Đồng Sông Cửu Long nằm ở cực Nam của tổ quốc, có diện tích khá lớn chiếm 12%diên tích của cả nước, gồm có 12 tỉnh thành. Vùng được coi là vựa trái cây lớn nhất cả nước, vùng có nhiều trái cây đặc sản như sầu riêng, xoài, chôm chôm, măng cụt
Trong những năm gần đây Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có nhiều chuyển biến tích cực trong cơ cấu giống cây trồng. Việc chuyển đổi đã mang lại cho Đồng Bằng Sông Cửu Long một diện mạo mới. Ngành trồng cây ăn quả không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngành đã mang lại cho vùng giá trị sản xuất cao và dần phá đi sự độc canh cây lúa trong vùng. Ngành trồng cây ăn trái không chỉ mang lại cho người dân nguồn thu từ buôn bán trái cây mà nó còn mang lại môi trường sinh thái trong lành cho vùng tạo ra ngành du lịch sinh thái đang diễn ra rất phổ biến.
Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng cây ăn trái vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng, góp phần vào thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả vùng và của cả nước.
72 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng phát triển và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o, khác hẳn với vườn tạp trồng tuỳ tiện kém hiệu quả.
Người nông dân sẽ khó tiếp nhận khuyến cáo nào chỉ nhằm vào hoạt động sản xuất của họ mà không quan tâm đến những lợi ích hợp của vườn đa canh mà họ đang thực hiện. Khi đã xác định được cây ăn quả đặc sản chuyên canh ở vùng nào đó, phải kiên quyết khắc phục tình trạng giống kém, bị pha tạp. Chẳng hạn, bưởi là cây thụ phấn nhờ hạt phấn đực bên ngoài khoảng 30%, nếu để tình trạng vùng trồng bưởi Năm Roi lẫn với các giống bưởi khác sẽ khiến chất lượng trái bị xuống cấp, vốn không hạt thành có hạt. Điều này không chỉ thân thiện với môi trường, mà còn góp phần phát triển sản xuất bền vững và tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông hộ, giảm rủi ro.
Hệ sinh thái VAC trong phạm vi của các nông hộ bao gồm cây ăn quả chủ lực tuỳ theo vùng, như vú sữa, sầu riêng, bưởi, xoài, sơ ri…, dưới tán vườn có thể nuôi bò thịt, heo hướng nạc, gia cầm… Dưới ao thả các loại cá phù hợp với yêu cầu hàng hoá của vùng. Đây là mô hình sản xuất của Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay thì mô hình VAC là cách tiết thực nhất để giảm thiểu rủi ro cho người sản xuất. Cũng cần có những đề tài xây dựng vườn cây ăn quả mẫu đúc kết từ kinh nghiệm sản xuất trong nước, cũng như ở Thái Lan, Malaysia… để nhân rộng.
2.2.3 Cơ giới hoá nông nghiệp
Vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp đang được nghiên cứu phát triển một cách nghiêm túc, nghiên cứu công nghệ tiến bộ trong nước và từ nước ngoài, lựa chọn kỹ thuật phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và ưu thế của từng vùng. Việc bảo quản trái cây của vùng sau thu hoạch cũng là điều trăn trở, bức xúc của bà con nông dân, nguyên nhân là thiếu công nghệ bảo quản phù hợp, thiếu năng lượng, chi phí khá cao trong bảo quản lạnh. Hiện nay, trái cây của vùng chủ yếu là bán tươi, giá thành bấp bênh ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và đời sống của bà con nông dân, khả năng tích luỹ mua sắm máy móc, trang thiết bị là rất khó, chưa tạo ra sản phẩm có thương hiệu, tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn thấp
Việc sử dụng các sản phẩm sau thu hoạch như vỏ trấu, xác mía, dừa, vỏ quả dứa… trở thành điện năng tiêu thụ trong sản xuất và đời sống ở Đồng Bằng Sông Cửu Long còn rất hạn chế.
Cơ giới nông nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là công cụ quan trọng của nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Phát triển cơ giới hoá nông nghiệp là thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật về phương thức sản xuất, là yếu tố chủ yếu để hiện đại hoá nền nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của nông nghiệp hàng hoá. Vấn đề là cần hình thành bước đi trong quá trình phát triển, xác định cơ sở vững chắc cho việc xây dựng đường lối, chính sách và quy hoạch đối với từng lĩnh vực cơ giới hoá phục vụ có hiệu quả.
Theo đánh giá của Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch về thực trạng sử dụng máy móc cơ điện ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thì vấn đề cơ giới hoá nông nghiệp chỉ có thể phát triển một cách đúng hướng, vững chắc và hiệu quả khi có đủ định hướng phát triển với đầy đủ cơ sở thực tiễn khoa học. Đó là kết quả nghiên cứu công nghệ tiến bộ trong nước và từ nước ngoài, lựa chọn kỹ thuật chuyển giao vào sản xuất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và ưu thế của từng vùng. Cần đặt mối liên hệ giữa thị trường và sản phẩm chế biến để các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư đổi mới nâng cao năng lực sản xuất.
Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam vừa đưa vào hoạt động Bệnh Viện Cây ăn quả Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sự ra đời của bệnh viện này với chức năng, nhiệm vụ như chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trông và chăm sóc cây ăn quả cho nông dân. Ngoài ra, còn tư vấn, phòng trị bệnh bảo vệ thực vật, thực hiện công tác an toàn thực phẩm đối với cây ăn quả.
Việc thành lập Bệnh Viện Cây ăn quả đã tạo sự phấn khởi với nhà vườn khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, giúp nông dân trồng cây ăn quả hiệu quả hơn, phòng trị kịp thời trong kỳ hội nhập quốc tế.
Phát triển cây ăn quả gắn với thế mạnh và điều kiện của từng địa phương, theo vùng chuyên canh.
Cần mạnh dạn loại bỏ những giống cây có chất lượng thấp bằng những giống có chất lượng hơn như: sầu riêng Ri6, monthong, các giống bưởi chua bằng giống bưởi 5 roi, bưởi da xanh…
Theo tài liệu nghiên cứu mới nhất của Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu thì diện tích cây ăn quả đồng bằng sông Cửu Long gần đây có tăng hơn, do hiệu quả cao hơn trồng lúa (trung bình tăng 9%/ năm). Chất lượng trái cây cũng đã được cải thiện rõ. Chủng loại trái ngon ngày càng nhiều , như : Sầu riêng Ri-6, sầu riêng Chín Hoá, bưởi da xanh, xoài cát, nhãn xuồng…
2.3 Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu cây ăn quả của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây ăn quả trong thời gian qua đã mang lại một số kết quả khá tốt song bên cạnh đó cũng có những tồn tại mà các nhà chức trách của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nhà nước nói chung cần quan tâm chú ý hơn.
