Chuyên đề Định hướng và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động triển khai dự án FDI

Trong thời gian qua Bộ kế hoạch và đầu tư có nhiều chuyển biến trong công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể là việc thành lập Cục đầu tư nước ngoài nhằm chuyên biệt hoá công tác thu hút đầu tư nước ngoài. Đây cũng là tiền đề để đến năm 2005 Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Để tạo cho môi trường đầu tư ở Việt Nam thông thoáng hơn với hành lang pháp lý tốt, kiểm soát được tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là có đủ sức cạnh tranh với môi trường đầu tư các nước trong khu vực. Vì vậy các nhà quản lý trong bộ máy quản lý nhà nước cần có sự đầu tư nghiên cứu vấn đề triển khai thực hiện dự án FDI tại Việt Nam và xxay dựng một hệ thống luật pháp đầu tư trực tiếp nươc ngoài hoàn thiện.

doc20 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Định hướng và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động triển khai dự án FDI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong những năm qua, thực hiện chủ chương của Đảng về mở rộng quan hệ đối ngoại tranh thủ các nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta đã đạt được nhũng thàn tựu quan trọng trọng việc mở rộng kinh tế đối ngoại, trong đó có việc mở rộng mạnh mẽ quan hệ hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Việc đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế về đầu tư đã đóng góp tích cực vào việc tăng cường tính hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư, tạo điều kiện để Việt Nam mở rộng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, công nghệ hiện đại và kỹ năng quản lý, chuyển dịch cơ cấu theo định hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá góp phần thúc đẩy nâng cao năng lực xuất khẩu, tạo những cơ hội và ưu thế mới để tham gia có hiệu quả vào quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu và khu vực. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triể, lĩnh vực FDI con khá mới mẻ do vậy công tác thu hút và triển khai thực hiện dự án FDI nói chung và trong công nghiệp nói riêng còn một số những vướng mắc và bất cập như công tác cấp giấy phép đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng……. Việc nghiên cứu một cách toàn diện về cơ sở lý luận, tổng kết thực tiễn từ đó phân tích đánh giá triển khai thực hiện dự án FDI tại Việt Nam trong thời gian qua và tìm ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI là hết sức cần thiết. Mục đích của đề tài. - Khái quát về triển khai thực hiện dự án FDI. - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt ưôjng triển khai dự án FDI trong công nghiệp - Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp thúc đẩy triển khai dự án FDI trong công nghiệp. Đối tượng phạm vi nghiên cứu. - Chuyên đề: nghiên cứu tình hình thu hút và triển khai dự án FDI trong công nghiệp giai đoạn 1988 đến quí I năm 2004. Các dự án trong công nghiệp sau khi được cấp giấy phép đầu tư, Các dự án không còn hiệu lực theohình thức đầu tư, theo địa bàn đầu tư, thực hiện vốn…… Phương pháp nghiên cứu. Chuyên đề sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đanhs giá các số liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu. Kết cấu. Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chuyên đề có kết cấu theo 3 chương. Chương I : Cơ sở lý luận về triển khai thực hiện dự án FDI sự cần thiết phải triển khai thực hiện dự án FDI trong công nghiệp Việt Nam. Chương II : Phân tích thực trạng hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong công nghiệp Việt Nam. Chương III : Định hướng và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động triển khai dự án FDI Chương I: Cơ sở lý luận về triển khai thực hiện dự án FDI và sự cần thiết phải tăng cường triển khai thực hiện các dự án FDI trong công nghiệp Việt Nam. I. Một số vấn đề chung về dự án FDI. 1. Khái niệm về FDI và dự án FDI. a. Khái niệm FDI. