoà tan trong nước. Khi lượng oxy trong nước giảm sẽ gây ra hiện tượng phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ và sinh ra một số sản phẩm độc hại như H2S, Methylmercaptan sinh ra các chất có mùi hôi và nước có màu đen. VI.2.2. Tác động đến môi trường không khí : Môi trường không khí khu vực dự án sẽ bị tác động bởi : - Khí thải của lò hơi đốt dầu FO và khí thải của các phương tiện vận tải. - Tiếng ồn của dây chuyền sản xuất và của các phương tiện vận tải. VI.2.2.1. Khí thải Khí thải của nhà máy chủ yếu từ khu vực lò hơi đốt dầu FO. Khí thải này có chứa các chất ô nhiễm, chủ yếu là bụi, khí SO2 , CO, NOx, THC. Hệ số ô nhiễm khi đốt dầu FO cho lò hơi (Khi chưa qua hệ thống xử lý) như sau : Chỉ tiêu ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn dầu FO) Bụi 0,4 á 1,32 S SO2 20S NOx 8,5 CO 0,64 THC 0,127 Bảng 9 : Hệ số ô nhiễm khi đốt dầu FO cho lò hơi. Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution - World Health organisation - Geneve, 1993 Trong đó : - S : hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu FO tính theo % - Hệ số ô nhiễm : Số kg khí thải tương ứng khi đốt 1 tấn dầu FO Theo tính toán của Báo cáo khả thi thì một ngày nhà máy sử dụng 2.400 lít dầu FO. Như vậy lượng dầu FO được sử dụng là 100kg/giờ = 0,02777 kg/s , lưu lượng khí thải : 1,055 m3/s . Hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu FO tính bằng 5% Tải lượng ô nhiễm tính được như sau : - Bụi : 0,0375 g/s - SO2 : 0,111 g/s - NO2 : 0,236 g/s - CO : 0,0178 g/s - THC : 0,00353 g/s Để dự báo mức độ ô nhiễm do khí thải của lò hơi cần phải xác định được chiều cao ống khói nhưng trong Báo cáo khả thi dự án chưa nêu độ cao của ống khói lò hơi. Để có cơ sở dự báo mức độ ô nhiễm và tìm giải pháp khắc phục cần phải xác định được chiều cao ống khói . Đối với cơ sở đốt 2,4 tấn dầu FO /ngày , chúng tôi chọn chiều cao ống khói là 12m để tính toán. Để tính toán sự phát tán khí thải qua một nguồn điểm , người ta dùng mô hình Gauss . Biểu thức toán học như sau : Trong đó : - Gốc toạ độ trùng với chân nguồn thải. - x : Hướng gió - y : hướng thẳng góc với hướng gió và gốc nằm trên trục X - z : độ cao - C (x,y,z,H) : nồng độ chất thải ở điểm (x,y,z) , với nguồn thải có độ cao H - u : tốc độ gió - H : h + DH : độ cao ống khói - h : chiều cao ống khói - DH : chiều cao tự nâng của ống khói Nếu chỉ xét sự phân bố nồng độ theo trục y, đứng với x và z đã biết dùng toạ độ tương đối : Ta có phân bố Gauss ở dạng biểu diễn trên hình: -2 -1 0 1 2 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Việc xác định các thông số của mô hình phát tán chất ô nhiễm, cần phải dựa trên những sốliệu đo đạc trong một phạm vi khá rộng. Các thông số cần thiết để đưa vào tính toán là : - Chiều cao nguồn thải (m) - Vận tốc gió ở độ cao 10m (m/s) - Tốc độ phát tán chất ô nhiễm (g/s) - Độ bền vững khí quyển (A,B,C,D,E,F) - Loại địa hình : thành phố, ngoại ô, nông thôn, tương ứng với địa hình mặt đất rất gồ ghề, gồ ghề, bằng phẳng) - Khoảng cách cần tính. - Vùng lân cận, hướng gió Việc xác định độ bền vững khí quyển rất quan trọng có thể xác định được các thông số của mô hình. Phân loại Pasquill cho phép nhóm các điều kiện thời tiết rất khác nhau lại để có một thông số trung bình thông qua trị độ bền vững khí quyển. Bảng sau nêu lên các phân loại đó. Gió bề mặt Ngày Đêm Tốc độ gió ở độ cao 10m (m/s) Nắng mạnh Nắng vừa Không nắng Lớp mây mỏng hoặc > 1/2 thấp < 3/4 mây thấp <2 A A-B B 2 - 3 A - B B C E E 3 - 5 B B - C C D E 5 - 6 C C - D D D D > 6 D D D D D Việc lựa chọn độ bền vững khí quyển dựa trên cơ sở tần suất hiện các điều kiện thời tiết khu vực. Với khí hậu nhiệt đới, loại A thường hay gặp nhất đây là điều kiện bất lợi cho phát tán chất ô nhiễm. Loại này được tính toán dùng trong báo cáo. Tuy nhiên, khi độ chênh lệch áp suất khí quyển cao hơn thì tốc độ gió sẽ lớn, sự phát tán chất ô nhiễm sẽ tốt hơn trong trường hợp A. Kết quả được tính toán như sau: Tiêu chuẩn cho phép của bụi, CO, NO2, SO2, theo TCVN 5937 - 1995 (lấy giới hạn trung bình là 24h) là; Buị: 0,2 mg/m3 CO: 5 mg/m3 NO2: 0,1 mg/m3 SO2: 0,3 mg/m3 Căn cứ vào tiêu chuẩn cho phép của Bụi, CO, NO2, SO2, Theo TCVN 5937-1995 trong không khí và qua các số liệu đã nêu trong bảng trên ta thấy: - Nồng độ bụi: Khi chiều cao ống khói là 12m, nồng độ bụi ở mọi khoảng cách đều thấp hơn giới hạn cho phép. - Nồng độ khí SO2: khi chiề cao ống khói là 12m, nồng độ SO2 ở mọi vị trí đều thấp hơn giá trị cho phép. - Nồng độ NOx: Khi chiều cao ống khói là 12m, vận tốc gió 0,5m/s thì trong khoảng cách 100 - 150m, nồng độ NOx cao hơn tiêu chuẩn cho phép; khi vận tốc gió là 1 m/s thì trong khoảng 50 - 100m nồng độ NOx cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên giá trị cao hơn không nhiều. Các trường hợp còn lại nồng độ NOx đều không vượt quá tiêu chuẩn cho phép. - Nồng độ khí CO: Khi chiều cao ống khói là 12m thì tại tất cả các vị trí nồng độ CO đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Như vậy với