Đối với lĩnh vực công tác cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội từng vùng, trong đó chú trọng đến các giải pháp tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai để hạn chế tình trạng tái nghiện, tái phạm. Lựa chọn các hình thức hướng nghiệp, dạy nghề phù hợp với điều kiện sản xuất, lao động ở địa phương và ngành nghề tại chỗ, mở rộng và tổ chức các hình thức dạy nghề phù hợp tại cộng đồng cho người nghiện từ các cơ sở cai nghiện trở về và người được cai nghiện tại cộng đồng.
Đẩy mạnh công tác thanh tra ,kiểm tra thường xuyên và đột xuất các cơ sở cai nghiện về nôi dung ,chất lượng ,kết quả và hiệu quả cai nghiện ma túy .Có sự kỷ luật, khen thưởng rõ ràng. Do tính đặc thù của công việc các Trung tâm thường ở vùng sâu, vùng xa, các chế độ trợ cấp, phụ cấp y tế, giáo dục, phụ cấp chữa trị HIV/AIDS cho cán bộ vừa thiếu, vừa thấp dẫn đến khó thu hút, không khuyến khích được cán bộ làm việc nên rất cần đến sự quan tâm của các cấp Đảng ủy .
63 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển hệ thống trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y văn hoá, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách và dạy nghề tại trung tâm, được hưởng mức phụ cấp ưu đãi như sau:
- trung tâm ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, được hưởng mức 25%;
- trung tâm ở đồng bằng, thành phố, thị xã, được hưởng mức 15%.
+ Ngày 3 tháng 6 năm 2008 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Lụât Phòng ,chống ma túy và Nghị quyết số 16/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 nă m2008 về việc giải quyết mọt số vấn đề sau khi Nghị quyết số 16/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội về việc thực hiện thí điểm Đề án tổ chức quản lý ,dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh , thành phos khác trực thuộc Trung ương hết hiệu lực thi hành luật sửa đổi ,bổ sung một số điều của Luật phòng chống ma túy có hiệu lực thi hành từ ngày 01 năm 2008
2 . Mục tiêu
Tăng số người nghiện ma túy được đưa vào các chương trình cai nghiện và nâng cao chất lượng cai nghiện phục hồi trên cơ sở tăng cường tổ chức đầu tư ,xã hội hóa công tác cai nghiện nhằm giảm rõ rệt tỷ lệ tái nghiện tiến tới giảm cơ bản số người nghiện một cách bền vững .
Đầu tư mở rộng và tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhằm kéo dài cuộc sống cho người nhiễm HIV, dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng, góp phần khống chế số người nhiễm HIV ở mức dưới 0,3% dân số vào năm 2010 và không tăng hơn vào các năm sau.
Tăng cương công tác giáo dục gắn kết chặt chẽ với tái hòa nhập công đồng cho đối tượng mại dâm ở trung tâm .
Một số chỉ tiêu chủ yếu :
- Năm 2009 ,2010 mỗi năm 40-50% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được cai nghiện và quản lí sau cai nghiện .
- Giảm tỷ lệ tái nghiện 5- 10% /năm .
- 40% số người nghiện có nhu cầu đươch học nghề .
- 40% số người sau cai nghiện có nhu cầu được tạo việc làm .
3. Nguồn vốn
Kinh phí của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội
Nguồn tài chính bảo đảm hoạt động của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Đóng góp của cá nhân hoặc gia đình người cai nghiện, chữa trị;
c) Nguồn thu từ kết quả lao động sản xuất;
d) Nguồn viện trợ và ủng hộ của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
đ) Các nguồn thu hợp pháp khác.
Bảng 1 : Bảng tổng kinh phí giai đoạn 2005-2010
Đơn vị tính: triệu VNĐ
STT
NGUỒN VỐN
Tổng 2005-2010
2005-2007
2008-2010
Vốn NS nhà nước
694.949
331.499
363.450
(Nguồn: Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương đầu tư ,nâng cấp trung tâm giáo dục - LĐXH (2004 – 2007 )
Bảng 2 . Bảng hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương
Đơn vị: triệu VNĐ
TT
Tĩnh
4 năm
2004
2005
2006
2007
Tổng số
180.000
20.000
30.000
60.000
70.000
1
Hà Giang
9.000
3.000
6.000
2
Bắc Cạn
8.000
4.000
4.000
3
Yên Bái
7.000
7.000
4
Thái Nguyên
7.000
3.000
4.000
5
Phú Thọ
15.000
3.000
6.000
6.000
6
Lai Châu
2.000
2.000
7
Điện Biên
7.000
2.000
5.000
8
Hòa Bình
14.000
4.000
1.000
9
Bắc Giang
18.000
7.000
5.000
6.000
10
Bắc Ninh
11.000
5.000
3.000
3.000
11
Hải Phòng
9.000
3.000
6.000
12
Hải Dương
7.000
2.000
5.000
13
Hà Nam
15.000
4.000
5.000
6.000
14
Thái Bình
10.000
4.000
2.000
3.000
5.000
15
Ninh Bình
16.000
2.000
2.000
10.000
16
Thanh Hóa
2.000
3.000
17
Nghệ An
3.000
18
Hà Tĩnh
2.000
2.000
29
Gia Lai
4.000
4.000
20
Đắc Lắc
2.000
2.000
4.000
2.000
21
Bình Phước
6.000
2.000
22
An Giang
4.000
2.000
23
Trà Vinh
2.000
2.000
Tổng kinh phí hỗ trợ là 18.000 triệu VNĐ được hỗ trợ cho các tỉnh trong 4 năm từ 2004 – 2007 .Có thể nhân thấy rằng kinh phí hỗ trợ tăng qua từng năm, từ năm 2004 đến năm 2005 tăng 10 tỷ .Năm 2005 là 30 tỷ thì sang năm 2006 tăng vọt lên 60 tỷ .Điều này có thể là do Nhà nước ban hành thêm chính sách hỗ trợ .Sang năm 2007 tiếp tục tăng thêm 10 tỷ .
4 . Đăc điểm các dự án đầu tư Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hôi .
Các dự án đầu tư vào các trung tâm đều sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước là chủ yếu . Nhưng việc cấp vốn đầu tư xây dựng trung tâm còn thấp, kéo dài thời gian xây dựng công trình .Nếu vốn giải ngân chậm sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện các dự án , đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các địa phương gặp khó khăn trong việc hoàn thiện các Trung tâm .
Việc sử dụng kinh phí đầu tư cho các Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục – Lao động Xã hội chỉ tập trung vào mua sắm thiết bị dạy nghề, chưa chú trọng đầu tư vào trang thiết bị chăm sóc y tế, vào đào tạo đội ngũ cán bộ .
Là hoạt động đầu tư phát triển không vì mục đích lợi nhuận . Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.
5. Nội dung đầu tư
5.1 Tình hình đầu tư vào mạng lưới Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục –Lao động Xã hội
Về quy mô
Với 90 trung tâm hoạt động: 27 trung tâm khả năng tiếp nhận 1.500 - 2.000 đối tượng, dự kiến năm 2010 có thêm 10 cơ sở, nâng tổng số cơ sở với quy mô này lên 37 trung tâm; 6 trung tâm khả năng tiếp nhận 1.000 - 1.500 (dự kiến năm 2010 sẽ tăng 5 Trung tâm quy mô này); 9 trung tâm khả năng tiếp nhận 500 - 1.000 (dự kiến năm 2010 sẽ tăng 19 Trung tâm quy mô này); 28 trung tâm khả năng tiếp nhận 200 - 500 (dự kiến năm 2010 sẽ giảm 19 Trung tâm quy mô này); 15 trung tâm khả năng tiếp nhận dưới 200 (dự kiến năm 2010 sẽ chỉ còn 8 Trung tâm).