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các nhà đầu tư quốc gia này bỏ vốn vào các quốc gia khác theo một chương trình đã hoạch định trong một khoảng thời gian dài nhằm đáp ứng những nhu cầu của thị trường và mang lại lợi ích ớn hơn cho chủ đầu tư và cho xã hội. b. Khái niệm dự án FDI. Dự án FDI là những dự án đầu tư do các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân ở nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân ở nước tiếp nhận (nước sở tại) bỏ vốn đầu tư, trực tiếp quản lý và điều hành. 2. Vai trò của dự án FDI đối với sự phát triển kinh tế các quốc gia. - Tạo việc làm. - Chuyển giao công nghệ. - Tác động tích cực đối với đầu tư trong nước. - Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. - Nâng cao trình độ lao độngtrong nước - Đẩy mạnh xuất khẩu. - Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 3. Các đặc trưng của dự án FDI. - Quyết định đầu tư thường là quyết định tài chính. - Đầu tư là hoạt động có tính chiến lược nên cần phải có thời gian dài - Đầu tư luôn luôn có chi phí và kết quả. - Đầu tư là hoạt động cần có sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. - Đầu tư là hoạt động mang nặng tính rủi do. * Ngoài những đặc trưng nói trên, các dự án FDI còn mang những tính chất đặc thù. - Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc tự mình quản lý, diều hành đối tượng bỏ vốn. - Các bên tham gia vào dự án FDI có quốc tịch khác nhau, đồng thời thường sử dụng nhiều ngôn nghữ khác nhau. - Dự án FDI chịu sự chi phối đồng thời nhiều hệ thống pháp luật. - Có sự gặp gỡ, cọ xát giữa các nền văn hoá khác nhau trong quá trình hoạt động của dự án. - Các dự án FDI được thực hiện thông qua nhiều hình thức đầu tư có tính đặc thù. Đó là việc hình thành các pháp nhân mới có yếu tố nước ngoài, hoặc là sự hợp tác đa quốc gia trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc BOT. - Hầu hết các dự án FDI đều gắn liền với quá trình chuyển giao công nghệ với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. - Cùng có lợi được các bên coi là phương trâm chủ đạo, là nguyên tắc cơ ban để giải quyết quan hệ giữa các bên trong mọi giai đoạn của dự án FDI. 4. Phân loại dự án FDI. - Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh của các dự án FDI. + Dự án FDI trong lĩnh vực công gnhiệp. + Dự án FDI trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. + Dự án FDI trong lĩnh vực dịch vụ. - Căn cứ vào hình thức đầu tư của các dự án FDI. + Dự án hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng (BCC). + Doanh nghiệp liên doanh (JV). +Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. + Dự án BOT và các hình thức phát sinh của nó. - Căn cứ vào qui mô của các dự ánFDI. + Dự án qui mô nhỏ. + Dự án qui mô vừa. + Dự án qui mô lớn. - Căn cứ vào địa điểm đầu tư của các dự ánFDI. + Dự án FDI ở tỉnh A. + Dự án FDI ở tỉnh B…….. - Căn cứ vào mức độ tập trung của các dự án FDI. + Dự án đầu tư vào các khu đầu tư tập trung như đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. + Dự án đầu tư độc lập. - Căn cứ vào tính chất vật chất của các dự án FDI. + Dự án FDI có tính chất vật chất. + Dự án FDI có tính chất phi vật chất. 5. Các giai đoạn trong chu trình của dự án FDI. a. Giai đoạn hình thành dự án FDI. - Xây dựng dự án FDI cơ hội. - Tìm chọn đối tác nước ngoài và xúc tiến ký kết hợp đồng. - Lập hồ sơ dự án FDI gửi lên cơ quan cấp giấy phếp có thẩm quyền. - Thẩm định dự án FDI hoặc đang ký đầu tư. * Cấp giấy phép đầu tư hoặc gửi thông báo bổ dự án cho chủ đầu tư. Mục đích của giai đoạn này : Từ những đánh giá các dự án tham gia đầu tư chon ra được những dự án khả thi đáp ứng được những