chiều cao ống khói là 12m, hàm lượng lưu huỳnh trong dầu FO là 5% thì việc đốt dầu FO với lượng 100kg/h sẽ tác động đến môi trường do nồng độ khí NO2 không đạt tiêu chuẩn cho phép tại vị trí cách ống khói theo chiều gió 50 - 150m (khi vận tốc gió từ 0,5m/s đến 1m/s). VI.2.2.2 Khói thải và tiếng ồn của phương tiện vận tải Khi nhà máy hoạt động sẽ có một số lượng xe ô tô nhập và xuất hàng ra vào nhà máy. Các phương tiện vận tải tiêu thụ nhiên liệu là xăng, dầu diezel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải khá lớn có chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CxHy, CO, CO2. Nồng độ NO2, CxHy, CO, CO2. trong khói thải ô tô như sau: Tình trạng vận hành CxHy CO (%) NO2(ppm) CO2(%) Chạy không tải 750 5,2 30 9,5 Chạy chậm 300 0,8 1.500 12,5 Chạy tăng tốc 400 5,2 3.000 10,2 Chạy giảm tốc độ 4.000 4,2 60 9,5 Bảng 14: Thành phần khói thải ô tô Hệ số ô nhiễm của ô tô như sau: Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm CO 29,1 CxHy 33,2 NOx 11,3 SO2 0,9 Aldehyt 0,4 Chỉ 0,3 Bảng 15: Hệ số ô nhiễm của ô tô (kg/1.000lít xăng). Ngoài ra các phương tiện vận tải còn gây ra tiếng ồn. Mức độ ồn của các loại xe gắn máy như sau: Loại xe Tiếng ồn (dBA) Xe du lịch 77 Xe minnibus 84 Xe thể thao 91 Xe vận tải 93 Xe mô tô 4 thì 94 Xe mô tô 2 thì 80 Bảng 16: Mức độ ồn của các loại xe gắn máy V.2.2.3 Tác động của các yếu tố ô nhiễm môi trường không khí - Bụi: Bụi có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Khi hít phải bụi, phổi sẽ bị kích thích và có những phản ứng gây xơ hoá phổi tạo nên các bệnh về đường hô hấp. Bụi bay vào mắt sẽ gây tổn thương mắt. Khí SOx , NOx là khí axit, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt sẽ tạo thành các khí axit SOx , NOx vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá sau đó phân tán vào máu tuần hoàn. SOx , NOx khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axits lơ lửng. Nếu kích thước bụi này nhỏ hơn 2 - 3 mm sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá huỷ hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. SOx có thể nhiễm độc qua da gây sự chuyển hoá toan tính làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt. Độc tính chung của SOx thể hiện ở sự rối loạn chuyển hoá protein và đường, thiếu vitamin B va C, ức chế ezym oxydaza. Sự hấp thụ lượng lớn SOx có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin tăng cường quá trình oxy hoá FeII thành FeIII. Đối với thực vật, các khí SOx , NOx khi bị ô xy hoá trong không khí và kết hợp với nước mưa tạo thành mưa axit gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật. Khi nồng độ SOx trong không khí khoảng 1-2ppm có thể gây tổn thương đối với lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Đối với các loài thực vật nhạy cảm giới hạn gây độc kinh niên khoảng 0,15 - 0,3 ppm. Nhậy cảm nhất đối với SOx là động thực vật bậc thấp như rêu, địa y. Đối với vật liệu, sự có mặt của SOx , NOx trong không khí nóng ẩm làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ bê tông và các công trình xây dựng. - Khí CO và CO2 CO dễ gây độc do kết hợp khá bền vững tới hemoglobin thành cacboxyhemoglobin dẫn đến giảm khả năng vận chuyển ô xy của máu đến các tổ chức tế bào. CO2 gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm mất chỗ của ô xy. Một số đặc trưng gây ngộ độc của CO2 như sau: Nồng độ CO2 Biểu hiện độc tính 50.000 Khó thở, nhức đầu 100.000 Ngất, ngạt thở Bảng 17: Đặc trưng gây ngộ độc của CO2. - Khí H2S vào cơ thể qua đường hô hấp. Khi vào cơ thể, H2S sẽ ngấm vào máu, tạo kết tủa sắt làm giảm hồng cầu, ảnh hưởng đến sức khoẻ người hít phải. - Khí NH3 gây kích thích thần kinh và có mùi khó chịu. - Tiếng ồn: Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. VI.2.3 . Tác động của chất thải rắn Chất thải rắn của nhà máy bao gồm chất thải rắn của quá trình sản xuất và chất thải rắn sinh hoạt. - Chất thải rắn của quá trình sản xuất gồm: + Vỏ sắn + Bã sắn + Đất cát cặn bã và các tạp chât khác của củ sắn sau công đoạn 1 + Bao vì rách - Chất thải sinh hoạt gồm: + Bao bì nilon đựng đồ dùng của công nhân. + Vỏ chai lọ đựng nước sinh hoạt và nước uống. Vỏ sắn và bã sắn nếu không được xử lý sẽ bị thối rữa, phát sinh mùi khó chịu. Lượng chất thải này chiếm khoảng 4 - 5% khối lượng sắn nguyên liệu. Thành phần của bã sắn như sau: - Độ ẩm : 15% - Protein : 0,1% - Chất béo: 0,1% - Bã bột : 83% - Tạp chất khác: 1,8%. VI. 3. Tác động đến môi trường sinh thái - Hệ sinh thái dưới nước: Nước thải của nhà máy đổ ra sông Quyền cách nhà máy 100m về phía Tây. Nước thải của nhà máy bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, chất béo. Nồng độ các chất dinh dưỡng cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước làm cho tảo, rong rêu phát triển dẫn đến việc thu hết ôxy hoà tan trong nước. Khi lượng ô xy trong nước giảm sẽ gây ra hiện tượng phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ và sinh ra một số sản phẩm độc hại như H2S, Methylmercaptan sinh ra các chất có