Chuyên đề Đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ quản lý Hợp tác xã trong quá trình xây dựng và phát triển Hợp tác xã ở tỉnh Hà Tây hiên nay

Việc phát triển kinh tế HTX trong nông nghiệp sẽ là nhân tố cơ bản đưa nền nông nghiệp nước ta đến nền nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn ngày càng văn minh hiện đại. Vì vậy Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng phát triển kinh tế hợp tác nói chung và kinh tế HTX trong nông nghiệp nói riêng. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 –2010 của Đảng đã khẳng định “ Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà quản lý.”

doc58 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ quản lý Hợp tác xã trong quá trình xây dựng và phát triển Hợp tác xã ở tỉnh Hà Tây hiên nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c HTX đã xây dựng trên 500Km kênh mương bê tông, nhiều trạm biến áp, nhiều nơi làm đường làng, ngõ xóm bê tông… - Vốn quỹ khác: Vốn lưu động để hoạt động chiếm tỷ lệ thấp từ 20 – 30 % vốn quỹ, lại chủ yếu nợ đọng sản phẩm, nên vốn thực tế hoạt động còn ít, một số HTX không có vốn để hoạt động. +Vốn góp xã viên bình quân 01 HTX = 353 triệu đồng + Nợ phải thu bình quân của 01 HTX = 249 triệu đồng/HTX, trong đó nợ khó đòi 51.750 triệu đồng, bình quân 97,4 triệu đồng/HTX. + Nợ phải trả: Tổng số 93.121 triệu đồng, bình quân 175,3 triệu đồng/ HTX. Vốn góp xã viên do cách làm khi chuyển đổi nên nhiều HTX lấy tài sản, công nợ của HTX bình quân cho xã viên, coi là vốn góp, xã viên không góp vốn mới. Vì vậy hiện nay nhiều HTX vốn quỹ chỉ có tài sản cố định không có vốn lưu động. Tình hình vốn quỹ xã viên nợ HTX, HTX nợ Doanh nghiệp dẫn tới tài chính HTX không lành mạnh, HTX không vay được ngân hàng, các doanh nghiệp không dám liên kết, liên doanh với HTX. 2.1.4. Nội dung hoạt động của HTXNN Mục tiêu hoạt động chung của HTX nông nghiệp: Khác với các loại hình kinh tế khác, HTXNN ra đời và phát triển trước hết là vì sự phát triển kinh tế hộ, HTX hoạt động ở lĩnh vực mà từng hộ xã viên không làm đựơc hoặc làm không có hiệu quả, cần có sức mạnh của tập thể để tạo điều kiện thuận lợi cho hộ xã viên sản xuấ có hiệu quả. Ngoài ra HTXNN cũng vươn lên kinh doanh ở các lĩnh vực, các ngành có điều kiện để tăng thu nhập và lợi nhuận cho HTX, tận dụng phát huy được các thế mạnh của địa phương. Để phục vụ mục tiêu trên, cần thực hiện một số nội dung sau: _ Hướng dẫn và điều hành sản xuất như: Sau chuyển đổi HTXNN, các HTX cơ bản vẫn điều hành, hướng dẫn sản xuất hộ xã viên như: hướng dẫn cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, thời vụ, tổ chức các dịch vụ, đông đốc sản xuất vụ đông, chống úng, chống hạn, chống rét cho mạ…tạo điều kiện thuận lợi cho hộ xã viên sản xuất.Số HTX có điều hành sản xuất chiếm 95%, số làm tốt chiếm 50% tổng số HTX. Chính nhờ vai trò điều hành hướng dẫn sản xuất của HTX mà sản xuất nông nghiệp của Hà Tây các năm qua luông phát triển và ổn định, năm 2004 nhiều tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ mất mùa nhưng nông nghiệp Hà Tây vẫn được mùa. _ Tổ chức các dịch vụ nông nghiệp phục vụ kinh tế hộ. ( số liệu năm 2006 ): HTX làm dịch vụ thuỷ nông và bảo vệ sản xuất có 94,9%. HTX làm dịch vụ bảo vệ thực vật: 83% HTX làm dịch vụ điện năng: 83,4% HTX làm dịch vụ khuyến nông: 70,4% HTX làm dịch vụ cung cấp giống: 68,7% HTX làm dịch vụ làm đất: 28,6% HTX làm dịch vụ tín dụng nội bộ: 1,69% HTX làm dịch vụ tiêu thụ chế biến nông sản: 1,5%. Số HTX làm trên 6 dịch vụ chiếm 39,5%, từ 4 đến 5 dịch vụ chiếm 44,8%, còn lại làm 2 đến 3 dịch vụ. Doanh thu bình quân 1 HTX năm 2001 là 353 triệu đồng, năm 2004 là 568 triệu đồng và năm 2005 là 599,92 triệu đồng, trong tỉnh là 318,6 tỷ đồng. Số HTX lãi chiếm 85,5% (tăng 19,3% so với năm 2004 và 25,3 so với năm 2001), lãi bình quân của 1 HTX là 47,6 triệu đồng. Số HTX lỗ chiếm 5,5% (giảm 1,6% so với 2004. và 9,5% so với 2001). Tuy nhiên số lãi của các HTXNN rất thấp chỉ từ 25 –30 triệu đồng / HTX, ngoài ra tuy hạch toán về sổ sách thì có lãi nhưng do xã viên nợ đọng sản phẩm nên nhiều HTX không thu được lãi thậm chí còn âm cả vào vốn. Nên việc mở rộng dịch vụ, mở mang ngành nghề vươn ra kinh doanh bên ngoài nhiều HTX chưa làm được nên doanh thu thấp, lương cán bộ thấp, liên doanh liên kết rất hạn chế. Bảng 2: Doanh thu chi phí của 331 HTX tỉnh Hà Tây năm 2006 Các loại dịch vụ Thu Chi Lãi, lỗ Dịch vụ Tưới tiêu nước 53.503.590 48.234.386 5.269.204 Dịch vụ điện 66.662.552 62.975.525 3.687.027 Dịch vụ vật tư 9.292.183 8.333.483 958.700 Dịch vụ quản lý HTX 2.031.511 2.037.665 -6.154 Dịch vụ làm đất 7.502.149 6.353.900 1.148.249 Dịch vụ bảo vệ thực vật 3.359.268 2.903.143 456.125 Dịch vụ khuyến nông 1.153.959 1.221.958 -67.999 Dịch vụ thú y 263.410 274.362 -10.952 Dịch vụ khác 16.544.237 9.742.483 6.801.754 Tổng cộng 160.312.859 142.076.905 18.235.954 (Nguồn: Báo cáo doanh thu của các HTX năm 2005) Đánh giá về mục tiêu của HTXNN: mặt được là các HTX đã phục vụ tốt cho kinh tế hộ, dẫn đến kinh tế hộ phát triển, chính là nông nghiệp phát triển, đã đạt được các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra; còn mặt chưa được là việc vươn lên kinh doanh ra bên ngoài để tăng thu nhập cho HTX, mới có 1 số ít HTX làm được, còn lại chưa làm được. 2.1.5. Thực hiên các chính sách pháp luật ở HTX - Đại hội xã viên: Tính tới tháng 6/2006 có 271 HTX đại hội thường kỳ, 132 HTX đại hội nhiệm kỳ. Tổng số HTX đã đại hội là 408 HTX = 75,9%, trong đó số HTX đại hội trước 31/3/2006 ( Qui định Luật HTX ) chiếm 60%. - Chấp hành chế độ kế toán: Thực hiện tốt chiếm 70%, còn lại chấp hành chưa tốt như: Sổ sách không đầy đủ, báo cáo tài chính không đủ hoặc không nộp báo cáo tài chính. 