Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam

Qua phân tích tình hình kinh doanh của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam trong thời gian qua ta thấy: kinh doanh nhập khẩu đang là một lĩnh vực tương đối phát triển, nhìn chung hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty đang phát triển cao. Công ty có xu hướng phát triển cao, thị trường của công ty ngày càng mở rộng, không chỉ có thị trường ở miền Bắc, miền Trung mà thị trường của công ty đang có xu hướng mở rộng ra miền Nam. Doanh số của công ty những năm gần đây liên tục tăng, là một công ty nhập khẩu lớn hàng năm công ty đã đóng góp một khoản thuế lớn vào ngân sách nhà nước. Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tương đối ổn định, nó tạo môi trường làm việc tốt cho các thành viên trong công ty phát huy tài năng của mình. Vì vậy đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty được nâng cao, nó tăng cường mối đoàn kết gắn bó của các thành viên trong công ty.

doc80 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2005 nhưng đến năm 2006 nó đã tăng đến 4.986.158 nghìn đồng, đó là mức tăng cao hơn năm 2003 là 2.439.285 nghìn đồng điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu máy đào bánh lốp của công ty sẽ tưng cao hơn. Trong các thiết bị nhập khẩu cho lưới điện phân phối thì mãy cắt, máy biến áp, máy đào bánh lốp chiếm giá trị lớn nhất trong cơ cấu nhập khẩu của công ty. Chính vì vậy công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam cần có các kế hoạch và chính sách phù hợp để cung cấp một cách tốt nhất các thị bị này trong tương lai cho khách hàng. Ngoài các loại máy trên, trong thiết bị cho lưới điện phân phối công ty còn nhập cầu dao phụ tải, cầu trì tự rơi… Cầu dao phụ tải là thiết bị dùng để: san tải đường dây, đường cáp ngầm nối mạch vòng và mạch cấp điện song song, cắt phụ tải khi cần thiết khi đấu nối, trong vận hành và bảo dưỡng thường xuyên, cắt dòng điện điện dung của đường dây trên không hoặc cáp ngầm, cắt máy biến áp có tải và có dòng điện đi qua… Năm 2003 nhập khẩu cầu giao phụ tải là 680.443 nghìn đồng thì năm 2006 tăng lên là 2.658.564 nghìn đồng tăng 1.987.121 nghìn đồng bằng 209.7% đây là mức tăng tương đối cao điều này cho thấy nhu cầu trang bị các loại cầu dao mới với tính năng cao hơn đang được ưa. Cầu chì tự rơi là thiết bị bảo vệ các thiết bị trong lưới điện có điện áp 15.4Kv đến 34.5Kv, 100A – 400A, có thể lắp với Loadbuste để cắt phụ tải. Cầu chì tự rơi cũng là một thiết bị trong những năm gần đây được nhập khẩu liên tục tăng nếu năm 2003 giá trị nhập khẩu cầu chì tự rơi là 726.287 nghìn đồng thì năm 2006 tăng lên là 1.986.254 nghìn đồng. *Thiết bị trên lưới điện truyền tải Bảng II.5: Giá trị thiết bị nhập khẩu trên lưới điện truyền tải ĐV: 1000 đồng Thiết bị lưới điện truyền tải 4.264.390 6.534.984 8.001.289 10.307.463 Dao cách ly 430.259 941.251 1.242.027 1.834.939 Tủ điều khiển 856.298 2.485.324 2.745.226 3.486.257 Tụ bù dọc 514.814 439.697 573.772 693.798 Máy biến dòng điện 1.924.151 2.030.214 2.563.125 3.024.498 Sứ máy biến áp 538.868 638.498 877.139 1.267.971 Nguồn phòng kinh doanh + Máy biến dòng điện: Là loại máy dùng để biến đổi dòng điện. Giá trị nhập khẩu của máy biến dòng điện chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nhập khẩu của thiết bị trên lưới điện truyền tải. So với thiết bị là dao cách ly thì năm 2003 máy biến điện nhập khẩu gấp 4.47 lần, và so với tủ điều khiển gấp 2.25 lần cao nhất là so với tụ bù dọc gấp 3.73 lần. Nhìn chung thiết bị cho lưới điện truyền tải chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với thiết bị trên lưới điện phân phối nhưng nó cũng chiếm giá trị cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Trong các thiết bị nhập khẩu cho lưới điện phân phối thì giá trị nhập khẩu của máy biến dòng điện chiếm kim ngạch lớn nhất. Nhưng đến năm 2006 thì kim ngạch nhập khẩu của các thiết bị trên lưới điện phân phối cũng tăng một cách tường đối đều giữa các thiết bị. Năm 2006 thiết bị nhập khẩu là tủ điều khiển là 3.486.257 nghìn đồng đã tăng cao hơn giá trị nhập của máy biến dòng điện. Điều này cho thấy Công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam đang tiến hành đa dạng hoá kinh doanh trên tất cả các thiết bị nhằm giảm rủi ro khi kinh doanh trên thị trường quốc tế. Tốc độ tăng giá trị nhập khẩu tủ điều khiển khá nhanh so với tốc độ tăng chung của các thiết bị trên lưới điện phân phối. Năm 2003 giá trị nhập khẩu thiết bị này chỉ là 856.298 nghìn đồng thì năm 2006 giá trị nhập của tủ điều khiển tăng là 3.486.257 nghìn đồng tăng 2.629.959 nghìn đồng bằng 300% đây là mức tăng cao nhất trong các thiết bị nhập khẩu của công ty. Sở dĩ có sự tăng cao như vậy là do tủ điều khiển đang là thiết bị có nhu cầu cao trong nước để bảo vệ các thiết bị và điều khiển các thiết bị trên lưới điện truyền tải. * Phụ kiện đường dây Phụ kiện đường dây là thiết bị nhập khẩu nhằm dùng để bổ xung cho các thiết bị trên lưới điện phân phối và truyền tải. Tổng giá trị nhập khẩu của phụ kiện đường dây năm 2003 là hơn 1 tỷ nhưng đến năm 2006 cũng chỉ tăng đến 2 tỷ. Đây là thiết bị không được công ty chú trọng cho nhập khẩu. Tóm lại trong cơ cấu nhập khẩu của công ty chủ yếu là thiết bị trên lưới điện phân phối và thiết bị trên lưới điện truyền tải. 3. Tình hình tiêu thụ thiết bị nhập khẩu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường trong nước về nhu cầu thiết bị điện phục vụ cho sản xuất đặc biệt là kế hoạch mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp và mục tiêu chiến lược kinh doanh trong tương lai, công ty phát triển kỹ thuật Việt nam đã tiến hành nhập khẩu hàng hoá về kinh doanh trong nước. Các thiết bị được công ty nhập về để thoả mãn các nhu cầu trong nước. Nhìn chung tình hình tiêu thụ hàng nhập khẩu của công ty năm 2003 còn thấp do công ty chưa có mạng lưới bán hàng và quảng bá sản phẩm của mình một cách thích hợp nên chưa thu hút được khách hàng. Mặt khác do công ty mới thành lập nên kế hoạch bán hàng còn chưa có kinh nghiệm, bị cạnh tranh cao nên công ty chưa thu hút được khách hàng. Chính vì vậy số lượng hàng bán năm 2003 còn thấp chỉ đặt khoảng 60% kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp. Nhưng đến năm 2006 tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp đã có nhiều khởi sắc mới nhờ áp dụng chiến lược kinh doanh mới công ty đã có chiến lược quảng bá giớI thiệu sản phẩm của mình với khách hàng nên công ty không những giữ được khách hàng cũ mà