Chuyên đề Điều tra nghiên cứu định lượng đa dạng sinh học thực vật thân gỗ ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông tỉnh Bình Thuận

Phần V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1.Kết luận. Kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học tại Khu BTTN Núi Ông tỉnh Bình Thuận cho thấy: - Thành phần và số lượng loài cây đa dạng và khá phong phú. Những loài cây quý hiếm hiện còn rất ít vì vậy cần phải có biện pháp bảo tồn các loài để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học chung cho khu vực. - Việc tính toán các chỉ số đa dạng sinh học cho thấy một số quần xã còn có mức độ đa dạng sinh học khá cao. - Thông qua các chỉ số đa dạng sinh học đã được định lượng, bước đầu chúng ta có cơ sở để đề xuất biện pháp bảo tồn phù hợp với các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu nhằm nâng cao mức độ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thực vật rừng và cảnh quan trong khu vực. 5.2. Kiến nghị: Qua phân tích các số liệu tại khu vực nghiên cứu chúng tôi đề xuất biện pháp bảo tồn như sau: - Biện pháp lâm sinh chủ yếu là khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với các loài cây gỗ hiếm như: Cà te, Cẩm lai, Trắc mật, Cẩm xe, Chụt chạt, Giáng hương quả to, Hương đào, Trầm hương, Thông tre trung bộ, Gáo, Trâm vỏ đỏ. - Tổ chức quản lý bảo vệ tốt 3 nhóm quần xã có ô tiêu chuẩn đại diện là O3, O5 và O9 đây là quần xã hiếm trong vùng cần được quan tâm bảo tồn . - Giải pháp làm giàu rừng, trồng bổ sung các chủng loài cây như Cuống vàng, Gạo, Gụ mật, Chụt chạt, Giáng hương quả to, Hương đào, Kim giao lá nhỏ, Trầm hương và Săng đào ở những khu vực có môi trường không ổn định./.

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2468 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Điều tra nghiên cứu định lượng đa dạng sinh học thực vật thân gỗ ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Index). 2.1.1.1 Mật độ: Cho biết số lượng cá thể trung bình của loài nghiên cứu trên mỗi ô tiêu chuẩn, được tính theo công thức (Oosting, 1958; Rastogi, 1999; Sharma, 2003): Tổng số cá thể của loài xuất hiện ở tất cả các ô tiêu chuẩn nghiên cứu Mật độ = Tổng số các ô tiêu chuẩn nghiên cứu Mật độ của loài nghiên cứu Mật độ tương đối RD (%) = x 100 Tổng số mật độ của tất cả các loài 2.1.1.2 Tần xuất: Tần xuất xuất hiện (Frequency) cho biết số lượng các ô mẫu nghiên cứu mà trong đó có loài nghiên cứu xuất hiện, tính theo giá trị phần trăm (Raunkiaer, 1934 ; Rastogi, 1999 ; Sharma, 2003): Số lượng các ô tiêu chuẩn có loài xuất hiện Tần suất (%) = x 100 Tổng số cỏc ô tiêu chuẩn nghiên cứu Tần suất xuất hiện của một loài nghiên cứu Tần suất tương đối (RF) (%) = x100 Tổng số tần suất xuất hiện của tất cả các loài 2.1.1.3 Độ phong phú (abundance): Độ phong phú được tính theo công thức của Curtis and Mclntosh (1950): Tổng số cá thể xuất hiện trên tất cả các ô tiêu chuẩn Độ phong phú (A) = Số lượng các ô tiêu chuẩn có loài nghiên cứu xuất hiện Độ phong phú của một loài nghiên cứu Độ phong phú tương đối (A%) = x 100 Tổng độ phong phú của tất cả các loài 2.1.1.4 Tỷ lệ (A/F): giữa độ phong phú và tần xuất của mỗi loài được sử dụng để xác định các dạng phân bố không gian của loài đó trong quần xã thực vật nghiên cứu. Loài có dạng phân bố liên tục (regular pattern) nếu A/F nhỏ hơn 0.05 thì có dạng phân bố Contagious. Dạng phân bố này phổ biến nhất trong tự nhiên và nó thường gặp ở những hiện trường ổn định (Odum, 1971; Verma,2000). 2.1.1.5 Diện tích tiết diện thân (Basal Area): Diện tích tiết diện thân là đặc điểm quan trọng để xác định ưu thề loài, nó cho biết diện tích mặt đất thực tế mà các cá thể của loài chiếm được để sinh trưởng phát triển trên một hiện trường cụ thể (Honson và Churchbill 1961, Rastogi, 1999, Sharma, 2003). Diện tích tiết diện thân cây (BA) (spm.) = p x r 2 Diện tích tiết diện của loài Diện tích tiết diện tương đối (RBA) (%) = x 100 Tổng tiết diện thân của tất cả các loài 2.1.1.6 Đo đạc xác định độ tàn che: Độ tàn che được xác định là phần diện tích mặt đất mà các tán cây che phủ (tính riêng cho từng loài) tính theo giá trị phần trăm so với toàn bộ diện tích khu vực nghiên cứu: Độ tàn che của loài A Độ tàn che tương đối (RC) (%) = x 100 Tổng số độ tàn che của tất cả các loài 2.1.1.7 Chỉ số giá trị quan trọng (Importance Value Index - IVI): được các tác giả Curtis & Mclntosh (1950); Phillips (1959); Mishra (1968) áp dụng để biểu thị cấu trúc, mối tương quan và trật tự ưu thế giữa các loài trong một quần thể thực vật. Chỉ số IVI biểu thị tốt hơn, toàn diện hơn cho các tính chất tương đối của hệ sinh thái so với các giá trị đơn tuyệt đối của mật độ, tần xuất, độ ưu thế. Chỉ số IVI của mỗi loài được tính bằng một trong 2 công thức sau đây: 1. IVI = RD + RF + RC (Rastogi, 1999 và Sharma, 2003), 2. IVI = RD + RF + RBA (Mishra, 1968) Trong đó: RD là mật độ tương đối, RF là tần xuất xuất hiện tương đối, RC là độ tàn che tương đối và RBA là tổng tiết diện thân tương đối của mỗi loài. Chỉ số IVI của một loài đạt giá trị tối đa là 300 khi hiện trường nghiên cứu chỉ có duy nhất loài cây đó. 2.1.2 Định lượng trong nghiên cứu đa dạng sinh học (ĐDSH) Các nhà ĐDSH sinh thái học đã đề xuất nhiều chỉ số đa dạng khác nhau để đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và quan trắc biến động quần xã, so sánh, đối chiếu tính đa dạng theo thời gian và không gian dựa trên các mẫu thu ngẫu nhiên từ quần xã. Các chỉ số đa dạng này phụ thuộc vào hai khuynh hướng khác nhau: phân bố thống kê về mật độ tương đối của các loài và sử dụng lý thuyết thông tin để phân tích tổ chức bậc quần xã. Những chỉ số thường được sử dụng là chỉ số đa dạng Fisher và chỉ số phong phú Margalef (thuộc phân bố thống kê); chỉ số Shannon-Weiner và chỉ số Simpson (thuộc lý thuyết thông tin). 