1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay thu nhập của người dân nước ta đã tăng lên đáng kể. Nhu cầu của họ không chỉ là “ăn no mặc ấm” nữa mà đã nâng lên một mức mới đó là “ăn ngon mặc đẹp” và các nhu cầu về vui chơi giải trí, thăm quan du lịch trở nên rất cần thiết. Chính những nhu cầu đó đã làm phát sinh và thúc đẩy cho ngành hoa tươi Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh. Qui mô hiện nay không chỉ giới hạn ở những hộ gia đình trồng hoa nhỏ lẻ với mục đích vui chơi nữa mà ngày nay nó đã trở thành một ngành kinh doanh chính thức và có mức lợi nhuận tương đối cao nên đã xuất hiện những công ty, tập đoàn, khu vực trồng hoa chuyên canh với qui mô lớn như:Hà Nội, Đà lạt
Hoa tươi không chỉ cung cấp cho nhu cầu trong nước đặc biệt là những ngày lễ lớn như: ngày Valentine, ngày 8 tháng 3, ngày 20 tháng 10 mà nó còn mở rộng sang lĩnh vực xuất khẩu ra nước ngoài như: thị trường Trung Quốc, Nhật Bản Việc xuất khẩu này không chỉ làm tăng GDP của quốc gia mà còn giải quyết được công ăn việc làm và góp phần cải thiện mức sống của người dân nước ta. Chính vì lý do nóng bỏng và thiết thực của đề tài nên em đã quyết định chọn đề tài “Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008 ” làm đề tài nghiên cứu chuyên đề kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu chung:
Phân tích và đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008, trên cơ sở đó để định hướng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ hoa tươi của Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Phân tích khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam.
Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ hoa tươi của Việt Nam trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp trên sách, báo, tạp chí kinh tế, tivi và Internet
3.2. Phương pháp phân tích số liệu:
Sử dụng phương pháp phân tích dựa trên các con số tương đối và tuyệt đối kết hợp với phân tích SWOT để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ của ngành hoa tươi Việt Nam. Dựa vào số liệu đó để đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ hoa tươi của Việt Nam trong thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu:
4.1. Không gian: đề tài tập trung nghiên cứu mặt hàng hoa tươi xuất trong phạm vi cả nước.
4.2. Thời gian: Số liệu, thông tin được đề cập chủ yếu từ năm 2006 đến nay.
4.3. Nội dung: Đề tài phân tích và đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008, trên cơ sở đó để định hướng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ của ngành hoa tươi Việt Nam trong thời gian tới.
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2340 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay thu nhập của người dân nước ta đã tăng lên đáng kể. Nhu cầu của họ không chỉ là “ăn no mặc ấm” nữa mà đã nâng lên một mức mới đó là “ăn ngon mặc đẹp” và các nhu cầu về vui chơi giải trí, thăm quan du lịch trở nên rất cần thiết. Chính những nhu cầu đó đã làm phát sinh và thúc đẩy cho ngành hoa tươi Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh. Qui mô hiện nay không chỉ giới hạn ở những hộ gia đình trồng hoa nhỏ lẻ với mục đích vui chơi nữa mà ngày nay nó đã trở thành một ngành kinh doanh chính thức và có mức lợi nhuận tương đối cao nên đã xuất hiện những công ty, tập đoàn, khu vực trồng hoa chuyên canh với qui mô lớn như:Hà Nội, Đà lạt…
Hoa tươi không chỉ cung cấp cho nhu cầu trong nước đặc biệt là những ngày lễ lớn như: ngày Valentine, ngày 8 tháng 3, ngày 20 tháng 10… mà nó còn mở rộng sang lĩnh vực xuất khẩu ra nước ngoài như: thị trường Trung Quốc, Nhật Bản…Việc xuất khẩu này không chỉ làm tăng GDP của quốc gia mà còn giải quyết được công ăn việc làm và góp phần cải thiện mức sống của người dân nước ta. Chính vì lý do nóng bỏng và thiết thực của đề tài nên em đã quyết định chọn đề tài “Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008 ” làm đề tài nghiên cứu chuyên đề kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu chung:
Phân tích và đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008, trên cơ sở đó để định hướng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ hoa tươi của Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Phân tích khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam.
Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ hoa tươi của Việt Nam trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp trên sách, báo, tạp chí kinh tế, tivi và Internet…
3.2. Phương pháp phân tích số liệu:
Sử dụng phương pháp phân tích dựa trên các con số tương đối và tuyệt đối kết hợp với phân tích SWOT để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ của ngành hoa tươi Việt Nam. Dựa vào số liệu đó để đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ hoa tươi của Việt Nam trong thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu:
4.1. Không gian: đề tài tập trung nghiên cứu mặt hàng hoa tươi xuất trong phạm vi cả nước.
4.2. Thời gian: Số liệu, thông tin được đề cập chủ yếu từ năm 2006 đến nay.
4.3. Nội dung: Đề tài phân tích và đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008, trên cơ sở đó để định hướng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ của ngành hoa tươi Việt Nam trong thời gian tới.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA NGÀNH HOA TƯƠI VIỆT NAM
1.1 Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi trên thế giới
1.1.1. Thị trường EU:
Hiện nay, Eu là thị trường tiêu thụ trên 50% lượng hoa của thế giới. Nhiều quốc gia thuộc Eu có mức tiêu thụ hoa cắt cành bình quân đầu người tương đối cao. Theo thống kê, Đức là nước có mức tiêu thụ hoa lớn nhất Eu, kế đến là Anh, Pháp và Ý.
Cho đến nay Hà lan vẫn là nước sản xuất hoa chính của EU, kế đến là Italia. Trồng hoa tại các quốc gia khác ở vùng tây bắc EU như Pháp, Anh, Đức và Phần Lan đang giảm. Số lượng hộ nông dân trồng hoa ở Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Thụy Điển và Đan Mạch cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, sản lượng trung bình/công ty lại tăng góp phần làm tổng sản lượng hoa giữ ở mức ổn định.
Ngoài ra, sản lượng hoa cắt cành tại Ireland và các quốc gia đông âu khác như Ba Lan, Hungari cũng đang trên đà phục hồi và thậm chí còn tăng. Xét toàn diện thì tổng sản lượng hoa của Eu dự báo sẽ vẫn ổn định trong những năm tới.Tuy nhiên EU vẫn phải nhập hoa tươi từ các khu vực khác nữa như: Kenya, Colombia, Ecuador, Israel…
Xu hướng biến động sản lượng hoa ở khu vực EU đã đem lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoa ở nước đang phát triển những cơ hội sau: tăng số lượng nhà sản xuất những trang trại sản xuất Rosa ở châu ÂU đang chuyển sang sản xuất các loài hạt mầm kích thước lớn vì chịu sự cạnh tranh mạnh từ các nhà cung cấp loại “sweethearts” (ví dụ như các hạt mầm loại nhỏ) từ các nước đang phát triển.
