Sau 5 năm hoạt động cho đến nay, NHCSXH huyện Tuần Giáo đã bước đấu thực hiện thành công quá trình quá trình đẩy mạnh hoạt đọng tín dụng, xóa đói giảm nghèo và đã thưc hiện hỗ trợ cho nhiều đối tượng chin sách khác trên địa bàn toàn huyện.
Tuy nhiên hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Tuần Giáo hiện nay vẫn còn một số hạn chế. Đó là nguồn vốn Tỉnh cấp chưa đáp ứng đươc nhu cầu của quá trình hoạtôch vay tín dụng, quá trình thu nợ còn gặp nhiều rủi ro. Những hạn chế này làm giảm phần nào hiệu quả hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Tuần Giáo, cũng đồng nghĩa với việc giảm ý nghĩa của chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đôi với họ nghèo và các đối tượng chính sách.
Chuyên đề tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt động tín tại NHCSXH huyện Na Rì- Bắc Kạn” đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng.
Do hiểu biết còn hạn chế và thời gian có hạn nên chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô và nhwngc người quan tâm đến lĩnh vực này.
Em xin trân thành cảm ơn!
59 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo - Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp, ổn định; quyết toán tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại NHCSXH theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ.
Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề kế hoạch nguồn vốn từ TƯ đến địa phương nhằm phát hiện các vi phạm trong thực hiện kế hoạch tín dụng như việc phân bổ, việc chấp hành các chỉ tiêu về nguồn vốn, về chỉ tiêu dư nợ, không phân bổ vốn, quản lý và điều hành kế hoạch của chi nhánh các cấp, việc chấp hành định mức dự phòng thanh toán. Hội sở chính phấn đấu kiểm tra khoảng 20 - 25 chi nhánh, tập trung vào những chi nhánh còn nhiều tồn tại trong công tác kế hoạch tín dụng năm 2008.
Tiếp tục đổi mới công tác thông tin báo cáo theo hướng vi tính hoá, nâng cao tính chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Ban điều hành và công tác điều hành kế hoạch.
Đối với chuyên đề kế hoạch tại địa phương: Tập trung chỉ đạo sát sao công tác quản lý điều hành kế hoạch tín dụng theo chỉ đạo của HĐQT và Ban điều hành từ khâu phân bổ chỉ tiêu kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, chấp hành nghiêm túc định mức dự phòng thanh toán, hệ số sử dụng vốn, không được để đọng vốn.
Tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa việc tham mưu với HĐND, UBND các cấp tiếp tục dành một phần vốn cho NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Chú trọng khai thác nguồn vốn nhận uỷ thác của các chủ đầu tư, tổ chức kinh tế
- xã hội, cá nhân trong và ngoài nước để bổ sung vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo các chương trình chỉ định của chủ đầu tư trên địa bàn.
1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá đẩy mạnh hoạt động tín dụng của NHCSXH
Tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2005 đạt 18.426 tỷ đồng, tăng 28,8% so với năm 2004 và tăng gấp 3,9 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân 5 năm (giai đoạn 2000 - 2005) đạt 31,9%/năm. Kết cấu dư nợ từng chương trình cho vay như sau:
Dư nợ cho vay hộ nghèo 14.891 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 80,82%;
Dư nợ cho vay giải quyết việc làm 2.569 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,94%;
Dư nợ cho vay học sinh, sinh viên 157 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,85%;
Dư nợ cho vay xuất khẩu lao động 252 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,37%;
Dư nợ cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 328 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,78%;
Dư nợ cho vay mua trả chậm nhà ở 178 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,97%;
Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 30 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,16%;
Dư nợ cho vay phát triển ngành lâm nghiệp 0,03%;
Dư nợ cho vay khác 21 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,08%
Năm 2008, NHCSXH đã tập trung huy động nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu giải ngân cho vay hộ nghèo, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng chính sách khác theo kế hoạch tín dụng.
Để đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao năm 2008, ngay từ đầu năm, HĐQT, Ban điều hành đã chủ động có nhiều Văn bản và trực tiếp làm việc, báo cáo với Chính phủ, các Bộ, ngành để có nguồn vốn và cơ chế tạo lập nguồn vốn phù hợp với đặc thù của NHCSXH, với nhiệm vụ được giao trong năm 2008. Kết quả, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành quan tâm giải quyết tạo nguồn vốn lãi suất thấp, ổn định, bền vững cho NHCSXH, từ các nguồn vốn tồn ngân KBNN tăng 8.500 tỷ đồng; NHNN tăng 2.974 tỷ đồng; nhận vốn cho vay của các chương trình tăng 370 tỷ đồng. Đặc biệt là Chính phủ đã bố trí nguồn vốn cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn từ nguồn vốn không lãi và lãi suất thấp. NHCSXH cũng đã chủ động huy động vốn từ các NHTM, huy động trên thị trường để đáp ứng nhu cầu cho vay.
Mặc dù có rất nhiều khó khăn trong việc khai thác huy động vốn trên thị trường do lãi suất trên thị trường tăng cao, diễn biến phức tạp song NHCSXH đã nỗ lực tập trung huy động mọi nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu giải ngân cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt đã đáp ứng kịp thời đủ nhu cầu vốn cho vay học HSSV theo Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn đạt 54.610 tỷ đồng, tăng 18.559 tỷ đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng 51%. Đây là sự tăng trưởng vượt bậc về nguồn vốn đáp ứng tăng trưởng dư nợ, là một năm tăng trưởng cao nhất kể từ khi thành lập NHCSXH, đạt 102% kế hoạch năm 2008 Thủ tướng Chính phủ giao.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh hoạt động tín dụng của
NHCSXH
Nhân tố khách quan
- Môi trường tự nhiên: Do đa số hộ nghèo và các đối tượng chính sách phần lớn hoạt động sản xuất trong nghành nông nghiệp, với 90% hộ nghèo ở Việt Nam sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn nên môi trường tự nhiên là nhân tố quan trọng tác động tới những rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các đối tượng vay vốn. Môi trường tự nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và sẽ góp phần đẩy mạnh được quá trình hoạt động tín dụng. Nếu môi trường tự nhiên khong thuận lợi sẽ tác động xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, từ đó tác động xấu đến hiệu quả vốn vay ưu đãi và khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.
