Công nghiệp hóa đất nước trước hết là công nghiệp hóa kinh tế nông thôn. Vấn đề này được đặt ra không chỉ bởi tầm quan trọng của phát triển kinh tế nông thôn mà còn vì nông thôn là nơi cư trú, sinh sống và làm ăn của một bộ phận lớn lao động và dân cư cả nước.
Từ khi Đảng và Nhà nước tiến hành các chính sách đổi mới nền kinh tế, khu vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn nói chung đã có bước tăng trưởng và phát triển tương đối cao. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu về kinh tế, nhiều vấn đề xã hội cũng nổi lên gay gắt như: người chưa có việc làm và thiếu việc làm ngày càng tăng; sự phân hóa giàu nghèo tăng nhanh, tệ nạn xã hội và tội phạm có chiều hướng gia tăng.
Trong các vấn đề xã hội nêu trên, việc làm cho người lao động là vấn đề bức xúc, được toàn thể xã hội hết sức quan tâm. Các văn hiện quan trọng của Đảng và Nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng cũng đã thường xuyên đề cập đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đang ngày một tăng lên ở khu vực nông thôn.
70 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa phương khác, các vùng khác hành nghề nhằm mục đích tăng thu nhập. Người ta thường quan sát thấy nhiều người hành nghề thợ mộc, xây dựng lang thang khắp các vùng tìm kiếm việc làm. Đến mùa vụ họ lại quay về quê làm ruộng.
Những năm gần đây, tình trạng nông nhàn trở thành vấn đề nổi cộm vì đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến di chuyển lao động nông thôn mang tính thời vụ để tìm kiếm thêm việc làm.
Tác giả chọn ra 15 hộ đại diện cho các vùng sinh thái đồng bằng, miền núi và ven biển và tiến hành điều tra thời gian làm việc của các hộ như sau.
Biểu số 12: Số giờ làm việc trong một tuần của các chủ hộ
STT
Họ và tên chủ hộ
Xã
Nghề nghiệp
Số nhân khẩu
Số giờ làm việc
(giờ)
1
Nguyễn Văn Thông
Thạch Hải
Buốn bán
6
42
2
Trần Thị Nguyệt
Thạch Hải
Làm ruộng
5
28
3
Trần Danh Tương
Thạch Hải
Làm ruộng
5
25
4
Hoàng Văn Đông
Thạch Văn
Đánh cá
4
35
5
Lê Hữu Diện
Thạch Văn
Đánh cá
6
31
Trung bình thời gian làm việc của các hộ ở ven biển
32,2
6
Bùi Lệ Thủy
Thạch Việt
Làm ruộng, làm thuê
4
37
7
Ngô Ngụ
Thạch Việt
Thợ mộc
5
43
8
Nguyễn Thị Đào
Thạch Kênh
Làm ruộng
4
30
9
Nguyễn Văn Thái
Thạch Kênh
Thợ nề
4
39
10
Dương Thị Hồng Thắm
Thạch Kênh
Làm ruộng
7
35
Trung bình thời gian làm việc của các hộ ở đồng bằng
36,8
11
Nguyễn Huy Thiều
Thạch Vĩnh
Làm ruộng
3
28
12
Nguyễn Thị Thanh
Thạch Vĩnh
Chăn nuôi
6
27
13
Phạm Văn Chiến
Thạch Vĩnh
Thợ xây
5
36
14
Trần Thị Lan
Thạch Ngọc
Làm ruộng
7
38
15
Lê Thị Điền
Thạch Ngọc
Buôn bán tạp hóa
2
35
Trung bình thời gian làm việc của các hộ ở miền núi
32,8
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra
Qua số liệu điều tra trên ta thấy phần lớn các hộ đều có thời gian làm việc nhỏ hơn 40 giờ trong một tuần làm việc. Thời gian làm việc của các hộ ở đồng bằng cao hơn các hộ ở vùng biển và miền núi. Như vậy khả năng tạo việc làm ở đồng bằng cao hơn các vùng núi và ven biển.
Từ thực trạng lao động việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh nêu trên có thể kết luận rằng mặc dù chất lượng lao động qua mỗi năm đều tăng lên nhưng giải quyết việc làm ở nông thôn hiệu quả vẫn chưa cao. Mỗi năm vẫn có trên 70.000 lao động thiếu việc làm, lao động thiếu việc làm có sự chênh lệch giữa các ngành nghề, giữa giới tinh và các nhóm tuổi. Để giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh một cách có hiệu quả cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
2.3. Những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Hà Tĩnh
2.3.1. Các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
2.3.1.1. Phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng
Phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới Hà Tĩnh đẩy mạnh phát triển giao thông, đảm bảo điều kiện đi lại thuận lợi tới các xã, thôn xóm; mở rộng quy mô, cấp đường đảm bảo cho phát triển trong thời kỳ mới. Phấn đấu đến năm 2020 các tuyến đường liên huyện đạt tối thiểu tiêu chuẩn cấp V, được rải nhựa, bê tông 100%; các đường liên xã, trục đường xã tối thiểu đạt cấp VI; hệ thống đường thôn xóm đạt tiêu chuẩn A, B, tỷ lệ trải nhựa, bê tông đạt trên 80%, còn lại là mặt cấp phối và vật liệu cứng khác. Chú trọng phát triển giao thông nội đồng, đường vào các vùng sản xuất tập trung như vùng trồng cao su, gỗ nguyên liệu, chè, dó trầm, vào các khu, cụm công nghiệp, duy tu bảo dưỡng, nâng cấp đường và các công trình giao thông hiện có. Dự kiến từ nay đến năm 2020 cần nâng cấp 624 km và làm mới 222 km đường liên thôn; nâng cấp 2.700 km và làm mới 600 km đường thôn xóm; cấp 2.560 km và làm mới 525 km đường nội đồng. Quy hoạch xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống chợ nông thôn văn minh; từng bước trang bị, áp dụng hệ thống thương mại điện tử. Xây dựng các khu xử lý chất thải theo quy hoạch, đầu tư công nghệ xử lý môi trường, xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường do chiến tranh để lại; phấn đấu đến năm 2020 tất cả các cơ sở sản xuất, các làng nghề ở nông thôn phải có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo quy định về vệ sinh môi trường; chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm phải đựơc tách khỏi khu dân cư; 100% các hộ gia đình sử dụng hố xí 2 ngăn, tự hoại hợp vệ sinh; khắc phục dứt điểm tình trạng ô nhiểm từ rác thải y tế tuyến huyện, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo tiêu chuẩn quy định, rác thải sinh hoạt ở nông thôn…
Để thực hiện được mục tiêu trên cần thực hiện các giải pháp sau:
Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, tích cực huy động các nguồn đóng góp trong dân và các tổ chức xã hội. Vốn ngân sách đầu tư vào xây dựng các công trình hạ tầng, như: điện, đường, thủy lợi, trường học, trạm y tế... ở nông thôn.
Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, cơ chế nâng cao năng lực quản lý cộng đồng. Với cơ chế quản lý rõ ràng, đơn giản hóa cùng việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để phát huy được sức người, sức của từ nhân dân.
Tập trung ưu tiên cho các chương trình thủy lợi để chủ động tưới tiêu và điều tiết lũ, giảm nhẹ các tác hại của thiên tai, lũ lụt vì Hà Tĩnh là địa bàn chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai. Xây dựng các hồ, đập thủy lợi, chương trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi hóa đất màu và nâng cấp, sửa chữa, kiên cố, mở rộng hệ thống kênh các công trình thủy lợi đã có để nâng cao năng lực tưới nước cho lúa, hoa màu, nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt cho dân cư, công nghiệp, dịch vụ. Củng cố hệ thống đê, kè, bảo đảm quy trình quản lý, vận hành an toàn các hồ đập và hệ thống thủy điện bậc thang. Phấn đấu đến năm 2015 hoàn chỉnh việc nâng cấp, tu bổ và xây dựng các hồ, đập lớn; sắp xếp, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thủy lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng công trình; tiếp tục xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy thủy điện lớn trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; chủ động thực hiện các giải pháp phòng tránh một cách hiệu quả thiên tai.
Bổ sung, sửa đổi cơ chế khuyến khích phát triển giao thông nông thôn phù hợp theo từng vùng. Ưu tiên phát triển giao thông ở các huyện miền núi đặc biệt là huyện Vũ Quang, Hương Khê và bản Rào Tre, bảo đảm việc đi lại thông suốt quanh năm ở các xã chưa có đường ô-tô đến trung tâm xã. Có chương trình nạo vét các luồng lạch, cửa sông để phát triển giao thông đường thủy nhằm phục vụ du lịch và phòng chống thiên tai.
Phát triển hệ thống lưới điện, nâng cao chất lượng điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho cư dân ở nông thôn. Phát triển hệ thống bưu chính, viễn thông, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân ở nông thôn, miền núi. Xây dựng chợ đầu mối nông sản và phát triển hệ thống chợ nông thôn.
Đối với các vùng ven biển các cảng cá, bến cá có vai trò quan trọng là các cơ sở hậu cần cho đánh bắt và nuôi trồng. Tuy nhiên ở các vùng biển các cơ sở này còn rất hạn chế. Vì vậy cần đầu tư xây dựng các cảng cá, bến cá, nơi đây phải cung cấp các dịch vụ: sản xuất đá lạnh, cơ khí sửa chữa tàu thuyền, nơi tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân.
2.3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại.
Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp và dịch vụ đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của ngành nông nghiệp. Cùng với quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại…
Thực hiện định hướng cơ bản trên, việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn Hà Tĩnh đạt được kết quả sau:
Về cơ cấu ngành kinh tế: cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Đó là tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 51,31 % năm 2000 xuống còn 37,63 % năm 2008. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng nhanh, năm 2000: 13,45 %, năm 2005: 25,56 %, năm 2008: 30,35 %. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều năm 2000: 35,23 %, năm 2005: 31,29 %, năm 2008: 32,02 %.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động ở nông thôn Hà Tĩnh theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất vùng trung du miền núi, ven biển, giảm tỷ trọng vùng đồng bằng. Vùng trung du miền núi tăng từ 20% (2001) lên 25% (2010), vùng ven biển tăng từ 10% (2001) lên 15% (2010). Cơ cấu lao động phân bổ cho vùng theo hướng tăng tỷ trọng lao động vùng trung du miền núi, giảm tỷ trọng lao động vùng đồng bằng, ven biển.
So với yêu cầu đặt ra, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chất lượng chưa cao. Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹ thuật công nghệ nhìn chung, vẫn ở mức trung bình. Công nghiệp chế biến, đặc biệt là những ngành công nghệ cao chưa phát triển. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP có xu hướng giảm. Những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính - tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển.
Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa được coi là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển bền vững từ đó giải quyết tốt hơn nữa vấn đề việc làm cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Vì vậy cần thực hiện các giải pháp sau:
- Tăng mạnh hơn nữa tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trước hết chính là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, thông qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tích luỹ cho dân cư. Đây lại chính là điều kiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp.
- Phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, gắn với nhu cầu của thị trường. Vùng núi: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang có thế mạnh về lâm nghiệp, chăn nuôi, và cây công nghiệp dài ngày. Vùng ven biển: Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân có điều kiện thuận lợi cho phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Các vùng đồng bằng phát triển cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày năng suất cao…
- Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình phân công lao động xã hội, là quá trình chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là giải pháp vừa cấp bách, vừa triệt để để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay.
2.3.1.3. Phát triển mạnh kinh tế hộ và kinh tế trang trại ở nông thôn
Kinh tế hộ gia đình nông dân đã được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và đã chứng tỏ khả năng phát triển không chỉ trong sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp mà còn mở rộng ra các lĩnh vực hoạt động khác. Hiện nay ở nông thôn Hà Tĩnh đã phát triển nhiều ngành nghề đa dạng ngoài sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã mở rộng hoạt động sang chế biến nông, lâm, thủy sản, số hộ có ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên làm cho các hoạt động kinh tế nông thôn trở nên sôi động và bộ mặt nông thôn thay đổi nhiều. Mặc dù quy mô còn nhỏ và tính ổn định còn chưa cao song kinh tế hộ đã góp phần quan trọng vào chính sách tự tạo việc làm của Đảng và nhà nước.
Toàn tỉnh có khoảng 280.000 số hộ nông thôn, trong đó 207.410 hộ sản xuất nông nghiệp, chiếm 74,08%; 832 hộ sản xuất lâm nghiệp, chiếm 0,3%; 8.539 hộ sản xuất thuỷ sản, chiếm 3,05%; số hộ còn lại hoạt động ở các lĩnh vực khác. Tổng số hộ tăng 7.891 (tăng 2,9%), trong đó hộ xây dựng tăng 3.047 hộ, hộ thương nghiệp tăng 5.075 hộ, hộ vận tải tăng 750 hộ, hộ nông nghiệp giảm 10.324 hộ và hộ thủy sản giảm 324 hộ.
Từ năm 2004 đến năm 2008 số trang trại ở Hà Tĩnh đã tăng lên 201 trang trại. Đến năm 2008 Hà Tĩnh có 478 trang trại bao gồm : trang trại trồng cây hàng năm, trang trại trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản, mà một số trang trại khác.