Quy mô sản xuất và năng suất của các nước sản xuất hoa ở châu Âu đang tăng cao đó là những khó khăn mà nhà xuất khẩu hoa ở các nước đang phát triển phải đối mặt.
Việc các cơ sở trồng hoa ở Eu ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại đã giúp họ tăng sản lượng và chất lượng hoa, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Xu hướng giảm lượng hoa sản xuất từ các nước Trung Âu và Bắc Âu sang các nước vùng ngoại vi châu Âu. Nguy cơ dư cung và áp lực giảm giá đặc biệt là đối với loại hoa hồng trên thị trường này.
Hiện nay có khoảng 50 đến 60% người tiêu dùng mua hoa chủ yếu phục vụ nhu cầu quà tặng, 15% mua hoa để phục vụ các đám tang và khoảng 20% nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho từng quốc gia riêng lẻ là rất khác nhau. Nhìn chung, mức tiêu thụ hoa nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân ở những nước có thu nhập cao thuộc Eu thường cao hơn so với các nước khác có mức thu nhập thấp hơn. Trong những kỳ nghỉ, lễ lớn là những khoảng thời gian mà nhu cầu về trang trí, quà tặng tăng cao nên đã góp phần quan trọng thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hoa cắt và sản phẩm trang trí. Vào những ngày đặc biệt như giáng sinh, ngày Valentine; ngày của Mẹ, ngày của Thư ký (Secretary’s Day), doanh số kinh doanh hoa thường tăng mạnh. Bên cạnh những ngày nghỉ lễ quốc tế nổi tiếng, hầu hết các quốc gia còn có những ngày lễ kỷ niệm riêng của mình.
1.1.2. Thị trường Châu Mỹ:
Ecuador là một trong những nước xuất khẩu hoa hồng lớn trong khu vực và trên thế giới. Trong vòng chưa đầy 20 năm, với đà phát triển mạnh mẽ, ngành công nghiệp trồng hoa Ecuador đã đóng góp tới 5% kim ngạch xuất khẩu, và trở thành một trong những khu vực kinh tế năng động nhất, tạo việc làm cho hàng nghìn người trong bối cảnh lúc đó Ecuador có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 10%. Về địa lý, Ecuador nằm giữa đường xích đạo phân chia Bắc Bán cầu với Nam Bán cầu, quanh năm tràn nắng ấm, rất thuận lợi cho việc trồng hoa. Một trong những công ty trồng hoa hàng đầu của Ecuador, Rosadex, mỗi năm xuất khẩu 15 triệu cành hồng thuộc hơn 20 loài, trong đó 60% vào thị trường Mỹ, phần còn lại được xuất sang Liên minh châu Âu (EU) và Nga.
Hiện Ecuador có 14.000 ha đất trồng hoa hồng trên cả nước, chủ yếu ở vùng núi. Các hộ gia đình trồng hoa có thu nhập khoảng 4.000 USD/người/năm, trong khi mức thu nhập bình quân cả nước chỉ đạt hơn 1.000 USD. Hoa hồng chính là loại cây xóa đói giảm nghèo ở Ecuador, và những ngày nghỉ lễ tết chính là dịp tăng thu nhập của người trồng hoa.
1.1.3. Thị trường châu Á:
Theo đánh giá của giới chuyên môn hiện giao thương các sản phẩm hoa là hoạt động được mở rộng mạnh mẽ nhất trên toàn cầu. Dự báo đến năm 2010, giá trị giao dịch sản phẩm này trên thị trường thế giới ước đạt 16 tỷ USD, tăng 5 tỷ USD so với hiện nay.
1.1.4.Ấn Độ:
Được đánh giá là nước có tiềm năng xuất khẩu hoa lớn trong khu vực với nhiều triển vọng tăng thị phần hoa của mình trên thị trường quốc tế. Theo thống kê, hiện hoa Ấn Độ chiếm gần 1% trong tổng 11 tỷ USD trị giá hoa giao dịch toàn thế giới.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hoa cây cảnh của Ấn Độ đã tăng khá ấn tượng trong thời gian qua, từ mức 188 triệu RS năm 1994 lên mức 3050 triệu RS năm 2006 (gấp trên 16 lần) nhưng nước này vẫn được coi là nước còn nhiều tiềm năng lớn để xuất khẩu mặt hàng này.
Những loại hoa trồng nhiều ở Ấn Độ gồm hoa hồng, hoa cúc, cúc vạn thọ, hoa nhài, heliconias và hoa cẩm chướng với tổng diện tích đạt 116 nghìn hecta chủ yếu tập trung ở các khu vực chính như: Tamil Nadu, Karnataka, Haryana, Andhra Pradesh, Maharashtra, West Bengal và Gujarat. Tổng sản lượng hoa thu hoạch của nước này trong năm 2006 đạt 654 nghìn tấn.
Phòng thương mại Ấn Độ đang rất quan tâm đến việc canh tác những sản phẩm hoa định hướng xuất khẩu và hiện nước này có 500 hecta hoa đang được trồng trong nhà kính. Ngoài ra, ngành hoa Ấn Độ cũng đang nỗ lực cải tổ lại những cơ sở sản xuất và kinh doanh hoa kém hiệu quả để tập trung vào những cơ sở có tiềm năng xuất khẩu lớn và tạo nhiều việc làm cho nước này.
1.1.5. Trung Quốc:
Là nước sản xuất và tiêu thụ hoa cắt cành lớn nhất thế giới. Diện tích trồng hoa ở Trung Quốc là 122.400 ha, với công suất sản xuất 2,7 triệu tấn mỗi năm, đạt trị giá 6,6 tỷ USD (tiêu thụ hoa toàn cầu đạt 25 tỷ USD mỗi năm) trong đó xuất khẩu đạt 32 triệu USD.
Năm 2006 giá hoa thế giới tăng cao đẩy kim ngạch xuất khẩu hoa cắt cành của tỉnh Vân Nam - vùng trồng hoa chính của Trung Quốc tăng mạnh. Chỉ tính đến tháng 11/2006, lượng hoa xuất khẩu của tỉnh Vân Nam đã đạt 4.362 nghìn tấn, với kim ngạch 10,45 triệu USD, tăng 8,6% về lượng và tăng 85,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2005.
Theo thống kê, giá hoa xuất khẩu trung bình của tỉnh Vân Nam trong 11 tháng đầu năm 2006 tăng trên 73%, đạt khoảng 2,37USD/kg. Hoa hồng, cẩm chướng và lyli là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở khu vực này. Hoa cắt cành của Vân Nam chủ yếu được xuất sang Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc...
Trong đó, thị trường xuất khẩu hoa lớn nhất của Vân Nam trong năm qua là Nhật Bản, với kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2006 đạt 2,75 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2005.
