Ưu điểm :
Cánh tính lương sản phẩm trực tiếp cá nhân của công ty khá đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tính, các lái xe và phụ xe có thể tự tính được lương của mình do đó khi nhận được tiền lương nếu có gì không hợp lý thì họ có thể kiến nghị ngay với bộ phận làm lương, ngoài ra họ có thể thấy ngay được hiệu quả và kết quả làm việc của mình để qua đó kịp thời điều chỉnh.
Hiện tại hình thức trả lương theo sản phẩm của công ty có vai trò quan trọng trong việc không ngừng hoàn thiện công tác quản lý tổ chức của công ty, nâng cao tính tự chủ, chủ động làm việc của người lao động và tập thể người lao động trong công ty.
Tiền lương sản phẩm trả cho người lao động trong công ty đã đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất sức lao động giản đơn cho người lao động cũng như đáp ứng được phần nào nhu cấu sinh hoạt của họ và gia đình. Đồng thời tiền lương của công ty trả cho người lao động tuân thủ theo đúng quy định của bộ luật Lao Động
Hình thức trả lương theo sản phẩm tại công ty đã gắn tiền lương mà người lao động nhận được với kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, có tác dụng trực tiếp khuyến khích người lao động ra sức học tập, nâng cao kỹ năng, trình độ, ý thức trách nhiệm để nâng cao khả năng làm việc của bản thân cũng như của cả tập thể.
Nhược điểm.
Hiện tại công ty mới chỉ áp dụng hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân mà lại không áp dụng các hình thức trả lương khác như trả lương sản phẩm có thưởng và trả lương sản phẩm lũy tiến điều này phần nào hạn chế các lái xe và phụ xe tích cực làm việc và nâng cao năng suất lao động .
Do tiền lương sản phẩm của lái xe và phụ xe gắn liền với số lượng khách lên đã có tình trạng họ ít quan tâm tới việc tiết kiệm nhiên liệu, bảo quản máy móc thiết bị vận tải của công ty, coi nhẹ việc phục vụ chu đáo đối với khách hàng. Bên cạnh đó có một tình trạng vẫn xảy ra thường xuyên đó là hiện tượng các phụ xe cho khách lên xe nhưng không xé vé cho khách, để ăn cắp tiền của công ty.
Ngoài tiền lương trả theo sản phẩm thì công ty có rất ít các chế độ đãi ngộ cũng như các hình thức khen thưởng kịp thời để khuyến khích người lao động.
80 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá thực trạng trả lương theo sản phẩm ở công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 năm : 61
+ Từ 15 - Tuổi nghỉ hưu : 20
Qua đây cho thấy tình hình phân bổ lao động theo độ tuổi của công ty là tương đối hợp lý . Số lao động dưới một năm công tác và từ 15 năm trở lên lần lượt là 27 và 20 người chiếm một tỷ lệ nhỏ so với các nhóm tuổi còn lại, do nhóm dưới một năm còn thiếu kinh nghiệm, nhóm từ 15 - tuổi nghỉ hưu thì công tác lâu năm và cũng đã cao tuổi. Số lao động làm việc từ 5 năm trở lên là lực lượng lao động chính, họ có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng và chuyên môn cao, họ vẫn còn làm việc được trong thời gian dài cho công ty.
2.1.5.1.2 Chất lượng lao động.
Bảng 6: Trình độ cán bộ công nhân viên của công ty tính đến tháng 6 năm 2008
Các bộ phận
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Bộ phận lãnh đạo
17
6,88
7
2,84
6
2,43
4
1,62
Bộ phận sản xuất
2
0,81
5
2,02
36
14.57
170
68,83
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Nhìn chung trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công ty là thấp. Số lượng đại học là 19 chiếm 7,69% còn cao đẳng chỉ có 12 người chiếm 4,86%. Trong khi đó những người có trình độ trung cấp và sơ cấp lại chiếm tỷ lệ rất cao lần lượt là 17% và 70,45%.
Điều này cũng dễ hiểu bởi đa phần lực lượng lao động của công ty là lái xe và phụ xe, nhân viên bán xăng dầu với công việc không đòi hỏi quá cao về trình độ chuyên môn. Những người có trình độ cao đẳng, đại học tập trung chủ yếu ở bộ phận lãnh đạo và các phòng ban trong công ty.
2.1.5.2 Đặc điểm trả lương của công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây.
Hiện nay công ty đang áp dụng những nguyên tắc trả lương như sau :
+ Thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động và hiệu quả lao động.
+ Tiền lương không được dùng vào việc khác, ngoài việc trả thù lao cho người lao động.
+ Tiền lương và thu nhập hàng tháng phải thể hiện cụ thể trên bảng thanh toàn tiền lương hàng tháng của công ty và phải có chữ ký của người lao động.
+ Nguồn chi trả tiền lương là quỹ tiền lương kế hoạch được duyệt trên cơ sở “đơn giá x sản phẩm thực hiện được”.
+ Sử dụng quỹ tiền lương : do tính chất sản phẩm phải đảm bảo cân đối trong thực hiện chế độ mà không được vượt quá quỹ tiền lương thực hiện so với kế hoạch hàng năm của công ty.
Quy chế trả lương của công ty đã tuân thủ đúng theo quy định của các cơ quan ban ngành có thẩm quyền như : Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội, Sở giao thông vận tải Hà Nội.
2.1.5.2.1 Quỹ tiền lương.
Nguồn hình thành quỹ tiền lương bao gồm :
+ Quỹ tiền lương theo kế hoạch duyệt trên cơ sở “ đơn giá x sản phẩm thực hiện được”.
+ Quỹ tiền lương bổ xung chưa có trong đơn giá trên cơ sở định biên tương ứng kế hoạch với sản phẩm.
Bảng 7 : Nguồn hình thành quỹ tiền lương.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
1.Tổng quỹ tiền lương tính theo đơn giá
Triệu
1998
2211
2533
2.Tổng quỹ tiền lương ngoài đơn giá
Triệu
563
650
717
3.Tổng quỹ tiền lương
Triệu
2561
2861
3250
(Nguồn : Phòng kế toán tài vụ ).
Công ty xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương từ đầu năm và chủ yếu dựa vào doanh thu của năm trước và kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm tới .
Nguồn hình thành quỹ tiền lương năm nay của công ty được trích từ % trên doanh thu của năm trước và theo chế độ quy định của nhà nước do nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất với 60% cổ phần.
Trong 3 năm gần đây nguồn hình thành quỹ tiền lương của công ty luôn tăng đều qua các năm tuy nhiên hàng năm quỹ tiền lương của công ty vẫn phải bổ sung thêm do phát sinh.
Bảng 8 : Quỹ tiền lương giai đoạn 2006 - 2008.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Quỹ tiền lương
Triệu
2.345
2.561
2.673
2.861
3.015
3.250
(Nguồn : Phòng kế toán tài vụ ).
Từ bảng trên cho thấy tổng quỹ lương kế hoạch và thực hiện của công ty đều tăng qua các năm, điều này phần nào cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và sự quan tâm của ban lãnh đạo đối với việc nâng cao đời sống của người lao động trong công ty. Tiền lương của công nhân tăng tạo động lực cho người lao động hứng thú với công việc là một trong những điều kiện để công ty có thể tăng lợi nhuận, bên cạnh đó đời sống của công nhân cũng được cải thiện và nâng cao hơn.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cho thấy công ty cần chú trọng hơn tới công tác quản lý quỹ tiền lương, làm sao để sử dụng quỹ tiền lương của công ty một cách hợp lý và hạn chế tối đa tình trạng bội chi quỹ tiền lương.
2.1.5.2.2 Tiền lương bình quân.
Hàng năm số lao động của công ty đều tăng cùng với quỹ tiền lương cũng tăng nên tiền lương bình quân của người lao động cũng tăng.
