Dự báo phân đoạn : khi thiếu các phương pháp dự báo khác thì kỹ thuật dự báo phân đoạn lại là một thế mạnh. Có thể dự báo phân đoạn theo 2 phương pháp sau:
* Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc dự báo nhu cầu đối với các dịch vụ viễn thông. Tiến hành kiêm tra xu thế phát triển và nhu cầu đối với các dịch vụ viễn thông tương ứng khác hoặc thực hiện các phép so sánh giữa nhu cầu với các dịch vụ viễn thông của nước này với nước khác có cùng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân hoặc có mức độ phát triển khác nhau. Phương pháp này cho kết quả tương đối tốt nếu như các tham số bên ngoài không thay đổi theo thời gian. Nhưng trên thực tế thì nền kinh tế thế giới cũng phát triển không đồng đều và tỷ lệ tăng trưởng ở các năm cũng khác nhau.
* Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia: Đây cũng là phương pháp được thực thể viễn thông hay sử dụng. theo phương pháp này, người thực hiện sẽ lấy và sử dụng nhiều ý kiến chuyên gia khác nhau để tìm ra xu thế phát triển và dự báo nhu cầu của mỗi loại hình dịch vụ.
- Trên thực tế, công tác dự báo của công ty gặp nhiều khó khăn do trong nước các số liệu về tình hình phát triển và nhu cầu dịch vụ viễn thông trong quá khứ là hạn chế. Phần lớn các số liệu cơ sở thu thập đều ở dưới dạng không phù hợp cho việc lập dự báo và lập kế hoạch. Hơn nữa các số liệu còn không đầy đủ thậm chí trong trường hợp đầy đủ thì vẫn phải kiêm tra lại để đảm bảo sự chính xác của các số liệu. chính vì vậy để bổ sung cho các nguồn số liệu thiếu thốn, công ty có thể thực hiện việc nghiên cứu thị trường để các giá trị dự báo có cơ sở và độ tin cậy cao hơn thông qua việc trực tiếp hỏi các khách hàng
70 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển tại viễn thông Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông Lạng Sơn.
Chỉ tiêu về doanh thu: Tổng doanh thu phát sinh đạt 166.708,24 triệu đồng đạt 110,8% kế hoạch tập đoàn giao và tăng 45,6% so với năm 2008.
STT
Loại hình dịch vụ
Doanh thu 2009
(triệu đồng)
Khối lượng hoàn thành theo kế hoạch (%)
So với 2008
(%)
1
Cố định hữu tuyến.
40.000
85,4
- 20,65
2
G-Phone.
15.000
125,34
+ 290,43
3
Di động trả sau.
47.000
139,1
+ 68,87
4
Internet.
17.747,3
76,8
+ 65
5
Dịch vụ VTCI
6.745,54
100
+ 56,3
6
Dịch vụ còn lại
29.438
135,34
+ 278,5
7
Hòa mạng.
4.543,3
137,6
+ 49,5
8
Khác (bán hàng hóa).
6.234,1
498,6
+ 386
9
Tổng
166.708,24
110,8
+ 45,6
Bảng 11: Doanh thu của Viễn Thông Lạng Sơn trong năm 2009.
Trong đó:
Doanh thu dịch vụ cố định hữu tuyến: 40.000 triệu đồng đạt 85,4% kế hoạch; giảm 20,65% so với năm 2008.
Doang thu dịch vụ G-Phone: 15.000 triệu đồng đạt 125,34% kế hoạch, tăng 290,43% so với năm 2008.
Doanh thu dịch vụ di động trả sau: 47.000 triệu đồng đạt 139,1% kế hoạch, tăng 68,87% so với năm 2008.
Doanh thu dịch vụ Internet: 17.747,3 triệu đồng đạt 76,8% kế hoạch, tăng 65% so với năm 2008.
Doanh thu các dịch vụ còn lại: 29.438 triệu đồng đạt 135,34% kế hoạch và tăng 278,5% so với năm 2008.
Doanh thu dịch vụ VTCI được ghi thu là 6.745,54 triệu đồng bằng 100% kế hoạch giao theo QĐ 2414/QĐ – VNPT – KH ngày 15/12/2009 và bằng 56,3% so với KH Tập đoàn giao chính thức tháng 4/2008.
Doanh thu hòa mạng: 4.543,3 triệu đồng đạt 137,6% kế hoạch tăng 49,5% so với năm 2008.
Doanh thu khác VT – CNTT (chủ yếu là bán hàng hóa): 6.234,1 triệu đồng đạt 498,6% kế hoạch tăng 386% so với năm 2008.
Doanh thu VT – CNTT trừ thẻ trả trước, cước kết nối và bán hàng hóa (doanh thu chiều đi) đạt 139.497,1 triệu đồng đạt 114,4 kế hoạch và tăng 27,8% so với năm 2008.
Biều đồ 7: Mức đóng góp của từng loại hình dịch vụ trong tổng doanh thu của Viễn Thông Lạng Sơn năm 2009.
"Môi trường cạnh tranh trong viễn thông đã được thiết lập...". Lạng Sơn "đã thiết lập thị trường cạnh tranh với 6 DN hạ tầng". Có 4 DN viễn thông di động đang chia sẻ thị phần là VinaPhone (48,72% thị phần), MobiFone (35,63% thị phần), Viettel (11,41%) và S-Fone (4,24%). Thị phần của dịch vụ Internet với "miếng bánh" lớn nhất thuộc về VNPT (với 59,18% thị phần), tiếp sau đó là: FPT (29,70%), Viettel (11,22%). Tuy vậy, trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh chất lượng thấp về năng suất và hiệu quả đầu tư thì một thực tế đã được chỉ ra: "Do xuất phát điểm và tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người thấp, nên mặc dù tốc độ phát triển dịch vụ Viễn thông, Internet khá cao, Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói chung vẫn phát triển kém hơn nhiều so với mức bình quân của khu vực về mật độ điện thoại và tỉ lệ người sử dụng Internet". Mục tiêu cụ thể: Dịch vụ viễn thông và Internet có giá cước tương đương hoặc thấp hơn khu vực. Mật độ điện thoại: 32-42 máy/100 dân. Mật độ thuê bao Internet: 8-12 thuê bao/100 dân (30% dùng băng thông rộng), điện thoại cố định và Internet phổ cập đến tất cả các xã...
Riêng về mục tiêu phát triển mạng đã được Viện Chiến lược nêu ra là: Cáp quang xuống đến huyện, xã. ĐTDĐ đến tất cả các tuyến giao thông quốc lộ, nội tỉnh. Cơ quan nhà nước đến cấp tỉnh, huyện được kết nối Internet băng thông rộng và với mạng diện rộng của Chính phủ. mục tiêu khác, đó là: Không kể các điểm Bưu điện văn hóa xã thì "100% số huyện và nhiều xã trong cả nước được phục vụ dịch vụ băng thông rộng. 100% viện nghiên cứu, THCN và THPT có truy cập Internet tốc độ cao; trên 90% các trường THCS, bệnh viện được kết nối Internet". Tuy nhiên, đó là mục tiêu về số lượng, còn chất lượng thế nào thì chưa được nhắc đến.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
2009
B/C
Đồng
1,29
1,76
3,33
5,6
Doanh thu
Tỷ Đồng
71,98
86,78
124,49
166,708
NPV
Tỷ Đồng
71,98
79,89
102,88
125,25
Lợi nhuận
Tỷ Đồng
29,78
45,35
80,53
137,173
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ Đồng
22,335
34,0125
60,3975
102,88
Bảng 12: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn.
