Chuyên đề Đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa

Hình thức đầu tư trực tiếp vùng trồng nguyên liệu thuốc lá là phương thức đầu tư cơ bản. Xem xét một số mô hình đầu tư khác để rút kinh nghiệm như: kinh tế trang trại, liên kết sản xuất, mô hình hợp tác xã kiểu mới. - Đầu tư có chọn lọc, có trọng điểm vùng nguyên liệu chất lượng cao. Đầu tư ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác sản xuất nguyên liệu. - Tạo môi trường đầu tư thích hợp, tăng cường hợp tác giữa các đơn vị sản xuất nguyên liệu với chính quyền địa phương và các hộ nông dân. - Đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư tăng năng lực chế biến nguyên liệu, đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng và xuất khẩu. - Trực tiếp đầu tư bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng kinh tế, nghiên cứu tổ chức mua bán nguyên liệu qua giao dịch, tiến tới tổ chức các sản đấu giá theo mô hình các nước sản xuất thuốc lá tiến tiến đang áp dụng. Quản lý sản xuất kinh doanh nguyên liệu: tạo nguồn vốn từ Quỹ đầu tư trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá. Xây dựng chính sách giá hợp lý, triển khai phương thức thu mua thích hợp. - Nhà nước có chính sách ưu đãi cho việc đầu tư trồng cây thuốc lá tại các vùng sâu, vùng xa, góp phần xóa đói giảm nghèo, thay thế cây thuốc phiện trước đây như: xây dựng hệ thống thuỷ lợi, giao thông nông thôn, cho vay vốn lãi suất ưu đãi.

doc66 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu: Trong sản xuất nguyên liệu thuốc lá, việc phân cấp thuốc lá đóng vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng thuốc lá điếu. Việc áp dụng tiêu chuẩn phân cấp thuốc lá nguyên liệu sẽ là cơ sở cho việc quản lý, thu mua, giao nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phối chế thuốc lá điếu và phục vụ xuất khẩu. Hiện nay, mỗi quốc gia đều có hệ thống phân cấp nguyên liệu riêng. Ví dụ đối với thuốc lá vàng sấy, tiêu chuẩn phân cấp của Mỹ gồm 153 cấp, Trung Quốc: 40 cấp, Malaixia: 21 cấp. ở nước ta, với thuốc lá vàng sấy, hiện nay đã áp dụng tiêu chuẩn ngành TCN 26-1-02 khá tiên tiến cho ngành Thuốc lá. Năm 2010, sẽ xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn phân cấp thuốc lá nguyên liệu chi tiết theo vị bộ, mầu sắc, nhóm chất lượng...hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tạo thuận lợi trong giao dịch thương mại. Bảng 1.11. VĐT xây dựng hệ thống phân cấp thuốc lá nguyên liệu Năm ĐVT 2006 2007 2008 VĐT xây dựng hệ thống phân cấp thuốc lá nguyên liệu Tr.đ 119,763 228,941 102,559 Tốc độ tăng định gốc % - 91,16% -14,36% Tốc độ tăng liên hoàn % - 91,16% -55,2% Tỷ trọng so ∑ VĐT % 4,33% 2,2% 2,05% ( Nguồn: Phòng kế hoạch) Năm 2007 có tốc độ tăng liên hoàn VĐT xây dựng hệ thống phân cấp thuốc lá nguyên liệu cao nhất tăng 91,16%.Năm 2008 VĐT vùng nguyên liệu có xu hướng giảm chỉ còn 189.73 triệu đồng, có tốc độ tăng liên hoàn -47,14% Hiện nay, Công ty đã thực hiện 2 mô hình cơ bản về đầu tư vùng nguyên liệu cho nông dân: + Mô hình 1: Công ty nguyên liệu đầu tư ứng trước các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp hạt giống, cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trong quá trình sản xuất. Lò sấy là của nông dân tự xây theo thiết kế do Công ty nguyên liệu cung cấp, Công ty hỗ trợ cho vay vốn một phần hay tòan bộ. Sau khi sấy nguyên liệu xong, nông dân mang lại tổ sấy để cân, nhập và khấu trừ công nợ theo hợp đồng đã ký từ đầu vụ; + Mô hình 2 (đầu tư gián tiếp): Mô hình này về nội dung đầu tư giống mô hình đầu tư trên nhưng khác mô hình trên là giữa công ty và người nông dân còn có đối tác thứ 3 là những người bỏ vốn xây dựng nhiều lò sấy làm trung gian. Đây là mô hình nhằm phát huy tiềm năng về vốn, kinh nghiệm của nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư. 1.2.2.3. Đầu tư nâng cao trình độ Cán bộ - công nhân viên chức Đầu tư nhân lực là 1 trong những hoạt đọng không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với công ty thuốc lá Thanh Hóa đội ngũ lao động được lựa chọn, có trình độ chuyên môn nhất định Chất lượng lao động có tính chất quyết định tới khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chính vì vậy đầu tư nâng cao năng lực nguồn lao động mang tính sống còn đối với công ty trong tình hình hiện nay. Hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực của công ty thể hiện thong qua chính sách đào tạo, chế độ lương, thưởng, trợ cấp áp dụng cho người lao động dể khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả hơn - Công tác tuyển dụng: Công ty thu hút nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng và các trường trung cấp thuộc tỉnh và vùng lân cận, con em cán bộ trong công ty. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty hành năm công ty luôn có chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài. - Công tác đào tạo nguồn nhân lực đã được Công ty quan tâm đầu tư, có định hướng và chương trình đào tạo dài hạn. Trong những năm qua, Công ty đã tổ chức nhiều đoàn đi công tác nước ngoài học tập về các lĩnh vực: Quản lý kinh tế, marketing, công nghệ sản xuất thuốc lá của các nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, ấn Độ… Riêng năm 2005, Công ty đã thực hiện chương trình đào tạo dài hạn chuyên sâu thông qua việc cử CBCNV cùng CBCNV của tổng công ty sang Trung Quốc đào tạo về các chuyên ngành kỹ thuật thuốc lá. Có thể nói, 5 năm qua, đội ngũ cán bộ KHCN của Công ty ngày càng phát triển, tiếp thu được kỹ thuật hiện đại, chuẩn bị tích cực cho tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Trong quá trinh đào tạo công ty bố trí hợp lý và khoa học để người lao động vừa đảm bảo thu nhập, vừa đảm bảo việc học tập, đồng thời không ảnh hưởng tới chất lượng công việc chung của toàn khâu sản xuất. - Đào tạo nâng cao năng lực quản lý: Cán bộ quản lý chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng số lao động trong công ty nhưng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty vì họ là người đưa ra quyết dịnh quan trọng nhất: về mục tiêu, phương hướng thực hiện mục tiêu…Cán bộ quản lý phải là những nhười nắm vững kiến thức về chuyên môn, quản lý và pháp luật để có thể đưa ra quyết định đúng đắn.Trước tình hình đó công ty đã từng bước đầu tư nâng cao trình độ nguồn nhân lực này. Số lượng lao động được đào tạo thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.12. Số lượng lao động đào tạo theo hình thức đào tạo Đơn vị tính: Lượt người TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Đào tạo mới 22 35 25 2 Đào tạo nâng cao 22 83 65 - Đào tạo chuyên sâu 12 53 45 - Đào tạo nâng