mùi hôi và nước có màu đen, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước. - Hệ sinh thái trên cạn: Chất thải khí của nhà máy có chứa các chất độc như SOx , NOx , CO2. Tuy nhiên nồng độ của các chất này trong không khí sẽ không vượt qua tiêu chuẩn cho phép đối với không khí xung quanh theo TCVN 5937-1995. Trong trường hợp các chất này có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây tác động xấu đến hệ sinh thái trên cạn. Quá trình sinh trưởng của cây trồng sẽ bị chậm lại, cây bị vàng lá, hoa quả bị lép, bị nứt. Nếu nồng độ quá cao sẽ dẫn đến cây trồng bị chết. VI. 4. Tác động đến môi trường sinh thái VI.4.1. Tác động đến chất lượng cuộc sống con người VI.4.1.1. Sức khoẻ cộng đồng Nước thải nhà máy nếu không được xử lý sẽ làm ô nhiễm nước sông Quyền. Sông Quyền là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư của vùng, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của những ngướid nước sông để sinh hoạt. Khí thải của nhà máy ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động trong nhà máy. Đặc biệt là những người lao động làm việc trong phạm vi cách ống khói 50 - 150m có khả năng vị ảnh hưởng do NO2 cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Bụi trong quá trình vận chuyển bốc dỡ nguyên liệu và đóng bao bột sắn sẽ ảnh hưởng đến người lao động trực tiếp làm việc. Như vậy ảnh hưởng đối với sức khoẻ cộng đồng chủ yếu là do nguồn nước thải gây ra nếu không được xử lý. VI.4.1.2. Kinh tế xã hội Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án như sau: - Sản xuất tinh bột sắn chất lượng cao để xuất khẩu, đóng góp vào nguồn thu ngoại tệ của quốc gia, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của đất nước, góp phần tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập quốc dân. - Tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, góp phần đưa ngành sản xuất chế biến nông sản nói chung và chế biến tinh bột sắn nói riêng phát triển. - Đóng góp ngân sách của Nhà nước - Góp phần vào chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Thanh Hoá và chương trình an ninh lương thực của tỉnh Thanh Hoá đã được quy hoạch đến năm 2010, thông qua việc xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng tập trung thâm canh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá; cùng với việc xây dựng vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến, các hoạt động dịch vụ khác phát triển theo sẽ tạo ra sự chuyển biến kinh tế - xã hội trong vùng. - Thu hút giải quyết việc làm cho khoảng 100 người, tạo công ăn việc làm cho hơn 10.000 lao động nông nghiệp trong vùng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy, góp phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thanh Hoá. - Phân phối thu nhập, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, cải thiện đời sống của nhân dân trong vùng dự án, góp phần xoá đói giảm nghèo thúc đẩy quá trình đô thị hoá trong vùng được nhanh hơn. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của dự án như sau: - Dự án thu hồi vốn có chiết khấu sau 9 năm 6 tháng kể từ khi đi vào sản xuất. - Doanh thu hàng năm của dự án: 39.530.000.000 đồng - Lợi nhuận sau thuế hàng năm : 3.906.345.000 đồng - Đóng góp ngân sách hàng năm: 1.951.411.000 đồng - Thu nhập bình quân của người lao động: 800.000 đồng/tháng - Giải quyết việc làm cho người lao động: 80 - 100 người - Công nghiệp hoá và hiện đại hoá việc chế biến sắn tại miền núi. Tuy nhiên để thực hiện dự án có 24 hộ dân phải di dời. VI.4.2. Tác động đến tài nguyên môi trường do con người sử dụng VI.4.2.1. Cấp thoát nước: Dự án lấy nước tại sông Quyền với lượng nước khoảng 1.300 m3/ngày. Việc lấy nước tại sông Quyền không làm ảnh hưởng lớn đến nguồn nước ngầm của khu vực. Nước thải của nhà máy đổ ra sông Quyền, nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm cho nước sông. VI.4.2.2. Giao thông vận tải Nhà máy hoạt động sẽ làm tăng các phương tiện vận tải tr ên các tuyến đường giao thông và làm tăng lượng khói thải và bụi của các phương tiện giao thông. Tuy nhiên, cùng với việc đầu tư xây dựng nhà máy UBND tỉnh đã có quy định hỗ trợ vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông trong vùng quy hoặch nguyên liệu sắn. Như vậy hệ thống giao thông trong vùng sẽ được cải thiện tốt hơn so với hiện trạng. VI.5. Đánh giá sự cố, rủi ro. Do sử dụng nhiên liệu dầu FO để đốt lò hơi nên sẽ tồn tại khả năng gây cháy, nổ. Các sự cố như chập điện, sét đánh cũng có thể xay ra. Tóm lại, dự án xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn là dự án đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội không nhỏ cho vùng dự án nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án sẽ có những tác động tiêu cực đến môi trường. Các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường thể hiện ở những điểm sau: - Các nguồn thải của nhà máy có chứa các chất gây ô nhiễm vượt quá giá trị cho phép. - Có khả năng cháy nổ. - Có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người