Doanh thu hàng năm tại Viễn Thông Lạng Sơn luôn có mức tăng trưởng cao từ 40-50% so với năm trước đó, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cũng ngày được nâng cao thể hiện ở chỉ tiêu 1 đồng vốn đầu tư tại Viễn Thông bỏ ra thu về 1,29 đồng doanh thu năm 2006; 1,76 đồng doanh thu năm 2007; 3,33 đồng doanh thu năm 2008 và tăng lên 5,6 đồng doanh thu năm 2009. Những năm đầu, tổng mức đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin liên lạc, các loại hình dịch vụ còn lớn và đang trong thời gian xây dựng chưa đi vào khai thác nên có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn tại Viễn Thông còn khá khiêm tốn thể hiện qua bảng, sang đến năm 2008 và 2009, khi phần lớn các cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc được hoàn thiện và bắt đầu đi vào sử dụng, mức đầu tư ban đầu cũng giảm xuống thì hiệu quả sử dụng vốn bắt đầu tăng cao do lúc này Viễn Thông đã có nguồn thu và các đồng vốn đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng. Điều này cũng thể hiện qua doanh thu của Viễn Thông liên tục tăng và càng lúc càng tăng cao qua 4 năm khi mà các hệ thống của Viễn Thông bắt đầu đi vào hoạt động.
Lợi nhuận của Viễn Thông trong 4 năm gần đây lần lượt là 29,78 tỷ; 45,35 tỷ; 80,53 tỷ; 137,173 tỷ. Mức tăng lợi nhuận hàng năm khá cao thể hiện trong 3 năm cuối. luôn đạt mức tăng trưởng trên 40%. Với việc tập trung đầu tư xây mới và nâng cấp các cơ sở hiện có trong 2 năm 2006 – 2007 và bắt đầu đưa vào khai thác sử dụng năm 2008 thì lợi nhuận của Viễn Thông trong 4 năm gần đây đã có sự phân hóa rõ ràng trong 2 năm đầu và 2 năm sau thể hiện ở sự tăng vọt trong 2 năm sau khi mà các loại hình dịch vụ mới liên tiếp được đưa vào khai thác sử dụng làm cho lợi nhuận của Viên Thông tăng cao và nhanh.
Trước hết ta phải hiểu thế nào là phát triển bền vững hạ tầng viễn thông, từ đó chúng ta mới có thể xem xét hiệu quả đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn trong thời gian vừa qua. Trước hết, đó phải là cơ sở hạ tầng hiện đại đồng bộ, băng thông rộng, tốc độ cao, vùng bao phủ rộng. Một hạ tầng viễn thông bền vững còn phải cung cấp đầy đủ các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của mọi người dân; Chất lượng dịch vụ phải ổn định và đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia; Giá cước dịch vụ viễn thông phải hợp lý và phù hợp với thu nhập để đảm bảo quyền truy cập của mọi người dân; Sự phát triển phải gắn liền với việc giảm khoảng cách số, giảm sự khác biệt giữa các vùng miền; Phát triển cơ sở hạ tầng phải gắn với việc bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên viễn thông; Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và cuối cùng là bảo đảm sự phát triển ổn định thị trường viễn thông trên cơ sở, hài hoà lợi ích của xã hội, doanh nghiệp và người sử dụng. Để phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông phải triển khai đồng bộ các giải pháp như hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về viễn thông và Internet. Cho tới thời điểm này, việc cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet đã được Bộ tíến hành quy hoạch số lượng doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc: phát triển thị trường lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích lũy vốn, duy trì và mở rộng kinh doanh; tận dung cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet sẵn có, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nhà nước; sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên viễn thông và các nguồn lực quốc gia. Bộ cũng đã có những cơ chế, chính sách cấp phép phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp tham gia bán lại dịch vụ, cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị, dịch vụ Internet trên cơ sở hạ tầng mạng lưới đã được đầu tư; phát triển hạ tầng mạng nội hạt để cung cấp các dịch vụ truy cập băng rộng, kết nối mạng máy tính, tận dụng cở sở hạ tầng sẵn có (truyền hình cáp, thông tin trên đường dây điện lực…) để cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet kết hợp với các dịch vụ khác. Năng lực đội ngũ CBCNV trong thời gian quan được đưa đi đào tạo, nâng cao trình độ nên có chuyên môn ngày càng cao có thể đảm đương các công việc đòi hỏi chất xám, năng lực quản lý cũng được nâng cao. An toàn thông tin liên lạc được giữ vững, thông suốt 24/24 sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra. Trong các năm gần đây doanh thu và lợi nhuận của Viễn Thông Lạng Sơn không ngừng tăng và vượt chỉ tiêu kế hoạch, số lượng thuê bao được tăng lên đáng kể trên tất cả các loại hình dịch vụ đó là do chất lượng các loại hình dịch vụ ngày càng được nâng cao tạo được uy tín tin dùng của khách hàng và do nhiều loại hình dịch vụ mới được đưa ra, các chính sách khuyến mại giảm cước liên tục được sử dụng nhằm kích cầu. Tất cả các mặt trên cho thấy hiệu quả của quá trình đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn là khá cao, nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, thất thoát không đáng kể tạo ra doanh thu lớn cho đơn vị góp phần tích lũy vốn nhằm đầu tư phát triển trong những năm tiếp theo và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước. Bên cạnh đó, tuy hiệu quả đầu tư ngày càng được nâng cao, tốc độ được đánh giá là tăng trưởng cao nhưng so với mức chung của cả nước và thế giới, hiệu quả đầu tư tại Viễn Thông Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng vẫn còn khá thấp chỉ bằng ½ mức trung bình thế giới, điều đó đòi hỏi trong thời gian tới Viễn Thông luôn phải có các kế hoạch thật tỉ mỉ trong quá trình sử dụng vốn nhằm tăng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn từ đó tăng cường hiệu quả đầu tư tạo sức bật cho Viễn Thông trong việc cạnh tranh trên thị trường viễn thông với các đối thủ trong cùng lĩnh vực. Tuy hiện nay thị phần của Viễn Thông trong các lĩnh vực còn chiếm tỉ lệ khá lớn như di động, cố định, internet.. nhưng trong tương lai với sự tham gia của các doanh nghiệp mới và phát triển của các doanh nghiệp hiện sẽ làm giảm thị phần của Viễn Thông Lạng Sơn đòi hỏi Viễn Thông luôn phải có các chiến lược, chính sách trong kinh doanh cũng như đầu tư nhằm giữ vững thị phần và vị trí luôn là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực Viễn Thông.
1.2.4: Hạn chế và nguyên nhân.
1.2.4.1: Hiệu quả sử dụng vốn.
Hiệu quả sử dụng vốn tại Viễn Thông Lạng Sơn trong các năm qua tuy luôn ở mức tăng cao nhưng chưa tương xứng, Hiệu quả sử dụng vốn mới chỉ được thể hiện rõ ràng trong 2 năm gần đây, trong khi các năm trở về trước hiệu quả sử dụng vốn rất thấp, không đạt hiệu quả và yêu cầu đã đề ra trong các phương hướng, chiến lược đã đề ra. Mặc dù vấn đề thiếu vốn của đơn vị luôn xảy ra nhưng việc sử dụng vốn cũng chưa đạt hiệu quả cao, vốn được sử dụng nhiều khi chưa đúng mục đích. Sử dụng vốn chưa đúng theo yêu cầu đã đề ra trong quá trình đầu tư. Còn xảy ra tình trạng lãng phí vốn trong quá trình đầu tư, việc thất thoát vốn còn để xảy ra.
Nguyên nhân: Do cơ sở hạ tầng của Viễn Thông trong thời gian vừa qua đang trong quá trình đầu tư xây dựng chưa đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư luôn được tăng và rót vào khiến cho hiệu quả sử dụng vốn các năm đó giảm. Trong các năm trước các dịch vụ của Viễn Thông còn đơn giản chưa đa dạng, chưa có các loại hình dịch vụ mới thu hút khách hàng, chủ yếu là điện thoại và internet tốc độ thấp nên doanh thu còn thấp dẫn đến hiệu quả đùa tư thấp.
1.2.4.2: Về vấn đề huy động vốn.
