Mười lăm tuần thực tập tại Phòng Tài chính-Kế hoạch Huyện Mai Sơn- Sơn La là một khoảng thời gian vô cùng quý báu với một sinh viên năm cuối như tôi. Dự án giảm nghèo Sơn La đã đi vào giai đoạn cuối.Các công việc còn lại chỉ mang tính chất hoàn thiện và tổng kết lại toàn bộ dự án.Có thể nói, dự án đã mang lại những giá trị rất tích cực về công tác xóa đói giảm nghèo, đem lại cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất cũng như tinh thần của người dân tỉnh Sơn La; Đồng thời góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội, phát triển kinh tế bền vững trong địa bàn tỉnh.Đề tài “Đánh giá tổng kết dự án giảm nghèo tỉnh Sơn La giai đoạn 2002-2007. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án” đã phần nào đáp ứng được những mục tiêu mà tôi đã đề ra khi lựa chọn đề tài này. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề mà đề tài vẫn chưa giải quyết được thoả đáng, đặc biệt là chưa đưa ra được những chỉ số cụ thể về nghèo đói của toàn Tỉnh Sơn La khi dự án kết thúc; Chưa đánh giá, liên hệ được những ảnh hưởng của các dự án khác đến công cuộc xoá đói giảm nghèo của Tỉnh. Tôi hi vọng rằng trong thời gian tới, tôi có thể tìm hiểu thêm được nhiều điều để đề tài được hoàn thiện hơn.
73 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá tổng kết dự án giảm nghèo tỉnh Sơn La giai đoạn 2002 – 2007. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
07 toàn tỉnh thu hoạch xong lúa mùa ruộng, 4.618 ha ngô hè thu, 5.201 ha đậu tương.
Chuẩn bị đất và gieo trồng cây vụ đông: Theo báo cáo của các huyện, thị đến ngày 10/11 toàn tỉnh đã chuẩn bị được 1.011,3 ha đất trồng rau; 17,2 ha đất trồng khoai tây; 400 ha trồng ngô đông trong đó đã trồng 879,5 ha rau các loại; 10,5 ha khoai tây; 400 ha ngô; 100 ha đậu tương và 250 ha cải lấy hạt ở Yên châu. So với cùng kỳ năm trước tiến độ làm đất trồng khoai tây và rau vụ đông năm nay nhanh hơn. Dự ước đến 30/11 toàn tỉnh trồng được 1.153 ha rau các loại; 21,2 ha khoai tây và 300 ha cải lấy hạt.
2.1.1.2 Chăn nuôi
Đàn gia súc gia cầm của tỉnh tiếp tục phát triển. Trong tháng bệnh tụ huyết trùng rải rác phát sinh ở đàn trâu, bò, lợn tại các huyện Quỳnh nhai, Phù yên, Sông mã, Mai sơn, Thị xã, Bắc yên làm 74 con trâu, bò và 46 con lợn bị mắc bệnh trong đó có 32 con trâu, bò, 11 con lợn bị chết. Ngành thú y đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai tiêm phòng chống dịch cho gia súc trên địa bàn toàn tỉnh, đã tiêm phòng nhiệt thán trâu, bò được 737 liều; tụ huyết trùng trâu, bò được 59.534 liều; lở mồm long móng trâu, bò, lợn được 57.386 liều; THT lợn được 3.145 liều; dịch tả lợn được 2.489 liều; cúm gia cầm 97.513 liều. Công tác kiểm soát giết mổ và kiểm dịch gia súc, gia cầm được thực hiện chặt chẽ trên địa bàn toàn tỉnh.
2.1.2. Lâm nghiệp
Trong tháng không có vụ cháy rừng nào xảy ra, nhưng vẫn có 145 vụ vi phạm lâm luật, trong đó lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy 95 vụ với diện tích rừng bị chặt phá là 11,04 ha; khai thác lâm sản trái phép 7 vụ, lượng gỗ vi phạm 5,9 m3 ; buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép 35 vụ, lượng gỗ vi phạm là 64,57 m3 ; tàng trữ chế biến lâm sản trái phép 8 vụ với lượng gỗ vi phạm là 4,41m3.
2.2. Sản xuất công nghiệp
a. Giá trị sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) tháng 11 năm 2007 ước thực hiện 45.775 triệu đồng trong đó: khu vực doanh nghiệp nhà nước 29.698 triệu đồng chiếm 64,88%; khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3.873 triệu đồng chiếm 8,46%; cơ sở cá thể 12.204 triệu đồng chiếm 26,66%. Ngành công nghiệp khai thác mỏ 3.090 triệu đồng chiếm 6,75%; công nghiệp chế biến 39.985 triệu đồng chiếm 87,35%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước 2.700 triệu đồng chiếm 5,90%.
So với tháng trước giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5,6% trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 3,4%; khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 5%; cơ sở cá thể tăng 11,5%. Ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng 6,8%; công nghiệp chế biến tăng 5,8%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước tăng 0,8%.
So với cùng kỳ năm trước giá trị sản xuất công nghiệp tháng 11/ 2007 tăng 36,2% trong đó: khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 46,7%, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 3,3%; cơ sở cá thể tăng 30,4%. Ngành công nghiệp khai thác mỏ giảm 0,3%, công nghiệp chế biến tăng 41,7%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước tăng 18,3%.
b. Sản phẩm chủ yếu
Có 11/13 sản phẩm chủ yếu sản xuất ra tăng so với tháng trước: Đá dăm các loại tăng 3,1%; đá hộc tăng 5,4%; sữa tươi tiệt trùng tăng 0,2%; trà xanh nguyên chất tăng 6,9%; các loại chè khác tăng 67,5%; trang in tăng 22,5%; gạch xây tăng 5,3%; xi măng tăng 2,7%; bê tông trộn sẵn tăng 3,7%; điện thương phẩm tăng 0,7%; nước máy thương phẩm tăng 4%. 1 sản phẩm có khối lượng sản xuất giảm là bia hơi giảm 16,7%.
So với cùng kỳ năm trước có 10/13 sản phẩm chủ yếu sản xuất ra tăng đó là: Đá dăm các loại tăng 0,2%; sữa tươi tiệt trùng tăng 114,1%; trà xanh nguyên chất tăng 22,8%; các loại chè khác tăng 54%; trang in tăng 19,9%; gạch xây tăng 9%; xi măng tăng 7,4%; bê tông trộn sẵn tăng 218,2%; điện thương phẩm tăng 26,1%; nước máy thương phẩm tăng 2,9%. Có 2 sản phẩm chủ yếu sản xuất giảm là đá hộc giảm 42,2% và bia hơi giảm 5,4%.
Nhìn chung các sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ thuận lợi. Riêng xi măng tồn kho 1.898 tấn, gạch tuy nel còn tồn 1.576 ngàn viên.
1.3.1.3. Vốn đầu tư phát triển
Dự ước tháng 11 năm 2007 tổng mức vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý thực hiện là 134.102 triệu đồng. Trong đó: vốn ngân sách nhà nước thực hiện 101.602 triệu đồng đạt 10,54% kế hoạch (vốn ngân sách trung ương thực hiện 100.102 triệu đồng đạt 10,60% KH, vốn ngân sách địa phương thực hiện 1.500 triệu đồng đạt 7,89% KH). Vốn vay thực hiện 30.000 triệu đồng đạt 11,92% KH, vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước 2.500 triệu đồng.