- Môi trường kinh tế: Quá trình hoạt động tín dụng còn gặp nhiều khó khăn, sẽ dẫn tới chất lượng các khoản tín dụng ưu đãi sẽ bị ảnh hưởng xấu. Môi trường kinh tế lành mạnh tạo điều kiện cho ngân hàng có thể huy động được nhiều hơn các nguồn vốn khác ngoài nguồn từ ngân sách Nhà nước bổ sung vào nguồn tín dụng ưu đãi của mình. Mặt khác môi trường kinh tế lành mạnh là thuận lợi cho quá trình thực hiện các chương trình tín dụng, các nguồn vốn sẽ thu hồi nhanh không gặp nhiều rủi ro trong tín dụng.
- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: Hình thức tín dụng chính sách xã hội, của Đảng và Nhà nước là nhân tố quan trọng tác động mạnh tới hoạt động cho vay ưu đãi. Khi Đảng và Nhà nước có những quyết định và chủ trương đúng đắn, phù hợp giúp đỡ hộ nghèo thì vốn hoạt động của ngân hàng sẽ được hỗ trợ tích cực, ngân hàng có điều kiện thuận lợi để mở rộng cho vay, việc hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều thuân lợi còn ngưa lại sẽ khiến quá trình đẩy mạnh hoạt tín dụng gặp nhiều rủi ro.
- Về pháp lý: Là nền tảng để cho mọi hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn. Môi trường pháp lý đồng bộ và hoàn thiện là điều kiện đảm bảo cho việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung.các đối tượng cho vay nhận thức chung về pháp luật còn hạn chế nên việc tạo ra một môi trường pháp lý gồm hệ thống pháp luật về hoạt động của ngân hàng đồng bộ và hoàn thiện, khả năng nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân cùng với chế tài phù hợp để răn đe là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động tín dụng được thực hiện hiệu quả.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
Về phía ngân hàng
Việc thiết lập mô hình tổ chức hoạt động của ngân hàng cũng phải thích ứng với điều kiện hoạt động tín dụng, có như vậy việc đưa vốn tín dụng ưu đãi đến các đối tượng cho vay mới đạt được mục tiêu và yêu cầu đề ra của Chính Phủ . Nếu ngân hàng không có một mô hình tổ chức hợp lý, việc giải ngân sẽ gặp nhiều khó khăn, quá trình đẩy mạnh hoạt động tín dụng sẽ không phát huy được tác dụng. Mặt khác nếu ngân hàng không giám sát được việc sử dụng vốn, vốn có thể bị sử dụng sai mục đích, thậm chí gây mất vốn, thất thoát ngân sách Nhà nước.
- Chiến lược hoạt động của ngân hàng: đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình đẩy mạnh hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu ngân hàng hoạt động không co định hướng cụ thể thì việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng sẽ không đảm bảo về cá mặt hoạt động.
- Chính sách tín dụng của ngân hàng: Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn cho vay đối với các đối tượng vay vốn , kỳ hạn khoản tín dụng, lãi suất cho vay, các khoảng cho vay được thực hiện, sự đảm bảo và khả năng thanh toán nợ của khách hàng…. chính sách tín dụng có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động tín dụng. Vì vậy chính sách tín dụng hợp lý phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu về sự hỗ trợ và đảm bảo bình dẳng trong tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi.
- Cơ sở vật chất của ngân hàng: Cơ sở vật chất cho hoạt động của ngân hàng được hoàn thiện sẽ tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng. Nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị của ngân hàng của ngân hàng thiếu thốn thì việc thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn tín dụng ưu đãi sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong lĩnh vực tài chính có rất nhiều lọai hình dịch vụ hỗ trợ nhau, việc thực hiện đồng thời các loại dịch vụ này sẽ cho phép ngân hàng tăng hiệu quả hoạt đông, tăng uy tín với khách hàng.
- Phẩm chất, trình độ năng lực của đội ngữ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng: Phẩm chất đạo đức và trình độ của nhân viên là điều cần thiêt cho quá trình hoạt động tín dung, do đó đòi hỏi cán bộ có trình độ năng lực chuyên môn cao, phẩm chất tốt mới có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng.
về phía khách hàng.
- Trình độ nhận thức của khách hàng: Nhận thức của khác hàng về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay là nhân tố rất quan trọng trong hoạt động cho vay. Nếu người nghèo nhận thức sai về các khoản vay ưu đãi, coi đây như hình thức trợ cấp của Chính phủ, nhận thức sai dẫn đến hộ không quan tâm đến việc trả nợ và vốn vay có nguy cơ cao bị sử dụng sai mực đích, thất thoát không đem lại hiệu quả cao, hoạt động tín dung sẽ gặp rui ro.
- Năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng: Là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu năng lực sản xuất kinh doanh của người nghèo bị hạn chế thì vốn vay không thể phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh, thì người dân sẽ không thể hoàn trả vốn vay cho ngân hàng,Về phía ngân hàng, khi các đối tượng vay vốn sản xuất kinh doanh không hiệu quả, ngân hàng không thể thu hồi vốn, gây thiệt hại cho ngân hàng và cho ngân sách Nhà nước.
Chương II : THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH HOẠT TÍN DỤNG
TẠI PGD NHCSXH HUYỆN TUẦN GIÁO
2.1. Giới thiệu chung về PGD NHCSXH huyện Tuần Giáo
Sơ lược về PGD Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên
- Tên đơn vị: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên.
- Tên giao dịch: NHCSXH Huyện Tuần Giáo
- Địa chỉ trụ sở chính: Khối Tân Tiến - Huyện Tuần Giáo - Tỉnh Điện Biên.
- Đặc trưng của đơn vị:
+ Là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận
+ Là một pháp nhân, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch .
+ Có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, được nhà nước cấp, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửI, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước.
- Vốn điều lệ ban đầu là :
- Người đại diện theo pháp luật của đơn vị :
Chức danh : Giám đốc Ngân hàng chính sách huyện Tuần Giáo
Họ và tên: Bạc Cầm Chung
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của NHCSXH huyện Tuần Giáo
Để đáp ứng yêu cầu về sự phát triển của nước ta hiện nay, ngày 04/10/2002, chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/ND-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 01 tháng 9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Từ đây Ngân hàng chính sách xã hội được khai trương hoạt động vào mùa xuân năm 2003 theo quyết định của thủ tướng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Không chỉ đánh dấu sự ra đời một định chế tài chính đặc thù của nền kinh tế với vai trò thực hiện nguồn tín dụng ưu đãi của nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Ngay sau khi có quyết định của chính phủ cho ra đời hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội tại các địa phương vào 8/2003 , Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách tỉnh Điện Biên đã sớm được thành lập do một đồng chí Phó Chủ tịch UBND Tỉnh làm trưởng ban, cơ cấu thành viên là lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan theo đúng quy định của Trung ương.Tháng 10/ 2003 Ngân hàng phục vụ người nghèo đã tách khỏi Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tuần Giáo và thành lập lên Ngân sách xã hội Huyện Tuần Giáo – Tỉnh Điện Biên.