lao động. - Có ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của dân cư hiện đang sinh sống trong mặt bằng thực hiện dự án. Chương III Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường I. Xử lý chất thải và hạn chế các yếu tố gây nhiễm I.1. Xử lý nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng các bể phốt, sau đó cho chảy chung vào hệ thống xử lý nước thải sản xuất của nhà máy. Kinh phí cho việc xây dựng các bể phốt nằm trong kinh phí xây dựng các hạng mục của nhà máy. Nhà máy phải xây dựng hệ thống cống rãnh để tập trung và thoát nước mưa chảy tràn. Trước khi thoát ra môi trường, nước mưa chảy tràn phải qua song chắn rác và hố lắng đất, cát, sỏi. I.2. Xử lý nước thải sản xuất 1.2.1. Công nghệ xử lý Để xử lý nước thải công nghiệp, người ta thường dùng các phương pháp sau: - Phương pháp lắng và đông tụ: Phương pháp này chủ yếu được áp dụng đối với nước thải cần xử lý chất rắn lơ lửng. - Phương pháp hấp phụ: Phương pháp này chủ yếu được áp dụng đối với nước thải cần xử lý các kim loại nặng, các chất hữu cơ bền vững clobên phenol. - Phương pháp trung hoà: Phương pháp này được áp dụng đối với nước thải có độ axits cao hoặc tính kiềm cao. - Phương pháp dùng chất sát khuẩn: Phương pháp này áp dụng đối với nước thải cần xử lý vi sịnh vật, tảo và làm giảm mùi của nước. -Phương pháp sinh học: Phương pháp này áp dụng để xử lý nước thải giàu chất hữu cơ như hydrratcacbon, các hợp chất protem, chất béo, xemluloza. Bản chất của phương pháp sinh học là dựa ào hoạt động sống của vi sinh vật dị dưỡng. Các vi sinh vật dị dưỡng được chia thành ba nhóm dựa vào mối quan hệ giữa hoạt động sống của chúng với oxy. + Vi sinh vật hiếu khí: Là vi sinh vật dị dưỡng cần có ôxy để sống và phân huỷ chất hữu cơ. + Vi sinh vật yếm khí: là vi sinh vật sống trong điều kiện có hoặc không có ôxy. + Vi sinh vật tuỷ nghi: Là vi sinh vật sống trong điều kiện có hoặc không có ôxy. Vi sinh vật dị dưỡng phân giải các chất hữu cơ làm nguồn năng lượng và nguồn cácbon để thực hiện quá trình sinh tổng hợp, phát triển sinh khối. Nhờ quá trình phân giải các chất hữu cơ mà nước thải được làm sạch. Nước thải của nhà máy chế biến tinh bột có chứa nhiều chất béo, hydrat cacbon, protein nên lựa chọn phương pháp xử lý sinh học là thích hợp. Phương pháp sinh học được thực hiện dưới nhiều hình thức: Sử dụng bùn hoạt tính (anaerobic sludge digeston), đùng bể lọc kỵ khí UASB (upflow anaerobic sludge blanked) hoặc đùng hồ sinh học. Căn cứ vào việc sử dụng vi sinh vật hiếu khí, yếm khí hay tuỳ nghi mà hồ sinh học được chia thành 3 loại: - Hồ sinh học hiếu khí: là loại hồ sử dụng vi sinh vật hiếu khí. Hồ này có độ sâu 0,3 - 1,5m, oxy từ trong nước dễ khuyếch tán vào lớp nước trên ở hồ và ánh sáng mặt trời chiếu sáng sẽ làm cho tảo phát triển ở trong lớp nước tạo điều kiện hiếu khí. - Hồ sinh học yếm khí: Là loại hồ sử dụng vi sinh vật yếm khí để xử lý nước thải có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao (BOD = 4,5g/l). Hồ này sau, ít hoặc không có điều kiện hiếu khí. Quá trình xử lý nước thải bằng hồ yếm khí này chính là quá trình lên men khí mê tan. Quá trình lên men khí mê tan gồm hai pha: pha axit và pha kiềm. + Trong pha axit, các vi khuẩn tạo axit (bao gồm các vi khuẩn tuỳ nghi, vi khuẩn yếm khí) hoá lỏng các chất hữu cơ sau đó lên men các chất hữu cơ phức tạp tạo thành các axit bậc thấp như axit béo, cồn, axit amin, anoniac, glyxerin, axeton, dohydrpsimfua, CO2, H2. + Trong pha kiềm, các vi khuẩn tạo metan chỉ gồm các vi khuẩn yếm khí chuyển hoá các sản phẩm trung gian trên tạo thành CH4, và CO2. Quá trình trao đổi chất trên được mô tả như sau: Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất quá trình phân huỷ yếm khí tạo thành khí mê tan bao gồm: + Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố điều tiết cường độ của quá trình. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình này là 35 0C. Như vậy quá trình có thể thực hiện ở điều kiện từ 30-55 0C. Khi nhiệt độ dưới 100C vi khuẩn mê tan hầu như không hoạt động. + Liều lượng nạp nguyên liệu và mức độ khuấy trộn: Nguyên liệu nạp cho quá trình cần có hàm lượng chất rắn bằng 7-9%. Tác dụng của khuấy trộn là phân bố đều dinh dưỡng và tạo điều kiện tiếp xúc tốt với các vi sinh vật và giải phóng khi sản phẩm ra khỏi hỗn hợp lỏng rắn. + Tỷ số C/N: Tỷ số C/N tối ưu cho quá trình là (25-30)/l. + pH: pH tối ưu cho quá trình từ 6,5 - 7,5. - Hồ tuỳ nghi: Là loại hồ sử dụng cả vi sinh vật hiếu khí và vi sinh vật yếm khí. Trong khi hồ hoạt động sẽ xẩy ra các quá trình sau: - Ô xy hoá các chất hữu cơ bởi các vi sinh vật hiếu khí ở lớp nước ven hồ. - Quang hợp của tảo ở lớp nước trên. - Phân huỷ chất hữu cơ của các vi khuẩn yếm khí ở đáy hồ. Trong điều kiện tự nhiên, gió và nhiệt độ là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ khuấy trộn nước trong hồ. Việc khuấy trộn nước vừa giảm thiểu, rút ngắn thời gian lưu và các vùng chết trong hồ vừa phân bố đều các chất dinh dưỡng cho