Chuyên đề Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Để tiềm năng địa phương trở thành lợi thế mạnh trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế công nghiệp, giải quyết khâu đầu vào cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác, Thanh Hóa cần tập trung phát triển một số loại nguyên liệu chủ lực, đảm bảo cung cấp đủ theo yêu cầu chế biến tập trung, chế biến phân tán và nhu cầu khác. Xây dựng vùng nguyên liệu và tổ chức vận động người canh tác thực hiện canh tác đúng quy hoạch, tiêu thu sản phẩm công nghiệp chế biến theo đúng hợp đồng đã ký. Tăng cường điều tra cơ bản, đánh giá một cách đầy đủ tiềm năng các mỏ khoáng sản để xây dựng kế hoạch khai thác phù hợp và hiệu quả. Bên cạnh khâu đầu vào, các cấp chính quyền tỉnh cũng tập trung giải quyết khâu đầu ra cho ngành công nghiệp của tỉnh. Tỉnh cần thực hiện tăng cường vai trò, tác động xúc tiến thương mại, phát triển, củng cố mối quan hệ chặt chẽ theo ngành dọc với các Bộ, ngành của Trung ương để nắm bắt được thông tin nhanh nhạy nhất về các biến động thị trường trong nước và quốc tế, cùng với xu thế mới trong phát triển công nghiệp. Trong giai đoạn 2011 – 2020, tập trung xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa để các doanh nghiệp có khả năng tiếp thị sản phẩm và nghiên cứu thị trường cũng như hoạt động quảng cáo để quảng bá thương hiệu và sản phẩm công nghiệp của tỉnh trong phạm vị cả nước và thế giới khắc phục những yếu kém, thiếu sót trong giai đoạn trước từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn. Tiến hành điều tra đầy dủ về khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Thanh Hóa. Thành lập Quỹ hỗ trỡ xuất khẩu ngành hàng, cùng với việc hình thành các Hội theo ngành nghề công nghiệp – TTCN.

doc105 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nâng cao giá trị gia tăng, tạo nguồn thu ngoại tệ và thu hút nhiều lao động như dệt may, chế biến nông – lâm – thủy sản, chế tạo chi tiết và lắp ráp cơ điện tử. Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng để tăng khả năng tự chủ kinh tế như: hóa dầu, hóa dược, luyện kim, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy và cơ khí chế tạo. Đồng thời chuyển dịch mạnh sang các ngành công nghiệp có tiềm năng, có hàm lượng công nghệ cao như: phần mềm, công nghệ nano, vi sinh, vật liệu mới để tạo bước nhảy về chất cho phát triển công nghiệp. Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, coi xuất khẩu là mục tiêu phát triển, là thước đo đánh giá khả năng chủ động hội nhập. Tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hình thành các tập đoàn mạnh, chú trọng phát triển công nghiệp ở những vùng kinh tế trọng điểm làm động lực thúc đẩy công nghiệp cả nước phát triển. Chuyển dịch và phát triển công nghiệp ở nông thôn, gắn kết phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hóa và phát triển bền vững. Tập trung thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia, sẵn sàng tham gia liên kết kinh tế dưới nhiều hình thức để đến năm 2020 công nghiệp Việt Nam trở thành một mắt xích của hệ thống công nghiệp khu vực và quốc tế”. Như vậy, theo chiến lược từ nay đến năm 2020 là giai đoạn Việt Nam phải đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Cơ cấu ngành kinh tế năm 2020 dự kiến nông nghiệp chiếm 9 – 11%; công nghiệp – xây dựng chiếm 45 – 47%; dịch vụ chiếm 42- 45%. Theo đó đến năm 2020, cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp chế biến từ 80,4% năm 2000 lên 82 – 83% năm 2010 và 87 – 88% năm 2020, ngược lại công nghiệp khai thác có tỷ trọng giảm xuống còn 5 – 6% năm 2020, công nghiệp sản xuất điện, ga, nước ít biến động, tỷ trọng tăng dần từ 5,97% năm 2000 lên 6 – 7% năm 2020. Trong nhóm ngành công nghiệp chế biến thì công nghiệp thu hút nhiều lao động và hướng xuất khẩu như may mặc, da giày, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản tốc độ tăng trưởng giảm dần trong giai đoạn 2011 – 2020, các ngành này sẽ chuyển dịch dần sang khu vực nông thôn. Các ngành công nghiệp có công nghệ cao và công nghiệp cơ bản sẽ tăng nhanh trong giai đoạn 2011 – 2020 như điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí, hóa chất và các ngành sản xuất vật liệu mới và phát triển tập trung ở các đô thị công nghiệp lớn của cả nước. Đến năm 2020, Việt Nam bước đầu xây dựng được một số ngành công nghiệp nền tảng quan trọng với công nghệ tiên tiến như điện lực, khai thác và chế biến dầu khí, ngành đóng mới và sửa chữa tàu thuyền... Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đã cơ bản được hiện đại hóa, đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên thị trường nội địa và thế giới. Căn cứ vào chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa dự báo đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 Chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa là tạo ra sự vượt trội của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH – HĐH, làm nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế, thực hiện vai trò động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh, phù hợp với xu thế chung của cả nước theo cơ chế kinh tế mở cửa, hội nhập. Với tư tưởng chỉ đạo là "Đến năm 2015, Thanh Hóa nằm trong tốp trung bình của cả nước (một số chỉ tiêu đạt mức tiên tiến), đến năm 2020 xây dựng Thanh Hóa cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, là Trung tâm kinh tế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước". Để thực hiện được điều này, quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh đã đề ra hướng đi cụ thể: Công nghiệp Thanh Hóa tiếp tục phát triển theo mô hình cực tăng trưởng, đổi mới, hoàn thiện cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ, tập trung vào các nhóm ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh là thực phẩm, hóa chất, cơ khí – luyện kim, vật liệu xây dựng, dệt may – da giày trong đó ngành chế biến thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng tuy vẫn tăng nhưng giảm tỷ trọng trong giai đoạn này không còn chiếm ưu thế như trước đây, đồng thời phát triển nhanh các ngành công nghệ cao nhằm đưa cơ cấu công nghiệp Thanh Hóa dần dần tiếp cận với cơ cấu công nghiệp cả nước, tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại. Thúc đẩy phát triển TTCN và công nghiệp nông thôn. Củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm và những ngành nghề truyền thống. Tới năm 2020, tổng số lao động trực tiếp sản xuất công nghiệp – TTCN khoảng 700.000 – 710.000 người, tăng 11%/năm ; năng suất lao động bình quân khoảng 169 triệu đồng/người, tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Thu hút thêm khoảng 160.000 người lao động TTCN vụ việc, không chuyên, dịch vụ công nghiệp, nâng tổng số lao động công nghiệp – TTCN các loại chiếm trên 40% lao động xã hội, tạo ra bước đột phá đáng kể trong cơ cấu lao động. Sản phẩm công nghiệp của tỉnh được dự báo đến năm 2020 là : - Xi măng 12,3 triệu tấn - Đá ốp lát 20 triệu m2 - Gạch xây 3.000 triệu viên - Đường 250 nghìn tấn - Bia 200 triệu lít - Dứa, hoa quả hộp 16.000 tấn - Tinh bột ngô 30.000 tấn - Tinh bột sắn 64.000 tấn - Thủy sản đông lạnh 12.000 tấn - Giấy bìa các loại 235.000 tấn - ô tô các loại 50.000 cái - Tàu thủy 400.000 DWT - Điện năng sản xuất 19,8 tỷ KWh - Sản phẩm lọc hóa dầu 6,5 triệu tấn II. ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 Định hướng Trong giai đoạn 2011 - 2020, Thanh Hoá tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm, là “khâu đột phá quan trọng” trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới. Tập trung phát triển nhanh một số ngành công nghiệp chủ đạo có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao như công nghiệp lọc - hóa dầu, công nghiệp điện, công nghiệp đóng tầu biển, công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp VLXD..., tạo sự bứt phá trong phát triển công nghiệp đi liền với yếu tố hiện đại, đồng thời làm nền tảng cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời gian tới. Mạnh dạn đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp có công nghệ cao như dự án công nghiệp sản xuất phần mềm. Coi trọng và khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ theo hướng khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống và du nhập phát triển thêm các ngành nghề mới, hình thành các làng nghề sản xuất như mặt hàng thông dụng cho người tiêu dùng, những mặt hàng xuất khẩu Đầu tư tập trung, có mục tiêu trọng điểm để hình thành các khu vực động lực và nhóm sản phẩm chủ lực; kết hợp đồng bộ giữa phát triển công nghiệp với phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn, ưu tiên đầu tư để phát triển nhanh KKT Nghi Sơn và một số khu kinh tế động lực khác, tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo chiều sâu. Từng bước phát triển công nghiệp hài hoà, hợp lý giữa các vùng. Ưu tiên phát triển mạnh kinh tế biển và vùng ven biển. Định hướng phát triển các nhóm nhành công nghiệp chủ đạo giai đoạn 2011 – 2020 Công nghiệp lọc - hoá dầu Công nghiệp lọc - hoá dầu là ngành mà Thanh Hóa có triển vọng phát triển rất lớn trong thời gian tới. Với việc xây dựng nhà máy lọc - hóa dầu liên doanh giữa Petrô-Việtnam với Nhật Bản và Côoét, công suất 10 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 6,5 tỷ USD, dự kiến sẽ đưa vào vận hành trước năm 2013, đồng thời triển khai tiếp giai đoạn 2 với công suất 10 triệu tấn/năm (đã có cam kết với các nhà đầu tư), đây là cơ hội to lớn để hình thành Khu Liên hợp lọc - hóa dầu lớn trên địa bàn, tạo ngành công nghiệp "nền tản” thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ khác, đồng thời tạo sự “đột phá” trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và cả vùng Bắc Trung Bộ theo hướng CNH, HĐH. Trên cơ sở đó, sẽ xây dựng các cơ sở hóa dầu khác như sản xuất polypropylen, sợi tổng hợp, plastic, phân bón tổng hợp, chất tẩy rửa tổng hợp (LAP), sơn tổng hợp, vật liệu nhựa và các sản phẩm sau lọc dầu khác... Công nghiệp điện Đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, hình thành một Trung tâm nhiệt điện lớn của vùng Bắc Trung Bộ. Sau 2010 tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 của nhà máy, nâng công suất lên 1.800 MW vào năm 2015. Tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng hoàn thành nhà máy nhiệt điện 300 MW của tập đoàn Công Thanh tại khu kinh tế Nghi Sơn. Tập trung xây dựng hoàn chỉnh các công trình thuỷ điện Trung Sơn công suất 260 MW, thuỷ điện Cửa Đạt công suất 97 MW, thuỷ điện Hồi Xuân công suất 92 MW và một số công trình thuỷ điện khác như: Bá Thước 1,2MW; Cẩm Thủy 1,2MW; Sông Lò; Sông Luồng để đưa vào hoạt động, phấn đấu đến năm 2020 sản lượng điện thương phẩm của tỉnh đạt trên 20 tỷ KWh. Đồng thời phát triển điện năng nông thôn qua việc thực hiện chương trình chống quá tải và cải tạo mạng lưới điện nông thôn để đảm bảo cấp điện thường xuyên, an toàn, đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh và các vùng phụ cận. Công nghiệp đóng tàu biển Ngành công nghiệp đóng tàu nước ta đang có xu hướng phát triển mạnh, nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước còn rất lớn. Do vậy, Thanh Hóa cần tập trung phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển hơn nữa trong thời gian tới với việc tiếp tục đầu tư xây dựng giai đoạn II của nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển Nghi Sơn để đến năm 2015 có thể đóng mới tàu biển trên 50.000 DWT, sửa chữa tàu trên 100.000 DWT, sản xuất container, đóng mới tàu cá và các loại tàu chuyên dùng khác... đáp ứng nhu cầu sửa chữa tàu dầu có trọng tải lớn và đóng mới tầu biển các loại trong khu vực. Phát triển công nghiệp đóng mới tàu cá và tàu pha sông biển trọng tải 3.000 - 5000 tấn tại các khu vực Hoà Lộc, Hoằng Yến, Hải Thanh, Lèn và các bến sông lớn. Xem xét khả năng xây dựng tiếp cụm công nghiệp đóng tàu biển đến 30.000 tấn tại khu vực Quảng Nhâm - Cầu Ghép. Công nghiệp cơ khí, chế tạo Trong tương lai, đây sẽ là nhóm ngành quan trọng đối với sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh, là ngành đóng vai trò tiên phong để tỉnh phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Vì vậy định hướng phát triển ngành một mặt tiếp tục cải tạo, nâng cấp các cơ sở hiện có trên địa bàn, mặt khác cần đầu tư xây dựng mới một số cơ sở công nghiệp có quy mô lớn với công nghệ hiện đại, giữ vị trí hạt nhân, nòng cốt trong tỉnh. * Về công nghiệp thép: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy luyện thép POMIDO sản xuất phối thép và thép cán công suất 650.000 tấn và nhà máy luyện thép Nghi Sơn công suất 750.000 tấn để đi vào hoạt động trong giai đoạn 2011 - 2020… Đồng thời thu hút đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thép tấm, thép định hình, thép cao cấp... tại Khu kinh tế Nghi Sơn với công suất khoảng 6 triệu tấn/năm, trước mắt phục vụ trực tiếp nhu cầu trong Khu kinh tế, nhất là cho ngành công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển trên địa bàn, tiến tới mở rộng thị trường ra cả nước và xuất khẩu. * Về cơ khí, chế tạo: Phát triển mạnh các ngành cơ khí sửa chữa, chế tạo như lắp ráp các máy móc thiết bị nặng; sửa chữa, lắp ráp các