Chuyên đề Đầu tư phát triển thuỷ lợi ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Phát triển thuỷ lợi là một nội dung quan trọng không thẻ thiếu dược trong việc đẩy nhanh sự phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Tuy nhiên, với đặc điểm riêng có của nước ta như thời tiết, khí hậu, đất đai, hệ thống sông ngòi , đặc biẹt là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, vùng đất 9 dòng sông thì việc đầu tư phát triển vào thuỷ lợi là khâu luôn dược đặt lên trên hết, nhưng việc đầu tư vào thuỷ lợi ở nước ta nói chung và của riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn còn có nhiều hạn chế cần khắc phục và yêu cầu đặt ra là phải có những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy quá trình đầu tư vào thuỷ lợi một cách có hiệu quả nhất. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Bạch Nguuyệt, cảm ơn các cô chú chuyên viên, các cán bộ trong Vụ NN&PTNT, đặc biệt là chú Đào Quang Thu đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này, tuy rằng em biết chuyên đề này vẫn còn có nhiều chỗ chưa được rõ ràng nhưng do hạn chế về trình độ và kinh nghiệm nên chắc chắn không thể tránh khỏi những khiém khuyết, mong các cô, các thầy và cấc chú thông cảm và góp ý cho chuyên đề của em được ngày càng hoàn chỉnh hơn.

doc88 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển thuỷ lợi ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưa được tốt, như hệ thống cầu dọc Quốc lộ I đã xong cầu mới nhưng chưa có tuyến kiểm soát lũ tương ứng, hệ thống kiểm soát lũ dọc theo Quốc lộ 80, đã xong kênh thớt lũ nhưng mặt đường và cầu thoát lũ chưa đủ. Tuyến đe ven biển, ven cửa sông cũng đã phát huy tố tác dụng trong kết hợp giao thông tạo thành các tuyến dân cư và phục vụ đi lại thuận tiện cho những vùng xa. Nhờ hệ thống thuỷ lợi, đặc biệt là hệ thống kênh mương, nhìn chung, giao thông thuỷ cũng được phát triển và đóng vai trò quan trọng trong đời sống người dân. Tuy vậy, một số công trình đê, cống còn chưa xem xét kỹ yếu tố giao thông thuỷ, gây cản trở lưu thông cho người dân địa phương. 1.2.6. Đối với môi trường – sinh thái: Phát triển thuỷ lợi là một trong những hoạt động có tác động lớn đến môi trường tự nhiên. Bên cạnh một số tác động tiêu cực không thể tránh khỏi hoặc chưa có điều kiện giảm thiểu, nhìn chung, các phát triển thuỷ lợi đúng hướng đều có tacs động tích cực đến môi trường và sinh thái vùng ảnh hưởng. ậ vùng ngập lũ, hệ thống kênh các cấp đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nước ngọt đến hầu hết mọi nơi, không những làm tốt nhiệm vụ tưới mà còn cẫp nước sinh hoạt và cải thiện môi trường. Ngòi ra, hệ thống kênh này, phối hợp với hệ thống bờ bao docj theo kênh, hình thành các vùng kiểm soát lũ các cấp, tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp và bảo vệ dân sinh kinh tế ngay trong mùa lũ. ậ ven biển, đưa nước ngọt cải tạo các vùng đất mặn để sản xuất nông nghiệp và cải thiện điều kiện sống cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng. Việc ngọt hoá các vùng đất mặn không chỉ đơn thuần vì mục tiêu gia tăng sản xuất lúa, mà nhờ nước ngọt, người dân có thể trồng bất kỳ loại cây nước ngọt nào khác miễn là nó thích hợp với từng đồng đất và đem lại lơi nhuận cao hơn cho họ, như thay vì nuôi tôm sẽ nuôi cá, nuôi vịt, trồng tau màu, cây ăn quả… Nhưng cao hơn cả là nhờ có nước ngọt mà môi trường tự nhiên sẽ được cải thiện rõ rệt, nâng cấp từ môi trường “cấp thấp” sang môi trường “cấp cao”, là cơ hội để đưa nông thôn vùng mặn lên văn minh, hiện đại. Bên cạnh đó, thuỷ lợi cũng có những đóng góp không nhỏ trong các dự án bảo vệ môi trường, đặc biệt từ bên ngoài, như vường quốc gia Tràm Chim (Tam Nông - Đồng Tháp), khu bảo tồn Lung Ngọc Hồng (Long Mỹ-Cần thơ)… 2. Tồn tại và nguyên nhân. 2.1. Một số tồn tại. Bên cạnh những mặt làm được, trong công tác đầu tư phát triển thuỷ lợi còn có một số tồn tại sau đây: 2.1.1. Công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi chưa tương xứng với cơ sở vật chất to lớn về thuỷ lợi đã có. Đây vừa là tồn tại, vừa là nguyên nhân gây hậu quả xuống cấp các công trình và hiệu quả khai thác thấp. Nhiều địa phương chưa quan tâm đến công tác quản lý, một thời gian dài chỉ tập trung vào đầu tư kinh phí, nhân lực, kỹ thuật cho xây dựng công trình mới, coi nhẹ quản lý, nâng cao hiệu quả công trình đã có. Cơ chế chính sách trong quản lý đặc biệt là cơ chế đầu tư và chính sách tài chính không đáp ứng yêu cầu. Việc quản lý các công trình thuỷ lợi chưa tương xứng với cơ chế thị trường hiện nay nhất là đối với các tỉnh miền núi. Cùng với thu thuỷ lợi phí đủ để quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình xuống cấp nghiêm trọng, năng lực phục vụ giảm sút, có công trình chỉ đạt 60% công suất thiết kế. Gặp hạn hán thiếu nước, mất mùa nghiêm trọng, mức bảo đảm an toàn công trình chưa cao, đặc biệt là các hồ chứa nước. Hiện nay có trên 1,3 triệu ha đất sản xuất lúa ở vùng ngập mặn ven biển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, và một số nơi chưa có công trình tưới tiêu chủ động. Chưa phát huy cao độ sức dân làm thuỷ lợi, từ sau hoàn chỉnh thuỷ nông và hợp tác xã tan rã phong trào vận động nhân dân làm thuỷ lợi ngày càng giảm sút, nhất là từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì việc này bị coi nhẹ. Nhiều dự án thuỷ lợi, các hạng mục công trình giao cho địa phương đầu tư đều bị bỏ dở. Trong khi đó hệ thống kênh đất sau mỗi vụ, phục vụ sản xuất công sức phải bỏ ra duy tu bảo dưỡng lại đòi hỏi rất lớn. Hệ thống công trình thuỷ lợi trước đây thiết kế tưới cho cây lúa, nay theo yêu cầu mới phục vụ “đa canh, đa dạng hoá cây trồng”, công rrình phải được cải tạo, bổ sung và nâng cấp. Việc xây dựng công trình tưới cho cây ăn quả, cây công nghiệp, vùng đồi núi, việc kiên cố hoá kênh mương nội đồng, thực hiện kỹ thuật tưới, chế độ tưới tiên tiến để giữ đất, giữ nước là nhưnghx đòi hỏi cấp bách trong sản xuất hiện nay. 2.1.2. Thiên tai, bão lũ, hạn hán vẫn là mối đe doạ thường xuyên và gây ra thiệt hại to lớn về người và của ở nước ta. Thiệt hại do hạn hán gây ra năm 2000, 2001 và 2002 vừa qua làm thiệt hại cho nôg nghiệp hàng tỷ đồng. Còn 1,3 triệu ha đất bị ngập mặn và thuỷ triều về mùa kiệt, nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời thì thiệt hại sẽ lớn hơn. Trong thế biến động lớn về khí hậu và thời tiết trên quy mô toàn cầu, việc phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai lại càng trở nên cấp bách hơn. Hệ thống đê điều và cổng trình phòng chống lũ lụt còn thấp, nên cần được nâng cấp để đối phó với thiên tai ngày càng biến động bất thường. Trước mắt cần có phương án đối phó với lũ, cực hạn có thể xảy ra trong những năm tới đó là những thách thức hết sức gay go trong công tác thuỷ lợi ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước ta nói chung. Việc giảm nhẹ thiệt hại ngập lụt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long mới bắt đầu triển khai chương trình thoát lũ ra biển Tây ở vùng TGLX và ra sông Tiền, sông Vàm Cỏ ở vùng Đồng Tháp Mười. Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn phải tránh lũ chính vụ để sản xuất 2 vụ lúa, vấn đề dân cư trong vùng ngập lụt đang còn là vấn đề khó khăn lớn. Tuy Chính phủ đã có QĐ 99 – TTg về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 đối với việc phát triển thuỷ lợi, giao thông và xây dựng nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nhầưm đảm bảo phát triển sản xuất và ổn định dân sinh trong vùng ngập lũ, nhưng còn phải một quá trình dài thực hiện vớ sức mạnh tổng hợp của Nhà nước và nhân dân mới đạt đ ược mục tiêu. Công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, lũ lụt: còn nhiều bất cập, chất lượng công tác phòng chống thiên tai chưa được xem xét định kỳ, điều chinhỷ, bổ sung kịp thời, chưa thực sự vươn tới chủ động tìm tòi giải pháp có hiệu quả như báo lũ, bão tương đối chính xác để đối phó có hiệu quả, đỡ tốn kém hơn. Từ đó có thể đề ra các biện pháp kỹ thuật chủ động phòng ngừa như công tác quy hoạch phòng chống lũ, đề xuất chiến lược nâng cao năng lực. Lĩnh vực quản lý đê điều chưa được chỉ đạo theo dõi sát sao, xử lý kịp thời,còn để các hiện tượng vi phạm đê điều phát triển ở nhiều nơi. Đây chẳng những là do quản lý Nhà nước của nước ta yếu kém mà còn là việc chưa nghiêm túc thực hiện pháp lệnh đê diều. 2.1.3. Quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên nước Mới tập trung cho việc sử dụng nước mặt để phục vụ sản xuất nông nghiệp, một số vùng chưa chú ý đồng bộ bới tiêu úng, thoát lũ, chưa quan tâm đến chất lượng nước cho các yêu cầu khác nhau và chưa quan tâm đúng mức đếns việc sử dụng nước ngầm và nước ven biển. Trong sản xuất nông nghiệp mới tạap trung tưới cho sản xuất lúa, chưa quan tâm đúng mức đến cây trồng cạn, hoa màu, cây công nghiệp và cây ăn quả. Tài nguyên nước về mùa mưa phong phú, nhưng chưa trữ được nhiều để sử dụng cho mùa khô, các hồ chứa nước mới trữ được khỏng 6% so với tổng lượng nước sản sinh trong mùa mưa. Vì vậy, gặp năm hạn hán gay gắt, tình trạng thiếu nước vẫn xảy ra nghiêm trọng với sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho nhân. Sự ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt và công nghiệp đã trở thành nghiêm trọng. Việc khai thác tuỳ tiện quá mức nguồn nước ngầm dưới đất gây ra suy thoái cạn kiệt nguồn nước, lún, sụt đất đang xảy ra ở nhiều nơi. Nhu cầu cấp nước sạch cho nông thôn, cho dân vùng cao và cấp nước cho các khu công nghiệp và đô thị đang đặt ra ngày càng cấp thiết về số lượng và chất lượng.Hiện nay, một số vùng còn thiếu nước ssinh hoạt trong nùa khô, những năm gần đây mới giửi quyết được một số vùng, vùng nông thôn mới có 32% số dân có nước sạch sinh hoạt. Công tác quản lý tài nguyên nước còn phân tán, chồng chéo về chức năng giữa các Bộ, Ngành và các địa phương, chưa thực sự đi vào một đầu mối quản lý theo lưu vực, tính hệ thống của lưu vực sông của hệ thống thuỷ lợi có nơi bị chia cắt. 2.1.4. Tình hình giải ngân vốn ODA còn chậm. Tỷ lệ giải ngân vốn ODA mới đạt trên 38% do: Vốn vay chủ yếu là các dự án phục hồi và nâng cấp các công trình hiện có nên số lượng các tiểu dự án lớn. Do địa bàn quản lý rộng nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Các tiểu dự án có quy mô, địa hình khác nhau, kỹ thuật không giống nhau nên thời gian chuẩn bị thường bị kéo dài. Sự thiếu đồng bộ giữa các quy định giải ngân trong nước và nhà tài trợ. Thủ tục đấu thầu và thanh quyết toán rườm rà. Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn. Sự hạn chế về năng lực và trình độ của đội ngũ làm công tác chuẩn bị và quảnt lý dự án ứ Ngoà ra việc đầu tư phát triển thuỷ lợi ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước ta nói chung còn có một số tồn tại khác như: Việc phối hợ giữa vốn trong nước để phát huy nội lực phục vụ các mục tiêu chiến lược phát triển của ngành làm chưa tốt; việc chuẩn bị các dự án để làm việc với các nhà tài trợ thường chậm và còn nhiều thiếu sót ảnh hưởng tới việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Từ công tác đầu tư xây dựng thuỷ lợi đã cho thấy, còn những công trình ra đời vội vã, không phù hợp, không phát huy được tác dụng, còn những công trình đầu tư dàn trải kém tậo trung (đặc biệt là các dự án nhóm C), hiệu suất không cao, còn những công trình đầu tư với công nghệ lạc hậu và thiếu tính thuyết phục về khoa học, thiếu đồng bộ, còn những công trình đầu tư cấp thiết được thực hiện… gây thất thoát, tốn kém, lãng phí tiền của và công sức xã hội, thậm chí cả xương máu. Việc huy động, khai thác các nguồn vốn đầu tư thuộc các địa phương quản lý để đầu tư công trình còn thiếu đồng bộ. 2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên. Công tác thuỷ lợi trong nhiều năm qua còn có những thiếu sót do nhiều nguyên nhân: Từ nhận thức cơ chế đầu tư đến các khâu quy hoạch, thiết kế, xây dựng vf quản lý vận hành… Thứ nhất: Suất đầu tư xây dựng công trình thấp, công trình chưa hoàn chỉnh do nguồn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ đầu tư phần đầu mối và trục chính. Phần kênh cấp dưới chủ yếu dựa vào huy động sức dân chưa đáp ứng yêu cầu khiến công trình không đồng bộ. Suất đầu tư thấp nên không có điều kiện để đưa những công nghệ hiện đại, vật liệu và thiết bị tiên tiến vào xây dựng và quản lý các công trình thuỷ lợi. Thứ hai: Về quy hoạch chưa toàn diện trong đó chưa gắn chặt được rừng, nước vào sản xuất và đời sống. Trong quy hoạch chủ yếu tập trung cho các công trình tưới mà chưa chú ý đúng mức đến tiêu nước, thoát lũ. Trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu mới cân đối cho sản xuất lúa, chưa quan tâm đúng mức đến cây trồng cạn, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả… Việc quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ, tình trạng làm thêm nhiều hồ nhỏ phía thượng lưu hồ lớn một mặt làm mất nguồn sinh thuỷ của hồ nhỏ bị sự cố. Thứ ba: Trong thiết kế đối với khu vực có điều kiện thời tiét, khí hậu địa hình, địa chất phức tạp, các chỉ tiêu thiết