Một vấn đề nữa cần đề cập tới là tăng trưởng kinh tế, phát triển các thành phần kinh tế nhưng phải đảm bảo các vấn đề về bộ máy hành chính trong sạch vững mạnh, giảm thiểu tình trạng tham nhũng, gây thất thoát nguồn lực.
- Về vấn đề giảm bất bình đẳng phân phối thu nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
Mặc dù đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số nhưng tốc độ giảm nghèo giữa các khu vực, các vùng còn chênh lệch lớn, tỷ lệ nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết như thiếu việc làm, chất lượng giáo dục thấp; tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn có hiệu quả
Vì vậy trong những năm tiếp theo cần tiếp tục đẩy mạnh hơn các chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ vốn cho người nghèo, hỗ trợ xây nhà ở, giúp người nghèo định canh định cư để có thể có được cuộc sống ổn định Một số vấn đề nữa cần được quan tâm nhiều hơn trong những năm tiếp theo như tạo việc làm, dạy nghề cho khu vực nông thôn, miền núi, đẩy mạnh xã hội hoá trong dạy nghề. Những biện pháp này sẽ giúp cải thiện chất lượng lao động ở nông thôn và miền núi từ đó có thể giúp tạo điều kiện phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm cho người dân, cải thiện phúc lợi xã hội.
Cần phải có những biện pháp hỗ trợ tích cực hơn nữa cho người dân nghèo ở nông thôn. Trong đó cần chú ý trong vấn đề hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp nông thôn không chỉ đơn giản là hỗ trợ tiền cho người dân mua cây giống, con giống mà quan trọng hơn là giúp họ sử dụng đồng vốn, giúp họ nâng cao trình độ hiểu biết về kỹ thuật chăm sóc vật nuôi cây trồng từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tình trạng cải thiện an sinh ở lĩnh vực này nhưng lại làm mất an sinh ở lĩnh vực khác vẫn còn xảy ra. Vì vậy Việt Nam cần một phương pháp tiếp cận hiện đại, tích hợp với chính sách xã hội, để giúp người dân đối phó với các nguy cơ xảy ra với sinh kế, sức khoẻ, tránh bị tái nghèo do ốm đau, khuyết tật, mất việc làm, nuôi con, tuổi cao. từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động, khuyến khích khả năng sáng tạo của người dân, cần cân nhắc kỹ lưỡng tác động tổng hợp của chính sách y tế, chăm sóc trẻ em, giáo dục, việc làm ổn định và lương hưu.
56 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp cho vấn đề tăng trưởng kinh tế và giảm bất bình đẳng thu nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạ tầng
% dân số nông thôn có trung tâm y tế công cộng
93
97
% dân số được sử dụng nước sạch
26.2
40.6
48.5
58.58
% dấn số có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn vệ sinh
10.4
17
25.3
31.8
% dân số sử dụng điện là nguồn thắp sáng chính
49
78
87
93
Tỉ lệ sở hữu các mặt hàng tiêu dùng có giá trị
% Hộ gia đình có đài
40
47
25.56
19.48
% Hộ gia đình có tivi
22.19
55.71
67.89
78.05
% Hộ gia đình có xe đạp
64.83
72.88
68.66
69.52
% Hộ gia đình có điện thoại
-
6.93
13.43
21.32
% Hộ gia đình có xe máy
10.67
20.31
40.36
45.04
Nguồn: TCTK, Điều tra mức sống dân cư 1993 đến 2004
Số liệu về sở hữu của các hộ gia đình đối với các mặt hàng tiêu dùng lâu bền như đài, tivi, xe đạp, xe máy v.v…. cũng khẳng định thêm về những cải thiện quan trọng trong mức sống của người dân. Nếu tỉ lệ các hộ gia đình sở hữu các loại đài giảm từ 40% trong năm 1993 xuống còn 19% năm 2004, thì con số về sở hữu vô tuyến truyền hình trong các hộ gia đình lại tăng đáng kể, từ 22% năm 1993 lên đến 78% năm 2004 hay nói một cách khác tăng lên 3,5 lần. Sở hữu xe máy cũng gia tăng rõ rệt và từ một mặt hàng xa xỉ mà cứ 10 gia đình mới có 1 chiếc trong năm 1993, xe máy đã trở thành mặt hàng bình dân có mặt trong 45% các hộ gia đình vào năm 2004. Nếu trong năm 1998, chỉ có 7% các hộ gia đình có điện thoại, thì sáu năm sau, năm 2004, cứ 5 gia đình thì có 1 gia đình có điện thoại. Những con số này một lần nữa khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế cao góp phần cải thiện đời sống của người dân.
- Cải thiện phúc lợi xã hội và dịch vụ công
Phúc lợi xã hội cho người nghèo được cải thiện, rất nhiều hộ nghèo được hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ, ưu đãi của chính phủ như chương trình ưu đãi tín dụng cho người nghèo, chương trình miễn giảm học phí cho người nghèo, dân tộc thiểu số, v.v…
Bảng 9: Tỷ lệ hộ nghèo theo bình chọn của địa phương được hưởng lợi từ các dự án chính sách của chương trình 135 và chương trình 143 năm 2006 chia theo thành thị, nông thôn và vùng
Tỷ lệ hộ được hưởng lợi
Tổng số chia theo nguồn lợi
Tín dụng ưu đãi cho người nghèo
Miễn giảm chi phí khám chữa bệnh
Miễn giảm học phí cho người nghèo
Dạy nghề cho người nghèo
Cấp đất cho dân tộc thiểu số
Khuyến nông
Giúp đỡ nhà ở, đất ở cho người nghèo
Nước sạch cho người nghèo
Cả nước
90.2
39.5
80.9
49.5
4.1
3.9
18.3
10.8
9.6
Thành thị - Nông thôn
Thành thị
89.9
40.6
76.6
40.9
2.9
1.8
6.8
7.9
5.7
Nông thôn
90.3
39.3
81.5
50.6
4.2
4.2
19.8
11.2
10.1
Chia theo vùng
ĐBSH
84.9
29.7
75.5
33.3
3.5
1.8
8.1
6.1
2.3
Đông Bắc
89.2
46.9
77.1
51.6
2.0
3.5
33.9
10.1
11.5
Tây Bắc
91.6
37.3
83.9
62.4
2.1
6.2
41.4
16.9
26.9
Bắc Trung bộ
90.4
45.0
80.7
51.8
5.9
4.4
23.1
8.3
7.6
Duyên hải NTB
92.6
30.3
87.5
45.9
3.9
6.7
17.8
12.5
11.7
Tây Nguyên
95.8
39.1
90.6
69.0
2.4
7.2
16.3
12.9
12.7
Đông Nam bộ
89.0
47.4
74.1
42.7
4.2
3.9
9.4
8.6
8.7
ĐBSCL
91.6
35.5
82.1
50.9
4.9
2.0
7.6
15.9
10.5
Nguồn:Tổng cục thống kê
Có thể thấy nhờ có tăng trưởng kinh tế cao mà phúc lợi xã hội đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ người nghèo nhận được hỗ trợ từ các chương trình ưu đãi của chính phủ là những con số đáng kể. Các chính sách hỗ trợ được phân bổ nhiều hơn cho khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Tỷ lệ người dân nghèo ở khu vực miền núi, khu vực còn khó khăn, chậm phát triển nhận được hỗ trợ từ chính phủ ngày càng tăng.
Ngoài những chính sách hỗ trợ trên, vấn đề tăng trưởng kinh tế góp phần làm giảm bất bình đẳng thu nhập còn được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
- Đầu tư cho giáo dục
Nhờ có tăng trưởng kinh tế cao mà đầu tư cho giáo dục rất được quan tâm. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tăng liên tục, trung bình đạt 15,8% so với tổng chi giai đoạn 1996-2000 và đạt 18,25% tổng chi ngân sách giai đoạn 2001-2005, trong đó khoảng 70% là chi thường xuyên ( 2001-2005). Giai đoạn 1996-2000, vốn đầu tư cho giáo dục đã thực hiện là 15,4 nghìn tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm 54,4%. Ngoài ra, Chính phủ cũng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển giáo dục năm 2001-2005 huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó khoảng 30% từ Ngân sách Nhà nước. Để tăng vốn đầu tư cho giáo dục, Chính phủ đã thực hiện chính sách xã hội hoá và huy động đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh bằng cách đa dạng hóa người cung cấp dịch vụ, cho phép hình thành khu vực trường ngoài công lập.
Trong những năm qua tình hình chất lượng giáo dục – đào tạo của Việt Nam đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Cho đến năm 2000 đã gần như phổ cập xong giáo dục tiểu học, tiến đến những bước đầu tiên của phổ cập trung học cơ sở. Kết thúc năm học 2007-2008, cả nước có 1356.1 nghìn học sinh hoàn thành cấp tiểu học, 1381.3 nghìn học sinh được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, 886.7 nghìn học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 86.6% và 103.6 nghìn học sinh tốt nghiệp bổ túc trung học, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 67.4%.
Đặc biệt, sự phát triển nhanh chóng của các cơ sở giáo dục kỹ thuật, đào tạo đại học và cao đẳng cùng với việc tăng chi phí ngân sách giáo dục – đào tạo cũng như chính sách và giải pháp hỗ trợ cho các địa phương nghèo, hộ nghèo, tạo điều kiện cho lao động thành thị và nông thôn, các đối tượng dân tộc thiểu số, cả người giàu và người nghèo đều có thể được tiếp cận các chương trình đào tạo. Nhờ vậy số lượng học sinh, sinh viên và các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tăng lên nhanh chóng. Trong năm học 2007-2008, số trường đại học trên toàn quốc tăng 15.1% so với năm học trước, số trường cao đẳng tăng 14.2%, số sinh viên đại học và cao đẳng tăng 4.1%, số học sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng 19%. Công tác đào tạo nghề cũng đạt kết quả khá, năm 2008, cả nước đã tuyển mới được 1538 nghìn học sinh vào các hệ học nghề, tăng 17% so với năm 2007, trong đó cao đẳng nghề là 60 nghìn học sinh, tăng 103%, trung cấp nghề là 198 nghìn học sinh, tăng 31%. Kết quả đào tạo nghề tăng khá một phần do chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo đã giành kinh phí 1 nghìn tỷ đồng cho dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề, trong đó 157 tỷ đồng hỗ trợ dạy nghề cho các đối tượng là lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số và người tàn tật.
- Về y tế
Những kết quả đã đạt được về tăng trưởng kinh tế cũng đã mang lại những thay đổi quan trọng đối với lĩnh vực y tế. Chất lượng dịch vụ y tế cũng đã được cải thiện đáng kể. Hệ thống y tế tạo điều kiện cho tất cả mọi người được hưởng thụ các dịch vụ khám chữa bệnh, số cơ sở khám chữa bệnh, số giường bệnh, số cán bộ y tế cho một vạn dân đã tăng lên.
Bảng 10: Một số chỉ tiêu về hệ thống y tế tại Việt Nam
2000
2003
2005
2007
số cơ sở khám chữa bệnh
13117
13162
13243
13438
số giường bệnh (nghìn giường)
192.0
192.2
197.2
210.8
Nhờ đó, những chỉ tiêu về sức khoẻ người dân Việt Nam được nâng cao rõ rệt trong những năm qua. tuổi thọ bình quân được nâng lên, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cũng giảm đi rõ rệt.
Nhờ có tăng trưởng kinh tế cao, nguồn thu ngân sách được ổn định mà phần chi ngân sách cho trợ cấp, các dịch vụ công, đảm bảo an sinh xã hội được nhiều hơn. Năm 2008 Nhà nước đã chi 42.3 nghìn tỷ đồng cho trợ giá dầu hoả cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng chưa có điện thắp sáng, trợ giá dầu cho ngư dân đánh bắt cá xa bờ, chi bảo trợ xã hội, giúp người nghèo mua thẻ bảo hiểm y tế…Nhờ đó đời sống của người dân được ổn định hơn rất nhiều.
2.3.2. Tăng trưởng kinh tế cao kéo theo tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng.
2.3.2.1. Tăng trưởng kinh tế cao gây nên bất bình đẳng thu nhập gia tăng.
Trong quá trình thực hiện đổi mới cơ chế kinh tế, thành tựu tăng trưởng kinh tế, và nỗ lực cải thiện vấn đề bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam như ta đã thấy ở trên là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, những điều đã nói ở trên vẫn chưa phản ánh đúng, đủ về thực trạng tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam.
Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế thì tình trạng bất bình đẳng thu nhập lại có chiều hướng gia tăng, khoảng cách thu nhập giữa các vùng, các tầng lớp dân cư ngày càng lớn, phân hoá giàu nghèo ngày càng gay gắt.
- Về hệ số Gini
Tăng trưởng kinh tế cao nhưng bất bình đẳng thu nhập gia tăng. Tình trạng bất bình đẳng thu nhập của cả nước tăng cao. Không những thế tình trạng bất bình đẳng thu nhập còn có sự khác biệt giữa các vùng, giữa khu vực thành thị và nông thôn. Bất bình đẳng xảy ra nghiêm trọng hơn ở khu vực thành thị, hệ số Gini ở thành thị luôn cao hơn so với nông thôn và giữa các vùng mức độ bất bình đẳng thu nhập cũng rất khác nhau.
Bảng 11: Hệ số Gini chia theo thành thị - nông thôn và vùng.
2002
2004
Thành thị
0.41
0.41
Nông thôn
0.36
0.37
Vùng
ĐB sông Hồng
0.39
0.39
Đông Bắc
0.36
0.39
Tây Bắc
0.37
0.38
Bắc Trung bộ
0.36
0.36
Duyên hải Nam Trung bộ
0.35
0.37
Tây Nguyên
0.37
0.4
Đông Nam bộ
0.42
0.43
ĐB sông Cửu Long
0.39
0.38
Nguồn: Tổng cục thống kê
Hệ số Gini ở thành thị cao hơn hệ số Gini ở nông thôn, điều này chứng tỏ có sự chênh lệch mức độ bất bình đẳng thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Ở khu vực thành thị, nơi mà kinh tế phát triển hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn thì tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở đó cũng lại cao hơn so với ở nông thôn. Tình trạng bất bình đẳng thu nhập giữa các vùng cũng có sự khác biệt. Vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, đây đều là những vùng phát triển nhất của cả nước thế nhưng chính những vùng này lại có hệ số Gini cao, cao hơn so với những vùng kinh tế khó khăn hơn, vùng núi, vùng sâu vùng xa nơi mà kinh tế kém phát triển. Hệ số Gini đều có xu hướng tăng trong những năm gần đây ở tất cả các vùng, cả khu vực thành thị lẫn nông thôn biểu hiện mức độ bất bình đẳng đang có xu hướng tăng lên. Điều này chứng tỏ rằng tăng trưởng kinh tế cao kéo theo tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng.