điều kiện của cả hai bên chủ đầu tư cũng như nước tiếp nhận đầu tư về khả năng đáp ứng thị trường, địa điểm thực hiện dự án, công nghệ, nguồn vốn….. để cấp giấy phép đầu tư. b. Giai đoạn triển khai thực hiện dự án FDI. - Xúc tiến các thủ tục nhận đát hoặc thê đất. - Hình thành bộ máy quản trị dự ánvà thực hiện các thủ tục hành chính của pháp nhân mới. - Chuẩn bị mặt bằng thi công, công trình. - Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng công trình. - Lập hồ sơ xin duyệt thiết kế xây dựng và triển khai xây dựng công trình. - Tổ chức đấu thầu xây dựng, mua sắm thiết bị. - Tiến hành góp vốn theo tiến độ thỏa thuận. - Ký kết hợp đồng với các nhà thầu để thực hiện dự án. - Xin duyệt kế hoạch nhập khẩu để xây dựng cơ bản tạo tài sản cố định. - Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng. - Tuyển dụng và đào tạo lao động. * Mục đích của giai đoạn này là đảm bảo tiến độ và quĩ thời gian cho phép nhằm đưa dự án FDI đi vào khai thác đúng dự kiến trong hồ sơ dự án FDI. c. Các giai đoạn khai thác và vận hành dự án FDI. - Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghệp có vốn FDI. - Hoạch định chương trình kinh doanh. - Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp có vốn FDI. - Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp có vốn FDI. - Quản trị tài chính trong doanh nghiệp có vốn FDI. - Quản trị hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp có vốn FDI. - Quản trị tranh chấp và thanh lý tài sản trong doanh nghiệp có vốn FDI. * Mục đích của giai đoạn này nhăm đưa các dự án FDI hoạt đông co hiêu quả thong qua việc qua các công việc quản trị nhằm thu được lọi nhuận tối đa, tránh những rui ro trong hoạt động kinh doanh. d. Giai đoạn kết thúc hoạt động của dự án. * Mục đích để biết đước các nhà đầu tư có tiếp tục kéo dài thêm hoạt động của dự an nữa không khi hết han của dự án. Hoặc các dự án FDI phải giải thể trước thời han vì các lý do khac nhau như phá sản, rút giấy phép trước thời hạn. II. Triển khai thực hiện dự án FDI. 1. Khái niệm và ý nghiĩa của giai đoạn triển khai thực hiện dự án. a. Khái niệm về triển khai thực hiện dự án FDI. Triển khai dự án FDI là quá trình các nhà quản trị giao dịch với các cơ quan quản lý nước sở tại và thực hiện các công việc cụ thể để biến các dự kiến trong dự án khả thi thành hiện thực, nhằm đưa các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư vào xây dựng và hoạt động. b. ý nghĩa của giai đoạn triển khai thực hiện dự án FDI. Sau khi được cấp giấy phép đầu tư, một dự án FDI nhanh chóng đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay khong phụ thuộc rát nhiều vào công việc trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án. Có nhiều dự án FDI sau khi được cấp giấy phép đã không thể đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh được vì khong hoàn tất được một số công việc của giai đoạn triển khai dự án…. Vì vậy việc hoàn thành tất các công việc trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án là hết sức quan trọng để một dự án FDI di vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng và thuận lợi. 2. Các yêu cầu cơ bản của triển khai thực hiện dự án FDI. - Triển khai đúng pháp luật. - Triển khai đúng tiến độ. - Phân công công việc phải khoa học và phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu các bộ phận trong quá trình triển khai dự án FDI. - Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư triển khai tốt nhất dự án đã được cấp giấy phép, đầu tư trên cơ sở bảo đảm vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước. 