Hơn 10 năm thực hiện đổi mới, Đảng và nhà nước ta có nhiều chủ trương chính sách mới đầu tư cho miền núi, trong đó có Tuần Giáo. Trong một thời gian ngắn đi vào hoạt động mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Chính sách huyện Tuần Giáo đã phủ kín 100% số xã, với 14 điểm giao dịch, 32 tổ Tiết kiệm và vay vốn, đồng vốn tín dụng thực sự tạo ra phong trào thi đua phát triển kinh tế Xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng trong toàn huyện. Đời sống nhân dân nói chung từng bước ổn định và cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị được củng cố, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của PGD NHSCXH huyện tuần Giáo
- Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện quy chế điều hành thống nhất toàn hệ thống, đứng đầu là Giám Đốc sau đó là các bộ phận trực thuộc trong đó có phòng Kế Hoạch Nghiệp Vụ và phòng Kế Toán Ngân Quỹ.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo:
Giám đốc ngân hàng
Phó giám đốc
Các bộ phận trực thuộc
Kế hoạch nghiệp vụ
Kế toán ngân quỹ
=> Nhận xét về tổ chức bộ máy của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo.
Để phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo,PGD NHCSXH huyện Tuần Giáo đã xây dựng được một bộ máy quản lý gọn nhẹ, hợp lý và khoa học. Các bộ phận quản lý hỗ trợ có hiệu quả cho các trưởng phòng trong công tác tổ chức và hoạt động. Cho đến nay, mô hình tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của Ngân hàng chính sách huyện đã ổn định, hoạt động có hiệu quả được các cơ quan, chính quyền, tổ chức đoàn thể đánh giá cao. Ngân hàng chính sách xã hội thực sự là công cụ điều hành hữu ích trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định xã hội ở các xã, là người bạn đồng hành của các tổ chức Chính trị -xã hội, địa chỉ tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách, Bộ máy quản lý tốt đảm bảo hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy, quá trình hoạt động của NHCS ngày càng phát triển đi lên, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của PGD NHCSXH huyện Tuần Giáo
Đặc điểm cơ bản của Ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng chính sách xã hội thực hiên quy chế điều hành thống nhất toàn hệ thống.
Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo là một bộ phận trong tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận
Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo là một pháp nhân, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch . Có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, được nhà nước cấ p, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước.
Tình hình hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo trong 5 năm ( 2003-2008)
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đất nước đang tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, chúng ta đang gặp phải một thách thức to lớn, phức tạp đang diễn ra trên toàn cầu, đó là vòng xoáy suy thoái kinh tế, tiền tệ lạm phát, giá cả leo thang, đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp, các vùng có điều kiện khó khăn càng khó khăn hơn. Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Quốc hội và của Chính phủ, cả nước ta đang triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Trong bối cảnh đó, việc tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện chính sách tín dụng xóa đói giảm nghèo và 5 năm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là một việc làm hết sức có ý nghĩa.
Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, mô hình quản lý và phương thức hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tuần Giáo trong 5 năm qua. Từ chỗ chỉ có 3 chương trình với dư nợ hơn 7 tỷ đồng (năm 2003) đến nay đã có tới 14 chương trình cấp quốc gia và hàng chục chương trình cấp địa phương với tổng dư nợ lên tới 22 tỷ đồng. Dư nợ bình quân một hộ nghèo cũng tăng từ 2,5 triệu đồng (năm 2002) lên 7 triệu đồng (năm 2008). Các số liệu đó cũng đã nói lên sự cố gắng to lớn của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Nhưng điều có ý nghĩa rất quan trọng là với số tiền vốn đó, kết hợp với sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể trong việc hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm làm ăn, đã giúp người nghèo biết sử dụng vốn vay có hiệu quả, cải thiện cuộc sống và trả nợ cho ngân hàng.
Đến nay, đã có trên 8 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong toàn huyện được vay vốn, trong đó còn 3 ngàn hộ vượt qua được ngưỡng nghèo và nhiều hộ đã có kinh tế khá giả. Hiện có khoảng 20 ngàn người đang được hưởng lợi từ các nguồn vốn này. Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng xóa bỏ tệ cho vay nặng lãi ở nông thôn. Việc bàn thảo, tính toán cách làm ăn, xóa đói giảm nghèo, việc trao đổi kinh nghiệm sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang trở thành một nếp sinh hoạt mới ở nông thôn, tình làng nghĩa xóm được khơi dậy và phát huy, an ninh trật tự được củng cố.
Hiện nay, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo đang thực hiện 7 chương trình tín dụng xã hội :
1. Chương trình cho vay hộ nghèo.
2. Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
3. Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.
4. Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
5. Chương trình cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
6. .
7. Chương trình cho vay giải quyết việc làm .
Sau 5 năm thành lập và đi vào hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội đã kế thừa, xây dựng và phát triển trên nền tảng của mô hình tổ chức Ngân hàng phục vụ người nghèo với phương châm: tổ chức bộ máy quản lý, điều hành gọn nhẹ tiết kiệm chi phí, xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách để “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đảm bảo vốn tín dụng chính sách của chính phủ được quản lý chặt chẽ, cho vay đúng đối tượng được thụ hưởng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và tạo việc làm.
2.2.1. Các phương thức cho vay tín dụng
Để đồng vốn ưu đãi của chính phủ đến với hộ nghèo được sớm và đầy đủ nhất, đó cũng là sự mong chờ của trên 2 ngàn hộ nghèo trong Huyện. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Ngân hàng chính sách Huyện Tuần giáo đã chú trọng xây dựng hệ thống mạng lưới phối hợp với các tổ chức đoàn thể thực hiện 2 phương thức cho vay:
Uỷ thác từng phần: ủy thác cho vay, ký kết văn bản liên tịch với các cấp hội, đoàn thể ở cả 3 cấp Tỉnh, huyện và xã. Mô hình tổ chức cho vay toàn phần thông qua 4 tổ chức chính trị là Nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh và Đoàn Thanh Niên đã góp phần quản lý tốt vốn và tài sản Nhà nước,thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn(TK & VV). Tạo điều kiện mở rộng xã hội hóa hoạt động Ngân hàng, tiết kiệm chi phí nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hộ
2.2.2. Các chương trình cho vay tín dụng
Để thực hiện Nghị định 78/20002/ND-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ Về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.Hiện nay, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo đang thực hiện 7 chương trình tín dụng xã hội :
1. Chương trình cho vay hộ nghèo.
2. Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
3. Chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.
4. Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
5. Chương trình cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
6. Chương trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương trình cho vay giải quyết việc làm .
7. Chưong trình cho vay giải quyết việc l àm
Sau 5 năm thành lập và đi vào hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội đã kế thừa, xây dựng và phát triển trên nền tảng của mô hình tổ chức Ngân hàng phục vụ người nghèo với phương châm: tổ chức bộ máy quản lý, điều hành gọn nhẹ tiết kiệm chi phí, xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách để “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đảm bảo vốn tín dụng chính sách của chính phủ được quản lý chặt chẽ, cho vay đúng đối tượng được thụ hưởng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và tạo việc làm.
