Yếu tố cạnh tranh: sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường các ngân hàng khiến “chiếc bánh” dịch vụ tài chính ngân hàng bị chia nhỏ. Với sự nới lỏng cơ chế tín dụng trong vài năm gần đây, nhiều ngân hàng đã xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực kinh doanh mới có tỷ lệ thu nhập cao nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng về với mình. Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần mạnh đều có cung cấp dịch vụ CVTD như: Ngân hàng ACB, ngân hàng kỹ thương, ngân hàng Đông á, các ngân hàng thương mại quốc doanh đang tích cực triển khai CVTD không có đảm bảo bằng tài sản đối với cán bộ công nhân vien chức. Hiện tại VPBank Hội sở nằm trong một khu vực có mật độ ngân hàng rất cao gồm có nhiều “đại gia” như Hội sở chính ngân hàng công thương, ngân hàng ANZ, ngân hàng kỹ thương, trong chi nhánh HCM VPBank nằm trên đường Hàm Nghi được coi là phố ngân hàng vì vậy mà rất khó khăn trong cạnh tranh.
55 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề GiảI pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i năm 2004, VPBank nhận được quyết định số 689/ NHNN-HAN7 của NHNN chấp thuận cho VPBank được nâng vốn điều lệ lên 198,4 tỷ VND. Hiện tại, số cổ đông của VPBank là 124 pháp nhân và thể nhân thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong đó có một cổ đông nước ngoài là DRAGON CAPITAL nắm giữ 10,9% vốn điều lệ.
Ngân hàngững năm 1994-1996 là giai đoạn phát triển năng động của VPBank với nhiều kết quả khả quan trên các mặt của hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên ngân hàngững năm 1996-1998 VPBank phải đối mặt với không ít khó khăn do hậu quả của khủng hoảng tài chính trong khu vực và những sai lầm chủ quan từ phía ngân hàng.
Thời gian tiếp theo từ năm 1998 đến nay là giai đoạn củng cố và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn mới. Trong thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ giúp đỡ nhiệt tìngân hàng của các cơ quan Chính phủ và NHNN, các cấp trong việc khắc phục ngân hàngững khó khăn trong hoạt động kinh doanh, tìngân hàng hìngân hàng VPBank có những chuyển biến tích cực.
Năm 2000 đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quá trìngân hàng phát triển của VPBank bằng việc Hội đồng Quản trị quyết định cải tổ toàn diện ngân hàng và lựa chọn mục tiêu chiến lược của VPBank trong 10 năm tới là “xây dựng VPBank trở thành ngân hàng bán lẻ điển hình hàng đầu ở Việt Nam và trong khu vực”. Việc xây dựng mục tiêu chiến lược nói trên là một quyết định táo bạo và đúng đắn của Hội đồng Quản trị đã giúp cho VPBank đứng vững trên thị trường tài chính đầy thách thức và biến động trong thời gian vừa qua.
Với những chỉ tiêu đã đạt được vượt xa so với kế hoạch đặt ra chứng tỏ VPBank ngày càng được người dân tin cậy và là người bạn đồng hành của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - ngân hàngững khách hàng chủ chốt của VPBank. Hiện nay, số khách hàng thường xuyên của VPBank rất lớn, hiện có ? đại lý, tổng tài sản cũng như lợi nhuận của ngân hàng tăng lên đáng mừng, thể hiện ở biểu đồ sau:
Một số chỉ tiêu về sự phát triển của VPBank
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến mở rộng qui mô, tăng cường mạng lưới hoạt động ở các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN kí giấy phép số 0018-GCT ngày 16/12/1993 chấp nhận cho VPBank mở chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 19/11/1994 VPBank được phép mở thêm chi nhánh tại Hải Phòng theo giấy phép số 0020/GCT và ngày 20/07/1995 được mở thêm chi nhánh Đà nẵng theo giấy phép số 0026/GCT. Cho đến cuối năm 2004, VPBank được NHNN cho phép mở thêm 3 chi nhánh cấp I, đó là chi nhánh Hà Nội( Trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở) theo công văn chấp thuận số 1128/NHNN-CNH ngày 06/10/2004; chi nhánh Huế theo công văn chấp thuận số 1106/NHNN- CNH ngày 01/10/2004; chi nhánh Sài Gòn theo công văn chấp thuận số 1350/NHNN-CNH ngày 23/11/2004.
Tính đến đầu năm 2005, hệ thống VPBank có hội sở chính tại Hà Nội, 6 chi nhánh cấp I tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà nẵng, thành phố Huế, 11 chi nhánh cấp II và 4 phòng giao dịch.. Năm 2005 và các năm tiếp theo, VPBank dự kiến sẽ mở thêm nhiều điểm giao dịch mới tại các thành phố hiện VPBank đang có trụ sở, đồng thời sẽ mở thêm một số chi nhánh tại điểm giao dịch mới ở các tỉnh, thành là trọng điểm kinh tế của cả nước.
Tổ chức quản lí và mạng lưới chi nhánh
Ban kiểm soát
Hội đồng tín dụng
Các ban tín dụng
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Hội sở
Chi nhánh cấp I
Chi nhánh cấp I
…
Chi nhánh cấp II
PGD trực thuộc
…
Chi nhánh cấp II
PGD trực thuộc
…
20 điểm giao dịch
Về nguồn nhân lực của VPBank , số lượng nhân viên trên toàn hệ thống tính đến nay là 484 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học( chiếm 73%). Với đội ngũ cán bộ, nhân viên năng động, nhiệt tình và có trình độ nghiệp vụ cao, nguồn nhân lực của VPBank luôn được đánh giá cao và sẽ là một trong những tiền đề cho sự phát triển của Ngân hàng trong tương lai.
Hiện tại, VPBank đang trong tiến trình hiện đại hoá công nghệ và mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ.Theo kế hoạch, VPBank sẽ là cổ đông thành lập Công ti Cổ phần chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam, với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỉ đồng do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam làm đầu mối. Bên cạnh đó, Công ti Cổ phần Thẻ do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đứng đầu đang khẩn trương xúc tiến, với sự tham gia của 10 NHTM, trong đó cũng có VPBank.
Năm 2005, VPBank tiếp tục kiên trì đường lối cải tổ toàn diện đã đặt ra, nhất quán thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ, phấn đấu đạt mức tăng trưởng về mọi mặt, năm sau cao hơn năm trước. Điều quan trọng hơn là VPBank sẽ làm hêt sức mình để phục vụ Khách hàng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
2.1.2.Cơ cấu tổ chức
Ban kiểm soát
Đại hội đồng
Hội đồng quản trị
Hội đồng tín dụng
Các ban tín dụng
Ban điều hành
P.KTKT nộibộ
Hội sở Hà Nội
P.Phục vụ KHDN
P.Phục vụ KHCN
P.Thẩm định TS đảm bảo
P.Thu hồi nợ
P.TTQT&Kiều hối
P.Ngân quĩ
P.Kế toán
Văn phòng VPBank
P.Tổng hợp & qlí CN
P.Giao dịch-Kho quĩ
TT tin học
TT đào tạo
TTDV kiều hối phát chuyển tiền nhanh Western Union
Ư
CN. Hồ Chí Minh
CN Hải Phòng
Các P. Giao dịch
CN Đà nẵng
Hội sở Hà Nội
2.1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh của VPBank
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Tiền gửi là nền tảng, là đầu vào vô cùng quan trọng, là nguốn vốn để ngân hàng hoạt động kinh doanh. Đây là khoản mục duy nhất trên bảng cân đối kế toán giúp phân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác. Tiền gửi là cơ sở chính của các khoản vay và do đó nó là nguốn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển của ngân hàng.