bậc 7 23 10 - Đào tạo cán bộ quản lý 3 7 10 Tổng 44 118 90 (Nguồn: Phòng tổ chức - nhân sự) Năm 2006 là năm có số lượng lao động đào tạo ít nhất chỉ 44 người. Sang năm 2007 số lao động đào tạo là 118 lượt người tăng gần gấp 3 lần năm 2007 do năm này công ty có đầu tư thêm hệ thống máy hiện đại nên cần cử đội ngũ kỹ sư học tập để có thể làm chủ thết bị. Trong đó đào tạo nâng cao luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động được đào tạo đó cũng là xu hướng chung của các công ty, doanh nghiệp hiện nay: giảm số lượng, nâng cao chất lượng. Số lao động đào tạo mới vẫn chiếm số lượng tương đối lớn chứng tỏ chất lượng nhân lực đầu vào vẫn chưa cao và chưa sát với nhu cầu công việc. Đối với đào tạo khi đầu tư công nghệ mới thì chi phí đào tạo được trích từ quỹ đầu tư phát triển. Chi phí quản lý do phòng tổ chức nhân sự chịu trách nhiệm. Kinh phí đào tạo công ty chịu 1 phần và người lao động chịu 1 phần. Kinh phí đào tạo thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.13. Kinh phí đào tạo nguồn nhân lực TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Chi phí đào tạo Tr. đ 49,324 132,75 102,03 2 Chi phí đào tạo BQ 1 lượt người Tr. đ 1,121 1,125 1,13 3 Tỷ trọng so ∑VĐT % 1,782% 1,275% 2,04% (Nguồn: Phòng tổ chức - nhân sự) Chi phí đào tạo của năm 2006 là thấp nhất chỉ 49,324 triệu đồng. Chi phí đào tạo 1 lượt người có xu hướng tăng lên, năm 2006 là 1,121 triệu đồng, năm 2008 lên đến 1,13 triệu đồng. Điều đó cho thấy công ty đã có sự quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.Tuy nhiên tỷ trọng vốn dùng cho nâng cao trình độ nhân lực có tỷ lệ tương đối thấp so với tổng vốn đầu tư chỉ đạt cao nhất vào năm 2008 là 2,04% Mỗi năm 1 lần, Công ty tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về luật pháp BHLĐ, PCCC cho tất cả CBCNV; tổ chức diễn tập PCCC kết hợp với diễn tập cấp cứu người, tài sản và thoát nạn; hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ, PCCN. Trước những thay đổi trong thực tế sản xuất, Công ty đã có những bổ sung, thay đổi kịp thời về “Quy phạm ATLĐ và PCCC” cho phù hợp với các quy định của Nhà nước và thực tế của Công ty. Ở Công ty Thuốc lá Thanh Hóa, điều kiện lao động, vệ sinh môi trường tại nơi làm việc và nơi sản xuất luôn được cải thiện. Công ty đã thực hiện tốt công tác về quản lý và sử dụng thiết bị theo quy định của pháp luật như: Soạn thảo và ban hành quy trình vận hành các máy móc, thiết bị, kiểm tra, bảo trì và nâng cấp các loại bình chữa cháy, các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, lắp đặt mới các bảng quy định vận hành máy phục vụ công tác ATLĐ, tranh cổ động ATLĐ treo tại các phân xưởng, hệ thống báo cháy tự động tại các kho nguyên liệu; trang bị máy bơm chữa cháy với công suất 60HP; cải tạo nhà xưởng, tăng cường hệ thống lạnh, thông gió, hệ thống hút bụi, bảo dưỡng các thiết bị điện… Bên cạnh đó, Công ty còn trang bị bảo hộ lao động cho công nhân như cấp đồng phục và các phương tiện an toàn cá nhân cao hơn quy định của Nhà nước, bình quân người lao động được cấp 2 bộ quần áo mỗi năm, cùng với mũ, găng tay, khẩu trang và các đồ dùng phòng hộ khác; duy trì bữa ăn công nghiệp, bồi dưỡng ca, bồi dưỡng độc hai… Ngoài ra, Công ty còn thực hiện chế độ chính sách cho CBCNV như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn 24/24, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và các hoạt động tuyên truyền huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ… ( bệnh viện 103, 108 hàng năm vẫn về công ty để kiểm tra sức khỏe định kì cho công nhân viên chức…) Bảng 1.14. VĐT bảo hộ lao động và phòng cháy, chữa cháy Năm ĐVT 2006 2007 2008 VĐT bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy Tr.đ 186,813 235,312 215,016 Tốc độ tăng đinh gốc % - 7,22% 15,09% Tốc độ tăng liên hoàn % - 7,22% 7,34% ( Nguồn: Phòng kế toán) Từ năm 2006 đến năm 2008 vốn đầu tư dành cho phòng cháy chữa cháy và bảo hộ lao động liên tục tăng từ 186,813 triệu đồng năm 2006 lên đến 215,016 triệu đồng năm 2008. Trong đó năm có tốc độ tăng liên hoàn cao nhất là năm 2008 với tốc độ tăng 7,34% chứng tỏ công ty ngày càng quan tâm đến an toàn của người lao động. 1.2.2.4. Đầu tư hoạt động marketing Thương trường quyết định sự sống còn của các đơn vị sản xuất, nhất là trong điều kiện thuốc lá là ngành không được quảng cáo dưới mọi hình thức. Nhận thức được vấn đề này, để phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay, Công ty Thuốc lá Thanh Hóa đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải tiến và đẩy mạnh sản xuất, trong đó, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là yếu tố then chốt trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của Công ty Theo định kỳ hằng năm, Công ty đều tổ chức hội nghị khách hàng để gặp gỡ trao đổi với các đại lý tiêu thụ sản phẩm, nhằm nắm bắt tâm lý chung và những biến động của thị trường để có biện pháp tháo gỡ khó khăn. Qua thu thập ý kiến của các đại lý trong hội nghị khách hàng và khảo sát thị trường, Công ty sẽ có những chính sách và điều chỉnh hợp lý trong sản xuất và tiêu thụ. Trong bối cảnh Luật thương mại cấm quảng cáo, Công ty đã có nhiều nỗ lực xây dựng và củng cố thương hiệu .Thuốc lá Thanh Hóa. thông qua hình thức tiếp thị những sản phẩm mới, tham gia hội chợ thương mại, duy trì các hình thức hỗ trợ các đại lý trong công tác phân phối sản phẩm, đồng thời tiếp tục phát triển đội ngũ bán hàng theo chiều rộng, chiều sâu và nâng cao trình độ của nhân viên bán hàng... Việc đầu tư giữ vững thị trường truyền thống và tìm hiểu, mở rộng thị trường mới, nghiên cứu hoàn thiện chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng, tạo sự gắn bó lợi ích trách nhiệm giữa Công ty, đại lý tiêu thụ với người tiêu dùng cũng được Công ty quan tâm. Bảng 1.15. VĐT hoạt động marketing Năm ĐVT 2006 2007 2008 VĐT hoạt động marketing Tr.