2.2.3. Mở rộng các hoạt động cho vay
Nếu trước đây, khi mới thành lập và ban đầu đi vào hoạt động, phòng giao dịch chỉ thực hiện cho vay 2 chương trình hộ nghèo và giải quyết việc làm, thì đến nay sau 5 năm đã thêm được 5 chương thình với tổng dư nợ là: 62.766(31/12/2008) Và phấn đấu đến cuối năm 2009 sẽ đạt mức 83 tỷ đồng. Trong 5 năm qua NHCSXH huyện Tuần Giáo đã thông qua các chương trình vay vốn ưu đãi của nhà nước, đã cho vay gần tỷ đã tạo cơ hội cho các hộ nghèo thoát khỏi đói nghèo, giải quyết được nhiều lao động cho nhưng người không có việc làm, và đã giúp cho nhiều học sinh nghèo đươc đi học ở các trường Trung Cấp, Cao Đảng và Đaị Học không chỉ vậy còn tạo được nguồn vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh có nguồn vốn, để kinh doanh, nguồn vốn được giẩi ngân tới tận các xã, do các cán bọ tín dụng trực tiếp đi giải, để đẩy mạnh được hoạt độnh tín dụng việc mở rộng các hoạt động cho vay là điều cần thiết phải thực hiện
Đặt mục tiêu năm 2009 sẽ tạo được nguồn vốn nhiều hơn, cho vay với số lượng nhiều hơn và tăng them các các chương trình cho vay, vượt mức cùng kỳ năm trước.
2.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh quá trình đẩy mạnh hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Tuần Giáo
NHCSXH huyện Tuần Giáo từ khi được thành lập và hoạt động cho đến nay luôn phát triển, đã đặt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn chưa đủ cần phải tăng cường hơn nữa, nhanh chống hoàng thành các chỉ tiêu của năm trước đã đề ra, đến nay tổng dư nợ đã là 74355, nguồn nhân lực đã được nâng cao về trình độ bằng cách tổ chức các đợt đi tập huấn cho các cán bộ công nhân viên, việc đẩy mạnh hoạt động công nghệ cũng đã được thực hiện và đặt hiệu quả cao, các chương trình cho vay cũng đã được tăng cường, nguồn vốn được cải thiện, quá trình giải ngân đạt được hiệu quả nhiều hơn,từ đó tạo điều kiện thuận lợi phần nào cho việc đánh giá quá trình hoạt đông tín dụng của PGD ngân hàng huyện. Nếu năm 2008 tổng dư nợ ngày 31/12/2008 đat mức là 62766, thì đến nay ngày 31/3/2009 tổng dư nợ đã là 74355 đã tăng lên đáng kể, phấn đấu đến cuối 2009 đạt được mức 100 triệu.
2.3. Đánh giá về hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Tuần Giáo
Ngân Hàng chính sách huyện Tuần Giáo sau 5 thực hiện hoạt động tin dụng và phát triển với 7 chương trình tín dụng nay đã đạt được những kết quả cao.
2.3.1. Những kết quả đạt được
Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước cùng với sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo và sự phối hợp giúp đỡ có hiệu quả của các ban ngành chức năng mà trực tiếp là hệ thống ngân hàng chính sách tỉnh Điện Biên, cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của tập thể cán bộ công nhân viên, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo đã từng bước được củng cố với hiệu quả hoạt động tương đối cao và ổn định. Ngày 31/12/2008 tổng dư nợ đạt là 62766 đến ngày 31/3/2009 đã đạt được tổng dư nợ là 74355. Mọi hoạt động tuân theo khuân khổ quy định của pháp luật, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo việc làm thường xuyên cho người lao động,người dân cũng nhờ vào nguồn vốn này để phát triển kinh tế xua đi cái nghèo trưiưc mắtm không chỉ cho người dân mà còn củng cho đời sống cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện về mọi mặt.Đội ngũ các bộ quản lý và công nhân viên có nhiều kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức, chủ động sáng tạo trong công việc, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ được giao, tuy đã đạt được những kết quả như vậy nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế.
2.3.2. Một số hạn chế
Hiện nay NHCSXH huyện Tuần Giáo tuy đã đã phát trine nhưng vẫn bọc lộ những hạn chế, dưiưí đây là nhữnghạn chế:
+ Về vị chí Địa Lí không thuận lợi nhiều
+ Điều kiệm kinh tế chính trị xã hội còn bọc lọ một số hạn chế
+ Điều kiện tự nhiên cũng không hoàng toàn ở mưc thuận lợi
+ Nguòn nhân lực còn thiếu sót về số lượng, hạn chế về trình độ chuyên ngành.
+ Điều kiện vật chất con chua đáp ứng nhu cầucơ sở hạ tầng còn tương đối hạn hẹp.
+ Nguồn vốn còn ít
Nhưng hạn chế trên chủ yếu do những nguyên nhân sau:
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế đó
Ngân hàng mới thành lập nên còn gặp nhiều khó khăn tất cả về mọi mặt, những khó khăn đó được biểu hiện ở các nguyên nhân dưới đây.Thời cơ bao giờ cũng do điều kiện chủ quan và khách quan tạo ra, mà điều kiện chủ quan là cơ bản, quyết định. Để tạo thời cơ, thúc đẩy thời cơ mau chín muồi và tận dụng thời cơ, bao giờ cũng xuất phát từ cơ sở thế và lực nhất định. Thế và lực cũng do chỉ đạo chủ quan tạo ra trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định. Thế bao giờ cũng dựa trên cơ sở của lực, có lực mới có thế; nhưng có thế tốt lại phát huy được lực.
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Chính sách tín dụng của ngân hang còn nhiều hạn chế về các mặt như huy động vốn,nâng cao hiệu quả xử dụng vốn, cơ chế tài chính và quan hệ phối hợp.