2.1.6. Phân loại HTX (Theo tiêu chí do Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2005) _ HTX khá giỏi: 256 HTX = 48,2% _ HTX trung bình: 221 HTX = 41,6% _HTX yếu kém: 44 HTX = 8,3% Còn lại 1,9% HTX chưa phân loại do mới chia tách, thành lập. 2.1.7. Đánh giá chung về HTXNN hiện nay 2.1.7.1. Những mặt ưu điểm Hoạt động của các HTX đã có chuyển biến tích cực, bước đầu làm rõ xã viên, vốn quĩ, công nợ, rõ nhiệm vụ của các bộ phân trong HTX. Những dịch vụ thiết yếu có tính cộng đồng cao liên quan chặt chẽ với sản xuất của hộ xã viên nhiều HTX đã làm tốt như: Thuỷ nông, Điện, Khuyến nông, Giống, Chuyển giao kỹ thuật, Hướng dẫn sản xuất, thời vụm, khắc phục hạn hán, lũ lụt… Vì vậy đã góp phần tích cực vào hoàn thành các mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh. Cơ sở vất chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp ở các HTX được tăng cường đáng kể, khiến cho xã viên trong HTX phấn khởi lao động. HTXNN phối hợp tích cực cùng chính quyền triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, xoá đói giảm nghèo, góp phần ổn định kinh tế, chính trị và xã hội ở nông thôn. Một số điển hình xuất sắc là HTXNN Dương Liễu huyện Hoài Đức, HTXNN An Mỹ, Lê Thanh huyện Mỹ Đức, HTXNN Đan Phượng huyện Đan Phượng, HTXNN Đại Đồng huyện Thạch Thất, HTXNN Phú Triều huyện Phú Xuyên… 2.1.7.2. Những tồn tại của các HTXNN * Tồn tại trong thực hiện Luật HTX Các HTX chủ yếu chuyển đổi theo Luật HTX 1996 tới nay thực hiện Luật 2003 bộc lỗ một số tồn tại chính là: Điều lệ các HTX có sửa đổi nhưng còn nhiều nội dung chưa phù hợp: Chưa làm rõ xã viên làm dịch vụ và xã viên hưởng dịch vụ, Quyền lợi và nghĩa vụ của xã viên, của HTX chưa cụ thể, là xã viên nhưng chưa góp vốn, vốn vẫn chủ yếu là từ HTX cũ, chưa làm rõ được tài sản dùng chung không chia và tài sản chia. Bộ máy quản lý vẫn cơ bản như cũ, chưa làm rõ được vốn góp tối thiểu và số vốn phải góp của xã viên, phần nhiề HTX chưa huy động được vốn, đăng ký xã viên nhiều HTX chưa đúng Luật HTX năm 2003, xã viên chết, ra khỏi HTX, những trường hợp chấm dứt tư cách xã viên chưa được trả lại các vốn quỹ trong HTX. * Tồn tại trong tổ chức dịch vụ _ Phần lớn các HTX mới chỉ dịch vụ đầu vào cho sản xuất với các dịch vụ đơn giản, ít cạnh tranh, bó hẹp trong phạm vi hành chính, dịch vụ mang tính phục vụ là chính, doanh thu thấp, lãi ít. Chính vì vậy khả năng tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất khó khăn. _ Dịch vụ HTX mới chủ yếu ở lĩnh vực trồng trọt, các dịch vụ chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ nông sản, chuyển giao khoa học kỹ thuật, mở mang ngành nghề, nước sạch,vệ sinh môi trường…xã viên rất cần nhưng HTX chưa làm được. _ Hoạt động ở HTX tuy đã đổi mới nhưng còn mang nặng dấu ấn của HTX kiểu cụ, chức năng nhiệm vụ chưa cụ thể, HTX còn phải làm một số công việc của chính quyền, HTX bó hẹp theo qui mô hành chính, tư tưởng ỷ lại, trông chờ, bao cấp của cán bộ HTX và xã viên vẫn còn. * Tồn tại trong sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý vốn qũy _ Tài sản cố định ở HTX phần nhiều xây dựng lâu năm đã cũ, hiệu quả sử dụng thấp ( ví dụ như điện tổn thất 20 – 30% ), tài sản cố định thường khấu hao không đủ hoặc không khấu hao, kênh mương bê tông xây dựng không liên hoàn ( mỗi thôn một đoạn rời rạc). _ Tài sản lưu động: HTX bỏ ra làm dịch vụ nợ đọng sản phẩm nhiều, HTX không có vốn hoạt động. Do tình trạng nợ đọng sản phẩm ngân hàng không giám cho HTX vay, các doanh nghiệp không giám liên doanh với HTX, vì vậy HTX cũng không có vốn để hoạt động. * Tồn tại trong tư tưởng chỉ đạo với HTX _ Nhận thức của các cấp các ngành với HTX còn hạn chế, ít quan tâm tới HTX _ Cán bộ Đảng viên ở xã không thích làm cán bộ HTX ( do chính sách cán bộ ) và cán bộ Đảng viên làm cán bộ thường không quan tâm xây dựng HTX. _ Cán bộ KHKT, cán bộ quản lý giỏi không thích về công tác ở HTX * Tồn tại trong thực hiện chính sách với HTX Trong chính sách đất đai: Những loại đất HTX quản lý hiện nay chưa thực sự có các quyền như đất đai của các doanh nghiệp khác, chưa được cấp sổ đỏ, chưa được ưu tiên cấp đất làm cửa hàng dịch vụ. Chính sách BHXH: chưa có hướng dẫn cụ thể của ngành BHXH. Bản thân nhiều HTX không có nguồn để đóng BHXH, cán bộ HTX do dân bầu theo nhiệm kỳ, mức lương thấp, đóng BHXH sau một vài khoá nghỉ hưởng BHXH như thế nào thì chưa rõ. Cán bộ HTX chưa yên tâm đóng BHXH. Chính sách tài chính; thì phần lớn HTX không được vay vốn ngân hàng, HTX chưa được hưởng các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Chính sách cán bộ: chưa thực sự quan tâm tới cán bộ HTX nhất là các cán bộ lâu năm công tác ở HTXNN, nay lớn tuổi không có chế độ gì. Chưa thu hút được nhân tài về phục vụ HTX. Chính sách xoá nợ cho HTX ( Theo Quyết định 146 CP ): Nhìn chung do thủ tục phức tạp nên hiện nay nhiều HTX khó khăn về tài chính nhưng không được xoá nợ ( Tỉnh Hà Tây theo Điều tra số nợ phải trả trước 1996 là 26 tỷ đồng. Sở Nông nghiệp & PTNT và sở Tài chính mới cấp 700 triệu đồng. Ngân sách tỉnh không cấp nên các HTX phần nhiều chưa được xoá nợ ). * Tồn tại trong quản lý Nhà nước với HTX NN Chính phủ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp UBND tỉnh quản lý chung Nhà nước với HTX. Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa có bộ phận chuyên trách, các HTX chuyên ngành, sở chuyên ngành giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước. HTXNN ở Hà Tây chiếm 75% tổng số các loại HTX. Tuy đã thành lập Chi cục HTX & PTNT nhưng số biên chế cán bộ quá ít, trong khi chức năng nhiệm vụ thì quá nhiều và phức tạp khó khăn. Cán bộ quản lý HTX ở các huyện ít, mỗi huyện mới có 1 – 2 đồng chí lại kiêm nhiệm, nên ít có thời gian kiểm tra, hướng dẫn cho HTX. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ HTXNN hiện nay chưa hợp lý, cán bộ chủ chốt HTX ( ban quản trị HTX) do Liên minh HTX Việt Nam đều tập trung bồi dưỡng ở Hà Nội, trong khi chế độ đi học với cán bộ HTX rất thấp, không đủ chi phí. 2.1.7.3. Nguyên nhân tồn tại - HTXNN được chuyển đổi từ HTX cũ, vừa xây dựng cái mới vừa phả khắc phục những tồn tại của cơ chế cũ nên hoạt động còn khó khăn. - Nhận thức của cán bộ và nhân dân về vị trí, vai trò, mục đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của HTX còn hạn chế. Trình độ cán bộ HTX yếu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới HTX - Sự chỉ đạo, lãnh đạo của chính quyền các cấp với HTX chưa được quan tâm đúng mức. Cán bộ HTX không yên tâm công tác, không hết lòng phục vụ HTX do công thấp, chế độ bảo hiểm không có, đào tạo bồi dưỡng học tập ít được quan tâm. - Chính sách của Nhà nước với HTX chậm được cụ thể hoá, chưa thực sự khuyến khích HTX như chưa làm rõ đầu tư cho HTX, chưa quy định được chế độ bảo hiểm cho cán bộ HTX, kinh phí đào tạo cán bộ HTX không có hoặc có rất ít, HTX chưa được vay vốn liên kết, kinh doanh, chế biến tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân còn khó khăn, chưa thu hút được nhân tài, thu hút được cán bộ có năng lực vể HTX. 2.1.8. Đánh giá vai trò HTXNN trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 2.1.8.1. Về kinh tế - HTXNN đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, tạo điều kiện thúc đẩy giúp kinh tế hộ phát triển như: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, hướng dẫn hộ xã viên sản xuât, chuyển giao kỹ thuật, tổ chức các dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho hộ xã viên sản xuất, nên cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực: Nông nghiệp từ 41% năm 2000, năm 2004 nông nghiệp là 33%. Trong nông nghiệp bình quân 4 năm tốc độ tăng trưởng là 6,3%, trồng trọt chiếm 5,7%, chăn nuôi 41,3%. Giá trị thu nhập bình quân 28,5 triệu đồng/ha đất nông nghiệp ( giá trị trồng trọt ). Xuất hiện nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, nhiều cánh đồng 50 triệu, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính, trên 5000 trang trại bước đầu sản xuất hàng hoá… Nhưngx kết quả đó có sự đóng góp rất lớn của HTX nông nghiệp. - Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, các công trình thuỷ lợi được nâng cấp, trên 500km kênh mương đã được bê tông hoá. - Quan hệ sản xuất nông nghiệp tiếp tục đổi mới. HTXNN đã tác động tới sản xuất của 80% số hộ nông dân. Các HTX đã tổ chức dịch vụ đầu vào, một số HTX làm dịch vụ đầu ra, mở mang phát triển ngành nghề nông thôn, tạo điều kiện cho hộ nông dân sản xuất thuận lợi, có hiệu quả. - Số hộ giàu tăng lên, hộ nghèo còn dưới 10%. Đường làn, ngõ xóm, công trình phúc lợi ngày càng tăng và ngày càng khang trang. Nhiều mô hình nông thôn mới đã hình thành phát triển như: An Mỹ, Dương Liễu, Đan Phượng, Hà Hồi, Phú Túc… - Các dạng hợp tác ở nông thôn có nhiều như: vần công, đổi công liên kết mua bò, máy móc để sản xuất, tổ phụ nữ giúp nhau vay vốn, câu lạc bộ khoa học kỹ thuật, hội làm vườn, hội cây cảnh. Hợp tá giữa nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác giữa nông dân với nông dân… Tuy nhiên các dạng này chủ yếu là tự phát, không ổn đinhk, các tổ hợp tác trong nông nghiệp theo đúng quy định trong luật dân sự hiện nay ở Hà Tây chưa có. 2.1.8.2. Về xã hội - HTXNN giúp nông dân về kiến thức làm ăn, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần xoá đói giảm nghèo, xây dựng các công trình thuỷ lợi, trợ cấp khó khăn…góp phần cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới, là cầu nối quan trọng giúp Nhà nước triển khai các chính sách tới hộ nông dân và phản ánh tâm tư, nguyện vọng cảu nhân dân với Nhà nước. Thực tế ở Hà Tây, chương trình dồn điền đổi thửa, sản xuất giống lúa nhân dân, lúa lai, nạc hoá đàn lợn, sin hoá đàn bò, kiên cố hoá kênh mương, khuyến nông… phần lớn thông qua Hợp tác xã để tổ chức nông dân thực hiện. - HTXNN đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động thông qua việc tổ chức các dịch vụ, mở mang ngành nghề, thực hiện các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế… - HTX nông nghiệp góp phần ổn định kinh tế xã hội nông thôn, thông qua việc tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ, mở rộng dân chủ, công khai tài chính, vốn quỹ… Nông dân ngày càng tin tưởng vào HTX. 2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quán lý HTX và tình hình đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ trong thời gian qua ( 2003 – 2006 ) tại tỉnh Hà Tây 2.2.1. Thực trạng cán bộ HTX nông nghiệp hiện nay ở tỉnh Hà Tây 2.2.1.1. Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý * Tổ chức của bộ máy quản lý: Theo số liệu điều tra năm 2006, toàn tỉnh có 533 Hợp tác xã với 6.606 cán bộ với 5 bộ phận chủ yếu, cụ thể: _ Ban quản trị : 1.196 cán bộ _ Ban kiểm soát : 804 cán bộ _ Kế toán : 894 cán bộ _ Cán bộ chuyên môn : 986 cán bộ _ Tổ đội dịch vụ và tiếp nhận DV ( Tổ đội trưởng): 2.721 cán bộ Trong đó Ban quản trị, Ban kiểm soát, cán bộ chuyên môn là bộ phận quản lý trực tiếp các HTX. Trong cơ cấu tổ chức của HTX thì từ cơ sở đội, xã viên bầu đại biểu để tổ chức Đại hội xã viên. Trong Đại hội xã viên các đại biểu bỏ phiếu bầu ra Ban quản trị, Ban kiểm soát và thông qua kế toán trưởng do ban kiểm soát giới thiệu. * Hoạt động của bộ máy quản lý HTX NN + Các HTXNN tổ chức đại hội xã viên mỗi năm một lần, huặc họp bất thường do ban quản trị triệu tập. Đại hội chủ yếu thông qua báo cáo kết quả hoạt động hàng năm, phương hướng hoạt động năm sau. Thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết đơn khiếu nại của xã viên, thông qua báo cáo vốn quỹ của HTX. Có trách nhiệm bầu chủ nhiệm, Ban quản trị, Ban kiểm soát khi các chức danh hết nhiệm kỳ. + Ban quản trị HTX là cơ quan điều hành hoạt động của HTX, nó gồm có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và uỷ viên quản trị. Ban quản trị gồm từ 2 đến 3 người tuỳ theo quy mô và yêu cầu của từng HTX. Nhiệm kỳ của ban quản trị HTX từ 3 đến 5 năm. Trong những năm vừa qua hoạt động chính của ban quản trị là tổ chức thực hiện, điều hành các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác của HTX. Chủ nhiệm có tư cách đại diện cho HTX trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước Đại hội xã viên về các nhiệm vụ, công việc của mình. + Ban kiểm soát có chức năng giám sát các hoạt động của chủ nhiệm HTX, của HTX. Thực hiện công việc khiếu tố, khiếu nại của xã viên. Nhưng trong những năm vừa qua, Ban kiểm soát của các HTX hoạt động chưa có hiệu quả. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do trình độ, năng lực của các cán bộ kiểm soát chưa tương xứng với chức năng nhiệm vụ được giao. + Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ : là bộ phận có chức năng thực hiện các công việc chuyên môn như kế toán, thủ kho, thủ quỹ... chẳng hạn như Bộ máy kế toán có chức năng thực hiện hạch toán kế toán các hoạt động của HTX, quản lý tình hình kinh tế ( vốn, tài sản, công quỹ...) của HTX và ghi chép mọi hoạt động của HTX. Nhìn chung về cơ cấu cán bộ: đội ngũ cán bộ quản lý thiếu đồng bộ, đông nhưng không mạnh, thiếu chuyên gia, thiếu một đội ngũ nhân viên có tay nghề và nghiệp vụ cao. Hệ thống tổ chức dịch vụ và tư vấn quản lý còn yếu, điều này thể hiện ở trình độ cán bộ quản lý còn rất hạn chế. Cán bộ chuyên môn có 986 người thì số chưa qua đào tạo là 729 người chiếm 73,94% được thể hiện qua bảng dưới. Ngoài ra số cán bộ quản lý có độ tuổi cao chiếm tỷ lệ lớn: cán bộ quản lý dưới 35 tuổi chiếm 21,73, từ 35 – 45 tuổi chiếm 31,06%; trên 45 tuổi là 41,18% ( số liệu năm 2003 ). 