Dưới đây là bảng thống kê tiền lương bình quân của người lao động trong 3 năm từ 2006 đến 2008.
Bảng 9 : Tiền lương bình quân.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
1.Quỹ tiền lương
Triệu
2561
2861
3250
2.Lao động bình quân/năm
Người
168
204
208
3.Tiền lương bình quân
Tr/Ng
1,280
1,235
1,3
(Nguồn : Phòng kế toán tài vụ ).
Dựa vào bảng trên có thể thấy rằng mặc dù quỹ tiền lương và số lượng lao động bình quân đều tăng qua các năm nhưng tiền lương bình quân lại tăng giảm không ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của quỹ tiền lương tăng chậm hơn tốc độ tăng của số lao động bình quân. Cụ thể, năm 2007 lao động bình quân của công ty là 204 tăng 36 lao động tương ứng 21,43% trong khi đó quỹ tiền lương chỉ tăng có 300 triệu tương ứng 11,71%.
Nhìn chung tiền lương bình quân của người lao động trong công ty còn thấp so với các công ty hay doanh nghiệp vận tải khác. Tuy nhiên vấn đề tiền lương của người lao động ngày càng được ban lãnh đạo công ty quan tâm nhiều hơn cùng với các chế độ đãi ngộ hợp lý để khuyến khích người lao động làm việc hết mình cho công ty.
2.1.5.3 Thực trạng áp dụng về nguyên tắc trả lương.
Hiện nay công ty đang áp dụng những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương.
Thứ nhất : Xuất phát từ nguyên tắc phân phối theo lao động và hiệu quả lao động, công ty áp dụng hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân cho bộ phận xe buýt. Hình thức trả lương này căn cứ trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ hoàn thành, những người lao động khác nhau về tuổi tác, giới tính, trình độ v.v… nhưng có mức hao phí lao động như nhau thì được trả lương như nhau.
Qua đây có thể thấy công ty đã thực hiện đúng theo nguyên tắc trả lương ngang nhau cho lao động như nhau, đây là một nhân tố rất quan trọng vì nó đảm bảo được tính công bằng và bình đẳng trong trả lương. Điều này sẽ có tác dụng khuyến khích rất lớn đối với người lao động.
Thứ hai : Theo nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương thì phải đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân.
Bảng 10 : Một số chỉ tiêu kinh tế của bộ phận vận tải.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
Chênh lệch 2006- 2007
Chênh lệch 2007- 2008
+/-
%
+/-
%
Doanh thu thực hiện trong kỳ
Triệuđ
36.875
19.137
23.806
-17.738
-48,10
4.669
24,39
Tổng quỹ lương
Triệuđ
2.561
2.861
3.250
300
11,71
389
13,59
Lao động bq trong kỳ
Người
168
204
208
36
21,42
4
1.96
Năng suất lao động
Trđ/ng
219,49
93,81
114,45
-125,68
-57,26
20,64
22
Tiền lương bq
Trđ/ng
1,28
1,235
1,3
-0,045
-3.51
0,065
5,26
(Nguồn : Phòng tổ chức – hành chính).
Dựa vào bảng trên cho thấy công ty đã thực hiện đúng theo nguyên tắc trên, điều đó phần nào khảng định hướng đi đúng đắn của công ty trong thời gian qua. Mặc dù trong năm 2007 các chỉ số đều rất thấp so với năm 2006 nhưng đến hết năm 2008 thì tình hình đã được cải thiện đáng kể cụ thể :
+ Doanh thu năm 2007 là 19.137 triệu đồng, năm 2008 là 23.806 triệu đồng.
+ Năng suất lao động năm 2007 là 93,81 triệu đồng/người, Năm 2008 là 114,45 triệu đồng.
Công ty đã quán triệt thực hiện trả lương sản phẩm theo đúng những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động và hiệu quả lao động vì tiền lương sản phẩm mà người lao động nhận được phụ thuộc vào số lượng khách cũng như chất lương phục vụ khách hàng, gắn tiền lương với kết quả lao động đây cũng là nhân tố quan trọng thức đẩy người lao động tăng năng suất lao động.
2.1.5.4 Các hình thức trả lương tại công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây.
Hiện nay công ty đang sử dụng 2 hình thức trả lương chính là: trả lương gián tiếp và trả lương sản phẩm.
Hình thức trả lương gián tiếp(trả lương theo thời gian).
Hình thức trả lương này áp dụng cho cán bộ công nhân viên của bộ phận văn phòng trong công ty.
Công thức tính lương thời gian
Ltg = Lcb x T
Trong đó :
Ltg : Tiền lương thời gian thực tế người lao động nhận được.
Lcb : Lương cấp bậc của từng người.
T : Ngày công làm việc thực tế của người lao động.
Bảng 11 : Bảng thanh toán tiền lương tháng 2 năm 2009 của bộ phận văn phòng công ty cổ phẩn ô tô vận tải Hà Tây.
STT
Họ và tên
Lương thời gian
Lương thời gian trực
Phụ cấp TN
Các khoản phải khấu trừ
Được lĩnh
Lương cấp bậc
Số công
Số tiền
Số công
Số tiền
1
Nguyễn Bá Đệ
170.370
20
3.407.400
162.000
308.400
3.261.000
2
Đỗ Văn lợi
152.550
20
3.051.000
4
1.109.500
162.000
287.300
4.035.200
3
Nguyễn Đức Việt
143.640
20
2.872.800
162.000
260.000
2.774.800
4
Nguyễn Quốc Lê
121.770
20
2.435.400
162.000
220.900
2.376.500
5
Đỗ Thu Oanh
105.030
20
2.100.600
3
572.900
162.000
196.400
2.639.100
6
Lê Xuân Tươi
84.510
20
1.690.200
2
307.300
155.100
1.842.400
7
Nguyễn Ngọc Diệp
105.030
20
2.100.600
189.000
1.911.600
8
Hoàng Thị Trịnh
105.030
20
2.100.600
1
190.900
54.000
191.500
2.154.000
9
Nguyễn Thị Hằng
134.730
20
2.694.600
1
244.900
162.000
246.400
2.855.100
10
Nguyễn Thu Hà
88.290
20
1.765.800
159.000
1.606.800
(Nguồn : Phòng kế toán – tài vụ).
Ví dụ : Lương của bà Đỗ Thu Oanh .
Ltg = Lcb x T = 105.030 x 20 = 2.100.600đ
Cuối tháng bà Đỗ Thu Oanh được lĩnh :
ĐL = Ltg + Ltr + Phụ cấp TN – KT
= 2.100.600 + 572.900 + 162.000 – 196.400
= 2.639.100đ.
Trong đó :
Ltr : Lương thời gian trực chủ nhật, ngày lễ hưởng 200% lương.
KT : Các khoản phải khấu trừ bao gồm: 5% bảo hiểm xã hội, 1% bảo hiểm y tế, 1% bảo hiểm thất nghiệp, truy thu 1% bảo hiểm thất nghiệp tháng trước, 1% đóng phí công đoàn.
Hình thức trả lương sản phẩm :
Công ty trả lương theo đơn giá sản phẩm, theo nguồn, theo tuyến trên cơ sở định mức lao động.
Công thức tính :
Lsp = ĐGđd x SPth.
Trong đó :
Lsp : Lương sản phẩm.
ĐGđd : Đơn giá được duyệt.
SPth : Sản phẩm thực hiện được.
Ngoài 2 hình thức trả lương chính trên công ty còn thực hiện chế độ trả lương theo phép, trực, lái xe dự phòng trên cơ sở lương cấp bậc theo nghị định 205 của Chính Phủ.
2.2 Thực trạng trả lương theo sản phẩm của công ty.
2.2.1 Thực trạng áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.
2.2.1.1 Đối tượng áp dụng :
Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân cho bộ phận xe buýt : tuyến buýt Xuân Mai và tuyến buýt Tản Lĩnh với 100 lao động.
