Chuyên đề Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng - Văn Lâm - Hưng Yên: Thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình

Đầu tiên là các địa phương cần xác định được tầm quan trọng của những khu xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn quốc tế, cần có những cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm thúc đẩy việc xây dựng những khu xử lý chất thải. Hiện nay thực tế cho thấy rất nhiều địa phương chưa thấy hết được tầm quan trọng của những khu xử lý chất thải đối với sự phát triển chung của địa phương mình. Các địa phương vẫn chỉ biết nhận đầu tư từ các doanh nghiệp mà chưa có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với công tác môi trường. Để tránh gây ra hiện tượng các không kiểm soát được chất lượng môi trường đồng thời tạo một môi trường thu hút đầu tư tốt thì các địa phương cần có những biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả. Những khu xử lý chất thải như ở Đại Đồng là một cách tốt nhất để các địa phương áp dụng. Các địa phương có thể thực hiện những chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với doanh nghiệp đứng lên xây dựng khu xử lý chất thải hoặc dành một khoảng ngân sách nhất định để đầu tư xây dựng. Tránh tình trạng đầu tư tràn lan, bừa bãi không có kiểm soát hoặc để dự án treo, chỉ trên giấy tờ mà không triển khai được.

doc61 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng - Văn Lâm - Hưng Yên: Thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xử lý rồi mới được thải ra đường ống chung của khu vực. Bên cạnh đó những chất độc hại thải ra từ các làng nghề cũng phải được thu gom theo cách các thôn xóm thu gom rác thải sinh hoạt rồi đưa về khu xử lý. Chất thải của khu vực làng nghề có một số là rác thải hữu cơ nên có thể đem tái chế thành phân hữu cơ, một số khác phải cho vào lò đốt kín để không gây ảnh hưởng ra xung quanh. Tuy nhiên một thực tế là nước thải của những làng nghề chính quyền địa phương vẫn chưa có được cách giải quyết cho thỏa đáng. Đối với những làng nghề gần khu xử lý còn thuận tiện nhưng những làng nghề ở xa thì vấn đề là chi phí xử lý nước cao, không khuyến khích được người dân. Chất thải từ các công trình xây dựng của các hộ dân và các cơ quan chỉ có cách xử lý là mang chôn lấp. Việc có được những hố chôn lấp đạt tiêu chuẩn sẽ hạn chế được những nguy hại do loại chất thải này gây ra. Loại chất thải này không thể đốt, không thể tái chế, không thể tiêu hủy nên việc xử lý cho phù hợp là cần thiết, tuy nhiên trên thực tế việc xử lý loại chất thải này cần quỹ đất của địa phương. 2.2. Thực trạng môi trường. Việc đưa vào sử dụng khu xử lý chất thả tại Đại Đồng đã giúp địa phương và các vùng lân cận giải quyết được vấn nạn rác thải, cải thiện rất nhiều môi trường sống của nhân dân. Có thể thấy những thay đổi tích cực về môi trường, cảnh quan của địa phương. Người ta không còn thấy hiện tượng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi thành đống bên cạnh những khu dân cư hoặc trên những cánh đồng nữa. Người dân thị trấn Như Quỳnh không còn phải chịu cảnh rác thải bốc mùi hôi thối như trước, những bãi rác trước đây đã được chuyển vào khu xử lý rác thải. Tuy nhiên, người dân vẫn tập trung vứt rác sinh hoạt ra khu vực cũ, chỉ là không để lâu hay chất thành từng đống như trước. Người dân xã Tân Quang cũng không còn cảnh đốt rác ở đầu làng, ở khu vực đường tàu như trước. Hiện tượng đổ chất thải xuống các sông, ao hồ, của các hộ gia đình đã được hạn chế, tại các làng nghề người sản xuất cũng có ý thức hơn trong việc thu gom chất thải, không đổ xuống các ao hồ như trước nữa. Tuy nhiên, thực tế là nước thải từ các làng nghề, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn thải tự do ra các ao hồ sông mà không có biện pháp khắc phục của chính quyền địa phương. Chất thải từ khu công nghiệp Như Quỳnh A và B, khu công nghiệp Phố Nối A và B được quy hoạch về khu xử lý, tránh tình trạng những chất thải này được xả ra những khu gần đấy, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên trên những khu công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là những nhà máy lắp ráp máy móc, dệt may, đóng gói bao bì sản phẩm nên nguồn chất thải không thực sự có nhiều nguy hại như những khu chế xuất, những khu tái chế, những làng nghề. Chất thải từ những bệnh viện, những lò tái chế, những công trình xây dựng cũng được thu gom về đây, xử lý theo quy trình. Những bãi rác từ bệnh viện đa khoa Phố Nối cũng được thu gom về đây một phần để đốt do lò đốt của bệnh viện những năm gần đây luôn trong tình trạng quá tải. Rác thải bệnh viện là nguồn chất thải không thể tái chế mà đốt là phương pháp duy nhất nên việc đốt sao cho đúng quy trình an toàn là rất quan trọng. Tại làng nghề Minh Khai-thị trấn Như Quỳnh có thể thấy nhiều chuyển biến trong công tác xử lý chất thải khi dự án đi vào hoạt động. Đặc điểm thu mua phế thải (chủ yếu là nhựa và sắt) của làng nghề giúp xử lý một khối lượng không nhỏ chất thải nhưng nếu những người dân ở đây không có ý thức bảo vệ môi trường thì tác hại của nó là không nhỏ. Hiện tại chất thải của làng nghề này đã được thu gom lại tuy nhiên quy trình tái chế rác tại đây vẫn còn rất nhiều bất cập như người dân vẫn sử dụng các lò đốt thông thường để tái chế nhựa. Riêng đối với làng nghề Đông Mai-Chỉ Đạo thì trên thực tế vẫn còn rất nhiều tồn tại, chủ yếu là do đặc trưng của làng nghề là tái chế chì, nên có thể thấy việc cải tạo môi trường nơi đây phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ tái chế chì của làng nghề. Trong thời gian qua, với sự đầu tư thì những lò tái chế chì ở đây đã có nhiều thay đổi tuy nhiên chưa có một thống kê chính thức nào đánh giá mức độ gây ô nhiễm ở đây trong thời gian gần đây. Tuy nhiên theo những người dân quanh khu vực đó nhận định thì lượng bụi chì trong thời gian qua đã giảm bớt so với trước đây. Quay trở lại câu chuyện về bãi rác tại thôn Quán Khê-Gia Lâm- Hà Nội. Theo thông tin được biết Sở TN&MT Hà Nội và Sở TN&MT Hưng Yên đã có tờ trình gửi UBND TP Hà Nội và UBND tỉnh Hưng Yên, đề xuất biện pháp giải quyết ô nhiễm tại bãi rác thôn Quán Khê. Tờ trình nêu rõ: Giao chính quyền hai huyện Gia Lâm và Văn Lâm lập chốt gác, thực hiện quản lý sau khi bãi rác được thu dọn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm; giao Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường - Đô thị Hà Nội thu gom, vận chuyển toàn bộ rác thải về bãi rác Nam Sơn để phân loại, xử lý. Kinh phí xử lý, tiêu hủy rác do ngân sách tỉnh Hưng Yên chi trả và thành phố Hà Nội hỗ trợ. Nhưng lạ thay đến nay bãi rác này vẫn tồn tại và lượng rác ngày càng nhiều hơn. Cũng là câu chuyện về bãi rác giáp ranh 2 tỉnh Hưng Yên-Bắc Ninh, từ cuối năm 2008 khi dự án đi vào hoạt động vẫn thấy bãi rác tồn tại ở đó, không ai thu gom xử lý cũng như không thấy bất cứ một cơ quan chức năng nào nhận trách nhiệm về việc này. Bãi rác nằm trên con đường thuộc xã Đại Đồng-gần ngay khu xử lý rác thải nhưng dường như không ai quan tâm đến nó và rác thải thì vẫn được đổ ra đây thường xuyên. 