tảo, O2 và vi sinh vật. Quá trình quang hợp chỉ xảy ra ở độ sâu từ 150 đến 300mm dưới bề mặt thoáng của nước, do đó nếu không khuấy trộn thì phần lớn ước trong hồ nằm trong vùng tối. Chiều sâu tối thiểu của nước trong hồ là 0,6m để phòng ngừa sự phát triển của những loài thực vật có rễ. Chiều sâu tối đa của hồ cần khống chế ở mức 1,5m để phòng ngừa vấn đề mùi do quá trình yếm khí gây ra vì khi chiều sâu lớn hơn 1,5m quá trình yếm khí sẽ chiếm ưu thế. Phương pháp dùng hồ sinh học đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật cao, dễ thiết kế và xây dựng, dễ vận hành, chi phí hoạt động ít, không đòi hỏi cung cấp năng lượng, là hình thức rẻ tiền nhất của phương pháp sinh học. tuy nhiên dùng hồ sinh học có nhược điểm là đòi hỏi mặt bằng rộng. Xuất phát từ đặc điểm của nước thải nhà máy, đặc điểm mặt bằng nhà máy và những ưu điểm của hồ sinh học, chúng tôi đề nghị nhà máy chọn công nghệ xử lý nước thải sản xuất là phương pháp dùng hồ sinh học. 1.2.2. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất Nước thải sản xuất của nhà máy có các đặc trưng: - Lưu lượng: 1.200 m3/ngày - BOD: 4.000 - 6.000 mg/l - COD: 6.000 - 10.000 mg/l - Chất rắn lơ lửng: 800 - 1.000 mg/l - Độ pH: 4,0 - 5,5 Yêu cầu xử lý phải đạt giới hạn B của TCVN 5945 - 1995, cụ thể: - pH = 5,5 á 9 - BOD5 (200C)= 50 mg O2 /l - COD = 100 mg O2 /l - Chất rắn lơ lửng 100 mg/l a. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất nhà máy do Công ty S.W Multi Tech Starch Co.Ltd thực hiện. Công ty S.W Multi Tech Starch Co.Ltd đã thiết kế hệ thống xử lý nước thải của nhà máy như sau: * Bể điều hoà pH và Enzyme Nước thải sản xuất có pH = 4,0 - 5,5. Trước khi cho vào hệ thống xử lý nước thải được điều chỉnh pH = 7 bằng cách cho tác động với vôi tôi Ca(OH)2 bằng 1 lượng tính chính xác. Cùng trong thời gian trung hoà, enzym HEM (High effective Mioroorganisms) cũng được định lượng để cho vào bể để tăng cường và tạo ra sự sinh trưởng nhanh cho các vi khuẩn hoạt động. HEM bao gồm rất nhiều loại như: + Nhóm vi khuẩn photosynthes + Nhóm vi khuẩn tạo axit + Nhóm vi khuẩn tạo metan + Nhóm vi khuẩn cố định các bon + Nhóm vi khuẩn actimimyeete + Nhóm vi khuẩn cố định nitrogen * Hồ ổn định Hồ này là hồ thuỷ phân các chất hoá học. Vi khuẩn tạo axit sẽ thuỷ phân các chất hữu cơ không tan thành phân tử nhỏ hơn tạo nên các bon và nguồn năng lượng cho sự lên men để tiếp tục các quá trình tiếp. Sau đó nước thải sẽ chảy vào ao yếm khí. * Hồ Tuỳ tiện (Fecultative) Sau khi qua hệ thống xử lý yếm khí, BOD vàp COD sẽ giảm đến mức thấp để phù hợp với khả năng xử lý của hồ tuỳ tiện. Tại bề mặt của hồ, vi khuẩn yếm khí hoạt động. Sự làm việc của quá trình này rất ổn định và dễ kiểm soát. Phản ứng trong quá trình bao gồm xử lý vật lý, xử lý vật lý , xử lý hoá học và sinh học với tên gọi quá trình tự làm sạch bồi tảo và quá trình quang hợp. Quá trình này có hiệu quả cao khí tải lượng BOD ở mức trung bình (3 hồ, diện tích mỗi hồ là (31.700 m2). * Hồ hiếu khí Ôxygen cần thiết cho mọi hoạt động của tảo và vi khuẩn. Từ hòo tuỳ tiện, lượng BOD đã giảm thấp nhưng vẫn chưa đủ ôxy để ôxy hoá. Hồ này được thiết kế để cung cấp ôxygen cho toàn bộ hồ.Lượng ôxygen trộn trên bề mặt nước và ôxygen sinh ra bởi vi khuẩn quang hợp có trong hồ được vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ sử dụng để tạo ra CO2 và chất dinh dưỡng cho tảo sử dụng trong quá trình quang hợp. Sau hệ thống này, nước thải xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn (2 hồ = 24.200 m2). * Hệ thống hồ yếm khí Hồ này sẽ phân huỷ các hợp chất hữu cơ điều kiện thiếu ôxy, quá trình này được thực hiện đối với các chất hữu cơ tan và không tan. Không tạo ra mùi hôi là điểm rất quan trọng khi sử dụng hồ yếm khí. Mùi hôi chính là H2S và khí NH3. Khí H2S được tạo nên bởi quá trình phục hồi và khử các hợp chất Sunfat, NH3 được tạo nên bởi quá trình phân huỷ protein. Sau khi xử lý ở hồ Yếm khí, nước được đổ qua hồ tuỳ nghi (có 3 hồ yếm khí, tổng diện tích là: 3 x 70m x 100m = 21.000 m2). * Sân chứa bùn Sân chứa bùn có diện tích: 50 x 110 = 5.500 m2. * Hồ chứa nước: Hồ chứa nước có diện tích = 9.790 m2. - Tổng diện tích của khu xử lý là: 92.390 m2 = 9,239 ha. Nhận xét về thiết kế hệ thống xử lý nước thải: - Diện tích xây dựng hệ thống xử lý nước thải chiếm tới 1/2 diện tích mặt bằng nhà máy là chưa phù hợp. - Khoảng cách từ hệ thống xử lý đến khu sản xuất quá gần, dải cây xanh phân cách quá mỏng. Trong thời kỳ thời tiết không thuận lợi thì mùi hôi của hệ thống sẽ làm ảnh hưởng đến khu sản xuất. b. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải của nhà máy do Trung tâm TV-CGKHCNMT Thanh Hoá thực hiện. Để thiết kế hệ thống xử lý nước thải vừa đảm bảo được yêu càu xử lý, vừa khắc phục được những hạn chế của hệ thống theo thiết kế của Công ty S.W Multi Tech Starch Co.Ltd, chúng tôi dựa vào các thông số kỹ thuật tiêu biểu để thiết kế các hồ sinh học, đồng thời tham khảo thiết kế hệ thống xử lý nước thải xưởng sản xuất tinh bột sắn công suất 50 tấn/ngày của Công ty Vedan (Đồng Nai). * Các thông số kỹ thuật tiêu biểu để thiết kế hồ sinh học như sau: Thông số Kiểu hồ Hiếu khí thấp Hiếu khí cao Hiếu khí vừa phải Tuỳ nghi Yếm khí Thiếu khí Kích thước hồ (m2) <40.000 2.000-8.000 8.000-40.000 8.000-40.000 2.000-4.000 8.000-40.000 Sự hoạt động Từng loại hoặc song song Từng loại Từng loại hoặc song song Từng loại hoặc song song Từng loại Từng loại hoặc song song Thời gian lưu (ngày) 10-40 4-6 5-20 5-30 20-50 3-10 pH 6,5-10 6,5010 6,5-10,6 6,5-8,5 6,5-7,2 6,5-8 Sự biến động nhiệt độ (0C) 0-30 5-30 0-30 0-50 6-50 0-30 Tải BOD5 (kg/ha.ngày) 672.540-1345080 896.720-1793440 <168.135 560.050-2017620 2241800-5604500 Hiệu quả xử lý BOD5 (%) 80-95 80-95 60-80 80-95 50-85 80-95 Chuyển đổi chính Tảo, CO2 , tế bào vi khuẩn Tảo, CO2 , tế bào vi khuẩn Tảo, CO2 , tế bào vi khuẩn Tảo, CO2 , tế bào vi khuẩn CH4, CO2 , tế bào vi khuẩn CO2 , tế bào vi khuẩn Nồng độ tảo (mg/l) 40-100 100-260 5-10 5-20 0-5 Chất rắn lơ lửng trong nước ra (mg/l) 80-140 150-300 10-30 40-60 80-160 80-250 Bảng 18 : Các thông số kỹ thuật tiêu biểu để thiết kế hồ sinh học (Nguồn- Kỹ thuật môi trường - NXB KHKT - 2001) * Hệ thống xử lý nước thải của Xưởng sản xuất bột sắn - Công ty Vedan (Đồng Nai) như sau: Xưởng sản xuất bột sắn có công suất 50 tấn/ngày. Nước thải của xưởng này có các đặc trưng: - Lưu lượng nước thải trên 1 tấn sản phẩm: 30 m3. -BOD: 6.000 mg/l - pH : 6-7 - Tổng lượng nước thải: 1.500 m3 /ngày. Nước thải sản xuất của Công ty Vedan được xử lý bằng hệ thống hồ sinh học gồm: 4 hồ yếm khí; 2 hồ tuỳ nghi; 1 hồ lắng và làm sáng màu. Tổng diện tích mặt hồ ằ 4,5 ha. Các thông số cơ bản của hệ thống như sau: - Hồ Yếm khí 1: + Tải BOD: 9.000 kg/ngày + Thể tích hồ: 36.811 m3 + Kích thước mặt hồ: (DxR) 170 x 80m + Hiệu suất: 60% + BOD5 ra 2.400 mg/l - Hồ Yếm khí 2: + Tải BOD: 3.600 kg/ngày + Thể tích hồ: 14.463 m3 + Kích thước mặt hồ: (D x R) 100 x 60 m + Hiệu suất: 60% + BOD5 ra 1.140 mg/l - Hồ Yếm khí 3: + Tải BOD: 1.140 kg/ngày + Thể tích hồ: 11.208 m3 + Kích thước mặt hồ: (D x R) 80 x 60 m + Hiệu suất: 60% + BOD5- ra 576 mg/l - Hồ Yếm khí 4: + Tải BOD: 576 kg/ngày + Thể tích hồ: 4.698 m3 + Kích thước mặt hồ: (D x R) 60 x 40 m + Hiệu suất: 60% + BOD5 -ra 230 mg/l - Hồ tuỳ nghi số 1: + Tải BOD: 345 kg/ngày + Thể tích hồ: 24.462 m3 + Kích thước mặt hồ: (D x R) 120 x 100 m + Hiệu suất: 75% + BOD5 ra 86 mg/l - Hồ tuỳ nghi số 2: + Tải BOD: 87 kg/ngày + Thể tích hồ: 6.266 m3 + Kích thước mặt hồ: (D x R) 60 x 60m + Hiệu suất: 70% + BOD5 ra 17mg/l + Hồ lắng và làm sáng màu: + Tải BOD: 26 kg/ngày + Thể tích hồ: 1.845 m3 + Kích thước mặt hồ: (D x R) 60 x 40m + Hiệu suất: 50% + BOD5 ra 8,5mg/l Tổng diện tích mặt hồ là 44.800 m2 Theo đánh giá của Trung tâm bảo vệ môi trường Thành phố Hồ Chí Minh thỉ hiệu suất xử lý hệ thống là 96,7%. * Hệ thống xử lý nước thải do Trung tâm TV-CG KHCNMT thiết kế như sau: Hệ thống xử lý nước thải sản xuất của nhà máy gồm: - Bể điều hoà lưu lượng, trung hoà pH và bổ xung enzym - Hệ thống hồ yếm khí - Hệ thống hồ tuỳ nghi - Hệ thống hồ hiếu khí - Sân chứa bùn 1. Bể điều hoà lưu lượng, trung hoà pH và bổ sung enzym. - Nước thải qua hệ thống sàng lọc rác, hồ tách dầu được đổ vào bể điều hoà lưu lượng. Tại đây nước thải được trung hoà bằng vôi bột để đạt pH = 7 và bổ sng enzym. - Kích thước bể: D x R x S = 20m x 10m x 1,5m = 300 m3. 2. Hồ yếm khí số 1: - Nước thải tử bể điều hoà lưu lượng trung hoà pH và bổ xung enzym được bơm vào hồ yếm khí số 1. + Lưu lượng: 1.200 m3/ngày + BOD: 6.000 mgO2/l. + Nước khối lượng lưu trong hồ 20 ngày. + Hiệu suất xử lý của hồ = 60% + Sau khi xử lý tại hồ yếm khí 1, BOD còn 2.4000 mgO2/l - Kích thước của hồ yếm khí 1: + Thể tích hồ: D x R x H = 100m x 54m x 4,5m = 24.300 m3. + Diện tích bề mặt: S1 = 5.400 m2. 3. Hồ yếm khí II - Nước từ hồ yếm khí 1 chảy sang hồ yếm khí II + Nước vào 1.200 m3/ngày. + Tải lượng 2.800 kg BOD/ngày. + BOD - 2.400 mgO2/l. + Lưu nước 20 ngày + Sau khi xử lý ở hồ yếm khí II, BOD còn 960 mgO22/l; tải lượng BOD còn 1.120 kg BOD/ngày. - Kích thước hồ II: + Thể tích hồ: D x R x H = 100m x 54m x 4,5m = 24.300m3. + Diện tích bề mặt: S2 = 5.400m 2. 4. Hồ Yếm khí số III: - Nước từ hồ yếm khí III chảy sang hồ tuỳ nghi I. + Lưu nước 20 ngày + Sau khi xử lý ở hồ yếm khí III, BOD còn 384 mgO22/l; tải lượng BOD còn 448kg . -Kích thước hồ yếm khí III: + Thể tích hồ: D x R x H = 100m x 54m x 4,5m = 24.300m3. + Diện tích bề mặt: S2 = 5.400m 2. 5. Hồ tuỳ nghi 1 - Nước từ hồ yếm khí III chảy sang hồ tuỳ nghi I. + Lưu nước 20 ngày + Khả năng xử lý BOD của 1 ha bề mặt hồ là 250 kg BOD (tính cho vùng núi Thanh Hoá). + Sau khi xử lý tại hồ: BOD còn 212 mgO22/l; tải lượng BOD còn 248kg. - Kích thước hồ: + Thể tích hồ: D x R x H = 150m x 54m x 3m = 24.300m3. + Diện tích bề mặt: S2 = 8.100m 2. 