Bộ phận xe buýt Xuân Mai có 44 lao động trong đó có 22 lái xe và 22 phụ xe.
Bộ phận xe buýt Tản Lĩnh có 34 lao động trong đó có 17 lái xe và 17 phụ xe.
Bộ phận thanh tra xe buýt tuyến Xuân Mai gồm 9 người, Tuyến Tản Lĩnh có 13 người.
2.2.1.3 Cách tính lương sản phẩm :
Hiện nay công ty trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân cho bộ phận xe buýt theo đơn giá sản phẩm, theo nguồn, theo tuyến .
2.2.1.3.1 Cách tính đơn giá.
Việc xác định đơn giá tiền lương của công ty căn cứ vào các yếu tố sau :
+ Khấu hao xe hàng năm.
+ Tổng số xe tham ra trên luồng.
+ Cự ly hoạt động của luồng.
+ Số lượt xe hoạt động trong ngày.
+ Tổng doanh thu.
Đơn giá tiền lương được duyệt của lương sản phẩm trực tiếp cá nhân của công ty được tính như sau :
ĐGđd = åLcbcv/Q.
Trong đó :
ĐGđd : Đơn giá được duyệt.
åLcbcv : Tổng tiền lương cấp bậc công việc của người lao động trong 1 năm.
Q : Số lượng hành khách đã vận chuyển.
åLcbcv = Lđ x K x TLTT x 12.
Lđ : Số lao động.
K : Hệ số lao động, trong đó hế số lái xe là 2,94; phụ xe là 1,75.
TLTT : Tiền lương tối thiểu, hiện tại công ty đang áp dụng mức tiền lương tối thiểu là 800.000đ.
Ví dụ : Tính ĐGđd của lái xe và phụ xe tuyến buýt Xuân Mai, với 22 lái xe và 22 phụ xe.
ĐGđd của lái xe :
åLcbcv = Lđ x K x TLTT x 12
= 22 x 2,94 x 800.000 x 12
= 620.928.000đ
Q = 1.478.400 lượt khách.
ĐGđd = åLcbcv/Q
= 620.928.000đ/1.478.400 lượt khách
= 420đ/lượt khách.
ĐGđd của phụ xe :
åLcbcv = Lđ x K x TLTT x 12
= 22 x 1,75 x 800.000 x 12
= 369.600.000đ
Q = 1.478.400 lượt khách.
ĐGđd = åLcbcv/Q.
= 369.600.000đ/1.478.400 lượt khách
= 249đ/ lượt khách.
Tương tự cũng tính được ĐGđd của lái xe và phụ xe của tuyến buýt Tản Lĩnh :
ĐGđd của lái xe là 1200đ/ hành khách.
ĐGđd của phụ xe là 708đ/ hành khách.
Ưu điểm :
Cánh tính đơn giá của công ty là tương đối đơn giản, hợp lý và thực tế vì nó đã gắn liền với doanh thu thực hiện được, tổng số xe, cự ly hoạt động của các luồng, số lượt xe hoạt động trong ngày, khấu hao xe hàng năm của mỗi tuyến xe.
Nhược điểm :
Cách tính đơn giá tiền lương còn đơn giản, chưa đáp ứng được nguyện vọng của người lao động trong công ty.
Công tác kiểm tra đối với các lái xe và phụ xe còn nhiều bất cập, vẫn còn nhiều kẽ hở để các lái xe và phụ xe khai khống số khách và nhiên liệu.
Công tác đánh giá thực hiện công việc đã có nhưng chưa đánh giá chính xác tình hình thực hiện công việc của người lao động trong công ty.
Công tác định mức lao động chưa khoa học mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà chưa dựa trên phương pháp phân tích, thống kê, đo lường và xác định thực tế các định mức.
Nguyên nhân :
Công tác định mức lao động chưa được chú trọng. Trong nhiều năm qua công ty đã không tiến hành xây dựng lại hệ thống định mức lao động mà vẫn sử dụng những định mức cũ do đó cách tính lương không thay đổi nhiều, đơn giá tiền lương chưa thật sự hợp lý, chưa gắn liền với sự thay đổi của thị trường cũng như chưa đáp ứng được nguyện vọng của người lao động trong công ty.
Công tác thống kê, tổ chức kiểm tra nghiệm thu sản phẩm còn lỏng lẻo chưa thực sự chặt chẽ, cách bố trí chốt kiểm tra, người kiểm tra, chế độ đãi ngộ chưa hợp lý.
Công tác tổ chức phục vụ tốt cho nơi làm việc chưa được quan tâm đúng mức, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận.
Các chương trình đào tạo và công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho các lái xe và phụ xe chưa được chú trọng, phần lớn chỉ là hình thức mà chưa chú trọng đi sâu vào nội dung, chưa tạo được hứng thứ học tập cho họ.
Hiện tại công ty chỉ có một cán bộ chuyên phụ trách về tiền lương cho công ty, do đó công ty đang thiếu những cán bộ giỏi nghiệp vụ về tiền lương để triển khai công tác tổ chức tiền lương đạt hiệu quả: xác định đúng đắn, chính xác các yếu tố cấu thành đơn giá sản phẩm; tính toán xác định hệ thống đơn giá sản phẩm cho các công việc.
2.2.1.3.2 Cách tính lương bộ phận xe buýt.
Bộ phận xe buýt bao gồm tuyến buýt Xuân Mai, tuyến Tản Lĩnh và thanh tra xe buýt. Tuy nhiên do đặc điểm về công việc, điều kiện làm việc khác nhau mà mỗi bộ phận khác nhau lại có cách tính lương sản phẩm khác nhau.
Bảng 12 : Bảng tổng hợp lương xe buýt tháng 2 năm 2009.
STT
Bộ phận
Bậc lương
Tổng số
Các khoản khấu trừ
Tạm ứng
Tiền lương
Ăn ca, ngủ đêm
Được lĩnh
tính BHXH
1
Thanh tra Xuân Mai
6615000
6306000
593600
131100
5581300
2023000
7604300
2
Thanh tra Tản Lĩnh
11340000
11703400
1026400
10677000
3876000
14553000
3
Xưởng kiểm tra KT
4514400
4855400
399800
4455600
4455600
4
Lái phụ xe buýt XM
36790200
59841600
3546000
88800
56206800
12046000
68252800
5
Lái phụ xe buýt TL
34079400
39991900
3124700
202900
36664300
10183000
46847300
Cộng
93339000
122698300
8690500
422800
112585000
27863000
141713000
(Nguồn : Phòng kế toán – tài vụ).
Dựa vào bảng trên có thể thấy được :
+ Tiền lương trung bình của một lao động của bộ phận xe buýt khoảng 1,41 triệu đồng
+ Tiền lương trung bình của lái xe và phụ xe tuyến buýt Xuân Mai khoảng 1,55 triệu đồng.
+ Tiền lương trung bình của lái xe và phụ xe tuyến buýt Tản Lĩnh khoảng 1,38 triệu đồng.
Nhìn chung tiền lương trung bình của bộ phận xe buýt là tương đối cao so các bộ phận khác và với tiền lương trung bình của công ty. Điều này phần nào đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người lao động nhưng nó vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của các công ty hoạt động trong ngành giao thông vận tải.
Mặt khác tiền lương của bộ phận này luôn luôn thay đổi và dựa vào kết quả cũng như hiệu quả làm việc của người lao động trong bộ phận. Qua đó luôn khuyến khích người lao động chăm chỉ làm việc, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và nâng cao năng suất lao động.
* Tuyến buýt Xuân Mai : có 44 lao động trong đó có 22 lái xe và 22 phụ xe, với 14 xe tham gia trên luồng, cự ly hoạt động của luồng là 27km, số lượt xe hoạt động trong ngày là 106.