kế apa dụng có hiệu quả thấp. Trong thiết kế lũ của các hồ chữa đều tính toán lũ đơn thực tế lại thường xảy ra lũ kép khi bão áp thấp nhiệt đới liên tiếp đổ bộ vào đất liền. Hệ số tưới cho lúa hè thu nhỏ, các công trình giao tiếp giữa tưới và tiêu nước, thoát lũ có kết cấu và khẩu diện hợp lý. Thứ tư: Trong xây dựng do cơ chế bao cấp nên chất lượng một số công trình chưa cao, hình thức xấu. Việc thi công kéo dài và không đồng bộ, có công trình đã đưa vào khai thác hàng chục năm nhưng mới nghiệm thu, bàn giao quyết toán. Nhiều công trình trong đó cả hồ chứa lớn không xây dựng đường quản lý đảm bảo cơ giới, cơ động cả mùa khô và mùa lũ. Khi xây dựng chưa quan tâm đúng mức đến quan lý vân hành nên các trang bị và phương tiện quản lý rất thiếu thốn. Thứ năm: Trong quản lý, vận hành và bảo vệ công trình cũng còn nhiều thiếu sots. Từ công tác nghiệm thu, bàn giao công trình, mặc dù Bộ đã quan tâm chỉ đạo nhưng việc nghiệm thu một số công trình đưa vào quản lý còn thiếu chặt chẽ, mang tính hình thức, ngay sau khi bàn giao đã bộc lộ một số bộ phận chất lượng kém, khối lượng còn lại khá nhiều. Trong phòng chống lũ, nhất là đối với các hồ chứa từ phương án đảm bảo an toàn vật tư, vật liệu dự phòng đến lực lượng ứng cứu, chỉ huy… chưa được coi trọng đúng mức. Công tác quản lý công trình theo các quy trình, quy phạm kỹ thuật chưa được thực hiện nghiêm túc. Công tác kiểm tra trước lũ, sau lũ đã thành nền nếp nhưng có nơi vẫn làm sơ sài, hình thức. Công tác bảo vệ công trình chưa được coi trọng đúng mức. Tình hình xâm hại các công trình thuỷ lợi vẫn xảy ra chưa được chính quyền địa phương quan tâm xử lý. Hiện nay, hầu hết các hệ thống đã xây dựng quy trình vận hành, quy trình điều tiết các hồ chứa nước, nhất là các hồ thoát lũ bằng tràn có cửa (cửa tràn). Việc dùng nước có kế hoạch đã thúc đẩy việc quản lý nước chặt chẽ, tiết kiệm. Tuy nhiên, vẫn còn địa phương chưa tuân thủ nghiêm túc quy trình vận hành nên sử dụng nước rất lãng phí. Thứ sáu: Trong quản lý tài chính kinh tế ở các doanh nghiệp khai thác các công trình thuỷ lợi vẫn hết sức khó khăn. Việc thu đúng, thu đủ mức thuỷ lợi phí theo Nghị định 112 ngay trong một địa phương thực hiện cũng ở mức độ khác nhau. Thực tế cho thấy nơi nào chính quyền địa phương quan tâm thì ở đó thu thuỷ lợi phí thuận lợi. Những nơi thu thấp chưa có những biện pháp hữu hiệu đã dấn tới tình trạng ỷ lại và dựa dẫm. ứ Tóm lại, Trên đây là toàn bộ thực trạng đầu tư phát triẻn thuỷ lợi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong những năm gần đây. Bên cạnh những việc đã làm được thì còn có rất nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục. chương iii. phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển thuỷ lợi trong thời gian tới I. Nhận định chung về quy hoạch lũ và hệ thống công trình kiểm soát lũ qua lũ năm 2000 Lũ năm 2000 cho chúng ta sự kiẻm chứng thực tế và sinh động nhất những nghiên cứu trongquy hoạch lũ và những công trình ddã làm từ quy hoạch lũ. Tuy còn những vấn đề cần tiếp tục xem cxét, nhưng hệ thống công trình kiểm soát lũ hiện nay cho thấy: Dự án quy hoạch lũ Đồng Bằng Sông Cửu Long được thực hiện trong thời gian từ 1994 – 1998 là hoàn toàn hợp lý về diểm rơi. Nừu quy hoạch này hoàn thành trước năm 1994 sẽ thiếu các thông tion từ lũ năm 1996, chưa phù hợp với thực trạng sẽ phát triển ở vùng lũ và người dân nhìn chung chưa thực sự sẵn sàng với yêu cầu kiểm soats lũ ở mức cao hơn. Nừu quy hoạch này thực hiện sau lũ năm 2000, thì thiệt hại do lũ gây ra sẽ vô cùng lớn, phát triển kinh tế – xã hội vùng ngập lũ Đồng Bằng Sông Cửu Long tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Định hướng quy hoạch kiểm soát lũ Đồng Bằng Sông Cửu Long là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện rõ nhất từ quyết định 99 – TTg; Những giải pháp trong quy hoạch kiểm soát lũ là hoàn toàn có cơ sở và phù hợp với mục tiêu đặt ra và thực trạng phát trển. Tuy nhiên, do ĐTM là đồng ngập lụt kín, lại chịu tác động trực tiếp dòng chảy tràn từ Campuchia có xu thế ngày cxàng lớn và phức tạp, nên cần được tiếp tục đầu tư nghiên cứu một cách đồng bộ, xem xét với các giải pháp kiểm soát lũ phía CamPuChia, đáp ứn tốt nhất yêu cầu của một hệ thóng kiểm soát lũ. Tuy chưa được đầu tư đồng bộ nhưng những công trình kiểm soát lũ hiện có đã phát huy tác dụng tôt, mang lại hiệu quả cao trong kiểm soát lũ tháng 8 để thu hoạch lúa Hè – Thu, giảm đỉnh lũ chính vụ và góp phần rút lũ cuối vụ, đặc biệt ở vùng TGLX; Nhờ kết hợp giữa giao thông - uỷ lợi và tạo nền dân cư, hầu hết các công trìh kiểm soát lũ đều đứng vững và phát huy tác dụng trong kiểm soát lũ, đảm bảo giao thông và an toàn cho người dân. II. Những bài hoc kinh nghiệm rút ra từ trận lũ năm 2000 và những vấn đề tiếp tục được nghiên cứu. 1. Bài học kinh nghiệm từ trận lũ năm 2000. Từ đặc thù của Đồng Bằng Sông Cửu Long, với kinh nghiệm phòng né lũ của người dân Nam Bộ và thực tiễn cuộc sống đã chứng minh phương châm chung sống với lũ một cách chủ động, ổn định và phát triển là con đường đúng đắn và hiệu quả nhất. Qúa chú trọng đến các biện pháp công trình mà chưa chú trọng đúng tầm quan trọng của các biện pháp phi công trình trong kiểm soát lũ, như làm tốt hơn công tác dự báơ, cảnh báo, có kế hoạch phòng chống lũ sớm, lớn và kéo dài để chủ động vảo vệ lúa Hè – Thu, vùng cây ăn quả, chủ động trong việc di dời dân cư đến nơi an toàn. Công tác tuyên truyền, kiểm tra phương án, chuẩn bị phương tiện, vật tư phục vụ cho cứu nạn, cứu hộ trong lũ còn yếu và thiếu… Trận lũ lịch sử năm 2000 cho chúng ta những kinh nghiệm và bài học quý giá vừa là cơ sở tin cậy để đánh giá tính hiệu qủa những công trình đã làm, đòng thời là nền tảng vững chắc cho chúng ta xem xét điều chỉnh phương châm chung sống với lũ nhưng phải chủ động trong phòng tránh, kiểm soát lũ ở khả năng có thể và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ gây ra. Điều tra đánh giá hiệu quả và khả năng thực tế của hệ thống công trình kiểm soát lũ vùng TGLX, trong đó tập trung vào 2 đập cao su Tra Sư – Tha La, các cầu, cống thoát lũ dọc đường Rạch Giá - Hà Tiên và ven biển Tay. Các công trình kiểm soát lũ phù hợp với quy hoạch, có cơ sở khoa học cần thực hiện sớm trong năm 2001. Kinh nghiệm và thành quả của việc kiểm soát lũ ở TGLX sẽ giúp ích nhiều cho việc kiểm soát lũ ở ĐTM; Qua lũ năm 2000 cho thấy hệ thống bờ bao kiểm soát lũ đầu vụ ở vùng ngập sâu và kiểm soát lũ chính vụ ở vùng ngập nông ddang đặt ra một số vấn đề cần được xem xét giải