Do nguồn vốn đầu tư phát triển của Viễn Thông Lạng Sơn chỉ là do của Tập đoàn phân cấp hàng năm rót xuống và nguồn vốn của chính đơn vị có được trong quá trình hoạt động sản xuất trong các năm trước nên vấn đề về vốn đầu tư tại đơn vị luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, tình trạng thiếu vốn thường xuyên xảy ra, các dự án đầu tư nhiều lúc bị chậm trễ do không có vốn hoặc thiếu vốn. Nguồn vốn của đơn vị không được bổ sung từ các nguồn khác nên đây là hạn chế lớn nhất về vấn đề huy động vốn.
Nguyên nhân: Đầu tư phát triển Viễn Thông là vấn đề nhạy cảm, không chỉ nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận mà còn đảm bảo cho quá trình thông tin liên lạc luôn được thông suốt, đảm bảo an ninh quốc phòng nên nguồn vốn để huy động đầu tư Viên Thông luôn được xem xét và đánh giá cẩn thận, Nhà Nước luôn phải chiếm tỷ lệ phần trăm vốn điều lệ chi phối. Không thể huy động vốn từ nhiều nguồn tránh pha loãng quyền sở hữu của Nhà Nước về Viễn Thông Việt Nam.
1.2.4.3: Về vấn đề quản lý vốn.
Công tác quản lý vốn tại Viễn Thông còn nhiều bất ổn. Tình hình thực hiện các dự án thường bị chậm ở nhiều khâu (thủ tục, triển khai, chậm giải ngân, tỷ lệ giải ngân thấp) do vậy thời gian hoàn thành dự án đầu tư thường bị kéo dài làm phát sinh khó khăn, đặc biệt là vốn đầu tư thực tế thường tăng hơn so với dự kiến, đồng thời cũng làm giảm tính hiệu quả của dự án của Viễn Thông khi đi vào khai thác sử dụng. Công tác theo dõi, đánh giá tình hình đầu tư chưa đầy đủ, còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là công tác theo dõi, thống kê, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của công trình sau đầu tư còn bỏ ngỏ. Kết quả quản lý thường được đánh giá chỉ bằng công trình mà chưa xem xét đến hiệu quả sau đầu tư một khi công trình được đưa vào vận hành khai thác. Có sự chồng chéo trong thủ tục chuẩn bị và triển khai đầu tư.
Nguyên nhân: Trình độ của cán bộ còn hạn chế, tác phong chưa chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm chưa cao. Trách nhiệm chưa gắn liền với quyền lợi. Các quy chế quản lý còn nhiều bất cập, gây khó khăn trong quá trình quản lý.
1.2.4.4: Các hạn chế khác.
Địa bàn phục vụ rộng, dân cư không tập trung, số hộ gia đình có thu nhập thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao, số xã vùng 3 đặc biệt khó khăn và xã vùng 2 còn lớn, nên ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, tổ chức kinh doanh và mở rộng mạng lưới viễn thông của đơn vị.
Thị trường VT – CNTT ngày càng bị chia sẻ bởi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác. Trên thị trường Lạng Sơn hiện nay đang có 8 nhà khai thác dịch vụ VT – CNTT làm cho thị phần bị chia sẻ ra thành nhiều phần, môi trường cạnh trnah ngày càng gay gắt và quyết liệt.
Đặc biệt thị phần di động của VNPT lạng Sơn trên địa bàn còn thấp, còn có vùng rất thấp vì Viettel phủ sóng trước đã thu hút lượng khách hàng lớn sử dụng quen số không muốn thay đổi. Để cạnh tranh được phải có chính sách ưu đãi vượt trội, khác biệt dành cho khách hàng.
Mặc dù đã tạo ra được nhiều gói cước cho khách hàng như: Giáo viên, Y tế, cán bỗ xã,… bằng nhiều hình thức giảm mạnh về cước nhưng việc thuyết phục khách hàng chuyển mạng là rất khó khăn.
Lực lượng giáo viên trên địa bàn tỉnh có hơn 16.000 giáo viên, VNPT Lạng Sơn đã đưa ra các chính sách đặc biệt ưu đãi cho đối tượng này (Cụ thể: Giảm 60% cước thuê bao, tặng cước liên lạc 30.000đ/ tháng, gọi cố định do VNPT Lạng Sơn quản lý 200đ/ phút), tuy nhiên cũng chỉ phát triển được hơn 3000 thuê bao. Phần lớn do khách hàng không muốn đổi số, dùng cước hàng tháng ít nên ngại chuyển đổi. Ngoài ra, chính những giáo viên chuyển sang đa phần sử dụng 2 sim, 2 máy điện thoại rất bất tiện. Và có nhiều khách hàng không sử dụng ổn định dịch vụ chỉ chờ các doanh nghiệp có khuyến mại để dùng.
Không đáp ứng được nhu cầu về kho số cho khách hàng trong khi họ đang sử dụng số rất đẹp của doanh nghiệp khác.
Đối với dịch vụ Internet việc phát triển còn phụ thuộc nhiều vào thu nhập của người dân, trình độ dân trí…
Giá cả vật tư không ổn định, đặc biệt về thiết bị và vật liệu xây dựng nên việc triển khai các dự án, thi công xây dựng cơ sở hạ tầng chậm tiến độ, ảnh hưởng đến việc phát triển thuê bao.
Việc giải quyết thủ tục xin cấp đất đai tại địa phương còn chậm, đã dẫn tới một số công trình khởi công không đáp ứng tiến độ, ảnh hướng đến tiến độ đầu tư – XDCB.
Các khu đô thị, các khu công nghiệp, khu thương mại đều đang tong giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng nên chưa thể đưa vào khai thác sử dụng dịch vụ.
Công tác phát triển thuê bao được đẩy mạnh để đảm bảo đáp ứng với tốc độ tăng trưởng tuy nhiên công tác thu cước cũng đã được đẩy mạnh nhưng kết quả đạt được chưa cao gây nên số dự nợ điện phí rất cao làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của đơn vị.
Công tác tiếp thị bán hàng chưa đa dạng và đổi mới, hiệu quả các hoạt động chưa cao, chỉ mới tập trung vào các hoạt động khuyến mại các dịch vụ VT – CNTT. Công tác chăm sóc khách hàng còn yếu, chi phí cũng rtas hạn chế. Đơn vị mới chỉ chủ động dành chi phí quảng cáo khuyến mại để phát triển thuê bao mới, dần chiếm lại thị phần; chưa thực sự chăm sóc được các thuê bao hiện có.
Nhiều CBCNV chưa theo kịp được với yêu cầu đổi mới, còn thụ động trong công việc.
Là một đơn vị mới được thành lập (01/04/2008) số lượng người của tổ còn thiếu dẫn đến các mặt công tác còn nhiều hạn chế như: Quản lý, triển khai thực hiện thi công xây lắp các dự án còn nhiều lúng túng cùng với việc một số dự án đang thi công dở dang phòng ĐT – XDCB tiếp tục theo dõi và hoàn hiện cũng gây không ít khó khăn trong công tác quản lý. Công tác đấu thầu do thiếu người và chuyên viên trong tổ thầu trực thuộc nhiều phòng ban lên việc thực hiện công tác này cũng bị chậm nhiều.
- Công tác giải phóng mặt bằng thi công các công trình gắp nhiều khó khăn: Chính quyền xã một số địa phương, các hộ dân không ủng hộ hoặc đòi bồi thường giá quá cao so với quyết định bồi thường thiệt hại của UBND tỉnh Lạng sơn nên khi thi công các tuyến cột, tuyến cống bể, tuyến cáp thông tin chậm tiến độ. Việc xin cấp phép thi công trong hành lang an toàn giao thông các tuyến đường có công trình đi qua chưa được các chuyên viên quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công các công trình.
- Công tác chỉ đạo triển khai thực hiên một số dự án đối với các đơn vị cơ sở chưa toàn diện, chưa kịp thời ,chưa tổ chức kiểm tra trong quá trình thực hiện.
- Công tác thẩm định trình duyệt báo cáo KTKT phần xây lắp các trạm BTS 2009 vẫn còn chậm -> ảnh hưởng đến thi công của các nhà thầu.