Cách tính lương cho lái xe và phụ xe tuyến buýt Xuân Mai :
TLđl = Lsp + Đhs + Ăn ca + Ngủ đêm – KT.
Với Lsp = ĐGđd x SK
Trong đó :
TLđl : Tiền lương được lĩnh.
Lsp : Lương sản phẩm.
ĐGđd : Đơn giá được duyệt, trong đó ĐGđd = 420đ cho một khách đi suốt cho lái xe và 249đ cho một khách đi suốt đối với phụ xe.
SK : Số khách đã chở trong tháng.
Đhs : Đưa đón học sinh.
Ăn ca : Tiền ăn ca là 17.000đ/công.
Ngủ đêm : Ngủ đêm trên bến được thêm 5.000đ/công
STT
Họ và tên
Lương sản phẩm
Đưa đón học sinh
Các khoản khấu trừ
Ăn ca
Ngủ đêm
Tổng số được lĩnh
Số khách
Tiền lương
Công
Số tiền
Công
Số tiền
1
Nguyễn Anh Đôn
6269
2632980
141000
202800
25
425000
6
30000
3026180
2
Nguyễn Huy Triển
6305
2648100
139000
83000
25
425000
13
65000
3194100
3
Hoàng Đức Minh
5073
2130700
115000
131100
21
357000
2471600
4
Nguyễn Hữu Chính
5196
2182300
125000
79400
24
408000
2635900
5
Tạ Duy Bình
5788
2430900
134000
134200
24
408000
5
25000
2863700
6
Nguyễn Chí Hiếu
6519
2737900
139000
137400
26
442000
3
15000
3196500
7
Nguyễn Văn Hữu
5803
2437300
131000
134300
24
408000
2
10000
2852000
8
Quách Đăng Bình
6743
2832100
136000
138300
25
425000
3254800
9
Đỗ Văn Bằng
6581
2764000
139000
137600
25
425000
3190400
10
Nguyễn Văn Tú
6123
2571700
135000
83400
24
408000
3031300
11
Nguyễn Văn Minh
3873
964400
56000
86000
17
289000
1223400
12
Lưu Hữu Học
6502
1618900
81000
92700
26
442000
2049200
13
Kiều Anh Tuấn
5185
1291100
72000
89400
23
391000
1664700
14
Nguyễn Thăng Long
6284
1564700
80000
92200
24
408000
1960500
15
Nguyễn Phúc Hòa
6973
1736300
84000
94000
26
442000
2168300
KT : Các khoản phải khấu trừ bao gồm: 5% bảo hiểm xã hội, 1% bảo hiểm y tế, 1% bảo hiểm thất nghiệp, truy thu 1% bảo hiểm thất nghiệp tháng trước, 1%đóng phí công đoàn.
Bảng 13 : Bảng thanh toán tiền lương tháng 2 năm 2009 của bộ phận xe buýt Xuân Mai
(Nguồn : Phòng kế toán – tài vụ).
Ví dụ :
+ Lái xe Nguyễn Anh Đôn :
- Lsp = SK x ĐGđd = 6269 x 420 = 2.632.980đ.
- TLđl = Lsp + Đhs + Ăn ca + Ngủ đêm - KT
= 2.632.980 +141.000 + 425.000 + 30.000
= 3.026.180 đ.
Như vậy cuối tháng lái xe Nguyễn Anh Đôn sẽ được lĩnh 3.026.180đ.
+ Phụ xe Nguyễn Văn Minh :
Lsp = SK x ĐGđd = 3873 x 249 = 964.400 đ.
TLđl = Lsp + Đhs + Ăn ca + Ngủ đêm – KT
= 964.400 +56.000 + 289.000 + 0 – 86.000
= 1.223.400 đ.
Như vậy cuối tháng phụ xe Nguyễn Văn Minh sẽ nhận được 1.223.400đ.
Qua đây có thể thấy tiền lương của các lái xe của tuyến buýt Xuân Mai là tương đối cao, trung bình khoảng 3 triệu đồng/ tháng. Còn đối với phụ xe lại thấp khoảng 1,4 triệu đồng/ tháng.
* Tuyến Tản Lĩnh : có 34 người, với 14 xe và cự ly hoạt động là 50km, số lượt xe hoạt động trong ngày 58.
Cách tính lương của bộ phận xe buýt Tản Lĩnh :
TLđl = Lsp + Ăn ca – KT.
Với Lsp = Số khách x ĐGđd.
Trong đó ĐGđd = 1.200đ cho 1 khách đi suốt cho lái xe và 708đ cho một khách đi suốt đối với phụ xe
Bảng 14: Bảng thanh toán tiền lương tháng 2 năm 2009 của bộ phận xe buýt Tản Lĩnh.
STT
Họ và tên
Lương sản phẩm
Các khoản khấu trừ
Ăn ca
Tổng số được lĩnh
Số khách
Tiền lương
Công
Số tiền
1
Phan Văn Cường
1456
1747200
166200
22
374000
1955000
2
Quách Huy Hùng
1532
1838400
127000
23
391000
2102400
3
Phạm Như Thạch
1610
1932000
146400
23
391000
2176600
4
Nguyễn Quốc Cần
1010
715100
98600
13
221000
837500
5
Nguyễn Công Định
1422
1006800
81400
21
357000
1282400
6
Nguyễn Hữu Kỷ
1443
1021600
86000
20
340000
1275600
7
Cấn Văn Quyết
1565
1108000
86900
23
391000
1412100
8
Trần Đăng Ninh
1256
889200
84700
21
357000
1161500
9
Nguyễn Xuân Hiển
1731
1225500
88100
23
391000
1528400
10
Phùng Anh Tuấn
1495
1058500
86400
21
357000
1329100
11
Đỗ Thành Trung
245
173500
77500
3
51000
147000
12
Nguyễn Tiến Dũng
1751
1239700
103800
25
425000
1560900
13
Nguyễn Tuấn Phương
1590
1125700
102700
23
391000
1414000
(Nguồn : Phòng kế toán – tài vụ).
Ví dụ :
+ Lái xe Phan Văn Cường :
- Lsp = Số khách x ĐGđd = 1456 x 1200 = 1.747.200đ
- TLđl = Lsp + Ăn ca - KT
= 1.747.200 + 374.000 – 166.200
= 1.955.000đ
+ Phụ xe Nguyễn Tuấn Phương :
- Lsp = Số khách x ĐGđd = 1590 x 708 = 1.125.700đ
- TLđl = Lsp + Ăn ca - KT
= 1.125.700 + 391.000 – 102.700
= 1.414.000 đ.
Như vậy cuối tháng lái xe Phan Văn Cương sẽ nhận được 1.955.000đ; phụ xe Nguyễn Tuấn Phương sẽ nhận được 1.414.000đ.
Tiền lương trung bình của lái xe buýt tuyến Tản Lĩnh chỉ khoảng 2,1 tiệu đồng/tháng và của phụ xe khoảng 1,3 triệu đồng/ tháng. Tiền lương trung bình của bộ phận xe buýt tuyến Tản Lĩnh thấp hơn nhiều so với tuyến Xuân Mai, nguyên nhân chính là do số lượng khách của tuyến Xuân Mai lớn hơn rất nhiều so với tuyến buýt Tản Lĩnh .
Ưu điểm :
Cánh tính lương sản phẩm trực tiếp cá nhân của công ty khá đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tính, các lái xe và phụ xe có thể tự tính được lương của mình do đó khi nhận được tiền lương nếu có gì không hợp lý thì họ có thể kiến nghị ngay với bộ phận làm lương, ngoài ra họ có thể thấy ngay được hiệu quả và kết quả làm việc của mình để qua đó kịp thời điều chỉnh.
Hiện tại hình thức trả lương theo sản phẩm của công ty có vai trò quan trọng trong việc không ngừng hoàn thiện công tác quản lý tổ chức của công ty, nâng cao tính tự chủ, chủ động làm việc của người lao động và tập thể người lao động trong công ty.