- Điều kiệm cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu hoạt động của ngân hàng, nơi làm việc còn chật hẹp không thuận lợi cho việc đi lại của cán bộ, gặp nhiêu khó khăn trong việc tiếp dân.
- Các hoạt động cho vay: các phương thức, các chương trình t và thủ tuc cho vay vẫn còn nhiều hạn chế cần phải phát triển về hoạt động cho vay.
- Trình độ công nghệ tương dối phát triển tuy nhiên vẫn còn bọc lộ những hạn chế và cần được nâng cao them.
- Nguồn nhân lực còn hạn chế cả về mặt trình độ và số lượng.
+ Về trình độ chỉ có 2/9 người cán bộ của NH là có trình độ Đại Học chiến tỷ lệ 22.22% trong số cán bộ công nhân viên, còn lại là Trung Cấp và Cao Đảng, số có trình độ Đại Học còn ít chiến tỷ lệ thấp, trong khi đa số là Trung Cấp và Cao Đảng là chủ yếu do đó viêc đáp ưng nhu cầ chuyên môn còn hạn chế.
+ Số lượng nguồn nhân lực chỉ có 9 người chỉ có 1 Giám Đốc, 4 cán bộ tín dụng, 3 cán bộ kế toán và 1 cán bộ hành chính - bảo vệ, đièu đo đang gây những khó khăn nhất định cho việc phát triển và hoạt động. 1 Giám Đốc sẽ khá nhiều khó khăn trong quá trình điều hành và quảng lý mọi hoạt động của NH, 4 cán bộ tín dụng chuyên hoạt động với 14 xã đa số là các xã vùng cao, điều đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi giải ngân và thu nợ tại các xã, 3 cán bộ kế toán làm việc thường xuyên tại phòng kế tóà nhưng vân chưa đáp wng hết được khách hang, do số lượng ngừi đến vay và giả nợ tương đối đông, them vào đó đa só người đen lại là dân tộc, nên còn gặp nhiêu khó khăn trong việc thu và cho vay tiền.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Vị thí địa lí: Tuần Giáo là một huyện thuộc tỉnh Điện Biên, là huyện vùng cao địa hình hiểm trở nhiều núi khu vực đồng bằng ít, các xã phần lớn là ở cách xa huyện ở vùng sâu xa, do đó việc đi lại rất nhiều khó khăn trong việc đi lại cho các cán bộ tín dụng đi giải ngân, điều đó còn làm cho quá trình đi giải ngân còn chận, thu nợ cũng hạn chế. khả năng mở rộng địa bàn giải ngâncũng còn nhiều hạn chế, trong 5 năm vừa qua huyện đã ba lần chia tách 4 xã sang các Huyện, Thị và Tỉnh bạn. Tháng 7 năm 2005 thị tứ Mừng ẳng trước đây thuộc huyện Tuần giáo đã tách ra thành Huyện Mừng ẳng. Việc tách các huyện thị đã gây nên những biến động không nhỏ trong hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo.
- Điều kiệm tự nhiên: Về mùa đông thường lạnh hơn so với các huyện khác, còn về mùa hè mưa nắng không thuận hòa, đất đai nhiều nơi màu mỡ, tuy nhiên đa số là vùng cao nên không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của người dân ở huyện và quá trình đẩy mạnh hoạt động tín dụng của huyện.
Chương III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA NHCSXH HUYỆN TUẦN GIÁO
Mục tiêu của chương trình XĐGN là đến 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%. Một trong những biện pháp quan trọng là hỗ trợ các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí. Nhà nước thành lập NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (gọi chung là vùng có điều kiện khó khăn) và phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước.
Thực hiện chủ trương, mục tiêu của chương trình XĐGN và trên cơ sở điều kiện thực tế, các cấp và các ngành đã ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, cơ chế tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo hướng ngày càng mở rộng về phạm vi, đối tượng, nâng cao chất lượng tín dụng, cụ thể là: Cho vay hộ nghèo, ưu đãi về lãi suất, vốn và thời hạn vay, không phải thế chấp tài sản và thủ tục vay vốn đơn giản; cho vay đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (xuất khẩu lao động); cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn để chi phí học tập; cho vay các đối tượng chính sách khác theo các chương trình, quyết định của Thủ tướng Chính phủ như cho vay các hộ dân vùng ngập lũ mua trả chậm nhà ở trong các cụm, tuyến dân cư ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cho vay đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và hộ dân thuộc diện chính sách ở các tỉnh Tây Nguyên mua trả chậm nhà ở.
3.1. Định hướng đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Tuần Giáo
Từ kết quả thực hiện chính sách tín dụng xóa đói giảm nghèo và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm. Mục tiêu sắp tới của Ngân hàng chính sách xã hội nói chung và của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuần Giáo nói riêng là việc phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại vì mục tiêu phát triển chung của toàn ngành. Sau đấy là một số mục tiêu cần thực hiện trong giai đoạn sắp tới
Một là, phải luôn coi trọng công tác đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Đó cũng là bài học chung cho cả thế giới và đã trở thành mục tiêu trong Chương trình Thiên Niên Kỷ của Liên Hợp quốc. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng: "phát triển kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội", chúng ta đã có nhiều chính sách và giải pháp để xóa đói giảm nghèo và đã thu được những thành tựu to lớn, được cả thế giới công nhận, Trong thời gian tới, đặc biệt trong điều kiện lạm phát cao, chúng ta cần tiếp tục tập trung mọi cố gắng, mọi nguồn lực của xã hội cho công việc này.
Hai là, để giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cần phải thực hiện rất nhiều giải pháp đồng bộ, và trong đó tín dụng chính sách xã hội là giải pháp giúp giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững, cần được tập trung triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới.
Mười lăm năm thực hiện chính sách cho vay ưu đãi xóa đói giảm nghèo đã cho thấy, quan hệ tín dụng "có vay có trả", "cho cần câu thay vì cho cá" không những tạo lập thói quen cho người nghèo trân trọng đồng vốn và quan tâm tới hiệu quả sử dụng vốn vay mà còn đặt ra cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể phải có trách nhiệm đến cùng trong việc giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống và nâng cao vị thế của họ trong xã hội. Trong điều kiện nguồn lực tài chính của Nhà nước có hạn, thì phương thức hỗ trợ vốn bằng cách cho vay có ưu đãi là cách thức tốt nhất chia sẻ trách nhiệm giữa Nhà nước với người dân trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo.