- Các chỉ tiêu về phát triển máy điện thoại mới chỉ đạt về mặt số lượng. Ví dụ như trong năm 2006, số lượng máy điện thoại tăng lên, nhưng sản lượng các dịch vu, đặc biệt là dịch vụ điện thoại đường dài trong nước chiều đi không tăng, thậm chí một số dịch vụ như VoIP giảm, cộng thêm các đợt giảm cước, điều chỉnh cước trong năm làm cho doanh thu 1 tháng của 1 thuê bao điện thoại cố định là 110.000đ, sản lượng 150 phút ( giảm 27% so với năm 2005); bình quân doanh thu 1 thuê bao điện thoại di động trả sau là 185.000đ/1 tháng, sản lượng 330 phút (giảm 9% so với năm 2005); thuê bao ADSL là 288.000đ/1 tháng. Về chất lượng dịch vụ còn chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Số lượng khách hàng rời mạng của dịch vụ điện thoại cố định, ADSL có thời điểm lên đến 20% tính trên số phát triển. Đây là một vấn đề lớn cần phải có hướng giải quyết để giữ thị phần trong giai đoạn tới.
- Việc khoán và giao quản lý thuê bao chăm sóc khách hàng cho CBCNV theo địa bàn chưa thực hiện, còn viện cớ thiếu người không bố trí được, các phòng ban chức năng cũng chưa thật sự vào cuộc, và cũng chưa có những giải pháp hướng dẫn cụ thể về định mức và những việc làm cho từng chức danh.
- Công tác quản lý buông lỏng xem nhẹ công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng; thể hiện qua việc thuê bao rời mạng, thị phần bị thu hẹp; số lượng khách hàng lớn không nắm được, tỷ lệ nợ đọng cao.
- Dự án mở rộng và lắp mới thiết bị thuộc Mạng truyền dẫn MAN-E giai đoạn 2006-2008 cung cấp chậm, hệ thống các tuyến cáp quang tạo rinh cho các hướng SDH-NG chưa đáp ứng cho mạng lưới để đảm bảo an toàn. Sự cố cáp quang xảy ra đứt nhiều lần, đa phần là do xe múc, chuột, sóc cắn, thiên bão lũ; và việc cắt điện luân phiên, không có máy nổ dự phòng; việc xử lý truyền dẫn cho các trạm BTS còn chậm,
- Khảo sát, lập dự án cấp phép xây dựng và sự thống nhất toạ độ lắp đặt trạm BTS với Vinaphone; xây dựng cơ sở hạ tầng chậm, nên việc triển khai phát triển trạm phát sóng di động không đảm bảo tiến độ (kế hoạch 2008: tổng cộng 129 trạm). Hết tháng 12 năm 2008 mới hòa mạng được 15 trạm BTS.
- Việc giải quyết thủ tục xin cấp đất và xin phép thi công một số công trình còn chậm, dẫn đến một số công trình khởi công chưa đảm bảo thời gian; tiến độ lập và trình một số dự án đầu tư chưa kịp thời, đặc biệt là việc xây dựng hạ tầng các trạm di động; chưa giải quyết dứt điểm các hồ sơ tồn đọng, cũng như hoàn thiện các hồ sơ sau kiểm toán; triển khai công tác đấu thầu các công trình kiến trúc rất chậm đã ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư - xây dựng trong năm.
- Một số hạng mục, công trình chưa triển khai đồng bộ như: thi công xây dựng nhà trạm BTS, cột Anten đã triển khai; nhưng chưa thi công trồng cột để kéo AC và cáp quang…
- Khối lượng vật tư đã giao cho bên thi công dù đã hết năm 2008 vẫn chưa lập được phiếu xuất kho do chưa có hợp đồng thi công, và làm ảnh hưởng đến công tác kiểm kê vật tư.
- Quá trình tính toán các chỉ tiêu tài chính như doang thu, chi phi, chi phí hoàn vốn …đang còn sai số nhiều làm mức dự toán tổng vốn đầu tư không chính xác, có khi là quá lớn dẫn đến triển khai thực hiện dự án khả năng thu hồi vốn khó khăn, phải tiến hành điều chỉnh làm tăng chi phí của dự án làm cho dự án không mang tính khả thi cao như phương án lúc ban đầu.
- Đơn giá vật liệu áp dụng còn chênh lệch so với đơn giá của khu vực địa phương triển khai, làm chi phí của dự án thay đổi.Nếu mức dự toán cao hơn thực tế sẽ gây ra lãng phí vốn, nhưng ngược lại nếu giá cao hơn, khi đó phải thay đổi mức vốn đầu tư và phương án hu động vốn buộc phải thay đổi, chắc chắn thời gian thực hiện sẽ phải điều chỉnh.Trong dự án đầu tư, công ty thường không xây dựng các phương án mua sắm các trang thiết bị cụ thể.Mặc dù thị trường hiện nay khá đa dạng và nhiều nhà cung cấp nhưng khả năng rủi ro về giá cả cũng như nơi cung cấp thiết bị không phải là không có.
- Trong quá trình lập dự án, do có nhiều dự án thực hiện cùng một thời điểm nên việc phân tích công việc còn chưa chính xác, chi tiết dẫn đến dự toán công việc áp dụng không đúng định mức.Ví dụ như định mức vận chuyển thủ công trong phạm vi công trình ( vật tư mua đến chân công trình ) còn tính thêm chi phí vận chuyển…
+ Từ phía ngành và Nhà Nước
- Công tác quy hoạch của ngành, nhà nước liên tục thay đổi, đặc biệt là quy hoạch vùng, quy hoạch giao thông, xây dựng dẫn đến phương án xây dựng, giải phóng mặt bằng, lựa chọn khu vực đầu tư của dự án không thể thực hiện được mà phải tiến hành điều chỉnh lại.
- Có quá nhiều văn bản quy định định mức xây dựng, đơn giá vật tư xây dựng của ngành, thuế nhập khẩu một số thiết bị của nhà nước… được ban hành chồng chéo, không thống nhất gây khó khăn cho việc tính chi phí của dự án và các văn bản này ban hành ở nhiều thời điểm khác nhau dẫn đến phải điều chỉnh dự án khi vận hành.
- Bên cạnh đó, việc quy định mức lương cho lao động không ổn định, liên tục thay đổi cũng làm cho dự án phải tính toán chi phí nhân công khi tiến hành lập dự án rồi chỉnh sửa lại khi dự án được triển khai thực hiện.
Khâu khảo sát lập dự án còn chưa đáp ứng được yêu cầu
- Dự án xây dựng trạm BTS.
+ Việc khảo sát chưa thật chi tiết, chưa kỹ và cụ thể do đó phần thuyết minh dự án không đầy đủ thông tin, việc thống kê hiện trạng hệ thống cũng chưa chuẩn xác do đó tính chi phí dự án phần mở rộng còn bị sai số nhiều
+ Việc khảo sát chưa thống kê được các dung lượng hiện có và dự báo cho các năm gần kề do đó thuyết minh dự án chưa rõ ràng, chủ đầu tư không đủ căn cứ để xem xét tính hợp lí của các số liệu tại các điểm cần đầu tư.
+ Khảo sát còn chưa tính đến vấn đề hư hỏng các cột bưu điên cũ, không tính chi phí cho việc phát quang trên chiều dài tuyến.Việc khảo sát các tuyến cáp sơ sài chưa cụ thể dẫn đến việc cấp đất trong dự án không chính xác dẫn đến thiết kế lập dự toán không thực tế, giá thành nhân công cao, kinh phí đầu tư công trình cao, không thực tế so với tình hình địa phương.
Khâu dự báo còn chưa chính xác.
- Khâu dự báo hiện nay đang là một trong những khó khăn thách thức trong hoạt động lập dự án của công ty. Khó khăn trong địa bàn thực hiện dự án, quá trình khảo sát, thu thập số liệu chính xác dẫn đến việc dự báo không chính xác.