Trong thời gian qua, sau khi chuyển đổi một số giống cây trồng nhập cho năng suất cao và chất lượng tốt, chú trọng phát triển giống cây đặc sản nội địa thì đời sống của người dân ở đây dần được cải thiện. Giống cây tốt cho sản lượng đã làm tăng thu nhập cho người dân. Hiện nay cả vùng có 50.000 ha đất trồng chuyên canh 9 loại cây ăn trái có lợi thế cạnh tranh cao: Bưởi da xanh, bưởi 5 Roi, cam sành, xoài cát Hoà Lộc, sầu riêng cơm vàng hạt lép 9 Hóa và Ri6, măng cụt, thanh long và vú sữa Lò Rèn với sản lượng trên 360.000 tấn mỗi năm đạt giá trị trên 4.000 tỉ đồng. Trong đó có 8 tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định là địa bàn trọng điểm có thể qui hoạch xây dựng các vùng sản xuất tập trung mang tính hàng hoá lớn 9 loại cây ăn quả kể trên là: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và Cần Thơ. Tỉnh Tiền Giang có gần 70.000 ha đất trồng cây ăn quả chuyên canh tập trung tại các huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Đông... với sản lượng lên đến 700.000 đến 800.000 tấn/năm đã xác định 7 loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao cần được phát huy: vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, xoài cát Hoà Lộc, khóm Tân Phước, sầu riêng Ngũ Hiệp, thanh long Chợ Gạo và xơ ri Gò Công. Tỉnh Vĩnh Long cũng đã qui hoạch vùng trồng sầu riêng chất lượng cao gần 2.000 ha tại hai huyện Vũng Liêm và Mang Thít đồng thời có kế hoạch phát triển mạnh diện tích bưởi 5 Roi Bình Minh và cam sành Tam Bình. Đây là những tỉnh đi đầu Đồng Bằng Sông Cửu Long trong việc định hình vùng trồng cây ăn quả chuyên canh có lợi thế cạnh tranh hướng tới xuất khẩu. Việc phát triển các vùng cây chuyên canh cũng tạo ra việc làm cho người dân ở đây. Tăng việc làm đồng nghĩa với việc tăng thu nhập và hạn chế những tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra. Thu nhập tăng lên dẫn đến đời sống của người dân được cải thiện. Chính nhờ có những động lực đó đã thúc đẩy người nông dân chăm chỉ làm ăn hơn, tích cực phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên của vùng.
Việc hình thành các vùng chuyên canh có diện tích lớn đã tạo điều kiện cho các nhà chế biến trái cây thu mua trái cây một cách thuận lợi hơn. Trước kia khi các nhà vườn đi thu mua trái cây thường gặp phải khó khăn do các nhà vườn thường trồng nhiều loại cây trên một vườn do đó không đủ sản lượng để cung cấp dẫn đến việc phải đi nhiều nơi mới thu mua đủ số lượng cân, giờ thì thụân lợi hơn. Việc đó cũng tạo điều kiện cho cả hai nhà nông và nhà thu mua không lo đến mùa mà không thu mua đủ số lượng cũng như có thị trường tiêu thụ. Việc các giống nhập được trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long làm cho giá cả trái cây nhập giảm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Thị trường nội địa dần dần được trái cây nội địa lấy lại.
Việc quy hoạch lại các vườn cây ăn trái đã tạo điều kiện cho ngành cây ăn quả phát triển mạnh mẽ hơn. Không còn vườn tạp nữa mà thay vào đó là những vườn trái cây rộng với những trái cây sai trĩu. Đây không chỉ là điểm đến của các nhà thu mua trái cây mà còn là điểm đến lý tưởng cho những du khách trong và ngoài nước đến thăm. Tránh xa những tiếng ồn ào náo nhiệt của cuộc sống đô thị mọi người đến đây được đăm chìm trong bầu không khí trong lành đầy trái thơm quả ngọt. Chính những điểm đó đã biến một Đồng Bằng Sông Cửu Long nghèo sống chỉ biết dựa vào cây lúa nay đã có thêm một nghề mới đó là nghề trồng vườn cây ăn trái làm khu du lịch sinh thái. Một nghề mới được hình làm tăng thêm thu nhập cho người dân ở đây mang lại một luồng khí mới cho người dân nơi đây. Nhà vườn chú trọng hơn đến việc bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan trong sạch, phổ biến những điệu nhạc cổ, những hình thức vui chơi dân gian cho du khách. Những hình thức này không chỉ lôi kéo được rất nhiều du khách mà còn thu hút được cả người dân trong vùng tham gia. Chính những hoạt động này ngoài làm tăng thu nhập cho người dân trong vùng còn giúp họ lưu giữ được truyền thống văn hoá nhân gian của vùng, và truyền bá được cho du khách biết.
Việc áp dụng các thành tựu khoa học tiến trên thế giới vào công tác trồng, thu hoạch và bảo quản trái cây đã tạo ra một dáng vẻ mới cho cuộc sống của người dân trong vùng. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào đã tạo ra những giống cây mới với những năng xuất cao chất lượng tốt hơn. Công tác thu hoạch trái cây trở nên tiện lợi hơn không gây lãng phí nữa và đặc biệt không còn cảnh trái cây chín rụng mà không có thị trường tiêu thụ. Vịêc chế biến trái cây dễ dàng hơn tạo ra thu nhập và tạo việc làm nhiều hơn cho người nông dân trong vùng.