Ba là, đối với người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, việc hỗ trợ vốn phải đi đôi với việc trợ giúp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn, cách sử dụng vốn. Thực tiễn cho thấy đa số người nghèo, đặc biệt là những người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đều thiếu kinh nghiệm làm ăn. Vì vậy, các tổ chức chính trị - xã hội và Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức tập huấn, giúp đỡ người nghèo kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm ăn để họ vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả, được vay vốn, trước hết đó là quyền lợi của người nghèo và các đối tượng chính sách. Chừng nào còn có hộ nghèo, hộ thuộc diện chính sách chưa vay vốn hoặc sử dụng vốn chưa đúng mục đích, không có hiệu quả vì bất cứ lý do gì, nếu không phải vì lý do thiếu sức lao động, thì chúng ta chưa hoàn thành nhiệm vụ.
Bốn là, quá trình đi từ Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo (1993 - 1994) đến Ngân hàng phục vụ người nghèo (1995 - 2002), đến Ngân hàng Chính sách xã hội ngày nay là quá trình liên tục tìm tòi, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của thế giới vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Thực tiễn 5 năm qua đã chứng minh phương thức thực hiện tín dụng xóa đói giảm nghèo và mô hình tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ là hoàn toàn phù hợp với điều kiện của nước ta và rất hiệu quả. Đó chính là bài học về việc huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và của cả xã hội tham gia vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo do Đảng ta khởi xướng và chỉ đạo.
Với một bộ máy điều hành gọn nhẹ và một bộ máy quản trị gồm các đồng chí lãnh đạo của các cơ quan chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia hoạt động kiêm nhiệm, với phương thức ủy thác từng phần cho các hội, đoàn thể, thông qua bình xét công khai trong các Tổ tiết kiệm và vay vốn, cán bộ ngân hàng trực tiếp giải ngân tại xã, trong 5 năm qua, các đồng chí đã đưa gần 50 ngàn tỷ đồng (tương đương 3 tỷ USD) vốn của Nhà nước đến tận tay người nghèo nhanh chóng, thông suốt, bảo đảm công khai, dân chủ, tiết kiệm chi phí và tạo ra hiệu quả kinh tế - chính trị - xã hội to lớn.
Năm là, tập trung huy động mọi nguồn lực sẵn có để giải quyết nhanh cơ sở vật chất cho hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội. Sau 5 năm tích cực huy động mọi nguồn lực khác nhau, chủ yếu là tận dụng các cơ sở dôi dư thuộc tài sản Nhà nước từ tất cả các ngành, các cấp, đến nay, gần 80% trong tổng số 671 đơn vị của Ngân hàng Chính sách xã hội đã có trụ sở làm việc riêng, ổn định, đáp ứng nhu cầu cơ bản của một tổ chức ngân hàng; các trang thiết bị và phương tiện làm việc cũng được cải thiện dần từng bước. Đó là một cố gắng to lớn, thể hiện sự quan tâm của các cấp, các ngành đến sự phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội
3.2. Giải phát đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại NHCSXH
huyện Tuần Giáo
3.2.1. Nâng cao chất lượng tín dụng
Chỉ tiêu mà Chính phủ đặt ra cho năm 2009 là: giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 12%, tạo việc làm cho khoảng 1,7 triệu lao động, trong đó đưa 9 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Giải pháp mà Chính phủ đặt ra là cần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và XĐGN theo hướng:
(i) Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, dự án và các chính sách đã ban hành để hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống người nghèo, vùng nghèo, đồng bào DTTS khó phân vùng bị thiên tai, dịch bệnh. Các bộ và địa phương phải bố trí đủ nguồn vốn là tăng dự trũ, dự phòng, bảo đảm đủ chi cho nhiệm vụ này, hoàn thiện cơ chế thực thi và chỉ đạo kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện để nguồn hỗ trợ của Nhà nước đến đúng đối tượng, kịp thời, không để thất thoát, lãng phí. Mở rộng đối tượng thụ hưởng và tăng mức hỗ trợ thích hợp theo các chính sách an sinh xã hội hiện có;
(ii) Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ có tính cơ bản lâu dài về an sinh xã hội, trong đó tập trung vào một số trọng tâm như: vận dụng tối đa những chính sách và lồng ghép có hiệu quả những chương trình, dự án hiện có, đồng thời ban hành các chính sách đặc thù để hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững ở những vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất; thực hiện Chương trình quốc gia về nhà ở, phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp ở khu vực đô thị... Nâng cao năng lực của NHCSXH đế thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng an sinh xã hội và đáp ứng nhu cầu vốn cho người nghèo, các đối tượng chính sách để học tập, phát triển SXKD, cải thiện đời sống. Cụ thể:
Về huy động vốn
- Đánh giá lại các chương trình cho vay, phân tích nhu cầu cho vay vốn để thực hiện mục tiêu XĐGN và khả năng thực hiện của NHCSXH để đề xuất mức tăng trưởng tín dụng cho năm 2009 ở mức hợp lý, tránh việc đưa chỉ tiêu quá cao tạo áp lực về vốn lên NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các giải pháp của Chính phủ vế kiềm chế lạm phát. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ có kế hoạch và ưu tiên tập trung các nguồn vốn NSNN, nguồn vốn không phải trả lãi hoặc trả lãi thấp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo chuyển qua NHCSXH để làm nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Trước mắt tiếp tục bố trí vốn trong dự toán chi ngân sách hàng năm để bổ sung vốn cho vay các chương trình như cho vay GQVL; cho vay hộ đồng bào DTTS vùng DBKK...
- Về phân bổ vốn, cần tập trung ưu tiên vốn cho các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đặc biệt vùng sâu. vùng xa. Tổ chức tốt việc bình xét cho vay từ cấp cơ sở đế đảm bảo cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích.
- NHCSXH cần chủ động, tích cực huy động vốn trên thị trường, kể cả phát hành trái phiếu huy động vốn để đảm bảo đủ nguồn vốn cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách và HSSV theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Nâng cao hiệu quá sử dụng vốn vay
Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan tổ chức điều tra, nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của từng chương trình trên các vùng miền của đất nước để từ đó đề xuất việc thay đổi phương thức đầu tư cho vay, hoàn thiện cơ chế cho vay của các chương trình, kết hợp lồng ghép với các chương trình trợ giúp KHKT và để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.
Chính phủ chỉ đạo UBND các cấp phải có trách nhiệm giúp đỡ tạo điều kiện và hỗ trợ cho người nghèo được tiếp cận các kiến thức, tiến bộ KHKT để áp dụng vào hoạt động SXKD làm tăng năng suất, sản lượng góp phần giúp cho người dân thoát nghèo một cách bền vững .
