Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng công trình Tranimexco-Hà nội

Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng công trình Tranimexco- Hà nội, em đã tìm hiểu và nghiên cứu về tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty. Do trình độ còn hạn chế nên quá trình quan sát, tìm hiểu và đánh giá hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty còn gặp nhiều khó khăn. Cùng với những kiến thức đã được học ở trường và thực tế nghiên cứu tình hinh hoạt động kinh doanh nhập khẩu ở công ty, em đã rút ra được một số mặt thuận lợi và một số những khó khăn, tồn tại, từ đó em mạnh dạn đưa ra những giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu ở công ty.

doc50 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng công trình Tranimexco-Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỹ chiếm tỷ trọng nhập khẩu (10 - 13%) thì đến năm 2002 Công ty đã chuyển hẳn sang nhập khẩu ở các thị trường khác: Pháp, Hàn Quốc, Singapore. Trong năm 2002 này tỉ trọng nhập khẩu lớn nhất từ Nhật Bản đạt 158.355,2 USD chiếm 25% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hóa chất của Công ty trong năm 2002, có thể nói Công ty luôn chú trọng tới chiến lược tìm kiếm thị trường thay thế, điều này tiếp tục được thể hiện thông qua 2 năm tiếp theo 2003 và 2004. Trong 2 năm này thị trường nhập khẩu hóa chất của Công ty được mở rộng hơn sang thị trường Anh, không nhập khẩu từ thị trường Thái Lan một thị trường nhập khẩu ổn định trong2 năm 2001, 2002 ở mức (12 - 13%). Trong 2 năm 2003, 2004 Công ty tập trung chủ yếu vào các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Anh. Trong các thị trường này, Công ty tập trung vào khai thác từ thị trường Nhật Bản vì phần lớn hóa chất nhập khẩu dùng cho công việc xây dựng và sản xuất thiết bị công nghệ nên từ thị trường Nhật Bản là thích hợp nhất. Tỷ trọng nhập khẩu hóa chất từ thị trường Nhật Bản chiếm 46% trong năm 2003 trong tổng kim ngạch nhập khẩu hóa chất năm 2004 và 51,3% vào năm 2004, năm 2003 tiếp theo là thị trường Trung Quốc chiếm 17% năm 2003 và 19,3% năm 2004 đứng thứ 3 là Singapore với tỷ trọng nhập khẩu hóa chất là 16% năm 2003 và 18,5% năm 2004. Thấp nhất là thị trường Hàn Quốc, sau đó là thị trường Anh. Như vậy ta thấy Công ty đã có sự thay đổi rất nhiều trong lĩnh vực tìm kiếm thị trường. Sở dĩ như vậy là do một vài nguyên nhân như do khá khăn trong quá trình vận chuyển và giao dịch hay do sự phù hợp về chiến lược kinh doanh của công ty. 2.2.1.3. Mặt hàng Săm lốp ô tô: Từ năm 1999 trở về trước, kim ngạch nhập khẩu săm lốp ô tô của Công ty rất lớn, nhưng trong những năm gần đây nhà máy cao su sao vàng đã sản xuất được mặt hàng này ở trong nước do đó Công ty đã không nhập một số loại săm lốp mà trong nước sản xuất đã sản xuất được. Vì vậy Công ty đã nhập khẩu một số loại săm lốp chuyên dụng chất lượng cao và sản phẩm trong nước chưa đáp ứng được. Thị trường nhập khẩu săm lốp của Công ty tập trung ở các nước thuộc Châu á như: Ân Độ, Inđônêxia, Hàn Quốc, Nhật…ta có thể tham khảo giá trị nhập khẩu săm lốp ô tô từ một số nước thông qua bảng sau: Bảng 4: Giá trị nhập khẩu săm lốp ô tô của Cty Tranimexco - Hà Nội 2001 - 2004 Đơn vị tính: USD STT Nước nhập khẩu Giá trị nhập khẩu qua các năm 2001 2002 2003 2004 1 ấn Độ 181.776,6 - - - 2 Inđônêxia 254.487,2 168.488,6 236.164,1 239.341,2 3 Hàn Quốc 254.487,2 168.688,6 236.164,1 239.341,2 4 Nhật Bản - 295.205,1 330.629,7 341.579,5 Tổng 727.106,2 843.443,2 944.656,4 977.488,3 Nguồn: Báo cáo XNK giai đoạn 2001 - 2004 của Công ty Tranimexco - Hà Nội. Tình hình kinh doanh nhập khẩu săm lốp ô tô của Công ty Tranimexco - Hà Nội giai đoạn 2001 - 2004 đã tăng liên tục. Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng nâng cao. Trong những năm gần đây nhu cầu về ô tô riêng đang tăng, nắm bắt được thực tế này Công ty đã tăng nhập khẩu săm lốp ô tô. Cụ thể trong năm 2001 tổng kim ngạch nhập khẩu săm lốp ô tô của Công ty đạt 727.106,2 USD chiếm khoảng 17% định mức trong kế hoạch 5 năm của Công ty về nhập khẩu săm lốp ô tô. Trong đó Công ty đã nhập khẩu một lượng săm lốp ô tô nhiều nhất từ Hàn Quốc, với giá trị nhập khẩu là 290.842,5 USD chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch nhập khẩu săm lốp ô tô trong năm 2001. Inđônêxia là nước đứng thứ 2 về nhập khẩu săm lốp ô tô với trị giá 254.487,2 USD chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch nhập khẩu săm lốp ô tô trong năm 2001. Cuối cùng là ấn Độ với giá trị nhập khẩu 181.776,6 USD chiếm 25% tổng kim ngạch nhập khẩu săm lốp ô tô trong năm 2001. Đến năm 2002 thị trường nhập khẩu săm lốp ô tô của Công ty đã có sự thay đổi. Nếu như trong năm 2001 Công ty nhập khẩu một lượng săm lốp ô tô chiếm 25% tổng kim ngạch nhập khẩu săm lốp ô tô ở thị trường ấn Độ thì đến năm 2002 Công ty không nhập khẩu ở thị trường này nữa mà chuyển hẳn sang thị trường Nhật, với giá trị nhập khẩu đạt 295.205,1 USD chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch nhập khẩu săm lốp ô tô trong năm 2002, đứng thứ 2 sau thị trường Hàn Quốc. Giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 379,549,4 USD chiếm 45% (tăng so với năm 2001 là 5%) tổng kim ngạch nhập khẩu săm lốp ô tô trong năm 2002. Cuối cùng là Inđônêxia giá trị nhập khẩu đạt 168.688,6 USD chiếm 20% (giảm so với 2001 là 5%) tổng kim ngạch nhập khẩu săm lốp ô tô năm 2002. Năm 2003, 20054 thị trường nhập khẩu săm lốp ô tô của Công ty không có sự thay đổi, Công ty tiếp tục nhập khẩu mặt hàng này từ 3 thị trường Inđônêxia, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong năm 2003 giá trị nhập khẩu tại thị trường Hàn Quốc vấn chiếm tỷ lệ cao nhất, trị giá nhập khẩu đạt 377.862,6 USD chiếm 40%, tuy nhiên năm 2003 giá trị nhập khẩu từ thị trường này có giảm hơn so với năm 2002. Nguyên nhân do giá trị nhập khẩu tại thị trường Nhật Bản tăng đạt 330.629,7 USD chiếm 35% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng săm lốp ô tô của năm 2003. Cũng trong năm này giá trị nhập khẩu mặt hàng này từ Inđônêxia lại tăng đạt 236.164,1 USD và vẫn tiếp tục tăng trong năm 2004 đạt 239.341,2 USD chiếm khoảng 24,5%. Lượng giá trị nhập khẩu săm lốp ô tô không chỉ tăng từ nước Inđônêxia mà tăng ở cả 3 nước: Inđônêxia, Hàn Quốc, Nhật Bản trong đó Hàn Quốc vẫn là nước có tỉ lệ nhập khẩu cao nhất đạt 396.567,6 USD chiếm 40,6% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2004. Như vậy ta thấy trong suốt 4 năm liền kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc vẫn luôn đứng đầu, tiếp đó là đến thị trường Nhật trong 3 năm liền 2002 - 2004 nguyên