Lời mở Đầu
I. Sự cấp thiết của đề tài:
Vốn là một trong những yêu cầu hàng đầu cho việc đầu tư, xây dựng, nó càng trở nên quan trọng hơn khi đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn, Hiện nay chúng ta đã có tương đối nhiều các tổ chức kinh tế làm nhiệm vụ huy động vốn, tuy nhiên các ngân hàng thương mại luôn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động này, là một trong các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT ) đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Góp phần đáng kể vào những thành công trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT là Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp. Tuy nhiên để đáp ứng được xu hướng phát triển của tương lai cũng như là mục tiêu phát triển của NHNo&PTNT thì việc phát huy các mặt đã làm được đồng thời tìm ra các hạn chế còn tồn tại và đưa ra các giải pháp khắc phục là vô cùng cần thiết. Qua một thời gian thực tập tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam. Em nhận thấy mình cần phải tìm hiêủ nhiều hơn về hoạt động huy động vốn, môt hoạt động quan trọng của ngân hàng, Do vậy Em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”.
Mục lục
Chương 1: Những Vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại và nguồn vốn của ngân hàng thương mại. 3
I.Những vấn đề chung về ngân hàng thương mại: 3
1.Khái niệm và đặc điểm của ngân hàng thương mại: 3
2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại: 5
2.1.Hoạt động huy động vốn: 5
2.2.Hoạt động sử dụng vốn: 6
2.3.Các hoạt động trung gian của ngân hàng thương mại 6
3. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường: 7
3.1.Ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ của doanh nghiệp: 7
3.2.Vai trò tạo tiền của ngân hàng thương mại: 7
3.3.Ngân hàng thương mại có vai trò là trung gian tài chính, trung gian tín dụng 8
II. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại và các nhân tố tác động đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 9
1.Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 9
1.1.Tiền gửi: 10
1.2.Vốn đi vay: 12
1.3.Vốn tự có của ngân hàng thương mại 15
1.4. Các nguồn vốn khác 17
2.Vai trò của nguồn vốn đối với ngân hàng thương mại 17
3.Các nhân tố tác động đến huy động vốn của ngân hàng 20
3.1.Nhân tố khách quan: 20
3.2.Nhân tố chủ quan: 22
Chương II: thực trạng huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam 25
I. Khái quát về Sở Giao Dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam. 25
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam: 25
2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Sở giao dịch 26
2.1. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Sở giao dịch: 26
2.2. Cơ cấu tổ chức và điều hành 28
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam trong 3 năm gần đây (2000-2002) 31
3.1. Về huy động vốn: 31
3.2. Hoạt động tín dụng: 32
3.3. Công tác kế toán ngân quỹ: 35
3.4. Hoạt động Thanh toán quốc tế 35
3.5. Kết quả tài chính: 37
II. Thực trạng huy động vốn tại Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam. 38
1. Thực trạng về tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 38
1.1. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn 39
1.2. Chi phí huy động vốn 47
2. Đánh giá chung về thực trạng huy động vốn tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam. 49
2.1. Những kết quả đạt được: 50
2.2. Những hạn chế vướng mắc còn tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam. 51
Chương III : Giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam. 56
I. Mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam trong các năm tới: 56
1. Thực hiện tốt các nhiệm vụ đầu mối theo uỷ quyền của Tổng giám đốc: 57
2. Một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh 2003 57
3.Mục tiêu dài hạn cho Sở giao dịch của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 57
II. Một số giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam 58
1. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn : 59
1.1. Đa dạng hoá kỳ hạn gửi tiền và hình thức gửi tiền: 59
1.2. Đa dạng hoá các hình thức nhận lãi: 63
1.3. Đa dạng hoá các công cụ huy động vốn: 63
2. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý: 64
3. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ có liên quan đến công tác huy động vốn: 66
4. Phát triển các hoạt động Marketing. 70
4.1. Thực hiện văn minh thương mại. 71
4.2. Thành lập phòng tư vấn khách hàng. 71
4.3. Tổ chức hội nghị khách hàng theo định kỳ 72
4.4. Tăng cường hơn nữa công tác quảng cáo, tiếp thị và khuyến mại. 72
5. Mở rộng mạng lưới hoạt động: 72
6. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ. 73
III. Một số kiến nghị 73
1. Đối với Chính phủ 73
2. Đối với Ngân hàng Nhà nước. 75
3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam 76
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi phí trả lãi phụ thuộc vào lãi suất mà lãi suất huy động vốn lại biến động theo từng thời kỳ.
Bảng 3 : Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền ở sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Viêt nam
Năm
VND (triệu)
USD (nghìn)
2000
757818
59615
2001
1888033
67705
2002
2126000
71700
Nguồn : Cân đối nguồn vốn ở Sở giao dịch
Quy mô nguồn bằng VND tăng mạnh trong khi lãi suất huy động vốn bằng VND tăng vì vậy dẫn tới chi phí huy động vốn bằng VND tăng mạnh theo còn quy mô nguồn huy động bằng USD tăng chậm trong khi laĩ suất huy động bằng USD giảm dẫn đến chi phí huy động vốn bằng USD trong các năm tăng không đáng kể. Sự tác động giải thích tại sao chi phí huy động vốn tại sở giao dịch lại tăng lên một cách đột biến.
Qua phân tích chi phí huy động vốn ở trên, ta rút ra nhận xét sở giao dịch : cần tăng cường mở rộng huy động nguồn vốn ngoại tệ bằng các biện pháp khác nhau để giảm chi phí nâng cao thu nhập cho sở giao dịch.
2. Đánh giá chung về thực trạng huy động vốn tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam.
Qua nghiên cứu những nội dung cụ thể về hoạt động huy động vốn tại Sở giao dịch NHNo&PTNT, chúng ta có thể đưa ra những đánh giá tổng quát sau:
2.1. Những kết quả đạt được:
Dù được thành lập không lâu trong hệ thống NHNo&PTNT cũng như so với các ngân hàng thương mại khác, Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam lại hoạt động trên một địa bàn có nhiều ngân hàng thương mại hoạt động nên luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên nhờ xác định đúng đắn mục tiêu hoạt động, Sở giao dịch đã biết phát huy những lợi thế vốn có, khắc phục những hạn chế của mình với sự phấn đấu hết sức mình của toàn thể cán bộ công nhân viên chức đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn. Trong các năm vừa qua, Nhìn chung Sở giao dịch đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động liên tục tăng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Nhờ đó mà Sở giao dịch không những đáp ứng được nhu cầu nguồn vốn kinh doanh mà còn có nguồn vốn để hỗ trợ các chi nhánh gặp khó khăn trong công tác huy động vốn. Sở giao dịch đã thực sự làm tốt công tác điều hoà vốn cho toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt nam.
-Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam không những đạt được doanh số nguồn vốn huy động cao và ngày càng tăng trưởng mà còn có sự thay đổi tích cực về cơ cấu nguồn vốn. Tỷ trọng nguồn vốn huy động trung và dài hạn ngày càng tăng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn, đồng thời tạo điều kiện mở rộng cho vay trung và dài hạn phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế.
Trong các năm vừa qua và đặc biệt là trong năm 2002. Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam đã thực hiện được nhiều biện pháp hỗ trợ tích cực cho công tác huy động vốn mà ta có thể thấy như:
+Tổ chức tốt các đợt phát hành kỳ phiếu huy động vốn nội tệ, ngoại tệ (USD) trung, dài hạn, huy động vốn bằng đồng EUR.
+Kéo dài thời gian giao dịch hàng ngày đến 18h, giao dịch tiết kiệm cả ngày thứ bảy để tăng cường huy động vốn.
+Cải tạo mở rộng thêm sàn giao dịch với khách hàng tại quầy giao dịch trung tâm, nâng cấp trang thiết bị hiện đại, Mở thêm phòng giao dịch Cát Linh ®Ó t¨ng cêng huy ®éng vµ cho vay vèn.