2.3 Thương mại, giá cả và dịch vụ
a. Tổng mức bán lẻ hàng hóa
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 11/ 2007 ước đạt 334,94 tỷ đồng. Trong đó: kinh tế nhà nước ước đạt 32,32 tỷ đồng chiếm 9,65%; kinh tế tập thể 0,28 tỷ đồng chiếm 0,09%; kinh tế cá thể 244,08 tỷ đồng chiếm 72,88% và kinh tế tư nhân 58,26 tỷ đồng chiếm 17,38%. So với tháng trước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 11 tăng 2,74%, trong đó kinh tế nhà nước giảm 3%, kinh tế tập thể tăng 7,69%, kinh tế cá thể tăng 3,88% và kinh tế tư nhân tăng 1,37%. So với cùng tháng năm trước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 11/2007 tăng 31,84%, trong đó kinh tế nhà nước tăng 21,65%, kinh tế tập thể tăng 86,67%, kinh tế cá thể tăng 35,44% và kinh tế tư nhân tăng 25,83%.
b. Giá tiêu dùng
Giá cả thị trường tháng 11 tiếp tục tăng, trong đó tăng cao nhất là nhóm hàng lương thực, thực phẩm. Chỉ số giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (CPI) chung tháng 11/ 2007 là 101,16%, tăng 1,16% so với tháng trước. 5/10 nhóm hàng có chỉ số giá tăng là: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,14%, trong đó lương thực tăng 3,88%, thực phẩm tăng 1,23%; may mặc mũ nón giày dép tăng 0,28%; nhà ở vật liệu xây dựng tăng 0,99%; thuốc và dụng cụ y tế tăng 1,13%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,46%. 5 nhóm hàng có mức giá như tháng trước là: đồ uống và thuốc lá; thiết bị và đồ dùng gia đình; giao thông, bưu chính viễn thông; giáo dục; văn hóa, giải trí và du lịch.
Giá vàng tháng này tiếp tục tăng cao (+ 8,61%); giá USD giảm 0,29% so với tháng trước.
c. Kim ngạch xuất, nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu tháng 11 ước đạt 528,3 ngàn USD tăng 13,4% so với tháng trước và tăng 6,29 lần so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu ước đạt 14 ngàn USD bằng 2,99% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu đều là nhập khẩu tiểu ngạch với nước bạn Lào.
d. Giao thông vận tải
Giao thông vận tải trên các tuyến cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, xây dựng, đời sống và đi lại của các tổ chức và nhân dân. Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 11 ước đạt 182,3 ngàn tấn; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 20.273,7 ngàn tấn.km. So với tháng trước khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 1,25%, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 1,33%. So với cùng kỳ năm trước khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng 12,14%, luân chuyển tăng 7,55%.
Khối lượng hành khách vận chuyển dự ước đạt 189,6 ngàn lượt người; khối lượng hành khách luân chuyển đạt 14.879,5 ngàn lượt người.km. So với tháng trước khối lượng hành khách vận chuyển tăng 0,8%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 1,1%. So với cùng kỳ năm trước khối lượng hành khách vận chuyển tăng 4%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 2,8%.
2.5. Một số vấn đề xã hội
a. Đời sống dân cư
Khu vực nông thôn đã thu hoạch ngô xong và đang thu hoạch lúa mùa, do được mùa ngô và lúa, đời sống khu vực nông thôn ổn định, đời sống dân cư khu vực thành thị bị ảnh hưởng do giá cả tăng nhưng cơ bản ổn định, không có biến động lớn. Các địa phương bị ảnh hưởng bão số 5 đã cơ bản được khắc phục.
b. Văn hóa thông tin thể dục thể thao
Tiếp tục tổ chức tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Tập trung tuyên truyền sâu rộng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”. Tuyên truyền về phòng chống ma túy, an toàn giao thông, di dân tái định cư thủy điện Sơn la và các ngày lễ lớn trong tháng 11 (ngày thành lập Mặt trận tổ quốc Việt nam, ngày Nhà giáo Việt nam, kỷ niệm lần thứ 55 ngày giải phóng Sơn la), chuẩn bị tham dự ngày hội văn hóa thể thao dân tộc Mường tại tỉnh Hòa bình, chuẩn bị tốt mọi điều kiện tổ chức thành công giải đua thuyền toàn tỉnh tại huyện Phù yên. Tiếp tục tuyển chọn và huấn luyện các vận động viên tham gia thi đấu các giải khu vực và toàn quốc theo kế hoạch.
c. Y tế, giáo dục
- Y tế
Tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ công tác phòng chống dịch bệnh thu - đông, tăng cường giám sát phát hiện phòng chống, khống chế các bệnh dịch, đặc biệt là viêm đường hô hấp do vi rút (SARS) dịch cúm A (H5N1), bệnh tiêu chảy cấp không để phát sinh và lan rộng. Đến 14/11/2007 toàn tỉnh không có bệnh xảy ra thành dịch. Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, đặc biệt là công tác khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi.
- Giáo dục
Đầu tháng 11/2007 đã tuyển dụng được 182 giáo viên trung học phổ thông bổ sung cho các trường trong tỉnh. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ học kỳ I năm học 2007- 2008 theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, thực hiện cuộc vận động
“ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong ngành giáo dục ”. Tiến hành thống kê về số học sinh “ Ngồi nhầm lớp ” ở các cấp học, triển khai các hoạt động về phòng chống ma túy, an toàn giao thông và các tệ nạn xã hội trong trường học.
d. An toàn giao thông
Các cơ quan chức năng: Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông, Ban an toàn giao thông phối kết hợp tổ chức triển khai thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT đường bộ theo Nghị quyết 32 của Chính phủ, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật giao thông, đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ và đường sông; tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân tham gia giữ gìn TTATGT, tăng cường công tác kiểm định các phương tiện tham gia giao thông đảm bảo đủ tiêu chuẩn kỹ thuật mới cho hoạt động.
Tuy vậy trong tháng 10/2007 trên địa bàn toàn tỉnh vẫn xảy ra 12 vụ tai nạn làm 15 người chết và 12 người bị thương./.
II. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO CỦA TỈNH SƠN LA.
1. Thực trạng đói nghèo.
Tổng số hộ vùng dự án năm 2001 của Sơn La là 27.168 hộ, trong đó số hộ nghèo (theo tiêu chí cũ) là 7.983 hộ, chiếm tỷ lệ 29.38%, trong khi đó toàn tỉnh tỷ lệ nghèo là 29.4%.
Năm 2005 bằng nhiều chương trình, giải pháp Sơn La đã giảm tỷ lệ nghèo xuống còn 18%, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của Dự án giảm nghèo, như Huyện Mai Sơn các xã dự án đã giảm tỷ lệ nghèo từ 25.7% năm 2001 xuống 12.7% năm 2005; Huyện Bắc Yên giảm từ 25.51% năm 2001 xuống 18.51% năm 2005
Tỷ lệ nghèo theo các tiêu chí mới toàn tỉnh là 37.93% trong khi đó vùng dự án là 35.37% điều này cho thấy còn nhiều việc phải làm để cải thiện cuộc sống cho người dân vùng dự án để giảm tỷ lệ nghèo của vùng này xuống, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng trong tỉnh.
2. Nguyên nhân đói nghèo.
* Nguyên nhân của các hộ nghèo đói
Thứ nhất, do nguồn lực bị hạn chế. Thiếu nguồn lực nên người nghèo bị rơi vào vòng luẩn quẩn nghèo đói không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực làm cản trở họ thoát nghèo, các hộ nghèo có ít đất, thiếu khả năng tiếp cận nguồn tín dụng do không có tài sản thế chấp, sử dụng sai mục đích. Nguồn thu nhập bấp bênh, tích luỹ kém nên khó chống đỡ với mọi biến cố xảy ra.
Thứ hai, do trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định: người nghèo trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt nên mức thu nhập thấp, không có khả năng để nâng cao trình độ. Từ đó ảnh hưởng đến các vấn đề giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái, …
Do trình độ thấp nên người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập trên một đơn vị sản phẩm…
Thứ ba, do bệnh tật sức khoẻ yếu kém và bất bình đẳng giới: bệnh tật ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo, hộ mất đi thu nhập và tăng thêm chi phí cho y tế do đó họ phải vay mượn dẫn đến khó có thể thoát nghèo. Bất bình đẳng làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói, phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với khoa học, kỹ thuật công nghệ mới, họ phải gánh nặng việc gia đình, thu nhập thấp hơn nam giới, tỷ lệ trẻ em tử vong do bà mẹ không hiểu biết về sinh sản sức khoẻ.
Thứ tư, do các nguyên nhân về nhân khẩu, quy mô hộ gia đình: đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của đói nghèo.
Thứ năm, do những tác động của đổi mới chính sách: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian qua là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn tới mức giảm nghèo.