còn thu hút nhiều khách hàng mới. Và năm 2006 cũng là năm mà doanh nghiệp đã gần đặt được kế hoạch tiêu thụ hàng của mình. Chính vì vậy năm 2006 công ty đã đặt được kế hoạch bán hàng của mình. Điều đó do công ty có chuyển hướng trong nghiên cứu thị trường nguồn cũng như thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Bảng II.6: Số lượng thiết bị mà công ty phát triển Việt Nam cung cấp Tªn hµng Nhµ s¶n xuÊt H·ng s¶n xuÊt ®¬n vÞ Sè l­îng 2003 2004 2005 2006 1.Thiết bị lưới điện phân phối Cầu chì tự rơi S&C Mỹ bộ 15 26 41 50 Máy đào bánh lốp Trench Pháp xe 0 0 4 9 Máy cắt MWB Đức bộ 0 8 11 24 Máy biến điện áp Trench Canađa chiếc 21 34 52 63 cầu dao phụ tải MWB Đức bộ 12 18 29 37 2. Thiết bị lưới điện truyền tải Dao cách ly Coelme Ialia bộ 8 15 27 46 Tủ điều khiển Coelme Ialia bộ 0 2 5 9 Tụ bù dọc Trench Canađa quả 2 5 8 8 Máy biến dòng điện Trench Canađa chiếc 0 3 5 11 Sứ máy biến áp Trench Pháp quả 18 27 41 54 3. Phụ kiện cho đường dây Cầu trì các loại Chicago TQ bộ 26 11 28 31 Kẹp cực cho thiết bị SangDong HQ bộ 85 135 190 250 Kẹp cực nối đất Arutti TBN bộ 76 134 156 210 Nguồn phòng kinh doanh Qua bảng II.6 ta thấy số lượng thiết bị nhập khẩu của công ty không ngừng tăng. Điều đó cho thấy nhu cầu về thiết bị điện ở nước ta không ngừng tăng. 4. Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện của công ty những năm gần đây 4.1 Tình hình kinh doanh của công ty những năm gần đây Năm 1999 khi mới thành lập công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, do là một công ty nhập khẩu là chủ yếu nên khi bước ra thị trường quốc tế công ty đã có không ít khó khăn do hiểu biết về thông lệ quốc tế còn hạn chế. Nên những năm đầu doanh thu hay lợi nhuận của công ty là thấp, có kì công ty còn bù lỗ. Nhìn chung những năm gần đây do mở cửa thị trường nên công ty cũng nhanh chóng thay đổi bộ mặt của mình. Bảng II. 7: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của công ty STT ChØ tiªu ®¬n vÞ tÝnh 2003 2004 2005 1 Doanh thu Tr® 19.950 24.220 36.300 2 Chi phÝ Tr® 18.540 22.400 97.710 3 Nép thuÕ Tr® 1.090 1.450 1.750 4 Lîi nhuËn Tr® 320 370 550 5 Lao ®éng Ng­êi 82 95 110 6 TN b×nh qu©n Tr®/ng­êi 1,100 1,300 1,550 Nguồn phòng kế toán Qua bảng số liệu II.8 ta thấy: Tình hình kinh doanh của công ty liên tục phát triển, điều đó chứng tỏ công ty đã có những thay đổi phù hợp để mở rộng thị trường và thu hút khách hàng. Năm 2003 doanh thu của công ty mới là 19.950 triệu đồng, đến năm 2005 tăng lên là 36.300 triệu đồng tức tăng 16.350 triệu đồng tương ứng 82%. Sự ra tăng trong năm 2005 so với năm 2004 cao hơn nhiều của năm 2004 so với năm 2003 thể hiện, năm 2004 tăng 4.270 triệu đồng bằng 21.40% trong khi năm 2005 tăng 12.08 triệu đồng bằng 49.8%. Điều đó chứng tỏ, năm 2005 công ty đã có những bước phát triển cao, và dần chiếm lĩnh được thị trường, có lòng tin trong khách hàng. Sự tăng doanh thu đó kèm theo việc tăng của chi phí, tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí. Là một doanh nghiệp nhập khẩu là chủ yếu nên hàng năm công ty đã nộp một khoản thuế cao làm tăng ngân sách cho nhà nước. Năm 2003 công ty nộp thuế là 1.090 triệu đồng, năm 2004 là 1.450 triệu đồng tăng 560 triệu đồng. Đến năm 2005 nộp thuế của công ty đã nên đến 1.750 triệu đồng tằn 300 triệu đồng so với năm 2004. Công ty ngày một khởi sắc chính vì vậy đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân của công nhân viên bình quân năm 2003 là 1.100 triệu đồng và năm 2005 lên tới 1.550 triệu đồng. Ngoài ra vào những ngày lễ tết công ty còn tặng quà và cho cán bộ nhân viên trong công ty thăm quan. Cùng với sự ra tăng của doanh thu, lợi nhuận của công ty cũng tăng đáng kể như năm 2003 lợi nhuận mới chỉ là 320 triệu đồng năm 2005 tăng lên 550 triệu đồng, tức tăng 230 triệu đồng bằng 71.8%. Nhìn chung từ bảng số liệu trên cho thấy công ty đang phát triển và phát triển một cách vững chắc. Công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam ngày càng chiếm lĩnh được thị trường và khẳng định vị thế của mình trong việc cung cấp các thiết bị cho các ngành các công trình dân dụng. 4.2 Một số chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2005 Bảng II.8: Hiệu quả hoạt động kinh doanh năm 2005 ®¬n vÞ: lÇn HiÖu qu¶ vèn kinh doanh Vßng quay vèn kinh doanh HÖ sè phôc vô cña vèn kinh doanh HÖ sè lîi nhuËn cña vèn kinh doanh 2.5 2.27 0.038 HiÖu qu¶ vÒ chi phÝ s¶n xuÊt Tû suÊt chi phÝ, gi¸ thµnh 0.94 HÖ sè phôc vô cña chi phÝ, gi¸ thµnh 1.058 HÖ sè lîi nhuËn gi¸ thµnh 0.016 Nguån phßng kÕ to¸n Qua các số liệu II.8 ta thấy: tình hình kinh doanh của công ty tương đối ổn định. Vòng quay của vốn kinh doanh trong công ty là 2.5 có nghĩa là trong 1 năm vốn trong công ty được quay vòng 2.5 lần, sự quay vòng của vốn kinh doanh đáp ứng được nhu cầu vốn trong kinh doanh, làm đồng vốn không bị ngưng đọng. Khả năng phục vụ của vốn kinh doanh là 2.27 điều đó cho thấy công ty có một nguồn vốn tương đối ổn định, công ty đã có những biện pháp làm tăng vòng quay của vốn kinh doanh nhằm đáp ứng được tình hình kinh doanh. Hệ số lợi nhuận là 0.038 có nghĩa là trong 1.000.000 đồng vốn bỏ ra công ty có 38.000 lãi. Nhìn chung tình hình vốn của công ty ổn định, công ty có khả năng cung cấp nguồn vốn một cách ổn định cho kinh doanh đem lại nguồn lợi nhuận cho công ty. Các chỉ tiêu trên cho thấy chí phí của công ty: Tỷ xuất chi phí và giá thành là 0.94 có nghĩa là trong 100 đồng giá vật tư bán ra có 94 đồng là chi phí và 6 đồng là mức lợi nhuận mà công ty được. Hệ số lợi nhuận và giá thành 0.016 có nghĩa là trong 1000.000đồng giá bán thu được 160 đồng lời của công ty. 4.3 Khả năng thanh toán của công ty Bảng II.9: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1.47 1.37 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1.42 1.07 Hệ số khả năng thanhtoán nhanh 0.76 0.65 Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0.15 0.10 Nguồn : Phòng tài chính kế toán Trên bảng II.10, ta thấy tất cả các chỉ số về khả năng thanh toans đều giảm. Điều này được thể hiện cụ thể như sau: Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn giảm ( từ 1.47 xuống cßn 1.37 ) cho thấy công ty cã khả năng đảm bảo về tài chính cao,nhưng hệ số căn cho thấy chi phí sử dụng vốn lớn, làm giảm lợi nhuận của công ty. Cuối năm 2005 hệ số này giảm cho thấy công ty đã cã nhiều biện pháp cải thiện được tình trạng sử dụng vốn. Khả năng thanh toán nhanh giảm 0.11 đơn vị: cho thấy khả năng đảm bảo thanh toán ngay của doanh nghiệp cã xu hướng giảm xuống, một phần là do TSLĐ của công ty cã dấu hiệu giảm trong thời gian này, và do lượng hàng tồn vẫn là kho lớn so với tỷ lệ vốn. Khả năng thanh toán tức thời: Tại cả 2 năm, khả năng thanh to¸n tức thêi là thấp, lượng tiền mặt trong công ty ít không đảm bảo cho sự chi trả những khoản nợ ngắn hạn lớn, phải trả tức thời. Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty ở mức độ vừa phải, vẫn gây phản ứng tốt cho các nhà đầu tư và những người cho vay. Song công ty vẫn phải có những điều chỉnh để cải thiện tốt hơn tình trạng hiện nay. 4.4 Tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước năm 2005 Với sự phát triển không ngừng của công ty, ngoài việc đóng góp giải quyết việc làm cho hơn 111 lao động, công ty đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước trong 02 năm gần đây công ty đã đóng góp 3,2 tỷ đồng, năm 2004 công ty đóng góp là 1,45 tỷ đồng năm 2005 là 1.75 tỷ đồng. Để làm được điều này công ty đã dành riêng một phần bộ máy kế toán theo dõi, được gọi là kế toán thuế chuyên theo dõi thuế và các khoản liên quan đến nộp và đối trừ ngân sách với nhà nước. Hàng tháng công ty đều nộp báo cáo thuế, báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn…và các khoản thuế phải nộp. 5. Lao động trong công ty Bảng II10: Phân tích cơ cấu lao động trong năm 2004 – 2005 STT ChØ tiªu N¨m 2004 N¨m 2005 Chªnh lÖch 1 Tæng sè CNV Nam N÷ 95 80 15 110 95 15 15 15 0 2 Ph©n theo ®é tuæi Ttrªn 50 tuæi Tõ 30 ®Õn 50 tuæi D­íi 30 tuæi 95 10 29 56 110 7 33 70 15 -3 4 14 3 Ph©n theo tr×nh ®é häc vÊn Tr×nh ®é ®¹i häc Tr×nh ®é cao ®¼ng, trung cÊp Lao ®éng phæ th«ng 95 31 30 34 110 33 35 42 15 2 5 8 Nguån phßng kÕ to¸n Qua biểu phân tích cơ cấu lao động của Công ty Phát tiển Kỹ thuật việt nam ta thấy tổng số nhân viên nữ không có sự thay đổi trong hai năm 2004 - 2005 và nhân viên nam tăng 15 nhân viên so với năm 2004. Đối với độ tuổi lao động, năm 2005 nhân viên trên 50 tuổi giảm 3 nhân viên so với năm 2004 ; nhân viên từ 30 đến 50 tuổi tăng 4 nhân viên; nhân viên có độ tuổi dưới 30 tuổi tăng 14 nhân viên. Cùng với sự thay đổi về gới tính và độ tuổi, trình độ học vấn của Công ty Phát triển Kỹ thuật Việt nam cũng có sự thay đổi: trình độ đại học tăng 2 nhân viên, trình độ cao đẳng tăng 5 nhân viên và lao động phổ tăng tăng 8 nhân viên. Điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng nhiều về vấn đề nhân sự đặc biệt là trình độ nhân viên ngày một nâng cao về kiến thức cũng như tay nghề. Tổng số lao động của Công ty Phát triển Kỹ thuật Việt nam năm 2004 là 95 lao động và năm 2005 là 110 lao động, do nhu cầu công việc ở các đội thi công năm 2005 tăng so với năm 2004 nên số lượng lao động trực tiếp tăng. Trong năm 2004 lao động trực tiếp gồm 69 lao động (chiếm 72,6% tổng số lao động của Công ty), lao động gián tiếp chiếm 27,4% tổng số lao động. Đến năm 2005 số lao động trực tiếp tăng 15 lao động (chiếm 76% tổng số lao động của Công ty) và lao động gián tiếp chiếm 24%. Như vậy, số lượng lao động trực tiếp tăng 15 lao động và lao động gián tiếp không thay đổi so với năm 2004 Lao động trực tiếp năm 2005 đã tăng15 lao động (hay tăng 21,7%) nên NSLĐ bình quân tăng 0.08% nhưng năng suất lao động trực tiếp bình quân chung giảm 0,02%. Điều này chứng tỏ chất lượng lao động chưa thực sự được nâng cao, đặc biệt là lao động trực tiếp Hiệu quả sử dụng lao động chung tương đối, lợi nhuận và doanh thu có tăng so với năm2004, năng suất lao động chung tăng nhưng năng suất lao động trực tiếp giảm. Điều này chứng tỏ số lượng công trình thi công có tăng nhưng do số lượng lao động trực tiếp tăng nên năng suất lao động bình quân chung giảm. BiÓu II. 11: Ph©n tÝch t×nh h×nh sö dông lao ®éng cña C«ng ty Ph¸t triÓn Kü thuËt Việt Nam qua 2 năm 2004 - 2005 C¸c chØ tiªu §¬n vÞ N¨m 2004 N¨m 2005 Chªnh lÖch 2005/2004 ± % Tæng doanh thu (D): Tû ®ång 24,22 36,3 12,08 49,8 Tæng lîi nhuËn (L): Tû ®ång 0,37 0,55 0,18 18 Tæng sè lao ®éng(R): Ng­êi 95 110 15 15,7 Lao ®éng trùc tiÕp (RTT) Ng­êi 69 84 15 21,7 Tû träng % 72,6 76 HiÖu qu¶ sö dông lao ®éng - NSL§ b×nh qu©n chung (D/R) Tû ®ång 0,25 0,33 0,08 - NSL§tt b×nh qu©n chung(D/ RTT ) Tû ®ång 0,35 0,33 -0,02 - Lîi nhuËn lao ®éng b×nh qu©n (L/R) Tû ®ång 0,0036 0,005 0,0014 - Lîi nhuËn b×nh qu©n cña lao ®éng trùc tiÕp (TT = L/ RTT) Tû ®ång 0,0053 0,0065 0,0012 Nguån phßng kÕ to¸n III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆNCỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VIỆT NAM 1. Đánh giá kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện của công ty Trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam, kinh doanh thiết bị trên lưới điện phân phối và kinh doanh thiết bị trên lưới điện truyền tải là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty. Vì nó là nơi thể hiện khả năng, trình độ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam, là nơi thu hút phần lớn lực lượng lao động trong công ty. Do bám sát chủ trương, kế hoạch phát triển của ngành, nhu cầu về vật tư thiết bị điện trong nước, công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam đã tập trung mọi nguồn lực tổ chức hoạt động kinh doanh vật tư, thiết bị điện, đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết bị điện của các tỉnh thành phố chủ yếu là Hà Nội và các tổ chức kinh tế đồng thời đảm bảo an toàn tiền vốn, giữ gìn uy tín với bạn hàng trong nước và quốc tế. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam đã góp phần tạo việc làm cho đội ngũ cán bộ trong công ty, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động. Trong những năm qua tuy có những khó khăn như cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, nhà nước tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng nhập khẩu thiết bị điện của công ty…nhưng công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam đã chủ động, sáng tạo, phát huy mọi nguồn lực trong công ty, vượt qua khó khăn để đặt được kết quả kinh doanh khà tốt. 2. Đánh giá về thị trường tiêu thụ thiết bị điện của công ty Thị trường tiêu thụ thiết bị điện của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam chủ yếu là các công ty điện lực 1, điện lực 2, điện lực 3, hay công ty điện lực của các tỉnh như công ty điện lực Hà Nội, công ty điện lực Đà Nẵng, công ty điện lực Ninh Bình…Nhìn chung thị trường tiêu thụ thiết bị điện của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam rộng khắp. Thị trường này ngày cành được mở rộng nó cho thấy công ty đã có chỗ đứng trong khách hàng. Trong tương lai công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ thiết bị điện của công ty sang các tỉnh phía nam. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu thị trường tiêu thụ thiết bị điện của công ty chưa thực sự được chú trọng do thiếu đội ngũ cán bộ marketing có trình độ. Việc nghiên cứu thị trường của công ty mới dựa trên sách, báo, ít chú trọng tới việc nghiên cứu thực tế tại hiện trường, phạm vi nghiên cứu hẹp ở những yếu tố đơn lẻ của hàng hoá như: giá cả, chủng loại của hàng hoá mà chưa tính đến các yếu tố khác như dung lượng thị trường, hình thức biện pháp tiêu thụ, khả năng cạnh tranh, điều kiện vận chuyển và các kênh phâp phối. Tuy nhiên trong quá trình kinh doanh công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam đã xác định được muốn tồn tại và phát triển phải luôn nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty, linh hoạt nhạy bén thích ứng với những thay đổi của thị trường, chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời công ty đã xác định được mặt mạnh, mặt yếu từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với tiềm lực của mình. Trong kinh doanh nhập khẩu công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam đã linh hoạt trong việc chuyển hướng kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu trong những năm qua đã tỏ ra có kết quả trong môi trường kinh doanh mới. 3. Đánh giá phương thức nhập khẩu thiết bị điện của công ty Hiện nay công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam sử dụng hai phương thức nhập khẩu chủ yếu là nhập khẩu trực tiếp. Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở doanh nghiệp đó tự nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước tự tính toán các chi phí, nghiên cứu các chính sách pháp luật của nhà nước và tiến hành nhập khẩu theo thông lệ quốc tế. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu trực tiếp Mọi khẩu của hoạt động nhập khẩu doanh nghiệp phải tự làm một cách độc lập và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động nhập khẩu của mình. Vì vậy doanh nghiệp phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng các khâu của hoạt động nhập khẩu từ nghiên cứu thị trường đến kí kết và thực hiện hợp đồng. Theo hình thức nhập khẩu trực tiếp này bên nhập khẩu chỉ phải lập một hợp đồng với bên nước ngoài để tiến hành nhập khẩu. Trong hình thức nhập khẩu trực tiếp này doanh nghiệp đó được tính vào kim ngạch nhập khẩu chung của nền kinh tế và khi bán hàng thì được tính vào doanh số và chịu thuế giá trị gia tăng. Do công ty sử dụng một hình thức nhập khẩu chính nên công ty gặp khó khăn trong thanh toán cũng như kí hợp đồng nhập khẩu do thiếu thông tin về đối tác cũng như kinh nghiệm trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện. Xu hướng trong tương lai của công ty sẽ sử dụng thêm hình thức nhập khẩu qua trung gian khi đó sẽ giảm rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu của công ty. Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện cũng như tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT VIỆT NAM I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 1.1 Những thuận lợi của công ty Năm 2006 nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và cho công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam nói riêng. Bởi khi chúng ta chúng ta chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới sẽ giúp các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng trong hoạt động kinh doanh. Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như hiện nay thì yêu cầu về nâng cao cơ sở hạ tầng cho các ngành là hết sức cần thiết, hơn nữa nhu cầu về thiết bị điện cho các ngành sản xuất cũng như cho tiêu dùng điện của dân cư không ngừng tăng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế không ngừng tăng cao, cộng với sự phát triển như vũ bão của hệ thống công nghệ thông tin, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng quan hệ với các đối tác, liên doanh, liên kết với nhiều doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm đối tác cung cấp các thiết bị nhập khẩu cho công ty, khi đó công ty có nhiều điều kiện thuận lợi để lựa chọn những đốI tác cung cấp các thiết bị phù hợp về chất lượng, giá cả và các điều kiện khác. Công nghệ thông tin phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam mở rộng khả năng kinh doanh bằng cách phát triển hệ thống thương mại điện tử cho công ty. 1.2 Những khó khăn chủ yếu của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam Kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện cần nhiều vốn, chính vì vậy vấn đề về vốn đang là khó khăn lớn nhất của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nói chung còn thấp các hệ thống kho trạm, bến cảng chưa tiên tiến. Gây khó khăn cho công ty trong giao nhận hàng. Các chính sách luật pháp của nhà nước về kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, gây khó khăn cho công ty, mặt khác các chính sách thay đổi khiến công ty không thay đổi kịp nên công ty bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Tình hình bất ổn về chính trị thế giới có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nhập khẩu của công ty. 2. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam trong thời gian tới Phát triển trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước, trong những năm qua công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Căn cứ vào những thuận lợi, khó khăn của công ty và những chỉ tiêu kế hoạch phát triển của bộ thương mại để tiếp tục phát huy khả năng kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam có những phương hướng phát triển cơ bản sau: 2.1 Định hướng về mặt hàng kinh doanh Thực hiện phương châm chú trọng những thiết bị đang kinh doanh, đồng thời thực hiện đa dạng hoá kinh doanh các thiết bị, lĩnh vực kinh doanh. Một số thiết bị kinh doanh chính của công ty trong thời gian tới: + Thiết bị trên lưới điện truyền tải: Cầu chì tự rơi, cầu chì lực, cầu dao phụ tải, dụng cụ cắt tải cầm tay, biến dòng điện, biến điện áp… + Thiết bị trên lưới điện phân phối: Dao cách ly, dao tiếp đất, máy biến dòng điện, máy biến điện áp, sứ máy biến điện… + Phụ kiện cho đường dây: Kẹp cực cho thiết bị và dây dẫn, kẹp cực nối đất… Bên cạnh những thiết bị chủ yếu công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam còn cung cấp các nguyên vật liệu khác. 2.2 Định hướng về thị trường nhập khẩu Ngày nay trên thế giới có rất nhiều công ty cung cấp các thiết bị điện khác nhau. Đặc biệt năm 2006 vừa qua