Nhật Bản, Hồng Kông cũng là thị trường xuất khẩu hoa lớn của Vân Nam với kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng năm 2006 đạt 2,71 triệu USD, gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2005. Ngoài ra, xuất khẩu hoa sang thị trường ASEAN năm qua của Vân Nam cũng tăng cao, đạt 3,62 triệu USD, tăng gấp 2 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, trong năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hoa tươi cắt cành của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 54,6% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Vân Nam, tăng 26,1% so với năm 2005.
Yếu tố chính hỗ trợ kinh doanh hoa cắt cành ở Trung Quốc phát triển nhanh là tăng trưởng kinh tế cao, làm tăng nhu cầu tiêu thụ hoa trong nước.
Trong giai đoạn tái thiết ngành nông nghiệp, Chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ cho ngành trồng hoa. Ngoài ra, gia nhập WTO còn tạo cho Trung Quốc tham gia hợp tác quốc tế để phát triển và học hỏi công nghệ hiện đại trong kinh doanh hoa. Đặc biệt trong kế hoạch phát triển Quốc gia lần thứ 10, lĩnh vực nghiên cứu công nghệ mới được tập trung mạnh cho kinh doanh hoa cành. Ngành này đã phát triển rất nhanh từ mấy năm nay, đây vẫn là cơ hội hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, vì tới 70% hạt và củ giống hoa, và 80% máy móc dùng trong kinh doanh hoa cành, được nhập từ nước ngoài.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đang khuyến khích sử dụng công nghệ cao trong gieo trồng hoa như trồng trong nhà kính. Đây là nền tảng để dự đoán kinh doanh hoa cành ở Trung Quốc sẽ rất khả quan trong những năm tới. Đây cũng sẽ là thị trường rộng lớn cho hoa nhập khẩu, nhất là từ các nước trong khu vực như: Thái Lan, Việt Nam. Đồng thời, ngành kinh doanh hoa cắt cành ở Trung Quốc cũng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh lớn so với các nước sản xuất hoa trong khu vực và thế giới. Vì giá sản phẩm của Trung Quốc luôn rẻ.
Bắt đầu hoạt động từ 10/12/2002, Trung tâm đấu giá hoa tươi quốc tế Côn Minh - tỉnh Vân Nam đã trở thành trung tâm giao dịch hoa lớn với khối lượng giao dịch hàng ngày từ 600.000 đến 800.000 bông, có ảnh hưởng lớn tới giá hoa hồng, loa kèn, cẩm chướng và hoa cúc châu Phi. Côn Minh có quy định chặt chẽ hơn nhiều so với các trung tâm bán hoa khác, với quy định người có số hoa giao dịch tối thiểu 300.000 bông/ngày mới được tham gia. Hiện nay có khoảng 100 doanh nghiệp kinh doanh hoa, 300 người trồng hoa vừa và lớn cung cấp hoa thường xuyên cho trung tâm này và hơn 70 thương gia mua hoa mỗi ngày.
Tỉnh Vân Nam cung cấp hơn 50% tổng sản lượng hoa Trung Quốc. Trên 80% sản lượng hoa của tỉnh được bán cho hơn 70 thành phố trên toàn quốc, xuất khẩu 15% ra nước ngoài. Vân Nam có 7.864,7 ha đất trồng hoa, cho sản lượng hoa trị giá 0,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hoa khoảng 18 triệu USD, chủ yếu sang Thái Lan, Singapore, Malaixia, Philipin và Hàn Quốc.
Zhangzhou, tỉnh Phúc Kiến, đã đề ra kế hoạch phát triển ngành trồng hoa từ nay tới năm 2010, theo đó sẽ xuất khẩu khoảng 26,9 triệu USD. Hiện Zhangzhou trồng 1.400 loại hoa, trong đó có 800 giống nhập từ nước ngoài. Zhangzhou là trung tâm sản xuất và xuất khẩu hoa lớn nhất của tỉnh Phúc Kiến, đồng thời cũng là trung tâm thông tin và hợp tác giữa Trung Quốc lục địa và Đài Loan.
Ngành kinh doanh hoa ở Trung Quốc phát triển mạnh từ mấy năm qua và Internet có vai trò ngày càng quan trọng trong ngành này. Hiện Trung Quốc đã có trên 20.000 website của các vườn hoa cũng như nhà kinh doanh hoa chuyên nghiệp.
1.1.6. Các nước khác trong khu vực như:
Thái Lan, Việt Nam… cũng có tiềm năng để trở thành những cường quốc sản xuất và xuất khẩu hoa tươi cắt cành lớn trong khu vực và thế giới dựa vào điều kiện khí hậu thuận lợi, nguồn nhân lực rẻ, đặc biệt là sự phong phú của các chủng loại hoa…
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tươi trong nước.
1.2.1. Tình hình sản xuất:
Hoa cắt cành các loại là một trong những điểm mạnh của các nhà xuất khẩu hoa Việt Nam trong những năm gần đây đã thu được một lượng ngoại tệ đáng kể cho quốc gia. Mở rộng diện tích sản xuất trồng hoa của cả nước đạt 8000 ha với sản lượng 4,5 tỷ cành trong đó mục tiêu xuất khẩu 1 tỉ cành hoa, trị giá trên 60 triệu USD vào năm 2010, tương đương với Hà Lan. Trong đó Đà Lạt là nơi sản xuất hoa lớn nhất cả nước. Đó là thông điệp của Bộ Thương mại đưa ra từ chiến lược phát triển hoa xuất khẩu.
Hiện nay, cả nước có khoảng 4.000 ha diện tích sản xuất hoa cắt cành với sản lượng khoảng 3 tỷ cành hoa. Quy mô về diện tích này tương đương Tây Ban Nha, nước đứng thứ 5 châu Âu về sản xuất hoa. Sản xuất hoa cắt cành ở nước ta hiện nay tập trung xung quanh một số đô thị lớn. Ở Hà Nội và vùng lân cận có trên 1.000 ha trong đó vùng hoa Tây Tựu- Từ Liêm- Hà Nội với diện tích trồng hoa đạt 330 ha chủ yếu là hoa hồng, cúc, đào, lay ơn, cẩm chướng. Ở Hải Phòng có 300 ha. vùng trồng hoa hàng hóa Trung du miền núi phía Bắc với diện tích gần 136ha gồm: vùng trồng hoa Lao Cai; vùng trồng hoa Hoành Bồ- Quảng Ninh...
Khu vực duyên hải Miền Trung mới bắt đầu sản xuất hoa cắt cành, chủ yếu phục vụ thị trường tại chỗ. Vùng trồng hoa tập trung tp Hồ Chí Minh với diện tích 700ha, các tỉnh Nam Bộ… là nơi sản xuất hoa và cây cảnh đáng kể nhưng chủ yếu là các loại hoa nhiệt đới. Riêng tỉnh Lâm Đồng có diện tích hoa cắt cành trên 1.100 ha với sản lượng không dưới 800 triệu cành mỗi năm. Với khả năng sản xuất quanh năm, Lâm Đồng có thể được coi là trung tâm sản xuất hoa cắt cành lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, ngòai một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có ứng dụng các yếu tố công nghệ tiên tiến và quan trọng hơn cả là có đầu ra, xuất khẩu (số này không nhiều), hoa của Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung hầu hết để phục vụ thị trường trong nước, lượng xuất khẩu tiểu ngạch cho các nước láng giềng như Trung Quốc, Campuchia hầu như không đáng kể.