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thu hút và triển khai thực hiện dự án FDI. a. Các nhân tố đối với nước tiếp nhận đầu tư. - Hệ thống luật pháp qui định về triển khai thực hiện dự án FDI. - Môi trường kinh tế, chính trị của nước sở tại. - Bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động triển khai dự án FDI. - Thái độ của các nhà lãnh đạo nước sở tại đối với hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI. b. Các nhân tố thuộc về phía chủ đầu tư. - ý thức chấp hành luật pháp của nhàđầu tư. - Sự biến động của công ty mẹ. c. Các nhân tố khác. III. Sự cần thiết phải tăng cường triển khai thực hiện dự án FDI công nghiệp ở Việt Nam. 1. Do đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiên đại hoá. Mà đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm qua đã đóng góp một phần không nhỏ vào tăng trưởng GDP của cả nước, làm tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước. 2. Tăng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp trong cả nước. Do vậy việc tăng cường triển khai các dự án. 3. Để dự án ssau khi được cấp giấy phếp đầu tư đi voà hoạt động đúng dự kiến, không lỡ mất cơ hội kinh doanh của chủ đầu tư đã tính. 4. Biến những ý tưởng trong giai đoạn hình thành dự án của chủ đầu tư thành hiện thực. Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong công nghiệp ở Việt Nam. I. Giới thiệu về Cục đầu tư nước ngoài. Quá trình thành lập Cục đầu tư nước ngoài. 2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Cục đầu tư nước ngoài. bộ máy tổ chức của Cục. Hình số 1 : Sơ đồ về tổ chức bộ máy lãnh đạo đầu tư nước ngoài Cục trưởng Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng Phòng xúc tiến đầu tư hợp tác quốc tế Phòng Nông, lâm, ngư ngiệp Phòng Dịch vụ Văn phòng Cục Phòng Tổng hợp – chính sách Phòng Công nghiệp và xây dựng Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Trung Trung tâm đầu tư nước ngoài phía Nam  II. Khái quát tình hình thu hút dự án FDI nói chung và trong công nghiệp nói riêng Tình hình thu hút các dự án FDI nói chung. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực công nghiệp từ năm 1988 đến quí I năm 2004 ở Việt Nam. - Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư trong công nghiệp - Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế trong công nghiệp. - Cơ cấu FDI theo địa bàn đầu tư trong công nghiệp. - Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư trong công nghiệp. II. Phân tích thực trạng hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong công nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua. 1. Tình hình thu hút vốn đầu tư 2. Tình hình điều chỉnh vốn của các dự án FDI trong các giai đoạn triển khai thực hiện. 3. Tình hình giải thể dự án FDI trước thời hạn. 4. Tình hình hoạt động của các dự án. III. Đánh giá thực trạng hoạt động triển khai thực hiện FDI trong công nghiệp ở Việt Nam. 1. Những thành tựu đạt được trong quá trình triẻn khai dụ án FDI trong công nghiệp ở cục đầu tư ngoài. - Tiến độ triển khai thực hiện dự án FDI trong công nghiệp ngày càng chuyển biến tích cực. - Trong những năm gần đây, lượng vốn thực hiện có dấu hiệu tăng nhẹ. Dây là một dấu hiệu tích cực trong điều kiện đầu tư nước ngoài trên thế giới đang chững lạ, nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm. - Số dự án tăng vốn và lượng vốn tăng thêm trong công nghiệp ngày càng tăng. Điều này phản ánh môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng thuận lợi. - Việc thu FDI và thực hiện FDI trong công nghiệp đã đáp ứng được những mục tiêu đề ra khi xây dựng luật đầu tư nước ngoài tạo dưng nên những cơ sở ban đầu quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. - Các khu công nghiệp thu hút một lực lượng lớn lao động, góp phần vào giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. - Góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh thế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. 