Tóm lại: Đói nghèo do nhiều nguyên nhân gây nên, có cả chủ quan và khách quan. Để nhận biết một cách đầy đủ chúng ta có thế chia thành 3 nhóm nguyên nhân:
Nhóm 1: Gồm những nguyên nhân chủ quan thuộc về bản thân người lao động.
Kém hiểu biết về cách thức làm ăn hộ sản xuất lạc hậu.
Thiếu hoặc không có vốn để sản xuất.
Đông con, ít lao động.
Rủi ro, ốm đau, bệnh tật.
Thiếu tư liệu sản xuất cần thiết.
Thiếu việc làm.
Ăn tiêu không có kế hoạch, lười biếng, mắc tệ nạn xã hội.
Nhóm 2: Thuộc về điều kiện tự nhiên.
Đất đai dùng cho thâm canh cây lúa, diện tích BQ đầu người thấp.
Đất đai cằn cỗi, chưa chủ động hoàn toàn về nước.
- Thời tiết khí hậu khắc nghiệt gây khó khăn cho sản xuất, cụ thể như hạn hán, bão lụt thường xuyên xảy ra kèm theo gió Lào, mưa phùn kéo dài,…
- Xa trung tâm kinh tế của tỉnh, giao thông đi lại khó khăn cách trở.
Nhóm 3: Gồm những yếu tố xã hội tác động.
- Hậu quả của chiến tranh để lại gây ảnh hưởng đến sản xuất phát triển kinh tế.
- Nhà nước chưa có biện pháp đầu tư đúng mức để xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cần thiết phục vụ sản xuất trong khi đó địa phương không có đủ khả năng để tự làm như cầu đường giao thông.
- Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội chưa có biện pháp hữu hiệu để chuyển những thông tin cần thiết đến tận người dân, cụ thể như: các biện pháp kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, cách thức làm ăn, mở rộng ngành nghề mới, các chủ trương chính sách nhất là chính sách kinh tế…
III. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2002-2007
1. Giới thiệu Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc.
Dự án giảm nghèo Sơn La nằm trong tổng thể dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc do WB tài trợ.
1.1 Tên dự án: “Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc”
1.2 Mục tiêu dự án:
Tăng cường cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho người dân vùng dự án nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, các dịch vụ xã hội, đặc biệt là giáo dục, y tế.
Xây dựng các mô hình nông, lâm, ngư nghiệp, công nghệ sau thu hoạch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo nguồn thu nhập trực tiếp cho người dân.
Nâng cao năng lực cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp huyện, xã, thôn, bản.
1.3. Phạm vi và quy mô dự án:
Thực hiện trên địa bàn 368 xã, chủ yếu là các xã đặc biệt khó khăn thuộc 44 huyện của 6 tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Bắc Giang.
Nguyên tắc lựa chọn các tỉnh tham gia dự án: thực hiện theo văn bản số 942/CPQHQT ngày 4 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.
1.4. Thời gian thực hiện dự án: 5 - 6 năm, bắt đầu từ năm 2001.
1.5. Cơ quan quản lý chung dự án: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.6. Cơ quan thực hiện đầu tư: UBND các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái,
Phú Thọ và Bắc Giang.
1.7. Nội dụng đầu tư: gồm các hợp phần sau đây:
Đường giao thông và chợ:
Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống đường giao thông từ huyện đến trung tâm xã, đường từ trung tâm xã đến thôn, bản, đường liên thôn, bản, công trình cầu, cống ngầm, bến phà, bến thuyền;
Xây dựng mới và nâng cấp các chợ nông thôn quy mô nhỏ.
Nông nghiệp:
Xây dựng mới, nâng cấp các công trình thủy lợi, hồ chứa, phai, đập, kênh dẫn quy mô nhỏ có năng lực tưới dưới 30 ha;
Xây dựng mới, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nhóm hộ, hoặc từng hộ riêng lẻ;
Hỗ trợ xây dựng mô hình các hộ gia đình ứng dụng nông, lâm, ngư nghiệp, bảo quản sau thu hoạch, chế biến nhỏ;
Đầu tư nghiên cứu tại chỗ một số đề tài thiết thực đối với vùng dự án.
Giáo dục, Y tế:
Giáo dục: xây dựng mới, nâng cấp các trường trung học cơ sở, tiểu học, lớp cắm bản, nhà ở giáo viên, nhà bán trú, trang thiết bị đồ dùng giảng dạy, đào tạo mới, nâng cấp chuẩn hoá đội ngũ giáo viên từ mẫu giáo đến trung học cơ sở;
Y tế: xây dựng mới, nâng cấp các trạm y tế xã, cụm xã, cụm bản, cung cấp thiết bị, tủ, túi thuốc, đào tạo cán bộ y tế xã, thôn, bản.
Ngân sách phát triển xã: giành 15% số vốn vay WB làm ngân sách phát triển xã, giao cho UBND xã quyết định đầu tư những công việc ngoài các danh mục đã ghi ở các hợp phần chình của dự án, trên cơ sở đề xuất nhất trí cao của thôn bản và được UBND huyện thẩm định.
Hỗ trợ quản lý dự án:
Đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã về hệ thống quản lý Nhà nước và hệ thống quản lý sử dụng ODA và hệ thống quản lý tài chính, kế toán và thủ tục mua sắm, đấu thấu, giải ngân;
Điều phối và cải tiến phương pháp tiếp cận trong dịch vụ xã hội;
Kiểm tra giám sát các hoạt động;
Đầu tư phương tiện đi lại, văn phòng và trang thiết bị làm việc của các ban quản lý dự án Trung ương, tỉnh, huyện, Ban phát triển xã.
Mua sắm phương tiện đi lại
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính thống nhất về chủ trương mua ô tô, xe máy trên tinh thần hạn chế tối đa việc sử dụng vốn vay để mua sắm ô tô, xe máy, đảm bảo việc sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, thiết thực, đúng mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Trong trường hợp thực sự cần thiết, việc mua sắm phải hết sức tiết kiệm và nên dùng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Anh, ưu tiên mua xe sản xuất trong nước. Danh mục mua sắm ô tô, xe máy gồm chủng loại, đơn giá, khoản thuế phải nộp và nguồn kinh phí để mua cần thống nhất với WB qua đàm phán và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cùng kết quả đàm phán.
1.8. Tổng vốn đầu tư và phân bổ vốn: 131,586 triệu USD, tương đương 1.906 tỷ đồng Việt Nam (Tỷ giá 14.500đ/USD)
2. Dự án giảm nghèo tỉnh Sơn La.
Dự án giảm nghèo tỉnh Sơn La nằm trong tổng thể dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc.
Về nội dung cơ bản của dự án được triển khai tương tự như tổng thể dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc ở phần trên.
2.1. Quy mô dân số, dân tộc , đói nghèo vùng dự án. (Dự án khả thi)
- Số xã Dự án/Tổng số xã của tỉnh: 46/201; Số thôn bản của Dự án:649/3026.
- Dân số: 156.921 người; Số hộ: 24.393 hộ; Trong đó dân tộc: 154.926 người;
- Dân tộc:
- H’Mông: 56.209 người, chiếm 33,9% Tổng số người vùng dự án
- Thái: 72.103 người, chiếm 50,8% Tổng số người vùng dự án
- Kinh:2.905 người, chiếm 0.88% Tổng số người vùng dự án
- Dao: 3.357 người, chiếm 1.6% Tổng số người vùng dự án
- Mường:9.818 người, chiếm 3.6% Tổng số người vùng dự án.
- SinhMun:6.724 người, chiếm 1% Tổng số người vùng dự án.
- Kh’mú: 6.022 người, chiếm 2.7% Tổng số người vùng dự án
- Kháng: 593 người, chiếm 0.88% Tổng số người vùng dự án.
Thực trạng nghèo đói:
Năm 2001 bắt đầu thực hiện dự án:
Đầu năm 2005: Tiêu chí cũ 26.6%; Năm 2006 Tiêu chí mới 58.3%.
- Lương thực bình quân đầu người:
Năm 2001: 208,4 kg/người/năm
Năm 2006: 421,1kg/người/năm;
- Thu nhập bình quân đầu người (Tính theo giá hiện hành)
Năm 2001: 1620.000 đồng/người/năm;
Năm 2006: 3.562.000 đồng/người/năm.
