- Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng, lành mạnh hóa các ngân hàng thương mại, đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp.
- Nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin tín dụng (CIP) nhằm tạo thuận lợi cho các ngân hàng thương mại có thông tin đầy đủ về doanh nghiệp khi cho vay.
- Tiếp tục công tác chấn chỉnh hoạt động các ngân hàng thương mại trên cơ sở nhanh chóng tiến hành việc sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại.
- Mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu, mở rộng cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có thanh toán hàng hóa đối với các doanh nghiệp trong khu chế xuất. Cần đẩy mạnh mô hình cho vay đồng tài trợ các dự án trong khu chế xuất – khu công nghiệp. Cần có cơ chế cho vay đặc thù đối với các doanh nghiệp trong khu chế xuất – khu công nghiệp.
- Sớm ban hành quy chế về thương phiếu và chiết khấu thương phiếu cùng các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề này nhằm tạo ra môi trường pháp lý để các khách hàng vay vốn có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc vay vốn.
- Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trình Quốc hội đưa vào luật các tổ chức tín dụng nội dung quyền được trực tiếp phát mãi tài sản của bên cho vay trong quá trình thu hồi nợ.
Đề nghị NHNN Việt Nam cần phải có chính sách xử lý rủi ro đối với nợ cho vay có tài sản đảm bảo nhưng không bán được. Đồng thời giảm thời gian thử thách chuyển về nhóm nợ thấp hơn đối với nợ gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn khi đã trả hết nợ. Hiện nay, thời gian thử thách chuyển về nhóm nợ thấp hơn là 6 tháng.
Đề nghị NHNN Việt Nam cho phép chi nhánh NHNo&PTNT Đông Triều giữ nguyên số chi nhánh hiện có và tiếp tục mở thêm các chi nhánh ngân hàng cấp II, cấp III tại các khu công nghiệp, nơi kinh tế tập trung. Đồng thời, cho phép NHNo&PTNT Đông Triều nâng cấp các phòng giao dịch hiện có thành cho nhánh cấp III để đảm bảo phù hợp với tình hình kinh doanh và đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp.
77 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đông Triều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay, kết quả cho vay như sau:
Bảng 2.9: Dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo kỳ hạn cho vay
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
DNCV
Tỷ trọng
DNCV
Tỷ trọng
DNCV
Tỷ trọng
1. Cho vay ngắn hạn
93.257
49,98%
151.540
62,21%
227.992
67,64%
2. Cho vay trung hạn
73.178
39,22%
77.276
31,71%
100.260
29,74%
3. Cho vay dài hạn
20.158
10,8%
14.798
6,01%
8.820
2,62%
4. Tổng
186.593
100%
243.614
100%
337.072
100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2006, 2007, 2008)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: Trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều thời gian qua chủ yếu là cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn chiếm ở mức trung bình và một phần rất nhỏ là cho vay ngắn hạn. Cụ thể như sau:
Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn ở mức cao nhất và liên tục tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối, năm 2006 dư nợ cho vay trung hạn là 93.257 triệu đồng với tỷ trọng là 49,98% trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, năm 2007 dư nợ cho vay ngắn hạn là 151.540 triệu đồng với tỷ trọng là 62,21% so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, năm 2008 dư nợ cho vay trung hạn đạt 227.992 với tỷ trọng là 67,64% so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp.
Dư nợ cho vay trung hạn trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp thấp hơn và có xu hướng tăng về số tuyệt đối và giảm về số tương đối qua các năm. Cụ thể là: Năm 2006, dư nợ cho vay trung hạn là 73.178 triệu đồng với tỷ trọng là 39,22% trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Năm 2007, dư nợ cho vay trung hạn là 77.276 triệu đồng với tỷ trọng là 31,71% trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Năm 2008, dư nợ cho vay trung hạn là 100.260 triệu đồng với tỷ trọng là 29,74% trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp.
Dư nợ cho vay dài hạn luôn ở mức thấp nhất và có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối năm 2006 dư nợ cho vay dài hạn là 20.158 triệu đồng với tỷ trọng là 10,8% trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, năm 2007 dư nợ cho vay dài hạn là 14.798 triệu đồng với tỷ trọng là 6,01% trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, năm 2008 dư nợ cho vay dài hạn là 8.820 với tỷ trọng là 2,62% trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp.
2.3.5. Chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Đông Triều
Chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều trong thời gian qua được đánh giá qua tình hình nợ xấu. Thời gian qua, trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Đông Triều, nợ xấu của khối doanh nghiệp luôn nhỏ hơn nợ xấu của khối tư nhân, hộ sản xuất, hộ gia đình. Thực tế này được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.10:Tình hình nợ xấu của NHNo&PTNT Đông Triều
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu
1. Khối hộ sản xuất
2.016
0,56%
1.751
0,34%
4.773
0,77%
2. Khối doanh nghiệp
0
0%
2.873
0,57%
2.999
0,48%
3.Tổng nợ xấu
2.016
0,56%
4.624
0,91%
7.772
1,25%
4.Tổng dư nợ
358.445
-
506.674
-
621.269
-
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2006, 2007, 2008)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: Thời gian qua dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của khối doanh nghiệp thường nhỏ hơn so với nợ xấu của khối hộ sản xuất, tư nhân và hộ gia đình. Cụ thể là: Năm 2006, khối doanh nghiệp không có nợ xấu, trong khi đó dư nợ xấu của khối hộ SX, tư nhân, hộ GĐ là 2.016 triệu đồng, với tỷ lệ nợ xấu là 0,56%. Năm 2007, trong khi nợ xấu của khối doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng với dư nợ xấu là 2.873 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,57%, thì nợ xấu của khối hộ sản xuất lại giảm xuống mức 1.751 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nợ xấu 0,34%. Năm 2008, tình hình nợ xấu của khối doanh nghiệp được cải thiện, dư nợ xấu của khối doanh nghiệp chỉ tăng nhẹ là 2.999 triệu đồng với tỷ lệ nợ xấu là 0,48%; Dư nợ xấu của khối hộ GĐ, tư nhân, hộ SX tăng rất mạnh lên tới 4.773 triệu đồng với tỷ lệ nợ xấu là 0,77% đã đẩy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh lên trên 1% (1,25%).
Với thực trạng như trên, trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình, NHNo&PTNT Đông Triều cần có các biện pháp hạn chế việc nợ xấu gia tăng, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh.
