Chuyên đề Giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hà Nội

Qua chuyên đề này, em đã có những nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của nguồn vốn đối với hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn góp phần rất quan trọng trong sự ổn định và phát triển của mỗi ngân hàng, do đó nó cũng có những tác động không nhỏ tới các hoạt động kinh tế đất nước. Qua sự phân tích về công tác huy động vốn tại chi nhánh Hà Nội em nhận thấy Chi nhánh Hà Nội là một chi nhánh đã khá thành công trong các hoạt động dịch vụ của ngân hàng và cũng đã đạt được khá nhiều thành tích trong công tác huy động vốn góp phần không nhỏ trong sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng Sacombank. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh găy gắt của thị trường nói chung và của các ngân hàng nói riêng thì chi nhánh Hà Nội cần phải tiếp tục có những nỗ lực mới để có thể duy trì và mở rộng hơn nữa hiệu quả hoạt động để có thể đứng vững trên thi trường và đưa Sacombank trở thành một thương hiệu mạnh không những trong nước ma còn có thể vươn xa hơn nữa.

doc60 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghệ thông tin ở hầu hết các nghiệp vụ từ việc nhận tiền gửi hay thanh toán qua tài khoản khách hàng đến việc cho vay, đầu tư trên thị trường tài chính. Hệ thống công nghệ và thông tin càng hiện đại thì càng phục vụ hữu ích cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc tìm kiếm, quản lý thông tin về khách hàng, thị trường cũng như toàn bộ ngân hàng. Đồng thời, một hệ thống công nghệ và thông tin tốt cũng giúp cho việc triển khai các kế hoạch chiến lược huy động vốn của ngân hàng có hiệu quả tốt nhất, đồng thời gây được ấn tượng tôt đẹp với khách hàng. 1.4.2.3. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng Với những ngân hàng gần với địa bàn dân cư hoặc gần với trung tâm thương mại thì sẽ có thuận lợi khi thu hút vốn. Khi dân chúng có tiền nhàn rối thì họ sẽ tới các chi nhánh ngân hàng gần nhà mình để gửi tiền, như thế vừa thuận tiện cho việc đi lại vừa đảm bảo an toàn cho số tiền của họ. Ngày nay, các ngân hàng đều cố gắng mở thật nhiều chi nhánh để thu hút tiền gửi của người dân cũng như đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh khác. Với một mạng lưới chi nhánh rộng khắp đất nước, đến cả những vùng sâu xa, các ngân hàng sẽ có điều kiện cung cấp các dịch vụ của mình cho người dân một cách chu đáo và tiện lợi nhất. Tuy nhiên, để mở thêm nhiều chi nhánh thì các ngân hàng phải cân nhắc về khả năng vốn, khách hàng mục tiêu, địa điểm hoạt động và các yếu tố khác để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng quản lý. Uy tín của ngân hàng Đối với các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, uy tín là điều tối quan trọng có quyết định rất lớn tới sự thành bại của một ngân hàng. Uy tín của ngân hàng chính là vị trí, hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng trong lòng khách hàng. Để có được niềm tin và uy tín đối với khách hàng thì các ngân hàng đều phải trải qua một thời gian gây dựng đầy khó khănthử thách. Uy tín của ngân hàng biểu hiện qua thâm niên, kinh nghiệm hoạt động của ngân hàng, vốn chủ sở hữu lớn, các sản phẩm hấp dẫn, chất lượng phục vụ tốt, hoạt động kinh doanh hàng năm có lợi nhuận cao, mối liên hệ với các tổ chức tài chính khác rộng…Một ngân hàng có uy tín trên thị trường dễ tạo niềm tin và sự yêu thích của khách hàng, dễ thu hút được khách hàng tới gửi tiền hơn. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Hà Nội Ngày 21/12/1991 Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín với tên giao dịch Sacombank đã chính thức ra đời khai trương hoạt động với mức vốn điều lệ ban đầu chỉ có 3 tỷ đồng. Đến năm 1999 vốn điều lệ của Sacombank đã lên tới 178 tỷ đồng, 300 tỷ năm 2000, 740 tỷ năm 2004, 1250 tỷ năm 2005, 2089 tỷ năm 2006. Đến nay Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, có một mạng lưới chi nhánh rộng khắp Bắc, Trung, Nam với 163 chu nhánh và phòng giao dịch với gần 4000 nhân viên trên toàn quốc. Hệ thống đại lý quốc tế rộng khắp với 8900 đại lý tại 222 ngân hàng của 88 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện nay Sacombank đã có sự tham gia góp vốn của 3 cổ đông nước ngoài : Công ty tài chính quốc tế TFC trực thuộc ngân hàng thế giới World Bank, Quỹ đầu tư Dragon financial Holdings, ngân hàng ANZ. Ngoài ra Sacombank còn là Ngân hàng thương mại cổ phần có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với hơn 9000 cổ đông. Chi nhánh Hà Nội được thành lập ngày 02/03/1993, trụ sở đặt tại số 65 Ngô Thì Nhậm – Hà Nội. Khi mới thành lập, hoạt động chủ yếu của chi nhánh là huy động tiết kiệm và chuyển tiền nhanh. vậy mà sau hơn 25 năm có mặt tại thủ đô, Sacombank Hà Nội đã khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các ngân hàng thương mại. Sacombank Hà Nội là trung tâm đầu mối thnah toán của toàn khu vực Miền Bắc. Đến nay, chi nhánh đã phát triển lên nhiều điểm giao dịch bao gồm: Chi nhánh cấp 1: Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh cấp 2: Chi nhánh Long Biên, Chi nhánh Chợ mơ, Chi nhánh Phố Huế. 3 phòng giao dịch : Số 2 Hàng Bạc, số 3 Trần Đăng Ninh và phòng giao dịch Đông Xuân. 1 tổ tín dụng Hà Tây. 2.2. Tổ chức bộ máy thực hiện và chức năng nhiệm vụ của chi nhánh 2.2.1. Chức năng nhiệm vụ Thực hiện các nghiệp cụ huy động tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp theo quy định của NHNN và theo quyết định về phạm vi hoạt động được phép của chi nhánh, các quy định, quy chế của ngân hàng liên quan đến từng nghiệp vụ. Tổ chức công tác hạch toán kế toán và an toàn kho quỹ theo quy định của NHNN và quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của ngân hàng. Phối hợp các phòng nghiệp vụ Ngân hàng trong công tác kiểm tra, kiểm soát và thường xuyên thực hiện công tác tự kiểm tra mọi mặt hoạt động tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc phù hợp theo quy chế của ngân hàng. Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ thương hiệu. nghên cứu và đề xuất Phó Tổng Giám Đốc phụ trách khu vực các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu cua điạn bàn hoạt động. Xây dựng kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh theo định hướng kế hoạch phát triển chung tại khu vực của toàn ngân hàng trong từng thời kỳ. Tổ chức công tác hành chính quản trị, nhân sự nhằm phục vụ cho hoạt động của đơn vị. Thực hiện công tác hướng đẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quả phục vụ của cán bộ nhân viên toàn Chi nhánh một cách tốt nhất. 2.2.2. Tổ chức bộ máy Sacombank Hà Nội là Chi nhánh cấp 1 do Giám Đốc phụ trách, giúp Giám Đốc có 2 Phó Giám Đốc, các phòng nghiệp vụ chi nhánh và các đơn vị trực thuộc sau: Phòng dịch vụ khách hàng. Phòng quản lý tín dụng. Phòng kế toán và quỹ. Tổ hành chinhgs quản trị. Chi nhánh cấp 2 ngoài địa bàn. Chi nhánh cấp 2. Phòng giao dịch. Tổ tín dụng. Sơ đồ tổ chức Giám đốc Phó giám đốc Phòng dịch vụ khách hàng Phòng quản lý tín dụng Phòng kế toán và quỹ Tổ hành chính quản trị Bộ phận tín dụng doanh nghiệp Bộ phận tín dụng cá nhân Bộ phận thanh toán quốc tế Bộ phận dịch vụ và tiền gửi Bộ phân kinh doanh vàng, ngoại tệ Bộ phận quan hệ khách hàng Bộ phận kiểm soát tín dụng Bộ phận quản lý nợ Bộ phận tổng hợp Bộ phận quỹ chính Phòng giao dịch 2.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh những năm gần đây Trong những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế đã dẫn tới sự thay đổi không ngừng của tất cả các thành phần, các ngành kinh tế. Ngành Ngân hàng cũng không nằm ngoài sự biến đổi đó. Trong những năm qua Sacombank Hà Nội đã từng bước phấn đấu vươn lên để khẳng định vai trò, vị trí của mình trong hệ thống các ngân hàng thương mại. Và sau hơn 15 năm có mặt tại thủ đô Sacombank đã khẳng định được vị trí của mình, cụ thể: 2.3.1. Hoạt động huy động vốn. Huy động vốn là một hoạt động mang tính chất truyền thống của mỗi một ngân hàng, đóng vai trò khởi nguồn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng đó Chi nhánh Hà Nội đã không ngừng chú trọng tới công tác huy động vốn. Với sự nỗ lực không ngừng trong suốt thời gian qua, Chi nhánh đã đạt được một số thành tựu nhất định. Cụ thể là nguồn vốn huy động của chi nhánh đã không ngừng tăng trưởng và được thể hiện qua một số chỉ tiêu cụ thể sau: Đơn vị : Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Vốn huy động 1726123 2071348 + VND 1328716 1567885 + Ngoại tệ và vàng 397407 503463 ( Nguồn : Bảng cân đối tài sản tổng hợp chi nhánh ) Như vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh đã không ngừng tăng lên từ 1,726,123 triệu đồng năm 2005 đã tăng lên 2,071,348 triệu đồng năm 2006 tương ứng với tốc độ tăng hơn 20%. Trong đó, vốn huy động băng VNĐ đã tăng 18%, bằng ngoại tệ và vàng tăng 26,7%. Qua sự gia tăng đáng kể trong việc gia tăng nguồn vốn huy động của chi nhánh đã cho thấy dấu hiệu đáng mừng của sự gia tăng quy mô hoạt động, của sự tăng trưởng không ngừng. Đáng chú ý là sự gia tăng tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi thanh toán : Năm 2006 là 558503 triệu đồng. Năm 2005 là 469330 triệu đồng. Tiền gửi tiết kiệm : Năm 2006 là 1375540 triệu đồng. Năm 2005 là 1155915 triệu đồng. Qua sự gia tăng của tỷ lệ tiền gửi thanh toán thêm 19% cho thấy hoạt động huy động của chi nhánh đã phản ánh đúng với xu thế phát triển của nền kinh tế trong nước. Trong điều kiện nước ta vừa mới bắt đầu ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì nhu cầu thanh toán nhanh thông qua các dịch vụ của ngân hàng ngày càng gia tăng và tâm lý thói quen của người tiêu dung Việt Nam đã dần có sự thay đổi. Ngoài ra tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm cung tăng 19% cho thấy chi nhánh đã có các biện pháo rất hữu hiệu để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Qua sự tăng trưởng này cho thấy sự tăng lên đáng kể lòng tin của dân chúng đối với chi nhánh. 2.3.2. Hoạt động tín dụng Sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế trong thời gian qua đã kéo theo nó là sự tăng trưởng không ngừng của các khu dân cư, của các cơ hội kinh doanh,của cơ hội đầu tư ngày càng nhiều và ngày càng có nhiều cơ hội vay vốn đối với các ngân hàng. Chi nhánh đã rất tích cực trong việc thu hút khách hàng. Điều này được thể hiện qua kết quả tín dụng trong thời gian gần đây: Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tổng dư nợ A. VND - Ngắn hạn - Trung và dài hạn B. Ngoại tệ và vàng - Ngắn hạn - Trung và dài hạn 678,664 480,488 335,052 145,436 198,167 179.603 18,573 780,464 566,976 395,362 168,982 213,488 193,480 20,008 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng dư nợ năm 2006 đã tăng 101,800 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 15% so với 2005. Điều này cho thấy chi nhánh đã thực hiện hoạt động cho vay có hiệu quả hơn và điều này cũng có nghĩa là khả năng tạo ra lợi nhuận của chi nhánh cũng tăng lên. Cho vay cả ngắn hạn lẫn trung và dài hạn đều tăng lên trong đó cho vay ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn và chủ yếu là cho vay bằng tiền mặt. Qua đây cho thấy nhu cầu vay vốn ngắn hạn của người dân tăng lên do nhu cầu đầu tư tăng lên, nhưng chủ yếu là cho vay ngắn hạn vì hầu hết các dự án đầu tư của người dân đều là các dự án nhỏ với thời gian thực hiện tương đối nhanh. Ngoài ra người dân cũng có xu hướng gia tăng vay vốn để chi tiêu vì vậy vốn vay chủ yếu kà ngắn hạn và thường dùng tiền mặt. 2.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác Từ chỗ chỉ đơn thuần là huy động, cho vay đến nay Ngân hàng đã đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình. Hiện tại, Sacombank có thể cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có mặt tại Việt Nam. Việc cung cấp đa dạng dịch vụ không chỉ giúp tăng thu nhập mà còn là hướng phát triển chiến lược của ngân hàng trong dài hạn, từng bước tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ hoạt động tín dụng, đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững. Thanh toán quốc tế : Khởi đầu nghiệp vụ thanh toán quốc tế từ năm 1994 với những cái “không”: không kinh nghiệm, không Ngân Hàng đại lý… Thương hiệu, uy tín chưa được biết đến, việc mở thư tín dụng phải được thực hiện qua trung gian là các Ngân hàng bạn. Từng bước, từng bước vừa làm, vừa học hỏi rút kinh nghiệm. Qua hơn 10 năm Ngân hàng đã có những thành công bước đầu trong nghiệp vụ này. Kinh doanh vàng và ngoại tệ. Hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ của Sacombank phát triển mạnh trong những năm gần đây, với doanh số năm sau cao hơn năm trước và đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong thu dịch vụ. Doanh số kinh doanh tiền tệ trong 9 tháng đầu năm 2006 xấp xỉ 12,3 tỷ USD gấp 195 lần so với năm 1994. Các nghiệp vụ phát sinh của hoạt động này như nghiệp vụ hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn… cũng góp phần đa dạng hoá sản phẩm, cung cấp thêm sự lựa chọn cho khách hàng và đem lại thu nhập cho ngân hàng. Dịch vụ chuyển tiền. Dịch vụ truyền thống trong những ngày đầu thành lập Ngân hàng đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường và có doanh số ngày càng tăng thông qua hệ thống mạng lưới