Chuyên đề Định hướng phát triển ngành công nghiệp điện lực Việt Nam đến năm 2010

Điện lực là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn-tất yếu phải đi trước một bước, vì đây là một ngành có vai trò đặc biệt quan trọng- một nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Điện lực Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu xuất sắc, góp phần quan trọng làm thay đổi đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi ngành điện phải nỗ lực phấn đấu vươn lên để đảm bảo không bị đói điện, ảnh hưởng tới sự phát triển của các ngành khác, nâng nức sử dụng điện bình quân đầu người lên ngang mức của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

doc67 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng phát triển ngành công nghiệp điện lực Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lực Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 Dự kiến ba kịch bản (thấp, cơ sở, cao) phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 15 năm (1996 - 2010) tương ứng là 6,7% - 7,05% - 7,45%: Bảng: Dự báo nhu cầu và cơ cấu tiêu thụ điện giai đoạn 2000 - 2010 Năm 2000 2005 2010 Triệu KWh % Triệu KWh % Triệu KWh % Phương án thấp Công nghiệp 8.488 39.57 16.488 44.89 27.018 47.9 Nông nghiệp 715 3.33 880 2.39 1.152 2.0 ánh sáng SH 10.670 49.73 16.427 44.72 23.881 42.3 D.vụ-Th.mại 1.579 7.36 2.934 7.98 4.378 7.8 Tổng th.phẩm 21.452 100 36.729 100 56.429 100 Điện sản xuất 26.000 42.031 64.553 Công suất (MW) 4.487 7.380 10.680 BQ người năm 306 507 672 Ph.án cơ sở Công nghiệp 8.488 39.57 17.359 44.6 30.289 49.2 Nông nghiệp 715 3.33 935 2.6 1.163 1.9 ánh sáng SH 10.670 49.73 17.400 44.8 24.659 40.0 D.vụ-Th.mại 1.579 7.36 3.103 8.0 5.461 8.9 Tổng th.phẩm 21.452 100 38.797 100 61.572 100 Điện sản xuất 26.000 46.459 70.437 Công suất(MW) 4.487 7.802 11.653 BQ. người/năm 306 560 734 Phương án cao Công nghiệp 8.743 41.6 18.229 46.8 36.310 52.9 Nông nghiệp 735 3.6 996 2.4 1.163 1.7 ánh sáng SH 10.980 47.6 18.404 42.5 24.690 36.0 D.vụ-Th.mại 1.624 7.2 3.271 8.3 6.429 9.4 Tổng th.phẩm 22.082 100 40.900 100 68.592 100 Điện sản xuất 26.745 49.009 78.466 Công suất(MW) 4.615 8.230 12.982 BQ người năm 343 591 817 3. Tiềm năng tài nguyên năng lượng ở Việt Nam: Năng lượng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Năng lượng là cơ sở cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam hiện nay. Toàn bộ nguồn năng lượng được sử dụng trong hoạt động giao thông, phục vụ các ngành sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. ở nước ta, nguồn tài nguyên nhiên liệu - năng lượng rất đa dạng phong phú, trong đó vai trò chính thuộc về thuỷ năng, dầu khí và than, ngoài ra còn có năng lượng hạt nhân, các dạng năng lượng mới và tái tạo: 3.1. Than Trữ lượng than đá của Việt Nam được đánh giá khoảng 3,5 tỷ tấn chủ yếu nằm ở bể than Quảng Ninh ( gần 95% trữ lượng ). Trong đó, trữ lượng chắc chắn khoảng 466 triệu tấn. Ngoài than đá, Việt Nam còn có than nâu và than bùn với trữ lượng ước tính khoảng vài chục tỷ tấn. Mỏ than nâu ở khu vực đồng bằng sông Hồng ( khu vực tỉnh Hưng Yên ) hiện đang được Tổng Công ty than Việt Nam tích cực tìm kiếm thăm dò để có thể có các cách đánh giá chắc chắn về tiềm năng nguồn than này. Về khả năng khai thác than hiện nay ngành than đang chuẩn bị phương án tăng sản lượng khai thác than đá lên mức 15 - 20 triệu tấn/ năm trong giai đoạn 2001 - 2020. 3.2. Dầu khí Theo đề án đánh giá tổng thể tiềm năng dầu khí Việt Nam, trữ lượng dầu thô vào khoảng 700 - 800 triệu tấn, còn trữ lượng khí khoảng 1300 tỷ m3 trong đó gần 90% là khí tự nhiên. Theo mức độ chắc chắn, trữ lượng dầu khí của Việt Nam được đánh giá theo bảng sau đây: Bảng : Đánh giá trữ lượng dầu khí Loại tài nguyên Đơn vị Trữ lượng đã xác minh Trữ lượng dự báo dạng tiềm năng Dầu thô Triệu tấn 360 420 Khí đồng hành Tỷ m3 70 90 Khí không đồng hành Tỷ m3 380 750 Condénade Triệu m3 40 160 Trên cơ sở trữ lượng của nguồn khí đốt dự báo khả năng khai thác khí qua các giai đoạn được đưa ra trong bảng sau: Bảng: Dự báo sản lượng khí khai thác giai đoạn 2000 - 2010 Năm 2000 2005 2010 - 2020 Khả năng khai thác khí (tỷ m3) 1,5 9 - 10 15 - 20 Nguồn: Quy hoạch đấu nối lưới điện giữa CHDCND Lào và CHXHCNVN giai đoạn đến 2010. 3.3. Thuỷ điện Việt Nam có tiềm năng thuỷ điện dồi dào và phân bố trên hầu khắp các vùng lãnh thổ. Theo số liệu của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Tổ chức công tác vì nước toàn cầu ở nước ta hiện nay có trên 2.200 sông suối lớn nhỏ có chiều dài từ 10 km trở lên, tổng tiềm năng lý thuyết nguồn thuỷ điện trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 300 tỷ KWh/năm. Hệ thống sông Hồng có trữ năng thuỷ điện lớn nhất là 122 tỷ KWh/năm chiếm 41%, sau đến sông Đồng Nai 27,35 tỷ KWh/năm (9%). Về trữ năng kỹ thuật tới nay đã xác định được vị trí và điều kiện kỹ thuật của trên 360 công trình nhà máy có công suất lắp máy từ 10 MW trở lên với tổng công suất là 17.500 MW, tổng điện lượng vào khoảng 72,0 tỷ KWh/năm. Đến nay, tổng công suất các nhà máy thuỷ điện đã được xây dựng ở Việt Nam là hơn 2.800MW ( khoảng 16% tiềm năng kỹ thuật ), tương ứng sản lượng điện trung bình của nhiều năm hơn 12 tỷ KWh ( gần 17% trữ năng kỹ thuật ). 3.4. Năng lượng hạt nhân Theo kết quả tìm kiếm thăm dò sơ bộ, trữ lượng uran của Việt Nam khoảng trên 300 nghìn tấn U3O8, hàm lượng quặng thấp, trong đó có thể khai thác kinh tế khoảng 6.000 tấn ( ở mức độ thăm dò hiện nay ). 3.5. Các dạng năng lượng mới và tái tạo Năng lượng địa nhiệt: Chắc chắn có khả năng phát triển các nhà máy điện địa nhiệt với tổng công suất khoảng trên 200 MW. Năng lượng mặt trời: Việt Nam nằm trong vùng năng lượng mặt trời khoảng từ 8 độ đến 24 độ vĩ Bắc, có số giờ nắng trung bình khoảng 2.000 - 2.500 giờ/năm, với tổng năng lượng bức xạ mặt trời trung bình 100 - 175 Kcal/cm3/năm. Năng lượng gió: ở nước ta tuy có gió nhiều nhưng tốc độ gió thường thấp dưới 3m/s và hay có bão lớn nên chỉ có một số ít vùng, chủ yếu ở vùng ven biển miền Trung, có khả năng sử dụng động cơ gió vào mục đích phát điện. Năng lượng sinh khối: Bao gồm gỗ củi, phụ phẩm nông nghiệp, rác, lá đang được sử dụng phổ biến ở các vùng nông thôn và miền núi nước ta. Tiềm năng sinh khối khá lớn nhưng không thể khai thác hết vào mục đích năng lượng. Khả năng khai thác nguồn năng lượng này được đánh giá tương đương 50 triệu tấn củi khô. Nguồn năng lượng mới và tái tạo của Việt Nam khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, do giá thiết bị của các loại nguồn này đắt nên trong những năm tới chưa có khả năng phát triển với quy mô lớn để thay thế điện lưới quốc gia được, mà chủ yếu chỉ phát triển với quy mô nhỏ để cung cấp cho các cụm dân cư hoặc các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế. Nói tóm lại, nước ta có nguồn tài nguyên năng lượng đa dạng phong phú nhưng không nhiều so với các nước khác trên thế giới và khu vực. Vì vậy, việc khai thác có hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên năng lượng là một trong những phương hướng quan trọng của ngành năng lượng nói chung và của ngành điện nói triêng trong thời gian tới. II. định hướng phát triển ngành điện Việt Nam đến 2010 Sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung và ngành điện nói riêng không thể tách rời xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới. Những thay đổi sâu sắc đối với ngành điện ở các nước trong thời gian vừa qua không thể không ảnh hưởng tới moi trường hoạt động của ngành điện Việt Nam. Bởi vậy, chúng ta phải có những định hướng mới về chiến lược phát triển trong thời gian tới. 1. Quan điểm phát triển công nghiệp điện năng 1.1. Quan điểm về cơ cấu nguồn điện Việc cân đối nguồn điện thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam phải tính các phương án đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ các nhà máy đang vận hành, sử dụng công nghệ hiện đại với các nhà máy điện xây dựng mới. Đồng thời phải kết hợp với nguồn điện của các nhà máy điện độc lập, các nhà máy điện theo hình thức BOT, và việc mua bán điện với các nước láng giềng để đáp ứng điện từng khu vực và cho cả hệ thống. Cơ cấu nguồn điện phải tính toán cho phù hợp với tình hình thực tế để chủ động cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và sinh hoạt của nhân dân giữa mùa mưa và mùa khô, giữa cao điểm và thấp điểm đạt hiệu quả cao. Đối với việc nghiên cứu các dự án thuỷ điện trong tương lai, các đơn vị khảo sát, thiết kế phải tính toán hết sức chặt chẽ và tiết kiệm, tính hiệu quả phải xét cả yếu tố môi trường, sinh thái và quy hoạch, xây dựng khu tái định cư. 1.2. Quan điểm phát triển lưới điện Chiến lược phát triển lưới điện chuyên tải được lập trên cơ sở chiến lược phát triển nguồn điện, các dự án quy hoạch và phát triển mạng lưới tỉnh, thành phố và quy hoach phát triển khu công nghiệp tập trung của nhà nước nhằm các mục tiêu sau: Một là, phát triển mạng lưới điện 220 - 500 KV nhằm nâng cao khả năng truyền tải và độ tin cậy trong cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng và đảm bảo huy động thuận lợi của nhà máy điện trong hai chế độ vận hành khác biệt vào mùa khô và mùa mưa. Hai là, phát triển đi đôi với nâng cấp và hoàn thiện lưới điện 110 KV ở các khu vực nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo lưới điện trung áp với nhiều cấp điện áp hiện nay sang 22 KV, đồng thời đáp ứng nhu cầu điện khí hoá nông thôn, bởi vì trong sự nghiệp phát triển nông thôn mới ở Việt Nam thì năng lượng là một nhu cầu cơ bản, đặc biệt là vấn đề điện khí hoá có ý nghĩa rất quan trọng, đem lại nhiều lợi ích lâu dài như nâng cao dân trí, trình độ văn hoá và giáo dục, tạo ra sự tập trung dân cư và định cư của các bộ tộc ít người ở miền núi, góp phần làm giảm bớt sự gia tăng dân số. Ba là, đảm bảo dự phòng và tính linh hoạt vận hành cao đối với các khu vực kinh tế lớn như Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu và Đà Nẵng - Dung Quất. 1.3. Sử dụng các nguồn năng lượng mới Việt Nam chưa sử dụng được triệt để các nguồn tài nguyên năng lượng cơ bản của mình phục vụ người dân. Các nguồn năng lượng mới như: thuỷ điện nhỏ, năng lượng địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Thuỷ điện: Tiềm năng thuỷ điện của Việt Nam được ước tính khoảng 10.000 MW, với 7.000 MW ở phía Bắc. Với những biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội đầy đủ, thuỷ điện sẽ cung cấp một nguồn năng lượng tái tạo dài hạn và có giá trị. Như trên đã nói, ở nước ta hiện nay có 2.200 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên và hàng vạn km sông, suối nhỏ. Nếu khai thác tốt, chúng ta có thể khai thác hàng năm hơn 80 tỷ KWh. Nhờ khai thác các nguồn thuỷ năng sẵn có mà ở nhiều địa phương trong cả nước, nhất là ở những nơi gặp khó khăn không có khả năng đưa điện lưới quốc gia đến được, bà con các dân tộc địa phương vẫn có điện với giá thành thấp để đẩy mạnh sản xuất và nâng cao đời sống văn hoá và tinh thần. Năng lượng địa nhiệt: Nghiên cứu về tiềm năng và khả năng khai thác các nguồn năng lượng sơ cấp trong quy hoạch năng lượng dài hạn đến năm 2020, ta có thể thấy: Nguồn địa nhiệt với tổng công suất khoảng 200 - 400 MW. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió: khai thác ở mức tối đa có thể. Do giá thiết bị của các loại nguồn này đắt nên chỉ khi nào giá thành đầu tư dưới 10 triệu đồng/hộ dân thì mới nên sử dụng nguồn năng lượng mới và tái tạo này. 2. Các mục tiêu phát triển 2.1.Mục tiêu về sản xuất điện: Việt Nam may mắn có tiềm năng to lớn về cho phát điện là thuỷ điện, khí và than. Nguồn điện chạy than cần được phát triển ở miền Bắc và nguồn điện chạy khí ở miền Nam, còn thuỷ điện có thể phát triển cả ba miền. Đường dây tải điện 500 KV tạo cho hệ thống tính ổn định và truyền dẫn điện giữa miền Bắc và miền Nam trong giờ cao điểm, nhưng công suất của đường dây hiện có là tương đối nhỏ so với quy mô trong tương lai của hệ thống. Việc tăng công suất của đường dây này không chắc có tính kinh tế nếu như chỉ nhằm vào mục đích truyền tải điện không thôi. Chi phí truyền tải lượng điện năng đó khá cao. Như vậy, công suất phát điện ở miền Bắc và miền Nam cần được đặt kế hoạch sao cho gần cân đối với nhu cầu được dự kiến sau khi thuỷ điện đã đáp ứng tỷ lệ phát triển của mình. Các nhà máy tua-bin khí chu trình hỗn hợp có công suất đầu tư thấp nhất, thế nhưng vẫn cần phải có một số nhà máy chạy than ở miền Bắc. Một khi được xây dựng, các nhà máy điện chạy than này chắc sẽ hạ thấp được chi phí vận hành hơn là nhà máy điện tua-bin khí chu trình hỗn hợp. Hệ số phụ tải của các nhà máy điện chạy khí mới vào nhiều thời điểm còn thấp, một phần do biến động về nhu cầu theo mùa và một phần do thiếu vốn đầu tư. Để đạt được hệ số phụ tải đủ cao để đầu tư nhà máy có hiệu quả kinh tế, việc quyết định đầu tư cần căn cứ chủ yếu vào mức tăng trưởng nhu cầu chứ không nhằm vào việc đạt cho được tỷ lệ phát điện bằng