Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực năng lực sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà

Khi đảm nhận tư vấn thiết kế các công trình trọng điểm của Tổng công ty và các hợp đồng kí với đối tác nước ngoài, chúng ta phải chủ động trong việc thực hiện tiến độ thiết kế. Thiết kế là một sản phẩm có tính đặc thù riêng nó quyết định rất lớn đến hiệu quả của công trình, vì vậy vấn đề chất lượng hồ sơ thiết kế phải được đặt lên hàng đầu. Trong các dự án: Công trình thuỷ điện Ryninh 2 công suất 8100KW, công trình thuỷ điện Cần Đơn công suất 72 MW, công ty tham gia từ khâu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kĩ thuật và lập bản vẽ thi công, lập hồ sơ mời thầu tư vấn thiết bị. Có thể nói rằng đây là một bước trưởng thành của công ty, qua 2 dự án này đội ngũ cán bộ thiết kế của công ty đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thiết kế từ các chuyên gia thiết kế trong và ngoài nước. Đến nay, bước đầu công ty đã hình thành lên đội ngũ cán bộ, chuyên gia thiết kế tư vấn có thể thực hiện được 70% công việc thiết kế các công trình quy mô cấp II.

doc87 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực năng lực sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạnh mẽ của các thành phần kinh tế,dưới sự quản lí của Nhà nước và sự chỉ đạo sát sao của Tổng công ty, công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà đã thực hiện chiến lược phát triển đa dạng hoá nghành nghề tư vấn thiết kế, tiếp cận sớm với thị trường, mở rộng địa bàn hoạt động... và đã hoàn thành được một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh như sau: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 1999-2003 TT Các chỉ tiêu ĐV TH1999 TH2000 TH2001 TH2002 TH2003 A Kế Hoạch SXKD I Tổng giá trị SXKD 106đ 7.514 9.329 15.871 28.652 56.080 Tốc độ tăng trưởng % 86% 124% 170% 181% 196% 1 Giá trị khảo sát 106đ 2.648 1.595 1.885 5.700 19.779 Chiếm tỷ trọng trong GT SXKD % 35% 17% 12% 20% 35% 2 Giá trị công tác tư vấn 106đ 4.893 7.735 10.923 17.631 25.665 Chiếm tỷ trọng trong GT SXKD % 65% 83% 69% 62% 46% 3 Giá trị công tác thí nghiệm 106đ 2.871 4.863 10.157 Chiếm tỷ trọng trong GT SXKD % 18% 17% 18% 4 Giá trị công tác khác 106đ 192 458 479 Chiếm tỷ trọng trong GT SXKD % 1% 2% 1% II Tổng doanh thu 106đ 4.497 12.062 12.289 22.175 44.480 1 Giá trị khảo sát 106đ 1.733 3.548 1.665 3.825 11.777 2 Giá trị công tác tư vấn thiết kế 106đ 2.764 8.154 7.691 14.146 24.979 3 Giá trị công tác thí nghiệm 106đ 2.693 4.011 7.724 4 Giá trị công tác khác 106đ 240 193 III Tổng nộp ngân sách 106đ 392 510 1.137 2.382 4.134 IV Lợi nhuận 106đ 465 260 741 1.070 1.664 V Lao động và thu nhập 106đ 1,498 1,642 1,510 2,175 3,095 B Tổng mức đầu tư 106đ 4.379 5.041 3.401 Nguồn: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 5 năm gần đây- Phòng dự án và tư vấn đấu thầu. Trong 5 năm từ 1999 đến 2003, công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ thiết kế ngày càng lớn mạnh, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm từ việc tham gia thiết kế các công trình thuỷ điện Hoà Bình, Sông Hinh, Ialy và nhiều công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, công trình dân dụng, công trình công nghiệp và hạ tầng cơ sở có quy mô từ nhỏ đến lớn với yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng cao trong phạm vi cả nước như: -Thiết kế khu công nghiệp xây dựng nhà máy thuỷ điện Ialy và BPTCTC hầm. - Tư vấn thiết kế công trình thuỷ điện Ryninh, thuỷ điện Cần Đơn - Thiết kế đường hầm dẫn nước Truông Khấp- Đô Lương- Nghệ An - Tư vấn đầu tư nhà máy xi măng Tam Diệp- Ninh Bình. - Tư vấn kỹ thuật một số hạng mục nhà máy xi măng Nghi Sơn. - Tư vấn thiết kế nhà máy cán thép Ninh Bình, nhà máy thép Việt ý - Thiết kế nhà máy xi măng Tuyên Quang, nhà máy xi măng Hạ Long. - Tư vấn lập dự án khu công nghiệp Định Trám-Bắc Giang. - Tư vấn thiết kế Trung tâm điều hành CONSTREXIM- Hải Phòng. - Thiết kế quy hoạch chuỗi đô thị dọc sông Đà- tỉnh Sơn La: Mai Sơn, Yên Châu, Mường La,... - Tư vấn xây dựng công trình thuỷ điện Sêsan3, thuỷ điện Tuyên Quang theo hình thức tổng thầu EPC, tư vấn xây dựng công trình thuỷ điện Plêikrông, Bản Lả,... - Lập BCNCTKT, BCNCKT dự án thuỷ điện Nậm Chiến, Bình Điền, Xêkaman3,... 2. Thuận lợi và khó khăn của công ty: 2.1 Thuận lợi: Trong tình hình kinh tế xã hội của đất nước ngày càng ổn định và có những bước phát triển nhanh chóng, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng tăng, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước càng ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện rất lớn cho sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Tổng công ty Sông Đà đã có định hướng và mục tiêu phát triển đến năm 2010 và phê duyệt phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch đến năm 2010 cho các đơn vị thành viên. Đây chính là điều kiện rất tốt cho sự phát triển của công ty cổ phần xây dựng Sông Đà trong những năm tới, là điều kiện thuận lợi để công ty có thể đầu tư mở rộng và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu xây dựng của các công trình hiện đại trong nước và khu vực. Trong điều kiện nền kinh tế ổn định như hiện nay, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng đang rất lớn, đây chính là thời cơ để công ty có thể tham gia nhận góp vón liên danh hợp tác với các công ty tư vấn nước ngoài, qua đó có thể thu hút vốn để đầu tư trang bị máy móc công nghệ kĩ thuật mới, mở rộng cơ sở vật chất nhà xưởng. Bên cạnh đó, việc liên danh liên kết với các đối tác nước ngoài cũng góp phần làm cho công ty có thể hiện đại hoá dây chuyền công nghệ và tiếp thu những công nghệ mới vào sản xuất. Đồng thời, với việc được tham gia làm việc cùng các chuyên gia có trình độ cao của nước ngoài sẽ nâng cao trình độ, kinh nghiệm của cán bộ, kĩ sư của công ty. Đây chính là một phương thức đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty một cách có lợi nhất. Về đội ngũ cán bộ kĩ sư của công ty, phần lớn là các kĩ sư trẻ mới ra trường, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi trong công việc là rất cao, khả năng tiếp thu nhanh chóng dây chuyền công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất. Đây chính là một lợi thế của công ty trong việc nâng cao tính hiện đại và thích ứng với nhu cầu thực tế luôn thay đổi theo sự phát triển nhanh chóng về công nghệ khoa học kĩ thuật của thị trường tư vấn. Qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, tập thể cán bộ công nhân viên của công ty luôn giữ vững truyền thống đoàn kết, biết phát huy năng lực sáng