2.Những hạn chế vướng mắc, và những nguyên nhân trong quá trình triển khai thực hiện dự án FDI trong công nghiệp ở Cục đầu tư nước ngoài. a.Tiến độ triển khai hoạt động của các dự án còn chậm so với dự kiến ban đầu - Nguyên nhân chủ yếu là các thủ tục cấp giấy phép, tiến độ giải phóng mặt bàng và dền bù cho người dân. - Ngoài ra con một số các chương trình khác như chương trình nội địa hoá các sản phẩm điện tử, ô tô xe máy hầu như không tiến triển được. - Mục tiêu tăng dần tỷ lệ vốn của bên Việt Nam trong liên doanh chưa được thực hiện. - Năng lực tài chính của bên Việt Namừổn hạn chế, trình độ quản lý còn có hạn. b. Đào tạo lao động trong doanh nghiệp FDI chưa thực sự được chú trọng. - Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa địa phương và doanh nghiệp FDI trên địa bàn về việc đào tạo công nhân kỹ thuật cho nên có sự bất cập về số lượng cũng như chất lượng người lao động. - Người lao động Việt Nam kém về trình độ và hạn chế về nhận thức lao động chưa được đào tạo chiếm 60-70% c. Công nghệ chuyển giao còn lạc hậu. d. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn những mặt yếu kém, vừa buông lỏng, vừa can thiệp sau vào doanh nghiệp. - Việc thực thi chính sách pháp luật chưa nghiêm; thủ tục hành chính ở các cấp, nhất là thủ tục cấp giấy phép chậm được cải tiến - Chủ trương phân cấp, uỷ quyền cấp giấy phép quản lý hoạt động FDI cho địa phương, ban quản lý khu công nghiệp đã phát huy tính năng động sáng tạo của các địa phương tuy nhiên vẫn còn một số địa phương thực hiện chưa nghiêm túc - Công tác quản lý còn nhiều sơ hở để đối tác nước ngoài lợi dụng như nâng giá đầu vào hạ giá đầu ra để ăn chênh lệch. e. Công tác qui hoạch nói chung qui hoạch liên quan đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp còn chậm, chất lượng chưa cao, thiếu cụ thể. - Qui hoạch ngành và một số sản phẩm quan trong làm chậm hoặc chưa có, lại dựa trên một số dự báo thiếu chuẩn xác chưa lường hết được diễn biến phức tạp của thị trường. - Thiếu qui hoạch cụ thể về sủ dụng kết hợp các nguồn vốn nên chủ trương đối với các dự án liên quan đến một số sản phẩm quan trọng hoặc lĩnh vực nhạy cảm của ngành công nghiệp chua rõ ràng, xảy ra tình trạng các địa phương phải chờ xin ý kiến của các cơ quan trung ương.mất rất nhiều thời gian. - Các khu công nghiệp còn thiếu cơ sỏ hạ tầng thị trường kinh tế xã hội, chưa đủ sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư. f. Cơ cấu vốn nước ngoài còn một số bất hợp lý. g. Hệ thống luật pháp, chính sách đang trong quá trình hoàn thiện nên thiếu tính đồng bộ và ổn định chưa đảm bảo tính rõ ràng và dự báo trước được. ChươngIII: định hướng và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI. I. Một số quan điểm về triển khai dự án FDI trong công nghiệp. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý Nhà nước về hoạt động FDI theo hướng thông thoáng, hấp dẫn phù hợp với luật pháp, thông lệ, và tập quán quốc tế. Mở rộng hơn nữa các lĩnh vực cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào. Khuyến khích và ưu đãi hơn nữa các dự án đầu tư vào các ngành mũi nhọn, ngành có khả năng cạnh tranh, có lợi thế so sánh và một số lĩnh vực kinh tế quan trọng. áp dụng hình thức công ty cổ phần trong các doanh nghiệp có vốn FDI Khuyến khích các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam , góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng quy hoạch tổng thể cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư. Nâng cao khả năng thẩm định dự án đầu tư. Quản lý dự án sau khi cấp giấy phép đầu tư . Cải cách cơ cấu tổ chức quản lý FDI và thủ tục hành chính đối với việc thu hút FDI. Nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức làm đầu tư nước ngoài. II. Những định hướng về thu hút và triển khai các dự án FDI trong công nghiệp. Mở rộng hơn nữa các lĩnh vực cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào. Chú trong ầonh cong