3. Đánh giá chung về môi trường địa phương khi có dự án khu xử lý chất thải . 3.1. Những thay đổi tích cực về môi trường. Rác thải tại địa phương được thu gom đưa về xử lý Một thực tế không thể không thể phủ nhận là môi trường tại địa phương đã được cải thiện rất nhiều khi dự án đi vào hoạt động. Tình trạng rác thải bừa bãi, tràn ngập tại các thôn xóm được hạn chế rất nhiều. Rác thải tại các khu dân cư không còn gây ô nhiễm nặng nề như trước. Công tác thu gom rác thải cũng được tiến hành quy củ và đều đặn hơn. Đó là nhờ những lỗ lực tuyên truyền cũng như sự đầu tư đúng đắn của chính quyền địa phương. Cảnh quan tại địa phương được cải thiện Cảnh quan thôn xóm, địa phương được cải thiện rất nhiều, người ta không còn chứng kiến cảnh những bãi rác nằm la liệt ở đầu làng, trên những khoảng đất trống. Không còn thấy những ao hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng, không còn thấy bụi cát bay đầy trong không khí như trước kia. Điều này sẽ cải thiện được rất nhiều môi trường sống cho dân cư địa phương. Mặt khác, một môi trường trong lành, không ô nhiễm cũng là điều kiện tốt để địa phương phát triển những ngày nghề khác như du lịch, khu sinh thái…đồng thời cũng thu hút được đầu tư từ các doanh nghiệ, công ty vào địa bàn huyện Đời sống dân cư được bảo vệ Khi có một môi trường sống trong lành và an toàn hơn đời sống dân cư được đảm bảo, tránh được nguy cơ về bệnh tật khi những nguồn nước ngầm được đảm bảo, không khí cũng ít độc hại hơn trước. Chất thải tại các làng nghề được hạn chế, cải tạo môi trường đầu tư Các cơ sở sản xuất, những khu vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp hoạt động một cách an toàn, không gây nguy hại nhiều cho môi trường như trước. Việc xử lý được một lượng lớn chất thải độc hại tại những làng nghề sẽ đảm bảo cho môi trường địa phương trở nên an toàn hơn. Các cơ sở sản xuất cũng không còn mối lo về đầu ra cho những chất thải của mình, yên tâm sản xuất và kinh doanh. 3.2. Một số bất cập về môi trường. Xung quanh khu xử lý còn hiện tượng rác thải vương vãi Một số khu vực xung quanh khu xử lý chất thải không được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ, vẫn còn hiện tượng rác thải rơi vãi xung quanh. Theo quan sát thì rác thải xung quang khu vực này chủ yếu là do quá trình vận chuyển rác từ khu dân cư sang khu xử lý vương vãi mà chưa được thu gom lại. Xe chở rác còn chưa kín, gây mùi trong quá trình vận chuyển Theo phản ánh thì xe chở rác vẫn còn chưa kín, chưa thể ngăn chặn được mùi hôi phát tán ra xung quanh trong quá trình vận chuyển rác về bãi. Gây ra hiện tượng mỗi khi thu gom rác thải đều gây ra mùi hôi khó chịu và rác thải vương vãi trong quá trình vận chuyển. Ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và cảnh quan. Quá trình thu gom chất thải còn nhiều bất cập Tại một số địa bàn dân cư, tuy có khu xử lý chất thải nhưng quá trình vận chuyển và thu gom không thường xuyên do điều kiện không cho phép, người dân vẫn vứt rác bừa bãi ra những khu đất trống hay đầu làng chờ xe chở rác đến thu gom. Điều này cũng không khác gì mấy so với trước kia, chỉ là thời gian tồn đọng rác không dài ngày như trước. Tuy nhiên khi xe chở rác chưa tới, vào mùa mưa, rác thải vẫn bị trôi theo nước mưa, vẫn gây ô nhiễm ra xung quanh Việc quản lý và thu gom chất thải vẫn còn nhiều bất cập. Thực tế đã chứng minh việc xây dựng khu xử lý chất thải chỉ là một khâu trong quá trình cải tạo môi trường. Nếu có khu xử lý mà rác thải thu gom lại vẫn không đầy đủ, không đều đặn thì vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả. Như những bão rác tại khu giáp ranh Hà Nôi-Hưng Yên hay Bắc Ninh-Hưng Yên là một ví dụ điểm hình. Cách khu xử lý rác thải không xa nhưng chính quyền nơi đây không bố trí người thu gom, vận chuyển về khu xử lý thì có thể coi như không có biến chuyển gì khi có khu xử lý chất thải. Chất thải tại các làng nghề, các khu vực công nghiệp còn chưa có biện pháp thu gom hiệu quả Khu vực công nghiệp và làng nghề thủ công vẫn chưa có được những biện pháp thu gom chất thải hợp lý, đặc biệt là những chất thải khí và lỏng. Thực tế thì chi phí cho việc xử lý những loại chất thải như thế không nhỏ, các làng nghề khó mà chấp nhận được nên tình hình vẫn không có nhiều biến chuyển. Chỉ có chính quyền đầu tư xây dựng hệ thống dẫn chất thải cho cả khu vực thì mới có thể cải thiện được tình hình. Tuy nhiên, địa phương chưa có nhiều thẩm quyền trong việc này, cần phải đưa lên cấp trên giải quyết. Chính vì những bất cập trên mà thực tế môi trường trên địa bàn huyện Văn Lâm-Hưng Yên vẫn còn tồn tại, để giải quyết được nó cần có kinh phí, có sự đầu tư và phối hợp của các ngành các cấp. 4. Nguyên nhân của những mặt được cũng như những tồn tại khi khu xử lý chất thải đi vào hoạt động 4.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được Thứ nhất, hệ thống xử lý rác thải tại đây được xây dựng theo công nghệ hiện đại, phù hợp với những đặc điểm kinh tế của địa phương, mặt khác rác thải tại đây được phân loại trước khi đưa vào xử lý sẽ tạo được hiệu quả xử lý cao, tận dụng được những nguồn rác thải có thể tái chế Thứ hai, hoạt động của khu xử lý rác thải là khép kín, lại được xây dựng cách xa khu dân cư tập trung nên hạn chế được khả năng gây ảnh hưởng đến cuộc sống cư xung quanh khu vực lân cận đó Thứ ba, sau khi xây dựng xong dự án đi vào hoạt động là được bàn giao lại cho địa phương quản lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng có hiệu quả khu xử lý chất thải Thứ tư, xung quanh khu xử lý chất thải có những hạng mục công trình hành chính phục vụ cho việc quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động của dự án, tránh tình trạng lộn xộn, chắp vá trong quá trình quản lý hoạt động 4.2. Nguyên nhân của những bất cập. Thứ nhất, việc quản lý của khu xử lý chất thải vẫn còn nhiều bất cập, sau khi tiến xây dựng xong chủ đầu tư bàn giao lại cho địa phương quản lý và tổ chức hoạt động. Cán bọ ở đây còn hạn chế về trình độ quản lý nên việc quản lý sát sao cũng như duy trì hoạt động phù hợp của khu xử lý chất thải còn hạn chế. Thứ hai, việc những xe chở rác cũng như những công cụ để thu gom rác thải còn nhiều bất cập là do địa phương chưa thực sự chú trọng đến công tác này. Tại công ty môi trường đô thị thành phố Hà Nội-đơn vị chủ đầu tư, các xe chở rác hay những dụng cụ thu gom rác thải đều đạt tiêu chuẩn nhưng địa phương không mua ở đây mà đặt hàng tại những làng nghề sản xuất địa phương. Tuy tiết kiệm được chi phí nhưng hiệu quả hoạt động lại không cao. Từ đó có thể thấy việc tạo được sự đồng bộ giữa công nghệ xử lý và những trang thiết bị đi kèm là rất cần thiết Thứ ba, các cấp chính quyền chưa tuyên truyền hiệu quả về những vấn đề tác hại của chất thải đến cuộc sống đồng thời người dân cũng chưa có ý thức bảo vệ môi trường, chính điều này đã gây nên tình trạng rác thải vẫn còn vứt bừa bãi khắp nơi. Việc bố trí hoạt động thu gom rác thải vẫn còn tự phát, do các thôn xóm tự phụ trách nên hoạt động còn không thường xuyên. Thứ tư, cơ chế xử phạt hành chính vẫn chưa làm cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất điều chỉnh hành vi của mình. Tất cả những hình thức xử phạt chỉ mang tính răn đe, chưa thực sự có hiệu quả. Bên cạnh đó, các khu vực làng nghề nằm rải rác trong khu dân cư, chính điều này đã gây nên khó khăn trong quá trình thu gom. Đồng thời, chính đặc trưng chất thải của các làng nghề, các khu công nghiệp rất khó thu gom cũng làm cho việc xử lý chất thải của các khu công nghiệp và làng nghề còn nhiều bất cập. Thứ năm, chính quyền địa phương vẫn còn chưa quan tâm một cách thích đáng và có nhận thực đúng đắn về những mối nguy hại của ô nhiễm môi trường. Chính vì thế chưa có những điều chỉnh, những cơ chế chính sách giúp công tác bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả, tránh những bất cập đáng tiếc. 5. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng- Văn Lâm-Hưng Yên Khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên là khu xử lý chất thải rắn dành cho các địa phương khá tốt ở nước ta hiện nay. Nó không chỉ được xây dựng phù hợp với hoàn cảnh các địa phương mà còn cải thiện môi trường của các địa phương hiệu quả. Từ khu xử lý chất thải Đại Đồng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm: Bài học thứ nhất là: Bài học về quy hoạch khu xử lý chất thải “Tận dụng những khu vực đất đai bỏ trống hoặc những khu vực đất nông nghiệp năng suất thấp để xây dựng những khu xử lý chất thải nhưng việc quy hoạch cần phải được giám sát chặt chẽ” Hiện nay các địa phươmg đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, bên cạnh những lợi ích kinh tế chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường. Vấn đề môi trường không chỉ giúp cải thiện các vấn đề xã hội mà còn cải thiện môi trường đầu tư của các địa phương. Chỉ cần dành ra một quỹ đất nhất định để đầu tư xây dựng những khu xử lý chất thải với mức tổng vốn đầu tư không quá lớn là các địa phương có thể tạo cho mình một cách phát triển bền vững. Đi đôi với việc đầu tư xây dựng những khu xử lý chất thải các địa phương cũng cần có những biện pháp quản lý và sử dụng những khu xử lý chất thải một cách có hiệu quả, tránh hiện tượng đầu tư xong để đấy hoặc đầu tư không đồng bộ. Hiện nay các địa phương vẫn chưa ý thức hết được tầm quan trọng của những khu xử lý chất thải. Người ta vẫn đang mải mê cãi nhau về tình trạng “quả trứng con gà” tức là nhiều địa phương vẫn đắn đo vấn đề là xây dựng những khu công nghiệp trước rồi xây dựng khu xử lý chất thải cho đỡ lãng phí, cũng có ý kiến cho rằng phải xây dựng những khu xử lý chất thải đã mới mong thu hút được đầu tư. Theo ý kiến của công ty môi trường đô thị thành phố Hà Nội thì để giải quyết vẫn đề trên chúng ta nên xây dựng những khu xử lý chất thải trước, nhưng chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là công suất nhỏ khi đầu tư công nghiệp chưa nhiều, sau đó sẽ hoàn thành giai đoạn 2 khi áp lực của những khu công nghiệp gia tăng. Khu xử lý chất thải Đại Đồng là một ví dụ điển hình của việc xây dựng khu xử lý chất thải chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn phù hợp với đặc điểm phát triển của địa phương qua những giai đoạn khác nhau. Bài học thứ hai là: Bài học về tổ chức thực hiện “Đi đôi với công nghệ phù hợp là những hoạt động thu gom, tổ chức quản lý chất thải phù hợp. Tránh tình trạng không đồng bộ, phối hợp không nhịp nhàng giữa những hoạt động” Đây không phải là một thực trạng còn lạ ở các khu xử lý chất thải khi những hoạt động phụ trợ không đáp ứng được những mục tiêu đặt ra ban đầu. Một dây truyền tốt, đạt tiêu chuẩn nhưng không có rác để xử lý thì dự án đó coi như thất bại vì môi trường ở đây không được cải thiện thêm là mấy. Chính vì điều này mà các địa phương phải có những biện pháp phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng. Bài học thứ ba là: Bài học về công tác quản lý “ Các địa phương cần chú trọng đến việc đào tạo cán bộ để đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật của dự án đồng thời tích cực tuyên truyền những kiến thức cơ bản về môi trường cho cộng đồng dân cư” Một dây truyền hoạt động hiệu quả, công tác thu gom rác thải tốt nhưng người dân không có ý thức bảo vệ môi trường thì những hoạt động kia cũng không có ý nghĩa gì. Người dân không có ý thức đổ rác vào địa điểm quy định hay không có ý thức vứt rác bừa bãi sẽ làm cho công tác thu gom và xử lý gặp rất nhiều khó khăn, bất cập. Chính vì vậy mà chính quyền địa phương cần có những biện pháp tuyên truyền phù hợp, vừa làm cho người dân có ý thức trong việc đổ rác thải, vừa có ý thức bảo vệ môi trường. CHƯƠNG III: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC XỬ LÝ CHẤT THẢI 1. Giới thiệu về hoạt động quản lý chất thải của một số quốc gia trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia có hệ thống xử lý chất thải tiên tiến và hiện đại, điển hình là các nước có nền công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, để đạt được trình độ phát triển như vậy chúng ta cần rất nhiều thời gian, không thể một sớm một chiều mà có thể làm được. Việc chọn ra một quốc gia để học tập kinh nghiệm cũng cần phù hợp với những điều kiện hiện có của Việt Nam hiện nay. Síngapo và Nhật Bản là hai quốc gia nằm trong khu vực châu Á, có rất nhiều điểm tương đồng với chúng ta. Với Singapo là một nước có nền công nghiệp phát triển mạnh, nhanh, và đi cùng với nó Singapo cũng được biết đến là một đất nước xanh và sạch. Singapo cũng là một nước đã