Nhận thức rõ vai trò của huy động vốn, VPBank đã đưa ra một số sản phẩm huy động vốn mới phục vụ thuận tiện hơn và đem lại lợi ích cao hơn cho khách hàng( cơ chế lãi suất luỹ tiến, an sinh tiết kiệm, cung cấp sản phẩm dịch vụ tại nơi khách hàng yêu cầu). Đông thời, bên cạnh việc đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi, ngân hàng còn đưa ra biểu lãi suất hợp lí để thu hút khách hàng, tạo hình ảnh của ngân hàng đối với công chúng và nâng cao mức độ cạnh tranh trên thị trường. Sau đây là biểu lãi suất huy động của VPBank:
Bảng 1: Biểu lãi suất huy động tại các điểm giao dịch của VPBank .
Thành công trong việc huy động vốn thông qua việc tổ chức hiệu qua 3 chương trình khuyến mại huy động có xổ số trúng thưởng. Chương trình “ vui xuân năm mới cùng VPBank “ thực hiện vào tháng 1/2004, chương trình “quà tặng vàng cùng VPBank “ thực hiện vào tháng 6/2004, chương trình “VPBank gửi tài lộc đầu xuân” thực hiện vào tháng 11/2004. Đồng thời đưa vào thực hiện một sản phẩm huy động vốn rất được người dân tán thưởng đó là” huy động tiết kiệm bù đắp trượt giá đô la” thực hiện đầu tháng 12/2004. Sau hơn 1 tháng, số dư huy động tiết kiệm bù đắp trượt giá lên tới 80 tỷ đồng. Kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của VPBank được cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2: Kết quả huy động vốn của VPBank
Bảng số liệu đã mô tả kết quả hoạt động huy động vốn của VPBank từ năm 2002 đến năm 2004. Tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được tăng mạnh qua các năm : Năm 2003 so với năm 2002, về số tuyệt đối tăng 1.029.891 triệu đồng, tương ứng với tỉ lệ tăng75%. Năm 2005, tổng nguồn vốn huyđộng tính đến cuối tháng 2 đạt 4.290 tỉ đồng, tăng 119 tỉ đồng so với tháng 1. Như vậy, huy động vốn tăng mạnh về số tuyệt đối, đó là do lãi suất huy động của VPBank cao hơn so với các NHTM khác nhất là đối với NHTM Quốc doanh, đồng thời kết hợp với chất lượng phục vụ chăm sóc khách hàng nên nguồn vốn huy động tăng mạnh và đặc biệt là những tháng đầu năm 2005. Bên cạnh đó, một lí do góp phần làm tăng công tác huy động vốn là khuếch trương quảng cáo và đưa ra các sản phẩm đáp ứng được mong muốn của người dân. Đây là những biện pháp động lực lớn giúp ngân hàng phát triển mạnh trong những năm tiếp theo và khẳng đinh VPBank được thị trường coi trọng.
Trong nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động trên thị trường 2- thị trường liên ngân hàng đã chiếm một tỉ trọng ngày càng lớn. Nếu năm 2002, nguồn vốn huy động trên thị trường 2 chiếm tỉ trọng 21.2%, về số tuyệt đối tăng 198.535 triệu đồng, tương ứng với tỉ lệ tăng 376.5%, năm 2003 con số tương ứng là: tỉ trọng 43.8%, số tuyệt đối 718.819 triệu đồng, tỉ lệ 286.1%; năm 2004 con số này tăng vượt bậc: tỉ trọng chiếm 53% tổng nguồn vốn huy động, số tuyệt đối tăng 1.078.069 tương ứng với tỉ lệ 112%. Đặc bịêt, quí I năm 2005, nguồn vốn huy động trên thị trường 2 là 1811.7 tỉ đồng, chiếm 45.3%. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, ngân hàng phải đi vay một lượng vốn lớn trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn này không ổn định, chủ yếu là ngắn hạn và phụ thuộc vào huy động vốn của các ngân hàng khác, do đó ngân hàng sẽ ở thế bị động trong việc tạo nguồn vốn cho mình.
Nguồn vốn huy động chủ yếu là từ tiết kiệm của dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn nhưng có xu hướng ngày càng giảm qua các năm. Năm 2002 huy động được 931.812 triệu đồng, chiếm 78.8% và tăng 7.2%. Tiếp đến, năm 2003 lượng vốn huy động được từ thị trường này là 1.242.884 triệu đồng, tăng 33,4% so với năm 2002. Đến năm 2004, lượng vốn huy động được là 1.824.539 triệu đồng, tăng 34.6%. Và tính đến cuối tháng 2 năm 2005, nguồn vốn huy động được từ dân cư đạt trên 2000 tỉ đồng, tăng 119 tỉ đồng so với tháng trước. Mặc dù tỉ trọng nguồn vốn huy động giảm qua các năm nhưng tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng đều qua các năm, năm 2003 tăng 24.5%, năm 2004 tăng 508.828 triệu đồng tương ứng 49.9%. Hai tháng đầu năm 2005, tiền gửi tiết kiệm tăng 130 tỉ đồng so với tháng 1. Điều này cũng dễ lí giải bởi vì hiện nay nhu cầu về sản phẩm tiền gửi trong dân cư tăng mạnh, kinh tế xã hội phát triển ổn định, thu nhập và tích luỹ tăng. Tuy nhiên, năm 2002 NHNN ban hành lãi suất thoả thuận nên các ngân hàng cạnh tranh và chạy đua lãi suất huy động với nhau. Mà người khởi xướng là các NHTM Quốc doanh, trong đó bên gánh chịu hậu quả là các NHTM Cổ phần do có vốn điều lệ thấp hơn.
Nếu nguồn vốn của ngân hàng được phân theo yếu tố thời gian thì nguồn vốn huy động ngắn hạn( kì hạn nhỏ hơn 12 tháng) chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động: năm 2002 là 83.9%, năm 2003 là 83%, năm 2004 là 65.7%. Tỉ trọng này có xu hướng giảm dần, điều đó có nghĩa là tỉ trọng nguồn vốn huy động trung - dài hạn trong tổng nguồn vốn ngày càng tăng. Nguồn vốn ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn mà nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn không ổn định và có tiềm ẩn rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó thì nguồn vốn trung- dài hạn tăng nhanh: năm 2003 so với 2002 tăng lên về số tuyệt đối là 184.984 triệu đồng, tương ứng với tỉ lệ tăng 97.1%; năm 2004 so với 2003 tăng lên về số tuyệt đối là 954.159 triệu đồng, tương ứng với tỉ lệ là 254%, đây là một xu thế tốt đối với ngân hàng bởi vì nguồn vốn ngân hàng sẽ ổn định hơn và chi phí huy động sẽ thấp hơn.
Nếu nguồn vốn huy động được phân theo yếu tố tiền tệ thì cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng tương đối hợp lí, đảm bảo được nguồn cung ngoại tệ cho ngân hàng. Tỉ lệ nguồn vốn huy động từ hai loại tiền VND và USD phù hợp vơí hoạt động của VPBank và không có sự biến động nhiều giữa các năm.
Nhìn chung, công tác huyđộng vốn trong năm 2003 và 2004 là một thắng lợi, tăng mạnh về số lượng, tăng nhanh về tốc độ và hợp lí hơn về cơ cấu.VPBank gặt hái được những kết quả to lớn này là do :
• Mạng lưới huy động tiền gửi được mở rộng hơn, nhiều phòng giao dịch được thành lập. Riêng trong năm 2004, VPBank mở rộng thêm mạng lưới với 6 phòng giao dịch chính thức đi vào hoạt động, trong đó 4 phòng giao dịch tại Hà Nội, một tại Đà Nẵng, một tại Hải Phòng và nhận được giấy cấp phép mở thêm 3 chi nhánh cấp I là : chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Huế, chi nhánh Sài Gòn.
• Công tác quản lí tiền gửi được thực hiện nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra bằng nhiều hình thức, từ đó khắc phục được những sai sót, đảm bảo an toàn tiền gửi cho khách hàng, làm cho khách hàng yên tâm gửi tiền vào ngân hàng và ngày càng nâng cao uy tín của ngân hàng đối với người gửi tiền.
• Đội ngũ nhân viên giao dịch trẻ đẹp, nhanh nhẹn, có năng lực, trung thực nhiệt tình với công việc và phục vụ khách hàng, chu đáo tận tình. Đây là yếu tố rất quan trọng ngân hàng nên quan tâm.
