Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép tại chi nhánh công ty cổ phần công nghiệp thương mại đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà

Hoạt động xuất khẩu giày dép của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà trong thời gian qua đã đạt được rất nhiều thành công, không chỉ đem lại lợi ích cho những người lao động trong Xí nghiệp mà còn đóng góp vào ngân sách nhà nước một khoản thuế lớn. Tuy nhiên những kết quả mà Xí nghiệp đã đạt được trong xuất khẩu hàng giày dép cho thấy rằng, Xí nghiệp giày Phú Hà vẫn chưa tận dụng được hết các cơ hội mà thị trường mang lại, chưa sử sụng tối đa tiềm năng xuất khẩu giày dép của mình. Thấy được thức tế này nên em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu này. Trong chuyên đề tốt nghiệp, em đã trình bày một cách khái quát về hàng giày dép và xuất khẩu giày dép của Việt Nam, em đã phân tích và đánh giá một cách khách quan thực trạng xuất khẩu hàng giày dép của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà. Em nghiên cứu, phân tích và chỉ ra được những điểm mạnh, những điểm yếu của Xí nghiệp, những cơ hôi và thách thức mà Xí nghiệp có thể gặp phải trong tương lai. Dựa trên cơ sở đó, em đã đề xuất một số giải pháp với hy vọng đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu giày dép của Xí nghiệp, giúp Xí nghiệp có thể đạt được những thành tựu lớn hơn nữa trong xuất khẩu giày dép cũng như trong sản xuất kinh doanh. Và em mong muốn rằng những giải pháp đó thực sự hữu ích đối với Xí nghiệp.

doc97 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1914 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép tại chi nhánh công ty cổ phần công nghiệp thương mại đầu tư Phú Lâm - Xí nghiệp giầy Phú Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giày nữ, giày thể thao 3 Engros Shuhhaus Thuỵ Sĩ Giày nữ 4 Stefergan Pháp Giày nữ 5 Faith Soot- wear Anh Giày nữ 6 Euro Shounienv Bỉ Giày nữ 7 Dunnes Stores Anh Giày nữ (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu) 2.4. Phương thức xuất khẩu Công ty thuê gia công là TMC uỷ quyền cho CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà thực hiện sản xuất hàng giày dép và xuất khẩu trực tiếp giày dép đến các khách hàng trên thế giới. Do vậy, để đáp ứng được một đơn đặt hàng thì Xí nghiệp phải nhập khẩu các nguyên phụ liệu da giày về và đưa vào sản xuất. Chất lượng của những đôi giày dép được tạo ra sẽ do các chuyên gia kỹ thuật đại diện cho TMC và các chuyên gia của Xí nghiệp có tay nghề kiểm nghiệm cả về số lượng và chất lượng để loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Sau khi tất cả các thủ tục liên quan đến hàng hoá đã hoàn tất thì các cán bộ phòng Xuất nhập khẩu sẽ tiến hành làm các thủ tục xuất khẩu cho lô hàng đó. Khi tất cả các công việc đó hoàn tất có nghĩa là hợp đồng đó đã được thực hiện xong. Tuy nhiên sản phẩm giày dép của Xí nghiệp không được bán trực tiếp cho người tiêu dùng mà sẽ qua các nhà trung gian. Họ nhập giày dép của Xí nghiệp về, dán nhãn mác khác rồi mới đem ra thị trường bán. Cách làm này sẽ giúp giày dép của Xí nghiệp có thể tiêu thụ dễ dàng hơn khi mà những sản phẩm đó chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới. Nhưng xét về lâu dài thì lợi ích của Xí nghiệp đã bị giảm đi rất nhiều 2.5. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu giày dép Trong thời gian qua, CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà đã đạt được rất nhiều thành công trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong xuất khẩu giày dép nói riêng. Kim ngạch xuất khẩu giày dép tuy còn biến động nhưng nhìn chung vẫn giữa ở mức khá cao. Điển hình nhất là năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Xí nghiệp đạt gần 18 triệu USD với số lượng giày dép xuất khẩu là 2.293.681 đôi. Với kết quả đó, Xí nghiệp đã hoàn thành được mục tiêu đặt ra đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu giày dép của Xí nghiệp khá rộng, các đối tác nhập khẩu giày dép đến từ hầu hết các châu lục. Thị trường xuất khẩu giày dép chủ yếu của Xí nghiệp là thị trường EU, một thị trường tiêu thụ giày dép khổng lồ của thế giới với 500 triệu dân. Mặc dù, hàng giày dép xuất khẩu vào thị trường EU sẽ rất có tiềm năng những đây là một trong những thị trường khó tính nhất thế giới do vậy nó cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Ngoài việc phải đảm bảo giày dép xuất khẩu của mình đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về mẫu mã, chất lượng, an toàn cho người sử dụng thì ngày nay người tiêu dùng còn có xu hướng tiêu dùng sản phẩm “xanh”, nghĩa là phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Một điều đặc biệt quan trọng nữa mà Xí nghiệp cần quan tâm đến là luật chống bán phá giá mà EU quy định đối với mặt hàng giày dép cũng như các quy định khác mà EU đặt ra đối với sản phẩm giày dép xuất khẩu vào thị trường nay. Ngoài thị trường EU, giày dép của Xí nghiệp còn được xuất khẩu sang rất nhiều thị trường khác như thị trường Đông Á, Bắc Mỹ, một số nước thuộc khu vực Đông ÂU…Việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực này sẽ giúp giảm bớt những thiệt hại khi mà xuất khẩu giày dép sang thị trường EU gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu càng đa dạng thì càng đòi hỏi Xí nghiệp phải làm thế nào để tăng khả năng thích nghi của mình với những môi trường kinh doanh khác biệt. Như vậy, yêu cầu làm tốt công tác nghiên cứu thị trường và lập chiến lược xuất khẩu luôn đặt ra đối với Xí nghiệp trong mỗi thời kỳ kinh doanh. Và trong tương lai xu hướng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu sẽ rất hữu ích đối với Xí nghiệp. Về nguồn nhân lực, Xí nghiệp đã xây dựng quy chế tuyển dụng và đào tạo cho người lao động. Người lao động có cơ hội tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao tay nghề của mình nhờ vậy mà năng suất lao động không ngừng tăng, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, tỷ lệ giày dép không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu giảm hẳn và khả năng thích nghi với những công nghệ sản xuất hiện đại của người lao dộng trong Xí nghiệp ngày một cải thiện. Ngoài những thành tựu mà Xí nghiệp đã đạt được trong thời gian qua như đã kể trên, Xí nghiệp giày Phú Hà còn rất thành công trong việc đổi mới công nghệ sản xuất giày dép phục vụ xuất khẩu và ngày một hoàn thiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Hàng năm, Xí nghiệp thường bỏ vốn rất lớn cho đầu tư xây dựng cơ bản và mua máy móc thiết bị để có thể theo kịp sự tiến bộ của công nghệ sản xuất giày dép trên thế giới, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng thế giới. Đối với nghiệp vụ làm thủ tục xuất khẩu giày dép, từ cuối năm 2006 Xí nghiệp giày Phú Hà đã áp dụng hình thức khai hải quan điện tử. Các phòng ban chức năng cũng như phong Xuất nhập khẩu đã được trang bị hệ thống máy tính rất hiện đại, nhờ đó các cán bộ phòng Xuất nhập khẩu có thể dễ dàng khai báo hải quan cho lô hàng giày dép xuất khẩu của mình mà còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian. 3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu giày dép của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 3.1. Những điểm mạnh 3.1.1. Môi trường chính trị Việt Nam được quốc tế đánh giá là điểm đến an toàn và hấp dẫn. Tình hình chính trị của Việt Nam khá ổn định tạo điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh lâu dài tại đây. Chính điểm mạnh này đã giúp thu hút rất nhiều người nước ngoài đến nước ta, họ không chỉ là khách du lịch mà còn gồm cả những nhà đầu tư quốc tế lớn. CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà là một trong những doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, môi trường văn hoá chính trị khá tốt. Trong khi Xí nghiệp đang cần vốn đầu tư cho hoạt động xuất khẩu giày dép thì có được lợi thế này sẽ giúp thu hút đầu tư và hợp tác trong kinh doanh đồng thời duy trì mối quan hệ dài hạn với đối tác. 3.1.2. Lao động Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh. Trình độ và ý thức lao động ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tiến độ hoàn thành đơn đặt hàng và do đó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và xuất khẩu giày dép. Nhận thức được điều đó Xí nghiệp giày Phú Hà rất quan tâm đến đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người lao động. Không chỉ thực hiện tốt các chế độ chính sách mà Nhà nước quy định, Xí nghiệp còn xây dựng chững chế độ riêng cho người lao động của mình. Độ tuổi trung bình lao động là 21 tuổi và phần lớn là nữ giới. Những lao động trực tiếp sản xuất hầu hết là dân đại phương vừa tốt nghiệp phổ thông trung học do vậy khi được tuyển dụng vào Xí nghiệp họ sẽ được đào tạo nghề, những người ở xa sẽ được Xí nghiệp tổ chức chỗ ăn ở ngay gần xí nghiệp cho thuận tiện. Những cán bộ quản lý đều đã qua trường lớp đào tạo ở các trường đại học cao đẳng. Ngoài ra, giá nhân công ở CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà tương đối rẻ so với các đối thủ khác, thu nhập trung bình của người công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ở các phân xưởng là 800.000 VND/tháng. Đây là một lợi thế rất lớn trong môi trường cạnh tranh gay gắt đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. 3.1.3. Khai báo hải quan Từ cuối năm 2006, CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà đã ứng dụng hình thức khai báo hải quan điện tử. Đây là hình thức đã rất phổ biến đối với các nước phát triển nhưng đối với một số nước đang phát triển như Việt Nam thì nó lại rất mới. Do vậy, đây cũng có thể coi là một điểm mạnh của Xí nghiệp. Nhờ áp dụng hình thức khai báo hải quan điện tử mà Xí nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều công sức, tiền của cũng như thời gian. Tuy nhiên, để có hiệu quả thì đòi hỏi Xí nghiệp phải đầu tư hệ thống máy tính hiện đại có nối mạng và phải đào tạo thêm cho các cán bộ xuất nhập khẩu các kỹ năng khai báo điện tử. 3.2. Những điểm yếu 3.2.1. Trình độ của người lao động Mặc dù có đội ngũ lao động trẻ nhưng tay nghề của người lao động lại không cao gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và chất lượng sản phẩm. Thống kê cho thấy tỉ lệ sản phẩm sản xuất ra không đủ tiêu chuẩn mà người thuê gia công yêu cầu khá cao, năm 2007 là 0.2%. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động gia công hàng xuất khâu mà ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và uy tín của Xí nghiệp. Do vậy Xí nghiệp giày Phú Hà cần quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo tay nghề cho người lao động. 3.2.2. Thiếu vốn và công nghệ Vốn là yếu tố rất quan trọng trong chiến lược đầu tư phát triển và mở rộng của Xí nghiệp. Thiếu vốn, Xí nghiệp không có cơ hội ứng dụng các công nghệ sản xuất giày dép hiện đại của thế giới, khó khăn hơn trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện các chính sách khuyến khích người lao động làm việc như chế độ khen thưởng, tổ chức các chuyến đi tham quan nghỉ mát, tổ chức các chương trình giao lưu... Với công nghệ sản xuất như hiện nay, sản phẩm Xí nghiệp sản xuất ra rất khó đáp ứng tôt yêu cầu của đối tác và chỉ có thể sản xuất các mặt hàng với yêu cầu kỹ thuật cao. 3.2.3. Tính chất nội địa hoá Tính chất nội địa hoá trong tưng đôi giày vẫn còn quá thấp, các nguyên liệu da, vải và các phụ kiện khác như dao cắt, keo dán...chủ yếu phải nhập ngoại. Da nội địa chỉ để sản xuất giày cấp thấp hoặc chỉ được dùng da lát hoặc da đế. Vải bạt nội địa chỉ để sản xuất giày bảo hộ lao động, chưa đạt tiêu chuẩn để sản xuất giày vải cao cấp. Đối với giày thể thao thì phụ liệu phải nhập toàn bộ. Không chủ động được trong công tác tạo nguồn khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, phải lệ thuộc rất lớn vào những đối tác cung cấp nguyên phụ liệu sản xuất giày dép nước ngoài. Ngoài ra, với thực trạng phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ liệu như vậy sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng cao, làm giảm lợi nhuận của Xí nghiệp. Vì vậy, Xí nghiệp giày Phú Hà luôn đặt mục tiêu giảm tỉ trọng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài, tăng tỉ trọng nguyên phụ liệu có xuất xứ trong nước trong mỗi sản phẩm giày dép xuất khẩu. Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất ra vẫn phải đạt chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các thị trường khó tính. 3.2.4. Hệ thống phân phối Sản phẩm của Xí nghiệp được xuất đi rất nhiều nước nhưng tại các nước đó đều không có hệ thống phân phối trực tiếp mà phải xuất khẩu qua trung gian. Hàng được sản xuất tại Xí nghiệp để xuất bán đi nước ngoài thì đều phải dán nhãn của những hãng có uy tín. Thực trạng này là xuất pháp từ yếu kém trong hoạt động marketing và tiếp thị sản phẩm của mình ra thị trường thế giới và chưa có thương hiệu. Phương thức xuất khâu này mặc dù giúp sản phẩm của Xí nghiệp có thể thâm nhập vào các thị trường khó tính dễ dàng hơn, nhưng xét về lâu dài thì hiệu quả mà nó đem lại không cao. 3.2.5. Khai báo hải quan Do mới áp dụng hình thức khải báo hải quan điện tử được gần hai năm nên việc thực hiện nó còn nhiều hạn chế. Đây có thể do các nguyên nhân sau: - Các cán bộ xuất nhập khẩu của Xí nghiệp đã làm việc tại đây khá lâu. Khi đó việc khai báo hải quan vẫn chỉ áp dụng phương pháp khai báo truyền thống nên khi áp dụng họ phải tiếp cận với phương thức khai báo hoàn toàn mới, họ chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đông thời, trước đây môn mọc về hải quan điện tử chưa được đưa ào giảng dạy tại các trường đào tạo nghiệp vụ xuất khập khẩu do đó các cán bộ này chưa hệ có cơ sở lý thuyết vững chắc cũng như hiểu biết về luật hải quan điện tử. - Hạn chế này còn có thể xuất phát từ phía các cơ quan chức năng có liên quan. Nguyên nhân này có thể do luật hải quan điện tử chưa được hoàn thiện, có thể do cán bộ cục hải quan nơi tiếp nhận khai báo hải quan điện tử chưa nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ do vậy ảnh hưỏng đến quá trình thông quan điện tử hàng hoá. 3.3. Những cơ hội 3.3.1. Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO là một cơ hội lớn đối với ngành giày da của Việt Nam trong đó có Xí nghiệp giày Phú Hà. Những rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với mặt hàng giày da xuất khẩu sẽ giảm mạnh. Nếu Xí nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm để thoả mãn nhu cầu khách hàng thì đây là cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng số lượng khách hàng, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên nhanh chóng. Như vậy, Xí nghiệp sẽ giải quyết được phần nào tình trạng thiếu vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ và thực hiện các chính sách đối với người lao động. 3.3.2. Mở rộng thị trường xuất khẩu Sản phẩm giày dép xuất khẩu của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà có mặt ở các thị trường tiêu thụ giày dép lớn trên thế giới sẽ mang lại cho Xí nghiệp rất nhiều các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu. Điều này là hoàn toàn có thể nếu như Xí nghiệp có thể đáp ứng tôt những nhu cầu của khách hàng. Ở thị trường khổng lồ như EU, việc lựa chọn cho mình ngách thị trường hợp lý và có những chiến lược đối phó hiệu quả thì khả năng tăng thị phần xuất khẩu giày dép của Xí nghiệp tại thị trường này là rất lớn. Năm 2007, Chính phủ Mỹ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viến PNTR với Việt Nam, sự kiện này có tác động rất tích cực đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ. Các sản phẩm giày dép xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ có thể tăng đột biến hơn nữa nhờ được hưởng các chính sách ưu đãi. Một xu hướng nữa có thể thấy là các nhà nhập khẩu giày dép Mỹ đang có kế hoạch mở rộng hướng đặt hàng từ Việt Nam, nhất là các loại hàng có yêu cầu sản xuất phức tạp và chất lượng từ trung bình khá trở lên để tận dụng lao động kéo tay của Việt Nam. Với những thế mạnh mà mình có, Xí nghiệp cần phát huy hơn nữa để có thể dó được cơ hội này trong những năm tới đây. 3.3.3. Tiếp cận với các công nghệ hiện đại trong sản xuất giày dép xuất khẩu Vơi sự phát triển như vũ bão của ngành cơ khí thế giới, các công nghệ sản xuất hàng hoá nói chung và công nghệ sản xuất giày dép nói riêng ngày càng được hiện đại hoá. Công nghệ này không chỉ giúp tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian để tạo ra một sản phẩm, nâng cao chất lượng giày dép được sản xuất mà còn giúp tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu trong suốt qua trình sản xuất. Đây là cơ hội để Xí nghiệp giày Phú Hà có thể đổi mới công nghệ sản xuất giày dép của minh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu giày dép và khuyến khích người lao động nâng cao trình độ tay nghệ để theo kịp sự tiến bộ đó. 3.4. Những thách thức 3.4.1. Bị áp thuế chống bán phá giá Thị trường xuất khẩu của Xí nghiệp giày Phú Hà khá nhiều như EU, Canada, Mỹ... Đây là những thị trường đòi hỏi rất khó tính, đòi hỏi các tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao không chỉ về chất lượng, mẫu mã, quy cách đóng gói...Do vậy, Xí nghiệp cần có các công nghệ sản xuất hiện đại đi liền với đó là phải nâng cao tay nghề cho người lao động. Với khả năng tài chính hạn chế thì điều này rất khó thực hiện. Ngoài ra khi xuất khẩu giày dép vào các thị trường, Xí nghiệp giày Phú Hà phải xây dựng các biện pháp đối phó với tình huống bị áp thuế chống bán phá giá bởi nếu xảy ra điều đó thì Xí nghiệp không chỉ thiệt hại lớn về kinh tế mà còn làm giảm uy tín, hình ảnh của mình. 3.4.2. Gia nhập WTO Việt Nam gia nhập WTO mở ra cho ngành giày da Việt Nam những cơ hội lớn nhưng cũng có những thách thức không nhỏ và điều này không loại trừ Xí nghiệp giày Phú Hà. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt,bên cạnh cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, Xí nghiệp còn có thể sẽ mất thị trường thậm chí là phá sản nếu như không có các biện pháp đối phó hiệu quả. Có nguồn nhân công giá rẻ nhưng chất lượng lao động lại không cao làm cho sức cạnh tranh của Xí nghiệp giảm sút. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của Xí nghiệp lại khá mạnh , không chỉ là đối thủ trong nước mà còn rất nhiều đối thủ nước ngoài khác như của Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan... 3.4.3. Giảm thị phần Do mức độ hấp dẫn của các thị trường xuất khẩu giày dép ngày một tăng đã thu hút rất nhiều các đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường đã làm cho áp lực cạnh tranh trên tất cả các thị trường gia tăng. Đây là một thách thức không nhỏ đối với CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà đòi hỏi Xí nghiệp phải xây dựng các chiến lược cạnh tranh hiệu quả và phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Nếu không làm được điều đó thì thị phần hiện tại của Xí nghiệp sẽ có nguy cơ bị giảm đi. CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP-THƯƠNG MẠI-ĐẦU TƯ PHÚ LÂM – XÍ NGHIỆP GIÀY PHÚ HÀ 1. Định hướng xuất khẩu ngành da giày đến năm 2010 Ngành da giày được xếp thứ 3 trong 7 nhóm ngành hàng giai đoạn 2001-2005 và xếp thứ 4 trong 6 nhóm ngành hàng giai đoạn 2006-2010 được ưu tiên xuất khẩu. Trong quy hoạch phát triển ngành da giày tới năm 2010, ngành da giày đưa ra chỉ tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 3,1 tỷ USD năm 2005 và phấn đấu đạt 6,2 tỷ USD năm 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20-22%. Mục tiêu ngành da giày đặt ra là: Phát triển công nghiệp da giày đến năm 2010 là ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu, giải quyết việc làm, nâng cao khả năng cạnh tranh, chuyển mạnh từ gia công sang mua nguyên liệu - bán thành phẩm, đồng thời chủ động hơn về nguyên phụ liệu. Riêng đối với ngành giay dep, mục tiêu đặt ra đến năm 2010 là trở thành một ngành kinh tế quan trọng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, đồng thời đảm bảo cho các doanh nghiệp giầy dép phát triển bền vững với công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9000, quản lý môi trường đáp ứng ISO 14000. Cụ thể đến năm 2010, ngành sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 