Biểu số 13 : Số trang trại năm 2008 phân theo ngành hoạt động và phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
Đơn vị : trang trại
Huyện/thị xã/thành phố
Tổng số
Trong đó
Trang trại trồng cây hàng năm
Trang trại trồng cây lâu năm
Trang trại chăn nuôi
Trang trại nuôi trồng thủy sản
Tổng số
478
14
45
50
230
Thành phố Hà Tĩnh
22
2
20
Thị xã Hồng Lĩnh
8
3
1
2
1
Huyện Hương Sơn
23
9
2
3
Huyện Đức Thọ
8
1
3
Huyện Vũ Quang
11
5
Huyện Nghi Xuân
54
0
1
45
Huyện Can Lộc
23
1
4
11
3
Huyện Hương Khê
46
24
1
1
Huyện Thạch Hà
77
1
15
52
Huyện Cẩm Xuyên
73
56
Huyện Kỳ Anh
110
8
2
12
27
Huyện Lộc Hà
23
1
0
3
19
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh 2008
Tuy nhiên các kinh tế hộ và trang trại ở Hà Tĩnh chủ yếu là quy mô nhỏ, năng suất còn hạn chế. Chiếm chủ yếu vẫn là trang trại nuôi trồng thủy sản, kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp. Các ngành sản xuất khác số lượng vẫn chưa nhiều. Để phát triển các kinh tế hộ và trang trại lâu dài, ngày một mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm cần thực hiện một số biện pháp sau :
- Cần có chính sách thích hợp hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa theo đặc thù sản xuất của từng vùng, đó là các chính sách về : đất đai, thuế, tín dụng, khoa học công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phát triển kinh tế hộ cần hướng vào thúc đẩy hình thành các loại hình tổ chức sản xuất hàng hóa theo mô hình kinh tế nông trại, lâm trại, và ngư trại, dựa trên lợi thế từng vùng cụ thể là :
+ Ở vùng đồi núi như Huyện Hương Khê, Huyện Vũ Quang, Huyện Hương Sơn là những nơi dân số ít nhưng diện tích đất nông nghiệp còn nhiều là nơi có tiềm năng lớn phát triển các trang trại trồng trọt và chăn nuôi gia súc với quy mô lớn về diện tích.
+ Ở vùng ven biển như Huyện Lộc Hà, huyện Thạch Hà, Huyện Cẩm Xuyên, Huyện Kỳ Anh, Huyện Can Lộc với vùng biển dài 137 km, trên 13 con sông lớn nhỏ đổ ra biển với 4 cửa lạch lớn, có khả năng phát triển các ngư trại nuôi trồng thủy sản và các hộ đánh bắt hải sản. Với sự hỗ trợ của nhà nước vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật cả về nuôi trồng và đánh bắt hải sản chắc chắn lao động ven biển sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới với thu nhập cao.
+ Ở vùng đồng bằng như: Huyện Đức Thọ, Hồng Lĩnh có thể phát triển kinh tế nông trại về trồng trọt chăn nuôi công nghiệp quy mô nhỏ về diện tích nhưng lớn về giá trị sản phẩm và thu dụng nhiều lao động trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp và trong hoạt động sơ chế đóng gói và tiêu thụ sản phẩm.
- Đa dạng hóa hoạt động kinh tế từng hộ theo tiềm năng nội tại, khuyến khích kinh tế hộ sử dụng lao động làm thuê tại chỗ…
2.3.1.4. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là một giải pháp lâu dài và hữu hiệu để thực hiện chủ trương tạo việc làm cho lao động ở nông thôn. Năm 2007 Hà Tĩnh có 296 doanh nghiệp ở nông thôn, trong đó có 158 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; có 50 tổ hợp tác đang hoạt động với 386 thành viên tham gia; trong đó số tổ hợp tác nông lâm nghiệp là 10, thuỷ sản là 35; có 429 hợp tác xã đang hoạt động, trong đó có 154 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, 13 hợp tác xã thuỷ sản, 38 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Các hợp tác xã sau khi chuyển đổi và thành lập mới chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh được nâng lên, số hợp tác xã làm ăn có lãi năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ có đăng ký hoạt động chưa nhiều, điều này dẫn đến sự phát triển của kinh tế hộ chưa được pháp lý bảo hộ, nên chưa đủ điều kiện phát huy hết tiềm năng phát triển kinh tế, tạo việc làm ở nông thôn. Để phát huy được hiệu quả cao nhất của các doanh nghiệp ở nông thôn cần thực hiện các giải pháp sau:
Cần có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh về đặt cơ sở sản xuất tại các địa bàn có nguồn nguyên liệu dồi dào, dân số đông. Các cơ sở này sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chế biến của các cơ sở này.
Các huyện, xã cần có sự quy hoạch địa bàn một cách hợp lý như: xác định khu đất nông nghiệp, khu ở của dân, khu chợ búa… để thu hút các doanh nghiệp chuyển địa điểm sản xuất về địa phương. Quy hoạch của mỗi địa phương phải dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể, quy hoạch của các ngành, phát huy lợi thế địa phương mà kêu gọi đầu tư vào những ngành nghề phù hợp với hướng đi lên của địa phương. Quan trọng là tạo thuận lợi cho việc hình thành thật nhiều doanh nghiệp tại chỗ, giải quyết việc làm tại chỗ, bằng nguyên liệu tại chỗ, bảo đảm sự đồng bộ về ngành nghề giữa sản xuất và dịch vụ, tạo nên một mạng lưới doanh nghiệp gắn bó với nhau trong địa phương, trong từng vùng và liên kết với các doanh nghiệp khác trong vùng và trong nước.
Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Trước hết là tiếp tục cải cách các thủ tục thành lập doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp gia nhập thị trường thuận tiện, giảm được thời gian và chi phí.
Phát triển các quan hệ liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp. Thực hiện tốt việc liên kết bốn nhà: nhà nông, doanh nghiệp, ngân hàng và Nhà nước để nâng cao chất lượng và tìm đầu ra cho hàng hóa nông nghiệp. Đẩy mạnh thành lập các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản trên cơ sở liên kết chặt chẽ giữa cơ sở sản xuất với cơ sở chế biến, giữa sản xuất, chế biến với tiêu thụ, mà quan trọng nhất là bảo đảm lợi ích của cả các bên. Thực hiện liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh; liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với doanh nghiệp dịch vụ; liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn...