• Ngân hàng xây dựng được biểu lãi suất hợp lí, phù hợp với từng thời kì, ngân hàng cũng đưa ra các sản phẩm tiền gửi rất phù hợp như: sản phẩm “tiết kiệm VNĐ bù đắp trượt giá USD”, “ bảo đảm tiết kiệm VNĐ bằng USD” sản phẩm này đáp ứng được mong muốn và tâm lí của dân cư muốn bảo toàn tiền gửi qui USD của mình nên đã được người dân hưởng ứng và gửi tiền vào VPBank khá đông. Đồng thời, ngân hàng cũng đưa ra các chương trình khuyến mại huy động có xổ số trúng thưởng như” vui xuân năm mới cùng VPBank “.
2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn
Song song với việc huyđộng vốn là hoạt động sử dụng vốn bao gồm nhiều hình thức như: cho vay, bảo lãnh, phát hành LC, đầu tư giấy tờ có giá…nhưng chủ yếu là cho vay và bảo lãnh. Hoạt động cho vay là hoạt động đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng hiện nay.
Do thời gian thành lập được hơn 10 năm cho nên lượng khách hàng truyền thống của ngân hàng chưa được nhiều mà chủ yếu là khách hàng mới. Hiện tại, ngân hàng tập trung chủ yếu vào các đối tượng khách hàng như: các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cá nhân và tầng lớp trung lưu trong xã hội. Với những đối tượng như thế thì hoạt động cho vay được triển khai dưới rất nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng khách hàng như: cho vay tiêu dùng, cho vay bổ sung vốn kinh doanh, cho vay hoạt động sản xuất…
Kết quả về tình hình sử dụng vốn của VPBank được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Nhìn vào cơ cấu cho vay theo thời gian ta thấy: hoạt động cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao hơn nhưng qua các năm có xu thế cân bằng hơn. Cho vay trung-dài hạn tăng trưởng nhanh và ngày càng chiếm tỉ trọng cao: năm 2002 là 41%, năm 2003 là 40% và đặc biệt năm 2004 là 46.16%. Đây là cơ cấu cho vay tương đối hợp lí vì đảm bảo cho thu nhập trong tương lai cho ngân hàng nhưng điển hình cũng tiềm ẩn rủi ro cho các năm sau. Cho vay trung-dài hạn tăng trưởng với tốc độ nhanh: năm 2002 là 53.7%, năm 2003 là39.4% và năm 2004 là 41%. Lí do của việc tăng trưởng mạnh là do ngân hàng đang phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng mà chủ yếu là cho vay mua sắm, xây dựng nhà cửa, cho vay mua ôtô đều có thời hạn dài, cho nên cơ cấu này vẫn được giữ trong các năm tiếp theo.
Xét theo đồng tiền cho vay thì cũng như hầu hết các bộ phận NHTM VN khác, hoạt động cho vay chủ yếu là VNĐ. Bên cạnh đố đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, người tiêu dùng nên cho vay bằng ngoại tệ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ: năm 2002 cho vay USD chiếm 10,3%, năm 2003 chiếm 18% và năm 2004 chiếm 15%. Tuy nhiên tôc độ cho vay bằng USD cũng tăng đáng kể: năm 20002 cho vay 113.418 triệu đồng, năm 2003 cho vay 274.619 triệu đồng và năm 2004 cho vay 279805 triệu đồng.
Riêng trong năm 2004, VPBank đạt được nhiều thành công trong hoạt động tín dụng. Doanh số toàn hệ thống đạt 2155 tỷ đồng, vượt kế hoạch 2% và tăng 23% so với thực hiện năm 2003. Cụ thể tại Hội sở cho vay được 867 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2003, vượt 2% kế hoạch; chi nhánh HCM cho vay được 831 tỷ đồng tăng 9% so với năm 2003 và đạt 91% kế hoạch; cchi nhánh Hải Phòng cho vay được148 tỷ đồng tăng 33% so với năm 2003 và vượt 10% so với kế hoạch; chi nhánh Đà Nẵng cho vay được 309 tỷ đồng tăng 73% so với năm 2003 và vượt mức kế hoạch 41%. Tính chung toàn hệ thống dư nợ cho vay đạt 1865,4 tỷ đồng vượt 2% kế hoạch tăng 22% so với kết quả thực hiện năm 2003, trong đó, Hội sở có số dư 787 tỷ đồng, vượt kế hoạch 7,4% tăng 34% so với năm 2003; chi nhánh HCM co dư nợ là 758,5 tỷ đồng đạt 90% kế hoạch và tăng 65 so với thực hiện năm 2003;…. Và cho đến cuôưí tháng 2 năm 2005 tổng dư nợ của VPBank đạt 1860 tỷ đồng.
Về chất lượng tín dụng: trong năm 2004, hoạt động tín dụng của VPBank đã có một sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng. VPBank đã có một bứoc buét phá ngoạn mục về kết quả thu hồi nợ quá hạn với mức giảm 192,4 tỷ đồng (cao nhất trong các năm từ năm 1998 đến nay). Dư nợ quá hạn từ chỗ còn 210 tỷ đồng vào cuối năm 20003, đến cuối năm 2004 chỉ còn lại 5,7 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,5% tổng dư nợ. Trong số nợ quá hạn giảm năm 2004 là 192,4 tỷ đồng thì số giảm được dỏư lý quỹ dự phòng rủi ro là 60,9 tỷ đồng, số còn lại nếu loại trừ yếu tố tỷ giá và số dư nợ quá hạn phát sinh mới thì số NQH thực thu được là 145,9 tỷ đồng. Trong đó Hội sở thu được 61,8 tỷ đồng, xử lý rủi ro thêm được 22,77 tỷ đồng; chi nhánh HCM thu được là 80,4 tỷ đồng; chi nhánh Hải Phòng thu 2,97 tỷ đồng; chi nhánh Đà Nẵng thu được 700 triệu đồng.
Tỷ lệ thực hiện kế hoạch tín dụng tại các đơn vị năm 2004.
Như vậy, qua việc phân tích và những con số trên ta có những nhận xét về hoạt động cho vay của VPBank như sau:
Hoạt động cho vay tăng trưởng mạnh, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhưng cho vay trung - dài hạn có tốc độ tăng trưởng cao và chủ yếu là cho vay bằng nội tệ, xu thế này sẽ giữ vững ở các năm tiếp theo. Đây là một điểm đáng mừng cho VPBank vì tín dụng trung dài hạn có vai trò quan trọng đối với ngân hàng và đối với cả nền kinh tế.
Chất lượng tín dụng có sự chuyển biến mạnh mẽ, nợ quá hạn giảm mạnh là một thành công lớn của VPBank. Có được kết quả này phải kể đến sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Tổng giám đốc, sự nỗ lực hết sức của cán bộ công nhân viên VPBank, mà quan trọng là đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ trung có đạo đức và năng lực nghề nghiệp.
Bên cạnh hoạt động nhận tiền gửi và cho vay là những hoạt động chính của ngân hàng thì một loạt các hoạt động khác cũng có nhiều biến chuyển tích cực như công tác quản trị điều hành, công tác quản trị rủi ro, các hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác. VPBank đã triển khai dự án nâng cấp hệ thống tin học và có thể sẽ online trên toàn bộ hệ thống trong năm 2005.
2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank đã đạt được tong những năm gần đây.
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tổng thu nhập hoạt động
93.562
178.325
265.572
Tổng chi phí hoạt động
720998
1440497
205.437
Lợi nhuận trước thuế
20.564
420.828
60.135
( nguồn: Báo cáo thường niên năm 2002, 2003 và báo cáo tổng hợp 2004).