Tại các vùng trồng hoa tập trung này, hoa hồng và hoa cúc vẫn là hai loại hoa cắt chủ đạo, với đa dạng chủng loại và phẩm cấp, từ hoa phục vụ trang trí hàng ngày, tặng trong dịp lễ tết, hoa cúng, hoa khuôn viên cho đến các loại hoa xuất khẩu cao cấp.
Tại vùng trồng hoa Tây Tựu-Từ Liêm-Hà Nội, hoa hồng và hoa cúc là hai loại hoa có diện tích trồng và sản lượng cao nhất. Hoa hồng cho thu hoạch quanh năm và tạo thu nhập thường xuyên. Hoa cúc đứng hàng thứ hai với chu kỳ 3 tháng một lần cho thu hoạch. Hoa cúc của vùng không chỉ được tiêu thụ tại các thị trường phía Bắc mà đang được đưa dần vào thị trường phía Nam và xuất khẩu sang Nhật Bản,Đài Loan.
Vùng trồng hoa công nghệ cao Đà Lạt được mệnh danh là thiên đường hoa của Việt Nam, hoa hồng và hoa cúc cũng là hai loại hoa chủ đạo. Hoa cúc có tới 40 loại khác nhau, chia thành 3 nhóm lớn và cúc đại đóa màu vàng anh, tím, cúc giống nhỏ và cúc có nhóm tia có muỗng. Hoa hồng cũng có tới trên 15 loại với chất lượng nổi trội. Hoa hồng Đà Lạt không chỉ được đánh giá cao bởi người tiêu dùng Việt Nam mà còn bởi cả các bạn hàng thế giới với ưu điểm hoa to, cành thẳng, bền, thơm, sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng kháng bệnh cao…
Trong diện tích gần 136 ha trồng hoa của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, diện tích trồng hoa hồng đã chiếm tới trên 55,27% với sản lượng 26,53 triệu bông/năm. Diện tích trồng hoa cúc lớn thứ hai với 14,5 ha, sản lượng 5 triệu cành/năm.
Với tỷ lệ hoa hồng và hoa cúc khá cao, cơ cấu ngành hoa Việt Nam tương đối phù hợp với thị hiếu của các thị trường cao cấp trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc và Tây Âu. Tuy nhiên, đây đều là những thị trường khó tính với những yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và an toàn thực vật rất cao. Các tiêu chuẩn về hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ, bảo quản thực vật được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, để có thể thâm nhập các thị trường này, hoa Việt Nam còn phải cạnh tranh về hình thức, giá cả và độ tươi lâu.
1.2.2 Tình hình xuất khẩu - tiêu thụ:
Đà Lạt được xem là trung tâm sản xuất hoa lớn nhất của cả nước với sản lượng, chủng loại hoa phong phú và đa dạng. Việc hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu hoa tươi Việt Nam ra thị trờng thế giới. Mà chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với các loại hoa chủ lực như: cúc, cẩm chướng, hồng, lan, lys, kỳ lân.
Kim ngạch xuất khẩu hoa của Đà lạt từ năm 2004 đến 2006
năm
2004
2005
2006
Sản lượng (ngàn cành)
31000
29000
32000
giá tri xk (ngàn USD)
6920
7510
8100
Tỷ trọng %
11
9.5
7
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ vnnet)
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ vnnet)
Thị trường Nhật Bản:
Nhu cầu hoa tươi của thị trường Nhật Bản những năm gần đây liên tục tăng. Sự gia tăng này đang mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trồng hoa Việt Nam. Cụ thể là năm 2002, nhập khẩu hoa tươi của Nhật chỉ chiếm tỷ trọng 10,6%, nhưng đã tăng lên 11,4% trong năm 2003, 12,9% trong năm 2004 và kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật trong năm 2005 đã lên tới 500 triệu USD.
Những con số trên chứng tỏ hoa nhập khẩu ngày càng có ưu thế tại thị trường Nhật do nhiều loại hoa không được trồng phổ biến hoặc rất khó trồng vào thời tiết thu và đông ở quốc gia này.
Bình quân hàng năm, kim ngạch xuất khẩu hoa tươi của Việt Nam sang Nhật Bản khoảng 6,2 triệu USD, chiếm 1,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật. Con số này đã tăng lên 6,5 triệu USD trong năm 2005, nhưng trên thực tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của Việt Nam và chưa phản ánh hết sự nỗ lực, tận dụng triệt để mọi cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa hiểu được đặc điểm và tập quán tiêu dùng của thị trường Nhật. Việc xuất khẩu hoa tươi của Việt Nam sang Nhật trong thời gian tới có thể tăng tới hơn 8 triệu USD/năm, đặc biệt là hoa phong lan và các loại hoa ghép cành.
Do nhu cầu phong phú về các loại hoa và giá nhân công tại Nhật cao, nên kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Bình quân mỗi năm, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 453 triệu USD hoa tươi. Các thị trường nhập khẩu hoa chủ yếu của Nhật là Hà Lan (chiếm 27%), Trung Quốc (9,7%), Đài Loan (9%), Malaysia (8,8%), Thái Lan (7,3%) và Colombia (6,3%). Hiện tại, Hà Lan là nước cung cấp các loại hoa hồng, loa kèn, Freesia, các loại hạt và củ hoa tuy-líp lớn nhất vào Nhật Bản. Trong khi đó, Thái Lan là nước cung cấp hoa phong lan chủ yếu cho Nhật Bản. Đài Loan cung cấp các loại hoa cúc. Trung Quốc cung cấp các loại cành, lá để phục vụ cho việc trang trí và bó hoa.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang bước đầu thăm dò, tìm hiểu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hoa sang thị trường này. Hiện nay, ngoài Đà Lạt Hasfarm (đơn vị sản xuất và cung cấp hoa lớn nhất nước), đang có thêm nhiều doanh nghiệp đầu tư lớn cho việc trồng và sản xuất hoa phục vụ thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu.
Điển hình là vào đầu tháng 12/2005, với sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, hơn 200 doanh nghiệp Nhật Bản đã sang tìm hiểu thị trường hoa Việt Nam vào đúng dịp Lễ hội hoa Đà Lạt tháng 12/2005. Sự kiện này là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp sản xuất hoa quảng bá về đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt là giới thiệu hoa tươi xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có hoa sen là loài hoa mà người Nhật đặc biệt yêu thích. Đây được xem là mặt hàng
xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, bởi điều kiện khí hậu nước ta rất thuận lợi cho việc trồng loại hoa này.