Nếu chỉ xét riêng khối doanh nghiệp, tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều trong thời gian qua được thể hiện thông qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.11: Tình hình nợ xấu phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị: Triệu đồng
Loại hình DN
2006
2007
2008
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu
1. DNNN
0
0
2.873
0,57%
2.999
0%
2.DNNQD
0
0%
0
0%
0
0%
4. Nợ xấu của khối DN
0
0%
2.873
0,57%
2.999
0,48%
5. Tổng nợ xấu của NH
2.016
0,56%
4.624
0,91%
7.772
1,25%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2006, 2007, 2008)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy:
Trong thời gian qua tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều có nhiều biến động. Năm 2006 không có dư nợ xấu, đến năm 2007 dư nợ xấu tăng đột biến lên tới mức 2.873 triệu đồng với tỷ lệ nợ xấu là 0,57%, đến năm 2008 tình hình trên đã được cải thiện dư nợ xấu chỉ tăng nhẹ lên mức 2.999 triệu đồng với tỷ lệ nợ xấu là 0,48%. Điều này đã thể hiện những cố gắng của NHNo&PTNT Đông Triều trong việc phối hợp cùng DN để hạn chế việc tăng nợ xấu nhanh như năm 2007.
Trong khối doanh nghiệp thì DNNN là thành phần chiếm 100% nợ xấu của khối. Điều này có thể giải thích đơn giản là do sự yếu kém trong quản lý và trong hoạt động kinh doanh của DNNN, điều này đã thể hiện rõ nhất khi nền kinh tế khó khăn như các năm 2007-2008.
2.4. Đánh giá về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều
2.4.1. Những mặt đã đạt được
Từ việc nhận thức rõ tầm quan trọng của khách hàng doanh nghiệp đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp nói riêng. Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Đông Triều đã chủ động tiếp cận, đầu tư vốn, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp ngày một nhiều hơn, kết quả đạt được như sau:
Thứ nhất: Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngày càng tăng nhanh. Năm 2006 dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 162.313 triệu đồng, năm 2007 dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng lên đạt 243.614 triệu đồng, năm 2008 dư nợ cho vay tiếp tục tăng lên tới 337.072 triệu đồng. Với mức tăng dư nợ cho vay như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có đủ vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đã tạo điều kiện cho NHNo&PTNT Đông Triều mở rộng cho vay với nhiều đối tượng khách hàng doanh nghiệp và như vậy sẽ góp phần phân tán rủi ro do cho vay được nhiều doanh nghiệp hơn.
Thứ hai: Về chất lượng hoạt động cho vay tương đối tốt thể hiện qua số dư nợ xấu không cao và khá ổn định, điều này cũng thể hiện những hiệu quả đạt được trong việc thu hồi nợ. Năm 2006, chưa phát sinh nợ xấu, năm 2007 nợ xấu trong hoạt động cho vay doanh nghiệp là 2.873 triệu đồng do nền kinh tế bắt đầu rơi vào bất ổn, nhưng đến năm 2008, mặc dù nền kinh tế càng khó khăn hơn, nhưng nợ xấu trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng vẫn không tăng nhiều, ổn định ở mức 2.999 triệu đồng. Như vây, có thể nói hầu hết các doanh nghiệp vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả vốn tín dụng trong sản xuất kinh doanh ,đảm bảo được khả năng trả nợ đúng thời hạn, đủ gốc và lãi cho ngân hàng. Xét một các tổng quát, tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng đều ở mức thấp hơn so với mục tiêu đề ra.
Thứ ba: Trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, ngân hàng đã điều hành tốt công tác kế hoạch và có chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp có hiệu quả. Cụ thể như: Ưu tiên vốn kịp thời cho các DN tại các khu, cụm công nghiệp… Có chính sách lãi suất ưu tiên cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ưu tiên lãi suất trong cạnh tranh, đặc biệt các doanh nghiệp là khách hàng truyền thống và những doanh nghiệp mới có quan hệ vay vốn lần đầu nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Nhờ vậy mà ngân hàng đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến vay vốn, điều này được thể hiện qua số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn ngân hàng ngày càng tăng: Năm 2006, số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn ngân hàng là 73 doanh nghiêp, năm 2007 số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn ngân hàng là 74 doanh nghiệp, năm 2008 số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn ngân hàng là 92 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ linh hoạt đã tác động tốt đến chất lượng cho vay, tạo điều kiện cho DN, nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng, đồng thời ngăn chặn được những biểu hiện tiêu cực của cán bộ tín dụng.
Thứ tư: Từ việc mở rộng cho vay doanh nghiệp đã mở rộng các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Vì thực tế doanh nghiệp không chỉ là khách hàng vay vốn đơn thuần như hộ SX, tư nhân, hộ GĐ mà cùng với vay vốn là các hoạt động thanh toán trong nước, quốc tế, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, phát hành thẻ… Đây là hướng đi rất quan trọng trong thực hiện mục tiêu chiến lược về dịch vụ của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Đông Triều nói riêng.
Thứ năm: Với những kết quả như trên đã mang lại thu nhập ngày càng cao cho ngân hàng, được thể hiện thông qua doanh thu của ngân hàng sau khi đã trừ đi các khoản chi phí trong những năm qua như sau: Năm 2006 đạt 11.239 triệu đồng, năm 2007 đạt 11.448 triệu đồng, năm 2008 đạt 18.734 triệu đồng.
Thứ sáu: Hệ thống APICAS được đưa vào hoạt động đã rút ngắn rất nhiều thời gian trong việc giao dịch với khách hàng.Thủ tục vay vốn trở lên dễ dàng và nhanh chóng, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho DN.
Ngoài ra, vốn cho vay của NHNo&PTNT Đông Triều đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp ở các khu, cụm công nghiệp, vùng nông thôn, và tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng tích cực và hiệu quả, nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nhất là các lao động tại chỗ chưa được đào tạo, tạo thu nhập thúc đẩy tiêu dùng, kích thích sự phát triển của thị trường nhất là thị trường nông nghiệp nông thôn, góp phần vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều
2.4.2.1. Hạn chế trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều
Bên cạnh những mặt đã đạt được ở trên, trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất: Số lượng khách hàng doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều mặc dù có tăng lên qua các năm song số lượng đó còn rất ít so với số lượng doanh nghiệp có trên địa bàn huyện. Toàn huyện có 260 doanh nghiệp trong đó chỉ có 92 doanh nghiệp có quan hệ vay vốn ngân hàng, chiếm 35,38% số doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Trong số đó có 5/10 doanh nghiệp là DNNN và 87/250 doanh nghiệp là DNNQD.
Thứ hai: Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp chưa được tốt vẫn còn nợ xấu. đặc biệt là khối DNNN tỷ lệ nợ xấu ở mức khá lớn. Số liệu trên cân đối vẫn chưa phản ánh đầy đủ chất lượng đầu tư.
Thứ ba: hiện tượng "đảo nợ" còn diễn ra, nợ kỳ hạn nhỏ đến hạn, thậm trí kỳ hạn cuối đến hạn, lãi đến hạn trả không kịp thời phải chuyển quá hạn song đã sử dụng kỹ thuật nghiệp vụ để xử lý. Tình trạnh này đã che dấu chất lượng đầu tư, sai lệch khả năng thanh toán của khách hàng, hơn nữa vi phạm qui chế cho vay, làm giảm tác dụng biện pháp quản lý đối với cán bộ tín dụng, với đơn vị.Xét về định tính, có khoản nợ chất lượng, khả năng trả nợ chưa tốt song chưa được xử lý chuyển nhóm nợ kịp thời. Do vậy nợ phân nhóm chưa thể hiện đúng bản chất của nó.
