Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty Sản Xuất - Xuất Nhập Khẩu Dệt May sang thị trường EU

Trong bối cảnh của xu thế tự do hóa thương mại trên thế giới, khi mà thị trường các nước thành viên EU đã trở thành thị trường tự do thì cạnh tranh giữa các quốc gia trong việc xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường này là một tất yếu khách quan và điều này càng trở nên gay gắt hơn, nhất là khi chúng ta vừa gia nhập tổ chức WTO- đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn mà chúng ta phải đối mặt. Trong nội dung của chuyên đề thực tập đã phân tích khái quát tình hình thị trường EU hiện nay, lý do tại sao các doanh nghiệp nên tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này, cũng như thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty Sản Xuất_Xuất Nhập Khẩu Dệt May- tổng công ty dệt may Việt Nam, từ đó chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và các phương hướng, giải pháp chung cho việc xuất khẩu hàng may mặc của công ty nói riêng và của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung khi tiến hành hoạt động xuất khẩu sang thị trường này.

doc61 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty Sản Xuất - Xuất Nhập Khẩu Dệt May sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh nội địa 6. phòng kinh doanh dệt may 7. phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp 8. trung tâm thiết kế mẫu 9. xí nghiệp sản xuất kinh doanh chỉ:gồm nguyên phụ liệu và xưởng chỉ 10. văn phòng đại diện tại Hải Phòng 11. văn phòng đại diện tại HCM 2.1.2. Chức năng và Nhiệm vụ của các phòng ban 2.1.2.1. Chức năng -Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm khăn bông, sợi, hàng dệt kim, hàng may mặc, nguyên phụ liệu ngành dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, thảm len, thảm cói, áo len… -Kinh doanh nội địa các mặt hàng sợi, hàng may mặc, hàng dệt kim… Đóng góp ý kiến cho công ty về thị trường, giá cả, xu hướng phát triển trong nước và thế giới 2.1.2.2. Nhiệm vụ -Xây dựng giá mua giá bán, lập hợp đồng mua bán, hợp đồng xuất nhập khẩu…theo chức năng của Phòng. Nghiên cứu thị trường, giá cả, tìm kiếm khách hàng trong nước và nước ngoài, xu hướng phát triển trong nước và thế giới của các mặt hàng có liên quan tới mặt hàng kinh doanh của Phòng nhằm mở rộng mặt hàng, phát triển thị trường. Xử lý thông tin về đơn hàng của các khách hàng, tính toán giá và kế hoạch sản xuất để chào hàng. -Theo dõi, đôn đốc tiến độ sản xuất ở các cơ sở sản xuất, hướng dẫn đóng gói hàng và kiểm tra chất lượng hàng trước khi xuất khẩu. -Theo dõi, đôn đốc tiến độ lấy sợi của các cơ sở sản xuất, hàng tháng đối chiếu số liệu Phòng Tài chính- Kế toán. -Theo dõi diễn biến giá bông thế giới, giá sợi trong nước, phối hợp với Phòng kinh doanh vật tư trong việc mua sợi dự trữ cho xuất khẩu khăn bông. -Xây dựng kế hoạch doanh thu, kế hoạch xuất nhập khẩu, thực hiện báo cáo theo quy định của Phòng Tài chính- Kế toán, kế hoạch tổng hợp, Ban Tổng Giám đốc. -Phối hợp với Phòng Tài chính- Kế toán theo dõi tiền hàng về, theo dõi công nợ của các đơn vị sản xuất và thu hồi công nợ của các đơn vị có liên quan đến mặt hàng của Phòng. -Phối hợp với các phòng trong công ty và đại diện Hải Phòng để hoàn thành tốt công việc của Phòng. 2.2. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị 2.2.1. Danh mục sản phẩm mà đơn vị kinh doanh Công nghiệp dệt may: Kinh doanh nguyen vật liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hóa chất, thuốc nhuộm và các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may; Kinh doanh nguyên liệu bông xơ; Kiểm nghiệm chất lượng bông xơ phục vụ cho sản xuất kinh doanh và nghiên cứu khoa học. Hình 1:Cơ cấu mặt hàng kinh doanh năm 2002-2004 Xuất nhập khẩu: Hàng dệt may gồm các chủng loại: Bông, xơ, tơ, vải, sợi, hàng may mặc, dệt kim, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm, nguyên phụ liệu, các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may; Vật tư, thiết bị phụ tùng ngành dệt- may; Hóa chất thuốc nhuộm;hàng công nghệ thực phẩm, nông lâm hải sản, thủ công mỹ nghệ, ô tô xe máy, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác, sắt thép gỗ, máy móc thiết bị vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh, trang thiết bị văn phòng, thiết bị tạo mẫu thời trang, phương tiện vận tải, vật liệu điện, điện tử, cao su. Dịch vụ:thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp phục vụ cho ngành dệt may, thi công lắp đặt hệ thống điện lạnh, tư vấn thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc thiết bị cho ngành dệt may, da giày;lắp đặt hệ thống điện công nghiệp, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy;thực hiện các dịch vụ thương mại và công việc có tính chất công nghiệp, dịch vụ đào tạo nghề may công nghiệp, kinh doanh kho vận, kho ngoại quan;ủy thác mua bán xăng dầu, dịch vụ du lịch, khách sạn nhà hàng, văn phòng, vận tải, du lịch lữ hành trong nước. Kinh doanh thương mại:kinh doanh các mặt hàng công nghệ phẩm, nông lâm hải sản, thủ công mỹ nghệ, ô tô xe máy, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác;thiết bị phụ tùng dệt may;trang thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, thiết bị tạo mẫu thời trang, phương tiện vận tải, vật liệu điện, điện tử, đồ nhựa, cao su;nước uống dinh dưỡng, mỹ phẩm các loại, phụ tùng máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp;dụng cụ quang học, hệ thống kiểm tra đo lường phục vụ các công tác thí nghiệm;phế liệu và thành phẩm sắt, thép, kim loại màu;cho thuê nhà và phục vụ các mục đích kinh doanh (ki ốt, trung tâm thương mại) ;cho thuê kho bãi đậu xe, dich vụ giữ xe;mua bán hàng dệt may thời trang, thực phẩm công nghệ, hóa mỹ phẩm;văn phòng phẩm, hàng công nghiệp tiêu dùng khác;cho thuê nhà xưởng, dich vụ cho thuê nhà ở. Sản xuất kinh doanh:các mặt hàng dệt may gồm các chủng loại:xơ, sợi vải, hàng may mặc, dệt kim, chỉ khẩu, chăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm;sản xuất kinh doanh sửa chữa, lắp đặt các sản phẩm cơ khí và máy móc thiết bị công nghiệp. Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật Biểu đồ cơ cấu kinh doanh năm 2003-2004 Hình 2:Thị trường xuất khẩu năm 2003-2004 Hình 3 :Cơ cấu kinh doanh năm 2004 2.2.2. Thị trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2.2 2. 