quyết ở góc độ tổng thể chung, đặc biệt là về quy mô từng công trình và cả hệ thống, quy trình và hiệu quả kinh tế; Thiệt hại do lũ năm 2000 không lớn lắm , song, cũng từ lũ năm 2000 cho thấy cần xem xét, bố trí lại cơ cấu cây trồng và lịch thời vụ cho phù hợp với thực tế của từng vùng. ậ vùng ngập sâu không nên làm lúa vụ 3 vì kém hiệu quả và dễ gặp rủi ro. Ngay cả vùng ngập nông cũng chỉ nên làm 2 vụ lúa và một vụ màu. Đối với vùng cây ăn quả cần lựa chọn những lại cây thích hợp hay có khả năng chịu ngập nước. Những lợi cây không chịu được ngập nước nhưng có hiệu quả kinh tế cao cần làm bờ bao để bảo vệ an toàn; Đối với chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản cũng cần xem xét bố trí lại giống loài, hình thức nuôi thả để ít bị thiệt hại nhất khi lũ lớn xảy ra; Từ những hạn chế nhất định trong thoát lũ ra biển Tây của tuyến Rạch Giá - Hà Tiên, cần kiểm tra và rà soát lại toàn bộ hệ thống đường giao thông bao gồm các tuyến quốc lộ, liên tỉnh lộ về cao trình, mặt cắt thiết kế và khẩu diện thoát lũ để có kế hoạch nâng cấp, bảo đảm vừa liền tuyến và thoát lũ theo yêu cầu, vừa là tuyến bố trí dân cư an toàn trong suốt mùa lũ; Rà soát điều chỉnh quy hoạch dân cư, xây dựng chính sách đầu tư phát triẻn khu dân cư và nhà ở đối với nhân dân vùng ngập lũ, hạn chế việc di dời khi có lũ xảy ra. Tổ chức khắc phục ô nhiễm môi trường, góp phần ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm sức khoẻ nhân dân và ổn định sản xuất. 2. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong phát triển thuỷ lợi. Phát triẻn nông nghiệp ở vùng lũ theo hướng đa dạng hoá về cây trồng, an toàn về thời vụ, ít rủi ro trong thu hoạch, hiệu quả cao trong đầu tư và hạn chế biến động trong kinh té nông hộ; Phát triển kết cấu hạ tầng ở vùng lũ theo hướng chung sống chủ động ở mức cao với lũ nhưng không làm tăng lũ, không tác động lớn về môi trường sinh thái lũ; Đảm bảo an toàn ở mức cao nhất về tính mạng người dân. Chủ động phòng tránh, cứu hộ, cứu nạn ở mức cao; Nếu như quy hoạch kiểm soát lũ trước đây chu ý nhiều đến mô hình lũ thiết kế năm 1961, là trận lũ có đỉnh cao nhưng không quá bất lợi về thời gian, thì qua lũ năm 2000 cần phải xem xét mực nước thiết kế lũ đầu vụ; Thực tế lũ năm 2000 cho thấy, với những biến động khí hậu toàn cầu, việc xuất hiện một trận lũ có đầu lũ như lũ năm 2000, giữa lũ như năm 1961 và cuối lũ như năm 1996, với triều cao như năm 1994, mưa nội đồng như năm 1978, mức độ kết cấu hạ tầng phát triển như hiện nay và sẽ còn cao hơn, là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, mục tiêu và tiêu chuẩn kiểm soát lũ phải được nâng cao hơn hiện nay mới có thể đảm bảo cho cuộc sống của người dân và sản xuất trong vùng ngập lũ; Để kiểm soát lũ một cách hiệu quả và kinh tế, cần phân cấp đối tượng và mục tiêu kiểm soát lũ sao cho mỗi đối tượng có một tiêu chuẩn thiết kế tương ứng. Khi có nhiều đối tượng trên cùng một khu vực cần kiểm soát thì con người là ưu tiên số 1 và các đối tượng khác được can nhắc trên cơ sở đánh giá trọng số; Mối quan hệ giữa kiểm soát lũ và bảo vệ nguồn nước mùa kiệt là mối quan hệ tương hỗ, không thể bằng mọi giá để thoát lũ nhanh trong khi hậu quả của việc mất nước mùa kiệt không được xem xét thoả đáng. Nước lũ cũng là tài nguyên, và vì vậy, việc thoát nhanh chúng ra biển, sang sông khác hay trở lại hạ lưu sông cần được cân nhắc như là một bài toán tiêu tốn và sử dụng tài nguyên; Với nguông nước lũ l;ớn, ngập sâu và kéo dài, giàu phù sa và phù du, thì bảo vệ và phát triển thuỷ sản trong vùng ngập lũ cũng cần được xem xét thoả đáng hơn trong bài toán kinh tế – xã hội – nông nghiệp và thuỷ sản; Lũ năm 2000 cho thấy một bài học đắt giá về bảo vệ vùng cây ăn quả. Cần nhanh chóng nghiên cứu quy hoạch ổn định và đảm bảo phát triển bền vững vùng cây ăn quả, chú ý đến nhiều mục tiêu như hiệu quả kinh tế, giống cây, khả năng chịu ngập khi có sự cố để bố trí cho từng vùng với mực kiểm soát lũ khác nhau; Mô hình làm nhà trên cọc, tôn nền và bao đê đều có ưu, khuyết điểm riêng, song, thực tế cho thấy một bộ phận không nhỏ dân cư chưa lựa chọn được một mô hình phù hợp nhất trong điều kiện ngập lũ và cuộc sống của họ. Cần có sự khảo sát kỹ hơn để tư vấn cho người dân hình thức chung sống với lũ hiệu quả nhất tuỳ theo điều kiện cụ thể từng vùng; Kết hợp hệ thống công trình giao thông – thuỷ lợi ở vùng ngập lũ thời gian qua cho thấy hiệu quả cao và là mô hình đúng đắn ở vùng ngập lũ để phát triển và phát triển ổn định. Tuy nhiên, cần có sự xây dựng quy hoạch đồng bộ giữa hai loại công trình để vừa nâng cao hiệu quả hệ thống, vừa đảm bảo an toàn cho nguồn vốn xây dựng trước những trận lũ lớn; Mô hình bờ bao kiểm soát lũ tháng 8 ở vùng ngập sâu tỏ ra khá hiệu quả trong thời gian qua. Song, cần tính toán và cân nhăca kỹ nên kiểm soát lũ tháng 8 đến mức độ nào và diện tích bao nhiêu để vừa kinh tế, vừa không ảnh hưởng giữa các vùng. Rất cần một sự đánh giá khách quan và khoa học vùng nào mang hiệu quả kinh tế nhất để kiểm soát lũ tháng 8 ở mức cao, vùng nào chỉ nên dừng ở mức kiểm soát lũ tháng 8 có mức độ và chấp nhận rủi ro. Nừu cứ phát triển với quy mô lớn không kiểm soát, chắc chắn thiệt hại sẽ càng lớn; Đối với vùng kiểm soát lũ triệt để, an toàn và môi trường sau lũ cũng đặt ra những vấn đề không nhỏ. Không thể chỉ vì hiệu quả có thực từ một vụ lúa để đánh mất đi môi trường và dịch bệnh hàng năm đe doạ tính mạng người dân; Thực tế lũ 2000 cũng đặt ra vấn đề là, trong khi chúng ta quá chú trọng đến kiểm soát lũ đầu vụ và chính vụ, thì việc kiểm soát lũ cuối vụ chưa dược đặt đúng mức. Kiểm soát lũ cuối vụ hiệu quả vừa rút ngắn thời gian ngập lđể có thể tiến hành vụ Đông - Xuân sớm hơn (vụ Đông – Xuân cho năng suất và chất lượng nông phẩm tốt hơn), vừa tiết kiệm nước tưới trong mùa kiệt và lại vùa có tthể kết hợp làm tốt công tác môi trường sau lũ. III.Phương hướng, Mục tiêu và nhiệm vụ chính của việc phát triển thuỷ lợi giai đoạn tới (2003 – 2010). 