2.4.2.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan từ phía NHNo&PTNT Đông Triều
Trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, Ngân hàng vẫn còn thụ động trong việc tiếp cận, nắm bắt, phân tích hoạt động của doanh nghiệp nên chưa có giải pháp cụ thể để tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp.
Trình độ một số cán bộ tín dụng còn hạn chế trước những yêu cầu mới về Marketing, phân tích thị trường, đánh giá hiệu quả dự án. Ở NHNo&PTNT Đông Triều, đội ngũ cán bộ ngân hàng nói chung và CBTD nói riêng đa phần được đào tạo trong thời kỳ bao cấp, phần lớn thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức kinh doanh trong cơ chế thị trường, do vậy việc nắm bắt tình hình kinh tế - tài chính còn yếu, tuỳ tiện, trình độ phân tích, dự báo, dự đoán còn hạn chế. Thêm vào đó là trình độ hiểu biết luật của CBTD còn rất yếu do vậy ý thức chấp hành luật còn hạn chế. (Đặc biệt là Luật kinh tế, còn sơ hở trong việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục pháp lý kiểm tra trong và sau khi vay, hồ sơ tài sản thế chấp không chặt chẽ.) Do vậy hiệu quả trong hoạt động cho vay doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.
Thông tin về khách hàng doanh nghiệp chưa đầy đủ, có thể nói việc thu thập thông tin về doanh nghiệp còn quá yếu về các mảng như tài chính, vốn, năng lực, uy tín của doanh nghiệp ở trong quá khứ, hiện tại và chiến lược kinh doanh trong tương lai. Chính vì việc thu thập những thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất ít nên việc đưa ra quyết định cho vay rất dễ sai lầm. Ở NHNo&PTNT Đông Triều, nhiệm vụ này chưa được đặt ra thành quy chế bài bản cho các cán bộ trong ngân hàng mà mới chỉ dừng lại ở CBTD là chính, do vậy chất lượng thông tin phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm của CBTD. Ngoài ra, thông tin CIC (Bộ phận phòng ngừa rủi ro) đã hoạt động song chưa đồng bộ, còn hạn chế ở những doanh nghiệp lớn đôi khi thông tin nhận được chưa kịp thời.
Thực tế, nợ xấu trong cho vay DNNN do nguyên nhân kinh doanh thua lỗ của doanh nghiệp là chính, nhưng mặt khác tại NHNo&PTNT Đông Triều số lượng cán bộ tín dụng khối DN không nhiều, một cán bộ tín dụng quản lý nhiều đối tượng khách hàng, cho nên việc theo dõi thông tin về doanh nghiệp không thể đáp ứng được yêu cầu điều tra, thẩm định, sàng lọc, phân loại, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Do vậy, đã ảnh hưởng đến hiệu quả trong cho vay đới với doanh nghiệp của ngân hàng.
Bên cạnh đó, quy trình cho vay chưa được chặt chẽ. Quy trình cho vay là quy trình bắt buộc thực hiện trong quá trình thẩm định cho vay, giám sát các khoản vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng vốn cho vay. Song, trong quá trình thực hiện chưa đầy đủ nghiêm túc từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay doanh nghiệp, cụ thể là:
+ Bước chuẩn bị cho vay, phát tiền vay còn tồn tại như: Từ khi nhận được giấy đề nghị vay vốn của doanh nghiệp, qua quá trình tiếp cận thẩm định mục đích, điều kiện vay vốn, quyết định cho vay và hướng dẫn cho khách hàng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục hồ sơ có lúc còn chưa tận tình, chi tiết. Từ đó, chưa đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho doanh nghiệp, còn phải để cho doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần gây khó khăn cho doanh nghiệp.
+ Bước kiểm tra trong và sau khi cho vay thực hiện thiếu nghiêm túc, chưa đúng quy trình nghiệp vụ đối với các khoản vay đã cung ứng cho doanh nghiệp. Chính vì vậy còn xảy ra tình trạng nâng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, không thẩm định kỹ, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Do vậy, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều.
* Nguyên nhân khách quan
Ngoài những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng như trên, trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều còn chịu ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân khách quan như sau:
Thứ nhất: Doanh nghiệp vay vốn đa phần thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý vì thế chưa chấp hành tốt chế độ báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa được kiểm toán hàng năm. Do đó công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới từ hộ kinh tế đi lên thì công tác kiểm tra càng gặp khó khăn nhiều hơn vì doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo tài chính chưa cập nhật, thiếu tin cậy, chưa phản ánh đầy đủ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ hai: Vốn tự có của các DNNQD thấp nên không đủ tỷ lệ tham gia vào các dự án lớn theo quy định, trong khi trên địa bàn Huyện DNNQD chủ yếu lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp khi tài sản cá nhân góp vào doanh nghiệp nhưng không làm thủ tục pháp lý chuyển quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng) như Luật doanh nghiệp đã quy định. Tài sản làm bảo đảm vốn vay còn thấp, chưa tách bạch rõ ràng tài sản của doanh nghiệp và tài sản của cá nhân, hộ gia đình. Điều này phản ánh mức độ thu hút tập trung vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp, dẫn đến việc mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất mới, hiện đại gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khi doanh nghiệp chưa có cơ hội đầu tư vào dự án lớn thì hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Đông Triều cũng không có điều kiện để đầu tư vốn cho các doanh nghiệp và sẽ làm hạn chế việc đẩy mạnh hoạt động cho vay của ngân hàng.
Ngoài ra, môi trường pháp lý chưa được hoàn chỉnh, nhiều doanh nghiệp lợi dụng những khe hở đó để hình thành lên những “doanh nghiệp ma” làm ăn phi pháp. Điều này gây nhiều biến động ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Đông Triều đối với doanh nghiệp.
Nguyên nhân quan trọng nhất phải kể đến là ảnh hưởng bất lợi từ tình hình kinh tế - xã hội. Cụ thể:
- Năm 2008, năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, là năm mà tình hình kinh tế - xã hội thế giới và trong nước biến động phức tạp, khó lường, thậm chí vận động theo chiều hướng trái chiều. Những tháng đầu năm thế giới phải đương đầu với nguy cơ khủng hoảng năng lượng, lương thực. Giá cả hầu hết các mặt hàng tăng cao, đặc biệt là lương thực và dầu mỏ, gây ra lạm phát trên phạm vi toàn cầu. Từ tháng 9 năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng sang hầu hết các nước và mang tính toàn cầu. Khủng hoảng có xu hướng ngày càng trầm trọng và lan truyền sang tất cả các ngành kinh tế. Từ tình trạng lạm phát cao, thế giới và trong nước phải đương đầu với nguy cơ giảm phát, nguy cơ suy giảm tăng trưởng sâu.