rộng khắp cùng các mối quan hệ ngân hàng liên kết, ngân hàng đại lý. Trong 9 tháng đầu năm 2006, tổng doanh số chuyển tiền của ngân hàng đạt xấp xỉ 80 nghìn tỷ đồng. Các dịch vụ khác. Các sản phẩm dịch vụ khác như bảo lãnh, phát hành và chấp nhận thẻ, các hoạt động thu chi hộ, quản lý ngân quỹ…cũng được triển khai và thu được những kết quả nhất định. 2.3.4. Công tác xây dựng cơ bản Cùng với sự chuyển biến trong hoạt động nguồn vốn, cho vay, các mảng công tác khác cũng được đẩy mạnh. Chi nhánh cũng chú trọng vào đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị các thiết bị hiện đại, đảm bảo cho các hoạt động của ngân hàng được tiện lợi nhất. Đồng thời đảm bảo cho công tác kế toán luôn đáp ứng và phản ánh chính xác kết quả kinh doanh toàn chi nhánh, góp phần tăng doanh thu và nâng cao uy tín cho Sacombank Hà Nội. 2.3.5. Kết quả tài chính Với định hướng chiến lược phát triển đúng đắn về bộ máy tổ chức, màng lưới hoạt động, tăng cường công tác huy động vốn, mở rộng hoạt động đầu tư và nâng cao chất lượng các mặt hoạt động khác. Chi nhánh đã từng bước khẳng định mình, trưởng thành và ngày càng phát triển. Trong nhiều năm liền hoạt động kinh doanh luôn có lãi, đảm bảo ổn định và nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên, đóng góp cho ngân sách ngày càng tăng. Những thnàh tựu đó được biểu hiện qua 10 chỉ tiêu tiêu biểu sau : TT Chỉ tiêu T3/2004 ( triệu) T4/2005 ( triệu) Tỷ lệ tăng, giảm Tăng, giảm số tuyệt đối 1 Tổng nguồn vốn huy động 461000 671000 46% 210000 2 Số dư tiền gửi tiết kiệm 337000 488000 45% 151000 3 Tổng dư nợ, cho vay 338000 303000 -10% -35000 Tỷ trọng cho vay DNNN 31% 15% -52% -16% 4 Lãi điều hoà vốn 630 1992 216% 1362 5 Tình hình phát hành LC + Doanh số (triệu USD) 2,28 4,89 114% 2,6 + Số lượng (bộ) 83 121 46% 38 6 Doanhsốchuyển tiền 96800 173700 79% 76900 7 Doanh số thu chi TGTK 152300 246170 62% 93870 8 Doanh số thu chi qua quỹ tiền mặt 665000 831400 25% 166400 9 Số lượng nhân viên (NV) 96 99 3% 3 10 ThunhậpBQ/NV/tháng 2,11 2,27 8% 160 .000 ( Nguồn Sacombank 15 năm hình thành và phát triển ) 2.4. Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh Hà Nội trong những năm qua 2.4.1. Chiến lược huy động vốn của chi nhánh trong những năm qua Xác định rõ được tầm quan trọng của nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh, chi nhánh Hà Nội luôn luôn xây dựng chiến lược và kế hoạch huy động vốn mỗi năm kết hợp với những dự báo, phân tích về thị trường và bản thân chi nhánh trong năm mới. Trọng tâm của các chiến lược huy động vốn của chi nhánh Hà Nội tập trung vào những nội dung chủ yếu sau: Thực hiện hiệu quả kế hoạch huy động vốn mà ngân hàng giao xuống bao gồm : Tổng lượng vốn huy động kế hoạch, chính sách lãi suất, cơ cấu nguồn vốn huy động…Đồng thời triển khai thnàh công các đợt huy động vốn theo quý, đặc biệt là các đợt huy động vốn tiết kiệm dự thưởng, tặng quà khách hàng… Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn trên địa bàn bằng nhiều biện pháp như : Tăng cường quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm huy động vốn tới khách hàng ( cá nhân và doanh nghiệp), nâng cao trình độ cho cán bộ nguồn vốn và nhân viên giao dịch, kiến nghị với ngân hàng điều chỉnh chính sách lãi suất hợp lý. Tích cực tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp, ổn định. Tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư trên địa bàn. Phấn đấu tăng thị phần huy động vốn trên địa bàn, duy trì nguồn vốn ổn định và phát triển. 2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của chi nhánh Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong đó có nhóm nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Mỗi nhân tố đều có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động huy động vốn của chi nhánh. 2.4.2.1. Nhóm nhân tố khách quan Sự cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn của các tổ chức tài chính và ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Cùng với việc mở rộng, phát triển của các tổ chức kinh tế, cơ hội đầu tư mở rộng kinh doanh của người dân cũng tăng lên đáng kể. Nếu trước kia khi người dân có tiền nhàn rỗi thì họ sẽ thường nghĩ tới việc gửi tiền để có lãi thì giờ đây cơ hội đầu tư cho những món tiền nhàn rỗi của người dân đã tăng lên đáng kể. Thay vì cho vay, gửi tiết kiệm thì bây giờ họ lại có xu hướng đầu tư vào kinh doanh hoặc sử dụng vào nhiều việc khác để thu được lợi nhuận cao hơn như đầu tư vào bất động sản, cổ phiếu, vàng, ngoại tệ…Khiến cho việc huy động vốn của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, sự tăng lên về số lượng các chi nhánh ngân hàng trên cùng địa bàn khiến cho nguồn vốn huy động sẽ bị chia sẻ rất nhiều. Các chi nhánh mới mở nhất là các chi nhánh của các ngân hàng thương mại cổ phần với những sản phẩm mới hấp dẫn, lãi suất ưu đãi hơn, các chương trình khuyến mãi tặng thưởng… đã thu hút mọt phần không nhỏ lượng khách hàng truyền thống của ngân hàng. Để có thể cạnh tranh giành lại thị phần đã mất Chi nhánh Hà Nội đã phải không ngừng nỗ lực với những cách thức mới thật hấp dẫn để thu hút khách hàng. Sự biến động của lãi suất, giá cả thị trường : trong năm vừa qua, tình hình lãi suất, giá cả trong nước và quốc tế có nhiều biến động, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các tổ chức tài chính trong nước. Sự gia tăng lãi suất của đồng USD tại Mỹ khiến cho các ngân hàng trong nước cũng phải tăng lãi suất USD để thu hút khách hàng. Theo đó lãi suất của đồng Việt Nam cũng tăng. Từ ngày 1/3/2006 NHNN đã ban hành lãi suất mới của đồng Việt Nam là 8,25%. Các ngân hàng Việt Nam hiện nay đang phải ráo riết chạy đua theo lãi suất, đặc biệt là các NHTM cổ phần luôn phải duy trì mức lãi suất cao. Chạy đua theo lãi suất khiến cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng thêm gay gắt, dù cho chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng là không lớn lắm nhưng nó lại co ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của người gửi tiền. Những người có ý định gửi tiết kiệm họ luôn so sánh lãi suất giữa các ngân hàng và họ rất dễ bị hấp dẫn bởi ngân hàng nào có lãi suất lớn hơn. Đây cũng la một điểm lợi thế của Sacombank, vì Sacombank là NHTM cổ phần nên mức lãi suất của Sacombank so với các ngân hàng khác là tương đối cao nên nó thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân trên địa bàn. Ngoài ra Sacombank còn tổ chức rất nhiều các chương trình đặc biệt nhằm thu hút khách hàng như tặng quà khách hàng, đưa ra nhiều hình thức ưu đãi mới…Với việc cạnh tranh bằng lãi suất và các chương trình hấp đẫn đã giúp Sacombank huy