Tiền lương sản phẩm trả cho người lao động trong công ty đã đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất sức lao động giản đơn cho người lao động cũng như đáp ứng được phần nào nhu cấu sinh hoạt của họ và gia đình. Đồng thời tiền lương của công ty trả cho người lao động tuân thủ theo đúng quy định của bộ luật Lao Động
Hình thức trả lương theo sản phẩm tại công ty đã gắn tiền lương mà người lao động nhận được với kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, có tác dụng trực tiếp khuyến khích người lao động ra sức học tập, nâng cao kỹ năng, trình độ, ý thức trách nhiệm … để nâng cao khả năng làm việc của bản thân cũng như của cả tập thể.
Nhược điểm.
Hiện tại công ty mới chỉ áp dụng hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân mà lại không áp dụng các hình thức trả lương khác như trả lương sản phẩm có thưởng và trả lương sản phẩm lũy tiến điều này phần nào hạn chế các lái xe và phụ xe tích cực làm việc và nâng cao năng suất lao động .
Do tiền lương sản phẩm của lái xe và phụ xe gắn liền với số lượng khách lên đã có tình trạng họ ít quan tâm tới việc tiết kiệm nhiên liệu, bảo quản máy móc thiết bị vận tải của công ty, coi nhẹ việc phục vụ chu đáo đối với khách hàng. Bên cạnh đó có một tình trạng vẫn xảy ra thường xuyên đó là hiện tượng các phụ xe cho khách lên xe nhưng không xé vé cho khách, để ăn cắp tiền của công ty.
Ngoài tiền lương trả theo sản phẩm thì công ty có rất ít các chế độ đãi ngộ cũng như các hình thức khen thưởng kịp thời để khuyến khích người lao động.
2.2.1.3.4 Cách tính lương của bộ phận thanh tra xe buýt.
TLđl = Lsp + Ăn ca – KT.
Với Lsp = SC x ĐGđd.
Trong đó :
SC : Số công.
ĐGđd : Đơn giá được duyệt cho bộ phận thanh tra xe buýt là 36.345đ.
KT : Các khoản phải khấu trừ.
Bảng 15 : Bảng thanh toán tiền lương tháng 2 năm 2009 của bộ phận thanh tra xe buýt.
STT
Họ và Tên
Lương sản phẩm
Các khoản khấu trừ
Ăn ca
Được lĩnh
Số công
Số tiền
Số công
Số tiền
1
Ngô Quyết Chí
31,5
1144900
87400
20
340000
1397500
2
Lê Quang Hòa
26,5
963200
88000
17
289000
1164200
3
Lê Thị Hiền
21,5
781400
83400
14
238000
936000
4
Nguyễn Sơn Thủy
11
399800
85300
7
119000
433500
5
Nguyễn Văn Lương
31
1126700
91200
20
340000
1375500
6
Nguyễn Hà Xuyên
19
690600
85400
12
204000
809200
7
Nguyễn Quý Cường
33
1199400
89200
21
357000
1467200
8
Đỗ Thu Oanh
6
102000
102000
9
Lê Xuân Tươi
2
34000
34000
(Nguồn : Phòng kế toán – tài vụ).
Ví dụ :
Lương của thanh tra Ngô Quyết Chí với 31,5 công và 20 công ăn ca :
TLđl = Lsp + Ăn ca – KT.
= 31,5 x 36.346 + 340.000 – 87.400
= 1.397.500đ
Qua bảng trên có thể thấy được tiền lương của các thanh tra xe buýt là tương đối thấp, người nhận lương cao nhất cũng chỉ có 1.467.200 đồng. Việc trả lương như vậy đối với các thanh tra xe buýt chưa thể đáp ứng được so với nguyện vọng của họ, chưa khuyễn khích họ làm việc hết mình, thậm chí họ còn có thể phối hợp với các phụ xe để gian lận gây thiệt hại cho công ty.
Chương III : Một số giải pháp và kiến nghị.
3.1 Phương hướng phát triển của công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây trong thời gian tới.
3.1.1 Mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và sức cạnh tranh trên thị trường.
Mục tiêu của công ty trong những năm gần đây là không ngừng phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập cho người lao động trong công ty, tăng lợi tức cho các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước và phát triển lớn mạnh công ty. Để đạt được các mục tiêu trên công ty đã và đang mở rộng quy mô hoạt động và lĩnh vực kinh doanh, cụ thể :
- Cung cấp dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá đi các tuyến nội tỉnh và các vùng lân cận.
- Đại tu đóng mới sửa chữa ô tô.
- Dịch vụ bán lẻ xăng dầu.
- Cung ứng và bán lẻ vật tư kỹ thuật ô tô.
- Cho thuê bến bãi.
- Các hoạt động đầu tư tài chính.
Cuối năm 2008 và đầu năm 2009 công ty đã đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch của năm 2009.
Bảng 16 : Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009.
Các chỉ tiêu
ĐV tính
Năm 2008
Năm 2009
Tốc độ tăng(%)
I.Sản lượng vận tải
1.Khối lượng vận chuyển
HK
2.232.010
2.735.325
22,5
Tuyến cố định
…
683.381
832.142
21,7
Tuyến buýt Xuân Mai
…
1.478.400
1.625.756
9,96
Tuyến buýt Tản Lĩnh
…
259.868
277.427
6,75
2.Khối lượng luân chuyển
HK.Km
97.615.361
113.543.241
16,31
Tuyến cố định
…
65.399.597
71.358.457
9,11
Tuyến buýt Xuân Mai
…
25.999.837
31.784.562
22,24
Tuyến buýt Tản Lĩnh
…
6.215.926
10.400.222
67,31
II.Tổng doanh thu
Đồng
23.806.942.174
25.237.215.600
6,00
1.Sản xuất vận tải
…
21.547.094.878
22.145.874.952
2,77
Tuyến cố định
…
11.222.570.878
12.132.456.528
8,10
Tuyến buýt Xuân Mai
…
8.304.348.000
9.021.248.361
8,63
Tuyến buýt Tản Lĩnh
…
2.020.176.000
2.492.170.063
23,36
2.Dịch vụ xăng dầu
…
719.659.500
987.823.386
37,26
3.Hoạt động khác
…
1.540.187.796
2.103.517.264
36,57
III.Tổng chi phí
…
22.830.297.308
23.953.142.653
4,91
1.Sản xuất vận tải
…
21.046.829.237
22.876.953.214
8,69
Tuyến cố định
…
10.594.824.683
11.874.963.254
12,08
Tuyến buýt Xuân Mai
…
7.196.230.026
7.654.241.356
6,36
Tuyến buýt Tản Lĩnh
…
3.255.774.528
3.347.748.604
2,82
2.Dịch vụ xăng dầu
…
614.235.912
695.421.563
13,21
3.Hoạt động khác
…
1.169.232.159
1.180.767.876
0,98
IV. Thuế giá trị gia tăng
…
651.262.608
771.659.325
18,48
V. Lãi(+), Lỗ(-)
…
325.382.258
512.413.625
57,48
(Nguồn : Phòng tổ chức- hành chính).
Nhìn chung các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 của công ty đều tăng so với năm 2008 :
+ Khối lượng vận chuyển dự kiến tăng 22,5% so với năm 2008, trong đó tuyến cố định vẫn tăng lớn nhất với 21,7%. Trong vài năm tới công ty tập trung phát triển 2 tuyến xe buýt là Xuân Mai và Tản Lĩnh.
+ Khối lượng luân chuyển dự kiến tăng 16,31% so với năm 2008, trong đó 2 tuyến xe buýt Xuân Mai và Tản Lĩnh dự kiến tăng nhanh với 22,24% và 67,31% so với năm 2008.
+ Tổng doanh thu dự kiến năm 2009 là 25.237.215.600 đồng, tăng khoảng 6% so với năm 2008.