2.2. Nguồn vốn Đầu tư của Dự án:
Dự án khả thi 2001
Tổng vốn: 20.28 triệu USD; tương đương 294,055 tỷ VND
Trong đó
Vốn WB: 17 triệu USD, tương đương 246,5 tỷ VND.
Vốn đối ứng: 3,28 triệu USD tương đương 47,555 tỷ VND.
+ NSNN: 2,346 triệu USD, tương đương 34.01 tỷ VND
+ Đóng góp dân: 0.934 triệu USD, tương đương 13,545 tỷ VND.
Tỷ giá: 14.500 VND/USD.
Dự án khả thi điều chỉnh năm 2007
Tổng vốn: 24,990 triệu USD, tương đương 399,890 tỷ VND
Trong đó:
Vốn WB: 20.702.240 triệu USD, tương đương 331,240 tỷ VNĐ
Vốn đối ứng: 4,288b triệu USD tương đương 68,65 tỷ VND
+ NSNN: 3.56 triệu USD, tương đương 57 tỷ VND
+ Đóng góp dân: 0,728 triệu USD, tương đương 11,65 tỷ VNĐ
Tỷ giá: 16.000 VND/USD
2.3 Các xã được lựa chọn và đối tượng đầu tư.
Tỉnh Sơn La lựa chọn các xã thuộc vùng 3 vào đối tượng dự án là căn cứ vào yêu cầu của dự án, riêng những xã vùng 2 được lựa chọn vào đối tượng dự án là do huyện chọn trên cơ sở xem xét so sánh nhiều mặt với các xã khác như là tỷ lệ hộ nghèo, mức đọ khó khăn về cơ sở hạ tầng …
Qua so sánh tỷ lệ nghèo giữa vùng dự án và vùng ngoài dự án ta thấy, nếu xét trên bình diện các huyện tham gia dự án thì các xã tham gia dự án đều là các xã có tỷ lệ nghèo lớn hơn các xã ngoài vùng dự án, tuy nhiên trên phạm vi toàn tỉnh tỷ lệ này tương đương nhau cho thấy Sơn La còn nhiều xã có tỷ lệ nghèo cao chưa được tham gia dự án do nhiều lý do khách quan.
Bảng: So sánh tỷ lệ nghèo đói bình quân trong vùng dự án và ngoài dự án năm 2001
Tỷ lệ nghèo bình quân các xã
Dự án NMPRP
Ngoài dự án NMPRP
Số xã
Tỷ lệ nghèo đói
Số xã
Tỷ lệ đói nghèo
Huyện Thuận Châu
13
38,97
21
28,77
Huyện Mai Sơn
6
25,66
14
18,12
Huyện Yên Châu
4
13,85
11
4,48
Huyện Mộc Châu
6
30,00
21
13,46
Huyện Phù Yên
5
19,22
22
16,99
Huyện Bắc Yên
7
25,50
7
30,94
Huyện Mường La
5
34,22
10
59,06
Toàn tỉnh
46
29,38
155
29,62
2. 4 Thời gian và tiến độ của Dự án.
2.4.1. Giải ngân.
Tiến độ giải ngân của Sơn La tính đến 31/12/2007
Năm
Khối lượng (Triệu USD)
% Lũy kế so với tổng số vốn
Năm
Lũy kế
2002
900.000
900.000
4,34
2003
352.757
1.252.757
6,04
2004
2.071.968
3.324.725
16,04
2005
6.576.231
9.900.956
47,75
2006
5.545.686
15.646.641
74,50
30/12/2008
5.535.650
20.982.291
101,19
Ghi chú: Số vốn WB đã quy đổi tỷ giá SDR/USD tại thời điểm báo cáo
2.4.2. Tình hình thực hiện Hợp đồng của các Tỉnh.
Từ đầu dự án đến nay WB chấp thuận cho Sơn La 588 hợp đồng các loại hoạt động đến 31/12/2007 đã hoàn thành 538 hợp đồng đạt b91.49% số hợp đồng được WB chấp thuận và đạt 100% số hợp đồng được ký.
Nhìn chung các hợp đồng xây lắp của tỉnh đã kết thúc, chỉ có khoảng 5% số hợp đồng không khả thi.(Xem phụ lục 2)
2.4.3. Thực trạng thanh quyết toán.
Tổng số vốn được quyết toán theo các hạng mục chỉ tiêu được thể hiện trong bảng (Xem phụ lục 1).
Từ 2002 đến 31/12/2007 Sơn La đã thanh toán cho các hoạt động 383,427 tỷ VND, đã quyết toán được 215,958 tỷ VND đạt tỷ lệ 56%, dự kiến số còn lại sẽ quyết toán xong trong quý I/2008;
Sơn La có có 461 hợp đồng xây lắp, đến hết tháng 12 đã hoàn thành hợp đồng đạt tỷ lệ 100% số hợp đồng đã ký, trong đó đã quyết toán là 332 hợp đồng đạt tỷ lệ 72,02% số hợp đồng đã ký và hoàn thành.
2.5. Vốn đối ứng (Ngân sách và dân đóng góp)
Tổng giá trị vốn đối ứng khi thực hiện đến 31/12/2007 của Sơn La là 53,825 tỷ đồng trong đó Ngân sách Nhà nước là 52,942 tỷ đồng chiếm 98,37% trị giá vốn đối ứng. Phần dân đóng góp là 872,59 triêu đồng chiếm 1,62% giá trị vốn đối ứng của toàn dự án, trong đó đóng góp của dân trong hợp đồng ngân sách phát triển xã chiếm trên 63%.
Vốn đối ứng Ngân sách được bố trí kịp thời, đầy đủ, về cơ bản hiện nay không còn tồn đọng gì chưa được giải quyết./8
III. ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH SƠN LA.
1. Thành tựu.
Sau 5 năm triển khai, DAGN tỉnh Sơn La đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của Tỉnh.
Chất lượng cuộc sống của người dân vùng dự án, đặc biệt những vùng người H’Mông, người Dao, các dân tộc ít người khác sinh sống đã thay đổi đáng kể, do được đầu tư cơ sở hạ tầng, các mô hình ứng dụng nông nghiệp phù hợp mà năng suất lao động, thu nhập của người dân vùng dự án đã được cải thiện, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, điều kiện giao lưu kinh tế được nâng cao đáng kể: Tỷ lệ hộ nghèo các vùng này đã giảm mạnh: Bắc Yên giảm từ 25,51% năm 2001 xuống 18,54% năm 2005; Mai Sơn giảm từ 25,7% năm 2001 xuống còn 12,7% năm 2005
Đời sống tinh thần và dân chủ ở cơ sở đã thực sự đi vào cuộc sống, người dân được tham gia tất cả các giai đoạn của quá trình thực hiện dự án, ý kiến tham gia của họ được tôn trọng và thể hiện trong các kết quả cụ thể của dự án. Các công trình, các loại mô hình được người dân đề xuất và những người quản lý dự án chỉ là người thực hiện những đề xuất của người dân; Dân chủ ở cơ sở thể hiện càng rõ nét trong hoạt động của hợp phần ngân sách phát triển xã. Ở đây người dân họp lại với nhau bàn bạc thống nhất lựa chọn những công trình nào mà là họ cho là cần thiết, được tự lựa chọn cho những loại hàng hoá gì mà họ thấy là thiết thực, được tự lựa chọn những loại hàng hóa gì mà họ thấy là thiết thực, được lựa chọn người thực hiện những đề xuất của mình hoặc tự mình tổ chức thực hiện; Cuối cùng người dân bàn bạc xây dựng nên quy ước quản lý sử dụng những công trình, hàng hóa mà họ có được từ chính những đề xuất của mình.