2.1.3 Công thức đánh giá đa dạng sinh học 2.1.3.1 Chỉ số đa dạng sinh học của Fisher : Một đặc điểm rất đặc trưng của quần xã là chúng có tương đối ít loài phổ biến nhưng lại gồm một số lượng khá lớn các loài hiếm. Trên cơ sở phân tích một khối lượng lớn các số liệu về số lượng loài và số lượng cá thể ở các quần xã khác nhau, Fisher cho thấy rằng các số liệu loại này phù hợp tốt nhất bởi chuỗi logarit: S = α ln(a + N ) α Trong đó : S : Tổng số loài trong mẫu. N: Tổng số lượng cá thể trong mẫu α : Chỉ số đa dạng loài trong quần xã. Chú ý: α thấp khi đa dạng loài thấp và ngược lại; chỉ số α không phụ thuộc vào kích thước mẫu. Các nhà sinh thái học cho rằng, có thể sử dụng chỉ số α để so sánh sự đa dạng ở các khu vực và thời gian khác nhau. Chỉ số α chỉ phụ thuộc vào số loài và số lượng cá thể có trong mẫu. Một ưu điểm khác của phân bố chuỗi logarit (hay phân bố log chuẩn) là nó cho phép ước tính toàn bộ số loài trong quần xã, kể cả các loài hiếm vẫn chưa thu thập được bằng phương pháp ngoại suy. 2.1.3.2 Chỉ số phong phú loài Margalef Chỉ số này được sử dụng để xác định tính đa dạng hay độ phong phú về loài. Giống như chỉ số α của Fisher, chỉ số Margalef cũng chỉ cần biết được số loài và số lượng cá thể trong mẫu đại diện của quần xã. Có các loại công thức như sau: Trong đó : d : chỉ số đa dạng Margalef S : tổng số loài trong mẫu N : tổng số lượng cá thể trong mẫu. Hiện nay, người ta thường dùng logarit tự nhiên lnN hơn so với logN. Chỉ số d của Margalef ngoài ra còn được áp dụng để phân loại mức độ ô nhiễm các thủy vực. 2.1.3.3 Chỉ số Shannon – Weiner Chỉ số Shannon-Weiner được đề xuất từ những năm 1949 nhằm xác định lượng thông tin hoặc tổng lượng trật tự (hay bất trật tự) có trong một hệ thống bằng công thức: Thông thường hay đặt C =1 và cơ số logarit được sử dụng phổ biến là 2, e và 10. Tuy nhiên, do mục đích xác định lượng thông tin nên hay dùng logarit cơ số 2 (log 2) hơn vì nó gắn trực tiếp với đơn vị thông tin tính theo bit (số nhị phân). Chỉ số Shannon-Weiner được sử dụng phổ biến để tính sự đa dạng loài trong một quần xã theo dạng: Trong đó: s = Số lượng loài pi = ni/N (Tỉ lệ cá thể của loài i so với lượng cá thể toàn bộ mẫu) N = Tổng cá thể trong toàn bộ mẫu ni = Số lượng cá thể loài i 2.1.3.4 Chỉ số Pielou Chỉ số tương đồng (J’) của quần xã được tính bằng công thức Pielou: Trong đó: H’ là chỉ số Shannon – Weiner và S là tổng số loài e biến thiên từ 0 đến 1 (e = 1 khi tất cả các loài có số lượng cá thể bằng nhau). Hai thành phần của sự đa dạng được kết hợp trong hàm Shannon – Weiner là số lượng loài và bình quân của sự phân bố các cá thể giữa các loài. Thực chất, tính bình quân trái ngược với tính ưu thế của loài. Ví dụ: Có 2 hệ thống, mỗi hệ thống gồm 10 loài với 100 cá thể. Nếu xét theo tỉ lệ sự giàu có về loài và số cá thể thì 2 hệ thống này là ngang nhau, tức là: S = 10 = 10% N = 100 Nhưng nếu 2 quần xã giả định này phân bố đối nhau theo 2 thái cực thì có thể xảy ra 2 trường hợp như sau: Trường hợp (a) mức bình quân là tối thiểu, tính ưu thế là tối đa có, trường hợp (b) mức bình quân là tối đa, không có loài ưu thế. 2.1.3.5 Chỉ số ưu thế Simpson và chỉ số đa dạng Simpson Chỉ số ưu thế có thể biểu diễn bởi giá trị % theo số lượng, sinh vật lượng hoặc một chỉ số khác của loài trong quần xã. Mỗi quần xã đều có đường cong ưu thế đặc trưng của mình. Không phải tất cả các loài ưu thế đều đóng vai trò như nhau trong quần xã. Trong chúng có thể gặp loài trụ cột mà trong đời sống của mình, loài này làm cho môi trường biến đổi mạnh nhất và do đó gây tác động mạnh lên những loài còn lại. Trong vùng phân bố của một quần xã đôi khi còn gặp sự “Quần hợp” tức là các loài tương tác với nhau mạnh hơn so với những loài khác. Trong những trường hợp đặc biệt, quần xã được cấu tạo từ n loài có thể chỉ thể hiện một “Quần hợp”. Các quần hợp được tách ra theo vi sinh cảnh: theo đặc tính của thức ăn .v.v… Trên cơ sở lý thuyết xác xuất, Simpson (1949) đã đề xướng một chỉ số để tính độ tập trung (concentration) hay tính ưu thế (dominance) của quần xã. Trong đó: C = Chỉ số của loài ưu thế ni = Số lượng cá thể hoặc sinh vật lượng của loài i (lượng giá trị loài). N = Tổng số lượng hay sinh vật lượng của các loài trong quần xã (tổng lượng giá trị của các loài). Sau đó công thức này đã được biến đổi để tính sự đa dạng của quần xã như sau: Trong đó: 1- D = Chỉ số đa dạng Simpson pi = Tỉ lệ loài i trên tổng số các cá thể (pi = ni/N) S = Tổng số loài 1- D : biến thiên từ 0 đến S Theo Pielou (1977) chỉ số Simpson và chỉ số Shannon–Weiner có quan hệ gần gũi với nhau và thuộc cùng một loại tiếp cận, nhưng chỉ số H’ hữu dụng, chỉ số D tính được khi biết số loài và số cá thể của từng loài. Kreds (1972) cho rằng trong thực hành, việc sử dụng chỉ số đa dạng nào (α, d, H’, D, 1 - D) là không quan trọng, miễn là nếu chỉ số sử dụng kết hợp được hai đại lượng: số lượng loài và mật độ tương đối các loài. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tính đa dạng về loài của quần xã tăng lên trong một giới hạn nhất định. Những quần xã trẻ, mới hình thành thường nghèo về số lượng loài so với những quần xã trưởng thành và thành phần của nó đồng đều hơn. Trong nhiều trường hợp, ta thấy tính đa dạng về loài giảm sau khi thu hoạch mùa màng đối với hệ sinh thái đồng ruộng. Từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao, thành phần loài của quần xã giảm còn mức độ phong phú của cá thể tăng lên. Do đó, theo hướng này, cấu trúc về loài bị thu hẹp. Để so sánh mức độ khác nhau của các quần xã, người ta thường sử dụng chỉ số Jaccard, tính theo công thức: Hoặc Sorenson hay Dice: Trong đó : a = số loài được phát hiện trong 2 quần xã b và c. b = số loài được phát hiện trong mỗi quần xã b. c = số lượng được phát hiện trong mỗi quần xã c. d = số lượng loài không có trong 2 quần xã b và c. K có giá trị từ 0 đến 1. Giá trị K càng gần 1 thì 2 quần xã càng tương tự nhau. 2.1.4 Phương pháp phân tích đường cong “ đa dạng ưu thế” Khái niệm “Niche”: là khoảng không gian đa chiều cần thiết cho các nhu cầu về nguồn tài nguyên, nguyên liệu, nơi cư trú và các điều kiện môi trường sống khác của một loài (Hutchinson, 1957; Crawley, 1997). Đường cong “đa dạng ưu thế” (D-D curve) được xây dựng trên cơ sở giá trị IVI của các loài, để nhằm phân tích trật tự ưu thế và sự “chia sẻ và cạnh tranh sử dụng” nguồn tài nguyên “hạn chế” giữa các loài trong quần thể thực vật. Gía trị IVI được sử dụng như một thước đo cho Niche của loài/ mức độ chiếm dụng nguồn tài nguyên. Điều này dựa trên cơ sở của sự tương quan thuận giữa không gian mà một loài chiếm cứ trong quần thể với khối lượng nguồn tài nguyên mà loài đó chiếm lấy và sử dụng (Whittaker 1975, Pandey 2002). Các kết quả nghiên cứu thấy đường cong D-D có 3 dạng phân bố chủ yếu : Dạng hình học (geometric distribution series): hiện trường có D-D phân bố dạng này cho biết rằng trong đó đang có 1 đến 2 loài đang chiếm ưu thế cao, lấn át sinh trưởng các loài thực vật khác. Trên đường cong D-D loài này chiếm phần lớn giá