- Về chênh lệch mức sống các nhóm giàu nghèo
Tăng trưởng kinh tế cao nhưng chênh lệch mức sống giữa các nhóm giàu nghèo cũng tăng cao.
Bảng 12: Chênh lệch chi tiêu giữa các nhóm giàu nghèo
Năm
Nhóm giàu nhất
Nhóm gần giàu nhất
Nhóm trung bình
Nhóm gần nghèo nhất
Nhóm nghèo nhất
Chi tiêu bình quân (1000 VND, giá tháng 1- 1993).
1993
2023
1044
774
594
407
1998
3575
1736
1259
867
651
2004
5475
2674
1862
1370
873
2006
1541.7
678.6
458.9
318.9
184.3
Tỷ trọng chi tiêu %
1993
41.78
21.56
15.99
12.27
8.41
1998
44.20
21.46
15.57
10.72
8.05
2004
44.68
21.82
15.20
11.18
7.12
Nguồn: Tổng cục thống kê
Rõ ràng chênh lệch chi tiêu giữa các nhóm giàu nghèo là rất lớn, và có xu hướng gia tăng. Nếu như chênh lệch chi tiêu giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất năm 1993 chỉ là 4.9 lần thì đến năm 2006, tỷ lệ này đã tăng lên 8.4 lần. Tỷ lệ chi tiêu giữa các nhóm cũng thể hiện sự chênh lệch đáng kể. Nếu như tỷ lệ chi tiêu của nhóm giàu nhất luôn chiếm tới trên 40% và có xu hướng tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu của nhóm nghèo nhất lại chỉ chiếm chưa tới 10% và còn có chiều hướng giảm đi. Điều này thể hiện chênh lệch mức sống giữa các nhóm giàu nghèo ngày càng tăng, chứng tỏ rằng tăng trưởng kinh tế cao nhưng lại gây nên bất bình đẳng thu nhập gia tăng.
- Chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng
Chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn năm 1999 là 2.3 lần, năm 2002 là 2.26 lần, năm 2004 là 2.15 lần; tỷ lệ chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn vẫn còn ở mức đáng nguy ngại, mức chênh lệch này gần như không suy giảm là bao khi kinh tế tăng trưởng ngày càng cao. Thu nhập giữa các vùng cũng có sự chênh lệch đáng kể và có xu hướng gia tăng.
Bảng 13: Thu nhập thực tế bình quân đầu người
1999
2002
2004
Cả nước
295
356
448
Phân theo thành thị và nông thôn
Thành thị
517
622
815
Nông thôn
225
275
378
Phân theo vùng
Đồng bằng sông Hồng
280
353
488
Đông Bắc
210
269
380
Tây Bắc
210
197
266
Bắc Trung bộ
212
235
317
Duyên hải nam Trung bộ
253
306
415
Tây nguyên
345
244
390
Đông Nam bộ
528
620
833
Đồng bằng sông Cửu Long
342
371
471
Nguồn: Tổng cục thống kê
Đông Nam bộ vẫn là vùng có mức thu nhập bình quân đầu người dẫn đầu trong cả nước, khu vực Tây Bắc luôn là khu vực kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trên cả nước.Tỷ lệ chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa khu vực Đông Nam bộ và khu vực Tây Bắc vẫn luôn cao và có xu hướng gia tăng; năm 1999 là 2.51 lần, năm 2002 mức chênh lệch tăng lên là 3.14 lần, và năm 2004 là 3.13 lần.
Bảng 14: Chi tiêu hộ gia đình phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng.
1999
2002
2004
2006
cả nước
221
269
360
460
Phân theo thành thị và nông thôn
Thành thị
373
461
595
738
Nông thôn
175
211
284
359
Phân theo vùng
Đồng bằng sông Hồng
223
274
378
479
Trung du và miền núi phía Bắc
167
201
265
336
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
178
217
288
362
Tây Nguyên
251
202
295
391
Đông Nam Bộ
385
476
611
785
Đồng bằng sông Cửu Long
246
258
335
435
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Mặc dù chi tiêu bình quân đầu người ở cả thành thị và nông thôn, ở các vùng đều tăng, nhưng chênh lệch chi tiêu giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng cũng không hề giảm bớt. Nếu như năm 1999 tỷ lệ chênh lệch chi tiêu giữa thành thị và nông thôn là 2.1 lần thì năm 2006 tỷ lệ này vẫn gần như không hề dịch chuyển. Nếu như Đông Nam bộ là vùng có mức chi tiêu lớn nhất của cả nước và vùng trung du miền núi phía Bắc là vùng có mức chi tiêu thấp nhất thì tỷ lệ chênh lệch chi tiêu giữa 2 vùng này năm 1999 là 2.3 lần thì đến năm 2006 tỷ lệ này không hề giảm bớt mà còn có xu hướng tăng lên thành 2.33 lần.
Qua đó có thể thấy rằng kinh tế nước ta phát triển không đồng đều giữa các vùng. Từ đó gây nên tình trạng chênh lệch thu nhập, chênh lệch mức sống giữa các vùng.
- Chênh lệch tỷ lệ nghèo giữa thành thị - nông thôn và giữa các vùng.
Tăng trưởng kinh tế cao nhưng mức độ chênh lệch tỷ lệ nghèo giữa các vùng là rất lớn. Và tỷ lệ chênh lệch có xu hướng gia tăng qua các năm.
Bảng 15: Tỷ lệ nghèo chia theo vùng.
1993
1998
2003
2004
2006
Tỷ lệ nghèo chung cả nước
51.8
37.4
23
19.5
16
Miền núi phía Bắc
81.5
64.2
43.9
35.1
31.9
Đồng bằng sông Hồng
62.7
29.3
22.4
12.1
8.8
Bắc Trung bộ
74.5
48.1
43.9
30.9
29.1
Duyên hải miền Trung
47.2
34.5
25.2
19.0
12.6
Tây Nguyên
70.0
62.4
51.8
33.1
28.6
Đông Nam bộ
37.0
12.2
10.6
5.4
5.8
Đồng bằng sông Cửu Long
47.1
36.9
23.4
19.5
10.3
Nguồn: Niên giám thống kê
Mặc dù tỷ lệ nghèo chung của cả nước và từng vùng đã giảm đi rõ rệt, tỷ lệ nghèo của cả nước đã giảm từ 51.8% (1993) xuống còn 19.5% (2004) Tuy nhiên tỷ lệ người nghèo giữa các vùng vẫn có sự chênh lệch rõ rệt. Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên là những vùng có tỷ lệ người nghèo lớn nhất trong cả nước, lớn hơn rất nhiều so với các vùng khác. Đông Nam bộ luôn là vùng có tỷ lệ nghèo thấp nhất cả nước, năm 2004 tỷ lệ hộ nghèo chỉ có 5,4%. Ít hơn tới 7 lần so với khu vực miền núi phía Bắc.