phương tiện vận tải nặng, các thiết bị nâng dỡ; sản xuất máy xây dựng, thiết bị cho xi măng, sản xuất VLXD và chế biến nông lâm thuỷ sản. Triển khai nhanh nhà máy sản xuất ô tô VEAM Bỉm Sơn và xây dựng nhà máy sản xuất đầu máy, toa xe, thiết bị và phụ kiện đường sắt ở thị xã Bỉm Sơn. Xây dựng cụm công nghiệp ô tô (cả xe con và xe tải các loại) và cơ sở sửa chữa, lắp ráp phương tiện vận tải nặng tại khu kinh tế Nghi Sơn. Đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất cơ khí tiêu dùng khác như: sản xuất thiết bị điện, điện lạnh cao cấp, kim khí xây dựng, vật liệu nhôm, linh kiện thiết bị điện tử, tin học… Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Phát huy lợi thế về nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương với quan điểm tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, trên cơ sở đầu tư công nghệ tiên tiến phát triển mạnh công nghiệp sản xuất VLXD, nhất là xi măng, tạo các sản phẩm chủ lực, đóng góp lớn cho nền kinh tế. Đầu tư xây dựng nhanh giai đoạn 2 nhà máy xi măng Nghi Sơn, nâng công suất của nhà máy lên 4,3 triệu tấn/năm; mở rộng công suất nhà máy xi măng Bỉm Sơn lên 3,8 tr.T/năm. Xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh 4,75 triệu tấn/năm; nhà máy xi măng Ngọc Lặc công suất 1,4 triệu tấn/năm… Nâng tổng sản lượng xi măng toàn tỉnh tăng lên và ổn định ở mức 18-20 triệu tấn đến năm 2015. Phát triển các ngành sản xuất VLXD khác ở khắp các địa phương trong tỉnh. Xây dựng một số cơ sở sản xuất VLXD lớn tại KKT Nghi Sơn như: nhà máy bê tông tươi 50 m3/giờ, nhà máy bê tông Asphan 100.000 m2/năm, nhà máy bê tông đúc sẵn 2-3 triệu sản phẩm/năm, nhà máy sản xuất tấm lợp 3 triệu m2/năm, các nhà máy gạch không nung 12 tr.viên/năm (tại Ngọc Lặc và Cẩm Thủy), nhà máy cửa nhựa 500.000 sản phẩm/năm... đáp ứng nhu cầu xây dựng công nghiệp và đô thị lớn trong Khu kinh tế, đồng thời cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Khuyến khích phát triển các loại hình VLXD mới như vật liệu nhựa, composit, vật liệu tổng hợp khác... thay cho các vật liệu truyền thống. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp khác trong tỉnh giai đoạn 2011 – 2020 Phát triển hợp lý các ngành công nghiệp khác dựa trên cơ sở nguồn nhân lực và nguyên liệu sẵn có trên địa bàn như: chế biến nông lâm thuỷ sản, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu... Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản Trước hết tập trung nâng cấp cải tạo, phát huy tối đa năng lực sản xuất của các cơ sở hiện có, đồng thời xây dựng mới các cơ sở chế biến khác gắn với các vùng nguyên liệu tập trung. Cụ thể là: Về sản xuất đường: Cải tạo nâng cấp các nhà máy đường Lam Sơn, Nông Cống, Việt - Đài... Phát triển ổn định vùng nguyên liệu đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho các cơ sở trên để duy trì sản lượng đường trong tỉnh ở mức trên 25 vạn tấn/năm.. Về chế biến thức ăn gia súc. Cải tạo và nâng cấp các nhà máy chế biến thức ăn gia súc hiện có. Đầu tư xây dựng mới các cơ sở chế biến thức ăn gia súc ở các huyện chăn nuôi tập trung như Nông cống, Triệu Sơn, Ngọc Lặc, Thiệu Hoá, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Thọ Xuân, Đông Sơn, Yên Định… đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi ngày càng lớn trong từng khu vực. Về sản xuất rượu, bia, nước giải khát: Cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất bia, nước giải khát hiện có. Ngoài nhà máy bia Nghi Sơn mới đưa vào sản xuất, xây dựng mới 01 nhà máy bia tại khu vực Bỉm Sơn, nâng công suất sản xuất bia trong tỉnh lên trên 200 triệu lít vào năm 2020. Đầu tư xây dựng nhà máy sữa Thanh Hoá, nhà máy sản xuất rượu chất lượng cao, nhà máy sản xuất cồn công nghiệp… phục vụ nhu cầu trong tỉnh và các địa phương lân cận. Về sản xuất giấy: Duy trì và nâng cao năng lực sản xuất của các nhà máy giấy hiện có. Đưa nhà máy giấy và bột giấy Hậu Lộc đi vào hoạt động đạt 60.000 tấn giấy và 50.000 tấn bột giấy/năm giai đoạn 2011 - 2020. Về chế biến gỗ, lâm sản: Phát triển công nghiệp chế biến gỗ, đặc biệt là sản xuất các sản phẩm đồ gỗ tinh chế phục vụ xuất khẩu. Kết hợp đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở hiện có với xây dựng một số cơ sở mới gắn với các vùng nguyên liệu gỗ tập trung như: nhà máy ván dăm, ván sợi công suất 15.000 m3/năm; nhà máy ván nhân tạo từ tre luồng công suất 16.000 m3/n; nhà máy sản xuất gỗ xuất khẩu từ ván nhân tạo công suất 5.000 tấn/năm; nhà máy chế biến lâm sản xuất khẩu Nghi Sơn... Phát triển các ngành công nghiệp chế biến lâm sản khác như chế biến măng, cánh kiến, dược liệu... Về chế biến thủy sản: Phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến thuỷ sản để tăng kim ngạch xuất khẩu. Đầu tư nâng cấp, đổi mới thiết bị nâng cao chất lượng và năng lực sản xuất của 2 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu Hoằng Trường và Lễ Môn. Đưa nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu quy mô 2.500 - 3.000 tấn/năm tại khu vực Nghi Sơn và một số cơ sở chế biến hiện đại khác ở các khu vực trung tâm thuỷ sản như thành phố Thanh Hoá, Lạch Bạng, Lạch Hới, Lạch Trường... đi vào sản xuất tạo ra các sản phẩm thủy sản xuất khẩu có giá trị cao, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Phát triển rộng rãi các hình thức chế biến truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và giải quyết lao động, đặc biệt là lao động nữ cho các địa phương ven biển. Chế biến khác: Phát triển các cơ sở sơ chế và chế biến nhỏ khác gắn với công nghệ sau thu hoạch ở các vùng nông thôn để thúc đẩy quá trình CNH nông thôn và giải quyết lao động, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Công nghiệp khai khoáng Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, nhất là các loại có tiềm năng lớn như: Crômít, sắt, đá ốp lát, đá mỹ nghệ… Đến năm 2020 sản lượng Crômít đạt 300.000 - 360.000 tấn; Ferocrom đạt 80.000 - 100.000 tấn; quặng sắt đạt khoảng 350.000 tấn. Đầu tư xây dựng mới 02 cơ sở khai thác và chế biến quặng sắt tại Ngọc Lặc và Thanh Kỳ (Như Thanh) để sản xuất gang và phôi thép cung cấp cho nhu cầu sản xuất trong tỉnh đồng thời ngừng xuất khẩu sản phẩm thô, khuyến khích xuất khẩu khoáng sản có trữ lượng lớn đã qua chế biến. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu Tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, nhất là dệt may. Đầu tư nâng cấp đổi mới thiết bị các cơ sở hiện có để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, sản phẩm... nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Đẩy mạnh thu hút các dự án mới về may mặc và sản xuất giầy da xuất khẩu vào các khu công nghiệp gần đô thị lớn như: Khu công nghiệp Bỉm Sơn, Khu công nghiệp Lễ Môn, Khu công nghiệp Đình Hương. Khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng khác như: may mặc, bao bì, giầy dép, đồ da, đồ du lịch, thể thao... tại các huyện trung du miền núi, nhất là các trung tâm huyện lỵ lớn và các thị trấn dọc đường Hồ Chí Minh để tạo nhiều việc làm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước Phát triển mạng lưới cấp điện: Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển mạng lưới cấp điện trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện để phát triển kinh tế của địa phương. Nâng cao chất lượng mạng lưới truyền tải điện bảo đảm cung cấp điện liên tục, ổn định cho khách hàng, giảm sự cố, giảm tổn thất điện năng. Từ nay đến năm 2020, xây dựng hoàn chỉnh lưới điện hạ thế và hệ thống điện chiếu sáng của Thành phố Thanh Hóa và lưới điện hạ thế của các thị xã, thị trấn huyện lỵ trong tỉnh. Hoàn thành dự án xây dựng và cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn. Từng bước hiện đại hoá toàn bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện trong tỉnh, đảm bảo cấp điện ổn định với chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Chú trọng đầu tư xây dựng các công trình thủy điện nhỏ và mạng lưới cấp điện cho các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đối với các khu vực không có khả năng phát triển điện lưới và thuỷ điện nhỏ sẽ đầu tư xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo đến trước năm 2015, 100% dân số trong tỉnh được dùng điện với tổng công suất sử dụng lên đến 5-6 tỷ kWh. Phát triển hệ thống cấp thoát nước: Xây dựng đồng bộ hệ thống cấp thoát nước với công nghệ hiện đại, tiên tiến cho các thành phố, thị xã, các khu kinh tế và KCN lớn; nâng cấp mở rộng và xây dựng mới hệ thống cấp nước cho các thị trấn, thị tứ và các khu dân cư tập trung. Ưu tiên xây dựng các nhà máy nước công suất trên 10.000 m3/ngày.đêm với công nghệ hiện đại cho Thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Nghi Sơn, Lam Sơn, Vân Du… và nhà máy nước dưới 10.000 m3/ng.đêm cho các trung tâm huyện lỵ khác. Đến năm 2020 bảo đảm cung cấp nước sạch đủ tiêu chuẩn ở các đô thị lớn với mức bình quân 180 - 200 lít/người ngày.đêm. Bên cạnh đó, chú trọng đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, đặc biệt là cho các xã vùng cao, vùng xa, vùng biên giới theo Chương trình nước sạch quốc gia, đảm bảo năm 2015 đạt 100% dân cư nông thôn trong tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Định hướng xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước ở các đô thị trong tỉnh theo hướng thoát nước thải sinh hoạt riêng và thoát nước mưa riêng, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường của các đô thị. Từ nay đến năm 2012, xây dựng đồng bộ hệ thống đường ống thoát nước và các công trình thu gom, xử lý nước thải cho Tp Thanh Hóa và các thị xã, thị trấn, các KCN, Khu kinh tế...bảo đảm thoát được 80 - 90% diện tích ở các đô thị loại II, III và 50 - 60% diện tích các đô thị loại IV và V. Đối với các KCN tập trung, xây dựng hệ thống thoát nước thải và các trạm xử lý riêng cho từng khu, đảm bảo toàn bộ nước thải (cả nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp) đều được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung, hoặc sử dụng tuần hoàn cho các mục đích khác. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề Khôi phục và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống ở khắp các địa phương trong tỉnh. Khuyến khích phát triển các làng nghề mới theo hướng tạo ra những cơ sở sản xuất vệ tinh quy mô nhỏ và vừa trong mối liên kết nhiều tầng với công nghiệp quy mô lớn ở các khu vực tập trung công nghiệp. Trước mắt, đẩy mạnh việc thực hiện các dự án khôi phục, nhân rộng và phát triển các ngành nghề tiêu biểu của tỉnh như: Nghề chiếu cói và các sản phẩm từ cói (Nga Sơn, Tx. Sầm Sơn, Nông Cống...); Nghề thêu ren (Thành phố Thanh Hóa, Thị xã Sầm Sơn, các huyện Nông Cống, Thiệu Hóa, Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hậu Lộc...): Nghề dệt lụa (Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc...), dệt thổ cẩm (Ngọc Lặc và dọc đường Hồ Chí Minh); Nghề mây tre đan (các xã đồng bằng, ven biển và một số xã miền núi thấp); Nghề làm đồ mỹ nghệ, trang sức bằng đá (Đông Sơn và dọc Quốc lộ 1A) và các nghề thủ công mỹ nghệ, chế biến đồ gỗ, chế biến thảo dược... Trong giai đoạn 2011 – 2020 nhiều xã sẽ có một hay nhiều nhóm sản phẩm nghề độc đáo. Định hướng phát triển các Khu, cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 Từ nay đến năm 2020 tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đã hình thành, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp trên địa bàn, đẩy nhanh việc đầu tư theo chiều sâu và mở rộng quy mô các khu công nghiệp hiện có, kết hợp xây dựng một số khu công nghiệp khác. Định hướng trong giai đoạn 2011 - 2020 sẽ hình thành và phát triển các khu công nghiệp sau: * Khu công nghiệp Lễ Môn: Diện tích là 87,6 ha. Xúc tiến đầu tư, đẩy nhanh tiến độ lấp đầy và hoàn thiện hạ tầng KCN. Định hướng phát triển KCN Lễ Môn trở thành một KCN sạch để bảo vệ cảnh quan môi trường trung tâm tỉnh tại các khu vực thành phố Thanh Hóa và thị xã du lịch Sầm Sơn với các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp có hàm lượng khoa học cao. * Khu công nghiệp Bỉm Sơn. Giai đoạn 2011 – 2020 nâng tổng diện tích lên 1.000 ha, tỷ lệ lấp đầy KCN lên trên 70%. Các ngành công nghiệp dự kiến thu hút vào khu công nghiệp gồm: công nghiệp cơ khí, công nghiệp xi măng, công nghiệp VLXD, công nghiệp dệt may, da giầy, thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng khác. * Khu công nghiệp Lam Sơn. Diện tích sau năm 2010 mở rộng KCN lên 300 ha. Tiếp tục phát triển ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản đi đôi vơi việc xây dựng vùng nguyên liệu một cách có quy hoạch làm cơ sở gọi đầu tư dự án. Ngoài các cơ sở công nghiệp hiện có dự kiến sẽ thu hút các ngành công nghiệp khác như: công nghiệp VLXD, cơ khí, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng… * Khu công nghiệp Đình Hương: Diện tích ban đầu 28 ha, sau năm 2010 đã mở rộng lên 330 ha trên cơ sở sát nhập khu công nghiệp Đình Hương và cụm công nghiệp Tây Bắc ga, nâng tỷ lệ lấp đầy KCN lên trên 70% vào năm 2020. * Các khu công nghiệp tại Khu kinh tế Nghi Sơn: Tại Khu kinh tế Nghi Sơn sẽ hình thành và phát triển một số khu, cụm công nghiệp được xác định là giữ vai trò động lực, hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực Bắc miền trung. Định hướng của tỉnh là xây dựng Nghi Sơn thành khu kinh tế tổng hợp liên vùng, có nội dung hoạt động rộng, đa chức năng với Khu liên hợp lọc hóa dầu, khu đóng mới và sửa chữa tàu biển Nghi Sơn, trung tâm nhiệt điện Nghi Sơn, khu nhà máy xi măng Nghi Sơn, KCN Nghi Sơn, tập trung phát triển vào các ngành công nghiệp lọc hóa dầu và sau hóa dầu, công nghiệp cơ khí chế tạo động cơ, đóng tàu, tự động hóa, công nghiệp chế biến thực phẩm công nghệ cao trong đó ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ tiên tiến, không gây ảnh hưởng tới môi trường, từ đó hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và cạnh tranh cao. * Khu công nghiệp Tây Nam Thanh Hóa: bố trí tại xã Thanh Kỳ, trên tuyến đường ngang Bãi Trành-Nghi Sơn với diện tích 300 ha. Các dự án dự kiến thu hút vào KCN gồm công nghiệp chế biến nông lâm sản, khoáng sản và sản xuất VLXD… Đây sẽ là KCN có vai trò hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp và đô thị của vùng Tây Nam tỉnh. Ngoài ra, tỉnh đã tiến hành nghiên cứu, triển khai hình thành thêm một số KCN như KCN Ngọc Lặc, KCN Thạch Quảng – Thạch Thành... đã, đang và sẽ trở thành nhân tố thúc đẩy phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới. Ngoài các KCN trên, Thanh Hóa còn định hướng phát triển các cụm công nghiệp, cụm làng nghề quy mô nhỏ và vừa ở các huyện thị trong tỉnh, từng bước hình thành hệ thống các KCN, cụm công nghiệp, cụm làng nghề, tạo các cực tăng trưởng bền vững. Phấn đấu đến 2020 tất cả các xã đồng bằng và khoảng 50% số xã miền núi có cụm làng nghề, thực hiện phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH. Định hướng phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ Trước những yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới, căn cứ vào điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội của tỉnh, từ nay đến năm 2020, định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo 3 vùng kinh tế: Vùng Đồng bằng Vùng có địa hình bằng phẳng, dân cư đông đúc, kết cấu hạ tầng khá phát triển… nên có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế tổng hợp. Vì vậy hiện nay vùng đang giữ vai trò quan trọng mang tính động lực trong phát triển kinh tế của tỉnh, đồng thời là đầu mối giao lưu kinh tế giữa tỉnh với các địa phương khác trong nước. Định hướng phát triển công nghiệp của vùng đến năm 2020 là: Phát triển công nghiệp theo hướng hình thành và phát triển các khu cụm công nghiệp tập trung với các ngành chủ lực như đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm, xi măng, công nghiệp nhẹ, điện tử tin học, các ngành công nghệ cao. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, nâng cao tỷ lệ lấp đầy các KCN hiện có như: KCN Lễ Môn, KCN Bỉm Sơn, KCN Lam Sơn, KCN Đình Hương... Đồng thời, phát triển các cụm công nghiệp, TTCN và công nghiệp làng nghề ở nông thôn để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vùng ven biển Đây là vùng có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế tổng hợp, đặc biệt là kinh tế biển, phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp cơ bản, công nghiệp VLXD, du lịch và dịch vụ… đồng thời là cửa ngõ của tỉnh cũng như của vùng Bắc Trung Bộ để giao thương với khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn 2011 – 2020, hướng phát triển của vùng là: Tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển mạnh và toàn diện vùng ven biển. Đầu tư phát triển nhanh kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Nghi Sơn và đô thị mới Nghi Sơn theo quy hoạch để thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển trong vùng. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế gần cảng và các ngành công nghiệp cơ bản. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các KCN và các dự án công nghiệp lớn như xi măng Nghi Sơn, xi măng Công Thanh, nhiệt điện Nghi Sơn, nhà máy đóng mới và sữa tàu biển Nghi Sơn... Chuẩn bị điều kiện để sớm hoàn thiện Khu liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn và các cơ sở sản xuất sản phẩm sau hóa dầu. Vùng Trung du Miền núi Đây là vùng có nhiều khó khăn do điều kiện địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển và trình độ dân trí còn thấp. Tiềm năng phát triển chủ yếu của vùng là kinh tế rừng, phát triển cây công nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai thác, chế biến khoáng sản... Hướng phát triển của vùng đến năm 2020 như sau: Phát triển trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh gắn với công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản. Hình thành các vùng rừng nguyên liệu tập trung quy mô lớn cung cấp cho công nghiệp giấy và chế biến gỗ xuất khẩu. Xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp có lợi thế như cao su, mía, dứa và các vùng chăn nuôi tập trung cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp phù hợp với tiềm năng thế mạnh của từng khu vực như công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản (quặng Crôm, quặng sắt), sản xuất VLXD…, công nghiệp điện năng (thủy điện vừa và nhỏ); công nghiệp chế biến nông lâm sản (sản xuất giấy, bột giấy, chế biến gỗ ván ép, ván sàn xuất khẩu, chế biến thịt, chế biến cao su, mía đường, sản xuất thức ăn gia súc…). Xây dựng một số khu cụm công nghiệp, cụm làng nghề nông thôn với quy mô phù hợp gắn với việc bố trí lại dân cư và các điểm đô thị mới dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh. Mục tiêu Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng tăng mạnh các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp chế tác.... Đến năm 2020 về cơ bản Thanh Hóa có một nền công nghiệp vững chắc với cơ cấu hiện đại. Trong giai đoạn 2011 – 2020: Tăng trưởng GDP công nghiệp – xây dựng đạt trên 21,5%/năm (giai đoạn 2011 – 2015 đạt 21,4% và giai đoạn 2016 – 2020 đạt 21,6%/năm), trong đó riêng ngành công nghiệp đạt 22 – 23%/năm. Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế năm 2020 chiếm 49 – 50%, trong đó công nghiệp chiếm 33,5 – 40% Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 17,5 – 18,5% Tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp từ 11,9% /năm đến 12,9%/năm. III. GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Tăng cường nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, điều hành của Nhà nước đặc biệt là trong công tác quy hoạch và quản lý vốn đầu tư Về công tác quy hoạch, chính quyền tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy hoạch phát triển nội bộ từng ngành công nghiệp. Cải cách có hiệu quả thủ tục hành chính tạo hành lang pháp lý thông thoáng về cơ chế chính sách, nội dung, quy trình điều hành quản lý Nhà nước về công nghiệp trong địa bàn tỉnh nhất là thủ tục đăng ký sản xuất kinh doanh, thủ tục đầu tư, thuê đất. Đồng thời quản lý Nhà nước về công nghiệp – TTCN trên địa bàn theo một đầu mối thống nhất, từ đó xác định vai trò, trách nhiệm chính của UBND cấp huyện, xã về phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, ngành nghề TTCN, các cụm công nghiệp, cụm làng nghề, nâng cao năng lực quản lý, trình độ nhận thức, hiểu biết về công nghiệp – TTCN và công nghiệp nông thôn. Kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý công nghiệp trên địa bàn huyện, xã. Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư thống nhất giữa các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh và trung ương. Củng cố và kiện toàn các cơ quan chức năng liên quan đến việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ hoạch định chiến lược cho đầu tư phát triển công nghiệp, cấp phát và quản lý các nhiệm vụ đầu tư, quyết toán công trình, phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, nhằm khác phục tình trạng nhiều khâu trung gian là cơ sở gây nên tình trạng phân tán, thất thoát vốn và chậm tiến độ thì toàn bộ lượng vốn đã có kế hoạch đầu tư cho các dự án công nghiệp thuộc địa phương nào nên giao cho địa phương đó quản lý, giám sát, phân bổ và sử dụng theo dự án đầu tư đã được các Bộ, ngành hữu quan thẩm định để có hiệu quả hơn. 2. Các giải pháp huy động đầu tư Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và phát triển ngành công nghiệp với tốc độ cao, dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đến năm 2020 như sau: Bảng 3.3.1 : Dự báo vốn đầu tư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 -2020 Chỉ tiêu 2010 2015 2020 1. Tổng GDP (tỷ đ.giá hh) 34.544 82.259 211.661 - Nông, lâm nghiệp 8.335 12.767 21.342 - Công nghiệp - XD 14.040 39.182 109.915 - Dịch vụ 12.169 30.310 80.404 2. Hệ số ICOR (lần) 2011-2015 2016-2020 2011-2020 Toàn bộ nền kinh tế 3,2 3,4 3,4 - Nông, lâm nghiệp 2,8 3,0 2,8 - Công nghiệp - XD 3,5 3,7 3,6 - Dịch vụ 3,0 3,2 2,9 3. Vốn ĐT (tỷ đ.giá hh) 2011 - 2015 2016 - 2020 2011 - 2020 Toàn bộ nền kinh tế 115.691 336.317 452.009 - Nông, lâm nghiệp 9.556 19.807 29.363 - Công nghiệp - XD 65.996 196.285 262.282 - Dịch vụ 40.139 120.225 160.364 Ghi chú: (*) Giai đoạn 2011-2020 ước tính vốn đầu tư cho 70% phần GDP tăng thêm, còn 30% GDP tăng thêm là do các yếu tố: cơ chế chính sách khoa học-công nghệ và các công trình xây dựng trong giai đoạn trước tạo ra. Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến 2020 Như vậy, tổng nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh cả thời kỳ 2011 - 2020 dự báo khoảng 452 ngàn tỷ đồng (giá hiện hành), trong đó nhu cầu vốn đầu từ cho ngành công nghiệp khoảng 265 ngàn tỷ đồng. Đây là một khối lượng vốn rất lớn, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ và tích cực để thu hút mọi nguồn vốn có thể, đồng thời có kế hoạch sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế. Xác định các dự án công nghiệp, công trình, các địa bàn ưu tiên và quy mô ưu tiên để gọi vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh vào phát triển sản xuất công nghiệp. Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích theo dự án thông qua đấu thầu, giảm tình trạng lãng phí, thất thoát vốn nhất là trong khâu thi công xây dựng. Nâng cao chất lượng và đổi mới các hoạt động tài chính ngân hàng trên địa bàn. Tạo các cơ chế phù hợp để mở rộng hình thức tự bổ sung vốn của các doanh nghiệp và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, đặc biệt là các Tập đoàn tài chính lớn tầm cỡ khu vực và quốc tế mở chi nhánh và văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh. Từng bước hình thành thị trường vốn trên địa bàn, đơn giản hoá các thủ tục cấp phát nhằm cải thiện môi trường vốn đầu tư. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát vốn đối với các doanh nghiệp; phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ đầu tư. Đối với nguồn vốn NSNN: Thanh Hóa là một tỉnh nghèo, chưa có tích luỹ nên nguồn vốn đầu tư từ NSNN được coi là nguồn chủ yếu. Do vậy cần phải có cơ cấu nguồn thu ngân sách phải bảo đảm được nhu cầu vốn cho công nghiệp. Như vậy, một mặt Nhà nước cần quan tâm dành nguồn vốn ngân sách và tín dụng ưu đãi để hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong tỉnh, các dự án công nghiệp trọng điểm trên địa bàn nhằm thực hiện đúng tiến độ, mặt khác tỉnh cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển công nghiệp để tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Đối với nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp và nhân dân: trong thời gian tới, nguồn vốn này sẽ giữ vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Để huy động cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư; tăng cường liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài tỉnh, đồng thời có các biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tiếp tục đề nghị Trung ương ban hành các chính sách ưu đãi đối với các tỉnh thuộc phạm vi Nghi quyết 37 TW và Nghị quyết 39 TW của Bộ chính trị như: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn, giảm thuế xuất nhập khẩu, giảm tiền thuê đất... đối với mọi tổ chức cá nhân trong tỉnh, trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đối với nguồn vốn nước ngoài (gồm 2 nguồn chính là vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI): Nguồn vốn này không chỉ tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và mở rộng thị trường. Tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các thế mạnh của địa phương ra nước ngoài, quảng bá vị trí, vai trò và khả năng thu hút đầu tư vào các khu kinh tế động lực, các khu, cụm công nghiệp trọng điểm... Có chính sách khuyến khích (ưu tiên cho thuê các lô đất tốt, hỗ trợ vốn...) đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu cụm công nghiệp, khu kinh tế nhất là vào khu kinh tế Nghi Sơn. Kết hợp nhiều hình thức liên doanh liên kết trong đó có cả hình thức 100% vốn nước ngoài. Tỉnh cần chuẩn bị năng lực nội tại để đón nhận, lựa chọn và tham gia bình đẳng trong quan hệ hợp tác, đầu tư với bên ngoài. 3. Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đáp ứng đất đai xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp Về hạ tầng KCN, cụm công nghiệp: tỉnh khắc phục một phần tình trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng bằng cách hỗ trợ một phần chi phí giải phóng mặt bằng và san lấp theo quy định hiện hành. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, TTCN với phát triển kết cấu hạ tầng và quá trình đô thị hoá trên từng địa bàn. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN, cụm công nghiệp tập trung vào các hạng mục quan trọng như đường giao thông, điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải, nhà ở và dịch vụ công cộng cho người lao động. Trong giai đoạn 2011 – 2020, giải quyết đồng bộ vấn đề hạ tầng cơ sở sản xuất trong và ngoài hàng rào KCN trước khi xây dựng cơ sở sản xuất trong KCN. Khuyến khích địa phương xây dựng hạ tầng cụm nghề xã, hạ tầng làng nghề bằng các nguồn nội lực với sự hỗ trợ thêm của Nhà nước. Về hạ tầng kỹ thuật xã hội: Riêng đối với hệ thống giao thông đường bộ, đường sông, đường biển phải bảo đảm tính liên hoàn, liên kết trong toàn vùng, giữa các địa phương trong tỉnh. Xây dựng magnj lưới giao thông nội vùng nguyên liệu nông lâm sản trọng điểm phục vụ cho công nghiệp chế biến, thực hiện đầu tư từng bước để khai thác triệt để hệ thống vận tải đường sông, xây dựng các cảng, bến sông kết hợp sửa chữa phương tiện thủy nhỏ tại các địa điểm thuận lợi như Cửa Lạch Trường, Cẩm Thủy, Mục Sơn... Đồng thời, sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Chuyển đổi một phần quỹ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, huy động tối đa diện tích đất chưa sử dụng nhằm phục vụ cho mục đích xây dựng kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất công nghiệp phục vụ cho phát triển công nghiệp. 4. Giải pháp về thị trường và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp Để tiềm năng địa phương trở thành lợi thế mạnh trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế công nghiệp, giải quyết khâu đầu vào cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác, Thanh Hóa cần tập trung phát triển một số loại nguyên liệu chủ lực, đảm bảo cung cấp đủ theo yêu cầu chế biến tập trung, chế biến phân tán và nhu cầu khác. Xây dựng vùng nguyên liệu và tổ chức vận động người canh tác thực hiện canh tác đúng quy hoạch, tiêu thu sản phẩm công nghiệp chế biến theo đúng hợp đồng đã ký. Tăng cường điều tra cơ bản, đánh giá một cách đầy đủ tiềm năng các mỏ khoáng sản để xây dựng kế hoạch khai thác phù hợp và hiệu quả. Bên cạnh khâu đầu vào, các cấp chính quyền tỉnh cũng tập trung giải quyết khâu đầu ra cho ngành công nghiệp của tỉnh. Tỉnh cần thực hiện tăng cường vai trò, tác động xúc tiến thương mại, phát triển, củng cố mối quan hệ chặt chẽ theo ngành dọc với các Bộ, ngành của Trung ương để nắm bắt được thông tin nhanh nhạy nhất về các biến động thị trường trong nước và quốc tế, cùng với xu thế mới trong phát triển công nghiệp. Trong giai đoạn 2011 – 2020, tập trung xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa để các doanh nghiệp có khả năng tiếp thị sản phẩm và nghiên cứu thị trường cũng như hoạt động quảng cáo để quảng bá thương hiệu và sản phẩm công nghiệp của tỉnh trong phạm vị cả nước và thế giới khắc phục những yếu kém, thiếu sót trong giai đoạn trước từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn. Tiến hành điều tra đầy dủ về khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Thanh Hóa. Thành lập Quỹ hỗ trỡ xuất khẩu ngành hàng, cùng với việc hình thành các Hội theo ngành nghề công nghiệp – TTCN. 5. Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời đó cũng là chiến lược về con người. Để phát triển nguồn nhân lực tỉnh cần giải quyết đồng bộ mối quan hệ qua lại lẫn nhau trên cả ba mặt chủ yếu: Giáo dục đào tạo nguồn nhân lực; Sử dụng nguồn nhân lực và tạo việc làm. Trong đó giáo dục đào tạo bao gồm cả giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục hướng nghiệp; Đào tạo nhân lực bao gồm giáo dục chuyên nghiệp, dậy nghề, tái tạo nguồn nhân lực hiện có. Sử dụng nguồn nhân lực và tạo việc làm là bố trí việc làm phù hợp với khả năng nhằm mang lại năng suất lao động, hiệu quả công việc cao nhất. Dự báo đến năm 2020, số lao động trong độ tuổi của tỉnh Thanh Hóa sẽ là 3 triệu người. Đây là nguồn lực rất quan trọng để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới, tuy nhiên đó cũng là áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm. Để đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Tăng cường đào tạo lực lượng cán bộ có trình độ cao (tiến sỹ, thạc sỹ). Mở rộng các hình thức đào tạo, dạy nghề, trong đó tập trung vào các ngành nghề như: xây dựng, khai khoáng, sản xuất VLXD, cơ khí chế tạo, điện, hóa dầu, ngoại ngữ, tin học, chế biến nông, lâm thuỷ sản, quản lý kinh tế... bằng nhiều hình thức, kể cả chính quy, tại chức, ngắn hạn, dài hạn.. Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức đào tạo và tuyển dụng lao động của địa phương. Tăng cường năng lực đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn, tiến tới thành lập trường đại học đa ngành để mở rộng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh và cả Bắc Trung Bộ. Chú trọng đầu tư cho các trung tâm dạy nghề, trang bị tốt về phương tiện và cơ sở vật chất, củng cố đội ngũ cán bộ giảng dạy, nâng cao khả năng đào tạo. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lực lượng lao động của tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh liên kết giữa cơ sở đào tạo của tỉnh với các trung tâm đào tạo, dạy nghề ở Hà Nội để mở rộng quy mô và các hình thức đào tạo cho lực lượng lao động của tỉnh. Ưu tiên đào tạo công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao. Chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ để tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới. Mở rộng dạy nghề, truyền nghề bằng nhiều hình thức thích hợp. Có chính sách khuyến khích các nghệ nhân truyền nghề và hỗ trợ học nghề cho lực lượng lao động. Chính sách cấp học bổng cho những người nghèo có năng lực học tốt, cho các đối tượng chính sách xã hội. Tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm trong các ngành công nghiệp cho lực lượng lao động của tỉnh, nhất là lực lượng lao động trẻ. Coi trọng công tác giáo dục đào tạo ở các địa phương miền núi. Xây dựng chính sách ưu tiên đặc biệt trong đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở công nghiệp ở vùng biên giới, vùng cao đặc biệt khó khăn để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật lao động. Hoàn thiện cơ chế bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, trợ cấp xã hội, vận động nhân dân thực hiện tôt công tác kế hoạch hóa gia đình. 6. Giải pháp về khoa học – công nghệ Một trong những vấn đề mấu chốt để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm là không ngừng đổi mới công nghệ. Do vậy cần coi trọng công tác khoa học công nghệ, trước hết tập trung vào các khâu trọng yếu, các chương trình phát triển và ứng dụng, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển. Các giải pháp về khoa học- công nghệ đòi hỏi phải gắn với các giải pháp về vốn đầu tư, về phát triển nguồn nhân lực tạo ra nhóm giải pháp cơ bản nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực vào thực hiện phát triển ngành công nghiệp của tỉnh. Cụ thể Trong vốn xây dựng cơ bản của NSNN cần dành một tỷ lệ thích đáng tùy theo từng ngành cho đổi mới công nghệ, đảm bảo tốc độ tăng chi phí cho đổi mới công nghệ cao hơn tốc độ tăng đầu tư cơ bản chung. Bên cạnh đó cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư khoa học và công nghệ. Dành một phần vốn đầu tư cho việc tăng cường các cơ quan làm dịch vụ khoa học công nghệ (đo lường, kiểm tra sản phẩm…). Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất như: miễn thuế đối với phần vốn của doanh nghiệp dành cho đổi mới công nghệ. Miễn giảm thuế có thời hạn cho các doanh nghiệp sản xuất thử. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới và hiện đại hóa công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đa dạng hoá các nguồn vốn nhằm tăng lượng đầu tư cho công tác triển khai đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp của tỉnh. Đối với ngành công nghiệp giai đoạn 2011 – 2020 Thanh Hóa cần tăng cường công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, cơ khí chế tạo, sản xuất VLXD, vật liệu mới... đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương. Áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến để nâng cao chất lượng, tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, nhất là đối với các sản phẩm có lợi thế của tỉnh như: các sản phẩm gỗ, mía, dứa, rau, quả, hàng thuỷ sản... Chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật để phát triển các làng nghề, các nghề TTCN. Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm từ vật liệu mới hỗn hợp, vật liệu composite, vật liệu giữ ẩm cho cây trồng... Thực hiện các biện pháp để phát triển mạnh nguồn nhân lực cho khoa học-công nghệ, tăng cường lực lượng khoa học cho cấp cơ sở. Có chính sách đặc biệt để thu hút các cán bộ khoa học về công tác tại Thanh Hóa và chuyển giao công nghệ cho tỉnh. 7. Giải pháp đầu tư phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường Môi trường và bảo vệ môi trường đang là vấn đề quan tâm của mọi địa phương nói chung và Thanh Hóa nói riêng do đó chính quyền tỉnh cần dành một tỷ lệ đầu tư thích đáng tạo hành lang xanh bao quanh các khu vực nhà máy, KCN. Tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời yêu cầu các cơ sở sản xuất tập trung vào các KCN, cụm công nghiệp nơi có điều kiện xử lý tập trung nguồn phế thải. Đầu tư nhiều hơn cho công nghiệp xử lý chất thải, xây dựng quy chế quản lý chất thải, quản lý nguồn gây ô nhiễm, tính đúng tính đủ các chi phí về bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư công nghiệp mới. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho các bộ phận quan trắc và phân tích môi trường. Củng cố và kiện toàn biên chế bộ máy quản lý môi trường ngang tầm với nhiệm vụ và yêu cầu của thời kỳ CNH – HĐH. Đồng thời thực hiện tố công tác đánh giá tác động môi trường, thục hành tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Đến năm 2020, tỉnh hướng tới chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ngày càng hiện đại với việc phát triển các ngành công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. KẾT LUẬN Qua quá trình phân tích và tìm hiểu thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ta có thể thấy rõ được tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trong quá trình thực hiện CNH – HĐH hiện nay, tạo ra bước chuyển biến căn bản về chất, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nhanh, vững chắc gắn liền với yếu tố hiện đại, theo hướng công nghệ cao, nhằm đem lại giá trị kinh tế lớn, nhận biết các ngành có lợi thế so sánh trong giai đoạn trước mắt và tương lai đang thực sự trở thành vấn đề hết sức cần thiết trong việc phát huy hiệu quả thế mạnh, lợi thế của từng vùng, tùng ngành, góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh của ngành công nghiệp Thanh Hóa nói riêng và các tỉnh khác nói chung trong những năm tới. Vì vậy, để đạt được mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 do Đảng và chính quyền tỉnh đề ra, ngoài sự quyết tâm trong công tác chỉ đạo của chính quyền các cấp, sự nỗ lực của nhân dân tỉnh Thanh Hóa thì quá trình thực hiện luôn cần phải gắn với sự định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp giai đoạn 2011 – 2020. Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương quan tâm ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tín dụng Nhà nước và nguồn vốn ODA để đầu tư dứt điểm các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, các dự án và công trình trọng điểm trên địa bàn phục vụ cho phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Đây là một đề tài rộng, với kiến thức của em còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong được thầy, cô giáo, các cán bộ chuyên môn đóng góp ý kiến và chỉ bảo để bài viết được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2000 – 2004 Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa 2008 – Nhà xuất bản thống kê Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Sở công nghiệp, “Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 – 2010, dự báo đến năm 2020 (điều chỉnh)”. Sở kế hoạch và đầu tư Thanh Hóa, “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 tỉnh Thanh Hóa”. Chuyên đề đánh giá tác động của bối cảnh quốc tế và trong nước đối với phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2006), “Thanh Hóa tiềm năng và cơ hội đầu tư”, Nhà xuất bản Thanh Hóa. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2010 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2007. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2008. Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn năm 2020. Giáo trình “Kinh tế phát triển” - chủ biên GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng - NXB lao động – xã hội (2006). Giáo trình “Kế hoạch hóa phát triển” – chủ biên PGS.TS Ngô Thắng Lợi – NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010. Các Website: www.mpi.gov.vn www.vietnamplus.vn www.thanhhoa.gov.vn www.vietbao.vn www.cpv.org.vn www.baothanhhoa.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25675.doc
Tài liệu liên quan