6. Hồ tuỳ nghi II: - Nước từ hồ tuỳ nghi I chảy sang hồ tuỳ nghi II. + Lưu nước 20 ngày + Sau khi xử lý tại hồ tuỳ nghi II: BOD còn 40 mgO22/l; tải lượng còn 48kg BOD. - Kích thước hồ tuỳ nghi II: + Thể tích hồ: D x R x H = 150m x 54m x 3m = 24.300m3. + Diện tích bề mặt: S5 = 8.100m 2. Nước thải sau khi xử lý ở hồ tuỳ nghi vẫn còn nhiễm cặn lơ lửng, cần phải có hệ thống xử lý hiếu khí acroten. 7. Hồ hiếu khí I - Nước từ hồ tuỳ nghi chảy sang hồ hiếu khí + Hồ hiếu khí có hệ thống sục khí - Hiệu xuất xử lý của hồ 50%. + Sau khi xử lý BOD còn 20 mgO22/l. - Kích thước hồ: + Thể tích hồ: D x R x H = 100m x 54m x 1,5m = 8.100m3. + Diện tích bề mặt: S6 = 5.400m 2. 8. Hồ hiếu khí II - Nước từ hồ hiếu khí 1 chảy sang hồ hiếu khí II. + Sau khi xử lý BOD còn 10 mgO22/l. + Các chất rắn lơ lửng bùn thải còn lại sẽ được lắng đọng và chuyển hoá tại hồ này bằng biện pháp nuôi cá, thả bèo. - Kích thước hồ: + Thể tích hồ: D x R x H = 100m x 54m x 2m = 10.800m3. + Diện tích bề mặt: S7 = 5.400m 2. 9.. Sân chứa bùn - Bùn được bơm định kỳ lên sân chứa bùn. - Diện tích sân chứa bùn: S8 = 100m x 54m = 5.400 m2. Tổng diện tích của hệ thống xử lý nước thải là: 48.600 m2 ằ 5 ha Tổng khối lượng đào đắp là 140.400 m3. Một số yêu cầu khi thiết kế xây dựng và vận hành: - Hệ thống hồ phải thiết kế để nước có thể tự chảy để đỡ tốn năng lượng bơm. - Cần khảo sát địa chất tại các vị trí đào hồ chứa, nếu đáy hồ không có lớp sét để chống thấm nước, bắt buộc phải bổ xung một lớp sét tối thiểu là 30 cm xuống đáy hồ để chống thấm. - Việc thiết kế xây dựng cần chú ý tại các hồ sau như 3 hồ yếm khí, 2 hồ tuỳ nghi phải có hàng rào chắn bảo vệ và không cho người lạ vào để tránh bị rơi xuống hồ. - Định kỳ bơm bùn và nạo vét hồ để hồ hoạt động được lâu dài. - Để hệ thống hồ xử lý hoạt động tốt và có hiệu quả cần có bộ phận nuôi cấy và lưu giữ các vi khuẩn hữu ích để bổ sung thường xuyên cho hệ thống xử lý. Các chủng vi khuẩn sử dụng là vi khuẩn sống tại điều kiện của Việt Nam do các cơ quan khoa học của Việt Nam phân lập. c. Dự trù kinh phí hệ thống xử lý nước thải: - Đào và xây hồ: 3.000.000.000 đồng - Thiết bị: 260.000.000 đồng Cộng: 3.260.000.000 đồng 1.3. Số lượng chất thải rắn - Vỏ sắn, bã sắn bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc hoặc chế biến phân bón. Trong khi chưa xây dựng được phân xưởng chế biến phân bón hữu cơ, nhà máy cần chủ động ký hợp đồng tiêu thụ vỏ sắn, bã sắn với các cơ sở chăn nuôi và sản xuất phân bón. - Rác thải sinh hoạt được gom và tập trung để đốt. Đối với rác thải như vỏ chai nhựa, ny lon thì không được đốt mà phải chôn lấp hoặc bán cho các cơ sở tái chế. Vị trí chôn lấp các chất thải rắn ở cuối hướng gió chủ đạo. 1.4 Xử lý khói lò hơi. Theo quy định tại Tiêu chuẩn 16 - Yêu cầu về độ cao ống khói đối với các cơ sở đốt nhiên liệu (than đá, dầu) theo quyết định 505/BYT, trong giới hạn sử dụng dầu 0,1 tấn/h chúng tôi đề xuất chủ dự án cần thiết kế chiều cao ống khói lò hơi ít nhất là 14m, có lắp đặt hệ thống xử lý khí thải xyclon màng nước với hiệu suất 90% Kinh phí cho hệ thống lọc bụi nằm trong kinh phí xây dựng lò hơi. 1.5 Hạn chế bụi, tiếng ồn, độ rung, mùi : - Hạn chế bụi : + Trong khu vực sản xuất, đặc biệt là khu đóng bao phải lắp đặt hệ thống lọc bụi túi. + Hệ thống giao thông nội bộ được phun nước vào những ngày hanh khô + Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy. - Hạn chế tiếng ồn và độ rung : + Chú ý đến các biện pháp khống chế tiếng ồn, rung cho các thiết bị như kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp đặt, kiểm tra độ mòn chi tiết và phải thường kỳ tra dầu mỡ bôi trơn cho máy móc, thiết bị. Đảm bảo trong khu vực sản xuất tiếng ồn không vượt quá 85 dBA + Đúc móng máy đủ khối lượng (bê tông mác cao), tăng chiều sau móng, đào rãnh đổ cát khô hoặc than củi để tránh rung cho mặt nền. + Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung, thiết kế trục đỡ chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn đặc biệt các máy nghiền máy sàng rung. - Hạn chế mùi : Giữa khu xử lý nước thải và khu sản xuất phải có dải cây xanh phân cách. Giải phân cách có chiều rộng ít nhất là 100m. Các loại cây nên trồng là long não, bạch đàn, keo lá tràm. Khoảng cách giữa các cây là 3 m. II. Thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ - Cần giám sát chặt chẽ việc lắp đặt hệ thống điện đặc biệt là chất lượng dây dẫn và các thiết bị bảo vệ (Rơle - Aptômát). Hệ thống đường điện trong nhà máy phải có hành lang an toàn. - Kiểm tra định kỳ hệ thống điện để khắc phục và phát hiện kịp thời những hư hỏng của hệ thống điện. Trang bị bảo hộ an toàn điện cho công nhân vận hành sửa chữa điện. - Ban hành quy chế và thực hiện nguyên tắc cấm lửa, cấm hút thuốc trong khu vực sản xuất, đặc biệt là tại các vị trí : trạm biến áp, kho chứa thành phẩm, không để chất dễ bắt lửa tại các vị trí này. - Kiểm tra thường xuyên độ kín nồi hơi, đặc biệt kiểm tra áp suất khí của nồi hơi, tránh để vượt quá giới hạn , sẽ gây nổ nồi hơi. - Có nội quy phòng cháy chữa cháy và trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp lệnh phòng cháy chữa cháy. - Lắp đặt hệ thống chống sét tại các vị trí cao