Tăng trưởng kinh tế cao nhưng tỷ lệ nghèo ở thành thị và nông thôn cũng chênh lệch vẫn ở mức đáng báo động và có xu hướng gia tăng mức độ chênh lệch.
Biểu đồ 6: Tỷ lệ nghèo ở thành thành thị và nông thôn
Nguồn: Tổng cục thống kê
Mặc dù tỷ lệ nghèo ở cả thành thị và nông thôn đã giảm đáng kể, tỷ lệ nghèo ở thành thị giảm tử 9.2 % năm 1998 xuống còn 3.9% năm 2006, tỷ lệ nghèo ở nông thôn cũng đã giảm đáng kể từ 45.5% năm 1998 xuống còn 20.4% năm 2006 nhưng chênh lệch tỷ lệ nghèo ở thành thị và nông thôn ngày càng gia tăng. Năm 1998 tỷ lệ nghèo ở nông thôn gấp 4.9 lần tỷ lệ nghèo ở thành thị, năm 2006 tỷ lệ này tăng lên 5.2%
Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo mặc dù còn 11% nhưng tỷ lệ hộ cận nghèo là rất lớn, khả năng dễ bị tổn thương cao, chỉ cần nâng mức chuẩn nghèo lên một chút thì sẽ dễ dàng trở lại là hộ nghèo. Năm 2008 vừa qua cả nước có tới 957.6 nghìn lượt hộ thiếu đói và 4 triệu lượt nhân khẩu thiếu đói, tập trung nhiều ở các tỉnh vùng Trung Du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.
- Chênh lệch thu nhập giữa các ngành
Tăng trưởng kinh tế đi cùng với bất bình đẳng thu nhập giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Bảng 16: Thu nhập lao động của các ngành
2000
Lao động/tổng lao động
Thu nhập/tổng thu nhập
đầu tư/tổng đầu tư
Nông nghiệp
65.09
34
13.85
Công nghiệp
13.11
28
39.23
Dịch vụ
21.8
38
46.93
2005
Nông nghiệp
57.1
30
7.5
Công nghiệp
18.2
35
43.01
Dịch vụ
24.7
36
49.48
Nguồn: Tổng cục thống kê
Số liệu trong bảng trên cho thấy: thu nhập bình quân của người lao động ngành nông nghiệp đạt mức thấp hơn nhiều so với các ngành còn lại. Năm 2000, nông nghiệp chiếm 65% tổng lao động của nhưng họ chỉ nhận được 34% tổng thu nhập của toàn nền kinh tế. Đến năm 2005 tình hình có chút cải thiện, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm xuống còn 57% trong tổng số lao động chiếm 30% trong tổng thu nhập toàn nền kinh tế. Những con số này cho thấy thu nhập trong nông nghiệp năm 2005 có phần gia tăng hơn so với năm 2000. Tuy nhiên mức độ ra tăng không đáng kể. Số liệu trên cũng cho thấy khoảng cách thu nhập giữa khu vực công nghiệp, dịch vụ so với khu vực nông nghiệp là khá lớn. Trong khi lao động trong công nghiệp chỉ chiếm có 13.11% tổng lao động nhưng tổng thu nhập mà khu vực này nhận được lên tới 28% (năm 2000). Thu nhập từ các ngành dịch vụ cũng cao hơn so với nông nghiệp rất nhiều. Có thể thấy năm 2000 tỷ lệ thu nhập/lao động trong công nghiệp lớn gấp 4 lần trong nông nghiệp, trong dịch vụ lớn hơn gấp 3 lần so với nông nghiệp. Đến năm 2005 những con số này đã được rút ngắn nhưng vẫn ở mức cao và đáng lo ngại.
So sánh giữa tỷ lệ thu nhập/lao động trong công nghiệp và dịch vụ cũng cho thấy thu nhập bình quân trong ngành công nghiệp vẫn cao hơn ngành dịch vụ. Năm 2000 thu nhập trong ngành công nghiệp cao gấp 1.22 lần so với ngành dịch vụ và tăng lên 1.32 lần năm 2005. Như vậy khoảng cách thu nhập giữa hai khu vực này ngày càng nới rộng.
Bên cạnh đó tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp là rất thấp, năm 2000 tỷ trọng đầu tư cho ngành này chỉ chiếm 13.85% tổng vốn đầu tư, đến năm 2005 con số này rút ngắn xuống còn 7.5%. Ngành dịch vụ luôn là ngành có tỷ trọng vốn đầu tư lớn nhất. Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp chỉ xấp xỉ 1/3 tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp, và chỉ bằng gần 1/4 so với dịch vụ (năm 2000) và đến năm 2005, tỷ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Đây cũng có thể là một phần nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch thu nhập khá lớn giữa các ngành.
- Bất bình đẳng trong việc hưởng phúc lợi xã hội và các dịch vụ công
Về an sinh xã hội. Các lợi ích của an sinh xã hội (ASXH) ở Việt Nam được phân phối không công bằng. Nhóm giàu nhất ở Việt Nam (20% số hộ gia đình) nhận được 40% lợi ích an sinh xã hội, trong khi đó nhóm nghèo nhất chỉ nhận được chưa tới 7%. Về chế độ lương hưu, nhóm giàu nhất nhận được 47% lương hưu, nhóm nghèo nhất chỉ được 2%.Tương tự, nhóm giàu nhất nhận được 45% trợ giúp y tế, 35% trợ giúp giáo dục, còn nhóm nghèo nhất chỉ nhận được tương ứng là 7% và 15%. Ngoài ra, các vùng thành thị nhận được nhiều lợi ích ASXH hơn vùng nông thôn, người Kinh, người Hoa nhận nhiều hơn người thiểu số, miền Bắc nhiều hơn miền Nam.
Về các dịch vụ y tế, giáo dục. Nhà nước ta mặc dù đã có rất nhiều chính sách ưu đãi giáo dục, mức học phí vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới nhưng cũng vẫn là rào cản đối với việc tiếp cận giáo dục của những hộ gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn, những đối tượng là dân tộc thiểu số nhưng vẫn còn nhiều trường hợp trẻ em trong độ tuổi đi học vẫn chưa được đến trường hoặc phải bỏ học giữa trừng. Năm học 2007-2008, cả nước có 215.1 nghìn học sinh bỏ học, chiếm gần 1.4% tổng số học sinh, bao gồm 32 nghìn học sinh tiểu học, chiếm 0.5% tổng số học sinh tiểu học, 105.2 nghìn học sinh trung học cơ sở, chiếm 1.8% số học sinh trung học cơ sở, 77.9 nghìn học sinh trung học phổ thông, chiếm 2.6% số học sinh trung học phổ thông. Nguyên nhân của tình trạng bỏ học chủ yếu do học sinh có học lực yếu kém, do hoàn cảnh kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, không có điều kiện để theo học tiếp.
Chất lượng các dịch vụ y tế mặc dù đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn nhiều thiếu thốn, số lượng y tá, bác sĩ vẫn còn ít, tình trạng thiếu giường bệnh vẫn còn xảy ra. Cho đến năm 2007 số cán bộ y tế cho một vạn dân mới chỉ có bình quân là 6.4 người. Điều này chứng tỏ chất lượng y tế vẫn còn thấp, bệnh nhân sẽ không được chăm sóc một cách đầy đủ nhất, từ đó ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người dân, chất lượng lao động sẽ bị giảm sút, gây ảnh hưởng không tốt tới tăng trưởng.