Về cơ chế tài chính
Hoàn thiện cơ chế khoán phí quản lý cho giai đoạn 2009 - 2010 theo hướng gắn trách nhiệm của NHCSXH trong việc thu nợ (cả gốc và lãi) với kinh phí được hưởng. Xây dựng cơ chế xử lý nợ tồn đọng theo hướng áp dụng các biện pháp khoanh nợ, giãn nợ cùng với việc cho vay bổ sung vốn mới để người dân khắc phục khó khăn tài chính khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. NHCSXH cần tăng cường phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác để đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, bổ sung nguồn vốn cho vay quay vòng, kiểm soát chặt chẽ việc gia hạn nợ, cho vay đảo nợ đối với các hộ vay.
Quan hệ phối hợp
HĐND, UBND các cấp chỉ đạo các ban, ngành liên quan tiếp tục quan tâm tạo điều kiện và hỗ trợ hoạt động của NHCSXH thông qua việc: bố trí vốn từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi để chuyển qua NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn; đầu tư trang bị cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của NHCSXH trên địa bàn thông qua các hoạt động như bàn giao trụ sở làm việc dôi dư của các cơ quan cho NHCSXH, cấp đất, hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng trụ sở và trang bị phương tiện làm việc...
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan, các cơ quan Trung ương các hội, đoàn thể phối hợp với NHCSXH chỉ đạo các địa phương tổ chức lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tạo nên sự đồng bộ trong việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người nghèo, nhờ đó mà đồng vốn cho vay mới thực sự phát huy hiệu quả, giúp người nghèo thoát nghèo nhanh và phát triển bền vững.
NHCSXH chủ động phối hợp với các chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị nhận uỷ thác và các cơ quan liên quan thường xuyên và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng ưu đãi từ khâu bình xét đối tượng vay vốn, lập kế hoạch cho vay, giải ngân, chú trọng khâu kiểm tra việc sử dụng vốn của người vay để đảm bào đồng vốn được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, phát huy hiệu quả; bổ sung kịp thời những hộ thuộc diện hộ nghèo nhưng chưa được địa phương thống kê và các hộ tái nghèo vào danh sách hộ nghèo để được tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi theo các chế độ của Nhà nước.
3.2.2. Phát triển mạnh các hoạt động cho vay
Tiếp tục cải tiến phương thức, thủ tục cho vay theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác, khắc phục tình trạng cho vay có tính “cào bằng”, thời hạn cho vay không phù hợp với khả năng trả nợ của người vay.áp dụng thống nhất một loại lãi suất cho vay ưu đãi theo các chương trình, dự án của Chính phủ, địa phương. Lãi suất cho vay ưu đãi trung và dài hạn cao hơn cho vay ngắn hạn và bằng khoảng 70% lãi suất cho vay bình quân cùng loại của các NHTM Nhà nước. Khi lãi suất thị trường biến động (tăng hoặc giảm) với mức trên 1,5%/năm, thì cần điều chỉnh lãi suất cho vay.
Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với nhu cầu vốn vay, chu kỳ sản xuất, kinh doanh của cây trồng, vật nuôi và khả năng hoàn trả nợ của hộ nghèo, hộ gia đình, cá nhân. Đối với những hộ chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp thì tăng thời hạn cho vay đến 7 năm.
Về nguyên tắc, hộ nghèo vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, nhưng đối với hộ vay số vốn lớn, thời hạn dài, NHCSXH có thể yêu cầu hộ vay vốn bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Việc định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi phải phù hợp với mùa vụ và thu nhập của hộ nghèo, hộ gia đình, cá nhân. Đối với trường hợp hộ nghèo, hộ gia đình, cá nhân không có khả năng trả nợ do những nguyên nhân khách quan, NHCSXH xem xét gia hạn nợ.Ban hành cơ chế về trách nhiệm của Ban đại diện Hội đồng quản trị, Ban XĐGN xã, phường ở các địa phương và việc kiểm tra, giám sát của HĐND và UBND tỉnh, thành phố đối với việc cho vay hộ nghèo.Đối với cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn: Mở rộng và nâng cấp việc cho vay vốn đối với HSSV thành chương trình cấp Nhà nước như đối với chương trình cho vay giải quyết việc làm, nguồn vốn cho vay được bố trí trong cân đối Ngân sách Nhà nước hàng năm, chuyển từ cho vay trực tiếp đối với sinh viên sang cho vay thông qua hộ gia đình của sinh viên để đảm bảo khả năng thu hồi nợ hạn chế rủi ro tín dụng, áp dụng lãi suất cho vay như đối với cho vay hộ nghèo.Đối với cho vay người lao động thuộc diện chính sách để XKLĐ, xây dựng nhà ở, cho vay tạo việc làm: NHCSXH nghiên cứu, trình Chính phủ tăng mức cho vay đối với người lao động thuộc vùng có điều kiện khó khăn lên mức tương đương với 80% chi phí phục vụ cho XKLĐ và có biện pháp mở rộng loại cho vay này, tạo điều kiện cho đối tượng chính sách tăng thu nhập, XĐGN.Xây dựng các dự án để hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo việc làm gắn với XĐGN ở những vùng có điều kiện khó khăn. Các địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn; tập trung xây dựng các dự án trợ giúp XĐGN và giải quyết việc làm, phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, trồng rừng tập trung, phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề, chế biến nông, lâm hải sản, xây dựng mô hình liên kết doanh nghiệp với hộ dân để phát triển vùng nguyên liệu bền vững, giúp hộ dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, văn hoá, giáo dục...
3.2.3. Nâng cao trình độ công nghệ
Những định hướng phát triển CNTT trong hai năm đầu (2005 - 2006) và các năm tiếp theo (2005 - 2010) được xây dựng và soạn thảo xong, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ tin học trong hoạt động nghiệp vụ của NHCSXH theo tinh thần Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị cũng như các định hướng chung của ngành và các nghị quyết của HĐQT. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai các đề án hiện đại hoá CNTT, nhằm nâng cao tính năng và hiệu suất của hệ thống hiện có, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu trong hoạt động nghiệp vụ của NHCSXH. Tăng cường quản lý giám sát chặt chẽ các hoạt động cho vay, các nguồn vốn ưu đãi, nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả cho vay các đối tượng chính sách; Mở rộng các dịch vụ sản phẩm mới như xây dựng và đưa vào ứng dụng các dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền nhanh, tạo điều kiện cải tiến công tác điều hành vốn, nâng cao khả năng đáp ứng các dịch vụ khách hàng; Thu hút được nguồn tiền gửi từ nhiều nguồn vốn ưu đãi trong nước và nước ngoài, nâng cao chất lượng thông tin báo cáo và chế độ điện báo định kỳ; Cung cấp kịp thời thông tin về nhu cầu và khả năng đáp ứng về vốn trong toàn hệ thống, phục vu công tác quản lý điều hành; chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, thông qua các công cụ tin học nhằm đưa nhanh các chính sách ưu đãi của Nhà nước tới mọi ngành mọi cấp và mọi đối tượng; chuẩn bị tiền đề về cơ sở vật chất kỹ thuật tham gia giai đoạn III dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán, kế toán khách hàng do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, trước mắt là tổ chức thực hiện tốt Đề án chuyển tiền nội bộ .