khí hay nhiệt điện cao trong tổng sản lượng điện. Với giá khí và giá than dự báo ở Việt Nam, xây dựng các nhà máy tua-bin khí chu trình hỗn hợp ở miền Nam sẽ tốt hơn là xây dựng các nhà máy điện chạy than ở miền Bắc. Chi phí phát điện của hai loại nhà máy này là như nhau, và nếu giá khí tăng đáng kể thì sẽ phải xem xét lại việc kết hợp các nhà máy có chi phí thấp nhất. Khí từ đường ống mới cần đưa vào trước năm 2000 để phát điện. Nếu chậm đưa vào vận hành đường ống mới này thì cần đẩy tiến độ đầu tư một vài nhà máy điện chạy than. Nếu không thì phải phát điện bằng diesel mà nếu chậm có khí một năm sẽ bị tổn thất khoảng 70-40 triệu USD do phải dùng dầu diesel thay cho khí. 2.2. Mục tiêu về cung cấp điện: tăng công suất đường dây truyền tải điện Bắc Nam: Toàn bộ công suất của đường dây này chắc chắn chỉ được sử dụng theo mùa và vào giai đoạn cao điểm, còn công suất chung của đường dây sẽ đủ để truyền tải lượng điện theo dự báo ở điều kiện vận hành bình thường. Nếu nhà máy thuỷ điện Sơn La được xây dựng và hoạt động vào năm 2012 thì miền Bắc sẽ có dư công suất trong khoảng 5 năm. Miền Trung sẽ nhanh chóng ngày càng thiếu điện. Công suất của đường dây tải điện hiện có sẽ khá là nhỏ so với hệ thống điện của miền Bắc và miền Nam, khi mà mỗi nơi đó sẽ đạt công suất phát 10.000 MW vào năm 2010. Do đó cần xây dựng thêm đường dây tải điện mới mặc dù như vậy sẽ rất tốn kém. Việc tăng gấp đôi công suất của đường dây tải điện sẽ tốn khoảng 500 triệu USD. Vận hành đủ công suất và dẫn điện theo một hướng suốt năm, công suất bổ sung thêm đó sẽ vận chuyển tối đa 4 tỷ KWh/năm. Chi phí này là quá cao so với số chi phí tiết kiệm được từ việc thay thế nhà máy điện chạy khí chu trình hỗn hợp ở miền Nam bằng nhà máy chạy tua-bin hơi chạy than ở miền Bắc hay ngược lại. Tuy nhiên, việc đầu tư thêm đường dây cần tính đến tất cả các lợi ích có thể, trong đó có việc tăng độ tin cậy cho toàn hệ thống. Cách thức kinh tế nhất để đạt được độ tin cậy của hệ thống có thể cần phải gia cố một phần hoặc toàn bộ chiều dài đường dây này. 2.3. Mục tiêu xuất khẩu điện: vấn đề mua bán điện trong khu vực: Việc mua bán điện trên quy mô toàn khu vực có thể mạng lại lợi ích kinh tế và môi trường cho các nước trong tiểu vùng Mê Kông (bao gồm Campuchia, Lào, Việt Nam, Myanma và Thái Lan). Thị trường điện trong khu vực có thể sẽ đẩy mạnh hơn sự hợp tác kinh tế và tạo nên một cách tiếp cận bình đẳng tới các nguồn năng lượng rẻ hơn, có thể tiết kiệm được khoảng 9,7-13,7 tỷ USD vốn đầu tư trong thời gian từ năm 2000 -2020. Cản trở chính đối với việc mua bán điện là phải phối hợp vô số các công việc về tài chính, thương mại, kỹ thuật, chính sách, tổ chức. Ngân hàng Thế giới đang hỗ trợ xây dựng một chiến lược mua bán điện cho tiểu vùng Mê Kông, tập trung vào sự cần thiết phải được sự nhất trí giữa các nước. Có thể đưa ra đây một ví dụ: Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào, có tiềm năng kỹ thuật xuất khẩu một số lượng lớn điện cho Việt Nam, còn Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm về khả năng này nhưng chưa xem xét chi tiết. Miền Trung Việt Nam sẽ lâm vào tình trạng thiếu điện vào năm 2010, do đó cần tiếp tục xem xét việc nhập khẩu điện từ Lào. Giải pháp này cũng cần được đối chiếu với các khả năng lựa chọn khác: Dẫn điện từ Bắc vào hoặc từ miền Nam ra, hoặc xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy than ở miền Trung. 3. Định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu 3.1. Định hướng phát triển nguồn điện @ Dự báo khả năng khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp trong nước: Nghiên cứu về tiềm năng và khả năng khai thác các nguồn năng lượng sơ cấp trong quy hoạch năng lượng dài hạn đến năm 2020, ta thấy: Than đá: 15-20 triệu tấn /năm. Trong đó khoảng 6-8 triệu tấn dành cho sản xuất điện . Dầu thô: 25-30 triệu tấn/năm. Khí đốt: 15-20 tỷ m3/năm, trong đó khoảng 12 tỷ m3 cho sản xuất điện. Thuỷ điện: 50-60 tỷ KWh/năm. Nguồn năng lượng mới và tái tạo: Nguồn địa nhiệt với tổng công suất khoảng 200-400 MW. Nguồn điện sử dụng sinh khối khoảng 300 MW. Gỗ củi và phụ phẩm nông nghiệp khoảng 50 triệu tấn/năm. b. Cân bằng năng lượng nhiên liệu: Cân bằng năng lượng tổng thể được tính toán theo quy hoạch tuyến tính hoặc là được tính trên các chương trình phi tuyến trên cơ sở cạnh tranh thị trường; Chương trình tối ưu phát triển nguồn điện được tính toán trên mô hình WASP-III. Kết quả trên các chương trình được bổ sung cho nhau để tìm lời giải tốt nhất. Dưới đây là bảng cân đối các dạng năng lượng sơ cấp giai đoạn 1995-2010. Bảng : Cân đối năng lượng sơ cấp theo kịch bản cơ sở Dạng năng lượng 1995 2000 2005 2010 Nhu cầu năng lượng sơ cấp Đ/v t.nhiên KTOE Đ/v t.nhiên KTOE Đ/v t.nhiên KTOE Đ/v t.nhiên KTOE 10.932 17.191 24.635 36.208 Cung cấp nội địa 13.357 28.725 33.883 43.136 Trong đó: - Than - SP dầu thô - Khí đốt - Thuỷ điện - Điện địa nhiệt 4,7 Tr.tấn 7,6 Tr.tấn 186 Tr.m3 10,6 TWh 0 2.641 7.652 167 2.898 - 7,5 Tr.tấn 16 Tr.tấn 1,2 Tỷ m3 13,9 TWh 0 4.208 16.288 1.080 3.949 10 Tr.tấn 20 Tr.tấn 4,5 tỷ m3 17,9 TWh 0,2 TWh 5.263 20.360 4.079 3.774 43 15 Tr.tấn 23 Tr.tấn 6,7 Tỷ m3 25,1 TWh 0,29 TWh 8.334 23.414 6.024 5.304 61 Thừa (+); thiếu (-) +2.425 +8.334 +9.249 +6.928 Nguồn: Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 Nhiệt điện trung bình của than: 5.500 Kcal/kg; Nhiệt điện trung bình của khí khô: trên 9.000 Kcal/kg; Đơn vị chuyển đổi nhiệt lượng: 1KTOE ~ 10.000 Kcal; 1KWh ~ 860 Kcal. Như chúng ta được biết, nước ta nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều, được đánh giá là quốc gia giàu tiềm năng thuỷ điện. Nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên đó, từ lâu các ngành, các cấp ở nước ta đã ưu tiên quy hoạch phát triển các công trình nguồn điện. Về thuỷ điện: Nhà máy thuỷ điện Sơn La là nhà máy lớn nhất đang được xem xét. Thuỷ điện Sơn La xây dựng càng sớm càng có hiệu quả kinh tế. Ngoài dự án thuỷ điện Sơn La sẽ đưa vào vận hành năm 2012-2015 và một số dự án thuỷ điện khác đã đưa vào kế hoạch xây dựng năm 2001-2005, cần phát triển các dự án thuỷ điện kết hợp thuỷ lợi, đặc biệt ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Các dự án này còn có tác dụng phòng chống lũ lụt, giao thông, nông nghiệp, cải thiện môi trường và nâng cao đời sống dân sinh trong khu vực. Trong giai đoạn 2001-2010 sẽ nghiên cứu phát triển dự án thuỷ điện tích năng. - Về nhiệt điện: phát triển các nhà máy điện