Hiện nay đang có tình trạng các Trung tâm có quy mô lớn hơn số đối tượng đang được chữa bệnh-giáo dục-lao động xã hội, song lại nhỏ hơn rất nhiều so với số đối tượng nghiện có hồ sơ quản lý. Nguyên nhân do có sự vướng mắc trong văn bản pháp luật chưa được sửa đổi nên không đưa được số đối tượng nghiện vào trung tâm.
b. Về hình thức quản lý: Trong 118 Trung tâm, được phân theo hình thức quản lý như sau:
- Quản lý theo Nghị định 135 bao gồm 96 cơ sở, trong đó:
+ 34 cơ sở quản lý người nghiện ma tuý (trong đó có 4 tỉnh thực hiện quản lý đối tượng theo Nghị định 135 và Nghị quyết 16: Quảng Ninh, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu).
+ 5 cơ sở quản lý người bán dâm (thành phố Hà Nội 01, Hải Phòng 01 và thành phố Hồ Chí Minh 03).
+ 57 cơ sở quản lý cả người nghiện ma tuý, người bán dâm.
- Quản lý sau cai nghiện hoặc quản lý sau cắt cơn là 22 cơ sở, gồm:
+ 16 cơ sở quản lý sau cai nghiện, trong đó có 7 tỉnh, thành phố có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
+ 6 cơ sở quản lý người nghiện ma tuý sau khi cắt cơn tại xã, phường, thị trấn (tỉnh Nghệ An).
+ Một số Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục – Lao động xã hội có sự tham gia của lực lượng công an trong quản lý Trung tâm như làm Giám đốc Trung tâm (Hải Phòng, Tuyên Quang); trực tiếp cử cán bộ tham gia bảo vệ Trung tâm (Vĩnh Phúc, Hà Nam...)
Đối với thành phố Hồ Chí Minh, sau thí điểm quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện (theo Nghị quyết 16 của Quốc hội), đang sắp xếp lại mạng lưới Trung tâm của thành phố để mỗi trung tâm thực hiện chuyên môn sâu cho từng giai đoạn phù hợp quy trình cai nghiện và quản lý sau cai nghiện, tương ứng với số lượng đối tượng đang giảm mạnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Một số Trung tâm chuyển công năng hoặc giao thêm nhiệm vụ như: Trung tâm Chữa bệnh Phú Văn chuyển thành Trung tâm GDLĐXH – BTXH (nhận quản lý thêm đối tượng người già cô đơn, trẻ lang thang, định cư … và tái nghiện); Trung tâm GDDN Thanh thiếu niên II và Trường GDDN & GQVL Nhị Xuân chuyển thành các đơn vị cai nghiện tự nguyện; Tổng đội I Thanh niên xung phong dự kiến chuyển sang công tác đào tạo dịch vụ bảo vệ,… Do vậy, trong thời gian tới sẽ có một số biến động đối với các cơ sở của thành phố Hồ Chí Minh.
c. Về tổ chức bộ máy: các trung tâm đã hình thành tổ chức bộ máy theo Thông tư 05, gồm 5 phòng: Tổ chức - Hành chính - Kế toán; Y tế - Phục hồi sức khoẻ; Giáo dục - Tái hoà nhập cộng đồng; Dạy nghề - Lao động sản xuất; Bảo vệ.
Các trung tâm lớn hoặc quản lý đối tượng sau cai nghiện với đặc điểm đẩy mạnh công tác giáo dục, dạy văn hoá và tăng cường lao động sản xuất, do vậy đã bổ sung phòng Kế hoạch - Lao động sản xuất hoặc phòng Kế hoạch - Tài chính hoặc phòng Kế toán hay phòng Kế toán – Tài vụ trên cơ sở tách phòng TC – HC – KT, trung tâm lớn từ 1.000 – 1.500 đối tượng thành lập phòng Hậu cần đảm bảo các bữa ăn hàng ngày cho đối tượng đang quản lý; tách phòng Dạy nghề - Lao động sản xuất, thành lập phòng Dạy nghề hay phòng Dạy văn hoá hoặc phòng Dạy văn hoá - Dạy nghề; nếu cơ sở quy mô lớn thành lập cơ sở dạy nghề hoặc xưởng dạy nghề; tách phòng Giáo dục - Hoà nhập cộng đồng thành phòng Giáo dục - Tư vấn.
Hình thành mô hình khu quản lý (hoặc đội) đối với các cơ sở 1.500 đến trên 2.000 đối tượng (tp. Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Sơn La). Mỗi khu (đội) có đội trưởng (phó đội trưởng), mỗi khu (đội) quản lý trực tiếp 200 - 300 người (trường hợp khu quản lý thì mỗi đội quản lý 50 người hoặc thành lập các Đội sản xuất quản lý học viên) với thời gian 24/24 giờ, duy trì sinh hoạt, học tập, học nghề, lao động sản xuất,… và nắm diễn biến tư tưởng, ý thức kỷ luật của đối tượng tại cơ sở.
Một số Trung tâm hình thành hai cơ sở: khu quản lý đối tượng tập trung và khu lao động sản xuất; hoặc do đặc điểm ở đảo thì hình thành khu cắt cơn, phục hồi sức khoẻ và khu lao động sản xuất (Hoà Bình, Thái Nguyên,...). Một số Trung tâm hình thành phòng quản lý sau cai nghiện (Quảng Ninh, Tây Ninh,...) hoặc phòng quản lý nữ (Thanh Hoá).
Với đặc điểm quản lý như trên đã tăng đầu mối điều hành từ 5 phòng, ban đến 16 – 18 phòng kể cả khu (đội).
Đối với các Trung tâm quy mô nhỏ hoặc do cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh quản lý thì cơ cấu tổ chức là các bộ phận hoặc ghép các chức năng, nhiệm vụ khác nhau thành các bộ phận chung, do cán bộ trực tiếp điều hành (Sơn La, Thái Nguyên, Nghệ An,...).
Về cán bộ: tổng số 5.699 cán bộ, trong đó: 4.041 trong chỉ tiêu biên chế; 1.610 hợp đồng và 48 biệt phái (chủ yếu là công an); Theo trình độ đào tạo: 1.137 cán bộ Đại học và trên Đại học (chiếm 20%) đã có Thạc sỹ hoặc 2 bằng Đại học; 2.081 Cao đẳng và Trung cấp (chiếm 37%); 2.481 sơ cấp (chiếm 44%); Theo chuyên môn đào tạo: 257 cán bộ tâm lý, xã hội (chiếm 5%); 206 giáo dục, dạy nghề (chiếm 4%); 166 tổng hợp, luật (chiếm 3%); 829 Y, Dược (chiếm 15%); 1.360 kinh tế, kỹ thuật (chiếm 24%); 2.845 sơ cấp và không đào tạo (chiếm 50%).
Riêng cán bộ y tế (y, dược) làm việc tại phòng y tế hay bộ phận y tế có 724 cán bộ, trong đó: 88 Bác sỹ; 384 Y sỹ; 150 Y tá, Điều dưỡng; 26 Hộ lý; 41 Dược sỹ (Dược tá); 4 Xét nghiệm và 31 đào tạo ngành khác. Nhiều trung tâm không có Bác sỹ (55 cơ sở/109 Trung tâm, chiếm 50%) hoặc y sỹ là người chịu trách nhiệm chính trong cai nghiện, phục hồi hoặc chữa trị cho đối tượng; hoặc Giám đốc là Bác sỹ còn lại bộ phận y tế là Y sỹ.
d. Về cán bộ quản lý: mặc dù số lượng được tăng cường, nhưng chất lượng so với yêu cầu về cơ cấu ngành nghề như y tế, luật, xã hội học, tâm lý học,… thì thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay. Hơn nữa, do công tác ở lĩnh vực đặc thù, phức tạp, ở vùng sâu, vùng xa nên cán bộ không yên tâm công tác, thậm chí không chịu nổi sức ép công việc, căng thẳng khi xử lý tình huống, va chạm với đối tượng, số lượng xin nghỉ việc hoặc vi phạm bị thôi việc cũng chiếm tỷ lệ cao, nên tổ chức bộ máy, cán bộ không ổn định, chế độ, chính sách cho cán bộ một số địa phương quy định khá cao (ngoài quy định của Trung ương) nhưng cũng không thu hút được cán bộ có tâm huyết, trình độ, năng lực làm việc lâu dài tại cơ sở.