nhân là do chất lượng sản phẩm để phục vụ chiến lược kinh doanh của Công ty. 2.2.1.4 Mặt hàng thiết bị hàng hải, máy móc thi công ty và các thiết bị khác: Trong những năm vừa qua công ty Tranimexco - Hà Nội đã kinh doanh nhiều mặt hàng máy móc thi công như: xe lu, máy xúc, xe ủi, máy đào, xe lăn đường, máy gạt san... các loại máy móc này chủ yếu được nhập khẩu từ Nhật Bản, thiết bị kiểm tra chất lượng bê tông thiết bị hàng hải và một số thiết bị khác được nhập từ thị trường Mỹ, Nhật, Singapore... Bảng 7. Giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị thi công, thiết bị hàng hải. Đơn vị tính: USD STT Nước nhập khẩu Giá trị nhập khẩu qua các năm 2001 2002 2003 2004 1 Singapore 25.204,0 28.480,5 31.898,2 32.977,3 2 Nhật Bản 592.805,4 689.009,3 760.972,4 801.332,4 3 Trung Quốc 50.430,0 - - - 4 Hồng Kông 8400,0 - - - 5 Mỹ 93.155,1 124.404,4 139.333,0 157.422,1 6 Anh 44.925,0 - - - 7 Hàn Quốc 12.985,0 35.468,0 42.894,0 42.577,0 8 Tây Đức 7.371,5 - - - 9 Thụy Sĩ 11.588,8 - - - 10 Nga - 79.595,1 96.694,6 100.437,2 Tổng 846.864,9 956.957,3 1.071.792,2 1.134.740,0 Nguồn: Báo cáo XNK giai đoạn 2001 - 2004 của công ty Tranimexco - HN Trong năm 2001, do nước ta đang tiến hành xây dựng đường Hồ Chí Minh nên công ty đã nhập nhiều loại máy móc thiết bị thi công làm đường từ rất nhiều nước trên thế giới, theo báo cáo trên ta có thể nhận thấy lượng hàng nhập từ Nhật Bản chiếm tỷ trọng nhiều nhất 71% và kim ngạch nhập khẩu của công ty từ thị trường này đạt 592.805,4USD. Tiếp đó là các loại máy móc thiết bị nhập khẩu từ thị trường Mỹ là 93.155,1 USD chiếm khoảng 11% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2001. Năm 2002 việc xây dựng con đường Hồ Chí Minh đi vào giai đoạn hoàn thành nên công ty đã tìm kiếm thị trường mới cho mình. Trong những năm này công ty chỉ chú trọng nhập khẩu một số ít máy móc thiết bị, tập trung chủ yếu vào khập khẩu thiết bị hàng hải và một số loại máy móc xây dựng cơ nhỡ. Tuy vậy kim ngạch nhập khẩu của công ty trong năm 2002 vẫn đạt ở mức tương đối cao 956.957,3USD thị trường nhập khẩu, chủ yếu của công ty trong năm là thị trường Nhật Bản, Mỹ, Nga,... Đến năm 2003 kim ngạch nhập khẩu chủ yếu vẫn là Nhật Bản, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 760.972,4 USD chiếm 71%, tiếp đến là Mỹ tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 139.333 USD. Sang năm 2004 Nhật Bản vẫn là nước có tổng kim ngạch nhập khẩu nhiều nhất đạt 801.332,4USD chiếm khoảng 71% tiếp theo vẫn là Mỹ. Như vậy trong 4 năm liền tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thiết bị hàng hải, máy móc thi công và các thiết bị khác chủ yếu là nhập khẩu từ Nhật Bản và Mỹ. 2.2.1.5 Mặt hàng Nhựa đường: Đây là mặt hàng chính quan trọng, chiếm tỷ lệ nhập khẩu tương đối lớn (35%) tổng doanh thu Công ty trong vòng nhiều năm trở lại đây. Trong giai đoạn 1995 - 2002 vừa qua, Nhà nước chủ trương xây dựng, nâng cấp, tu sửa đường xá công trình đường mòn HCM,…vì vậy việc nhập khẩu nhựa đường được coi là một chiến lược kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, nhiều tỉnh, thành phố, bằng nhiều nguồn ngân sách khác nhau cũng đã chi cho việc hiện đại hóa mạng lưới giao thông đường bộ. Ta có thể xem xét cụ thể tình hình nhập khẩu mặt hàng nhựa đường của Công ty thông qua báo cáo kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2001 - 2004 như sau: Trong những năm 1999, 2000 Công ty nhập khẩu mặt hàng này rất ít, nguyên nhân là do trên thị trường có một số Công ty cũng nhập khẩu mặt hàng này và bán với giá thấp hơn nên Công ty tranimexco Hà Nội, không đưa ra được chiến lược cạnh tranh thích hợp. Sang năm 2001, Công ty đã tranh thủ nắm bắt thị trường và giá cả ngay từ đầu do đó đã nhập và tiêu thụ khoảng 6000 tấn nhựa đường với trị giá 1,246,897.8 USD. Điều này chứng tỏ Công ty đã tìm ra được một chiến lược và hướng đi đúng đắn cho mặt hàng kinh doanh truyền thống này. Trong những năm 1999, 2000 Công ty nhập khẩu mặt hàng này rất ít, nguyên nhân là do trên thị trường có một số Công ty cũng nhập khẩu mặt hàng này và bán với giá thấp hơn nên Công ty Tranimexco - Hà Nội không đưa ra được chiến lược cạnh tranh thích hợp. Sang năm 2001, Công ty đã tranh thủ nắm bắt thị trường và giá cả ngay từ đầu do đó đã nhập và tiêu thụ khoảng 6000 tấn nhựa đường với trị giá 1,246,897.8 USD. Điều này chứng tỏ Công ty đã tìm ra được một chiến lược và hướng đi đúng đắn cho mặt hàng kinh doanh truyền thống này. Sáng các năm tiếp theo 2002, 2003, 2004, Công ty đã tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh doanh mặt hàng này và thực tế cho thấy doanh thu tăng đáng kể, năm 2002 doanh thu của Công ty là 1,421,463.5 USD (tăng 1,14 lần so với năm 2001), năm 2003 doanh thu của Công ty là 1,592,039.1 USD (tăng 1,12 lần so với năm 2002). Như vậy năm 2003 tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn so với năm 2002 (0,02 lần). Năm 2004 là 1,789,325.2 USD (tăng 1,12 lần so với năm 2003). Trong 4 năm vừa qua, tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhựa đường của Công ty đã đạt 6,049,725.6 USD chiếm khoảng 80,8% định mức kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 của Công ty. 2.2.2. Thị trường nhập khẩu chính của công ty . Đối với mặt hàng xe máy : Trung Quốc là thị trường khai thác chính của công ty , bởi nó đáp ứng được nhu cầu về thị trường trong nước . Mặt khác xet về vị trí địa lý thì Việt năm và Trung Quốc rất thuận tiện về giao thông , do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và giao nhận hàng hoá . Đối với hàng hoá chất : Thị trường nhập khẩu chính của công ty là trung Quốc , Nhật Bản , Pháp , Singapore . Công ty lựa chọn những thị trường này làm thị trường chính vì : Đã có mối quan hệ làm ăn từ trước , do đó tạo được uy tín trong việc giao nhận và thanh toán tiền hàng giữa cty với thị trường các nước . Giá cả hợp lí Tiết kiệm chi phí vận chuyển , thuận tiện trong quá trình vận chuyển. Chất lượng hàng hoá được bảo đảm Phù hợp với nhu cầu thị trường . * Đối với mặt hàng săm lốp ô tô : Công ty nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc , Nhật Bản , Thái Lan , Ân Độ ... vì tại các thi trường này đã tao được nhuqngx mối quan hệ tót , thuận lợi cho việc khảo sát giá cả , đảm bảo chất lượng hàng hoá . * Đối với mặt hàng thiết bị thi công : Tập trung nhập khẩu từ các thị trường lớn : Nhật Bản , Nga , ...là những thị trường có thể cung cấp những thiết bị máy móc hiện đai , công nghệ cao , chất lượng tốt . 2.2.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty . 2.2.3.1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu của công ty . Theo kế hoạch nhập khẩu của công ty giai đoạn 2001-2005, tổng kim ngạch nhập khẩu đối với cả 5 mặt hàng : nhựa đường , săm lốp ô tô ,hoá chất , linh kiện xe máy , thiết bị thi công công trình , các thiết bị khác là 21,385,476.5 USD . Nhìn lại 4 năm 2001- 2004ta thấy tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty cũng gặp nhiều thuận lợi . Cụ thể trong 4 năm qua tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty dạt 16,775,149.8 USD chiếm khgoảng 78% so với kế hoạch đề ra , như vậy trung bình mỗi nămcông ty thực hiện được khoảng 19.5 % , mà theo như kế hoạch đề ra thi công ty còn phải thực hiện 22 % nữa . Điều đó cho thấy khả năng hoàn thành kế hoạch 5 năm là hoàn toàn có thể thực hiện được . Bảng : Giá trị kinh doanh hàng nhập khẩu của Cty từ 2001 – 2004 và kế hoạch 5 năm 2001 –2005 Đơn vị tính : USD Mặt hàng 2001 2002 2003 2004 KH 5 năm Nhựa đường 1.246.897,8 1.421.463,5 1.592.039,1 1.783.144,9 7.484.916,8 săm lốp 727.106,2 843.443,2 944.656,4 977.488,3 4.277.095,3 Hoá chất 609.058,4 633.420,7 728.433,8 819.655,5 3.421.676,2 xe máy 249.996,2 287.495,5 336.369,9 436.137,1 1.496.983,4 T.bịthi công 846.864,9 956.957,3 1.071.792,2 1.134.746 4.704.804,4 Tổng : 3.679.923,5 4.142.780,4 4.673.291,4 5.151.171,8 21.385.476,5 Để có được kết quả khả quan như vậy trước hết phải nói đến đội ngũ nhân viên của công ty rất năng động , có trình độ cao , giàu kinh nghiệm trong lĩnh vục kinh doanh xuất nhập khẩu . Ngoài ra với cơ cấu tổ chức quản lý của bộ máy trong công ty đã tạo sự gắn kết gần gũi giữa cán bộ và nhân viên , điều đó càng kích động tinh thần làm việc của nhân viên . Công ty đã thành công khi áp dụng chiến klược kinh doanh của mình và đã đạt hiệu quả cao trong việc tìm kiếm mở rộng thi trường , chiến lược đầu tư trọng tâm ... Trong việc thanh toán và làm hợp đồng công ty đã giữ được chữ tín với khách hàng , đối tác kinh doanh . Bên cạnh những kết quả mà công ty đạt được thì vẫn còn tồn tại một vài yếu kém như chưa có sự phân công công việc cụ thể trong các phòng ban , sự kết hợp giữa các phòng ban còn lỏng lẻo , phương án kinh doanh mà công ty lập ra còn thụ động , tức là vẫn chỉ dựa trên chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao xuống . 2.2.3.2. Doanh thu và lợi nhuận . Để thấy được cơ cấu doanh thu của công ty trong giai đoạn 2001- 2004 ta có bản quan sát số liệu sau . Bảng: Kết quả kinh doanh qua một số chỉ tiêu chủ yếu: Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2001 2002 02/01 2003 3/2 2004 04/03 Doanh thu 68.672.347.380 71.931.980.600 105% 62.956.111.200 88% 64.208.281.745 102% Chi phí 50.130.813.587 56.106.944.868 112% 51.624.011.184 92% 53.818.820.114 104% Tổng lợi nhuận 18.541.533.793 15.825.035.732 85% 11.332.100.016 72% 10.389.461.631 91,6% Lợi nhuận từ hoạt động khác 185.415.338 158.250.357 85% 113.321.000 72% 77752059 68,6% Lợi nhuận tư hoạt động tài chính 6.489.536.827 5.538.762.506 85% 3.966.235.006 72% 3176148542 80% Lợi nhuận 11.866.581.627 10.128.022.868 85% 7.252.544.010 72% 7.135.561.030 98,4% Qua bảng kết quả kinh doanh trên ta thấy tổng lợi nhuận công ty ngày càng giảm. Năm 2001 tổng lợi nhuận 18541.533.793 VNĐ, đến năm 2004 tổng lợi nhuận chỉ là 10.389.461.631 VNĐ. Tuy nhiên năm 2003 tổng lợi nhuận giảm nhiều nhất: doanh thu là 62.956.111.200 VNĐ, nhưng chi phí là 51.624.011.184 VNĐ. Nguyên nhân là do trong năm 2003 thị trường nhập khẩu của công ty có rất nhiều biến động, đặc biệt là đối với các mặt hàng hoá chất, mặt hàng thiết bị hàng hải, máy móc thi công và các thiết bị khác.Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như : dịch bệnh gây cản trở rất lớn đối với quá trình giao dịch buôn bán giữa các nước trên thế giới và trong khu vực. Không những thế mà giá cả của một số hàng hoá tiêu dùng tăng làm cho giá cước vận chuyển và các chi phí khác cũng tăng theo, chính vì vậy mà đã làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty nói riêng. Đén năm 2004 kết quả cũng chưa mấy khả quan nhưng giường như cũng đang dần khôi phục, các chỉ tiêu về tốc độ có xu hướng khả quan hơn. Nguyên nhân có lẽ là công ty đang nhanh chóng để thích nghi với điều kiện của môi trường và áp dụng thành công chiến lược kinh doanh như : chiến lược tim kiếm thị trường thay thế, chiến lược đầu tư trọng tâm,... 2.2.4. Đánh giá hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty 2.2.4.1. Những thành tựu đạt được. Công ty luôn coi trọng chữ “Tín” do đó đã tạo được mối quan hệ tốt với nhiều bạn hàng,mang lại nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty như : việc giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng diễn ra nhanh hơn, không phải nhất nhiều gian, công sức vào việc tìm hiểu đối tác; không chỉ vậy mà một số bạn hàng tin tưởng đã giao hàng trước cho công ty mà không cần thanh toán ngay hoặc chỉ phải thanh toán trước một phần, điều này giúp công ty có thêm nguồn vốn lưu động để tham gia vào các cơ hội kinh doanh khác. Công ty đã có thêm một vài thị trường mới như Nga, Mỹ… công ty đã tìm kiếm và mở rộng thị trường mua. Ngoài ra công ty cũng đã chú ý tới việc giảm chi phí như: Lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ trong quá trình giao nhận hàng hoá, bảo quản hàng hoá. Đối với tổng công ty thì công ty luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đã ký kết và thực hiện tốt nhiều hợp đồng, giải quyết nhanh chóng những vướng mắc phát sinh trong quá trình kinh doanh, nên nhiều lần được tổng công ty khen ngợi. Là một doanh nghiệp Nhà nước luôn hoàn thành kế hoạch được giao, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng góp ngân sách, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Hiện nay công ty đã thực hiện nhiều dự án từ nguồn ODA và đang chuẩn bị tham gia tiếp một số dự án mới. Công ty đã áp dụng thành công nhiều chiến lược kinh doanh và đã đạt hiệu quả rất cao như chiến lược tìm kiếm thị trường thay thế, chiến lược đầu tư trọng tâm,… Trên đây là những thành tựu mà công ty đã đạt được. 2.2.4.2. Những hạn chế Với chính sách nhập khẩu của nước ta trong những năm tới là: Nhập khẩu chủ yếu là vật tư phục vụ cho sản xuất, hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Nhập khẩu những vật tư thiềt bị chủ yếu có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh. Ưu tiên nhập khẩu kỹ thuật, công nghệ để sản xuất và chế biến hàng hoá xuất khẩu. Công ty Tranimexco- Hà nội kinh doanh nhập khẩu 5 mặt hàng chính là: xe máy, hoá chất, thiết bị thi công, nhựa đường, săm lốp ô tô. Trong đó xe máy là mặt hàng có hạn chế định lượng nhập khẩu, điều này ảnh hưởng đến kinh