trị IVI ở phần đỉnh của Niche (top niche) và các loài còn lại trong quần thể chia sẻ nhau phần giá trị IVI ít ỏi còn lại, đường D-D có dạng thẳng đứng. Các hiện trường có đường cong D-D dạng này có tính cạnh tranh thấp giữa các loài, tính đa dạng loài thấp và sử dụng cạn kiệt nguồn tài nguyên. Dạng này cũng cho biết rằng thảm thực vật chưa đạt độ bão hoà ổn định và hàng năm có xâm nhập bổ xung của các loài từ bên ngoài vào các khoảng trống (Pandey, 2002). Dạng Logaris- bình thường (log-normal distribution series): dạng này cho biết trong hiện trường không có loài nào chiếm ưu thế cao, lấn át các loài khác. Tất cả các loài chia sẻ giá trị IVI “tương đối” ngang bằng. Quần thể này có tính cạnh tranh cao giữa các loài, đa dạng sinh học cao và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Đây là dạng tiêu biểu cho các thảm thực vật tươi trong điều kiện ổn định tự nhiên, nhưng khi bị tác động thay đổi, nó sẽ thay đổi dạng phân bố (Verma, 2000; Pandey 2002). Dạng Logaris (log distributionseries): Các hiện trường có D-D dạng này thì có rất nhiều yếu tố của môi trường sống tác động quyết định lên tính đa dạng sinh học. 2.2 Trong nước 2.2.1 Các vấn đề về đa dạng sinh học tại Việt Nam Việt Nam là một trong các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, được công nhận là một quốc gia ưu tiên cao cho bảo tồn toàn cầu. Các hệ sinh thái của Việt Nam giàu có và đa dạng với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô giàu và đẹp, cùng tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú trên toàn cầu. Nhiều loài động, thực vật độc đáo của Việt Nam không có ở nơi nào khác trên thế giới, đã khiến cho Việt Nam trở thành nơi tốt nhất để bảo tồn các loài đó. Độ che phủ rừng của Việt Nam, gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng, chiếm hơn 37% tổng diện tích đất đai cả nước. Khoảng 18% trong đó là rừng trồng. Chỉ có 7% diện tích rừng còn lại là rừng nguyên sinh và gần 70% là rừng thứ sinh nghèo. Đất ngập nước của Việt Nam đa dạng, bao gồm sông suối, ao hồ, đầm lầy, rừng ngập nước và bãi rong tảo. Có 39 kiểu đất ngập nước đã được thống kê, bao gồm rừng ngập mặn, các loại rừng giữa vùng triều, các đầm phá nước lợ, thảm cỏ biển, rạn san hô, đều là các hệ sinh thái giàu có về loài và có năng suất cao. Môi trường biển có 20 kiểu hệ sinh thái đặc thù - trong đó có nhiều hệ rất độc đáo về các đặc trưng hải dương học. Các hệ sinh thái này là môi trường sống của hơn 11.000 loài sinh vật. Khoảng 1.100 km2 rạn san hô phân bố rộng rãi từ Bắc vào Nam, với những rạn lớn nhất và có tính đa dạng sinh học cao nhất tại miền Trung và miền Nam. Các rạn san hô của Việt Nam có gần 400 loài san hô tạo rạn, tương đương với những hệ sinh thái đa dạng nhất trên thế giới. Việt Nam là một trong 8 “trung tâm giống gốc” Vavilov của cây trồng gia dụng, và có độ đa dạng cao về các loại cây trồng, vật nuôi. Chẳng hạn, Việt Nam có hàng chục giống của 14 loài gia súc và gia cầm chính. Các loài cây trồng gia dụng rất đa dạng, với hơn 700 loài cung cấp lương thực, thuốc men và vật liệu xây dựng. Trong những thập kỷ gần đây, ở Việt Nam đã bổ sung vào danh sách thêm nhiều loài mới: 5 loài thú mới và 3 loài chim mới được mô tả cho vùng lục địa Đông Nam Á trong vòng 30 năm qua. Nhiều loài mới thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư, cá và động vật không xương sống cũng đã được mô tả, trong đó có 6 loài cua mới. Trong 10 năm tính tới 2002, về thực vật có 13 chi, 222 loài và 30 taxon dưới loài mới đã được mô tả. Rừng tự nhiên đang bị chia cắt và suy thoái về chất lượng. Mất rừng và suy thoái rừng là những lý do chính gây nên sa mạc hoá và suy kiệt đất, tạo nên hàng loạt các tác động tiêu cực, như lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng ngày càng gia tăng, diện tích đất màu giảm. Việc chuyển đất ngập nước vào những mục đích sử dụng khác đang diễn ra với tốc độ cao. Những vùng đất ngập nước còn lại đang bị sử dụng quá mức và chịu sức ép lớn từ các nhu cầu phát triển. Gần 700 loài bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp quốc gia, trong khi đó trên 300 loài bị đe dọa tuyệt chủng cấp độ toàn cầu. Có 49 loài bị đe dọa ở cấp toàn cầu tại Việt Nam thuộc loại “cực kỳ nguy cấp”, nghĩa là chúng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên trong một tương lai rất gần. Nếu với xu hướng tiếp diễn như hiện nay, thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 có thể sẽ phải chứng kiến một làn sóng tuyệt chủng đối với một số loài động, thực vật hoang dã của Việt Nam ở một mức độ chưa từng thấy trong lịch sử. Các xu hướng đó phản ánh các mối đe dọa gia tăng đối với đa dạng sinh học. Khi nền kinh tế của đất nước được mở rộng và dân số gia tăng, tình trạng mất sinh cảnh, sinh cảnh bị chia cắt, ô nhiễm và các loài ngoại lai xâm hại cũng gia tăng. Các mối đe doạ này càng nghiêm trọng vì thiếu các cơ chế tổ chức rõ ràng để bảo tồn đa dạng sinh học, thiếu năng lực và cam kết thực hiện các chính sách đúng đắn, cũng như thiếu quyền quản lý tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng địa phương. Chính phủ Việt Nam cùng với các đối tác đang đáp ứng các nhu cầu bảo tồn khẩn cấp. Các nỗ lực của Chính phủ, các nhà tài trợ và các tổ chức bảo tồn quốc tế là rất lớn và đã tạo ra nhiều thành tựu có tính then chốt. Việt Nam đã thiết lập được khung luật pháp liên quan đến công tác bảo tồn, cụ thể là: - Năm 1972: ban hành pháp lệnh qui định việc bảo vệ rừng; - Chính phủ đã ra quyết định số 41/TTg ngày 24-1-1977 về việc qui định các khu rừng cấm và quyết định danh sách 10 khu rừng cấm, đánh dấu giai đoạn hình thành hệ thống KBTTN tại Việt Nam; - Năm 1991: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; - Năm 1993: Ký công ước ĐDSH và phê chuẩn công ước đó; - Năm 1994: Ban hành Luật Môi trường; - Năm 1995: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Hành động ĐDSH tại Việt Nam tại quyết định số 845/QĐ-TTg ngày 22-12-1995; - Năm 2008: Luật ĐDSH đã được Quốc hội Khóa XII thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 tại kỳ họp thứ 4 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2009. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều công ước quốc tế liên quan đến việc bảo tồn ĐDSH như sau: Bảng 1: Các công ước về môi trường mà Việt Nam đã ký cam kết thực hiện Tên công ước Năm ký Công ước RAMSA 1983 Công ước Buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) 1994 Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1994 Công ước về bảo vệ tầng ôzôn 1994 Nghị định thư về các chất lầm suy thoái tầng ô zôn 1994 Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu 1994 Công ước ĐDSH 1994 Công ước về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới và tiêu huỷ chất thải nguy hiểm 1995 2.2.2 иnh gi¸ ®a d¹ng sinh häc tại Việt Nam Các hoạt động nghiên cứu phân tích định lượng đa dạng sinh học còn rất hạn chế áp dụng ở Việt Nam, trong khi đó chúng ta lại đang có rất nhiều các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững. Chúng ta đã biết ý nghĩa kinh tế xã hội và khoa học của ĐDSH vì vậy muốn có biện pháp quản lý hữu hiệu thì phải đánh giá được ĐDSH và thực hiện việc bảo tồn ở những nơi có độ ĐDSH cao, phong phú với các qui mô phù hợp. Vấn đề đặt ra ở đây là lựa chọn phương pháp tiếp cận như thế nào để đánh giá được ĐDSH trong điều kiện cho phép của mình đó là: chọn diện tích khảo sát và đo đếm, thời gian bao lâu và nhóm sinh vật nào đại diện, tần suất quan sát và thu mẫu, số lượng cán bộ tham gia với các trình độ chuyên môn nhất định... Việc xác định các loài hiện đang sinh sống, số lượng cá thể của quần thể đã là rất khó khăn nhưng còn phải đánh giá các loài quí đã sinh sống hiện nay còn hay đã bị tiêu diệt. Do đó rất cần sự kinh nghiệm và hiểu biết cũng như việc lưu trữ các số liệu đã được nghiên cứu đánh giá ĐDSH để sử dụng, cập nhật, bổ sung về lâu dài. Tác giả Viên Ngọc Nam và Huỳnh Đức Hoàng đã có giới thiệu cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu định lượng ĐDSH các quần xã thực vật tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, làm cơ sở cho việc chọn lựa các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học. 2.2.3 Thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận Kế thừa kết quả điều tra xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc-Núi Ông do Viện Điều tra quy hoạch rừng lập năm 1991; Thực vật rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc-Núi Ông bao gồm: + Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, ở độ cao từ 400m đến 1000m; với các kiểu phụ ưu hợp Dầu rái và kiểu phụ thứ sinh nhân tác. + Kiểu rừng kín nữa rụng lá ẩm nhiệt đới, ở độ cao từ 100m đến 400m; + Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới, ở phía Đông và Đông Bắc Núi Ông; + Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp. + Kiểu quần hệ lạnh núi cao với ưu hợp cây lùm. + Kiểu trảng cây to, cậy bụi, cỏ cao hơi khô nhiệt đới với ưu hợp cây họ Dầu. Hình thành các kiểu rừng trên là sự cấu thành bởi 332 loài thực vật thuộc: Ngành Quyết- Polypodiophyta (20 loài) Ngành hạt trần – Gynmosspermae (2 loài) Ngành hạt kín – Angiospermae (307 loài) Trong số các loài thực vật tại Khu BTTN Núi Ông có 11 loài thuộc danh mục Sách Đỏ của Việt Nam, đó là: Cà te, Afrelia xylocarpa (Kurz) Craib họ Caesalpiniaceae. Cẩm xe, Xylia xylocarpa var. Kerrii, họ Mimosaceae. Cẩm lai, Dalbergia bariensis Pierre, họ Fabaceae. Chụt chạt, Baccaurea sylvestris Lour, họ Euphorbiaceae. Giáng Hương quả to, Pterocarpus macrocarpus Kurz, họ Fabaceae. Hương đào, Scaphium lychnophorum (Hance) Kost, họ Sterenliaceae. Kim giao lá nhỏ, Podocarpus wallichianus Presl, họ Podocarpaceae. Thông tre trung bộ, Podocarpus annamensis Gray, họ Podocarpaceae. Trắc mật, Dalbergia Cochinchinensis Pierre ex Laness, họ Fabaceae. Trầm hương, Aguilaria crassna Dierre, họ Thymeleaceae. Vắp, Mesua ferrea.L, họ Chusiaceae. Tổ thành loài phong phú, bao gồm nhiều loài ưu thế thuộc họ Dầu (Dipterocarppaceae); Họ Đậu (Leguninoaceae); Họ 3 mảnh võ (Euphorbiaceae); Họ Tử vi ( Lythaceae); Họ Lan (Orchidaceae)...Đặc điểm quan trọng là khu hệ thực vật gồm yếu tố khu hệ bản địa Bắc Việt Nam – Trung Hoa mang đặc trưng khu hệ nhiệt đới cổ kỷ thứ III (Tertiary) tiêu biểu là các họ Re (Lanraceae), Da (Fagaceae), Dâu tằm (Moraceae), Đậu (Fabaceae)...Yếu tố ngoại lai gồm thành phần thực vật di cư nguồn Malaysia – Indonesia tiêu biểu là họ Dầu (Dipterocarppaceae) và yếu tố nguồn Ấn độ - Mianma tiêu biểu là các loài cây rụng lá họ Tử vi ( Lythaceae); Họ Thung (Datissaceae), họ Chưng bầu (Combretaceae) và yếu tố nguồn Hymalayas-Tiber-Yunman mà tiêu biểu là các loài hạt trần như Thông tre trung bộ, Kim giao lá nhỏ. Bản đồ 1: Các vùng đa dạng sinh học Bản đồ 2: Các vùng có tính đa dạng sinh học cao nhất Phần III: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu: Nắm bắt thành phần loài, những thông tin về đa dạng thực vật thân gỗ tại nơi nghiên cứu làm cơ sở khoa học trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và đề xuất biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học trong tương lai. 3.2 Nội dung: - Điều tra về thành phần loài, họ, một số cá thể thực vật thân gỗ tại 3 kiểu rừng phân bố theo độ cao thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. - Phân tích mối quan hệ giữa các loài (Cluster loài) - Phân tích mối quan hệ giữa các loài với quần xã (Cluster loài + MDS) - Phân tích mối quan hệ giữa các quần xã (PCA) - Biến động về đa dạng sinh học (Caswell). 2.3. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng ảnh vệ tinh từ Google Earth để kiểm tra ranh các trạng thái rừng, để xác định vị trí, tuyến điều tra và tọa độ các ô tiêu chuẩn (ÔTC); Sử dụng bản đồ hiện trạng rừng của Khu BTTN Núi Ông, năm 1999, Phân viện Điều tra quy hoạch rừng II xây dựng, để thiết kế các ô tiêu chuẩn điều tra và tiến hành điều tra tại thực địa. Vị trí đặt ô tiêu chuẩn được lập trên 3 kiểu rừng là: + Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, ở độ cao từ 400m đến 1000m; + Kiểu rừng kín nữa rụng lá ẩm nhiệt đới, ở độ cao từ 100m đến 400m; + Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới, ở phía Đông và Đông Bắc Núi Ông; Kích thước ô tiêu chuẩn: Có kích thước 25m2 (5m x 5m), thống kê số loài có mặt; Mở rộng ô tiêu chuẩn với kích thước 100m2, 200m2, 400m2, 500m2,đếm số lượng loài xuất hiện ở mỗi lần mở rộng ô tiêu chuẩn cho đến khi số loài không còn xuất hiện loài mới, khi đó không cần mở rộng ô tiêu chuẩn thêm nữa; Điều tra chi tiết thực vật thân gỗ trên tổng số 9 ô tiêu chuẩn, mỗi vùng đại diện một kiểu rừng được đặt 3 ô tiêu chuẩn, tọa độ của các ô tiêu chuẩn (xem Bảng 2), vị trí ô TC ( xem hình 1): Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng GPS 76 CSx và phần mềm Mapsource để định vị các ô tiêu chuẩn ngoài thực địa, sử dụng phần mếm Mapinfo 9.5 để vẽ bản đồ. Sử dụng phần mềm thống kê PRIMER-VI để xác định các chỉ số sinh học giữa các quần xã. Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Vị trí khu vực nghiên cứu: - Khu vực nghiên cứu có toạ độ UTM indian Thái Việt như sau: Bảng 2: Tọa độ của các ô tiêu chuẩn Ô điều tra X Y Ô1 824900 1225756 Ô2 825385 1225443 Ô3 825814 1255186 Ô4 820984 1226116 Ô5 821669 1227192 Ô6 821946 1228042 Ô7 826858 1234911 Ô8 172943 1234300 Ô9 174155 1233370 Hình 1: Vị trí và tuyến bố trí ô đo đếm điều tra thực vật thân gỗ tại Núi Ông 4.2 Số họ, loài thực vật trong khu vực nghiên cứu: Trong 9 ô đo đếm có 49 loài thực vật thuộc 24 họ; Gồm các họ: Họ Dẻ (Fagaceae), họ Sưa (Relicia cochichinensis), họ Điều (Anacardineac), họ Gạo (Burseraceae), họ Vang (chrysobalanaceae), họ Cám (chusiaceae), họ Chưng bầu (combretaceae), họ Sổ (Dilleniaceae), họ Cà phê (rubiaceae), họ Sim (myrtaceae), họ Trinh nữ (linesaceae), họ Long não (lauraceae), họ Vừng (lecythidaceae), họ Mã tiền (loganiaceae), họ Tử vi (lythraceae), họ Đậu (fabaceae), họ Dầu (Dipterocarppaceae), họ Thị (ebenaceae), họ Kôm (elaeccarpaceae), họ Sim (myrtaceae), họ Thầu dầu (euphorbiaceae), họ Dâu (moraceae), họ Trầm hương (thymeleaceae), họ Kim giao (podocarpusceae). Các họ có nhiều loài cây gỗ kinh tế là Dầu, Thầu dầu, Đậu, Dâu; Các họ thể hiện tính ưu thế về mặt số lượng cá thể là Dầu, Tử vi, Đậu, Sim. B¶ng 3: Các chỉ số ĐDSH của 9 ô tiêu chuẩn ë c¸c hiÖn tr¹ng rõng Ô tiêu chuẩn S N d J' H'(loge) Simpson O1 29 125 5.8 0.9 3.0 0.9 O2 21 67 4.8 0.9 2.9 0.9 O3 23 55 5.5 1.0 3.0 1.0 O4 23 90 4.9 0.9 2.8 0.9 O5 13 60 2.9 1.0 2.5 0.9 O6 12 50 2.8 0.9 2.3 0.9 O7 22 80 4.8 0.9 2.8 0.9 O8 21 160 3.9 1.0 2.9 0.9 O9 19 137 3.7 0.9 2.7 0.9 Trung bình 20 92 4.3 0.9 2.8 0.9 Chó thÝch: - S : Sè loài. - N: Sè lưîng c¸ thÓ. - d : §a d¹ng loài. - J’: §é ®ång ®Òu. - H'(loge): ChØ sè ®a d¹ng Shannon – Wiener. - Simpson: ChØ sè ®a d¹ng sinh häc Simpson. 4.3 Số lượng ô đo đếm: Qua đồ thị (hình 2) cho thấy phương trình phù hợp với chiều hướng biến thiên của loài và số ô đo đếm, phương trình có hệ số tương quan cao chứng tỏ chúng có mối quan hệ chặt. Đường cong biểu diễn số loài tăng nhanh (từ 20 loài đến 40 loài) ở trong khoảng 4 ô đo đếm ban đầu sau đó giảm dần và gần như ổn định ở những ô đo đếm tiếp theo (từ 45 loài đến 49 loài), do đó ta có thể nói số lượng ô đo đếm là phù hợp. Khi mà số lượng mẫu (dung lượng mẫu) càng tăng thì tần số xuất hiện các loài cũng tăng lên. Nhưng khi số lượng mẫu tăng nữa cho đến một lúc nào đó thì nó có xu hướng tăng chậm và dừng lại. Tuỳ thuộc vào từng yêu cầu và điều kiện cụ thể mà chúng ta xác định dung lượng mẫu cần đo đếm nghiên cứu khác nhau. Hình 2: Đồ thị tương quan giữa số loài và ô đo đếm 4.4 Thành phần loài (S): Kết quả phân tích trên bảng cho thấy số lượng loài biến động trên các ô đo đếm từ 12 đến 29 loài, trung bình là 20 loài. Trong đó: + Số lượng ô tiêu chuẩn có số loài lớn hơn mức trung bình là 6 ô, gồm OTC 1, OTC 2, OTC3, OTC 4, OTC 7, OTC8. + Số lượng ô tiêu chuẩn có số loài nhỏ hơn mức trung bình là 3 ô, gồm OTC 5, OTC 6,OTC 9. 4.5 Số lượng cá thể (N): Số lượng cá thể (N) trong ô tiêu chuẩn 400 m2 biến động từ 50 đến 160 cá thể, trung bình là 92 cá thể, 3 ô có số cá thể lớn hơn mức trung bình chiếm 33,33% tổng số ô nghiên cứu, cho thấy số lượng cây cá thể có sự biến động biến động trong quần xã. 4.6 Đa dạng loài Margalef(d) : Trong các ô đo đếm cho thấy chỉ số đa dạng loài biến động từ 2,9 đến 5,8, trung bình là 4,4. Chỉ số đa dạng của 5 ô tiêu chuẩn lớn hơn chỉ số đa dạng trung bình, chiếm 55% trong tổng số ô tiêu chuẩn, điều này cho thấy chỉ số đa dạng loài (d) ở các quần xã tự nhiên tại Khu BTTN Núi Ông tương đối cao. 4.7 Độ đồng đều Pielou (J’): Biến động từ 0,9 đến 1, trung bình là 0,9. Có 3 ô tiêu chuẩn có độ đồng đều lớn hơn chỉ số trung bình, chiếm 33,33 % trong tổng số ô nghiên cứu, Điều này nói lên số lượng loài trong các ô không tương đương nhau và có loài ưu thế. 4.8 Chỉ số đa dạng Shannon – Wiener H’(loge): Biến động từ 2,3 đến 3,0 trung bình là 2,8 những chỉ số đa dạng trên chỉ số trung bình là 6 ô, chiếm 66,67% trên tổng số ô tiêu chuẩn. Qua số liệu trên cho thấy chỉ số đa dạng Shannon – Wiener ở khu BTTN Núi Ông đạt ở mức tương đối, thể hiện đa dạng loài trong quần xã cũng ở mức trung bình, chỉ số này thường cao nhất là 6,0. Tính đa dạng được thể hiện rõ qua đồ thị của đường cong k-dominance ở hình (3). ở đồ thị này ta thấy 3 ô có đường cong thấp nhất là các ô có chỉ số đa dạng (H’) cao nhất (ô 2, ô 3 và ô 8). Qua thực tế cho thấy, các ô đo đếm ở vị trí ít có sự tác động của người dân trong khu vực nên các ô này có chỉ số đa dạng cao. Hình 3: Đưòng cong Dominance biểu thị tính đa dạng loài trong các quần xã 4.9 Chỉ số đa dạng Simpson: Thay đổi từ 0,90 đến 0,96 trung bình là 0,94 các ô tiêu chuần có chỉ số lớn hơn chỉ số trung bình là 4 ô, chiếm 44,44% trong tổng số ô điều tra, qua đó cho thấy số lượng các quần xã có chỉ số đa dạng Simpson ở khu BTTN Núi Ông thấp hơn mức trung bình, như vậy mức độ đa dạng sinh học của các quần xã đang có chiều hướng giảm xuống. 4.10 Phân tích mối quan hệ giữa các loài (Cluster loài): 4.10.1 Mối quan hệ giữa các loài ở mức tương đồng 20% : Hình 4.1 : Bray – Curtis các loài tương đồng ở mức 20%: Hình 4.2 : Bray – Curtis các loài tương đồng ở mức 20%: 4.10.2 Mối quan hệ giữa các loài ở mức tương đồng 50%: Hình 5.1 : Bray – Curtis các loài tương đồng ở mức 50%: Hình 5.2 : Bray – Curtis các loài tương đồng ở mức 50%: Hình 6 : Các loài thực vật chính ở tương đồng ở mức 20%: Hình 7 : Các loài thực vật chính ở tương đồng ở mức 50%: Qua các biểu đồ phân tích trên cho thấy mối quan hệ giữa các loài thực vật thân gỗ tại khu BTTN Núi Ông như sau: Ở mức tương đồng 20%: được gộp thành 2 nhóm là + Nhóm thứ nhất gồm có ba loài là Hương đào, Cà te và Giáng hương quả to. + Nhóm thứ hai gồm các loài còn lại như: Dầu mít, Chiêu liêu quả khế, Dầu lông, Dầu song nàng, Tung, Vên vên, Xoài rừng, Vắp, Chiêu liêu ổi, Cuống vàng, Thị rừng, Lành ngạnh, Huỷnh, Gạo, Gụ mật, Trâm lột, Hột, Trường đôi, Cẩm lai, Trắc mật, Cà te, Cẩm xe, Chụt chạt, Giáng hương quả to, Hương đào, Kim giao lá nhỏ, Thông tre trung bộ, Trầm hương, Bằng lăng, Chò nhai, Kôm, Quế lợn, Vừng, Cồng tía, Sổ, Móng bò, Gáo, Cám, Săng đào, Sao đen, Cà chít, Bời lời xanh, Bời lời nhớt, Mã tiền, Sung,Vú bò, Cày_Kơ nia, Trâm vỏ đỏ, Vông nem. Ở mức