Chuyên đề Giải pháp marketing nhằm góp phần hoàn thiện và thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm ở Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu

Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng mà mọi doanh nghiệp đều nhận thấy. Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường, nó đảm bảo cho doanh nghiệp có thể thực hiện các mục tiêu và chiến lược do doanh nghiệp đề ra. Công ty Sản xuất Bao bì và Hàng xuất khẩu cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc tiêu thụ sản phẩm nên đã có những hoạt động tích cực, kịp thời để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Công ty muốn tồn tại và phát triển được thì phải tự tiêu thụ lấy sản phẩm của mình. Muốn vậy phải tăng cường về mọi mặt công tác marrketing và cần thành lập phòng marrketing. Những thành tựu mà công ty có được, một phần lớn dựa vào những chính sách, hình thức quản lý nhanh nhạy, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

doc75 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp marketing nhằm góp phần hoàn thiện và thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm ở Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh xuất nhập khẩu ở thị trường phía nam và vùng nuí phía bắc. Đối với thị trường ngoài nước công ty xuất khẩu được sản phẩm của mình ra rất nhiều nước khác nhau trên thế giới với chất lượng và độ tin cậy cao, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là ván sàn tinh chế,gỗ sẻ các loại, ván ốp tường, trần và các mặt hàng nông – lâm – hải sản. Công ty xuất khẩu hàng mỹ nghệ sang thị trường nước Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Italia.., Xuất khẩu được một số lượng lớn các mặt hàng nông – lâm – hải sản sang thi trường nước Trung Quốc, Nhật Bản, Đài loan, Singgapo… Năm 1999 2000 2001 Doanh thu 26,78 112,01 120(tỷ VNĐ) Xuất khẩu 11,64 38,678 43,5 Nội địa 15,14 73,333 76,5 Nguồn nguyên vật liệu để cho công ty sử dụng gồm thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Nguyên vật liệu trong nước công ty thu mua từ các vườn trồng, các hộ gia đình…, còn thị trường nước ngoài nhập khẩu gỗ chủ yếu của Lào và Campuchia. Các mặt hàng khác từ các nước Hàn Quốc,Trung Quốc,Đài Loan… Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu được chia thanh 8 xí nghiệp nhỏ. Mỗi xí nghiệp thực hiện mô hình sản xuất khác nhau nên công tác tổ chức sản xuất của xí nghiệp cũng được thực hiện khác nhau. Trong những năm qua với những nỗ lực và cố gắng công ty đã mua sắm một số máy móc chuyên dùng hiện đại và một số máy móc thiết bị mới thay thế máy móc đã lạc hậu. Nhưng so với trình độ của các nước hiện đại như Đài Loan, Singgapo, Nhật Bản… thì máy móc của công ty vẫn lạc hậu hơn. Công ty đang cố gắng bổ sung những công nghệ mới hiên đại và đào tạo đội ngũ công nhân viên có trình độ cao để tăng năng suất của công ty sánh kịp vói các nước tiên tiến. Quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất. Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu được chia thành 8 xí nghiệp nhỏ và 3 phòng ban , 2 chi nhánh. Các chi nhánh phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm kinh doanh xuất nhập khẩu, khai thác khách hàng..mỗi xí nghiệp nhỏ đều có mô hình sản xuất khác nhau nên công tác tổ chức sản xuất được thực hiên theo quy trình khác. Tuy nhiên lại có quan hệ hữu cơ bổ trợ cho nhau. Ví dụ: Xí nghiệp 1 nhập khẩu gỗ Lào cung ứng cho các xí ngiệp các loại gỗ phục vụ các lloại khách hàng khác nhau, xí nghiệp 2 đáp ứng khách hàng (nước ngoài) gỗ nguyên liệu dạng thanh. Xí nghiệp 3 sử dụng gỗ phục vụ nhu cầu sản phẩm trong nước va xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh. Xí nghiệp 4 sử dụng gỗ cung ứng cho khách hàng truyền thống là bao bì. Xí nghiệp 5 sản xuất đồ mỹ nghệ xuất khẩu... - Quy trình công nghệ của xí nghiệp 2: công nghệ này được hình thành như một bộ máy liên quan với nhau bằng nhiều khâu rất chặt chẽ với những chức năng nhiệm vụ rõ ràng được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ của xí nghiệp 2 Xẻ phá Xẻ lại Ngâm tẩm Dựng phôi Nguyên vật liệu gỗ Đóng gói tiêu thụ Sấy Dọc cạnh 1 Dọc cạnh 2 Soi Cắt Bào u Nguyên vật liệu gỗ đưa vào sản xuất chủ yếu là gỗ tròn được bảo quản chu đáo thông qua việc ngâm nước. Sau đó được cẩu vào dàn máy xẻ phá thành từng hộp lớn, từng hộp gỗ đó được đưa vào xẻ lại thành những tấm nhỏ. Sau đó gỗ được ngâm tẩm để bảo vệ không bị mốc, mối ,mọt ... sau đó dựng phơi rồi chuyển vào lò sấy với thời gian từ 90-96 giờ. Sau khi sấy gỗ được chuyển bước hoàn thiện. Trong công việc hoàn thiện được chia thành 5bước nhỏ. Những tấm gỗ sấy khô được đưa vào máy để dọc cạnh rồi bào nhẵn ,cắt theo khẩu độ, soi rãnh theo những tiêu chuẩn kích thước đã ký kết trong hợp đồng với khách hàng. Cuối cùng là KCS kiểm tra và đóng gói thành từng kiện để xuất khẩu . Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ của Xí nghiệp Mộc – Bao bì - Mỹ nghệ Nguyênvật liệu Sơ chế Xẻ Đóng Cắt Trong công nghệ này nguyên vật liệu gỗ được đưa vào sơ chế sau đó xẻ cắt theo kích cỡ của từng đơn hàng , đóng hòm gỗ hoặc đồ dùng để xuất khẩu hay tiêu thụ trong nước. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu Việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý khoa học nhằm nâng cao hiệu lực công tác quản lýlà một vấn đề hết sức quan trọng bởi vì đội ngũ cán bộ quản lý tốt có trình độ chuyên môn cao thì mơí đáp ứng được đòi hỏi của giai đoạn hiện nay. Bộ máy quản lý của công ty được bố trí dưới hình thức các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với các xí nghiệp thành viên và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý của Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu được thể hiện qua sơ đồ sau : Giám đốc công ty Phó giám đốc công ty Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch kinh doanhvà XNK phòng kinh doanh kho hàng Xn gia công chế biến gỗ XN SX và kinh doanh lâm sản XN SX KD hàng xuất khẩu XN chếbiến lâm sản bao bì XNSX dịch vụ gỗ C-N TP Hồ Chí minh C-N Q-Ninh Khách sạn Nam Thành XN chế biến gỗ Các xí nghiệp thành viên thì được tổ chức quản lý theo mô hình sau: Giám đốc xí nghiệp sản xuất Quản đốc Nhân viên vật tư Thủ kho Tổ trưởng sản xuất Công nhân sản xuất Nhân viên Sơ đồ 2:4: Tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp thành viên Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu là một loại hình doanh nghiệp Nhà nước, bộ máy tổ chức theo mô hình trực tuyến. Đứng đầu là giám đốc , phó giám đốc, trợ lý giám đốc chỉ đạo trực tiếp các phòng ban xí nghiệp. Toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty chụi sự chỉ đạo thống nhất của giám đốc. Giám đốc phụ trách trực tiếp các mảng: Khách hàng, vốn , đầu tư đổi mới công nghệ... Giám đốc là chủ tài khoản, là đại diện pháp nhân của công ty , chụi trách nhiệm toàn bộ về quá trình hoạt động kinh doanh và làm nghĩa vụ với Nhà nước. Giám đốc ký tất cả các loại phiếu thu, phiếu chi Phó giám đốc : Là người giúp việc cho giám đốc được sử dụng một số quyền hạn của giám đốc để giải quyết các công việc giám đốc uỷ nhiệm không được làm trái ý kiến chỉ đạo của giám đốc, chụi trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về những việc được phân công. Phó giám đốc có quyền phân công và yêu cầu trợ lý giám đốc báo cáo những công việc có liên quan thuộc phạm vỉ trách nhiệm của mình, thay mặt giám đốc khi giám đốc vắng mặt. Phó giám đốc ký các chứng từ có liên quan đến lĩnh vực của mình. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm các phòng ban do giám đốc giao : Theo QĐ 93/ PR –GĐ ngày 18/8/2000 của giám đốc công ty: Phòng tổ chức hành chính: là phòng tham mưu cho giám đốc công ty, xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng chính sách cán bộ, công tác pháp chế đảm bảo an toàn doanh nghiệp theo luật pháp hiện hành của nhà nược cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trưởng phòng tổ chức hành chính được phép chi các khoản dưới 1.000.000đ cho các hoạt động của công ty như: mua bán văn phòng phẩm, xăng dầu đIện nước… Hàng năm căn cứ vào chủ trương đường lối chính sách của nhà nước, sự hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ vào năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị để giúp giám đốc công ty xác định các tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý nghiệp vụ của đơn vị cho thích hợp với sự phát triển của công ty tại từng thời điểm cụ thể. Cùng với các phòng ban có chức năng quản lý nắm vững tình hình hoạt động của các đơn vị trực thuộc, giúp giám đốc phân tích đánh giá thực trạng những hoạt động của từng đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao đi đúng hướng phát triển của doanh nghiệp nhà nước. Nắm vững, quản lý chặt chẽ cán bộ công nhân viên, giúp giám đốc xây dựng, đào tạo đội ngũ cácn bộ công nhân viên chức phục vụ yêu cầu cả trước mắt lẫn lâu dàI cho việc tổ chức sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Giúp giám đốc xây dựng và thống nhất các quy chế để điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật định, quản lý chặt chẽ con dấu và sử dụng con dấu đúng quy định. Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu: là phòng tham mưu giúp giám đốc công ty xây dựng, bảo vệ, triển khai, quản lý, đôn đốc và giám sát việc tổ chức và thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch hàng năm, quý, tháng của toàn công ty và các đơn vị thành viên, đồng thời dự kiến đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, tổng hợp số liệu báo cáo Bộ Thương Mại, nhà nước theo quy định hiện hành. Đề xuất chủ trương định hướng và các biện pháp kinh tế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển lành mạnh vững chắc. Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu được phép ký hoá đơn bán hàng nội địa và ký tên đóng dấu trên tờ khai hải quan, chứng từ thanh toán và hợp đồng ngoại giám đốc ký. Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu cùng với các phòng ban có chức năng quản lý nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu, định mức kinh tế thích hợp với từng thời đIểm, từng loại hình sản xuất kinh doanh cụ thể… hướng dẫn và giám sát việc tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế của các đơn vị thành viên được công ty uỷ quyền đối với các đối tác kinh tế ( cả trong và ngoàI nước ). Tổ chức việc tiếp thị để mở rộng quan hệ thị trường: mua bán, xây dựng, liên doang, liên kết kinh tế, hỗ trợ tìm việc làm cho doanh nghiệp. Phòng kế toán tài chính với cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập chung thực hiện hạch toán toàn công ty theo đó toàn bộ công tác kế toán tàI chính đều được thực hiện trọn vẹn từ khâu đầu đến khâu cuối ở phòng kế toán của công ty, quy mô sản xuất kinh doanh của công ty lớn nhưng trình độ quant lý sản xuất tương đối cao, đội ngũ cán bộ kế toán được trang bị biên chế với nghiệp vụ tương đối vững vàng và ngày càng nâng cao, với đặc đIểm này công ty đã áp dụng hình thức nhận ký chứng từ, việc áp dụng này đã được thực hiện từ nhiều năm, phòng kế toán thực hiện toàn bộ công việc kế toán của công ty, ở các xí nghiệp thành viên không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn kiển tra công tác hạch toán ban đầu thu nhận chứng từ cùng các báo cáo về phòng kế toán. Để thực hiện các chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong quá trình sản xuất kinh doanh sử dụng đồng vốn đúng mức, đúng chế độ, hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao. Phòng kế toán công ty được biên chế gồm 4 người, công tác kế toán tàI chính được thực hiện thành các phần như sau: - Kế toán trưởng: chỉ đạo toàn bộ công tác tàI chính, kế toán, hoạt động kinh tế của công ty theo cơ chế quản lý mới, xây dựng kế hoạch tàI chính, tổng hợp 744 -Một kế toán theo dõi tài sản cố định, thanh toán với người bán, thanh toán tạm ứng, thủ quỹ - Một kế toán tiền lương và thanh toán bảo hiểm xã hội, nguyên vật liệu và công vu dụng cụ -Một kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tiêu thụ , thanh toán với người mua. Sơ đồ 5 :tổ chức bộ máy kế toán tại công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Kế toán trưởng tổng hợp Kế toán tàI sản cố định, thanh toán với người bán, thanh toán tạm ứng, thủ quỹ Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành tiêu thụ, thanh toán với người mua Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội, nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ Các nhân viên kế toán các xí nghiệp nhỏ Với mô hình hach toán tập chung và áp dụng hình thức ký chứng từ, quy định mở, ghi chép trên các bảng phân bổ, bảng kê, nhật ký chứng từ các sổ chi tiết, sổ tổng hợp được thực hiện chặt chẽ đúng chế độ quy định hiện hành của nhà nước về chế độ sổ sách kế toán gồm 10 nhật ký chứng từ, 10 bảng kê, 4 bảng phân bổ, 6 sổ chi tiết và 1 sổ cái. II. Thực trạng của công tác kế hoạch hoá chiến lược marketing của công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Tình hình thực hiện doanh thu và kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Qua biểu 02 được doanh thu năm 2000 của Công ty đạt được 112.012.677.708 VNĐ hơn rất nhiều so với doanh thu năm 1999 và các năm trước đó. Doanh thu năm 2000 tăng gần 300% so với năm 1999 tức là tăng hơn 85.2 tỷ đồng. Những nguyên nhân làm cho doanh thu năm 2000 tăng vượt trội như vậy là do: -Doanh thu do thị trường nội địa đem lại là 73.334.261.608 VNĐ tăng hơn so với năm 1999 là gần 400%, khoảng 58.191 tỷ đồng. -Doanh thu do xuất khẩu là 38.678.416.100 VNĐ tăng 27.037.679.158 VNĐ, khoảng hơn 200% so với doanh thu xuất khẩu năm 1999. Tuy xét về tỷ lệ và tỷ trọng của doanh thu do xuất khẩu năm 2000 so với năm 199 là giảm (tỷ lệ giảm 139%, tỷ trọng giảm 8%) nhưng xét về mặt lương thì con số tăng đó đúng là một thành tựu to lớn mà Công ty đạt được. Đạt được thàh tựu to lớn đó là do Công ty có những phương hướng phát triển và chiến lược sản xuất kinh doanh tốt. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân giỏi, nắm bắt cơ hội tốt, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước. Mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến.... Biểu 02. Tình hình doanh thu của Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Đơn vị tính: VNĐ Các chỉ tiêu Thực hiện 1999 Tỷ trọng Thực hiện 2000 Tỷ trọng So sánh 2000/1999 Tỷ lệ Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ trọng Tổng doanh thu 26.783.354.229 112.012.677.708 85.299.323.479 300 1.Doanh thu từ xuất khẩu 11.640.736.942 43 38.678.416.100 35 27.037.679.158 200 -8 2.Doanh thu từ thị trường nội địa 15.142.617.287 58 73.334.261.608 65 58.191.644.321 400 +8 Tổng kim ngạch XNK 1.105.360,11 3.304.765,89 2.199.405,78 199 1. Xuất khẩu 832.088,81 75 2.175.428 82 1.883.339,19 226 +7 2. Nhập khẩu 273.271,03 25 589.337,89 18 316.066,66 116 -7 Biểu 4 Xuất khẩu trực tiếp năm 2000 Tổng trị giá phân theo mặt hàng/ nước Trị giá mặt hàng xuất khẩu đơn vị(1000 USD) 1, Đài Loan 670,45 2, Nhật Bản 173,1101 3, Mỹ 9,44 4,Itala 30,8365 5, Pháp 4,80 6, Thái Lan 3,829 7, Trung Quốc 1822,95 Tổng Cộng 2715,4203 Bảng 4b Nhập Khẩu trực tiếp Tổng trị giá phân theo mặt hàng/ nước Giá Trị mặt hàng NK 1, Pháp 82,04615 2, Mỹ 41,13336 3, Đaì Loan 28,95 4, Liên Bang Nga 72,00 5, Trung Quốc 291,19 6, Lào 54,41588 7, Hàn Quốc 19,5948 Tổng Cộng 589,338 Nhìn biểu 3 về tình hình kim ngạch XNK của Công ty ta thấy rằng: Tổng kim ngạch XNK năm 2000 của công ty đạt được 3.304.765,89 USD tăng hơn tổng kim ngạch năm 1999 là 199% (khoảng 2199.405,78 USD)là do chủ yếu là sự tăng lên của giá trị xuất khẩu hàng hóa của Công ty tăng hơn năm 1999 là: 1883339,19 USD(226%) do Công ty đăng ký thêm các ngành kinh doanh nông – lâm hải sản và việc xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ sang các thị trường các nước như là Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Pháp... Còn về giá trị nhập khâủ tăng 116% tức khoảng 316 066,86 USD. Công ty chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu gỗ từ thị trường nước Lào, Campuchia... Noài ra công ty còn nhập các máy móc, công cụ và các sản phẩm khác vào trong nước. Ta xét về tỷ trọng xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty là điều rất khả quan kích thưởng Công ty phát triển hơn nữa. Còn vấn đề nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là điều tốt vì khả năng ổn định nguồn cung cấp nguyên vật liệu trong nước cũng như trang bị tốt về công nghệ khoa học kỹ thuật cho hoạt động sản xuất. Biểu 8: Doanh thu và kim nghạch suất nhập khẩu của công ty. Các chỉ tiêu thực hiện năm 2000 tỷ trọng Thực hiện năm 2001 tỷ trọng so sánh năm 2001/2002 số tiền đơn vị (%) Số tiền Đơn vị (%) Số tiền tỷ lệ % tỷ trọng I)Doanh thu (VNĐ) trong đó 112012677708 100 180315461015 100 6830278307 61 1)xuất khẩu (VNĐ) 38678416100 35 23897191848 13 -14781224252 -38 -22 2)Nội địa 73334261068 65 156418269167 87 83084007559 113 +22 II) Tổng kim ngạch xuất khẩu (USD) 3304765,89 100 2364957 100 939808,98 -28 1) Kim ngạch xuất khẩu 2715428,00 82 1622957 69 -1092471 -40 -13 2) Kim ngạch nhập khẩu 589337,89 18 742000 31 +152662,11 +13 Qua biểu 8 ta thấy được tình hình doanh thu và kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty được phản ánh như sau: Tổng doanh thu của Công ty năm 2001 đạt được 180.315.461.015 VNĐ, tăng hơn năm 2000 là 68.302.783.307 VNĐ, vượt khoảng 61% trong đó: + Doanh thu do xuất khẩu đem lại là 23 897 191 848 VNĐ, giảm 38% tức giảm đi 14 781 224 252 đồng> Do tổng kim ngạch XNK của Công ty năm 2001 giảm đi 28% so với năm 1999, kim ngạch xuất khẩu giảm 1 092 471 USD (401%) mà kim ngạch nhập khẩu laij tăng lên 26% +Doanh thudo bán trên thị trường nội địa đạt được 156 418 269 167 VNĐ tăng hơn năm 2000 là 68 302 783 307 (+ 61% ) Chiếm 87% tỷ trọng doanh thu vượt 22% so với năm 2000. Từ số liệu trên ta thấy được về mặt xuất khẩu Công ty gặp một số khó khăn, Công ty chỉ phát triển được ở thị trường trong nước . 2.Vấn đề mở rộng thị phần và phát triển thị trường. Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu là một doanh nghiệp có truyền thống lâu dài. Từ năm 1973 đến nay, Công ty được coi là Doanh nghiệp Nhà nước luôn phát huy nội lực của mình. Trong ngành sản xuất chế biến gỗ, Công ty đã gọp phần không nhỏ vào nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Hiện nay Công ty có thị phần tương đối và luôn tăng qua các năm. Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 Công ty chế biến lâm sản Hà Nội % 8,4 10,3 11,6 Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu % 7,5 9,2 12,0 Công ty hợp tác kinh tế quân khu 4 Bộ quốc phòng % 8,0 9,7 12,2 Biểu đồ thể hiện thị phần tương đối của Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu và một số đối thủ cạnh tranh chính. Qua số liệu ta thấy thị phần của Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu năm 2000 tăng hơn so với năm 1999 là 1,7%; năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là 2,8%. Như vậy tốc độ trung bình mở rộng thị trường của Công ty năm sau tăng hơn so với năm trước là 2,18%: (). Nó chính là dấu hiệu thể hiện sức mạnh cạnh tranh của Công ty. Là căn cứ để chứng tỏ các biện pháp Công ty đề ra để thực hiện cạnh tranh phù hợp với thực tế. Với thị trường nội địa Công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty như: Công ty chế biến lâm sản Hà Nội, Công ty hợp tác kinh tế Quân khu 4 Bộ quốc phòng, các Công ty thuộc Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam, xuất nhập khẩu Lai Châu... Do vậy càng đòi hỏi Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu phải tăng cường thực thi những biện pháp nhằm giữ vững và mở rộng thị phần. Với năng lực sản xuất được tăng cường, khả