tạo của tập thể và cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Phát huy sáng tạo những kinh nghiệm và bài học thực tế công ty đã trải qua khi thực hiện những dự án lớn của đất nước. Bên cạnh đội ngũ kĩ sư trẻ nhiệt tình với công việc, công ty còn có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lí, cán bộ tư vấn thiết kế tích luỹ được nhiều kinh nghiệm từ những công trình lớn, đây chính là kho kinh nghiệm quý báu để các kĩ sư trẻ của công ty học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao khả năng, trình độ. Ngoài ra, công tác đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty còn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thường vụ Đảng uỷ và lãnh đạo Tổng công ty cùng với sự phối hợp giúp đỡ của các đơn vị và các phòng ban của Tổng công ty. 2.2 Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản kể trên, công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà cũng đang đứng trước nhứng khó khăn, thách thức lớn, cản trở sự phát triển của công ty trong thời gian tới. Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với quá trình đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty chính là không tìm được nguồn vốn để tiến hành đầu tư. Trước đây, trong quá trình bao cấp, phần lớn vốn đầu tư của công ty là do ngân sách của Tổng công ty Sông Đà đầu tư, nhưng hiện nay khi trở thành doanh nghiệp cổ phần, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đề phải tự hạch toán độc lập. Từ khi trở thành công ty cổ phần, nguồn vốn đầu tư do Tổng công ty cung cấp không còn nhiều, công ty phải tìm cách đầu tư thông qua các nguồn vốn khác như vốn góp liên danh của các đối tác liên danh, vốn ứng trước do các chủ đầu tư ứng trước... vì vậy các hoạt động đầu tư của công ty đều phụ thuộc vào các công trình mà công ty đảm nhận hoặc được giao thiết kế, khảo sát, giám sát. Chính điều này làm cho công ty có ít khả năng tự chủ trong hoạt động đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tư lớn nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh do vốn chậm được giải ngân. Ngoài ra, thực trạng chung của nền kinh tế nước ta là sự thiếu vốn một cách trầm trọng, dẫn đến sự chậm trễ trong việc thanh toán, vì vậy, nguồn vốn của các doanh nghiệp thường bị ứ đọng trong các khoản nợ, làm giảm số vòng quay của quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà cũng rơi vào tình trạng tương tụ như vậy nên khả năng thu hồi vốn để đầu tư của công ty cũng rất kém, làm cho quá trình đầu tư của công ty gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân thứ hai làm cho công tác đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty gặp khó khăn là sự thiếu đồng bộ của máy móc thiết bị của công ty. Công ty rất khó khăn trong việc lựa chọn thiết bị nào phù hợp, đồng bộ với các thiết bị sẵn có mà vẫn không làm giảm tính hiện đại của dây truyền công nghệ sản xuất kinh doanh. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, công nghệ trên thế giới đang có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần làm giảm bớt công sức lao động thủ công, làm tăng năng suất và tiến độ công việc của cán bộ công nhân viên công ty. Nhưng bên cạnh đó, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn có sự thay đổi để thích ứng nếu không sẽ bị tụt hậu so với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng nghành nghề. Đây chính là một thách thức rất lớn đối với công ty cổ phần xây dựng Sông Đà, vì vậy, trong thời gian qua, và định hướng trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đầu tư để dần hiện đại hoá máy móc và công nghệ sản xuất kinh doanh của công ty trong các lĩnh vực khảo sát, tư vấn, thí nghiệm... Tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật cũng tạo ra cho đội ngũ cán bộ kĩ sư của công ty những áp lực rất lớn bởi công tác tư vấn luôn phải đi trước, tiếp thu những công nghệ mới nhất từ bên ngoài, nâng cao trình độ và tính hiện đại trong các sản phẩm tư vấn của mình. Đặc điểm này đòi hỏi người cán bộ làm công tác tư vấn phải có phẩm chất và năng lực công tác tốt, điều này đang là một bài toán khó với công ty khi mà lực lượng kĩ sư, cán bộ của công ty còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Trong 2 năm qua, công ty đã tiến hành tuyển dụng và đào tạo được một lực lượng lớn cán bộ công nhân viên đa số các kĩ sư thiết kế là các kĩ sư trẻ mới ra trường, tuy có khả năng thích ứng với công nghệ mới, ham học hỏi nhưng chưa có đủ kinh nghiệm để có thể đảm nhận các trọng trách lớn như chủ nhiệm thiết kế, còn các kĩ sư làm nhiệm vụ tư vấn giám sát còn rất hạn chế về kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, các trọng trách lớn đã trở thành gánh nặng khó khăn đối với một số ít cán bộ kĩ sư thiết kế, tư vấn lâu năm của công ty. Về trang thiết bị máy móc của công ty, trước đây, phần lớn máy móc của công ty là các máy móc của Liên Xô, được sản xuất từ những năm 1980-1985, hiện đã cũ kĩ, lạc hậu, không đồng bộ, độ chính xác không cao, làm giảm năng suất lao động, tăng chi phí hoạt động. Vì vậy, trong thời gian gần đây, công ty đã liên tục đầu tư mới lại trang thiết bị máy móc nhằm hiện đại hoá dây chuyền công nghệ nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ các thiết bị thí nghiệm, thiết bị khảo sát, thiếu các phần mềm chuyên nghành mạnh trong công tác khảo sát, thiết kế, tư vấn các công trình mà công ty đảm nhận. Về năng lực tư vấn xây dựng tuy đã tiến bộ xong chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và yêu cầu phát triển của công ty đặc biệt là công tác tư vấn giám sát chất lượng và tư vấn lập hồ sơ mời thầu. Đây chính là hậu quả tất yếu do sự thiếu đồng bộ về máy móc, thiếu lực lượng cán bộ công nhân viên lành nghề mà công ty đang phải đối mặt. Trong thời gian tới, để có thể đáp ứng được yêu cầu của các công trình xây dựng trong nước và tiến ra các nước trong khu vực, công ty phải cố gắng hoàn thiện hơn nữa chất lượng của công tác tư vấn. Thêm một khó khăn nữa cho công ty dó chính là sự kém hiểu biết, kém về nhận thức của một số người vẫn chưa hiểu rõ vị trí và vai trò của công tác tư vấn, làm cho hoạt động của công ty không được coi trọng. Bên cạnh đó, do định mức chi phí về dịch vụ tư vấn ở nước ta còn thấp so với giá trị thực tế của hoạt động tư vấn do đó đã gây ra khó khăn trong việc nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên kĩ sư công ty làm công tác tư vấn. Chương III: Mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà I. Mục tiêu trong giai đoạn tới: 1. Định hướng phát triển trong giai đoạn 2005-2009: Dựa trên cơ sở định hướng phát triển chung của Tổng công ty xây dựng Sông Đà, nhận thức rõ được những thuận lợi và khó khăn trong thời gian tới. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà đã đưa ra định hướng phát triển chung trong giai đoạn tới như sau: Xây dựng và phát triển Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà trở thành một công ty tư vấn thiết kế mạnh có đủ khả năng tham gia tư vấn xây dựng các công trình trong khu vực. Thực hiện đa dạng hoá nghành nghề, phát triển các nghề truyền thống là tư vấn thiết kế các công trình năng lượng, thuỷ lợi và các công trình dân dụng, công nghiệp, phát triển các lĩnh vực tư vấn thiết kế trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, giao thông ( đặc biệt là thiết kế các công trình ngầm), phát triển các khu đô thị mới. Tăng cường liên danh, liên kết với các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước có uy tín và các chuyên gia đầu ngành trong nước trong các lĩnh vực tư vấn xây dựng, ứng dụng các thành quả về khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin, phấn đấu đến năm 2009 có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước và từng bước tham gia hội nhập với các nước trong khu vực. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao sức mạnh cạnh tranh, phấn đấu vì sự phát triển bền vững của Tổng công ty Sông Đà, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. 2. Mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới: Trong giai đoạn tới, khi nền kinh tế đất nước đang có những bước phát triển vượt bậc, cơ hội dành cho sự phát triển của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà ngày càng to lớn và rõ rệt, tuy nhiên sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác cũng ngày càng mạnh. Trên cơ sở những định hướng và tình hình khó khăn và thuận lợi cụ thể của công ty trong thời gian tới, công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà đã đề ra cho mình kế hoạch mục tiêu rõ rệt cho thời gian tới. Để có thể tồn tại và phát triển, toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty không ngừng cố gắng hơn nữa, phấn đấu để đưa công ty trở thành một công ty tư vấn xây dựng mạnh để đảm nhận nhiệm vụ chính trong công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kĩ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thí nghiệm, lập dự toán, tư vấn giám sát xây dựng, lắp đặt thiết bị, tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu và thẩm định hồ sơ thiết kế các công trình xây dựng, thuỷ điện, xây dựng công nghiệp, hạ tầng cơ sở do Tổng công ty đầu tư hoặc Tổng công ty được giao thầu thi công đáp ứng yêu cầu phát triển chung của Tổng công ty. Mở rộng hoạt động dịch vụ tư vấn trên thị trường dần từng bước cạnh tranh với các công ty tư vấn trong và ngoài nước. Phấn đấu đến năm 2010 công ty có đủ khả năng để đảm nhận 80-90% công việc tư vấn cho các dự án của Tổng công ty đầu tư hoặcTongr công ty được giao tổng thầu. Phấn đấu đến năm 2010 có thể cạnh tranh được với tất cả các đơn vị tư vấn mạnh trong nước, cũng như khu vực trong lĩnh vực tư vấn xây dựng các công trình thuỷ điện và xây dựng công trình ngầm. Phấn đấu đạt mức độ tăng trưởng giá trị hoạt động dịch vụ tư vấn hàng năm từ 10-15%. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, cán bộ quản lí, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tốt, có thể phát huy và ứng dụng được các công nghệ mới hiện đại, tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trưòng trong nước và khu vực Đông Nam á. Đầu tư máy móc, trang thiết bị đồng bộ để nâng cao năng lực công tác khảo sát, thí nghiệm, thiết kế đáp ứng yêu cầu tư vấn xây dựng các công trình trọng điểm của Tổng công ty và các công trình khác trong và ngoài nước. Không ngừng duy trì và phát triển hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 trong toàn công ty. Phát huy ngày càng cao năng lực máy móc thiết bị và con người để tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn xây dựng. Phấn đấu đến năm 2010, công ty sẽ đạt được các chỉ tiêu về kinh tế xã hội như sau : Chỉ tiêu kinh tế kế hoạch giai đoạn 2005-2010 TT Các chỉ tiêu ĐV KH 2005 KH 2006 KH 2007 KH 2008 KH 2009 I Tổng giá trị SXKD 106đ 95.48 110.8 127.5 146.6 154.0 Tốc độ tăng trưởng % 116% 116% 115% 115% 105% 1 Giá trị khảo sát 106đ 25.91 16.80 24.15 33.70 39.50 Chiếm tỷ trọng % 27% 15% 19% 23% 26% 2 Giá trị công tác thiết kế 106đ 38.15 45.25 45.70 51.70 52.60 Chiếm tỷ trọng trong SXKD % 40% 41% 36% 35% 34% 3 Giá trị tư vấn giám sát 106đ 7.350 13.75 16.50 20.50 21.70 Chiếm tỷ trọng trong SXKD % 8% 12% 13% 14% 14% 4 Giá trị công tác thí nghiệm 106đ 19.22 29.05 33.65 32.00 31.00 Chiếm tỷ trọng trong SXKD % 20% 26% 26% 22% 20% 5 Giá trị DV Tư vấn khác 106đ 4.850 5.950 7.500 8.700 9.200 Chiếm tỷ trọng trong SXKD % 5% 5% 6% 6% 6% II Tổng doanh thu 106đ 87.01 99.72 114.7 131.9 138.6 1 Khảo sát 106đ 21.13 15.12 21.73 30.33 35.55 2 Thiết kế 106đ 40.42 40.73 41.13 46.53 47.34 3 Tư vấn giám sát 106đ 5.654 12.38 14.85 18.45 19.35 4 Thí nghiệm 106đ 15.30 26.16 30.29 28.00 28.56 5 Dịch vụ tư vấn 106đ 4.365 5.357 6.750 7.830 8.380 III Vốn điều lệ 107đ 1000 1000 1000 1000 1000 IV Tổng số nộp ngân sách 106đ 2.971 2.704 4.347 5.950 6.930 V Thu nhập BQCBCNV/tháng 106đ 3,843 4,141 4,472 4,830 4,900 VI Lợi nhuận trước thuế 106đ 3.915 4.059 4.723 4.590 4.747 VII Thuế TNDN 106đ 598 643 1.329 VIII Phân phối lợi nhuận 106đ 2.819 2.922 3.076 3.254 3.418 1 Quỹ đầu tư PT, trong đó : 106đ 1.660 1.721 1.213 1.305 684 -Trích 20% TN sau thuế 106đ 564 584 615 661 684 -Thuế TN để lại DN 106đ 1.096 1.137 598 643 2 Quỹ dự trữ bắt buộc5% 106đ 141 146 154 165 171 3 Quỹ khen thưởng phúc lợi 106đ 282 292 308 331 342 4 Quỹ chia cổ đông 106đ 1.832 1.900 2.000 2.115 2.221 - Tỷ lệ chia cổ đông % 18% 19% 20% 21,5% 22,2% Nguồn : Định hướng phát triển của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà. Để hoàn thành những mục tiêu kinh tế xã hội và các định hướng đã đề ra ở trên, trong công tác đầu tư nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà đã xây dựng kế hoạch mục tiêu cụ thể cho việc đầu tư trong các lĩnh vực cụ thể như sau: 2.1.