1. Kinh doanh thị trường nội địa : Quán triệt nhiệm vụ Tổng công ty giao, công ty xuất nhập khẩu Dệt –May là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để cung cấp nguyên, phụ liệu và tiêu thụ các sản phẩm của ngành. Trong công tác kinh doanh nội địa Công ty rất chú trọng tới các công việc sau: Coi mặt hàng dệt may là mặt hàng trọng tâm, đồng thời đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh khác. Áp dụng nhiều hình thức kinh doanh như mưa bán trực tiếp, liên doanh liên kết mua bán bù trừ v. v. . nhằm tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Đẩy mạnh kinh doanh mua bán nội bộ giữa các đơn vị trong ngành. Công ty tích cực tham gia đấu thầu các dự án trong ngành dệt may và các loại hàng hóa khác phục vụ cho các đơn vị trong và ngoài ngành, đẩy mạnh kinh doanh mua bán nội bộ giữa các đơn vị trong ngành. Do đó mà doanh thu nội địa năm 2003 đạt 97, 7 tỷ VNĐ tăng 191% so với năm 2002, năm 2004 doanh thu nội địa đạt 99, 89 tỷ đồng (so với năm 2003 dạt :99, 23%) 2.2 2.2. Thị trường nước ngoài Bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của công ty là thị trường châu Á, châu Âu và Châu Mỹ, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng dệt may sang các thị trường này thường chiếm tỷ lệ lớn qua các năm. Để khai thác thêm thị trường và mở rộng mặt hàng, Ban Lãnh đạo Công ty luôn coi trọng công tác xúc tiến thương mại, trao quyền chủ chủ động cho các phòng tự lập phương án lên kế hoạch tham gia dự hội chợ và khảo sát thị trường Năm 2004 Phòng đã khai thác thêm 3 khách hàng mới từ thị trường Malaisia và Nhật Bản, Anh Đến nay thị trường đối tác nước ngoài đã được mở rông ra nhiêu nước như Canada, Hàn Quốc, Ucraina, Hồng Kong, Thái Lan, Singapore, Đức… Điểm qua một số thông tin vè thị trường xuất khẩu ra nước ngoài năm 2003-2005 Hình 4: Thị trường xuất khẩu các năm 2003 2004 2005 Châu Âu 2. 48 0. 74 0. 93 Châu Á 3. 33 5. 26 4. 35 Châu Mỹ 1. 43 1. 43 2. 57 Châu Úc 0. 015 0. 002 0. 082 2.2.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho đơn vị kinh doanh Kho bãi máy móc dtich thiết bị: công ty có xí nghiệp sản xuất kinh doanh chỉ:gồm nguyên phụ liệu và xưởng chỉ chuyên phục vụ xuất khẩu ở ngõ 34/156 Đường Lĩnh Nam quận Hoàng Mai với diện tích gần 1200m2, bên cạnh đó gồm trung tâm thiết kế mẫu và 2 văn phòng đại diện tại Hải Phòng và HCM Vốn hn :Ngoài số vốn do tổng công ty giao là 1010 tỷ đồng, công ty còn được vay số vốn do tổng công ty bảo lãnh từ các tổ chức tài chính tín dụng và huy động của cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Hiện nay số vốn hiện có của công ty là khoảng gần 15 tỷ đồng. Nguồn doanh thu:doanh thu của công ty là doanh thu theo quy định của chế độ tài chính kế toán hiện hành bao gồm: -Doanh thu kinh doanh từ sản xuất công nghiệp -Doanh thu kinh doanh thương mại -Doanh thu kinh doanh dịch vụ:khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu (xuất nhập khẩu ủy thác), giao nhận vận chuyển, tư vấn, xuất khẩu lao động, xúc tiến thương mại…. -Thu nhập hoạt động tài chính và bất thường -Thu nhập khác gồm khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm đc bồi thường các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng và các khoản thu khác Các chi phí Chi phí của công ty bao gồm chi phí hoạt động kinh doanh, các chi phí hoạt động khác, các chi phí theo đúng chế độ, định mức của nhà nước quy định phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ. Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm: -Chi phí sản xuất kinh doanh: +Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ lao động, chi phí sủa chữa tài sản cố định, chi phí trích trước chi phí sửa chữa lớn, tài sản cố định +Chi phí khấu hao tài sản cố định +Chi phí tiền lương, tiền công, chi phí có tính chất lương phải trả cho người lao động do tổng giám đốc công ty quyết định theo hướng dẫn của bộ lao động và thương binh xã hội. +Kinh phí bảo hiểm xã hộ, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế cho người lao động mà công ty phải nộp theo quy định +Chi phí giao dịch, môi giới tiếp khách, tiếp thị, xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội họp tính theo chi phí thực tế phát sinh +Các chi phí bằng tiền khác bao gồm . Các khoản thuế tài nguyên, thuế đất, thuế môn bài . Thuế thuê đất . Trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động . Đào tạo nâng cao năng lực quản lý tay nghề cho người lao động . Chi cho công tác y tế, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổ mới công nghệ . Thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư chi phí. Mức thưởng do Tổng Giám Đốc công ty quyết định căn cứ vào hiệu quả công việc trên mang lại nhưng không được cao hơn số tiết kiệm chi phí do công việc đó mang lại trong 1 năm. . Chi phí cho lao động nữ. . Chi phí cho công tác bảo vệ môi trường. . Chi phí cho công tác Đảng, đoàn thể tại Công ty( Phần chi phí ngoài kinh phí của tổ chức Đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định) . Các khoản chi phí bằng tiền khác. +Giá trị tài sản tổn thất thực tế, nợ phải thu không có khả năng thu hồi. +Giá trị các khoản dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng trợ cấp mất việc làm, thôi việc, chênh lệch tỷ giá theo số dư khoản nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ, chi phí trích trước bảo hành sản phẩm, các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù. +Chi phí hoạt động tài chính, bao gồm: các khoản chi liên quan đến đầu tư, tiền lãi phải trả do huy động vốn, chênh lệch tỷ giá khi thanh toán, chi phí chiết khấu thanh toán, chi phí cho thuê tài sản, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn. -Chi phí khác, bao gồm: +Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý, nhượng bán. +Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa sổ kế toán. +Chi phí để thu tiền phạt. +Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng. +Các chi phí khác. -Không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản đã có nguồn khác đảm bảo hoặc không liên quan đến sản xuất kinh doanh sau đây: +Chi phí mua sắm xây dựng, lắp đặt tài sản cố định hữu hình, vô hình; +Chi phí lãi vay vốn được tính vào chi phí đầu tư và xây dựng, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ của các khoản đầu tư xây dựng được phát sinh trước thời điểm đưa công trình vào sử dụng; +Các khoản chi phí khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty, các khoản chi phí không có chứng từ hợp lệ; +Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật không mang danh Công ty mà do cá nhân gây ra. -Một số nội dung chi phí cụ thể Công ty phải áp dụng thống nhất theo quy chế của Tổng Công ty bao gồm: +Các khoản chi tiếp khách, hội họp, giao dịch, đối ngoại…phải có chứng từ hợp lệ, phải gắn với kết quả kinh doanh và không vượt quá mức khống chế tối đa 7% trong hai năm đầu đối với Công ty mới thành lập, sau đó không vượt quá 5% trên tổng chi phí. +Tỷ lệ khấu hao trích theo chế độ của Nhà nước và quy định của Tổng Công ty. +Công ty được phép trích quỹ tiền lương theo tỷ lệ tiền lương trên doanh thu của Hội đồng quản trị và chỉ được chi 90% quỹ tiền lương được phép, 10% còn lại được Tổng Công ty sử dụng khi hợp nhất báo cáo tài chính. +Kinh phí nộp cho Tổng Công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị. -Các nội dung chi phí khác Tổng giám đốc tự quyết định căn cứ các chế độ tài chính của Nhà nước, quy chế tài chính của Tổng Công ty và đặc điểm tổ chức kinh doanh của đơn vị. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nhà nước và Lãnh đạo của Tổng công ty về các quyết định của mình. +Đối với những khoản chi không đúng chế độ người quyết định các khoản chi không đúng đó phải chịu trách nhiệm bồi hoàn. Nguồn nhân lực Công ty có đội ngũ cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm luôn không ngừng học tập nâng cao trình độ theo kịp với thời đại. Tổng số cán bộ công nhân viên:131 người. Trong đó : -Ban giám đốc:04 người -Trưởng phó phòng:18 người -Trên đại học về dệt may:02 người -Kỹ sư sợi, dệt, may, nhuộm:11 người -Tiến sĩ kinh tế:01 người -Cử nhân kinh tế và ngoại thương:40 người -Cử nhân tài chính kế toán :14 người -Đại học ngoại ngữ:09 người -Đại học khác:14 người -Trung cấp:03 người -Nhân viên phục vụ:13 người -Công nhân may: 02 người -Tuổi :+ 30 :40 người + 30 -40: 24 người + 40 -50: 38 người +Trên50: 29 người -Tuổi bình quân của cán bộ công nhân viên là: 41. Tuổi bình quân nữ là: 43 +Công ty đã ổn định tổ chức các phòng, có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ chủ chốt trong Công ty và tuyển chọn người kịp thời đáp ứng nhu cầu công việc của từng phòng, quan tâm thường xuyên đên việc cử cán bộ đi học ở Nhật, 02 cán bộ học lớp thiết kế thời trang và nhiều người theo học các lớp ngắn ngày do Tổng công ty, phòng Thương mại Việt nam …mở. 2.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp *năm 2003: Doanh thu đạt = 415, 349tỷ đồng Nộp ngân sách =24, 6 tỷ Bao gồm:vốn +cố định =4, 062 tỷ +lưu động =18 tỷ Lợi nhuận = 1. 940 tỷ Hiệu quả kinh doanh từng phòng năm 2003 STT Phòng Kế hoạch giao năm 2003 Kế hoạch giao năm 2003 So với KH Năm 2003% 1 Dự án 34, 326, 121, 605 30, 000, 000, 000, 11 4. 42 2 Xuất dệt 78, 905, 999, 466 60, 00, 000, 000 13 1. 51 3 Kinh doanh TH 94, 814, 327, 584 80, 000, 000, 000 11 8. 52 4 Xuất may 43, 831, 206, 857 40, 000, 000, 000 10 9. 58 5 Kinh doanh VT 163, 471, 760, 500 160, 000, 000, 000 10 2. 17 Cộng 415, 349, 416, 012 370, 000, 000, 000 11 2. 26 *Năm 2004 Năm 2004 phòng đã khai thác thêm được một số mặt hàng mới như:vải địa kỹ thuật, vải xuất khẩu v. v…. và cũng là một trong những phòng tích cực tham gia hàng xuất khẩu, góp phần cho Công ty hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu STT Phòng Doanh thu không VAT (tỷ đồng) Xuất khẩu (USD) Thực hiện SoKH (%) SoCuối kỳ (%) Thực hiện So KH (%) SoCuốikỳ (%) 1 XNK Dệt 99, 91 136, 86 124, 84 5. 067. 283 112, 61 111, 04 2 XNK May 50, 23 104, 65 114, 58 2. 717. 889 87, 58 102, 47 3 KDT Hợp 88, 78 92, 48 96, 19 17. 480 50, 21 4 KDV Tư 315, 17 165, 88 193, 20 14. 497 99, 36 5 Dự án 52, 18 108, 71 144, 02 121. 479 169, 98 Tổng cộng 606, 27 133, 25 145, 90 7. 935. 628 104, 42 108, 32 STT 1 Tổng giá vốn 586, 739 2 Lãi gộp 19, 537 3 Chi phí 15, 482 4 Tổng Lợi Nhuận 2, 010 5 Trong đó nộp kinh phí ngành 0, 710 6 Các khoản nộp ngân sách 40, 520 (Đơn vị :Tỷ đồng) *Năm 2005: -Về tài chính: +Tổng doanh thu: 448, 7 tỷ VNĐ +Lợi nhuận (cả chi phí quản lý, nộp tổng công ty: 2, 7 tỷ VNĐ (đạt 12, 16% trên tổng vốn kinh doanh) +Chi phí: 446, 0 tỷ VNĐ (trong đó chi phí quản lý bán hàng là 14, 5 tỷ, chiếm 3, 23%/tổng doanh thu) -Về lao động tiền lương: +Tổng số người lao động: 130 người +Lương bình quân: 3. 365. 000 đ/người/tháng +Thu nhập bình quân: 3. 663. 000 đ/người/tháng % so kế hoạch % so cùng kỳ Tổng doanh thu 448, 78 tỷ 105, 1 74, 02 Tổng kim ngạch XK 6, 83 triệu USD 105, 2 86, 17 Tổng kim ngạch NK 13. 56 triệu USD 60, 16 48, 64 (trong đó kim ngạch bán FOB hàng may mặc và dệt kim đạt 436, 967 USD) Như chúng ta đã biết để thực hiện được doanh thu trên, ban lãnh đạo công ty đã phải trăn trở xem xét đến việc kinh doanh của từng phòng và đã 2 lần điều chỉnh kế hoạch cho các phòng và kết quả thực hiện như sau: Phòng Doanh thu (tỷ VND) Xuất khẩu (Triệu USD) Nhập khẩu (Triệu USD) Phòng xuất Dệt 111, 06 5, 54 Xuất May 20, 85 1, 07 0, 23 KD - TH 98, 05 3, 95 KD - VT 146, 34 0, 02 4, 81 Dự án 72, 48 0, 02 4, 59 *Năm 2006: -Doanh thu(không VAT) = 720, 7 tỷ = 100, 08% so với kế hoạch -Kim ngạch xuất khẩu: +kim ngạch xuất khẩu = 5. 476. 432. USD = 91, 3% so với kế hoạch. +kim ngạch xuất khẩu (tính đủ) = 8. 118. 046 USD = 108% kế hoạch -Chỉ tiêu hiệu quả và lợi nhuận = 3012 triệu =128% kế hoạch -Kinh phí đã nộp = 1570 triệu = 100%kế hoạch -Lợi nhuận+kinh phí thực hiện năm 2006 = 4582 triệu đạt 12. 78%trên vốn cấp bình quân = 117% kế hoạch được giao ( chưa trừ vốn ứ đọng) -Nộp ngân sách nhà nước =22 tỷ -Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 3. 600. 000đ/người/tháng, tăng 17, 4% so với năm 2005 -Chi phí cho hoạt động kinh doanh qua các năm -Lơi nhuận nộp ngân sách Hình 5 :Doanh thu 2001-2004 2.2.5. Những thuận lợi cũng như những mặt còn hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong thời gian qua 2. 2. 5. 1. thuận lợi - Nhà nước tăng cường quan hệ đối ngoại giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu và tập trung nguồn lực kinh tế để đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại. Các chính sách về thuế, hải quan và giao thông vận tải…. . cũng được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế. -Được sự quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ có hiệu quả của lãnh đâọ các ban của tập đoàn dệt may như:bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cấp vốn cho việc sửa chữa văn phòng làm việc, giao thêm kho 315 hải phòng để hỗ trợ công tác xuất nhập khẩu của công ty, điều chỉnh kế hoạch kịp thời. -Tình hình chính trị xã hội ổn định tạo điều kiện cho việc thu hút khách quốc tế đến dặt hàng, Nhà nước tăng cường quan hệ đối ngoại giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu v. v. . -Ban lãnh đạo công ty đoàn kết nhất trí, chỉ đạo xuyên suốt tới các phòng và cán bộ công nhân viên và đặc biệt là sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo Tổng công ty nên công ty đã phát huy tác dụng tích cực năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường -Đội ngũ cán bộ trong Công ty có trình độ, năng động, nhiệt tình trong công việc, không ngừng học hỏi vươn lên vượt qua khó khăn trên thương trường để hoàn thành nhiệm vụ, luôn ý thức tôt trong việc chấp hành nội quy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. -Công ty đã thiết lập được mối quan hệ tốt với các khách hàng trong và ngoài nước, tạo điều kiện giúp đỡ Công ty trong kinh doanh, tạo dựng được phong cách giao dịch của một thương hiệu dịch vụ -Thương mại của Công ty trên thị trường, tạo thành hệ thống khách hàng ngoài nước và trong nước. 2.2.5.2. Hạn chế -Giá nguyên liệu đầu vào như bông và xăng dầu … biến động phức tạp nên biến động thất thường gây nên rủi ro lớn trong kinh doanh. -Chi phí vận chuyển và chi phí đầu vào tiếp tục tăng cao. -Sản xuất dệt may luôn cạnh tranh quyết liệt giữa các đơn vị trong và ngoài nước. -Doanh thu lớn, vốn lưu động ít nên số tiền phải vay ngân hàng để kinh doanh rất lớn -Tỷ giá đồng Việt Nam so với một số đồng ngoại tệ mạnh biến động bất thường làm ảnh hưởng đến công tác nhập khẩu thiết bị dệt may và nguyên liệu cung cấp cho các đơn vị trong ngành. - Công ty đã cố gắng mở thêm thị trường mới nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đáp ứng yêu cầu của thị trường trước những biến động phức tạp trên thương trường - Công ty đã có sản phẩm và dịch vụ hậu mãi khách hàng nhưng vẫn chưa thu hút được sự chú ý của một lượng khách hàng lớn. - Nợ khó đòi còn tồn đọng ảnh hưởng tới nguồn vốn kinh doanh. - Vốn vay ngân hàng lớn, lãi suất ngân hàng cao nên công ty tích lũy không nhiều. - Chưa đào tạo được những cán bộ bán hàng có trình độ và chuyên nghiệp, khi sự hội nhập nền kinh tế đang đến gần nhưng công ty vẫn chưa sẵn sàng, đội ngũ cán bộ vẫn chưa đủ mạnh về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ, các hiểu biết về pháp luật quốc tế. - Một số cán bộ lười nhác, ỷ lại, chưa tự mình phát huy và tìm công việc cùng với cả phòng, không có ý thức trong công việc, lợi dụng các phương tiện của cơ quan làm của riêng mình như chat, xem mail, chơi game v. v…trong giờ lao động gây lãng phí cả về thời gian lẫn vật chất. - Chi phí quản lí bán hàng đã giảm nhưng vẫn còn cao. - Ý thức tiết kiệm trong công việc ở một số bộ phận chưa cao, từ đó dẫn đến tăng phí trong giao dịch và quản lý. - Nhìn chung công tác kinh doanh xuất khẩu của công ty chưa có chuyển biến nhiều, việc bán FOB may mặc chưa phát triển được. - Công ty đã có sản phẩm đưa ra thị trường nhưng cẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa thu hút được lượng khách lớn, vì nguồn hàng khai thác không được ổn định và chắc chắn nên việc chuẩn bị chào hàng gặp nhiều khó khăn. - Luôn ở trong tình trạng khó khăn về vốn để kinh doanh. - Chi phí quản lý bán hàng và hành chính vẫn còn cao. 2.2.6. Phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên, ngay từ cuối năm trước, ban lãnh đạo công ty đã bàn bạc, phân tích cụ thể từng mặt hàng, từng thị trường để tìm hướng đi cho từng phòng và quán triệt nhiệm vụ chính trị được giao tới toàn thể cán bộ công nhân viên cùng quyết tâm hoàn thành kế hoạch 2.2.6.1. Phương hướng * Giải pháp chung +Phát huy tinh thần đoàn kết chủ động, sáng tạo trong mỗi cán bộ, đảng viên trong toàn công ty nhằm đưa công ty ngày một lớn mạnh và phát triển. +Các tổ chức đảng và đoàn thể phải có chương trình hành động cụ thề. Phát động phong trò nhằm khơi dậy lòng yêu công ty, sự say mê gắn bó vì công ty. +Tăng cường quan hệ với khách hàng mở rộng quy mô xuất khẩu, đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu. Tập trung phát triển xuất khẩu hàng dệt may, khai thác tốt các thị trường khăn mặt và hàng dệt kim truyền thống như: Nhật Bản, các nước đông âu. mở rộng khai thác cá thị trường mới có tiềm năng như thị trường Hàn Quốc, Đức, Iran, Ấn Độ, CHLB Nga. Chú trọng khai thác xuất khẩu các mặt hàng khác như cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu và cân đối một phần ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu. + Khai thác tốt phấn đấu các thị trường nội địa, tiếp tục thực hiện tốt và hiệu quả chương trình cung ứng bông, xơ, và đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm sợi, vải cho các đơn vị trong tập đoàn. +Hoàn thiện các tổ chức, định biên sắp xếp phân công lại chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chuyên sâu hơn, tinh giảm biên chế. Chỉ đạo sát sao các phòng ban hoàn thành được kế hoach doanh số và lợi nhuận được giao +Chỉ đạo các phòng ban phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện được kế hoạch công ty, đặc biệt có hoạt động chuyên đề gắn kết giữa các phòng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. +Đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu, kinh doanh mẫu. +Tăng cường việc quản lý, tiết giảm các chi phí ko hợp lý. +Tăng cường giám sát tài chính, phân tích hoạt động kinh tế đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. + Cơ cấu lại mặt hàng kinh doanh của từng phòng, chọn ra mặt hàng chủ lực từ đó bố trí nhân sự cho phù hợp, điều chỉnh lại mặt hàng chủ lực như bông + Rà soát lại những cán bộ không có khả năng làm việc và những cán bộ có năng lực để sắp xếp lại tổ chức. + Đào tạo thêm cán bộ tiếp thị và bán hàng. + Tăng cường liên kết giữa các phòng để hỗ trợ và chủ động nguồn nguyên vật liệu cung ứng cho hàng xuất khẩu và may hàng đồng phục, bảo hộ lao động trong nước. + Khai thác nguồn nguyên liệu từ nhiều phía để chuyển dịch sang hình thức bán FOB, đưa ra giá cạnh tranh trên thị trường. + Đẩy mạnh công tác chuẩn bị nguồn nguyên phụ liệu, nắm chắc khách, nắm nhà sản xuất để chuẩn bị làm các đơn hàng FOB của Châu Âu, Canada và sắp tới là các hợp đồng Marketing khi Việt Nam gia nhập WTO. + Ngoài những mặt hàng về dệt may, phải đẩy mạnh kinh doanh thêm nhiều mặt hàng khác. + Tiết kiệm chi phí hợp lý - Tăng cường marketing, đẩy mạnh xúc tiến thị trường, tổ chức thường xuyên các hội nghị thị trường để trao đổi, nghiên cứu, tìm biện pháp mở rộng thị trường. - Rà soát sắp xếp lại tổ chức của Công ty để bộ máy hoạt động nhịp nhàng hơn. - Tăng cường phối hợp giữa các phòng, các bộ phận để tạo sức cạnh tranh, đặc biệt là mô hình kết hợp: TT nguyên liệu + TT thiết kế mẫu + Các phòng kinh doanh => SP mới cho XK vào thị trường nội địa * Các giải pháp cụ thể: -Đối với các phòng kinh doanh +Phân công trách nhiệm, giao nhiệm vụ kế hoạch cụ thể cho từng chuyên viên, kiểm điểm việc hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở nhiệm vụ được giao. +Phải đề ra các chương trình làm việc