1. Phương hướng. Trong văn kiện ĐH Đảng IX đã xác định phương hướng , nhiệm vụ phát triển thuỷ lợi từ năm2001-2005 là: “phát triển nhanh hệ thống thuỷ lợi ở tất cả cá vùng, đặc biệt l;à khôi phục, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng hệ thông thuỷ lợi đã có ở hai vùng đồng bằng lớn của đất nước; thực hiện chương trình chống nhiễm mặn, chua phsèn và chống lũ toàn diện ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Xây dựng các hồ chứa nước ở các vùng trung du, miền núi, vừa cải thiện nguồn nước sinh hoạt cho dân cư. Dự kiến trong 5 năm, năng lực tưới tăng thêm 20 vạn ha, năng lực tiêu úng tăng thêm 25 vạn ha, tạo nguồn nước tưới ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 50 vạn ha, ngập mặn 10 vạn ha” Thực hiện đường lối phát triển thuỷ lợi do ĐH Đảng IX để ra, tại “ kế hoạch phát triển thuỷ lợi 5 năm 2001-2005 và định hướgn đến năm 2010” số 1034 CV/KH ngày 19/6/1999, bộ trưởng Bộ thuỷ lợi trình TTCP mục tiêu phát triển ngành thuỷ lợi đến năm 2005 được cụ thể hoá như sau: Đảm bảo tưới cho lúa: 6 triệu ha Tưới cho rau màu, cây công nghiệp :1 triệu ha Nước cho công nghiệp và dân sinh: 11 tỷ m3. Đảm bảo an toàn và ổn định hệ thống Sông Cửu Long, Đê chính khu 4 không để xảy ra sự cốvỡ đê với mức lũ lịch sử. Củng cố đê biển ở Miền Bắc và Miền Trung, chống được bão cấp 9, cấp 10 tiến đến cấp 11, cấp 12 khi cótriều cường. Vốn đầu tư 13000 tỷ đồng. 2. Mục tiêu. Tiếp tục thực hien các ý tưởng của QĐ 99 – TTg của Thủ tướng Chính phủ, đẩy mạnh hơn nữa việc phát triẻn thuỷ lợi kết hợp với giao thông và xây dựng nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, với các mục tiêu và nhiệm vụ chính sau: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và lực lượng sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, phát triển nông nghiẹp toàn diện, xây dựng nông thôn Đồng Bằng Sông Cửu Long theo hướng CNH, HĐH; Kết hợp tốt hơn nữa các công trình thuỷ lợi giao thông và dân cư, tạo điều kiên thuận lợi phát triển kinh tế xã hội ở tất cả các vùng một cách đồng đều, trong đó ưu tiên vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc ít người; Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, đồng thời chuyển hướng nông phẩm, hàng hoá thích nghi với cơ chế thị trường cả trong nước và thế giới, cải thiện đời ssống cho trên 10 triệu dân vùng ngập lũ và 4,5 triệu dân vùng ven biển; Tạo điều kiện thuận lợi để từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bền vững, gắn hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 3. Những nhiệm vụ chính của công tác phát triển thuỷ lợi giai đoạn 2003 – 2010. Để thực hiện các mục tiêu trên, công tác phát triển thuỷ lợi trong giai đoạn 2001 – 2005 cần thực hiện những nhiệm vụ chính sau: Xây dựng và hoàn chỉnh một số hệ thống công trình kiểm soát lũ, ngănn mặn, cấp nước ngọt, cải thiện môi trường… ở cả 3 vùng ngập lũ (ưu tiên vùng ĐTM), vùng ngọt (ưu tiên các vùng cây ăn quả), vùng ven biển (ưu tiên các dự án Nam Măng Thít, Quản Lộ – Phụng Hiệp, Ba Lai và hệ thống đê biển, đê cửa sông); Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, lập nghiên cứu khả thi và đề nghị xây dựng một số công trình thuỷ lợi đã rõ về mặt kỹ thuật, tương ứng với nguồn vốn và mang lại hiệu quả cao; Kết hợp với các ngành nông nghiệp thuỷ sản, lâm nghiệp xem xét chuyển dịch một số chân ruộng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản, chuyên canh cây công nghiệp, hoa màu và trồng rừng. Đến năm 2005, duy trì diện tích gieo trồng lúa ở mức xấp xỉ 3,2 – 3,4 triệu ha, trong đó có 1,45 – 1,50 triệu ha lúa Đông - Xuân, đạt tổng sản lượng 16,5 – 17,0 triệu tấn lúa, trong đó 6 – 7 triệu tấn chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Mở rộng và duy trì ổn định khoảng 35 – 40 nghìn ha ngô, 85 – 90 nghìn ha mía, 18 – 20 nghìn ha đậu các loại, 10 – 15 nghìn ha bông vải, 230 nghìn ha cây ăn quả, 110 – 120 nghìn ha rau các loại, 450 – 480 nghìn ha nuôi trồng thuỷ sản và 380 – 390 nghìn ha rừng; Cùng với các ngành giao thông, xây dựng làm tốt hơn nữa việc kết hợp cac công trình thuỷ lợi với giao thông và quy hoạch dân cư, phối hợp với các ngành điện lực, giáo dục, y tế… trong việc lấy phát triển thuỷ lợi làm cơ sở để xây dựng kết cáu hạ tầng, phát triển nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại. IV. Nội dung và Giải pháp chính phát triển thuỷ lợi giai Đoạn 2001 – 2005. 1. Nội dung Về công tác quy hoạch thuỷ lợi: Bổ sung và điều chỉnh quy hoạch lũ Đồng Bằng Sông Cửu Long trên cơ sở tính toán hoàn nguyên lũ năm 2000 gắn với toàn lưu vực sông Mê Kông; Nghiên cứ quy hoạch thuỷ lợi tổng hợp phục vụ sản sxuất và ổn định đời sống dân cư vùng ven biên giới Việt Nam – CamPuChia (5tỉnh); Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Vàm Cỏ; Quy hoạch hệ thống đê bao cho vùng ngập sâu; Điều chỉnh và bổ sung quy hoạch cho vùng Nam Bán đảo Cà Mau và các vùng ven biển để xây dựng và khai thác các công trinhf thuỷ lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản; Quy hoạch phòng chống xói lở ở bờ sông Tiền và sông Hậu; Quy hoạch chi tiết một số vùng để có kế hoạch chủ động đầu tư phát triển thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất. Về công tác điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học thuỷ lợi: Tiếp tục các chương trình điều tra cơ bản đang thực hiện như điều tra trạng thái dòng chảy và diễn biến môi trường sinh thái vùng ngập lũ Đồng Bằng Sông Cửu Long, điều tra diễn biến môi trường vùng ven biển Rạch Giá - Hà Tiên, điều tra chất lượng nước hạ lưu sông Mê Kông, điều tra chua mặn và điều tra diễn biến môi trường vùng ven biển, điều tra diễn biến lòng dẫn của sông Tiền và sông Hậu…; Đề xuất một số chương trình điều tra cơ bản mới mhằm cung cấp thêm thông tin cho các dự án phát triển thuỷ lợi…; Triển khai đề tài khoa học cấp Nhà nước về ngân hàng dữ liệu cơ bản xây dựng mô hình vùng mặn. Đề xuất thêm một số ề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ; Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước trao đổi thông tin khoa học – kỹ thuật, nâng cao năng lực chuyên ngành và sự phối hợp đa ngành. Nâng cao hiệu quả và độ tin cậy của các mô hình toán – thuỷ lực cho mùa lũ và mùa kiệt, các mô hình phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường. Về công tác đầu tư xây dựng thuỷ lợi cho từng vùng: Vùng Tứ giác Long Xuyên: Tiếp tục triển khai hoàn chỉnh các công trình thuỷ lợi kết hợp tưới, tiêu, rửa phèn, ngăn mặn với kiểm soát lũ gồm: Mở thêm các cửa đủ khẩu diện thoát lũ qua quỗc lộ 80 đoạn từ Hòn Đất đến Hà Tiên đồng bộ với kênh nối ra biển Tây, xây dựng các cống cuối kênh như Tà Xăng, Tam Bản, Cái Tre, Bình Giang 1, Bình Giang 2… và đê biển; Nạo vét mở rộng các kênh như Hà giang, Trà Sư – Tri Tôn, Số 2, Cần Thảo, Tám ngàn,H7, H9, Mỹ Thái - Mười Châu Phú, Ba Thê, Kiên Hảo, Chóc Năng Gù, Rạch Giá - Long Xuyên, Tròn, Cái Sắn… để tạo nguồn ngọt và thoát lũ; Đầu tư các công trình chống lũ cho thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, các thị tứ Châu Phú, Cái Dầu, Thoại Sơn, Tân