tương đồng này chưa thấy xuất hiện loài riêng lẽ. Ở mức tương đồng 50%: Mối quan hệ giữa các loài đã xuất hiện 13 nhóm chính, trong đó: + Có 1 nhóm chỉ xuất hiện có một loài duy nhất đó là: Vông nem. + Có 4 nhóm xuất hiện 2 loài: gồm (Trường đôi, Cồng tía); (Sung,Vú bò); (Xoài rừng, Dầu lông) và (Cẩm xe, Kim giao lá nhỏ). + Có 1 nhóm xuất hiện 3 loài: gồm (Hương đào, Cà te và Giáng hương quả to). + Có 3 nhóm xuất hiện 4 loài: gồm (Bằng lăng, Săng đào, Chò nhai, Quế lợn); (Dầu mít, Chiêu liêu quả khế, Cám, Sao đen) và (Cẩm lai, Trầm hương, Trắc mật, Thông tre trung bộ). + Có 2 nhóm xuất hiện 5 loài: gồm (Hột, Mã tiền, Cày_Kơ nia, Gụ mật, Chụt chạt) và (Dầu song nàng, Cuống vàng, Vắp, Chiêu liêu ổi, Huỷnh). + Có 1 nhóm xuất hiện 7 loài: gồm (Sổ, Gạo, Thị rừng, Tung, Vên vên, Lành ngạnh, Kôm). + Có 1 nhóm xuất hiện 8 loài: gồm (Bời lời xanh, Bời lời nhớt, Trâm lột, Cà chít, Vừng, Trâm vỏ đỏ, Móng bò, Gáo). Xét ở mức tương đồng 50% trong 49 loài điều tra nghiên cứu thì có 12 loài cần được quan tâm bảo tồn đó là Vông nem, Trường đôi, Cồng tía, Sung,Vú bò, Xoài rừng, Dầu lông, Cẩm xe, Kim giao lá nhỏ, Hương đào, Cà te và Giáng hương quả to. Về khoảng cách giữa các loài xét cả ở hai mức tương đồng 20% và 50% chúng tôi đề xuất cần quan tâm đến 4 loài là Vông nem, Hương đào, Cà te và Giáng hương quả to vì các loài này loài này thuộc dạng hiếm, cần có những biện pháp bảo tồn. 4.11 Phân tích mối quan hệ giữa các loài (PCA): Hình 8: Đồ thị PCA của ô đo đếm và loài B¶ng 4: Xác định mối quan hệ các loài theo bảng PCA chỉ sử dụng cột PC1 và PC2 STT Loài PC1 PC2 STT Loài PC1 PC2 1 Dầu mít 0.054 -0.011 26 Kim giao lá nhỏ 0.015 -0.003 2 Chiêu liêu quả khế 0.052 0.01 27 Thông tre trung bộ -0.009 -0.019 3 Dầu lông 0.182 -0.099 28 Trầm hương 0.01 0.006 4 Dầu song nàng -0.182 -0.335 29 Bằng lăng 0.205 0.206 5 Tung -0.382 0.232 30 Chò nhai 0.134 0.053 6 Vên vên -0.413 0.102 31 Kôm -0.166 0.105 7 Xoài rừng 0.134 -0.062 32 Quế lợn 0.147 0.188 8 Vắp -0.08 -0.112 33 Vừng -0.208 -0.021 9 Chiêu liêu ổi -0.148 -0.24 34 Cồng tía 0.004 0.103 10 Cuống vàng 0.006 -0.055 35 Sổ -0.005 0.096 11 Thị rừng -0.237 0.15 36 Móng bò -0.199 -0.135 12 Lành ngạnh -0.142 0.083 37 Gáo -0.126 -0.048 13 Huỷnh -0.09 -0.197 38 Cám 0.029 0.01 14 Gạo -0.137 0.078 39 Săng đào 0.028 0.014 15 Gụ mật -0.042 0.091 40 Sao đen 0.029 0.015 16 Trâm lột -0.109 -0.131 41 Cà chít -0.222 -0.23 17 Hột -0.098 0.213 42 Bời lời xanh -0.208 -0.265 18 Trường đôi -0.056 0.139 43 Bời lời nhớt -0.147 -0.176 19 Cẩm lai 0.013 0.006 44 Mã tiền -0.239 0.424 20 Trắc mật 0.007 0.001 45 Sung 0.045 -0.03 21 Cà te 0.002 -0.005 46 Vú bò -0.023 -0.108 22 Cẩm xe 0.017 0.002 47 Cày, Kơ nia -0.157 0.261 23 Chụt chạt -0.013 0.02 48 Trâm vỏ đỏ -0.147 -0.155 24 Giáng hương quả to 0.007 -0.012 49 Vông nem 0.053 -0.024 25 Hương đào 0.011 -0.005 B¶ng 5: Xác định mối quan hệ các loài sau khi phân tích theo bảng PCA STT Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 1 Chiêu liêu quả khế Dầu mít Dầu song nàng Tung 2 Cẩm lai Dầu lông Vắp Vên vên 3 Trắc mật Xoài rừng Chiêu liêu ổi Thị rừng 4 Cẩm xe Cuống vàng Huỷnh Lành ngạnh 5 Trầm hương Cà te Trâm lột Gạo 6 Bằng lăng Giáng hương quả to Thông tre trung bộ Gụ mật 7 Chò nhai Hương đào Vừng Hột 8 Quế lợn Kim giao lá nhỏ Móng bò Trường đôi 9 Cồng tía Sung Gáo Chụt chạt 10 Cám Vông nem Cà chít Kôm 11 Săng đào Bời lời xanh Sổ 12 Sao đen Bời lời nhớt Mã tiền 13 Vú bò Cày, Kơ nia 14 Trâm vỏ đỏ Mối quan hệ giữa các loài với ô đo đếm và giữa các loài với nhau được thể hiện qua đồ thị PCA (hình 8), giá trị của các chỉ số PC1 và PC2 của từng loài thể hiện ở Bảng 4 cho thấy các loài nằm trong cùng một cung thì có quan hệ với nhau. Các loài ở cung đối diện nhau thì không có quan hệ với nhau. Mối quan hệ giữa các loài được sắp xếp lại thành 4 nhóm chính như sau: Nhóm 1: Gồm có 15 loài là Chiêu liêu quả khế, Cẩm lai, Trắc mật, Cẩm xe, Trầm hương, Bằng lăng, Chò nhai, Quế lợn, Cồng tía, Cám, Săng đào và Sao đen. Nhóm 2: Gồm có 10 loài là Dầu mít, Dầu lông, Xoài rừng, Cuống vàng, Cà te, Giáng hương quả to, Hương đào, Kim giao lá nhỏ, Sung, Vông nem. Nhóm 3: Gồm có 14 loài là Dầu song nàng, Vắp, Chiêu liêu ổi, Huỷnh, Trâm lột, Thông tre trung bộ, Vừng, Móng bò, Gáo, Cà chít, Bời lời xanh, Bời lời nhớt, Vú bò, Trâm vỏ đỏ. Nhóm 4: Gồm có 13 loài là Tung, Vên vên, Thị rừng, Lành ngạnh, Gạo, Gụ mật, Hột, Trường đôi, Chụt chạt, Kôm, Sổ, Mã tiền, Cày-Kơ nia. 4.12 Phân tích mối quan hệ giữa các quần xã (MDS): Ứng với các mức tương đồng khác nhau, được thể hiện qua đồ thị MDS (hình 9) dưới đây: Hình 9: mối quan hệ giữa các quần xã ở mức tương đồng 20, 40, 60 và 80% Ở mức tương đồng 20%: Các quần xã thực vật chưa xuất hiện các ô tiêu chuẩn riêng lẽ, mà chỉ hình thành 1 nhóm duy nhất, đứng dưới gốc độ bảo tồn thì ở mức độ tương đồng này vấn đề bảo tồn chưa cần quan tâm. Ở mức độ tương đồng 40%: Các quần xã thực vật đã xuất hiện 5 nhóm quần xã chính, trong đó có 3 nhóm quần xã có một ô tiêu chuẩn và hai nhóm có 3 ô tiêu chuẩn. Xét ở cấp độ này thì trong 9 ô tiêu chuẩn có 5 nhóm quần xã thực vật chính và có 3 nhóm quần xã chỉ có 1 ô tiêu chuẩn cần được quan tâm bảo tồn đó là các nhóm quần xã thuộc các ô tiêu chuẩn số 3, số 5, số 9. Ở mức độ tương đồng 60%: Trong 9 ô tiêu chuẩn nghiên cứu thì số quần xã được chia thành 8 nhóm, trong đó có 7 nhóm có 1 ô tiêu chuẩn và một nhóm có 2 ô tiêu chuẩn. Xét ở cấp độ này thì 7 nhóm quần xã có 1 ô tiêu chuẩn cần được bảo tồn. Ở mức độ tương đồng 80%: Trong 9 ô tiêu chuẩn nghiên cứu thì số quần xã được chia thành 9 nhóm có 1 ô tiêu chuẩn. Xét ở cấp độ này thì trong 9 ô tiêu chuẩn đều cần được quan tâm bảo tồn. Đặc biệt quan tâm đến các nhóm quần xã thuộc các ô tiêu chuẩn số 3, số 5, số 9 vì đây là các quần xã có khoảng cách xa đối với các quần xã khác. Hình 10 : Cluster chung các quần xã mức 20%, 40%, 60%. Qua Cluster chung các quần xã (Hình 8) cho thấy: Ở mức tương đồng 20%: Các quần xã thực vật chưa xuất hiện các ô tiêu chuẩn riêng lẽ, mà chỉ hình thành 1 nhóm duy nhất; Ở mức độ tương đồng 40%: Các quần xã thực vật đã xuất hiện 5 nhóm quần xã chính, trong đó có 3 nhóm quần xã có một ô tiêu chuẩn là O3, O5 và O9 đây là quần xã hiếm trong vùng và cấn được quan tâm bảo tồn và hai nhóm có 3 ô tiêu chuẩn là (O1, O2, O8) và (O4, O6, O7); Ở mức độ tương đồng 62% trở lên: Trong 9 ô tiêu chuẩn nghiên cứu thì số quần xã được chia thành 9 nhóm có 1 ô tiêu