Ở Nhật Bản mặt hàng hoa bao gồm rất nhiều chủng loại như hoa cắt, nụ hoa, lá, cành, cây cỏ, rêu, cây sống, hoa khô dùng làm trang trí…. Do tính chất đặc thù của loài hoa, hầu hết các loại hoa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được thực hiện bằng đường hàng không và thông thường mất khoảng 4 ngày kể từ khi tiến hành xuất khẩu đến khi bày bán tại các cửa hàng bán lẻ ở Nhật. Các doanh nghiệp nên nắm lấy những thông tin này để lựa chọn sản xuất những loại hoa thích hợp để từng bước tạo vị thế cho hoa xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Nhật.
Hiện nay, Nhật Bản có thể tự trồng và cung cấp hầu hết nhu cầu hoa trong nước. Tuy nhiên, do nhu cầu trong nước về các loài hoa khá phong phú và chi phí nhân công tại Nhật Bản khá đắt đỏ, không thể cạnh tranh với các nước khác, nên kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật Bản ngày càng tăng trong những năm gần đây.
Nhìn chung giá các loại hoa xuất sang thị trường này khá ổn định. Hoa cúc là loại có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất ( trên 193 nghìn USD) có đơn giá trung bình là 0,18 USD/bông.
Trong khi giá cẩm chướng xuất khẩu trung bình sang tất cả các thị trường là 0,175 USD/bông thì xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với đơn giá là 0,14 USD/bông. Riêng hoa kỳ lân có sự giảm nhẹ về đơn giá trung bình xuất khẩu. Cụ thể: trong tháng 05/2007 đơn giá xuất khẩu trung bình của loại hoa này là 0,10 USD/bông giảm so với tháng 04/2007 là 0,09 USD/bông.
Tham khảo các loại hoa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong tháng 05/2007.
Chủng loại
Đơn giá xuất khẩu (USD)
Kim ngạch xuất khẩu (USD)
Cúc
từ 0,14 đến0,43
193.619,38
Cẩm chướng
từ 0,13 đến0,18
49.986
Hồng
từ 0,15 đến 0,16
44.179,6
Lan
từ 0,08 đến 1,00
13.944
Lys
từ 0,77 đến 0,80
10.85
Kỳ lân
từ 0,09 đến 0,10
879
(Nguồn từ vn net)
Nói tóm lại, Nhật Bản là một thị trường tiềm năng cho việc xuất khẩu hoa tươi của Việt Nam trong thời gian tới. Do đó các doanh nghiệp của chúng ta cần quan tâm hơn đến thị trường này đặc biệt là về phong cách tiêu dùng, sở thích của họ theo mùa... để đáp ứng nhu cầu kịp thời nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu hoa tươi của nước ta.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA NGÀNH HOA TƯƠI VIỆT NAM
2.1. Những điểm mạnh và điểm yếu của ngành hoa tươi Việt Nam:
2.1.1. Những điểm mạnh của ngành hoa tươi việt nam:
F Nước ta được thiên nhiên ban tặng cho có điều kiện thiên nhiên ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cho ngành hoa tươi. Có các vùng rất thuận lợi cho việc trồng hoa tươi như: Đà lạt, Hà Nội, Hải Phòng…
F Lực lượng lao động dồi dào, mức lương của lao động VN lại thấp hơn so với các nước trong khu vực. Công nhân Việt Nam có thu nhập từ 0,2 – 0,6 USD/giờ. Trong khi Trung Quốc từ 0,5 – 0,75 USD/giờ, Malaysia từ 1,25 – 1,4 USD/giờ, Thái Lan từ 1,5 USD/giờ trở lên và ở Đài Loan khoảng 5 USD/giờ.
F Nằm trong nhóm hàng XK chủ lực của nước ta, nên được sự quan tâm và hỗ trợ của NN chẳng hạn như: Bộ Thương mại đã phối hợp với Bộ Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài Chính và các địa phương để giải quyết về vấn đề nguyên liệu, tài chính, mặt bằng sản xuất kinh doanh và các vấn đề đẩy mạnh xúc tiến XK vào một số thị trường trọng điểm.
F Chủng loại thì phong phú đa dạng: Hoa cúc có tới 40 loại khác nhau, chia thành 3 nhóm lớn và cúc đại đóa màu vàng anh, tím, cúc giống nhỏ và cúc có nhóm tia có muỗng. Hoa hồng cũng có tới trên 15 loại với chất lượng nổi trội.
2.1.2 Những điểm yếu của ngành hoa tươi việt Nam.
F Kỹ thuật trồng hoa của Việt Nam tuy có phát triển nhưng chưa đạt đến tầm chuyên nghiệp tối thiểu. Hiện tại, chỉ có một thiểu số nhà trồng hoa lớn tại Đà Lạt, Hà Nội có khả năng đuổi kịp công nghệ sản xuất hoa của các nước phát triển, còn lại, đa số vẫn làm theo phương pháp thủ công hoặc kỹ thuật bảo quản, vận chuyển còn thô sơ, khó đáp ứng được những thị trường lớn và khách hàng khó tính.
F Các doanh nghiệp xuất khẩu hoa chưa xây dựng mô hình sản xuất liên kết giữa doanh nghiệp, hiệp hội để đủ năng lực tổ chức sản xuất theo yêu cầu thị trường.
F Kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, phương tiện vận chuyển chưa đáp ứng được yêu cầu, chi phí dịch vụ xuất khẩu cao làm tăng chi phí gián tiếp và giá thành lên cao…., Từ đó làm mất đi lợi thế cạnh tranh về giá so với các nước xuất khẩu hoa tring khu vực như Malaysia, Trung Quốc…
F Phương thức bảo quản sau thu hoạch còn nhiều yếu kém gây ảnh hưởng đến chất lượng dẫn đến việc sản phẩm không đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trường, nhất là các thị trường khó tính như Nhật Bản, Bắc Mỹ, EU…
F Sản xuất hoa vẫn chưa thoát khỏi tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, khả năng tài chính thấp, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà cung ứng đầu vào – người sản xuất – đơn vị phân phối sản phẩm vì vậy sản phẩm tạo ra chất lượng chưa thật ổn định, chưa đủ uy tín trên thị trường, sản lượng không đủ cung ứng theo đơn đặt hàng, giá thành chưa có tính cạnh tranh.
2.2. Cơ hội và thách thức đối với các nhà xuất khẩu hoa ở Việt Nam
2.2.1.Cơ hội:
ó Nhu cầu về hoa bó, hoa mùa hè và phụ liệu trang trí đang tăng. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hoa cao cấp cũng ở mức cao.
ó Việc cắt giảm thuế xuất khẩu và nhập khẩu của các nước trong tổ chức thương mại thế giới WTO. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hoa tươi của Việt Nam sang các nước trong khu vực và thế giới.
óViệt Nam chính thức trở thành thành viên của Interflora (một hệ thống phân phối hoa uy tín trên thế giới.