+Trang bị đủ máy vi tính cho các phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch. Từng bước ứng dụng các chương trình phần mềm để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đã thực hiện chương trình thanh toán điện tử nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, góp phần thu hút khách hàng đến giao dịch.
-Trong việc điều hành hoạt động huy động vốn, Sở giao dịch đã theo dõi và nắm bắt được diễn biến trên thị trường để có sự điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh.
-Với những cố gắng tích cực trong hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch trong những năm qua, Sở giao dịch đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, dần tạo được mối quan hệ gắn bó thân thiết với nhiều khách hàng lón có uy tín qua đó mở rộng được thị phần kinh doanh của mình.
2.2. Những hạn chế vướng mắc còn tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam.
a) Những hạn chế vướng mắc còn tồn tại:
Mặc dù trong những năm qua Sở giao dịch NHNo&PTNT đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên hoạt động huy động vốn vẫn tồn tại một số hạn chế đó là:
Chi phí về tài chính lớn :Trong những thời kỳ thiếu vốn VND trong thanh toán của toàn hệ thống, Sở giao dịch đã phải sử dụng nhiều biện pháp để đảm bảo dự trữ bắt buộc và có vốn cho thanh toán và chi phí về tài chính là tương đối lớn làm giảm lợi nhuận.
Chưa thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng: Trong 3 năm qua Nguồn vốn tăng trưởng nhanh nhưng tập trung vào một số khách hàng lớn nên hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch dễ bị ảnh hưởng bởi các quyết định và tình hình kinh doanh của các đối tượng này. Nguồn huy động trong dân cư tăng chậm hiệu quả công tác khách hàng còn hạn chế, chưa thu hút được khách hàng xuất khẩu để có ngoại tệ , chưa có khách hàng sản xuất vật chất có nhu cầu vay vốn ổn định với rủi ro thấp, hạn chế việc cung ứng ngoại tệ để thanh toán . Việc chỉ đạo sử lý thu hồi nợ quá hạn Sở giao dịch đã tập trung nhiều công sức nhưng kết quả thu được còn thấp làm nguồn vốn bị đọng cao. Tài sản bảo đảm tiền vay có nhiều tranh chấp, không đầy đủ yếu tố pháp lý nên rất khó khăn trong việc xử lý tài sản để thu nợ làm cho nguồn vốn bị chôn vào các tài sản này.
Chênh lệch lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào có xu hướng bị thu hẹp dần : Về chi phí huy động vốn, chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào của Sở giao dịch trong thời gian qua có xu hướng thu hẹp dần. Điều này cần phải chú ý bởi sự thu hẹp chênh lệch lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch.
Biên chế lao động còn thiếu, ,màng lưới còn quá ít :Khối lượng công việc của Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tăng lên nhiều, biên chế lao động được bổ sung nhưng chưa cân xứng, nhiều phòng chuyên môn hiện nay còn thiếu cán bộ làm việc, mặt bằng chật hẹp làm hạn chế chất lượng giao dịch phục vụ khách hàng, đặc biệt là công tác huy động tiết kiệm.
Còn nhiều vướng mắc bộc lộ khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng : Các dịch vụ ngân hàng hiện đại như ATM, ebanking, mới phát triển và đi vào hoạt động tuy nhiên khi khách hàng sử dụng các dịch vụ này còn gặp phải nhiều sự cố do máy móc, kỹ thuật và cách sử dụng.
B )Nguyên nhân của các hạn chế:
Như đã đề cập ở phần trên, trong những năm vừa qua, trong hoạt động huy động vốn Sở giao dịch đã tồn tại một số vướng mắc, khó khăn, vậy những điểm hạn chế đấy là do những nguyên nhân nào gây ra, qua sự phân chia một cách tương đối thì chúng ta có thể chia ra hai nhóm nguyên nhân đó là
-Các nguyên nhân mang tính khách quan:
+ Môi trường kinh tế xã hội còn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Nền kinh tế nước ta phát triển trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng ở mức thấp, thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế có nhiều biến động phức tạp, đầu tư nước ngoài giảm sút. Nền kinh tế nước ta tăng trưởng chưa thật ổn định, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chưa cao, có nhiều mặt hàng có kim nghạch xuất khẩu bị giảm xút. Bên cạnh đó thì giá vàng và thị trường bất động sản biến động mạnh, trong khi đó thì hoạt động đầu tư trong nước còn nhiều hạn chế. Những yếu tố đó làm hạn chế việc mở rộng thị trường tín dụng bởi các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Thị trường tín dụng không được mở rộng làm hạn chế đến hoạt động huy động vốn. Hơn nữa tình hình kinh tế như vậy còn tác động đến tâm lý ngưòi dân, họ sẽ e dè khi gửi tiền và thường chọn gửi tiền với các kỳ hạn ngắn làm cản trở đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
+Việc huy động vốn còn gặp khó khăn khi thu nhập và tích luỹ của dân cư nhìn chung còn chưa cao.
+ Lo¹i h×nh huy ®éng cha ®¸p øng ®îc nhu cÇu ngµy cµng ®a d¹ng cña ngêi d©n.
+Cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội ngày càng gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về thị phần cho vay đối với khách hàng có uy tín. Lãi suất huy động vốn nội tệ có xu hướng liên tục tăng làm tăng chi phí trong hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch .
+Lãi suất ngoại tệ USD trên thị trường tiền tệ quốc tế duy trì ở mức thấp gây khó khăn cho công tác huy động vốn ngoại tệ, USD trong một số thời điểm vừa giảm lợi nhuận của nguồn vốn đầu cơ ra nước ngoài, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt nam
+Thị trường tài chính, tiền tệ của nước ta chưa thật sự phát triển, tính thanh khoản của các tín phiếu, trái phiếu của ngân hàng phát hành chưa cao, do đó ít thu hút được sự quan tâm của dân chúng.
+Môi trường pháp lý còn một số điểm thiếu đồng bộ, thống nhất, đôi khi luật các tổ chức tín dụng và luật Ngân hàng Nhà nước còn tồn tại một số mâu thuẫn trong việc thực hiện. Sự điều chỉnh, sửa đổi luật pháp đôi khi gây ra những khó khăn trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.
-Các nguyên nhân mang tính chủ quan:
+Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam mới được thành lập do đó sự hiểu biết của khách hàng đối với Sở giao dịch là còn hạn chế, đòi hỏi phải có thời gian.
+Tuy Sở giao dịch được định vị ở nơi trung tâm thuận lợi cho việc kinh doanh nhưng mặt bằng giao dịch chật hẹp, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh, ngoài ra mạng lưới của Sở giao dịch còn quá ít, trong năm 2002 mới mở được thêm 1 phòng giao dịch. Vì mạng lưới còn nhỏ nên việc huy động vốn gặp phải nhiều khó khăn.
+ Kỳ hạn và các hình thức huy động vốn tại Sở giao dịch trong 3 năm qua đã được đa dạng hoá với các kỳ hạn và loại hình phong phú hơn trước tuy nhiên nhìn chung các loại hình huy động vốn tại Sở giao dịch cũng như ở các ngân hàng thương mại của Việt nam còn chưa phong phú nên chưa khai thác được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi.
+Công tác quảng cáo, tiếp thị đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên những hoạt động này chưa mang lại được nhiều tác động tích cực cho hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch.
+ Dịch vụ ATM tuy mới phát triển nhưng chưa rộng rãi, với xu hướng phát triển chung của đất nước và của Hà Nội thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại trong tương lai là rất lớn. Song do Sở giao dịch trực thuộc hệ thống NHNo nên việc phát triển các dịch vụ hiện đại phải tuân theo định hướng chiến lược chung của toàn nghành ngân hàng nông nghiệp, điều đó cũng là khó khăn, Sở giao dịch không được tự chủ hoàn toàn trong việc phát triển các dịch vụ này.