Đầu tư nâng cao năng lực khảo sát: Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2009 công ty tiếp tục tiến hành đầu tư máy móc trong thiết bị nhằm nâng cao năng lực khảo sát, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công việc. Cụ thể là: -Đầu tư máy khoan khảo sát với giá trị khoảng 3.200 triệu đồng. -Đầu tư máy đo đạc với giá trị khoảng 3.138 triệu đồng. -Ngoài ra các trang thiết bị khác phục vụ công tác khảo sát cũng được đầu tư như: thiết bị đo thuỷ văn, máy bơm, phần mềm phục vụ công tác khảo sát với giá trị khoảng 2.996 triệu đồng, các phần mềm ứng dụng tính toán, thiết kế tư vấn trị giá khoảng 835 triệu đồng. Các khoản mục đầu tư trên sẽ được thực hiện dần theo kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trông từng giai đoạn phát triển từ 2005 đến 2009 như sau: Khoản mục đầu tư giai đoạn 2005-2010 TT Danh mục đầu tư ĐV Tổng số KH2005 KH2006 KH2007 KH2008 KH2009 1 Máy khoan khảo sát 106đ 3.200 800 900 650 550 300 2 Máy đo đạc 106đ 3.138 864 537 644 693 400 3 Máy bơm 106đ 744 120 144 173 207 100 4 Thiết bị thuỷ văn 106đ 102 34 34 34 5 Thiết bị khác 106đ 2.150 580 500 520 350 200 6 Tổng số 106đ 9.334 2.398 2.115 2.021 1.800 1.000 Nguồn: Kế hoạch đầu tư 5 năm (2005-2009)- Định hướng phát triển của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà. 2.2. Đầu tư nâng cao năng lực tư vấn thiết kế: Trong giai đoạn 2005-2009 công ty cũng tiến hành đầu tư thiết bị phục vụ công tác tư vấn thiết kế tại cơ quan công ty và các đơn vị trực thuộc. Cụ thể là: +Đầu tư máy vi tính với giá trị khoảng 4.130 triệu đồng. +Đầu tư máy in laser với giá trị khoảng 930 triệu đồng. +Đầu tư phần mềm ứng dụng trị giá khoảng 835 triệu đồng. +Đầu tư các trang thiết bị văn phòng khác vơi tổng vốn đầu tư khoảng 1,37 tỷ đồng. Các khoản mục đầu tư đó sẽ được đầu tư dần trong các năm theo kế hoạch phát triển của công ty như sau: đầu tư máy móc phục vụ tư vấn thiết kế giai đoạn 2005-2010 TT Danh mục đầu tư ĐV Tổng số KH2005 KH2006 KH2007 KH2008 KH2009 1 Máy vi tính 106đ 4.130 810 795 780 890 855 2 Máy in laser 106đ 930 230 130 170 200 200 3 Máy photocopy 106đ 835 240 120 150 185 140 4 Máy chiếu 106đ 55 55 5 TB tin học khác 106đ 480 70 85 105 120 100 6 Tổng số 106đ 6.430 1.405 1.130 1.250 1.395 1.295 Nguồn: Kế hoạch đầu tư 5 năm (2005-2009)- Định hướng phát triển của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà. 2.3. Đầu tư nâng cao năng lực thí nghiệm: Về trang thiết bị thí nghiệm trong thời gian tới, công ty cũng tiếp tục đầu tư các thiết bị phục vụ cho công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm xây dựng với giá trị đầu tư khoảng 12,05 tỷ đồng. Các trang thiết bị này sẽ được giải ngân để đầu tư dần trong giai đoạn 2005-2009 như sau: - Năm 2005, đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị thí nghiệm trị giá 3, 850 tỷ đồng. - Năm 2006, mua sắm các dụng cụ và hoá chất thí nghiệm trị giá 2,2 tỷ đồng. - Năm 2007, đầu tư cho công tác thí nghiệm 1,5 tỷ đồng. - Năm 2008, đầu tư tiếp 2tỷ đồng phục vụ công tác thí nghiệm. - Năm 2009, mua sắm thiết bị thí nghiệm trị giá 2,5 tỷ đồng. 2.4. Đầu tư nâng cao năng lực quản lí và dịch vụ khác: Bên cạnh việc đầu tư nâng cao năng lực cho công tác thiết kế, khảo sát, thí nghiệm, công ty còn tiến hành đầu tư để nâng cao năng lực quản lí tư vấn khác khoảng 7,05 tỷ đồng bao gồm đầu tư các phương tiện ôtô phục vụ sản xuất, quản lí, đầu tư mở rộng trụ sở làm việc và đầu tư cho đào tạo. Các khoản mục đầu tư trên sẽ được phân phối giải ngân dần, thực hiện theo kế hoạch cụ thể phù hợp với kế hoạch phát triển và đặc điểm cụ thể của công ty trong thời gian tới như sau: Kế hoạch đầu tư trang bị công cụ quản lí và các dịch vụ khác TT Danh mục đầu tư ĐV Tổng số KH2005 KH2006 KH2007 KH2008 KH2009 1 Ôtô 47 chỗ ngồi 106đ 2.330 500 610 610 610 2 Ôtô tải 106đ 950 500 450 3 Mở rộng trụ sở làm việc 106đ 1.700 1.400 300 4 Đào tạo 106đ 2.070 350 400 470 550 300 5 Tổng số 106đ 7.050 2.750 700 1.530 1.160 910 Nguồn: Kế hoạch đầu tư 5 năm (2005-2009)- Định hướng phát triển của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà. Trên đây là số liệu kế hoạch thực hiện đầu tư trang thiết bị máy móc của công ty. Tuy nhiên, trong mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì ngoài yếu tố máy móc còn phải nhắc đến một yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển của doanh nghiệp, đó chính là con người. Đặc biệt trong các doanh nghiệp mà sản phẩm tạo ra mang hàm lượng chất xám lớn như công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà thì yếu tố con người càng mang ý nghĩa quan trọng hơn nữa. Do đó, bên cạnh các kế hoạch đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, công ty còn không ngừng đào tạo nâng cao trình độ, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên trong công ty và thực hiện các chính sách thu hút nhân tài, khuyến khích người lao động tự bổ sung kiến thức nâng cao trình độ, phấn đấu đạt được kế hoạch cụ thể về nhân lực trong giai đoạn 2005-2009 như sau: Dự kiến nhu cầu nhân lực từ năm 2005 đến 2009 TT Nội dung Năm kế hoạch Năm2005 Năm2006 Năm2007 Năm2008 Năm2009 A CBQL kĩ thuật 495 516 530 545 558 I Cán bộ quản lí 66 65 67 69 69 1 Trình độ trên ĐH 2 2 3 4 4 2 Trình độ đại học 61 61 62 63 63 3 Trình độ trung cấp 3 2 2 2 2 II CB KH kĩ thuật 429 451 463 476 489 1 Trình độ trên ĐH 2 3 5 4 4 2 Trình độ ĐH 326 347 357 373 386 3 Trình độ cao đẳng 20 20 20 18 18 4 Trình độ trung cấp 75 75 75 75 75 5 Trình độ sơ cấp 6 6 6 6 6 B CN kĩ thuật 171 174 182 185 192 1 Lái xe 16 16 16 16 16 2 Công nhân khảo sát 18 18 20 22 24 3 Công nhân khoan 24 24 26 27 27 4 CN thí nghiệm 113 116 120 120 125 Tổng cộng(A+B) 666 690 712 730 750 Nguồn: Kế hoạch đầu tư 5 năm (2005-2009)- Định hướng phát triển của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà. Ngoài ra, trong thời gian thực hiện kế hoạch và các mục tiêu trên, nếu tình hình phát triển của công ty thay đổi hoặc có những sự thay đôi do môi trường kinh tế thay đổi thì công ty cũng có sự thay đổi một cách linh động kế hoạch đầu tu của mình cho phù hợp với tình hình cụ thể trong mỗi thời kì. Tuỳ theo quy mô và đặc điểm của công ty trong giai đoạn này mà ban lãnh đạo công ty có sự thay đổi cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Tổng công ty nói riêng và của đất nước nói chung. II. Các giải pháp: 1. Giải pháp về thị trường: Thoát khỏi nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, các doanh nghiệp Nhà nước được tự do phát triển, tự do tìm kiếm khách hàng và thị trường phát triển cho riêng mình, tự hạch toán kinh doanh một cách độc lập, không còn phụ thuộc nhiều vào sự phân phối của Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó các doanh nghiệp Nhà nước cũng gặp phải không ít khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khi mà thị trường và khách hàng không còn được Nhà nước bao cấp, phân phối, không còn được Nhà nước hỗ trợ vốn khi làm ăn thua lỗ nữaDo đó, khi chế độ bao cấp bị xoá bỏ đã có không ít các doanh nghiệp Nhà nước bị phá sản