Về chất lượng cán bộ, trong 118 Trung tâm của cả nước thì chỉ có 52 Trung tâm đạt yêu cầu (chiếm 44%), còn 66 Trung tâm không đạt yêu cầu (chiếm 66%). Về tình trạng cán bộ 52 Trung tâm đủ cán bộ (chiếm 44%), còn lại 66 Trung tâm không đủ cán bộ (chiếm 56%). Tuy nhiên, tình hình trên đã được xử lý bằng Thông tư Liên Bộ số 21/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 08/10/2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và định mức biên chế của các Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội.
Tình hình trên ảnh hưởng rất lớn trong công tác quản lý của đội ngũ cán bộ để tạo môi trường chữa trị, cai nghiện, dạy văn hoá, giáo dục, dạy nghề, lao động sản xuất hay các hoạt động văn hoá, tinh thần khác,… ngoài việc nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, cán bộ phải tìm hiểu, học tập các lĩnh vực khác để có hình thức quản lý phù hợp từng nhóm hoặc từng đối tượng trong hoàn cảnh cụ thể.
5.2 Vốn đầu tư
Kế hoạch đầu tư, xây dựng mới, nâng cấp cơ sở các Trung tâm Giáo dục – Lao động Xã hội :
Bảng 3 :Thực trạng đầu tư xây dựng mới Trung tâm cấp tỉnh:
Số TT
Tỉnh, thành phố
Quy mô (người)
Vốn đấu từ
Thời gian
Tổng vốn
(tỷ đồng)
Địa phương (tỷ đồng)
Trung ương hỗ trợ
(tỷ đồng)
Khởi công
Hoàn thành
1
Thái Nguyên
550
50
5
45
Quí I/2006
Quí I/2008
2
Điện Biên
400
33
4,5
28,5
Đầu quí IV/2005
cuối quý IV/2008
3
Cao Bằng
500
53,758
53,758
2006
2010
4
Lai Châu
200
15
15
2006
2010
5
Phú Thọ
600
13,5
1,5
12
2004
2007
6
Hà Giang
250
19,9
19,9
2006
2010
Tổng cộng
2.500
185,158
11
174,158
- Thực trạng đầu tư nâng cấp Trung tâm cấp tỉnh:
Số TT
Tỉnh, thành phố
Quy mô (đ.tượng)
Vốn đấu từ
Thời gian
Tổng vốn
(tỷ đồng)
Địa phương (tỷ đồng)
Trung ương hỗ trợ
(tỷ đồng)
Khởi công
Hoàn thành
1
Yên Bái
700
25,332
4,432
20,9
2006
2010
2
Bắc Cạn
300
35
35
2006
2010
3
Hoà Bình
300
12
12
2006
2010
4
Thanh Hoá
400
18,8
18,8
2006
2010
5
Nghệ An
370
17
17
2006
2010
6
Sơn La
1.600
38,608
38,608
2006
2010
7
Tuyên Quang
150
4
4
2006
2010
8
Bắc Giang
550
17,5
17,5
2006
2010
9
Lạng Sơn
400
7,490
7,490
2006
2010
10
Lào Cai
500
8,991
8,991
2006
2010
Tổng cộng
5.270
184.721
4,432
180.289
Tổng cộng vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các Trung tâm cấp tỉnh là: 354,447 tỷ đồng với quy mô là 7.770 đối tượng
Kế hoạch đầu tư, xây dựng một số Trung tâm cấp huyện:
- Thực hiện phân cấp quản lý và trách nhiệm được giao
- Đa dạng hoá công tác cai nghiện, giảm sức tải của Trung tâm cấp tỉnh
- Đáp ứng thực tế và đặc thù các tỉnh .
Từ những căn cứ, thực tế trên nên cần thiết phải xây dựng một số Trung tâm cấp huyện để đáp ứng yêu cầu cai nghiện cho khu vực này. Vì vậy, mỗi tỉnh Trung du có ít nhất 4 Trung tâm cấp huyện, các tỉnh miền núi Bắc bộ có ít nhất 6-7 trung tâm cấp huyện.
Bảng 4 : Thực trạng đầu tư ,xây dựng mới trung tâm cấp huyện
Số TT
Tỉnh, thành phố
Số lượng Trung tâm
Quy mô (đ.tượng)
Vốn đấu từ
Thời gian
Tổng vốn
(tỷ đồng)
Địa phương (tỷ đồng)
Trung ương hỗ trợ
(tỷ đồng)
Khởi công
Hoàn thành
A
Trung du Bắc bộ:
1
Thái Nguyên
4
1000
8
8
2006
2010
2
Phú Thọ
4
400
3
3
2006
2010
3
Thanh Hoá
4
600
5
5
2006
2010
4
Nghệ An
4
600
5
5
2006
2010
5
Bắc Giang
4
400
3
3
2006
2010
B
Miền núi Bắc bộ:
1
Yên Bái
6
600
5
5
2006
2010
2
Điện Biên
7
800
6
6
2006
2010
3
Bắc Cạn
6
600
5
5
2006
2010
4
Cao Bằng
6
600
5
5
2006
2010
5
Lai Châu
7
800
11
5
6
2006
2010
8
Sơn La
7
900
6,5
6,5
2006
2010
9
Tuyên Quang
6
600
5
5
2006
2010
10
Lạng Sơn
6
600
5
5
2006
2010
11
Lào Cai
7
700
5,5
5,5
2006
2010
C
Các tỉnh có số đối tượng có hồ sơ quản lý ít
1
Hoà Bình
4
400
3
3
2006
2010
2
Hà Giang
3
300
2
2
2006
2010
Tổng cộng
85
9.900
83
5
78
(Nguồn :Cục phòng chống tệ nạn ,Bộ Lao động Thương binh và Xã hội )
Tổng cộng vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các trung tâm cấp huyện là: 78 tỷ đồng với quy mô là 9.900 đối tượng .
Tổng mức vốn đầu tư:
Nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương là: 432.447 Tỷ đồng, được chia ra các năm:
- Năm 2006: 80,447 tỷ đồng
- Năm 2007: 80 tỷ đồng
- Năm 2008: 92 tỷ đồng
- Năm 2009: 95 tỷ đồng
- Năm 2010: 85 tỷ đồng
Sau khi được đầu tư, xây dựng mới; tổng quy mô của các Trung tâm là: 17.670 đối tượng
Hệ thống Trung tâm cai nghiện có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong các giải pháp cai nghiện ở nước ta. Với hệ thống các Trung tâm được đầu tư, nâng cấp cải tạo, xây dựng mới hoàn thiện tạo điều kiện cho địa phương thực hiện tốt Luật phòng chống ma tuý và quyết định của Thủ tướng chính phủ trong công tác phòng chống ma tuý.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những thành tựu đạt được
a. Về số lượng Trung tâm: tổng số cả nước có 118 trung tâm (không kể các cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện), trong đó:
- 82 cơ sở thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội (kể cả cơ sở quản lý người sau cai nghiện);
- 10 cơ sở thuộc lực lượng thanh niên xung phong hoặc Tổng đội TNXP – XDKT (tp. Hồ Chí Minh: 8; tp. Hải Phòng: 1, Nghệ An: 1);
- 26 cơ sở thuộc UBND huyện, thành phố thuộc tỉnh (gồm: Lai Châu: 5; Sơn La: Lào Cai: 1; Thái Bình: 1; Nghệ An: 5, Thái Nguyên: 6; Nam Định: 2).