+Các chương trình tin học chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của công việc : Tuy Sở giao dịch và NHNo&PTNT Việt nam luôn trú trọng việc cập nhật, hoàn thiện các chương trình tin học tuy nhiên hiện nay một số chương trình tin học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giao dịch, nhu cầu quản lý và điều hành điều đó gây ra những sự tốn kém về công sức cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU KINH DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.
I. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ KINH DOANH CỦA SỞ GIAO DỊCH NHNO&PTNT VIỆT NAM TRONG CÁC NĂM TỚI:
TRONG GIAI ®O¹N hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh so với khu vực và trên thế giới. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005 mà Đại hội Đảng toàn quốc lần IX đề ra là 7,5%/năm sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng tích luỹ vốn và tăng đầu tư. Có thể nói, ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề tích luỹ nguồn vốn để thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, trong dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2005 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2001-2005 về lĩnh vực hoạt động ngân hàng đã nhấn mạnh “ Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, cho vay, cung ứng dịch vụ và tiện ích ngân hàng thuận lợi, thông thoán đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất, kinh doanh và đời sống “.
Thực hiện theo chiến lược đó, theo sự chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NHNo&PTNT VN đã xây dựng đề án cơ cấu lại toàn bộ hệ thống và xác định bước đi 2001-20010. Trong đó, đánh giá rõ thực trạng hiện nay, tầm nhìn 10 năm, các giải pháp cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá nguồn tài chính, cơ cấu lại tổ chức hoạt động trong mối quan hệ với việc hình thành ngân hàng chính sách,đặc biệt là xác định tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ theo hướng phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Coi trọng việc phát triển nguồn vốn trung và dài hạn để phục vụ cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Là một đơn vị của NHNo&PTNT VN, Sở giao dịch đã thực hiện theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, của NHNo&PTNT VN đã xác định định hướng kinh doanh trong năm 2003 và trong các năm sắp tới là :
1. Thực hiện tốt các nhiệm vụ đầu mối theo uỷ quyền của Tổng giám đốc:
Các nhiệm vụ mà Sở giao dịch phải thực hiện như đầu mối thanh toán quốc tế; đầu mối kinh doanh ngoại tệ; đại diện NHNo&PTNT Việt nam tham gia thị trường mở, thị trường tiền tệ liên ngân hàng trong nước và quốc tế; quản lý, điều hoà vốn nội, ngoại tệ trong hệ thống; đa dạng hoá sản phẩm và các hình thức kinh doanh đầu tư vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường vốn trong nước và quốc tế; hạch toán các loại vốn, quỹ của NHNo&PTNT Việt nam và thực hiện tốt các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt nam giao.
2. Một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh 2003
- Nguån vèn ®¹t 4212 tû VND, t¨ng 972 tû VND, tèc ®é t¨ng trëng lµ 30% so víi 31/12/2002
D nî ®¹t 1266 tû VND, t¨ng 405 tû ®ång, tèc ®é t¨ng trëng 47% so víi 31/12/2002
Tû lÖ nî qu¸ h¹n díi 1% tæng d nî.
-Më réng vµ n©ng cao chÊt lîng nghiệp vụ, dịch vụ như mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thanh toán chuyển tiền, dịch vụ thanh toán thẻ, séc du lịch...
Tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu chiếm 25%.
Kết quả kinh doanh tài chính đảm bảo có lãi, chênh lệch quỹ thu nhập tăng 20% so với năm 2002
3.Mục tiêu dài hạn cho Sở giao dịch của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
- Nguồn vốn tăng đều, ổn định về quy mô
Cơ cấu nguồn vốn phù hợp với danh mục tài sản cảu Sở giao dịch
- N©ng cao tû träng nguån vèn trung vµ dµi h¹n, ®Ó tránh cho ngân hàng có điều kiện mở rộng tín dụng, đặc biệt là mục tiêu mở rộng tín dụng trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu về vốn trung và dài hạn của Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam . Tránh sự mất cân đối giữa nguồn và sử dụng vốn, tránh được rủi ro về lãi suất và thanh khoản.
- Nâng cao tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ, tìm ra một cơ cấu về nội ngoại tệ, tìm ra một cơ cấu về nội ngoại tệ hợp lý, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu ngoại tệ, giúp cho ngân hàng có một cơ cấu 2 đồng tiền phù hợp, tạo điều kiện cho ngân hàng kinh odanh có cơ hội thu lợ nhuận, tránh rủi ro về biến động tỷ giá gây ra.
- Chi phí huy động vốn còn cao, vì vậy ngân hàng cần tìm những nguồn vốn có chi phí phù hợp , chi phí huy động thấp nhằm giảm chi phí tăng lợi nhuận cho Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Sở giao dịch cần chú trọng vào huy động những nguồn vốn có chi phí rẻ hơn.
Tăng cường đưa ra các hình thức huy động vốn có thời hạn dài có tính chất ổn định thông qua các hình thức phát hành các giấy tờ có giá như: kỳ phiếu , trái phiếu, CDs...
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU KINH DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNO&PTNT VIỆT NAM
Mặc dù thời gian hoạt động chưa nhiều, song những thành tích đạt được trong việc huy động vốn của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam là một thành công lớn. Tuy nhiên công tác huy động vốn cũng vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả huy động vốn cần phải có những giải pháp khắc phục những hạn chế trên. Yêu cầu chung đặt ra đối với các giải pháp đó là:
-Phát triển nguồn vốn với cơ cấu hợp lý, phù hợp với nhu cầu về vốn trong từng thời kỳ.
-Tăng quy mô nguồn vốn huy động, đồng thời tiết kiệm chi phí.
-Tạo tính chủ động cho ngân hàng trong việc điều CHØNH KHÈI LîNG Vµ C¬ CÊU VÈN.
-PH¸T HUY KH¶ N¨NG Vµ HIÖU QU¶ CñA VÈN HUY ®ÉNG VÍI HO¹T ®ÉNG KINH DOANH CñA NG©N HµNG.
Trên cơ sở của các yêu cầu đó, Sở giao dịch có thể thực hiện một số giải pháp cơ bản như sau:
1. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn :
1.1. Đa dạng hoá kỳ hạn gửi tiền và hình thức gửi tiền:
§Ó c¶i thiÖn ®îc c¬ cÊu nguån vèn huy ®éng, n©ng dÇn tû träng nguån vèn trung - dµi h¹n vµ ngo¹i tÖ, ®ång thêi thu hót ®îc tèi ®a nguån vèn nhµn rçi trong d©n c ®Ó më réng quy m« nguån vèn kinh doanh, Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam cần phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các đối tượng gửi tiền, nhất là các đối tượng khách hàng có nguồn vốn trung – dài hạn và ngoại tệ. Mỗi đối tượng gửi tiền có những đặc điểm khác nhau nên để thoả mãn tốt được nhu cầu của khách hàng, Sở giao dịch cần phải đa dạng hoá các kỳ hạn gửi tiền, các hình thức gửi tiền cũng như phát triển các công cụ huy động vốn, đặc biệt là các hình thức huy động vốn có khả năng khai thác tốt vèn trung – dµi h¹n vµ ngo¹i tÖ.