Qua bảng số liệu ta thấy, kết quả kinh doanh chung toàn hệ thống tăng trưởng khá cao. Năm 2002 lợi nhuận mới chỉ đạt 20.564 triệu đồng nhưng năm 2003 đã tăng lên gấp 2 lần: 420828 triệu đồng và như có một sự chuyển mình mạnh mẽ năm 2004 tổng lợi nhuận trước thuế đath hơn 60 tỷ đồng, vượt kế hoạch 70.7%, tăng trên 17 tỷ đồng so với năm 2003. Kết quả này thể hiện sự cố gắng của tất cả các đơn vị trên toàn hệ thống. Năm 2004, các đơn vị đều hoàn thành vựot mức kế hoạch được giao: Hội sở đạt 37.69 tỷ đồng, vượt kế hoạch 153.6%; chi nhánh HCM đạt gần 18 tỷ đồng, vượt 11.3% kế hoạch; chi nhánh Hải Phòng đạt 2,72 tỷ đồng vượt kế hoạch 51,6%; chi nhánh Đà Nẵng đạt 2,3 tỷ đồng vượt kế hoạch 35,2%. Và trong tháng 2 năm 2005, tổng lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro trên toàn hệ thống thu được là 4,04 tỷ đồng , cao hơn tháng 1 năm 2005 là 1,76 tỷ đồng. Luỹ kế hai tháng đầu năm 2005 VPBank dạt mức lợi nhuận trước thuế là 6,32 tỷ đồng, cao gấp 2 lần lợi nhuận hai tháng cùng kỳ năm trước.
Với những kết quả đạt được như trên, vào ngày 6 tháng 7 nă 2004 theo quyết định số 835/QĐ-NHNN về việc chính thức việc chấm dứt chế độ kiểm soát đặc biệt của NHNN. Đây là một quyết định quan trọng có ảnh hưởng to lớn đến uy tín và hoạt động của VPBank. Quyết định của NHNN được thực hiện trên cơ sở đánh giá một sự tiến triển vượt bậc và toàn diện của VPBank từ kết quả của cơ chế điều hành, quản lý, từ sự nỗ lực và kết quả công tác thu hồi nợ khó đòi, từ chất lượng của việc phát triển hoạt động mới, lành mạnh, hạn chế thấp nhất các rủi ro … đến việc nâng cao chất lượng nhân sự cũng như cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Một trang sur mới đã mở ra tạo điều kiện thuận lợi cho VPBank vững bước tiến vào tương lai và sự hội nhập chung với sự phát triển chung của thế giới.
Trong năm 2005 phát huy thắng lợi về mọi mặt trong năm 2004,VPBank tiếp tục phấn đấu để đạt thành tích cao hơn nữa, cụ thể các chỉ tiêu chủ yếu sau:
• Huy động vốn tiết kiệm tăng 35% so với năm 2004.
• Dư nợ tín dụng trong hạn vay 30% so với năm 2004.
•Nợ quá hạn phát sinh mới tăng không quá 2% so với dư nợ trong hạn tăng thêm.
•Doanh số và thu nhập các dịch vụ: Tăng tối thiểu 50%.
•Lợi nhuận phấn đấu đạt vượt mức kế hoạch lợi nhận đã đươc HĐQT giao năm 2005 là 50 tỷ đồng.
•Kiên trì theo chính sách tín dụng bảo thủ để hạn chế rủi ro, nâng cao về chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn. Phấn đấu dư nợ tỷ lệ nợ quá hạn xuộng còn 2%.
•Vũ hoạt động kinh doanh, VPBank tiếp tục kiên trì theo chiến lược bán lẻ, chú trong các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng là cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu của xã hội.
•Đẩy mạnh huy động vốn, cho vay và các hoạt động lành mạnh khác nhằm củng cố và gia tăng thị phần, tăng lợi nhuận.
•Tăn cường công tác phát triển và chăm sóc khách hàng. Đẩy mạnh quản cáo và quảng bá thương hiệu, tham gia tài trợ chương trình “Khởi nghiệp ” của chương trình VTV.
•Củng cố tổ chức và nâng cấp các phòng giao dịch trên toàn hệ thống thành chi nhánh cấp 2 .
•Tích cực nâng cao phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, nhất là các sản phẩm có ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại.
•Công tác đào tạo được chú trọng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên.
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank.
2.2.1. Đối tượng và quy trình cho vay.
•Đối tượng cho vay vốn là:
•Mọi cá nhân có đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự cư trú trên phạm vi tỉnh, thành phố nơi VPBank có chi nhánh.
•Có mục đích vay vốn rõ ràng, nguồn trả nợ chắc chắn.
•Có nguồn vốn tực có tối thiểu bằng 30% nhu cầu.
•Có tài sản đảm bảo (bất động sản, giấy tờ có giá, tài sản hình thành từ tiền vay) hoặc bên thứ ba đứng ra bảo lãnh bằng tài sản.
Cụ thể hoá các quy định của pháp luật và nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình, ban lãnh đạo VPBank đã thiết lập một quy trình cho vay tiêu dùng chặt chẽ, tỷ mỉ bao gồm 8 bước:
Bước 1: Quảng cáo tiếp thị.
Ngân hàng thực hiện việc quảng cáo tiếp thị các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng hoặc làm kinh tế hộ gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng, các biển quảng cáo giới thiệu thủ tục và điều kiện cho vay.
Bước 2 : Khách hàng đề xuất nhu cầu vay.
Nhân viên phục vụ khách hàng cá nhân tiếp xúc với khách hàng.
•Tiếp xúc với khách hàng mới đến với ngân hàng, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của VPBank và tìm hiểu các thông tin liên quan bao gồm: Tư cách pháp lý của người vay, lai lịch khách hàng nhu cầu và điều kiện vay của khách hàng
•Đối chiếu nhanh với các quy định hiện hành của VPBank và NHNN.
•Thông báo về các điều kiện vay và thủ tục vay vốn.
•Hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục và giấy tờ cần thiết.
Tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng .
Hồ sơ vay vốn bao gồm:
+Bản sao chứng minh thư nhân dân và hộ khẩu.
+Phiếu thu thập thông tin về khách hàng.
+Các tài liệu liên quan đến mục đích sử dụng vốn.
+Phương án vay vốn phục vụ đời sống.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ vay tiêu dùng.
Thẩm định về tư cách và lai lịch của khách hàng
Thẩm định về mục đích sử dụng tiền vay. Khách hàng lập bản giải trình mục đích vay vốn, trong đó kê khai các nguồn thu nhập và cam kết kế hoạch trả nợ ngân hàng.
Thẩm định về tài sản cố định:
• Ngân hàng viên tín dụng trực tiếp thẩm định, trong trường hợp đó là các chứng từ co giá do chính phủ hay các ngân hàng quốc doanh hay chính tài sản hìngân hàng thành từ vốn vay.
• Phòng tín dụng cá ngân hàngân sẽ giao cho phòng thẩm định tài sản đảm bảo trong các trường hợp còn lại.
Bước 4: tập hợp hồ sơ trình ban tín dụng.
Hồ sơ trìngân hàng ban tín dụng do phòng tín dụng cá nhân lập bao gồm:
• Tờ trình thẩm định khách hàng (do cán bộ tín dụng lập).
• Tờ trìngân hàng đánh giá tài sản đảm bảo.
• Hồ sơ vay của khách hàng cung cấp.
Bước 5: Hoàn thành hồ sơ tín dụng.
Phòng thẩm định tài sản đảm bảo hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và thực hiện công chứng hợp đồng.
Phòng tín dụng cá nhân liêm phong hồ sơ đảm bảo bàn giao vào kho quỹ ngân hàng.
Lập và trình ký hồ sơ tín dụng.
Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng.
Bươc 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay.
Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng.