ó Các sản phẩm có đặc trưng riêng hoặc mới mẻ như: hoa Hồng Đà Lạt có đặc trương bong to, có hương thơm đặc trưng, lâu tàn...
2.2.2. Thách thức:
ó Người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang tiêu thụ các loại quà tặng khác như socola, hàng mỹ nghệ ...
ó Phong cách tiêu dùng thay đổi liên tục khó có thể dự đoán: ví dụ “màu sắc gì và chủng loại hoa nào sẽ là sản phẩm chủ đạo trong tương lai?”
ó Những yêu cầu về chất lượng ngày càng khắt khe hơn.
ó Cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.
Ma trận SWOT:
Ma trận kết hợp (SWOT) của ngành hoa tươi Việt Nam.
Các cơ hội (O)
1. Nhu cầu về hoa trang trí tăng.
2. Cắt giảm thuế.
3. Thường xuyên tổ chức các dịp lễ tết để quảng bá, marketing.
4. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Interflora (một hệ thống phân phối hoa uy tín trên thế giới.
Những nguy cơ (T)
1. Những mặt hàng thay thế như:Socola, hang mỹ nghệ.
2. Phong cách tiêu dùng thay đổi liên tục.
3. Những yêu cầu về chất lượng ngày càng khắt khe.
4. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Các điểm mạnh (S)
1. Phong phú về chủng loại.
2. Điêu kiện tự nhiên thuận lợi.
3. Lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ.
4. Được sự hỗ trợ của các tổ chức nhà nước.
Phối hợp (S/O)
1. Chiến lược phát triển thị trường (S1O1,3,4).
2. Chiến lược tăng cường quảng bá (S1O2,3)
Kết hợp (S/T)
1.Chiến lược đa dạng hoá chủng loại (S1,2T1,2).
2. Chiến lược nâng cao chất lượng (S4T3)
Các điểm yếu (W)
1. Kỹ thuật trồng hoa,Quản lý yếu kém.
2. Quy mô còn manh mún nhỏ lẻ.
3. Chưa có một hành lang pháp lý để bảo hộ ngành.
4. Giá thành cao.
Kết hợp (W/O)
1. Chiến lược mở rộng quy mô sản xuất (W2,O4).
2. Chiến lược xây dựng các hiệp hội (W2,3O4).
Kết hợp (W/T)
1. Chiến lược giảm chi phí (W4T1,2,3,4).
2. Chiến lược đào tạo chuyên môn (W1T3,4)
Đánh giá chiến lược trong nhóm (S/O) dựa vào ma trận QSPM:
Các nhân tố ảnh hưởng đến ma trận SWOT.
Phân loại
Các chiến lược có thể thay thế
Chiến lược phát triển thị trường (S1O1,3,4)
Chiến lược tăng cường quảng bá (S1O2,3)
AS
TAS
AS
TAS
¯Các yếu tố bên trong:
1. Phong phú về chủng loại.
2. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
3. Lực lượng lao động dồi dào.
4. Được sự hỗ trợ từ các tổ chức nhà nước.
5. Kỹ thuật trồng và quản lý yếu kém.
6. Qui mô còn manh mún, nhỏ lẻ.
7. Chưa có một hành lang pháp lý bảo hộ.
8. Giá thành cao.
¯Các yếu tố bên ngoài:
9. Nhu cầu về hoa trang trí tăng.
10. Quan tâm đến giấy chứng nhận hoa sạch.
11. Tổ chức các dịp lễ để quảng cáo.
12. Việt Nam gia nhập WTO.
13. Những mặt hàng thay thế.
14. Phong cách tiêu dùng thay đổi.
15. Yêu cầu về chất lượng ngày càng cao
16. Cạnh tranh khốc liệt.
4
4
2
1
3
3
2
4
3
2
2
4
3
4
1
2
2
3
2
1
3
4
2
1
4
2
3
4
2
1
3
2
8
12
4
1
9
12
4
4
12
4
6
16
6
4
3
4
1
2
2
2
1
1
2
3
3
3
4
4
3
2
2
3
4
8
4
2
3
3
4
12
9
6
8
16
9
8
2
6
Tổng số điểm hấp dẫn:
109
104
Sau khi phân tích ma trận SWOT và QSPM ta thấy ta nên chọn chiến lược phát triển thị trường trong nhóm S/O. Nghĩa là tăng cường việc xuất khẩu hoa vào các thị trường lớn trên thế giới và tạo thương hiệu cho hoa tươi Việt Nam.
Đánh giá chiến lược trong nhóm (S/T) dựa vào ma trận QSPM:
Các nhân tố ảnh hưởng đến ma trận SWOT.
Phân loại
Các chiến lược có thể thay thế
Chiến lược đa dạng hoá chủng loại (S1,2T1,2)
Chiến lược nâng cao chất lượng (S4T3)
AS
TAS
AS
TAS
¯Các yếu tố bên trong:
1. Phong phú về chủng loại.
2. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
3. lực lượng lao động dồi dào.
4. Được sự hỗ trợ từ các tổ chức nhà nước.
5. Kỹ thuật trồng và quản lý yếu kém.
6. Qui mô còn manh mún, nhỏ lẻ.
7. Chưa có một hành lang pháp lý bảo hộ.
8. Giá thành cao.
¯Các yếu tố bên ngoài:
9. Nhu cầu về hoa trang trí tăng.
10. Quan tâm đến giấy chứng nhận hoa sạch.
11. Tổ chức các dịp lễ để quảng cáo.
12. Việt Nam gia nhập WTO.
13. Những mặt hàng thay thế.
14. Phong cách tiêu dùng thay đổi.
15. Yêu cầu về chất lượng ngày càng cao
16. Cạnh tranh khốc liệt.
4
4
2
1
3
3
2
4
3
2
2
4
3
4
1
2
4
3
2
2
3
1
1
1
4
1
2
2
3
3
3
4
16
12
4
2
9
3
2
4
12
2
4
8
9
12
3
8
4
2
3
4
4
2
3
3
4
3
2
3
4
2
4
4
16
8
6
4
12
6
6
12
12
6
4
12
12
8
4
8
Tổng số điểm hấp dẫn:
110
136
Điểm hấp dẫn của ma trận QSPM cho thấy thứ tự ưu tiên của nhóm kết hợp (S/T) là chiến lược nâng cao chất lượng với tổng số điểm ưu tiên là 136, sau đó mới đến chiến lược đa dạng hoá chủng loại với tổng số điểm hấp dẫn là 110. Để xuất khẩu được nhiều hoa tươi cắt cành ra thị trường quốc tế thì cần phải nâng cao chất lượng như: lâu tàn, bông to, màu sắc đẹp...
Đánh giá chiến lược trong nhóm (W/O) dựa vào ma trận QSPM:
Các nhân tố ảnh hưởng đến ma trận SWOT.