hoặc rơi vào tình trang nợ nần chồng chát do không tìm được khách hàng, không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc mở rộng thị trường hoạt động của mình. Nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của công tác thị trường đó, trong thời gian qua, công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà đã không ngừng đầu tư cho công tác mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng, đồng thời thắt chặt hơn nữa mối quan hệ làm ăn lâu dài với các khách hàng truyền thống của công ty từ trước tới nay. Trong thời gian tới, công ty cũng đã đề ra kế hoạch cụ thể cho công tác thị trường, coi đây là vấn đề then chốt, trọng yếu trong chiến lược phát triển của mình bên cạnh việc nâng cao năng lực khảo sát, thí nghiệm và tư vấn giám sát. Trong thời gain tới, ngoài việc nghiên cứu thị trường trong nước để tiếp thị, nhận thầu tư vấn xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng cơ sở khác, công tác thị trường cũng được nâng cao thêm một bước nữa, cụ thể là phải tiến hành liên danh, liên kết với một số đơn vị trong nước và nước ngoài để tăng sức mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực tư vấn xây dựng nhận khảo sat, thiết kế các công trình trong nước và khu vực. Trong mỗi lĩnh vực cụ thể, mỗi ngành nghề hoạt động cụ thể khác nhau, công ty cũng đề ra các chiến lược thị trường khác nhau. Trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, ngoài việc tư vấn thiết kế các công trình do Tổng công ty đầu tư và Tổng công ty được giao thầu thi công, công ty tiếp tục mở rộng thị trường tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc thông qua việc tiếp xúc và giới thiệu năng lực công ty với các cơ quan chức năng để được chỉ định thầu từ khâu lập dự án, khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng dân dụng, công trình giao thông( đặc biệt là công tác thiết kế hầm), công trình thuỷ lợi và hạ tầng cơ sở. Trong lĩnh vực khảo sát thí nghiệm, công ty tiếp tục thực hiện công tác khảo sát thí nghiệm các công trình do công ty thiết kế và tiếp thị đảm nhận công tác thí nghiệm các công trình do các đơn vị thi công trong Tổng công ty thi công. Ngoài ra, đơn vị còn mở rộng công tác thí nghiệm sang các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng cơ sở khác, đặc biệt là công tác thí nghiệm tính chất và các thông số kĩ thuật của đường giao thông. 2. Giải pháp về quản lí kĩ thuật, kinh tế tài chính: Về công tác quản lí kĩ thuật và kinh tế tài chính, Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị công ty đã xây dựng và ban hành các văn bản quy định các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm các điều khoản sau đây: Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị công ty cổ phần. Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát công ty cổ phần. Quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm, kí kết và chấm dứt hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động mẫu của công ty cổ phần. Quy định về sử dụng xe con, điện thoại, văn phòng phẩm Công ty cổ phần. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban nghiệp vụ của công ty cổ phần. Quy định về đơn giá, định mức tiền lương, xây dựng kế hoạchct cổ phần và các đơn vị trực thuộc. Quy định về hợp đồng kinh tế công ty cổ phần. Quy định về quản lí chất lượng sản phẩm công ty cổ phần. Quy chế lập dự án và quản lí đầu tư,dự án công ty cổ phần. Quy chế quản lí tài chính công ty cổ phần. Quy chế về tiền lương công ty cổ phần. Quy định về quản lí vật tư, thiết bị công ty cổ phần. Bên cạnh đó, công tác tư vấn giám sát thi công là một công tác mà thường xuyên có thể phát sinh các tiêu cực do sự tha hoa đạo đức của cán bộ công nhân viên thực hiện công tác này. Vì vậy, công ty cũng cần xây dựng chính sách khen thưởng và xử phạt một cách rõ ràng, cụ thể và hợp lí nhằm kịp thời khen thưởng các cá nhân, đơn vị hoạt động tích cực, đem lại lợi nhuận cho công ty và xử lí thích đáng các cán bộ tha hoá, biến chất về đạo đức, làm trong sạch hàng ngũ cán bộ của công ty, nâng cao uy tín của công ty. 3. Giải pháp về lao động, tiền lương: Để phục vụ cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn tới cũng như sự phát triển lâu dài của công ty cổ phần cần phải xây dựng và phát triển nguồn nhân lực con người đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, đáp ứng kịp thời với yêu cầu của thời kì đổi mới và hội nhập. Đây là nhiệm vụ chiến lược, nó có vai trò quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển mọi mặt của công ty. Tuy nhiên công tác đào tạo phải được phân loại và chọn lọc tập trung vào các hướng như sau: Bên cạnh việc đào tạo cán bộ công nhân viên cũ còn phải có chính sách thu hút và tuyển dụng lao động mới có trình độ, có tay nghề cao phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. -Gắn tiền lương, tiền thưởng với chất lượng và hiệu quả kinh doanh, xây dựng định mức đơn giá tiền lương phù hợp theo hướng giảm chi phí và tăng mức thu nhập của người lao động. -Làm tốt công tác quy hoạch nhân lực, xác định tiêu chuẩn cán bộ, phân loại cán bộ công nhân viên để xác định lao động dôi dư, kém hiệu quả, giải quyết theo chế độ hiện hành. 4. Giải pháp về đời sống, văn hoá xã hội : -Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự tiên phong của các Đảng viên trong sự phát triển của công ty. Kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền với các tổ chức quần chúng như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban nữ công để phát động phong trào thi đua nâng cao năng suát chát lượng hiệu quả công trình. -Thường xuyên chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần, tạo điều kiện cho người lao động có cuộc sống và thu nhập ổn định lâu dài với công ty. -Thực hiện tốt công tác xã họi tương trự giúp đỡ nhau, quan tâm giúp đỡ các gia đình có công trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của công ty và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. -Thực hiện tốt công tác an toàn, bảo hộ lao động, giải quyết kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động. -Có chính sách đãi ngộ xứng đáng với cán bộ kĩ thuật, kĩ sư kinh tế theo hiệu quả đóng góp cho sản xuất, tạo điều kiện làm việc để cán bộ kĩ thuật phát huy năng lực sáng tạo. -Thường xuyên tổ các hoạt động phong trào thể thao, văn nghệ, vui chơi, giải trí lành mạnh cho CBCNV. -Có chế độ khuyến khíchcán bộ làm việc ở những công trình trọng điểm, xa đô thị. - áp dụng các cơ chế khen thưởng cho cá nhân, tập thể có kết quả sản xuất tốt. Có chế độ về thu nhậpvà đào tạo để thu hút các cán bộ có tài năng về làm việc tại công ty. Kết luận và kiến nghị: I- Kết luận: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đa là một doanh nghiệp Nhà nước- đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà, tiền thân là Trung tâm thiết kế được thành lập theo quyết định số 97/ BXD- TCLĐ ngày 24/1/1986 của Bộ xây dựng. Trải qua 30 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào, góp phàn vào thành công của Tổng công ty Sông Đà, trở thành một công ty hàng đầu của nước ta trong lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng. Dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty, công ty đã tham gia đảm nhận nhiệm vụ thiết kế, khảo sát và giám sát thi công nhiều công trình trọng điểm của cả nước như thuỷ điện Nậm Chiến, thuỷ điện Tuyên Quang, đường Hồ Chí Minh... và còn tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ khảo sát, thiết kế, thí nghiệm,... trên nhiều công trình trọng điểm của quốc gia trong thời gian tới. Để có được thành công đó, phải kể đến một đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề vững vàng và trình độ cao, được đào tạo bài bản của công ty, một khối lượng lớn máy móc thiết bị và cơ sở vật được đầu tư hiện đại hoá liên tục của công ty. Trong thời gian qua, công ty đã không ngừng đầu tư trang bị mới các máy móc, công nghệ hiện đại, mở rộng cơ sở vật chất và đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và kinh nghiệm cao. Thông qua công tác đầu tư đó, năng lực của công ty ngày càng được nâng cao và củng cố, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của công ty trên thị trường tư vấn thiết kế ngày càng phát triển của nước ta. Hiện nay, công ty đã hoàn thành chỉ tiêu trang bị cho mỗi cán bộ làm công ty thiết kế, tư vấn mỗi người có một máy vi tính, trang bị cho các xưởng thiết kế đầy đủ các loại máy photocopy, máy in cỡ lớn (khổ A0 đến A3) để phục vụ công tác thiết kế. Về công tác thí nghiệm, công ty cũng đã trang bị mới thêm một số thiết bị thí nghiệm mới, hiện đại, tăng khả năng thực hiện các phép thử thí nghiệm khó khi thí nghiệm tính chất vật liệu xây dựng, thử nghiệm tính chất đường giao thông, độ lún và trượt của chân móng các công trình mà công ty đảm nhận giám sát thi công. Cả hai phòng thí nghiệm của công ty đều được Bộ xây dựng công nhân đủ khả năng thực hiện công tác thí nghiệm trong 11 lĩnh vực thử nghiệm với 95 phép thử khác nhau, đồng thời có khả năng thực hiện các phép thử của các tiêu chuẩn tương đương khác như: ASTM, AASHTO, BS, NF... Về lực lượng cán bộ của công ty, hầu hết các kĩ sư của công ty có tuổi đời còn rất trẻ, vì vậy trong những năm qua, công ty đã có các kế hoạch đầu tư cho đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên công ty thông qua các lớp ngắn hạn, trung hạn do bộ xây dựng tổ chức. Đồng thời, công ty cũng không ngừng nâng cao đời sống của CBCNV công ty, làm cho người lao động thực sự gắn bó với công ty và giảm thiểu những tiêu cực xảy ra do đời sống không được đảm bảo, nâng cao chất lượng các công trình mà công ty đảm nhận. Nhìn chung về công tác đầu tư của công ty chúng ta có thể thấy được những hiệu quả to lớn của công tác đầu tư, góp phần lớn trong sự phát triển của công ty và ngày càng có vai trò to lớn trong sự phát triển này. Trong thời gian tới, công ty sẽ phải tiếp tục không ngừng đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, dựa trên những bài học kinh nghiệm và những thành công của quá trình đầu tư trước đây để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đầu tư. Trong thời gian tới, công ty cần có các kế hoạch đầu tư dài hạn và ngắn hạn cụ thể cho từng thời kì phát triển, chủ động hơn nữa trong việc đầu tư chứ không cần chờ đến khi yêu cầu đòi hỏi mới đầu tư để không bỏ mất cơ hội trong quá trình sản xuất kinh doanh. II- Kiến nghị: 1. Nhóm kiến nghị về cơ chế chính sách: Trong bất kì một nền kinh tế nào, Nhà nước luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc điều tiết sự hoạt động của nền kinh tế. Bất kì một điều chỉnh nào của Nhà nước đều có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, Nhà nước dùng các chính sách và hệ thống văn bản pháp luật, các văn bản dưới luật để điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Nhà nước thì sự điều tiết của Nhà nước càng chiếm một vị trí quan trọng và tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, trong định hướng phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước cần có những chính sách kinh tế, các quy định pháp luật sao cho phù hợp để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Sông Đà, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng. Nhiệm vụ của công ty phần lớn là đảm nhận những công việc mà Tổng công ty giao, đảm nhận các công việc thiết kế, giám sát thi công và thí nghiệm khảo sát phục vụ thi công cho các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông lớn của đát nước như: Thuỷ điện Nậm Chiến, thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Bình điền, đường Hồ Chí Minh... Chính vì vậy các chính sách, định hướng phát triển của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Để công ty có thể tồn tại, phát triển và đóng góp nhiều cho sự phát triển của đất nước thì trong thời gian tới, Nhà nước cần có những chính sách đầu tư thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho công ty có thể đảm nhận các công trình xây dựng của Nhà nước, đặc biệt là các công trình xây dựng trong lĩnh vực thuỷ điện, thuỷ lợi, hầm giao thông... là thế mạnh của công ty. Hiện nay, công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà đang trong quá trình đảm nhận thiết kế khảo sát, giám sát thi công của hàng loạt các công trình xây dựng lớn của quốc gia như: Thuỷ điện Sơn La, thủy điện Tuyên Quang, thuỷ điện Nậm Chiến, thuỷ điện Bản Vẽ, thuỷ điện Bình Điền... Đây chính là quá trình mà công ty đang rất cần có được các nguồn vốn đầu tư để có thể đầu tư trang bị thêm trang thiết bị phục vụ công tác khảo sát, thiết kế và tư vấn, thí nghiệm, giám sát. Do vậy, để thuận lợi cho việc hoàn thành nhiệm vụ của công ty, bên cạnh việc tự tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư từ các đối tác, các khoản vay bên ngoài thì Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ cần thiết về vốn cho công ty, chỉ đạo ban quản lí các dự án đầu tư trên nhanh chóng giải ngân các hạng mục đã hoàn thành hoặc ứng trước về vốn cho công ty để công ty có thể tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn của mình. Đối với các khoản vay ngân hàng của công ty, Nhà nước có thể chỉ đạo các ngân hàng nhanh chóng giải