*Với xu hướng trong một vài năm sắp tới, thị trường tài chính, tiền tệ của nước ta phát triển mạnh thì việc kinh doanh trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng quốc tế cũng sẽ phát triển do đó hiện tại Sở giao dịch nên xem xét phương án huy động tiết kiệm chiều và tối để tăng thêm thu nhập. Trước hết là phải xác định địa điểm, xác định nhu cầu để mở thêm các quầy lưu động, kéo dài thời gian hoạt động của các bàn huy động. Các hình thức mà các ngân hàng thương mại khác thường áp dụng là: huy động vốn vào buổi chiều. Việc đưa ra hình thức huy động này là do các khách hàng khi kết thúc một ngày hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có một lượng vốn nhàn rỗi cho tới sáng ngày mai. Ngân hàng có thể huy động nguồn vốn này với thời gian rất ngắn nhưng với cách tham gia vào thị trường tiền gửi đặc biệt là thị trường qua đêm được đưa vào hoạt động thì nguồn vốn này được sử dụng một cách khá hợp lý. Đặc điểm của nguồn này là chi phí huy động thấp, nguồn có thể sử dụng cho nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường tiền gửi giúp cho ngân hàng có thêm thu nhập mà ít chịu rủi ro.
*Đa dạng hóa các hình thức huy động, đa dạng hóa các loại hình, lãi suất... để giữ vững thị phần đã có xâm nhập vào lĩnh vực mới như gửi tiền tiết kiệm một nơi, rút tiền tiết kiệm nhiều nơi. Muốn làm được hình thức này, Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phải có hoạt động liên doanh liên kết với các chi nhánh khác tổ chức và đưa ra hình thức hạch toán mới phù hợp.
Gần đây, sự ra đời của nhiều công ty bảo hiểm, công ty tài chính như Prudential, Chinfon, công ty bảo hiểm dầu khí... Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần đưa ra các hình thức huy động mới : tiết kiệm học đường, gửi góp theo niên kim. Đưa ra các hình thøc nµy nh»m c¹nh tranh víi c¸c tæ chøc trªn.
* Tiết kiệm học đường: là một hình thức tiết kiệm đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên. Do đặc điểm của loại khách hàng này là nhận tiền vào một thời điểm, chi tiêu trong một thời gian hàng tháng vì vậy nếu huy động được lượng tiền nhàn rỗi này thì Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có thể tìm một nguồn vốn tương đối ổn định. Nhưng do đối tượng khách hàng này cũng không phải là nhiều, Sở giao dịch khi đưa ra hình thức này cần tính toán kỹ đến lợi nhuận và chi phí.
* Tiền gửi theo niên kim: Đây là hình thức tiết kiệm dựa vào đặc điểm của dòng tiền ví dụ khách hàng cứ mỗi tháng gửi một số tiền là a , đến thới điểm nào đấy, mỗi tháng rút ra số tiền là a’, đây là hình thức giúp cho khách hàng có một khoản tiết kiệm ổn định cũng như một nguồn thu nhập ổn định trong tương lai. Do nhu cầu mua sắm các tài sản cố định đắt tiền như nhà cửa, xe hơi, hình thức này giúp cho khách hàng có một khoản tiết kiệm lớn. Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có thể áp dụng các biện pháp như cho vay tiêu dùng để phối hợp với hình thức tiết kiệm này, từ đó tạo ra sự cân đối nguồn vốn. * Tiết kiệm bằng USD, tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm có đảm bảo vàng. Đặc điểm tâm lý của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng là sợ rủi ro mất giá, trượt giá đồng tiền, do lạm phát xảy ra. VND là một đồng tiền chưa mạnh nên ta có thể tránh được sự e ngại của khách hàng bằng cách tiết kiệm có bảo đảm vàng tức là lấy vàng ra làm vật ngang giá hoặc hình thức tiết kiệm bằng vàng . Tương tự như vậy Sở giao dịch cũng có thể thực hiện hình thức tiết kiệm bằng ngoại hối hoặc có đảm bảo bằng ngoại hối. Tuy nhiên, Sở giao dịch cũng cần tính toán đến giá vàng, dự đoán được giá vàng lên xuống như thế nào, dự đoán được tỷ giá hối đoái để không gây ra rủi ro quá lớn cho Sở giao dịch.
* Phát hành kỳ phiếu có mục đích
§©y lµ h×nh thøc huy ®éng vèn trung vµ dµi h¹n mµ ng©n hµng n«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n ViÖt Nam ¸p dông linh ho¹t c¸c gi¶i ph¸p nh sau:
- Một là do e ngại với hiện tượng thay đổi lãi suất do chênh lệch lãi suất biến động trên thị trường gây ra rủi ro về lãi suất. Sở giao dịch mới chỉ đưa ra kỳ phiếu có lãi suất cố định. Vì vậy Sở giao dịch có thể đưa ra các kỳ phiếu mới như kỳ phiếu có lĩa suất điều chỉnh, kỳ phiếu có lãi suất thả nổi... Sở giao dịch có thể tránh được rủi ro lãi suất thông qua hình thức đổi chéo lãi suất ( SWAP lãi suất), khi thị trường tài chính phát triển thì công việc này thực hiện cũng không phải là khó.
- Hai là, người mua kỳ phiếu e ngại là do khi cần tiền thì có thể bán lại được không. Để giải quyết khúc mắc này, tăng tính lỏng cho kỳ phiếu, Sở giao dịch đưa ra hình thức mua kỳ phiếu ở một nơi có thể chiết khấu ở nhiều nơi. Nhưng cũng như trên đã nói muốn làm được việc này thì Sở giao dịch phải làm tốt công tác liên doanh liên kết, cải tiến công tác hạch toán, thanh toán.
- Sở giao dịch có thể huy động bằng 2 hình thức là kỳ phiếu vô danh và kỳ phiếu đích danh. Kỳ phiếu vô danh thì không được trả lãi định kỳ. Sở giao dịch có nên duy trì sự phân biệt này. Xóa bỏ sự phân biệt này để đem lại lợi ích cho khách hàng.
* Phát hành trái phiếu
Trái phiếu là công cụ huy động vốn dài hạn khá hiệu quả của ngân hàng thương mại nhằm tài trợ cho các dự án, các công trình trọng điểm của quốc gia. Sở giao dịch cần đưa ra các giải pháp để sử dụng công cụ này một cách hiệu quả nhất.
- Một là Sở giao dịch nên dưa ra các mệnh giá của trái phiếu phong phú, đa dạng hóa các mệnh giá song Sở giao dịch có thể ước lượng từ các sè liÖu cña c¸c tæ chøc nh ng©n hµng ®Çu t ph¸t triÓn ViÖt nam mµ ®a ra c¬ cÊu mÖnh gi¸ cho phï hîp.
-Hai là, thời hạn trái phiếu của Sở giao dịch có thời hạn chỉ là trung hạn, Sở giao dịch có thể nghiên cứu và đưa ra phát hành trái phiếu nhiều kỳ hạn theo thông lệ quốc tế là rất cần thiết trong thời gian tới. Sở giao dịch có thể đưa ra các thòi hạn như 6,7,...10 năm, có thể là 20 năm hoặc dài hơn. Song phải đảm bảo nguyên tắc thời hạn càng dài lãi suất càng cao và Sở giao dịch phải có các phương án kinh doanh có lãi.
* Phát hành các CDs:
CDs (certificate of deposit) là một loại chứng chỉ tiền gửi khi ngân hàng cần vốn thì ngân hàng có thể phát hành CDs. Khách hàng mua CDs không những được hưởng lãi mà có thể đem đi chiết khấu để nhận tiền mặt khi cần. CDs có ưu thế hơn tiền gửi bởi nó tăng tính năng động cho các tài sản của khách hàng, không những khách hàng thu được lãi mà có thể biến các tài sản thành tiền một cách dễ dàng với chi phí thấp nhất. CDs là một hình thức khá mới mẻ ở Việt nam và được Sở giao dịch áp dụng thành công.
1.2. Đa dạng hoá các hình thức nhận lãi:
Khách hàng gửi tiền với nhiều mục đích khác nhau. Có người gửi chỉ vì mục đích an toàn, có người gửi nhằm mục đích để lấy lãi. Hiện nay đa số các ngân hàng thương mại mới chỉ có hai hình thức trả lãi là trả lãi trước và trả lãi sau. Với nhu cầu của người dân ngày càng đa dạng thì Sở giao dịch nên xem xét, triển khai các hình thức trả lãi như sau:
-Loại gửi tiền một lần nhưng lấy lãi nhiều lần ( phần gốc vẫn được giữ nguyên cho đến hạn ), ngân hàng có thể trả lãi cho khách hàng theo từng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần.