năng sản xuất của Công ty ngày càng cao, do vậy sản phẩm sản xuất ra càng cần có thị trường tiêu thu. Với thị trường trong nước, khả năng tiêu thụ sản phẩm gỗ ngày càng lên cao do quá trình phát triển của đô thị hoá hiện nay, nên khả năng phát triển rất thuận lợi cho việc đầu tư. Với thị trường nước ngoài cũng chính là con đường để tăng thị phần tiêu thụ cho Công ty. Sản phẩm của Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu đã có mặt nhiều nơi trên thế giới. Kể cả những thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Mỹ, Italia, Pháp... Ngoài một số những đối tác quen thuộc đã có mối quan hệ lâu dài như Nga, Trung Quốc... Công ty đang tích cực mở rộng các mối quan hệ và tìm kiếm những thị trường mới. Bảng tổng kết về tình hình khách hàng xuất khẩu của Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 Số lượng thị trường xuất khẩu Thị trường 7 12 15 Số lượng thị trường xuất khẩu của Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu luôn tăng thể hiện sự tính đúng đắn trong việc đề ra đường lối kinh doanh của Công ty. Tuy vậy, vẫn còn một nghịch lý là mặc dù số thị trường của Công ty vào năm 2001 là 15 nhiều hơn so với năm 2000 là 3 thị trường, nhưng giá trị xuất khẩu vẫn nhỏ hơn so với năm 2000. Điều này, chứng tỏ Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu đã bị mất đi một số thị trường có giá trị lớn. Bảng tổng kết tình hình khách hàng nội địa. Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 Số lượng thị trường nội địa Thị trường 8 25 29 Trước đây, sản phẩm của Công ty rất ít được tiêu thụ trong nội địa, đa phần là đóng hòm gỗ xuất khẩu sang Nga. Với những biện pháp kinh doanh hợp lý, Công ty đã mở rộng được thị trường nội địa. Số lượng thị trường nội địa tăng nhanh. Từ một số lượng hạn chế và thị trường vào năm 1999, đến năm 2001 thì số lượng này đã lên đến 29 thị trường. Với sự gia tăng về khách hàng nội địa, Công ty giành được sự chủ động hơn trong kinh doanh so với trước đây phải chịu sức ép của khách hàng. Như vậy, vấn đề mở rộng thị phần và phát triển thị trường là một chiến lược vô cùng quan trọng, thể hiện khả năng cạnh tranh của Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Chỉ có thị phần lớn hơn với quy mô mở rộng thị trường mới chứng tỏ khả năng cạnh tranh của Công ty được cải thiện. 3. Vấn đề chi phí Marketing so với doanh thu. Biểu: Tình hình chi phí Marketing so với doanh thu. Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 Tổng doanh thu 1000VNĐ 26.783354 112012677 180.315.461 Chi phí Marketing 1000VNĐ 120.321 460.382 521.473 Chi phí Marketing % 0,44 0,41 0,28 Tổng doanh thu x 100 Tổng doanh thu năm sau so với năm trước 1000VNĐ 85.229.323 68.302.784 Chi phí Marketing năm sau so với năm trước 1000VNĐ 340.061 61.091 Tỷ lệ Marketing năm sau so với năm trước % -0,03 -0,13 Qua biểu trên ta tháy năm 1999 mức tổng doanh thu của Công ty chỉ đạt 26.783.354 nghìn đồng là do nguồn vốn kinh doanh của Công ty còn hạn hẹp. Cũng vì vậy mức chi phí cho Marketing của Công ty chỉ có 120.321 nghìn đồng và tỷ lệ về chi phí Marketing so với doanh thu là 0,44%. Nhưng sang năm 2000 mức tổng doanh thu của Công ty đã đạt được như vậy là so Công ty đã huy động nguồn vốn kinh doanh từ các nguồn mở rộng như: liên kết, liên doanh, tận dụng được mọi ưu điểm của Công ty, lợi thế về địa điểm nằm trên quốc lộ 1A. Do đó tổng doanh thu năm 2000 so với năm 1999 tăng 85.229.323 nghìn đồng tương ứng 418% (112.012.677/26.783.354 x 100). Chi phí Marketing của năm 2000 là 460.382 nghìn đồng tăng so với năm 1999 là 340.061 nghìn đồng tương ứng với 382,6% (460.382/120.321 x 100). Cho ta thấy Công ty đã cố gắng chiến dịch Marketing của mình để bán sản phẩm trên thị trường. Điều n ày cũng có nghĩa là sản phẩm của Công ty đã được khách hàng biết đến và chấp nhận. Trong khi đó tỷ lệ Marketing so với tổng doanh thu của Công ty năm 2000 là 0,41% và so với năm 1999 giảm 0,03. Như vậy mức giảm tỷ lệ chi phí Marketing so với tổng doanh thu là không đáng kể nhưng lại đạt được mức tổng doanh thu cao. Chứng tỏ cho chúng ta thấy hoạt động Marketing của Công ty đã đạt được mức hiệu quả cao trong công tác quản trị Marketing. Năm 2001, Công ty sản xuất Bao bì và Hàng xuất khẩu cũng đạt được kết quả hoạt động kinh doanh thật đáng kể. Tổng doanh thu trong năm 2001 là 180.315.461 nghìn đồng, so với năm 2000 tăng 68.302.784 nghìn đồng tương ứng 161% (180.315.461/112.012.677 x 100). Mức chi phí Marketing năm 2001 là 521.473 nghìn đồng, so với năm 2000 tăng 61.091 nghìn đồng tương ứng 113% (521.473/460.382 x 100). Điều này cho ta thấy nếu tăng chi phí Marketing thì vẫn có thể tăng được một mức của tổng doanh thu. Nó càng được thể hiện rõ ràng trong mức tỷ lệ chi phí Marketing so với tổng doanh thu là khi tăng chi phí Marketing 61.091 nghìn đồng thì thu thêm được một mức tổng doanh thu 68.302.784 nghìn đồng. Chứng tỏ rằng chi 0,089% (61.091/68.302.784 x 100) chi phí Marketing thì được 99,9% (100% - 0,089%) tổng doanh thu. Như vậy cho ta thấy mức hiệu quả về chi phí Marketing năm 2001 hiệu quả hơn chi phí Marketing năm 2000. Tỷ lệ chi phí Marketing so với tổng doanh thu năm 2001 giảm 0,13% so với năm 2000 là do tổng doanh thu của năm 2000 là do tổng doanh thu của năm 2001 cao hơn nhiều so với tổng doanh thu của năm 2000. Mặc dù chi phí Marketing năm 2001 vẫn tăng hơn chi phí Marketing năm 2000. Như vậy, tỷ lệ chi phí Marketing so với tổng doanh thu năm 2001 đạt là 0,28%. 4. Vấn đề đổi mới kỹ thuật công nghệ. Trong thời gian vừa qua, Công ty sản xuất bao bì và Hàng xuất khẩu rất tích cực trong công tác đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ. Cụ thể đầu tư trong các năm là: Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 Đầu tư phát triển 1000VNĐ 130.745 293.195 624.754 Giá trị sản xuất công nghiệp tăng thêm 1000VNĐ 288.946 1.062.245 1.774.301 So sánh giá trị đầu tư năm sau so với năm trước % 224 213 So sánh giá trị sản xuất công nghiệp tăng thêm năm sau so với năm trước % 367,63 167 Biểu trên thể hiện giá trị đầu tư và giá trị sản xuất công nghiệp tăng thêm của Công ty là: Vốn đầu tư sản xuất năm sau tăng cao hơn năm trước. Năm 2001 Công ty đầu tư tăng 331.559 nghìn đồng tức bằng 2,13 lần so với năm 2000 hay 4,78 lần so với năm 1999. Với những khoản đầu tư ban đầu như vậy giúp Công ty trở thành một doanh nghiệp có dây truyền máy móc tương đối hiện đại trong ngành chế biến gỗ. Tuy nhiên, hiệu quả của sự đầu tư đổi mới này chưa cao và không ổn định. Năm 1999 Công ty có giá trị sản xuất công nghiệp tăng thêm là 288.946 nghìn đồng so với vốn đầu tư bỏ ra là 130.745 nghìn đồng. Nhưng năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp tăng thêm 1.062.245 nghìn đồng so với 293.195 nghìn đồng vốn đầu tư phát triển. Còn đền năm 2001, Công ty tiến hành đầu tư với tổng giá trị 624.754 nghìn đồng thì giá trị sản xuất công nghiệp tăng thêm là 1.774.301 nghìn đồng. Như vậy, đâuf tư đổi mới đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất của Công ty nhưng nó mới chỉ đem lại những kết quả khiêm tốn. Vấn đề đặt ra với Công ty là cần tận dụng hết năng lực sử dụng hiệu quả vốn đầu tư để phát triển sản xuất. Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 Lợi nhuận thuần 1000VNĐ 28.862 106.230 177.435 Vốn đầu tư năm 1000VNĐ 130.745 293.195 624.754 Tỷ suất % 22,1% 36,23% 28,4% Thời hạn hoàn vốn Năm 4,53 2,76 5,32 Biểu lợi nhuận thuần vào vốn đầu tư năm của Công ty Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư bình quân = Tổng lợi nhuận thuần quy đổi Tổng vốn đầu tư các năm = 312.527 = 0,298 lần hay 29,8% 1.048.694 Thời hạn thu hồi vốn đầu tư bình quân là 4,2 năm. Trong những năm tới Công ty cần có những biện pháp tích cực hơn để giảm thời gian thu hồi vốn đầu tư. 5. Vấn đề lao động. a.Tổng số lao động và cơ cấu lao động của Công ty Biểu 06: Chỉ tiêu Thực hiện 1999 Thực hiện 2000 So sánh 2000/1999 Số tuyệt đối Tỷ lệ Tổng số CBCNV 234 276 42 18 Lao động gián tiếp 31 38 7 23 Lao động trực tiếp 192 221 29 15 Lao động khác 11 17 6 55 Qua biểu đồ trên ta thấy tổng số cán bộ CNV của toàn bộ Công ty năm 2000 là 276 người tăng hơn so với năm 1999 là 42người (+18%) Qua số liệu đó ta biết rằng Công ty đã đảm bảo tốt được công việc cho công nhân mà còn tạo công ăn việc làm thêm cho 42 người Trong đó: -Lao động gián tiếp tăng 23% tức 7 người Lao động gián tiếp trong đó có các cán bộ quản lý và một số người làm ở các lĩnh vực kinh doanh khác... -Lao động sản xuất tăng thêm 29 người trực tiếp. Những người lao động sản xuất trực tiếp đa số làm việc với máy móc hoặc trực tiếp tạo ra sản phẩm. Số lượng lao động năm 2000 tăng 15% so với năm 1999 cho thấy rằng quy mô sản xuất của Công ty đang phát triển tốt. Lao động khác của Công ty cũng tăng thêm là do Công ty đã bổ sung một số lĩnh vực kinh doanh mới. b.Quỹ lương của Công ty Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm 1999 Thực hiện năm 2000 So sánh năm 2000/1999 Chênh lệch số tuyệt đối Tỷ lệ Doanh thu đồng 26.783.354.229 112.012.677.708 85.229.323.479 300% Lao động người 234 275 42 18% Quỹ tiền lương đồng 958.607.538 1.869.267.750 910.660.212 95% Thu nhập bình quân 435.421 592.290 156.869 36% Qua biểu 7 ta thấy thu nhập bình quân (lương tháng/người) của công ty năm 2000 có mức thu nhập bình quân là 592290 đồng/ tháng/ người. Tổ Tỉăng hơn năm 1999 là 156896 đồng đat 136%. Mức độ thu nhập bình quân tăng lên cho thấy sự tăng trưởng của công ty, ngày càng tăng mức thu nhập đảm bảo mức sống của cán bộ công nhân viên ngày càng tốt. Quỹ tiền lương của công ty năm 2000 đạt được 1869267750 Việt Nam Đồng vượt 95% so với năm 1999 (khoảng 910660212 Việt Nam Đồng) Quỹ tiền lương của công ty vượt năm 1999 là 95% do công ty vừa tăng thêm lượng người lao động là 18% và tổng doanh thu của công ty vượt năm 1999 là 300%. * Các chỉ tiêu lao động tiền lương a. Cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực trong Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu: Biểu 10a: Cơ cấu nhân lực trong Công ty Các chỉ tiêu TH năm 2000 TH năm 2001 S2 2001/ 2000 ± % Tổng số người lao động 276 296 20 7% Lao độnggián tiếp 38 47 9 24% Lao động sản xuất trực tiếp 221 234 13 6% Lao động khác 17 15 -2 12% Qua cơ cá tổ chức nguồn lao động của công ty ta thấy rằng bộ phận lao động sản xuất của Công ty đã được bố trí tổ chức tốt, ổn định. Tổng số nhân lực của Công ty năm 2001là 296 người tăng 7% so với năm 2000. Lao động gián tiếp của Công ty tăng cao nhất 24% là do Công ty đã mở thêm ngành kinh doanh, các dịch vụ như nhà hàng , khách sạn và các dịch vụ bán hàng tiêu dùng... Lao động trực tiếp sản xuất của công ty thêm 13 người (6%) so với năm 2000 Lực lượng lao động của Công ty càng được tăng dần về số lượng và chất lượng. CBCNV được đào tạo bồi dưỡng để nâng cao tay nghề, áp dụng các tiến bộ khoa học hiện đại vào lao động sản xuất . b. Quỹ lương – cơ cấu tiền lương. Biểu 10b: Cơ cấu tiền lương và quỹ tiền lương Các chỉ tiêu Thực hiện năm 2000 Thực hiện năm 2001 So sánh năm 2001/ 2000 đơn vị tính đơn vị tính + - % 1, Tổng doanh thu 112 012 677 708 VNĐ 180 315 401 015 VNĐ 68 302 783 307 VNĐ 61% 2, Tổng lao động bình quân 276 người 296 người 20 7% 3, Quỹ tiền lương 1 869 267 750 VNĐ 1 978 093 421 VNĐ 108 852 671 VNĐ 6% 4, Thu nhập bình quân (đồng/ tháng/ người) 592 290 VNĐ 857 000VNĐ 264 710 VNĐ 45% Từ các số liệu đã được phân tích trên ta thấy rằng: -Thu nhập bình quân của mọt người trong 1 tháng được 857 000 đồng tăng hơn năm 2000 là 264 701VNĐ , tăng 45 % Tổng số lương lao động trong Công ty năm 2001là 296 người tăng 7%, tăng thêm 2 người Quỹ lương có 1 978 093 421 VNĐ tăng 6% so với năm 2000 do +Tổng doanh thu năm 2001 đạt được 180 315 401 015 VNĐ, vượt 61% +Thu nhập bình quân của mỗi người cũng tăng lên, năng xúât lao động cũng tăng lên và tiền thưởng của Công ty cũng nhiều hơn 6. Vấn đề thực hiện chỉ tiêu tài chính. Biểu 11 cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty Các chỉ tiêu TH 2000 Tỷ trọng TH 2001 Tỷ Trọng So sánh 2001/ 2000 Tiền VNĐ Tiền VNĐ Tiền VNĐ Tỷ lệ % Tỷ trọng I, tài sản 24 890 924 284 30 390 730 146 5 499 805 862 22 1, TSLĐ và ĐTNH 15 668 363 613 63 21 576 202 806 71 5 907 839 193 38 +8 2, TSCĐ và ĐTDH 9 222 560 671 37 8 814 527 340 29 -408 033 331 -5 -8 II, Nguồn vốn 24 890 924 284 30 390 730 146 5 499865 862 22 1, nợ phải trả 16 794 665 503 68 20 898 571 578 69 4 103 906 075 25 1 a, Nợ ngắn hạn 8 733 226 063 6 667 042 720 5 498 302 796 63 B, Nợ dài hạn 8061439441 6667042720 4394396721 -17 2, Nguồn vốn chủ sở hữu 8096255781 32 9492158568 31 1395899787 17 +1 Biểu 12 Các chỉ tiêu Chỉ tiêu Thực hiện năm 2000 Thực hiện năm 2001 Chênh lệch 2001/2000 1/ Lợi nhuận/Tổng chi phí 0,0097 0,013 0,0033 2/Lợi nhuận/Doanh thu thuần 0,00897 0,0113 0,00237 3/ Lợi nhuận/ Vốn 0,1122 0,1257 0,0035 4/Lợi nhuận/Tổng quỹ lương 0,0568 0,0897 0,0329 Qua các số liệu ở biểu 11 ta thấy được tình hình về cơ cấu nguồn vốn của công ty trong năm 2000 và 2001 thì tổng số vốn TSLĐ và ĐTNH chiếm tỷ trọng lớn ( 63%; 71%) trong tổng tài sản của công ty. Tổng tài sản năm 2001 lớn hơn năm 2000 là gần 5,5 tỷ VNĐ trong đó TSLĐ và ĐTNH tăng 5.907.839.193 đồng và TSCĐ và ĐTDH giảm đi 408.033.331 đồng. Nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2001 gồm 30.390.730.146 đồng tăng hơn năm 2000 là 22%. Trong đó nợ phải trả của công ty tăng lên 4.103.906.075 đồng, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 1.395.899.787 đồng (17%). Từ số liệu phân tích trên ta thấy rằng TSLĐ và ĐTNH của công ty tăng lên tốt và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản thì khả năng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tốt hơn và linh hoạt hơn. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2001 tăng hơn năm 2000 là 17% cho thấy rằng mức độ ổn định và quyền quyết định về các chiến lược trong hoạt động của công ty có độ tin cao và nhanh chóng. Nhưng khoản nợ phải trả của công ty cũng đanh bị tăng cao 25%. do vậy các cán bộ quản lý phải có các qyuết định thích hợp để làm giảm các khoản phải trả để cho nguồn vốn của công ty được tập trung vào hoạt động kinh doanh và đầu tư của công ty. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính của công ty. a/ Chỉ tiêu khả năng tự chủ tài chính Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự chủ tài chính của công ty, từ đó cho thấy khả năng chủ động của công ty trong hoạt động kinh doanh của mình. Khả năng tự chủ tài chính= Nguồn vốn chủ sở hữu x100% Tổng nguồn vốn Năm 2000= 8.096.258.781 x100%=32,5% 24.890.924.284 Năm 2001= 9.492.158.568 x100%=31,2% 30.390.730.146 Khả năng tự chủ tài chính của Công ty năm 2001 giảm đi so với năm 2000 là (-1,3%) vì do khoản phải trả của công ty tăng lên 25% so với năm 2000. b/ Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Chỉ tiêu này phản ánh tài sản của công ty có đú khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn phải trả hay không Khả năng thanh toán nhanh= TSLĐ và ĐTNH Tổng nợ ngắn hạn Năm 2000= 15.668.363.613 =1,794 8.733.226.062 Năm 2001= 21.576.202.806 =1,516 14.231.528.858 Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2001 là 1,516 giảm so với năm 2000 là 0,278 lần. Do TSLĐ và ĐTNH của công ty năm 2001 tăng lên 38% nhưng tổng số nợ ngắn hạn lại tăng lên 63%. Từ số liệu đó cho thấy độ thanh toán của Công ty đang bị hạn chế. Các nhà quản lý phải điều chỉnh phù hợp các khoản phải thu và phải trả để cho Công ty có độ chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả chủ yếu của Công ty. 7. Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh thì mục tiêu lợi nhuận được đánh giá bằng kết quả kinh doanh. Trong thực tế để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch hàng năm với chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, giữ được truyền thống và tín nhiệm với khách hàng. Hầu hết các sản phẩm của Công ty bán ra chủ yếu là mặt hàng bao bì và hàng xuất khẩu là loại sản phẩm hiện có rất nhiều công ty đang kinh doanh trên thị trường. Thêm vào đó hàng kém chất lượng, nhập lậu bán phá giá làm cho hoạt động kinh doanh của những công ty gặp rất nhiều khó khăn. Sở dĩ Công ty vẫn đứng vững và đạt được những thành quả trên là do tính năng động của cán bộ Công ty, do chủ trương hạch toán kinh doanh độc lập của các cơ sở thành viên. Ưu điểm: Công ty Sản xuất Bao bì và Hàng xuất khẩu qua một thời gian hoạt động kinh doanh đã đạt được hiệu quả kinh tế. Công ty đã phát huy các thế mạnh của mình trên thị trường. Qua những năm hoạt động kinh doanh Công ty đã tạo được uy tín của mình trên thị trường. Trong sản xuất kinh doanh với mạng lưới bán hàng được phân bố khắp trên địa bàn. Công ty có bộ máy chỉ đạo và điều hành nhịp nhàng khoa học đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận đó là: + ổn định được thị trường tiêu thụ sản phẩm phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng trong nước và ngoài nước. + ổn định thị trường xuất khẩu + Công tác quản lý ngày càng được nâng cao và phát triển hoàn thiện theo hướng khoa học + Xây dựng được đội ngũ nhân viên làm marrketing và xuất nhập khẩu, nhân viên và lãnh đạo có một tinh thần đoàn kết, lao động, làm việc phấn đấu vì sự nghiệp phát triển và lợi nhuận của Công ty. + Việc quản lý tài chính được coi trọng và nâng cao ý thức trách nhiệm hơn, đồng vốn được sử dụng hợp lý. + Thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên được ổn định và từng bước được cải thiện tốt hơn. Nhược điểm: Tuy đã đạt được nhiều thành tích trong việc sản xuất kinh doanh nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế như: - Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh và rủi ro này, Công ty đã đạt được những bước tiến quan trọng nhưng có nhiều hạn chế trong một số công tác quan trọng như: + Trong bộ phận xây dựng hoạch định hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh đầy đủ, lâu dài mà chỉ có các chỉ tiêu chung. Các bộ phận sản xuất kinh doanh tiến hành các nghiệp vụ độc lập, do thiếu thông tin và sự phối hợp các bộ phận khác sẽ mất cơ hội kinh doanh do đó hiệu quả kinh doanh chưa cao. + Công tác nghiên cứu thị trường và tiếp thị chưa được phát triển đúng mức với công việc này đòi hỏi phải chi phí nhiều và có các cán bộ chuyên trách có kinh nghiệm để thu nhận các nguồn thông tin về thị trường để Công ty có hướng sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu mới. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta phát triển ổn định với mức tăng trưởng cao, tỷ lệ lạm phát dần được hạ xuống. Hoạt động kinh doanh sản xuất hàng hoá và buôn bán thương mại ngày càng phải cạnh tranh gay gắt và gặp không ít khó khăn. Trong nền kinh tế thị trường phát triển, nền kinh tế nước ta dần hoà nhập vào thị trường khu vực và quốc tế, nhiều doanh nghiệp ra đời và hoạt động có hiệu quả. Các doanh nghiệp đều có những cơ hội mới để phát triển, bên cạnh đó cũng gặp khó khăn cần phải vượt qua, đứng trước những khó khăn chung của nền kinh tế nước ta thì Công ty Sản xuất Bao bì và Hàng xuất khẩu cũng không tránh khỏi tình trạng đó Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khu vực gây ra sự cạnh tranh gay gắt của thị trường nhất là trong điều kiện nước ta tham gia vào ASEAN, APEC cho nên hàng hoá của Công ty một mặt phải cạnh tranh với hàng nhập ngoại đặc biệt là hàng nhập lậu, mặt khác các loại hàng hoá này lại phải phù hợp với người tiêu dùng do đó thị trường của Công ty ngày càng bị thu hẹp. Ngoài những biến động chung của thị trường trong nước thì Công ty còn gặp phải không ít khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá trên địa bàn của mình. Chương III Giải pháp Marketing nhằm góp phần hoàn thiện và thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Sản