Phân loại
Các chiến lược có thể thay thế
Chiến lược mở rộng qui mô sản xuất (W2O4)
Chiến lược xây dựng các hiệp hội (W1,3O4)
AS
TAS
AS
TAS
¯Các yếu tố bên trong:
1. Phong phú về chủng loại.
2. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
3. Lực lượng lao động dồi dào.
4. Được sự hỗ trợ từ các tổ chức nhà nước.
5. Kỹ thuật trồng và quản lý yếu kém.
6. Qui mô còn manh mún, nhỏ lẻ.
7. Chưa có một hành lang pháp lý bảo hộ.
8. Giá thành cao.
¯Các yếu tố bên ngoài:
9. Nhu cầu về hoa trang trí tăng.
10. Quan tâm đến giấy chứng nhận hoa sạch.
11. Tổ chức các dịp lễ để quảng cáo.
12. Việt Nam gia nhập WTO.
13. Những mặt hàng thay thế.
14. Phong cách tiêu dùng thay đổi.
15. Yêu cầu về chất lượng ngày càng cao
16. Cạnh tranh khốc liệt.
4
4
2
1
3
3
2
4
3
2
2
4
3
4
1
2
4
4
4
3
2
4
1
2
4
1
1
3
3
2
2
3
16
16
8
3
6
12
2
8
12
2
2
12
9
8
2
6
3
2
2
4
3
3
3
2
3
3
2
3
4
3
4
2
12
8
4
4
9
9
6
8
9
6
4
12
12
12
4
4
Tổng số điểm hấp dẫn:
124
123
Dựa vào ma trận QSPM ta thấy tổng số điểm hấp dẫn của chiến lược mở rộng qui mô sản xuất là 124 điểm, kế đến là chiến lược xây dựng các hiệp hội 123 điểm. Theo ma trận thì ta chọn chiến lược mở rộng qui mô sản xuất để thực hiện trước vì có số điểm hấp dẫn cao.
Đánh giá chiến lược trong nhóm (W/T) dựa vào ma trận QSPM:
Các nhân tố ảnh hưởng đến ma trận SWOT.
Phân loại
Các chiến lược có thể thay thế
Chiến lược giảm chi phí (W4T1,2,3,4)
Chiến lược đào tạo chuyên môn (W1T3,4)
AS
TAS
AS
TAS
¯Các yếu tố bên trong:
1. Phong phú về chủng loại.
2. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
3. Lực lượng lao động dồi dào.
4. Được sự hỗ trợ từ các tổ chức nhà nước.
5. Kỹ thuật trồng và quản lý yếu kém.
6. Qui mô còn manh mún, nhỏ lẻ.
7. Chưa có một hành lang pháp lý bảo hộ.
8. Giá thành cao.
¯Các yếu tố bên ngoài:
9. Nhu cầu về hoa trang trí tăng.
10. Quan tâm đến giấy chứng nhận hoa sạch.
11. Tổ chức các dịp lễ để quảng cáo.
12. Việt Nam gia nhập WTO.
13. Những mặt hàng thay thế.
14. Phong cách tiêu dùng thay đổi.
15. Yêu cầu về chất lượng ngày càng cao
16. Cạnh tranh khốc liệt.
4
4
2
1
3
3
2
4
3
2
2
4
3
4
1
2
3
3
4
2
3
2
1
4
3
1
1
3
2
1
1
4
12
12
8
2
9
6
2
16
9
2
2
12
6
4
1
8
3
2
4
4
4
2
2
2
2
2
1
3
3
1
4
4
12
8
8
4
12
6
4
8
8
4
2
12
9
4
4
8
Tổng số điểm hấp dẫn:
111
113
Điểm số của ma trận cho thấy chiến lược được lựa chọn là chiến lược nâng cao năng lực chuyên môn cho người quản lý, nông dân để nâng cao năng suất và chất lượng của hoa tươi.
BẢNG TÓM TẮT QUYẾT ĐỊNH CHỌN CHIẾN LƯỢC
Kết quả phân tích thực trạng
Kết quả phân tích SWOT và QSPM
Quyết đinh lựa chọn chiến lược
Nhóm yếu tố bất lợi:
1.Chất lượng hoa chưa cao, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế ngày càng tăng và lớn mạnh.
2.Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, chưa có các hiệp hội bảo vệ các doanh nghiệp.
3.Qui mô nhỏ, phân tán, manh mún, hiệu quả kinh doanh thấp.
4. Giá thành vẫn còn cao.
5. khả năng quản lý chưa cao.
Chiến lược nâng cao chất lượng (136)
Chiến lược xây dựng các hiệp hội của ngành hoa tươi (123)
Chiến lược mở rộng qui mô sản xuất (124)
Chiến lược hạ giá thành, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh (111)
Chiến lược đào tạo chuyên môn (123)
Chiến lược nâng cao chất lượng (ưu tiên 1)
Chiến lược xây dựng các hiệp hội của ngành hoa tươi (ưu tiên 3)
Chiến lược mở rộng qui mô sản xuất (ưu tiên 2)
Chiến lược hạ giá thành, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh (ưu tiên 4)
Chiến lược đào tạo chuyên môn (ưu tiên 3)
Các yếu tố thuận lợi:
1.Điều kiện tự nhiên thuận lợi, phong phú về chủng loại.
2.Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Interflora (một hệ thống phân phối hoa uy tín trên thế giới.
3.Thường xuyên tổ chức các hội trợ triển lãm, festival,...
Chiến lược đa dạng hoá chúng loại (110)
Chiến lược phát triển và thâm nhập thị trường (109)
Chiến lược tăng cường quảng bá (104)
Chiến lược đa dạng hoá chủng loại (ưu tiên 5)
Chiến lược phát triển và thâm nhập thị trường (ưu tiên 6)
Chiến lược tăng cường quảng bá (ưu tiên 7)
Như vậy, qua điểm số của các ma trận QSPM: (1) chiến lược nâng cao chất lượng của hoa, (2) chiến lược mở rộng qui mô sản xuất, (3) chiến lược đào tạo chuyên môn và chiến lược xây dựng các hiệp hội của ngành hoa tươi Việt Nam, (4) chiến lược hạ giá thành, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH HOA TƯƠI NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Định hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu hoa tươi trong thời gian tới:
Å Ứng dụng công nghệ cao: như thay đổi cơ cấu giống, nuôi cấy mô, kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật tiên tiến; áp dụng công nghệ nhà lưới có mái che sáng...
Å Kỹ thuật trồng hoa phải thường xuyên mở các lớp huấn luyện cho nông dân các kỹ thuật mới như: ghép cành, chiết, thụ phấn nhân tạo…nhằm nâng cao chất lượng và trình độ chuyên môn cho người nông dân.
Å Qui mô: cần hướng những người nông dân tham gia vào làm các hội viên của các tổ chức như:hợp tác xã, câu lạc bộ cây cảnh, các tập đoàn hoa tươi…để thuận lợi cho việc quản lý và áp dụng khoa học kỹ thuật mới như:nhà kính, nhà lưới, công nghệ làm lạnh hoa, công nghệ trước và sau thu hoạch.