2.2.1.2. Trình độ của cán bộ quản lý Hợp tác xã HTXNN chuyển đổi hoạt động theo luật HTX đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý kinh tế và phẩm chất đạo đức tốt để điều hành HTX hoạt động có hiệu quả. Trình độ của cán bộ sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của HTX, nhất là trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường thì trình độ của cán bộ quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng hàng đầu tới kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của đơn vị. Bảng 3: Trình độ cán bộ quản lý HTX Nhóm cán bộ Tổng số Trình độ Đã được bồi dưỡng ngắn hạn Cao đẳng, đại học Trung cấp Chưa qua đào tạo Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Ban quản trị 1.196 146 12,21 241 20,15 809 67,64 200 16,72 Ban kỉêm soát 804 36 4,48 84 10,45 684 85,07 425 52,86 Ban kiểm toán 899 69 7,68 350 38,93 480 53,39 506 56,28 Cán bộ c. môn 986 110 11,16 147 14,91 729 73,94 Đội dịch vụ 2721 36 1,32 95 3,49 2.590 95,19 Tổng số 6.606 397 6 597 9,03 5.292 80,1 1.131 17,12 Có thể thấy hạn chế của cán bộ quản lý là trinh độ của lực lượng cán bộ quản lý còn rất thấp, trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm rất nhỏ có 6% , trong khi đó lực lượng chưa qua đào tạo lại rất lớn hơn 80%. Đặc biệt bộ mấy lãnh đạo HTX nông nghiệp ( gồm Ban quản trị, Ban kiểm soát, Bộ máy kế toán ) trình độ còn rất thấp ( cao đẳng đại học chiếm từ 4,5 hoặc 12%). Mặc dù thời gian qua lực lượng cán bộ quản lý đã được đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn nhưng số lượng còn rất hạn chế, chỉ chiếm có 17,12 trong tổng số 5.292 cán bộ chưa được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng cũng như trung cấp. Trong khi đó cán bộ chuyên môn và đội dịch vụ vẫn chưa được chú ý đào tạo, thể hiện chưa có cán bộ chuyên môn hay đội dịch vụ nao được bồi dưỡng ngắn hạn, mặc dù số cán bộ chưa qua đào tạo là khá lớn:73,94 ( cán bộ chuyên môn ) và 95,19% ( đội dịch vụ ). Bên cạnh đó hàng năm qua các kỳ đại hội cũng như yêu cầu cán bộ của cơ sở, lực lượng cán bộ HTX được điều động đi công tác khác từ 22 đến 25%. Đa số là những cán bộ có năng lực và khả năng làm việc tốt. Với đội ngũ cán bộ như vậy sẽ vô cùng khó khăn trong công tác quản lý điều hành nói chung và đặc biệt là việc tổ chức các hoạt động dịch vụ sản xuất trong cơ chế thị trường hiện tại của các HTX. Do vậy nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nhận thức, khả năng điều hành của cán bộ HTXNN là một nhiệm vụ hàng đầu, cực kỳ quan trọng quyết định sự phát triển của kinh tế tập thể. Tình trạng chung hiện nay là cán bộ HTX phần lớn chưa qua đào tạo, không an tâm với công việc của HTX do lương thấp, không ổn định, không có chế độ bảo hiểm xã hội .... nên cán bộ HTX nếu có điều kiện là thoát ly hoặc chuyển sang làm cán bộ đảng, cán bộ UBND xã. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh uỷ, UBND tỉnh sở nông nghiệp & PTNT năm 2003 đã phối hợp với trường cao đẳng và một số cơ quan mở 17 lớp học, thời gian 10 ngày/ lớp với 12 chuyên đề quản lý nông nghiệp cho 1.558 cán bộ là chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát và kế toán trưởng, cán bộ HTX bước đầu năm được những vấn đề cơ bản về luật và nội dung quản lý HTXNN Đội ngũ cán bộ tuy đã được đào tạo bồi dưỡng lại nhưng kiến thức vẫn còn hạn chế, thiếu kiến thức kinh tế hiện đại, thiếu năng lực tổ chức và hoạt đông thực tiễn. Bản 4:Bộ máy quản lý HTX nông nghiệp đã được chuyển đổi tỉnh Hà Tây (Tính đến ngày 01/01/2004) TtTTT Chức danh Tổng số Trình độ văn hoá Số người đã qua đào tạo bồi dưỡng trên 1 tháng Thù lao bình quân 1tháng (1000đ/ tháng) Mức thù lao Cấp I Cấp II, III Trung học, đại học Cao nhất (1000đ) Thấp nhất (1000đ) Tổng các HTX có báo cáo 8024 437 7587 1214 648 128,7 350 50 1 Chủ nhiệm 489 11 487 177 63 176,37 350 50 2 Ban quản trị khác 728 19 709 173 45 148,98 310 40 3 Trưởng ban kiểm soát 489 21 468 59 33 146,82 310 40 4 Kế toán trưởng 489 489 219 114 155,07 310 40 5 K T viên khác 545 545 70 165 80,56 220 30 6 đội tổ trưởng 1537 104 1433 8 32 91,53 7 Cán bộ C.môn đội, tổ dịch vụ 3557 280 3277 478 161 120 8 Cán bộ khác 190 2 189 30 35 111,6 ( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của các HTX năm 2004 ) Nhận thức được tầm quan trọng của cán bộ quản lý trong HTX, thời gian qua ( năm 2006 ), tỉnh Ban lãnh đạo tỉnh Hà Tây đã phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT đã triển khai đào tạo, đào tạo lại các cán bộ của HTX và đã thu được một số kết quả, được cụ thể như sau: 2.3. Quá trình triển khai nhiệm vụ đào tạo năm 2006 Công tác tổ chức triển khai Sau khi nhận được Quyết định 321/QĐ-UBND ngày 27/2/2006 của UBND tỉnh Hà Tây và Công văn 304 chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt HTX năm 2006. Chi cục đã thà/SNN-HTX ngày 22/3/2006 của Sở NN &PTNT về việc giao nhiệm vụ tổnh lập một Ban chỉ đạo đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt HTX năm 2006 do một đồng chí phó chi cục trưởng nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý HTX làm trưởng ban, đồng chí trưởng phòng HTX của Chi cục là phó ban, các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên các phòng ban chuyên môn cùng kế toán Chi cục làm uỷ viên giúp việc. Ngoài ra để việc bồi dưỡng cán bộ HTX có hiệu quả Chi cục đã mở rộng hội nghị triển khai với thành phần là Lãnh đạo Chi cục, lãnh đạo và chuyên viên phòng nông nghiệp &PTNT của các huyện, thị xã trong tỉnh, thành viên ban chỉ đạo bồi dưỡng cán bộ HTX của Chi cục. Hội nghị đã thảo luận và đi đến thống nhất những nội dung trọng tâm cần bội dưỡng, các biện pháp phối hợp giữa Chi cục HTX & PTNT với phòng nông nghiệp & PTNT các huyện, thị xã về tổ chức quản lý lớp học, triệu tập học viên, địa điểm mở lớp… thông qua hợp đồng trách nhiệm. 2.3.2. Về nội dung bồi dưỡng và tài liệu cho học viên Thông qua việc than khảo ý kiến cảu các huyện, thị xã tại hội nghị triển khai, Ban chỉ đạo của Chi cục đã tranh thủ sự giúp đỡ của Trường quản lý cán bộ Nông nghiệp & PTNT I – Bộ nông nghiệp & PTNT, để thống nhất nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng cho từng loại đối tượng cụ thể theo Quyết định số 321/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây. Cụ thể: Lớp bồi dưỡng ban kiểm soát Hợp tác xã: _ Luật Hợp tác xã, chức năng, nhiệm vụ ban kiểm soát Hợp tác xã. _ Quản lý tài chính trong Hợp tác xã _ Tổ chức và quản lý các dịch vụ trong Hợp tác xã. _ Công tác Kế toán ở Hợp tác xã nông nghiệp. _ Kỹ năng kiểm tra kiểm soát các hoạt động: Thực hiện điều lệ htx, kiểm tra hoạt động dịch vụ, kiểm tra tài chính, kế toán, giải quyết khiếu nại tố cáo của xã viên liên quan tới công việc Hợp tác xã. Lớp kế toán Hợp tác xã: _ Nguyên lý kế toán Hợp tác xã, chức năng nhiệm vụ kế toán và kế toán trưởng. _ Ghi chép hạch toán các tài khoản kế toán Hợp tác xã nông nghiệp. _ Ghi chép hạch toán các loại sổ sách chứng từ kết toán. _ Lập báo cáo tài chính trong Hợp tác xã nông nghiệp. _ Công tác kiểm tra tài chính kế toán