xuất Bao bì và Hàng xuất khẩu I. Dự báo thị trường trong những năm tới 1. Cung sản phẩm Trên thị trường hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm như của Công ty. - Về bao bì: đặc biệt khó khăn cho Công ty là các sản phẩm nhập lậu của Trung Quốc bán phá giá trên thị trường. - Về sắt thép: có thể nó những loại thép thong dụng hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp. Các sản phẩm chủ yếu là sản xuất trong nước. Chỉ những sản phẩm đặc chủng trong nước không sản xuất được mới được nhập khẩu. - Về trang thiết bị nội thất và văn phòng: nhiều loại sản phẩm sản xuất trong nước ngày càng được khách hàng chấp nhận, nhiều doanh nghiệp kinh doanh loại mặt hàng này nên việc nhập khẩu để bán ít hiệu quả. - Về xuất khẩu ván sàn: cũng đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam nước ngoài cung cấp cho khách hàng nước ngoài. - Các hàng nông lâm thuỷ hải sản: nhiều Công ty chuyên doanh cung cấp cho thị trường nước ngoài. - Hàng thủ công mỹ nghệ: nhiều xí nghiệp của nhiều địa phương làm loại mặt hàng náy và có nhiều doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu. 2. Cầu sản phẩm Có thể nói cầu các sản phẩm của Công ty có biến động lớn: - Cầu trong nước: gần như là bão hoà, chỉ có thể bán cho những khách hàng đã quen với Công ty và phải có giá ưu đãi. - Cầu ngoài nước: nhu cầu vẫn tăng nhưng yêu cầu về chất lượng, chủng loại, mẫu mã ngày càng cao. Hơn nữa có quá nhiều doanh nghiệp cùng làm chức năng xuất khẩu các mặt hàng này nên cạnh tranh rất gay gắt. II. Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ 1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có cạnh tranh, nên một doanh nghiệp muốn đứng vững thì phải tìm cách đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường nhằm thu về lợi nhuận lớn nhất. Vì vậy phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu tìm kiếm thêm thị trường, để quyết định sản lượng của từng mặt hàng, quyết định mẫu mã kiểu dáng, đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Để có được sự nghiên cứu đầy đủ và chính xác, Công ty cần phải đào tạo và cử những chuyên gia có kinh nghiệm đi tìm hiểu thực tế, nắm bắt thông tin, xử lý dữ liệu, dự báo chính xác, ngoài ra còn có thể tìm và bắt mối với các khách hàng mới. Công ty có thể tìm kiếm thêm thị trường mới bằng cách tiếp tục mở rộng mang lưới phân phối, tiêu thụ trong nước thông qua lập chi nhánh đại lý trong cả nước và qua Phòng thương mại tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. 2. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đầu tư công nghệ: Để đầu tư công nghệ làm sao cho vừa đảm bảo độ an toàn cho vốn đầu tư lại vừa đảm bảo công nghệ không lạc hậu. Công ty nên có sự lựa chọn các nước có trình độ công nghệ sản xuất ưu việt đối với các sản phẩm mà Công ty đang sản xuất. Tuy nhiên đầu tư công nghệ phải tận dụng được các cơ sở sẵn có tạo điều kiện phát huy hết tiềm lực của công nghệ mới với số vốn đầu tư ít nhất. Trong quá trình sản xuất Công ty nên cố gắng sử dụng nguyên vật liệu trong nước để tiết kiệm chi phí, còn nguyên vật liệu chưa đạt tiêu chuẩn thì cần nhập khẩu để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. 3.Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên Ngoài việc đầu tư cho công nghệ sản xuất, Công ty cần chú trọng đến đội ngũ công nhân viên, đặc biệt là những cán bộ làm công tác xuất khẩu. Công ty nên tuyển dụng những kỹ sư, cán bộ có có trình độ chuyên môn đối với lĩnh vực sẽ bố trí để đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của quá trình đổi mới sản xuất và kinh doanh, đồng thời cho đi đào tạo và đào tạo lại đội ngũ sẵn có của Công ty. Công ty cần liên tục và thay phiên đào tạo tay nghề cho người lao động để họ thích ứng với điều kiện làm việc với máy móc mới, hiện đại. Khuyến khích người lao động cải tiến điều kiện lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, có sáng kiến về kiểu dáng và mẫu mã của sản phẩm hay hiểu biết về những sản phẩm khác mà doanh nghiệp chưa có. Tổ chức các cuộc thi đua giữa tổ, nhóm, phân xưởng khác nhau một mặt vừa khuyến khích nâng cao tay nghề, một mặt giúp họ ý thức hơn trong quá trình sản xuất, tổ chức cuộc họp trong các tổ, nhóm để rút kinh nghiệm trong lao động và kinh doanh. Khuyến khích các chi nhánh, đại lý, các xí nghiệp tuyển dụng những người có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. 4. Xác định biện pháp quản lý và huy động vốn: Hiện nay vốn kinh doanh của Công ty còn thiếu trong khi đòi hỏi phải mở rộng sản xuất trong những năm tới. Do đó chiến lược tạo vốn cần được chú ý hơn. Vốn hoạt động của Công ty so với nhu cầu kinh doanh còn thiếu, bên cạnh đó nguồn vốn cố định của Công ty chưa khai thác triệt để hết tiềm năng của mình. Tạo chữ tín với bạn hàng trong và ngoài nước để có các ưu đãi về thanh toán, giảm bớt vốn kinh doanh, chi phí giao thông nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vay ngân hàng, liên doanh, liên kết, kêu gọi vốn đầu tư từ cán bộ công nhân viên trong công ty. Mở rộng thêm mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Có những đề nghị với Nhà nước cho xin vay vốn với lãi suất ưu đãi tăng cường hợp tác quốc tế để tăng vốn ODA của Nhà nước cho doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng đồng vốn hiện có một cách có hiệu quả bằng cơ chế tín dụng với các cơ sở trực thuộc để bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. 5. Quảng cáo và các hoạt động xúc tiến hỗ trợ bán hàng: Quảng cáo là công cụ đắc lực giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày càng nhiều vì quảng cáo giúp cho khách hàng biết và chú ý, từ đó dẫn tới việc mua sản phẩm của Công ty. Vì vậy cần có kế hoạch về nội dung và hình thức quảng cáo sao cho có hiệu quả nhất. Để nó mang lại sự khác biệt giữa sản phẩm của Công ty với sản phẩm cùng loại trên thị trường, và giúp khách hàng phân biệt lựa chọn khi mua hàng. Do vậy đối với việc đề ra chương trình quảng cáo Công ty cần đa dạng hình thức, như không chỉ quảng cáo trên báo và ti vi mà còn quảng cáo cả trên các sản phẩm và phương tiện khác. Về nội dung quảng cáo cần nhấn mạnh đến chất lượng và sự tiện lợi khi sử dụng, ngoài ra nên thông báo về những phần tặng phẩm Công ty khuyến mại cho khách hàng để thể hiện mối quan tâm và tạo mối quan hệ tốt giữa Công ty và khách hàng. Ngoài ra công ty nên tổ chức và tham gia vào các hoạt động xúc tiến bán hàng như tham gia vào các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước: sử dụng các nhân viên bán hàng hay