Một trong những thành công của dự án giảm nghèo của tỉnh Sơn La đó là trình độ năng lực và nhận thức của đội ngũ cán bộ xã, bản đã thực sự được nâng lên, vấn đề này có thể thấy rõ thông qua việc thực hiện hợp phần ngân sách phát triển xã; Cán bộ xã, bản đã có thể tự đứng ra tổ chức họp bản để xây dựng kế hoạch, tự tổ chức mời thầu, tổ chức họp bản xét thầu lựa chọn nhà thầu, tự tổ chức giám sát quá trình thực hiện. Thành công này sẽ tốt hơn, bền vững hơn nếu những kinh nghiệm này được áp dụng cho các chương trình dự án khác, và tốt hơn nữa nếu WB xây dựng và tài trợ cho một dự án giảm nghèo trên cùng địa bàn với nội dung chủ yếu là Ngân sách phát triển xã và Mô hình ứng dụng nông nghiệp.
Để cụ thể hơn những thành tựu mà dự án giảm nghèo tỉnh Sơn La đã đạt được, cần thiết phải có sự đánh giá dự án theo những mục tiêu mà dự án đã đặt ra.
Mục tiêu thứ nhất
Tăng cường cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho người dân vùng dự án nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, các dịch vụ xã hội đặc biệt là y tế
Với việc triển khai các công trình xây lắp và thực hiện các tiểu dự án trong ngân sách phát triển xã chính là một điều kiện tiền đề vô cùng quan trọng để phát triển bền vững, góp phần giảm nghèo tại tỉnh Sơn La:
Nhìn tổng thể so với báo cáo khả thi,dự án đã cơ bản đạt yêu cầu về số công trình cho từng loại: Đường đạt 36,56%; Cầu trong báo cáo khả thi không có nhưng yêu cầu thực tế dự án đã làm 5 công trình; Chợ đạt 67.89%; Thủy lợi đạt 58.57% so với báo cáo khả thi 2001; Trường học 210 công trình bằng 45,35 mục tiêu ban đầu; Nước sinh hoạt 183 công trình đạt 120,39% so với báo cáo khả thi về số hộ hưởng lợi; Đặc biệt số trạm y tế gấp 4 lần so với báo cáo nghiên cứu khả thi.
Khối lượng thực hiện xây lắp theo hợp đồng so vớI mục tiêu cuối của dự án
Tiểu hợp phần
Hợp đồng đã ký
Báo cáo khả thi (2001)
Tài liệu chuẩn các xã (2003)
Đơn vị
Khối lượng
Khối lượng
%Mục tiêu
KhốI lượng
%Mục tiêu
1
2
3
4
5
6
7
Đường
Km
383,24
1.405,6
27.26
1.121
34,18
Cầu
M
334
0
35
954,28
Chợ
M2
4.205,52
5.700
73,78
6.200
67,83
Thuỷ lợi
Ha
1,345,27
1.040,3
129,31
1.063
126,55
Nước sinh hoạt
Hộ
9.623
9.303
103,44
9.303
103,44
Trường học
M2
23.657,03
29.396
80,47
28.717
83,27
Trạm y tế
M2
636
4.680
13,58
Việc xây dựng các công trình xây lắp trong dự án giảm nghèo Tỉnh Sơn La đã làm tăng 12% các cháu trong độ tuổi đến lớp tiểu học, 25% các cháu đến độ tuổi đến lớp mẫu giáo; Số người đến khám chữa bện tại trạm xá cũng tăng 25% do được tuyên truyền, cơ sở hạ tầng được cải thiện. Các bệnh thường gặp như tiêu chảy, sốt rét, các bệnh ngoài da giảm rõ rệt (giảm 34%); Số hộ được sử dụng nước sạch tăng trên 9000 hộ; Đồng thời, đời sống nhân dân các xã trong vùng dự án cũng được cải thiện: Tiêu thụ sản phẩm tăng do giao thông được cải thiện, thu nhập người dân tăng do sản phẩm bán được vớI giá cao hơn, bán được nhiều hơn.
Mục tiêu thứ 2
Xây dựng các mô hình nông, lâm, ngư nghiệp, công nghệ sau thu hoạch, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo nguồn thu nhập trực tiếp cho người dân.
Từ năm 2003 đến 2007 các mô hình nông nghiệp đã triển khai trên địa bàn 47 xã thuộc 7 huyện dự án với nhiều mô hình đa dạng và đã góp phần không nhỏ giúp các hộ nâng cao thu nhập, giảm nghèo, thoát nghèo, nâng cao nhận thức, tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật mới. Từ khi triển khai cho đến nay, số hộ tham gia mô hình nông nghiệp lên tới 9.312 hộ trong đó có 8.745 hộ nghèo, chiếm 94% tổng số hộ tham gia.
Tỷ lệ vốn đầu tư cho các loại mô hình chính là:
Mô hình thủy sản: 27%
Mô hình máy chế biến: 3%
Mô hình trồng trọt: 8%
Mô hình chăn nuôi: 62%
Đây là một nhân tố rất quan trọng giúp việc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững tại Sơn La. Năng suất cây trồng, vật nuôi ở địa phương sau khi triển khai mô hình này đã được tăng lên rõ rệt. Ví dụ như: Ngô vụ thu tăng từ 4,5 tấn/ha lên 7,5 tấn/ha tại Bản Dinh, bản Bang và bản cái, số lượng bò tăng từ 25 con lên 38 con tại bản Bang, bản Lao….(xem Phụ lục 4 ). Mô hình đã giúp giảm 75% số hộ nghèo tham gia mô hình thoát nghèo. Như vậy có thể nói việc ứng dụng mô hình đã phát huy được hiệu quả cao, đạt mục tiêu đề ra của dự án. Đây chính là một thành quả vô cùng quan trọng, cần tiếp tục phát huy và nhân rộng ra các địa phương khác trong tỉnh và cả nước.
1.3. Mục tiêu thứ ba.
Nâng cao năng lực cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp huyện, xã, thôn, bản.
Công tác đào tạo tăng cường năng lực được triển khai khá tốt và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, phần nào đạt được những mục tiêu mà dự án đặt ra.
Bình quân mỗi năm có 29 khóa đào tạo, hội thảo và giao ban, giao ban rút kinh nghiệm rừ tỉnh đến huyện, xã. Với kết quả là 2028 số cán bộ xã và thôn bản được đào tạo tại các trường đào tạo Tỉnh (13.02% nữ, 93.3% dân tộc thiểu số) đã phần nào đáp ứng và nâng cao năng lực cán bộ.(Xem phụ lục 3)
Đối tượng được quan tâm đào tạo tập huấn tăng cường năng lực nhiều nhất là BPT xã, luôn chú trọng quan tâm đến phụ nữ nhất là các lớp tập huấn kỹ thuật nông lâm nghiệp ngắn hạn tại xã bản.
Thông qua thời gian thực hiện hoạt động DT-TCNL của dự án chất lượng công việc, nhận thức của cán bộ lãnh đạo xã, các ban chuyên ngành chuyên môn của xã (công chức xã) trưởng các thôn bản được nâng lên rõ rệt (Quản lý nhà nước, giám sát cộng đồng …)
Nhiều xã chủ động được các hoạt động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, tổ chức giám sát quản lý đầu tư, tài chính , tài sản cộng đồng, tài sản của nhà nước tốt hơn nhiều (xây dựng quy chế, quy ước vận hành bảo trì công trình)
2. Hạn chế.
Ngoài những thành tựu kể trên thì trong quá trình thực hiện dự án giảm nghèo tỉnh Sơn La cũng có những hạn chế cần khắc phục.
Cụ thể:
Có những sai phạm phát hiện trong khâu hậu kiểm:
Số gói thầu nầm trong diện hậu kiểm của Ngân hàng thế giới (WB) của Sơn La là 498 hợp đồng, chủ yếu là SW có giá trị dưới 75.000 USD, tuy nhiên bên cạnh đó cũng vẫn còn có một số gói thầu NCB cũng thuộc diện này do giá trị của các gói thầu này vẫn chưa đến ngưỡng để kiểm tra trước theo quy định của WB (Năm 2002 đến năm 2004; Lớn hơn 75.000 USD; Từ năm 2005: 150.000 USD).
Số gói thầu hậu kiểm bị xử lý vi phạm là 8;
Nguyên nhân chủ yếu của những sai phạm là do năng lực của đội ngũ cán bộ mua sắm đấu thầu còn yếu do chưa được đào tạo kịp thời hoặc đã được đào tạo nhưng lại thuyên chuyển công tác khác; Kinh nghiệm thực tế còn thiếu và chưa được làm quen với các thủ tục đấu thầu của vB nên trong quá trình thực hiện vần còn để tồn tại một số vấn đề chính như sau:
+ Một số năm đầu tiên thực hiện dự án hồ sơ của các nhà thầu tham gia còn sơ sài.