Hiện nay, mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ hình thành ở nông thôn đã thu hút nhiều lao động tham gia. Các doanh nghiệp này đã khai thác được thế mạnh của lao động nông thôn là giá rẻ và người dân rất cần cù chịu khó. Tuy nhiên cũng có hạn chế là trình độ của người dân chưa cao chính vì vậy mà cần có sự hỗ trợ của nhà nước về công tác đào tạo, nâng cao tay nghề…
2.3.1.5. Phát triển ngành nghề truyền thống và nghề mới ở nông thôn
Ngành nghề truyền thống đã có từ lâu đời, Hà Tĩnh có 30 làng nghề truyền thống, tập trung vào các ngành chính gồm: Sản xuất đồ gỗ, hàng kim khí, chế biến lương thực, chế biến thuỷ hải sản, sản xuất hàng mây tre đan, chiếu cói, nón lá. Các làng nghề truyền thống Hà Tĩnh vẫn thường xuyên được duy trì và phát triển. Một số làng nghề đã đầu tư vốn để đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất và cải tiến mẫu mã sản phẩm nên đã mở rộng được quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ như: Làng mộc Thái Yên, kim khí Trung Lương, chăn nệm Thạch Ðồng, nước mắm Cẩm Nhượng...
Ngoài ra có một số nghề mới hình thành nhưng có tốc độ phát triển nhanh như nghề sản xuất vật liệu xây dựng ở Thị xã Hồng Lĩnh, Kỳ Anh, Ðức Thọ, làng Cu đơ Ðại Nài...
Các làng nghề hiện đang giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động. Tuy nhiên một số làng nghề có nguy cơ mai một do thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ giảm do có các sản phẩm thay thế từ ngành khác như nghề mây tre đan, chiếu cói, lá nón, dệt thảm. Vì thế cần có một số giải pháp để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, mở mang các nghề mới:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất ở các làng nghề truyền thống như cho vay vốn ưu đãi, thực hiện chính sách miễn giảm thuế từ 3 đến 5 năm đối với cơ sở mới thành lập, áp dụng chính sách hoàn thuế hàng năm với thời hạn 3 đến 5 năm, không đánh thuế giá trị giá tăng do đổi mới công nghệ, thiết bị trong thời gian từ 2 đến 3 năm.
- Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện cho các hộ, cơ sở ngành nghề được thuê đất để hoạt động sản xuất kính doanh; hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bố trí một diện tích đất nhất định cho việc di dời các cơ sở sản xuất, cơ sở ngành nghề được ưu tiên thuê đất để phát triển nguyên liệu phục vụ sản xuất; xây dựng các làng nghề trên cơ sở truyền thống và thế mạnh về nguyên liệu của từng vùng, làm hạt nhân cho phát triển ngành nghề.
- Tìm được đầu ra cho sản phẩm: Các sản phẩm của làng nghề sản xuất ra mới chỉ dừng lại ở việc phục vụ cho đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt của gia đình và thị trường tiêu thụ nhỏ như nghề rèn đúc, nghề dệt, nghề thêu…Vì vậy cần giúp các hộ làng nghề tiếp cận thị trường trong nước và nước ngoài bằng cách ưu tiên về quảng cáo, triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm, cấp quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Đưa sản phẩm làng nghề vào các chợ đầu mối
- Có chính sách ưu đãi đối với các nghệ nhân, thợ giỏi, hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để các ngành nghề không bị mai một.
Cụ thể đối với các ngành nghề như sau:
a. Nghề làm chăn, nệm bông:
- Ðầu tư xây dựng làng nghề Thạch Ðồng sản xuất chăn nệm đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật, mỹ thuật và độ bền cao đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
- Khuyến khích một số địa phương phát triển nghề làm chăn nệm nhằm cung cấp cho thị trường theo nhu cầu ngày càng tăng về số lượng.
b. Sản xuất chế biến các sản phẩm từ cói:
- Duy trì và phát triển 2 làng nghề Nam Sơn (Can Lộc) và Hồng Lam (Nghi Xuân) với quy mô mỗi làng 350-500 lao động. Ngoài sản phẩm từ cói, cần phải kết hợp với việc sử dụng các nguyên liệu tổng hợp và nhân tạo để sản xuất sản phẩm đa dạng và hấp dẫn với thị hiếu của người tiêu dùng.
- Ðầu tư xây dựng vùng trồng cói ở ven Sông Nghèn và Sông Lam bao gồm: Giống, cải tạo đồng ruộng, vật tư phân bón, máy móc thiết bị nhằm tăng sản lượng và chất lượng cói, diện tích mỗi vùng 100-120 ha.
c. Nghề thêu ren, dệt thảm:
- Khôi phục các làng nghề đã có trước đây và phát triển thêm các làng nghề có nguồn gốc từ ngành dệt may bằng hình thức đào tạo thêm tay nghề cho lao động và đầu tư trang thiết bị bổ sung.
- Khuyến khích các tổ chức kinh tế-xã hội thành lập các trung tâm chuyên sản xuất để thu hút lao động đang còn dôi dư trong tỉnh, nhất là lực lượng thanh niên vừa học xong phổ thông.
- Thành lập các hợp tác xã, tổ hợp với hình thức sản xuất tập trung để có điều kiện chỉ đạo sản xuất, quản lý kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.
d. Ðúc rèn và gia công cơ khí:
- Tập trung xây dựng làng nghề Trung Lương với quy mô 1,5 triệu sản phẩm/năm, thu hút 600 lao động tham gia. Diện tích mặt bằng quy hoạch cho khu công nghiệp làng nghề là 6,6 ha.
- Củng cố và mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất và gia công các mặt hàng cơ khí như: Gò hàn các sản phẩm dân dụng và tiến tới sản xuất máy tuốt lúa, máy làm đất, máy gặt lúa và sữa chữa cơ khí nhỏ, sữa chữa xe máy ở các trung tâm thị xã, thị trấn để phục vụ nông nghiệp và nông thôn.
e. Sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng:
- Bố trí các vùng tập trung nhằm khai thác triệt để các mỏ đá, cát, đất sét đến mức tối đa, tránh gây thất thoát và lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có đồng thời không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các lĩnh vực khác.
- Thành lập các hợp tác xã, tổ hợp sản xuất để đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
- Một số mỏ đá có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt cần đầu tư công nghệ để sản xuất đá xuất khẩu như ở Thạch Ðỉnh, Thạch Bàn (Thạch Hà), Kỳ Bắc (Kỳ Anh)...
g. Các ngành nghề dịch vụ nông nghiệp-nông thôn:
- Cho nông dân vay vốn để trang bị các phương tiện vận tải nhỏ, đảm bảo mỗi xã có 20-30 chiếc có trọng tải từ 1-3 tấn. Dự kiến đến năm 2010 có 5.000 phương tiện vận tải nhỏ đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ để làm dịch vụ cho các khâu thu hoạch và sơ chế sản phẩm sau thu hoạch.