-Loại gửi một lần dài hạn nhưng rút một phần trước hạn cần ưu đãi khách theo cách tính lãi kỳ hạn tương đương.
-Hình thức lãi suất tăng dần theo số lượng tiền gửi. Với cùng một kỳ hạn, ngân hàng có thể trả lãi suất cao hơn cho những khoản tiền gửi có giá trị lớn, như vậy sẽ khuyến khích được người dân cũng như các doanh nghiệp gửi tiền ở một nơi với giá trị lớn.
1.3. Đa dạng hoá các công cụ huy động vốn:
Trong n¨m 2002 Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam đã triển khai nhiều đợt phát hành kỳ phiếu, trái phiếu nội tệ và ngoại tệ với kỳ hạn tương đối đa dạng và đã thu được nhiều kết quả khả quan, trong thời gian tới Sở giao dịch nên phát triển các công cụ huy động mới như chứng chỉ tiền gửi, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, từng bước tổ chức thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. Khuyến khích người dân mở tài khoản cá nhân tại Sở giao dịch và Thực hiện các dịch vụ thu hộ tiền thông qua tài khoản cá nhân tại Sở giao dịch cho các tổ chức có nguồn thu thường xuyên như Bưu chính viễn thông, Điện lực, Bảo hiểm….Làm được các dịch vụ như vậy thì Sở giao dịch ngoài việc có thêm thu nhập từ hoạt động dịch vụ mà còn có được nhiều điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn phôc vô cho ho¹t ®éng kinh doanh cu¶ m×nh.
2. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý:
Lãi suất huy động là một yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. Lãi suất vừa là bộ phận chủ yếu của chi phí huy động ngân hàng, nó vừa là mục tiêu hàng đầu của đa số khách hàng gửi tiền.
Hoạt động huy động vốn sở dĩ được coi là hoạt động “ mua sắm” các yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, vì vậy lãi suất là chi phí chủ yếu của hoạt động huy động vốn cũng như chi phí hoạt động ngân hàng nói chung. Đối với các ngân hàng thương mại luôn mong muốn huy động được những nguồn vốn có chi phí thấp nên luôn cố gắng huy động được những nguồn vốn có lãi suất thấp để giảm chi phí, mở rộng khả năng đầu tư cho vay và tăng khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Trong khi đó đối với khách hàng, lãi suất là mục tiêu quan trọng của đại đa số các đối tượng gửi tiền. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng luôn mong muốn được hưởng lãi suất cao đối với những khoản tiền họ gửi ngoài những tiện ích họ cần qua những dịch vụ ngân hàng cung cấp. Vì vậy lãi suất huy động vốn cao sẽ tạo cho khách hàng có mong muốn gửi tiền nhiều hơn, ngân hàng sẽ huy động được nguồn vốn lớn hơn. Ngược lại nếu lãi suất tiền gửi mà ngân hàng trả thấp sẽ làm giảm động cơ gửi tiền của khách hàng nên nguồn vốn ngân hàng huy động được sẽ hạn chế. Vì vậy trong thực tế luôn tồn tại mâu thuẫn giữa mong muốn của khách hàng và của ngân hàng về laĩ suất, trong khi khách hàng mong muốn được trả lãi suất cao đối với khoản tiền họ gửi vào ngân hàng thì ngân hàng lại mong muốn lãi suất huy động thấp. Giải quyết mâu thuẫn này để hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả, mỗi ngân hàng thương mại nói chung cũng như Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam phải có chính sách lãi suất hợp lý.
Chính sách lãi suất hợp lý phải đảm bảo cho ngân hàng huy động được nguồn vốn đủ đáp ứng những nhu cầu sử dụng vốn hiệu quả cả về quy mô cũng như cơ cấu, đồng thời phải đảm bảo lợi nhuận thu được của ngân hàng thương mại. Khi xây dựng chính sách lãi suất, các ngân hàng thương mại phải quan tâm đến nhu cầu sử dụng vốn về quy mô cũng như cơ cấu để xác định được mức lãi suất phù hợp đối với từng nguồn vốn ngân hàng cần phải huy động.
Đối với những nguồn vốn ngân hàng thiếu không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn thì ngân hàng có thể tăng lãi suất huy động để khuyến khích khách hàng gửi tiền tạo điều kiện mở rộng nguồn vốn huy động. Ngược lại đối với những nguồn vốn ngân hàng còn ứ đọng không có cơ hội đầu tư hay cho vay có hiêụ quả thì ngân hàng có thể giảm lãi suất huy động để giảm nguồn vốn huy động, tránh tình trạng nguồn vốn huy động thừa không thu đượcc thu nhập hay thu nhập không đủ bù đắp chi phí huy động vốn. Do đó khi xác định lãi suất huy động đối với từng nguồn vốn phải chú trọng đến quan hệ cung - cầu về nguồn vốn, lãi suất đầu tư sử dụng vốn để quyết định lãi suất huy động vốn. Hơn nữa trong cơ chế thị trường, các ngân hàng thương mại kinh doanh trong môi trường cạnh tranh. Do đó để đảm bảo tính cạnh tranh, khi xác định lãi suất huy động vốn cần phải tham khảo lãi suất hiện tại của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn để tránh tình trạng lãi suất huy động thấp hơn đáng kể so với lãi suất của các ngân hàng khác.
Từ thực trạng về huy động vốn hiện nay của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam, thì việc cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng dần tỷ trọng nguồn vốn trung-dài hạn và ngoại tệ, giảm tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn thì Sở giao dịch cần phải tạo khoảng cách về lãi suất giữa tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi trung – dài hạn. Mục đích của biện pháp này là để bảo vệ lợi ích của người gửi tiền trung và dài hạn, khuyến khích mọi người gửi tiền với kỳ hạn dài hơn. Trên thực tế, mặc dù lãi suất trung và dài hạn cao hơn ngắn hạn, nhưng sau khi tính toán thấy rằng với cùng một món tiền gửi trong cùng một khoảng thời gian thì lãi thu được do gửi kỳ hạn dài vẫn thấp hơn so với gửi kỳ hạn ngắn. Do vậy, nhất thiết phải duy trì một khoảng cách giữa lãi suất trung và dài hạn với ngắn hạn sao cho cùng một khoản tiền gửi lãi thu được từ dài hạn cao hơn lãi thu được từ ngắn hạn. Tuy nhiên biên pháp này không có nghĩa là tăng lãi suất trung và dài hạn lên quá cao vì như vậy sẽ phải tăng lãi suất cho vay trung và dài hạn khiến các nhà sản xuất kinh doanh không dễ dàng chấp nhận. Hơn nữa, nếu lãi suất tiền gửi cao, họ sẽ không đầu tư trực tiếp vào các dự án kinh doanh mà gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi. Điều đó sẽ gây ra những khó khăn cho ngân hàng khi giải quyết đầu ra cho nguồn vốn huy động, do đó cần phải có sự cân đối giữa lãi suất ngắn hạn với trung và dài hạn để tạo một khoảng cách cần thiết giữa hai lãi suất này mà không ảnh hưởng đến mức lãi suất huy động bình quân.