đ 205,075 327,477 234 Tốc độ tăng định gốc % - 59,68% 14,1% Tốc độ tăng liên hoàn % - 59,68% -28,54% Tỷ trọng so ∑VĐT % 7,4% 3,15% 4,69% Nguồn: Phòng kế hoạch) Do sản phẩm thuốc lá bị cấm quảng cáo dưới mọi hình thức nên vốn đầu tư vào hoạt động vào marketing chủ yếu để mở rộng đại lý phân phối và tham gia hội chợ… nên lượng vốn đầu tư vào hoạt động này không nhiều chiểm tỷ lệ so tổng vốn đầu tư cao nhất vào năm 2006 là 7,4%. Năm 2007 vốn đầu tư cho hoạt động marketing có xu hướng tăng lên từ 205,075 triệu đồng năm 2006 lên 327,477 triệu đồng năm 2008, tăng 59,68%. Năm 2008 lại có xu hướng giảm chỉ còn 234 triệu đồng, giảm 28,54% so với năm 2007 Hiện nay, Công ty có hệ thống tiêu thụ nội địa trải dài từ Bắc vào Nam Hệ thống đại lý tiêu thụ của Công ty được tổ chức theo nguyên tắc .Trực tuyến, đa kênh. một cách cụ thể, chặt chẽ với việc phân chia các đại lý thành 3 cấp: cấp 1, cấp 2 và cấp 3 Cụ thể như sau: - Đại lý cấp 1: Là các đại lý lớn, có uy tín trong kinh doanh, có quan hệ tốt với Công ty trong nhiều năm, có tiềm lực kinh tế đủ mạnh, có mạng lưới tiêu thụ rộng, đạt doanh số tiêu thụ các sản phẩm của Công ty cao, ổn định. Đại lý cấp 1 được Công ty ký hợp đồng đưa hàng trực tiếp theo yêu cầu thực tế tiêu thụ, được giữ quyền phân phối các sản phẩm của Công ty trong phạm vi phủ sóng của mình. Hiện Công ty đã xây dựng được hệ thống đại lý cấp 1 ở khắp các vùng đông dân cư, các khu kinh tế thuộc 64 tỉnh, thành trong cả nước - Đại lý cấp 2: Là mạng lưới các đại lý chân rết thuộc phạm vi phủ sóng của các đại lý cấp 1. Đại lý cấp 2 có quan hệ trực tiếp và nhận hàng theo nhu cầu từ đại lý cấp 1; - Đại lý cấp 3: Là các đại lý ở cấp cơ sở, mạng lưới chân rết của đại lý cấp 2, có quan hệ với đại lý cấp 2 như quan hệ của đại lý cấp 2 với đại lý cấp 1. 1.3. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển 1.3.1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển 1.3.1.1.Kết quả hoạt động đầu tư phát triển tài sản cố định Đầu tư TSCĐ góp phần tiên tiến hóa, hiện đại hóa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Hệ thống máy móc, thiêt bị được trang bị nhiều dây chuyền hiện đại, nhập ngoại, nhiều chủng loại như của: Anh, Đức, Trung Quốc, Nhật…Máy móc cũ không phù hợp với tình hình sản xuất hiện nay đã được công ty thanh lý dần dần, thay vào đó là thiết bị mới hiện đại hơn Công tác cải tạo sửa chữa đã được phát huy hiệu quả. Máy móc cũ đã được sửa chữa và đi vào sử dụng. Hầu hết nhân viên trong phòng ban đều có máy tính cá nhân, tiện lợi cho việc tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu thị trường, liên lạc nội bộ.Các phòng ban đều có máy in, máy fax, và công ty còn có phòng photocopy riêng tiện lợi cho việc in tài liệu … Hệ thống xe tải trong mấy năm qua được công ty khá quan tâm. Hệ thống xe tải tăng cả số lượng lẫn chất lượng. Các xe mới đều là những xe có chất lượng cao, hiện đại như của hãng Suzuki, Hyundai… Hệ thống nhà xưởng đưa vào khai thác giúp công ty mở rộng quy mô nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ khách hàng. Hoạt động quản lý điều hành triển khai đồng bộ. 1.3.1.2.Kết quả hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực Sau quá trình đào tạo chất lượng nhân lực ngày càng được nâng cao, khả năng thích ứng công việc cao…Trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty thể hiên bảng sau: Bảng 1.16. Trình độ cán bộ, công nhân viên Đơn vị tính: người Trình độ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Đại hoc, trên đại học, cao đẳng 79 85 91 Trung cấp 9 12 17 Công nhân kỹ thuật bậc cao 76 80 85 ( Số liệu: Phòng nhân sự) Qua bảng ta thấy đầu tư vào nhân lực là định hướng đầu tư đúng đắn và không thể thiếu trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Đầu tư phát triển tạo tiền đề nâng cao năng suất lao động, doanh thu từ đó tăng lên nên mức lương cũng tăng lên. Đó chính là động lực để mọi thành viên trong công ty ra sức phấn đấu trong công việc. 1.3.1.3. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển vùng nguyên liệu Cùng với thiết bị máy móc trang bị hiện đại, công suất nâng cao thì vùng nguyên liệu ngày càng được chú trọng để phù hợp với công suất. Vùng nguyên liệu từ chỗ phân tán thiếu tập trung, xa công ty gây khó khăn trong việc thu mua vận chuyển tới công ty thì giờ đã được tập trung và gần công ty hơn vừa tiết kiệm chi phí vận chuyển vừa đảm bảo chất lượng nguyên liệu khi chế biến. Chất lượng cây giống cũng được công ty quan tâm hơn trong việc lựa chọn và áp dụng khoa học kỹ thuât lai giống. Giống cây thuốc lá mới có năng suất cao và chống được một số loại sâu bênh gây hại khá tốt. Công ty đang tiến hành thử nghiệm công nghệ trồng thuốc lá sạch do viện khoa học kỹ thuật của tổng công ty nghiên cứu và sắp tới nhân rộng ra trong toàn vùng. 1.3.1.4. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển marketing Mạng lưới tiêu thụ công ty đã mở rộng khắp cả nước, trong mấy năm vừa qua nhiều đại lý đã được hình thành và phát triển Thị phần của công ty đã dần được nâng cao Sản lượng tiêu thụ liên tục tăng trong 3 năm nay thể hiện chính sách bán hàng tương đối hiệu quả Sản phẩm của công ty không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy sản lượng xuất khẩu trong mấy năm gần đây không đáng kể nhưng đây là 1 thị trường đầy tiềm năng và công ty đang hướng tới. 1.3.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển. Hiệu quả đầu tư trong công ty được xem xét theo 2 góc độ: hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội. 1.3.2.1. Nhóm phản ánh hiệu quả tài chính ● Sản lượng tăng thêm so VĐT Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh sản lượng tăng thêm trong kỳ nghiên cứu so với tổng mức VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Nó cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư bỏ ra tạo ra bao nhiêu mức tăng của sản lượng. Bảng 1.17. Sản lượng tăng thêm so VĐT TT Năm ĐVT 2006 2007 2008 1 ∑Vốn đầu tư Tr.đ 2.468,01 10.401,4 4.983,42 2 Sản lượng Tr.bao 111,634 113,587 116,253 3 ∆ Sản lượng Tr.bao - 1,953 2,666 4 ∆Sản lượng/∑VĐT Lần - 0,0001878 0,000535 ( Nguồn: Phòng kế toán) Sản lượng tăng thêm của các năm có xu hướng gia tăng. Năm 2006 có sản lượng thấp nhất 111,634 triệu bao. Năm 2007 sản lượng 113,587 triệu bao tăng 1,953 triệu bao so với năm 2006. Năm 2008 Sản lượng 116,253 tăng thêm 2,666 triệu bao so với năm 2007. ∆Sản lượng/VĐT năm 2008 là cao nhất 0,000535, thể hiện 1 đồng VĐT bỏ ra tạo ra được 0,000535 mức tăng của sản lượng. Năm 2007 ∆Sản lượng/ VĐT chỉ đạt 0,0001878, 1 đồng VĐT bỏ ra chỉ thu được 0,0001878 mức tăng của sản lượng. Nhìn chung 1 đơn vị VĐT bỏ ra mức tăng của sản lượng còn thấp và có xu hướng tăng. ● Doanh thu tăng thêm so với VĐT Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh doanh thu tăng thêm trong 1 năm của công ty với tổng mức VĐT. Chỉ tiêu này cho biết mức doanh thu tăng thêm tính trên 1 đơn vị VĐT Bảng 1.18. Doanh thu tăng thêm so với VĐT TT Năm ĐVT 2006 2007 2008 1 ∑Vốn đầu tư Tr.đ 2.768,01 10.401,4 4.983,42 2 Doanh thu Tr.đ 356.196 437.165 465.012 3 ∆ Doanh thu Tr.đ - 80.969 27.847 4 ∆DT/∑VĐT Lần - 7,8444 5,5879 ( Nguồn Phòng kế toán) Ta thấy doanh thu tăng thêm trên 1 đồng vốn đầu tư có xu hướng giảm từ 7,8444 năm 2007 xuống còn 5,5879 năm 2008. Doanh thu có xu hướng tăng lên từ 356.196 triệu đồng năm 2006 lên 465.012 triệu đồng năm 2008. ● Tỷ suất sinh lời VĐT Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh lợi nhuận tăng thêm trong 1 năm so với tổng VĐT trong 1 năm của công ty. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị VĐT phát huy tác dụng tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận tăng thêm. Bảng 1.19. Tỷ suất sinh lời VĐT TT Năm ĐVT 2006 2007 2008 1 ∑VĐT Tr.đ 2.468,01 10.401,4 4.983,42 2 Lợi nhuận Tr.đ 4.500 5.122 5.735 3 ∆ Lợi nhuận Tr.đ - 622 613 4 ∆Lợi nhuận/ ∑VĐT Lần - 0,05979 0,123 (Nguồn: Phòng kế toán) Ta thấy lợi nhuận hàng năm của công ty ngày càng tăng từ năm 2006 là 4.500 triệu đồng lên 5.735 triệu đồng năm 2008. có được kết quả vậy do doanh thu tăng đều qua các năm mặt khác doanh nghiệp lại tiết kiệm được chi phí nên lợi nhuận tương đối cao. Tỷ suất sinh lời VĐT có xu hướng tăng từ 0,05979 năm 2007 lên 0,123 năm 2008 thể hiện hiệu quả sử dụng VĐT phát triển của doanh nghiệp tăng tuy nhiên trị số này của công ty tương đối thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng VĐT phát triển chưa cao. 1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội ● Mức thu nhập công nhân viên tăng thêm so VĐT Thu nhập của cán bộ công nhân viên thể hiện hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Trong mấy năm qua do chú trọng vào đầu tư nên tình hình sản xuất kinh doanh công ty khá khả quan nên mức lương của người lao động trong công ty luôn được cải thiện Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị VĐT đem lại mức thu nhập tăng thêm bao nhiêu. Bảng 1.20. Mức thu nhập công nhân viên tăng thêm so VĐT TT Năm ĐVT 2006 2007 2008 1 ∑VĐT Tr.đ 2.468,01 10.401,4 4.983,42 2 Lương BQ 1 lao động Tr.đ 1,500 1,620 1,800 3 ∆Lương BQ Tr.đ - 0,12 0,18 4 ∆Lương BQ/∑VĐT Lần - 0,000012 0,000036 (Nguồn: phòng kế toán) Mức lương từ năm 2006 – 2008 liên tục được cải thiện.Tiền lương bình quân đã tăng từ 1,500 triệu đồng năm 2006 lên 1,8 triệu năm 2008.Năm 2007 tăng 8% so với năm 2006. Năm 2008 tăng hơn 11% so với năm 2007 Số lượng lao động cũng gia tăng theo các năm thể hiện đời sống của nhân viên và công nhân trong công ty ngày càng được nâng cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. ● Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước - Nhờ doanh thu hàng năm tăng lên mà mức đóng góp vào ngân sách tăng lên. Cụ thể: Bảng 1.21. Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước Năm ĐVT 2006 2007 2008 Nộp ngân sách Tr.đ 142.340 146.231 149.431 Tốc độ tăng định gốc % - 2,73% 4,98% Tốc độ tăng liên hoàn % - 2,73% 2,19% (Nguồn: Phòng kế toán) Mức đóng góp vào ngân sách có xu hướng tăng qua các năm tuy mức tăng không đáng kể. Năm 2007 có tốc độ tăng liên hoàn 2,73%, năm 2008 có tốc độ tăng liên hoàn 2,19%. - Nhiều năm qua, cùng với việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, Công ty đã có nhiều nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà nước giao về công tác xóa đói, giảm nghèo, tham gia phát triển kinh tế các xã vùng sâu, vùng xa. Ðến nay, Công ty trợ giúp 1 tỷ đồng giúp bà con vùng trồng cây thuốc lá bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, hạn hán và sâu bệnh; 0,03 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng, sửa chữa đường sá, cầu cống, hệ thống thủy lợi, trường học... ở địa phương và vùng. 1.3.3. Hạn chế 1.3.2.1. Nguyên liệu chế biến có chất lượng, sản lượng không đều Thứ nhất: Trong quá trình sản xuất của Công Ty thì vấn đề nguyên liệu là một bài toán khó, do tâm lý của người dân cũng như bản chất của cây thuốc lá nên diện tích loại cây này đang dần thu hẹp, người dân chuyển sang trồng cây công nghiệp khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, cũng như những cây có nguồn thu ổn định hơn. Do vậy sản lượng của vùng nguyên liệu không đều qua các năm do người dân không còn chú trọng chăm sóc cây thuốc như trước nữa. Thứ hai: Lượng vốn để đầu tư vào phát triển vùng nguyên liệu còn ít, công ty chưa quan tâm đúng mức đến việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật áp dụng cho việc trồng nguyên liệu. Thứ ba: Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao kỹ thuật sơ chế chưa có đầu tư đúng dẫn đến bị động trong sản xuất. Thứ tư: Công tác quy hoạch còng nhiều bất cập. 1.3.2.2. Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chưa sát với yêu cầu thực tế, số cán bộ kỹ thuật, quản lý giỏi còn ít Thứ nhất: Công tác quy hoạch đào tạo cán bộ chưa được chuẩn bị kỹ nên cán bộ đào tạo vừa thiếu lại vừa thừa, số cán bộ kỹ thuật, quản lý, công nhân lỹ thuật có tay nghề giỏi thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Thứ hai: Chính sách thu hút nhân lực chư hấp dẫn nên hàng năm có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng là con em cán bộ trong công ty và vùng lân cận nhưng có rất ít người về công ty làm việc. Thứ ba: Vốn đầu tư phát triển nhân lực chiếm tỷ lệ cao nhất năm 2008 là 2,04% trong tổn vốn đầu tư, đây là 1 tỷ lệ tương đối thấp. Hoạt động đào tạo chủ yếu thông qua hình thức đi học hỏi kinh nghiệm thực tế từ các công ty khác cùng ngành còn đào tạo trường lớp chính quy chiếm tỷ lệ không cao. 1.3.2.3. Công nghệ, máy móc thiết bị được đầu tư còn tương đối lạc hậu Thứ nhất: Trình độ công nghệ của công ty chỉ ở mức trung bình so với công ty cùng ngành, vì thế trong quá trình sản xuất làm tiêu hao khá nhiều nguyên vật liệu và ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm. Thứ hai: Hệ thống thiết bị được hình thành từ nhiều nguồn như: Trung Quốc, Anh, Đức, Ý…nên tính đồng bộ chưa cao. Thứ ba: Do trình độ vận hành của kỹ sư và công nhân kỹ thuật còn hạn chế, mạt khác do vốn đầu tư chứ nhiều nên công nghệ được nhập về chưa phải là hiện đại nhất, vì thế trong quá trình hoạt động công suất vẫn còn hạn chế. 1.3.2.4. Công tác huy động vốn, sử dụng vốn đạt hiệu quả chưa cao Thứ nhất: Mặc dù nguồn vốn trong công ty được huy động từ nhiều nguồn nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Thứ hai: Công ty chưa có chính sách hấp dẫn để thu hút vốn từ công nhân viên. Đó là điều đáng tiếc vì nguồn vốn này có chi phí sử dụng thấp lại làm tăng sự gắn bó của công ty với người lao động. Thứ ba: Quy mô công ty nhỏ nên khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn. Đây là việc cản trở lớn đối với việc tăng cường hoạt động đầu tư tại công ty. Thứ tư: Chưa có kế hoạch sử dụng vốn chính xác dẫn đến tình trạng thiếu vốn trong khi thi công và nhiều công trình ứ đọng vốn. Chương 2. Định hướng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa 2.1. Định hướng Việt Nam đang đứng trước vận hội lớn, hội nhập toàn diện và sâu sắc vào dòng chảy phát triển kinh tế thế giới, do đó, định hướng trong thời gian tới của công ty Thuốc lá Thanh Hóa, tham gia mạnh hơn nữa vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. 