Trong 118 trung tâm có 90 trung tâm đang hoạt động và quản lý từ 50.000 - 55.000 đối tượng, chiếm 20 – 30% đối tượng có hồ sơ quản lý, còn 24 trung tâm cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh mới thành lập hoặc trong thời gian hoàn thiện Đề án, chờ kinh phí, để đưa vào hoạt động.
Kế hoạch năm 2008 - 2010 sẽ đầu tư thành lập mới khoảng 11 trung tâm (kể cả cơ sở tổ chức quản lý người sau cai nghiện, bao gồm: Hà Nội: 2; Tuyên Quang: 1; Quảng Ninh: 1; Hà Tĩnh: 1; Sơn La sẽ thành lập 5 - 7 trung tâm cấp huyện (quy mô 200, đảm bảo 11 huyện có trung tâm) và Thái Nguyên thêm 3 Trung tâm cấp huyện, đảm bảo 9/9 huyện có Trung tâm.
Các tỉnh, thành phố đang thực hiện chủ trương của Chính phủ, phấn đấu đến năm 2010 đưa 80% đối tượng có hồ sơ quản lý vào các cơ sở tập trung theo Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg ngày 10/3/2005 về “Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma tuý đến năm 2010”.
b. Hiệu quả đầu tư:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm, đặc biệt là hoạt động tư vấn, dạy nghề ,chăm sóc y tế .
- Góp phần thực hiện các mục tiêu của Đảng và Nhà nước về phòng chống ma túy , mại dâm
- Tăng thêm các cơ hội việc làm ,tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiên ma tuy ,gái mại dâm .
- Đảm bảo kết nối, phối hợp hoạt động giữa các Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục - Lao động Xã hội được đầu tư với nhau .
c. Kết quả hoạt động của các trung tâm
+ T×nh h×nh qu¶n lý, gi¸o dôc, ch÷a trÞ cho ®èi tîng m¹i d©m ë Trung t©m:
Hiện tại có 03 Trung tâm có quy mô lớn quản lý riêng người bán dâm (ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng), 57 Trung tâm quản lý cả người nghiện ma tuý và người bán dâm. Hầu hết các Trung tâm đảm bảo điều kiện vệ sinh, ăn ở cho học viên.
Hàng năm, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã chữa trị cho khoảng 5.000 lượt người bán dâm (trong đó tại Trung tâm chiếm 70%). Số lượng đối tượng được chữa trị trong 2 năm gần đây có xu hướng giảm rõ rệt. Thời gian chữa trị ở Trung tâm là 18 tháng chiếm 40%, 1 năm là 35%, dưới 9 tháng chiếm 25%.
Công tác quản lý học viên được các Trung tâm thực hiện thông qua hình thức quản lý theo lớp học nghề, đội sản xuất và tạo cơ chế cho hoạt động tự quản, tham gia của đối tượng như thay đổi luân phiên nhóm trực, lập hòm thư góp ý, hàng tuần sinh hoạt nhóm, tổ, hàng tháng bình bầu, xếp loại tổ nhóm học viên. Thông qua biện pháp trên đã góp phần quản lý chặt chẽ, xây dựng quan hệ cởi mở, thân thiện giữa các đối tượng, giữa đối tượng và cán bộ, đáp ứng các nhu cầu chính đáng của đối tượng.
Trªn ph¹m vi c¶ níc cã 44/50 trung t©m tæ chøc ho¹t ®éng d¹y nghÒ cho ®èi tîng 05. Hầu hết học viên tham gia lao động sản xuất nhằm mục đích giáo dục và có thêm thu nhập cải thiện bữa ăn hoặc chi tiêu cho các sinh hoạt cần thiết của cá nhân.Số đối tượng được học nghề chiếm 70%. Các nghề học chủ yếu là thủ công như khâu nón, thêu, dệt chiếu, kỹ thuật nuôi trồng cây con. Một số Trung tâm đã dạy may công nghiệp. Việc học nghề căn cứ vào trình độ văn hóa, nhu cầu của học viên và khả năng của cơ sở chữa bệnh. Trường hợp đối tượng mù chữ hoặc văn hóa chưa hết trình độ xóa mù được tham gia các lớp học văn hóa tại trung tâm. 100% đối tượng được giáo dục phòng ngừa HIV, tham gia các chương trình giáo dục nếp sống văn hóa, đạo đức công dân.
+ Công tác cai nghiện - phục hồi tại các Trung tâm:
Hiện nay trong toàn quốc có 87 cơ sở cai nghiện tập trung ,trong đó có 77 Trung tâm Chữa bệnh _ Giáo dục Lao động xã hội do nghành /lao động – Thương binh và Xã hội quản lý và 10 cơ sở cai nghiện bắt buộc ) do lưc lượng Thanh niên xung phong quản lý ) ở 59 tỉnh thành phố với tổng sức chứa từ 55.000 đến 57.000 người (5 tỉnh chưa có trung tâm la Tuyên Quang ,Hưng Yên ,Quảng Bình ,Quảng Trị ).
Trong giai đoạn 2005 – 2008 các Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục – Lao động xã hội đã tổ chức cai nghiện cho hơn 16.000 lượt người. Trung bình hàng năm các cơ sở này tiếp nhận gần 24.000 lượt người ( chiếm 20% số người nghiện có hồ sơ quản lý ) .Trong đó 72% là cai nghiên bắt buộc với thời gian từ 1- 2 năm ,28% là cai nghiện tự nguyện từ 6-12 tháng .
Về đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác cai nghiện ở các Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục - Lao động xã hội : tong số co 5.794 cán bộ , trong đó 1.334 biên chế ;4.062 hợp đồng dài hạn và ngắn hạn ; trình độ Đại họ ,cao đẳng chiếm 24% ;Trung cấp chiếm 25% ,sơ cấp và không qua đào tạo chiếm 51% .Thời gian qua Trung ương và các tỉnh ,thành phố đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất ,công tác tập huấn nghiệp vụ cai nghiện cho đôi ngũ cán bộ ,chất lượng cai nghiện đã có nhiều tiến bộ .
Trong hơn 10 năm (1996-2008) cả nước đã tiếp nhận cai nghiện phục hồi cho gần 375.099 lượt người. Tính đến hết tháng 8/2008, các Trung tâm cai nghiện đang quản lý 27.118 người (27% so với số đối tượng có hồ sơ quản lý). Kết quả cụ thể hoạt động cai nghiện tại Trung tâm và cộng đồng trong 10 năm qua như sau:
- Cai nghiện tại Trung tâm: Các Trung tâm cai nghiện đã tiếp nhận cai nghiện cho 244.196 lượt người, chiếm 65,2% tổng số người được cai. Tính trung bình mỗi năm các Trung tâm đã cai nghiện cho 18.784 lượt người, chiếm tỷ lệ hơn 20% số người nghiện có hồ sơ quản lý.
- Cai nghiện tại cộng đồng: các tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã tổ chức cai nghiện tại cộng đồng cho 130.903 lượt người, chiếm 34,8% tổng số người được cai nghiện.
- Hầu hết các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục - Lao động xã hội đã thực hiện đúng quy trình cai nghiện theo 5 giai đoạn (tiếp nhận phân loại; điều trị cắt cơn giải độc; giáo dục hành vi phục hồi nhân cách; lao động trị liệu, chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng và chống tái nghiện). Các hoạt động được đổi mới, chất lượng chữa trị, giáo dục, dạy nghề được nâng lên, lao động sản xuất có hiệu quả; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần học viên được cải thiện rõ rệt. Số địa phương thực hiện tương đối đầy đủ quy trình cai nghiện phục hồi đã tăng từ 68% năm 2000 lên 93% năm 2006.