Ngoài ra một điểm mà Sở giao dịch cần quan tâm là phải có kế hoạch huy động vốn gắn với kế hoạch sử dụng vốn để tìm những nguồn vốn phù hợp. Chẳng hạn bên cạnh huy động vốn thông qua nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân là công cụ thường xuyên có chi phí tương đối thấp so với nguồn vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá và đi vay, khi có kế hoạch sử dụng vốn từ trước mà nguồn vốn nhận tiền gửi không đáp ứng đủ thì Sở giao dịch phải căn cứ vào lãi suất đầu ra của vốn để quyết định lãi suất huy động thông qua phát hành kỳ phiếu để bù đắp sự thiếu hụt đó. Sử dụng linh hoạt các công cụ huy động vốn với mức lãi suất phù hợp sẽ gióp cho ng©n hµng khai th¸c ®ùoc nguån vèn phï hîp víi nhu cÇu sö dông.
3. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ có liên quan đến công tác huy động vốn:
Ở nước ta hiện nay, Lãi suất vẫn là công cụ cạnh tranh chủ yếu của các NHTM. Tuy nhiên với xu hướng lãi suất ngày càng giảm để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội ở nước ta và trên thế giới thì công cụ lãi suất không còn mang tính cạnh tranh cao như trước nữa. Phương thức cạnh tranh hiện đại giữa các ngân hàng là bằng loại hình và chất lượng dịch vụ. Thông qua các dịch vụ cung ứng ngân hàng sẽ nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Vì vậy trong một vài năm nữa Sở giao dịch nên triển khai các hình thức dịch vụ sau:
* Nghiên cứu triển khai dịch vụ “ Home banking”. Đó cũng là một trong những phương hướng chiến lược kinh doanh của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam. Đây là một dịch vụ hết sức cần thiết cần được áp dụng và triển khai rộng rãi. Trình độ dân trí của nước ta chưa cao, hiểu biết về ngân hàng còn rất ít hơn nữa những người già yếu, neo đơn hay tàn tật sẽ gặp khó khăn khi đến ngân hàng gửi tiền Do vậy ngân hàng nên gửi cán bộ của mình xuống tận nơi để hướng dẫn thủ tục gửi tiền khi ngân hàng nhận được điện thoại hoặc thư yêu cầu. Tuy nhiên bước đầu SGD nên tập trung triển khai dịch vụ này tại các khách hàng lớn thông qua việc nối mạng với các hội sở của công ty.
* Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại:
Từng bước phổ cập hóa và hướng dẫn người dân có thu nhập cao, ổn định ở khu vực thành thị làm quen với dịch vụ ngân hàng. Các sản phẩm tiền gửi, sản phẩm thanh toán như trả lương thông qua thanh toán thẻ ATM, thẻ điện tử, sử dụng tài khoản thấu chi. Từ việc mở rộng sử dụng các công cụ thanh toán, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, tăng lượng vốn thanh toán qua ngân hàng thương mại ... Chúng ta có thể tận dụng thêm các nguồn vốn nhàn rỗi trong công cụ thanh toán để đưa vào kinh doanh giải quyết một phần nhu cầu về nguồn vốn.
-Thanh to¸n b»ng thÎ ATM:
ATM lµ mét lo¹i m¸y thanh to¸n tù ®éng ( Automated teller machine) là một sản phẩm của ứng dụng công nghệ tin học, đây là sản phẩm mới được đưa vào áp dụng ở Sở giao dịch. đối tượng chủ yếu là những người có thu nhập cao, ổn định, những người có nhu cầu tiêu tiền ở những nơi sang trọng như nhà hàng, khách sạn, Ngân hàng nên tăng cường công tác tuyên truyền để thu hút khách hàng sử dụng hình thức thanh toán này. Hiện nay tại Sở giao dịch có một máy ATM và mọi giao dịch của khách hàng bằng máy ATM không phải chịu phí có thể nói đây là một biện pháp khá tích cực của Sở giao dịch nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ này. Với xu hướng phát triển thì trong năm nay và các năm tiếp theo Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam nên trang bị thêm một số máy ATM đặt tại trụ sở chính, tại các phòng giao dịch và những nơi trung tâm.
- Mở các tài khoản thấu chi: Đây là một hình thức tín dụng đối với khách hàng. Khi khách hàng mở tài khoản thấu chi tại ngân hàng thì ngân hàng sẽ cho khách hàng một định mức gọi là định mức thấu chi. Số tiền của khách hàng có thể vay không thể vượt quá mức này. Hình thức này giúp cho khi khách hàng có nhu cầu về tiền hoặc gửi tiền mà không phải làm các thủ tục phức tạp. Hình thức này giúp cho ngân hàng thương mại có thể huy động được nguồn vốn của khách hàng, có thể cho vay tạo thành một quan hệ hai chiều thêng xuyªn víi kh¸ch hµng.
* Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán:
Trong hoạt động của ngân hàng thương mại, thanh toán là một nghiệp vụ trung gian quan trọng không những tạo ra các khoản thu nhập cho ngân hàng thông qua phí và hoa hồng mà còn tạo ra tiện ích cho khách hàng, tạo ra mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Hoạt động thanh toán đã buộc khách hàng mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Ngân hàng làm tốt công tác thanh toán thì mới giữ được thị phần thanh toán giúp cho ngân hàng có nhiều số lượng khách hàng có số dư lớn hơn dẫn đến tăng được nguồn vốn từ tiền gửi thanh toán. Đây là nguồn vốn không kỳ hạn, chi phí huy động thấp nhưng không ổn định. Tăng cường nâng cao chất lượng thanh toán và mở rộng mối quan hệ với khách hàng, mở rộng nguồn vốn giúp cho ngân hàng tiếp cận với nguồn vốn rẻ tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia vào các lĩnh vực mới như thị trường chứng khoán, thị trường tiền gửi kinh doanh ngoại tệ..
Nâng cao chất lượng thanh toán đặc biệt là thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại nắm giữ các tài khoản ngoại tệ do khách hàng ký quỹ mà trong khoản thời gian nào đó ngân hàng có thể dùng nguồn vốn ngoại tệ này. Công tác này giúp cho ngân hàng có nguồn vốn ngoại tệ rẻ, có cơ cấu nội ngoại tệ phù hợp , khắc phục tình trạng khan hiếm ngoại tệ.
Sở giao dịch với ưu thế về thanh toán đặc biệt là thanh toán quốc tế. Sở giao dịch đã thiết lập 702 ngân hàng đại lý trên 89 nước trên thế giới thực hiện nối thêm một trạm SAP ngoại biên tại Singapo theo thông cáo của SAP để tăng thêm an toàn. Đã cài đặt chuyển đổi dữ liệu, chạy thử và đưa vào hoạt động security card reader ( thiết bị trao đổi khóa shift) mới, quản lý sử dụng an toàn 120 bộ mã Telex, 355 WIFT, 60 bộ khoá mã điện tử nội bộ giữa Sở giao dịch và các chi nhánh.
Tuy nhiên, năm qua hoạt động thanh toán quốc tế trong 2001 có sự tăng trưởng chậm chưa xứng đáng với vai trò của Sở giao dịch
Sở giao dịch cần nâng cao chất lượng thanh toán, giữ vững thị phần thanh toán bằng các biện pháp sau :
- Có quan hệ thường xuyên củng cố mối quan hệ với khách hàng quen biết, có quan hệ truyền thống với khách hàng.
- Tìm kiếm khách hàng mới để mở rộng thị phần ngân hàng, chủ động tìm các khách hàng mới.
- Nâng cao uy tín trong thanh toán, tránh rủi ro trong thanh toán quốc tế.
- T¨ng cường công tác thẩm định, thực hiện cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.
- N©ng cao tr×nh ®é n¨ng lùc chuyªn m«n c¸n bé thanh to¸n.
Nâng cao chất lượng thanh toán không những tạo lợi nhuận thanh toán cho Sở giao dịch mà còn giúp tiếp cận được với nguồn ngoại tệ rẻ, giúp Sở giao dịch cân đối nguồn ngoại tệ và có điều kiện tăng trưởng nguồn ngoại tệ ổn định, bền vững lâu dài.