Bảng 17: Số cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở y tế năm 2007 phân theo vùng
Tổng số
bệnh viện
Phòng khám kv
Bv điều dưỡng
trạm y tế xã phường
cả nước
12626
902
803
31
10851
ĐB sông Hồng
2543
165
109
7
2253
Đông Bắc bộ
2427
152
197
6
2067
Tây Bắc
733
46
69
1
615
Bắc Trung bộ
2047
106
114
5
1820
Duyên hải Nam Trung bộ
1023
87
57
4
872
Tây Nguyên
809
64
48
3
689
Đông Nam bộ
1248
127
80
3
1027
ĐB sông Cửu Long
1796
155
129
2
1508
Nguồn: Tổng cục thống kê
Mức độ chăm sóc sức khoẻ giữa các vùng vẫn còn chênh lệch khá lớn, vùng đồng bằng sông Hồng là vùng có số cơ sở y tế nhiều nhất cả nước và lớn gấp 3.5 lần vùng Tây Bắc là vùng có số cơ sở y tế ít nhất cả nước.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Xem xét và đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam ta có thể thấy có bốn nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên.
Thứ nhất là do sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập chung sang cơ chế thị trường, quá trình chuyển đổi này tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế giải phóng, phát huy toàn bộ nguồn lực cả về vốn và lao động, góp phần tạo nên tăng trưởng cao. Tuy nhiên, do các thành phần kinh tế được tạo điều kiện phát triển, mở rộng sản xuất, cạnh tranh công bằng theo cơ chế thị trường, những chủ thể kinh tế có khả năng, có tiềm lực thì tiếp tục phát triển, những người yếu thế thì đứng trước nguy cơ trắng tay; lao động cũng dễ trở thành thất nghiệp…những điều này khiến cho bất bình đẳng thu nhập gia tăng.
Thứ hai là do quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, quá trình này kéo theo những đòi hỏi cao về ứng dụng công nghệ mới và cách thức tổ chức trong sản xuất, chỉ những người lao động có trình độ học vấn, tay nghề cao mới có thể đáp ứng được những nhu cầu này. Tuy nhiên tỷ lệ lao động trình độ cao ở nước ta vẫn còn rất thấp vì vậy mức lương họ nhận được là cao hơn so với các lao động khác rất nhiều từ đó bất bình đẳng thu nhập gia tăng. Tiến trình công nghiệp hóa-hiện đại hoá kéo theo nó là đô thị hóa, những vùng được đầu tư phát triển công nghiệp, tạo điều kiện về việc làm cho người lao động, và mức thu nhập cao hơn so với các vùng nông thôn, điều này làm ra tăng khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, bất bình đẳng thu nhập tăng.
Thứ ba là do tiến trình hội nhập, tạo ra những cơ hội mới cho xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế cao nhưng bên cạnh đó nó cũng tạo ra không ít thách thức đối với cả tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Hội nhập kinh tế, ra nhập WTO khiến cho áp lực cạnh tranh tăng lên, tạo ra không ít thử thách đối với các doanh nghiệp trong nước, những doanh nghiệp nhà nước vẫn quen được sự bảo hộ từ thuế quan của nhà nước sẽ phải tự mình tìm ra phương hướng giải quyết, đầu tư vào công nghệ nhiều hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa doạng hoá sản phẩm,…mới có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Dưới áp lực cạnh tranh lớn những doanh nghiệp lớn vẫn có thể đứng vững, nhưng những doanh nghiệp nhỏ sức cạnh tranh chưa cao, sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể đứng trước nguy cơ phá sản. Hội nhập kinh tế cũng đưa người nông dân đứng trước những khó khăn lớn. Sức ép lớn do nhu cầu đòi hỏi chất lượng nông sản cao từ thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu trên thế giới, những yêu cầu cao hơn trong vệ sinh an toàn thực phẩm…khiến người nông dân phải đầu tư nhiều hơn cho công nghệ sản xuất và chế biến nông sản. Nhưng nguồn vốn có hạn, người dân chưa thể đầu tư nhiều cho công đoạn chế biến, thu nhập cũng sẽ giảm sút theo.
Thứ tư là do tình trạng tham nhũng, năm 2008 Việt Nam đứng thứ 121/180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về mức độ minh bạch, tức là tình trạng tham nhũng ở Việt Nam đang diễn ra ở mức độ đáng nguy ngại. Tình trạng ngân sách rót ra đầu tư cho các dự án công trình quốc gia, dự án phát triển vùng,…bị bớt xem rất nhiều, có khi nguồn vốn được đưa ra thực hiện chẳng còn được bao nhiêu, các nguồn vốn trợ cấp cho dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế, các khoản trợ cấp y tế, bảo trợ xã hội cho người nghèo đều bị bỏ túi lãnh đạo. Nhiều người có nguồn thu nhập bất hợp pháp và giàu lên nhanh chóng, điều này làm kìm hãm sự phát triển, phân phối thu nhập bất bình đẳng gia tăng.
CHƯƠNG 3: Giải pháp cho vấn đề tăng trưởng kinh tế và giảm bất bình đẳng thu nhập
3.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về vấn đề tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đã hoạch định đường lối và khởi xướng công cuộc đổi mới ở nước ta. Đường lối đổi mới của Đại hội VI (12- 1986) là sự đổi mới căn bản, toàn diện nhưng trước hết hướng vào đổi mới chủ trương, chính sách kinh tế. Đại hội VII của Đảng (6-1991) đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội Đảng các khoá VI, VII, VIII và IX đã phát triển sâu sắc, toàn diện nội dung của đường lối đổi mới. Các Đại hội đã khẳng định mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, đồng thời khẳng định phương châm chung là “tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển”. Những nền tảng tư tưởng này đã chỉ đạo quá trình hoạch định và thực thi hệ thống các chính sách phát triển kinh tế- xã hội của nước ta trong những năm qua.
Đảng ta chủ trương đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tạo bước tiến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; thúc đẩy việc xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kiên quyết tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách để tiếp tục giải phóng sức sản xuất; đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nhất là cổ phần hoá mạnh hơn nữa doanh nghiệp Nhà nước; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển văn hoá, xã hội đồng bộ hơn với tăng trưởng kinh tế, tập trung giải quyết tốt hơn nữa một sốvấn đề xã hội bức xúc, như tạo việc làm, tiếp tục xoá đói giảm nghèo ở những vùng đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hoá; tạo cho được sự chuyển biến toàn diện và sâu sắc trong việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và trong hệ thống chính trị, thực hiện khẩn trương cải cách hành chính, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân.
Đảng ta đưa ra những định hướng cho các nhóm giải pháp chính về tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo:
Nhóm giải pháp về tăng trưởng kinh tế: Các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước cần được cải tiến nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư đều có cơ hội tiếp cận một cách công bằng đối với các yếu tố “đầu vào” của sản xuất, kinh doanh. Nhà nước còn cần phải thi hành chính sách phân phối lại thông qua các sắc thuế để tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và phân bổ hợp lý các khoản chi từ ngân sách này cho đầu tư phát triển và cho tiêu dùng. Cần có quy hoạch và kế hoạch cụ thể để cân đối hợp lý mức đầu tư cho các vùng lãnh thổ khác nhau.
Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ đối với người nghèo: Đối với chính sách ruộng đất sản xuất và phát triển nông – lâm – ngư nghiệp đối với hộ nông dân đói nghèo hiện nay, phải tạo cho bất kỳ nơi nào có nông dân là có ruộng đất. Nó là điều kiện cơ bản nhất, từ đó dạy cho họ làm ăn xóa đói giảm nghèo bền vững. Phải có chính sách tạo đủ công ăn việc làm, thực hiện chương trình việc làm cho nông dân, nhất là cho nông hộ đói nghèo tốt hơn. Hoàn chỉnh hệ thống chính sách bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân về giáo dục và đào tạo, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe, văn hóa thông tin, thể dục thể thao v.v…
Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân: Đưa ra chính sách về thuế thu nhập cá nhân, từng bước đi vào hoàn thiện hệ thống thuế. Áp dụng một cách triệt để nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất.
3.2. Các giải pháp cho tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo
Nhằm mục tiêu đã đề ra “tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển”, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những chính sách phù hợp với thực tiễn của đất nước.
Giải pháp cho tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo
- Chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường.
Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế Nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế. Tập trung phát triển các doanh nghiệp Nhà nước trong những ngành sản xuất-dịch vụ quan trọng, xây dựng các tổng công ty Nhà nước đủ mạnh để làm nòng cốt trong những tập đoàn kinh tế lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trường cả trong nước và Quốc tế như dầu khí, than, hàng không, đường sắt, viễn thông…
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình, khuyến khích đầu tư trong nước, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tạo lập hành lang pháp lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật để định hướng, điều chỉnh, quản lý kinh tế vĩ mô đối với các thành phần kinh tế bằng pháp luật, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế được mở rộng, phát triển một cách tốt nhất. Tạo sân chơi bình đẳng, lành mạnh cho các thành phần kinh tế. Đổi mới nội dung, phương thức quản lý của nhà nước sao cho đúng, hiệu quả, tạo điều kiện để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Thực hiện công khai, công bằng trong chính sách đầu tư, quản lý đối với các thành phần kinh tế, xóa bỏ cơ chế ‘xin-cho’, bao cấp đối với một số ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế. Khắc phục mọi biểu hiện đặc quyền đặc lợi, tham nhũng, hối lộ đặc biệt là trong thành phần kinh tế nhà nước, nhằm cải tổ lại bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước để có thể hoạt động tốt, mang lại hiệu quả cao, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Thực hiện các chính sách chăm lo đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ các loại cho các thành phần kinh tế để có thể tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Mở rộng thông tin và tăng khả năng lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với các thành phần kinh tế, đảm bảo sản xuất kinh doanh đúng hướng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ những đơn vị kinh tế hoạt động tốt, đúng theo pháp luật, và xử phạt nghiêm minh những doanh nghiệp, đơn vị kinh tế kinh doanh trái phép, nhằm đưa nền kinh tế phát triển bền vững.
- Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, đây là vấn đề lớn, có ý nghĩa quyết định đối với thành công trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tiếp tục phát triển và đưa nông-lâm-ngư nghiệp thành nền kinh tế hàng hoá có chất lượng ngày càng cao trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ sinh học, cơ giới hoá sản xuất. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. Phát triển trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng các vùng sản xuất, chế biến nông sản, các khu nông nghiệp công nghệ cao với phương thức sản xuất hiện đại.
Thực hiện chính sách khuyến nông để hỗ trợ nông dân về vốn, giống vật nuôi cây trồng, tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng, cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi trong thời gian dài.
Xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, công bằng, dân chủ, văn minh. Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn, hệ thống kênh mương, thuỷ lợi, mạng lưới điện nông thôn, cung cấp cơ sở hạ tầng tốt nhất cho người dân có thể phát triển sản xuất, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nâng cao đời sống nhân dân.
Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp tục điều chỉnh cơ cấu đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng: phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh của đất nước như chế biến nông sản, may mặc, giày da, điện tử, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng, nâng cao về công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm. Đưa ra những biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài, tiếp thu công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trong những ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin, điện, tự động hoá… tiếp thu kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý, điều hành để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện chất lượng sản phẩm mở rộng sản xuất.
Phát triển các ngành dịch vụ. Hình thành và phát triển các trung tâm thương mại lớn ở các thành phố, tổ chức hợp lý, quy hoạch lại mạng lưới chợ nông thôn, phát triển thương mại điện tử, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Tiếp tục phát triển nhanh và hiện đại hoá các dịch vụ bưu chính-viễn thông, dịch vụ tài chính-tiền tệ…
Chính sách phát triển vùng. Chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng. Nhà nước ta đưa ra những chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng, xây dựng kết cấu hạ tầng…nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Các chính sách tự do hoá di chuyển các yếu tố sản xuất giữa thành thị và nông thôn cũng góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa hai khu vực. Đối với các vùng miền, chính phủ xem xét những lợi thế riêng cuả từng vùng, từ đó đưa ra phương hướng quy hoạch, khai thác tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng.
Tạo điều kiện để các vùng, khu vực phát huy được hết lợi thế phát triển, tạo thế mạnh của từng vùng theo cơ cấu kinh tế mở. Tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm nhưng bên cạnh đó cũng tạo điều kiện đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp đỡ, phát huy nguồn lực cho các vùng khó khăn. Thống nhất quy hoạch phát triển các vùng, các tỉnh thành phố trên cả nước. Nhằm mục tiêu phát triển đồng đều, giảm chênh lệch giữa các vùng, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.
- Chính sách giải quyết việc làm.
Đẩy mạnh đào tạo nghề, gắn với nhu cầu của thị trường lao động, trong dạy nghề cần đào tạo kiến thức, tăng khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới cho người lao động. Đối với lao động xuất khẩu cần đào tạo tốt các vấn đề như ngôn ngữ, phong tục tập quán của nước đó,…tạo điều kiện mở rộng xuất khẩu lao động ra các nước, giải quyết việc làm cho lao động trong nước, tăng thu nhập cho người dân, thu ngoại tệ về cho đất nước. Có những chính sách ưu đãi, đào tạo nghề cho những người yếu thế, có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật, tạo cơ hội việc làm cho những người này để họ có thể tự nuôi sống bản thân mình, tăng thu nhập, góp phần cho tăng trưởng kinh tế, giảm chênh lệch giàu nghèo.
Tăng cường nguồn lực đầu tư cho giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và đào tạo nghề, ưu tiên tín dụng để phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người dân. Tăng cường công tác quản lý của nhà nước, ưu tiên mở rộng đầu tư ở những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho người dân vùng nghèo được phát triển sản xuất.
- Chính sách xoá đói giảm nghèo.
Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo bằng nguồn vốn ngân sách và nguồn đóng góp của các tổ chức và nhân dân, hỗ trợ vay vốn cho người nghèo với lãi suất ưu đãi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Chương trình đã giúp cho người nghèo có được một cuộc sống tốt hơn, thu nhập cao hơn.