- Về hoạt động cắt cơn và chăm sóc sức khoẻ cho học viên: Hoạt động điều trị cắt cơn được áp dụng bằng các phương pháp khác nhau như phác đồ An thần kinh, điện châm, các thuốc điều trị triệu chứng theo qui định của Bộ Y tế, bảo đảm an toàn, rất ít trường hợp tai biến nào xảy ra. Hầu hết các Trung tâm phối hợp với các Bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng của địa phương triển khai hoạt động khám chữa bệnh cho học viên. Một số tỉnh, thành phố như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng… lập sổ theo dõi, định kỳ 3 tháng tổ chức khám sức khoẻ cho học viên kịp thời phát hiện bệnh truyền nhiễm để cách ly điều trị; đồng thời phân loại sức khoẻ để bố trí công việc phù hợp.
- Hoạt động giáo dục phục hồi hành vi nhân cách: Là một trong những hoạt động trọng tâm của công tác cai nghiện, hoạt động này được các Trung tâm triển khai dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú như xây dựng nội qui, qui chế trong sinh hoạt, học tập lao động sản xuất để học viên tuân theo. Duy trì và nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt “giao ban buổi sáng” hàng ngày của các học viên, thông qua đó gọt dũa hành vi. Nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng chương trình, giáo trình giáo dục tại Trung tâm, sổ theo dõi đánh giá sự tiến bộ của học viên từng tuần, tháng, khuyến khích động viên kịp thời giúp đối tượng tự tin hội nhập cộng đồng.
- Dạy văn hoá, dạy nghề, chuẩn bị hội nhập cộng đồng. Nhiều Trung tâm đã chú trọng công tác dạy văn hoá các cấp cho chọ viên, đặc biệt là xoá mù và phổ cập cấp 1. Bên cạnh đó, hình thức dạy nghề cũng rất đa dạng, phù hợp với trình độ văn hoá của học viên và nhu cầu tìm việc làm tại các địa phương. Học viên có trình độ văn hoá thấp áp dụng hình thức dạy, truyền nghề như cắt tóc, mộc dân dụng; học viên có trình độ văn hoá cao được dạy nghề cấp chứng chỉ như điện dân dụng, cơ khí, lái xe. Một số Trung tâm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh và các trường Giáo dục đào tạo – Giải quyết việc làm của Lực lượng Thanh niên Xung phong Thành phố đã phối hợp với trường Công nhân kỹ thuật, Trường đại học ở thành phố để tổ chức dạy một số nghề dài hạn hoặc Đại học từ xa cho cả cán bộ để nâng cao trình độ đáp ứng công việc và học viên có khả năng tìm kiếm việc làm khi hội nhập cộng đồng. Song nhìn chung trang thiết bị dạy nghề cho đối tượng tại các Trung tâm còn thiếu, chưa đạt yêu cầu so với nhiệm vụ đặt ra.
2. Những tồn tại và nguyên nhân
2.1. Nguồn vốn
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ở Trung ương còn thấp so với nhu cầu (đáp ứng 60 %); nhiều địa phương chưa bố trí, không bố trí hoặc bố trí không đủ vốn cho trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội .
Một số địa phương trọng điểm về tệ nạn mại dâm, nghiện ma tuý trong cả nước có khó khăn về ngân sách chủ yếu dựa vào ngân sách Trung ương nhưng vốn Trung ương hỗ trợ cho địa phương còn hạn chế, hàng năm chỉ đạt 15 đến 20% nhu cầu cần thiết của địa phương. Việc cấp vốn đầu tư xây dựng trung tâm còn thấp, kéo dài thời gian xây dựng công trình, ví dụ như tỉnh Lai Châu (số người nghiện có hồ sơ quản lý là 3.367 người, Trung tâm của tỉnh có tổng vốn đầu tư xây dựng là 24 tỷ đồng, song trong 2 năm 2007, 2008 mỗi năm được cấp 02 tỷ đồng, dự kiến kế hoạch năm 2009 (theo báo cáo của địa phương cấp tiếp 02 tỷ)); việc cấp vốn đầu tư xây dựng trung tâm như vậy làm cho địa phương gặp khó khăn trong việc hoàn thiện trung tâm để tổ chức chữa bệnh, cai nghiện cho đối tượng.
2.2 Sử dụng vốn
Việc sử dụng kinh phí đầu tư cho các Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục – Lao động Xã hội ở một số địa phương chưa hiệu quả, sai mục đích (chỉ tập trung vào mua sắm thiết bị dạy nghề, chưa chú trọng đầu tư vào trang thiết bị chăm sóc y tế, vào đào tạo đội ngũ cán bộ ) .
Công tác đầu tư cơ sở vất chất và kỹ thuật còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Quy mô, công suất Cơ sở chữa bệnh của một số tỉnh trọng điểm còn nhỏ so với đối tượng nghiện ma tuý hiện có. Hệ thống Trung tâm trong cả nước mới có khả năng tiếp nhận gần 40% số người nghiện có hồ sơ quản lý, trong đó, 23 tỉnh, thành phố Trung tâm chỉ tiếp nhận được dưới 10% số đối tượng nghiện có hồ sơ quản lý; có tới 60% Trung tâm chưa đáp ứng được nhu cầu các hoạt động cai nghiện theo quy trình quy định. Đến nay, vẫn còn những tỉnh chưa có Trung tâm cai nghiện như Hà Tĩnh, Hưng Yên, Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum…
Về đầu tư vào đào tạo cán bộ cho các trung tâm cũng chưa được chú trọng và còn nhiều bất cập .Do hạn chế về nguồn kinh phí nên công tác đào tạo, tập huấn, bổ sung kiến thức chuyên sâu cho cán bộ còn nhiều hạn chế, số lớp tập huấn ít, thời gian tập huấn ngắn, tài liệu chưa phù hợp .Cán bộ có trình độ đại học ,cao đẳng còn ít .Chế độ trợ cấp ,lương bổng , các chế độ trợ cấp, phụ cấp y tế, giáo dục, phụ cấp chữa trị HIV/AIDS… cho cán bộ chưa phù hợp với tính chất ,đặc thù của công việc dẫn đến khó thu hút, không khuyến khích được cán bộ làm việc.
2.2. Về phía các Trung tâm
Nhiều địa phương chưa có quy hoạch hệ thống Trung tâm, chưa tập trung đầu tư cho các Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội nên hoạt động kém hiệu quả;
Công tác giáo dục chưa gắn kết chặt chẽ với tái hoà nhập cộng đồng, lấy kết quả chữa trị, giáo dục ở Trung tâm làm kết quả thành công mà ít chú trọng đến mục đích tái hoà nhập cộng đồng như o các tình Lạng Sơn ,Lào Cai ...
Theo qui định của Luật phòng chống ma tuý, Trung tâm phải bố trí khu vực riêng cho người chưa thành niên, phụ nữ, người có bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm người đã cai nghiện nhiều lần hoặc có hành vi gây rối trật tự. Ngoài Trung tâm của Nghệ An, Thanh Hoá được nâng cấp, xây dựng mới, còn lại 87% số Trung tâm chưa có điều kiện thực hiện. Nếu ngăn thành các khu vực riêng, Trung tâm sẽ bị chia cắt phá vỡ thiết kế cũ, lúng túng trong quản lý, không có kinh phí xây dựng mới, mở rộng thiếu mặt bằng xây dựng hoặc không có diện tích lao động sản xuất…
* Về diện tích đất đai:
Diện tích đất phân bố không đều như: Lào Cai 166,7ha, Phú Thọ 306,9ha, Thái Nguyên 53ha... Trong khi đó có những Trung tâm diện tích đất rất ít như Cao Bằng 1,2 ha, Hoà Bình 1,7ha...
Qua thực tiễn quản lý, kết quả công tác cai nghiện, chữa trị, phục hồi để đảm bảo quy trình giáo dục chữa bệnh cho loại đối tượng này cần có diện tích đất tối thiếu khoảng 200 m2/ đối tượng (bao gồm nhà ở, sinh hoạt, lao động sản xuất và dạy nghề) nhưng thực tế không đáp ứng được nhu cầu của các qui định và qui trình nên hạn chế đến kết quả hoạt động thời gian qua của khá nhiều Trung tâm
Tình hình trên, nhiều tỉnh phải tìm địa điểm mới cho Trung tâm: Lai Châu từ 1,3ha chuyển thành 20ha, Thanh Hoá 0,2ha thành 24ha, Sơn La 1,35 chuyển thành 86,7 ha.