trải qua giai đoạn bùng nổ công nghiệp như nước ta hiện nay nhưng chính quyền quốc gia này đã có những nhận thức đúng đắn và những biện pháp kịp thời nhằm giữ gìn và bảo vệ môi trường. Khác với Singapo, Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên với nền công nghiệp phát triển không mạnh về các ngành khai thác như ở nước ta. Tuy nhiên, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, là đất nước phát triển, những kinh nghiệm mà Việt Nam học được từ quốc gia này chính là việc quản lý lượng chất thải sinh hoạt đang ngày càng gia tăng do quá trình đô thị hóa nhanh. Bài học mà Việt Nam học được từ những quốc gia này chính là công tác tổ chức bộ máy quản lý, thu gom rác thải tại những khu công nghiệp và khu dân cư. Cùng với đó là những biện pháp quản lý phân loại rác ngay tại nguồn của những quốc gia trên. 1.1. Kinh nghiệm xử lý chất thải của Singapo. - Tổ chức quản lý: Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải ở Singapore Bộ Môi trường và Tài nguyên nước Sở Tài nguyên nước Sở Môi trường Phòng Khí tượng Phòng Bảo vệ Môi trường Phòng Sức khỏe Môi trường BP. Bảo tồn tài nguyên BP. Quản lý Chất thải BP. Kiểm soát ô nhiễm TT KH Bảo vệ phóng xạ&hạt nhân Nguồn: trích từ trang Singapore tổ chức chính quyền quản lý theo mô hình chính quyền 1 cấp.  Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trường của quốc gia. Hệ thống quản lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính phủ. Bộ phận quản lý chất thải có chức năng lập kế hoạch, phát triển và quản lý chất thải phát sinh. Cấp giấy phép cho lực lượng thu gom chất thải, ban hành những quy định trong việc thu gom chất thải hộ gia đình và chất thải thương mại trong 9 khu và xử lý những hành vi vứt rác không đúng quy định. Xúc tiến thực hiện 3R (tái chế, tái sử dụng và làm giảm sự phát sinh chất thải) để bảo tồn tài nguyên. - Cơ chế thu gom rác Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc gia. Trong số các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore, có bốn nhà thầu thuộc khu vực công, còn lại thuộc khu vực tư nhân. Các nhà thầu tư nhân đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng 50% lượng rác thải phát sinh do tư nhân thu gom, chủ yếu là rác của các cơ sở thương mại, công nghiệp và xây dựng. Chất thải của khu vực này đều thuộc loại vô cơ nên không cần thu gom hàng ngày. - Cơ chế pháp luật của Nhà nước Nhà nước quản lý các hoạt động xả chất thải ra môi trường theo luật pháp. Cụ thể, từ năm 1989, chính phủ ban hành các qui định y tế công cộng và môi trường để kiểm soát các nhà thầu tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phép. Theo qui định, các nhà thầu tư nhân phải sử dụng xe máy và trang thiết bị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, phải tuân thủ các qui định về phân loại rác để đốt hoặc đem chôn để hạn chế lượng rác tại bãi chôn lấp. Qui định các xí nghiệp công nghiệp và thương mại chỉ được thuê mướn các dịch vụ từ các nhà thầu được cấp phép. Phí cho dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng Internet công khai để người dân có thể theo dõi. Bộ môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức 6-15 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ (15 đôla đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đôla đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng ở các chung cư). Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình, phí thu gom được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh có các mức 30-70-175-235 đô la Singapore mỗi tháng. Các phí đổ rác được thu hàng tháng do ngân hàng PUB đại diện cho Bộ môi trường thực hiện. Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. 1.2. Kinh nghiệm xử lý chất thải của Nhật Bản - Tổ chức quản lý Bảng 3.2: Cơ cấu quản lý lĩnh vực chất thải rắn của Nhật Bộ Môi trường Sở Quản lý chất thải và tái chế Phòng Quản lý chất thải công nghiệp Đơn vị quản lý chất thải Phòng Hoạch định chính sách Nguồn: tổng hợp từ trang Chính quyền địa phương ở Nhật bản bắt đầu hình thành từ thời kỳ Minh trị duy tân gồm hai cấp, chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp hạt. Bộ Môi trường có rất nhiều phòng ban, trong đó có Sở quản lý chất thải và tái chế có nhiệm vụ quản lý sự phát sinh chất thải, đẩy mạnh việc tái sử dụng tái chế và sử dụng những nguồn tài nguyên có thể tái tạo một cách thích hợp với quan điểm là bảo tồn môi trường sống và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, có tổng cộng 7 văn phòng môi trường đặt tại các địa phương của đất nước. Những văn phòng này như là chi nhánh của Bộ Môi trường có nhiệm vụ sau: -   Quản lý chất thải và tái chế tại địa phương. -   Quản lý hoạt động bảo tồn môi trường. -    Bảo tồn và phát triển môi trường tự nhiên. -    Bảo vệ và quản lý đời sống hoang dã. - Thu gom và xử lý chất thải Nhật chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu theo mô hình 3R (reduce, reuse, recycle). Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt, các hộ gia đình được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhưng có thể cháy và rác có thể tái chế. Rác hữu cơ được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả tái chế không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng; rác có thể tái chế thì được đưa các nhà máy tái chế. Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho ô tô đến đem các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ban giám sát sẽ báo lại với Công ty và ngay hôm sau gia đình đó sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Với các loại rác cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt,... thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố. Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lý rác thải như vậy vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường. Túi đựng rác là do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Theo số liệu của Bộ Môi trường, hàng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó, phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt, hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. 