Hiệp, Kiên Lương, Hòn Đất…; Tiếp tục nghiên cứu khả năng xây dựng các cống ven sông Hậu để chủ động kiểm soát lũ và điều tiết nước. Vùng Đồng Tháp Mười: Nạo vét mở rộng các kênh để lấy đất tôn nền dân cư như Sở Hạ - Cái cỏ – Long Khốt, Tân Thành – Lò Gạch, Hồng Ngự, Đồng Tiến – Dương văn Dương – Lagrange, Bảy Chín, Hai Tám, 2/9, Kháng Chiến, Bình Thành, Phước Xuyên…; Nạo vét mở rộng các kênh thoát lũ nối từ kênh Nguyễn văn Tiếp qua quốc lộ 1 ra sông Tiền như Đường Thét – Cần Lố, 307, Bà Bỡo…; Xây dựng đê bao bảo vệ các thị trấn Tân Hưng, Mộc hoá, Hồng Ngự, Tam Nông, Tháp Mười, Thanh Bình, thị xã Cao Lãnh… Vùng Tây sông Hậu: Tiếp tục đầu tư thực hiện mục tiêu ổn định phát triển sản xuất cả năm cho khoảng 400 nghìn ha, tiến tới chủ động giữ ngọt, tiêu úng, xổ phèn, ngăn mặn và kiểm soát lũ tạo điều kiện thuận lợi bố trí mùa vụ các loại cây con thích hợp; Nạo vét, mở rộng các kênh Nàng Mau 2, KH7, tiếp tục đầu tư dự án Ô Môn_Xà No; Nghiên cứu phát triển thuỷ lợi kết hợp giao thông và xây dựng nông thôn cho các dự án Cái Sắn – Thốt nốt, Thốt Nốt - Ô Môn; Nghiên cứu kiểm soát lũ chủ động dọc theo tuyến lộ bờ Nam kênh Cái Sắn và phía sông Hậu; Nghiên cứu để dần từng bước xây dựng các cống ngăn mặn ven sông Cái Bé, Cái Lớn; Xây dựng đê bao bảo vệ các thị trấn Tân Hiệp, Thốt Nót, Ô Môn, Giồng Riềng… Vùng Quản Lộ – Phụng Hiệp (ngọt hoá mở rộng U Minh): Tiếp tục đầu tư xây cựng các công trình thuộc dự án ngọt hoá Quản Lộ – hụng Hiệp bằng nguồn vốn của WB, trên cơ sở đánh giá lại khả năng chuyển đổi cơ cấu sản xuất giữa nông nghiệp và thuỷ sản; Tiến hành thi công các cống Xợo Rô, Biển nhị, Tắc Thủ, mở rộng phạm vi vùng ngọt hoá sang U Minh thượng và U Minh hạ (trên cơ sở tổng két việc thực hiện quyết định 99 - TTg); Đầu tư xây dựng tiểu vùng 4 thuộc Bán đảo Cà Mau, tạo điều kiện mở rộng ngọt hoá vùng bắc Bán đảo thuộc các tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu; Nạo vét mở rộng cac kênh KT1, Làng thứ 7… Vùng giữa hai sông Tiền và sông Hậu: Nạo vét mở rộng các kênh Năm Xx, Vĩnh An, Mương Kai, cái Vồn - Xẻo Mát, kết hợp bố trí dân cư; Hoàn thành xây dựng dự án Bắc Vàm Nao; Nghiên cứu và phát triể thuỷ lợi phục vụ chuỷen đổi sản xuất thích hợp cho các khu vực Bắc và Nam Lấp Vò, Bắc Măng Thít; Xây dựng đê bao bảo vệ cho các thị trấn An Phú, Phú Châu, Phú Tân, Chợ Mới, Phú Mỹ; Nghiên cứu để có biẹn pháp bảo vệ chống xói lở thị trấn Tân Châu; Tiếp tục chương trình ngọt hoá phát triển toàn diện dự án Nam Măng thít bằng nguồn vốn vay của ngân hàng thế giới (WB); Hoàn thành cống đập Ba Lai, Cỗu Sập và từng bước xây dựng hệ thống kênh mương các cấp; Chuẩn bị đầu tư các cống đập Bến Tre và An Hoá, cống Bến Rớ và nạo vét mở rộng dợn đầu sông Ba Lai; Nghiên cứu khả thi dự án thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất khoảng 50 nghìn ha nằm giữa tuyến đê ngọt hoá và tuyến đê biển của tỉnh Trà Vinh. Các dự án khác: Tiếp tục xây dựng và hoàn thành các dự án Bảo định, Rạch Tràm, Xuân Hoà - Cầu Ngang (Tiền Giang); Đầu tư xây dựng hệ thống đê biển các tỉnh ven biển như Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên giang. (Xem phụ biểu ) 2. Giải pháp chính phát triển thuỷ lợi giai đoạn tới. Đối với vùng ngập lũ sâu: Tiếp tục củng cố và xây dựng các tuyến, cụm dân cư để bảo vệ an toàn tính mạng người dân trong bất cứ hoàn cảnh nào; Hoàn chỉnh bước 1 hệ thống kiểm soát lũ vùng TGLX, triển khai và đẩy nhanh xây dựng hệ thống kiểm soát lũ ở vùng ĐTM, củng cố hệ thống bờ bao, cống bọng ở vùng ngập sâu đảm bảo kịp thời thu hoạch lúa Hè – Thu và xuống giống vụ Đông – Xuân; Phát triển hệ thống kiểm soát lũ đi đoi với hệ thống kiểm soát tưới, tiêu, cấp nước sinh hoạt, bảo vệ môi trường, phát triển thuỷ sản vùng ngập lũ; Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng và lịch mùa vụ có cân nhắc thời gian ngập lũ và thời kỳ dòng chảy kiệt nhất trên sông, nghiên cứu các loại cây con phù hợp với từng vùng, từng nơi, từng thời kỳ, linh hoạt chuyển đổi theo cơ chế thị trường nhưng có định hướng, không phá vỡ quy hoạch chung. Đối với vùng ngập nông: Nghiên cứu hệ thống công trình đồng bộ để tiến tới chủ động kiểm soát tưới, tiêu và phòng chống lũ; Phát triển kết cấu hạ tầng và các dịch vụ kinh tế – xã hội theo hướng ổn định và văn minh, hiện đại; Xây dựng hệ thống thuỷ lợi gắn vớ giao thôg thuỷ bộ và phát triển nông thôn; Xây dựng hệ thống bờ bao vững chắc kiểm soát lũ triệt để nhằm bảo vệ an toàn vườn cây ăn quả và cây công nghiệo ngắn ngày. Đối với vùng mặn: Đẩy mạnh tiến trình ngọt hoá cho các vùng Gò Công, Ba Lai, Nam Măng Thít, Quản Lộ – Phụng Hiệp mở rộng (sau khi tổng kết QĐ 99 – TTg); Xây dựng hoàn chỉnh giai đoạn 1 hệ thống đê biển và đê cửa sông để phòng chống thiên tai và bảo vệ tính mạng của Nhà nước và nhân dân vùng ven biển; Nghiên cứu, bố trí hệ thống công trình thuỷ lợi phù hợp với đặc thù của một số khu vực có điều kiện chuyển đổi từ sản xuất lũa sang nuôi trồng thuỷ sản. V. Kết luận và kiến nghị. 1. Kết luận. Thực tế phát triển thuỷ lợi thời gian qua, đặc biệt là những năm gần đây sau khi có QĐ 99 – TTg, cho thấy công trình thuỷ lợi luôn gắn kết với các kết cấu hạ tầng, cả ở vùng ngập lũ, vùng ngọt và vùng mặn ở ĐBSCL. ở vùng ngập lũ, không thể có một giải pháp kiểm soát lũ hữu hiệu một khi các kết cấu hạ tầng không mang tính đồng bộ, thống nhất, tương hỗ lẫn nhau. Về vấn đề này, QĐ 99 – TTg của TTCP là một bước đi cực kỳ đúng đắn và mang tính chiến lược cao cần tiếp tục phát huy và bổ sung để chỉ đạo việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đồng Bằng Sông Cửu Long từ nay đến năm 2010, đặc biệt là trong những năm gần đây. Những thành tựu trong bảo vệ dân cư, hạn chế tác hại cho sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng qua trận lũ năm 2000 cho thấy QĐ 99 – TTg về việc kết hợp các công trình giao thông - thuỷ lợi và ổn định dân cư của TTCP là rất kịp thời, mang tính chiến lược cao trong phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt đối với vùng ngập lũ. Qua kiểm chứng của lũ năm 2000, cho thấy hệ thống kiểm soát lũ vùng TGLX đã mang lại hiệu quả to lớn, cho phép chúng ta khẳng định những giải pháp, nội dung và bước đi trong quy hoạch kiểm soát lũ là hoàn toàn đúng đắn. Vì thế, cần tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng những công trình đã rõ về mặt kỹ thuật trong hệ thống công trình kiểm soát lũ ở vìng ĐTM. Những hạn chế qua trận lũ năm 2000 cũng đã được xem xét, rút kinh nghiêm, vừa giúp điều chỉnh kịp thời những khiếm