Tuy nhiên không phải tất cả những kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu cây ăn trái đều mang lại những kết quả tốt đẹp cả. Bên cạnh những kết quả tốt thì cũng có những vấn đề còn phải chú trọng xem xét lại. Việc những giống cây nhập ngày càng được nhập vào với số lượng lớn và ồ ạt như hiện nay như một hồi chuông cảnh báo cho nguy cơ việc các giống cây nội điạ đang dần biến mất trên chính mảnh đất này. Những giống mới chất lượng cao hơn sản lượng nhiều được người dân chú trọng trồng và đang dần thay thế các giống cây cũ đã ngày càng phổ biến. Các nhà vườn không trồng giống cây năng suất thấp nhưng là đặc sản mang đậm nét của vùng nữa, dẫn đến nguy cơ mất giống cây đặc sản này là rất lớn. Bên cạnh đó là việc các nhà vườn quá coi trọng đến sản lượng của cây mà không quan tâm đến việc cải tạo đất dẫn đến hiện tượng một số nơi đã xuất hiện hiện tượng đất bị thoái hoá. Qua khảo sát, phân tích mẫu đất ở 2 vườn sầu riêng và chôm chôm của huyện Chợ Lách (Tiền Giang) có tuổi liếp từ 17 - 32 năm với nhiều nghiệm thức khác nhau, cây có biểu hiện bệnh, kém phát triển và năng suất thấp. Khi tiến hành bón vô cơ cân đối và phân hữu cơ có bổ sung nấm Trichoderma, với liều lượng 10 tấn/ha và 1,7 tấn vôi/ha, kết quả ghi nhận với nhiều bất lợi như độ pH rất thấp (từ 3,4 - 3,9); chất hữu cơ trong đất từ nghèo đến trung bình (từ 2,38 - 3,55%). Các chỉ tiêu khác đều ở dạng thấp và trung bình. Các vườn cây ăn trái rất cần quan tâm các biện pháp để bảo vệ đất hạn chế hiện tượng thoái hóa đất. Đặc biệt là sau mỗi vụ thu hoạch cần có các biện pháp bổ sung dinh dưỡng cho đất tạo tiền đề cho việc phát triển bền vững cây ăn trái. Cần thu hút thêm vốn đầu tư cho việc phát triển các vườn sinh thái có các hoạt động dịch vụ nổi trội hơn, thu hút thêm cả du khách quốc tế đên tham quan. Qua đó giới thiệu thêm về con người cũng như phong tục tập quán của vùng. Ngoài những viiệc thu hút thêm khách du lịch cần phải thường xuyên chăm lo cho môi trường việc sử dụng nhiều hoá chất cho việc chăm sóc cây phòng chống sâu hai đã làm cho môi trường ngày càng trở nên xấu đi.những mảnh vườn có cây lâu năm đang dần được thay thế bằng các vườn cây mới trẻ, mới chỉ hai ba năm nhưng đã có khả năng cho trái với năng suất cao, nhưng đó cũng là một trong các nguy cơ mất đi những giống cây quý không có khả năng khôi phục lại được.
Chương III. Định hướng và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
3.1 Định hướng thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Thị trường rau quả trên thế giới rất lớn, chiếm khoảng 100 tỷ USD/năm, đem so với thị trường gạo thì cao gấp 10 lần. Thị trường gạo thế giới chưa tới 10 tỷ, trong khi thị trường trái cây chiếm hàng 100 tỷ. Nhu cầu trái cây trên thế giới rất cao, sau khi gia nhập WTO, ngành rau quả Việt Nam có một thị trường rộng lớn đang đón chờ. Đứng trước những lợi thế đó nhà nước ta thấy được ngành cây ăn quả là ngành có tiềm năng rất lớn, và đã đưa ra một số định hướng cho việc thay đổi cơ câu cây ăn quả cuả cả nước: Tăng cường đầu tư chiều sâu, tạo sự chuyển biến về chất trong sản xuất cây ăn quả, đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng kim nghạch xuất khẩu. Xây dựng một thị trường cây ăn quả sạch, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao. Chuyển dịch cơ cấu cây ăn quả theo hướng công nghịêp hoá, hiện đại hoá, nâng cao trình độ nghiên cứu, tăng hiệu quả và bảo quản chế biến. Đẩy mạnh liên kết giữa các nhà: nhà nông, nhà thu mua, nhà chế biến để nâng cao hiệu quả sản xuất. Phát triển đa dạng các giống cây, nhất là các giống cây có giá trị gia tăng và giá trị xuất khẩu cao. Hình thành các khu sản xuất trái cây công nghệ cao và phát triển có quy mô rộng. Tốc độ phát triển các nghành công nghiệp chế biến trái cây và các dịch vụ xuất phát từ các vườn hoa quả của người dân ở nông thôn không thấp hơn mức bình quân của cả nước. Xây dựng kết cấu hạ tầng được phát triển theo hướng hiện đại, gắn với đô thị hoá. Nâng cao mức sống của nông dân.
Trước những định hướng chung của cả nước thì vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng có đưa ra một số định hướng nhằm phát triển ngành trồng cây ăn trái phù hợp với định hướng của cả nước:
3.1.1 Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá có quy mô, hiện đại, hiệu quả và bền vững.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã xây dựng định hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2006-2010 với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa có quy mô lớn, hiện đại, hiệu quả và bền vững: Với tốc độ tăng trưởng cả thời kì 1995 - 2000 ngành nông nghiệp đạt 4,8%, do vậy mục tiêu giảm tỉ trọng trồng trọt từ 79% hiện nay xuống còn khoảng 62% vào năm 2010, ngược lại tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 21% hiện nay lên 37,2%. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng mở rộng diện tích đất nông nghiệp, đạt 2,9 triệu ha vào năm 2010, trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm 78% và đất trồng cây lâu năm 22%. Đưa tỉ trọng diện tích cây ăn quả lên 7 - 8%, cây công nghiệp lên 9 - 10% diện tích trồng trọt vào năm 2010.
Tiếp tục chương trình phát triển cây ăn quả trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng của vùng. Kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có với trồng mới theo hướng sản xuất chuyên canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, khắc phục tình trạng tự phát, manh mún như hiện nay. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Với lợi thế của vùng cây ăn quả rộng lớn và phong phú về chủng loại, Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ hướng tới thị trường xuất khẩu bằng việc tăng diện tích cây ăn trái thêm 100.000 ha lên 400.000 ha với các vùng chuyên canh quy mô lớn, chất lượng cao.
3.1.2 Phát triển và nâng cao chất lượng giống cây trồng
Hiện nay, nhà vườn chúng ta có quá nhiều chủng loại giống cây, giống tốt có, giống xấu có, lại không đồng đều. Cây giống tốt là một trong những yếu tố khởi đầu nhất cho quá trình đầu tư xây dựng một vườn cây ăn trái có chất lượng và hiệu quả. Do đó cần thiết phải tập trung phát triển các loại cây ăn quả có lợi thế cạnh chanh trong đó có một số loại cây chủ lực có giá trị cao phục vụ xuất khẩu như xoài, nhãn, cam sành, quýt đường, bưởi, dứa, vú sữa, măng cụt, sầu riêng… Hiện tượng trái cây trong nước đang không có nơi tiêu thụ không phải do thiếu thị trường đầu ra mà chính là do chưa đáp ứng được đòi hỏi, tiêu chuẩn của người tiêu dùng trong nước cũng như nhu cầu xuất khẩu. Vì thế, việc nâng cao kỹ thuật sản xuất, tìm các giống cây trồng có khả năng thích nghi cao, tạo ra những sản phẩm trái cây có chất lượng, nâng cao giá trị trái cây qua chế biến là hướng phát triển lâu dài cho vùng cây ăn trái Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hiện nay ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có khoảng chín loại giống trái cây đặc sản của vùng nhưng nhằm định hướng phát triển bền vững, giúp người nông dân làm giàu đồng thời tạo ra vùng nông sản hàng hoá chất lượng, thì mỗi tỉnh chỉ nên chọn lấy một hoặc ba giống cây phù hợp nhất để tập chung vào sản xuất.