chúng ta đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO điều đó có nghĩa là chúnh ta có điều kiện mở rộng mạng lưới kinh doanh trên toàn thế giới. Những điều kiện thuận lợi đó sẽ giúp công ty mở rộng các đối tác cung cấp các nguồn cho công ty. Phương hướng của công ty trong thời gian tới là: Định hướng nhập khẩu ở những nước có nền chính trị ổn định, nền kinh tế phát triển và những điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu. Định hướng nhập khẩu trên những thị trường có khả năng cạnh tranh cao, những tập đoàn lớn và những nước có uy tín trong kinh doanh nhập khẩu thiêt bị điện. Chính vì vậy trong thời gian tới công ty tiếp tục phát triển quan hệ với những đối tác truyền thống như: Pháp, Đức, Canađa, Italia, Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc. Công ty tiếp tục phát triển quan hệ với các đối tác khác như: Nhật, Áo hay các nước trong khu vực Đông Nam Á. 2.3 Phương hướng năm 2007 C«ng ty ph¸t triÓn kü thuËt ViÖt Nam lµ mét trong nh÷ng c«ng ty hµng ®Çu vÒ trang bÞ vËt liÖu kü thuËt cho c¸c c«ng tr×nh. Xu h­íng chung cña c«ng ty trong thêi gian tíi lµ kh«ng ngõng më réng m¹ng l­íi ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh. Trong t­¬ng lai c«ng ty ph¸t triÓn kü thuËt ViÖt Nam cã dù ®Þnh më réng thªm chi nh¸nh cña m×nh ra khu vùc miÒn nam. Nh»m cung cÊp hÇu hÕt c¸c thiÕt bÞ tiªn tiÕn cho c¸c c«ng tr×nh ®¸p øng ®­îc nhu cÇu cña héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ thÕ giíi. Cô thÓ trong n¨m 2007 c«ng ty dù ®Þnh cung cÊp ®­îc mét hÖ thèng c¸c trang thiÕt bÞ réng kh¾p cho c¸c c«ng tr×nh. Vµ møc doanh lîi mong muèn lµ : Doanh thu: 45 tû Giá trị nhập khẩu là 44.3 tỷ Lợi nhuận 700 triệu Thu nhập bình quân 1.800 nghìn đồng II. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN Có rất nhiều giải pháp đẩy mạnh kinh doanh hàng nhập khẩu thiết bị điện của công ty phát trỉên kỹ thuật Việt Nam. 1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường về thiết bị điện Kinh doanh trên thị trường quốc tế gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường nhằm đẩy mạnh kinh doanh hạn chế những rỏi ro trong kinh doanh với các bạn hàng quốc tế. Trong kinh doanh công ty phải luôn tìm hiểu thị trường các nhu cầu của thị trường nhằm đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu đó để thu được lợi nhuận tối đa. Vì vậy hoạt động nghiên cứu thị trường là công việc bắt buộc đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế thì nghiên cứu thị trường càng là công việc quan trọng. Trong những năm qua công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp cũng có nhiều thay đổi, tuy nhiên doanh nghiệp cần kết hợp và sử dụng các phương tiện thu thập thông tin một cách nhanh nhất để tận dụng được các cơ hội kinh doanh. Chính vì vậy trong thời gian tới công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam cần có sự kết hợp giữa con người và máy móc nhằm thu thập các thông tin một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Trên cơ sở số liệu thu thập được công ty cần có các biện pháp phần tích và xử lí các số liệu đó. Mục tiêu của việc phân tích số liệu nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và xử lí số liệu theo hướng cụ thể hoá và nâng cao tính chính xác cho các thông tin thu thập được. + Nghiên cứu thị trường trong nước nhằm mục tiêu xác định chính xác thị trường của công ty ở thời điểm hiện tại và tương lai, nhằm xác định nhu cầu của khách hàng mà mình cung cấp, từ đó mở rộng quy mô kinh doanh, để mở rộng thị phần của công ty trên thị trường. công ty cần chú trọng nghiên cứu thị trường trong nước bởi nó chính là thị trường tiêu thụ của công ty nhằm đặt được mục tiêu kinh doanh của công ty. Khách hàng của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam là các Công ty cần quan tâm nhu cầu khách hàng và tìm cách thoả mãn tốt nhất các nhu cầu đó. Nhìn chung nhiều doanh nghiệp không quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường đó là quan niệm sai bởi kinh doanh hiện nay cạnh tranh luôn khốc liệt, nếu doanh nghiệp không nắm được nhu cầu khách hàng cũng như nguồn cung ứng thì sẽ dẫn đến phá sản. + Nghiên cứu thị trường quốc tế, công tác nghiên cứu thị trường quốc tế gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nó lại vô cùng quan trọng bởi có nắm được các nguồn cung cấp công ty mới có khả năng bán bà thu lợi nhuận. Thị trường các thiết bị điện trên thế giới phát triển rất nhanh với sự tham gia của ngày càng nhiều các nhà cung ứng thiết bị và dịch vụ. Đó là cơ hội tuy nhiên cũng là thách thức lớn với công ty trong việc tìm kiếm đối tác cung ứng. Bên cạnh những bạn hàng trước công ty cần mở rộng các mối cung ứng thiết bị cho mình nhằm mua được thiết bị với giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng. Trước do Mỹ vẫn áp dụng lệnh cấm vận với nước ta, nhưng sau năm nay Mỹ đã kí hiệp ước bình thường hoá quan hệ thương mại với nước ta điều đó đồng nghĩa chúng ta sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh trên thị trường Mỹ, một thị trường đầy tiềm năng bởi Mỹ chính là xứ sở của khoa học và công nghệ hiện đại. Nhưng do thị trường Mỹ là một thị trường mới do đó đòi hỏi công tác nghiên cứu thị trường càng trở lên quan trọng. Đối với các thị trường mới ta cần nghiên cứu phong cách làm việc của người đó, hay phong tục tập quán cũng như phương thức kinh doanh của họ và đặc biệt ta phải hiểu nền văn hoá nước đó để tránh gặp phải những sai sót khi kinh doanh với đối tác mới. Để lựa chọn đối tác mới thành công công ty cần thu thập các thông tin về đối tác trên các lĩnh vực như: Lĩnh vực và phạm vi kinh doanh Tình hình sản xuất kinh doanh của đối tác Khả năng tài chính của đối tác, về vốn, cơ sở vật chất Thái độ và quan điểm kinh doanh của đối tác mối quan hệ với các bạn hàng trước đay Những thành tựu trong kinh doanh của đối tác. Tóm lại công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam cần đánh giá đúng vai trò của công tác nghiên cứu thị trường, trên cơ sở đó tăng cường nghiên cứu thị trường bằng cách đầu tư thêm cơ sở vật chất cũng như lao động cho công tác nghiên cứu thị trường đặt hiệu quả cao. 2. Hoàn thiện chiến lược kinh doanh hàng nhập khẩu thiết bị điện của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam Chiến lược kinh doanh hàng nhập khẩu là cơ sở quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh thành công trên thị trường quốc tê, hoàn thành được chiến lược này doanh nghiệp mới tạo được nguồn để thoả mãn các nhu cẩu trong nước. Chiến lược kinh doanh hàng nhập khẩu quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hoàn thiện chiến lược kinh doanh hàng nhập khẩu bao gồm các công việc: + Nghiên cứu mục tiêu điều kiện môi trường trong nước cũng như quốc tế để tranh rủi ro trong kinh doanh cho doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh phải dựa trên nguồn lực của công ty và phù hợp với môi trường kinh doanh quốc tế. Doanh nghiệp cần xác định cụ thể mục tiêu và có dự trữ về nguồn lục một cách hợp lí. + Đánh giá điều chỉnh và đảm bảo nguồn lực. Đưa ra chiến lược mục tiêu cụ thể và các nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược đó phân bố nguồn lực một cách hợp lí để đặt được mục tiêu chiến lược. Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên đánh giá lại và điều chỉnh các bước cũng như phân phối, dự trữ, cung ứng nguồn lực kịp thời để chiến lược thực hiện một cách suôn sẻ trên thị trường quốc tế. + Xây dựng cơ cấu tổ chức và sắp xếp các nguồn lực một cách hợp lí để thực hiện các chiến lược kinh doanh đã đề ra. Có sự sắp xếp phân chia và phối hợp giữa các bộ phận một cách hợp lí. Trong xây dựng chiến lược kinh doanh hàng nhập khẩu cần xác định nhu cầu khách hàng và khả năng khai thác nguồn để thoả mãn nhu cầu đó làm cơ sở kế hoạch kinh doanh hàng nhập khẩu. Trong đó phải xác định các chỉ tiêu: Chỉ tiêu về số lượng hàng bán, về dự trữ, nhập khẩu và kế hoạch lưu chuyển hàng hoá. Chiến lược xây dựng cần tìm được nhu cầu khách hàng, thoả mãn nhu cầu đó đủ về số lượng, tốt về chất lượng và kịp thời gian. Đó là những yêu cầu quan trọng để hoàn thành chiến lược kinh doanh. + Sau khi xây dựng chiến lược thì triển khai chiến lược. Chiến lược được xây dựng không có nghĩa là không được thay đổi chiến lược mà trong quá trình thực hiện tuỳ theo điều kiện của môi trường mà thay đổi chiến lược cho phù hợp với môi trường kinh doanh nhiều biến động, tuy nhiên cần tập trung tốt nhất các nguồn lực để đặt được mục tiêu đề ra. Trong quá trình thực hiện chiến lược luôn kiểm tra tiến trình thực hiện nhằm xác định được thành tích của từng bộ phận và đôn đốc các bộ phận để đặt được kết quả kinh doanh như đã xây dựng. +Đánh giá kết quả xây dựng và thực hiện chiến lược. Từ đó rút ra những mặt đặt được và chưa thực hiện được nhằm tổng đết và đúc rút kinh nghiệm cho kinh doanh trong các lần sau. Lập kế hoạch kinh doanh trên thị trường quốc tế là một yêu cầu rất quan trọng do: kinh doanh trên thị trường quốc tế cạnh tranh khốc liệt, rủi ro thường rất lớn. Do vậy muốn đặt được hiệu quả kinh doanh cao cần hoàn thiện kế hoạch kinh doanh trên thị trường quốc tế. 3. Tạo nguồn nhập khẩu thiết bị điện một cách thường xuyên liên tục Để đảm bảo cung cấp vật tư thiết bị cho nhu cầu thị trường một cách kịp thời đồng bộ công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam cần tạo nguồn một cách hợp lí. Vậy thực hiện kế hoạch nhập khẩu cần thực hiện các công việc sau: + Dự báo nhu cầu thiết bị trong tương lai: Có nhiều biện pháp để dự báo nhu cầu nhưng công ty có thể áp dụng phương pháp dự báo định lượng tức là xác địng quy mô của nhu cầu và tìm nguồn thoả mãn nhu cầu. + Tìm nguồn thoả mãn nhu cầu: bên cạnh nhứng đối tác doanh nghiệp đã từng kinh doanh cần thường xuyên tìm các nguồn khác trên thij trường quốc tế bởi ngày càng có nhiều các doanh nghiệp cung cấp các thiết bị với giá phải chăng chất lượng phù hợp. Mục tiêu của việc tìm kiếm nhiều đối tác nhằm mua được hàng với giá rẻ và hạn chế rủi ro trong kinh doanh. + Trên cơ sở tìm nguồn để thoả mãn doanh nghiệp sẽ tiến hành nghiên cứu phong cách kinh doanh của đối tác, văn hoá kinh doanh của họ từ đó co biện pháp giao dịch và đàm phán với đối tác để thu được hiệu quả cao nhất.Nâng cao chất lượng đàm phán trong quá trình nhập khẩu thiết bị điện: Đàm phán là khâu quan trọng liên quan trực tiếp đến quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng. Để đàm phán thành công doanh nghiệp cần có kế hoạch xây dựng kế hoạch đàm phán phù hợp và thực hiện các khâu sau: * Chuẩn bị đàm phán: Trước hết cần thu thập và xứ tài liệu: Thu thập các thông tin về đối tác như phong cách kinh doanh của đối tác và nghiên cứu nếu thực hiện thương vụ này thì doanh nghiệp được lợi gì và đối tác có lợi gì, nghiên cứu trong đoàn đàm phán của đối tác xem ai là người quyết định để tác động vào họ, đồng thời tìm tài liệu liên quan đến những nguồn cung cấp trên thị trường. Thứ hai chuẩn bị nhân sự cho cuộc đàm phán: Xác định nhóm đàm phán trong đó xác định ai là người quýêt định , lãnh đạo cần nắm vững mực tiêu chiến lược và toàn bộ kế hoạch đàm phán. Có kế hoạch phân công trách nhiệm cho từng người theo từng chuyêng môn của họ. Tìm các nhà chuyên gia về kinh tế, chuyên gia pháp luật, chuyên gia về công nghệ. Để họ theo dõi tiến trình đàm phán cũng như chiến lược sách lược của các bên, cung cấp nhứng thông tin cụ thể để luận giải làm rõ vấn đề, theo dõi và đánh giá các đề nghị trong đàm phán, giúp lãnh đạo đưa ra quyết định cuối cùng. Chuẩn bị chiến lược và kế hoạch đàm phán:Trước khi đàm phán cần xác định mục tiêu chiến lược một cách cụ thể để như yêu cầu tối đa, tối thiểu, giá cao nhất và giá thấp nhất cũng như các điều kiện thanh toán … cần xác định rõ những điều có thể nhượng bộ và những cái kiên quyết không nhượng bộ… * Tiến hành đàm phán Trong qúa trình đàm phán công ty cần quán triệt thực hiện các nguyên tắc sau: Phải am tường đối tác giao dịch đàm phán, nghiên cứu đối tác để hiểu tiềm lực, sức ép, môi trường, điều kiện, sở thích, sức mạnh tiềm ẩn…người ta từng nói” biết địch biết ta trăm trận trăm thắng, biết ta mà không biết địch thắng ít thu nhiều, còn chẳng biết ta không biết địch thì thua là cầm chắc. Nguyên tắc thứ hai: Xây dựng niềm tin thu, thu hút chú ý, khêu gợi sự quan tâm hứng thú của đối tác. Phát triển kinh doanh, thiết lập quan hệ lâu dài phải trên cơ sở niềm tin. Có niềm tin có tất cả, mất niềm tin mất tất cả. Thu hút, hấp dẫn đối tác là điều kiện quan trọng để giao dịch đàm phán thành công, không khí hoà hợp tin cậy lẫn nhau. Nguyên tắc thứ ba: Lập luận chi tiết, lập luận sắc sảo, minh chứng cụ thể dẫn giải rõ ràng sẽ làm cho đối tác đồng ý với quan điểm, ý kiến của ta. Khẳng định việc thực hiện đề nghị của ta sẽ mang lại lợi ích cho đối tác. Nguyên tắc thứ tư: Tác động vào sở thích và làm tan mối nghi ngờ của đối tác. Sỏ thích gót chân “Asin” trong giao tiếp. Tạo môi trường và điều kiện để thoả mãn sở thích của đối tác thì kết quả sẽ tốt đẹp hơn. Nguyên tắc thứ năm: Biến đổi chuyển hoá nhu cầu của đối tác vào quyết định cuối cùng. Thoả thuận và nhất trí quyết định phải trên nhu cầu và lợi ích của hai bên. Đó là những nguyên tắc nhất định để đàm phán thành công tuy nhiên trong khi đàm phán cần chú ý những điều sau: Tập trung nghe đối tác một cách chi tiết, không được coi thường ý nghĩa về sự thành kiến của đối tượng giao dịch, cần trình bày rõ ràng khúc triết ngắn gọn, luôn tôn trọng đối tác trong quá trình giao dịch, hoà nhã thân mật và xã giao lịch sự, tuy nhiên khi cần phài giữ lập trường kiên định, sử dụng các chiến thuật đàm phán thích hợp, và kiên định thực hiện ý đồ và mục tiêu của mình. * Tiến hành kí kết và thực hiện hợp đồng Trong quá trình kí kết cần chú ý các điều khoản một cách thích hợp, phù hợp với khả năng của công ty. Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu cần tiến hành một cách khoa học hơn. Khi nhận được các chứng từ giao hàng, cùng với kiểm tra chi tiết sẽ phải đối chiếu với yêu cầu của chứng từ mua hàng. Khi thanh toán cần xem xét toàn bộ các chứng từ đặc biệt là bộ chứng từ thanh toán. 4. Đẩy mạnh xúc tiến bán hàng trong kinh doanh nhập khẩu thiết bị điện Xúc tiến bán hàng là các hoạt động có chủ đích trong lĩnh vực marketing như: quảng cáo bán hàng, khuyến mại, tham gia hội chợ, triển lãm, bán hàng trực tiếp và quan hệ công chúng của các doanh nghiệp thương mại .Nhằm tiềm kiếm thục đầy cơ hội bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ thương mại. Vậy các biện pháp đẩy mạnh xúc tiến bán hàng trong hoạt động bán các thiết bị điện của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam là: + Nâng cao sự hiểu biết của doanh nghiệp về vị trí, vai trò của xúc tiến bán hàng đối với kinh doanh thương mại. Xúc tiến bán hàng giúp doanh nghiệp kinh doanh bán hàng trên các phương diện: Xúc tiến bán hàng và phân phối thuận lợi hơn, nó còn tạo uy tín cho các hãng buôn và nhà buôn, ngoài ra nó còn tạo mối quan hệ với cung chúng một cách thân thiện, cuối cùng nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán được hàng và thu lợi nhuận cao. Chính vì vậy doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ về xúc tiến bán hàng. + Công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam cần xây dựng chiến lược và kế hoạch xúc tiến trong từng thời kì: Xúc tiến bán hàng với những thời kì khác nhau có những biện pháp khác nhau vì vậy doanh nghiệp cần thường xuyên đổi mới các hình thức xúc tiến làm đa dạng hoà các hình thức xúc tiến để nôi kéo và “ giữ chân” các khách hàng. Xây dựng chiến lược xúc tiến bán hàng phải xuất phát từ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kì và mục tiêu của xúc tiến bán hàng phải dựa trên mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. + Tăng cường ngân sách cho xúc tiến bán hàng: Xúc tiến bán hàng là một khâu quan trọng để bán được hàng vì vậy doanh nghiệp cần xác địng đúng vai trò của xúc tiến bán hàng mà có những biện pháp thích hợp. + Hoàn thiện công tác tổ chức cũng như xúc tiến bán thiết bị kinh doanh. 5.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh để nhập khẩu thiết bị điện Theo phân tích nguồn vốn kinh doanh của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam cho thấy: Công ty đang thiếu vốn nghiêm trọng do hoạt động nhập khẩu của công ty là nhập khẩu những thiết bị điện có hàm lượng kỹ thuật cao nên giá trị nhập khẩu thường rất lớn. Vì vầy công ty cần có những biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như :tăng vòng quay của vốn trong kinh doanh, huy động tối đa vốn trong kinh doanh nhằm thu được hiệu quả cao nhất. Để đặt được hiệu quả cao trong sử dụng vốn kinh doanh công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam cần đáp ứng các yêu cầu sau: + Bảo đảm sử dụng vốn đúng phương hướng, đúng mục đích, đúng kế hoạch có tính toán phương án sử dụng vốn đặt được lợi nhuận theo dự tính. + Chấp nhận đúng các quy định và các chế độ quản lí vốn, lưu thông tiền tệ và các hợp đồng vay trả đã được kí kết. + Hạch toán đầy đủ, đúng đắn, chính xác, kịp thời số vốn hiện có và tình hình sử dụng vốn ở doanh nghiệp trong từng giai đoạn. + Định kì tiến hành phân tích sử dụng vốn kinh doanh để rút ra kinh nghiệm và thấy được điểm mạnh điểm yếu trong sử dụng vốn. Một số biện pháp đẩy mạnh hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh: + Tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động hay rút ngắn số ngày của một vòng lưu chuyển: Bằng cách công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam đẩy mạnh bán ra, kết hợp nhập khẩu và bán luôn, hay nâng cao chất lượng của hàng hoá dịch vụ một cách thuận tiện, kịp thời, văn minh. Công ty cần mở rộng thị trường tiêu thụ các thiết bị của công ty bên cạnh những thị trường truyền thống công ty cần phát triển thị trường của mình sang miền trung và miền nam. Có kế hoạch dự trữ và bảo quản thích hợp, tránh tồn kho… + Tiết kiệm chi phí kinh doanh, sử dụng hợp lí tài sản, giảm bớt rủi ro, thiệt hại. Công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam cần giảm tối đa giá nhập( mua tận gốc, mua buôn và bán tận ngọn), tiết kiệm chi phí lưu thông, cần chú ý chất lượng hàng hoá và xu hướng tiêu thụ của nó, trong kinh doanh thương mại quốc tế có rất nhiều rủi ro công ty cần giảm các rủi ro như hao hụt, mất mát biến chất của chất lượng hàng hoá. + Tăng cường công tác quản trị vốn, quản trị tài chính trong công ty: Cần áp dụng chế độ hạch toán kinh doanh một cách đầy đủ, theo dõi quá trình hạch toán một cách thường xuyên, chấp hành đầy đủ luật thanh toán vay trả cũng như tiết kiệm chi phí …quản trih chặt chẽ các khoản chi thu, chống lãng phí tham ô… 6. Biện pháp giảm chi phí kinh doanh hàng nhập khẩu thiết bị điện Nguyên nhân chính trong hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu trong những năm gần đây của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam là chi phí kinh doanh hàng nhập khẩu cao nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty chưa cao. Có nhiều biện pháp giảm chi phí kinh doanh cho công ty song trong thời gian tới công ty cần thực hiện các biện pháp sau để giảm chi phí kinh doanh cho hàng nhập khẩu của công ty đồng thời là một trong những nhân tố nâng cao khả năng cạnh tranh của những thiết bị nhập khẩu của công ty. + Giảm chi phí mua hàng: Giảm chi phí mua hàng là biện pháp quan trọng để giảm giá bán của hàng hoá nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá của công ty. Vì vậy công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam cần