1.3. Kinh nghiệm xử lý cuối đường ống của một số nước phát triển. Xử lý cuối đường ống là phương pháp xử lý rác thải tại thời điểm cuối cùng trong quá trình thu gom rác thải. Người ta sẽ thu gom rác thải tập trung lại một nơi, sau đó tiến hành phân loại và cuối cùng là mang xử lý theo quy trình. Hiện nay Việt Nam vẫn sử dụng phương pháp xử lý cuối đường ống. Những nhược điểm khi sử dụng các giải pháp xử lý cuối đường ống gặp phải ở Việt Nam cũng có thể tìm thấy trong các tài liệu về bảo vệ môi trường ở hầu hết các nước khác trên thế giới. Ở hầu hết các nước công nghiệp, công tác bảo vệ môi trường cũng được bắt đầu bằng các giải pháp xử lý cuối đường ống. Tuy nhiên, sau đó, hầu hết các nước này cũng nhận thấy những điểm bất lợi và tính không hiệu quả của các giải pháp này. Do đó, dần dần các giải pháp khác, khắc phục được những hạn chế của xử lý cuối đường ống, đã được phát triển và áp dụng. Trải qua kinh nghiệm lâu dài trong lĩnh vực xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, với điều kiện kinh tế phát triển và công nghệ tiên tiến sẵn có, hiện nay, tại hầu hết các nước đã phát triển trên thế giới, chiến lược bảo vệ môi trường và quản lý chất thải đều theo thứ tự ưu tiên (1) ngăn ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn (bằng cách áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn), (2) tái sinh và tái sử dụng chất thải (trao đổi chất thải), (3) xử lý hợp lý phần chất thải còn lại (không thể tái sinh, tái sử dụng) trước khi thải ra môi trường và (4) thải bỏ hoặc chôn lấp các chất thải đã xử lý một cách hợp vệ sinh. Kinh nghiệm thu được ở đây chính là việc phân loại rác thải, đưa ra các giải pháp khuyến cáo đối với việc thải chất thải ngay tại nơi phát sinh ra chất thải. Như vậy công tác xử lý chất thải sẽ trở nên hiệu quả hơn. 2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Bài học thứ nhất là : Bài học về quản lý chất thải “ Chúng ta cần có những ban ngành cụ thể tại các địa phương làm công tác chống ô nhiễm môi trường và cần ban hành những chế tài xử phạt để cải thiện ý thức của người dân” Hiện nay ở Việt Nam, những bộ luật cùng những chế tài xử phạt cho hành động gây ô nhiễm môi trường là chưa hoàn thiện, gây lúng túng cho chính những địa phương khi muốn cải thiện ý thức của người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn. Bài học của những nước phát triển vẫn cứ là một chế tài xử phạt hợp lý đủ răn đe cùng những biện pháp tuyên truyền để cải thiện ý thức của người dân Bài học thứ hai là: Bài học về công tác thu gom rác thải “ Việc tổ chức thu gom rác thải được đấu thầu cho các nhà đầu tư trên mỗi địa bàn trong thời gian nhất định” Hiện nay vấn đề thu gom rác thải tại các địa phương vẫn là do các cụm dân cư hoặc chính quyền địa phương đứng ra phụ trách. Tuy nhiên thực tế ở các vùng nông thôn, các làng nghề thì vấn đề thu gom rác thải có rất nhiều bất cập như phân tích tại Văn Lâm-Hưng Yên. Việc để các cơ sở tư nhân, những nhà thầu làm công việc này sẽ giúp khắc phục được những hạn chế của các địa phương. Bài học thứ ba là :Bài học về xử lý rác thải “ Việc phân loại rác thải phải được tiến hành ngay tại các hộ gia đình và cơ sở sản xuất, chuyển dần sang việc xử lý chất thải theo thứ tự ưu tiên” Tại các nước phát triển việc phân loại rác thải là một yêu cầu bắt buộc đối với các hộ gia đình nếu muốn sử dụng dịch vụ vệ sinh. Việc phân loại rác sẽ tạo điều kiện cho quá trình xử lý được hiệu quả hơn. Tại Việt Nam cũng đã có dự án 3R do công ty THHH MTV môi trường đô thị làm chủ đầu tư. Cũng đã có thời gian được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã được thử nghiệm tại một số địa phương. Tuy nhiên dự án này không thu được nhiều kết quả, một phần do ý thức của người dân chưa cao, một phần là dự án không thể triển khai đến những địa phương mà chỉ tập trung được tại các thành phố lớn. Việc phân loại được rác thải ngay tại nguồn còn là một bài học mà Việt Nam mất nhiều thời gian thì mới có thể thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu biết cách kết hợp giữa chính quyền, các bộ ngành có liên quan một cách hợp lý thì chúng ta có thể thực hiện tốt. CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG 1. Sự cần thiết phải nhân rộng mô hình ra toàn quốc 1.1. Thực trạng chất thải và xử lý chất thải ở Việt Nam. - Thực trạng rác thải công nghiệp Hiện nay, phần lớn rác thải sinh hoạt ở Việt Nam vẫn được xử lý bằng hình thức chôn lấp. Tuy nhiên, cũng mới chỉ có 12 trong tổng số 64 tỉnh, thành phố có bãi chôn lấp hợp vệ sinh, hoặc đúng kỹ thuật và chỉ có 17 trong tổng số 91 bãi chôn lấp hiện có trong cả nước là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Trong đó, có 49 bãi rác (chiếm gần 54%) đang gây ô nhiễm nghiêm trọng. Chính vì thế mà không ít bãi rác không hợp vệ sinh đã gây nên xung đột với những người dân địa phương vì ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Hiện cả miền Bắc chỉ có duy nhất một lò đốt rác công nghiệp công suất nhỏ (4,8-5 tấn/ngày), trong khi chỉ riêng ở Hà Nội, mỗi ngày "sản sinh" khoảng 30.000 tấn chất thải công nghiệp nguy hại cần xử lý trong tổng số gần 300 tấn chất thải công nghiệp/ngày. Ước tính, để xử lý rác, Hà Nội cần lò đốt lớn gấp 10 lần hiện nay. Rác có nhiều loại, nên cũng có nhiều cách xử lý như chôn, đốt, tái sinh... Mặt khác, khối lượng chất thải ngày càng gia tăng (hơn 10%/năm), trong khi đó, công nghệ xử lý lạc hậu, công tác quản lý cũng như ý thức của cộng đồng dân cư về công tác vệ sinh môi trường chưa cao, chất thải chưa được phân loại tại nguồn. - Vấn đề xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp (KCCN) Theo thống kê của cơ quan chức năng, cả nước hiện mới có khoảng 30% KCN, khu chế xuất, cụm CN-TTCN có hệ thống xử lý nước thải và vấn đề bảo vệ môi trường, quản lý môi trường tại những nơi này lại chưa được quan tâm đúng mức, nếu không nói là có phần thả nổi. Hiện nay, KCCN chưa có quy hoạch và chưa xây dựng được các điểm trung chuyển chất thải công nghiệp (CTCN). Trong đó, việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại chưa thực sự đi vào nền nếp và còn nhiều bất cập... Nhiều doanh nghiệp đã thuê những tổ chức, cá nhân không có chức năng, hoặc không có đủ năng lực để thu gom chất thải rắn công nghiệp, dẫn đến tình trạng đổ chất thải bừa bãi, không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn của các cơ sở sản xuất chưa thực hiện tốt, có nhiều chất thải rắn còn lẫn trong phế liệu, gây khó khăn cho công tác quản lý - Vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề vẫn còn bỏ ngỏ Sự phát triển của các làng nghề góp phần không nhỏ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu nhập quốc nội, với 90% tổng giá trị sản phẩm được tiêu thụ trong nước, còn lại là xuất khẩu. Song, sự xuống cấp của môi trường làng nghề đã ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng đang là vấn đề đáng lo ngại. Hiện cả nước có khoảng 1.450 làng nghề. Hầu hết