chạy than theo khả năng sản xuất than trong nước và hiệu quả kinh tế của từng nhà máy cụ thể; đồng thời ưu tiên phát triển các nhà máy điện chạy khí để sử dụng khí của đường ống khí Nam Côn Sơn và Tây Nam Bộ. 3..2. Định hướng phát triển lưới điện truyền tải và phân phối Đồng bộ với việc xây dựng các nhà máy điện sẽ tiếp tục đẩy mạnh việ phát triển hệ thống lưới điện 500-220KV nhằm đảm bảo chuyên tải công suất một cách an toàn tin cậy từ nguồn phát đến các trung tâm tiêu thụ điện. Lưới điện 110 KV cũng sẽ được phát triển tương xứng và dần dần trở thành hệ thống lưới điện phân phối tại các khu vực. Đối với điện trung áp sẽ có kế hoạch từng bước chuyển dần từ hệ thống với nhiều cấp điện áp (6, 10, 15, 22 và 35 KV) như hiện nay sang hệ thống một cấp điện áp 22 KV ở các khu vực thành thị, đồng bằng, trung du và cấp điện áp 35 KV ở miền núi. Phát triển lưới điện phải tuân thủ quy hoạch đảm bảo hợp lý đồng bộ giữa các cấp điện áp, đảm bảo vận hành an toàn tin cậy đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và chất lượng điện năng, giảm tổn thất điện năng từ 16% hiện nay xuống còn 10% vào năm 2010. Các khu vực biên giới, hải đảo vùng sâu vùng xa, nơi mà lưới điện quốc gia không vươn tới được sẽ được nghiên cứu cung cấp điện bằng các trạm thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ, các cụm diesel cỡ nhỏ, hoặc máy phát điện gió. Khối lượng lưới điện chuyên tải và phân phối dự kiến phát triển tại Việt Nam trong từng giai đoạn đến năm 2010 như sau: Dự kiến khối lượng xây dựng lưới điện giai đoạn 1999-2010: Danh mục Đơn vị 1999-2005 2006-2010 I. Lưới chuyên tải 1. Đường dây a. 500 KV b. 220 KV c.110 KV 2.Trạm biến áp a. 500 KV b. 220 KV c. 110 KV II. Lưới phân phối 1. Đường dây trung thế 2. Trạm phân phối 3. Đường dây hạ thế Km Km Km MVA MVA MVA Km MVA Km 9.055 831 4.030 4.194 33.988 3.450 13.051 17.487 42.632 62.010 38.756 17.248 2.250 6.382 8.616 202.660 175.534 12.765 14.361 43.348 49.317 48.617 Điện lực là ngành công nghiệp kỹ thuật cao, hiện nay hầu hết các thiết bị kỹ thuật đều phải nhập khẩu bằng ngoại tệ với giá đắt, tốn kém đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, trong giai đoạn tới cần có kế hoach nghiên cứu đầu tư phát triển nguành cơ khí năng lượng, mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá từng bước các cơ sở sản xuất và sữa chữa các thiết bị điện hiện có, nhập các công nghệ mới hiện đại để đẩy mạnh sản xuất trong nước. 3.3. Kế hoạch phát triển lưới điện nông thôn Việt Nam giai đoạn đến năm 2010: Bảng: Hiện trạng và dự kiến cấp điện năm 2010 Đơn vị: triệu hộ Tổng số hộ năm 2000 Số hộ có điện năm 2000 Tỷ lệ % Tổng số hộ năm 2010 Số hộ có điện năm 2010 Tỷ lệ % Miền Bắc 6,80 5,45 80 8,04 7,48 93 Miền Nam 2,09 1,35 65 2,48 2,18 88 Miền Trung 3,95 2,15 54 4,67 4,06 87 Tổng cộng 12,84 8,95 69,7 15,19 13,72 90 Nguồn: Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam 2001 - 2010 * Nội dung kế hoạch Xây dựng mới lưới điện 110 KV và lưới phân phối để cấp điện cho khoảng 700-800 xã không có khả năng được cấp điện từ lưới hiện có . Mở rộng lưới điện để cung cấp cho 1500- 1600 xã nằm trong vùng lưới điện còn khả năng cung cấp. Đối với các xã đã nối với lưới điện quốc gia, cần mở rộng lưới điện để tăng số hộ nối điện ở các xã này. Vốn đầu tư cho phát triển điện nông thôn Kế hoạch đầu tư cho phát triển điện nông thôn theo các giai đoạn cho 10 năm tới được trình bày trong bảng sau: Bảng: Kế hoạch đầu tư cho phát triển điện nông thôn Việt Nam Đơn vị: Triệu USD Hạng mục Vốn đầu tư 2000 2001 2002 2003 2004 2005-2010 Cải tạo các xã đã có điện 1003 86 186 186 186 186 173 Đưa điện về xã từ điện lưới 1218 33 152 139 139 139 616 Các xã cấp điện nguồn độc lập 40 4 4 4 4 4 20 Tổng vốn đầu tư 2261 123 342 329 329 329 809 (Nguồn: Vụ tổng hợp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Theo bảng trên, ta thấy: tổng vốn đầu tư bao gồm 2.261 triệu USD cho 10 năm với 1.452 triệu USD cho 5 năm đầu và 809 triệu USD cho 5 năm tiếp theo. Theo kế hoạch này, còn khoảng 400-450 xã không có điện lưới điện quốc gia. Đối với các xã này, sẽ sử dụng hệ thống nguồn cấp điện độc lập như các nguồn thuỷ điện nhỏ phối hợp với năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió. Giá điện bán buôn và bán lẻ Giá trần hiện hành hiện nay đã quy định ở mức 700đ/KWh. Giá trần bán lẻ được điều chỉnh để duy trì tình trạng tài chính ở mức có thể chấp nhận được. Đối với giá điện bán buôn và bán lẻ, có thể đưa ra một số kiến nghị sau: Thứ nhất, giá điện bán lẻ trung bình cần phải đưa lên mức chi phí cận biên dài hạn ước tính là 8cents/KWh và đảm bảo tỷ lệ tự có cho đầu tư là 30% như Chính phủ đã cam kết với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu á. Để đạt được những mức này, Chính phủ phải xem xét thay đổi các biểu giá điện sinh hoạt và tăng giá ở những bậc thang cao. Giá điện công nghiệp cần phải được sửa đổi. Thứ hai, cần phải hợp lý hoá giá điện bán buôn để khuyến khích hiệu quả của các công ty phân phối. 3.4. Định hướng xuất nhập khẩu điện: Hiện nay, trong khu vực có một số công trình liên kết hệ thống điện đã đưa vào vận hành và trong giai đoạn nghiên cứu bao gồm: Theo các hiệp định đã ký năm 1993 và 1996 giữa hai Chính phủ Thái Lan và Lào, phía Thái Lan đã đồng ý mua điện của Lào tới quy mô công suất 3000 MW đến năm 2006. Năm 1997, các Chính phủ Thái Lan và Myanma cũng đã ký biên bản về việc Thái Lan sẽ nhập khẩu điện năng từ các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện khí của Myanma tới quy mô công suất 1.500 MW đến năm 2010. Năm 1998, Việt Nam và Lào cũng đã ký hiệp định về việc Việt Nam sẽ mua điện của Lào với quy mô công suất 2.000 MW đến năm 2010. Hiện đã có một số đường dây trung áp 35 KV cung cấp điện từ Việt Nam sang một số vùng gần biên giới của Lào. Giữa Campuchia và Việt Nam đã có thoả thuận ở cấp Chính phủ về việc Việt Nam bán điện cho Campuchia trong những năm tới. Định hướng liên kết điện giữa Việt Nam với các nước trong khu vực: Liên kết lưới điện với Lào: Hiện tại, Chính phủ Lào đang hoạch định một trong những chính sách quan trọng cho phát triển kinh tế là ưu tiên phát triển tiềm năng thủy điện của đất nước để cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang các nước láng giềng. Thị trường xuất khẩu điện năng được xác định qua các bản ghi nhớ với Chính phủ Thái Lan và Việt Nam, trong đó xuất khẩu sang Thái Lan khoảng 3.000 MW vào năm 2006 và sang Việt Nam khoảng 2.000 