doanh nhập khẩu mặt hàng này của công ty. Mặt hàng săm lốp ô tô, những năm trước thuế nhập khẩu là 30% nhưng bắt đầu từ năm 2004 thuế nhập khẩu đã tăng lên 40%, đã ảnh hưởng tới việc định giá bán hàng hoá, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Về cơ bản công ty có một đội ngũ nhân viên năng động, có năng lực song vẫn còn một lượng nhỏ nhân viên còn ỷ lại và trình độ còn hạn chế. Cơ cấu quản lý, công ty thiếu bộ phận marketing, thiếu một đội ngũ nhân viên làm công tác marketing. Như ta đã biết trong một nền kinh tế thị trường có nhiều biến động và mang tính cạnh tranh cao như hiện nay thì một đội ngũ nhân viên có tính chuyên nghiệp trong công tác marketing là rất cần thiết và quan trọng: nghiên cứu marketing sẽ cho ta biết được dung lượng của thị trường và thị phần của các công ty trong cùng một thị trường; nghiên cứu phương thức bán hàng đó là nghiên cứu hạn ngạch tiêu thụ sản phẩm trên thị trường đối với từng loại hàng, phân bổ đại lý tiêu thụ sản phẩm, các kênh tiêu thụ,… ; nghiên cứu về quảng cáo; nghiên cứu về hành vi mua của người mua đối với sản phẩm do công ty bán ra thị trường. Công ty còn thụ động trong việc lập phương án kinh doanh tức là vẫn chỉ dựa trên chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao xuống, do đó mà đối khi bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua. Danh mục hàng hoá kinh doanh nhập khẩu của công ty vẫn còn ít, tập trung chủ yếu phục vụ cho hoạt động xây dựng. Nguyên nhân là do công ty chưa có chiến lược tìm hiểu và thâm nhập vào các thị trường mới một cách có hệ thống. Các thị trường nhập khẩu vẫn chỉ tập trung vào một vài thị trường quen thuộc vì thế mà công ty rất dễ bị bỏ lỡ những thị trường có sức tiêu thụ lớn đối với công ty hay những thị trường đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp. Xét về tài chính: Vốn của công ty còn gặp nhiều khó khăn, công ty phải vay một lượng khá lớn ở Ngân hàng. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh và lợi nhuận của công ty. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật: Gặp nhiều khó khăn, phương tiện vận tải, nhà kho, bến bãi,… Điều này ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh của công ty. Đó là những mặt hạn chế cần phải khắc phục. 2.2.4.3. Nguyên nhân của thành công và tồn tại trong kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty. Công ty còn thụ động trong việc lập kế hoạch kinh doanh. Vốn kinh doanh đặc biệt là vốn lưu động - khoản vốn chiếm tỷ lệ lớn trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh - còn rất hạn chế, nên không chủ động được trong quá trình kinh doanh. Do đặc điểm của các mặt hàng mà công ty kinh doanh nhập khẩu chủ yếu là những mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao, nên đòi hỏi cần có những nhân viên kinh doanh không chỉ có năng lực kinh doanh mà cần phải am hiểu sâu đặc tính kỹ thuật của từng mặt hàng. Trong khi đó đội ngũ nhân viên của công ty chủ yếu được đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương mà thiếu am hiểu về kỹ thuật, nhân viên am hiểu kỹ thuật lại thiếu kỹ năng kinh doanh. Đôi khi nhân viên kinh doanh lại kiêm nhiệm nhiều chức năng khác mà không nằm trong phạm vi nghiệp vụ của minh, do đó làm giảm hiệu quả làm việc. Đó là những nguyên nhân bên trong doanh nghiệp, còn những nguyên nhân khác bên ngoài cũng có ảnh hưởng rất lớn tới thành công và tồn tại trong kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty. Trong lĩnh vực kinh doanh hàng nhập khẩu còn có sức cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Mặt khác việc nhà nước mở rộng đối tượng nhập khẩu bao gồm cả các doanh nghiệp sản xuất, do đó làm tăng thêm tính cạnh tranh giữa các công ty. Ngoài ra, sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng gây nhiều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Tỷ giá đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh không ổn định đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty. Đặc biệt là tỷ giá giữa đồng USD và VNĐ luôn tăng lên và có nhiều biến động đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu của công ty. Dù chỉ là một biến động rất nhỏ của tỷ giá cũng ảnh hưởng lớn đến doanh thu của bất kỳ một doanh nghiệp nói chung nào và công ty Tranimexco - Hà Nội nói riêng. Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty Tranimexco - Hà Nội 3.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty. 3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty * Thuận lợi: Trong xu thế mới hiện nay, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh thì sự ra đời của công ty Tranimexco - Hà Nội là rất phù hợp. Với sự bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay đã tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và công ty Tranimexco - Hà Nội nói riêng. Việc trao đổi thông tin thương mại trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn và cùng với sự phát triển của các hình thức thanh toán giúp cho viêc thanh toán được an toàn, nhanh và chính xác hơn, chi phí giảm. Ngoài ra với xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng tăng, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin như vũ bão, điều đó đã tạo điều kiện cho công ty mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu, tìm kiếm đối tác cung cấp hàng nhập khẩu và công ty có điều kiện lựa chọn đối tác nào cung cấp hàng hoá phù hợp nhất, mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Một thuận lợi nữa đó là tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam tương đối ổn định do đó các bạn hàng nước ngoài rất yên tâm khi giao dịch bán hàng cho các công ty kinh doanh tại Việt Nam và công ty Tranimexco - Hà Nội không nằm ngoài trong số đó. Mặt khác, công ty Tranimexco - Hà Nội trực thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6 - Bộ Giao thông vận tải. Do đó trong quá trình phát triển công ty luôn nhận được sự giúp đỡ chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ đảng, Bộ giao thông vận tải, Hội đồng quản trị Tổng công ty, Tổng giám đốc công ty, các ban ngành của Bộ và các cơ quan ban ngành của Trung ương và địa phương. Nhờ vào sự giúp đỡ đó mà công ty đã trưởng thành lên rất nhiều trong hoạt động kinh doanh của mình. Khi mới thành lập, cán bộ công nhân viên của công ty còn ít, vốn quỹ và phạm vi hoạt động còn bó hẹp. Nhưng đến nay công ty đã có một đội ngũ cán bộ nhân viên hiểu biết về nghiệp vụ, phần lớn đều có trình độ đại học, là những người năng động, có kinh nghiệm trong công việc của mình. Mặt hàng kinh doanh của công ty cũng đa dạng, nhiều chủng loại do đó góp phần