động được một lượng vốn khá lớn, tuy nhiên đồng nghĩa với những trương trình thu hút đó thì chi phí cho nó cũng tương đối lớn chính vì vậy mà ngân hàng cần phải cân nhắc và cần phải có chính sách thật hợp lý để cân đối giữa chi phí bỏ ra với lợi nhuận thu được. Sự tăng giá quá nhanh trong thời gian gần đây đã có tác động rất lớn tới tâm lý của người dân vì họ nhận thấy rằng giửi tiết kiệm nhất là với thời hạn dài sẽ không có lợi lắm vì hoặc là đồng tiền sẽ mất giá hoặc là so với đầu tư vào bất động sản hoặc tích trữ vàng, ngoại tệ mạnh sẽ có lợi hơn. Chính vì thế mà xu hướng gửi tiết kiệm của người dân đang có xu hướng ngày càng giảm dần. Điều này đãn và đang dặt ra thách thức rất lớn đối với ngân hàng. Sự chỉ đạo của chính phủ, NHNN và Sacombank. Trong những năm gần đay, có thể nói Chính phủ và NHNN đã luôn tạo điều kiện rất tốt cho các ngân hàng trong nước bằng việc ban hành nhiều quy định khuyến khích và bảo vệ hoạt động huy động vốn của các ngân hàng như các quy chế về tiền gửi tiết kiệm , bảo hiểm tiền gửi …Đã giúp các ngân hàng tiến hành các hoạt động huy động vốn đúng hướng, đúng cách. Chi nhánh Hà Nội thực hiện các kế hoạch huy động vốn do Sacombank chỉ đạo nên chính sách lãi suất và chỉ tiêu huy động được xác định trong kế hoạch ở trên giao xuống. Điều này vừa tạo thuận lợi vừa gây khó khăn trong huy động vốn của chi nhánh. Điểm thuận lợi là chi nhánh có thể xác định mục tiêu và số lượng vốn huy đọng một cách rõ ràng, nhưng điểm bất lợi là chi nhánh có thể bị động trong công tác huy động vốn. 2.4.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan Đây là nhóm nhân tố thuộc về bản thân chi nhánh Hà Nội, thể hiện năng lực hoạt động và sự chủ động của chi nhánh trong công tác huy động vốn. - Chính sách huy động vốn của chi nhánh: Chính sách huy động vốn của chi nhánh được xây dựng trên cơ sở chính sách huy động vốn của ngân hàng Sacombank kết hợp với việc phân tích nghiên cứu thị trường để tìm ra những đặc điểm riêng có trong huy động vốn của chi nhánh trên địa bàn. Sự chủ độgn trong việc xây dựng chính sách huy động của riêng mình là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của chi nhánh. Trong những năm qua các cán bộ nguồn vốn của chi nhánh Hà Nội đã thường xuyên nghiên cứu phân tích đặc điểm thị trường vốn trong địa bàn, theo dõi diễn biến lãi suất huy động của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, có những dự báo cần thiết trong công tác huy động vốn. Việc làm này đã giúp cho việc xác định mục tiêu và kế hoạch trong chính sách huy động vốn của chi nhánh được cụ thể hoá, phù hợp với điều kiện trên địa bàn hoạt động, tạo thuận lợi hơn cho quá trình thực hiện. Nội dung của chính sách huy động vốn của chi nhánh Hà Nội bao gồm: + Sản phẩm huy động vốn của chi nhánh: Chủ yếu là các sản phẩm do Sacombank triển khai như: Khách hàng cá nhân: Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán thông thường là tiền gửi không kỳ hạn và thẻ. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi … Trong số các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm thì chi nhánh Hà Nội đã triển khai hình thức thu hút được rất nhiều khách hàng là hình thức tiền gửi tiết kiệm cho phép khách hàng có thể rút tiền bất kỳ lúc nào với mức lãi suất có lợ cho khách hàng nhất. Sản phẩm huy đọng vốn này có thể coi là lợi thế của chi nhánh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn vì nó tạo ra sự tiện lợi, linh hoạt và nhiều khi còn khuyến khích khách hàng kéo dài thêm thời hạn gửi tiền. Trong thời gian tới Chi nhánh Hà Nội cần phải triển khai thêm các hình thức tiếp thị sản phẩm mới để làm tăng khối lượng khách hàng sử dụng. Khách hàng doanh nghiệp Dịch vụ tài khoản, quản lý tài khoản… Trả lương hộ, hoa hồng đại lý, thu chi hộ. - Một trong những yếu tố khác không thể không kể tới đã đóng góp một phần không nhỏ trong sự thành công của chi nhánh đó là Uy tín, mạng lưới rộng lớn của ngân hàng đã tạo điều kiện để chi nhánh Hà Nội có được một số lượng đông đảo khách hàng truyền thống. Với một thời gian hoạt động khá lâu Sacombank đã có đủ thời gian để có thể khẳng đinh, chứng minh mình đối với mọi khách hàng khó tính nhất. Với mạng lưới phân bố rộng khắp đã giúp Sacombank có lợi thế hơn so với các ngân hàng khác trong việc tạo ra sự tiện lợi cho khách hàng và nó cũng giúp Sacombank có thể khai thác được rất nhiều thị trường khác nhau. Thực tế cho thấy, chính sách huy động vốn của chi nhánh đã khá thành công qua sự tăng trưởng đều đặn của nguồn vốn huy động : năm 2006 tăng 22,9% so với 2005, Năm 2005 tăng 28,1% so với 2004. Trong đó đáng chú ý là các đợt huy động vốn băng tiết kiệm tặng thưởng đã mang lại kết quả khá cao. Tuy nhiên thi trường vốn huy động thường xuyên biến động cũng như sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt đòi hỏi chi nhánh cần phải có những điều chỉnh phù hợp trong chính sách huy động để có thể tiếp tục phát huy hiệu quả huy động vốn trong thời gain tới. Bảo hiểm tiền gửi : Chi nhánh tham gia bảo hiển cho các loại tiền gửi theo quy định về bảo hiểm tiền gửi của chính phủ. Đây cũng là một nhân tố góp phần củng cố niềm tin của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng. - Nhân sự và công nghệ thông tin : Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cán bộ, nhân viên là nhũng người trực tiếp lập và tiến hnàh các hoạt động của ngân hàng, những kỹ năng và trình độ của họ sẽ ảnh hưởnh trực tiếp tới kết quả hoạt động của ngân hàng. Chi nhánh Hà Nội có một ban lãnh đạo gồm những người có trình độ quản lý giỏi, giàu kinh nghiệm và trình độ lý luận cao. Bên cạnh đó là số lượng nhân viên với đội ngũ khá đông ( hơn 100 người) thnàh thạo nghiệp vụ, nhiệt tình sáng tạo trong công việc. Đây chính là điểm mạnh của chi nhánh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho chi nhánh. Về công nghệ thông tin, chi nhánh đã thực hiện ứng dụng các phần mền q2uản lý ngân hàng hiện đại, thực hiện nối mạng internet toàn cầu rất hữu ích cho việc lưu trữ dữ liệu về khách hàng cũng như cập nhật công nghệ thông tin về thị trưoèng tài chính, để có thể xây dựng, triển khai những chiến lược huy động vốn hiệu quả hơn. Mối liên hệ giữa hoạt động huy động vốn và tín dụng của chi nhánh. Đây là hai hoạt động có liên hệ trực tiếp và gắn bó chặt chẽ với nhau. Huy động vốn để cho vay là phương châm hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hoạt động tín dụng của chi nhánh trong 3 năm qua đã tăng trưởng mạnh mẽ (Dư nợ tại chi nhánh năm 2006 là 780,464 tỷ đồng). Nhu cầu cho vay tăng nhanh sẽ là một động lực thúc đẩy hoạt động huy động vốn của chi nhánh. 