* Tình trạng nhà cửa:
Ngoài một số Trung tâm được xây dựng mới đảm bảo quản lý tốt đối tượng như Thanh Hoá, Nghệ An,… còn lại số Trung tâm nhà cửa xuống cấp, kiến trúc bất hợp lý do được chuyển giao mục đích sử dụng từ khu chăn nuôi, bảo trợ xã hội, trại giam… được xây dựng từ trước những năm 1995, không có điều kiện phân khu riêng biệt cho từng loại đối tượng, không đủ diện tích tối thiểu cho đối tượng ở và công tác quản lý. Điều kiện ở, sinh hoạt quá chật hẹp, trang thiết bị lạc hậu, thiếu dẫn đến cai nghiện, chữa trị đạt hiệu quả không cao.
* Trang thiết bị dạy nghề, lao động sản xuất, y tế:
- Trang thiết bị dạy nghề hầu hết các trung tâm không được đầu tư vì vậy chỉ tổ chức dạy nghề đơn giản như mộc, chăn nuôi… Do không có kinh phí nhiều Trung tâm chỉ dạy những nghề có khả năng theo điều kiện hiện có nên nhiều nghề không phù hợp, đối tượng trở về khó tìm việc làm.
- Trang thiết bị lao động sản xuất: hầu hết thiếu thốn, sơ sài, lao động chủ yếu là thủ công, cơ bắp, năng suất thấp, chất lượng kém, khó khăn để tự túc tiền ăn và các sinh hoạt khác.
- Trang thiết bị y tế: đối tượng mắc nhiều bệnh, phức tạp, phần lớn các Trung tâm chưa có trang thiết bị y tế chuyên dùng để chuẩn đoán, phát hiện sớm để điều trị. Ô tô phục vụ chuyên môn, cấp cứu hầu như không có mặc dù các Trung tâm đặt ở vùng sâu, vùng xa.
2.3. Về công tác phòng chống mại dâm và cai nghiện phục hồi trong trung tâm
a. Công tác phòng chống mại dâm:
+ Công tác quản lý, giáo dục, dạy nghề ở Trung tâm cũn đơn giản, thậm chí chỉ là hình thức, thiếu đánh giá nhu cầu và sự tham gia của đối tượng, biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống nâng cao nhận thức cfn đơn giản, chưa sử dụng hiệu ích thời gian giáo dục ở Trung tâm:
- Hoạt động tư vấn ở Trung tâm chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, cán bộ không được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ, chưa được tập huấn kiến thức, kỹ năng cần thiết để đảm đương công việc này.
- Cụng tác giáo dục chưa gắn kết chặt chẽ với tới hoà nhập cộng đồng, lấy kết quả chữa trị, giáo dục ở Trung tâm làm kết quả thành công mà ít chú trọng đến mục đích tái hoà nhập cộng đồng.
- Công tác dạy nghề cho đối tượng ở Trung tâm còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao, thiếu giáo viên, giáo trình, trang thiết bị dạy nghề; số lượng học viên sau khoá học ở trung tâm có đủ trình độ tay nghề để được cấp chứng chỉ thấp.
+ Một số quy định pháp luật còn nhiều bất cập: chế độ hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng 05 tại Trung tâm chưa phù hợp. Thời gian đối tượng ở Trung tõm từ 6 tháng đến 2 năm nhưng chỉ hỗ trợ tối đa 9 tháng, trong đó quy định thời gian cho cỏc hoạt động giáo dục là 70%, rất khó khăn cho Trung tâm và đối tượng, hơn nữa đối tượng 05 hầu hết là không nơi cư trú, gia đình không thăm nuôi nên không có ai đóng góp.
+ Công tác cán bộ ở cơ sở chữa bệnh còn nhiều bất cập, tỷ lệ cán bộ qua đào tạo ngành nghề và trình độ phù hợp còn rất hạn chế. Cán bộ có đào tạo chuyên môn về y tế chiếm 20%, về tâm lý xã hội 3%. Nhiều trung tâm có tỷ lệ cán bộ thấp so với số đối tượng (1 cán bộ/12-15 đối tượng) trong khi thời gian quản lý giáo dục đối tượng từ 12 – 15 giờ/ngày, năng lực của cán bộ giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc nên không triển khai được công tác chuyên môn dẫn đến quản lý, giáo dục đối tượng dưới dạng “trông coi”.
Công tác đào tạo, tập huấn, bổ sung kiến thức chuyên sâu cho cán bộ còn nhiều hạn chế, số lớp tập huấn ít, thời gian tập huấn ngắn, tài liệu chưa phù hợp, ít sử dụng phương pháp tham gia của người học nên chưa khuyến khích người học tiếp thu và ứng dụng kiến thức vào công việc.
Hơn nữa, do tính chất đặc thù của công việc, các Trung tâm thường ở vùng sâu, vùng xa, các chế độ trợ cấp, phụ cấp y tế, giáo dục, phụ cấp chữa trị HIV/AIDS… cho cán bộ vừa thiếu, vừa thấp dẫn đến khó thu hút, không khuyến khích được cán bộ làm việc.
b. Công tác cai nghiện phục hồi:
+ Tồn tại:
- Mặc dù các ngành, các cấp có nhiều cố gắng, song công tác phòng chống ma tuý nói chung, cai nghiện, phục hồi nói riêng chưa đạt được mục tiêu đề ra tại Chỉ thị số 06-CT/TW là Chặn đứng việc thanh, thiếu niên nghiện hút, hít và tiêm chích ma tuý.
- Công tác quản lý, dạy nghề tạo việc làm cho người nghiện sau cai chưa được chú trọng đúng mức. Đánh giá kết quả triển khai công tác cai nghiện phục hồi giai đoạn 2001 – 2005 cho thấy tỷ lệ người nghiện sau cai được hỗ trợ vốn, tạo việc làm rất thấp, chỉ chiếm 12,6% tổng số người được cai nghiện. Vẫn còn tới 29 tỉnh, thành phố không tổ chức hỗ trợ vốn và tạo việc làm cho người nghiện sau cai. Công tác quản lý sau cai còn mang tính hình thức, chưa có nội dung cụ thể, phù hợp.
- Công tác cai nghiện tại cộng đồng còn triển khai chậm, có nhiều khó khăn lúng túng do thiếu kinh phí và sự phối hợp của các Bộ ngành liên quan chưa đồng bộ, chặt chẽ. Mặt khác, việc phát động phong trào nhân dân tham gia phòng, chống ma tuý (đấu tranh tố giác việc sản xuất, sử dụng, buôn bán, vận chuyên và tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý) còn nhiều hạn chế, nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác cai nghiện, chữa trị cho người nghiện tại gia đình và cộng đồng.
+ Nguyên nhân:
- Thời gian qua, tại một số nơi nhận thức vấn đề nghiện ma tuý và cai nghiện từ các góc độ sinh học, tâm lý học và xã hội học.. chưa đúng, chưa đầy đủ và thấu đáo nên các giải pháp giải quyết vấn đề nghiện ma tuý thiếu đồng bộ. Một số cấp uỷ Đảng chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; chính quyền một số địa phương chưa bám sát và kiên quyết trong tổ chức thực hiện. Các tổ chức đoàn thể, quần chúng tham gia công tác cai nghiện phục hồi còn chung chung, nặng về phong trào. Vì vậy, việc thực hiện các yêu cầu trong Chỉ thị số 06-CT/TW chưa đạt được một số mục tiêu đề ra.