các làng nghề đều sử dụng than củi và than đá, gây nên ô nhiễm không khí như bụi, hơi nước, SO2, CO2, CO và NOx là hết sức phổ biến. Trong đó, các khí CO2, NOx là các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, các khí thải độc hại này còn được sinh ra trong quá trình phân hủy yếm khí các hợp chất hữu cơ có trong nước thải, chất thải hữu cơ dạng rắn như H2S, NH3, CH4... Các chất thải độc hại khó phân hủy cũng là một vấn đề nóng bỏng đặt ra cho các làng nghề, nhất là các làng nghề tái chế kim loại và dệt nhuộm, thuộc da. Kết quả phân tích chất lượng nước thải cho thấy, hàm lượng độc hại đang ở mức đáng báo động, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Tại các làng nghề tái chế kim loại, có nơi hàm lượng Pb2+ vượt tiêu chuẩn cho phép tới 4,1 lần, Cu2+- vượt quá 3,25 lần. Hàm lượng Phenol trong nước thải tại làng nghề tái chế giấy cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép 10 lần. Các chất thải rắn nguy hại không được các làng nghề xử lý đến nơi đến chốn cũng đang gây ô nhiễm đất và nước. Hàng ngày, làng nghề tái chế giấy Dương Ô (Bắc Ninh) thải ra 4,5- 5 tấn chất thải rắn như xỉ than, nilon, đinh, ghim; làng nghề tái chế nhựa Trung Văn (Hà Nội) thải ra 3,5 tấn rác/ngày; làng nghề cơ khí Đa Hội (Bắc Ninh) thải ra khoảng 11 tấn xỉ, sắt, kim loại vụn, than, phế liệu mỗi ngày; làng nghề cơ khí Vân Chàng (Nam Định) thải ra 7 tấn/ngày, trong đó có nhiều chất thải chứa kim loại, xỉ than, thải chứa dầu mỡ khoáng, trong khi các chất thải rắn được thu gom rất thủ công, rồi đem chôn lấp đơn giản ở các bãi chôn lấp hở, thậm chí bị thải bỏ và đốt bừa bãi ngay trên các con đê làng, hoặc đổ xuống dòng sông. 1.2. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải tại các địa phương. Hiện nay trên địa bàn các địa phương tình trạng chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp-làng nghề đang gia tăng nhưng chưa được xử lý một cách có hệ thống và đảm bảo vệ sinh môi trường Tại các địa phương thì lượng rác thải sinh hoạt đang tăng nhanh theo quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa của đất nước. Tuy nhiên đối với loại chất thải này các địa phương vẫn không có được cách thu gom hợp vệ sinh cũng như cách xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường Đối với những địa phương có khu công nghiệp và các làng nghề thì vấn đề môi trường không được xem xét một cách nghiêm túc, dẫn đến tình trạng quá tải của các bãi rác và môi trường xung quanh của các làng nghề bị ô nhiễm trầm trọng Bên cạnh đó, rác thải y tế cũng đang là vấn đề nhức nhối khi mà đây là loại rác thải khó tiêu hủy, không thể tái chế, nếu không tiêu hủy đúng cách thì có thể gây ra những mầm bệnh nguy hiểm cũng những vấn đề môi trường rất khó giải quyết Ví dụ về một số địa phương trong cả nước ta có thể nhận thấy hiện nay các cấp ban ngành vẫn chưa thực sự quan tâm đến yếu tố môi trường: Khu vực sông Nhuệ-Đáy là khu vực tiếp nhận nguồn chất thải từ 2 tỉnh thành lớn là Hà Nội và Hà Tây (nay là Hà Nội) . Ở đây đối với chất thải rắn sinh hoạt, việc xử lý chủ yếu vẫn là chôn lấp hợp vệ sinh - một giải pháp kém hiệu quả do tính chất phức tạp của các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và nhiều nguyên nhân khác gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước ngầm. Kết quả khảo sát cho thấy trên địa bàn lưu vực sông Nhuệ - Đáy  chỉ có 3 nhà máy sản xuất phân compost đang họat động: nhà máy xử lý rác thải Sơn Tây - công nghệ seraphin của Việt Nam; Nhà máy sản xuất phân hữu cơ Cầu Diễn (Hà Nội) - công nghệ Tây Ban Nha; và Nhà máy xử lý rác thải Lộc Hòa (TP. Nam Định) - công nghệ Châu Âu. Các tỉnh và thành phố như Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Đông, Hòa Bình hoặc là đang xây dựng khu xử lý CTR hoặc là đang làm các thủ tục quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn. Do chưa xây dựng xong khu xử lý (bãi chôn lấp CTR) hợp vệ sinh, chất thải rắn vẫn thải đổ và xử lý theo phương pháp lộ thiên, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ví dụ Bãi Thia tại thị xã Hòa Bình, bãi thải lộ thiên ở Thung Hầm (Hà Nam), Thung Quèn Khó (Ninh Bình) là bãi thải lộ thiên, gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Bình Dương là một tỉnh có tốc độ phát triển cao nhất cả nước, vấn đề xử lý rác thải tại địa phương này vẫn được chú trọng xong trên thực tế vẫn còn rất nhiều việc phải bàn. Thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường cho thấy, mỗi ngày trên địa bàn tỉnh có khoảng 800 tấn chất thải các loại. Trong số này thì chỉ có 70- 75% được thu gom, xử lý, số còn lại đi đâu thì ngành chức năng... “bó tay”. “Ở thị xã mỗi ngày còn chừng 20% (khoảng 20 tấn) lượng rác thải sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý. Trong số này, phần lớn là do người dân tự hủy bằng cách thu gom rồi đốt tại chỗ, số rác thải... ra đường là rất ít” - Phó Chủ tịch UBND TX.TDM Trần Văn Lực nói. Ông Lực còn cho biết, hiện nay việc thu gom và xử lý rác thải được thực hiện trực tiếp mà không qua bãi rác trung chuyển. Việc thị xã không xây dựng bãi rác trung chuyển vì địa điểm rất khó kiếm và người dân không đồng tình. Tuy nhiên, ở một số địa phương hiện nay tình trạng rác thải bỏ ra đường, nơi đất trống còn vẫn xảy ra thường xuyên. Nguyên nhân một phần do ý thức của người dân còn kém, mặt khác do công tác quản lý, thu gom và xử lý rác ở địa phương còn thiếu đồng bộ, quyết liệt. Một cán bộ xã Thuận Giao (Thuận An) cho rằng việc quản lý rác thải ở các nhà trọ, trên đại lộ Bình Dương hiện gặp khó khăn, vì những nơi này lượng rác lớn nhưng thời gian xe đến thu gom khá lâu nên rác chóng đầy và tràn ra ngoài. Tuy vậy, theo ý kiến của một số đơn vị thu gom rác, việc bỏ rác của các hộ dân và khu nhà trọ hiện nay rất lộn xộn, thích đâu bỏ đó mà không thực hiện đúng nơi quy định, việc thu gom vì thế gặp rất nhiều khó khăn. Trong số gần 400 tấn chất thải rắn công nghiệp trong ngày có khoảng 40 - 60 tấn chất thải nguy hại. Trong khi khối lượng chất thải nguy hại lớn thì hiện chỉ có 7 đơn vị (trong đó có 2 đơn vị của tỉnh và 5 đơn vị ngoài tỉnh) là có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại. Ít về số lượng, công nghệ xử lý cũng rất lạc hậu. Điển hình như Công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc chỉ tái chế được dầu hoặc dung môi hữu cơ, thiêu đốt chất thải với công suất 4.500 tấn/năm; Công ty Môi trường Xanh cũng chỉ tái chế được dung môi hữu cơ... Với những thực trạng chất thải quá tải tại các địa phương như vậy mà các địa phương đa phần vẫn chưa có cách giải quyết thỏa đáng thì việc đưa ra một mô hình khu xử lý chất thải chung cho các địa phương là rất cần thiết. Mô hình này không chỉ có những đặc điểm phù phợp với các địa phương mà còn cần đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định về môi trường. 