Trước tình hình trên, những tháng đầu năm Chính phủ đã lựa chọn mục tiêu ưu tiên hàng đầu hiện nay là kiềm chế lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội. Và từ giữa tháng 9 Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách là: ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội. Giải pháp là: tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; huy động các nguồn lực để kích cầu đầu tư và tiêu dùng; bảo đảm an sinh xã hội và đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo; thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài chính tích cực, hiệu quả; tập trung điều hành quyết liệt, linh hoạt và phù hợp với thực tế tình hình. Giải pháp thuộc về ngành NH những tháng đầu năm là thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ - thu giảm lượng tiền trong lưu thông, giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng; những tháng cuối năm chính sách tiền tệ đã được lới nỏng, lãi suất đã giảm nhiều và trở lại mức lãi suất đầu năm, tín dụng đã được mở cho sản xuất kinh doanh và cả cho tiêu dùng. Giải pháp đó đã chi phối và định hướng cho hoạt động của các TCTD nói chung và NHNo ĐT nói riêng.
- Đối với địa phương ngoài ảnh hưởng chung trên, thì thực hiện chỉ đạo tăng cường quản lý khai thác và kinh doanh than đã tác động ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế địa phương nói chung và hoạt động KD của NH nói riêng.
CHƯƠNG III: Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHNO &PTNT ĐÔNG TRIỀU
3.1. Định hướng trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều
Thực hiện phương châm hoạt động của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam “Agribank mang phồn thịnh đến cho khách hàng”, NHNo&PTNT Đông Triều tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh, phấn đấu giữ vững và nâng cao hơn nữa những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua. Từ những kết quả đã đạt ở trên, ngân hàng đã xác định các mục tiêu chủ yếu nhằm định hướng cho hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp trong thời gian tới như sau:
- Tổng nguồn vốn huy động 742-750 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 20%/năm, đảm bảo đủ nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp khi có đủ điều kiện vay.
- Dư nợ tín dụng là 900 tỷ đồng, tăng trưởng với tốc độ 44%/ năm. Trong đó dư nợ doanh nghiệp là 540 tỷ đồng, chiếm 60% tổng dư nợ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ doanh nghiệp trên 50%.
- Giữ vững và phát triển thị phần cho vay doanh nghiệp trên địa bàn. Phấn đấu 50% các doanh nghiệp trên địa bàn được tiếp cận vay vốn NHNo&PTNT Đông Triều. Tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo hoạt động tín dụng theo hướng doanh nghiệp (đặc biệt là DNNQD) là nhóm khách hàng tiềm năng, là khách hàng mục tiêu trong chiến lược phục vụ lâu dài.
- Tỷ lệ nợ xấu dưới 1%
- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hiện đại cho khách hàng doanh nghiệp như: tín dụng, bảo lãnh, thấu chi, dịch vụ ngoại tệ, chuyển tiền, thanh toán trong nước và quốc tế, thẻ,…
- Tiếp tục làm tốt công tác điều tra, khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện làm cơ sở để đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp. Đồng thời tiếp tục chủ động tìm đến các doanh nghiệp có tiềm năng để nắm bắt các nhu cầu về vốn, về các dịch vụ, từ đó ngân hàng có giải pháp để đáp ứng kịp thời các nhu cầu đó của doanh nghiệp.
3.2. Ý kiến đề xuất
Từ những mặt đã đạt được, hạn chế, nguyên nhân gây ra hạn chế trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp và định hướng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều như trên, dưới đây em xin đề xuất một số ý kiến nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều như sau:
3.2.1. Nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng
Trong chiến lược đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp đòi hỏi CBTD vừa phải có kiến thức nội ngành - là những kiến thức thuộc về chuyên môn trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng, vừa phải có kiến thức ngoại ngành - là tất cả những kiến thức thuộc các mảng kinh tế, tài chính, pháp luật, thị trường… để khi tiếp cận doanh nghiệp CBTD đưa ra được những kết luận đúng đắn về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp cho việc chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp được chính xác, công bằng và do đó sẽ giúp cho quá trình thẩm định món vay, phê duyệt cho vay được chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.
Năng lực trình độ đội ngũ CBTD là một vấn đề then chốt ảnh hưởng quyết định đến việc đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp. Có thể khẳng định rằng chất lượng cho vay không tốt nếu như ngân hàng có đội ngũ CBTD tồi. Ở NHNo&PTNT Đông Triều có tới trên 35% cán bộ trình độ trung cấp, sơ cấp, đa phần được đào tạo trong thời kỳ bao cấp. Vì vậy việc đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng CBTD mới nhằm nâng cao năng lực trình CBTD là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng cả trước mắt và lâu dài trong chiến lược đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng.
Như vậy, để việc đào tạo và đào tạo lại CBTD có hiệu quả và đảm bảo phù hợp với điều kiện mình, NHNo&PTNT Đông Triều cần phải tiến hành như sau:
+ NHNo&PTNT Đông Triều cần tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho CBTD về quy trình nghiệp vụ, văn bản chế độ mới, kiến thức pháp luật mới liên quan đến hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp. Gửi cho CBTD các bài tập về nghiệp vụ cho vay đối với doanh nghiệp để CBTD làm và gắn các nghiệp vụ đó với thực tiễn để đánh giá điểm phù hợp, điểm không phù hợp và điều chỉnh kịp thời nhằm cung cấp cho CBTD những kỹ năng kỹ xảo trong hoạt động cho vay doanh nghiệp.
+ Tổ chức, bố trí lao động theo hướng phát huy hiệu quả cao nhất năng lực của CBCNV, đảm bảo đáp ứng yêu cầu kinh doanh; nâng cao ý thức, trách nhiệm và tăng cường kỷ luật lao động nhằm tăng năng suất lao động, hiệu quả hoạt động kinh doanh. Cân đối lao động giữa các bộ phận, phòng ban theo hướng chỉ đạo của NHNo QN và chương trình IPCAS - giảm lao động kế toán ngân quĩ, tăng cường CBTD; đề nghị bổ xung CBTD cho vay doanh nghiệp.
+ Khuyến khích các CBTD có điều kiện về thời gian, có hiệu quả trong công tác nâng cao trình độ của họ bằng cách cử họ đi học tại các lớp đào tạo, đi học tại chức nhằm tạo ra một lực lượng CBTD có kiến thức toàn diện, vừa học vừa làm, phát huy những kiến thức đào tạo áp dụng vào thực tiễn công tác.