+ Vấn đề xảy ra tình trạng thông thầu (Sai chính tả giống nhau; Có cùng một tỷ lệ giữa các hạng mục trong bảng khối lượng; Biện pháp thi công giống nhau; Chữ ký của giám đốc công ty này lại đóng vào hộ sơ dự thầu của công ty khác …. ) Giữa các nhà thầu đặc biệt là năm 2004 với 7 hợp đồng/13 nhà thầu bị trừng phạt không được tham gia dự án trong khoảng thời gian 1 năm.
+ Vẫn còn sai sót trong quá trình xét thầu ( Xét thầu chỉ trong vòng 1 ngày là quá nhanh; Biên bản mở và xét thầu chỉ có tổ trưởng tổ chuyên gia ký …) và các sai sót này đã được kịp thời sửa chữa cho quá trình thực hiện của dự án.
+ Một số nhà thầu chỉ mới thành lập nhưng cũng cho phép tham gia dự án.
Xử lý khắc phục sai phạm
Cấm tham gia dự án trong khoảng thời gian tối thiểu là 01 năm.
Thông báo danh sách nhà thầu bị trừng phạt cho Ban QLDA giảm nghèo các tỉnh; Các huyện.
đăng ít nhất 1 số trên báo Trung ương; Đài truyền thanh; Truyền hình tỉnh và huyện.
Đối với các hợp đồng phát hiện có biểu hiện thông thầu dự án đã có hình thức xử lý đối với nhà thầu và xin ý kiến của WB để đấu thầu lại.
Hệ thống quản lý dự án: Công tác đào tạo năng lực cán bộ chưa đi trước một bước. Việc thuyên chuyển cán bộ tham gia thực hiện dự án còn nhiều dẫn đến chưa hiệu quả.
Giáo dục
Sơn La không thực hiện hoạt động giáo dục trong dự án giảm nghèo. Đây có thể coi là một điểm hạn chế.
Xây lắp công trình:
Khối lượng các loại hình công trình hầu hết không đạt mục tiêu của báo cáo khả thi do giá cả thực tế cao hơn nhiều so với dự kiến ban đầu, thấp nhất là y tế chỉ đạt 13.58% do đã có dự án hỗ trợ y tế quốc gia; Tiếp theo là đường chỉ đạt 27,26% do đơn giá dự kiến ban đầu quá thấp, một số hoạt động lại đạt cao hơn mục tiêu ban đâu đó là diện tích tưới tiêu đạt 129%; Nước sinh hoạt đạt 103,44%.
CHƯƠNG III:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ DỰ ÁN.
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Các Bài học sau đã được rút ra trong quá trình thực hiện DA giảm nghèo của Tỉnh
Sự tham gia của cộng đồng:
Quá trình lập kế hoạch có sự tham gia của người dân ở thôn/bản: Tổ chức lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng đúng quy trình, đảm bảo tính dân chủ, tôn trọng ý kiến của người dân là một trong những yếu tố then chốt góp phần vào sự thành công của dự án.
Quá trình giám sát dự án có sự tham gia của cộng đồng: Thực hiện nghiêm chỉnh, đúng quy định về sự tham gia giám sát của cộng đồng đối với các hoạt động của dự án, với sự giám sát của cộng đồng, chất lượng các hoạt động của dự án đã tăng lên đáng kể.
Phân cấp và thể chế hoá:
Phân cấp về cán bộ và tổ chức: Công tác tổ tuyển dụng cán bộ và tổ chức cũng được phân cấp đã giúp cho việc thực hiện thành công dự án. Các cấp được tự tuyển dụng cán bộ đủ năng lực tham gia thực hiện dự án, tránh được sức ép từ bên trên trong công tác cán bộ, điều này làm cho BQL các cấp nhiệt tình thực hiện dự án; công tác tổ chức được phân cấp giúp cho việc hoàn thiện bộ máy BQL dự án các cấp được kịp thời đặc biệt phù hợp đối với việc hoàn thiện các Ban phát triển xã;
Thể chế hoá các văn bản thực hiện Dự án: Cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện dự án của BQL Trung ương, Ngân hàng thế giới, Bộ tài chính, BQL tỉnh đã phối hợp văn bản hướng dẫn thực hiện dự án phù hợp với đặc điểm địa phương, phù hợp với quy định của dự án như hướng dẫn thực hiện hoạt động xây dựng đường liên bản, hướng dẫn thực hiện hợp phần Ngân sách xã, hướng dẫn thực hiện chính sách an toàn, hướng dẫn thực hiện công tác quyết toán,…
Xây dựng Năng lực:
Đào tạo cán bộ ở các cấp, Xây dựng năng lực cho cán bộ cấp xã/thôn bản là một trong vấn đề trọng tâm của dự án, sự phối hợp chặt chẽ giữa BQL Trung ương, BQL tỉnh, BQL các Huyện, các ban phát triển xã, các đơn vị đào tạo là sự đảm bảo cho thành công cho hoạt động đào tạo tăng cường năng lực cán bộ các cấp, qua đó góp phần quan trọng vào sự thành công của dự án.
Việc sử dụng đội ngũ hướng dẫn viên cộng đồng là điểm đặc trưng của dự án, là bài học hay của dự án có thể áp dụng cho các chương trình dự án tương tự khác; Đội ngũ CF đã có vai trò quan trọng trong việc thực hiện hợp phần ngân sách phát triển xã, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ xã, bản.
Quản lý dự án:
Đấu thầu: Việc gộp các công trình nhỏ thành gói thầu lớn để tăng khả năng thu hút các nhà đầu tư là một bài học hay, đặc biệt đối với các vùng khó khăn như dự án;
Tổ chức thực hiện, thanh toán, quyết toán: Công tác tổ chức thực hiện, thanh quyết toán nhanh gọn các hoạt động của dự án là một điểm sáng của dự án nhờ sự kiên quyết của nhà tài trợ, sự năng động của BQL dự án các cấp, sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành các cấp có liên quan;
Ngân sách phát triển xã
Thực hiện dân chủ ở cơ sở: Việc thực hiện triển để nguyên tặc dân chủ ở cơ sở là một trong những yếu tố dẫn đến thành công của hợp phần Ngân sách phát triển xã, người dân phấn khởi nhiệt tình tham gia do được chủ động đề xuất các hoạt động, được trực tiếp tham gia thực hiện và các hoạt dộng của hợp phần thực sự đáp ứng nhu cầu bức thiết của cộng đồng.
Việc thực hiện hợp phần ngân sách phát triển xã góp phần Tăng cường nhận thức của người dân, tính ỷ lại vốn có của đồng bào dần được khắc phục, nhận thức và sự hỗ trợ của các ngành có liên quan cũng được tăng cường đã góp phần vào sự thành công của hợp phần.
Vận hành và bảo dưỡng công trình
Hướng dẫn xây dựng quy ước, quy chế quản lý sử dụng, vận hành bảo trì công trình một cách thật sự dân chủ là một bài học lớn của dự án, giúp cho các công trình của dự án được sử dụng có hiệu quả, tăng cường tinh thần trách nhiệm của người hưởng lợi.
Bài học về lựa chọn dự án
Trong lựa chọn dự án nổi lên một số điểm quan trọng:
- Lựa chọn dự án đơn giản, có hiệu quả. Nhìn chung, cách lựa chọn các tiểu dự án thuộc các hợp phần của dự án đơn giản, gắn với kết quả đầu ra trực tiếp có thể lượng hoá, có thể nhìn thấy, cân đong đo đếm được. Kết quả đầu ra đều được xem xét đến hiệu quả trực tiếp, hiệu quả tổng hợp kinh tế xã hội trên địa bàn. Qua nghiên cứu ở các huyện, xã ở Tỉnh Sơn La cho thấy, hầu như các công trình, các mô hình được đầu tư đều rất rõ ràng. Với sự rõ ràng này sẽ tạo điều kiện cho việc theo dõi, đánh giá chương trình.