- Du nhập một số ngành nghề có khả năng cho thu nhập cao, sử dụng được nhiều lao động, có nguồn nguyên liệu dồi dào như: Trồng nấm, mộc nhỉ, làm hương.
- Mở rộng các loại hình dịch vụ thương nghiệp, các nhà hàng ăn uống, giải khát, dịch vụ nhà nghỉ ở các thị trấn, thị tứ, các bãi tắm, các khu du lịch sinh thái.
2.3.2. Giải pháp giảm sức ép về nhu cầu giải quyết việc làm.
2.3.2.1. Dân số và kế hoạch hóa gia đình
Dân số và việc làm có quan hệ vừa tương hỗ vừa hạn chế lẫn nhau. Quy mô dân số lớn, dân số tăng nhanh tất yếu sẽ làm tăng nguồn lao động và đồng nghĩa với tăng sức ép về giải quyết việc làm. Tính đến năm 2008 dân số Hà Tĩnh có 1.265.410 người trong đó dân số nông thôn chiếm khoảng 88%. Mật độ dân số trung bình năm 2008 là 210 người/km² cao hơn trung bình toàn vùng Bắc Trung Bộ (207người/km²).
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2008 là 675.980 người chiếm 53,4% dân số. Ở nông thôn số lao động thiếu việc làm là hơn 70.000.
Dân số có xu hướng tăng lên khi mà tỷ lệ sinh lớn hơn tỷ lệ tử. Năm 2008 ở khu vực nông thôn tỷ lệ sinh là 12,09 % trong khi đó tỷ lệ tử là 6,37 %. Tỷ lệ sinh lớn gấp đôi tỷ lệ tử. Dự báo trong các năm tới, dân số sẽ tăng khá nhanh. Và dân số trong độ tuổi lao động sẽ chiếm 62% vào năm 2020, khi đó số người trong độ tuổi lao động tăng. Vì vậy nhu cầu việc làm mới khá cao. Trong giai đoạn 2006-2010, mỗi năm cần chỗ làm mới cho trên 30 nghìn người, giai đoạn 2011-2020 là 25-30 nghìn người.
Biểu số 14 : Dự báo dân số và nguồn lao động
Chỉ tiêu
Đơn vị
2010
2015
2020
Tổng dân số
Nghìn người
1312
1366
1425
Dân số trong độ tuổi lao động
Nghìn người
748
792
840
% so với dân số
%
57
58
59
Lao động có nhu cầu làm việc
Nghìn người
703
752
800
% so tổng số
%
94
95
95
Nguồn : Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh. [17,6].
Để giảm sức ép về nhu cầu việc làm cần thực hiện tốt các chương trình kế hoạch hóa gia đình :
- Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền các cấp đối với công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình. Ủy ban dân số, kế hoạch hóa gia đình các cấp tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ban ngành các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động cụ thể, phù hợp với đặc điểm của địa phương, đồng thời phân công cán bộ chủ chốt trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số ở địa phương.
- Ủy ban nhân dân các cấp phải lãnh đạo và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình tại địa phương mình, có trách nhiệm nâng cao hiệu quả chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình trên cơ sở hoàn thiện công tác quản lý, huy động rộng rãi các lực lượng tham gia.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, đa dạng, an toàn với chất lượng ngày càng cao về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và các phương tiện tránh thai.
- Đẩy mạnh thông tin - giáo dục – tuyên truyền, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc chuyển đổi nhận thức, thái độ của người dân.
- Kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống tổ chức làm công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình. Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên ở cơ sở.
2.3.2.2. Di dân kinh tế mới và tái định cư
Tài nguyên đất là một thế mạnh đáng kể của vùng trung du miền núi. Vùng miền núi Hà Tĩnh còn trữ lượng về đất đai chưa sử dụng. Hiện nay cả tỉnh có 16.214 ha đất bằng chưa sử dụng, 44.704 ha đất đồi chưa sử dụng, 2.696 ha đất đồi không có rừng cây chưa sử dụng. Phần lớn đất đai chưa sử dụng tập trung ở các huyện vùng núi như: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang. Ở những vùng này thế mạnh về trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả chưa được phát huy, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc là một lợi thế phát triển. Việc di dân kinh tế mới nhằm điều hòa, phân bổ dân cư từ đồng bằng, vùng ven biển, có mật độ dân số cao lên khai thác kinh tế, miền núi.
Trong thời gian qua Hà Tĩnh đã di chuyển đến vùng quy hoạch ổn định sản xuất lâu dài cho 9.050 hộ, 39.439 nhân khẩu, hình thành nhiều điểm dân cư mới; tạo công ăn việc làm cho 19.367 lao động; khai hoang mở rộng diện tích 7.163 ha đất sản xuất nông nghiệp, tăng thêm 18.135 ha đất rừng và xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân vùng kinh tế mới.
Mặt khác việc phát triển kinh tế xã hội cùng với sự xây dựng ngày càng nhiều các khu kinh tế và một số mỏ khai thác diện tích lớn như mỏ sắt Thạch Khê dẫn đến người dân không có đất đai canh tác, đời sống bị ảnh hưởng. Vì vậy, thực tái định cư để người dân ổn định đời sống và phát triển kinh tế có vai trò quan trọng.,
Để thực hiện được mục tiêu di dân cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau :
- Điều tra, lập quy hoạch chi tiết các tiểu vùng sinh thái của dựa án phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với việc chuyển dân.
- Đầu tư cải tạo và nâng cấp xây dựng các công trình thủy lợi, đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, trường học, bênh viện, chợ, điện...) phục vụ phát triển kinh tế và điều kiện sinh hoạt của nhân dân. Đây là cơ hội tốt để quy hoạch, sắp xếp, bố trí lại dân cư một cách hợp lý hơn và từng bước xây dựng nông thôn mới; đảm bảo cho người nông dân có cuộc sống tốt hơn hoặc bằng nơi cũ và có việc làm mới, thu nhập và đời sống ổn định
- Có chương trình đào tạo nghề, việc làm và thu nhập cho nông dân chuyển sang nghề khác. Doanh nghiệp được giao đất phải có cam kết đào tạo nghề và tuyển dụng lao động của nông dân bị thu hồi đất.
- Thực hiện một số chính sách theo hướng ưu tiên cho đồng bào miền núi, cụ thể tăng tỷ lệ vốn cho vay dài hạn và trung hạn.
- Sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi bảo đảm chất lượng để đưa đến các mô hình sản xuất nhân rộng. Nghiên cứu các giống cây phù hợp với vùng núi. Nghiên cứu các công nghệ phục vụ cho các khâu gieo trồng, chăm sóc, tưới tiêu và chế biến.