Quá trình xây dựng và thực hiện đề án Hiện đại hóa CNTT đã tạo dựng cơ sở hạ tầng về thiết bị, hệ thống mạng truyền thông và nâng cao năng lực kỹ thuật của đội ngũ cán bộ, đội ngũ người sử dụng; Tạo bước đột phá về công nghệ cho các giai đoạn tiếp sau, giai đoạn tiếp nhận chuyển giao công nghệ ngân hàng.
3.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Chất lương nguồn nhân của NHCSXH huyện Tuần Giáo còn hạn chế, cụ thểt làt rình độ đại học là 22,22% ; Cao đẳng chiếm 11,11%, Trung cấp chiếm 66,67%. Lao động có trình độ đại học chiếm một tỉ lệ quá thấp trong khi lao động có trình độ trung cấp là chủ yếu. Do vậy việc đáp ứng về nhu cầu chuyên môn đôi khi còn hạn chế.Trong thời gian tới Ngân hàng chính sách huyện cần có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho bộ máy nhân viên Ngân hàng. Bằng cách cử đi học hoặc mở các khóa đào tạo ngắn hạn cho công nhân viên, để nâng cao trình độ cho công nhân viên có vậy chất lượng nguồn nhân lực mới dược nâng cao.
3.3.5. Xây dựng chiến lược cho vay thêm
Hiện nay NHCSXH huyện Tuần Giáo đã thực hiện được 7 chương trình cho vay, cần đẩy mạnh và tăng cường các nguồn vốn để có thể cho mỗi chương trình thêm số lượng vốn đi giải ngân nhiều hơn.NHCSXH chủ động xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho thời gian tới và những năm tiếp theo trình Chính phủ phê duyệt để làm căn cứ thực hiện. Ngoài ra, chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn vay để giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển SXKD, nâng cao mức sống, có khả năng trả được nợ cho ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính, kiện toàn tổ chức bộ máy để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động, phương thức chuyển tải vốn đến người nghèo và các đối tượng chính sách, cơ chế phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trọng việc uỷ thác cho vay. Đẩy nhanh việc nghiên cứu và tổ chức triển khai cung cấp các hoạt động dịch vụ về ngân quĩ, thanh toán, ngân hàng cho khách hàng để huy động thêm được nhiều nguồn vôn phục vụ cho hoạt động cho vay.
- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức đối với cán bộ làm công tác tín dụng để phục vụ tốt cho sự nghiệp cho vay XĐGN theo nhiệm vụ chính trị được Chính phủ giao.
3.3. Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tại
NHCSXH huyện Tuần Giáo
Trứoc những tình hình hoạt động, phát trine vẫn còn gặp nhiều khó kăn hạn chế chưa thật sự kháp phục đươc nên cần đưa ra một số kiến nghị với các cấp chính quyền và NHCSXH Trung ương
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan nhà nước
Các cấp chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 và 09 của Thủ tướng Chính phủ, dành một phần vốn ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo trên địa bàn trong lúc ngân sách Trung ương chưa đáp ứng đủ nhu cầu; chỉ đạo các cấp hội thực hiện tốt các nội dung uỷ thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã ký với NHCSXH, phối hợp với NHCSXH có biện pháp kiên quyết xử lý thu hồi nợ chây ỳ, chiếm dụng.
3.3.2. kiến nghị với NHCSXH Việt Nam
Đề nghị NHCSXH Việt Nam quan tâm hơn nữa trong việc tăng chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn cho huyện Tuần Giáo trong những năm tiếp theo để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Về phía địa phương tuy rất cố gắng nhưng việc bổ sung nguồn vốn tại chỗ còn hạn chế do ngân sách huyện Tuần Giáo thu không đủ chi. Để tạo điều kiện ổn định hơn cho quá trình hoạt động tín dung, NHCSXH Trung ương cùng với chi nhánh Tỉnh Điện Biên nên tạo điều kiệm, cấp vốn xây dựng cơ sở làm việc tốt hơn cho NHCSXH huyện Tuần Giáo.
NHCSXH tiếp tục tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ cho hoạt động của NHCSXH; tăng cường hơn nữa công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho cán bộ, nhân viên để chất lượng phục vụ ngày một tốt hơn, tập huấn nghiệp vụ cho các tổ chức hội và tổ vay vốn để nâng cao năng lực hoạt động.
KẾT LUẬN
Sau 5 năm hoạt động cho đến nay, NHCSXH huyện Tuần Giáo đã bước đấu thực hiện thành công quá trình quá trình đẩy mạnh hoạt đọng tín dụng, xóa đói giảm nghèo và đã thưc hiện hỗ trợ cho nhiều đối tượng chin sách khác trên địa bàn toàn huyện.
Tuy nhiên hoạt động tín dụng tại NHCSXH huyện Tuần Giáo hiện nay vẫn còn một số hạn chế. Đó là nguồn vốn Tỉnh cấp chưa đáp ứng đươc nhu cầu của quá trình hoạtôch vay tín dụng, quá trình thu nợ còn gặp nhiều rủi ro. Những hạn chế này làm giảm phần nào hiệu quả hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Tuần Giáo, cũng đồng nghĩa với việc giảm ý nghĩa của chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đôi với họ nghèo và các đối tượng chính sách.
Chuyên đề tốt nghiệp “Đẩy mạnh hoạt động tín tại NHCSXH huyện Na Rì- Bắc Kạn” đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng.
Do hiểu biết còn hạn chế và thời gian có hạn nên chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô và nhwngc người quan tâm đến lĩnh vực này.
Em xin trân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Chuyên mục tài liệu tham khảo:
1. www.vbsp.org.vn
2. Báo cáo tổng kết cuối năm 2008 của NHCSXH huyện Tuần Giáo
3. Tài liệu tập huấn của NHCSXH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21823.doc