1.3. Sự cần thiết phải nhân rộng mô hình ra toàn quốc Đất nước ta đang bước vào giai đoạn hiện đại hóa, công nghiệp hóa, vấn đề chất thải từ các khu công nghiệp, các làng nghề, các khu dân cư sẽ là một bài toàn nan giải nếu ngay từ lúc này chúng ta không xây dựng những biện pháp nhằm duy trì một môi trường sống an toàn Việc xây dựng những khu xử lý chất thải như ở Văn Lâm-Hưng Yên sẽ không chỉ đem lại những lợi ích về mặt xã hội mà còn đem lại những lợi ích về mặt kinh tế khi mà chi phí duy trì hoạt động của khu xử lý chất thải sẽ thấp hơn chi phí cho việc xử lý những lượng chất thải khổng lồ, chi phí cho việc cải tạo lại môi trường như trước kia. Thêm vào đó là một khu xử lý chất thải đạt yêu cầu sẽ tạo một môi trường đầu tư tốt, các doanh nghiệp sẽ yên tâm khi đầu tư vào các địa phương mà không lo lắng cho đầu ra của những chất thải trong quá trình sản xuất. Với những thực trạng chất thải và xử lý chất thải ở trên ta có thể thấy việc xây dựng những khu xử lý chất thải tại các địa phương là cần thiết và hợp lý trong điều kiện hiện nay. Khu xử lý chất thải Đại Đồng là một mô hình tốt cần được nhân rộng. Tuy nhiên, để có thể có những khu xử lý chất thải hoạt động có hiệu quả thì cần điều chỉnh, khắc phục những tồn tại mà khu xử lý chất thải Đại Đồng đang gặp phải. Với một “Đại Đồng mới” chúng ta sẽ có được một mô hình khu xử lý chất thải khá hoàn thiện cho các địa phương trong giai đoạn mới này. Một khu xử lý chất thải đồng bộ về các công nghệ, thiết bị mới để đảm bảo quá trình hoạt động đem lại hiệu quả cao nhất. Đối với mỗi loại rác thải như rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải xây dựng, rác thải y tế sẽ có một công nghệ xử lý khác nhau. Những công nghệ này đa phần đều sản xuất trong nước và do một đơn vị chủ đâu tư cung cấp theo yêu cầu của các địa phương. Những công nghệ này dễ sử dụng cũng dễ thay lắp sẽ giảm thiểu chi phí rất nhiều khi xảy ra sự cố hay thay mới. Một trong những vấn đề của khu xử lý chất thải Đại Đồng gặp phải là vấn đề thu gom rác thải không thực sự hiệu quả, vấn đề này có thể được giải quyết khi chúng ta học tập kinh nghiệm của quốc tế trong việc giao cho các nhà thầu của từng địa phương. Vấn đề thu gom rác thải không chỉ là vấn đề của Đại Đồng mà là vấn đề chung của các địa phương hiện nay. Đối với các thành phố lớn có những công ty NN đứng ra thu gom và xử lý rác thải, tuy nhiên tại các địa phương thì vấn đề này còn nhiều bất cập, chủ yếu là do kinh phí không đủ. Để giải quyết vấn đề này các nước khác đã chọn cách giao việc thu gom rác thải cho một nhà thầu địa phương. Chính quyền các địa phương cần có những cơ chế khuyến khích như miễn thuế, hỗ trợ thủ tục hành chính…cho những doanh nghiệp như trên. Đồng thời cũng cần giám sát chặt chẽ hoạt động của những doanh nghiệp này nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong việc thu gom rác thải. Trên cơ sở đó vấn đề phân loại rác thải cần nhiều thời gian hơn để thực hiện nhưng giáo dục tuyên truyền trong cộng đồng dân cư là rất cần thiết bên cạnh những biện pháp xử phạt kịp thời. Đi đôi với công tác thu gom rác thải là công tác tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng dân cư nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Các địa phương có thể cử ra những đội xung kích xuống từng thôn, xã tuyên truyền cho người dân cách phân loại rác thải hay cách thu gom rác thải một cách hợp vệ sinh, tránh tình trạng vứt rác thải bừa bãi ra khu vực sống xung quanh. Bên cạnh đó chính quyền địa phương cũng cần có những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường như: phạt tiền, cảnh cáo trước cộng đồng dân cư… Đối với các khu công nghiệp và các làng nghề thì biện pháp chủ yếu mà các địa phương có thể áp dụng được vẫn là quản lý về mặt pháp lý đi đôi với công tác giám sát nghiêm ngặt. Các địa phương chỉ cấp phép đầu tư cho những doanh nghiệp sản xuất có đủ điều kiện về an toàn môi trường, yêu cầu các doanh nghiệp đóng phí môi trường đối với lượng chất thải họ thải ra môi trường mỗi ngày. Cùng với đó là sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan ban ngành có thẩm quyền nhằm đảm bảo những biện pháp trên được thực thi một cách hiệu quả. 2. Giải pháp và điều kiện nhân rộng mô hình 2.1. Giải pháp nhân rộng mô hình cho các địa phương Đầu tiên là các địa phương cần xác định được tầm quan trọng của những khu xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn quốc tế, cần có những cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm thúc đẩy việc xây dựng những khu xử lý chất thải. Hiện nay thực tế cho thấy rất nhiều địa phương chưa thấy hết được tầm quan trọng của những khu xử lý chất thải đối với sự phát triển chung của địa phương mình. Các địa phương vẫn chỉ biết nhận đầu tư từ các doanh nghiệp mà chưa có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với công tác môi trường. Để tránh gây ra hiện tượng các không kiểm soát được chất lượng môi trường đồng thời tạo một môi trường thu hút đầu tư tốt thì các địa phương cần có những biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả. Những khu xử lý chất thải như ở Đại Đồng là một cách tốt nhất để các địa phương áp dụng. Các địa phương có thể thực hiện những chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với doanh nghiệp đứng lên xây dựng khu xử lý chất thải hoặc dành một khoảng ngân sách nhất định để đầu tư xây dựng. Tránh tình trạng đầu tư tràn lan, bừa bãi không có kiểm soát hoặc để dự án treo, chỉ trên giấy tờ mà không triển khai được. Bên cạnh đó, các địa phương cần thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hóa công tác môi trường bằng cách giáo dục cho người dân thấy sự nguy hại của một môi trường ô nhiễm để người dân tham gia vào công tác xây dựng, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn cần có trách nhiệm - tham gia. Với đặc thù là các dự án xã hội không thu được lợi nhuận nên chính quyền các địa phương cần thực hiện xã hội hóa, có sự chung tay góp sức của người dân, doanh nghiệp, các ban ngành đoàn thể thì dự án sẽ dễ dàng thực hiện hơn. Giáo dục cho người dân về ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường như cách phân loại và xử lý rác an toàn. Một trong những vấn đề bất cập tại các khu xử lý chất thải là chính quyền chưa giáo dục cho người dân thấy được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và chính vì thế cho dù có những khu xử lý rác thải người dân vẫn vứt rác bừa bãi. Như vậy là chúng ta mới chỉ giải quyết được một phần của vấn đề. Để có được hiệu quả một cách toàn diện việc tuyên truyền đi kèm với xử phạt là rất hiệu quả. Chúng ta giáo dục cho người dân ý thức phân loại rác tại nhà, thu gom rác thải vào chỗ quy định…đồng thời với những hành vi xả rác bừa bãi cũng có thể xử phạt hành chính, cảnh cáo, răn đe. Hiện nay đa phần các địa phương chỉ áp dụng xử phạt hành chính đối với việc làm ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp mà chưa có hình thức xử phạt nào đối với người dân khi vi phạm. Để thực hiện tốt cần có thêm những cơ chế, chế tài xử phạt đối với tất cả các đối tượng có hành vi gây nguy hại đến môi trường. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ môi trường, đáp ứng những yêu cầu nhằm đảm bảo duy trì hoạt động có hiệu quả những khu xử lý chất thải. Khi tiến hành bàn giao những khu xử lý chất thải đơn vị xây dựng bao giờ cũng phải chuyển giao, tư vấn cho địa phương cách thức vận hành và quản lý những khu xử lý chất thải này. Nếu cán bộ địa phương không đủ trình độ tiếp thu những công nghệ đó thì sẽ gây ra những hỏng hóc, lãng phí, không hiệu quả trong quá trình sử dụng và vận hành dự án. Vì vậy mà các địa phương không chỉ phải chuẩn bị về vật lực mà vấn đề con người cũng là một yếu tố rất quan trọng. 2.2. Điều kiện để nhân rộng mô hình ở các địa phương. Một là, mỗi địa phương cần xây dựng một kế hoạch về công tác bảo vệ môi trường, cần có những chính sách nhằm tạo nền tảng cho những hoạt động cải thiện môi trường, cụ thể ở đây các địa phương cần dành quỹ đất nhất định và đủ rộng để có thể xây dựng một khu xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn và có thể đáp ứng được nhu cầu của địa phương. Hai là, các địa phương cần thông qua một nguồn ngân sách nhất định để đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải cùng các hạng mục công trình, mua sắm những trang thiết bị cần thiết phục vụ quá trình thu gom rác thải. Đồng thời cũng thông qua chính sách hỗ trợ kinh phí tiền công xứng đáng cho những đội thu gom rác thải tại các thôn xóm bên cạnh những đóng góp của người dân nhằm khuyến khích tinh thần trách nhiệm. Còn nếu thuê những doanh nghiệp làm công tác này thì cũng cần có những chính sách hỗ trợ khuyến khích như miễn giảm các loại thuế, hỗ trợ về pháp ly… Ba là, cần chuẩn bị về nhân lực có kiến thức cũng như trình độ đáp ứng những yêu cầu của việc xây dựng và duy trì hoạt động của một khu xử lý chất thải có hiệu quả Bốn là, cần chuẩn bị những chính sách hợp lý, có sự điều chỉnh cần thiết để tổ chức quản lý và hoạt động cho phù hợp với điều kiện mới. Thêm vào đó là sự phối hợp của các tổ chức, các ban ngành có liên quan. Với những giải pháp và điều kiện như trên thì để thực hiện tốt việc xây dựng, quản lý và tổ chức hoạt động của một khu xử lý chất thải chúng ta cần sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, của chính quyền các cấp. 3. Một số kiến nghị với cấp trên. - Các ban ngành có thẩm quyền như UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh cần xem xét thực trạng của các địa phương, từ đó đưa ra những chính sách, cớ chế hợp lý, kịp thời để thực hiện công tác bảo vệ môi trường như cấp đất, hỗ trợ kinh phí xây dựng…để tạo điều kiện cho các dự án về môi trường được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng được những nhu cầu hiện nay - Tích cực góp phần vào việc quản lý môi trường cùng các địa phương bằng cách đưa ra những hành lang pháp lý, chế tài xử phạt, đánh phí môi trường đối với các cơ sở sản xuất có thải chất thải ra môi trường. Những biện pháp này nhằm duy trì hoạt động một cách đồng bộ và hiệu quả cho các dự án về môi trường. - Quản lý một cách có hiệu quả những dự án môi trường để tránh tình trạng chồng chéo, hoạt động không hiệu quả của những dự án trên. Một dự án có rất nhiều công tác nhỏ và các hoạt động đi kèm và để chúng hoạt động có hiệu quả, tránh lãng phi thì chính quyền cần đưa ra những kế hoạch hoạt động, tính toán dựa trên nhu cầu hiện tại - Đưa ra những chính sách để khuyến khích tư nhân tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. Điều này là cần thiết để công tác bảo vệ môi trường không còn chỉ là vấn đề của chính quyền địa phương mà là của toàn xã hội. Có như vậy mới chia xẻ gánh nặng cho các cơ quan chức năng. - Đào tạo đội ngũ cán bộ môi trường, phổ biến kiến thức môi trường đến dân cư và các cơ sở sản xuất. Điều này nhằm cải thiện ý thức của người dân và doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ môi trường KẾT LUẬN Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên là một dự án xã hội nhằm giải quyết những vấn đề môi trường cho các địa phương. Dự án đã thể hiện rõ những ưu điểm của nó so với những dự án đã được thực hiện trước đây đồng thời qua thực tế tại địa phương cũng đã cho thấy sự phù hợp và hiệu quả của dự án khi được triển khai. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, những bất cập cố hữu mà những dự án trước gặp phải. Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần khắc phục những bất cập đó dựa trên kinh nghiệm của những nước đi trước và đưa ra được một mô hình khu xử lý chất thải mới hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn để nhân rộng mô hình này ra các địa phương trên toàn quốc. Đề tài: “ Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên: thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình” đưa ra một cái nhìn tổng quan về dự án đồng thời cũng phân tích, đánh giá thực trạng môi trường tại địa phương khi dự án đi vào hoạt động. Bên cạnh những bài học kinh nghiệm từ các nước đề tài cũng đưa ra một số giải pháp và điều kiện để các địa phương có thể áp dụng mô hình này vào thực tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Quản Lý Dự án- Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố Hà Nội “Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên” 2. Ban Quản Lý Dự án- Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố Hà Nội “Dự án khu xử lý chất thải Nam Sơn-Hà Nội” 3. Báo Hưng Yên 4. Báo Nhân Dân ngày 15/2/2008 5. TS. Cù Huy Đấu (ĐH Kiến trúc Hà Nội) “Quản lý chất thải rắn tại lưu vực sông Đáy-Thực trạng và giảii pháp” 6. Website 7. Website 8. Website

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21870.doc
Tài liệu liên quan