- Bên cạnh đó thì việc dự báo cũng tiến hành một cách sơ sài, không xác thực mang tính chung chung, thiếu thực tế vì vậy một vài dự án gặp phải rủi ro về thời gian triển khai dự án, rủi ro do điều kiện thiên nhiên, khí hậu địa hình tại khu vực dự án
- Phương pháp dự báo sử dụng ở một vài dự án còn khá đơn giản, không tính đến các yếu tố biến động của thời gian, các chỉ tiêu kinh tế xã hội, các nhân tố lạm phát, khí hậu,…vì vậy làm cho số liệu dự báo vẫn mang tính chất dự đoán, tạm tinh chưa có độ chính xác thực.
- Công tác quản lý thu cước chưa được quản lý chặt; số liệu cập nhật không được chốt theo thời gian gây cho việc quản lý đối soát gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp.
- Công tác tiếp thị - bán hàng chưa đa dạng và đổi mới, hiệu quả các hoạt động chưa cao, chỉ mới tập trung vào các hoạt động khuyến mại các dịch vụ viễn thông. Các đơn vị chưa chủ động bố trí lâu dài và chọn người phù hợp làm công tác Tiếp thị - Bán hàng, chăm sóc khách hàng, nên việc triển khai còn nhiều hạn chế.
- Phong trào thi đua nhiều lúc chưa thực sự sâu rộng, có lúc còn nặng hình thức.
Nguyên nhân:
- Chủ quan: Do các công trình mạng lưới đầu tư trải rộng trên địa bàn toàn tỉnh, kinh nghiệm quản lý, giám sát của đội ngũ nhân sự làm công tác xây dựng cơ bản còn bị hạn chế, công việc nhiều làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
- Khách quan:
+ Lạng Sơn là một tỉnh miền núi có địa hình rộng, đường giao thong đến huyện xã đi lại khó khăn, việc vận chuyển vật tư phụ thuộc nhiều vào thời tiết, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
+ Thời gian xin cấp phép thi công phụ thuộc vào cơ quan quản lý giao thông nên khi thi công các công trình mạng ngoại vi, hạ tầng cống bể, cột cáp bị chậm.
+ Văn bản luật sửa đổi, bổ sung nhiều, các nghị định, thông tư hướng dẫn ra không kịp thời, giá vật tư tăng dẫn đến phải điều chỉnh dự án.
+ Tiến độ giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp, khu tái định cư của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương còn chậm.
+ Trình tự thủ tục đầu tư có nhiều bước, thời gian xét duyệt kéo dài nên dẫn đến việc đầu tư không theo kịp nhu cầu phát triển mạng lưới, khi doanh nghiệp khác gia nhập thị phần bị chia sẻ ở những nơi chưa kịp đầu tư đặc biệt là mạng điện thoại di động.
Chương II: Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn.
2.1: Định hướng phát triển của Viễn Thông Lạng Sơn.
- Các dịch vụ giá trị gia tăng:
+ Đầu tư các hệ thống cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tại công ty VASC; hoàn thiện và mở rộng hệ thống iPTV.
+ Đầu tư các dịch vụ giá trị gia tăng băng rộng tại VDC: e-learning, security, e-meeting, hosting, e-conmerce.
+ Đầu tư các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền di động tại công ty VMS, Vinaphone.
+ Đầu tư hệ thống SPD tại VNP, VMS, VDC, VASC để tạo cơ sở hạn tầng phát triển dịch vụ giá trị gia tăng.
+ Đầu tư mở rộng, kết nối các hệ thống iP contact center tại 3 trung tâm Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh nhằm cung cấp các dịch vụ được tốt hơn nữa.
- Thông tin di động:
+ Đầu tư nâng cấp và hoàn thiện hệ thống mạng 3G, phát triển rộng rãi mạng 3G trên khắp cả nước.
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng để tăng diện phủ sóng trên cả nước.
+ Đầu tư thiết bị công nghệ nhằm tăng chất lượng sóng, chống nghẽn mạng trong các ngày lễ, dịp đặc biệt.
- Dịch vụ băng rộng, NGN: Đầu tư nâng dung lượng, nâng cấp các mạng và hệ thống mới.
- Dịch vụ điện thoại cố định:
+ Đầu tư mới ở các khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu tái định cư nhằm chiễm lĩnh thị trường.
+ Sắp xếp, nâng cấp, tối ưu hóa năng lực mạng hiện có.
+ Cấp vốn để từng bước tách cột cáp treo khỏi cột đang thuê của điện lực.
- Đầu tư các hệ thống quản lý mạng lưới và dịch vụ khách hàng.
- Đầu tư các dự án kiến trúc, công trình phụ trợ….
2.2: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.
2.2.1: Về hiệu quả sử dụng vốn.
- Phải có kế hoạch sử dụng vốn cụ thể, trong quá trình sử dụng phải luôn kiểm tra giám sát, có các biện pháp điều chỉnh vốn, phân bổ vốn hợp lý. Phải thường xuên đánh giá các kết quả sử dụng vốn. Trong từng thời kì, theo dõi diễn biến, các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn để có các phương án điều chỉnh, phân bổ vốn sao cho hợp lý nhằm tạo điều kiện cho đồng vốn sử dụng có hiệu quá nhất.
- Kế hoạch đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải. Tập trung bố trí vốn cho các công trình dự án trọng điểm,cần hoàn thành trong kì, các công trình bức thiết. Cần quan tâm bố trí vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, công tác nghiên cứu phát triển.Việc cấp phát vốn đầu tư phải gắn với nhu cầu thực tế của công trình, phù hợp với tiến độ thi công của các hạng mục công trình, tráng tình trạng cấp phát vốn tràn lan dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Việc cấp phát vốn tràn lan, thừa so với yêu cầu vốn để thực hiện xây dựng công trình đó nhưng lại thiếu vốn ở công trình khác, qua đó dẫn đến tình trạng chỗ thiếu chỗ thừa, nơi thì nợ đọng vốn không thanh quyết toán được, nơi thì thất thoát vốn. Nghiêm cấm việc ứng vốn nợ khối lượng dẫn đến quản lý không chặt chẽ.
- Phải xây dựng 1 cơ cấu vốn hợp lý. Xác định các nội dung cần đầu tư, tầm quan trọng của các nội dung, từ đó phân chi các nội dung, xem xét nội dung nào cần tiến hành đầu tư trước, nội dung nào có thể đầu tư sau, tập trung đầu tư có trọng tâm trọng điểm, tránh tình trạng rót vốn cho quá nhiều nội dung trong khi nguồn vốn bị hạn chế.
- Tổ chức thực hiện theo “Khung theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án để có những đánh giá, điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế tình trạng chậm giải ngân và để xây dựng kế hoạch cho những dự án tiếp theo.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Viễn Thông trong việc xác định và xây dựng dự án.
2.2.2: Về huy động vốn.
Do nguồn vốn để đầu tư phát triển tại Viễn Thông rất hạn chế, chỉ có một nguồn nên cần có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, phân bổ vốn trong từng thời kì. Xây dựng một kế hoạch về nhu cầu vốn trong từng thời kì, các hạng mục cần đầu tư với số lượng vốn cần thiết, dự báo nhu cầu trong tương lai nhằm đầu tư đúng lĩnh vực tạo ra lợi nhuận lớn và hiệu quả sử dụng vốn cao nhất, tránh sự lãng phí không cần thiết và hạn chế tối đa tình trạng thiếu vốn do đầu tư dàn trải và chậm tiến độ làm phát sinh chi phí về vốn đầu tư.
2.2.3: Về vấn đề quản lý vốn.
Cần nâng cao chuyên môn của các cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đề cao phẩm chất của cán bộ quản lý, đảm bảo nghiệm thu đúng với thiết kế, khối lượng cũng như chất lượng công trình, qua đó nâng cao chất lượng thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thực hiện bảo hành công trình theo đúng quy định của nhà nước về quản lý và đầu tư xây dựng cơ bản.