+ Trước hết cần khuyến khích tự học tới 100% CBTD: Với yêu cầu tự học, tự cập nhật kiến thức mới là yêu cầu bắt buộc với tất cả các CBTD để tránh lạc hậu so với tiến bộ đất nước. CBTD phải tự học qua các phương tiện thông tin đại chúng, tự học qua tập san, tạp chí khoa học của ngành ngân hàng, tự học văn bản chế độ thể lệ mới, chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay doanh nghiệp.
+ Tuyển dụng CBTD mới: Việc tuyển dụng CBTD mới là yêu cầu cần thiết vừa để trẻ hoá đội ngũ CBTD vừa để thu hút nhân tài. Với đội ngũ CBTD trẻ trung năng động, có đầy đủ kiến thức nên khi tiếp cận các doanh nghiệp họ sẽ có những nhận xét đánh giá nhanh nhậy và chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả hơn. Để đạt được yêu cầu trên đòi hỏi ngân hàng phải công khai hoá việc tuyển dụng trên phương tiện thông tin đại chúng để thu hút đối tượng tuyển dụng có cơ hội được tuyển chọn, thành lập hội đồng thi tuyển, phỏng vấn trực tiếp và chấm bài đảm bảo khách quan chính xác.
3.2.2. Thực hiện tốt việc nghiên cứu, thu thập thông tin về doanh nghiệp
Nắm bắt xử lý thông tin về khách hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNo&PTNT Đông Triều trong việc đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp. NHNo&PTNT Đông Triều có địa bàn hoạt động rộng, đa dạng. Hơn nữa, các doanh nghiệp trên địa bàn lại chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ quản lý còn thấp, sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, quá trình tổ chức sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, với thực trạng này việc làm tốt công tác nghiên cứu thu thập thông tin về doanh nghiệp đang là vấn đề bức xúc trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Đông Triều. Để làm tốt công tác này nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, ngân hàng cần làm tốt những việc sau đây:
+ Trước hết, các cán bộ lãnh đạo và CBTD phải xác định chiến lược cho vay doanh nghiệp một cách đúng đắn. Phải nhận thức được khi tiến hành cho doanh nghiệp vay vốn, nếu thiếu thông tin về doanh nghiệp sẽ có thể dẫn đến sai lầm và rủi ro. Hơn nữa khi không có đầy đủ thông tin thì việc xử lý thông tin để đưa ra quyết định cho vay sẽ chậm trễ và gây phiền hà bất lợi cho doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng đối thủ khác trên địa bàn.
+ Ngoài ra, với thực trạng ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập dưới nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, NHNo&PTNT Đông Triều nên có quy chế cụ thể để điều tra phân loại doanh nghiệp, đồng thời phải xây dựng những tiêu chuẩn để phân đoạn thị trường doanh nghiệp, xây dựng hệ thống đánh giá chấm điểm doanh nghiệp để sàng lọc những doanh nghiệp hiện tại hoạt động kinh doanh không hiệu quả, xác định được doanh nghiệp tiềm năng. Từ đó, ngân hàng sẽ có được chính sách cho vay phù hợp và những chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp tiềm năng này đến vay vốn ngân hàng.
+ Tiếp theo, NHNo&PTNT Đông Triều nên thành lập bộ phận tư vấn thông tin tín dụng doanh nghiệp, có nhiệm vụ theo dõi các doanh nghiệp trên các phương tiện lưu trữ thông tin hiện đại (máy vi tính), cập nhật thường xuyên tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tổng kết đánh giá xếp hạng doanh nghiệp. Như vậy, với những thông tin thu thập, khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn của ngân hàng bộ phận này sẽ tư vấn giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn vay hiệu quả nhất, đồng thời bộ phận này sẽ tham mưu với các CBTD để lựa chọn hình thức cho vay, khối lượng cho vay phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể phát sinh.
3.2.3. Mở rộng hệ thống mạng lưới để tiếp cận được nhiều hơn và gần hơn với doanh nghiệp
Mở rộng hệ thống mạng lưới có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều nói riêng. Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng liên xã, ngân hàng lưu động được mở rộng củng cố, vừa tạo điều kiện cho việc mở rộng cho vay, nâng cao được chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp không có điều kiện đến ngân hàng vay vốn, vừa nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Tuy nhiên, việc mở rộng hệ thống mạng lưới đối với NHNo&PTNT Đông Triều cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản là:
+ Mở rộng hệ thống mạng lưới phải đảm bảo nâng cao được khả năng cạnh tranh, tạo khả năng mở rộng thị phần khách hàng doanh nghiệp.
+ Mở rộng hệ thống mạng lưới trên cơ sở điều kiện khả năng cho phép, NHNo&PTNT Đông Triều nên mở rộng mạng lưới ở những môi trường có điều kiện kinh doanh tốt, những nơi gần khu công nghiệp, cụm công nghiệp, những nơi kinh tế hàng hoá phát triển để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn, rút ngắn thời gian đi lại của doanh nghiệp. Mặt khác, mạng lưới mở rộng của ngân hàng phải kết hợp được với cấp uỷ chính quyền địa phương để khai thác nắm bắt thông tin về doanh nghiệp, từ đó có đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định cho vay chính xác, kịp thời, vừa đáp ứng được nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, vừa đẩy mạnh hoạt động cho vay có hiệu quả.
3.2.4. Tiếp tục làm tốt công tác khoán tài chính đến từng CBTD
Trong thời gian qua, NHNo&PTNT Đông Triều đã thực hiện khoán tài chính đến từng CBTD gắn với chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn. Để đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, thời gian tới trong công tác khoán tài chính, ngân hàng nên đưa ra kế hoạch cụ thể về doanh số cho vay doanh nghiệp, doanh số thu nợ doanh nghiệp trong từng tháng, quý và khoán cho từng CBTD. Đến cuối tháng, cuối quý ngân hàng sẽ tiến hành tổng kết và có khen thưởng đối với CBTD vượt khoán và có chất lượng cho vay tốt, đồng thời xử phạt nghiêm minh với những CBTD không hoàn thành kế hoạch, chất lượng cho vay chưa tốt nhằm gắn trách nhiệm cá nhân với việc thu hồi nợ của các doanh nghiệp.
3.2.5. Hoàn thiện chính sách tín dụng, trong đó chính sách lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp cần phải linh hoạt hơn và các phương thức cho vay đối với doanh nghiệp cần phải đa dạng hơn.
Trong thời gian qua NHNo&PTNT Đông Triều đã quy định mức lãi suất chung áp dụng cho mọi đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn. Vì vậy, để đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, trong thời gian tới ngân hàng nên có chính sách lãi suất linh hoạt và ưu đãi cần thiết đối với doanh nghiệp đặc biệt là đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo hướng các doanh nghiệp xếp loại A quan hệ vay vốn thường xuyên, trả nợ tốt sẽ được áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi, doanh nghiệp có quan hệ vay vốn lần đầu nhưng có bề dày hoạt động, lịch sử hoạt động kinh doanh tốt cũng được hưởng lãi suất ưu đãi.
Ngoài ra, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đựoc thành lập trên địa bàn Đông Triều, do vậy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngày càng phong phú đòi hỏi NHNo&PTNT Đông Triều không ngừng mở rộng, cải tiến các phương thức cho vay phù hợp. Hiện nay, ở NHNo&PTNT Đông Triều, phương thức cho vay chủ yếu nhất và phổ biến nhất đối với doanh nghiệp vẫn là phương thức cho vay từng lần. Vậy, để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi NHNo&PTNT Đông Triều cần phải đa dạng hoá các phương thức cho vay phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp nhằm phát huy những hiệu quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại với mục đích đáp ứng đầy đủ kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh dịch vụ. Cùng với phương thức cho vay trực tiếp từng lần và cho vay theo hạn mức, ngân hàng nên cho doanh nghiệp vay dưới các phương thức khác phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp. Ngân hàng cũng nên mở rộng áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức chứ không nhất thiết phải áp dụng phương thức cho vay từng lần đối với doanh nghiệp vay vốn lần đầu nhưng đủ điều kiện nhằm đơn giản thủ tục và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.
3.2.6. Hoàn thiện quy trình cho vay đối với doanh nghiệp, trong đó khâu thẩm định tài sản bảo đảm cần phải thông thoáng và khâu kiểm tra kiểm soát trong và sau khi cho vay cần phải được nâng cao
Hiện nay, trong quy trình cho vay đối với doanh nghiệp, khâu thẩm định tài sản bảo đảm vốn vay NHNo&PTNT Đông Triều tuân theo quy định của NHNN Việt Nam. Nhưng thực tế các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện Đông Triều chủ yếu là DNNQD có qui mô vừa và nhỏ, thường không có đủ tài sản bảo đảm để vay vốn nên không được tiếp cận được với vốn vay của ngân hàng. Do vậy, trong thời gian tới, NHNo&PTNT Đông Triều cần phải nới lỏng các điều kiện cho vay trong quy trình cho vay, không nên quá gò bó theo quy định, nên quan tâm sâu sắc hơn nữa đến tính khả thi của phương án SXKD của doanh nghiệp khi quyết định cho vay.
Thực tế cho thấy, bảo đảm vốn vay không phải là tài sản thế chấp mà là tính khả thi của phương án SXKD của doanh nghiệp, nếu thực hiện được điều này thì NHNo&PTNT Đông Triều sẽ khôi phục được tình trạng thiếu tài sản thế chấp của doanh nghiệp khi vay vốn. Vì vậy, trong thời gian tới NHNo&PTNT Đông Triều cần phải đổi mới chính sách và cơ cấu cho vay đối với doanh nghiệp theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của dự án để quyết định cho vay. Đây là một xu hướng rất phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện Đông Triều.
Bên cạnh đó, khâu kiểm tra kiểm soát trong và sau khi cho vay cần phải được nâng cao. Thời gian qua, NHNo&PTNT Đông Triều luôn xác định rõ, khâu kiểm tra kiểm soát trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp là một công việc vô cùng quan trọng để đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp. Nâng cao kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay nhằm hoàn thiện quy trình cho vay đối với doanh nghiệp, phát hiện những sai sót trong quá trình cho vay để kịp thời ngăn chặn, sửa chữa, cải tiến nâng cao hiệu quả cho vay, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Có thể khẳng định rằng những sai sót công tác kiểm tra kiểm soát quá trình cho vay đối với doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm sút hiệu quả hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Đông Triều. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng nên có biện pháp gắn trách nhiệm của CBTD với chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động cho vay doanh nghiệp. Trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, CBTD cần phải nhận thức được việc tự kiểm tra, tự kiểm soát là yêu cầu bắt buộc trong quy trình cho vay, xác định rõ “tự kiểm tra, tự tìm sai, tự sửa là tự cứu lấy mình”. Đồng thời tổ chức tốt công tác kiểm tra chéo giữa các CBTD, cán bộ phụ trách những doanh nghiệp này kiểm tra doanh nghiệp khác, cán bộ phụ trách vùng này kiểm tra cán bộ phụ trách vùng khác để đảm bảo tính khách quan và phát hiện những sai sót, từ đó có biện pháp sửa chữa kịp thời nhằm giảm thiểu những rủi ro thiệt hại.
Ngoài ra, công tác kiểm tra phân tích nợ hàng tháng, hàng quý theo từng loại hình doanh nghiệp, theo từng phương thức cho vay cũng phải được thực hiện tốt. Hàng tháng, hàng quý, kết hợp kế toán, CBTD, cán bộ kiểm soát tiến hành phân tích nợ đến hạn, xác định khả năng thu hồi, khả năng giãn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ xấu từ đó có kế hoạch đôn đốc các doanh nghiệp trả nợ nhằm giảm nợ xấu đến mức thấp nhất, nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp.
3.2.7. Triển khai nghiệp vụ cho thuê tài chính, đổi mới công nghệ ngân hàng và phát triển các dịch vụ đi kèm với hoạt động cho vay doanh nghiệp
Các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện Đông Triều chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên nhiều doanh nghiệp không có đủ điều kiện về tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng hoặc chỉ được vay một số vốn nhỏ hơn so với nhu cầu. Do vậy, để giúp cho các doanh nghiệp có thể hiện đại hoá sản xuất theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới kể cả trong điều kiện thiếu vốn, NHNo&PTNT Đông Triều trong thời gian tới nên triển khai nghiệp vụ cho thuê tài chính. Với nghiệp vụ cho thuê tài chính, các doanh nghiệp sẽ có đầy đủ điều kiện sản xuất bằng cách đi thuê máy móc thiết bị của ngân hàng, do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn, đây là một tiền đề tốt để NHNo&PTNT Đông Triều có thể đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp.
Mặt khác, để thu hút được nhiều doanh nghiệp đến vay vốn, bên cạnh hoạt động cho vay đơn thuần, NHNo&PTNT Đông Triều nên đổi mới các thiết bị công nghệ và cung cấp thêm các dịch vụ đi kèm với hoạt động cho vay nhằm mang lại lợi ích tối đa cho các doanh nghiệp khi đến vay vốn ngân hàng. Trong những năm gần đây, NHNo&PTNT Đông Triều đã có nhiều đóng góp cùng hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam từng bước cải tiến, hiện đại hoá công nghệ, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng như: Trang bị công nghệ hiện đại, tham gia hệ thống thanh toán bù trừ, chuyển tiền nhanh qua máy vi tính trên phạm vi cả nước, hoà nhập mạng thanh toán quốc tế qua SWIFT, thanh toán điện tử, máy rút tiền tự động ATM… Song, so với yêu cầu hiện nay với số lượng các doanh nghiệp vay vốn nhiều và đa dạng, mạng lưới rộng khắp, đòi hỏi NHNo&PTNT Đông Triều cần phải tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện tốt hơn nữa công tác đổi mới công nghệ, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, gắn cho vay với việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toán, tiền gửi, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh... tạo thành quy trình khép kín trong quan hệ với doanh nghiệp.