2.1.1. Định hướng chiến lược - Tăng cường chuyển dịch cơ cấu và tính cạnh tranh của sản phẩm với năng suất và hiệu quả cao. - Phát triển các mối quan hệ hợp tác kinh tế và đầu tư vào các doanh nghiệp khác, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, chủ yếu trong lĩnh vực thuốc lá và thực phẩm, nâng cao chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tham gia tiếp nhận, thành lập mới hoặc góp vốn vào một số công ty cổ phần; công ty TNHH 02 thành viên trở lên; công ty liên doanh … để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp ngoài ngành. - Đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường truyền thống và có giải pháp để mở rộng thị trường. - Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực; bảo đảm đãi ngộ xứng đáng lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý và ổn định thu nhập đời sống cán bộ nhân viên. - Từng bước đầu tư chiều sâu để nâng cấp công nghệ thiết bị; cải tiến quản lý trong công ty để tiến đến hiện đại hóa công nghệ, thiết bị và nâng cao trình độ quản lý. 2.1.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 2.1.2.1. .Kế hoạch sản lượng và doanh thu Năm 2008 vừa qua là năm hết sức khó khăn đối với công ty, lạm phát, khủng hoảng đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Mặt khác sự cạnh tranh gay gắt của thuốc lá nhập lậu, nhập ngoại cũng ảnh hưởng lớn tới sản lượng tiêu thụ.Tuy nhiên cùng với sự cố gắng của toàn thể công ty, công ty đã hoàn thành kế hoạch đề ra đạt sản lượng 116,253 triêu bao tăng 2,35% so với năm 2007. Kế hoạch công ty vẫn ở mức sản lượng 120 triệu bao tăng 5,64% so với năm 2008 với chiến lược: + Không ngừng thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. + Giảm độc hại hơn cho người tiêu dùng. + Trở thành mô hình đơn vị sản xuất kinh doanh không gây ô nhiễm môi trường. Đến năm 2015 tăng sản lượng lên gấp 2 lần, doanh thu gấp 3 lần so với hiện nay, và có vị trí nằm trong tốp 3 đơn vị dẫn đầu ngành thuốc lá Việt Nam. Doanh thu ước đạt trên 500 tỷ đồng 2.1.2.2. Kế hoạch lợi nhuận Kết thúc năm 2008 lợi nhuận công ty đạt 5,735 tỷ đồng tăng 11,97%. Kế hoạch năm 2009 lợi nhuận của công ty đạt trên 6 tỷ đồng tăng 4,6% so với năm 2008. Để có được kết quả đó công ty phải có chiến lược cụ thể trong từng bộ phận sản xuất. 2.1.2.3. Kế hoạch nộp ngân sách Số tiền nộp ngân sách thể hiện sự đóng góp của công ty với nhà nước. Hàng năm công ty nộp hơn 140 tỷ đồng. Năm 2008 nộp gần 150 tỷ đồng. Ước tính năm 2009 nộp vào ngân sách gần 200 triệu. 2.1.3. Định hướng đầu tư Để có thể đạt được kế hoạch công ty đã đề ra công ty đã có những định hướng về đầu tư như sau: - Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm đãi ngộ xứng đáng lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý và ổn định thu nhập đời sống cán bộ nhân viên. - Từng bước đầu tư chiều sâu để nâng cấp công nghệ thiết bị; cải tiến quản lý trong công ty để tiến đến hiện đại hóa công nghệ, thiết bị và nâng cao trình độ quản lý. Công ty Thuốc lá Thanh Hóa còn tiến hành đầu tư chiều sâu theo định hướng của ngành thuốc lá từ nay đến năm 2010: đầu tư cho công tác nâng cao chất lượng sản phẩm thuốc lá điếu bằng việc hoàn thiện khâu chế biến sợi, đổi mới công nghệ trong chế biến sợi, sử dụng hương liệu, phụ liệu theo hướng giảm các chất độc hại, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và xu hướng chung của quốc tế. + Thiết bị vấn điếu đóng bao: thay thế và bổ sung các dây chuyền vấn ghép đầu lọc có công suất từ 6.000 - 10.000 điếu/phút; các dây chuyền đóng bao 250 - 400 bao/phút. + Thiết bị dây chuyền sợi: tiếp tục bổ sung nâng cấp, hiện đại hóa phân xưởng sợi các nhà máy đạt mức trung bình tiên tiến và hiện đại. + Trang bị mới dây chuyền trương nở sợi, đổi mới công nghệ trong chế biến tách cọng, chế biến nguyên liệu, chế biến sợi, sử dụng hương liệu, phụ liệu theo hướng giảm các chất độc hại, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và xu hướng quốc tế. - Mở rộng mạng lưới tiêu thụ trên toàn quốc.Hiện nay đại lý của công ty mở rộng khắp toàn quốc tuy nhiên phân bố không đồng đều chỉ tập trung ở miền Bắc và miền Trung, mặt khác số lượng đại lý cũng chưa nhiều do đó trong năm tới công ty chú trọng việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ như hỗ trợ vốn kinh doanh cho đại lý, hoàn thiện chính sách bán hàng... - Vùng nguyên liệu phát triển theo hướng nâng cao chất lượng lá thuốc và diện tích gieo trồng.Áp dụng kỹ thuật mới trong gieo trồng và chế biến thuốc lá nhằm tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Với một diện mạo được xây dựng trên nền tảng vững chắc hơn 40 năm qua, công ty Thuốc lá Thanh Hóa sẽ quyết tâm phấn đấu, tạo bước phát triển mới trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. 2.2. Giải pháp Năm 2009, sự suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều rủi ro và tiếp tục gây hiệu ứng tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Để chủ động ứng phó trước ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế - tài chính trên toàn thế giới, công ty Thuốc lá Thanh Hóa đang triển khai các chương trình hành động cụ thể, thiết thực để thực hiện nhóm giải pháp của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Mục tiêu trọng tâm của Tổng công ty Thuốc lá Thanh Hóa trong năm 2009 là sẽ tập trung mọi nỗ lực để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng từ 5-10% nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2006-2010 với các giải pháp như: 2.2.1. Giải pháp về vốn 2.2.1.1. Huy động vốn Trong thời gian tới Công Ty có rất nhiều vấn đề cần quan tâm, thấy rõ được những khó khăn mà Công Ty đang gặp phải, đồng thời cũng tiếp tục chỉ đạo và thực hiện những phương hướng mới có tính chiến lược, xu hướng đó xuất phát từ sự thay đồi trong nền kinh tế thị trường và sự thay đổi trong sự cạnh tranh của các Công Ty sản xuất cùng loại sản phẩm. Thứ nhất: Tăng nguồn vốn tự có: Vốn tự có là 1 trong những nguồn vốn quan trọng của công ty chiếm tỷ trọng không cao nhưng mang tính chủ động cao và không mất chi phí sử dụng, vì vậy trong những năm tới tăng vốn chủ sở hữu công ty cần: Thắt chặt việc chi tiêu, tái cơ cấu vốn đẩu tư cho phù hợp với tình hình thực tế, khai thác tối đa năng lực sản xuất để tăng doanh thu và lợi nhuận. Tiến hành thanh lý nhượng bán máy móc cũ không sử dụng đến nhằm tránh hao mòn, lãng phí, thu hồi bổ sung them vốn tự có của công ty. Thứ hai: Vốn tín dụng: Đây là chủ thể có lượng vốn lớn trong nền kinh tế và đang hoạt động mạnh mẽ thuận lợi hơn cho người cần vay vốn kinh doanh.Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảm bảo hoạt động của mình đặc biệt đảm bảo đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư theo chiều sâu của doangh nghiệp. Là nguồn vốn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của công ty, bổ sung nguồn vốn kinh doanh còn thiếu của công ty vì vậy khi sử dụng vốn này cần: Chú trọng trong việc trả nợ cũ tăng uy tín cho công ty. Thứ ba: Tăng cường huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong mấy năm gần đây tiền lương của người lao động không ngừng cải thiện tạo điều kiện cho người lao động tiết kiệm nhiều hơn. Công ty cần có kế hoạch huy động vốn nhàn rỗi trong công nhân viên như phát hành trái phiếu trong công ty cho người lao động. Đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng rẻ hơn vốn tín dụng ngân hang do đó chi phí sử dụng vốn thấp ,đem lại lợi nhuận cao. Hoạt động này không những tăng vốn cho công ty mà còn thúc đẩy người lao động làm việc gắn quyền lợi của công ty với người lao động. 2.2.1.2. Quản lý sử dung vốn Sử dụng hiệu quả vốn thì khả năng thu hút vốn càng cao. Do đó muốn thu hút thêm vốn đầu tư cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Giải pháp đề ra: Thứ nhất: Dựa vào mục tiêu chiến lược của công ty đề ra từ đó xác định nhu cầu vốn và lập kế hoạch sử dụng vốn. Kế hoạch phù hợp với thực tế tránh tình trạng lúc thừa, lúc thiếu. Nâng cao khả năng nghiên cứu thị trường, lập dự án, của phòng kế hoạch. Thứ hai: Tăng cường công tác giám sát thi công dự án giảm thiểu tối đa sự thất thoát lãng phí vật liệu, tiết kiệm nhân công, lựa chọn thời điểm triển khai dự án như lúc giá nguyên vật liệu rẻ, nhân công thấp… là biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Công tác chuẩn bị đầu tư, thủ tục xin đầu tư phải nhanh gọn tránh rườm rà mất cơ hội đầu tư. Thứ ba: Thực hiện đầu tư hợp lý có trọng điểm tránh dàn trải, phân bổ vốn 1 cách hợp lý trong các lĩnh vực đầu tư và xác định hạng mục quan trọng đẻ có hướng ưu tiên trong đầu tư. Thứ tư: Đối với các dự án vốn vay khi lập dự án cần có phương án trả nợ hợp lý. Thứ năm: Phân bổ vốn đầu tư hợp lý, việc sử dụng vốn nên phân theo từng giai đoạn, theo định kỳ hàng năm, từng hạng mục để tiện huy động và quản lý vốn. Tạo cơ chế quản lý vốn tập trung,linh hoạt. Nắm và quản lý chặt chẽ quỹ phúc lợi khen thưởng…đảm bảo lập trích, sử dụng đúng tránh lãng phí. 2.2.2. Giải pháp về công nghệ, thiết bị máy móc, nhà xưởng Hệ thống nhà xưởng máy móc mấy năm gần đây đã được trang bị tương đối hiện đại tuy nhiên đầu tư không nên dừng lại mà việc đầu tư vào nhà xưởng định phải được tiến hành cùng tiến trình phát triển công ty. Đầu tư vào máy móc thiết bị là 1 trong những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Một quy trình công nghệ tiên tiến giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, vì thế sản lượng cao giá thành hạ sẽ nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.1 trong những giải pháp được đạt ra cho công ty hiện nay là: Thứ nhất: Tập trung đầu tư nâng cấp các thiết bị chủ yếu theo hướng hiện đại hoá. Trong xu thế hiện đại hoá toàn cầu thiết bị cũ lạc hậu không còn phù hợp với sản xuất.Vì vậy để có thể tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm thiết bị của công ty cũng cần được thay thế dần dần cho phù hợp. Tuy nhiên cần phải đồng bộ hóa dần dần vì đầu tư vào lĩnh vực này cần rất nhiều vốn. Thứ hai: Thực hiện lựa chọn công nghệ thích hợp với trình độ công ty. Không phải công nghệ hiện đại nào cũng phù hợp với công ty mà nó phụ thuộc vào trình độ cán bộ công nhân viên vận hành công nghệ đó, do đó khi lựa chọn công nghệ cần biết rõ trình độ của cán bộ để từ đó lựa chọn công nghẹ thích hợp, tránh lãng phí. Để tiết kiệm có thể tìm kiếm thiết bị đã qua sử dụng. Phải tiến hành đánh giá giá trị còn lại của thiết bị cẩn thận và khoa học. Trước khi mua cần kiểm tra kỹ lưỡng các thông số kỹ thuật của thiết bị cần mua. Thứ ba: Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá các nhà xưởng; tự động hóa hệ thống kho tàng, vận chuyển phù hợp với máy móc thiết bị hiện đại. Thứ tư: Hiên đại hóa một số cơ sở sản xuất phụ liệu. Các cơ sở này chủ yếu sản xuất các sản phẩm làm tăng mùi hương của sản phẩm, các cơ sở phụ liệu hầu hết được xây dựng tương đối cũ cần được trang bị hiện đại hơn. Thứ năm: Công ty đã khuyến khích, động viên CBCNV trong toàn Công ty và đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất để thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ kết hợp với việc cải tạo nâng cấp các hệ thống, thiết bị theo hướng đồng bộ, thực hiện các giải pháp khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, chương trình sử dụng hiệu quả MMTB, tăng năng suất lao động,.... góp phần trong việc chủ động chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên kỹ thuật và tiết kiệm vốn đầu tư. Công ty đã có quy định tạm thời về Quản lý hoạt động sáng kiến nhằm khuyến khích và bảo đảm quyền lợi của các tác giả. Thứ sáu: Áp dụng hình thức đầu tư rộng rãi trong mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị. Đấu thầu rộng rãi đảm bảo cạnh tranh công khai, công bằng giữa các nhà thầu cung cấp thiết bị công nghệ, chỉ nhà thầu đủ năng lực công nghê mới thắng thầu. Do đó công ty có thể mua máy móc thiết bị với giá hợp lý tránh tình trạng giá cao mà chất lượng thiết bị máy móc vẫn kém. 2.2.3. Giải pháp tổ chức tiêu thụ sản phẩm thuốc lá Trong bất kỳ 1 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào hoạt động mảketing là hoạt động không thể thiếu nhằm quảng bá sản phẩm của công ty cho người tiêu dùng. Tuy là mặt hàng không được quản bá rroongj rãi trên thông tin đại chúng nhưng việc tham gia hội chợ, triển lãm, tổ chức hệ thống đại lý lại hết sức quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy 1 số giải pháp đã được công ty đề ra trong năm tới: Thứ nhất: Củng cố và tổ chức lại hệ thống phân phối hợp lý, nắm vững thị trường bán buôn, tiến tới kiểm soát được hệ thống bán lẻ, xây dựng hệ thống bán lẻ với điểm bán cố định có quản lý. Chủ động kiểm soát và điều tiết giá cả thị trường theo hướng tăng thu ngân sách và giảm lượng tiêu dùng thuốc lá. Thứ hai: Tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu thuốc lá điếu, hợp tác hoặc gia công cho nước ngoài.Trong mấy năm qua sản lượng xuất khẩu ra nước ngoài chiếm tỷ lệ không đáng kể, thị trường nước ngoài là thị trường đầy tiềm năng do đó trong năm tới cần đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài. Thứ ba: Phát huy