Đổi mới công tác quản lý đầu tư XDCB, kiên quyết điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đối với các dự án thực hiện giải ngân chậm; xem xét không giao chủ đầu tư, chuyển chủ đầu tư đối với một số đơn vị thiếu năng lực thực hiện, trách nhiệm không cao trong triển khai thực hiện dự án; yêu cầu kiểm điểm gắn với trách nhiệm cá nhân đối với các chủ đầu tư thực hiện dự án tiến độ chậm. Kiên quyết yêu cầu nhà thầu có văn bản cam kết, xây dựng tiến độ thi công cụ thể.
2.2.4: Về đầu tư – XDCB quản lý thi công các công trình.
+ Triển khai nhanh các thủ tục đầu tư ngay từ các tháng đầu năm 2010 để làm cơ sở cho bước thực hiện thi công. Phấn đấu đạt 90% khối lượng của toàn bộ các dự án trong năm kế hoạch.
+ Nâng cao chất lượng công tác thẩm dịnh – trình duyệt các dự án không để xảy ra sai sót về nội dung, quy trình, quy định đầu tư – XDCB mà nhà nước đã ban hành.
+ Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm như: Mạng băng rộng, ADSL, xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, đô thị…; Đặc biệt là phát triển mạng FTTx nhằm phát triển mạnh các thuê bao băng rộng, chỉ đạo các đơn vị nhà thầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trạm BTS nhất là các trạm thuộc kế hoạch năm 2009 chuyển tiếp và toàn bộ các trạm đã đăng ký xây dựng 2010.
+ Tập trung thực hiện trồng cột để tách đường cáp và dây thuê bao ra khỏi cột điện lực.
+ Xây dựng và công khai tiến độ đầu tư các dự án, đầu tư thiết bị ngay từ đầu năm để các đơn vị cơ sở chủ động trong việc phát triển mạng lưới, kinh doanh các dịch vụ.
+ Khảo sát tìm địa điểm lắp đặt các trạm BTS; đối với những điểm đã có BTS của các doanh nghiệp khác, khảo sát dựa vào vị trí BTS của các DN đang khai thác; đẩy nhanh tiến độ khảo sát, thiết kế, thi công lắp đặt phấn đấu đến hết năm 2010 tất các các xã đều có BTS
+ Xây dựng mới trụ sở, sửa chữa nhà làm việc của các Trung tâm viễn thông, Trung tâm Tin học, Trung tâm Dịch vụ khách hàng.
+ Cải tạo nhằm nâng cao mạng cáp trên phạm vi toàn tỉnh. Xây dựng mạng cáp quang MAN- E.Đầu tư các tuyến quang tạo rinh và hoàn chỉnh các tuyến quang đã và đang triển khai theo dự án.
+ Tiếp nhận đầu tư bổ xung khoảng 30 điểm IP- DSLAM, đầu tư mạng cáp quang tới toàn bộ công sở khu vực thành phố, thị trấn làm cơ sở để triển hai mạng G-PON.
2.2.5: Bước lập dự án.
Ngoài ra để tăng cường hiệu quả đầu tư, ngay từ bước lập dự án chúng ta cũng phải lưu ý đên, dưới đây là một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả khâu lập dự án.
- Khảo sát lập dự án đầu tư là một hoạt động quan trọng trong quá trình lập dự án đầu tư của công ty.Quá trình khảo sát giúp công ty thu thập được các số liệu về điều kiện tự nhiên, dân số, thực trạng năng lực viễn thông… tại khu vực đầu tư làm cơ sở dự báo nhu cầu viễn thông trong tương lai từ đó đưa ra phương án thuyết minh sự cần thiết đầu tư.Số liệu thu thập được đảm bảo tính chính xác, khoa học, thực tế thì thuyết minh sự cần thiết đầu tư mới thuyết phục.Tuy nhiên đây vẫn là một điểm cần được chú ý trong hoạt động lập dự án đầu tư của công ty,
- Chính vì vậy, công tác khảo sát cần được tiến hành một cách tỉ mỉ, thận trọng, cẩn thận và khoa học theo đúng các qui định hiện hành của nhà nước và qui trình của hệ thống quản lý chất lượng của công ty.Các số liệu thu thập trong quá trình khảo sát cần được ghi chép rõ ràng, tập trung cho từng dự án cụ thể, không nên thu thập lan man, thiếu tập trung.
- Để đảm bảo chất lượng khâu khảo sát lập dự án đầu tư phải xây dựng và tuân thủ nhiệm vụ khảo sát,phương án kỹ thuật khảo sát và nội dung thực hiện và báo cáo khảo sát.
- Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc khảo sát, từng bước thiết kế, bao gồm các nội dung sau:
+ Mục đích khảo sát
+ Phạm vi khảo sát
+ Phương pháp khảo sát
+ Khối lượng và các công việc khảo sát
+ Thời gian thực hiện khảo sát
+ Phương án kỹ thuật khảo sát phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
Phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
Tuân thủ các tiêu chuẩn về khao sát xây dựng được áp dụng
+ Nội dung khảo sát và báo cáo kết quả khảo sát phải đầy đủ
+ Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát
+ Đặc điểm, qui mô, tính chất công trình
+ Vị trí và điêu kiện tự nhiên của khu vực khảo sát
+ Tiêu chuẩn khảo sát áp dụng
+ Khối lượng khảo sát
+ Qui trình, phương pháp và thiết bị khảo sát
+ Phân tich số liệu, đánh giá kết quả khảo sát
+ Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế ( thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công), thi công xây dựng.
- Để nâng cao chất lượng công tác khảo sát lập dự án đầu tư, ngoài việc tuân thủ những điều trên đây cần lưu ý một số điểm với một số loại dự án sau đây:
+ Đối với các loại dự án truyền dẫn có xây dựng tuyến cáp quang, các dự án xây dựng các tuyến cống bể phải xác định chính xác cấp và loại đất đá.Sở dĩ như vậy là vì nó sẽ giúp cho việc lập thiết kế cơ sở có cơ sở làm căn cứ tính toán khối lượng thi công và kinh phí xây dựng.Nếu khâu này không chính xác sẽ làm thay đổi kinh phí trong dự án vì chỉ cần thay đổi cấp đất đá là kinh phí sẽ thay đổi theo định mức, đơn giá khác nhau.
+ Đối với các dự án có lắp đặt thiết bị cần đặc biệt lưu ý các chỉ tiêu về điện trở tiếp đất ( tiếp đất bảo vệ và tiếp đất công tác).Nếu các trị số này không đảm bảo yêu cầu cần tính toán thiết kế sao cho các trị số phải nằm trong tiêu chuẩn ngành cho phép.Bên cạnh đó phải khảo sát về nguồn lưới điện.Nếu không đáp ứng phải có giải pháp cấp nguồn trước mắt cũng như tương lai,đồng thời phải xem xét phương án dự phòng thông qua việc đầu tư máy phát điện, ác quy.Các yếu tố này phải thể hiện trong báo cáo khảo sát, thiết kế sơ bộ làm căn cứ xác định tổng mức đầu tư.
- Việc lựa chọn thiết bị công nghệ phải đảm bảo vòng đời thiết bị công nghệ dài, phù hợp với điều kiện khai thác tại Việt Nam :
+ Đối với các dự án truyền dẫn bằng viba phải thu thập đầy đủ số liệu về tự nhiên như mưa, nắng, độ ẩm,độ trơn không khí… và phải có các phần mềm chuyên dụng mô phỏng tuyến trên các số liệu khảo sát đảm bảo mức thu, phát theo yêu cầu.
+ Đối với các dự án xây dựng cột anten, viba phải thu thập đầy đủ số liệu về tự nhiên như mưa, nắng, bão,…để xác định cấp công trinh, thiết kế kết cấu
+ Công ty cũng nên trang bị máy tính xách tay cho cán bộ khảo sát để có thể xem xét các số liệu liên quan đến dự án, trang bị máy trắc địa, máy khoan, máy thăm dò địa chất… đảm bảo chất lượng hiện đại góp phần hỗ trợ công tác khảo sát được nhanh chóng, chính xác từ đó có thể giảm thiểu chi phí cho các dự án đầu tư.