quyết các thủ tục cho vay, giảm bớt sự chồng chéo về các thủ tục hành chính, đảm bảo cho công ty có thể nhận được vốn đầu tư một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, do sự chậm trễ trong thanh toán của các dự án Nhà nước, công ty cũng đề nghị các ngân hàng có thể kéo dài thời hạn trả nợ cho công ty, tạo điều kiện cho quá trình đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. Nghành nghề tư vấn xây dựng là một nghành nghề mới xuất hiện ở nước ta, vì vậy, hiện nay còn nhiều người chưa coi trọng công tác tư vấn thiết kế, các công ty tư vấn đang rất khó khăn trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, định mức chi phí cho công tác tư vấn trong dự toán các công trình còn thấp so với giát trị của công tác này, gây khó khăn trong việc giải quyết nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên công ty. Chính vì vậy, trong thời gian tới, công ty cũng kiến nghị với Nhà nước nâng cao định mức, giá thành của công tác tư vấn, đảm bảo cho sự phát triển của công ty và sự ổn định trong đời sống của cán bộ công nhân viên công ty. 2. Nhóm kiến nghị với công ty: Đặc thù của nghành tư vấn thiết kế mà công ty tham gia là các sản phẩm có hàm lượng chất xám lớn, có những công việc mà máy móc không thể thay thế được, do vậy yếu tố con người trong các công ty tư vấn thiết kế là rất quan trọng. Do vậy trong thời gian tới, công ty cần phải chú trọng đến công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi đồng thời với việc đào tạo cán bộ quản lí để có thể có được một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và nang lực để tham gia thực hiện các công trình lớn của đất nước mà công ty tham gia đảm nhận. Đối với công tác đầu tư nâng cao năng lực, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên công ty cần phải có một kế hoạch, định hướng rõ ràng và cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của công ty. Dựa trên các đặc điểm cụ thể của từng thời kì đó, công ty có thể mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngay tại công ty, tại các chi nhánh để tranh thủ được thời gian cho cán bộ công nhân viên vừa đi học vừa tham gia vào các công việc của công ty. Hoặc cũng có thể gửi cán bộ, kĩ sư của công ty tham gia các lớp nâng cao nghiệp vụ do các trung tâm như Viện KHCN Bộ xây dựng tổ chức. Ngoài ra, công tác khảo sát, thí nghiệm, tư vấn thiết kế là một công tác đòi hỏi phải có nhiêu kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình sản xuất, vì vậy, công ty có thể tổ chức thêm hình thực kèm cặp, trao đổi kinh nghiệm giữa các thế hệ kĩ sư của công ty, đảm bảo cho sự trưởng thành nhanh chóng của đội ngũ cán bộ kĩ sư trẻ. Trong quá trình làm việc, liên doanh, liên kết của công ty với các đối tác nước ngoài cũng tạo điều kiện cho cán bộ công nhân được cọ sát họ hỏi kinh nghiệm làm việc của các chuyên gia nước ngoài, làm quen với các tiến bộ khoa học kĩ thuật của thế giới. Bên cạnh đó, để khai thác một cách có hiệu quả nguồn lao động của mình, công ty cần phải có các chính sách kiện toàn lại bộ máy tổ chức quản lí và sản xuất, đảm bảo cho việc phân công lao động một cách hợp lí, không gây ra lãng phí nguồn nhân lực, mà vẫn đạt năng suất lao động cao. Đồng thời, khuyến khích người lao động hăng say làm việc thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, đây chính là một trong những hình thức đầu tư nhằm nâng cao năng suất lao động của cán bộ công nhân viên công ty. Để mở rộng quy mô sản xuất công ty cũng cần xây dựng những chính sách thu hút nhân tài từ bên ngoài vào làm việc cho công ty, hợp tác với các chuyên gia giỏi trong nghành khi tham gia thi công những công trình lớn, đòi hỏi phức tạp. Về đầu tư trang thiết bị máy móc, công ty cững cần xây dựng một chính sách đầu tư hợp lí hơn nữa nhằm đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp của các thiết bị mới đầu tư với các thiết bị đang sử dụng của công ty, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, và ổn định lâu dài. Khi tiến hành mua sắm, trang bị máy móc, công ty cần tham khảo ý kiến của cán bộ công nhân viên, ý kiến của các chuyên gia trong cùng lĩnh vực và tham khảo giá cả trên thị trường một cách kĩ lưỡng để hoạt động đầu tư được tiến hành một cách có hiệu quả. Đối với các máy móc còn phù hợp với công nghệ hiện tại thì chưa cần thiết phải thay thế, còn các máy móc đã quá cũ, không thể phù hợp với yêu cầu hiện tại thì nên tiến hành thanh lí và đầu tư mua sắm mới lại, đảm bảo cho các máy móc mới thay thế đó có thời gian khấu hao vô hình và hữu hình dài lâu. Công ty cần có kế hoạch sử dụng, điều tiết nguồn lực máy móc và lao động một cách hiệu quả, tiết kiệm khi thi công các công trình mà công ty đảm nhận. Về vốn đầu tư, trong thời gian tới, do công ty phải đảm nhận thi công nhiều công trình lớn của Nhà nước liền một lúc, do đó nhu cầu đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty là rất lớn. Việc thu hút vốn đầu tư đối với công ty đã trở thành một vấn đề cần phải giải quyết nhanh chóng. Để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư, công ty cần tăng cường hợp tác liên danh, liên kết với các đối tác khác trong nghành nhằm tăng cường khả năng huy động vốn, tăng số vốn đầu tư của công ty. Nhanh chóng thu hồi các khoản nợ của các đối tác mà công ty đã hoàn thành bàn giao sản phẩm, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình mà công ty đang đảm nhận, để tập trung nguồn lực cho các công trình trọng điểm. Ngoài ra, công ty cũng cần nhanh chóng giải trình các kế hoạch đầu tư một cách rõ ràng để có thể nhanh chóng nhận được vốn vay của các ngân hàng, kịp thời tiến hành các hoạt động đầu tư. Khi đảm nhận tư vấn thiết kế các công trình trọng điểm của Tổng công ty và các hợp đồng kí với đối tác nước ngoài, chúng ta phải chủ động trong việc thực hiện tiến độ thiết kế. Thiết kế là một sản phẩm có tính đặc thù riêng nó quyết định rất lớn đến hiệu quả của công trình, vì vậy vấn đề chất lượng hồ sơ thiết kế phải được đặt lên hàng đầu. Trong các dự án: Công trình thuỷ điện Ryninh 2 công suất 8100KW, công trình thuỷ điện Cần Đơn công suất 72 MW, công ty tham gia từ khâu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kĩ thuật và lập bản vẽ thi công, lập hồ sơ mời thầu tư vấn thiết bị. Có thể nói rằng đây là một bước trưởng thành của công ty, qua 2 dự án này đội ngũ cán bộ thiết kế của công ty đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thiết kế từ các chuyên gia thiết kế trong và ngoài nước. Đến nay, bước đầu công ty đã hình thành lên đội ngũ cán bộ, chuyên gia thiết kế tư vấn có thể thực hiện được 70% công việc thiết kế các công trình quy mô cấp II. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế đầu tư-Bộ môn kinh tế đầu tư- NXB Thống kê 2. Định hướng và phương án phát triển sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà. 3. Dự án đầu tư thiết bị phục vụ công tác tư vấn công trình thuỷ điện Nậm Chiến-Tháng 3 năm 2004- Phòng dự án và tư vấn đấu thầu- Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà. 4. Dự án đầu tư thiết bị thí nghiệm cho các trạm thí nghiệm- Tháng 9 năm 2004- Phòng Dự án và tư vấn đấu thầu- Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà. 5. Danh mục các công trình thi công 5 năm ( 2005-2009) của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà. 6. Kế hoạch đầu tư 5 năm (2005-2009). 7. Kế hoạch chỉ tiêu tài chính từ 2005 đến 2009. 8. Kế hoạch nhân lực tư 2005 đến 2009. 9. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2010- Nhà xuất bản Thống kê- 2003. 10. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư –Nhà xuất bản Thống kê-Hà Nội. Mục lục Lời nói đầu...........................................................................................1 Nội dung...............................................................................................3 Chương I: Lí luận chung về đầu tư, đầu tư phát triển và sự cần thiết phải đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh..............3 I- Đầu tư và đầu tư phát triển ....................................................................3 II- Phân loại và tác động của các hoạt động đầu tư phát triển trong sản xuất kinh doanh..........................................................................................5 1. Theo bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại chúng ta có thể phân biệt đầu tư thành các dạng sau...........................................................5 2. Theo thời hạn đầu tư, hoạt động đầu tư phát triển được phân thành các loại sau.......................................................................................................7 III- Vai trò của hoạt động đầu tư ..............................................................8 1. Tác động của đầu tư phát triển trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước ..........................................................................................................8 2. Đầu tư tác động đến các cơ sở sản xuất kinh doanh............................12 3. Đối với các cơ sở vô vị lợi ( hoạt động không thể thu lợi nhuận cho bản thân mình) :..............................................................................................12 IV- Vốn đầu tư và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư:.........13 1. Vốn đầu tư:...........................................................................................13 2. Nguồn vốn đầu tư :...............................................................................13 3. Các nguồn huy động vốn......................................................................13 4.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư:.....................................16 V- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp:.........21 1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp:....................................................21 2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong:.............................................23 Chương II : Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà..............................................................................................................26 I- Giới thiệu về công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà:.....................26 1.Tên giao dịch trụ sở, nghành nghề kinh doanh chủ yếu:.......................26 2. Quá trình hình thành và phát triển:......................................................27 3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp và cơ cấu tổ chức của công ty...............................................................................................................28 II- Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh tư vấn ở công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà:...............................................37 1. Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của công ty:.........................37 2. Tình hình đầu tư trang thiết bị máy móc:.............................................38 3. Đầu tư nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên của công ty:.............................................................................................................42 4. Đầu tư mở rộng thị trường nâng cao khả năng cạnh tranh:..................52 III- Đánh giá chung về tình hình đầu tư của công ty :..............................57 1. Những thành tựu đã đạt được và những hạn chế cần phải khắc phục:..57 2. Thuận lợi và khó khăn của công ty:......................................................61 Chương III: Mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà..............................................................................................................66 I. Mục tiêu trong giai đoạn tới:.................................................................66 1. Định hướng phát triển trong giai đoạn 2005-2009:..............................66 2. Mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới:67 II. Các giải pháp:......................................................................................73 1. Giải pháp về thị trường:.......................................................................73 2. Giải pháp về quản lí kĩ thuật, kinh tế tài chính:...................................74 3. Giải pháp về lao động, tiền lương:......................................................75 4. Giải pháp về đời sống, văn hoá xã hội :..............................................76 Kết luận và kiến nghị:................................................................77 I- Kết luận:...............................................................................................77 II- Kiến nghị:...........................................................................................79 1. Nhóm kiến nghị về cơ chế chính sách:................................................79 2. Nhóm kiến nghị với công ty:...............................................................80 Tài liệu tham khảo...................................................................................84

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT159.doc
Tài liệu liên quan