làm giảm thiểu rủi ro cho công ty Việc giao dịch kinh doanh của công ty cũng có khá nhiều thuận lợi vì các đối tác kinh doanh của công ty hầu hết là những bạn hàng quen thuộc, nên giảm thiểu được những tranh chấp trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng. * Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn. ở tầm vĩ mô thì hệ thống chính sách pháp luật của nước ta chưa đồng bộ, thiếu hoàn chỉnh hay thay đổi, gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty, công ty không thay đổi kịp khi chính sách thay đổi, do đó nhiều khi bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Ngoài ra chính sách thuế nhập khẩu, như thuế nhập khẩu đối với mặt hàng săm lốp ô tô đã tăng lên 10% điều này đã làm tăng giá bán dẫn đến giảm khối lượng hàng bán ra, giảm lợi nhuận của công ty. ở bên trong: Vốn của công ty còn hạn hẹp. Công ty là một doanh nghiệp thương mại do đó nhu cầu về vốn lưu động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn của công ty. Nhưng trên thực tế nguồn vốn lưu động của công ty thiếu rất nhiều. Công ty rất cần sự giúp đỡ của công ty mẹ cấp và bảo lãnh, thế chấp và tạo điều kiện cho công ty vay vốn ở ngân hàng. Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng gặp nhiều khó khăn: Phương tiện vận tại chưa hiện đại, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ; nhà kho, bến bãi không thuận tiện, còn chật hẹp, chưa có hệ thống cửa hàng bán và quảng cáo sản phẩm. Với những khó khăn đó đã làm ảnh hưởng tới cơ hội kinh doanh của công ty, ảnh hưởng tới hiệu quả và tiến độ kinh doanh của công ty. 3.1.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 công ty dự kiến tổng kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 21.385.476,5 USD, chiếm tỷ trọng nhập khẩu là 96,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong đó, mặt hàng nhựa đường chiếm 35%, săm lốp ô tô 20%, hoá chất 16%, xe máy 7%, thiết bị thi công và các thiết bị khác 22%. Đối với các mặt hàng mang tính kỹ thuật cao như thiết bị thi công, hoá chất, nhựa đường thì công ty dự tính sẽ nhập khẩu từ các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Nga, Nhật, … Song tập trung chủ yếu vẫn là thị trường Trung Quốc. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu một số thiết bị, phụ tùng xe máy, săm lốp ô tô từ nước ngoài, chủ yếu nhập khâửu những mặt hàng mà thị trường sản xuất trong nước chưa đáp ứng được. Đó là kế hoạch 5 năm từ 2001 đến 2005, còn cụ thể trong 4 năm qua 2001 - 2004 tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu của công ty được thực hiện ở phần phân tích hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty và phần đánh giá hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty. Đó là trong 4 năm 2001 - 2004 tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty đã đạt 16.775.149,8 USD chiếm khoảng 78% so với kế hoạch đề ra mà công ty còn phải thực hiện 22% nữa. Theo chủ quan đánh giá thì việc hoàn thành kế hoạch là có thể đạt được. Để việc thực hiện kế hoạch được thành công, cong ty cần phải: - Khắc phục những khó khăn, tìm cách để giải quyết nhưng khó khăn và phát huy những lợi thế, những hướng đi đúng đắn. - Nghiên cứu và mở rộng thị trường. - Đánh giá và lựa chọn mặt hàng kinh doanh. - Lựa chọn nhà cung cấp - Lập kế hoạch kinh doanh cho những năm tiếp theo 3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty. 3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường và mở rộng thị trường. Nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất kỳ một công ty nào muốn tham gia vào thị trường thế giới, công ty Tranimexco - Hà Nội không nằm ngoài trong số đó. Theo nghĩa rộng, nghiên cứu thị trường là quá trình điều tra để tìm triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp thực hiện mục tiêu đó. Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để định ra các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó doanh nghiệp tiến hành lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh, chính sách thị trường. Khi nghiên cứu thị trường hàng hoá donh nghiệp kinh doanh nói chung và công ty Tranimexco - Hà Nội nói riêng cần phân biệt: Thị trường nguồn hàng ( nguồn sản xuất, người cung cấp ); đặc điểm của nguồn hàng sản xuất, tổ chức sản xuất, phương thức bán và chính sách tiêu thụ sản phẩm của người cung cấp, mối quan hệ bạn hàng, chi phí vận chuyển hàng và những thoả thuận của người cung ứng với các hãng khác về cung cấp hàng hoá. Quá trình nghiên cứu thị trường hàng hoá được thực hiện qua 3 bước: + Thu thập thông tin + xử lý thông tin + Ra quyết định Trong giai đoạn thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường có thể theo trình tự sau: Nghiên cứu khái quát thị trường đến nghiên cứu chi tiết thị trường. Hoặc là nghiên cứu chi tiết thị trường đến nghiên cứu khái quát thị trường. Nghiên cứu khái quát thị trường là nghiên cứu tổng cầu hàng hoá, tổng cung hàng hoá; giá cả thị trường; chính sách của Chính Phủ về loại hàng hoá đó (Kinh doanh tự do; kinh doanh có điều kiện; khuyến khích kinh doanh hay cấm kinh doanh). Nghiên cứu chi tiết thị trường là nghiên cứu đối tượng mua, bán loại hàng hoá đó. Nghiên cứu chi tiết thị trường phải trả lời được các câu hỏi: Ai mua hàng? Mua bao nhiêu? Cơ cấu của loại hàng? Mua ở đâu? Mua hàng dùng làm gì? Đối thủ cạnh tranh là ai? Chẳng hạn với công ty Tranimexco-Hà nội khi kinh doanh mặt hàng xe máy, thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này là thị trường Trung Quốc. Xe máy của Trung Quốc rất đa dạng về mẫu mã và chủng loại, không những vậy giá lại rẻ, nên rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam . Thấy rõ được điều đó công ty đã tập chung chủ yếu nhập khẩu xe máy từ thị trường Trung Quốc, tuy nhiên Thái Lan cũng là một thị trường nhiều tiềm năng trong những năm qua. Dream Thái đã rất được sự quan tâm của người Việt Nam ở giai đoạn đầu, tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây thị trường này đã có sự giảm sút. Những năm tới đây công ty sẽ tập chung vào mặt hàng săm lốp ô tô, nhựa đường và thị trường mục tiêu là Inđônêxia, Hàn Quốc, Nhật Bản. Thị trường luôn biến động, đầy bí ẩn và không ngừng thay đổi do đó nghiên cứu thị trường là rất cần thiết để mở rộng và phát triển kinh doanh cho một doanh nghiệp. Rất quan trọng như vậy mà cho đến nay công ty vẫn chưa lập ra một bộ phận nào để làm công tác này. Công ty thu hẹp hoạt động kinh doanh của mình với các bạn hàng có sẵn hoặc gặp gỡ bạn hàng thông qua người quen hay khách hàng tự tìm đến. Nghiên cứu thị trường là cả một quá trình do đó công ty cần phải lập một bộ phận