3.1.3 Gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ.
Đẩy mạnh sản xuất và chế biến các sản phẩm có giá trị tăng cao nhằm cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Sản xuất trái cây an toàn là điều đầu tiên các nhà vườn phải quan tâm, không chỉ đối với các sản phẩm dành cho xuất khẩu mà ngay cả các sản phẩm cung cấp cho thị trường nội địa cũng phải an toàn. Sản xuất trái cây phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nông nghịêp tốt, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu ngay tại thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong sản xuất các hộ nông dân cần có sự liên kết để đáp ứng đủ về khối lượng, chất lượng đồng đều, xây dựng thương hiệu, tạo đầu ra cho sản phẩm. Hiện nay, việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh, thu hái đóng góp, tồn trữ, vệ sinh vườn tược và vận chuyển sản phẩm…, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn cho người sản xuất, bảo vệ môi trường… Các hợp tác xã cần được huấn luyện các kỹ thuật mới về trồng, chăm sóc, nhất là kỹ thuật sau thu hoạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Mặt khác, đẩy mạnh các biện pháp phát triển cây ăn quả, đề ra những chính sách khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ nông dân như mô hình của Metro hỗ trợ hợp tác xã bưởi Năm Roi đạt chứng nhận GAP…
Khi vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), với việc gia nhập thị trường nông sản thế giới có kim ngạch gần 559 tỷ USD/năm, hàng nông sản Việt Nam nói chung và nông sản khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng sẽ có cơ hội rất lớn. Tuy nhiên, với tình hình sản xuất như hiện nay, được đánh giá là chỉ số năng lực cạnh tranh đạt bình quân thấp đang đặt ra yêu cầu khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long cần phải tái cấu trúc lại sản xuất để hội nhập. Muốn đưa các sản phẩm trái cây của vùng vào thị trường của các nước thành viên WTO thì phải đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, đóng gói đẹp, giá cả cạnh tranh và hơn hết là chất lượng đảm bảo và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngoài việc đầu tư hạ tầng và có chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật phù hợp, cụ thể của Đảng, Nhà nước thì vai trò chi phối của doanh nghiệp tiêu thụ nông lâm thủy sản theo định hướng phát triển thương hiệu mạnh, thương hiệu chiến lược của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ lực trong mối liên kết “nhiều nhà” và là cầu nối với Đảng, Nhà nước trong việc hỗ trợ nông dân về mọi mặt, chủ động liên kết mở ra những thị trường lớn cả trong và ngoài nước và cả với những đối tác không cùng ngành hàng nhưng cùng phục vụ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa cho nông dân. Và người nông dân cũng phải biết chủ động học hỏi, suy nghĩ, tự nâng cao trình độ quản lý, khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chọn cho được doanh nghiệp cùng gắn bó, phát triển.
Trong thời gian tới, đối với cây ăn quả cần chú trọng đến thị trường Châu Á- Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật.
3.1.4 Các chỉ tiêu đặt ra trong thời gian tới
3.1.4.1 Các chỉ tiêu về diện tích, sản lượng
Theo định hướng quy hoạch theo quyết định 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ thì chỉ tiêu cần đạt: diện tích cây ăn quả của cả nước đến năm 2010 đạt 1.000.000 ha với sản lượng là 10.000.000 tấn, đến năm 2020 khoảng 1.300.000 ha. Trong đó diện tích cây ăn quả chủ lực trong việc xuất khẩu khoảng 255.000 ha. Diện tích trồng cây ăn quả ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010 là 380.000 ha với sản lượng dự tính khoảng 4.325.000 tấn trái cây chiếm 43.25% sản lượng cả nước.
3.1.4.2 Chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu
Phấn đấu đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả các loại đạt 760.000.000 USD/năm. Trong đó xuất khẩu trái cây đạt khoảng 430.000 tấn tương đương với 295.000.000 USD. Các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long phấn đấu đến năm 2010 mở rộng vùng trồng chuyên canh các loại cây ăn quả trên lên 250.000 ha cho sản lượng gần 600.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu từ 35.000.000 USD đến 40.000.000 USD
3.2 Một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
3.2.1 Về quy hoạch
Hiện nay, phong trào trồng cây ăn quả đang ngày càng sôi động ở nhiều tỉnh trong cả nước nói chung và ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Phát triển diện tích trồng cây ăn quả ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long vào thời điểm này cần có một công tác quy hoạch tổng thể nông nghiệp của vùng- trong đó việc xác định vùng trồng cây ăn quả phù hợp sinh thái, phù hợp cơ cấu cây trồng tương lai là rất quan trọng. Bởi vì cây ăn quả, nhất là các cây ăn quả lâu năm đòi hỏi sự đầu tư lớn và phải hợp lý ngay từ đầu mới đem lại hiệu quả lâu dài. Nếu không được tổ chức sản xuất một cách hợp lý ngay từ đầu thì sẽ rơi vào tình trạng tự phát của nông dân theo lối sản xuất nhỏ, không tạo được những sản phẩm hàng hoá theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Mở rộng diện tích trồng cây có giá trị kinh tế cao như xoài, nhãn, sầu riêng, nho, mãn cầu, chôm chôm, măng cụt, dứa và một số cây có múi khác. Chú trọng phát triển các loại cây ăn quả chủ lực ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chủ trương tiếp tục triển khai chương trình giống cây trồng vật nuôi, đảm bảo có đủ giống tốt để cung ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất trong vùng. Trong đó khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu lai tạo và sản xuất giống tốt cung ứng cho nhu cầu sản xuất. Thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến. Để có thể từng bước phát triển sản xuất cây ăn quả thành hàng hoá cần có bước đi thích hợp. trong quá trình này không thể thiếu định hướng của Nhà nước và sự tham gia của các cơ quan khoa học - kỹ thuật, cùng với việc thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo hướng:
Ưu tiên phát triển các cây ăn quả hàng hoá chủ lực cho nội tiêu và xuất khẩu (sầu riêng, bưỏi, măng cụt…), xây dựng thành các vùng tập trung sản xuất hàng hoá có tính đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời tạo điều kiện cho các cây ăn quả phục vụ tiêu dùng trong vùng.
Tập trung đầu tư vốn, kỹ thuật tiến bộ cho các vùng tập trung cây ăn quả hàng hoá, nhưng trên cơ sở các dự án khả thi. Trước hết nên xây dựng từ một đến hai khu vực làm mẫu để các nông hộ đăng ký thực hiện dự án quen dần với cách làm ăn mới.
Với tầm nhìn cả nước, việc phát triển cây ăn quả ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long phải thống nhất với định hướng chung về phát triển cây ăn quả của cả nước. Trong đó, việc phát triển các loại quả có khả năng trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn phát xuất phát từ quan điểm có tính chiến lược lâu dài của quốc gia, cũng như với các nông sản xuất khẩu khác như cao su, lúa gạo, cà phê…
Bên cạnh đó thực hiện liên kết sản xuất với bảo quản tiêu thụ sản phẩm tươi cũng như sản phẩm đã qua chế biến.Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến đặc biệt là việc áp dụng công nghệ khoa học công nghệ cao vào việc cải tạo giống tốt.
Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu để chủ động cung cấp cho các nhà máy chế biến. Hạn chế việc trồng rải rác manh mún gây khó khăn cho việc thu mua nguyên liệu và vận chuyển đến nơi chế biến. bên cạnh đó sẽ thuận lợi hơn cho việc áp dụng các công nghệ vào việc trồng trọt và bảo quản sản phẩm. Hạn chế xây dựng những nhà máy chế biến mới mà tập trung đầu tư theo chiều sâu và đa dạng hoá các sản phẩm. Để khắc phục những hạn chế trong chế biến bảo quản sau thu hoạch, góp phần nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng sản xuất từ trái cây của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, tạo lập vị trí cho trái cây Việt Nam trong quá trình hội nhập, từ nay đến năm 2010, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chú trọng giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp chế biến. Trong đó, hình thành lên các trung tâm chế biến trái cây xuất khẩu ở các tỉnh trong vùng để có thể gắn kết giữa khu chế biến với vùng nguyên liệu, giảm chi phí vận chuyển. Khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến trái cây vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn, phù hợp với vùng nguyên liệu nhỏ lẻ, thiết bị chủ yếu do cớ khí trong nước chế tạo nhưng phải có công nghệ tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đầu tư các dây chuyền phân loại, sơ chế, đóng gói và bảo quản tại các chợ đầu mối rau quả để phục vụ lưu thông hàng hoá giữa các vùng miền và phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, khu vực này dự kiến sẽ mở rộng công suất các cơ sở chế biến rau quả Kiên Giang công suất 30.000 tấn sản phẩm/năm; Tiền Giang và An Giang mỗi tỉnh có công suất 15.000 tấn sản phẩm/năm. Ngoài ra, sẽ xây dựng mới tại khu vực này các nhà máy chế biến rau quả ở Cần Thơ công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm; Đồng Tháp công suất 15.000 tấn sản phẩm/năm; Vĩnh Long công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm. Đặc biệt, để đáp ứng được 60 đến 70% nhu cầu về máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp trong vùng, Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ tổ chức lại ngành cơ khí nông nghiệp sản xuất các loại máy nông nghiệp nhỏ, máy làm đất, vận chuyển... tiến tới đảm bảo mục tiêu cơ giới hóa khâu làm đất 90 %, tưới tiêu 45 %, thu hoạch 55 %, bảo quản 100%. Tuy nhiên, để có thể hiện thực hóa các mục tiêu trên, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng, cơ cấu đầu tư cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ phải tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ nông nghiệp. Trong đó sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất; công nghiệp chế biến và bảo quản sản phẩm, đặc biệt là công nghiệp chế biến trái cây; đầu tư cho các hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt thị trường xuất khẩu... Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang đề nghị Chính phủ đầu tư 7.000 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho 79 công trình thủy lợi cấp bách để đầu tư cho các vùng ngập sâu gồm vùng Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, hoàn thiện các hạng mục của hệ thống kênh 7 xã vùng ngập sâu phía Bắc kênh Vĩnh An (An Giang) và vùng ngọt hóa gồm vùng Tây Sông Hậu, Bắc bán đảo Cà Mau.
3.2.2 Về khoa học công nghệ
Cơ sở định hướng cho các giải pháp khoa học – công nghệ nhằm phát triển cây ăn quả trong thời gian tới xuất phát từ những quan điểm về công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước được nêu trong các văn kiện của các hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá7: “ từ nay đến cuối thập kỷ phải rất quan tâm đến công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển toàn diện nông lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm thuỷ sản”; “nông nghiệp phải quy vùng tập trung chuyên canh, đưa công nghệ mới đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến hiện đại…”
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, tập trung vào các khâu như giống, kỹ thuật canh tác, chế biến trái cây sau thu hoạch và các dịch vụ kỹ thuật khác. Phát triển giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần hạ giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản. Tổ chức tốt mạng lưới khuyến nông cơ sở hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất theo quy hoạch, đưa sản xuất trái cây trở thành ngành sản xuất lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào canh tác.
Khác với rau và các cây ngắn ngày, cây ăn quả phần lớn là cây lâu năm hoặc 4 – 5 năm. Do vậy để phát triển cây ăn quả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, phải kết hợp cả những kết quả nghiên cứu trong nước và chọn lựa ứng dụng các thành quả khoa học kỹ thuật của nước ngoài mới có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất. Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ sinh học (công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh…) phục vụ cho công tác chọn tạo, nhân giống và bảo vệ thực vật. Kết hợp giữa nghiên cứu khai thác các nguồn gen cây ăn quả bản địa có giá trị kinh tế, có khả năng cạnh tranh với việc nhập khẩu, khảo nghiệm giống, đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nguồn gốc xuất xứ hàng hoá của sản phẩm. Xây dựng quy trình và phối hợp với các hoạt động khuýên nông để triển khai rộng rãi quy trình sản xuất rau quả theo hướng thực hành nông nghiệp tốt nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Áp dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến, hiện đại như bảo quản mát, bảo quản trong môi trường khí quyển cải biến, chiếu xạ… để tạo bước đột phá trong khâu bảo quản nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, kéo dài thời gian bảo quản, vận chuyển đi xa ( trong nước cũng như xuất khẩu) và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Thực hiện đồng bộ khâu sản xuất, thu mua, chế biến - bảo quản và tiêu thụ với chương trình liên kết bốn nhà.
Nâng cao công nghệ sau thu hoạch và bảo quản nông sản và gắn với chế biến tại chỗ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật sản xuất sản phẩm trái cây, chú trọng các quy định bắt buộc để kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Áp dụng rộng rãi hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, HACCP…
Phải chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng đầu tư cho thuỷ lợi và công trình bổ sung nước ngầm để có đủ năng lực khắc phục nhanh chóng hạn hán, đảm bảo yêu cầu tưới tiêu cho nông nghiệp, cấp nước cho công nghiệp dân sinh và nuôi trồng thuỷ sản. Tăng cường hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai: xây dựng đồng bộ hệ thống phòng chống dịch, nghiên cứu chuyển đổi sang phát triển các loại cây con có khả năng thích nghi đựơc với điều kiện tự nhiên của vùng.
Phát triển ngành trồng cây ăn trái tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu giống cây ăn trái theo hướng phát triển các giống cây cho năng suất cao và phát triển ngành dịch vụ du lịch sinh thái trên địa bàn của vùng.
Tăng cường thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn bao gồm vốn ODA, FDI, vốn của dân và doanh nghiệp, ngân sách nhà nước chỉ tập trung vào một số lĩnh vực chính: thuỷ lợi, giao thông, cung cấp nứơc, một số cơ sở về giống, nghiên cứu khoa học cơ bản, quan trọng.