- Thực hiện triệt để chính sách giao quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình. Thực hiện tốt công tác định canh, định cư.
2.3.3. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Giải quyết việc làm trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, con đường duy nhất là phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mọi mặt, tư duy kinh tế, trình độ dân trí, tay nghề, sức khỏe, kỷ luật và tác phong công nghiệp.
2.3.3.1. Đổi mới giáo dục và đào tạo
- Đầu tư thích đáng để mở rộng quy mô, nâng cấp chất lượng hệ thống giáo dục, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, dạy nghề chính quy của nhà nước, khuyến khích và hỗ trợ hệ thống dạy nghề tư nhân và bán công. Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, gắn đào tạo với sử dụng, phấn đấu đến 2015 sẽ có khoảng 85% lao động có việc làm sau khi đào tạo.
- Mở rộng quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học bằng đổi mới nội dung, quy trình và phương pháp đào tạo.
- Tiếp tục phát triển các trung tâm xúc tiến việc làm để thực hiện các chức năng : dạy nghề phổ cập, đào tạo lại, chuyển giao công nghệ, cung ứng, giới thiệu việc làm...xúc tiến việc tổ chức đào tạo công nhân có tay nghề cao đáp ứng cho nhu cầu ra đời các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thiện, bổ sung các chính sách liên quan đến hỗ trợ giáo dục, đào tạo cho các vùng kinh tế xã hội chậm phát triển, cho các đối tượng khó khăn trong xã hội.
- Đầu tư và khuyến khích các cơ sở gửi một bộ phận đi đào tạo và đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề ở các nước có trình độ phát triển cao, chú trọng các nghề mũi nhọn, ngành nghề công nghệ kỹ thuật cao.
2.3.3.2. Đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động.
Hà Tĩnh tuy có lực lượng lao động lớn nhưng chất lượng nguồn lao động còn thấp kém và mất cân đối giữa các ngành, các vùng. Trình độ học vấn của lực lượng lao động thấp, đa phần là lao động phổ thông và chưa qua đào tạo, đây là trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và giải quyết việc làm hiện nay ở Hà Tĩnh.
Biểu số 15: Tình hình đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
Số lao động đào tạo trong năm
Người
23.365
20.250
26.500
Số lao dộng đào tạo dài hạn
+Nông thôn
+Thành thị
Người
4.620
1.100
3.520
5.550
1.250
4.300
6.852
1.550
5.302
Số lao động đào tạo ngắn hạn
+Nông thôn
+Thành thị
Người
18.745
14.670
4.075
14.700
12.000
2.700
19.648
16.515
3.133
Nguồn: Báo cáo kết quả đào tạo nghề năm 2006-2008 [16]
Hà Tĩnh là một tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp, lao động ở khu vực nông thôn chiếm gần 90% so với tổng số lao động, đa phần là lao động phổ thông chưa qua đào tạo.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng lên qua các năm. Từ 20.250 người năm 20061 lên 26.550 người năm 2008. Điều đó khẳng định trong những năm qua Hà Tĩnh đã chú trọng đào tạo tay nghề cho người lao động. Tuy nhiên phần lớn là đào tạo ngắn hạn. Đào tạo dài hạn bao gồm cao đẳng nghề và trung cấp nghề còn hạn chế và chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong kết quả đào tạo. Kết quả đó một phần do cơ sở vật chất của các trường dạy nghề ở Hà Tĩnh còn rất yếu, trang thiết bị còn rất nghèo nàn lạc hậu.
Ở vùng nông thôn kết quả dạy nghề cũng có xu hướng tăng lên, nhưng số lượng người được dạy nghề còn ít; chưa đáp ứng được yêu cầu của người lao động. Phần lớn lao động nông thôn được đào tạo ngắn hạn. Số lượng đào tạo dài hạn tăng lên nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Như vậy mặc dù đã được đầu tư nhưng kết quả đào tạo và dạy nghề vẫn chưa cao. Chưa đáp ứng được yêu cầu của người lao động và người sử dụng lao động trong và ngoài nước.
Để đào tạo nghề có hiệu quả cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau :
- Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo. Đào tạo nghề là sự nghiệp của toàn xã hội. Đào tạo nghề không chỉ bó hẹp trong các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề mà còn được thực hiện rộng rãi trong sản xuất, trong cộng đồng, trong các xã, bản, làng. Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để toàn xã hội có nhận thức đúng đắn với sự nghiệp đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật – yếu tố quan trọng có tính chất quyết định để phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.
- Quy hoạch các mạng lưới cơ sở dạy nghề: Cần quy hoạch lại các hệ thống mạng lưới dạy nghề cho phù hợp yêu cầu ngành nghề đào tạo trong nền kinh tế thị trường. Tăng cường đầu tư và củng cố các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là Trường dạy nghề kỹ thuật Việt Đức, tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong những năm tới hệ thống dạy nghề phải được đổi mới cơ bản và toàn diện, để có đủ năng lực đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu chất lượng, nhu cầu số lượng lao động kỹ thuật của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xuất khẩu lao động.
Sắp xếp lại các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề ở các huyện, thị để đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từng bước đào tạo, phổ cập nghề cho lao động nông thôn nhằm đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp mở cơ sở dạy nghề. Mọi cơ sở dạy nghề phải có đủ cơ sở vật chất (giáo trình đào tạo, giáo viên, thiết bị, phòng học, cở sở thực hành…) đăng ký và phải được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép cho các cơ sở dạy nghề theo quy định của pháp luật.
- Cần có các chính sách đầu tư vốn, cơ sở vật chất, ưu đãi thuế thu nhập đối với các cơ sở dạy nghề, ưu tiên mức thuế phù hợp với hoạt động sản xuất. Đối với giáo viên dạy nghề, ngoài các chế độ chính sách hiện hành cần có phụ cấp ưu đãi riêng: phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy nghề. Đối với học sinh học nghề: thực hiện đào tạo nghề miễn phí đối với con em các hộ nghèo, con em gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tác giả đã nêu lên một số giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Các giải pháp được trình bày theo nhóm, trong đó có những giải pháp chung và những giải pháp cụ thể để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm.
2.2.4. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một hướng quan trọng trong quá trình giải quyết việc làm. Hàng năm Hà Tĩnh có gần 3 vạn người bước vào độ tuổi lao động. Vấn đề tìm kiếm công ăn việc làm, có thu nhập ổn định là nhu cầu hết sức cấp bách. Ngoài vấn đề tạo công ăn việc làm cho lao động trong tỉnh là chính thì vấn đề xuất khẩu lao động để giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động là vấn đề có ý nghĩa chiến lược cấp bách. Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của xuất khẩu lao động, trong những năm qua được sự quan tâm của Bộ lao động – thương binh và xã hội các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã tạo điều kiện cho Hà Tĩnh đưa được một số lao động đáng kể đi lao động ở nước ngoài.