Thực hiện công tác kiểm tra giám sát, nắm tình hình hộ nghèo, nhu cầu về đất sản xuất đối với các hộ nghèo… cần được tăng cường, có định hướng cụ thể trong sản xuất, chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp với từng địa phương, tổ chức tập huấn hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho bà con, rà soát lại một số chính sách để có điều chỉnh phù hợp, nâng cao chất lượng giáo dục vùng miền núi.
Chính phủ tiếp tục đổi mới các chính sách vĩ mô, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Chính sách đất đai, quy hoạch đất đai là cơ sở quan trọng để thực hiện việc bố trí sản xuất theo hướng khai thác các lợi thế vùng và để các địa phương giao đất cho các tổ chức, đơn vị kinh tế và hộ nông dân sử dụng theo quy định của pháp luật vì vậy cần tiếp tục hoàn thiện quy hoạch đất đai, giao đất giao rừng cho dân, khai hoang đất trống đồi núi trọc, mở rộng phạm vi đất sản xuất, đảm bảo quyền sở hữu đất, tạo điều kiện phát triển sản xuất hiệu quả cho người dân
Chính sách đầu tư, xây dựng, thực thi các chính sách khuyến khích nông dân và các thành phần kinh tế phát triển sản xuất đạt hiệu quả, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân. Tập trung đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng, công trình thuỷ lợi, đầu mối giao thông, kênh trục chính, đường giao thông đến xã, phường, đường dây điện đến trạm hạ thế xã, công trình cung cấp nước sinh hoạt đầu mối, trường học, bệnh viện…tuỳ theo điều kiện của từng vùng.
Bảo vệ và phát triển rừng đặc biệt là rừng phòng hộ, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai, giảm nhẹ tác hại mà thiên tai gây ra tới đời sống nhân dân
Giải pháp cho vấn đề an sinh xã hội
Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực công cộng, hỗ trợ người dân thông qua các chính sách tài trợ, điều tiết và hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đến tầng lớp dân nghèo dễ bị tổn thương.
- Chính sách phát triển giáo dục- đào tạo
Thực hiện quan điểm của Đảng coi “Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu”, đầu tư phát triển giáo dục, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng nhằm tạo ra lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Thực hiện những chính sách phát triển giáo dục – đào tạo theo hướng điều chỉnh cơ cấu bậc học, cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đào tạo nghề, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đại học và sau đại học, tiếp tục phát triển đội ngũ giáo viên, tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, thực hiện xã hội hoá giáo dục.
Chính sách giáo dục của nước ta cũng hướng đến mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội thông qua việc chăm lo phát triển giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn…
- Bảo hiểm xã hội
Nhằm mục tiêu đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đến với mọi người kể cả những người nghèo, không vì mục đích lợi nhuận. Nhà nước đưa ra quy định đối với những đối tượng tham gia bắt buộc, đặc biệt quan tâm, chú ý đến công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc giúp tạo nguồn tài chính công đáng kể cho công tác khám chữa bệnh, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng trong công tác khám chữa bệnh, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội. Trong tương lai, BHYT sẽ được mở rộng nhiều hơn, năm 2010 đối với học sinh, sinh viên, năm 2012 đối với người thuộc hộ gia đình nông dân. Đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đến với mọi người, ưu tiên đối với người nghèo, trẻ em.
Ngoài những chính sách kể trên, còn một số chính sách xã hội quan trọng khác có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế như chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội, các biện pháp trợ cấp,…Trong đó công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình đã đạt được nhiều tiến bộ, phong trào thực hiện kế hoạch hoá gia đình trong nhân dân cả nước có những chuyển biến mạnh mẽ, ngày càng có thêm nhiều thôn, xã, kể cả ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, liên tục trong nhiều năm không có người sinh con thứ ba trở nên. Kiểm soát được tốc độ gia tăng dân số là một yếu tố đặc biệt quan trọng để thực hiện được tiến bộ và công bằng xã hội đi cùng với tăng trưởng kinh tế.
Giải pháp cho vấn đề phân phối thu nhập
Các chính sách phân phối thu nhập nhằm mục tiêu phân phối lại thu nhập, chuyển bớt thu nhập từ người giàu sang người nghèo, điều tiết thu nhập, tạo điều kiện và cơ hội phát triển công bằng cho các đối tượng trong xã hội. Ngoài ra nó còn tạo nguồn thu cho ngân sách chính phủ, phân bổ lại nguồn lực cho quá trình sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội cho người nghèo.
Nghị quyết Đại hội Đảng IX và X đã xác định “Áp dụng thuế thu nhập cá nhân thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế, đảm bảo công bằng xã hội và tạo ra động lực phát triển” và “Điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập”.
Bảng 18: Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế từ kinh doanh và tiền lương, tiền công.
Bậc thuế
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)
phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng
thuế suất(%)
1
Đến 60
Đến 5
5
2
Trên 60 đến 120
Trên 5 đến10
10
3
Trên 120 đến 216
Trên 10 đến 18
15
4
Trên 216 đến 384
Trên 18 đến 32
20
5
Trên 384 đến 624
Trên 32 đến 52
25
6
Trên 624 đến 960
Trên 52 đến 80
30
7
Trên 960
Trên 80
35
Nguồn: Tổng cục thuế
Thuế thu nhập cá nhân phù hợp với khả năng thu nhập của mỗi người, không thu thuế đối với những người có thu nhập thấp, chỉ điều tiết một phần thu nhập của cá nhân có thu nhập trên mức sống trung bình của xã hội, phần thu nhập còn lại đảm bảo nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng, tăng tích luỹ, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để giải phóng mọi nguồn lực của đất nước.
Thuế thu nhập cá nhân đảm bảo về nghĩa vụ thuế giữa các cá nhân có thu nhập, người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng hoàn cảnh khác nhau thì nộp thuế khác nhau.
Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu sau: Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trong hạn mức đất được giao của chủ hộ gia đình là nông dân, thu nhập từ sản xuất muối của chủ hộ diêm dân, thu nhập từ trồng rừng của chủ hộ nông dân, thu nhập từ trồng rừng của chủ hộ ngư dân. Việc miễn thuế này nhằm mục tiêu hỗ trợ cho các tầng lớp dân cư hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp đang còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập còn thấp.
Có thể thấy thuế thu nhập cá nhân là một công cụ hữu ích cho Nhà nước nhằm mục tiêu phân phối lại.
Ngoài chính sách thuế thu nhập cá nhân là công cụ chủ yếu của nhà nước để phân phối lại, nước ta còn nhiều loại thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đánh vào hàng tiêu dùng, thuế tài sản… Những loại thuế này đều nhằm mục đích duy trì nguồn thu ngân sách chính phủ để đảm bảo cho việc cung cấp các dịch vụ công, đảm bảo nguồn hỗ trợ cho người nghèo.
3.3. Khuyến nghị
Nhìn chung các giải pháp của chính phủ còn chung chung và chưa sát thực, những kết quả đạt được mới chỉ là xử lý tốt những vấn đề bề nổi. Vì vậy các chính sách cần phải tập trung nhiều hơn đến chất lượng tăng trưởng, đảm bảo phát triển bền vững, giải quyết những vấn đề bức xúc của tăng trưởng về đầu tư phát triển, giảm bất bình đẳng thu nhập.