2.2.2. Tình hình cho vay tín dụng tại VPBank.
Hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank chỉ thực sự mở rộng và phát triển mạnh khoảng mấy năm gần đây. bắt đầu từ năm 2002 khi mà nền kinh tế có nhiều dấu hiệu lạc quan, thể hiện rõ nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng mạnh, nhu cầu vay tiêu dùng tăng nhanh đến mức là phòng tín dụng khách hàng không thể quản lý và kiểm soát được tất cả các khoản vay. Từ đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn, cho nên hội đồng quản trị đã quyết định tách phòng tín dụng thành 3 phòng: Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp, phòng phục vụ khách hàngách hàng cá nhân và phòng thẩm định tài sản đoảm bảo. phòng phục vu khách hàng cá nhân ra đời phục vụ chủ yếu là cá nhân hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, vay để mua sắm xây dựng nhà cửa, mua ô tô hộ trợ tài chính cho học sinh du học cho vay kinh doanh cá thể và các khoản tín dụng khác. Ngay sau khi phòng phục vụ khách hàng cá nhân được thành lập, hoạt động cho vay tiêu dùng luôn được mở rộng, dư nợ tăng trưởng nhanh và công tác quản lý cũng rõ ràng, thuận lợi và đơn giản hơn rất nhiều
Dưới đây là bảng phản ánh quy mô tăng trưởng hoạt động CVTD ở VPBank
Đơn vị: triệu đồng
chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Doanh số cho vay
Hoạt động tín dụng
1.088.000
1.749.000
2.155.000
Cho vay tiêu dùng
239.369
507.210
689.600
tỉ trọng( %)
22%
29%
32%
Doanh số thu nợ
Hoạt động tín dụng
824.255
1.077.607
1.205.763
Cho vay tiêu dùng
197.825
269.399
361.729
Tỉ trọng(%)
24%
25%
30%
Dư nợ
Hoạt động tín dụng
1.103.426
1.525.661
1.865.364
Cho vay tiêu dùng
143.065
289.876
429.034
Tỉ trọng(%)
13%
19%
23%
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh ngân hàng VPBank năm 2002,2003,2004)
Nhìn vào bảng trên, ta nhận thấy hoạt động tín dụng tiêu dùng của VPBank liên tục tăng trưởng một cách mạnh mẽ qua các năm, thể hiện mảng nghiệp vụ này của ngân hàng còn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Năm 2002 doanh số CVTD đạt 239,369 tỉ đồng tăng 1,6 lần so với năm 2001, chiếm tỷ trọng 22% so với tổng doanh số cho vay. Doanh số thu nợ tăng 124.849 triệu đồng so với năm 2001 chiếm 24% so với tổng doanh số thu nợ của ngân hàng trong năm 2002. Về dư nợ đến cuối năm 2002 tổng dư nợ toàn hệ thống VPBank là 1.103.426 triệu đồng, trong đó riêng hoạt động tín dụng tiêu dùng chiếm 13% tương đương 143.065 triệu đồng.
Tiếp sang năm 2003, đươc sự chỉ đạo sat sao của ban điều hành, một loạt các chi nhánh và phòng giao dịch được mở rộng thì hoạt động tín dụng tiêu dùng cũng co bước tăng trưởng tốt. Trong năm, doanh số CVTD đạt 378.005 triệu đồng chiếm 29% so với tổng doanh số cho vay và tăng 58% so với năm 2002 và băng 250% so với năm 2001. doanh số thu nợ cũng như dư nợ tằg nhanh lần lượt chiếm 25% và 19% so với tổng số. Đạt được điều này vì ngoài lý do kể trên thì khách quan mà nói nền kinh tế tăng trưởng khá ổn định, cầu về vốn tín dụng của nền kinh té trong đó có cầu TDTD.
Bước sang năm 2004 có thể nói là một năm đầy thành công của VPBank,với thế và lực mới, TDTD của VPBank tăng nhanh. Trong năm 2004, doanh số CVTD đạt 689.600 chiếm tổng dư nợ tiêu dùng tăng 311.595 triệu đồng tương ứng tăng 82% so với năm 2003. đồng thời với tăng doanh số CVTD là doanh số thu nợ tăng đáng mừng là 92.330 triệu tương ứng là 35% so với năm 2003. Do đó, dư nợ CVTD năm 2004 còn lại là 429.034 triệu đồng chiếm 23% tổng số dư nợ cho vay, tăng 139.158 triệu đồng tương ứng tăng 48% so với năm 2003. Đạt được kết quả này, ngoài lý do chủ quan về phía ngân hàng thì khách quan mà nói nền kinh tế tăng trưởng khá và ổn định, cầu về vốn tiêu dùng tăng đó có cầu về TDTD.
2.2.2.1. Tình hình CVTD phân theo mục đích sử dụng.
Những sản phẩm, dịch vụ chủ yếu mà ngân hàng cung cấp trên thị trường là cho vay sửa chữa, mua sắm nhà cửa, mua ô tô, cho vay hỗ trợ tài chính, du học, cho vay đối với hộ kinh doanh cá thể và các mục đích tiêu dùng khác. Để nhìn rõ hơn sự tăng trưởng dư nợ, trong CVTD cần xem xét cơ cấu CVTD theo mục đích sử dụng khoản vay của VPBank.
Bảng 6: Cơ cấu CVTD theo mục đích sử dụng vốn của VPBank.
Sản phẩm, dịch vụ
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Dư nợ
Tỷ trọng
Sửa chữa, mua sắm nhà cửa
113.594
79.4%
212.769
73,4%
292.172
68,1%
Mua ô tô
29.185
20,4
70.150
24,2
112.836
26,3
Loại khác
286
0,2
6.957
2,4
24.026
5,6
Qua bảng 6, về cơ cấu CVTD theo mục đích sử dụng vốn của VPBank các năm ta thấy, hoạt động cho vay, sửa chữa, mua sắm nhà cửa chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nguyên nhân là do thị trường bất động sản những năm gần đây đang trong tình trạng “sốt ảo” trên địa bàn các thành phố lớn dẫn đến dân chúng ồ ạt đến các ngân hàng vay tiền mua nhà để ở hoặc kinh doanh bất động sản. Đồng thời việc quy hoạch lại và do Chính phủ nâng cao cơ sở hạ tầng các thành phố lớn, nhiều đoạn đường mở ra đủ dẫn đến đất dai tại các khu vực này vừa đắt đỏ, người dân phải đi vay mới đủ tài chính để mua đất. Bên cạnh đó là quá trình đô thị hoá các khu dân cư, nhà chung cư được xây dựng khắp nơi và bán với giá cả phảI chăng, nên họ đã đI vay ngân hàng để mua nhf cảI thiện đời sống sinh hoạt. Do vậy mà những năm qua, dư nợ CVTD mua sắm nhà cửa tăng trưởng một cách đột biến và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động CVTD của VPBank. Thể hiện là trong năm 2002 dư nợ CVTD là 195.706 triệu đồng chiếm 79,4% tổng dư nợ CVTD đến 2003……………………………..
Thời gian qua, thu nhập của người dân tăng nhanh, bên cạnh việc mua sắm nhà cửa của dân cư thì nhu cầu đi lại cũng là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được, việc sử dụng ô tô làm phương tiện đi lại khá phổ biến nên nhu cầu vay để mua ô tô tăng nhanh. Dư nợ cho vay mua để mua ô tô năm 2002 là 50.211 triệu đồng, năm 2003 là 124.227 triệu đồng tăng 74.016 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 147,4%. Việc cho vay mua xe ô tô thường được kết hợp với các đại lý phân phối xe ô tô và công ty bán bảo hiểm nên dư nợ tăng rất nhanh.
Ngoài việc cho vay mua sắm nhà cửa, ô tô VPBank còn cho vay các hộ kinh doanh cá thể và các nhu cầu tiêu dùng khác, tuy nhiên dư nợ cho vay của các sản phẩm này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong đó cho vay du học chiếm tỷ rọng không đáng kể. đây là điểm yếu của VPBank vì cho vay du học thi chính những người vay này sau này sẽ là nhân viên ngân hàng tài giỏi và sẽ là khách hàng đầy triển vọng. Mấy năm gần đây tỷ trpọng nàycó xu thế gia tăng, năm 2002 dư nợ đạt 545 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,2%, năm 2003 dư nợ gia tăng đáng kể đạt 12.540 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,4%. Và đến năm…………………………
2.2.2.2. Tình hình CVTD phân theo thời hạn vay.
Bảng 5: Dư nợ CVTD theo thời hạn vay tại VPBank.
chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền
So với 2001
Số tiền
So với 2002
Số tiền
so với 2003
±
±%
±
±%
±
±%
DSCV
239.369
87.917
58%
378.005
138.636
Ngắn hạn
Ti hạn
Dư nợ
Ngắn hạn
T-D hạn
2.2.2.3. Chất lượng tín dụng.
Hoạt động CVTD của VPBank đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan nhưng để đánh giá chính xác hơn về hoạt động CVTD, chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề liên quan đến chất lượng cho vay tín dụng thì mới nhìn hoạt động CVTD một cách toàn diện. Chất lượng thể hiện ở chỉ tiêu NQH và chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng.