nội lực, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước, tăng cường xuất khẩu và phát triển thị trường mới. Trong bối cảnh Luật thương mại cấm quảng cáo, để xây dựng và củng cố thương hiệu.Thuốc lá Thanh Hóa. Công ty cần đẩy mạnh hình thức tiếp thị những sản phẩm mới, tham gia hội chợ thương mại, duy trì các hình thức hỗ trợ các đại lý trong công tác phân phối sản phẩm, đồng thời tiếp tục phát triển đội ngũ bán hàng theo chiều rộng, chiều sâu và nâng cao trình độ của nhân viên bán hàng... Thứ tư: Đầu tư giữ vững thị trường truyền thống và tìm hiểu, mở rộng thị trường mới, nghiên cứu hoàn thiện chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng, tạo sự gắn bó lợi ích trách nhiệm giữa Công ty, đại lý tiêu thụ với người tiêu dùng cũng cần được Công ty quan tâm hơn. 2.2.4. Giải pháp về nhân lực 2.2.4.1: Hoàn thiên quy chế lương, thưởng Khai thác tốt tài nguyên nhân lực hiện có; tiếp tục hoàn thiện quy chế trả lương, thưởng, nâng cao đời sống của công nhân viên. Người lao động mong sự công bằng trong tiền lương không những vì thu nhập mà còn vì lòng tự trọng. Họ cảm thấy bị xúc phạm khi kết quả làm việc của họ hơn một số người nào đó (có thể là trong hoặc ngoài doanh nghiệp)mà vẫn phải chịu một mức lương thấp hơn. Doanh nghiệp muốn tạo động lực làm việc tốt cho nhân viên thì phải chứng minh được rằng chỉ có kết quả làm việc tốt mới cạnh tranh được mức lương. Một hệ thống tiền lương và tiền công tốt sẽ duy trì đội ngũ hiện tại và đảm bảo đối xử công bằng với tất cả mọi người, có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì được những nhân viên giỏi. 2.2.4.2. Công tác tuyển dụng Tuyển dụng thong báo rộng rài nhằm thu hút được nhiều ứng viên, tổ chức tuyển dụng công khai, đảm bảo tính minh bạch. Công tác này phải tổ chức chặt chẽ, khách quan, dựa trên trình độ, năng lực con người để lựa chọn. Làm tốt công tác này đảm bảo trình độ và chất lượng nhân lực giảm chi phí đào tạo sau này. Chú ý cơ cấu lao động: Cân đối tỷ lệ đại hoc, cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật… 2.2.4.3: Công tác đào tạo Tiếp tục các chương trình đào tạo, huấn luyện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công tác tuyển dụng. Đánh giá nhu cầu đào tạo: Công ty cần tổ chức đánh giá nhu cầu một cách chính thức, bài bản. Công ty cần chú trọng các bước cần thiết trong đánh giá nhu cầu đào tạo như: phân tích công ty, phân tích công việc và phân tích cá nhân. Công ty phải đưa ra được một danh sách nhu cầu cần đào tạo một cách cụ thể và chi tiết.. Điều này làm cho công tác đào tạo đi đúng hướng, thực sự sát đúng với nhu cầu thực của các công. Công ty khuyến khích CBCNV nâng cao trình độ nghiệp vụ trong nước bằng các hình thức: hỗ trợ bằng tiền, giành thời gian cho đi học, hoặc tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, lý luận chính trị, … một số đồng chí Lãnh đạo công ty, cán bộ chủ chốt các phòng ban công ty và các đơn vị thành viên đã hoàn thành chương trình thạc sỹ, nhiều đồng chí đang được đào tạo lớp lý luận chính trị cao cấp Các chương trình đào tạo tại công ty cần được đổi mới để phù hợp với tình hình hiện nay. Công tác tuyển dụng phải xây dựng kế hoạch từ trên xuống tránh tình trạng chỗ thiếu chỗ thừa. Công tác đào tạo cán bộ quản lý cần đào tạo có bài bản kiến thức quản lý kinh doanh và pháp luật tiến hành hoc tập các lớp trung, dài han, ngắn hạn 2.2.4.4: Xây dựng môi trường làm việc thân thiện; xây dựng văn hoá doanh nghiệp Củng cố và nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản trị nhân sự; tạo môi trường làm việc thân thiện; xây dựng văn hoá doanh nghiệp.Trong đó cần chú trọng đến: - Giao tiếp nội bộ đóng vai trò rất quan trọng. Mặc dù lương bổng và các phúc lợi cũng quan trọng nhưng không phải là yếu tố duy nhất khiến các nhân viên gắn bó với doanh nghiệp. Những hoạt động biểu hiện sự quan tâm đến nhân viên như tổ chức tiệc Giáng sinh, cung cấp thực phẩm đầy đủ trong nhà bếp của Công ty để nhân viên có thể ăn nhẹ... cũng là những điều được các nhân viên đánh giá cao. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất khiến nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp là sự giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp. - Bên cạnh việc áp dụng chế độ làm việc theo giờ.giấc linh hoạt, các Công ty cũng quan tâm đến việc định hướng cho các nhân viên mới, giúp cho họ hội nhập nhanh chóng với môi trường làm việc.. 2.2.4.5: Điều kiện làm việc và thiết bị an toàn Luôn trang bị đầy đủ điều kiện làm việc và thiết bị an toàn. Đảm bảo việc làm và từng bước nâng cao đời sống người lao động. Công ty cần tập trung thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật cũng như các quy trình, quy phạm đảm bảo AT-VSLĐ, trong quá trình làm việc đối với NLĐ. Củng cố và kiện toàn bộ phận chuyên trách về AT-VSLĐ, y tế của Công ty. Việc tuyển chọn lao động phải thông qua tổ chức khám sức khỏe theo đúng quy định; phải ký kết trực tiếp hợp đồng lao động với NLĐ, hợp đồng lao động phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung, trong đó có nội dung về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động . Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cá nhân cho NLĐ đảm bảo chất lượng, phù hợp với công việc của từng người, đồng thời bắt buộc NLĐ phải sử dụng trong khi làm việc. Nơi làm việc của NLĐ phải đảm bảo đủ ánh sáng, gọn gàng, thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ; chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm về an toàn lao động trong thi công xây dựng. Tất cả các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng, đồng thời phải xây dựng nội quy vận hành an toàn niêm yết tại vị trí máy, thiết bị. Ngoài ra, cần tăng cường các biện pháp phòng tránh tai nạn do điện giật, duy trì công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất nhằm phát thiện những vi phạm AT-VSLĐ. Thực hiện các chương trình xã hội, từ thiện, hỗ trợ các huyện nghèo theo sự phân công của Chính phủ. 2.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguyên liệu nguyên liệu 2.2.5.1: Quy hoạch vùng trồng cây thuốc lá - Quy hoạch các vùng chuyên canh cây thuốc lá theo hướng tập trung ở các vùng có điều kiện tự nhiện, kinh tế - xã hội và thổ nhưỡng phù hợp và có định hướng phát triển ổn định, lâu dài theo yêu cầu sản xuất của ngành thuốc lá. - Quy hoạch vùng trồng cây thuốc lá của các tỉnh theo hướng ổn định hiện trạng vùng trồng thuốc lá của năm 2010; ưu tiên phát triển những vùng sản xuất nguyên liệu truyền thống, có tiềm năng về đất đai, có chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất thuốc lá điếu và xuất khẩu để phát triển thành vùng chuyên canh; những vùng khác không có các điều kiện thích hợp, chất lượng nguyên liệu thấp thì duy trì hiện trạng hoặc giảm diện tích, tăng đầu tư để nâng cao năng suất, chất lượng. 