Biểu số 16: Báo cáo kết quả xuất khẩu lao động 2000-2008
Năm
Tổng số
Đài Loan
Hàn Quốc
Nhật Bản
Malaixia
Các nước khác
2000
1143
136
771
31
0
205
2001
1280
394
705
29
0
152
2002
4271
2095
788
77
1236
75
2003
7209
2575
850
73
3682
29
2004
5942
1940
845
156
1908
1093
2005
5030
1150
643
179
2749
309
2006
6125
504
736
180
4155
550
2007
6450
928
873
209
3064
1376
2008
6125
1220
1101
274
1683
1847
Tổng cộng
43575
10942
7312
1208
18477
6536
Nguồn: Báo cáo công tác quản lý xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh từ năm 2000-2009 [19]
Trong bối cảnh thị trường lao động quốc tế giảm sút, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu lao động ngày càng gay gắt nhưng Hà Tĩnh đã xuất khẩu được hơn 6.500 lao động năm 2008 đi lao động ở nước ngoài góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Thời gian qua công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn Hà Tĩnh tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục:
- Số lượng người đi xuất khẩu lao động chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn nhân lực của tỉnh, còn hiện tượng người lao động bị lừa, phải trả chi phí cao hơn mức quy định.[17,4]
- Một số doanh nghiệp chưa quan tâm hỗ trợ người lao động làm thủ tục vay vốn hay chậm làm thủ tục xuất cảnh nên người lao động thiếu tin tưởng.
- Các trung tâm đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, ngoại ngữ chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu lao động. Chất lượng lao động đi xuất khẩu vẫn còn thấp, người lao động có trình độ tay nghề thấp, ý thức chấp hành hợp đồng lao động và các quy định của pháp luật nước sở tại còn thấp, tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp hóa. [17,4]
- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong tổ chức triển khai chính sách xuất khẩu lao động còn chậm và thiếu đồng bộ.
- Thông tin về thị trường xuất khẩu lao động bị hạn chế do vị trí ở xa các thành phố lớn.
Để xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh đạt được kết quả cao và có hiệu quả cần thực hiện những giải pháp sau:
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và của tỉnh về hoạt động xuất khẩu lao động; giúp người dân nâng cao nhận thức, nắm rõ thông tin về thị trường lao động ngoài nước, số doanh nghiệp có đủ pháp nhân và đựơc phép tuyển dụng lao động xuất khẩu hoạt động trên địa bàn tỉnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và phòng tránh thiệt hại cho người dân lao động.xác định trong giải quyết việc làm.
Để đưa lao động đi xuất khẩu ở các nước khác đòi hỏi phải nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật cho người lao động.
Bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động; đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động; triển khai mô hình liên kết và xuất khẩu lao động; nâng cao hiệu quả dịch vụ xuất khẩu lao động; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài; hoàn thiện các văn bản pháp luật về xuất khẩu lao động
Các ngành chức năng đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động, các cơ sở giới thiệu việc làm, tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước trên từng địa bàn, kiên quyết loại trừ các doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện, thiếu thủ tục pháp nhân hoạt động giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động.
2.3.5. Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về lao động, củng cố và phát triển hệ thống sự nghiệp giải quyết việc làm.
2.3.4.1. Tăng cường quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động - việc làm.
Lao động việc làm thuộc chương trình phát triển kinh tế xã hội rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức kinh tế xã hội. Vì vậy, để hoạt động giải quyết việc làm có hiệu quả phải thông qua một hệ thống quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động – việc làm hoàn chỉnh rộng khắp từ trung ương đến cơ sở.
Mấy năm trở lại đây, hệ thống quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động – việc làm ở nước ta đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Trong cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bao gồm: Vụ chính sách lao động việc làm, Cục quản lý lao động nước ngoài, Ban quản lý chương trình quốc gia xúc tiến việc làm, trung tâm nghiên cứu nguồn lao động, Viện khoa học lao động và xã hội…Các cơ quan này làm chức năng quản lý nhà nước và đã tổ chức triển khai các chương trình việc làm ở tầm quốc gia và đạt được những kết quả rất tích cực trong giải quyết việc làm.
Ở cấp tỉnh: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động – việc làm.
Ở cấp huyện: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan giúp việc chp Ủy ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động – việc làm.
Ở cấp xã: Cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phụ trách về lĩnh vực lao động việc làm.
Để nâng cao vai trò và tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động – việc làm cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp, trên cơ sở đó điều chỉnh tổ chức bộ máy và sắp xếp đội ngũ cán bộ bảo đảm trình độ chuyên môn, phẩm chất, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, đổi mới cơ chế hoạt động, nâng cao tính hiệu quả của công tác lao động việc làm.
- Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học với nhiệm vụ quản lý Nhà nước, nghiên cứu thực hành và ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ vào lĩnh vực hoạt động của ngành.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhân rộng những mô hình tiên tiến trong quá trình giải quyết việc làm.
- Tổ chức lồng ghép các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội với chương trình giải quyết việc làm.
2.3.4.2. Tăng cường hệ thống sự nghiệp về lao động việc làm
Về hệ thống sự nghiệp trong những năm vừa qua Hà Tĩnh đã đầu tư phát triển các trung tâm xúc tiến việc làm. Các trung tâm đi vào hoạt động và đóng góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm cụ thể cho người lao động. Đây là loại mô hình tương đối hoàn chỉnh, các trung tâm này có chức năng chủ yếu là:
- Dạy nghề xã hội gắn với việc làm ( nghề phổ biến ở địa phương, thời gian đào tạo ngắn, chi phí đào tạo ít…).
- Giới thiệu và cung ứng lao động.
- Tổ chức sản xuất gắn với thực hành và tạo nguồn, các trung tâm hoạt động theo cơ chế có thu, tiến tới tự trang trải.
Mô hình trung tâm xúc tiến việc làm là mô hình phù hợp và đang có hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên cần phải tiếp tục hoàn thiện mô hình trung tâm xúc tiến việc làm theo các hướng cơ bản sau:
- Cần phải quy hoạch tổng thể các trung tâm xúc tiến việc làm, nên quy thành một đầu mối tập trung vào một trung tâm đủ mạnh đầy đủ các cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị.