- Về vấn đề tăng trưởng kinh tế.
Các chính sách của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây đã tập trung lãnh đạo nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, đạt được những kết quả quan trọng: nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn suy giảm tốc độ tăng trưởng, đạt mức tăng trưởng khá cao; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số lĩnh vực và sản phẩm có chuyển biến; thị trường hàng hoá sôi động và phát triển với tốc độ nhanh chất lượng lao động được cải thiện… Những thành tựu và tiến bộ này là đáng ghi nhận, song vẫn còn một số yếu kém, khuyết điểm. Tăng trưởng kinh tế mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan nhưng chất lượng tăng trưởng chưa cao, Việt Nam vẫn là một nước thành tựu phát triển kém so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chất lượng lao động được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, hiệu quả đầu tư chưa cao, còn lãng phí nguồn lực, năng lực cạnh tranh của hàng hoá trong nước vẫn còn thấp... Chính vì vậy trong những năm tiếp theo ta cần tập trung nhiều hơn vào khắc phục những mặt hạn chế của tăng trưởng, đưa đất nước ta trở thành nước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Một vấn đề nữa cần chú ý đến trong quá trình tăng trưởng kinh tế những năm tiếp theo là tình trạng biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu là vấn đề có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Vì vậy vấn đề này cần được cân nhắc khi nghiên cứu giải pháp trong tầm nhìn chiến lược, bởi khí hậu nếu bị suy giảm sẽ gây tác động xấu không những đến sản xuất mà còn gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, khiến cho sản xuất bị chậm lại từ đó gây ảnh hưởng tới tăng trưởng.
Một vấn đề nữa cần đề cập tới là tăng trưởng kinh tế, phát triển các thành phần kinh tế nhưng phải đảm bảo các vấn đề về bộ máy hành chính trong sạch vững mạnh, giảm thiểu tình trạng tham nhũng, gây thất thoát nguồn lực.
- Về vấn đề giảm bất bình đẳng phân phối thu nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
Mặc dù đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số nhưng tốc độ giảm nghèo giữa các khu vực, các vùng còn chênh lệch lớn, tỷ lệ nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết như thiếu việc làm, chất lượng giáo dục thấp; tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn có hiệu quả…
Vì vậy trong những năm tiếp theo cần tiếp tục đẩy mạnh hơn các chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ vốn cho người nghèo, hỗ trợ xây nhà ở, giúp người nghèo định canh định cư để có thể có được cuộc sống ổn định…Một số vấn đề nữa cần được quan tâm nhiều hơn trong những năm tiếp theo như tạo việc làm, dạy nghề cho khu vực nông thôn, miền núi, đẩy mạnh xã hội hoá trong dạy nghề. Những biện pháp này sẽ giúp cải thiện chất lượng lao động ở nông thôn và miền núi từ đó có thể giúp tạo điều kiện phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm cho người dân, cải thiện phúc lợi xã hội.
Cần phải có những biện pháp hỗ trợ tích cực hơn nữa cho người dân nghèo ở nông thôn. Trong đó cần chú ý trong vấn đề hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp nông thôn không chỉ đơn giản là hỗ trợ tiền cho người dân mua cây giống, con giống mà quan trọng hơn là giúp họ sử dụng đồng vốn, giúp họ nâng cao trình độ hiểu biết về kỹ thuật chăm sóc vật nuôi cây trồng từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tình trạng cải thiện an sinh ở lĩnh vực này nhưng lại làm mất an sinh ở lĩnh vực khác vẫn còn xảy ra. Vì vậy Việt Nam cần một phương pháp tiếp cận hiện đại, tích hợp với chính sách xã hội, để giúp người dân đối phó với các nguy cơ xảy ra với sinh kế, sức khoẻ, tránh bị tái nghèo do ốm đau, khuyết tật, mất việc làm, nuôi con, tuổi cao... từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động, khuyến khích khả năng sáng tạo của người dân, cần cân nhắc kỹ lưỡng tác động tổng hợp của chính sách y tế, chăm sóc trẻ em, giáo dục, việc làm ổn định và lương hưu.
KẾT LUẬN
Đề tài đã nêu ra những vấn đề trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập cả về lý thuyết lẫn những vấn đề thực tiễn ở Việt Nam. Từ thực trạng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam cho thấy mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam cũng diễn ra theo nhiều chiều.
- Tăng trưởng kinh tế cao, gặt hái được nhiều thành tựu, từ đó tăng trưởng cao góp phần làm giảm bất bình đẳng thu nhập. Nhờ có tăng trưởng kinh tế cao mà tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam giảm đi rõ rệt, tăng trưởng cao góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống người dân. Tăng trưởng cao, đầu tư cho giáo dục cũng tăng lên, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân cũng được cải thiện, từ đó góp phần cải thiện chất lượng lao động, nhân tố này lại tác động ngược trở lại tăng trưởng, giúp tạo đà cho tăng trưởng cao ở Việt Nam.
- Ngược lại, tăng trưởng kinh tế cao nhưng kéo theo nó là bất bình đẳng thu nhập cũng tăng cao, đó là tình trạng bất bình đẳng thu nhập giữa thành thị và nông thôn, bất bình đẳng thu nhập giữa các vùng đồng bằng và miền núi trong cả nước.
Đề tài cũng đã chỉ ra giải pháp chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Mặc dù các chính sách mà chính phủ đưa ra vẫn còn những điểm chưa hoàn thiện song nhìn chung các chính sách kinh tế đã được thống nhất với các chính sách xã hội, trong đó việc thực hiện chính sách tăng trưởng kinh tế có tác dụng thúc đẩy công bằng xã hội, đồng thời việc thực hiện chính sách xã hội tạo thuận lợi cho kinh tế tăng trưởng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đinh Văn Ân, “Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế xã hội tốc độ nhanh, bền vững, chất lượng cao ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Thống kê.
Jan Rudengre, “Chính sách phát triển nông thôn mới”, 2008- Bộ phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa, Nguyễn Văn Áng. “Giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo ở các nước và Việt Nam”, Nhà xuất bản Nông nghiệp-2000.
Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh, “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15 năm (1991-2005)-Từ góc độ phân tích đóng góp của các nhân tố sản xuất”, 2006-Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Mai Ngọc Cường, “Lịch sử các học thuyết kinh tế-cấu trúc hệ thống-bổ sung-phân tích và nhận định mới”, 2005, Nhà xuất bản Lý luận chính trị
Nguyễn Mạnh Hùng, “Quy hoạch chiến lược phát triển ngành, chương trình ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến 2010, định hướng 2020”, 2004, Nhà xuất bản Thống kê.
Nguyễn Thị Châm, Nguyễn Văn Hoàng, đề tài: “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội ở Việt Nam” (2008).
Nguyễn Văn Thường, “Giáo trình kinh tế Việt Nam”, 2008-Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
Paul A.Samuelson, William D.Nordhaus. Kinh tế học (tập 1). nhà xuất bản chính trị quốc gia-1997 (Vũ cương, Đinh Xuân Hà, Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Đình Toàn)
Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung. “Giáo trình kinh tế phát triển”, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc Dân.
Vũ Thị Ngọc Phùng , “Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam”, 1999, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
Trang web:
www.kinhtehoc.com
www.vneconomy.com.vn
www.gso.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26310.doc