+ Tổng chi phí dự kiến năm 2009 là 23.953.142.653 đồng, tăng khoảng 4,91% so với năm 2008.
+ Lợi nhuận trước thuế dự kiến là 512.413.625 đồng, tăng khoảng 57,48% so với năm 2008.
Ngoài mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, công ty luôn luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lương phục vụ khách hàng và sức cạnh tranh trên thị trường. Bằng cách thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, động viên người lao động, lấy mực tiêu làm hài lòng khách hàng là kim chỉ nam để làm việc. Bên cạnh đó công ty thường xuyên bảo dưỡng,cải tiến và thay mới các phương tiện vận tải, ngoài ra hàng quý công ty còn tổ chức cho các lái xe và phụ xe tham ra học các lớp về phục vụ khách hàng.
3.1.2 Đổi mới cơ cấu tổ chức và phong cách làm việc.
Bên cạnh việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ban giám đốc công ty còn tập trung đổi mới cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và phong cách làm việc của người lao động trong công ty công ty.
Hiện nay bộ máy quản lý còn cồng kềnh và chồng chéo chưa phát huy hết khả năng quản lý của mình, bên cạnh đó việc phân bổ và bố trí cán bộ ở các phòng ban cũng chưa thật sự hợp lý, ví dụ như phòng tổ chức của công ty có 8 người trong khi đó phòng kỹ thuật lại chỉ có 2 người.
Ngoài ra phong cách làm việc cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm. Tình trạng đi làm muộn và nghỉ làm còn phổ biến. Trong giờ làm việc không tập trung hay làm việc riêng và năng suất cũng như hiệu quả làm việc còn thấp.
Hiện công ty đang lên kế hoạch trong thời gian tới cần cải tổ lại cơ cấu tổ chức cho hợp lý cũng như phong cách và hiệu quả làm việc, bên cạnh đó tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả trong công việc để công ty ngày càng hoạt động tốt hơn.
3.2 Quan điểm mới của công ty về hình thức trả lương theo sản phẩm trong thời gian tới.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính với muôn vàn khó khăn, đặt công ty trước hai sự lựa chọn : một là hoàn thiện để tồn tại và phát triển, hai là bị loại bỏ khỏi thị trường. Một trong những vấn đề sống còn với công ty là làm thế nào để giữ chân và tạo động lực cho người lao động, để làm được điều đó công ty cần hoàn thiện các chính sách về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ đãi ngộ đối với người lao động trong công ty nói chung và về hình thức trả lương sản phẩm cho bộ phận xe buýt nói riêng.
Công ty luôn luôn cố gắng đảm bảo trả lương sản phẩm công bằng và bình đẳng cho người lao động dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động và hiệu quả lao động.
Công ty sẽ có thêm những chế độ đãi ngộ hợp lý đối với những cá nhân hoàn thành và vượt mức đề ra, đồng thời cũng sẽ có những biện pháp sử lý cứng rắn đối với những lao động vi phạm kỷ luật.
Tăng tiền lương và thu nhập một cách hợp lý cho người lao động là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm tạo động lực cho người lao động làm việc và cống hiến hết mình cho công ty.
Bên cạnh đó công ty có sự điều chỉnh trong hình thức trả lương sản phẩm theo từng thời kỳ cụ thể để phản ánh tính xã hội của tiền lương, đồng thời đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động, đảm bảo được tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.
3.3 Một số giải pháp và kiến nghị.
Để hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm nói riêng và hệ thống trả lương của công ty nói chung em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị.
3.3.1 Chú trọng hơn công tác định mức lao động.
Công tác định mức lao động của công ty chưa được chú trọng đúng mức. Trong nhiều năm qua công ty đã không tiến hành xây dựng lại hệ thống định mức lao động mà vẫn sử dụng các định mức cũ, trong khi đó việc làm tốt công tác định mức lao động của công ty tạo khả năng kế hoạch hóa tốt hơn,bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhất việc việc tính toán, xác định số lượng máy, móc thiết bị, phương tiện vận tải và số lượng lao động cần thiết do đó việc xây dựng lại hệ thống định mức của công ty là một việc cần làm ngay.
Hiện nay công tác định mức lao động trong công ty được xây dựng dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, tức là dựa vào kinh nghiệm của người làm công tác định mức và những số liệu thu thập được.Có thể thấy phương pháp này đã lỗi thời và hiệu quả đạt được là không cao.
Do vậy công ty cần có các phương pháp định mức lao động khác khoa học, tiên tiến và phù hợp với công ty hơn, cụ thể là công ty có thể áp dụng : phương pháp định mức lao động theo thống kê kinh nghiệp và nhóm các phương pháp phân tích.
3.3.1.1 Phương pháp định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm.
Thực chất phương pháp này là sự kết hợp của 2 phương pháp thống kê và kinh nghiệm.Định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm là phương phấp định mức cho một bước công việc nào đó dựa trên cơ sở các số liệu thống kê về năng suất lao động của người lao động làm bước công việc âý kết hợp với kinh nghiệm bản than của cán bộ định mức.
Trình tự xây dựng mức bằng phương pháp này như sau :
+ Thống kê năng suất lao động của người lao động làm công việc cần định mức.
+ Tính năng suất lao động trung bình.
+ Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến.
+ Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với kinh nghiệm sản xuất của bản thân cán bộ định mức để quyết định.
Ưu điểm của định mức lao động theo phương pháp này tương đối đơn giản, tốn ít công sức. Tuy nhiên phương pháp này còn khá nhiều nhược điểm như không phân tích được tỷ mỷ năng lực sản xuất, các điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể, không nghiên cứu và sử dụng được tốt những phương pháp sản xuất tiên tiến của công nhân, không xây dựng được các hình thức lao động, tổ chức sản xuất hợp lý trong doanh nghiệp nên không động viên sự nỗ lực của người lao động ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để đạt và vượt mức.
3.3.1.2 Nhóm các phương pháp phân tích.
Đây là nhóm các phương pháp định mức lao động có căn cứ khoa học kỹ thuật gọi tắt là các phương pháp định mức kỹ thuật lao động.
Định mức lao động có căn cứ kỹ thuật áp dụng đối với công ty là phương pháp định mức dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ năng lực sản xuất ở nơi làm việc của công ty, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của người lao động trong công ty để đề ra chế độ làm việc khoa học, tổ chức lao động hợp lý và sử dụng triệt để những khả năng lao động của người lao động trong công ty.
Vì phương pháp này có tính đến tất cả những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định của công ty nên mức có căn cứ kỹ thuật là mức trung bình tiên tiến, nó có tác dụng thức đẩy người lao động sử dụng hợp lý thời gian làm việc, cải tiến phương pháp làm việc và áp dụng các kỹ thuật mới để không ngừng nâng cao năng suất lao động.
Định mức lao động có căn cứ kỹ thuật bao gồm các phương pháp như :
+ Phương pháp phân tích tính toán.
+ Phương pháp phân tích khảo sát.
+ Phương pháp so sánh điển hình.
Thực tế tình hình hiện nay của công ty thích hợp với hai phương pháp phân tích tính toán và phân tích khảo sát.
3.3.1.2.1 Phương pháp phân tích tính toán.
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp tính mức kỹ thuật thời gian theo tiêu chuẩn.
Phân tích tính toán là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức thời gian cho bước công việc.
Mức xây dựng bằng phương pháp này được tiến hành như sau :
- Phân tích bước công việc cần định mức ra các bộ phận hợp thành về lao động cũng như về mặt công nghệ, loại bỏ những bộ phận thừa và thay thế những bộ phận lạc hậu bằng nhữnh bộ phận tiên tiến để có được kết cấu bước công việc hợp lý.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành từng bộ phận của bước công việc để trên cơ sở đó xác định trình độ lành nghề công nhân cần có máy móc dụng cụ cần dung, chế độ làm việc tối ưu và tổ chức phục vụ nơi làm việc hợp lý.