- Hoàn thiện hệ thống quản lý bằng hệ thống kỹ thuật hiện đại (vi tính, thông tin điều hành) nhất là nối mạng thông tin thị trường lao động và dịch vụ giới thiệu việc làm…Quản lý thống nhất về mặt Nhà nước các cơ sở dạy nghề tư nhân.
- Cùng với quy mô ngày càng mở rộng hệ thống sự nghiệp giải quyết việc làm và sự phát triển của trung tâm xúc tiến việc làm cần phải tăng số lượng và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác này.
Hiện nay, vấn đề đang đặt ra không những phải tăng hợp lý số lượng cán bộ dịch vụ việc làm mà phải từng bước nâng cao trình độ cho lực lượng cán bộ này, nhất là nghiệp vụ thông tin về thị trường lao động, giới thiệu và cung ứng lao động, sử dụng thiết bị kỹ thuật quản lý hiện đại, ngoại ngữ, vi tính… đó chính là tăng cường hệ thống sự nghiệp lao động việc làm trên địa bàn tỉnh.
Khuyến nghị:
1.Đối với Bộ Lao động thương binh xã hội:
- Cần có chính sách đầu tư ưu tiên cho các vùng khó khăn, vùng nghèo, vùng nông thôn để từng bước nâng cao tính đồng đều giữa các vùng trong cả nước.
- Cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư chế biến nông-lâm-thủy sản và phát triển các cơ sở sản xuất, dịch vụ trên địa bàn nông thôn, góp phần thúc đẩy sản xuất nông thôn phát triển và giải quyết việc làm cho người lao động.
- Hỗ trợ đầu vào và đầu ra nông dân trong sản phẩm nông nghiệp như vậy mói khuyến khích sản xuất và thông qua đó giải quyết việc làm ở nông thôn.
- Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã có nhưng vẫn còn hạn chế, số lượng người được đào tạo day nghề dài hạn còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. Vì vậy cần nâng cao hơn nữa chính sách đào tạo nghề.
2. Đối Sở Lao động-Thương binh và xã hội:
- Xây dựng và phê duyệt đề án tổng thể về lao động và giải quyết việc làm của tỉnh đến năm 2015 và tầm nhìn 2020; trên cơ sở đó để cụ thể hóa và giao chỉ tiêu nhiệm vụ giải quyết việc làm cho các cấp các ngành liên quan.
- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách về giải quyết việc làm đã ban hành. Tổ chức tuyên truyền, biểu dương khen thưởng kịp thời những mô hình , những tổ chức tạo ra nhiều chỗ làm việc mới.
- Phối hợp với trung tâm giới thiệu việc làm,làm tốt hơn nữa công tác xuất khẩu lao động, đào tạo người lao động không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có tác phong lao động kỷ luật, nắm rõ phong tục tập quán và luật pháp nước ngoài.
- Đào tạo và đào tạo lại các cán bộ làm công tác lao động việc làm để nâng cao năng lực cho hoạt động giải quyết việc làm.
KẾT LUẬN
Công nghiệp hóa đất nước trước hết là công nghiệp hóa kinh tế nông thôn. Vấn đề này được đặt ra không chỉ bởi tầm quan trọng của phát triển kinh tế nông thôn mà còn vì nông thôn là nơi cư trú, sinh sống và làm ăn của một bộ phận lớn lao động và dân cư cả nước.
Từ khi Đảng và Nhà nước tiến hành các chính sách đổi mới nền kinh tế, khu vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn nói chung đã có bước tăng trưởng và phát triển tương đối cao. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu về kinh tế, nhiều vấn đề xã hội cũng nổi lên gay gắt như: người chưa có việc làm và thiếu việc làm ngày càng tăng; sự phân hóa giàu nghèo tăng nhanh, tệ nạn xã hội và tội phạm có chiều hướng gia tăng.
Trong các vấn đề xã hội nêu trên, việc làm cho người lao động là vấn đề bức xúc, được toàn thể xã hội hết sức quan tâm. Các văn hiện quan trọng của Đảng và Nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng cũng đã thường xuyên đề cập đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đang ngày một tăng lên ở khu vực nông thôn.
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Mỗi năm Hà Tĩnh có hơn 3 vạn lao động, và hơn 70.000 lao động nông thôn thiếu việc làm. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện nay là vấn đề lớn của tỉnh phải được xem là một chủ trương quan trọng xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và cần có chính sách đồng bộ, hợp lực từ trung ương đến địa phương. Trong đó xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội và người lao động.
Chính vì vậy trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu về việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm ở nông thôn có ý nghĩa thiết thực góp phần thúc đẩy quá trình tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010.
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trung tâm thông tin – Thống kê lao động và xã hội (2000): Thực trạng lao động việc làm ở Việt Nam. NXB Thống kê.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Viện Khoa học lao động và xã hội (2009): Lao động việc làm trong thời kỳ hội nhập. NXB Lao động – Xã hội.
4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Viện Khoa học lao động và xã hội (2009): Lao động việc làm trong thời kỳ hội nhập. NXB Lao động – Xã hội.
5. Bộ Luật Lao động của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 2005. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Cục thống kê Hà Tĩnh (2009): Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh 2008. NXB Thống kê. Hà Nội.
7. Số liệu điều tra lao động việc làm của sở Lao động – Thương binh và xã hội Hà Tĩnh năm 2006-2008
8. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (1997): Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.
9. Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội Hà Tĩnh (2001-2010)
10. Nguyễn Văn Thanh (2004): Việc làm và một số chính sách giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh – Thực trạng và giải pháp. Luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị khóa XIV. Hà Nội.
11. Đặng Xuân Thao (1998): Mối quan hệ giữa dân số và việc làm. NXB Thống kê. Hà Nội
12. Thông báo của Hội nghị quốc tế lần thứ 13 các nhà thống kê lao động thuộc ILO năm 1983
13. Tổng cục dạy nghề. Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (2008): Thị trường lao động việc làm của lao động qua đào tạo nghề. NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội.
14. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009): Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nông nghiệp - nông thôn đến năm 2010, định hướng năm 2020. Hà Tĩnh
15. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009): Kế hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2010. Hà Tĩnh
16. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (2009): Báo cáo công tác đào tạo nghề giai đoạn 2001 – 2008. Hà Tĩnh
17. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (2009): Báo cáo công tác quản lý xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh từ năm 2000-nay. Hà Tĩnh.
18. TS. Chu Tiến Quang (2001): Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải pháp. NXB nông nghiệp.
19. UBND Tỉnh Hà Tĩnh. Sở Công Thương (2009): Quy hoạch phát triển Công nghiệp Hỗ trợ và dịch vụ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015, tầm nhìn 2020.
20. Tạ Thị Xuân (1994): Chống lạm phát – Lý thuyết và kinh nghiệm. NXB Thống kê.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25889.doc