tầng và thiết bị bằng kim loại có độ cao theo quy định 76VT/QĐ ngày 2/3/1983 của Bộ vật tư. - Kiểm tra và đo điệnt rở tiếp đất định kỳ. Điện trở tiếp đất xung kích của hệ thống chống sét Ê 10W khi điện trở suất < 50.000 W/cm2 . và Ê30W khi điện trở suất ³50.000W/cm2. III. Trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân Nhà máy phải trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân: găng tay, khẩu trang. ở những vị trí có độ ồn cao phải trang bị nút tai chống ồn cho công nhân. Cần có chế độ khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân với tần suất 6 tháng/lần IV. Đền bù cho các hộ dân phải di dời : Khi tiến hành giải phóng mặt bằng phải chú ý đến việc đền bù thoả đáng cho các hộ dân phải di dời nhằm khắc phục một phần tác động tiêu cực của việc thực hiện dự án đến cuộc sống của họ. Kinh phí cho việc đền bù đã được dự toán trong báo cáo khả thi dự án. V. Dự trù kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường : 1. Trồng cây xanh : 100.000.000 đồng 2. Xử lý nước thải : 3.260.000.000 đồng 3. Xử lý nước mặt : 760.000.000 đồng Cộng : 4.120.000.000 đồng VI. Thời gian hoàn thành các hệ thống bảo vệ môi trường : - Hệ thống hồ xử lý nước thải hoàn thành trong thời hạn 12 tháng. - Các hệ thống và thiết bị khác được xây lắp trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình. Chương IV Kết luận và kiến nghị Cùng với phát triển kinh tế, môi trường cũng là một vấn đề đang được mọi tầng lớp trong xã hội quan tâm. Tuy nhiên trong thực tế với nhiều hoạt động phát triển nhân tố tài nguyên môi trường thường bị bỏ qua hoặc không chú ý đúng mức và một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do không có công cụ phân tích thích hợp. Thủ tục đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cụ thể là việc bắt buộc phải có báo cáo ĐTM trong hồ sơ xét duyệt kinh tế - kỹ thuật là một công cụ giúp cho cơ quan xét duyệt dự án hoạt động có đủ điều kiện để nâng cao một quyêts định toàn diện đúng đắn. Đánh giá tác động môi trường thực tế đã ra đời và bắt đầu được áp dụng từ những năm 70. Tuy nhiên TĐM vốn phụ thuộc vào nội dung dự án và không có mẫu xác định nên việc xác định một mẫu báo cáo ĐTM chỉ có ý nghĩa tương đối. ĐTM của dự án xây dựng chế biến tinh bột là một lĩnh vực không còn quá mới mẻ đối với chúng ta. Việc tìm hiểu và phân tích thực trạng các tác động của dự án là phát triển kinh tế là một việc làm vô cùng cần thiết trong thời kỳ hiện nay - thời kỳ mà công cuộc CNH-HĐH đang diễn ra hết sức khẩn trương ở nước ta, tuy nhiên để làm được việc này là rất khó khăn vì các nghiên cứu và đánh giá của chúng ta còn chưa đầy đủ chỉ dừng lại ở mức định tính, còn định lượng thì không đáng kể. Nếu làm không tốt sẽ gây rất nhiều khó khăn cho môi trường bởi những tác động tiêu cực của dự án ngay cả trong quá trình xây dựng cũng như sau khi đã hoàn thành. Trong chuyên đề này bằng những nhận thức được đào tạo trong nhà trường, những kiến thức góp nhặt được trong quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tham khảo các tài liệu về ĐTM, môi trưòngcùng vói sự hướng dẫn của giáo viên và một số chuyên gia về môi trường. Tôi xin đưa ra 1 mô hình sơ lược ve ĐTm cho các dự án xây dựng các nhà máy , khu chế xuất trong dó áp dụng đối với 1 dự án cụ thể là: Dự án xây dựng nhà máy chế biến tinh bột xuất khẩu Thanh Hoá. Qua các bước đánh giá phân tích đối với 1 dự án về xây dựng nhà máy chế xuất tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với công tác đánh giá tác động môi trường cho các hoạt động sản xuất , chế biến hàng xuất khẩu như sau: -Cần phải tận dụng tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thế mạnh vốn có của địa phương để xây dựng các nhà máy , các khu chế xuất nhằm phát triển kinh tế của địa phương cũng như của đất nước. -Huy động nguồn vốn , các nhà đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế. -Quan trọng nhất sau khi đã thực hiện những điều kiện cần như trên thì phải phân tích đánh giá những tác động môi trường cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực để từ đó đưa ra những quyết định đúng nhất cho dự án, nhằm thu được lợi nhuận cao nhất sau khi đã cân đối các khoản chi phí về mặt bảo vệ môi trường. Do là đề tài cũng tương đối mới mẻ và đang được Chính Phủ quan tâm và khuyến khích đầu tư trong điều kiện công tác ĐTM ở Việt Nam chưa được thực sự quan tâm đúng mức các kinh nghiệm thực tiễn cũng như các tài liệu còn sơ sài , trong chuyên đề này các phân tích đánh giá chỉ mới dừng lại ở mức định tính là chủ yếu. Các phân tich chi phí -lợi ích chắc chắn không tránh khỏi sai sót do việc đánh giá còn mang nhiều tính chủ quan , số liệu thị trường chưa chuẩn xác, mặt khác do trình độ còn hạn chế và kinh nghiệm thực tiễn chưa có nên chuyên đề này không tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình của thầy cô và các bạn đọc để tôi có thể hoàn thiện hơn về đề tài này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT133.doc
Tài liệu liên quan