Đối với chỉ tiêu NQH, do CVTD taị VPBank mới được thực hiện trong khi đó dư nợ CVTD dài hạn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2002 là 83,4%, năm 2003 là 71,2% và năm 2004 là/???????????????????) cho nên hiện tại NQH CVTD gần như không đáng kể và chưa phản ánh một cách chính xác chất lượng CVTD tại VPBank, tỷ lệ NQH CVTD năm 2002 là 0,16%, năm 2003 là 0,05%, năm 2004 là???????????/. Tỷ lệ này thấp một lphần là do tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD cao, trong khi dó tốc độ tăng trưởng NQH lại thấp hơn. xét về bản chất thì NQH CVTD co chiều hướng giảm cả về quy mô và tốc độ, NQH CVTD năm 2002 là 392 triệu đồng và năm 2003 là 256 triệu đồng. Như vậy, nếu chỉ nhìn vào chỉ tiêu NQH CVTD để đánh giá chất lượng CVTD thì có thể nói rằng tại VPBank đạt chất lượng tốt, cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa.
Về vòng quay vốn tín dụng được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 7: Vòng quay vốn CVTD của VPBank.
chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Vòng quay vốn CVTD
1,31
1,42
Vòng quay vốn ngắn hạn
2,3
2,48
Vòng quay vốn trung-dài hạn
0,17
0,19
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, vòng quay vốn tín dụng năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là vòng quay vốn CVTD ngắn hạn. điêù đó chứng tỏ công tác thu hồi nợ ngày càng tốt hơn, vốn được luân chuyển nhanh hơn và công tác quản lý vốn CVTD của ngân hàng ngày càng tôt hơn.
2.2.3. Tình hình doanh thu, lợi nhuận và rủi ro của CVTD của VPBank.
2.2.3.1. Doanh thu.
Tình hình thu nhập từ hoạt động CVTD qua 3 năm trở lại đây thể hiện dưới bảng:
Bảng 4: Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng.
chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Doanh thu từ hoạt động tín dụng
72.367
93.753
Doanh thu từ hoạt động TDTD
13.026
17.813
Tỷ trọng
18%
19%
Nhìn vào bảng trên, ta thấy doanh thu từ hoạt động CVTD của VPBank cũng tăng lên tương ứng với quy mô tăng của hoạt động này. Doanh thu của VPBank từ hoạt động TDTD chủ yếu thu được từ lãi cho vay. Năm 2002, hoạt động TDTD đóng góp vào doanh thu hoạt động tín dụng nói chung được 18%; năm 2003 con số này tăng lên 19% đạt 17.813 triệu đồng tăng tới 37% so với năm 2002. Bước sang năm 2004??????????
2.2.3.2. Lợi nhuận.
Bảng 8: Lợi nhuận cho vay tiêu dùng của VPBank.
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2002
2003
2004
Lợi nhuận
5.275
11.527
( Nguồn: báo cáo tổng hợp)
Như vậy, lợi nhuận CVTD tăng mạnh qua các năm phù hợp với tốc độ tăng trưởng dư nợ CVTD. Lợi nhuận do CVTD đã nói lên một điều là CVTD có hướng, góp phần không nhỏ vào lợi nhuận của ngân hàng. Cần phảI nỗ lực hơn nữa trong tương lai để dần biến sự đóng góp của hoạt động này thành một nguồn thu quan trọng của ngân hàng.
2.2.3.3. Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
Luôn luôn có sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong kinh doanh ngâng hàng. cùng với những kết quả của CVTD thu được ở trên là rủi ro trong hoạt động CVTD như hoạt động cho vay tài trợ cho sản xuất kinh doanh thì rủi ro TDTD là cao hơn xét từ cả hai góc độ: khách quan là suy thoáI nền kinh tế, mất màu, thất nghiệp,… và chủ quan là rủi ro về tình trạng sức khoẻ, việc làm và khả năng tài chính của khách hàng….hay từ phía người bán rong CVTD gián tiếp…Rủi ro xảy ra có thể gây thiệt hại lớn cho ngân hàng khi không thu nợ đúng hạn, không thu đựoc nợ với các khoản nợ không có đảm bảo hoặc khách hàng trong phát mại tài sản…
2.2.4. Những biện pháp mà VPBank đã thực hiện để đẩy mạnh mở rộng CVTD trong thời gian qua.
Trong qúa trình khắc phục, cảI tổ ngân hàng, Ban lãnh đạo VPBank đã đề ra nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn đưa VPBank trên đà phát triển. Tất cả các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp đều có tác động đến hoạt động CVTD. Sau đây là một số biện pháp mà VPBank đẫ thực hiện.
Trước hết, phải kể đến ban hành các quy định của HĐQT và Ban tổng giám đốc VPBank đã hoạch định chiến lược đúng đắn là căn cứ thực hiện hoạt động CVTD. Một loạt các quyết định ra đời như quy chế cho vay đối với khách hàng, quá trình CVTD, quy chế cho vay sửa chữa, mua sắm nhà cửa, quy chế cho vay mua ô tô, quy chế cho vay hỗ trợ du học …. đã đưa sản phẩm CVTD của ngân hàng với sự thuận tiện nhanh chóng, thủ tục gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng.
Công tác quảng bá thương hiệu thu được kết quả đặc biệt. Bằng việc tăng cường quảng cáo, quảng bá thương hiệu trên các thông tin đại chúng, VPBank đã được người dân biết đến nhiều hơn và tin tưởng hơn vào ngân hàng. Thông qua các chương trình khuyến mại huy động có thưởng cũng như các chương trình khuyến mại riêng cho từng phòng giao dịch và chi nhánh mới trong thời gian khai trương, chương áp dụng sản phẩm mới…. VPBank tăng cường quảng cáo báo chí, truyền hình, phát tờ rơi đến từng doanh nghiệp, hộ dân cư và đặc biệt trong chương trình “ khởi nghiệp” trên VTV đã thu hút được rất nhiều độc giả xem. Từ đó, họ biết đến ngân hàng và đặt mối quan hệ với ngân hàng.
Đối với khách hàng đã từng quan hệ tín dụng với VPBank được sự ưu đãI hơn so với khách hàng đi vay lần đầu như lãi suất thấp, thủ tục vay ít hơn. Sự ưu đãu này khiến cho khách hàng gắn bó, trung thành với ngân hàng hơn. Đồng thời thông qua sự giới thiệu của khách hàng cũ mà ngân hàng đã lôi kéo được nhiều khách hàng mới từ đó dư nợ CVTD tăng lên nhanh chóng.
Cho vay mua ô tô như đã trình bày ở trên chiếm một tỷ trọng đáng kể trong CVTD, bởi vì ngân hàng thường đặt mối quan hệ với các đại lý phân phối xe. Khi khách hàng đến đại lý co nhu cầu mua xe mà không đủ tiền đáp ứng nhu cầu hiện tại của mình, các đại lý đã giới thiệu hình thức cho vay trả góp của VPBank và kết quả là bên đại lý bán được xe còn về phía ngân hàng thì mở rộng đựơc cho vay.