- Dựa vào quy trình công nghệ và tiêu chuẩn các loại thời gian, tính hao phí thời gian cho từng bộ phận của bước công việc.Tổng cộng các hao phí thời gian này ta được mức kỹ thuật thời gian cho cả bước công việc.
Phương phấp phân tích tính toán có ưu điểm là mức xây dựng nhanh và chính xác song cần phải có đầy đủ tài liệu tiêu chuẩn các loại thời gian và cán bộ định mức lao động phải nắm vững nghiệp vụ.
3.3.1.2.2 Phương pháp phân tích khảo sát.
Phương pháp phân tích khảo sát còn được gọi là phương pháp điều tra phân tích.
Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tài liệu khảo sát việc sử dụng thời gian của người lao động ở ngay tại nơi làm việc để tính mức lao động cho bước công việc.
Mức xây dựng bằng phương pháp này chủ yếu được tiến hành ở nơi làm việc của người lao động và theo trình tự sau :
- Phân tích bước công việc cần định mức ra các bộ phận hợp thành về lao động cũng như về mặt công nghệ, loại bỏ những bộ phận thừa và thay thế những bộ phận lạc hậu bằng nhữnh bộ phận tiên tiến để có được kết cấu bước công việc hợp lý.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành từng bộ phận của bước công việc để trên cơ sở đó xác định trình độ lành nghề công nhân cần có máy móc dụng cụ cần dung, chế độ làm việc tối ưu và tổ chức phục vụ nơi làm việc hợp lý.
- Tạo điều kiện tổ chức kỹ thuật đúng như đã quy định ở nơi làm việc và chọn những người lao động đã nắm vững kỹ thuật sản xuất, có thái độ lao động đúng đắn, cho làm thử, khi đã quen tay, năng suất lao động ổn định thì cán bộ định mức khảo sát hao phí thời gian của người lao động ở ngay tại nơi làm việc bằng cách chụp ảnh và bấm giờ. Căn cứ vào các tài liệu khảo sát sẽ tính được thời gian tác nghiệp toàn ca.
Phương pháp phân tích khảo sát nhờ nghiên cứu trực tiếp hoạt động của người lao động tại nơi làm việc nên mức lao động vừa được xây dựng chính xác lại vừa tổng kết được những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của người lao động, cung cấp được tài liệu để cải tiến tổ chức lao động và xây dựng xây dựng các loại tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động đúng đắn.
Cả 2 phương pháp trên đòi hỏi nhiều thời gian, cán bộ định mức phải thành thạo nghiệp vụ, am hiểu kỹ thuật nên công ty chỉ có thể áp dụng trong một vài năm tới còn trước mắt công ty nên áp dụng phương pháp định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm.
3.3.2 Làm tốt công tác đánh giá thực hiện công việc.
Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động.
Công tác đánh giá thực hiện công việc tại công ty đã có nhưng chưa đánh giá chính xác tình hình thực hiện công việc của người lao động gây nhiều khó khăn trong việc cải tiến sự thực hiện công việc và công tác quản lý trong bộ phận xe buýt nói riêng và của toàn công ty nói chung.
Do vậy cần phải xây dựng mới hệ thống đánh giá thực hiện công việc và phương pháp đánh giá thực hiện công việc hợp lý và phù hợp với tình hình của công ty nói chung và của bộ phận xe buýt nói riêng
3.3.2.1 Xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc vận tải hành khách của bộ phận xe buýt.
Thiết lập 3 yếu tố cơ bản của hệ thống đánh giá :
- Các tiêu chuẩn thực hiện công việc vận tải hành khách.
- Đo lường sự thực hiện công việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn.
- Thông tin phản hồi đối với người lao động và bộ phận quản lý nguồn nhân lực.
Trình tự xây dựng đánh giá thực hiện công việc vận tải hành khách .
- Xem xét hoặc xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc.
- Người đánh giá sử dụng các phương pháp đánh giá để tiến hành đo lường sự thực hiện công việc của người lao động thông qua so sánh thực tế thực hiện công việc với các tiêu chuẩn.
- Các kết quả đánh giá được thảo luận với người lao động để nhằm hoàn thiện sự thực hiện công việc của họ. Đồng thời các kết quả đánh giá được cung cấp tới phòng tổ chức hành chính và được lưu giữ trong hố sơ nhân viên, để làm cơ sở ra các quyết định về tiền lương, tiền thưởng, chế độ nghỉ ngơi, bảo hiểm…
3.3.2.2 Phương pháp đánh giá thực hiện công việc.
Để đánh giá thực hiện công việc vận tải hành khách của bộ phận xe buýt công ty có thể sử dụng phương pháp thang đo đánh giá đồ họa.
Đối với phương pháp này người đánh giá sẽ cho ý kiến đánh giá về thực hiện công việc vận tải hành khách của bộ phận xe buýt dựa trên ý kiến chủ quan của mình theo một thang đo từ thấp đến cao. Các tiêu thức đánh giá bao gồm các tiêu thức liên quan trực tiếp đến công việc và cả các tiêu thức có liên quan không trực tiếp đến công việc.
Để xây dựng phương pháp này cần lựa chọn các tiêu thức và đo lường các tiêu thức đó. Việc lựa chọn cần phải dược tiến hành chủ yếu trên cơ sở các tiêu thức có liên quan tới hiệu quả của bộ phận xe buýt cũng như của công ty. Các thang đo đánh giá có thể được thiết kế dưới dạng một thang đo liên tục hoặc một thang đo rời rạc.
Ví dụ : Mẫu phiếu đánh giá .
Tên nhân viên : Chức danh công việc :
Tên người đánh giá : Bộ phận :
Ngày đánh giá :
Xuất sắc
Khá
Đạt yêu cầu
Dưới mức yêu cầu
Mức độ tối thiểu
Khối lượng công việc
100
80
60
40
20
Chất lượng công việc
100
80
60
40
20
Tính tin cậy
100
80
60
40
20
Khả năng xét đoán
100
80
60
40
20
Khả năng hiểu biết
100
80
60
40
20
Thái độ
100
80
60
40
20
Tinh thần hợp tác
100
80
60
40
20
Khả năng và triển vọng hợp tác
100
80
60
40
20
(Nguồn : Phòng tổ chức hành chính).
Để đánh giá cán bộ đánh giá phải xác định xem đối tượng cần đánh giá thực hiện công việc ở thứ hạng nào xuất sắc, khá … Việc kết hợp các điểm số có thể theo cáh tính bình quân hoặc tổng cộng các điểm ở từng tiêu thức.
Ưu điểm của việc sử dụng một thang đo đánh giá đồ họa là ở chỗ chúng dễ hiểu, được xây dựng tương đối đơn giản và sử dụng thuận tiện. Chúng có thể được cho điểm một cách dễ dàng và lượng hóa được tình hình thực hiện công việc của người lao động bằng điểm. Qua đó chúng cho phép so sánh về điểm số mà các đối tượng đạt được và giúp cho việc ra các quyết định quản lý có liên quan đến các quyền lợi và đánh giá năng lực của các nhân viên thuận lợi hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó các đặc trưng riêng biệt của từng công việc có thể bị bỏ qua và việc sử dụng chúng cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan của người đánh giá như thiên vị, thành kiến, định kiến, xu hướng bình quân.
3.3.3 Thực hiện tốt công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc.
Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp một cách đầy đủ, đồng bộ, kịp thời các phương tiện vật chất kỹ thuật và các đối tượng cần thiết để quá trình sản xuất diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao.
Hiện nay công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc của công ty nói chung và của bộ phận xe buýt nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Xưởng sửa chữa, nhà kho, nhà nghỉ của công nhân đã xuống cấp, các phương tiện vận tải ít được quan tâm vệ sinh sạch sẽ điều này ảnh hưởng tới tâm lý làm việc của người lao động và cũng ảnh hưởng tới lượng hành khách lên xe.