cụ thể. +Đề xuất với lãnh đạo những giai pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ của phòng. +Chủ động trong việc tìm kiềm và khai thác +Bên cạnh việc tìm kiếm nguồn hàng, trong kinh doanh phải chú trọng đến việc đôn đốc công nợ, tránh nợ khe đọng. Khi phát hiện công nợ có dấu hiệu khó đòi phải có biện pháp xử lý kịp thời. -Đối với phòng mẫu thời trang: +Phải xây dựng đề án phát triển trung tâm mẫu, thiết kế thời trang. +Kinh doanh mẫu, tạo nhiều kiểu mốt mang thương hiệu Vinateximex để chào hàng, ko chỉ dừng lại ở bước chỉ làm mẫu đố cho sản xuất gia công. +Tăng cường việc tạo mẫu và triển khai sản xuất để cung cấp sản phẩm thời trang cho hệ thống siêu thị của Vinatex. -Phòng tổ chức hành chính” +Tính toàn định biên lao động cho phù hợp của mỗi phòng ban, đề xuất giải pháp tổ chức lao động cho hợp lý trình lãnh đạo công ty và lãnh đạo tập đoàn. +Đề xuất quy chế tiết kiệm cho toàn công ty, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tiết kiệm của mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty. +Tổ chức kiểm tra giám sát việc sử dụng vật tư, phương tiện làm việc, sử dụng điện nước, điều hòa nhiệt độ, điện thoại, hệ thống mạng. Tiến hành việc khoán cho từng phòng gắn với hiệu quả kinh doanh. -Phòng tài chính kế toán: +Đảm bảo nguồn kinh vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. +Đôn đốc việc thu hồi công nợ của từng phòng theo từng tháng. +Dần từng bước giám sát chi phí tính toán đầy đủ các chi phí cho từng thương vụ bán ra phải đảm bảo chi phí và có hiệu quả. +Hàng quý phải tổ chức phân tích hoạt động kinh phí cho từng phòng. -Phòng kế hoach tổng hợp: +Xây dựng kế hoach sản xuất kinh doanh của từng quý cho các phòng nghiệp vụ. +Triển khai nhanh chóng công tác tìm kiếm thị trường qua kênh xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ thương mại do tập đoàn dệt may tổ chức. +Tiến tới xây dựng quy trình quản lý hoạt động của công ty theo tiêu chuẩn ISO. -Việc hợp nhất 2 đơn vị hoạt động trong cùng lĩnh vực thương mại với tổng số cán bộ công nhân viên=>xuất hiện lao động dôi dư ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty và thu nhập của người lao động. +Một số bộ phận kinh doanh còn đạt kết quả thấp so với kê hoạch. +Sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng còn chưa gắn kết. -Công ty đã cố gắng mở thêm thị trường mới nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đáp ứng yêu cầu của thị trường trước những biến động phức tạp trên thương trường, còn nhiều cán bộ chưa say mê. , miệt mài với công việc nên hiệu quả, chất lượng công việc còn thấp. -Công ty đã có sản phẩm và dịch vụ hậu mãi khách hàng nhưng vẫn chưa thu hút được sự chú ý của một lượng khách hàng lớn. -Nợ khó đòi còn tồn đọng ảnh hưởng tới nguồn vốn kinh doanh. -Vốn vay ngân hàng lớn, lãi suất ngân hàng cao nên công ty tích lũy không nhiều 2.2.6.2. Nhiệm vụ chính *Về công tác thị trường - Đối với xuất khẩu: +Phân định rõ thị trường tài chính, cải tiến mặt hàng, tăng thêm mẫu mã để chào hàng với giá cạnh tranh. +Thị trường mới cần phải bắt đầu xúc tiến và chuẩn bị hàng hóa (chú trọng đến giá cả và nguồn cung cấp NPL) +Khai thác thông tin trên mạng Internet để công tác xúc tiến xuất khẩu có hiệu quả hơn. +Các phòng cử một số cán bộ trẻ, biết ngoại ngữ, tìm hiểu các thông tin trên mạng có liên quan đến: . Xu hướng hàng hoá . Nhu cầu của hàng hoá trên thị trường để chuẩn bị cho công tác kinh doanh của Công ty - Đối với thị trường nội địa: Rà soát lại khách hàng cũ, tổ chức chăm sóc và khai thác các nhu cầu mới của họ trên thị trường, chuẩn bị tìm nguồn cung cấp. *Về cơ cấu mặt hàng của Công ty -Mặt hàng xuất khẩu: Vẫn tiếp tục tập trung vào hai mặt hàng chính là khăn bông và hàng dệt may, riêng hàng may mặc có 2 phương thức là: + Làm gia công: cố gắng duy trì tìm thêm khách hàng + Phương thức bán FOB: đẩy mạnh hơn nữa trong việc tìm nguồn cung cấp NPL, thiết kế mẫu mã mới, tình giá cả hợp lý để có thể có thể chào hàng với giá cạnh tranh. - Mặt hàng kinh doanh nội địa: + Duy trì các mặt hàng hiện đang kinh doanh (bông, sợi, hoá chất, thuốc nhuộm) + Mặt hàng công nghệ cao + Quần áo đồng phục + Thiết bị may + Đặc biệt là triển khai bán hàng FOB nội địa + Triển khai việc kinh doanh mặt hàng mới như các mặt hàng khuyến mãi. …. -Mặt hàng nhập khẩu: +Theo dõi sát biến động giá nguyên liệu máy móc trên thị trường để nhập khẩu cho các Công ty dệt được giá cạnh tranh. +Nắm bắt nhu cầu thiết bị của các nhà máy (cả mới và thay thế), tìm nguồn khách hàng cung cấp uy tín, giá cạnh tranh… +Tiếp tục mở rộng khách hàng để tăng doanh thu. Chương 3:Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường EU 3.1. Định hướng phát triển xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường EU 3.1.1. Dự báo và triển vọng thị trường hàng may mặc thế giới Vừa qua, các nghiệp đoàn tự do (ICFTU) đã cảnh báo về nguy cơ ngành dệt may thế giới sau khi chế độ hạn ngạch được dỡ bỏ kể từ đầu năm 2005, có thể bị mất tới 40 triệu việc làm, nhất là ở những nước đang phát triển, và sẽ phải đối mặt với sự gia tăng cạnh tranh không lành mạnh từ Trung Quốc và Ấn Độ, do hai quốc gia này dồi dào nhân công giá rẻ. Hệ thống hạn ngạch có từ thập kỷ 1970 buộc các thương hiệu quốc tế chủ chốt phải đặt hàng ở nhiều nước như: Bangladesh, Campuchia, Dominicana, Guatemala, Philippines, . . . Tổ chức ICFTU hiện có 148 triệu đoàn viên ở 152 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới cho rằng, việc xóa bỏ mức trần xuất XK chắc chắn sẽ có lợi cho Trung Quốc là nước có sức cạnh tranh lớn nhờ chi phí lao động rẻ. ICFTU đã trích dẫn dự báo của Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng, Trung Quốc sẽ chiếm tới 50% xuất khẩu hàng dệt thế giới vào năm 2010 so với mức 25% hiện nay. Tổ chức ICFTU cũng kêu gọi các nhà cung ứng, Cty gia công, các nhà phân phối, chính phủ và các tổ chức quốc tế. . . hãy khẩn trương xây dựng các chính sách hội nhập để ngăn chặn khả năng mất đi hàng triệu việc làm trong ngành dệt may. Ngành dệt may châu Á vẫn phát triển mạnh mặc dù bị tác động bởi việc chấm dứt chế độ hạn ngạch từ đầu năm 2005. Hàng dệt may xuất khẩu của các cường quốc dệt may như Trung Quốc sang các thị trường châu Á và Mỹ tăng đột biến trong nửa đầu năm 2005 nhưng đã nhanh chóng giảm mạnh sau khi Trung Quốc với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đạt được một số thỏa thuận về bảo hộ hàng nội địa. Nhãn hiệu hàng “Made in China” có thể chiếm khoảng 50% thị phần hàng dệt may thế giới vào năm 2007 sau khi WTO bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may, thúc đẩy các nhà sản xuất Trung Quốc và các nhà bán lẻ toàn cầu chiếm thị phần của các nhà xuất khẩu nhỏ lẻ. Năm 2003, Trung Quốc chiếm 17% thị phần hàng dệt may thế giới. WTO cho rằng thị trường này sẽ chiếm 50% thị phần thế giới trong vòng 3 năm tới, chỉ tính riêng ở Mỹ, các nhà sản xuất hàng dệt may Trung Quốc đã xuất khoảng 42 tỷ USD hàng dệt may vào năm 2006. Hiện xuất khẩu của Trung Quốc (TQ) vẫn đang tăng mạnh. Trong 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu quần áo và đồ phụ liệu của nước này đạt 4, 5 tỷ USD tăng 19%, xuất khẩu chỉ và sợi đạt 2, 44 tỷ USD tăng 26%. Tuy nhiên ngành dệt Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu, do tốc độ phát triển quá nóng.  Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới với 30% thị phần châu Âu và 25% ở Mỹ. Trong khi đó thị phần hàng dệt may xuất khẩu trên thị trường Mỹ của Bangladesh, Indonesia, Campuchia, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka và VN đã tăng từ 23% năm 2004 lên 24% năm 2005 về sản lượng và từ 20, 5% lên 22, 7% về giá trị. Các nước xuất khẩu hàng dệt may của châu Á như Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Campuchia, Indonesia và VN đã cạnh tranh hiệu quả để tăng lượng hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ và EU. Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh có thể giúp Nam Á trở thành trung tâm dệt may lớn trên thế giới nếu 3 quốc gia này hợp tác với nhau. Chính phủ Ấn Độ đã quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng lụa nhập khẩu từ Trung Quốc. Đồng thời cũng áp thuế chống bán phá giá đối với sợi nylon từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonêsia và Malaysia. Peru đang hy vọng phía Trung Quốc sẽ tự điều chỉnh xuất khẩu hàng dệt may sang Peru, nhằm tránh việc Peru phái tái áp dụng các biện pháp hạn chế. Thị phần Mỹ của các nước Trung Mỹ đã giảm đáng kể trong quý I/2006, do phải cạnh tranh khốc liệt với các nước Châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Pakistan. Trong khi đó, các DN Việt Nam cũng đang nỗ lực để đẩy nhanh kim ngạch XK sang các thị trường:Xuất khẩu hàng dệt may tiếp tục bứt phá và trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu vào loại cao nhất. Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, trong 20 ngày đầu tháng 5, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã đạt trên 300 triệu USD. Và số liệu thống kê sơ bộ 10 ngày cuối tháng 5 kim ngạch xuất khẩu đạt gần 200 triệu USD. Với kết quả này cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tháng 5 đạt trên 500 triệu USD, tăng mạnh so với tháng 4 và so với cùng kỳ năm ngoái 3.1.2. Định hướng phát triển xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU Dân số đông, lại rất đa dạng về mức sống biến châu Âu trở thành thị trường xuất khẩu lý tưởng của các nhà sản xuất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc suy giảm sức cạnh tranh khiến châu Âu, nơi thoạt nhìn tưởng như rất dễ tính lại trở thành thị trường có nhiều biến động rủi ro nhất đối với bất kì các doanh nghiệp nào. Do đó cần có những định hướng phát triển nhất định cho việc xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường này 3.1.2.1. Về thị trường Thứ nhất: cần tập trung và ưu tiên xuất khẩu hàng may mặc mặc ngoài vào những thị trường có mức chi tiêu cho hàng may mặc mặc ngoài lớn như Đức, Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan, Cộng hoà Séc. Đây là những quốc gia có mức chi tiêu bình quân trên đầu người khá lớn cho hàng may mặc mặc ngoài, mức tăng này tăng theo hàng năm. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng những trung tâm thương mại tại các thị trường này thì khả năng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sẽ tăng lên, những trung tâm thương mại vừa có tác dụng thực hiện quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm may mặc chất lượng cao, là nơi tìm kiếm, ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước với các đối tác tiêu thụ, phân phối của các quốc gia trong EU. Nhờ đó, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam  dễ dàng quan hệ trực tiếp với hệ thống kênh phân phối của EU. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhanh chóng nắm bắt nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc mặc ngoài từ những trung tâm thời trang lớn để đưa ra những mẫu mã sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Thứ hai: Khả năng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc mặc ngoài của Việt Nam sang thị trường các nước còn lại của EU vẫn cao. Mặc dù, các quốc gia này có mức chi tiêu hàng may mặc mặc ngoài trên đầu người thấp nhưng vẫn là các quốc gia có kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc lớn và đều tăng qua các năm như Hà Lan, Bỉ, Thuỵ Điển, Phần Lan, Hunggari. Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng may mặc vào được hệ thống kênh phân phối tại các quốc gia này thì khả năng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường các quốc gia này được nâng lên, đặc biệt những quốc gia đã từng là thị trường truyền thống của Việt Nam như: Slovakia, Hunggari, Látvia, Lítva, Estonia. Các doanh nghiệp cần thiết lập lại các mối quan hệ bạn hàng với các đối tác thuộc các quốc gia này cùng với những kinh nghiệm thu được trong quá trình từng là bạn hàng của nhau sẽ tạo ra khả năng thúc đẩy xuất khẩu cao. 3.1.2.2. Về mặt hàng Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, tại 15 quốc gia thành viên EU cũ là những quốc gia có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao trên thế giới. Quan niệm về chất lượng sản phẩm hàng may mặc gắn liền với những quan niệm về môi trường, quan niệm về xã hội. Khách hàng ở các quốc gia này không những quan niệm về sản phẩm may mặc với độ bền cao, kiểu dáng đẹp mà đòi hỏi sản phẩm may mặc đó khi sản xuất và sử dụng không gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm được sản xuất theo những tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và xã hội, không lạm dụng sức lao động trẻ em trong sản xuất hàng may mặc hoặc vi phạm Luật lao động. Cho nên, những sản phẩm hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường 15 nước EU cũ là những sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng kiểu dáng mẫu mã, tình thời trang cao và doanh nghiệp sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và môi trường, xã hội như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000, sản phẩm dán nhãn sinh thái. Những doanh nghiệp Việt Nam  đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và môi