- Ưu tiên thực hiện chương trình. Mỗi tỉnh, mỗi huyện đều có cách thức ưu tiên lựa chọn công trình, lĩnh vực ưu tiên phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội và tập quán của địa bàn.
Điều đặc biệt là các tỉnh, huyện, xã đều chú ý đến một số công trình, một số mô hình trọng điểm, không dàn trải. Như vậy trong quá trình lập kế hoạch cần phải hướng dẫn định hướng cho người dân hiểu và tập trung mạnh vào nhũng lĩnh vực, những ngành nghề mà đang đực khuyến khích, phù hợp với định hướng chuyền dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp của các xã và các huyện.
- Số lượng các mô hình trình diễn không nhiều nhưng mà các công trình không đòi hỏi kỹ thuật cao, dễ dàng nhân rộng mô hình sau khi dự án kết thúc.
II. ĐỊNH HƯỚNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH SƠN LA VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Định hướng xoá đói giảm nghèo ở Sơn La.
Xuất phát từ việc đánh giá, nghiên cứu tổng thể tình hình nghèo đói ở Sơn La và DAGN tỉnh Sơn La giai đoạn 2002-2007, tôi cũng mạnh dạn đề xuất một số định hướng xoá đói giảm nghèo ở Sơn La như sau:
Triển khai đánh giá từ cơ sở xác định chính xác tỷ lệ hộ nghèo hiện nay để tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, hỗ trợ đồng bào đặc biệt khó khăn. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người dân làm giàu chính đáng, giúp đỡ những người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Trên cơ sở rà soát lại quy hoạch sản xuất, điều chỉnh, sắp xếp lại dân cư, lồng chép các nguồn vốn để huy động các nguồn lực của toàn xã hội tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn hỗ trợ sản xuất, trợ giúp đào tạo hướng nghiệp, dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm... đối với các xã nghèo, nhóm người nghèo khó khăn nhất. Mở rộng các ngành nghề dịch vụ, phân công lại lao động, tạo việc làm tăng thu nhập cho dân cư. Chủ động sắp xếp, điều chỉnh lại dân cư một cách hợp lý gắn với quá trình tái định cư thuỷ điện Sơn La.
Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản hoàn thành công tác định canh định cư, chấm dứt tình trạng hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%.
Một số kiến nghị
2.1. Về công tác vận hành và bảo dưỡng các công trình xây lắp
Để đảm bảo cho các công trình của dự án cũng như của các chương trình dự án khác phát huy được hiệu quả bền vững, lâu dài cần phân cấp mạnh mẽ cho xã, ban quản lý các công trình trên địa bàn, đẩy mạnh việc hướng dẫn xã, bản xây dựng quy ước, quy chế quản lý sử dụng các công trình trên địa bàn.
Tổ chức quản lý: đối với những công trình mang tính chất liên xã thì các phòng chức năng phải là khâu nối chính quyền của các địa bàn liên quan trong việc quản lý sử dụng các công trình này, phân đoạn công trình cho các địa phương quản lý sử dụng nhưng phải tránh tính cục bộ địa phương.
Kinh phí: (Lao động, NSNN…): Hàng năm cần bố trí một ngân sách cho công tác duy tu bảo dưỡng các đong trình đòi hỏi số vốn lớn vượt quá khả năng đóng góp của địa phương, người hưởng lợi như đường giao thông, thủy lợi.
2.2. Hợp phần ngân sách phát triển xã
Ban quản lý Dự án Tỉnh tổng hợp những ý kiến từ cơ sở, xã, huyện, có yêu cầu bổ sung, thay đổi về Ngân sách phát triển xã, cần giải trình rõ ràng, cụ thể, giúp cho các chương trình Dự án tương tự sau này.
Để dự án phát huy được tính hiệu quả, nên có pha 2 của Dự án và tập trung vào Ngân sách phát triển xã và Mô hình ứng dụng Nông nghiệp.
Cần phải tập trung vào hoạt động tuyên truyền rõ mục đích của chương trình, dự án cho các Ban ngành của tỉnh, huyện và mọi người dân trong các xã thực hiện biết rõ.
Thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn, thăm quan cho cán bộ Huyện liên quan và cán bộ thôn ban ngay trong những năm đầu triển khai.
UBND Tỉnh cần hướng dẫn cụ thể cho các huyện, xã tron việc thực hiện các văn bản củ Trung ương.
2.3. Về mô hình ứng dụng nông nghiệp.
Để các mô hình ứng dụng nông nghiệp có tác dụng, hiệu quả, bền vững , hướng tới nhiều hộ nghèo hơn, cũng như đạt được những mục tiêu của dự án đề ra cần:
Thông tin tuyên truyền sâu rộng về mô hình nông nghiệp do dự án đầu tư tới thôn, bản để người dân biết đầy đủ thông tin và hướng dẫn các hộ nghèo tích cực tham gia đề xuất các mô hình phù hợp với địa phương, phù hợp với khả năng, điều kiện đáp ứng của nhóm hộ.
Tiếp tục tăng các MHNNUD có hiệu quả như nuôi bò sinh sả, nuôi dê, trồng lúa, ngô thâm canh, cung cấp máy chế biến …
Đào tạo nhóm nông dân giỏi địa phương làm hạt nhân để hỗ trợ khuyến nông xã, thú y thôn bản;
Đối với các xã có nhiều mô hình chăn nuôi, nhất thiết phải tăng cường thú y thôn bản được trang bị tủ thuốc để tiêm phong, xử lý bệnh kịp thời cho gia súc, gia cầm.
Một số mô hình khó làm, rủi ro cao, cần một hộ nông dân làm ăn giỏi, khá hỗ trợ hộ nông dân nghèo.
Chia các nhóm hộ nghèo, hình thành các nhóm sở thích (nuôi bò, nuôi dê, thâm canh lúa …) và có thể đầu tư theo nhóm, có cơ chế chịu trách nhiệm của ban ngành xã, thôn, trưởng nhóm sở thích đối với vốn dự án đầu tư cho mô hình.
2.4. Về việc đào tạo cán bộ cấp xã, thôn bản.
Nội dung các khóa đào tạo của DA giảm nghèo trong thời gian qua là rất bổ ích nhưn cần phải tổ chức sớm ngay từ năm đầu trước khi khởi động hoạt đọng các hợp phần của DA thì hiệu quả cao hơn nhiều
Tài liệu các khóa đào tạo đã đáp ứng được với nội dung nhiều hình ảnh minh họa nhưng cần đơn giản, ngắn gọn hơn nữa.
Đối với công tác đào tạo tăng cường năng lực sử dụng nguồn vốn DFID nên phân cấp cho BQLDA tỉnh và các trung tâm đào tạo chủ động phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh biên soạn tài liệu trên cơ sở nội dung khung kế hoạch đào tạo thì chất lượng tài liệu sẽ phù hợp hơn cho đặc thù từng tỉnh, từng dân tộc, kể cả câu chữ, từ ngữ…
Thời gian học và thực hành qua đánh giá của học viên la còn ngắn so với nội dung tài liệu, kể cả lý thuyết và thực hành, nhưng cũng không nên kéo dài quá 7 ngày/khóa.
Việc bố trí địa điểm trong những năm qua là rất linh hoạt tạo được quá trình giao lưu học tập kinh nghiệm của các xã, Huyện trong vùng dự án như giao ban quý theo cum, tập huấn theo cụm luân chuyển…
Không nên bố trí học viên 1 lớp quá đông trên 50 người, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo cũng như phương pháp đào tạo cho người lớn tuổi hiện nay, cũng như việc tổ chức hướng dẫn thực hành củ học viên. Bình quân 1 lớp của Sơn La là 56, với phương pháp đào tạo tích cực hiện nay chỉ nên để số lượng học viên không quá 40 người với 2 giảng viên thì kết quả đào tạo còn cao hơn nhiều.
Quản lý dự án.
Sớm ổn định công tác tổ chức bộ máy quản lý dự án các cấp.
Các hoạt đọng đào tạo tăng cường năng lực triển khai sớm một bước trước khi dự án thực sự đi vào hoạt động.