- Thiếu sự hợp tác trong hoạt động cai nghiện phục hồi từ phía người nghiện và gia đình họ. Một số người nghiện ma tuý và gia đình còn có mặc cảm, không muốn khai báo về tình trạng nghiện ma tuý của bản thân họ hoặc người thân để đi cai nghiện. Một số khác lại có tâm lý phó mặc cho xã hội, cộng đồng. Ngoài ra, sự kỳ thị xa lánh, phân biệt đối xử của gia đình, cộng đồng lại là một gánh nặng, các cơ sở, doanh nghiệp không muốn nhận người sau cai vào làm việc, cách hành xử đã dẫn họ đến mặc cảm, tự ti, tiếp tục sử dụng lại ma tuý.
- Chưa quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, về con người cho công tác cai nghiện phục hồi, chưa coi trọng đúng mức và đáp ứng yêu cầu của hoạt động chữa trị, phục hồi cho người nghiện ma tuý.
+ Kinh phí hoạt động bộ máy của các Trung tâm và các khoản trợ cấp cho đối tượng chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm, hàng năm được bố trí trong chi thường xuyên do ngân sách địa phương đảm bảo (không bố trí trong Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma tuý) nên với các địa phương chưa tự cân đối ngân sách gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí kinh phí cho hoạt động cai nghiện phục hồi. Nhiều tỉnh, thành phố chỉ tập trung kinh phí cho việc hỗ trợ tiền thuốc, tiền ăn cho học viên cai nghiện tập trung tại cơ sở chữa bệnh, không đủ để thực hiện các bước của quy trình cai nghiện, còn với người cai tại gia đình, cộng đồng hầu như không được hỗ trợ gì.
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội và trực tiếp về cai nghiện phục hồi thiếu về số lượng, yếu về năng lực, chưa đảm bảo tiêu chuẩn, chức danh: 50% quận huyện, 70% xã phường không có cán bộ chuyên trách làm công tác cai nghiện phục hồi. Cán bộ Trung tâm hầu hết là điều động chắp vá với 50% chưa qua đào tạo, tỷ lệ được đào tạo ở các ngành khác tương đối thấp: tâm lý xã hội 5%; giáo dục dạy nghề 4%; y dược 15%… Hiện nay, chưa có văn bản của cấp có thẩm quyền quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ chuyên trách làm công tác cai nghiện tại cấp xã, phường.
- Sự phối hợp hoạt động của các Bộ ngành, đoàn thể ở Trung ương cũng như ở các Ban ngành tại địa phương chưa đồng bộ, chặt chẽ, chưa có sự lồng ghép công tác cai nghiện phục hồi với các cuộc vận động hoặc chương trình phát triển kinh tế xã hội địa bàn cơ sở.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỪ NAY ĐẾN 2015
I. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ
1. Dự báo tình hình nghiện ma túy giai đoạn 2009 -2015
Tệ nạn nghiện ma túy chịu sự tác động của nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế xã hội , văn hóa … Ở Việt Nam tính trung bình trong 12 năm qua số người nghiện ma túy tăng 5.6% (Năm 1996 la 65.000 người nghiện ,năm 2008 là 169.000 người nghiện ) .
Như vậy có thể dự báo số người nghiện ma túy quâ những năm tới như sau :
- Năm 2010 : 190.000 người .
- Năm 2015 : 235.000 người .
Bên cạnh những đối tượng nghiện ma túy sử dụng ma túy dạng thuốc phiện thì tỷ lệ người sử dụng nhóm ma túy tổng hợp (ATS )tăng lên ( hiện nay là 1% ).
Tuy nhiên ,nếu làm tốt công tác phong ngừa và cai nghiện phục hồi ìm hãm đươch tỷ lệ gia tăng người nghiện mới xuống 2% /năm và giảm được tye lệ tái nghiện 5- 10 & /năm thì số nghiện ma túy như sau :
- Năm 2010 : 155.000 người .
- Năm 2015 :160.000 người .
2. Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
+ Phát triển hệ thống Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội gắn với tình hình thực tế của địa phương và cả nước;
+ Đầu tư nâng cao năng lực Trung tâm, tập trung cho các hoạt động tư vấn ,chăm sóc. Xây dựng cơ chế đầu tư, cơ chế tài chính gắn với nhiệm vụ được giao và kết quả hoạt động của Trung tâm. Chú trọng vai trò của Trung tâm với việc tái hòa nhập cộng đồng của người nghiện và gái mại dâm .
+ Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác cai nghiện ma túy ,tổ chức dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy đến năm 2010 .
+ Nghiên cứu ,đánh giá hoạt động của mang lưới cơ sở công lập và ngoài công lập để nâng cao hiệu quả hoạt động hoặc chuyển đổi mô hình dịch vụ công lập sang loại hình dịch vụ ngoài công lập .
Quan điểm chí đạo của nhà nước trong việc phát triển các mô hình cung cấp các dịch vụ ngoài công lập :
Cần xác định xã hội hóa các dịch vụ cai nghiện ma túy là một giải pháp quan trọng thúc đẩy việc mở rộng và nâng cao chất lượng cai nghiện ma túy , trước hết phải thống nhất chung trong toàn xã hội về xã hội hóa của lĩnh vực này , năm trong chủ trương chung của nhà nước về xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục y tế … và xã hội hóa là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân ,của toàn xã hội mở rộng các nguồn đầu tư ,khia thác các tiềm năng về nhân lực vật lực , tài lực trong xã hội ,phát huy và sử dụng hiệu quả cá nguồn lực của nhân dân ,từng bước nâng cao chất lượng cai nghiện ma túy ,tham gia cùng với nhà nước đảm bảo các hoạt động cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy có hiệu quả .
Nhà nước không chuyển giao toàn bộ việc cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy ,tổ chức ,cá nhân đảm nhiệm mà huy động sự tham gia của tổ chức ,cá nhân vào cung cấp dich vụ loại hình dịch vụ này ,dưới sự giám sát và quản lý của nhà nước .Đồng thời nhà nước thường xuyên tăng đầu tư ngân sách cho cá hoạt động này và tăng cường công tác quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí dành cho lĩnh vực này .
Nhà nước có cơ chế ,chính sách đầu tư thu hút mọi nguồn lục của xã hội ,khuyến khích các tổ chức ,cá nhân ,doanh nghiệp cảu cá thành phần kinh tế trong xã hội tham gia trên cơ sở mở rộng các nguồn đầu tư khai thác triệt để các tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong xã hội ,phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cảu xã hội trong lĩnh vực cai nghiện ma túy .
Nhà nước đảm bảo đối xử bình đẳng đối với các đơn vị cung cấp cai nghiện dich vụ cai nghiên ma túy công lập và ngoài công lập thuộc mọi thành phần kinh tế trên nguyên tắc công bằng ,chất lượng và hiệu quả .
Mục tiêu
Mục tiêu ngắn hạn :
Đến năm 2012 ,đối với các trung tâm do Nhà nước quản lý cần thực hiện đảm bảo đạt 100% cở sở chuyển đổi cơ chế hoạt động thực hiện quyền tử chủ ,tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ ,tổ chức bộ máy ,biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập .
Từ năm 2012 – 2015 chuyển một số Trung tâm quy mô 200 đối tượng trở xuống sang loại hình ngoài công lập , trước mắt thí điểm một số Trung tâm theo vùng ,miền đô thị hoặc Trung tâm do cấp huyện ,quận ,thành phố thuộc tỉnh quản lý .Nhà nước chỉ quản lý các Trung tâm có quy mô từ 200 đối tượng trở lên ,hoạt động theo loại hình phi lợi nhuận .
Đối với các cơ sở cai nghiện tự nguyện được phát triển ,khi thành lập và tổ chức hoạt động có sự hỗ trợ về cơ chế ,chính sách đầu tư và các chính sách khuyến khích khác của Nhà nước .
Mục tiêu dài hạn :
Quy hoạch phát triển xã hôi hóa ,chuyển một số Trung tâm cai nghiện với mô hình cung cấp dịch vụ cai nghiện công lập sang mô hình cung cấp dịch vụ cai nghiện ngoài công lập và phát triển mô hình cung cấp dich vụ cai nghiện ngoài công lập ,đáp ứng chủ trương xã hội hóa và nhu cầu của xã hội trong lĩnh vực này .