2.3. Đánh giá chung về hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank trong thời gian qua
2.3.1. Những kết quả đạt được.
2.3.1.1. Mở rộng thị trường cho vay góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng.
Trong những năm gần đây, hoạt động CVTD tại VPBank rất hiệu quả, tăng cả về số lượng và chất lượng, đạt được những kết quả rất đáng mừng. Dư nợ CVTD tăng trưởng nhanh qua các năm với tốc độ hơn 100% trên một năm. Thông qua việc tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động CVTD trong những năm qua, ta thấy trong những năm tới tiềm năng phát triển của hoạt động này là rất to lớn với một thị trường còn mới mẻ và đầy tiềm năng này. Và với một lượng khách hàng ngày càng đông đảo, hoạt động này ngày càng sôi động, hứa hẹn đây sẽ là một nguồn thu lớn cho ngan hàng trong tương lai.
Cùng với các hoạt động quảng cáo và tiếp thị để mở rộng CVTD đạt được nhiều kết quả thu hút được sự chú ý của toàn xã hội thì ngan hàng đã triển khai đồng bộ nhiều sản phẩm, dịch vụ mới rất đa dạng, phong phú đáp ứng được với mọi đối tượng khách hàng từ đó góp phần tạo hình ảnh cho ngân hàng và thu hút được một lượng khách hàng lớn về quan hệ giao dịch với ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng đã tiếp xúc, củng cố và mở rộng mạng lưới hoạt động của mình gắn liền với sự phát triển của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và đạo đức tôt là yếu tố quan trọng thu hút khách hàng, mở rộng thị trường.
Sự tăng trưởng về doanh số và dư nợ CVTD trong tổng doanh số và tổng dư nợ cho vay của VPBank cũng đóng góp vào làm tăng thu nhập của ngân hàng. Theo phân tích kết quả hoạt động CVTD của phòng tổng hợp và quản lý chi nhánh Hội sở VPBank thì hình thức cho vay này có mức độ an toàn cao, đặc biệt là cho vay đối với cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, cũng tương ứng với doanh số CVTD tỷ rọng dư nợ CVTD chiếm tỷ trọng chưa lớn, tỷ rọng doanh thu từ hoạt động CVTD vẫn tăng nhưng chậm hơn va tổng thể thì mức đóng góp vào doanh thu từ hoạt động tín dụng nói chung cònkhá phiêu du chưa tương xứng với tiềm năng, với chiến lược trở thành ngân bán lẻ hàng đầu. Cần phải nỗ lực hơn nữa trong tương lai để dần biến đóng góp của hoạt động này thành một nguồn thu quan trọng của ngân hàng nhờ tiềm năng của nó.
2.3.1.2. Chất lượng cho vay tiêu dùng được đảm bảo.
Những kết quả đạt được trong việc nghiên cứu chiến lược CVTD của VPBank biểu hiện ở một số khía cạnh.
Tỷ lệ NQH các năm gần đây gần như không đáng kể. Đây là một thành công lớn của ngân hàng và trong thời gian qua và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngân hàng, ngân hàng được chấm dứt kiểm soát đặc biệt của NHNN vào cuối năm 2004. Điều này nhờ sự nỗ lực hết sức của toàn ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng và nhân viên phòng thu hồi nợ trong công tác thu hồi nợ, xử lý NQH và cho vay có kết quả hơn.
Ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn, tốt về đạo đức, có trách nhiệm, nhiệt tình với công việc. Đội ngũ này được tuyển chọn kỹ càng và thường xuyên được đào tạo để nâng cao nghiệp vụ ngân hàng, luôn phát hiện và xử lý kịp thời đối với các khoản vay có nguy cơ rủi ro.
2.3.1.3. Góp phần đa dạng hoá danh mục sản phẩm của ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
Trong khi các ngân hàng ở các nưứơc phát triển có đến hàng trăm nghìn các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao thì ở Việt Nam hiện nay các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tuy có tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng nhưng vẫn còn đơn điệu, chưa phong phú về chủng loại, vì thế tăng CVTD cũng góp phần vào đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Từ việc tăng sản phẩm CVTD, các ngân hàng có thể tạo ra các dịch vụ khác đi kèm như: dịch vụ thanh toán bằng thẻ tín dụng, dịch vụ ngân hàng tại nhà,…thu hút khách hàng tiềm năng đến giao dịch với ngân hàng, tăng thị phần của ngân hàng từ đó giúp ngân hàng giảm rủi ro do ngân hàng đa dạng hoá danh mục sản phẩm, đồng thời thông qua đó giúp ngân hàng tăng thu từ phí dịch vụ. Chính hai yếu tố giảm rủi ro và tăng lợi nhuận cũng làm tăng khả năng cạnh tranh khi nền kinh tế nước ta họi nhập hoàn toàn với nền kinh tế thế giới trong những năm tới.
2.3.1.4. Tăng tính chủ động trong công tác tìm kiếm khách hàng của cán bộ tín dụng.
Khi thực hiện nhiệm vụ cho vay tiêu dùng,VPBank đã góp phần làm thay đổi quan niệm của các cán bộ tín dụng “khách hàng là thượng đế, khách hàng chính là người trả lương cho mình cho nên cán bộ tín dụng phải tìm đến với khách hàng”. Các nhân viên trong VPBank rất năng động sáng tạo đặc biệt là cán bộ tín dụng. Do khách hàng tiêu dùng là cá nhân, hơn nữa trong điều kiện Việt Nam trước đây, đại đa số người dân có thói quen không đến giao dịch với ngân hàng vì nhiều lý do: tâm lý e ngại, trình độ học vấn,… nên các cán bộ tín dụng- lực lượng đại diện cho ngân hàng phải tìm đến với khách hàng để giúp họ hiểu biết hơn về ngân hàng về chính sách CVTD của ngân hàng và hướng dẫn họ về quy trình làm thủ tục xin vay. Để làm được điều này, cán bộ tín dụng không những giỏi về nghiệp vụ mà còn am hiểu về mọi lĩnh vực khác như chính trị, văn hoá, pháp luật…để giúp khách hàng trong việc làm thủ tục cho vay và tư vấn về phương án sản xuất kinh doanh. Như vậy từ đó nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sự hiểu biết của cán bộ tín dụng.
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân.
2.3.2.1. Những tồn tại trong cho vay tiêu dùng hiện nay ở VPBank.
Thứ nhất, quy mô cho vay còn khá khiêm tốn chưa xứng với tiềm năng của ngân hàng cũng như của xã hội. Như ở trên ta thấy tỉ trọng doanh số CVTD cũng như dư nợ bình quân so với tổng cho vay không cao mặc dù đã có sự tăng trưởng dần qua các năm. Nếu căn cứ vào mức cầu về sản phẩm CVTD trên địa bàn hoạt động của VPBank như thủ đô Hà Nội, đầu tầu kinh tế phía nam là thành phố HCM, trọng điểm kinh tế là Đà Nẵng thì khả năng cung ứng sản phẩm này của ngân hàng dường như là còn quá nhỏ bé.
Thứ 2, về cơ cấu sản phẩm còn chưa đa dạng, chưa thể hiện được bản sắc riêng của ngân hàng trong mỗi sản phẩm. Sản phẩm còn chung như cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà,… khiến cho khách hàng không ấn tượng với sản phẩm, điều mà các ngân hàng khác làm được do có sự khác biệt hoá rất tốt. Hiện tại, ngân hàng còn bỏ qua một thị trường có tiềm năng rất lớn đó là thực hiện cho vay tiêu dùng gián tiếp thông qua các đại lý cung cấp hàng hoá - một dạng của thuê mua hiên đại và cho vay bằng tín chấp. Chính vì vậy mà số khách hàng đến giao dịch với VPBank còn hạn chế.
Thứ 3, về quy trình nghiệp vụ CVTD của VPBank còn rườm rà và phức tạp gây khó khưn trong việc tiếp cận dịch vụ này của khách hàng cũng như làm mất tính chủ động của cán bộ tín dụng. Chính sự phân trách nhiệm giũa phòng Thẩm định tài sản đảm bảo và phòng phục vụ khách hàng cá nhân, các khoản vay phải trình lên Ban tín dụng hoặc Hội đồng tín dụng nếu khoản vay có quy mô lớn đã làm quá trình cho vay đôi khi phải mất quá nhiều thời gian, khách hàng bị phỏng vấn nhiều bởi công tác thấm định khoản CVTD rất phức tạp. Hiện tại ở VPBank thời gian trung bình để thực hiện giải ngân một khoản TDTD là 5 ngày kể từ khi tiếp xúc với khách hàng tới khi cấp tiền vay và quyền quyết định cấp tín dụng là Ban tín dụng lại nằm ở khâu cuối cùng cho nên nếu Ban này từ chối thì sẽ gây lãng phí các chi phí thẩm định của cán bộ tín dụng, mất thời gian của khách hàng.