2.4.2.3. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong 3 năm qua - Tổng nguồn vốn huy động; Đơn vị : triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số lượng % tăng Số lượng % tăng Số lượng % tăng 1,237,864 1,686,233 28,1% 2,071,381 22,9% ( Nguồn báo cáo thường niên của chi nhánh) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy sự thay đổi trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đã tăng lên đáng kể qua các năm. Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh là 1,686,233 triệu đồng tăng lên 281% so với tổng lượng vốn huy động năm 2004( 1,237,864 triệu đồng). Sang tới năm 2006 tổng nguồn vốn huy động so với 2005 đã tăng 22,9%. Qua sự tăng trưởng liên tục qua các năm này cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh rất ổn định và có sự tăng trưởng liên tục. Sau hơn 15 năm hoạt động, công tác huy động vốn của chi nhánh đã có được những thành tựu nhất định. Ngoài ra không thể không kể tới tác động không nhỏ do sự tăng trưởng kinh tế chung trên toàn địa bàn đã giúp hoạt động huy động vốn của chi nhánh được thuận lợi hơn. So sánh tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh với toàn hệ thống ngân hàng Sacombank: Hình 1: Biểu đồ so sánh nguồn vồn huy động của chi nhánh với Ngân hàng Sacombank Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ trọng huy động vốn của chi nhánh so với toàn hệ thống qua các năm đã có sự tăng lên cụ thể là : năm 2004 tỷ lệ nguồn vốn huy động của chi nhánh so với toàn hệ thông là 7,95%, sang năm 2005 tỷ lệ này đã tang lên 8,6% và 11,9% năm 2006. Qua sự tăng trưởng liên tục và không ngừng qua các năm cho thấy dấu hiệu đáng mừng trong sự lớn mạnh của chi nhánh so với toàn hệ thống. Sacombank là một hệ thống ngân hàng rộng lớn vì vạy một tỷ lệ nguồn vốn như vậy so với toàn hệ thống là một con số không nhỏ. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng. Ta có bảng số liệu nguồn vốn huy động theo đối tượng: Đơn vị : tỷ đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Dân cư 523 652 860 Tổ chức 720 1290 1604 Hình 2: Biểu đồ huy động vốn theo đối tượng của chi nhánh Hà Nôi Nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm phần ít hơn nguồn vốn huy động được từ các tổ chức. Năm 2004 nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm 42,7%, năm 2005 là 33,57%, năm 2006 là 34,9%. Điều này là trái ngược với tình hình chung về huy động vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay: tỷ lệ huy động vốn từ dân cư luôn chiếm hn 50%. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng tiền huy động từ dân cư mỗi năm cũng thấp, tâm chí có nhũng quỹ lượng tiền huy động còn giảm sút. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do chi nhánh đã không có những biện pháp thu hút vốn hữu hiệu hơn hoặc có thể do tình hình tích luỹ tiết kiệm của người dân trên địa bàn không cao. Trong khi đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức tăng mạnh đây là dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh, nó cũng thể hiện chi nhánh đã tập trung huy động vốn từ các tổ chức và đã có được những thannhf tựu khả quan. Thực ra đây cũng là điều dễ hiểu bởi chi luôn có mối quan hệ khá tốt với rất nhiều các tổ chức kinh tế. Đánh giá hoạt động huy động vốn của chi nhánh Hà Nội Nhìn chung, qua sự phân tích ở trên ta thấy hoạt động huy động vốn của chi nhành Hà Nội qua 3 năm đã đạt được rất nhiều những thành tựu đáng khích lệ nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều những hạn chế cần khắc phục. Trước hết, chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thu hút được một lượng vốn lớn từ các tổ chức kinh tế trên địa bàn. Nguồn vốn này tuy không ổn định nhưng nguồn vốn từ dân cư lại có tính chất năng động, tạo điều kiện giúp mối quan hệ giữa chi nhánh và các tổ chức kinh tế trên địa bàn bền chặt hơn thông qua các giao dịch tài khoản thanh toán, cho vay ký quỹ bằng tiền của các tổ chức kinh tế … Trong tương lai, nếu duy trì được lượng tiền gửi đó cao thường xuyên thì chi nhánh có khả năng phát triển đượn nhiều dịch vụ ngân hàng khác để phục vụ tôt hơn các tổ chức kinh tế. - Chi nhánh đã triển khai khá thành công các đợt huy động vốn do ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam phát động : Các chương trình Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, Tiết kiệm Ổ trứng vàng…Các chương trình này đã thu hút được 1 lượng lớn vốn từ dân cư trên địa bàn quận Long Biên : vốn huy động từ hình thức tiết kiệm năm 2004 tăng 92,8% so với năm 2003, năm 2005 tăng 21,7% so với năm 2004. Có được thành công trên là do mỗi lần tổ chức 1 chương trình huy động tiết kiệm mới, chi nhánh đều treo băng rôn khẩu hiệu tại trụ sở, phòng giao dịch kết hợp với việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin như : trên mạng internet, trên báo và tờ rơi tạo điều kiện cho khách hàng nắm được thông tin nhanh hơn. - Chi nhánh đã đưa ra nhiều mức lãi suất hấp dẫn cho từng kì hạn tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ và số kì hạn đa dạng (từ không kì hạn, 1 tháng, 2 tháng...60 tháng). Chính điều này đã tạo ra nhiều lựa chọn cho khách hàng, góp phần thu hút được lượng tiền gửi lớn từ dân cư cho chi nhánh. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác huy động vốn của chi nhánh. - Cơ cấu vốn của chi nhánh chưa hợp lý. Tỷ lệ vốn huy động từ dân cư quá thấp so với tỷ lệ vốn huy động từ tổ chức. Trong khi tiền gửi từ dân cư có tính chất ổn định và lâu dài hơn, có thể giúp giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng cho chi nhánh. Nguyên nhân của tình trạng này có lẽ do sự cạnh tranh gay gắt trong huy động tiền gửi dân cư của các ngân hàng trên địa bàn: lãi suất huy động của chi nhánh cũng chưa hấp dẫn được người dân (thấp hơn so với lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần), các hình thức huy động chưa đa dạng và mới lạ nên khó thu hút người dân; chi nhánh cũng hơi tập trung vào việc huy động vốn từ các doanh nghiệp. - Chi nhánh chưa có chiến lược khách hàng rõ ràng, cũng như vạch ra biện pháp tăng cường huy động vốn cụ thể trong tình hình mới (cạnh tranh huy động vốn gay gắt) vì thế lượng vốn huy động trong năm 2005 không tăng mạnh như năm 2004. Sự chậm lại này cho thấy chi nhánh cần phải tích cực cải thiện tình hình huy động vốn hơn để đẩy nhanh tốc độ tăng vốn huy động, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng của chi nhánh. - Hoạt động tiếp thị sản phẩm huy động vốn của chi nhánh còn chưa được quan tâm thực hiện. Mỗi một đợt huy động vốn được triển khai thì chủ yếu lượng khách hàng cũ, truyền thống của chi nhánh tham gia phần lớn, nhiều khách hàng mới, tiềm năng không hề biết đến. Nguyên nhân của việc này là do thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới chưa được truyền tải rộng rãi đến họ. Chi nhánh chưa khai thác triệt để các kênh truyền thông tin hiện có. - Ngoài những sản phẩm huy động vốn của ngân hàng chi nhánh chưa phát triển được sản phẩm riêng biệt nào. Thực ra để phát triển một sản phẩm riêng thì phải có sự đồng ý và có kế hoạch của Ngân hàng nên điều này khó thực hiện ngay. Nhưng chi nhánh cũng nên quan tâm và lập kế hoạch phát triển sản phẩm huy động vốn mới để góp phần tăng cường thu hút vốn trên địa bàn. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH 3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới. Dựa trên định hướng và mục tiêu phát triển của Sacombank và dựa vào tình hình hoạt động thực tế của Chi nhánh mà Sacombank Hà Nội đã xay dựngcho mình mục tiêu chiến lược phát triển cụ thể như sau : Phấn đấu thực hiện huy động vốn trên địa bàn tăng trưởng với tốc độ bình quân 21-22%/năm. Với tóc độ này ước tính trong 5 năm tới chi nhánh sẽ huy động được thêm gần 2000 tỷ đồng, đáp ứng đượcnhu cầu cho vay ngày càng tăng lên của chi nhánh. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đặc biệt là huy động nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng , đồng thời phải đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn mới có chi phí thấp và ổn định. Xây dựng chiến lược khách hàng mới phù hợp, hấp dẫn để thu hút ngày càng đông đảo khách hàng tham gia các dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó cũng cần phải không ngừng trú trọng tới công tác chăm sóc khách hàng để có thể phục vụ chu đáo tới mọi đối tượng khách hàng đặc biệt là những khách hàng truyền thống. Có như vậy thì Sacombank mới mãi là thương hiệu có uy tín, chất lượng. Thực hiện nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, đối tượng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có đủ điều kiện tín dụng và hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tăng thu phí dịch vụ , phục vụ tốt mọi thành phần kinh tế. 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn cho chi nhánh Hà Nội Hiệu quả huy động vốn được thể hiện ở một số nội dung chủ yếu sau: Lượng vốn huy động tăng trưởng cao hàng năm, tốc độ tăng trưởng được duy trì và đều dặn. Theo đó kế hoạch huy động vốn phải được thực hiện thành công, mức vốn đạt được phải bằng hoặc vượt mức kế hoạch Chi phí cho việc huy động vốn phải ở mưc chấp nhận được. Lãi suất huy động phải được xác định dựa trên mối quan hệ với lãi suất cho vay để người vay vốn chấp nhận được và đảm bảo chi nhánh vẫn có lãi. Chất lượng nguồn vốn huy động phải được đảm bảo thể hiện qua : tính hợp pháp, ổn định…Có như vậy mới đảm bảo cho các hoạt động khác của ngân hàng. Cơ cấu nguồn vốn phải hợp lý theo mục tiêu, chiến lược huy động vốn mà chi nhánh đã đề ra. Sự hợp lý trong cơ cấu nguồn cũng la điều kiện để chi nhánh có cơ sở thực hiện, triển khai các kế hoạch hoạt động kinh doanh của mình theo chiều hướng có lợi hơn. Xuất phát từ việc phân tích hoạt động về kết quả huy động vốn của Chi nhánh Hà Nội trong một số năm qua, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho chi nhánh như : 3.2.1. Thực hiện tốt công tác phân tích thị trường huy động vốn. Thị trường huy động vốn là một thị trường có sự cạnh tranh găy gắt giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Trước khi phát triển và triển khai các sản phẩm huy động vốn mới các ngân hàng đều phải tiến hành công tác phân tích thị trường huy động vốn. Phân tích thị trường huy động vốn là phân tích môi trường hoạt động của ngân hàng nhằm xác định nhu cầu, xác định các sản phẩm phù hợp với từng thị trường từng địa bàn cụ thể. Việc phân tích thì trường là một khâu rất quan trọng vì vậy nó vẫn luôn được ngân hàng quan tâm, tuy nhiên để phân tích có hiệu quả thì tôi xin đề xuất một số hướng phân tích như sau: Nghiên cứu cầu thị trường : Tức là phân tích quy mô cơ cấu và sự vận động của thị trường để xác định những tiềm năng của thị trường đối với ngân hàng để từ đó có cơ sở ra quyết định về các sản phẩm mới sẽ triển khai. Đây là việc nghiên cứu tập tính, thói quen, nhu cầu của khách hàng đối với những sản phẩm huy động vốn của ngân hàng. Chi nhánh có thể tiến hành công việc này bằng nhiều cách như điều tra nhu cầu của khách hàng trên địa bàn, phân loại khách hàng theo nhóm và đánh giá nhằm tìm ra nhóm khách hàng có triển vọng nhất đối với các sản phẩm huy động vốn của chi nhánh. Chi nhánh cần phải đặc biệt chú ý tới những khách hàng truyền thống vì thông qua họ ta sẽ có thể có được những dự báo xác đáng nhất trong tương lai để từ đó triển khai các sản phẩm phù hợp. Nghiên cứu cung (khả năng thích ứng cầu): Đây là việc nghiên cứu khả năng cung ứng các loại sản phẩm huy động vốn của chi nhánh và khả năng cung ứng của các đối thủ cạnh tranh. Trước hết về khả năng cung ứng các loại sản phẩm huy động vốn của chi nhánh : hiện nay các sản phẩm huy động vốn của chi nhánh đều là các sản phẩm của Ngân hàng Sacombank, số lượng cũng khá đa dạng, thu hút được nhiều khách hàng. Đặc biết về huy động tiết kiệm, chi nhánh có hình thức huy động “ Tiết kiệm tặng thưởng” rất hấp dẫn khách hàng song được triển khai, không thường xuyên trong năm. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh về sản phẩm huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn rất gay gắt. Một số ngân hàng cũng đưa ra hình thức tiết kiệm dự thưởng, tặng quà (như Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng TechcomBank…) để cạnh tranh lôi kéo khách hàng gửi tiền. Để có thể hấp dẫn thu hút khách hàng thường xuyên hơn nữa chi nhánh cần có kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho riêng mình dựa trên những phân tích về cầu và cung đối với các sản phẩm của chi nhánh, ưu thế của các ngân hàng trên địa bàn để triển khai các chiến lược hợp lý. 3.2.2. Đa dạng hoá các sản phẩm bằng cáh gia tăng các tiện ích. Để tăng cường thu hút vốn, chi nhánh cần phải đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn nhằm hấp dẫn và thoả mãn nhu cầu của khách hàng khi lựa chọn sản phẩm gửi tiền. Mỗi một loại sản phầm huy động vốn đều có những tính chất và hình thức riêng, phù hợp với nhu cầu một nhóm khách hàng nào đó. Đồng thời, lượng khách hàng của các nhóm rất khác nhau. Vì thế các sản phẩm huy động càng đa dạng, mới lạ cũng như đem lại lợi ích cao cho khách hàng thì càng có có khả năng được nhiều nhóm khách hàng chọn lựa, làm cho lượng vốn huy động của ngân hàng tăng lên cả về số lượng