trường, xã hội sẽ có khả năng xuất khẩu mạnh vào thị trường các quốc gia này, sẽ có khả năng cạnh tranh cao so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc mặc ngoài còn phụ thuộc vào uy tín thương hiệu, khách hàng của các quốc gia này sẽ căn cứ vào mức độ uy tín của thương hiệu để đưa ra quyết định mua hàng. Uy tín thương hiệu có thể của sản phẩm, của doanh nghiệp hoặc của nhà phân phối, đại lý. Nhiều sản phẩm may mặc của Việt Nam nhưng khi bán cho người tiêu dùng EU dưới thương hiệu của một đại lý hoặc tên của một nhà phân phối chứ không phải là thương hiệu của May 10 hay may Việt Tiến. Nếu như, doanh nghiệp Việt Nam xây dựng uy tín thương hiệu của mình thì khả năng đẩy mạnh xuất khẩu tăng lên, còn doanh nghiệp chưa có thương hiệu hoặc uy tín thương hiệu thấp thì nên liên kết với các đại lý bán hàng, các nhà phân phối của EU sử dụng thương hiệu của họ để mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu. Với 10 quốc gia thành viên mới, do sự phát triển kinh tế chưa cao, thu nhập bình quân trên đầu người thấp. Vì thế, những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm hoặc những yêu cầu về trách nhiệm xã hội hay chất lượng môi trường không cao như tại 15 quốc gia thành viên cũ, yêu cầu về uy tín thương hiệu cũng không cao. Vì vậy khả năng xuất khẩu hàng may mặc mặc ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, môi trường hay trách nhiệm xã hội sang các quốc gia này cao hơn, nhưng mức độ cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn bởi nhiều quốc gia chậm phát triển cũng đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường này, yêú tố giá cả và đa dạng mẫu mã, hệ thống kênh phân phối rộng là yêú tố quan trọng để cạnh tranh giữa các sản phẩm. Nhiều sản phẩm may mặc của Việt Nam có giá cả rẻ nhưng mẫu mã chưa đa dạng, hệ thống kênh phân phối hẹp nên khả năng cạnh tranh không cao so với các sản phẩm của Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Srilanca, Bănglađét. Khả năng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường 10 quốc gia thành viên mới sẽ tăng mạnh khi hàng may mặc mặc ngoài có nhiều mẫu mã hơn, đồng thời xây dựng và phát triển thương hiệu hàng may mặc của các doanh nghiệp. Điều này cũng góp phần tạo ra sự khác biệt về sản phẩm của Việt Nam với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh để khách hàng nhận biết và lựa chọn Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào các kênh phân phối của thị trường EU: Thứ nhất, để thâm  nhập thị trường EU một cách có hiệu quả các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm các nhà nhập khẩu EU để xuất khẩu trực tiếp. tìm các nhà nhập khẩu này qua các thương vụ Việt Nam tại EU, phái đoàn EC tại Hà Nội, các đại sứ quán ở các nước EU tại Việt Nam. Thứ hai, liên doanh dưới hình thức: sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hoá. Theo hình thức này các nhà xuất khẩu Việt Nam nên mua nhãn hiệu hàng hoá của các nhà sản xuất nổi tiếng châu Âu để gắn vào sản phẩm của mình rồi tung vào thị trường EU. Sau một thời gian khi người tiêu dùng đã quen thì chúng ta tiến hành gắn nhãn hiệu của nhà sản xuất Việt Nam bên cạnh nhà sản xuất châu Âu. Khi nhu cầu của người tiêu dùng châu Âu đối với loại sản phẩm có gắn hai nhãn hiệu bắt đầu tăng nhanh thì các nhà sản xuất Việt Nam có thể bóc nhãn hiệu của nhà sản xuất châu Âu. Liên doanh có thể theo hình thức khi các nhà sản xuất Việt Nam có tiềm lực kinh tế đủ mạnh thì nên thành lập liên doanh với các công ty xuyên quốc gia EU để trở thành công ty con. Trong thời gian tới các doanh nghiệp Việt Nam một mặt vừa duy trì xuất khẩu trực tiếp, liên doanh để thâm nhập thị trường EU, mặt khác cần phải nghiên cứu để lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường bằng hình thức đầu tư trực tiếp. Dù lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường nào thì đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu kỹ các yếu tố sau. Dung lượng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh, giá cả. . . và cần phải nắm vững 4 nguyên tắc khi thâm nhập thị trường EU; Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng; Hạ giá thành sản phẩm: Đảm bảo thời gian giao hàng; Duy trì chất lượng sản phẩm. Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý để tạo nguồn hàng thích hợp của thị trường EU: Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu thị trường và khách hàng để nắm được đặc điểm của người tiêu dùng và kênh phân phối trên thị trường EU, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để cải tiến và đa dạng hoá sản phẩm, tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường EU. Muốn tạo ra nguồn hàng thích hợp, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường đầu tư  và hoàn thiện quản lý. Từ năm 1996 đến nay, EU dành cho hàng xuất khẩu Việt Nam thuế quan ưu đãi GSP, do vậy rào cản kỹ thuật mới chính là rào cản thực sự và khó vượt qua đối với hàng hoá Việt Nam khi vào thị trường EU. Cần tăng cường áp dụng các hệ thống quản lý ISO 9000, ISO 14000 và HACCP. Điều này giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra được nguồn hàng xuất khẩu ổn định và thích hợp sang thị trường EU. HACCP áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, ISO 14000 áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp mà có quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, và ISO 9000 áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác. Như vậy có thể nói rằng ISO 9000, ISO 14000 và HACCP chính là chìa khoá để các nhà xuất khẩu Việt Nam mở cánh cửa vào thị trường EU. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 và HACCP giúp các nhà sản xuất Việt Nam cho ra đời các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường. Nắm vững quy định chế độ chính sách của EU: Chế độ chính sách quản lý nhập khẩu của EU hết sức phức tạp cho nên việc thu nhập, hiểu biết thông tin về thị trường EU đối với các nhà sản xuất Việt Nam là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với chúng ta hiện nay 3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam 3.2.1. Vấn đề tiêu chuẩn hàng hoá và môi trường. Trước hết, các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cần rà soát một cách kỹ lưỡng, cẩn thận những hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm đang sử dụng (bao gồm cả hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước), phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ của chúng và cần có “hồ sơ” của từng loại hoá chất, chất trợ, từng mầu thuốc nhuộm. Đó là “Phiếu các số liệu an toàn” (safety data