chuẩn. Xét ở cấp độ này thì trong 9 ô tiêu chuẩn đều cần được quan tâm bảo tồn. 4.13 Biến động về đa dạng sinh học (Caswell): Chỉ số Caswell (V) dùng để chẩn đoán mức độ xáo động của môi trường có tác động lên mức độ đa dạng sinh học của quần xă thực vật hay không và được tính thông qua chỉ số Shannon – Wiener (H’) (Clarke K. R. và Warwick R. M., 2001). Giá trị chỉ số Caswell các ô đo đếm được thể hiện ở Bảng 6: B¶ng 6: Chỉ số biến động về đa dạng sinh học của quần xã thực vật (Caswell) N S H' E[H'] SD[H'] V(N.D.) F-ratio DF1 DF2 O1 125 29 2.993468 2.868596 0.123142 1.014048 1.392108 159.0321 27.64741 O2 67 21 2.868725 2.650285 0.113832 1.918963 2.427398 138.6449 20.62384 O3 55 23 2.999445 2.83163 0.085851 1.954719 2.365848 209.0494 22.43324 O4 90 23 2.779439 2.674697 0.126442 0.828376 1.344851 129.8171 22.36489 O5 60 13 2.464183 2.087026 0.163688 2.30412 5.599974 58.95304 13.50009 O6 50 12 2.30428 2.040928 0.157926 1.66756 2.77515 58.03744 12.62531 O7 80 22 2.804222 2.654419 0.122634 1.22154 1.608197 130.6398 21.48883 O8 160 21 2.925553 2.399365 0.176811 2.975987 6.612137 76.46961 20.56166 O9 137 19 2.745809 2.320159 0.178779 2.38087 3.719514 69.84231 18.79231 Chỉ số Caswell biến động trong khoảng 0,83 đến 2,98 (Hình 10). Khoảng biến động này không nằm hết trong phạm vi của trị số mô hình Caswell {(-2) – (+2)} nên điều kiện môi trường đă không làm ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học của các quần xã tại nơi nghiên cứu. Có 3 ô đo đếm có chỉ số Caswell (V) > 2, điều này chứng tỏ chỉ số Shannon tăng, điều kiện môi trường đã làm tăng độ phong phú loài tại các ô tiêu chuẩn này. Ngoài ra cần chú ý đến ô tiêu chuẩn số 4 vì đây là ô tiêu chuẩn có chỉ số Caswell thấp nhất (0,83), cần quan tâm bảo vệ tốt nhằm nâng cao đa dạng tại khu vực này. Hình 11: Đường biến động về đa dạng sinh học của quần xã thực vật Nhận xét - Qua biểu đồ (Hình 11) trên ta nhận thấy rằng sự thay đổi của yếu tố môi trường làm tăng mức độ đa dạng sinh học tại các ô tiêu chuẩn số: 5, 8 và 9. 4.16 Nghiên cứu đánh giá thực vật với các chỉ số giá trị quan trọng IVI STT Loài N F RF A RA D RD A/F Rare Index VR 1 Dầu mít 33 44.44 2.19 8.25 4.16 3.67 4.00 0.19 55.56 - 2 Chiêu liêu quả khế 24 44.44 2.19 6.00 3.03 2.67 2.91 0.14 55.56 - 3 Dầu lông 41 55.56 2.73 8.20 4.14 4.56 4.98 0.15 44.44 - 4 Dầu song nàng 31 44.44 2.19 7.75 3.91 3.44 3.76 0.17 55.56 - 5 Tung 47 66.67 3.28 7.83 3.95 5.22 5.70 0.12 33.33 - 6 Vên vên 42 55.56 2.73 8.40 4.24 4.67 5.10 0.15 44.44 - 7 Xoài rừng 28 66.67 3.28 4.67 2.36 3.11 3.40 0.07 33.33 - 8 Vắp 16 44.44 2.19 4.00 2.02 1.78 1.94 0.09 55.56 - 9 Chiêu liêu ổi 25 55.56 2.73 5.00 2.52 2.78 3.03 0.09 44.44 - 10 Cuống vàng 13 55.56 2.73 2.60 1.31 1.44 1.58 0.05 44.44 - 11 Thị rừng 20 44.44 2.19 5.00 2.52 2.22 2.43 0.11 55.56 - 12 Lành ngạnh 25 66.67 3.28 4.17 2.10 2.78 3.03 0.06 33.33 - 13 Huỷnh 24 66.67 3.28 4.00 2.02 2.67 2.91 0.06 33.33 - 14 Gạo 28 77.78 3.83 4.00 2.02 3.11 3.40 0.05 22.22 - 15 Gụ mật 9 44.44 2.19 2.25 1.14 1.00 1.09 0.05 55.56 - 16 Trâm lột 17 44.44 2.19 4.25 2.15 1.89 2.06 0.10 55.56 - 17 Hột 12 33.33 1.64 4.00 2.02 1.33 1.46 0.12 66.67 - 18 Trường đôi 17 55.56 2.73 3.40 1.72 1.89 2.06 0.06 44.44 - 19 Cẩm lai 3 22.22 1.09 1.50 0.76 0.33 0.36 0.07 77.78 R 20 Trắc mật 3 22.22 1.09 1.50 0.76 0.33 0.36 0.07 77.78 R 21 Cà te 1 11.11 0.55 1.00 0.50 0.11 0.12 0.09 88.89 MR 22 Cẩm xe 3 22.22 1.09 1.50 0.76 0.33 0.36 0.07 77.78 R 23 Chụt chạt 2 22.22 1.09 1.00 0.50 0.22 0.24 0.05 77.78 R 24 Giáng hương quả to 2 22.22 1.09 1.00 0.50 0.22 0.24 0.05 77.78 R 25 Hương đào 2 22.22 1.09 1.00 0.50 0.22 0.24 0.05 77.78 R 26 Kim giao lá nhỏ 4 33.33 1.64 1.33 0.67 0.44 0.49 0.04 66.67 - 27 Thông tre trung bộ 4 22.22 1.09 2.00 1.01 0.44 0.49 0.09 77.78 R 28 Trầm hương 2 22.22 1.09 1.00 0.50 0.22 0.24 0.05 77.78 R 29 Bằng lăng 45 55.56 2.73 9.00 4.54 5.00 5.46 0.16 44.44 - 30 Chò nhai 21 44.44 2.19 5.25 2.65 2.33 2.55 0.12 55.56 - 31 Kôm 28 66.67 3.28 4.67 2.36 3.11 3.40 0.07 33.33 - 32 Quế lợn 37 55.56 2.73 7.40 3.74 4.11 4.49 0.13 44.44 - 33 Vừng 17 44.44 2.19 4.25 2.15 1.89 2.06 0.10 55.56 - 34 Cồng tía 14 33.33 1.64 4.67 2.36 1.56 1.70 0.14 66.67 - 35 Sổ 13 44.44 2.19 3.25 1.64 1.44 1.58 0.07 55.56 - 36 Móng bò 13 33.33 1.64 4.33 2.19 1.44 1.58 0.13 66.67 - 37 Gáo 7 22.22 1.09 3.50 1.77 0.78 0.85 0.16 77.78 R 38 Cám 8 33.33 1.64 2.67 1.35 0.89 0.97 0.08 66.67 - 39 Săng đào 5 33.33 1.64 1.67 0.84 0.56 0.61 0.05 66.67 - 40 Sao đen 8 33.33 1.64 2.67 1.35 0.89 0.97 0.08 66.67 - 41 Cà chít 18 33.33 1.64 6.00 3.03 2.00 2.18 0.18 66.67 - 42 Bời lời xanh 24 44.44 2.19 6.00 3.03 2.67 2.91 0.14 55.56 - 43 Bời lời nhớt 16 55.56 2.73 3.20 1.62 1.78 1.94 0.06 44.44 - 44 Mã tiền 20 44.44 2.19 5.00 2.52 2.22 2.43 0.11 55.56 - 45 Sung 7 33.33 1.64 2.33 1.18 0.78 0.85 0.07 66.67 - 46 Vú bò 12 44.44 2.19 3.00 1.51 1.33 1.46 0.07 55.56 - 47 Cày, Kơ nia 14 33.33 1.64 4.67 2.36 1.56 1.70 0.14 66.67 - 48 Trâm vỏ đỏ 10 22.22 1.09 5.00 2.52 1.11 1.21 0.23 77.78 R 49 Vông nem 9 33.33 1.64 3.00 1.51 1.00 1.09 0.09 66.67 - Tổng 824 2033.33 100 198.12 100 91.56 100 4.79 2866.67 - B¶ng 7: Chỉ số giá trị quan trọng và chỉ số loài hiếm Kết quả phân tích Chỉ số giá trị quan trọng và chỉ số loài hiếm (Bảng 7) cho thấy Tỷ lệ (A/F) giữa độ phong phú (abundance) và tần xuất (frequency) của mỗi loài được sử dụng để xác định các dạng phân bố không gian của loài đó trong quần xã thực vật nghiên cứu. - Loài có dạng phân bố ngẫu nhiên nếu A/F trong khoảng từ 0,025- 0,05, thường gặp ở những hiện trường chịu các tác động của điều kiện môi trường sống không ổn định. Tại khu vực nghiên cứu gồm có 9 loài là Cuống vàng, Gạo, Gụ mật, Chụt chạt, Giáng hương quả to, Hương đào, Kim giao lá nhỏ, Trầm hương và Săng đào. - Loài có giá trị A/F >0.05 thì có dạng phân bố Contagious. Dạng phân bố này phổ biến nhất trong tự nhiên và nó thường gặp ở những hiện trường ổn định (Odum, 1971; Verma, 2000). Tại khu vực nghiên cứu gồm có 40 loài còn lại. - Loài được đánh giá là rất hiếm (MR) chỉ có 1 loài duy nhất là Cà te. - Loài được đánh giá là hiếm (R) gồm có 10 loài là Cẩm lai, Trắc mật, Cẩm xe, Chụt chạt, Giáng hương quả to, Hương đào, Trầm hương, Thông tre trung bộ, Gáo, Trâm vỏ đỏ. - Các loài còn lại chưa thuộc loại loài hiếm. 4.17 Biện pháp bảo tồn: Qua nghiên cứu tiếp cận một số phương pháp phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học tại 3 kiểu rừng đại