3.2.3 Tổ chức tiêu thụ sản phẩm
Mặc dù thời gian gần đây đời sông nông thôn đã phần nào được cải thiện, nhưng mức thu nhập của nông dân vẫn còn thấp và bấp bênh, người trồng cây ăn quả vẫn ở trong tình trạng chấp nhận may rủi và thị trường tiêu thụ hạn hẹp và không ổn định, giá bán sản phẩm giữa các mùa chênh lệch nhau. Vì vậy để hỗ trợ cho người dân có thu nhập ổn định và ngày càng tăng, cần có các giải pháp sau:
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hoa quả, việc giữ cho sản phẩm tươi lâu cũng là vấn đề hết sức quan trọng để giữ được chất lượng và làm tăng giá trị sản phẩm hoa quả. Đây là vấn đề được nhiều người, cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng quan tâm, nhưng tới nay vẫn chưa giải quyết được, đòi hỏi các nhà khoa học cần tập trung nghiên cứu để có giải pháp hữu hiệu.
Hoàn thiện hệ thống dịch vụ kinh doanh trái cây, phát triển thành mạng lưới đồng bộ có chức năng thu mua, đóng gói, bảo quản và phân phối cho thị trường (bán buôn và bán lẻ). Hệ thống dịch vụ kinh doanh này có nhiệm vụ đảm bảo tiêu thụ kịp thời sản phẩm cho bà con nông dân đồng thời hướng dẫn nông dân sản xuất theo yêu cầu của thị trường thông qua các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Bổ sung các chế tài nhằm thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của thủ tướng chính phủ một cách hiệu quả trong việc gắn kết giữa lợi ích doanh nghiệp và người sản xuất nguyên liệu theo yêu cầu của thị trường.
Mở các dịch vụ sản xuất, chế biến, sơ chế sản phẩm hoa quả bằng những hình thức như sản xuất rượi hoa quả, hoa quả đóng hộp… vì các loại hoa quả là loại sản phẩm có tính thời vụ tập trung cao vào một thời gian ngắn nên việc chế biến hoa quả có tầm quan trọng đặc biệt, nó phần làm tăng gía trị sản phẩm hàng hoá do không bị ép giá, đồng thời làm cho thời gian tiêu thụ không bị ứ đọng, ùn tắc. Mặt khác, khi sản phẩm đã qua chế biến thì có khả năng vận chuyển nhiều, đưa được tới các vùng xa, cả trong nước và thị trường thế giới.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân ở địa phương khác đến thu mua sản phẩm mở các dịch vụ sản xuất, sơ chế và chế biến hoa quả. Đầu tư vốn xây dựng các trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm kiểm soát chất lượng trái cây xuất khẩu theo Luật và theo quy chuẩn kỹ thuật, phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Chú trọng phát triển thương hiệu trái cây có chất lượng và phẩm chất ngon, cần phát huy vai trò của doanh nghiệp trong việc phát triển thương hiệu trái cây trên thị trường quốc tế.
Nghiên cứu, thành lập các tổ chức tìm kiếm và mở rộng thị trường ở các khu vực khác, tiến hành dự báo thị trường, mở các hình thức thông tin kinh tế phù hợp để tăng khả năng tiếp thị của nhân dân. Nghiên cứu xây dựng chiến lược thị trường để có quyết định đúng đắn cho nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Phát triển thị trường tiêu thụ là cơ sỏ cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trái cây một cách hiệu quả. Đồng thời phát triển thị trường ngoài nước, coi trọng phát triển thị trường trong nước, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các nhà. Hỗ trợ phát triển các hình thức liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp và nhà khoa học trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng. Đầu tư phát triển thị trường trái cây.
Làm tốt công tác nghiên cứu dự báo thông tin thị trường cho nông dân và doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện thông suốt và có hiệu quả hệ thống thông tin thị trường và sản xuất, bao gồm thu thập, phân tích, nghiên cứu, nhất là dự báo, hướng dẫn cơ sở thực hiện. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường, các thị trường lớn, dài hạn và tin cậy. Tổ chức các hoạt động tiếp thị có hiệu quả, xây dựng các chợ bán buôn, bán lẻ, các cụm kho phù hợp ở các vùng; thúc đẩy mạng lưới khuyến nông, khuyến khích các tổ chức dựa vào cộng đồng và tổ chức dựa vào cộng đồng và tổ nhóm nông dân, cung cấp thông tin qua nhiều kênh.
Các địa phương phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu một số nông sản chủ lực của vùng như: sầu riêng, măng cụt, bưởi 5 Roi,… Việc đăng ký thương hiệu không chỉ trong nước mà cần đăng ký ở các thị trường xuất khẩu chính trên thế giới. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp quảng cáo, trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng hoá nông sản tạo điều kiện tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin thị trường, nối mạng trung ương, địa phương, các doanh nghiệp. Thiết lập mối liên kết chặt chẽ việc cung cấp thông tin giữa các doanh nghiệp với các cơ quan ngoại giao, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Phát triển các công trình phục vụ thương mại như hệ thống chợ đầu mối nông sản cung cấp cho đô thị lớn, các chợ giao dịch theo ngành hàng như chợ trái cây… làm nơi giao tiếp giữa nhà sản xuất, tăng cơ hội hợp tác đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Thiết lập hệ thống chợ nông thôn, các cửa hàng trưng bày, giao dịch hàng nông sản ở các thị trường lớn trong nước và nước ngoài.
Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm. Rà soát, bổ sung và nghiên cứu xây dựng mới các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy định về nhãn, mác sản phẩm… Tổ chức kiểm tra, thanh tra chất lượng sản phẩm để bảo vệ người tiêu dùng và giữ tín nhiệm cho sản phẩm mang thương hiệu của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long khi mang ra xuất khẩu ra nước ngoài.
Xây dựng chính sách bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp và nông dân, như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm khi bị rủi ro về giá do biến động của thị trường. Có các giải pháp kịp thời giảm tác động của hôị nhập đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
3.2.4 Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng có điều kiện kinh tế và điều kịên tự nhiên rất thuận lợi cho việc hình thành các trang trại trồng trái cây với nhiều giống cây phong phú, đã và đang thu hút nhiều người có vốn, kỹ thuật và khả năng quản lý ở đô thị đến đầu tư. Tuy nhiên, vấn đề thủ tục pháp lý để các chủ trang trại tiếp cận được với vốn tín dụng đầu tư cần phải được giải quyết. Mặt khác, chưa có giải pháp để các trang trại hợp tác với nhau tạo nên sức mạnh về sản xuất hàng hoá quy mô lớn, giải quyết các vấn đề mà một trang trại hoặc hộ nông dân không thực hiện được như là chế biến và tìm kiếm thị trường. Cần nghiên cứu để có chính sách phù hợp thúc đẩy quá trình này làm cho trang trại thực sự trở thành động lực trong sản xuất. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư cho chế biến và tiêu thụ sản phẩm như là chế biến trái cây, nước ép… hoạt động có hiệu quả nhờ có chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, góp phần không nhỏ trong việc tiêu thụ nông sản cho nông dân, cần tăng cường hơn nữa để thu hút thành phần kinh tế này. Ban hành chính sách ưu đãi để thu hút các cá nhân và tổ chức khoa học tham gia đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, góp phần thúc đẩy chương trình.