sheets) mà các hãng sản xuất hoá chất, thuốc nhuộm đều có. Thay thế vào đó là những hoá chất, chất trợ thân thiện với môi trường, các thuốc nhuộm biết rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt, loại mới, không độc hại và ít ô nhiễm môi trường. Song song với hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm (dùng cả trong nhuộm và in hoa) là công nghệ áp dụng và máy móc thiết bị tương ứng. Những năm qua, trong chiến lược tăng tốc, ngành Dệt- May đã chú trọng đáng kể đầu tư vào khâu nhuộm- hoàn tất. Nhiều loại máy móc, thiết bị tốt, mới, hiện đại đã được đầu tư chiều sâu, như các máy văng sấy Monforts, máy nhuộm liên tục Monforts ở Công ty Dệt Việt Thắng; các máy in lưới quay Stork, máy in lưới phẳng Buser ở hai Công ty Dệt- May thắng Lợi và Dệt 8- 3; các máy nhuộm “khí động lực” (Air- Jet) do được chế tạo ở Dệt kim Đông Xuân và Dệt 8-3; máy làm bóng trục mới của Công ty Dệt Nam Định, hệ thống máy xử lý trước- xử lý hoàn tất vải pha len của Công ty Dệt lụa Nam Định và Công ty 28 (Bộ Quốc phòng) v. v. . . Và gần đây nhất là dây chuyền thiết bị hiện đại của Công ty Nhuộm Yên Mỹ vừa đi vào sản xuất. Song về tổng thể, ngành nhuộm- in hoa- xử lý hoàn tất Việt Nam vẫn còn đang áp dụng các công nghệ và máy móc thiết bị “truyền thống”. Do vậy năng suất chưa cao, chất lượng chưa thật tốt và sử dụng nhiều hoá chất, thuốc nhuộm, tốn nhiều nước và năng lượng, giá thành cao đã làm giảm tính cạnh tranh trên thương trường. Ngoài ra, còn để lại hậu quả là lượng nước thải nhiều và bị ô nhiễm nặng nề, rất tốn kém khi phải xử lý nước thải. Để phát triển bền vững, tăng trưởng mạnh, cạnh tranh được với hàng dệt- may Trung Quốc và các nước khác vào các thị trường rộng lớn và “khó tính” như Mỹ, EU, Nhật Bản, đã đến lúc cần chuyển mạnh từ các công nghệ và thiết bị truyền thống sang loại hình sản xuất” thân thiện với môi trường”, sản xuất sạch hơn, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao các hoá chất- chất trợ, thuốc nhuộm, hơi, điện, nước với các máy móc thiết bị phù hợp, nhất là các loại mới tiên tiến, hiện đại. Căn cứ vào các tiêu chuẩn và các yêu cầu sinh thái của hàng dệt- may nhập khẩu vào các thị trường EU, Nhật Bản và Bắc Mỹ, ngành Dệt-May Việt Nam cần xây dựng ngay những tiêu chuẩn cấp nhà nước hoặc ít ra là cấp Bộ, cấp ngành để làm cơ sở phấn đấu cho các doanh nghiệp xuất khẩu, để nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của hàng hoá chúng ta. Những tiêu chuẩn như thế sẽ tạo ra những sức ép “bên trong” nhằm tạo ra các sản phẩm “xanh” phù hợp. 3.2.2. Về các chính sách hỗ trợ của nhà nước *Cải thiện môi trường thương mại:cải cách các thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, áp dụng các kĩ thuật công nghệ hiện đại trong kê khai, tính thuế hàng hóa nhập khẩu. Chính sách thuế cần được đổi mới theo 2 hướng: Thứ nhất:giảm mức độ bảo hộ nhằm tăng tính sáng tạo, thúc đẩy nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp đối với hàng xuất khẩu. Thứ hai:thuế ưu đãi đối với các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh liên quan đến xuất khẩu trực tiếp, sử dụng nguyên liệu trong nước. Miễn giảm thuế đối với nguyên liệu sợi bán cho doanh nghiệp dệt, các loại phụ liệu bán cho nhau trong nội bộ ngành…điều này khuyến khích các doanh nghiệp sử dung nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu. *Cải thiện môi trường đầu tư:phải có sự điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống các văn bản luật và các văn bản dưới luật. Nhất là trong luật đầu tư nước ngoài cần đưa thêm các nguyên tăc đảm bảo đối xử quốc gia về đầu tư trong lĩnh vực thương mại. Cần có các chính sách khuyến khích vốn đầu tư bằng cách cho liên doanh, cổ phần hoặc 100% vốn nước ngoài. *Chính sách tỷ giá hối đoái:hiện nay chính sách tỷ giá hối đoái được sử dụng như một công cụ lợi hại trong cuộc chiến thương mại giữa các quốc gia và là một trong những công cụ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, bảo hộ mậu dịch của các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam cần lựa chọn một tỷ giá hối đoái hợp lý nhằm đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng trong nền kinh tế. Các kiến nghị trên là một số đề xuất nhằm phần nào hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung và thị trường các nước EU nói riêng, góp phần khuyến khích và tạo cơ hội cho hàng may mặc Việt Nam có thể tiếp cận với hàng may mặc thế giới. Kết Luận Trong bối cảnh của xu thế tự do hóa thương mại trên thế giới, khi mà thị trường các nước thành viên EU đã trở thành thị trường tự do thì cạnh tranh giữa các quốc gia trong việc xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường này là một tất yếu khách quan và điều này càng trở nên gay gắt hơn, nhất là khi chúng ta vừa gia nhập tổ chức WTO- đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn mà chúng ta phải đối mặt. Trong nội dung của chuyên đề thực tập đã phân tích khái quát tình hình thị trường EU hiện nay, lý do tại sao các doanh nghiệp nên tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này, cũng như thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty Sản Xuất_Xuất Nhập Khẩu Dệt May- tổng công ty dệt may Việt Nam, từ đó chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và các phương hướng, giải pháp chung cho việc xuất khẩu hàng may mặc của công ty nói riêng và của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung khi tiến hành hoạt động xuất khẩu sang thị trường này. Những phân tích trên đây đã chỉ là những nhận định, đánh giá sơ bộ về việc tình hình hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU, do đó mà trong chuyên đề còn có nhiều chỗ còn thiếu sót và chưa được hoàn chỉnh, rất mong được sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô và các bạn. Qua đây em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới TS. Nguyễn Văn Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn em chuyên đề, đồng thời em cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị trong phòng xuất nhập khẩu, công ty Sản Xuất_Xuất Nhập Khẩu Dệt May- tổng công ty dệt may Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề này. Tài Liệu Tham Khảo 1. Các website tapchicongsan. org. vn vneconomy. vn vinatex. com moi. gov. vn ud. edu. vn vietrade. gov. vn tcvn. gov. vn gdt. gov. vn 2. Sách tham khảo Báo cáo tài chính của công ty sản xuất_xuất nhập khẩu dệt may năm 2000-2005. Mục lục NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. Hà Nội, ngày tháng năm 2007 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31960.doc
Tài liệu liên quan