Để làm tốt công tác này nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp, ngay từ bây giờ NHNo&PTNT Đông Triều nên tập trung vào việc mở rộng thị trường thanh toán không dùng tiền mặt nhằm mục đích vừa thu hút được vốn vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất trong quá trình thanh toán, trao đổi tiền tệ qua ngân hàng được an toàn chính xác. Mặt khác, thông qua quá trình thanh toán ngân hàng sẽ nắm bắt được việc sử dụng vốn vay, quá trình luân chuyển vốn của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nên từng bước tiếp cận doanh nghiệp bằng cách làm thí điểm dịch vụ thanh toán đối với các doanh nghiệp như: dịch vụ trả tiền điện nước, tiền điện thoại, tiền nhà, tiền lương, bảo hiểm xã hội… thực hiện thanh toán điện tử thẻ tín dụng, trả tiền kiều hối.
3.3. Kiến nghị
3.3.1: Kiến nghị với Nhà Nước
- Cần có những biện pháp hữu hiệu trong chính sách quản lý kinh tế vĩ mô, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, an toàn, phù hợp với cơ chế thị trường và hoàn thiện các bộ luật nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng hoạt động thuận lợi.
- Duy trì nền kinh tế phát triển ổn định, vững chắc; Khuyến khích hình thành và phát triển các thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán tạo tiền đề thúc đẩy cải tiến và đổi mới công nghệ ngân hàng Việt Nam, từng bước hội nhập vào nền tài chính thế giới.
- Cần ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc, trước mắt là các doanh nghiệp lớn và các dự án lớn; cung cấp thông tin giữa ngân hàng và các cơ quan nhà nước, áp dụng kỷ luật trong lập báo cáo và cung cấp thông tin.
- Cho phép các ngân hàng tự bán các tài sản bảo đảm để xử lý nợ quá hạn không phải qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản khi có sự thỏa thuận giữa ngân hàng và bên bảo đảm trong việc xử lý nợ quá hạn.
3.3.2. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam
NHNo&PTNT Việt Nam cần phải chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách của Chính phủ và NHNN Việt Nam để hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng. Khi Chính phủ và NHNN Việt Nam đưa ra những văn bản pháp luật để chỉ đạo hoạt động của ngân hàng, NHNo&PTNT Việt Nam nên có văn bản hướng dẫn cụ thể đến từng chi nhánh trên địa bàn các tỉnh để giải đáp kịp thời những vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Chẳng hạn như: tiêu chí phân loại khách hàng theo công văn 1261 cần được xem xét điều chỉnh cho phù hợp đặc biệt là đối với doanh nghiệp vay vốn lần đầu và doanh nghiệp mới được hình thành do quá trình đi lên của hộ sản xuất hay quy chế bảo lãnh năm 2006, NHNo&PTNT Việt Nam không có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Hỗ trợ NHNo&PTNT Đông Triều triển khai nghiệp vụ cho thuê tài chính. Đồng thời tạo điều kiện để ngân hàng có thể nâng cấp được cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị mới hệ thống máy tính, thay thế các máy tính đã cũ, lạc hậu đảm bảo cho việc giao dịch phục vụ doanh nghiệp đến vay vốn được nhanh chóng, chính xác. Hiện tại, ở bộ phận cho vay trực tiếp doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều mới được trang bị một máy tính trong khi có tới 4 cán bộ tín dụng phụ trách ở bộ phận này, do vậy không đảm bảo năng suất hiệu quả trong công việc của các CBTD.
Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam cho phép NHNo&PTNT Đông Triều được đầu tư một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn Hà Nội vì hiện nay ngân hàng đã có một chi nhánh ở Thanh Xuân Nam. Đồng thời, nới rộng khung lãi suất để các đơn vị thành viên chủ động trong việc cạnh tranh thu hút các doanh nghiệp đến vay vốn trên cơ sở tính toán đảm bảo nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay doanh nghiệp.
Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực, đặc biệt là trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ tác tác nghiệp cho vay và quản lý doanh nghiêp. Củng cố mạng lưới thông tin tín dụng và thông tin doanh nghiệp, giúp chi nhánh NHNo&PTNT Đông Triều thẩm định và quản lý doanh nghiệp an toàn và hiệu quả hơn. Đồng thời sớm có quy chế cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cởi mở, thông thoáng hơn trong việc cấp tín dụng, tài sản bảo đảm và xử lý tín dụng. Ngoài ra, NHNo&PTNT Việt Nam cần phải tiếp tục mở các lớp đào tạo cho cán bộ tín dụng để nâng cao trình độ cho họ.
3.3.3. Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam
- Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng, lành mạnh hóa các ngân hàng thương mại, đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp.
- Nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin tín dụng (CIP) nhằm tạo thuận lợi cho các ngân hàng thương mại có thông tin đầy đủ về doanh nghiệp khi cho vay.
- Tiếp tục công tác chấn chỉnh hoạt động các ngân hàng thương mại trên cơ sở nhanh chóng tiến hành việc sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại.
- Mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu, mở rộng cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có thanh toán hàng hóa đối với các doanh nghiệp trong khu chế xuất. Cần đẩy mạnh mô hình cho vay đồng tài trợ các dự án trong khu chế xuất – khu công nghiệp. Cần có cơ chế cho vay đặc thù đối với các doanh nghiệp trong khu chế xuất – khu công nghiệp.
- Sớm ban hành quy chế về thương phiếu và chiết khấu thương phiếu cùng các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề này nhằm tạo ra môi trường pháp lý để các khách hàng vay vốn có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc vay vốn.
- Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trình Quốc hội đưa vào luật các tổ chức tín dụng nội dung quyền được trực tiếp phát mãi tài sản của bên cho vay trong quá trình thu hồi nợ.
Đề nghị NHNN Việt Nam cần phải có chính sách xử lý rủi ro đối với nợ cho vay có tài sản đảm bảo nhưng không bán được. Đồng thời giảm thời gian thử thách chuyển về nhóm nợ thấp hơn đối với nợ gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn khi đã trả hết nợ. Hiện nay, thời gian thử thách chuyển về nhóm nợ thấp hơn là 6 tháng.
Đề nghị NHNN Việt Nam cho phép chi nhánh NHNo&PTNT Đông Triều giữ nguyên số chi nhánh hiện có và tiếp tục mở thêm các chi nhánh ngân hàng cấp II, cấp III tại các khu công nghiệp, nơi kinh tế tập trung. Đồng thời, cho phép NHNo&PTNT Đông Triều nâng cấp các phòng giao dịch hiện có thành cho nhánh cấp III để đảm bảo phù hợp với tình hình kinh doanh và đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp.