trong Hợp tác xã nông nghiệp. Ngoài ra các học viện của các lớp còn được đi học thực tế tại 1 Hợp tác xã khá, trao đổi thảo luận và làm bài tập thực hành, phù hợp với thực tế. Nghe giải đáp các thắc mắc liên quan tới bài giảng và các chính sách đối với HTX nói chung. Xây dựng kế hoạch chi tiết: Căn cứ vào số kinh phí được cấp và nhu cầu đào tạo của các huyện, thị xã đăng ký và chế độ của nhà nước quy định, Ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể: _ Lớp kế toán HTX nông nghiệp: 04 lớp x 50 học viên = 200 học viên _ Lớp kiểm soát HTX nông nghiệp: 04 lớp x 50 học viên = 200 học viên Đồng thời có thời gian biểu và thời khoá biểu cho từng lớp học và gửi về cho toàn bộ Phòng nông nghiệp & PTNT của 14 huyện, thị xã để các huyện, thị xã gửi giấy triệu tập cho học viên và chủ động bố trí thời gian, địa điểm mở lớp. 2.3.4. Về giảng viên Việc xác định nội dung đào tạo bồi dưỡng phù hợp sát với thực tế yêu cầu, và lựa chọn giảng viên cho các lớp học liên quan chặt chẽ tới chất lượng của các học viên sau khoá đào tạo trở về HTX phục vụ công tác có hiệu quả tốt hay không. Vì vậy Chi cục một mặt triển khai công tác tổ chức, một mặt đã tham khảo ý kiến của cơ sở về các lớp đào tạo từ những năm trước, một mặt trực tiếp làm việc với một số trường có nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho HTXNN như: Trường quản lý cán bộ nông nghiệp & PTNT I, Trường Trung cấp & Dạy nghề nông nghiệp & PTNT I – Bộ nông nghiệp & PTNT…cùng thống nhất lựa chọn đội ngũ giảng viên là các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ của các trường, chuyên viên chính và chuyên viên của Chi cục HTX & PTNT đều là những người có lý luận tốt, nhiều kinh nghiệm thực tế về tổ chức, chỉ đạo quản lý điều hành HTX nông nghiệp và đặc biệt đã nhiều năm tham gia giản dạy với hình thức đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt HTX trên toàn quốc trong đó có Hà Tây. 2.3.5. Về quản lý điều hành từng lớp học Ban chỉ đạo công tác đào tạo của Chi cục đã thống nhất cùng lãnh đạo phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện, thị cử một cán bộ phòng Nông nghiệp & PTNT phối hợp với một chuyên viên của Chi cục HTX & PTNT làm công tác quản lý lớp học. Đồng thời bầu ra một Ban cán sự gồm: lớp trưởng, 2 lớp phó và chia lớp làm 4 tổ, mỗi tổ có 1 tổ trưởng để thuận tiện khi thảo luận, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt hàng ngày. Mặt khác Ban chỉ đạo cùng phòng Nông nghiệp & PTNT thống nhất nội dung và ban hành nội qui, qui chế cũng như chế độ của Nhà nước, của tỉnh với công tác đào tạo năm 2006 cho các lớp học ngay buổi khai mạc với sự tham gia của lãnh đạo huyện, lãnh đạo phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện, thị, Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo Chi cục và toàn thể học viên từng lớp. 2.4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ đào tạo năm 2006 Đào tạo trong kế hoạch Đã cùng với Ban giám hiệu Trường quản lý cán bộ nông nghiệp & PTNT I, phòng nông nghiệp & PTNT cá huyện, thị xã triển khai thực hiện đúng theo chương trình kế hoạch đề ra: tổ chức thành công 8 lớp, mỗi lớp với thời gian 11 ngày. Trong đó có 9 ngày học lý thuyết, 01 ngày đi thực hành tại cơ sở và 01 ngày làm bài tập. Số lượng học viên theo học là: 04 lớp Kiểm soá với 193 học viên, 04 lớp Kế toán với 194 học viên. STT Tên huyện Tổng số Lớp kế toán Lớp kiểm soát 1 Quốc Oai 42 42 2 Thạch Thất 12 12 3 Ba Vì 42 42 4 Ứng Hòa 118 38 80 5 Mỹ Đức 33 12 21 6 Thanh Oai 41 27 14 7 Chương Mỹ 16 9 7 8 Phú Xuyên 14 14 9 Thường Tín 2 10 Thị xã Hà Đông 51 31 20 11 Hoài Đức 14 7 7 12 Đan Phượng 1 1 13 Sơn Tây 1 1 Tổng số 387 194 193 Sau mỗi lớp học Ban chỉ đạo phối hợp với chủ nhiệm lớp, Ban cán sự lớp căn cứ vào kết quả kiểm tra từng môn học, vào việc chấp hành nội qui lớp học và tham khảo ý kiến nhận xét của cá giáo viên đã tiến hành đánh giá kết quả từng lớp học, bầu chọn những học viên xuất sắc đề nghị lãnh đạo Sở khen thưởng. Cụ thể như sau: Số thứ tự Lớp học bồi dưỡng Địa điểm mở lớp Tổng số học viên Đánh giá kết quả học viên Học viên được cấp chứng chỉ Học viên được Sở khen thưởng Loại khá - giỏi Loại trung bình Loại yếu 1 Kế toán H.Quốc Oai 50 40 04 06 44 2 2 Kế toán H.Ứng Hòa 50 40 10 - 50 2 3 Kế toán H, Thanh Oai 50 40 10 - 50 2 4 Kế toán T.X Hà Đông 44 35 9 - 44 2 5 Kiểm soát H. Ba Vì 42 33 9 - 42 2 6 Kiểm soát H. Mỹ Đức 50 40 9 1 49 2 7 Kiểm soát H.Ứng Hòa 51 41 9 1 50 2 8 Kiểm soát T.X Hà Đông 50 41 9 - 50 2 Tổng số Toàn tỉnh 387 310 69 08 379 16 Bảng 5 : Đánh giá kết quả học viên năm 2006 Kết thúc từng lớp học Chi cục cùng Ban giám hiệu nhà trường, Lãnh đạo huyện, lãnh đạo phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện, thị xã, Ban chỉ đạo công tác đào tạo năm 2006 của Chi cục đều tổ chức hội nghị bế mạc lớp học để tổng kết, phát phần thưởng, tặng giấy khen cũng như tài chính công khai. Đặc biệt lãnh đạo Chi cục lắng nghe ý kiến đóng góp của các học viên, của các đại biểu để rút ra kinh nghiệm cho việc tổ chức các lớp tiếp theo. Đào tạo ngoài kế hoạch Trong quá trình phối kết hợp với các trường về việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo năm 2006, Chi cục đã tranh thủ sự giúp đỡ của Ban giám hiệu các trường mở thêm cho tỉnh được 04 lớp bằng nguồn kinh phí khác. - Trường quản lý cán bộ Nông nghiệp & PTNT I – Bộ Nông nghiệp & PTNT mửo 2 lớp: 01 lớp mở tại Chi cuc gồm 40 học viên, kinh phí, tài liệu, giảng viên 100% của Nhà trường; 01 lớp tại UBND huyện Thạch Thất, kinh phí, giảng viên, tài liệu của Nhà trường và UBND huyện hỗ trợ một phần kinh phí. Kết quả hai lớp này được các đồng chí học viên tham gia học tập đều rất phấn khởi, nhiệt tình sôi nổi tham gia thảo luận chia sẻ với nhau và với giảng viên. Buổi tổng kết bế mạc được lãnh đạo huyện uỷ, UBND đánh giá cao về sự cần thiết của hình thức tập huấn, đào tạo cũng như cá thông tin cho các học viên. Ban giám hiệu nhà trường đã cấp chứng chỉ cho 100% học viên theo học hai lớp. - Trường Trung cấp & Dạy nghề nông nghiệp & PTNT I – Bộ nông nghiệp & PTNT mở 2 lớp dài hạn ( 18 tháng ) đào tạo nghề: 01 lớp quản lý HTX nông nghiệp với 40 học viên; 01 lớp kế toán HTX nông nghiệp với 40 học viên. Kinh phí, giảng viên, tài liệu chủ yếu là nhà trường, một phần thu học phí của học sinh và một phần nhỏ tỉnh hỗ trợ. Hiện nay 02 lớp học này của Chi cục đã được thành lập và đi vào hoạt động. Ban cán sự 02 lớp đã được ổn định. Giảng viên, các thành viên có liên quan và các học viên đã và đang thực hiện: quản lý, dạy học và học tập tốt. 2.5. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đào tạo năm 2006 2.5.1. Kết quả đạt được Đã thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định số 321/QĐ - UBND ngày 27/14/2006 của UBND tỉnh, Công văn số 304/SNN-HTX ngày 22/3/2006 của Sở nông nghiệp & PTNT về: đối tượng, chế độ, tổng hợp báo cáo, số học viên đào tạo trong kế hoạch, ngoài kế hoạch và số học viên đào tạo dài hạn. Cụ thể: _ Về đối tượng: tập trung chỉ đào tạo bồi dưỡng trong năm 2006 cho 2 loại đối tượng là Ban kiểm soát và Ban Kế toán HTX nông nghiệp trong tỉnh. _ Về chế độ: hỗ trợ theo đúng chế độ Nhà nước và theo dự đoán chi tiết đã được sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Tài chính duyệt. _ Về tổng hợp báo cáo: đã thường xuyên báo cáo kết quả với lãnh đạo sở Nông nghiệp & PTNT, hết 6 tháng đầu năm đã có báo cáo gửi UBND tỉnh, sở Nông nghiệp & PTNT cũng như các đơn vị có liên quan. Đã đào tạo được 387/400 học viên trong kế hoạch và 80 học viên ngoài kế hoạch. Mặt khác đang thực hiện đào tạo ngoài kế hoạch theo hình thức dài hạn ( 18 tháng ) cho 80 học viên. Trong đó: Số học viên đào tạo trong kế hoạch có 310/387 là khá giỏi, đạt 80% ( trong đó có 16 học viên được Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tặng giấy khen 0, 69 trung bình = 18%, chỉ có 8 học viên yếu kém chiếm 2%, vậy là có 379/387 học viện đủ tiêu chuẩn được cấp chứng chỉ 98%. Số học viên đã đào tạo ngoài kế hoạch có 80/80 đều được cấp chứng chỉ đạt 100%. Số học viên đào tạo dài hạn ( 18 tháng ) đều được tuyển sinh theo đúng qui định của Bộ Nông nghiệp & PTNT, bộ Giáo dục đào tạo và Bộ Lao động TBXH. Hiệu quả đào tạo qua tổng hợp các phiếu thăm dò sau mỗi lớp học cho thấy: Học viên đã tăng hiểu biết về hoạt động của HTX nông nghiệp theo Luật mới trong quản lý kinh tế mới, thấy được chiều hướng phát triển và những khó khăn thử thách trong bước đường hội nhập. Nâng cao hơn nhiều về nghiệp vụ chuyêm môn kế toán, kiểm soát ở HTX nông nghiệp, có tác dụng trực tiếp vào thực hiện nhiệm vụ của mình. Kết quả khảo sát ban đầu đối với 19 Hợp tác xã nông nghiệp ở 9 huyện, thị xã có học viên dự các khoá đào tạo bồi dưỡng trong năm 2006 cho thấy: Vấn đề quản lý điều hành HTX nông nghiệp đi vào nề nếp hơn trước, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và tổ chức các khâu dịch vụ hiệu quả hơn năm 2005. 2.5.3. Nguyên nhân kết quả đạt được - Có sự quan tâm của UBND tỉnh, của Sở Nông nghiệp & PTNT, sở Tài chính đã giành kinh phí và chỉ đạo trực tiếp Chi cụ thực hiện nhiệm vụ. Năm 2006 Sở Tài chính đã cấp nguồn kinh phí cho việc đào tạo là 250 triệu đồng phục vụ cho việc đào tạo. - Chi cục HTX đã xác định đúng trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ đào tạo cán bộ HTX nông nghiệp. Nhận thức được việc bồi dưỡng cán bộ HTX nông nghiệp là một nhiệm vụ đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể theo tinh thần Nghị quyết 13 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. - Công tác tổ chức thực hiện chặt chẽ, bài bản từ trên xuống từ tỉnh tới các huyện, thị xã theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh của Sở nông nghiệp & PTNT - Có sự phối kết hợp tích cực, trách nhiệm, hiệu quả giữa Chi cục và các phòng ban giúp việc cho Sở Tài chính, Sở nông nghiệp & PTNT trong công tác xây dựng kế hoạch chi tiết và quản lý điều hành. Và với các trường quản lý cán bộ, các phòng Nông nghiệp & PTNT của toàn tỉnh trong công tác tổ chức triển khai thực hiện. - Công tác chuẩn bị chu đáo từ việc tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ đào tạo cán bộ HTX nông nghiệp tới phòng nông nghiệp & PTNT các huyện, thị xã. Bàn biện pháp triển khai cụ thể về tổ chức lớp học, chọn địa điểm hợp lý để giảm bớt khó khăn cho học viên. Tới việc phối hợp với các Trường quản lý cán bộ xác định chương trình đào tạo bồi dưỡng phù hợp với đòi hỏi thực tế của công tác quản lý điều hành HTX nông nghiệp trong giai đoạn mới. Rồi việc lựa chọn và bố trị đội ngũ giảng viên chất lượng có thời gian biểu và thời khóa biểu cụ thể chu đáo. - Tranh thủ được sự ủng hộ của các Trường của Bộ Nông nghiệp & PTNT đầu tư mở thêm các lớp đào tạo đa dạng về hình thức và đối tượng đáp ứng yêu cầu của nông thôn. 2.5.4. Những hạn chế Song song với kết quả đạt được trong nhiệm vụ đào tạo cán bộ HTX nông nghiệp năm 2006 của chi cục HTX& PTNT còn một số hạn chế cần khắc phục trong những năm tới: - Là năm đầu tiên tổ chức thực hiện nên trong công tác chỉ đạo phối kết hợp trong nội bộ Ban chỉ đạo đôi lúc lúng túng, thống nhất chưa cao. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy lạc hậu thô sơ phần nào ảnh hưởng tới khả năng chuyển tải thông tin của giảng viên cũng như tiếp thu kiến thức của học viên - Đối tượng học viên là cán bộ HTX nông nghiệp vừa học vừa lo công việc HTX, việc riêng gia đình, có học viên lại kiêm nhiệm nhiều công tác khác ở địa phương nên khó khăn trong việc duy trì thời gian học tập đều đặn. Kết quả có tới 08 học viên không đủ tiêu chuẩn cấp chứng chỉ theo qui chế học tập. - Chương trình đào tạo liên tục không nghỉ, nội dung nghiên cứu tham gia mô hình cũng cần bố trí sao cho phù hợp với từng đối tượng dự học khác nhau để đạt hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn. - Nguồn kinh phí hạn hẹp nên định mức hỗ trợ cho học viên còn thấp và số học viên được đào tạo còn ít - Đối tượng đào tạo bồi dưỡng mới giới hạn trong năm 2006 là Ban kiểm soát và Kế toán HTX. Trong khi Ban quản trị là lực lượng đông và là người chủ yếu quản lý điều hành HTX lại chưa được đào tạo bồi dưỡng. Vì vậy công tác đào tạo bồi dưỡng chưa đồng bộ: Ban quản trị, Ban kế toán và ban kiểm soát Hợp tác xã nông nghiệp. - Một số học viên ý thức chấp hành chưa cao. Đã đăng ký đi học nhưng trong quá trình lớp học diễn ra lại không chủ động được công việc địa phương, việc gia đình bỏ học hoặc học tập dở dang gây khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch đào tạo của Chi cục. 2.6. Phương hướng nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng năm tới Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX. Văn bản số 2440/BNN-HTX ngày 22/9/2006 của Bộ Nông nghiệp &PTNT về tháo gỡ khó khăn cho các HTX nông nghiệp. Với thực trạng HTX nông nghiệp của Hà Tây tới cuối năm 2006 đã là 540 HTX, trong khi xu hướng đa dạng hoá các loại hình HTX của tỉnh đang có xu hướng phát triển thành lập mới như: HTX rau sạch, HTX chăn nuôi. HTX hoa cây cảnh… Đến nay tổng số cán bộ Hợp tác xã nông nghiệp là 6.635 người, trong đó đã được bồi dưỡng đào tạo hết 2006 là 1.653 người chiếm 25%. Số