nghiên cứu các nguồn cung ứng trên thị trường để tìm và lựa chọn đối tác có khả năng cung ứng ổn định, chất lượng tốt và giá cả hợp lí. + Giảm chi phí vận tải bốc dỡ: như rút ngắn quãng đường vận tải bình quân và lựa chọn đúng đắn phương tiện vận chuyển hàng hoá; kết hợp chặt chẽ mua và bán, chủ động tiến hành các hoạt động dịch vụ; phân bố hợp lí mạng lưới kinh doanh cho hàng hoá có đường vận động hợp lí và ngắn nhất; tổ chức tốt công tác thu mua tiếp nhận hàng hoá và sử dụng phương tiện vận chuyển tiên tiến. + Các biện pháp giảm chi phí bảo quản thu mua tiêu thụ: Tổ chức bộ máy kinh doanh và mạng lưới kinh doanh có quy mô phù hợp với khối lượng hàng hoá lưu chuyển tăng cường quản lí và sử dụng tốt tài sản dùng trong kinh doanh, thực hiện đúng luật tài chính, tín dụng, áp dụng khoa học công nghệ mới trong bảo quản hàng hoá, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên công tác kho. + Các biện pháp giảm chi phí hao hụt hàng hoá: kiểm tra chặt chẽ số lượng hàng hoá nhập kho. Có sự phân loại hàng hoá và biện pháp bảo quản thích hợp. Cải tiến kỹ thuật bảo quản hàng hoá ở kho trạm, cửa hàng. Xây dựng các định mức hao hụt và quản lí các chặt chẽ các khâu các yếu tố của hao hụt tự nhiên. Tăng cường bồi dưỡng kỹ thuật bảo quản và tinh thần trách nhiệm của công nhân bảu quản, bảo vệ hàng hoá. + Các biện pháp giảm chi phí hành chính: tinh giảm bộ máy quản lí hành chính và cải tiến bộ máy quản lí phù hợp với sự phát triển của công ty. Giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, giảm bớt các khoản chi tiêu có tính chất phô trương. Áp dụng các biện pháp khoa học trong quản lí hành chính đảm bảo thông tin thông suốt và chính xác. 7. Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong nhập khẩu thiết bị điện Do đặc tính kinh doanh của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam là công ty kinh doanh nhập khẩu những thiết bị điện do đó đòi hỏi những cán bộ công nhân viên trong công ty phải am hiểu về kỹ thuật một cách sâu sắc. Đào tạo bồi dưỡng một mặt tạo động cơ cho cán bộ công nhân viên trong công ty có động lực làm việc tốt, mặt khác tạo điều kiện để cho nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty không chỉ mang tính nghiệp vụ mà còn nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ với công ty nói riêng mà với xã hội nói chung, cần tạo cho cán bộ công nhân viên trong công ty coi công ty như mái nhà thứ hai của họ và giúp đỡ và tăng tinh thần làm việc tập thể của cán bộ công nhân viên trong công ty, có biện pháp gắn cán bộ công nhân viên trong công ty với công ty một cách chặt chẽ. Để đẩy mạnh kinh doanh hàng nhập khẩu công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam cần nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên kinh doanh như sau: + Nâng cao trình độ của cán bộ nghiên cứu thị trường như: thu thập, xử lí thông tin và ra quýêt định chính xác. + Đào tạo kiến thức trên tất cả các lĩnh vực cho nhân viên đi đàm phán. +Đào tạo kỹ thuật bán hàng của công nhân viên cũng như những kiến thức về marketinh cho nhân viên. Bồi dưỡng nhân viên bán hàng sử dụng thành thạo các kỹ thuật bán hàng tiên tiến. Tạo động lực trong lạo động cho cán bộ công nhân viên trong công ty: + Sử dụng tìên công, tiền lương như công cụ cơ bản để kích thích vật chất với người lao động. Tiền công tiền lương là biểu hiện chủ yếu trong thu nhập và biểu hiện rõ ràng về lợi ích kinh tế của người lao động. Dó đó phải được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất để kích thích người lao động. Tiền công tiền lương phải được trả thoả đáng cho người lao động. + Sự dụng hợp lí các hình thức khuyến khích tài chính: tăng lương tương xứng với việc hoàn thành công việc, áp dụng các hình thức trả công khuyến khích, các hình thức tiền thưởng, phần thưởng…để nâng cao sự nỗ lực và thành tích lao động của người lao động. + Sử dụng các hình thức khuyến khích phi tài chính để thoả mãn các nhu cầu tinh thần của người lao động như: khen ngợi, tổ chức thi đua, xây dựng bầu khồn khí, tâm lí xã hội tốt trong tập thể lao động, tạo cơ hội học tập, phát triển, tạo cơ hội nâng cao trách nhiệm trong lao động, cơ hội thăng tiến… Tạo môi trường làm việc tốt cho cán bộ công nhân viên trong công ty: + Loại trừ các trở ngại cho thực hiện công việc của nhân viên + Cung cấp các điều kiện cần thiết cho công việc như: các thông tin cần thiết và những điều có liên quan đến việc hoàn thành công việc. + Tuyển chọn và bố trí phù hợp để thực hiện công việc. Tạo môi trường làm việc tốt: công ty cần tạo môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên có thể phát huy hết mình như quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi hợp lí. KẾT LUẬN Qua phân tích tình hình kinh doanh của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam trong thời gian qua ta thấy: kinh doanh nhập khẩu đang là một lĩnh vực tương đối phát triển, nhìn chung hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty đang phát triển cao. Công ty có xu hướng phát triển cao, thị trường của công ty ngày càng mở rộng, không chỉ có thị trường ở miền Bắc, miền Trung mà thị trường của công ty đang có xu hướng mở rộng ra miền Nam. Doanh số của công ty những năm gần đây liên tục tăng, là một công ty nhập khẩu lớn hàng năm công ty đã đóng góp một khoản thuế lớn vào ngân sách nhà nước. Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tương đối ổn định, nó tạo môi trường làm việc tốt cho các thành viên trong công ty phát huy tài năng của mình. Vì vậy đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty được nâng cao, nó tăng cường mối đoàn kết gắn bó của các thành viên trong công ty. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Văn Hoè và các chú, anh , chị … trong công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình giao dịch và đàm phán kinh doanh Chủ biên GS.TS Hoàng Đức Thân. Giáo trình quản trị kinh doanh thương mại Chủ biên PGS.TS Hoàng Minh Đường, PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc. Giáo trình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, TS. Trần Văn Bão. Giáo trình kinh tế thương mại Chủ biên GS.TS Đặng Đình Đào, GS.TS Hoàng Đức Thân. Giáo trình Marketing thương mại Chủ biên PGS.TS Nguyễn Xuân Quang. Giáo trình thương mại điện tử TS. Trần Văn Hoè Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty phát triển kỹ thuật Việt Nam năm 2003- 2006 Báo cáo tổng kết kinh nghiệm của công ty…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31870.doc
Tài liệu liên quan