Hạn chế thuyên chuyển cán bộ dự án, tổ chức làm việc theo nhóm cho mỗi phần công việc (1 người chịu trách nhiệm chính và có một số người khác cùng làm) nếu thực hiện được điều này sẽ tránh được tình trạng thiếu người có kinh nghiệm thực hiện những phần việc đó khi phụ trách chính thuyên chuyển.
Tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch trong mọi hoạt động.
Có chính sách sử dụng đội ngũ cán bộ hợp đồng của dự án sau khi dự án kết thúc để anh em yên tâm công tác.
KẾT LUẬN
Mười lăm tuần thực tập tại Phòng Tài chính-Kế hoạch Huyện Mai Sơn- Sơn La là một khoảng thời gian vô cùng quý báu với một sinh viên năm cuối như tôi. Dự án giảm nghèo Sơn La đã đi vào giai đoạn cuối.Các công việc còn lại chỉ mang tính chất hoàn thiện và tổng kết lại toàn bộ dự án.Có thể nói, dự án đã mang lại những giá trị rất tích cực về công tác xóa đói giảm nghèo, đem lại cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất cũng như tinh thần của người dân tỉnh Sơn La; Đồng thời góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội, phát triển kinh tế bền vững trong địa bàn tỉnh.Đề tài “Đánh giá tổng kết dự án giảm nghèo tỉnh Sơn La giai đoạn 2002-2007. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án” đã phần nào đáp ứng được những mục tiêu mà tôi đã đề ra khi lựa chọn đề tài này. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề mà đề tài vẫn chưa giải quyết được thoả đáng, đặc biệt là chưa đưa ra được những chỉ số cụ thể về nghèo đói của toàn Tỉnh Sơn La khi dự án kết thúc; Chưa đánh giá, liên hệ được những ảnh hưởng của các dự án khác đến công cuộc xoá đói giảm nghèo của Tỉnh. Tôi hi vọng rằng trong thời gian tới, tôi có thể tìm hiểu thêm được nhiều điều để đề tài được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội, khoa Kế hoạch&Phát triển, NXB Thống kê, năm 2002.
Giáo trình kinh tế phát triển, khoa Kế hoạch và phát triển, NXB Thống kê, năm 1999
Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn-NXB Thống kê, năm 2002
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.
Giáo trình kinh tế công cộng, Khoa Kế hoạch và phát triển, NXB Thống kê, năm 2002
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005, nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 tỉnh Sơn La
Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2005-2010
Quy hoạch tổng thể tỉnh Sơn La giai đoạn 2001-2010
Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La khoá XVI của UBND Tỉnh
Niên giám thống kê tỉnh Sơn La.
Báo cáo sơ bộ Dự án giảm nghèo tỉnh Sơn La.
Báo cáo sơ bộ Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc.
Các Website của tỉnh Sơn La và của dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc.
Báo cáo tổng kết dự án giảm nghèo Huyện Mai Sơn – Sơn La.
MỤC LỤC
Trang
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Hạng mục
(1)
Vốn phải quyết toán
(2)
Đã thanh toán (triệu đồng)
Đã quyết toán (triệu đồng)
Tổng
IDA
Ngân sách
%
Tổng
IDA
Ngân sách
%
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
Xây lắp
251,970
251,970
223,473
18,497
100%
159,237
149,577
9,750
63%
Hàng hóa
15,221
15,221
11,456
3,765
100%
12,096
9,072
3,024
79%
Tư vấn
41,987
41,987
22,059
19,927
100%
19,345
6,402
12,942
46%
Đào tạo
5,105
5,105
5,105
100%
0,623
0,623
12%
NSPTX
52,514
52,514
52,514
100%
16,929
16,664
0,265
32%
Quản lý
16,630
16,609
4,966
11,664
100%
7,638
2,431
5,207
46%
Tổng cộng
383
383,427
329,573
53,854
100%
215,958
184,770
31,188
56%
Phụ lục 2:
Bảng 2.1 Số lượng các Hợp đồng: Theo năm và theo Hạng mục, từ năm 2002 đến 31/12/2007
Năm
Loại hợp đồng
Số lượng các hợp đồng
Xây lắp
Tổng cộng
Đã kết thúc
Hiện đang thực hiện
Không khả thi
2002
Hàng hóa
17
17
2002
Dịch vụ tư vấn
4
4
2002
Đào tạo
2002
Các loại HĐ khác
Tổng cộng năm 2002
21
21
2003
Xây lắp
64
62
2
2003
Hàng hóa
5
5
2003
Dịch vụ tư vấn
11
11
2003
Đào tạo
2003
Các loại HĐ khác
Tổng cộng năm 2003
80
78
2
2004
Xây lắp
134
119
15
2004
Hàng hóa
6
6
2004
Dịch vụ tư vấn
11
11
2004
Đào tạo
1
2
2004
Các loại HĐ khác
Tổng cộng năm 2004
153
138
15
2005
Xây lắp
158
141
17
2005
Hàng hóa
5
5
2005
Dịch vụ tư vấn
10
10
2005
Đào tạo
2
2
2005
Các loại HĐ khác
Tổng cộng năm 2005
175
158
17
2006
Xây lắp
71
67
4
2006
Hàng hóa
7
6
1
2006
Dịch vụ tư vấn
6
6
2006
Đào tạo
2006
Các loại HĐ khác
Tổng cộng năm 2006
84
79
5
2007
Xây lắp
66
55
11
2007
Hàng hóa
2
2
2007
Dịch vụ tư vấn
3
2
2007
Đào tạo
3
3
2007
Các loại HĐ khác
1
1
Tổng cộng đến 31/12/2007
75
64
11
2002-2007
Xây lắp
510
461
49
2002-2007
Hàng hóa
29
28
1
2002-2007
Dịch vụ tư vấn
41
41
2002-2007
Đào tạo
7
7
2002-2007
Các loại HĐ khác
1
1
Tổng cộng 2002-30/10/2007
588
538
50
Phụ lục 3
Chi tiết các lớp đào tạo của PTS theo từng huyện
Huyện
Tổng số học viên
Phụ nữ
Dân tộc thiểu số
Số học viên
%
Số học viên
%
1
2
3
4=3/2
5
6=5/2
Huyện Thuận Châu
595
72
12,10
571
95,97
Huyện Mai Sơn
299
40
13,38
269
89,97
Huyện Yên Châu
167
20
11,98
136
81,44
Huyện Mộc Châu
282
40
14,18
264
93,62
Huyện Phù Yên
217
30
13,82
198
91,24
Huyện Bắc Yên
267
35
13,11
259
97,00
Huyện Mường La
201
27
13,43
195
97,01
Tổng
2.028
264
13,02
1.892
93,3
Phụ lục 4:
Tổng quan về mô hình ứng dụng nông nghiệp của dự án giảm nghèo tại xã Mường bang năm 2005 và 2006
Các mô hình ứng dụng nông nghiệp đã và đang được triển khai
Tên các bản mà mô hình này đã và đang được triển khai
Quy mô của mô hình (Tổng diện tích đất trồng, số con vật nuôi)
Tổng số hộ tham gia mô hình
Trong đó số hộ nghèo tham gia mô hình
Số lượng hộ là người dân tộc thiểu số trong các hộ tham gia mô hình
Năng suất cây trồng vật nuôi ở địa phương trước khi mô hình này được triển khai
Năng suất cây trồng vật nuôi sau khi mô hình này được triển khai
Ngô vụ thu
Bản Dinh, Bang, Cải
4 ha
40
37
40
4,5 tấn/ha
7,5 tấn/ha
Nuôi bò
Bản Bang, Lao
9 con
27
22
27
25 con
38 con
Nuôi dê
Bản Cải
40 con
30
25
30
128 con
264 con
Nuôi lợn
Bản Sọc, bản Bang
84 con
42
36
42
457 con
997 con
Nuôi gà
Bản Trùng
600 con
15
11
15
521 con
752 con
Máy xay xát
Bản chè, bản Bang
2 cái
20
16
20
15 cái
35 cái
Máy tẽ ngô
Bản Sọc
1 cái
10
7
10
1 cái
3 cái
Tổng
184
154
184
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33306.doc