3.2.5 Đào tạo nguồn nhân lực
Vấn đề bức xúc nhất hiện nay đối với nông dân và cả một số chủ trang trại là trình độ quản lý sản xuất kinh doanh thấp. Do vậy, đối với vùng, ưu tiên đào tạo kiến thức quản lý kinh doanh cho nông dân và chủ trang trại. Chương trình học có phần lý thuyết căn bản và có phần tham quan, nghiên cứu những mô hình quản lý kinh doanh giỏi của các mô hình nông dân thành đạt, cụ thể do cơ sở đào tạo quyết định, nhưng thời gian ít nhất là một tháng cho một khoá học.
Bên cạnh đó là việc mở lớp huấn luyện người nông dân các kỹ thuật cơ bản cho việc trồng và bảo quản trái cây sau thu hoạch. Các kỹ thuật chăm sóc và cải tạo các giống cây, đất trồng nhằm phòng chống hiện tượng đất trồng được vài năm thì có hiện tượng thoái hoá hay hiện tượng cây trồng mắc bệnh…
Vậy để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp thành công ở đồng bằng sông Cửu Long, cần giải quyết đồng bộ một số vấn đề sau:
Phải làm tốt công tác quy hoạch để tránh tình trạng tự phát trong dân. Muốn vậy, quy hoạch phải được xây dựng trên cơ sở khoa học có tính đến mục tiêu phát triển bền vững của khu vực và toàn vùng, đồng thời có sự tham gia và phối hợp tích cực giữa các ban, ngành chức năng.
Đầu tư thỏa đáng cho việc phát triển cơ cấu hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là công tác thủy lợi. Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng đã được Trung ương và địa phương đầu tư, nhưng vẫn chưa tương xứng với nhu cầu chuyển dịch, cần phải tiếp tục đầu tư thêm, nhất là những vùng chuyển đổi từ cây lúa sang con tôm, hoặc mô hình tôm - lúa đang được xác định là mô hình phát triển bền vững ở một số địa phương.
Bảo đảm đủ vốn cho sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có đủ vốn, cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trên thực tế, thời gian qua ở nhiều địa phương, nguồn tín dụng vẫn không thể đáp ứng được cho nhu cầu của người dân, các thủ tục đi vay còn nhiều phiền hà. Mức cho vay bị khống chế theo quy định bảo đảm tiền vay của Chính phủ.
Nâng cao chất lượng nguồn lao động. Thực tế cho thấy, đa số các hộ, các trang trại chuyển dịch thành công trong thời gian qua đều là những hộ, những trang trại mà chủ hộ, chủ trang trại là những người có trình độ học vấn, có kiến thức, biết cân nhắc tính toán, làm ăn.
Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và phát triển thị trường. Đây là giải pháp quan trọng để giải quyết đầu ra cho người nông dân. Muốn vậy, cần tiếp tục thực hiện tốt Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, tạo thói quen sản xuất theo đơn đặt hàng trên cơ sở cam kết về tiêu chuẩn và chất lượng.
3.2.6 Một số chính sách hỗ trợ
3.2.6.1 Chính sách đất đai
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất đai, khuyến khích nông dân thực hiện “dồn điền đổi thửa”, trên cơ sở tự nguyện, nông dân được quyền sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết… Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi mực dích sử dụng đất theo quy hoạch và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Khẩn trương tổng kết tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp làm có sở bổ sung sửa đổi Luật Đất đai và sớm thể chế hoá thành các quy định cụ thể để thực hiện một cách chặt chẽ.
Các địa phương hoàn thành sớm việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho các họ gia đình, chủ trang trại. Nghiên cứu việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho các cá nhân thay vì hiện nay đang thuê đất của các nông, lâm trường ngắn hạn để khuyến khích đầu tư, nhất là sản xuất các loại cây ăn quả. Nghiên cứu chính sách ưu đãi về đất đai cho các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm chế biến từ trái cây và thương mại dịch vụ du lịch trong vùng.
Hiện nay tốc độ đô thị hoá nông thôn của Đồng Bằng Sông Cửu Long diễn ra với tốc độ rất nhanh, cần có chính sách sử dụng đất để quá trình đô thị hoá nông thôn không thu hẹp quá nhiều đất nông nghiệp, vì vậy có thể nói vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng lương thực, thực phẩm vững chắc cuả cả nước.
Việc chuyển đất nông nghiệp vào mục đích khác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của hộ nông dân vì quá trình chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ ở ngoại thành hiện nay còn chậm. Cho nên cùng với dự kiến phân bổ lại cho các hộ nông dân.
Nâng mức hỗ trợ và tổng mức hỗ trợ đối với các mô hình khuyến nông công nghệ cao và các mô hình chế biến bảo quản trái cây nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến và bảo quản hoa quả (sửa đổi thông tư liên tịch số 30/2002/TTLT- BNN&PTNT- BTS ngày 06/04/2006)
3.2.6.2 Giải pháp về vốn
Nhà nước cân đối csc nguồn vốn đầu tư ưu tiên đầu tư thích đáng cho phát triển nông nghiệp và điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Các tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng cổ phần… ) hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạng ở nông thôn với lãi suất thoả thuận, tăng mức cho vay và tạo thuận lợi về thủ tục cho vay đối với người sản xuất và các tổ chức kinh tế nông thôn. Người sản xuất, các tổ chức kinh tế ở nông thôn được thế chấp bàng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng, được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Khuyến khích phát triển quỹ tín dụng nhân dân ở các xã, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.
Thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng các hình thức bán trả góp vật tư, máy móc, thiết bị nông nghiệp cho nông dân, cấp vốn cho dân vay sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn. Khuyến khích người sản xuất, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng quỹ bảo hiểm ngành để trợ giúp nhau khi gặp rủi ro.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền cho nông dân đến năm 2010. Điều chỉnh, bổ sung các chính sách thuế nhằm khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế nông thôn.
Để thực hiện tốt việc xây dựng vùng cây ăn quả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thì chính sách đầu tư vốn, tạo vốn là chính sách không thể thiếu được. Để có vốn, các địa phương phải huy động từ nhiều nguồn vốn như: Vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế cho các chương trình dự án như tổ chức FAM…
Trước hết cần đầu tư vốn hỗ trợ xây dựng kết kấu hạ tầng nông thôn như: làm và nâng cấp đường giao thông, xây dựng, tu sủa, kiên cố hóa mạng lưới thuỷ lợi để tạo điều kiện thâm canh cây trồng và giao lưu hàng hoá.