chưa đào tạo bồi dưỡng còn quá nhiều bằng 75%. Trong điều kiện thực tế hiện tại Việt Nam đã hội nhập Wto vào sân chơi thương mại thế giới bình đẳng, cơ hội rất nhiều, song thách thức rất lớn. Nên đòi hỏi trình độ năng lực cán bộ chủ chốt HTX phải thường xuyên nâng cao. Do đó việc tiếp tục triển khai công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ là đòi hỏi thực tế của công tác cán bộ HTX nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng. Vì vậy Chi cục HTX & PTNT đã xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ HTX nông nghiệp năm 2007 là : _ Ban quản trị: 4 lớp với 200 học viên _ Ban kiểm soát: 3 lớp với 150 học viên _ Ban kế toán: 3 lớp với 150 học viên CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ 3.1. Phương hướng nhiệm vụ Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX. Văn bản số 2440/BNN-HTX ngày 22/9/2006 của Bộ Nông nghiệp &PTNT về tháo gỡ khó khăn cho các HTX nông nghiệp. Với thực trạng HTX nông nghiệp của Hà Tây tới cuối năm 2006 đã là 540 HTX, trong khi xu hướng đa dạng hoá các loại hình HTX của tỉnh đang có xu hướng phát triển thành lập mới như: HTX rau sạch, HTX chăn nuôi. HTX hoa cây cảnh… Đến nay tổng số cán bộ Hợp tác xã nông nghiệp là 6.635 người, trong đó đã được bồi dưỡng đào tạo hết 2006 là 1.653 người chiếm 25%. Số chưa đào tạo bồi dưỡng còn quá nhiều bằng 75%. Trong điều kiện thực tế hiện tại Việt Nam đã hội nhập Wto vào sân chơi thương mại thế giới bình đẳng, cơ hội rất nhiều, song thách thức rất lớn. Nên đòi hỏi trình độ năng lực cán bộ chủ chốt HTX phải thường xuyên nâng cao. Do đó việc tiếp tục triển khai công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ là đòi hỏi thực tế của công tác cán bộ HTX nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng. Vì vậy Chi cục HTX & PTNT đã xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ HTX nông nghiệp năm 2007 là : _ Ban quản trị: 4 lớp với 200 học viên _ Ban kiểm soát: 3 lớp với 150 học viên _ Ban kế toán: 3 lớp với 150 học viên 3.2. Những giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực cán bộ quan rlý điều hành Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, và nền kinh tế tri thức đang hình thành và ảnh hưởng sâu rộng tới tư duy quản lý kinh tế và phương thức sản xuất kinh doanh…thì vấn đề nâng cao trình độ tổ chức quản lý, lãnh đạo cho các cán bộ lãnh đạo là rất quan trọng. 3.2.1. Xây dựng kế hoạch hóa đội ngũ cán bộ quản lý Kế hoạch hóa đội ngũ cán bộ quản lý phải xuất phát từ mục tiêu và kế hoạch hoạt động của toàn bộ hệ thống quản lý. Nói cách khác, từ chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu cần đạt và cơ cấu tổ chức xây dựng số lượng cán bộ. Trên cơ sở đó có kế hoạch tuyển chọn đào tạo, sắp xếp, bố trí, sử dụng và đánh giá cán bộ 3.2.2. Tiếp tục đào tạo cán bộ quản lý HTX nông nghiệp. Chất lượng đi từ giáo dục, đào tạo như là một chân lý trong thời đại ngày nay. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nhóm nhân tố về đào tạo, giáo dục và bồi dưỡng là nhân tố cơ bản, trực tiếp. - Thực hiện tốt chiến lược về cán bộ, về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp, xác định số lượng các loại, tiêu chuẩn cần đạt được cho mỗi loại trong bộ máy quản lý Hợp tác xã. Lấy đó làm cơ sở cho việc tạo dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chấm dứt tình trạng đào tạo, bồi dưỡng tách rời với việc phân bổ sử dụng, cũng như việc tuyển dụng không qua đào tạo, bồi dưỡng hoặc đào tạo, bồi dưỡng mang tính chiếu lệ, hình thức làm giảm giá trị những văn bằng, gây khó khăn cho việc đánh giá, sử dụng cất nhắc cán bộ. Có chính sách rõ ràng trong việc tuyển chọn người đi học và sử dụng sau khi tốt nghiệp. - Động viên khuyến khích lực lượng cán bộ, công chức ngành nông nghiệp tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn; trình độ quản lý Nhà nước và quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường; trình độ ngoại ngữ, tin học; thường xuyên cập nhật thành tựu khoa học công nghệ về các lĩnh vực có liên quan theo hướng “ Giỏi một nghề và biết nhiều nghề ”. Nhanh chóng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của ngành có phẩm chất chính trị vững vàng; có trình độ năng lực và tinh thông nghiệp vụ; chuyên nghiệp và hiện đại; đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của tình hình phát triển của tỉnh Hà Tây nói chung và của Hợp tác xã nông nghiệp nói riêng. Nhà nước xây dựng qui chế khuyến khích, ưu đãi vật chất để thu hút lực lượng trẻ, tình nguyện có kiên thức, trình độ chuyên môn về địa bàn nông thôn công tác. Tập trung lựa chọn các lực lượng sinh viên vừa tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn như Hà Tây, Hà Nội về tuyển dụng. - Đầu tư nâng cao và mở rộng quy mô, đa dạng hoá cá loại hình và ngành nghề đào tạo của trường cao đẳng cộng đồng và các trường dạy nghề trong tỉnh, đảm bảo ngành nghề mà sản xuất trên địa bàn nông thông đang cần như trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, chế biến nông sản, thuỷ lợi… Phối hợp cá huyện thị xã và các trường chuyên nghiệp mở các lớp đào tạo tại địa phương để nâng cao trình độ cho cán bộ cơ sở thuộc ngành. Chỉ đạo trung tâm Khuyến nông và các đơn vị trong ngành tích cực phối hợp với hộ nông dân và các Sở, ngành có liên quan tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho nông dân, đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý cho lực lượng cán bộ HTX nông nghiệp. Các huyện thị xã và các trườn chuyên nghiệp phối hợp mở các lớp đào tạo cán bộ tại địa phương, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng các trường đại học, dạy nghề trên địa bàn tỉnh tạo thuận lợi để lực lượng lao động trẻ ở nông thôn và cán bộ Hợp tác xã có thể dễ dàng tham gia học tập. Nghiên cứu để ban hành chính sách về tuyển dụng cán bộ dự bị công chức có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật nông nghiệp. - Đa dạng hoá các đối tượng đào tạo, từ những cán bộ lãnh đạo đến những sinh viên, người dân có khả năng lãnh đạo tại địa phương nhằm xây dựng một lớp cán bộ trẻ có thể sẵn sàng tiếp tục quản lý thay thế lớp cán bộ đến tuổi nghỉ hưu, làm trẻ hoá lực lượng lãnh đạo. Các đối tượng đa dạng lên hình thức đào tạo cũng phải phong phú cho phù hợp. Đào tạo bằng nhiều hình thức như mở lớp tại địa phương, tham quan, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật với sự gặp mặt của các chuyên gia, các giảng viên từ các trường đại học khối nông nghiệp, các tổ chức quần chúng và các tổ chức khuyến nông… 3.2.3. Đánh giá cán bộ quản lý Đánh