3.3.4. Kiến nghị đối với UBND Huyện Đông Triều
UBND Huyện Đông Triều cần có cơ chế quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với các doanh nghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa về đăng ký kinh doanh, góp vốn, về hạch toán kế toán để đánh giá đúng thực chất hoạt động của từng doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra và xử lý đối với những doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ chế độ báo cáo kế toán theo quy định. Đồng thời, phải xử lý nghiêm minh đối với các doanh nghiệp tồn tại mà không sản xuất kinh doanh, kiểu “doanh nghiệp ma” để tạo một môi trường doanh nghiệp trong suốt, lành mạnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NHNo&PTNT Đông Triều trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp.
UBND Huyện Đông Triều cần có chính sách khuyến khích và cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư để thu hút thêm doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả về địa phương. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo trang bị cho chủ các doanh nghiệp về kiến thức quản lý, hạch toán kinh doanh và các kiến thức về hội nhập nhằm giúp các doanh nghiệp vững tin hơn trên bước đường sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh và phát triển.
Khi các doanh nghiệp đã có các quyết định pháp lý về đất như: quyết định giao đất, biên bản bàn giao đất, hợp đồng thuê đất… Đề nghị các ban, ngành trên địa bàn Huyện Đông Triều và tỉnh Quảng Ninh có liên quan cải tiến thủ tục và đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các doanh nghiệp này có thể dùng nó làm các giấy tờ đảm bảo khi vay vốn của ngân hàng.
3.3.5. Kiến nghị đối với ngân hàng No&PTNT Quảng Ninh:
- Thực hiện đa dạng các hình thức huy động theo chỉ đạo một cách linh hoạt, vừa đảm bảo lợi ích của khách hàng và tính đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng; Khi lãi suất trở về ổn định đẩy mạnh huy động tiền gửi trung hạn, lãi suất bậc thanh; Đề nghị NHNo Quảng Ninh cho phép linh hoạt vận dụng lãi suất huy động phù hợp với mặt bằng lãi suất trên địa bàn đảm bảo hiệu quả cao nhất.
- Đề nghị NHQN bổ xung biên chế để đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng.
+ Đề nghị NHNo&PTNT QN phê duyệt xây dựng phòng giao dich tại xã Kim Sơn Đông triều để hoàn thiện mạng lưới .
+ Đáp ứng mức cao nhất cơ sở vật chất theo yêu cầu các đơn vị, đặc biệt thiết bị phục vụ giao dịch; trang bị hệ thống camera, công cụ hỗ trợ bảo đảm an toàn cơ quan.
KẾT LUẬN
Sau quá trình thực tập và nghiên cứu tại NHNo&PTNT Đông Triều em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tai chi nhánh NHNo&PTNT Đông Triều” với các nội dung được đề cập trong chuyên đề là:
1. Nghiên cứu lý luận hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại từ đó khẳng định vai trò của ngân hàng thương mại trong hoạt động cho vay doanh nghiệp.
2. Phân tích rõ tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của NHNo&PTNT Đông Triều. Từ đó chỉ ra những mặt đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp.
3. Nghiên cứu những định hướng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng và dựa trên cơ sở thực tiễn đã phân tích đề xuất một số ý kiến và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Đông Triều.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn và lượng kiến thức tích luỹ được còn hạn chế nên những ý kiến đề xuất của em chỉ là một trong nhiều ý kiến nhằm giúp cho NHNo&PTNT Đông Triều đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cô để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn nữa.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo KQ hoạt động kinh doanh 2004, 2005, 2006 của NHNo&PTNT Hà Tây.
Báo cáo KQ hoạt động tín dụng 2004, 2005, 2006 của NHNo&PTNT Đông Triều.
Peter S.Rose, 2004, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
Frederic S.Mishkin, 2001, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
TS. Phan Thị Thu Hà, 2004, Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
PGS. TS. Lê Văn Tề, 2002, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
GS. TS. Lê Văn Tư, 2004, Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
TS. Nguyễn Hữu Tài, 2002, Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Thống kê.
Sổ tay tín dụng, 2004, NHNo&PTNT Việt Nam.
Báo cáo KQ hoạt động tín dụng 2004, 2005, 2006 của NHNo&PTNT Đông Triều.
Luật doanh nghiệp 2005.
Nghị định 178/1900/NĐ – CP của Chính phủ ngày 29/12/1999
Quyết định 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.
Thạc sỉ Lê tấn Phước: Nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương Mại.
Phụ lục 1:: Kết quả công tác tài chính qua các năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
số tiền
tỷ trọng
số tiền
tỷ trọng
(+)(-)%
số tiền
tỷ trọng
(+)(-)%
A.Thu
42785
100.00%
76446
100.00%
78.67%
90276
100.00%
18.09%
1.Thu lãi cho vay
42004
98.17%
53331
69.76%
26.97%
89039
98.63%
66.96%
2.Thu dịch vụ
479
1.12%
677
0.89%
41.34%
866
0.96%
27.92%
3.Thu rủi ro tín dụng
302
0.71%
22438
29.35%
7329.80%
371
0.41%
-98.35%
B.Chi
31546
100.00%
64998
100.00%
106.04%
81542
100.00%
25.45%
1.Trả lãi tiền gửi
21369
67.74%
29648
45.61%
38.74%
57128
70.06%
92.69%
2.Trả lãi vay vốn
731
2.32%
181
0.28%
-75.24%
4791
5.88%
2546.96%
3.Chi lãi hoạt động KD
180
0.57%
296
0.46%
64.44%
418
0.51%
41.22%
4.Chi hoạt động KD ngoại hối
0
0.00%
0
0.00%
-
22
0.03%
5.Chi HĐ KD khác
30
0.10%
50
0.08%
66.67%
63
0.08%
26.00%
6.Chi nộp thuế và lệ phí
103
0.33%
102
0.16%
-0.97%
105
0.13%
2.94%
7. Chi cho cán bộ CNV
4908
15.56%
7019
10.80%
43.01%
6591
8.08%
-6.10%
Lương V1+V2
3208
10.17%
4963
7.64%
54.71%
4690
5.75%
-5.50%
Thêm giờ
539
1.71%
691
1.06%
28.20%
1253
1.54%
81.33%
Chi khác
1161
3.68%
1365
2.10%
17.57%
648
0.79%
-52.53%
8.Chi phí hoạt động quản lý
1844
5.85%
2166
3.33%
17.46%
2618
3.21%
20.87%
9. Chi phá sản
1553
4.92%
1391
2.14%
-10.43%
1974
2.42%
41.91%
10.Chi dự phòng
828
2.62%
24145
37.15%
2816.06%
7832
9.60%
-67.56%
Dự phòng rủi ro tín dụng
532
1.69%
23687
36.44%
4352.44%
7233
8.87%
-69.46%
Bảo hiểm tiền gửi
296
0.94%
458
0.70%
54.73%
599
0.73%
30.79%
C.Chênh lệch thu - chi
11239
11448
8734
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22197.doc