2.2.6: Giải pháp trong khâu dự báo.
- Trên thực tế công tác khảo sát quyết định nhiều đến chất lượng khâu dự báo nhu cầu năng lực mạng, nhu cầu dịch vụ viễn thông cũng như dự báo rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. Chính vì vậy hoàn thiện công tác khảo sát cũng là một biện pháp hữu hiệu để khắc phục những yếu điểm trong quá trình dự báo, từ đó xây dựng nhưng bảng dự báo hợp lí, khoa học, chính xác cho từng dự án cụ thể.
- Để nâng cao chất lượng khâu dự báo từ chính phương pháp dự báo.công ty cần căn cứ vào mục tiêu của từng dự án cụ thể là là phát triển thuê bao, đổi mới công nghệ, hay nâng cao hệ thống mạng… để dự báo nhu cầu của các mục tiêu đó trong tương lai một cách chính xác.Đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình lập dự án vì nó quyết định dự án sau khi triển khai có mang tính khả thi không.Dự án có độ chính xác càng cao thì tính khả thi càng cao.
- Nhưng trước mắt đối với khâu dự báo các công trình viễn thông của công ty thì cán bộ lập dự án cân chú ý đến các bước sau:
+ Đối với các dự án mạng viễn thông nói chung,công ty căn cứ những số liệu thu được từ khâu khảo sát để xác định đối tượng có nhu cầu dự báo ( là dân cư hay các cơ quan), các vùng mục tiêu của dự báo, giai đoạn dự báo và loại hình dự báo(điện thoại di động, điện thoại cố định, điện thoại thẻ,….). Sau đó tiến hành hoạt động dự báo theo nhu cầu mục tiêu của các dự án cụ thể.
+ Đặc biết đối với các dự án dịch vụ truyền số liệu, mạng truyền số liệu ( đây là những dự án có nhu cầu rất lớn trong tương lai và chính vì vậy các dự án đầu tư về lĩnh vực dịch vụ này cũng chiếm tỉ trọng lớn trong các dự án do công ty đảm nhận trong thời gian tới) các thông tin cần nghiên cứu trong quá trình dự báo.
- Phải căn cứ vào các thông tin rất cơ bản, mang tính cơ sở như khách hàng quan trọng, các loại địa điểm mà họ có nhu cầu, tổng số các điểm mà khách hàng có thể có nhu cầu và phân bố các địa điểm này trên vùng.
- Một thông tin quan trọng tiếp theo cần phải nghiên cứu thu nhập là tổng số đường truy nhập cần thiết tại một địa điểm của khách hàng, lưu lượng mà các đường truy nhập cần thiết tại một địa điểm khách hàng, lưu lượng mà các đường truy nhập này sử dụng đến (kể cả tốc độ của đường truy nhập và thời gian chiếm đường truy nhập), tổng dung lượng truy nhập trung bình trong các giờ cao điểm.
- Công ty có thể áp dụng các phương pháp dự báo được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới cho việc dư báo tình hình phát triển và nhu cầu đối với các dịch vụ viễn thông. Có 2 loại chính là các mô hình theo biến thời gian và các mô hình dựa theo các tham số kinh tế, xã hội.
Các mô hình theo biến thời gian: Trình bày về sự chuyển động của nhu cầu theo biến thời gian. Trong đó có kiểm tra các quy luật và xu thế phát triển của mỗi loại hình dịch vụ viễn thông theo thời gian trong quá khứ rồi sử dụng nó để suy đoán xu thế phát triển của loại hình dịch vụ đó trong tương lai. Theo mô hình này có thể áp dụng một vài phương pháp dự báo sau:
(1) các phương pháp tính trung bình: Mục tiêu của phương pháp nay là sử dụng các số liệu trong quá khứ để phát triển ra một hệ thống dự báo nhu cầu tương lai. Có thể thực hiện việc tính trung bình một lần, hay hai lần.
(2) các phương pháp dự báo theo hàm số mũ: Theo phương pháp này thì các giá trị số liệu quan sát được hiện tại sẽ có độ nặng lớn hơn các giá trị quan sát đươc từ trước đó. Thông thường các giá trị này có xu thế biến đổi , giao động xung quanh một mức cố định tại chỗ.
(3) phương pháp dự báo theo đường cong tăng trưởng: Phương pháp này thuộc vào các loại mô hình dự báo đặc biệt, nó chưa 3 hoặc 4 tham số và sử dụng biến thời gian như một biến giải thích. Phương pháp này được sử dụng phổ biến bởi vì chỉ cần một số lượng hạn chế cũng có thể đưa ra các kết quả dự báo khả thi. Có thể sử dụng phương pháp dự báo này cho dự báo ngắn và dài hạn. thông thường thì đường cong tăng trưởng này tăng nhanh theo hàm số mũ ở giai đoạn đầu, dần giảm theo số mũ khi tiến đến giai đoạn bão hòa. Điểm yếu của phương pháp này là không chứa các biến giải thích.
Các mô hình dựa theo các tham số kinh tế, xã hội: Trong mô hình này chỉ rõ mối quan hệ nhân quả giữa nhu cầu đối với các dịch vụ viễn thông với các tham số kinh tế, xã hội như tổng sản phẩm quốc nội GDP, tổng sản phẩm quốc gia GNP, thu nhập tính theo đầu người, dân số và mức cước phí đối với các dich vụ viễn thông…
- Bên cạnh việc sử dụng hai mô hình chính trên, công ty có thể sử dụng một vài biện pháp sau:
Dự báo từ trên xuống( top down) và từ dưới lên (bottom up):
Cụ thể phương pháp này là khi thực hiện dự báo ở một khu vực đặc biệt nào đấy gọi là dư báo khu vực nội bộ còn khi thực hiện dự báo cho cả một nhóm các khu vực gọi là dự báo tổng hợp. tuy nhiên, đôi khi phương thức dự báo này đưa ra các kết quả không ăn khớp.
- Top down : sử dụng các thông tin về các dự báo nội bộ và các thông tin về dự báo tổng hợp. các giá trị tổng hợp sẽ được phân tích ra thành các giá trị dự báo cho từng khu vực dựa trên cơ sở tỉ lệ với các giá trị dự báo khu vực nội bộ.
- Bottom up: Thủ tục dự báo không sử dụng các giá trí dự báo tổng hợp mà tiến hành thực hiện một cách riêng rẽ cho từng khu vực khác nhau, sau đó có thể cộng các giá trị dự báo này lại thành một kết quả tổng hợp.
Dự báo phân đoạn : khi thiếu các phương pháp dự báo khác thì kỹ thuật dự báo phân đoạn lại là một thế mạnh. Có thể dự báo phân đoạn theo 2 phương pháp sau:
* Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc dự báo nhu cầu đối với các dịch vụ viễn thông. Tiến hành kiêm tra xu thế phát triển và nhu cầu đối với các dịch vụ viễn thông tương ứng khác hoặc thực hiện các phép so sánh giữa nhu cầu với các dịch vụ viễn thông của nước này với nước khác có cùng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân hoặc có mức độ phát triển khác nhau. Phương pháp này cho kết quả tương đối tốt nếu như các tham số bên ngoài không thay đổi theo thời gian. Nhưng trên thực tế thì nền kinh tế thế giới cũng phát triển không đồng đều và tỷ lệ tăng trưởng ở các năm cũng khác nhau.
* Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia: Đây cũng là phương pháp được thực thể viễn thông hay sử dụng. theo phương pháp này, người thực hiện sẽ lấy và sử dụng nhiều ý kiến chuyên gia khác nhau để tìm ra xu thế phát triển và dự báo nhu cầu của mỗi loại hình dịch vụ.