6,2 triệu USD, giải quyết việc làm cho 820.000 lao động, Bảng 13. Mục tiêu sản lượng và giá trị xuất khẩu của toàn ngành da giày Việt Nam (2005-2010) 2010 2005 Giày dép các loại (Đơn vị: 1.000 đôi) Tổng sản lượng 470.000 720.000 Xuất khẩu 427.700 655.200 Cặp, túi xách (Đơn vị: 1.000 đôi) Tổng sản lượng 51.700 80.700 Xuất khẩu 50.500 78.470 Da thành phẩm (Đơn vị: 1.000 sqft) Tổng sản lượng 40.000 80.000 Xuất khẩu 25.000 65.000 Tổng XK(Triệu USD) 3.100 6.200  Nguyên liệu  Da thuộc: Chỉ tiêu Ðơn vị tính 2005 2010 1. Da thuộc 1.000 sqft 28.000 56.000 - Da cật 1.000 sqft 29.930 40.600 - Da váng 1.000 sqft 7.070 15.400 2. Da nguyên liệu tấn 23.660 40.460 - Da trâu bò (nội địa) tấn 19.460 26.110 - Da bò muối (nhập) tấn 2.800 11.900 - Da váng (nhập) tấn 1.400 2.450  Nguyên vật liệu chủ yếu:  Nguyên vật liệu Ðơn vị tính 2005 2010 - Giả da triệu yard 30 45 - Vải các loại triệu yard 50 77,5 - Ðế Triệu đôi 275 408 - Keo tổng hợp tấn 3.276 5.000 - Phụ liệu tấn 20.617,5 49.480  Lao động: Lao động ( người) 2005 2010 Giày dép 232.000 311.000 Túi xách 13.400 21.000  Vốn: Ðơn vị tính (triệu USD) 2005 2010 Sản phẩm 3.679.000 3.679.000 Nguyên vật liệu 1.619.000 1.472.000 Giai đoạn từ nay đến năm 2010 ngành da giày Việt Nam vẫn cần duy trì và lựa chọn sử dụng công nghệ truyền thống như hiện nay,đồng thời cần kết hợp đi nhanh vào công nghệ tiên tiến, tiếp nhận công nghệ hiện đại ở những khâu quan trọng nhằm khắc phục nguy cơ chững lại, xuống dốc của ngành khi mất dần lợi thế so sánh về vị trí địa lý thuận lợi và giá nhân công rẻ. Từ nay đến năm 2010, thay dần trang thiết bị lạc hậu hết khấu hao, hiện đại hoá từng bước trong từng khâu quan trọng, đồng thời kết hợp với đầu tư mở rộng để tăng năng lực sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Việc đầu tư mở rộng cần được thực hiện chủ yếu trong các khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp chuyên ngành. Đẩy mạnh chương trình chế tạo các thiết bị, phụ tùng chuyên ngành trên địa bàn thành phố và trong cả nước. Công việc này cần tiến hành trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan theo phương thức hợp tác, liên doanh hoặc đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài (FDI). Đối với những công nghệ hiện đại cần có sự chuyển giao từ nước ngoài. Mặt khác các doanh nghiệp cũng cần chủ động phát động, đẩy mạnh các hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Trong đầu tư công nghệ, thiết bị máy móc các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó phải tuân thủ các quy trình đánh giá tác động môi trường của mốt công trình đầu tư mới. Phấn đấu đến cuối năm 2010, hầu hết các doanh nghiệp da giày Việt Nam áp dụng thực hiện hệ thống quản lý ISO 14000 về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cần có phương hướng đào tạo nhân lực theo xu thế hiện đại của thế giới.  Phương thức đào tạo tiến hành đa dạng hoá: Đào tạo tại chỗ kết hợp kèm cặp ở doanh nghiệp, tại nơi sản xuất; Kết hợp đào tạo chính quy tại các trung tâm, các trường trong nước với đào tạo tại nước ngoài đối với những ngành nghề trong nước chưa có hoặc đã có nhưng còn yếu kém. Mở ra nhiều ngành chuyên sâu, có giá trị thực tiễn cao. Trong thời gian trước mắt cần ưu tiên các ngành nghề: thiết kế mẫu mốt, kỹ thuật sản xuất giày, kỹ thuật sản xuất da thuộc bởi đây là những ngành nghề có vai trò quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Cần thành lập các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài (FDI), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giày xuất khẩu được tham gia thị trường tài chính; giảm dần hình thức cho vay bằng thiết bị máy móc vật tư trong đầu tư gián tiếp hiện nay bằng góp vốn bằng tiền mặt. Trong thời gian tới ngành da giày Việt Nam cần mạnh dạn mở rộng việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư ở khu vực Châu Âu và một số Quốc gia có trình độ phát triển ngành da giày cao và tích cực tham gia Tổ chức quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế cho Việt Nam thông qua các quỹ hỗ trợ chính thức (ODA). Quy hoạch ngành giầy dép khuyến khích mọi thành phần tham gia đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giày dép, kết hợp công nghiệp chế biến da với chăn nuôi công nghiệp-giết mổ tập trung; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất các sản phẩm giầy dép, đồ da để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xây dựng các khu công nghiệp tập trung có đủ điều kiện về hạ tầng và xử lý môi trường để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư. Sản xuất và đầu tư ngành giầy dép trên toàn quốc được bố trí thành 3 vùng, nhằm tạo sự phát triển cân đối theo vùng và lãnh thổ để tận dụng lợi thế về nhân công, nguồn nguyên liệu, đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế theo từng giai đoạn. Cũng theo quy hoạch, tổng vốn đầu tư ngành giầy dép giai đoạn 2006-2010 dự kiến là 9.153,50 tỷ đồng, trong đó đầu tư chiều sâu 1.844,20 tỷ đồng, đầu tư phát triển lĩnh vực thuộc da 604,0 tỷ đồng. Ngoài ra, dự kiến ngành còn thu hút 347,76 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, liên kết, thành lập công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu, trái phiếu thông qua thị trường chứng khoán. 2. Định hướng sản xuất kinh doanh và xuất khẩu giày dép của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 2.1. Về công tác sản xuất kinh doanh - Sản xuất kinh doanh phải có mức tăng trưởng khá ổn định và bền vững đạt khoảng 7% một năm, đến năm 2010 sẽ trở thành một doanh nghiệp có tiếng trong ngành công nghiệp giày dép của Việt Nam. - Năng suất lao động ngày một tăng đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm - Luôn tuân theo khẩu hiệu ”Làm việc hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí” - Mỗi người lao động trong doanh nhgiệp luôn có tâm niệm vì sự phát triển của doanh nghiệp cũng là vì sự phát triển của bản thân - Quá trình sản xuất ngày càng hiện đại hoá, chuyên môn hoá nhờ việc không ngừng đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và quan niệm trong quản lý. 2.2. Về hoạt động xuất khẩu hàng hoá - Giữ vững những khách hàng lớn và truyền thống đặc biệt là thị trường EU - Không ngừng nghiên cứu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp - Từng thời kỳ phải xây dựng những chính sách nhằm đối phó với sự biến động của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế đặc biệt là nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá - Tích cực tham gia vào các triển lãm giày dép, hội trợ giày dép quốc tế để đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến người tiêu dùng thế giới - Thực hiện tốt nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá ngay từ những