giá cán bộ quản lý là quá trình phân tích mức độ đạt được của quá trình phấn đấu, rèn luyện và thực hiện các công việc được giao. Đây là hoạt động cần được thực hiện thường xuyên, định kỳ, nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo động lực phấn đấu cho người quản lý đồng thời tạo điều kiện cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật. 3.2.4 Nâng cao nhận thức của người dân Phát triển nguồn nhân lực là đặt vị trí con người làm thành tố cơ bản nhất để phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, tức là nâng cao chất lượng dân cư mà trước hết là cán bộ lãnh đạo ở nông thôn. Cùng với khâu đào tạo và bồi dưỡng việc sử dụng cán bộ cấp xã cũng cần được coi trọng để họ phát huy tốt trong việc quản lý cũng như làm việc. Cần tổ chức kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ theo định kỳ nhằm đánh giá xác định công việc của từng loại chức danh và có biện pháp xử lý nếu vi phạm. 3.2.5. Thu hút người có năng lực, có trình độ đến làm việc tại các HTXNN. Thực hiện chính sách chế độ mềm hoá đối với chế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ xã, ngoài mức phụ cấp cố định của Nhà nước thì cán bộ xã có thể được hưởng thêm một khoản thù lao do địa phương chi trả. Như vậy sẽ có tác dụng khuyến khích cán bộ xã làm việc tích cực hơn, năng động hơn. Đẳng uỷ, UBND các xã xây dựng quy hoạch cán bộ cho HTXNN cử những xã viên có đủ tiêu chuẩn tình nguyện học xong ở lại địa phương đi đào tào về làm việc tại HTX. Giao cho trường cao đẳng cộng đồng và trung cấp quản lý kinh tế của tỉnh đào tạo cán bộ HTX ( theo chỉ tiêu giao ). Hàng năm tỉnh tiếp tục giành một phần kinh phí giao cho Sở nông nghiệp và PTNT bồi dưỡng cán bộ HTXNN. HTX nông nghiệp được trích 5% quỹ phát triển sản xuất để đào tạo cán bộ HTXNN, phấn đấu đến năm 2010 Ban quản trị HTX có trình độ trung cấp, Kế toán trưởng tốt nghiệp trung cấp tài chính kế toán trở lên. 3.2.6. Đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trong quản lý để làm việc có hiệu quả Hiện nay, các tiến bộ khoa học kỹ thuật là lực lượng quan trọng không chỉ trong sản xuất mà còn trong quá trình giúp đỡ tích cực trong nhân thức của mọi người. Đầu tư cơ sở vật chất, và những tiến bộ kỹ thuật làm giảm độ sai lệch trong việc tính toán ở các phương án phát triển HTX như phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư phất triển dịch vụ Việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật cũng giúp người quản lý dễ dàng hơn trong việc lãnh đạo, điều hành trong HTX, tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh quá trình trao đổi thông tin… Ngoài một số giải pháp mà bản thân HTX có thể tự giải quyết thì có thể có một số kiến nghị sau: 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Với UBND tỉnh - Cần thống nhất một đầu mối thực hiện nhiệm vụ đào tạo cho cán bộ HTX nông nghiệp. - Giao chỉ tiêu kinh phí đào tạo hàng năm sớm hơn để chủ động trong việc tổ chức thực hiện. - Sớm phê duyệt đề án của Sở Nông nghiệp & PTNT về việc thực hiện Văn bản 2440/BNN-HTX ngày 22/9/2006 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về tháo gỡ khó khăn cho các HTX nông nghiệp. Trong đó có nội dung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ HTX và đào tạo ổn định cán bộ lâu dài cho HTX nông nghiệp. - Cho Chi cục HTX & PTNT được mua 01 bộ máy phục vụ công tác giảng dạy gồm: 01 máy chiếu, 01 phông chiếu và 01 máy vi tính xách tay khoáng 50 triệu đồng trong nguồn kinh phí đào tạo năm 2007. 3.3.2. Với sở tài chính Đề nghị có văn bản hướng dẫn chi tiết việc sử dụng kinh phí đào tạo cán bộ HTX trên cơ sở căn cứ các Nghị đính Chính phủ, thông tư hướng dẫn của các Bộ, cũng như các văn bản của UBND tỉnh như: Nghị định 88/2005/CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triến HTX. Thông tư số 22, số 118, số 66 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng kinh phí đào tạo cán bộ HTX… 3.3.3. Các huyện thị xã - Cần nắm chắc đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp ( đặc biệt sau mỗi kỳ đại hội ) thường xuyên rà soát để biết được số lượng cán bộ đào tạo, tập huấn nâng cao, sớm đăng ký với Chi cục để Chi cuc chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ HTX nông nghiệp hàng năm trình các ngành và UBND tỉnh xem xét phê duyệt. - Phối hợp chặt chẽ với Chi cục trong công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo từ việc mở lớp, chuẩn bị địa điểm, quản lý lớp học tới việc đôn đốc học viên đi học đầy đủ. KẾT LUẬN Việc phát triển kinh tế HTX trong nông nghiệp sẽ là nhân tố cơ bản đưa nền nông nghiệp nước ta đến nền nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn ngày càng văn minh hiện đại. Vì vậy Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng phát triển kinh tế hợp tác nói chung và kinh tế HTX trong nông nghiệp nói riêng. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 –2010 của Đảng đã khẳng định “ Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà quản lý...” Khi nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, vài trò của các cán bộ quản lý không chỉ có cán bộ quản lý HTX cũng sẽ ngày càng tăng. Hiên nay, nền giáo dục, đào tạo ở nước ta ngày càng phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng đã phục vụ tốt nhất cho nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng nguồn lao đông, nhất là lao động quản lý. Nhưng bên cạnh đó thì tình trạng tham nhũng, cửa quyền, các tệ nạn xã hội ngày càng tăng và gây ảnh hưởng xấu đến phẩm chất cán bộ. Vì vậy xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý vững mạnh cả về phẩm chất, và tri thức là một bước thành công trong quá trình phát triển HTX nói chung, và phát trình kinh tế của tỉnh Hà Tây nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Cố GS. TS. Nguyễn Thế Nhã - PGS. TS Vũ Đình Thắng _ Giáo trình Kinh tế nông nghiệp 2.PGS. TS. Trần Quốc Khánh _ Giáo trình Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp 3.Tạp chí kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn 4. PGS. TS. Nguyễn Văn Bích, TS. Chu Tiến Quang: Kinh tế hợp tác và hợp tác xã ở Việt Nam. Thực trạng và định hướng phát triển, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội 5. Luật Hợp tác xã, ngày 20/3/1996 6. Luật Hợp tác xã, ngày 26/11/2003 7.PGS. TS. Vũ Văn Phúc _ Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam trong những năm tới, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Số 10/2004 8. Một số tài liệu tham khảo sưu tầm khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32083.doc
Tài liệu liên quan