marketing để việc nghiên cứu thị trươngf có hệ thống và hiệu quả: - Nghiên cứu thị trường trong nước về nhập khẩu: Công ty tập trung chủ yếu vào mặt hàng kinh doanh chính của mình, đó là nghiên cứu thị trường trong ngành giao thông vận tải. Tập trung nghiên cứu xác định yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, giá cả của từng loại hàng hoá (hàng hoá chính, hàng hoá thay thế, hàng hoá bổ sung) trong một khoảng thời gian ( ví dụ 1 năm ) để từ đó xác định được thị trường mua hàng và quyết định khối lượng hàng cần đặt hàng, hàng cần nhập khẩu. - Tổ chức phương thức giới thiệu sản phẩm, phương thức bán hàng: Trước hết phải nghiên cứu về tỉ trọng mà công ty đạt được so với thị phần của các công ty khách cùng ngành so sánh về chất lượng, giá cả sản phẩm, mẫu mã sản phẩm, màu sắc và các dịch vụ phục vụ khách hàng của công ty so với công ty khác,… để đổi mới và thu hút khách hàng mua hàng của công ty. - Nghiên cứu thị trường nhập khẩu để lựa chọn nhà cung cấp: lựa chọn nhà cung cấp là rất cần thiết vì nó ảnh hưởng đến chi phí trong kinh doanh, ảnh hưởng đến giá bán hàng hóa, ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Để lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp, tối ưu nhất thì cần phải xem xét rất nhiều vấn đề: Giá cả, chất lượng, khả năng cung cấp, chi phí vận chuyển, uy tín bạn hàng (hay nói cách khác là khả năng thực hiện hợp đồng) và mối quan hệ làm ăn lâu dài. Từ đó ta sẽ có quyết định nên nhập khẩu hàng hóa nào, từ thị nào. Để hoạt động nghiên cứu thị trường và mở rộng thị trường đạt hiệu quả, công ty cần có một bộ phận marketing chuyên nghiệp, có trình độ nghiệp vụ marketing, có kiến thức về kinh doanh thương mại quốc tế (có trình độ ngoại ngữ) tổ chức tư vấn quốc tế, có khả năng tìm kiếm thông tin với những công cụ hữu hiệu và tiên tiến. 3.2.2. Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh hàng nhập khẩu. Công ty luôn chú ý giữ quan hệ làm ăn với bạn hàng và khách hàng cũ bởi trong một nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là con đường để đi đến thành công, do đó mà để tìm kiếm được một bạn hàng mới thì cần phải có thời gian và điều đó là không dễ. Tuy nhiên để giữ được quan hệ làm ăn với bạn hàng cũ không hề đơn giản, cũng xuất phát từ 2 chữ “cạnh tranh”. Vậy làm thế nào để giữ được mối quan hệ làm ăn này? Trong kinh doanh luôn tồn tại nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi”. Việc thực hiện đúng hợp đồng là nền móng quyết định đến mối quan hệ này. Năng động và linh hoạt trong sự biến động của thị trường cũng là giải pháp để hoàn thiện kế hoạch kinh doanh. Công ty phải luôn chủ động đối phó với những thay đổi của thị trường, luôn dự báo để có giải pháp kịp thời. Mạnh dạn trong việc nắm bắt thời cơ, cơ hội. Sử dụng nguồn vốn hợp lý, tiết kiệm tìm cách tạo vốn. Để làm được điều này công ty Tranimexco-Hà nội phải có bộ phận làm công tác nghiên cứu thị trường: tìm thị trường nhập khẩu hàng hoá, tìm thị trường bán, xuất khẩu hàng hoá với giá có lợi nhất; ngoài ra phải chú ý tới khâu tiếp thu khoa hoc kỹ thuật tiên tiến hiện đại, tránh bị tụt hậu. Khi nhập khẩu phải hết sức chọn lọc, tránh nhập những loại công nghệ lạc hậu mà các nước khác đang tìm cách thải ra. Ngoài ra khâu giao nhận hàng hoá cũng rất quan trọng : chú ý lựa chọn phương tiện vận tải thật phù hợp, cước phí rẻ nhất; thời gian giao nhận hàng phải đúng kịp thời để giảm chi phi. 3.2.3. Biện pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Là một doanh nghiệp thương mại nên việc kinh doanh là lĩnh vực lưu thông và phân phối hàng hóa do đó vốn lưu động chiến tỷ lệ chủ yếu trong vốn kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thương mại thì vốn lưu động cần thiết để dự trữ hàng hóa phục vụ kinh doanh và để tổ chức công tác mua bán hàng hoá. Vốn kinh doanh có vai trò quan trọng quyết định việc ra đời, hoạt động, phát triển, và giải thể doanh nghiệp. Vốn đủ thì đó là một trong những thế mạnh mà công ty có được so với các đối thủ cạnh tranh, giúp cho công ty có thể chủ động trong quá trình kinh doanh, kịp thời chớp lấy cơ hội kinh doanh. Ngược lại, nếu thiếu vốn kinh doanh thì Công ty sẽ mất đi cơ hội kinh doanh, làm giảm hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và sự phát triển của Công ty. Thực tế Công ty Tranimexco - Hà Nội cũng là một trong số những doanh nghiệp bị thiếu vốn. Do đó mà cần có biện pháp thu hút vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, để hoạt động kinh doanh của Công ty ngày một tốt hơn. * Một số biện pháp nhằm cung cấp vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của Công ty: - Sử dụng một khoản tiền tuy không phải của Công ty nhưng có thể dùng trong thời gian rỗi như: tiền thuế, tiền lương, BHXH, phí trích trước chưa đến hạn phải chi và các khoản nợ khác chưa đến kỳ thanh toán. - Công ty có thể sử dụng nguồn vốn lưu động liên doanh, liên kết của các đơn vị tham gia liên doanh, liên kết góp bằng tiền, hàng hóa, sản phẩm, nguyên liệu và thiết bị. - Nguồn vốn do các cổ đông đóng góp. - Công ty có thể vay vốn của nhà cung cấp, chiếm dụng vốn bằng cách thỏa thuận trong hợp đồng phương thức bán hàng xong mới trả tiền. - Vay vốn của các tổ chức, cá nhân, bạn hàng quen để trang trải những khoản giao dịch nóng, tạm thời, ngắn hạn nhằm xúc tiến nhanh việc kinh doanh. - Yêu cầu bạn hàng đặt trước số tiền mởkhi thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác hoặc yêu cầu khách hàng trả tiền trước khi nhận hàng. * Huy động được vốn đã là khó, sử dụng vốn cũng không đơn giản, làm thế nào để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn, ta hãy dựa vào các chỉ tiêu sau để đánh giá xem việc sử dụng vốn ở công ty đã đạt hiệu quả chưa, từ đó có biện phát sửa đổi để sử dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất: + Số lần chu chuyển ( số vòng quay) của vốn lưu động trong kỳ Trong đó: Kv - Số lần chu chuyển của vốn. DT - Doanh thu (doanh số bán hàng) Obq - Số dư vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong một khoản thời gian nhất định, vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. - Để tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động công ty chú ý đến việc: đẩy mạnh bán ra, thu hút nhiều khách hàng trên cơ sở chất lượng hàng hóa tốt và số lượng đảm bảo; tổ chức hợp lý sự vận động của hàng hoá, giảm phí tổn vận tải trùng chéo, loanh quanh, ngược chiều; Dự trự một lượng hàng hoá phù hợp, tránh ứ đọng, tồn kho, hàng chậm luân chuyển. + Số ngày của một vòng quay vốn lưu động: Trong đó: V: số ngày của một vòng quay vốn lưu động T: thời gian theo