Å Cần phải đăng ký các thương hiệu hoa tươi để xây dựng và phát triển trong tương lai đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập. Xây dựng các kênh phân phối trong nước và quốc tế nhằm đưa hoa tươi Việt Nam ổn định và phát triển.
Å Phải có những chính sách cụ thể bảo vệ ngành hoa tươi non trẻ trong nước.
Å Nâng cao trình độ quản lý của nông dân và các ngành có liên quan để hạ giá thành sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của hoa tươi Việt Nam.
3.2. Một số giải pháp phát triển xuất khẩu hoa tươi trong thời gian tới:
Để đạt mục tiêu xuất khẩu một tỷ cành hoa, trị giá 60 triệu đô la vào năm 2010, thì cần phải làm những việc sau đây:
Å Một là, đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất bao gồm các khâu trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, bán hàng… để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành… nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hoa tươi cắt cành của Việt Nam.
Å Hai là, xây dựng các mô hình sản xuất liên kết giữa doanh nghiệp,tập đoàn, hiệp hội… để đủ năng lực tổ chức sản xuất theo yêu cầu thị trường xuất khẩu.
Å Ba là, có hành lang pháp lý phù hợp với các quy định quốc tế về bảo hộ quyền tác giả với việc sử dụng các giống hoa nhập nội. Đồng thời tích cực tạo giống hoa mới của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu thị trường…
Å Bốn là, trên cơ sở điều kiện sinh thái, quy hoạch vùng sản xuất các chủngloại hoa với định hướng nhu cầu thị trường.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Xu thế tự do hoá thương mại khu vực và thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc gia nhập WTO là một sự kiện cực kỳ quan trọng, nó tạo cho nền kinh tế nước ta có một thị trường rộng lớn nhưng đồng thời nó cũng tạo ra không ít thách thức đặc biệt là trong ngành nông nghiệp nói chung và ngành hoa tươi nói riêng.
Nhìn chung các chính sách nông nghiệp của Việt Nam là phù hợp với những qui định của WTO nhưng phần hỗ trợ và trợ cấp cho nông nghiệp không lớn do đó nước ta còn nghèo. hạn chế về tài chính. Thậm chí đầu tư trực tiếp cho sản xuất cũng thấp hơn nhiều so với những qui định của WTO. Tuy nhiên cũng có một số vấn đề cần quan tâm để áp dụng một cách hiệu quả.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế trọng điểm của nước ta. Gia nhập WTO tạo cơ hội cho nông sản Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường thế giới, phù hợp với mục tiêu phát triển hướng ra xuất khẩu của ngành nhưng đồng thời chúng ta cũng phải mở cửa thị trường trong nước cho các nông sản nước ngoài tràn vào và đây là những thách thức mà các mặt hàng nông sản nói chung và ngành hoa tươi nói riêng phải đối mặt.
Ngành hoa tươi là một ngành còn mới của nông nghiệp Việt Nam do đó diện tích gieo trồng nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, khả năng cơ giới hoá trong sản xuất và thu hoạch còn nhiều hạn chế, không có hoạch định hợp lý làm cho chi phí cao. Giống chủ yếu là giống cũ chất lượng không cao, năng suất kém.
Ngành hoa tươi được trồng chủ yếu là trên các vùng như: Hà nội, Hải phòng và đặc biệt là ở Đà Lạt. Hoa được trồng chủ yếu là để phục vụ trong nước bên cạnh đó cũng hướng ra xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Đài Loan…tuy nhiên việc xuất khẩu này cũng chưa tương xứng với tiềm năng.
2. Kiến nghị:
2.1 Đối với nhà nước: Khuyến khích hình thành các hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp với qui mô lớn, công nghệ hiện đại và có thể tiến hành cơ giới hoá một cách thuận lợi.
Xây dựng và hỗ trợ các trung tâm giống trong việc lai tạo giống mới kháng bệnh, cho năng suất và chất lượng cao.
Đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể về hàm lượng phân bón, hoá chất, chất bảo vệ thực vật trong nông sản để có thể kiểm soát một cách chặt chẽ và hạn chế sử dụng hoá chất trong nông nghiệp.
Đầu tư mạnh cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống tưới tiêu, hệ thống cảnh báo thiên tai dịch bệnh.
Phát triển cảng biển, sân bay để thuận lợi cho việc vận chuyển hoa tươi xuất khẩu một cách nhanh chóng hạn chế hư hại do vận chuyển.
Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ trong ngành nông nghiệp.
Cần xây dựng các chính sách thuế, bảo hộ sản xuất trong nước và những chính sách hỗ trợ để thúc đẩy sản xuất trong nước và xuất khẩu phù hợp với các qui định của WTO.
2.2. Đối với doanh nghiệp:
Tăng cường vốn đầu tư để cải tiến công nghệ chế biến, xây dựng các kho chứa đạt tiêu chuẩn để nông sản vẫn giữ được chất lượng và giảm bớt hao hụt.
Đầu tư cho công tác đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, khả năng quản lý cho cán bộ nhân viên.
Thực hiện một cách nghiêm túc với những thoả hiệp với người nông dân, tạo nền tảng cho sự tin tưởng và hợp tác lâu dài đảm bảo cho nguồn cung xuất khẩu.
Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc hoạch định những vùng nguyên liệu phù hợp với khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nếu được có thể cung cấp tín dụng cho người sản xuất một mặt giúp cho người sản xuất đầu tư đúng mức trong sản xuất mặt khác cũng đảm bảo đầu vào cho nguồn nguyên liệu sản xuất.
Các doanh nghiệp và nhà máy sớm hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất, chất lượng theo hướng hiện đại, phù hợp với hội nhập quốc tế.
2.3. Đối với nông dân:
Cần thành lập các hiệp hội nông dân để định hướng, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến những hội viên và nông dân những kiến thức về hội nhập để nông dân có thể nhận thức được những cơ hội và thách thức của hội nhập.
Cần thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp về kỹ thuật cũng như phương pháp sản xuất. Áp dụng phương pháp kỹ thuật sản xuất mới, hạn chế bớt việc sử dụng phân bón hoá chất… chuyển dần sang sử dụng phân bón hữu cơ.
Cần có sự hợp tác chặt chẽ với các nhà máy, doanh nghiệp, nhà khoa học để có thể sản xuất ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình KINH DOANH QUỐC TẾ của Trương Khánh Vĩnh Xuyên (Trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Kinh tế - QTKD).
Giáo trình QUẢN TRỊ MARKETING của Lưu Thanh Đức Hải. (Trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Kinh tế - QTKD).
Website: www.mot.gov.vn (Website bộ thương mại)
Website: www.gso.gov.vn (Website tổng cục thống kê)
Website: www.costoms.gov.vn (Website hải quan Việt Nam)
Website: www.vnnet.com
Website: www.agroviet.gorv.vn
Website: www.rauhoaquavietnam.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- san xuat va tieu thu hoa tuoi.doc