2.2.5.2: Giải pháp về đầu tư và thu mua nguyên liệu Hình thức đầu tư trực tiếp vùng trồng nguyên liệu thuốc lá là phương thức đầu tư cơ bản. Xem xét một số mô hình đầu tư khác để rút kinh nghiệm như: kinh tế trang trại, liên kết sản xuất, mô hình hợp tác xã kiểu mới. - Đầu tư có chọn lọc, có trọng điểm vùng nguyên liệu chất lượng cao. Đầu tư ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác sản xuất nguyên liệu. - Tạo môi trường đầu tư thích hợp, tăng cường hợp tác giữa các đơn vị sản xuất nguyên liệu với chính quyền địa phương và các hộ nông dân. - Đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư tăng năng lực chế biến nguyên liệu, đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng và xuất khẩu. - Trực tiếp đầu tư bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng kinh tế, nghiên cứu tổ chức mua bán nguyên liệu qua giao dịch, tiến tới tổ chức các sản đấu giá theo mô hình các nước sản xuất thuốc lá tiến tiến đang áp dụng. Quản lý sản xuất kinh doanh nguyên liệu: tạo nguồn vốn từ Quỹ đầu tư trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá. Xây dựng chính sách giá hợp lý, triển khai phương thức thu mua thích hợp. - Nhà nước có chính sách ưu đãi cho việc đầu tư trồng cây thuốc lá tại các vùng sâu, vùng xa, góp phần xóa đói giảm nghèo, thay thế cây thuốc phiện trước đây như: xây dựng hệ thống thuỷ lợi, giao thông nông thôn, cho vay vốn lãi suất ưu đãi... 2.2.5.3: Giải pháp đầu tư về khoa học kỹ thuật Nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc: tuyển chọn giống thuốc lá, quy trình kỹ thuật canh tác, sơ chế, sấy thuốc lá, phân cấp nguyên liệu thuốc lá. Tuyển chọn được một số giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu được một số loại sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận của thời tiết, bổ sung cho bộ giống thuốc lá hiện có. Tiếp tục nghiên cứu tạo giống mới bằng lai hữu tính, giống ưu thế lai cung cấp giống chất lượng cao cho các vùng nguyên liệu. Sử dụng giống thuốc lá có chất lượng cao, thích hợp với từng vùng trồng. vùng trồng. Áp dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) dùng thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm phân bón có nguồn gốc thực vật, vi sinh vật để sản xuất nguyên liệu an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái. Nghiên cứu ứng dụng cơ giới hoá các khâu làm đất, bón phân, thu hoạch. Coi trọng việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại trong việc trồng và sản xuất nguyên liệu thuốc lá, làm chủ và cải tiến công nghệ nhập từ nước ngoài cho phù hợp để sản xuất thuốc lá nguyên liệu đạt năng suất, chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và giảm thiểu độc hại cho người tiêu dùng. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000-2000 cho các đơn vị chế biến nguyên liệu, đầu tư thiết bị kiểm tra chất lượng nguyên liệu theo tiêu chuẩn quốc tế. Nâng cấp đồng bộ và tự động hoá dây chuyền chế biến nguyên liệu, nghiên cứu hương, gu thuốc lá và tiêu chuẩn nguyên liệu của các hãng thuốc lá nước ngoài. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn phân cấp nguyên liệu phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHKT đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực. ứng dụng các thành tựu khoa học phục vụ kịp thời và có hiệu quả sản xuất nguyên liệu thuốc lá; Nâng cấp, đồng bộ hóa và tự động hóa trang thiết bị dây chuyền chế biến nguyên liệu; Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ từ các nước trồng và chế biến thuốc lá tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Zimbabwe, Brazin. Thay thế lò sấy sử dụng than thay củi nhằm bảo vệ môi trường sinh thái; Đầu tư dây chuyền chế biến nguyên liệu với năng suất cao. Hiện đại hoá khâu sấy, nghiên cứu các mô hình lò sấy thích hợp và nhập các dạng lò sấy tiên tiến từ nước ngoài để sấy thử nghiệm và ứng dụng cho từng vùng trồng thuốc lá. Sử dụng đa dạng nhiên liệu sấy thuốc lá như than, khí thiên nhiên, năng lượng mặt trời, trấu, vỏ cà phê... 2.2.5.4: Giải pháp về nguồn vốn Về vốn thì phải nói đây là một vấn đề gay cấn trong thời điểm hiện nay. Trước đây lãi suất cho vay trồng rừng nguyên liệu hiện nay khi mà lãi suất huy động của các ngân hàng đăng tăng lên, vốn vay cho trồng nguyên liệu lại càng khó hơn. Hiện nay người dân vẫn rất khó tiếp cận với vốn vay. Ngoài nguồn vốn tự có và vốn ứng trước từ doanh nghiệp, đa số các hộ dân khó tiếp cận trực tiếp các nguồn vốn vay, mà thường phải qua bảo lãnh của một doanh nghiệp. KẾT LUẬN Hơn 40 năm hình thành và phát triển công ty đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, điều hành sản xuất kinh doanh. Những thành tựu công ty đạt được đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của cả đất nước. Tuy nhiên với xu thế hội nhập của nền kinh tế trên thế giới trong điều kiện quản lý khoa học còn thấp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Để có thể phát triển và đứng vững thì công ty cần có những hướng đi đúng đắn, đó đang là bài toán khó trong điều kiện kinh tế hiện nay. Bởi vậy công ty cần phát huy cao độ moi nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh chủ động hội nhập kinh tế khu vực góp phần phát triển kinh tế đất nước. Với đề tài: “Đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa: Thực trạng và giải pháp” em đã giải quyết được 1 số vấn đề sau: Một là, Phân tích khái quát tình hình đầu tư phát triển tại công ty, đồng thời đưa ra được những hạn chế. Hai là, trên cơ sở những lỹ luận chung và tình hình thực tiễn của công ty 1 số giải pháp đã được đưa ra nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại công ty. Cuối cùng em mong được sự góp ý của thầy cô giáo Hoàng Thị Thu Hà cùng với tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty thuốc lá Thanh Hóa đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình: Kinh tế đầu tư. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt TS. Từ Quang Phương 2. Giáo trình: Lập dự án đầu tư. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt 3. Tạp chí Đảng Cộng Sản tháng 12 & 1/ 2009 4. Báo cáo kết quả kinh doanh 2006, 2007, 2008 của công ty thuốc lá Thanh Hóa 5. Kế hoạch dài hạn của công ty thuốc lá Thanh Hóa 6. Sổ tay chất lượng của công ty thuốc lá Thanh Hóa 7. www.hanoimoi.com.vn 8. www.vntb.vinataba.com.vn 9.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22004.doc
Tài liệu liên quan