lịch trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết để quay một vòng vốn lưu động cần bao nhiêu ngày. + Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động: P’ = Trong đó: P’ : tỷ suất sinh lời của vốn lưu động SP: tổng lợi nhuận trong kỳ + Số vốn lưu động tiết kiệm được: KKH - KBC KBC B = x ObqKH ; hoặc B = (VBC - VKH) x DTKH/T Trong đó: B: số vốn lưu động tiết kiệm KBC: số vòng quay của vôn lưu động kỳ báo cáo KKH: số vòng quay của vốn lưu động kỳ kế hoạch ObqKH: số dư vốn lưu động bình quân kỳ kế hoạch VBC: số ngày của một vòng quay vốn lưu động kỳ báo cáo. VKH: số ngày của một vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch DTKH: doanh số bán hàng kỳ kế hoạch - Để tiết kiệm được vốn lưu động cần tiết kiệm được chi phí sử dụng tài sản, giảm thiệt hại bằng cách: + Tiết kiệm chi phí lưu thông + Mua hàng tận người sản xuất, tận nơi bán hàng + Sử dụng các máy móc, thiết bị phương tiện, đổi mới kỹ thuật, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong việc nhập, dự trữ bảo quản + Cho thuê các cơ sở và phương tiện thừa hoặc trong thời gian chưa sử dụng hoặc liên doanh liên kết để sử dụng hết năng lực của tài sản cố định. - Tăng cường công tác quản lý tài chính: + Hạch toán, theo dõi đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình thu, chi của doanh nghiệp. + Chấp hành việc thanh toán để giảm chi phí trả lãi vay ngân hàng. + Quản lý chặt chẽ vốn, chống tham ô, lãng phí và giảm những thiệt hại do vi phạm hợp đồng vay, trả của doanh nghiệp. 3.2.4 nâng cao uy tín của công ty Trong kinh doanh không thể thiếu chữ “tín “. để tạo được uy tín với bạn hàng là điều không dễ chút nào. Khi đã tạo được lòng tin với bạn hàng rồi thì việc duy trì được điều đó còn khó hơn, do đó mà đối với những doanh nghiệp kinh doanh nói chung và công ty Tranimexco - Hà Nội nói riêng phải không ngừng nâng cao uy tín của mình, tạo sự tin cậy với các đối tác kinh doanh, có như vậy công ty mới có thể mở rộng, phát triển và tăng hiệu quả kinh doanh của mình. Vấn đề lớn nhất trong việc tạo uy tín cho một công ty kinh doanh thương mại là việc thực hiện đúng hợp đồng, giải quyết nhanh chóng những vướng mắc phát sinh trong quá trình kinh doanh. Công ty tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho bên bán, giao hàng như: làm thủ tục hải quan, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện bốc dỡ nhận hàng, nhanh chóng làm thủ tục thanh toán theo quy định trong hợp đồng. - Ngoài ra biện pháp chia sẻ rủi ro cùng với bạn hàng cũng nâng cao uy tín của công ty. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. - Khi đứng ở vị trí là người xuất khẩu thì phải đảm bảo việc cung cấp hàng kịp thời, đủ số lượng, đảm bảo về chất lượng theo đúng như trong hợp đồng. Khi có những vướng mắc phát sinh phải nhanh chóng giải quyết. 3.2.5. Biện pháp giải quyết hàng kinh doanh nhập khẩu. Chi phí kinh doanh là tất cả các khoản chi phí từ khi mua hàng cho đến khi bán hàng và bảo hành hàng hoá cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Chi phí có ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của công ty. Để tăng lợi nhuận của công ty thì cần phải giảm chi phí. Trong quá trình kinh doanh của công ty đã hình thành nhiều khoản chi phí như: - Chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng. - Chi phí vận chuyển, bốc dỡ. - Chi phí kho bãi, bảo quản, thu mua, tiêu thụ. - Chi phí hao hụt hàng hoá. - Chi phí quản lý hành chính… Những chi phí trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán của hàng hoá làm cho giá bán của hàng hoá tăng lên, giảm sức cạnh tranh về hàng hoá của công ty, ảnh hưởng đến lợi nhuận và kết quả hoạt động của công ty. Do đó cần có biện pháp giảm chi phí kinh doanh hàng nhập khẩu cho công ty: - Lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp đối với hàng hoá và lựa chọn đường đi hợp lý và ngắn nhất. - Tổ chức tốt công tác bốc dỡ hàng hoá: Bốc dỡ hàng hoá đúng thời gian sau khi hàng cập bến. - Kiểm tra chặt chẽ số lượng, chất lượng hàng hoá trước khi nhập kho có sự phân loại hàng hoá và biện pháp bảo quản thích hợp… - áp dụng các tiến bộ khoa học trong quản lý tài chính để giảm bớt các thủ tục rườm ra, phô trương, không cần thiết. Đó là một vài biện pháp giảm chi phí mà công ty cần lưu ý và thực hiện. 3.2.6. Nâng cao trình độ cán bộ kinh doanh Nền kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật không ngừng cải tiến, nâng cao và hiện đại. Hoạt động kinh tế đều được công nghệ hoá, kỹ thuật hoá, do đó cần phải nâng cao trình độ cán bộ kinh doanh có như vậy thì hoạt động kinh doanh của công ty mới có hiệu quả, mới theo kịp thời đại. - Cử cán bộ đi học thêm các nghiệp vụ về lập kế hoạch kinh doanh của công ty. - áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong công tác quản lý, trong quá trình kinh doanh để tạo điều kiện cho cán bộ được tiếp cận với những tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại này, nâng cao sự hiểu biết cảu cán bộ kinh doanh. - Nâng cao trình độ ngoại, tin học cho nhân viên. - Có các chính sách gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo các khoá nghiệp vụ marketing. - Do mặt hàng kinh doanh nhập khẩu của công ty có hàm lượng kỹ thuật cao nên công ty cần phải cử cán bộ, nhân viên đi học nâng cao trình độ kỹ thuật của từng mặt hàng, giúp cho cán bộ kinh doanh được nhanh chóng, và thuận lợi hơn, hạn chế được rủi ro. Nói chung, công ty phải luôn chú trọng đến việc nâng cao trình độ cán bộ kinh doanh là điều kiện tất yếu để công ty hoà nhập được vào thị trường, không được tụt hậu so với thời đại. 3.2.1. Sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào kinh doanh Xã hội càng phát triển đòi hỏi của con người ngày càng cao, sự thoả mãn nhu cầu về chất lượng, tính năng, tác dụng của sản phẩm ngày một cao hơn. Do đó, để có thể tồn tại được thì việc sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Người mua luôn muốn được mua với giá rẻ nhưng chất lượng tốt. Do đó mà việc giảm chi phí là rất quan trọng. Chi phí về việc giao nhận, vận chuyển hàng hoá cũng chiếm một tỷ lệ tương đối nhiều trong tổng chi phí nên việc lựa chọn phương tiện vận tải, hình thức giao nhận là rất cần . áp dụng khoa học kỹ thuật vào vận tải, giảm được thời gian, hàng hoá được bảo quản tốt hơn… Đó là trong lĩnh vực vận tải, còn trong lĩnh vực giao dịch thanh toán thì sao? Khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn, nhất là thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực giao dịch, thanh toán mang lại rất nhiều thuận lợi: có tính đảm bảo cao, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm được chi phí giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng, đảm bảo về khả năng thanh toán… Tóm lại, việc sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh là rất quan trọng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để đạt được hiệu quả trong việc sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công ty cần phải tìm hiểu, tránh sử dụng các công nghệ đã lạc hậu. Ngoài ra công ty phải cử những người có khả năng, trình độ để đưa công nghệ này vào sử dụng. 3.3. Một số kiến nghị với cơ quan chủ quản và nhà nước 3.3.1. Kiến nghị với công ty Tranimexco - Hà Nội mẹ Công ty Tranimexco - Hà Nội phải bảo lãnh cho chi nhánh công ty Tranimexco - Hà Nội về việc vay vốn lưu động của ngân hàng để có vốn ký quỹ cho các hợp đồng kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng như: nhựa đường, săm lốp ô tô vật tư thiết bị giao thông vận tải… (giá trị ký quỹ có thể chiếm 30 - 50% giá trị hợp đồng). - Khi chi nhánh công ty Tranimexco - Hà Nội gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản trả trước cho khách hàng, thì rất mong được sự giúp đỡ của công ty và chi nhánh sẽ có trách nhiệp hoàn trả lại cho công ty đúng hạn. - Cần có chính sách gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo các khoá nghiệp vụ Marketing, nghiệp vụ ngoại thương… 3.3.2. Kiến nghị với công ty Tranimexco - Hà Nội - Do trụ sở của công ty và nơi thực hiện quá trình kinh doanh của công ty ở xa nhà nên việc đi lại của nhân viên có gặp một chút khó khăn, mong công ty giúp đỡ tạo điều kiện về phương tiện đi lại cho nhân viên, để nhân viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao. - Tạo điều kiện để cán bộ nhân viên đi đào tạo các khoá nghiệp vụ nâng cao trình độ của mình. 3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước Trong nên kinh tế thị trường Nhà nước đóng vai trò người định hướng dẫn dắt sự phát triển kinh tế bảo đảm thống nhất các lợi ích cơ bản trong toàn xã hội. Việt Nam xây dựng xã hội chủ nghĩa từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, cơ sở vật chất thiếu thống, cũ kỹ lạc hậu do đó để xây dựng nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vấn đề khó khăn nhất là cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn thấp kém, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải. Trong hoạt động kinh doanh thương mại nói chung và kinh doanh hàng nhập khẩu nói riêng thì cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải có ảnh hưởng rất lớn, cơ sở hạ tầng thấp kém chưa đáp ứng được quá trình chuyên chở và vận chuyển hàng hoá. Vấn đề đặt ra là cần phải đổi mới nâng cấp đưa công nghệ tiên tiến khoa học kỹ thuật hiện đại để phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Để được như vậy nhà nước phải có những chính sách hỗ trợ thúc đẩy hoạt động nhập khẩu các thiết bị máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển trên thế giới. Trong lĩnh vực kinh doanh kinh doanh nhập khẩu của mình công ty Tranimexco - Hà Nội cũng có một vài kiến nghị sau: - Về chính sách thuế và nhập khẩu: Nhà nước có nhữn quy hoạch cụ thể, chính xác tên hàng, mức thuế, Nhà nước quản lý bằng hạn ngạch hay bằng giấy phép của công ty làm cơ sở ký kết hợp đồng và khai báo hải quan tính thuế. Khi có sự thay đổi trong chính sách thuế chính sách nhập khẩu thì nhà nước cần thông báo cho công ty biết trước từ 3 - 6 tháng để công ty có thể điều chỉnh kịp thời kế hoạch kinh doanh nhập khẩu của mình. - Có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng phục vụ cho sự phát triển của đất nước, giúp cho mục tiêu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước như một số mặt hàng kinh doanh phục vụ cho công việc xây dựng đường xá, cầu cống: nhựa đường, máy ủi, xe lu, máy trộn đá sỏi, máy súc, sắt thép xây dựng cao cấp, ô tô tải có trọng lượng chuyên trở lớn. - Ngoài ra hệ thống quản lý nhập khẩu ở cửa khẩu hải quan vẫn còn nhiều bất cập, rườm rà chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý này, đội ngũ cán bộ làm công tác này còn thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc đôi khi trách nhiệm chỉ giới hạn trong mức lương. chính điều này đã tạo ra nhiều khe hở cho bọn xấy hoành hành lợi dụng gây ra hiện tượng nhập lậu… làm ảnh hưởng lớn tới tiến trình nhập khẩu hàng hoá của các công ty nói chung và công ty Tranimexco - Hà Nội nói riêng. dẫn đến việc lãng phí tiền của và thời gian gây ra hậu quả không đáng có. Nhà nước cần giám sát chặt chẽ công tác hải quan khi có sự bất đồng giữa hải quan và doanh nghiệp thất thoát vốn cho các công ty. - Nhà nước cần đầu tư xây dựng hệ thống thông tin về thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi: đảm bảo ổn định về chính trị, xã hội thiết lập khuôn khổ pháp luật thống nhất, có hệ thống chính sách nhất quán để giới kinh doanh làm ăn có hiệu quả. Kết luận Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng công trình Tranimexco- Hà nội, em đã tìm hiểu và nghiên cứu về tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty. Do trình độ còn hạn chế nên quá trình quan sát, tìm hiểu và đánh giá hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty còn gặp nhiều khó khăn. Cùng với những kiến thức đã được học ở trường và thực tế nghiên cứu tình hinh hoạt động kinh doanh nhập khẩu ở công ty, em đã rút ra được một số mặt thuận lợi và một số những khó khăn, tồn tại, từ đó em mạnh dạn đưa ra những giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu ở công ty. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng là một sinh viên với năng lực và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên trong bài viét không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy cô và các cô chú trong công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS. TS Nguyễn Duy Bột, các thầy cô trong khoa và các cô chú đã hướng dẫn trong quá trình em thực tập tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng công trình Tranimexco-Hà nội. Hà nội, ngày 25 tháng 4 năm 2005. danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình thương mại quốc tế. PGS. TS Nguyễn Duy Bột Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại. PGS.PTS Hoàng Minh Đường PTS. Nguyễn Thừa Lộc Giáo trình quản trị kinh doanh thương mại quốc tế. PGS.PTS Trần Chí Thành Giáo trình Luật thương mại quốc tế. Ths. Trần Văn Nam PTS. Trần Thị Hoà Bình. Giáo trình Marketinh thương mại quốc tế. PGS.TS Nguyễn Duy Bột Ths. Nguyễn Quỳnh Chi TS. Trân Văn Hoè 6. Một số tài liệu của Công ty Tranimexco- Hà nội. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34191.doc
Tài liệu liên quan