- Trên thực tế, công tác dự báo của công ty gặp nhiều khó khăn do trong nước các số liệu về tình hình phát triển và nhu cầu dịch vụ viễn thông trong quá khứ là hạn chế. Phần lớn các số liệu cơ sở thu thập đều ở dưới dạng không phù hợp cho việc lập dự báo và lập kế hoạch. Hơn nữa các số liệu còn không đầy đủ thậm chí trong trường hợp đầy đủ thì vẫn phải kiêm tra lại để đảm bảo sự chính xác của các số liệu. chính vì vậy để bổ sung cho các nguồn số liệu thiếu thốn, công ty có thể thực hiện việc nghiên cứu thị trường để các giá trị dự báo có cơ sở và độ tin cậy cao hơn thông qua việc trực tiếp hỏi các khách hàng
-> hỏi xem khách hàng nào có ý định sử dụng dịch vụ, họ có nhu cầu sử dụng loại dịch vụ nào, tại bao nhiêu địa điểm với bao nhiêu thuê bao, lưu lượng lớn hay nhỏ.
-> hỏi khách hàng về quan điểm, đông cơ của họ đối với việc sử dụng các dịch vụ viễn thông, qua đó mà có thể hiểu rõ các đặc tính của thị trường, các tham số ẩn trong đó, rồi từ đó có thể đưa ra các nhu cầu dich vụ tốt hơn
Việc nghiên cứu thị trường là rất có ích cho công tác dự báo nhu cầu đối với các dịch vụ đang tồn tại. nhưng nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các dịch vụ mới. khi chưa có số liệu về nhu cầu trong quá khứ,cách duy nhất để xác định nhu cầu đối với một dịch vụ mới trong tương lai là hỏi một số đối tượng có thể cho là khách hàng có nhu cầu sử dụng hay không.
- Dự báo nhu cầu, mục tiêu của dự án trong tương lai là chính, tuy vậy việc dự báo các rủi ro về mặt kỹ thuật, khả năng huy động vốn, quan niệm văn hóa, thiên tai…trong thời gian chuẩn bị, thực hiện và vận hành dự án cũng rất cần thiết. cần phải xây dựng mô hình xương cá( mô hình nguyên nhân kết quả) cho từng dự án cụ thể để xem xét, đánh giá mức độ rủi ro. Nếu rủi ro vượt mức cho phép thì cần phải xác định rõ ràng mức độ và có đề xuất các phương án cụ thể để phòng ngừa rủi ro. Ngoài ra có thể tính toán chỉ tiêu giá trị kì vọng làm cơ sở định lượng cụ thể cho vấn đề rủi ro trong dự án.
- Thu thập số liệu ( khảo sát) và phân tích dữ liệu (dự báo) là cơ sở để xác định một cách chính xác về nhu cầu, mục tiêu, qui mô và hình thức xây dựng dự án. Một số biện pháp đưa ra trên đây có thể chưa đầy đủ nhưng cũng có thể hỗ trợ một phần trong quá trình dự báo của công ty. Từ đó lựa ra các phương án công nghệ, các giải pháp xây dựng và phương án cần thiết để đảm bảo tính khả thi.
2.3: Phương hướng nhiệm vụ trong năm 2010.
- Tiếp tục giữ vững vai trò là đơn vị chủ đạo trong cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bảo đảm thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng.
- Phát triển mạnh về mạng lưới với mục tiêu đến 2010 đưa cáp quang dung lượng từ 8x2 trở lên đến 100% số xã trong tỉnh, làm nền tảng cho các dịch vụ băng rộng trên nền mạng NGN. Nâng cao chất lượng các dịch vụ điện thoại di động, Internet tốc độ cao, mở rộng dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng, đa dạng hóa lựa chọn cho khách hàng.
- Hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao của năm 2010.
- Phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu doanh thu và phát triển thuê bao viễn thông – CNTT hàng năm, đặc biệt chú trọng vào những dịch vụ mũi nhọn có doanh thu cao, cụ thể: Tập trung phát triển thuê bao điện thoại di động, ADSL; Hoàn thiện phương án kinh doanh cho các dịch vụ mới: IPTV, 3G, phấn đấu giữ ổn định doanh thu mạng điện thoại cố định, đảm bảo sự ổn định và phát triển trong điều kiện có những khó khăn nhất định từ môi trường kinh doanh. Đẩy mạnh công tác tiếp thị bán hàng và chăm sóc khách hàng đặc biệt là công tác chăm sóc khách hàng đặc biệt, khách hàng lớn, khác hàng trung thành… dành thế chủ động trong môi trường cạnh tranh; giữ vững và mở rộng thị phần các dịch vụ; linh hoạt trong xử lý những diễn biến của thị trường.
- Đổi mới các cơ chế quản lý, bố trí, sắp xếp, chuyển đổi nghề cho người lao động phù hợp với môi trường kinh doanh. Thực hiện khoán sản phẩm đến tận tay người lao động; đông viên toàn thể CBCNV nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khả năng sáng tạo, khuyến khích CNCNV lao động giỏi, lao động sáng tạo, tích cự áp dụng công nghệ mới, thực hiện tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động.
- Giữ vững vai tò chủ lực trong lĩnh vực viễn thông – CNTT, đẩy mạnh công tác phối kết hợp với các ban, ngành tại địa phương, thực hiện tin học hóa rộng khắp, thực hiện tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ mới của VNPT; Tiếp tục quảng bá thương hiệu VNPT đén với mọi cấp, mọi ngành và người dân trên địa bàn.
- Xây dựng đơn vị phát triển bền vững, thực hiện phương châm “ Tất cả vì khách hàng” đối với tất cả các dịch vụ viễn thông – CNTT và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến – cải tiến kĩ thuật, phong trào “Sáng tạo VNPT”, phong trào học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBCNV và người lao động.
- Đặc biệt đẩy mạnh công tác thu cước VT – CNTT. Phối hợp tốt và chặt chẽ với Bưu điện tỉnh, các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương trong công tác thu cước.
- Bảo đảm thông tin thông suốt phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Đảng, Chính quyền các cấp; góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống khắc phục thiên tai.
- Đẩy mạnh các phong trào thi đua theo tinh thần chỉ thị 39 của Bộ chính trị trong giai đoạn mới, quán triệt học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc; Xác định rõ mục tiêu thi đua và chỉ tiêu phấn đấu cho từng năm, từng giai đoạn để phù hợp ví định hướng phát triển của Ngành; Gắn thi đua với biểu dương khen thưởng kịp thời để tạo sức lan tỏa, lôi cuốn, cổ vũ các phong trào thi đua thiết thực hơn; Phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2010 và giai đoạn 2010 – 2015
- Tiếp tục thực hiện 3 cuộc vận động: Lao động giỏi, lao động sáng tạo, zây dưng văn minh Bưu điện; Triển khai có hiệu quả 5 chương trình hành động của Công đoàn Bưu điện Việt Nam phát động, tổ chức triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua “Xanh – Sạch – Đẹp”, “Đóng góp nhỏ, hiệu quả lớn” do Tập đoàn và Công đoàn Bưu diện Việt Nam phát động…
- Thực hiện tốt các chính sách xã hội, ổn định việc làm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của CBCNV.
- Thi đua lập thành tích chào mừng các ngày kỉ niệm của đất nước và của cả ngành, chào mừng Đại hội thi đua yêu nước Tập đoàn BCVT Việt Nam lần thứ III và Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Viễn Thông Lạng Sơn trong các năm 2006, 2007,2008, 2009.
Báo cáo tình hình vốn đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn trong các năm 2006, 2007,2008, 2009.
Báo cáo nghiệm thu các công trình xây dựng cơ bản tại Viễn Thông Lạng Sơn: Cáp quang, cơ sở hạ tầng, trạm BTS, trạm VIBA….
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự tại Viễn Thông Lạng Sơn.
Các dự án đã, đang triển khai tại Viễn Thông Lạng Sơn.
Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn mới tại Viễn Thông Lạng Sơn.
Báo cáo về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp về sử dụng vốn tại Viễn Thông Lạng Sơn trong thời gian vừa qua.
Báo cáo về các loại hình dịch vụ đã được đầu tư và nâng cấp đưa vào khai thác sử dụng tại Viễn Thông Lạng Sơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26524.doc