Thứ 4, một số nơi cán bộ tín dụng chưa đủ do khối lượng khách hàng đông nên phảI làm việc tối đa, có khi phải làm ngoài giờ. Việc giải ngân đa số thực hiện theo phương pháp bằng tiền mặt nên có rủ ro. Tài sản đảm bảo cho khoản vay còn đơn điệu chưa phong phú chủ yếu là đất đai, nhà cửa, ô tô. Mạng lưới phục vụ khách hàng còn thưa thớt, số chi nhánh chưa đông đảo.
Thứ 5, chưa phát triển hình thức tài trợ tín dụng cho khách hàng bằng cách phát hành thẻ tín dụng và chưa khai thác triệt để các nhu cầu đa dạng của khách hàng để mở rộng CVTD. Mặc dù ở Việt Nam việc dùng thẻ trong thanh toán cũng đang dần bắt đầu phát triển nhưng cũng chỉ có một số ngân hàng phát hành thẻ và VPBank mới chỉ liên kết tham gia phát hành thẻ với 10 ngân hàng khác nhưng hiện tại chưa thực hiện phát hành thẻ. Bên cạnh đó, VPBank chưa thực hiện cho vay vốn đáp ứng nhu cầu đa dạng khác của khách hàng như: Vay vốn phục vụ nhu cầu về y tế, giáo dục,…
2.3.2.2. Những nguyên nhân chủ yếu.
Dưới góc độ khách quan:
Yếu tố kinh tế: Thức tế trong vài năm qua kinh tế nước ta tăng trưởng cao nhưng còn chứa nhiều bất ổn. Mặc dù đã có sự quản lý của Nhà nước nhưng môI trường kinh tế vĩ mô vẫn còn biến động do nhiều yếu tố: Giá vàng và USD diễn biến bất thường, thị trường kinh doanh bất động sản nằm ngoài tầm quản lý dẫn đến hiện tượng đầu cơ gây thiệt hại trực tiếp đến bộ phận dân cư có thu nhập thấp nhưng có nhu cầu cao về nhà ở; chỉ số giá tiêu dùng năm 2004 và quý 1 năm 2005 tăng mạnh vượt chỉ tiêu Quốc hội giao, giá một số hàng hoá thiết yếu như lương thực thực phẩm, xăng dầu, điện nước có mức tăng rất cao khiến cho mức lương tăng nhưng cũng không bù đắp nổi tốc độ tăng giá, từ đó thu nhập của dân cư không được cải thiện, lòng tin vao tương lai bị giảm sút làm cho mức cầu tiêu dùng không tăng.
Yếu tố xã hội: sự phâm bố dân cư của nước ta không đồng đều ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố HCM diện tích rất hạn chế nhưng lại tập trung một số lượng lớn dân cư. Đồng thời có sự chênh lệch lớn về mức sống, thu nhập và khả năng chi tiêu của dân cư giữa các vùng tạo ra khoảng cách giàu nghèo lớn. Số dân thuộc nhóm người có thu nhập trung bình và cao tập trung ở thành thị chiếm một tỷ trọng nhỏ khoảng 24.28% dân số, còn lại 75.72% dân số là dân cư ở khu vực nông thôn có mức thu nhập còn thấp nên nhu cầu về tiêu dùng còn hạn chế. Thêm vào đó là tỷ lệ thất nghiệp của dân cư thuộc độ tuổi lao động cũng có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu CVTD. Những người lao động tập trung phần lớn ở thành thị khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này cao hơn hẳn so với cả nước. Điều này gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển kinh tế, tác động tới cầu dùng của dân cư tất yếu sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực CVTD của các NHTM.
Yếu tố văn hoá: Yếu tố này có ảnh hưởng lớn đối với cho vay tiêu dùng. Mặc dù vài năm trở lại đây, thu nhập của người dân Việt Nam tăng lên đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện nhanh chóng nhưng do thói quen tâm lý mua sắm và tiết kiệm đã ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Thói quen của người Việt Nam là họ ngại mang tiếng đi vay, họ không thích thấy mình trong tình trạng nợ lần, khi không đừng được nữa họ mới phải đi vay. Họ nghĩ rằng mình còn nợ lần chồng chất thì họ không yên tâm làm ăn, lúc nào cũng nghĩ đến khoản nợ hoặc họ nghĩ người khác sẽ đánh giá thấp mình tức là tâm lý của họ rất nặng lề khi chưa trả được nợ. Họ không muốn biến mình thành con nợ của ngân hàng bất chấp những lợi ích mà ngân hàng đem lại cho họ khi họ sử dụng dịch vụ ngân hàng. Chính vì họ không muốn đi vay, không muốn nợ nên họ có thói quen tích luỹ, tiết kiệm để mua sắm hơn là họ mua rồi tích góp để trả sau. điều này đã làm cản trở việc mở rộng CVTD nên ngân hàng cụ thể là các cán bộ tín dụng của ngân hàng phải marketting giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng, nói rõ các lợi ích họ sẽ được hưởng khi sử dụng sản phẩm ngân hàng. Từ đó thay đổi quan điểm tiêu dùng, kích thích nhu cầu trong họ, đặc biệt đánh tan tâm lý cố hữu bảo thủ từ bao năm nay.
Yếu tố pháp luật: CVTD là một hoạt động còn mới mẻ ở Việt Nam vì vậy các điều kiện về pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của nghiệp vụ này còn chung chung, chưa cụ thể rõ ràng, chưa có một văn bản pháp quy chưa có quyết định hướng dẫn riêng về CVTD. Cho nên, hiện tại các ngân hàng mới chỉ dựa vào các Luật, quyết định hướng dẫn chung về nghiệp vụ cho vay, đảm bảo khi cấp tín dụng cho khách hàng như Luật các tổ chức tín dụng, quyết định 1627 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng. Do chưa có một văn bản quy phạm pháp luật mang tính thống nhất cụ thể hướng dẫn nghiệp vụ này nên các ngân hàng chưa yên tâm phát triển nó một cách mạnh mẽ vì lo sợ cơ chế chính sách cũng như Luật có sự thay đổi. Mà ở Việt Nam hay có sự thay đổi, bổ sung làm cho ngân hàng không kịp thay đổi theo, nên ngân hàng dễ bị xáo trộn. Hơn nữa các văn bản luật của Việt Nam còn rất chồng chéo, văn bản này ra đời phủ định văn bản khác nhiều khi khiến các ngân hàng lúng túng, mất phương hướng, hạn chế sự chủ động trong kinh doanh.
Yếu tố cạnh tranh: sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường các ngân hàng khiến “chiếc bánh” dịch vụ tài chính ngân hàng bị chia nhỏ. Với sự nới lỏng cơ chế tín dụng trong vài năm gần đây, nhiều ngân hàng đã xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực kinh doanh mới có tỷ lệ thu nhập cao nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng về với mình. Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần mạnh đều có cung cấp dịch vụ CVTD như: Ngân hàng ACB, ngân hàng kỹ thương, ngân hàng Đông á,…các ngân hàng thương mại quốc doanh đang tích cực triển khai CVTD không có đảm bảo bằng tài sản đối với cán bộ công nhân vien chức. Hiện tại VPBank Hội sở nằm trong một khu vực có mật độ ngân hàng rất cao gồm có nhiều “đại gia” như Hội sở chính ngân hàng công thương, ngân hàng ANZ, ngân hàng kỹ thương,…trong chi nhánh HCM VPBank nằm trên đường Hàm Nghi được coi là phố ngân hàng…vì vậy mà rất khó khăn trong cạnh tranh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34051.doc