khưyết trong hệ thống, vừa tìm ra những giải pháp hợp lý hơn để có thể kiểm soát lũ ngày càng hiệu quả. Các trận lũ vừa qua, đặc biệt là lũ năm 2000 cũng đặt ra những vấn đề không kém phần quan trọng trong quy hoạch bờ bao ở cả 3 vùng với mức kiểm soát lũ khác nhau nhằm đảm bảo sự cân bằng và hợp lý trong quy hoạch bảo vệ lúa mùa Hè – Thu cho từng vùng và gạn tháo lũ cho vụ Đông - Xuân. Các vấn đề về an toàn dân cư, môi trường trong lũ và sau lũ ở các ô bảo vệ dân cư, quan hệ giữa thoát lũ và cấp nước mùa kiệt, quan hệ giữa các địa phương trong vùng lũ, những giải pháp kiểm soát lũ ở mức nước cao hơn… rất cần được bổ sung nghiên cứu với sự phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan ở Trung ương và địa phương. Trận lũ năm 2000 cũng cho thấy tuy đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa các công trình giao thông – thuỷ lợi nhưng để phát huy hiệu quả tổng hợp của cả hệ thống, cần rà soát lại từng hạng mục công trình để đảm bảo mỗi công trình đều đạt yêu cầu về cả hai mặt kỹ thuật và chất lượng. Công tác chuẩn bị đầu tư vùng lũ nói chung còn chậm nên nhiều công trình phải thi công trong mùa lũ, gây lãng phí và ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Hệ thống đê biển, đe cửa sông ĐBSCL là công trình có hiệu quả kinh tế xã hội cao, quan trọng trong an ninh – quốc phòng và bảo vệ bờ biển, vì vậy cần được tập trung xây dựng sớm. Do hệ thống công trình có khối lượng và vốn đầu tư lớn nên cần được tiến hành theo phương thức Nhà nước, địa phương và nhân dân cùng làm. Hệ thống này vừa làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai, vyừa phục vụ cho phát triển vùng ven biển. Kết hợp bảo vệ an ninh – quốc phòng, nên rất cần được bảo vệ nghiêm ngặt, quản lý vận hành tốt công trình dưới đê, có sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, giữa các cơ quan ban ngành… Phát triển rừng phòng hộ ngoài đê là rất quan trọng và quyết định sự tồn tại vững chắc của tuyến đê, vừa có tác dụng cản sóng gió, vừa có tác dụng trong bồi lắng phù sa, phát triển bờ biển. Quan điểm chung là ưu tiên xây dựng các công trình cấp bách trong phòng chống thiên tai, các công trình quan trọng và có hiệu quả cao. Cần tập trung đàu tư củng cố, nâng cấp các tuyến đê và cống tạo thành hệ thống hoàn chỉnh. Trong các tuyến làm mới, trước hết chỉ nên xây dựng phần đê, công trình xây đúc sẽ làm dần từng bước. Đối vơíu rừng ngập mặn cần cẩn thận trong xây dựng cống, vì nếu hạn chế giao lưu thuỷ triều sẽ dẫn đến suy thoái rừng ngập mặn, ảnh hưởng nguồn lợi thuỷ sản ven biển. Vùng ngọt ven sông có ưu thế về sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng và cần nghiên cứu chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn quả. Để phát triển cây ăn quả cần nghiên cứu bộ giống tốt, chất lượng cao, tiêu thụ ổn định và hướng tới xuất khẩu. Phát triển vùng cây ăn quả theo 2 hướng nhà - vườn, tạo điều kiện cho du lịch sinh thái. Các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là vùng ven biển cần khẩn trương rà soát, tiến hành chuyển dịch cơ cấu sản xuất giữa nông nghiệp và thuỷ sản, trên cơ sở luận cứ khoa học, hiệu quả kinh tế, tiềm năng đất đai, tài nguyên nước và nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Chương trình phát triển thuỷ lợi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cần gắn chặt với các cchương trình giống, tiêu thụ sản phẩm, 5 triệu ha rừng, nước sạch và vệ sinh môi trường và các chương trình khác của các ngành ở Trung ương và địa phương. 2. Một số kiến nghị. Cần xoá bỏ cơ chế “ xin - cho”. Thực chất của “xin - cho” xuất hiện từ cơ chế quan lliêu trước đây, cấp dưới ỷ lại cấp trên, địa phương ỷ lại TW. Địa phương nào “khéo chạy” thì được đầu tư nhiều, địa phương nào thẳng thắn, trung thực thì đôi khi lại được đầu tư ít, dẫn đến mất công băng xã hội. Tiền của Trung ương rót về chi tiêu vô tội vạ, không cần biết đến hậu quả dẫn đến thâtý thoát, lãng phí vật tư, tiền của Nhà nước rất lớn. Tránh tình trạng nặng về phong trào, thành tích mà xem nhẹ hiệu quả đầu tư. Không ít địa phương, mỗi khi sắp đến kỳ đại hội chuẩn bị cho bầu cử vào cấp uỷ, hoặc HĐND thường cố chạy được công trình cho khởi công sớm để chào mừng đại hội. Trong khi đó, các chuyên gia kỹ thuật, những người làm công tác kiểm sát thiết kế do phải làm giấy phép, chất lượng kém dẫn đén công trình cho khởi công sớm hư hỏng hoặc xuống cấp. Đây cũng là mắc bệnh hình thức mang tính chất vụ lợi cá nhân cần hết sức tránh. Đầu tư công trình thuỷ lợi phải đồng bộ, dứt điểm, sớm phát huy hiệu quả. Thực tế đã xảy ra tình trạng khá phổ biến là Trung ương đầu tư phần công rtrình đầu mối (hồ đập, kênh chính), địa phương đầu tư phần công trình nội đồng (kênh mương nhánh), khi đầu mối hoàn thành thì kênh nhánh vẫn chưa xong, nguyên nhân chủ yếu là do địa phương thiếu kinh phí nên tiến độ kéo dài, dẫn đến hiệu quả thấp. Vì vậy, đề nghị các Bộ – ngành Trung ương cần nghiên cứu khi quyết định khởi công xây dựng công trình thì phải cân đối, bố trí vốn đầy đủ cả pghần vốn của Trung ương và vốn của địa phương đầu tư. Về phân cấp công trình. Trong những năm qua, Trung ương thường ôm đồm, đầu tư xây dựng những công trình lớn, công trình vừa và thậm chí cả công trình nhỏ. Do địa bàn rộng, công trình nhiều nên viêc kiểm tra, giám sát bị hạn chế, dẫn đến một số hạng mục chậm tiến độ hoặc chất lượng chưa tốt, hiệu quả thấp. Đề nghị Bộ NN&PTNT và Bộ KH&ĐT nghiên cứu để mạnh dạn phân cấp đầu tư cho địa phương. Bộ NN&PTNT chỉ quyết định xay dựng các công trình lớn, công trình vừa, có kỹ thuật phức tạp. Những công trình nhỏ nằm gọn trong một xã, một huyện có kỹ thuật đơn giản thì giao cho địa phương (cấp tỉnh) chịu trách nhiệm quyết định đầu tư. lời Kết Phát triển thuỷ lợi là một nội dung quan trọng không thẻ thiếu dược trong việc đẩy nhanh sự phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Tuy nhiên, với đặc điểm riêng có của nước ta như thời tiết, khí hậu, đất đai, hệ thống sông ngòi…, đặc biẹt là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, vùng đất 9 dòng sông thì việc đầu tư phát triển vào thuỷ lợi là khâu luôn dược đặt lên trên hết, nhưng việc đầu tư vào thuỷ lợi ở nước ta nói chung và của riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn còn có nhiều hạn chế cần khắc phục và yêu cầu đặt ra là phải có những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy quá trình đầu tư vào thuỷ lợi một cách có hiệu quả nhất. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Bạch Nguuyệt, cảm ơn các cô chú chuyên viên, các cán bộ trong Vụ NN&PTNT, đặc biệt là chú Đào Quang Thu đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này, tuy rằng em biết chuyên đề này vẫn còn có nhiều chỗ chưa được rõ ràng nhưng do hạn chế về trình độ và kinh nghiệm nên chắc chắn không thể tránh khỏi những khiém khuyết, mong các cô, các thầy và cấc chú thông cảm và góp ý cho chuyên đề của em được ngày càng hoàn chỉnh hơn. Phụ lục Danh mục các dự án đầu tư phát triển thuỷ lợi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005: TT Hạng mục Địa điểm Nhiệm vụ Quy mô Vốn (Tỷ đồng) Thuỷ lợi (ha) Dân c (1000 ngời) L kênh (km) B cống (m) 1 2 3 4 5 6 7 8 A Vùng ngập lũ I Tứ giác Long Xuyên 1311 1 K. Trà s-Tri Tôn AG-KG 30000 20 58 85 2 K. Mỹ Thái-Mời Châu Phú AG-KG 30000 15 57 55 3 K. Ba thê AG-KG 29010 15 58 55 4 K.Kiên Hảo-chóc Măng Gù AG-KG 29100 15 58 60 5 K. Rạch giá-Long Xuyên AG-KG 35000 20 58 60 6 K. Tròn AG-KG 3000 18 58 60 7 K. Cái Sắn AG-KG 32000 20 57 60 8 K.số 2 AG 7500 3 17 15 9 K. Cần thảo AG 8000 5 22 20 10 K.Đào (đầu Tri Tôn) KG 10000 5 20 20 11 K. Hà giang KG 5000 3 23 30 12 K. Nông trờng KG 7000 2 25 20 13 K.T2 KG 8000 2 26 20 14 K. T4 KG 10000 2 27 40 15 K. H7 KG 5000 5 20 20 16 K. H9 KG 6000 5 20 20 17 HTTL ven biển Tây KG 35900 22 18 K. Ba thê mới AG 5 20 20 19 K. Mạc cần dng AG 10 40 40 20 K. Tám Ngàn AG-KG 10 35 35 21 C. Tà Xăng KG 8 10 22 C. Tam Bản KG 8 10 23 C. Bình Giang 1 KG 25 20 24 C. Bình Giang 2 KG 25 20 25 C_K. sơn Kiên KG 1 5 10 26 C. Vàm Răng KG 25 20 27 C. Lu quỳnh KG 25 25 15 28 ĐB. TX Châu Đốc AG 1800 127 40 29 ĐB. TP Long Xuyên AG 4500 320 80 30 ĐB. TT Châu Phú AG 300 20 15 31 ĐB. TT Cái Dỗu AG 500 40 20 32 ĐB. TT Thoại Sơn AG 280 35 15 33 ĐB. TX Rạch Giá KG 188 300 60 34 ĐB. TX Kiên Lơng KG 600 40 20 35 ĐB. TT Hòn Đất KG 140 20 15 36 TB.3/2 AG 2000 44 37 Các dự án khác 140 II Đồng Tháp Mời 2025 1 K.S.Thợng S.Hạ-C.Cỏ-L.Khốt ĐT-LA 19000 22 150 2 K. Tân Thành-Lò Gạch ĐT-LA 22000 13 200 3 K.Hồng Ngự ĐT-LA 20000 10 20 4 K.An Bình ĐT-LA 7 20 5 K.Đồng Tiến-Lagrange ĐT-LA 20 80 6 K.An Phong-Mỹ Hoà ĐT-TG-LA 20 85 7 K.Nguyễn văn Tiếp ĐT-TG-LA 45 90 8 K.Kháng Chiến ĐT 10 40 9 K.2/9 Đốc vàm Thợng ĐT 9 40 10 K.Bình Thành ĐT 10 40 11 K.T.C.Chí -P.Hiệp-Đốc vàm Hạ ĐT 15 60 12 K.Sa Rài-Phú Đức ĐT 10 35 13 K.Đờng Thét-Cần Lố ĐT 7000 10 30 14 K.Cái Cái-Phớc Xuyên-28 ĐT-TG 30 100 15 K79 LA 25000 20 80 16 K61 LA 30000 22 60 17 DA.Cái Thờng ĐT 8000 10 50 18 K28 LA 6000 15 50 19 K.Sông Trăng-Cả Gừa LA 10000 6 30 20 L.Tân Hng LA 800 6 30 21 K.Rạch Tràm-Mỹ Bình LA 50000 8 35 22 K.Trà Cú thợng LA 10000 7 40 23 K.Ba Reng-Rạch Gốc LA 7 35 24 HTTL.Bảo Định LA-TG 150 25 TB.Hiệp Hoà LA 30 26 C.La Khoa LA 15 27 C.Bến kè LA 15 28 C.Bà Hai Mùng LA 15 29 DĐB.TT Mộc Hoá LA 450 25 22 30 ĐB.TT Vĩnh Hng ĐT 528 13 12 31 ĐB.TT Tam Nông ĐT 300 13 15 32 ĐB.TT Tháp Mời ĐT 550 23 22 33 ĐB.TT Hồng Ngự ĐT 300 20 15 34 ĐB.TX Cao Lãnh ĐT 775 30 35 35 ĐB.TT Mỹ Thọ ĐT 250 14 12 36 ĐB.TT Thanh Bình LA 440 22 20 37 ĐB.TT Taân Thạnh LA 390 11 15 38 ĐB.TT Thaạnh Hoá LA 330 7 15 39 ĐB.TT Tân Hng LA 350 13 15 40 ĐB.TT Đức Huệ LA 500 10 10 41 ĐB.TT thủ thừa LA 500 26 10 42 ĐB.TT Châu Thanh LA 350 17 10 43 ĐB.TX Tân An TG 320 194 15 44 ĐB.TX Tân Phớc TG 250 12 12 45 ĐB.TT Cai Lậy TG 167 55 55 46 ĐB.TT Châu Thành TG 150 12 1 47 ĐB.TTCái Bè TG 100 30 30 48 ĐB.TP Mỹ tho TG 500 297 297 49 Các dự án khác 100 III Tây sông Hậu 1 Da.Ô Môn-Xà No CT-KG 45000 240 2 K.KH7 CT-KG 15000 27 20 3 K.Nàng Mau CT-ST 22149 50 30 4 DA.Cái Sắn-Thốt Nốt CT-KG 35000 250 5 DA.Thốt Nốt-ô Môn CT-KG 34000 250 6 DA.Cần Thơ-Long Mỹ CT 60000 350 7 ĐB.TT Thốt nốt CT 510 35 15 8 ĐB.TT Ô Môn CT 528 45 15 9 ĐB.TT Châu Thành CT 390 20 15 10 ĐB.TP Cần thơ CT 50 422 30 11 ĐB.TT Vị Thanh KG 330 44 20 12 ĐB.TT Tân Hiệp KG 120 20 5 13 ĐB.TT Giồng Riềng KG 36 30 15 14 ĐB.TT Gò Quao KG 120 20 15 IV Vùng giữa hai sông 1 K. Năm Xã AG 8000 8 15 25 2 DA.Bắc Vàm Nao AG 26000 15 3 DA.Bắc Lấp Vò ĐT 18000 150 4 DA.Nam Vấp Lò ĐT 34000 195 5 K.Xẻo Mát-Cái Vồn ĐT 7000 35 6 Kênh Mơng Khai ĐT 9000 18.5 30 7 ĐB.TT An Phú AG 400 40 25 8 ĐB.TT Tân Châu AG 800 60 25 9 ĐB.TT Phú Tân AG 250 20 1 10 ĐB.TT Chợ Mới AG 360 30 25 11 ĐB.TT Phú Mỹ AG 280 20 10 12 ĐB. TT Lai Vung ĐT 240 12 12 13 ĐB.TT Thaạnh Hng ĐT 240 19 12 14 ĐB.TT Châu Thành ĐT 460 13 15 15 ĐB.TX Xa Đéc ĐT 812 180 30 B Vùng ảnh hởng mặn I DA.QL-PH ST-BL-CM 204184 588 II DA. Nam Măng thít VL-TV 171626 927 III DA Ba Lai BT 100000 1 C-Đ. Ba Lai BT 48 2 HTTL cầu sâpj BT 43 3 C. Giao Hoà BT 50 4 C.Gẹt sậy BT 50 5 Các công trình khác BT 400 IV DA. Hơng Mỹ BT 1 C. Vàm Đồn (sửa chữa) BT 7 2 C.Cái Qua BT 15 3 HTTL Mỏ Cày BT 100 4 các dự án khác BT 200 V Các DA khác BT 1 DA. Nhật Tảo-Tân Trụ LA 19 2 K.Xuân Hoà-Cỗu ngang TG 30 3 C.Xẻo rô KG 30 4 C.Biển Nhị KG 15 5 Các công trình khác 100 VI Đê biển và đê cửa sông 1 Đê cửa sông LA 10 2 Đê biển và đê cửa sông TG 105 3 Đê biển và đê cửa sông BT 476 4 Đê biển và đê cửa sông TV 366 5 Đê biển và đê cửa sông ST 162 6 Đê biển và đê cửa sông BL 178 7 Đê biển và đê cửa sông CM 30 8 Đê biển và đê cửa sông KG 258 Kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư cho thuỷ lợi ở ĐBSCL năm 2003. STT Tên công trình Địa điểm Thờigian thực hiện Năng lực thiết kế Tổng dự toán Tổng dự toán còn năm 2003 Đề nghị kế hoạch năm 2003 Ghi chú 1 Đê bao T.X Cao Lãnh ĐT 2001-2002 637 168 168 HT* 2 Bờ bao TP Long Xuyên AG 197-2002 893 148 148 HT* 3 HTTL bảo vệ vờn cây ăn trái ông Mời-Trà Tân-Ba Rài TG 2002-2003 350 250 250 HT 4 5 kênh qua quốc lộ 1 TG 2001-202 Bảo vệ 4925 176 76 76 HT* 5 Bờ bao cây ăn trái Bình Đại BT 2002-2003 350 250 250 HT* 6 Nạo vét sông Ba Lai đoạn Chợ Lách BT 2002-2003 Ti 600 422 322 322 HT 7 Bờ bao cây ăn trái (Dơi) KG 2002-2003 300 200 200 HT 8 HTTL phục vụ nuôi tôm Tà Xanh-Tam Bản KG 2002-2003 Bao 4000 284 184 184 HT* 9 HTTL phục vụ nuôi tôm Xẻo Nhào-Rạch ông KG 2002-2003 8200 ha 411 311 311 HT* 10 HTTL phục vụ nuôi tôm Long Điền BL 2002-2003 9000 ha 338 238 238 HT* 11 HTTL phục vụ nuôi tôm Tắc Vân-Cái Keo BL 2002-2003 8020 ha 384 284 284 HT* 12 HTTL phục vụ nuôi tôm Mỹ Đình-Giá Đôi Vàm CM 2002-2003 9050 ha 323 223 223 HT* 13 HTTL phục vụ nuôi tôm Bắc Đầm Dơi CM 2002-2003 24200 ha 657 507 507 HT* 14 HTTL tiểu vùng, vùng Nam BĐCM CM 1999-2002 tham gia 752 89 89  Tổng vốn 6277 3250 3250 Ghi chú: HT*:DA hoàn thành hồ sơ năm 2002, nếu được bổ sung vốn thì không ghi kế hoạch năm 2003. HT: DA hoàn thành năm 2003. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0010.doc
Tài liệu liên quan