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỪ NAY ĐẾN 2015
Hiện nay, Chương trình phòng chống ma tuý là chương trình mục tiêu, không phải là Chương trình Quốc gia, kinh phí hỗ trợ cho công tác cai nghiện, phục hồi được đưa vào nhiệm vụ chi thường xuyên nên kinh phí dành cho cai nghiện của các tỉnh gặp nhiều khó khăn. Chưa có cơ chế đầu tư, chính sách đặc thù dành cho đối tượng và cán bộ làm công tác cai nghiện. Đối với đối tượng đi cai nghiện, ngoài những chế độ chung, hiện nay chưa có các chế độ và chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc ít người nghiện ma tuý.
Để nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi ở các tỉnh, trước hết công tác cai nghiện phải được xã hội hoá, đa dạng hoá các mô hình cai nghiện, có các biện pháp giải quyết phù hợp với từng địa phương và vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường đầu tư kinh phí, cán bộ để xây dựng các cơ sở cai nghiện tập trung, đặc biệt là tạo việc làm sau cai. Các tỉnh chưa có Trung tâm cai nghiện cần khẩn trương xây dựng; các địa phương đã có cần phải nâng cấp, mở rộng đảm bảo đưa cơ bản người nghiện vào cai nghiện tại các Trung tâm. Kết hợp lồng ghép công tác cai nghiện với các chương trình phát triển kinh tế miền núi như Chương trình 135, xoá đói giảm nghèo.
Xuất phát từ những yêu cầu bức xúc của thực tiễn về công tác cai nghiện phục hồi và phòng chống mại dâm , tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm chữa bệnh :
1 . Nguồn vốn và sử dung vốn
Ưu tiên bố trí nguồn ngân sách địa phương và nguồn bổ sung từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010 để xây dựng các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động Xã hội.
Tranh thủ sự ủng hộ , giúp đỡ của các tổ chức ,cá nhân trong và ngoài nước cũng là 1 trong những nguồn tài chính đảm bảo hoạt động của các trung tâm .
Kinh phí cai nghiện tại các tỉnh không nên thực hiện theo cơ chế kinh phí hiện nay (đưa vào kinh phí chỉ bảo đảm xã hội thường xuyên của các địa phương) nên có một cơ chế kinh phí từ ngân sách Trung ương chi hỗ trợ trực tiếp cho công tác cai nghiện tại các tỉnh này.
Chi đầu tư ngân sách từ Trung ương cho các tỉnh dể xây dựng Trung tâm cai nghiện cấp tỉnh và cấp huyện để đến năm 2010 tổ chức cai nghiện cho 100% người nghiện ma tuý. Mỗi huyện xây dựng một Trung tâm cai nghiện gắn với tạo việc làm tại Công trường 06 để phát huy tiềm năng của từng địa phương (mô hình này rất phù hợp với các tỉnh khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ).
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng
Đối với lĩnh vực công tác cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội từng vùng, trong đó chú trọng đến các giải pháp tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai để hạn chế tình trạng tái nghiện, tái phạm. Lựa chọn các hình thức hướng nghiệp, dạy nghề phù hợp với điều kiện sản xuất, lao động ở địa phương và ngành nghề tại chỗ, mở rộng và tổ chức các hình thức dạy nghề phù hợp tại cộng đồng cho người nghiện từ các cơ sở cai nghiện trở về và người được cai nghiện tại cộng đồng.
Đẩy mạnh công tác thanh tra ,kiểm tra thường xuyên và đột xuất các cơ sở cai nghiện về nôi dung ,chất lượng ,kết quả và hiệu quả cai nghiện ma túy .Có sự kỷ luật, khen thưởng rõ ràng. Do tính đặc thù của công việc các Trung tâm thường ở vùng sâu, vùng xa, các chế độ trợ cấp, phụ cấp y tế, giáo dục, phụ cấp chữa trị HIV/AIDS… cho cán bộ vừa thiếu, vừa thấp dẫn đến khó thu hút, không khuyến khích được cán bộ làm việc nên rất cần đến sự quan tâm của các cấp Đảng ủy .
Khuyến nghị về cơ chế ,chính sách
Đề nghị Chính phủ và các ban ngành hữu quan nghiên cứu cơ chế, chính sách đầu tư nguồn lực để chuyển một số Trung tâm quá nhỏ hoặc đang tồn tại không có hiệu quả, sang loại hình dịch vụ ngoài công lập hoặc giải thể một số Trung tâm số lượng đối tượng quá ít, không đảm bảo quy trình chữa trị cai nghiện phục hồi kiên quyết thực hiện việc gửi đối tượng sang tỉnh khác có quy mô trung tâm lớn và hoạt động có hiệu quả hơn. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác cai nghiện và quản lý sau cai.
Tăng cường quản lý thống nhất đối với các Trung tâm .Nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo ,bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ tham gia trong lĩnh vực cai nghiện phục hồi
Nghiên cứu, ban hành các quy định về khen thưởng và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực hoạt động chữa bệnh .Xây dựng quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hoạt động cai nghiện ma túy của các cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc và cơ sở cai nghiện tự nguyện (hiện nay đang bị bỏ trống về mặt quản lý Nhà nước )
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập ,mặt trái của kinh tế thị trường là sự gia tăng của các tệ nan xã hội .Vai trò của các trung tâm Chữa bệnh là quan trọng và mang tính quyết định trong việc loại trừ dần đối tượng nghiện hút ,mai dâm .
Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục - Lao động xã hội là thực sự cần thiết, cấp bách khi mà tệ nạn ma túy ,mại dâm ngày càng gia tăng .Điều quan trọng là chúng ta phải có sự thống nhất từ trung ương tới địa phương , sử dụng vốn hiệu quả .
Qua phân tích về tình hình đầu tư vào các trung tâm Chữa bệnh ,chúng ta thấy đã đạt được kết quả nhất định ,tuy nhiên con chưa đáp ứng được về số lượng , chất lượng Trung tâm.
Mặc dù đã rất cố gắng nỗ lực, song chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn quan tâm để bổ sung hoàn thiện chuyên đề cũng như nâng cao được nhận thức hơn nữa.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kinh tế Đầu tư và Ths. Nguyễn Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ phòng Kế hoạch ,Vụ Kế hoạch – Tài chính ,Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội đã tạo điều kiện để em hoàn thành được chuyên đề .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghị định của Chính phủ số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh,tổ vhuwcs hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên ,người tình nguyện vào cơ sở chữa bệnh
Quyết định 156/2007/QĐ-TTg ngày 25/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tệ nạn ma túy đến năm 2010.
Quyết định bổ sung quyết định số 108/2007/ QĐ-TTG ngày 17 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phòng ,chống một số bệnh Xã hội ,bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 .
Thông tư liên tịch bộ Lao động –Thương binh và Xã hội số 32/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn phong chống lao,HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại trung tâm Chữa bệnh –Giáo dục –Lao động Xã hội .
Quyết địnhsố 96/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý ,chăm sóc .tư vấn ,điều trị cho người nhiễm HIV và phòng lây nhiễm tại các cơ sở giáo dục ,trương giáo dưỡng ,cơ sở chữa bệnh ,cơ sở bảo trợ Xã hội ,trai giam ,trại tạm giam .
Nghị định số 114/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma tuý, người bán dâm và người sau cai nghiện ma tuý.
Quyết định về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về chăm sóc ,hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV đến năm 2010 .
Căn cứ quyết định số 36/2004/qđ-ttg ngày 17 tháng 3 năm 2004 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống hiv/aidsở việt nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 .
Căn cứ công văn số 6501/vpcp-vx ngày 07 tháng 11 năm 2006 của văn phòng chính phủ về việc trình duyệt đề án phòng, chống hiv/aids .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21984.doc