Các địa phương cần có chính sách hỗ trợ giống mới cho các mục tiêu chủ lực trong chuyển đổi, tập trung vào: các giống cây ăn trái đặc sản và có giá trị kinh tế cao. Ngiên cứu các chính sách thuế hợp lý cho việc nhập khẩu phân bón thuôc trừ sâu và một số loại máy móc thu hoạch trái cây hay bảo quản trái cây sau thu hoạch. Hỗ trợ ngân sách để đầu tư có sở hạ tầng khu chế suất. Có chính sách cho nông dân vay tiền để mua sắm máy móc cơ khí hóa.
Hỗ trợ vốn để chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng cây ăn quả đặc sản đến từng hộ nông dân trong địa bàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Trong thủ tục cho vay vốn cần lưu ý đến chính sách cho vay vốn dài hạn, từ 3 năm trở lên vì đặc điểm của cây lâu năm là thời hạn đầu tư xây dựng cơ bản dài, phải từ 3 năm trở lên mới cho thu hoạch. Liên doanh liên kết để trồng cây ăn quả, qua đó tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có vốn đầu tư cho sản xuất.
Ngoài ra ngân hàng chính sách cho các hợp tác xã, các hộ nông dân vay trung hạn, dài hạn (theo chu kỳ kinh doanh) để cải tạo vườn tạp, áp dụng quy trình sản xuất rau quả theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP).
3.2.6.3 Chính sách về lao động và việc làm
Dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hoá, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề cho khoảng hơn 1 triệu lao động, đưa tỷ lệ được đào tạo nghề lên khoảng 27% vào năm 2010. Có chính sách thu hút những người được đào tạo về làm việc ở nông thôn.
Nhà nước có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khai hoang mở thêm đất mới. Bằng nhiều hình thức để nông dân phát triển sản xuất và hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc té.
3.2.6.4 Một số giải pháp khác
Nhà nước hỗ trợ một phần cà có chính sách thích hợp tác đồng vào các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ thương mại tăng cường thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, tổ chức quản lý chất lượng, xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng hoá của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, khuyến khích hình thành các hiệp hội ngành hàng, các quỹ hỗ trợ xuất khẩu trái cây. Tăng cường mửo rộng hợp tác quốc tế tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, thiết bị và thị trường nhằm thúc đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trong thời gian tới còn tiếp tục phát triển, mở rộng và xây dựng các khu công nghiệp mới, do đó nhu cầu trái cây và thị trường quả sẽ tăng lên để đáp ứng sự phát triển này. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đưa ra một số giải pháp nhằm đáp ứng những nhu cầu đó là:
Tăng diện tích trồng cây ăn quả gấp 2 lần diện tích hiện có trên cơ sở cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp
Quy hoạch hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả để trên cơ sở đầu tư thuỷ lợi, vốn, giống, cơ sở hạ tầng phục vụ cho thâm canh và bảo quản sản phẩm trái cây.
Xây dựng cớ sở giống và chọn lọc cây giống chủ lực phục vụ cho phát triển cây ăn quả.
Có chính sách, cơ chế phù hợp với quản lý, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đất đai và cho vay vốn phát triển sản xuất, có cơ chế chính sách tốt phù hợp cho tư thương, công ty buôn bán và bảo quản quả tươi, xây dựng một mạng lưới buôn bán và thị trường hợp lý.
KẾT LUẬN
Đồng Sông Cửu Long nằm ở cực Nam của tổ quốc, có diện tích khá lớn chiếm 12%diên tích của cả nước, gồm có 12 tỉnh thành. Vùng được coi là vựa trái cây lớn nhất cả nước, vùng có nhiều trái cây đặc sản như sầu riêng, xoài, chôm chôm, măng cụt…
Trong những năm gần đây Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có nhiều chuyển biến tích cực trong cơ cấu giống cây trồng. Việc chuyển đổi đã mang lại cho Đồng Bằng Sông Cửu Long một diện mạo mới. Ngành trồng cây ăn quả không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngành đã mang lại cho vùng giá trị sản xuất cao và dần phá đi sự độc canh cây lúa trong vùng. Ngành trồng cây ăn trái không chỉ mang lại cho người dân nguồn thu từ buôn bán trái cây mà nó còn mang lại môi trường sinh thái trong lành cho vùng tạo ra ngành du lịch sinh thái đang diễn ra rất phổ biến.
Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng cây ăn trái vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng, góp phần vào thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả vùng và của cả nước.
Đề tài đưa ra những định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây ăn trái của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nhằm phát triển ngành trồng cây ăn trái của vùng.
Chuyên đề này đã hoàn thành song do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn có nhiều sai sót không tránh khỏi. Kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIÁO TRÌNH KẾ HOẠCH HOÁ - NHÀ XUẨT BẢN THỐNG KÊ 2006
GIÁO TRÌNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN - NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI 2006
KẾ HOẠCH HOÁ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2006-2010
GIÁO TRÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP – NHÀ XUẤT BẢN ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN 2006
CÁC TRANG WEB: www.mpi.gov.vn
www.nhanong.net
xttm.groviet.gov.vn
www.cpv.org.vn
www.binhdiên.com
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ------o0o------
VỤ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2008
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Họ tên sinh viên: Vũ Thanh Ly
Sinh viên khoá: 46
Lớp: Kế hoạch 46B Khoa: Kế hoạch và phát triển
Thực tập tại Vụ Kinh tế Nông nghiệp
Thời gian thực tập từ 31/12/2007 đến 27/04/2008
Trong quá trình thực tập tại Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có một số nhận xét sau:
* Quá trình thực tập
Sinh viên Vũ Thanh Ly đã chấp hành tốt nội quy, quy định của Vụ. Tích cực tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, tư liệu lý luận và thực tế phục vụ đề tài nghiên cứu đã chọn. Đảm bảo tiến bộ công việc do Vụ Kinh tế Nông nghiệp và cũng như lịch thực tập của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
* Đề tài nghiên cứu
Đề tài: “Định hướng phát triển và một số giải pháp thay đổi cơ cấu cây ăn quả tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ” là một đề tài mang tính thời sự trong sự nghiệp phát triển của Vùng. Đề tài hi vọng làm rõ định hướng và chuyển dịch cơ cầu cây ăn trái của Vùng.
Vụ Kinh tế Nông nghiệp
Cán bộ hướng dẫn
Xác nhận của cơ quan thực tập
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định 1994 của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long 20
Biểu đồ 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định 1994 của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long 20
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sử dụng đất Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long 21
Biểu đồ 2.3 Kim ngạch giá trị xuất khẩu rau quả cả nước 25
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10073.doc