cán bộ đi giao hàng để quảng cáo trực tiếp. Hình thức này đem lại hiệu quả cao mà không tốn chi phí, họ không chỉ đưa tin đến cho khách hàng mà còn thu thập thông tin phản hồi một cách chính xác nhất, từ đó Công ty có thể đưa ra các biện pháp khả thi. Hàng năm Công ty nên tổ chức các hội nghị khách hàng. Đây là việc làm rất co ý nghĩa để Công ty và người tiêu dùng có thể hiểu lẫn nhau hơn. Thông qua đó khách hàng sẽ cho công ty biết quan điểm của mình về những ưu điểm và nhược điểm sản phẩm còn tồn tại, tạo nên mối quan hệ thân thiết giữa công ty và khách hàng. III. phối hợp đồng bộ giữa các chính sách Marketing để tạo hiệu quả cao trong tiêu thụ 1. Chính sách sản phẩm Sản phẩm chủ yếu của Công ty là bao bì và hàng xuất khẩu. Công ty cần có chính sách thay đổi, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tiêu thụ nhiều sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất chế biến. 2. Chính sách giá Cần có chính sách giá khác nhau cho các đối tượng khách hàng: - Giá bán buôn theo khu vực thị trường chính - Giá bán lẻ - Phần hoa hồng cho các đại lý - Giá bán theo hợp đồng với số lượng lớn - Giá cho khách quen. 3. Chính sách phân phối - Chính sách phân phối đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào, hơn nữa đây lại là doanh nghiệp với mục đích chủ yếu là tiêu thụ sản phẩm do Công ty sản xuất chế biến. Để có một chính sách phân phối hợp lý và hiệu quả cần thiết phải: + Củng cố và phát triển hệ thống cửa hàng, nhà kho về số lượng và chất lượng, + Xây dựng các quy chế hợp lý đối với việc kinh doanh tại các cửa hàng và việc bảo quản tại các kho để dễ bề quản lý, kiểm tra, + Đào tạo đội ngũ bán hàng chủ yếu về nghiệp vụ và nghệ thuật kinh doanh, đào tạo đội ngũ quản lý kho theo các chuẩn mực về chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và đạo đức, Bên cạnh đó có các chính sách khen thưởng, kỷ luật kịp thời, công bằng và nghiêm minh, + Giảm chi phí vận chuyển, lưu thông bằng các tính toán kinh tế cẩn thận, chặt chẽ, - Việc phối hợp giữa chính sách phân phối với các chính sách khác sẽ góp phần khắc phục được những nhược điểm và nhanh chóng đạt được mục tiêu: bán nhiều hàng, nâng cao uy tín,,,, 4. Chính sách giao tiếp khuyếch trương Một yếu điểm mà công ty chưa làm được để đưa sản phẩm gần gũi với công chúng hơn và tăng vị thế của công ty trên thị trường đó là khâu quảng cáo Về hoạt động xúc tiến bán, Công ty cần chú trọng những hình thức sau: - Thường xuyên mở hội nghị khách hàng để tranh thủ các ý kiến khen ngợi hoặc phê bình, giới thiệu tầm quan trọng và chỗ đứng của sản phẩm, tăng cường mối quan hệ lâu dài với khách hàng, - Tạo điều kiện để các nhân viên trong công ty có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh mang tính chất bán sản phẩm có thưởng. Các cán bộ nhân viên trong công ty ngoài việc phải đảm bảo công việc ở công ty còn có thể tự liên hệ mang tính chất hoàn toàn cá nhân giúp bán sản phẩm cho công ty đồng thời công ty cũng có thưởng hoặc cho hưởng hoa hồng sau mỗi tấn xi măng bán được, Đó cũng là biện pháp nhằm lôi kéo cán bộ, nhân viên tham gia ngày càng tích cực và nhiệt tình hơn đối với các hoạt động của Công ty. III. Kiến nghị với Nhà nước: a. Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, luật pháp ổn định, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển. - ổn định kinh tế vĩ mô, củng cố hệ thống tài chính quốc gia, quản lý điều hoà lưu thông hệ thống tiền tệ, ổn định giá cả, chống lạm phát, giữ cân đối về ngân sách, về mậu dịch. - Nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán, thị trường lao động. - Hạn chế nhập khẩu, nhất là nhập lậu, khuyến khích tiêu dùng hàng trong nước để khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Có chính sách ưu đãi để Công ty có điều kiện đổi mới thiết bị công nghệ, giúp cho sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu nội địa, và thị trường nước ngoài. - Về ban hành luật thuế: Nhà nước nên miễn thuế nhập khẩu cho máy móc thiết bị để sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Song song với ban hành luật thuế VAT chính phủ cần có chính sách xem xét điều chỉnh cho phù hợp ngăn chặn thu nhập bất hợp pháp. - Có chính sách khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng dùng nguyên liệu trong nước, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện, hỗ trợ đắc lực cho những doanh nghiệp xuất khẩu. b. Nhà nước cần quan tâm và chú ý đến các chính sách như chính sách khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ về vốn, chính sách lãi suất cho vay giúp Công ty có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ tiêu thụ hàng hoá, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. c. Nhà nước nên tích cực hơn nữa trong công tác chống buôn lậu, nhất là buôn lậu sản phẩm của Trung Quốc qua biên giới. Dùng các chính sách để quản lý việc xuất nhập khẩu hàng hoá, chống việc cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng xấu tới những Công ty làm ăn đứng đắn. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng mà mọi doanh nghiệp đều nhận thấy. Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường, nó đảm bảo cho doanh nghiệp có thể thực hiện các mục tiêu và chiến lược do doanh nghiệp đề ra. Công ty Sản xuất Bao bì và Hàng xuất khẩu cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc tiêu thụ sản phẩm nên đã có những hoạt động tích cực, kịp thời để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Công ty muốn tồn tại và phát triển được thì phải tự tiêu thụ lấy sản phẩm của mình. Muốn vậy phải tăng cường về mọi mặt công tác marrketing và cần thành lập phòng marrketing. Những thành tựu mà công ty có được, một phần lớn dựa vào những chính sách, hình thức quản lý nhanh nhạy, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trong tương lai, Công ty cần cố gắng phát huy những mặt tích cực đã có, phát huy thế mạnh của mình đồng thời luôn nhạy bén trong mọi trường hợp trước sự biến động phức tạp của thị trường nhằm đưa Công ty ngày một vững mạnh. Báo cáo chỉ muốn đưa ra một số giải pháp Marketing cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Sản xuất Bao bì và Hàng xuất khẩu. Do thời gian và tài liệu tham khảo có hạn, nên bài viết không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong được các thầy cô giáo cùng các đồng nghiệp góp ý kiến. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Viện Đại học Mở và các cán bộ của Công ty Sản xuất Bao bì và Hàng xuất khẩu đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34455.doc
Tài liệu liên quan