MW vào năm 2010. Chương trình phát triển nguồn điện của Lào phụ thuộc vào quy mô xuất khẩu điện năng sang Thái Lan và Việt Nam. Liên kết lưới điện với Cam puchia và Vân Nam-Trung Quốc: Việc liên kết này sẽ được triển khai theo hai giai đoạn: Giai đoạn từ sau năm 2000 đến năm 2010: Việt Nam sẽ cấp điện cho Campuchia với quy mô 150-200 MW qua lưới điện 220KV từ đồng bằng sông Cửu Long qua Châu Đốc đi Takeo-Phnômpênh; và với quy mô nhỏ qua lưới trung áp ở các địa phương gần biên giới hai nước. Trong tương lai sau năm 2010, khi Campuchia xây dựng các công trình thuỷ điện lớn và tham gia vào thị trường điện khu vực, Việt Nam có thể sẽ nhập khẩu điện từ thị trường này qua hệ thống tải điện 500 KV từ phía Campuchia đến hệ thống điện miền Nam Việt Nam. Hiệu quả kinh tế-xã hội và tác động môi trường của việc liên kết lưới điện: Đối với Việt Nam, việc liên kết lưới điện với khu vực, đặc biệt là lưới điện các nước thuộc lưu vực sông Mêkông sẽ đem lại lợi ích trước hết là giảm được gánh nặng về vốn đầu tư xây dựng nguồn mới. Mặt khác, do lưu lượng nước theo mùa của khu vực của khu vực các nước vùng thượng lưu sông Mê Kông tương đối đều hơn, nên ta có thể nhập khẩu thuỷ điện ngay cả mùa khô. Và do hệ thống liên kết được nối với các quốc gia có tỷ trọng nhiệt điện lớn như Thái Lan, nên nước ta có thể xuất khẩu thuỷ điện cho Thái Lan, tăng hiệu quả của thuỷ điện nội địa. Về mặt tác động môi truờng, theo đánh giá sơ bộ vào thời điểm năm 2020, việc xuất hiện các đường dây liên hệ giữa hệ thống điện các nước trong khu vực sẽ giảm lượng phát tải từ các nhà máy điện vào môi trường khoảng 15á20% so với trường hợp không có liên kết hệ thống. Như vậy, việc nhập khẩu điện sẽ làm giảm công suất nhiệt điện than xây dựng mới, dãn đến giảm phát các chất gây ô nhiễm môi trường. Bằng việc trao đổi điện với các nước láng giềng, lưới điện nước ta sẽ được liên kết với lưới điện các nước thuộc tiểu vùng Mê Kông nói riêng và các nước Đông Nam á nói chung. Khi đó, việc vận hành hệ thống điện sẽ được an toàn, tin cậy, linh hoạt và hiệu quả hơn. Thông qua lưới điện liên kết có thể nhập khẩu khi nguồn cung cấp không đáp ứng nhu cầu và xuất khẩu khi cung vuợt cầu. 3.5. Định hướng về bảo vệ môi trường Ngày nay, vấn đề môi trường đã trở thành một mối quan tâm lớn của mọi quốc gia, nhất là ở các nước đang phát triển. Một trong ba tiêu chuẩn về tính bền vững của sự phát triển, đó là đảm bảo an toàn về môi trường. Trong việc phát triển điện, cần phải quan tâm đến một số vấn đề sau: 3.5.1. Vấn đề môi trường trong phát triển nguồn điện. Các dự án thuỷ điện đòi hỏi phải đuợc lập kế hoạch cẩn thận, bởi vì các dự án đó được coi là tiềm năng điện lực quan trọng của Việt Nam. Dự án Sơn La (đang trình Chính phủ duyệt) nằm cách Hoà Bình khoảng 200km về phía thượng nguồn, sẽ tăng thêm 3.600 MW công suất phát của các nguồn thuỷ điện. Ngoài ra, thuỷ điện Yali ở miền trung đang được xây dựng sẽ cung cấp khoảng 720 MW điện cho khu vực có tầm quan trọng chiến lược này. Hai dự án trên đều có lợi cho môi truờng cũng như đòi hỏi phải có các chi phí môi trường cần thiết. Việc sơ bộ đánh giá tác động môi trường đã cho phép ước tính các chi phí tăng thêm trong xây dựng dự án. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thực hiện được một nghiên cứu tổng thể nào về hiệu quả do các chi phí này đem lại. ích lợi tiềm năng cho khu vực hạ nguồn do việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện đem lại được thể hiện rõ qua các số liệu được thu thập không thường xuyên hiện có. Tất cả các đập thuỷ điện đều làm tăng dòng chảy xuôi của nước vào mùa khô và giảm vào mùa mưa. Một số ích lợi khác cũng được thể hiện như giảm thiệt hại mùa màng, đất đai, hạ tầng cơ sở tăng lên và chất lượng nước uống được cải thiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà máy thuỷ điện Trị An ở phía Nam. Tái định cư chiếm phần lớn kinh phí môi trường trong các dự án thuỷ điện. Các chương trình tái định cư thời gian qua đã không được thực hiện tốt và các chương trình tái định cư hiện nay lại không có đủ vốn để cung cấp đất và hạ tầng cơ sở cần thiết, buộc các gia đình bị di chuyển phải phát nương làm rẫy. Ngân sách phân bổ là 500USD cho mỗi hộ gia đình, nhưng trên thực tế, số tiền cần thiết cho tái định cư và ổn định cuộc sống phải là 1.000USD một đầu người. Chi phí môi trường thứ hai, tuy không liên quan nhiều tới tác động môi trường trong các dự án thuỷ điện nhưng lại liên quan đến sự xuống cấp về môi trường ở thượng nguồn, ảnh hưởng tới sự bền vững của các dự án. cụ thể là, vấn đề bồi lắng sẽ trở nên nghiêm trọng nếu thảm thực vật ở các lưu vực thượng nguồn không được duy trì. Các nhà máy nhiệt điện cần kiểm soát chất thải tốt hơn: Các vấn đề môi trường lớn nảy sinh ở các nhà máy nhiệt điện là vấn đề xử lý nước và muội khói, ô-xit ni-tơ và chất thải chứa lưu huỳnh. Đối với Việt Nam, việc hạn chế muội khói thải ra từ các thiết bị chạy than cần ưu tiên hàng đầu. Chất thải chứa ô-xit ni-tơ và lưu huỳnh hiện chưa phải là vấn đề trầm trọng. Nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp được sử dụng hầu hết ở các nhà máy nhiệt điện, và do các nguồn ô-xit ni-tơ ít hay quá phân tán nên không ảnh hưởng tới tầng ô-zôn mặt đất. Song thực tế này có thể thay đổi ở các vùng đô thị và các vùng công nghiệp nặng. Ngay cả các nhà máy dùng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, mật độ chất thải cũng có thể vượt quá giới hạn cho phép nếu không tiếp tục có những biện pháp kiểm soát. Do vậy, một số nhà máy đã dành một phần kinh phí nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn. Đầu tư cần thiết cho môi trường bao gồm công nghệ xử lý nước và muội khói, ô-xit ni-tơ và chất thải chứa lưu huỳnh. Các giả định cho việc lập kế hoạch phụ thuộc vào đặc điểm của từng nhà máy và từng vùng. Tất cả các nhà máy mới dùng than sẽ phải thực hiện xử lý nước và kiểm soát muội khói; các thiết bị lớn sẽ phải giảm chất thải chứa ô-xit ni-tơ. Theo tính toán, vốn đầu tư sẽ khoảng 216 triệu USD cho kịch bản cơ sở và 480 triệu USD cho kịch bản tăng trưởng cao, kế hoạch bảo vệ môi trường cần tới 333 triệu USD theo kịch bản cơ sở và tới 740 triệu USD theo kịch bản taưng trưởng cao. Chiến lược bảo vệ môi trường trong phát triển điện lực: Việc đề xuất các chính sách và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong phát triển điện lực cần dựa trên một tiếp cận tổng thể, một mặt coi việc bảo vệ môi trường là một ưu tiên, song mặt kháccác chính sách và biện pháp được đè xuất cần phải hợp lý về mặt kinh tế tài chính và cần được đặt trong xem xét tổng thể ba dạng tác động môi trường: tại chỗ, khu vực và toàn cầu. Cần thiết hoàn thiện thể chế quản lý môi trường về các mặt: luật pháp, hệ thông các tiêu chuẩn môi trường; chức năng của các cơ quan giám sát, cơ quan chuyên ngành và các đơn vị thực hiện; và sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan quản lý nhà nước với ngành điện lực. Cần thực hiện các đánh giá tác động môi trường ngay từ bây giờ một cách đồng bộ, nhất là môi trường khu vực tại các nhà máy điện để bổ sung các tiêu chuẩn pháp định về môi trường . 