nghiệp nhẹ vì bước đệm để phất triển các ngành công nghiệp nặng và ngành công nghẹ cao sau này. Việc giải quyết tốt các thủ tục hành chính cũng như nhằm đưa các dự an nay đia vào hoạt động sẽ co ảnh hưởng rất tốt tới môi trường đầu tư của Việt Nam. Khuyến khích và ưu đãi hơn nữa các dự án đầu tư vào các ngành mũi nhọn, ngành có khả năng cạnh tranh, có lợi thế so sánh và một số lĩnh vực kinh tế quan trọng như nghành công nghiệp dầu khí, ngành công nghiệp điẹn tử, công nghiệp năng lượng, ngành công nghệ cao…… áp dụng hình thức công ty cổ phần trong các doanh nghiệp có vốn FDI Khuyến khích các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam , góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá III. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong công nghiệp ở Cục đầu tư nươc ngoài. - Xây dựng qui hoạch tổng thể cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư. Nâng cao khả năng thẩm định dự án đầu tư quản lý các dự án sau khi cấp giấy phép đầu tư Cải cách cơ cấu tổ chức quản lý FDI và thủ tục hành chính đối với việc thu hút FDI. Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức làm đầu tư nước ngoài. Thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp với nội dung. Tăng cường các hoạt động tiếp xúc, tổ chức các cuộc hội thảo từ đó tìm kiếm các dự án đầu tư. Tăng cường huy động các nguồn vốn trong nước làm tăng khả năng góp vốn của bên Việt Nam. Khuyến khích ưu đãi hơn nữa đối với các dự án FDI đầu tư vâócc ngành mũi nhọn, ngành có khả năng cạnh tranh, lợi thế so sánh. Kết luận. Trong thời gian qua Bộ kế hoạch và đầu tư có nhiều chuyển biến trong công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể là việc thành lập Cục đầu tư nước ngoài nhằm chuyên biệt hoá công tác thu hút đầu tư nước ngoài. Đây cũng là tiền đề để đến năm 2005 Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Để tạo cho môi trường đầu tư ở Việt Nam thông thoáng hơn với hành lang pháp lý tốt, kiểm soát được tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là có đủ sức cạnh tranh với môi trường đầu tư các nước trong khu vực. Vì vậy các nhà quản lý trong bộ máy quản lý nhà nước cần có sự đầu tư nghiên cứu vấn đề triển khai thực hiện dự án FDI tại Việt Nam và xxay dựng một hệ thống luật pháp đầu tư trực tiếp nươc ngoài hoàn thiện. Danh mục tham khảo. Báo cáo tổng kết năm 2001. Báo cáo tổng kết năm 2002. Báo cáo tổng kết năm 2003 (Cục đầu tư nước ngoài – Hà Nội tháng 12 năm 2003). Qui chế hoạt động của Cục đầu tư nước ngoài (bộ kế haọch và đầu tư Cục đầu tư nước ngoài- Ha Nội,ngày 24 tháng 12 năm 2003). Quyết đinh của Bộ trưởng bộ Kế hoạch và đầu tư (Số 532/QĐ-BKH – Hà Nội,ngày31 tháng12 năm 2003). Quyết định của cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (Về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của phòng công nghiệp và xây dựng) QĐ: 06/QĐ-ĐTNN – Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2003. Báo cáo tham luận tại đại hội toàn quốc quán triệt triển khai nghị quyết 07 – NQ/TW của bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế – hà Nội 6-7/5/2002. Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tập I) . TS Nguyễn thị Hường – trường đai học kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản thống ke hà nội. Những vấn đề cơ bản về quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bộ Kế hoạch đầu tư thá 12/2000. luật đầu tư nước ngoài sủa đổi bổ xung năm 2000. Tổng hợp về đầu tư trực tiếp nước ngoài – Bộ kế hoạch đầu tư. Sản xuất công nghiệp tăng mạnh – thời báo kinh tế – số 56 – thú 4 – 7/8/2004. thời báo kinh tế Việt nam- Nam bản lề thành công (tiền đề thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005)- số 5 thứ sáu – 9/1/2004. Các webside. 1. 2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33577.doc
Tài liệu liên quan