- Sở giao dịch với ưu thế là có hệ thống thanh toán, máy móc thiết bị, các phương tiện thanh toán hiện đại, song những kết quả đạt được còn chưa xứng đáng với cơ sở vật chất. Sở giao dịch cần thực hiện các biện pháp sau :
+ Khai thác một cách có hiệu quả nhất các thiết bị, công nghệ hiện có.
+ Thực hiện biên chế, đào tạo các cán bộ ngân hàng giỏi về tin học và thanh toán.
+ Thẩm định, lắp đặt, vận hành các công nghệ thanh toán, tin học hiện đại trên thế giới. Để đáp ứng với quan điểm ngân hàng áp dụng công nghệ hiện đại, đi trước một bước, có chức năng làm đòn bẩy phát triển kinh tế.
Trong qu¸ tr×nh øng dông c«ng nghÖ tin häc, Së giao dịch luôn luôn đảm bảo nguyên tắc, sao cho công nghệ ứng dụng tin học cũng phải đạt mục tiêu tạo ra lợi nhuận cho Sở giao dịch, lấy thu bù chi.
4. Phát triển các hoạt động Marketing.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay thì Marketing là một hoạt động quan trọng trong cần phải thực hiện để thu hút được khách hàng. Vậy chúng ta phải hiểu Marketing như thế nào ? Marketing Ngân hàng là quá trình tư duy hướng tới lợi nhuận. Marketing Ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của đơn vị để đạt được mục tiêu của mình, bằng nhận thức, tiến hành công việc thông qua kế hoạch hoá, kiểm soát nguồn của cải vật chất nhằm thích ứng với môi trường, thị trường để thoả mãn nhu cầu lựa chọn của khách hàng để đạt được mục tiêu sinh lợi cao nhất. VËy nªn tæ chøc Marketing ng©n hµng kh«ng chØ lµm t¨ng vèn mµ cßn lµm t¨ng lîi nhuËn.
SGD NHNo&PTNT Việt nam đã thực hiện một số biện pháp Marketing - mixed, do đặc trưng của Marketing- ngân hàng là tất cả các bộ phận trong ngân hàng đều làm Marketing, nên em xin đề nghị các biện pháp sau. Các biện pháp Marketing ngân hàng không chỉ làm tăng cường phát triển chất lượng nguồn vốn mà còn giúp cho ngân hàng phát triển lợi nhuận. Các biện pháp đó là :
4.1. Thực hiện văn minh thương mại.
Do sù ph¸t triÓn vµ héi nhập kinh tế, ngày nay loài người đang sống trong xã hội thương mại, các mối quan hệ do mối quan hệ kinh tế đó là quan hệ thương mại chi phối. Vậy nên người ta đưa ra một khái niệm mới là nền văn minh thương mại. Vậy nên, hơn ai hết ở SGD cũng cần có áp dụng c¸c biÖn ph¸p nµy.
* C¶i t¹o, b¶o vÖ c¬ së vËt chÊt, gi÷ g×n c¬ së vËt chÊt lu«n s¹ch ®Ñp.
* Thái độ của nhân viên ngân hàng không được cửa quyền quan chức, mà phải coi khách hàng là đối tượng tạo ra lợi nhuận của đơn vị mình.
* Đưa yếu tố văn hoá vào Marketing ng©n hµng, nh c¸ch ¨n mÆc cña
nhân viên ngân hàng vì cán bộ ngân hàng là hình ảnh của nhân viên ngân hàng nên tạo cho khách hàng một ấn tượng tốt về nhân viên ngân hàng.
4.2. Thành lập phòng tư vấn khách hàng.
Dịch vụ ngân hàng, thanh toán hiện nay ở Việt Nam còn đang mới so với đa số công chúng, vậy việc làm cho khách hàng hiểu thực hiện đúng các quy trình thủ tục khi đến ngân hàng là cần thiết. Ngoài ra còn có thể tư vấn cho khách hàng việc gửi tiền, vay tiền với các kỳ hạn phù hợp. Việc các nhân viên ngân hàng giải thích hướng dẫn cho khách hàng là rất tốt nhưng sẽ mất nhiều thời gian, gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả công việc của nhân viên đôi khi không đem lại sự thoả mãn cho khách hàng. Vậy nên việc lập một phòng tư vấn khách hàng ở ngân hàng là cần thiết.
4.3. Tổ chức hội nghị khách hàng theo định kỳ
Đây là một biện pháp trong xúc tiến hỗn hợp trong công tác Marketing ngân hàng. Tổ chức hội nghị khách hàng giúp cho ngân hàng nắm bắt được nhu cầu khách hàng, giải quyết các thắc mắc, mâu thuẫn giữa khách hàng và ngân hàng, tạo nên mối quan hệ khăng khít, lâu dài giữa khách hàng và ngân hàng. Công tác tổ chức hội nghị khách hàng còn giúp cho ngân hàng kế hoạch hoá được kế hoạch kinh doanh của mình trong thời gian tới, giúp cho ngân hàng cân đối nguồn vốn hợp lý.
4.4. Tăng cường hơn nữa công tác quảng cáo, tiếp thị và khuyến mại.
Trong nền kinh tế thị trường, việc quảng cáo tiếp thị, khuyến mại không chỉ giúp cho khách hàng biết đến ngân hàng, mà nó còn giúp cho công tác tiêu thụ các sản phẩm. Các sản phẩm ngân hàng là các sản phẩm cao cấp, việc các sản phẩm này đến khách hàng là khó, phải có thời gian lâu dài. Sở giao dịch cần thực hiện tốt hơn nữa các biện pháp Marketing thúc đẩy và tạo điều kiện cho các sản phẩm của mình đến với khách hàng. Các sản phẩm như thẻ thanh toán, máy thanh toán, các loại giấy tờ huy động vốn như trái phiếu, cổ phiếu, CDs, ngân hàng phải tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng (TV, Radio, làm các panô áp phích để quảng cáo mỗi khi đưa ra s¶n phÈm míi).
5. Mở rộng mạng lưới hoạt động:
Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam đi vào hoạt động từ 1999. Sau 4 năm đi vào hoạt động, ngoài trụ sở chính tại số 2 Láng Hạ thì năm 2002 Sở giao dịch đã mở thêm được 1 phòng giao dịch tại Phố Cát linh. Tuy nhiên với mạng lưới hoạt động như hiện nay là quá ít ỏi, chưa xứng với tiềm năng của địa bàn Hà Nội, do mạng lưới còn ít nên chưa đảm bảo được sự thuận tiện cho khách hàng khi gửi tiền, Do đó trong tương lai Sở giao dịch nên quan tâm, nghiên cứu việc mở thêm các phòng giao dịch, Tuy nhiên việc mở rộng mạng lưới cơ sở là công việc đòi hỏi lượng vốn đầu tư ban đầu lớn nên Sở giao dịch phải có sự nghiên cứu kỹ về tính hiệu quả của nó. Khi mở thêm các mạng lưới cơ sở cần phải xác định địa điểm phù hợp. Địa điểm để mở mạng lưới phải đảm bảo nơi có giao thông thuận tiện, tập trung đông dân cư và có thu nhập, có trình độ dân trí cao mới thu hút được khách hàng.
6. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ.
Nhân tố con người trong hoạt động ngân hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hiệu quả công tác huy động vốn nói riêng.
Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam phải thường xuyên hơn nữa tổ chức đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ. Khuyến khích nhân viên của Sở tham gia các khóa học nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, tiếp cận các kiến thức mới, học hỏi kinh nghiệm và mở rộng quan hệ . Các nhân viên giao dịch với khách hàng cần phải có thái độ ân cần, niềm nở, thao tác nghiệp vụ nhanh, giải thích các th¾c m¾c cña kh¸ch hµng mét c¸ch lÔ ®é vµ dÔ hiÓu.