4. Kế hoạch vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư cho ngành điện đến năm 2010 ứng với phụ tải cơ sở là 220.918 tỷ đồng. Trung bình mõi năm cần một lượng vốn đầu tư 22.000 tỷ đồng ( khoảng 1,57 tỷ USD ). Vốn đầu tư vào nguồn điện được xác định theo chương trình đầu tư nguồn điện ở phương án phụ tải cơ sở cho đến năm 2010 là 131.755 tỷ đồng, tương đương với 9,4 tỷ USD, chiếm 60% tổng vốn đầu tư cho ngành điện. Như vậy trung bình mỗi năm phải đầu tư 13.000 tỷ đồng, tương đương với 928 triệu USD. Vốn đầu tư vào lưới điện chuyên tải và phân phối cho giai đoạn này là 89.163 tỷ đồng, tương đương 6,4 tỷ USD, chiếm 40% tổng đầu tư cho toàn ngành. Như vậy , trung bình mỗi năm cần 8.900 tỷ đồng, tương đương với 637 triệu USD Tổng vốn đầu tư theo từng loại cho từng giai đoạn cũng như cơ cấu đầu tư được đưa ra trong bảng tổng hợp. (Bảng: Dự kiến vốn đầu tư ngành điện giai đoạn 2000-2010) Đơn vị: Tỷ đồng TT Danh mục 2000-2005 2006-2010 2 000-2010 I 1 2 II 1 a b 2 a b 3 Nguồn điện Ngoại tệ Nội tệ Lưới điện Lưới chuyên tải Ngoại tệ Nội tệ Lưới phân phối Ngoại tệ Nội tệ Vốn cải tạo phân phối 69.212 50.481 18.731 47.406 15.784 12.832 2.952 28.587 9.084 19.503 3.035 62.543 39.527 23.016 41.757 15.310 12.030 3.280 24.279 5.720 18.559 2.168 31.755 90.008 41.747 89.163 31.094 24.862 6.232 52.866 14.804 38062 5.203 III Tổng 116.618 104.300 220.918 Đơn vị: USD TT Danh mục 2000-2005 2006-2010 2000-2010 I 1 2 II 1 a b 2 a b 3 Nguồn điện Ngoại tệ Nội tệ Lưới điện Lưới chuyên tải Ngoại tệ Nội tệ Lưới phân phối Ngoại tệ Nội tệ Vốn cải tạo phân phối 4944 3606 1338 3386 1127 917 210 2042 649 1393 217 4467 2823 1644 2983 1094 859 235 1734 409 1325 155 9411 6429 2982 6369 2221 1776 445 3776 1057 2719 372 III Tổng 8330 7450 15780 (Bảng: Cơ cấu vốn đầu tư ngành điện giai đoạn 2000-2010): Đơn vị: % TT Danh mục 2000-2005 2006-2010 2000-2010 I 1 2 II 1 2 3 Nguồn điện Ngoại tệ Nội tệ Lưới điện Lưới chuyên tải Lưới phân phối Vốn cải tạo phân phối 59 43 16 41 14 25 2 60 38 22 40 15 23 2 60 41 19 40 14 24 2 III Tổng 100.0 100.0 100.0 Nguồn: Tổng sơ đồ phát triển Điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 III. Một số giải pháp và kiến nghị 1. Giải pháp về huy động Vốn đầu tư: 1.1. Ước tính nhu cầu đầu tư: Theo các chỉ tiêu sản xuất và cung ứng đã được dự báo, nhu cầu vốn đầu tư ngành điện cho giai đoạn 2000-2010 cần khoảng 15.780 triệu USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện là 9.411 triệu USD (chiếm 60%) , lưới điện khoảng 6369 triệu USD (chiếm 40%), Bình quân, mỗi năm cần khoảng 1,5 tỷ USD. Riêng vốn đầu tư cho cải tạo và phát triển lưới điện nông thôn cũng như điện khí hoá trên bình diện toàn quốc, đảm bảo ổn định với chất lượng kỹ thuật, cũng cần có từ 2á3 tỷ USD. Với số vốn đầu tư như vậy thì cơ chế tự vay, tự trả đã là một thách thức lớn. Vì thế từ năm 1995, Nhà nước đã cho phép ngành điện đa dạng hoá các phương thức đầu tư, trong đó có xem xét đến khả năng đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) dưới dạng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao. Nhà nước cũng đã cho phép ngành điện được để lại phần khấu hao tài sản cố định, lãi sau thuế hàng năm để sử dụng tái đầu tư. 1.2. Đối tượng đầu tư: - Đầu tư vào nguồn điện. Theo kế hoạch năm 2001: Tổng vốn đầu tư là 16.295,000 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho nguồn điện là: 7.052,036 tỷ đồng, chiếm 43,27% tổng vốn đầu tư. - Đầu tư vào lưới điện. Theo kế hoạch năm 2001: đầu tư cho lưới truyền tải và phân phối là 5.646,054 tỷ đồng, chiếm 34,6% tổng vốn đầu tư. Trong đó: Lưới truyền tải là: 3.037,806 tỷ đồng Lưới phân phối là: 1.464,006 tỷ đồng - Các công trình chuẩn bị đầu tư là: 60.718 tỷ đồng - Các công trình khác là: 210.592 tỷ đồng Mục đích của việc đầu tư là đảm baỏ đ ủ điện để phát triển kinh tế xã hội 1.3. Nguồn đầu tư: Chúng ta cần quan tâm đến các nguồn vốn đầu tư sau: vốn Ngân sách, vốn vay tín dụng ưu đãi trong nước, vốn khấu hao cơ bản, vốn vay nước ngoài. Cho đến năm 2000, hầu như không có nguồn vốn Ngân sách cấp. Vì vậy phần vốn này đã phải bố trí vay tín dụng trong nước. Hiện nay, việc bố trí vay tín dụng trong nước là vô cùng khó khăn. Đối với phần vốn vay nước ngoài cũng gặp nhiều trở ngại. Theo kinh nghiệm nhiều năm, việc hoàn tất các thủ tục để có thể rút vốn thường rất phức tạp và tiến độ rút vốn còn chậm. Với nguồn vốn khấu hao cơ bản thì ngành điện cũng gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn 2000-2010, tốc độ đầu tư phát triển điện tăng cao, nhu cầu vốn đầu tư càng nhiều (Đầu tư chỉ riêng cho ngành điện cần tới 4,9á5%GDP), mà vốn khấu hao vẫn không cao, tỷ trọng vốn vay trong tổng đầu tư ngày càng tăng. Vì vậy, việc đạt được các chỉ tiêu về tỷ lệ tự đầu tư và tỷ lệ nguồn tự có trên các khoản thanh toán nợ là rất khó khăn. Theo kế hoạch,năm 2001, tổng vốn đâu tư xây dựng cho ngành điện là 16.295,0 tỷ đồng. Trong đó: - Vốn vay nước ngoài là: 5.941.491 triệu đồng, chiếm 36,46% tổng vốn đầu tư - Vốn trong nước là: 10.353.509 triệu đồng, chiếm 63,53% tổng vốn đầu tư. + Vốn khấu hao cơ bản là: 5.316.339 triệu đồng, chiếm 51,35% tổng vốn trong nước. + Vốn vay tín dụng là: 4.872.756 triệu đồng, chiếm 47% tổng vốn trong nước. + Nguồn vốn khác là: 46.076 triệu đồng, chiếm 0,44% tổng vốn trong nước. + Vốn còn năm 2000 chuyển sang là:118.338 triệu đồng, chiếm 1,14% tổng vốn trong nước. Xuất phát từ các nhận định trên, phương hướng và chủ trương mở rộng, huy động nguồn vốn để phát triển ngành điện nước ta cần có các biện pháp sau: Quán triệt quan điểm “vốn trong nước quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng”trong việc tạo lập vốn đầu tư phát triển ngành điện.Trong đó, vấn đề cốt lõi là phải xác định đúng giá thành sản xuất và giá bán điện để