Vậy để người lao động có thể làm việc một cách hiệu quả, đạt năng suất cao thì ban lãnh đạo công ty cần có những hành động cũng như biện pháp cụ thể để công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc đạt hiệu quả cao.Nhiệm vụ trước mắt là nâng cấp nhà xưởng, nhà kho, nhà nghỉ, phòng y tế của công ty. Bên cạnh đó cần tăng cường sửa chữa, nâng cấp hoặc mua mới các phương tiện vận tải hành hành khách, đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng xăng dầu cần thiết.
3.3.4 Làm tốt công tác thống kê, tổ chức kiểm tra, nghiệm thu số lượng vận chuyển hành khách.
Tổ chức kiểm tra nghiệm thu số lượng vận chuyển hành khách là một khâu quan trọng trong trả lương sản phẩm của công ty vì số lượng hành khách vận chuyển đóng vai trò quyết định đối với tiền lương sản phẩm của các lái xe và phụ xe bộ phận xe buýt. Thực tê hiện nay công tác thống kê, tổ chức kiểm tra nghiệm thu sản phẩm của công ty còn lỏng lẻo chưa thực sự chặt chẽ, cách bố trí các chốt kiểm tra, cán bộ kiểm tra, chế độ đãi ngộ đối với họ chưa thật sự hợp lý, đôi khi còn có hiện tượng cán kiểm tra phối hợp với các phụ xe để đánh lừa công ty.
Công ty cần có những biện pháp mạnh hơn nữa như nếu phát hiện có hiện tượng gian lận sẽ lập tức xử lý, nếu vi phạm lần đầu sẽ cảnh cáo và trừ lương còn đến lần thứ 2 sẽ buộc thôi việc.
Ngoài ra công ty cần tăng cường nhiều hơn các chốt kiểm tra cũng như số lượng và cách thức kiểm tra, ví dụ như ngoài việc sử dụng các thanh tra xe buýt công ty có thể thuê những thanh tra ở bên ngoài để đảm bảo bí mật và bất ngờ.
Bên cạnh những biện pháp xử lý mạnh công ty cần tuyên dương và có những phần thưởng xứng đáng cho những cá nhân trung thực và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tạo cho người lao động tâm lý hăng say làm việc, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và họ sẽ không còn nghĩ đến việc gian lận nữa.
3.3.5 Tăng cường công tác đào tạo nâng cao tay nghề, phong cách làm việc và thái độ phục vụ khách hàng cho lái xe và phụ xe.
Hiện nay công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho các lái xe và phụ xe chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn các khóa học chỉ là hình thức mà chưa chú trọng đi sâu vào nội dung, chưa tạo được hứng thứ học tập cho họ.
Việc nâng cao tay nghề, phong cách làm việc và thái độ phục vụ khách hàng cho các lái xe và phụ xe là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo cho hành khách sự an tâm cũng ngày càng nâng cao uy tín của công ty đối với hành khách.
Do đó công ty cần chú trọng hơn nữa đến việc đào tạo nâng cao tay nghề, phong cách làm việc và thái độ phục vụ khách hàng cho lái xe và phụ xe, bằng cách thường xuyên tổ chức mở các khóa học, lớp học về nghiệp vụ vận tải hành khách và đặc biệt cần quan tâm đến nội dung và chất lượng của các khóa học.
Ngoài ra hàng tháng, quý công ty nên có những buổi đúc rút kinh nghiệm cho họ đồng thời kết hợp giao lưu, học hỏi với những công ty vận tải khác.Đồng thời có thể mở thêm các cuộc thi lái xe và phụ xe giỏi giữa các công ty để nâng cao tay nghề cho lái xe và phụ xe.
3.3.6 Phải có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về tiền lương.
Hiện nay công ty chỉ có một cán bộ chuyên phụ trách về tiền lương, vì vậy công ty đang thiếu những cán bộ giỏi nghiệp vụ về tiền lương để triển khai công tác tổ chức tiền lương đạt hiệu quả, xác định đúng đắn, chính xác các yếu tố cấu thành đơn giá sản phẩm; tính toán xác định hệ thống đơn giá sản phẩm cho các công việc.
Do đó công ty cần tuyển thêm một vài cán bộ có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ tiền lương, quản trị nhân lực, kinh tế lao động.
Phỏng vấn về hình thức trả lương theo sản phẩm của công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây.
Đối tượng phỏng vấn là các cán bộ phòng tổ chức hành chính, 15 lái xe và phụ xe tuyến Xuân Mai, 10 lái xe và phụ xe tuyến Tản lĩnh.Phương pháp phỏng vấn là trực tiếp phỏng vấn tại công ty trong thời gian nghỉ trưa.
Các câu hỏi dùng trong phỏng vấn :
1. Anh chị có cảm thấy hài lòng về tiền lương sản phẩm của mình hay chưa? Anh chị nhận thấy tiền lương của người lao động trong công ty nói chung và tiền lương sản phẩm nói riêng đã đáp ứng được với nhu cầu sinh hoạt của mình và gia đình hay chưa?
2.Hình thức trả lương sản phẩm ở công ty đã hợp lý chưa?
3.Hãy so sánh tiền lương sản phẩm mà anh chị nhận được so với các lái xe và phụ xe ở các doanh nghiệp vận tải khác?
Câu trả lời :
1.Phần lớn mọi người đều cảm thấy hài lòng về tiền lương của mình, tuy nhiên vẫn còn số lái xe và phụ cho rằng tiền lương sản phẩm mà họ nhận được vẫn còn thấp và cần phải tăng tiền lương trong thời gian tới. Nhìn chung tiền lương họ nhận được phần nào đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cảu bản thân và gia đình nhưng họ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
2.Hình thức trả lương theo sản phẩm của công ty nhìn chung là hợp lý, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như ngoài hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp công ty đã không áp dụng những hình thức trả lương có thưởng và trả lương sản phẩm lũy tiến. Bên cạnh đó các chế độ đãi ngộ còn ít chưa kích thích được người lao động.
3.Đa số trả lời rằng tiền lương họ nhận được thấp hơn hoặc bằng với các lái xe và phụ xe của các công ty khác.
Kết Luận
Tiền lương là một bộ phận cấu thành chi phí sản xuất của công ty và cũng là một phần thu nhập của người lao động để nuôi sống họ và gia đình họ. Hình thức trả lương theo sản phẩm tại công ty là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã hoàn thành, tiền lương của người lao động nhận được sẽ phụ thuộc vào đơn giá của sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm nghiệm thu.Vì vậy công ty cổ phần ô tô vận tải Hà Tây luôn luôn coi việc trả lương cho người lao động là một trong những yếu tố hàng đầu để duy trì và phát triển công ty.
Trong quá trình thực tập và nghiên cứu em nhận thấy rằng hình thức trả lương theo sản phẩm của công ty đã khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả hơn, không ngừng nâng cao học hỏi, phát huy sáng kiến kinh nghiệm trong công việc. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục, do vậy em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao cũng như hoàn thiện hơn hình thức trả lương theo sản phẩm tại công ty.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do thời gian và kinh nghiệm có hạn nên chuyên đề vẫn còn nhiều sai sót, em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu.(2000). Giáo trình kinh tế lao động.Hà Nội.NXB Lao động – Xã hội.
Nguyễn Tiệp và Lê Thanh Hà.(2006). Giáo trình.Tiền lương- Tiền công.Hà Nội.NXB Lao động – Xã hội.
Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân.(2007). Giáo trình quản trị nhân lực. NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
Trần Xuân Cầu. (2002). Giáo trình phân tích lao động xã hội. NXB Lao động – Xã hội.
Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội.(2005). Chính sách tiền lương – Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21971.doc