khâu đầu tiên nhằm giảm thiểu thiệt hại - Ứng dụng ngày một hiệu quả phương pháp khai báo hải quan điện tử nhằm giảm chi phí và thời gian, đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu hàng hoá. 2.3. Về công tác nguồn nhân lực - Thực hiện tôt công tác tuyển dụng và đào tạo nhằm cung cấp cho doanh nghiệp một lực lượng lao động có tay nghề và kỷ luật. Mục tiêu đặt ra trong năm 2008 là sẽ tuyển dụng thêm 3000 lao động, tổ chức 10 khoá đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động. - Luôn coi trọng người lao động, coi người lao động là tài sản quý giá của doanh nhgiệp - Thực hiện chế độ thưởng phạt công bằng với mục tiêu vì sự phát triển của doanhn ghiệp - Luôn tạo ra những cơ hội thăng tiến để người lao động phấn đấu 2.4. Công tác đầu tư, xây dưng cơ bản - Phấn đấu đến năm 2009, xây dựng thêm một xưởng sản xuất quy mô để phụ vụ cho sản xuất kinh doanh củaChi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm. - Liên tục đổi mới máy móc trang thíêt bị để theo kịp sự tiến bộ của công nghệ sản xuất giày dép trên thế giới. Đến năm 2010, toàn bộ hệ thống máy móc trang thiết bị sản xuất được thay mới hoàn toàn 3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 3.1. Nâng cao chất lượng giày dép xuất khẩu Chất lượng là một yếu tố cốt lõi của sản phẩm, nó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Chất lượng của một sản phẩm không chỉ bao gồm tính bền của đôi giày dép đó mà nó là tổng thể các chỉ tiêu mà người tiêu dùng đặt ra đối với sản phẩm. Các chỉ tiêu gồm có tính bền, tính thời trang và độc đáo của giày dép, màu sắc, các dịch vụ đi kèm, mức độ an toàn cho người sử dụng, mức độ thân thiện với môi trường và những lợi ích khác mà sản phẩm giày dép đem lại cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng chỉ mua giày dép khi mà đôi giày dép đó đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng mà người tiêu dùng đặt ra, đồng thời giá cả của nó phải phù hợp với khả năng chi trả của họ. Trên thị trường giày dép thế giới cạnh tranh khốc liệt, chất lượng của sản phẩm giày dép còn là phương tiện cạnh tranh hiệu quả.Chính vì vậy, bất cứ một nhà sản xuất giày dép xuất khẩu nào cũng cố gắng nâng cao chất lượng của những đôi giày dép mà họ tạo ra để có thể dễ dàng bán được hàng. Chất lượng của sản phẩm giày dép bị quyết định bởi nhiều yếu tố như: - Chất lượng của nguyên phụ liệu sản xuất giày dép - Trình độ của người lao động - Tính tiên tiến của công nghệ sản xuất giày dép và mức độ hiện đại của móc móc trang thiết bị dùng để sản xuất ra giày dép - Công tác bảo quản giày dép … Để nâng cao chất lượng của giày dép thì Xí nghiệp giày Phú Hà cần đảm bảo các yếu tố trên nếu một trong những yếu tố đó không được đảm bảo thì không thể sản xuất ra đôi giày dép có chất lượng. 3.2. Đa dạng hoá sản phẩm giày dép xuất khẩu Đa dạng hoá sản phẩm giày dép là biện pháp giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Sản phẩm giày dép của doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng hơn, có thể len lỏi vào nhiều ngách thị trường hơn. Tuy nhiên biện pháp này lại phần tán nguồn lực của doanh nghiệp do vậy cần phải cân nhắc kỹ lượng và có những chiến lược đúng đắn. CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà có thể áp dụng biện pháp này theo các cách sau: Một là, đa dạng hoá chất liệu sản phẩm. Tức là với cùng một kiểu thiết kế Xí nghiệp có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để làm ra những đôi giày dép khác nhau về chất liệu và mầu sắc nhưng lại giống nhau về kiểu dáng thiết kế. Hai là, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm giày dép. Hiện nay chủng loại giày dép của Xí nghiệp còn nghèo nàn, những sản phẩm giày dép xuất khẩu của Xí nghiệp chủ yếu là mẫu mã do khách hàng đặt làm. Do vậy nếu như ta tăng chủng loại giày dép xuất khẩu cũng là biện pháp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm giày dép của Xí nghiệp. Trong hai biện pháp trên, biện pháp thứ nhất dễ dàng áp dụng hơn biện pháp thứ hai. Đó là vì. nếu Xí nghiệp sử dụng biện pháp đa dạng hoá chủng loại giày dép có nghĩa là phải có nhiều kiểu dáng thiết kế khác nhau, mỗi một kiểu dáng khác nhau lại đòi hỏi phải các thao tác sản xuất khác nhau như vậy nguồn lưc cũng như máy móc sẽ bị phân tán. Còn nếu chỉ đa dạng hoá chất liệu sản phẩm thì với những chất kiệu khác nhau cũng vẫn sử dụng những thao tác sản xuất giống nhau. 3.3. Đổi mới máy móc, trang thiết bị và công nghệ sản xuất Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm giày dép của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà ngày càng cao. Để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng thì Xí nghiệp giày Phú Hà cần phải thay đổi hệ thống máy móc, dây truyền sản xuất, cần cập nhật những công nghệ sản xuất giày dép tiên tiến nhất của thế giới để nhanh chóng nâng cao chất lượng của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của giày dép xuất khẩu. Ngoài ra, nếu làm được như vậy Xí nghiệp còn có thể tham gia sản xuất các mặt hàng giày dép cao cấp, đây là mặt hàng đang được khuyến khích sản xuất và xuất khẩu. Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và trong sản xuất sẽ làm tăng tính chuyên môn hoá trong sản xuất, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên phụ liệu và những chi phí khác nhờ đó doanh thu xuất khẩu của Xí nghiệp sẽ tăng lên. Trên thế giới, ngành công nghiệp giày dép đã rất phát triển, đã có những công nghệ sản xuất giày dép tự động cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao. Xí nghiệp có thể bỏ tiền ra mua về cả dây truyền sản xuất cùng kỹ thuật sản xuất. Tuy nhiên để thực hiện được biện pháp này đòi hỏi Xí nghiệp cần phải mạnh về nguồn lực tài chính và phải không ngừng năng cao trình độ tay nghệ của người lao động để có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất. Ngày này, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão kéo theo sự ra đời của các công nghệ sản xuất tiên tiến, giúp nâng cao năng suất lao động, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, tiết kiệm chi phí hơn và thân thiện với mmoi trường. Do vậy, giải pháp hữu hiệu đói với CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà là cần phải cập nhật thường xuyên liên tục các thông tin về công nghệ sản xuất giày dép trên thế giới để đưa ra những quyết định đầu tư hớp lý. Đồng thời, Xí nghiệp cũng cần quan tâm đến công nghệ sản xuất nguyên phụ liệu giày dép trên thế giới có có thể thực hiện mục tiêu chủ động hơn trong công tác tạo nguồn cho mình. Muốn làm được điều đó thì Xí nghiệp cần tăng cường cơ hội học tập để nâng cao kiến thức và tay nghệ cho cán bộ công nhân viên để có thể tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ của nhân loại. Đồng thời, Xí nghiệp cũng cần tăng cường xây dựng hệ thống thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý thông qua các phần mềm quản lý sản xuất, phần mềm quản lý mối quan hệ với khách hàngvà những phương tiện liên lạc hiện đại nhằm rút ngắn quá trình trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong Xí nghiệp và tiết kiệm chi phí cũng như thời gian. 3.4. Nâng cao trình độ của người lao động và áp dụng các biện pháp khuyến khích người lao động Cùng với sự phát triển kinh tế thế giới, yêu cầu của người tiêu dùng đối với mỗi đôi giày dép lại ngày một khắt khe. Xu hướng tiêu dùng giày dép hiện nay không chỉ bền, đẹp, phải bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và có tính thời trang cao. Để sản xuất được một đôi giày, dép như vậy đòi hỏi người lao động phải có tay nghề cao. Lực lượng lao động của Xí nghiệp giày Phú Hà khá đông và đã qua những khoá đào tạo nghề. Tuy nhiên để đáp ứng được với sự thay đổi nhu cầu từng ngày của người tiêu dùng thì nhất thiết phải nâng cao trình độ tay nghề của những lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm. Điều này đặc biệt cần thiết nếu như Xí nghiệp tham gia sản xuất các sản phẩm giày dép cao cấp. Ngoài ra, để đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà thì cũng cần phải nâng cao trình độ của các cán bộ quản lý cũng như các cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu vì trình độ của họ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu giày dép nói riêng. Do vậy, Xí nghiệp cần thiết phải thương xuyên đào tạo và nâng cao tay nghệ cho người lao động. Việc này có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như: mở các lớp đào tạo ngắn hạn tai Xí nghiệp, cử cán bộ đi học bên ngoài, đào tạo ngay trong xưởng sản xuất và đặc biệt là khuyến khích hình thức tự đào tạo. Mặc dù có rất nhiều phương pháp đào tạo để Xí nghiệp lựa chọn nhưng không phải vì thế mà áp dụng phương pháp nào cũng đạt hiệu quả cao. Xí nghiệp cần phải lựa chọn phương pháp đào tạo thích hợp với từng đối tượng người lao động. Đối với công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm thì phương pháp đào tạo thích hợp nhất là cử đi học nghề ngắn hạn, hoặc đào tạo ngày trong xưởng sản xuất theo kiểu kèm cặp, có nghĩa là người công nhân giỏi sẽ dạy bảo và truyền những kinh nghiệm mà mình có được cho những người công nhân mới. Đối với các cán bộ kỹ thuật và các cán bộ quản lý thì Xí nghiệp có thể áp dụng phương pháp cử đi học bên ngoài, có thể là học các lớp đào tạo chuyên nghiệp hoặc học tại các doanh nghiệp khác cùng ngành, học qua thực tế.Ngoài việc cho họ tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ Xí nghiệp còn cần phải nâng cao trình đọ ngoại ngữ và giao tiếp để theo kịp xu hướng hội nhập của thế giới. Đồng thời, phải tạo điều kiện cho các cán bộ đó được tiếp cận với những phương thức quản lý và làm việc hiện đại của thế giới. Thương thì việc đào tạo cho các đối tượng này rất tốn kém về cả tiền của và thời gian nhưng trong tương lai nó có thể đem lại hiệu quả cao và những kết quả mang tính đột phá. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng công việc của người lao động thì Xí nghiệp còn cần phải xây dựng những biện pháp khuyến khích người lao động. Để làm được điều đó, trước tiên Xí nghiệp cần phải đáp ứng được nguyên tắc công bằng và bình đẳng trong phân phối lợi ích và trong thưởng phạt. Xí nghiệp cũng cần cho người lao động thấy những cơ hội phát triển có thể có để người lao động cố gắng trong công việc và gắn bó hơn với Xí nghiệp. 3.5. Phát triển thị trường và hệ thống phân phối Mặc dù thị trường xuất khẩu giày dép của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà khá rộng lớn nhưng so sánh với thị trường thế giới khổng lồ thì nó là chưa đáng kể. Ở những thị trường xuất khẩu truyền thống, Xí nghiệp cần phải thâm nhập sâu hơn bằng 2 cách: Với những sản phẩm hiện tại Xí nghiệp đang sản xuất, Xí nghiệp có thể tìm kiếm và hợp tác với những đối tác mới của thị trường đó. Với những đối tác truyền thống ở thị trường đó, Xí nghiệp có thể hợp tác xuất khẩu những sản phẩm hoàn toàn mới. Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường truyền thống, Xí nghiệp còn cần phải tích cực tìm kiếm những thị trường tiềm năng mới. Ban đầu, Xí nghiệp có thể tìm kiếm những ngách thị trường nhỏ phù hợp với mình để có thể đáp ứng tôt nhất nhu cầu khách hàng, tăng uy tín của Xí nghiệp, dần dần xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm giày dép của công ty mình. Sau đó thành công đó, Xí nghiệp sẽ có cơ hội để mở rộng thị phần của công ty. Hiện tại, thị trường xuất khẩu của Xí nghiệp chủ yếu là thị trường EU. Đây là thị trường hấp dẫn đối với bất cứ doanh nghiệp xuất khẩu giày dép nào. Do vậy một mặt Xí nghiệp cần xây dựng các chiến lược nhằm duy trì và phát triển thị phần của mình tại các thị trường truyền thống đặc biệt là thị trường EU, đồng thời cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhằm tìm ra những thị trường mới cho giày dép của Xí nghiệp. Mặt khác, Xí nghiệp cần kết hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép khác và phải xây dựng mối liên hệ với hiệp hội de giày Việt Nam và các cơ quan tham tấn thương mại của Việt Nam, các cơ quan xúc tiến thương mại và Bộ thương mại để có được những thông tin chính xác, kịp thời và nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó đòi hỏi phải tốn kém rất nhiều chi phí và Xí nghiệp cần xây dựng những chiếm lược đúng đắn để đối phó với những rủi ro mà thị trường kinh doanh quốc tế đem lại. 3.6. Tăng cường hoạt động marketing quốc tế Hoạt động marketing quốc tế là việc thực hiện những hoạt động kinh doanh nhằm đưa sản phẩm marketing, hàng hoá và dịch vụ đền người tiêu dùng từ nước này sang nước khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. Xí nghiệp giày Phú Hà cần đẩy mạnh hoạt động marketing quốc tế mặt hàng giày dép của mình sang các thị trường xuất khẩu truyền thồng cũng như sang các thị trường mà Xí nghiệp đang có ý định xâm nhập. Có thể làm việc đó thông qua việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do Nhà nươc hay Hiệp hội da giày tổ chức hay các Trung tâm xúc tiến thương mại và dịch vụ chuyên ngành. Qua đó, hình ảnh của Xí nghiệp sẽ được đưa đến với những nhà đầu tư nước ngoài, cơ hội tìm kiếm đối tác sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải là chỉ cần làm như vậy sẽ thu được thành công. Xí nghiệp còn phải xây dựng được cho mình những thế mạnh so với các đối thủ cạnh tranh khác để nâng cao uy tín của Xí nghiệp và có đủ khả năng cho những để hợp tác với những đơn hàng lớn. 3.7. Tiết kiệm chi phí xuất khẩu giày dép Mục tiêu hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép nói riêng là lợi nhuận vì lợi nhuận sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Chỉ tiêu lợi nhuận được tính như sau: P = DT - CP Trong đó: P : Lợi nhuận thu được DT: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh CP : Chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra Để tăng lợi nhuận lên thì có hai cách là tăng doanh thu hoặc giảm chi phí. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép thì giải pháp tiết kiệm chi phí xuất khẩu có thể thực hiện bằng các cách sau: Giảm chi phí thuê phương tiện vận tải bằng cách ký các hợp đồng vận tải dài hạn để được hưởng giá ưu đãi, đồng thời nâng cao hiệu quả của hoạt động này cũng là một biện pháp giúp tiết kiệm chi phí Giảm chi phí bốc dỡ hàng hoá những vẫn phải đảm bảo tính hiệu quả Giảm chi phí lưu kho lưu bãi Giảm chi phí làm thủ tục hải quan bằng cách tăng hiệu quả và kết quả của công tác này, tránh các sai sót làm phát sinh chi phí Một biện pháp nữa giúp giảm chi phí nữa là tiết kiệm nguyên vật liệu sản xuất giày dép xuất khẩu. Nguyên vật liệu là bộ phận chiến tỷ trọng lớn nhất cả về khối lượng lẫn chi phí trong mỗi sản phẩm giày dép. Tiết kiệm nguyên vật liệu sẽ có tác động rất tích cực, giúp giảm giá thành sản phẩm do vậy có thể giảm giá bán, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và có được lợi nhuận cao. Hầu hết nguyên phụ liệu trong sản xuất giày dép của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà là nhập khẩu. Do vậy, nếu như ta thực hiện tiết kiệm trong sản xuất thì sẽ giảm chi phí sản xuất đi rất nhiều. Chi phí sản xuất giảm có nghĩa là giá thành của một sản phẩm sẽ giảm nên giá bán cũng giảm, sức cạnh tranh của mặt hàng giày dép của Xí nghiệp sẽ tăng lên, Xí nghiệp sẽ có nhiều cơ hội gia tăng lợi nhuận. Để tiết kiệm nguyên vật liệu, CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà cần nâng cao tay nghề cho những người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm nhằm giảm tỷ lệ sai hỏng của giày dép. Xí nghiệp cũng cần phải đổi mới máy móc trang thiết bị, ứng dụng các công nghệ sản xuất giày dép tiên tiến và tiết kiệm nguyên liệu. 3.8. Ứng dụng thương mại điện tử Ở nước ta, thương mại điện tử chưa phát triển nhưng trong mấy năm gần đây thì nó được nhắc đến rất nhiều và được các doanh nghiệp ứng dụng ngày càng nhiều. Những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại là rất lớn. Việc ứng dụng thương mại điện tử vào trong xuất khẩu giày dép sẽ giúp đưa hình ảnh của Xí nghiệp và mặt hàng giày dép xuất khẩu của Xí nghiệp đến mọi khách hàng mà không bị trở ngại bởi khoảng cách địa lý. Chính vậy sẽ giúp tăng lượng khách hàng biết đến Xí nghiệp, đẩy nhanh quá trình giao dịch, giảm chi phí và có thể tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Luật giao dịch điện tử Việt Nam dã được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/03/2006. Luật giao dịch điện tử ra đời đã thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử, giao kết và thanh toán điện tử. Hiện nay, các bộ phận phòng ban của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà đã được trang bị hệ thống máy tính hiện đại có nối mạng do vậy Xí nghiệp có thể áp dụng hình thức này. Trong thanh toán với đối tác gia công và nhà cung cấp nguyên phụ liệu, Xí nghiệp cũng có thể chuyển từ phương thức thanh toán truyền thống sang thanh toán điện tử. Việc này không chỉ làm giảm chi phí thanh toán mà còn có thể rút ngắn thời gian thanh toán từ 24 ngày như trước kia xuống chỉ còn 4 ngày. Độ an toàn của hinh thức này cũng không kém gì so với thanh toán truyền thống. 3.9. Nâng cao khả năng huy động và sử dụng vốn Hoạt động xuất khẩu giày dép của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà rất cần phải có tiềm lực tài chính dồi dào. Trước đây, khi còn là doanh nghiệp nhà nước thì toàn bộ nguồn vốn của Xí nghiệp là lấy từ nguồn ngân sách nhà nước. Do vậy, Xí nghiệp không quá gặp khó khăn trong việc huy động vốn kinh doanh, vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất. Nhưng hiện nay, khi đã cổ phần hoá Xí nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong công tác huy động vốn. Để huy động vốn cho xuất khẩu giày dép, Xí nghiệp giày Phú Hà có thể sử dụng các biện pháp sau: Huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu của Xí nghiệp Huy động vốn thông qua các khoản vay ODA, các khoản viện trợ Huy động vốn từ vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác Huy động vốn bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài Huy động từ nguồn vốn tự có của Xí nghiệp Huy động vốn là công việc rất khó khăn nhưng để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư thì lại càng khó. Các nguồn vốn của Xí nghiệp cần đựoc sử dụng đúng mucj đích và hiệu quả. Những nguồn vốn này có thể được sử dụng cho nhiều công việc đầu tư khác nhau như để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Xí nghiệp, có thể được đầu tư cho việc mua máy móc trang thiết bị phụ vụ sản xuất giày dép xuất khẩu… Sau mỗi lần sử dụng vốn để đầu tư, Xí nghiệp cần xây dựng các chỉ tiêu và tiến hành đánh giá hiệu quả của lần sử dụng vốn này để rút ra kinh nghiệm cho lần sau. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn mà Xí nghiệp có thể dùng bao gồm: Một là: Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ. Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa thì nó là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và nó là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong kỳ còn là điều kiện quyết định đến quá trình tái sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngoài ra, nó còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở của chính sách phần phối hợp lý và đúng đắn. Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được xác định như sau: P = DT - CP Trong đó: P : Lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong kỳ DT : Doanh thu của doanh nghiệp từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá CP : Chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh trong kỳ Hai là: Mức doanh lợi trên doanh số bán. % Trong đó: P’ : Mức doanh lợi của doanh nghiệp trong kỳ P : Lợi nhuận doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ DS : Doanh số bán thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh số bán thực hiện mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ. Do vậy nó có ý nghĩa quan trọng cho thấy doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu những mặt hàng hiện tại có hiệu quả và phù hợp không và thị trường nào mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Ba là: Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh. % Trong đó: P’2 : Mức doanh lợi của vốn kinh doanh trong kỳ (%) VKD:Tổng vốn kinh doanh trong kỳ. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bốn là: Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh. % Trong đó: P’3 : Mức doanh lợi của chi phí kinh doanh trong kỳ Cfkd : Tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Một đồng chi phí kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Năm là: Năng suất lao động bình quân của một lao động. hoặc Trong đó: W : Năng suất lao động bình quân của một lao động trong kỳ DT : Doanh thu (doanh số bán) thực hiện trong kỳ TN : Tổng thu nhập LDbq : Tổng số lao động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này cho thấy trung bình một lao động của doanh nghiệp thực hiện được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ hoặc bao nhiêu đồng thu nhẩp trong kỳ. Sáu là: Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu. Trong hoạt động xuất khẩu, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng số ngoại tệ thu đựơc do xuất khẩu còn chi phí thu mua xuất khẩu lại thể hiện bằng bản tệ Việt Nam đồng. Vì vậy cần phải tính tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu, để trên cơ sở đó biết được phải chi ra bao nhiêu đồng Việt Nam có được một đồng ngoại tệ. Trong đó: Hxk : Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu DTxk : Doanh thu ngoại tệ do xuất khẩu (bằng ngoại tệ) CPxk : Chi phí bản tệ chi ra cho xuất khẩu (bằng ngoại tệ). Bảy là: Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu. Trong hoạt động nhập khẩu, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng số bản tệ thu được do nhập khẩu còn chi phí nhập khẩu lại thể hiện bằng ngoại tệ. Vì vậy cần phải tính tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu, để trên cơ sở đó biết được phải chi ra bao nhiêu ngoại tệ để có được một đồng bản tệ. Trong đó: Hnk : Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu DTnk : Doanh thu do nhập khẩu mang lại (tính bằng bản tệ) CPnk : Chi phí bằng ngoại tệ cho nhập khẩu. Tám là: Tỷ suất ngoại tệ xuất, nhập khẩu liên kết. Hoạt động xuất,nhập khẩu liên kết còn gọi là buôn bán đối lưu bao gồm những hoạt động như: Hàng đổi hàng, trao đổi bù trừ, mua đối lưu, trao đổi bồi hoàn và mua lại sản phẩm. Hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất, nhập khẩu liên kết (Hlk) là kết quả tổng hợp của hiệu quả tài chính xuất khẩu và hiệu quả tài chính nhập khẩu. Tỷ suất ngoại tệ xuất, nhập khẩu liên kết được tính như sau: Do tính chất liên kết của hoạt động, toàn bộ khoản thu về xuất khẩu ngang bằng với khoản chi ra cho nhập khẩu, nghĩa là: Do đó: Xí nghệp giày Phú Hà có thể sử dụng các chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả của hoạt độnh sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả của hoạt động xuất khẩu để tìm ra những nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu giày dép. KẾT LUẬN Hoạt động xuất khẩu giày dép của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà trong thời gian qua đã đạt được rất nhiều thành công, không chỉ đem lại lợi ích cho những người lao động trong Xí nghiệp mà còn đóng góp vào ngân sách nhà nước một khoản thuế lớn. Tuy nhiên những kết quả mà Xí nghiệp đã đạt được trong xuất khẩu hàng giày dép cho thấy rằng, Xí nghiệp giày Phú Hà vẫn chưa tận dụng được hết các cơ hội mà thị trường mang lại, chưa sử sụng tối đa tiềm năng xuất khẩu giày dép của mình. Thấy được thức tế này nên em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu này. Trong chuyên đề tốt nghiệp, em đã trình bày một cách khái quát về hàng giày dép và xuất khẩu giày dép của Việt Nam, em đã phân tích và đánh giá một cách khách quan thực trạng xuất khẩu hàng giày dép của Chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp-Thương mại-Đầu tư Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà. Em nghiên cứu, phân tích và chỉ ra được những điểm mạnh, những điểm yếu của Xí nghiệp, những cơ hôi và thách thức mà Xí nghiệp có thể gặp phải trong tương lai. Dựa trên cơ sở đó, em đã đề xuất một số giải pháp với hy vọng đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu giày dép của Xí nghiệp, giúp Xí nghiệp có thể đạt được những thành tựu lớn hơn nữa trong xuất khẩu giày dép cũng như trong sản xuất kinh doanh. Và em mong muốn rằng những giải pháp đó thực sự hữu ích đối với Xí nghiệp. Em xin cám ơn toàn thể CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà và cũng xin kính chúc quý công ty làm ăn ngày càng phát đạt. Cuối cúng em xin gửi lời cám ơn thầy giáo TS. Trần Văn Hoè đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS. TS Nguyễn Duy Bột. Giáo trình Thương mại quốc tế. NXB Thống kê 1999 PGS. TS Đặng Đình Đào, PGS. TS Hoàng Đức Thân. Giáo trình Kinh tế Thương mại. NXB Thống kê 2001 TS. Trần Văn Hoè. Giáo trình Thương mại điện tử. NXB Thống kê 2005 TS. Nguyễn Thị Xuân Hương. Sách Xúc tiến bán hàng trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam. NXB Thống kê 2001 PGS. TS Trần Chí Thành. Giáo trình Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu. NXB Thống kê 2000 Vũ Hữu Tửu. Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. NXB Giáo dục 2002 Tài liệu do phòng Xuất nhập khẩu cung cấp Thời báo Kinh tế Việt Nam điện tử. 7/7/2005 Thông tin thương mại Việt Nam Một số tài liệu trên các trang Web: MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Thống kê kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang 15 Bảng 2. Thuế suất nhập khẩu giày dép của Nhật Bản 20 Bảng 3. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2007 33 Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của CNCTCPCNTMĐT - Xí nghiệp giày Phú Hà 45 Bảng 4. Cơ cấu lao động của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp 49 Bảng 5. Tình hình nhập khẩu một số nguyên phụ liệu 53 Bảng 6. Tình hình xuất khẩu giày dép của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 55 Bảng 7. Tình hình xuất khẩu mặt hàng giày nữ của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 56 Bảng 8. Tình hình xuất khẩu mặt hàng dép nữ của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 58 Bảng 9. Kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng giày nữ và dép nữ của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 59 Bảng 10. Cơ cấu thị trường của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 61 Bảng 11. Tình hình xuất khẩu giày dép của CNCTCPCNTMĐTPhú Lâm – Xí nhiệp giầy Phú Hà sang thị trường EU 62 Bảng 12. Một số khách hàng truyền thống của CNCTCPCNTMĐT Phú Lâm – Xí nghiệp giày Phú Hà 63 Bảng 13. Mục tiêu sản lượng và giá trị xuất khẩu của toàn ngành da giày Việt Nam (2005-2010) 73

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11540.doc
Tài liệu liên quan