Nhìn chung hiện nay trình độ cán bộ của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam là cao, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh xong việc tổ chức, phân công cán bộ cần được coi trọng hơn nữa. Công tác tổ chức cán bộ phải coi phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định mọi thắng lợi trong kinh doanh.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Trên đây là một số giải pháp huy động vốn tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam, tuy nhiên để các giải pháp trên mang tính khả thi và có thể được áp dụng trong thực tiễn, em xin kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam một số nội dung sau:
1. Đối với Chính phủ
Chúng ta có thể nhận thấy chỉ có một phần tiết kiệm trong nước được sử dụng cho đầu tư trực tiếp, còn lại nằm dưới dạng nhàn rỗi. Muốn khai thác hết tiềm năng này và nâng cao sức cạnh tranh thu hút vốn từ thị trường quốc tế. Nhà nước cần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, củng cố lại hệ thống NHTM.
* Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô :
Đây là tiền đề quan trọng số một để mở rộng huy động vốn. Đối với Việt Nam hiện nay thì những điều kiện cần thiết để tạo nên sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là : Duy trì ổn định chính trị, ổn định tiền tệ và có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn.
- Duy trì ổn định chính trị : Sự ổn định chính trị là điều kiện quan trọng thúc đẩy huy động vốn có hiệu quả. Một nền chính trị được kiến tạo vững chắc, có thiết chế hợp lý, được quần chúng nhân dân tin yêu và hoàn toàn ủng hộ thì những chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực huy động vốn sẽ dễ dàng được thực hiện. Ngược lại, sự bất ổn định về chính trị - xã hội sẽ tạo nên những hoài nghi của dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước về chế độ, chính sách và làm cho họ e ngại trong khi bỏ vèn ®Çu t.
- Ổn định tiền tệ : Khi lòng tin của dân chúng vào sự ổn định của đồng tiền Việt Nam đượcnâng cao thì công tác huy động vốn sẽ thuận lợi hơn. Người dân sẽ an tâm hơn khi gửi tiền với kỳ hạn dài vào các định chế tài chính trong nền kinh tế. Muốn vậy đòi hỏi Nhà nước cần duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, đảm bảo lãi suất thực “dương” cho người gửi tiền, có chính sách tỷ giá ổn định và linh hoạt, tránh các đột biến làm giảm sức mua của nội tệ.
- Có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn : Chính phủ cần có các chính sách ngoại giao, tiết kiệm và đầu tư một cách phù hợp, giảm bớt hệ thống quản lý hành chính cồng kềnh, tăng cường tính độc lập của NHVN trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia sao cho phù hợp và gắn liền với thực tiễn. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là ở các doanh nghiệp Nhà nước bằng cách đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, tham ô, lãng phí, lãi giả lỗ thật,… làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân với chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
* Củng cố lại hệ thống NHTM Việt Nam.
Để nâng cao chất lượng hoạt động và tiến tới hội nhập với NHTM trong khu vực và thế giới thì việc cải cách và củng cố lại hệ thống NHTM Việt Nam là rất cần thiết. Nhµ níc cÇn cñng cè theo híng sau:
Đối với NHTMQD : Nhà nước cần cấp đủ, bổ sung thêm vốn điều lệ để tăng năng lực tài chính cũng như tăng sức mạnh cạnh tranh để hoà nhập vơí xu thế chung của các NHTM trong khu vực, cần có sự tách bạch giữa cho vay chính sách và cho vay thương mại, trừ một số trường hợp nhất định (phải được Bộ tài chính bảo lãnh); việc tái cấp vốn phải căn cứ vào thực trạng hoạt động của NHTM theo tiêu chuẩn quốc tế để có báo cáo chính xác với NHNN và Bộ tài chính
- §èi víi c¸c NHTM ngoài quốc doanh : Nhà nước cần có sự quản lý, thanh tra giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các NHTM này.
2. Đối với Ngân hàng Nhà nước.
Nhằm hướng tới mở rộng huy động vốn trong nền kinh tế, đặc biệt là “kênh” qua NHTM thì NHNN cần có những chính sách mềm dẻo, linh hoạt theo hướng sau :
* Khởi thảo và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia một cách linh hoạt. Trong đó cần khuyến khích tiết kiệm, tập trung vốn nhàn rỗi đầu tư cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các NHTM và TCTD cạnh tranh lành mạnh, tự chñ trong kinh doanh. NHNN cÇn dïng l·i suÊt lµm “®ßn bÈy” thóc ®Èy c¸c NHTM chó träng huy ®éngvèn.
* NHNN cần tăng cường phối hợp tốt với các ngành quản lý quỹ đầu tư nước ngoài, quỹ viện trợ từ các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ nước ngoài, nhằm động viªn mäi nguån vèn níc ngoµi ch¶y qua “kªnh” NHTM.
* NHNN cần có những hướng dẫn cụ thể về các hình thức huy động vốn như : Tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng,… cần có những quy định cụ thể về áp dụng lãi suất đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài như 10 năm, 20 năm.
* NHNN cần quy định cụ thể các thông tin, số liệu về hoạt động mà các TCTD bắt buộc phải công khai cho công chúng biết theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Qua đó nhằm giúp khách hàng có được hướng giải quyết đúng đắn trong việc đầu tư, giao dịch với Ngân hàng.
3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam
*Sớm nghiên cứu và ban hành các văn bản cơ chế, quy chế nghiệp vụ tạo hành lang pháp lý cho Sở giao dịch triển khai các dịch vụ, tiện ích míi.
*Bổ sung biên chế theo kế hoạch đã xây dựng để Sở giao dịch bố trí đủ lao động cho các phòng nghiệp vụ và phòng giao dịch.
*Hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật tốt phục vụ cho giao dịch
-Trang bị máy ATM tại các phòng giao dịch để mở rộng dịch vụ rút tiền tự động qua máy ATM và phục vụ trả lương thông qua tài khoản ATM cho các khách hàng lớn của Sở giao dịch.
-Trang bị đủ máy vi tính cho các phòng giao dịch: dự kiến mỗi phòng giao dịch trang bị 5 máy vi tính.
-Hỗ trợ phần mềm giao dịch phù hợp với hoạt động đặc thù của Sở giao dịch
*Hỗ trợ công tác đào tạo cho Sở giao dịch khi triển khai các dịch vụ, tiện ích mới.
*Ban hành cơ chế khoán tài chính phù hợp, kích thích việc mở rộng tăng trưởng hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội.
Trªn ®©y lµ mét số giải pháp huy động vốn tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam cùng những kiến nghị nhằm đảm bảo tính khả thi của các giải pháp được đưa ra. Để giải pháp phát huy được hiệu quả cần phải thực hiện kết hợp đồng bộ các giải pháp, có sự đầu tư thích đáng của Sở giao dịch cũng như sự hỗ trợ tích cực của NHNo&PTNT Việt nam, của Ngân hàng Nhà nước và của Chính phủ.KẾT LUẬN
Cùng với sự đổi mới của đất nước, nghành ngân hàng trong hơn 10 năm qua cũng đã không ngừng đổi mới và phát triển, luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình góp phần to lớn trong việc tạo nguồn vốn đầu tư phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phát triển kinh tế, xã hội.
Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam trong những năm qua đã đạt được rất nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong hoạt động huy động vốn góp phần to lớn vào việc điều hoà vốn kinh doanh cho toàn bộ hệ thống và đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Trong phạm vi giới hạn về thời gian, không gian và trình độ nên chuyên đề không trránh khỏi những thiếu xót, hạn chế. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cô, chú, các anh, chị tại đơn vị thực tập để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Mét lÇn n÷a em xin ch©n thµnh c¶m ¬n sù híng dÉn tËn t×nh cña c« gi¸o TS. Nguyễn Thị Thu Thảo và toàn thể các cô chú, anh chị công tác tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề này.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT123.doc