diện của Khu BTTN Núi Ông tỉnh Bình Thuận, với phạm vi giới hạn của báo cáo chuyên đề này đã kết luận có cơ sở định lượng cụ thể về mối quan hệ của một số loài, của một số quần xã thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu. Mặc dù chưa phải là nghiên cứu trên phạm vi toàn diện của Khu BTTN Núi Ông nhưng bước đầu cũng góp phần vào phương pháp nghiên cứu định lượng về đa dạng sinh học để làm cơ sở cho những nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo tại đây. Trên cơ sở các kết quả phân tích tại báo cáo, chúng tôi đề xuất phương thức Bảo tồn nguyên vị (Insitu Conservation) với mức độ 2 đối với những loài thực vật trong sách đỏ của VN, IUCN, những loài thực vật quý hiếm và đặc hữu theo Nghị định 18/HĐBT ngày 17-1-1992 của Hội Đồng Bộ Trưởng và Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 24-4-2002 của Chính phủ bao gồm 11 loài, 8 họ thuộc danh mục Sách Đỏ của Việt Nam, đó là: Cà te, Afrelia xylocarpa (Kurz) Craib, họ Caesalpiniaceae. Cẩm xe, Xylia xylocarpa var. Kerrii, họ Mimosaceae. Cẩm lai, Dalbergia bariensis Pierre, họ Fabaceae. Chụt chạt, Baccaurea sylvestris Lour, họ Euphorbiaceae. Giáng Hương quả to, Pterocarpus macrocarpus Kurz, họ Fabaceae. Hương đào, Scaphium lychnophorum (Hance) Kost, họ Sterenliaceae. Kim giao lá nhỏ, Podocarpus wallichianus Presl, họ Podocarpaceae. Thông tre trung bộ, Podocarpus annamensis Gray, họ Podocarpaceae. Trắc mật, Dalbergia Cochinchinensis Pierre ex Laness, họ Fabaceae. Trầm hương, Aguilaria crassna Dierre, họ Thymeleaceae. Vắp, Mesua ferrea.L, họ Chusiaceae. Phần V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1.Kết luận. Kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học tại Khu BTTN Núi Ông tỉnh Bình Thuận cho thấy: - Thành phần và số lượng loài cây đa dạng và khá phong phú. Những loài cây quý hiếm hiện còn rất ít vì vậy cần phải có biện pháp bảo tồn các loài để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học chung cho khu vực. - Việc tính toán các chỉ số đa dạng sinh học cho thấy một số quần xã còn có mức độ đa dạng sinh học khá cao. - Thông qua các chỉ số đa dạng sinh học đã được định lượng, bước đầu chúng ta có cơ sở để đề xuất biện pháp bảo tồn phù hợp với các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu nhằm nâng cao mức độ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thực vật rừng và cảnh quan trong khu vực. 5.2. Kiến nghị: Qua phân tích các số liệu tại khu vực nghiên cứu chúng tôi đề xuất biện pháp bảo tồn như sau: - Biện pháp lâm sinh chủ yếu là khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên đối với các loài cây gỗ hiếm như: Cà te, Cẩm lai, Trắc mật, Cẩm xe, Chụt chạt, Giáng hương quả to, Hương đào, Trầm hương, Thông tre trung bộ, Gáo, Trâm vỏ đỏ. - Tổ chức quản lý bảo vệ tốt 3 nhóm quần xã có ô tiêu chuẩn đại diện là O3, O5 và O9 đây là quần xã hiếm trong vùng cần được quan tâm bảo tồn . - Giải pháp làm giàu rừng, trồng bổ sung các chủng loài cây như Cuống vàng, Gạo, Gụ mật, Chụt chạt, Giáng hương quả to, Hương đào, Kim giao lá nhỏ, Trầm hương và Săng đào ở những khu vực có môi trường không ổn định./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu giảng dạy về đa dạng sinh học của TS. Viên Ngọc Nam, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. 2. Bảo Huy (2007), Thống kê và tin học trong lâm nghiệp, Bài giảng dành cho cao học Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên, Đăk Lăk. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC CHỈ SỐ ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT, Lê Quốc Huy, Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; 4. Matarosso, M. And Nguyễn Việt Dũng, 2002. Giáo dục Môi trường; Hướng dẫn tập huấn cho Tập huấn viên. WWF Chương trình Đông dương, Hà Nội. NXB Lao động. Tr 125. 5. Chính phủ Việt Nam,1994. Kế hoạch hành động cho Đa dạng sinh học tại Việt Nam. NXB Bộ Khoa học công nghệ và môi trường. 6. Các trang web tham khảo - Mạng Bảo tồn Đa dạng sinh học - Biodiversity Conservation Network (BCNet), - Quỹ thông tin đa dạng sinh học toàn cầu - The Global Biodiversity Information Facility (GBIF) , - UK Biodiversity Website - Website Đa dạng sinh học của Viện Tài nguyên Thế giới (World Resources Institute), .org/biodiv/biodiv.html - Đa dạng sinh học Australia, .gov.au/biodiversity/index.html. PHỤ LỤC 1: Số Ô nghiên cứu tại Núi Ông Bình Thuận Tên thông thường O1 O2 O3 O4 O5 O6 O7 O8 O9 Tổng Dầu mít 18 8 4 3 0 0 0 0 0 33 Chiêu liêu quả khế 12 4 4 4 0 0 0 0 0 24 Dầu lông 11 7 0 0 10 8 5 0 0 41 Dầu song nàng 0 0 0 0 7 2 7 15 0 31 Tung 10 4 4 0 0 0 3 9 17 47 Vên vên 9 5 0 2 0 0 0 12 14 42 Xoài rừng 7 5 0 1 6 8 1 0 0 28 Vắp 6 4 0 0 0 0 1 5 0 16 Chiêu liêu ổi 5 4 0 1 5 0 0 10 0 25 Cuống vàng 3 0 2 0 3 0 3 2 0 13 Thị rừng 3 0 2 0 0 0 0 5 10 20 Lành ngạnh 3 0 2 5 3 0 0 5 7 25 Huỷnh 2 3 5 0 4 2 0 8 0 24 Gạo 2 3 5 2 0 0 4 5 7 28 Gụ mật 1 2 0 0 0 0 2 0 4 9 Trâm lột 171 2 0 6 0 0 0 8 0 17 Hột 1 0 0 3 0 0 0 0 8 12 Trường đôi 1 0 2 0 5 0 2 0 7 17 Cẩm lai 0 0 2 1 0 0 0 0 0 3 Trắc mật 1 0 2 0 0 0 0 0 0 3 Cà te 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 Cẩm xe 0 0 1 0 0 0 2 0 0 3 Chụt chạt 0 1 0 0 0 0 0 0 1 2 Giáng hương quả to 0 1 0 0 1 0 0 0 0 2 Hương đào 0 1 0 0 0 1 0 0 0 2 Kim giao lá nhỏ 0 1 2 0 0 0 1 0 0 4 Thông tre trung bộ 0 0 3 0 0 0 0 1 0 4 Trầm hương 0 0 1 1 0 0 0 0 0 2 Bằng lăng 0 0 4 13 0 8 15 0 5 45 Chò nhai 3 0 0 9 0 4 5 0 0 21 Kôm 5 0 0 4 0 2 3 6 8 28 Quế lợn 5 0 0 15 0 5 8 0 4 37 Vừng 0 0 2 2 0 0 0 8 5 17 Cồng tía 0 0 0 6 4 0 0 0 4 14 Sổ 2 0 2 0 0 5 0 0 4 13 Móng bò 0 2 0 0 0 0 0 9 2 13 Gáo 0 0 0 0 0 0 0 5 2 7 Cám 4 0 0 1 0 0 3 0 0 8 Săng đào 1 0 0 2 0 0 2 0 0 5 Sao đen 4 0 0 2 0 0 2 0 0 8 Cà chít 1 0 0 4 0 0 0 13 0 18 Bời lời xanh 2 4 0 0 0 0 5 13 0 24 Bời lời nhớt 1 3 0 2 0 0 1 9 0 16 Mã tiền 1 0 0 1 0 0 1 0 17 20 Sung 0 0 1 0 4 2 0 0 0 7 Vú bò 0 0 1 0 4 3 0 4 0 12 Cày, Kơ nia 0 2 1 0 0 0 0 0 11 14 Trâm vỏ đỏ 0 0 2 0 0 0 0 8 0 10 Vông nem 0 0 1 0 4 0 4 0 0 9 Tổng cộng 125 67 55 90 60 50 80 160 137 824 PHỤ LỤC 2: Các chỉ số ĐDSH của 9 ô tiêu chuẩn nghiên cứu tại Núi Ông Mẫu S N d J' H'(loge) 1-Lambda' O1 29 125 5.8 0.9 3 0.9 O2 21 67 4.8 0.9 2.9 0.9 O3 23 55 5.5 1 3 1 O4 23 90 4.9 0.9 2.8 0.9 O5 13 60 2.9 1 2.5 0.9 O6 12 50 2.8 0.9 2.3 0.9 O7 22 80 4.8 0.9 2.8 0.9 O8 21 160 3.9 1 2.9 0.9 O9 19 137 3.7 0.9 2.7 0.9 Tr. bình 20 92 4.3 0.9 2.8 0.9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieuluan_891.doc