lẫn chủng loại. Các sản phẩm của ngân hàng nói riêng và các sản phẩm huy động vốn nói chung đều rất dễ bắt chước. Hiện nay hầu như tất cả các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội đều có những sản phẩm huy động vốn có bản chất giống nhau như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi kì hạn, tiết kiệm…Để có thể thu hút khách hàng, mỗi ngân hàng đều thêm vào những sản phẩm truyền thống đó những tính chất, đặc điểm, tiện ích mới nhằm tạo ra nét riêng độc đáo. Việc đa dạng hoá các sản phẩm của chi nhánh Hà Nội cũng đã và sẽ dựa trên việc làm đó. Tôi xin được đề xuất một số ý tưởng về các sản phầm huy động vốn mới cho chi nhánh như sau: - Tăng cường các tiện ích cho tiền gửi thanh toán và thẻ ATM: + Triển khai dịch vụ thanh toán hoá đơn điện thoại, internet...qua tài khoản, thẻ ATM cho khách hàng. Đề thực hiện được dịch vụ này, chi nhánh cần kí hợp đồng với các công ty viễn thông. + Dịch vụ đầu tư tự động với những khách hàng có số dư tiền gửi giao dịch lớn. Khách hàng có thể yêu cầu chi nhánh đầu tư theo ý mình. - Tạo sự linh hoạt, thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng hình thức tiền gửi tiết kiệm truyền thống: Sự đa dạng của các mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng. Để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn kì hạn phù hợp với mình, chi nhánh nên tạo điều kiện cho khách hàng chuyển đổi kì hạn dễ dàng hơn, cho phép khách hàng rút gốc từng phần khi cần thiết; phát triển sản phẩm “ Tiết kiệm gắn với Bảo hiểm Nhân thọ”...khuyến khích khách hàng gửi tiền nhiều hơn. - Phát triển các loại sản phẩm tiền gửi theo đối tượng gửi tiền dựa trên phân loại về thu nhập, tuổi tác, giới tính.... Việc thực hiện giải pháp này có thể tốn nhiều chi phí và thời gian song nó tạo ra sức hấp dẫn, tạo được điểm nhấn trong loạt sản phẩm huy động vốn đa dạng của chi nhánh. Chẳng hạn: vào những dịp kỉ niệm ngày của phụ nữ (20-10, 8-3), chi nhánh có thể triển khai loại sản phẩm tiền gửi tiết kiệm kết hợp với việc tặng quà khuyến mại, dự thưởng...dành riêng cho phụ nữ với những tiện ích hấp dẫn. 3.2.3. Xây dựng chính sách tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả. Khi tiến hành đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, chi nhánh cần phải đồng thời xây dựng chính sách tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả. Đây là công việc có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của các chiến lược huy động vốn, có tác dụng lầu dài đối với hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Dựa trên việc phân nhóm khách hàng, phân tích nhu cầu, đặc điểm khách hàng chi nhánh có thể xây dựng 1 chiến lược tiếp cận khách hàng hợp lý. Khi tung ra một sản phẩm huy động vốn nào điều quan trọng nhất là phải có 1 chương trình tuyên truyền, quảng cáo ấn tượng để khách hàng có thể biết và tham gia. Không những chỉ quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng mà cần phải gửi tờ rơi đến tận tay khách hàng, để họ có thể tìm hiểu kĩ hơn về sản phẩm mới của ngân hàng. Bên cạnh đó, tại chi nhánh luôn phải có một bộ phận hỗ trợ nhằm giải đáp những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, truyền đạt sâu hơn những thông tin về sản phẩm để kích thích nhu cầu của khách hàng. Việc chăm sóc khách hàng sau khi cung cấp sản phẩm cũng rất quan trọng. Nó sẽ làm cho khách hàng có ấn tượng tốt về sự chu đáo và chuyên nghiệp của chi nhánh, góp phần tạo ra một lượng khách hàng truyền thống đông đảo cho chi nhánh trong tương lai. Tuy nhiên công việc này chưa được chú ý đúng mức không chỉ ở chi nhánh mà còn ở rất nhiều ngân hàng tại Việt Nam. Nguyên nhân có thể do họ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc làm này trong hoạt động Marketing ngân hàng và một phần do lượng khách hang của ngân hàng quá đông. Tôi xin được nêu vài gợi ý nhỏ cho việc chăm sóc khách hàng cho chi nhánh : - Cuối mỗi đợt trả lãi và gốc cho mỗi khách hàng, chi nhánh nên có thư cảm ơn tới khách hàng. Vào dịp lễ Tết, chi nhánh nên gửi thiệp chúc mừng tới những khách hàng truyền thống, những khách hàng có lượng tiền gửi lớn…Nhưng việc làm này tuy nhỏ nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc giữ chân khách hàng. - Mỗi khi triển khai đợt huy động vốn mới, sản phẩm mới…chi nhánh nên có sự tuyên truyền rộng rãi không chỉ ở trụ sở, phòng giao dịch mà còn nên đăng báo, hoặc phát tờ rơi tới tay khách hàng.Bên cạnh đó việc điều tra thăm dò ý kiến của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mới cũng là điều rất nên làm (có thể phát bảng câu hỏi đến tận tay khách hàng tại quầy giao dịch để khách hàng điền vào). - Ngoài những đợt triển khai huy động vốn bằng “ Tiết kiệm dự thưởng” chi nhánh vẫn có thể tặng quà khách hàng cá nhân, tổ chức tuỳ theo lượng tiền gửi. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc giữ chân khách hàng vì nó thể hiện sự quan tâm của chi nhánh đối với khách hàng của mình. Để làm được những việc này chi nhánh nên đẩy mạnh hoạt động của bộ phận marketing hơn n ưa. 3.2.4. Quản lý nguồn vốn theo đúng phương pháp mục tiêu Để huy động vốn có hiệu quả, chi nhánh cũng cần có những phương pháp quản lý vốn hợp lý. Cụ thể là : Cơ cấu nguồn vốn mỗi thời kỳ, mối quan hệ của các thành phần, chi phái huy động vốn, tính thanh khoản của các khoản nợ. Quản lý quy mô cơ cấu nguồn vốn bao gồm: Thốnh kê đầy đủ, kịp thời những thay đổi về nguồn vốn, vòng quay của mỗi loại, so sánh tốc độ tăng trưởng của các nguồn từ đó tìm ra nguyên nhân của những sự thay đổi để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Lập kế hoạch nguồn cho từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu và mục tiêu sử dụng vốn. Quản lý chi phí huy động vốn : Quản lý lãi suất huy động và chi phí huy động phi lãi suất. Quản lý lãi suất huy động tức là phải xác định lãi suất chi trả phù hợp cho mỗi loại nguồn, đồng thời xác định khả năng chi trả lãi của chi nhánh cho khách hàng trong mối quan hệ với lãi thu được từ hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, chi nhánh cần phải xác định chi phí lãi suất cần thiết mỗi khi triển khai kế hoạch huy động vốn, làm thế nào để có thể triển khai được hiệu quả mà vẫn tiết kiệm cho chi nhánh. Quản lý tính thanh khoản của các khoản nợ. Đây là việc xác định kỳ hạn của nguồn phù hợp với yêu cầu về kỳ hạn sử dụng đồng thời tạo sự ổn định của nguồn. Chi nhánh nên nghiên cứu phát triển các sản phẩm có kỳ hạn mới, các sản phẩm dễ chuyển đổi kỳ hạn nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng. 3.2.5. Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất trong suốt quá trình hoạt động của chi nhánh. Bởi tất cả các chiến lược huy động, các biện pháp huy động được lập ra và thực hiện đều phụ thuộc vào khả năng trình độ của con người. Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ là một công việc nên làm thường xuyên vì nó có tác động rất lâu dài đến tương lai của ngân hàng. Trong quá trình đào tạo chi nhánh cần chú ý tới những vấn đề sau: Thứ nhất, nâng cao kĩ năng nghiệp vụ cho các giao dịch viên : Vai trò của các giao dịch viên là rất quan trọng, là hình ảnh và thông qua đó khách hàng sẽ có sự đánh giá nhìn nhận về ngân hàng. Do đó cần nâng cao hơn nữa ý thức tác phong nghiệp vụ giao tiếp của đội ngũ giao dịch viên băng việc tổ chức các khoá đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ. Thuê các chuyên gia về Marketing, tiếp xúc khách hàng, đào tại kỹ năng xử lý tình huống…Bên cạnh đó cần có chế độ khen thưởng nhân viên giao dịch hợp lý để khuyến khích tinh thần làm việc của họ. Thứ hai, cử các cán bộ nguồn vốn đi học thêm các khoá ngắn hạn, dài hạn về huy động vốn, marketing…để họ có thêm những kiến thức mới và cập nhật thông tin về các sản phẩm và phương pháp huy động vốn mới của các ngân hàng khác trên thế giới để từ đó xây dựng được những chính sách huy động vốn hiệu quả hơn. 3.3. Kiến nghị thực hiện các giải pháp. 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. * Đối với chính phủ : - Ổn định môi trường pháp lý : Môi trường hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay đang từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động khá tốt song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Sự cạnh tranh chưa lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng cổ phần. nhiều văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng còn chưa đầy đủ và thậm chí còn gây khó khăn cho ngân hàng. Vì vậy đề nghị Quốc Hội và Chính phủ tiếp tục chỉ đạo việc xây dựng, chỉnh sửa và bổ sung những điều luật ngân hàng mới phù hợp, rõ ràng hơn, đồng thời cần có những biện pháp khuyến khích thúc đẩy các ngân hàng phát triển tăng sức cạnh tranh. - Ổn định môi trường kinh tế : Môi trường kinh tế có ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mới thuận lợi mới đem lại thu nhập cao cho các cá nhân và doanh nghiệp. Từ đó tiền tích luỹ của các cá nhân và doanh nghiệp mới tăng lên, kích thích họ gửi tiền vào ngân hàng để tăng thu nhập. Có như vậy hoạt động huy động vốn của ngân hàng mới phát triển. Để ổn định môi trường kinh tế Nhà nước cần phải có những chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, tạo điều kiện cho mọi ngành nghề hợp pháp cùng phát triển , tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức kinh tế , khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, thu hút đầu tư nước ngoài. * Đối với Ngân hàng Nhà nước : Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng, mọi quyết định hoạt động của NHNN đều ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong nhữnh năm qua NHNN đã tích cực điều chỉnh và ban hành nhiều chính sách về ngân hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nền kinh tế trong nước và trên thế giới, NHNN cần phải có những điều chỉnh mới và cần phải có những biện pháp hỗ trợ các ngân hàng thương mại nhiều hơn nữa. Có như vậy các ngân hàng trong nước mới có ddur sức để cạnh tranh với các tập đoàn ngân hàng lớn nước ngoài đang có xu hướng xâm nhập vào thị trường Việt Nam. 3.3.2. Kiến nghị đối với Sacombank Để tăng cường vốn huy động, Ngân hàng Sacombank cần xây dựng chính sách huy động vỗn cụ thể và phù hợp với tình hình thị trường huy động vốn. trong đó, Ngân hàng nên điều chỉnh lãi suất huy động hợp lý để nâng cao khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, Ngân hàng nên khuyến khích các chi nhánh tự xây dựng và thực hiện các chương trình huy động vốn riêng nhằm phát huy cao sự chủ động của các chi nhánh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Khi các chi nhánh gặp khó khăn thì ngân hàng nên dùng nhiều biện pháp hỗ trịư khác nhau ngoài biện pahó cấp vốn trực tiếp. Về nhân sự, Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các khoá đào tai ngắn hạn về nghiệp vụ, kỹ năng làm việc cho các cán bộ của chi nhánh. Ngoài ra mối liên hệ giữa các chi nhánh cần được thúc đẩy hơn nữa, để các chi nhánh có điều kiện giúp đỡ nhau cùng thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Về công tác chăm sóc khách hàng, chi nhánh nên có những cách thức mới để chăm sóc các khách hàng truyền thống đặc biệt là các khách hàng quan trọng như: Chi nhánh có thể xây dựng nên một ban riêng chuyên có chức năng quan tâm chăm sóc tới các khách hàng. Ban này sẽ có chức năng quan tâm tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu sắp tới của các khách hàng để có thể đáp ứng hiệu quả, kịp thời nhất tới mọi nhu cầu của khách hàng. KẾT LUẬN Qua chuyên đề này, em đã có những nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của nguồn vốn đối với hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn góp phần rất quan trọng trong sự ổn định và phát triển của mỗi ngân hàng, do đó nó cũng có những tác động không nhỏ tới các hoạt động kinh tế đất nước. Qua sự phân tích về công tác huy động vốn tại chi nhánh Hà Nội em nhận thấy Chi nhánh Hà Nội là một chi nhánh đã khá thành công trong các hoạt động dịch vụ của ngân hàng và cũng đã đạt được khá nhiều thành tích trong công tác huy động vốn góp phần không nhỏ trong sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng Sacombank. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh găy gắt của thị trường nói chung và của các ngân hàng nói riêng thì chi nhánh Hà Nội cần phải tiếp tục có những nỗ lực mới để có thể duy trì và mở rộng hơn nữa hiệu quả hoạt động để có thể đứng vững trên thi trường và đưa Sacombank trở thành một thương hiệu mạnh không những trong nước ma còn có thể vươn xa hơn nữa. Dù đã rất cố gắng cùng với sự chỉ bảo rất tận tình của các thầy cô giáo và của các cán bộ ngân hàng nơi em thực tập, nhưng chuyên đề của em không thể tránh khỏi có những sai sót. Vì vậy, em rất mong sẽ nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ hơn nữa của các thầy cô để em có thể hoàn thành tốt hơn bài chuyên đề nay. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Ngân hàng thương mại - Đại học Kinh tế Quốc Dân Lý thuyết tài chính tiền tệ Sacombank 15 năm hình thành và phát triển Các tạp chí ngân hàng Các báo cáo tài chính cuối năm của chi nhánh Các trang web : www.sacombank.com.vn www.vneconomy.vn sbv. gov. vn mof.gov.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31878.doc
Tài liệu liên quan