bảo đảm duy trì sản xuất bình thường, vừa đáp ứng được yêu cầu tích luỹ cho tái đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất, vay được vốn, vừa trả được nợ trong nước và nước ngoài. Về các nguồn vốn trong nước: Nhà nước cần cấp vốn Ngân sách để ngành điện thực hiện hoàn thành chương trình điện khí hóa nông thôn (khoảng 28.000 tỷ đồng trong giai đoạn 1996-2010). Cho phép phát hành trái phiếu đối với các công trình điện Nhu cầu vốn đầu tư cho lưới điện rất lớn: hơn 30.000 tỷ đồng cho lưới điện 110-220 KV, lưới trung, hạ áp gần 43.000 tỷ đồng, do đó cần phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo thiết bị điện. Nguồn phụ thu tiền điện ở các địa phương được dùng để cải tạo lưới điện các thành phố và phát triển điện nông thôn. Về các nguồn vốn vay nước ngoài: Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): theo hiệp định vay của Chính phủ Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu á (ADB), Chính phủ các nước. Nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế và các nước: chủ yếu dành cho công tác nghiên cứu, lập dự án đầu tư ứng dụng năng lượng ở nông thôn và miền núi. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần được tính toán kỹ, phù hợp với khả năng trả nợ, tập trung vốn cho các công trình có hiệu quả kinh tế cao, có tính đến thời hạn thực tế của việc đưa công trình vào khai thác. Dự kiến tổng số vốn vay là 158.000 tỷ đồng, trong đó, vay Ngân sách là 28.602 tỷ, vay nước ngoài là 90.778 tỷ và vay trong nước gần 39.502 tỷ đồng. Ngoài ra cũng nên mở rộng hình thức liên doanh liên kết với nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất vật tư, phụ tùng, thiết bị năng lượng. 2. Giải pháp về phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất điện năng: Nguồn nguyên liệu đầu vào có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước, các doanh nghiệp phải chủ động trong sản xuất kinh doanh, tự vay, tự trả.Do đóvới bất kỳ doanh nghiệp nào, mục tiêu quyết định của họ bao giờcũng là lợi nhuận. Với ngành điện Việt nam, nguồn nguyên liệu đầu vào được dùng để sản xuất điện bao gồm dầu, khí đồng hành và than Về dầu: Đến nay, xăng dầu là hàng hoá hoàn toàn nhập khẩu. Ngoài mục đích dùng cho sản xuất điện, xăng dầu cũng là loại nhiên liệu được dùng nhiều trong sản xuất và đời sống. Chính vì vậy, từ trước đến nay, xăng dầu được nhà nước quản lý việc nhập khẩu, cung ứng và định giá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. để thực hiện những thế mạnh về dầu, Việt nam cần phải có các khuyến khích về tài chính, chẳng hạn như các điều khoản tài chính của hợp đồng phân chia sản phẩm để khuyến khích thăm dò và khai thác dầu khí. Chính sách giá khí cũng cần phải rõ ràng và thích hợp. Về khí đồng hành: Nhìn chung, giá khí cho điện cần phải có sự can thiệp của Nhà nước trên cơ sở thương thảo về giá giữa 2 ngành điện và khí. Về than: Hiện nay, do cung lớn hơn cầu nhiều nên giá than thị trường đang ở mức thấp hơn chi phí sản xuất của ngành than. Nhà nước cần phải dùng biện pháp hạ giá để kích cầu, đồng thời phải sử dụng các biện pháp khác để giảm cung như quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý. Trong trường hợp cần thiết có thể thu hẹp sản xuất, từng bước cân đối cung - cầu. Ngành than cần có biện pháp dự báo cung cầu phù hợp để điều hành sản xuất, dẫn đến giá than phản ánh đúng chi phí sản xuất và tính đến chi phí môi trường của việc sản xuất và sử dụng than. 3.Giải pháp về giá điện: ở Việt Nam, điện là sản phẩm mang tính độc quyền, tổ chức sản xuất kinh doanh điện chủ yếu do Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam thực hiện, giá điện do Chính phủ quyết định ở mức giá chuẩn. Sử dụng hệ thống giá bán điện linh hoạt, bảo đảm sản xuất kinh doanh điện thực sự có lãi để ngành điện có tích luỹ, có thể tự trang trải mọi chi phí và tái đầu tư mở rộng sản xuất. Biểu giá điện hiện hành còn có một số nhược điểm như: Giá điện hiện hành còn là giá đơn, chưa có biểu giá hai thành phần (giá công suất và giá điện năng). Biểu giá còn đơn giản, chưa đa dạng để người tiêu dùng có thể chọn phạm vi sử dụng thích ứng với ché độ tiêu thụ. Mức giá chênh lệch giá giữa cao và thấp điểm còn có quá ít nên áp dụng chưa đạt hiệu quả cao. Có sự phân biệt giữa doanh nghiệp Việt Nam, người Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài. Trong thời gian tới, cần phải nhanh chóng cải tiến và hoàn thiện Biểu giá điện với giá điện hai thành phần và có sự điều chỉnh mức giá chênh lệch giữa cao điểm và thấp điểm nhằm khuyến khích sử dụng điện vào giờ thấp điểm. Giá điện bình quân chúng ta hiện nay đang áp dụng thấp hơn nhiều so với giá trị thực của nó, mặc dù giá bán điện là do Chính phủ quyết định (trên cơ sở Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam trình và các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, thẩm định). Xây dựng giá bán điện hợp lý sẽ góp phần xây dựng chiến lược phát triển ngành Điện. Để thực hiện được điều đó, cần thiết phải có sự phối hợp nhiều ngành, được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Nếu chúng ta thật sự muốn ngành điện có những bước phát triển vững chắc, tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển đồng thời có điều kiện thanh toán nợ nước ngoài sau 2005-2010 thì ngành điện cần phải cân đối giá điện sao cho phù hợp với giá trị đầu tư. Quả vậy, giá điện chính là nhân tố thúc đẩy sự phát triển ngành điện hiện tại và tương lai đúng với chức năng là đơn vị kinh doanh có lãi để hoàn thiện. 4. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ ngành điện Để vượt lên những thách thức đối với ngành điện, một yếu tố quan trọng là thiết bị công nghệ. Trình độ công nghệ hiện tại của ngành điện nước ta còn lạc hậu, các chỉ tiêu kinh tế đều cao hơn mức kế hoạch. Do vây, nhiệm vụ của công tác nghiên cứu khoa học công nghệ từ nay đến năm 2010 sẽ tập trung vào một số hướng sau: 4.1. Về nguồn điện Chú trọng áp dụng công nghệ tiên tiến như: áp dụng rộng rãi tua-bin khí chu trình hỗn hợp có nhiệt độ và áp lực cao, với công suất tổ máy ngày một tăng lên để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đối với các nhà máy thuỷ điện, cần nâng cao hiệu quả kinh tế vận hành của nhà máy đã có và sử dụng công nghệ tiên tiến vào việc xây lắp của nhà máy thuỷ điện mới. Đối với nhà máy thuỷ điện Sơn La có thể nâng công suất tổ máy để giảm chi phí đầu tư và chi phí vận hành. 4.2. Về lưới điện Xu thế chung trên thế giới và khu vực thường tập trung vào các mục tiêu: tăng độ dài và năng lực truyền tải, giảm tổn thất kỹ thuật bảo đảm ổn định và tin cậy trong truyền tải, phân phối điện. Để đạt được các mục tiêu đó, các giải pháp công nghệ có thể là: Thứ nhất, nâng cao cấp điện áp chuyên tải điện nhằm giảm thiểu tổn thất kỹ thuật, tăng độ dài và công suất truyền tải trên cơ sở các thành tựu đạt được của công nghệ vật liệu. Thứ hai, không ngừng nghiên cứu, cải tiến, thay thế các thiết bị lạc hậu, nghiên cứu các biện pháp tiết kiệm và bảo tồn năng lượng, giảm tổn thất điện năng. 4.3. Về môi trường Nghiên cứu đánh giá tác động của ác công trình điện đến môi trường và môi sinh như hồ chứa của các nhà máy thuỷ điện, nghiên cứu đánh giá ô nhiễm môi trường của các nhà máy điện, tua-bin khí. 4.4. Về việc phát triển khoa học công nghệ phân phối và kinh doanh Quy hoạch phát triển trung và dài hạn lưới điện phân phối cho các tỉnh, thành phố, vùng và khu vực trên cơ sở cấp điện áp chuẩn và hệ thống các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, các quy phạm được ban hành và áp dụng thống nhất. Tin học hoá, tự động hoá các khâu quản lý vận hành, kinh doanh bán điện. Xây dựng và ban hành chính sách giá điện để nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị, hiệu quả sử dụng năng lượng và thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và phát triển lưới phân phối. Nghiên cứu bảo toàn, tiết kiệm năng lượng điện, giảm tổn thất điện năng. 5. Về tổ chức quản lý Cần tiến hành xây dựng một hệ thống tổ chức quản lý ngành điện hợp lý với việc mở cửa thị trường điện và đa dạng hoá sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động điện lực. Tiến hành cổ phần hoá một số công trình nguồn điện và lưới điện phân phối, trong đó Tổng công ty Điện lực Việt Nam là một tập đoàn kinh tế mạnh, tự chủ về tài chính, giữ vai trò chủ đạo, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao. Đào tạo bổ sung và bồi dưỡng nâng cấp nguồn nhân lực cho hoạt động điện lực nhằm bảo đảm có một đội ngũ cán bộ, công nhân có tay nghề cao, chất lượng tôt, đủ sức thực hiện được các công việc từ quy hoạch, thiết kế, xây lắp, quản lý vận hành và chế tạo, sữa chữa thiết bị điện và quản lý kinh doanh điện. Xây dựng một hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách đồng bộ nhằm tạo môi trường pháp lý cho các hoạt động điện lực từ sản xuất, phân phối, mua bán điện đến tiêu thụ điện. Xây dựng một hệ thống khách hàng tiên tiến. 6. Một số kiến nghị Để đảm bảo thực hiện được kế hoạch định hướng phát triển điện lực Việt Nam đến năm 2010, ngoài các giải pháp cơ bản để thực hiện, còn liên quan đến nhiều chính sách phát triển khác như chính sách về quy hoạch phân vùng đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách lãi suất, chính sách thuế. Để đạt dược các mục tiêu đề ra, đề nghị Chính phủ cũng như các Bộ chức năng giải quyết một số vấn đề sau đây: 6.1. Về nguồn vốn Đề nghị Nhà nước cân đối nguồn vốn vay tín dụng, giúp ngành điện được vay sớm, đủ thực hiện tiến độ các công trình. Đối với các công trình vay vốn ODA, Nhà nước cần cân đối cho vay đủ vốn đối ứng từ đầu năm. Nhà nước cũng nên ưu tiên các nguồn vốn ODA và tài trợ của các tổ chức tín dụng quốc tế cho các công trình điện với lãi suất thấp. Chính phủ tiếp tục bảo lãnh việc vay vốn nước ngoài để phát triển ngành điện. 6.2. Về giá điện Đề nghị Nhà nước cải tiến cơ cấu biểu giá điện, đưa vào thực hiện các loại biểu giá có ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao hiệu quả sử dụng điện và tài nguyên đất nước như: Có giá theo mùa nhằm điều tiết sử dụng điện theo lãnh thổ và trang trải các chi phí khác có liên quan. Nhà nước cần xây dựng giá bán buôn của ngành điện để thu hút vốn đầu tư phát triển đối với khu vực tư nhân và thúc đẩy việc cải tạo phát triển lưới điện phân phối. Đề nghị Nhà nước nên quy định giá bán điện khác nhau cho các mục đích sử dụng, bảo đảm kinh doanh có lãi. 6.3. Vấn đề điện khí hóa Cần đẩy mạnh nghiên cứu triển khai các dạng năng lượng mới để cung cấp điện cho nông thôn. Trong tương lai, đây là hướng điện khí hoá nông thôn rẻ, có thể cạnh tranh với điện khí hoá bằng lưới điện quốc gia. Việc đầu tư phát triển điện nông thôn cần được tiếp tục triển khai theo phương châm: Nhà nước và nhân dân, Trung ương và địa phương cùng làm, trong đó đầu tư cho nguồn và lưới điện chuyên tải do ngành điện tự vay tự trả; cho lưới điện trung thế do Ngân sách Trung ương cấp; cho lưới điện hạ thế do Ngân sách địa phương cấp đối với các đường trục, còn nhân dân tự lo đối với các đường nhánh vào nhà. Kết luận Điện lực là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn-tất yếu phải đi trước một bước, vì đây là một ngành có vai trò đặc biệt quan trọng- một nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Điện lực Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu xuất sắc, góp phần quan trọng làm thay đổi đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi ngành điện phải nỗ lực phấn đấu vươn lên để đảm bảo không bị đói điện, ảnh hưởng tới sự phát triển của các ngành khác, nâng nức sử dụng điện bình quân đầu người lên ngang mức của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. ở nước ta, nhiệm vụ đặt ra là phải từng bước đảm bảo cung cấp năng lượng cho các ngành kinh tế xã hội phát triển, phục vụ công nghiệp hoá-hiện đại hoá. đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, phải cố gắng phấn đấu hoàn thành Tổng Sơ đồ phát triển điện giai đoạn V. Đây là nhiệm vụ cũng khá nặng nề. Do vậy, ngành rất cần sự quan tâm giúp đỡ của các cấp Đảng, Bộ và Nhà nước để nhanh chóng hoàn thành các công trình nguồn và lưới truyền tải nhằm phục vụ nhu cầu của sự phát triển. Trong chuyên đề thực tập này, qua phân tích thực trạng họat động của ngành đề ra định hướng phát triển ngành điện Việt Nam với những bước đi cụ thể và những giải pháp nhằm bảo đảm điện cho sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta giai đoạn 2001-2010. Trong thời gian thực tập ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được sự giúp đỡ tận tình của Lãnh đạo và chuyên viên của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân, đặc biệt sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Ngô Thắng Lợi. Em xin trân trọng cám ơn thầy giáo Ngô Thắng Lợi cũng như các cô, chú lãnh đạo và chuyên viên Vụ Tổng hợp KTQD - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34452.doc
Tài liệu liên quan