Chuyên đề Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Công ty TNHH may thêu Minh Trí

Sản xuất hàng may mặc là ngành đã có thâm niên rất lâu đời và đã thực sự phát triển ở nước ta. Trong nền kinh tế thị trường, trong xu thế vận động của xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, không chỉ nhu cầu đơn thuần là “ ăn no ,mặc ấm “ nữa mà là nhu cầu “ ăn ngon, mặc đẹp”, từ hơn một thập niên nay và nghành may mặc đã đóng góp một phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân, như tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước, tạo sự thoả mãn về vật chất và tinh thần cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc sản xuất kinh doanh như hiện nay với rất nhiều công ty to nhỏ thì việc để đứng vững trên thị trường của công ty cần phải hết sức nỗ lực và cố gắng. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh mà lợi nhuận chủ yếu được mang lại từ vốn lưu động.Và để làm được điều đó không phải là dễ dàng, nó đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của tất cả các bộ phận trong công ty cũng như sự hỗ trợ của nhà nước cùng với các ban nghành liên quan Qua thời gian nghiên cứu, phân tích tình hình thực tế tại công ty may Minh Trí đã giúp em tìm hiểu thêm được phần nào về công tác quản lý vốn. Với truyền thống và kinh nghiệm lâu năm công ty đã không ngừng phấn đấu vươn lên , nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi trong cơ chế mới, cùng công ty vượt qua chặng đường đầy khó khăn trở ngại. Tuy vậy, không ai có thể hoàn hảo được, đó là lẽ thường tình và với công ty cũng vậy, họ vẫn gặp phải những thiếu xót nhất định, song em tin chắc rằng với những gì mà công ty đã và đang làm, thì họ có thể vượt qua những khó khăn sắp tới .Vốn lưu động đúng như tên gọi của nó, nó vẫn thường xuyên biến động, do đó phải có giải pháp để quản lý nó sao cho có hiệu quả nhất.

doc62 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Công ty TNHH may thêu Minh Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vực tổ chức và quản lý công ty và trong lĩnh vực kinh doanh của công ty. Phó giám đốc điều hành xuất nhập khẩu : giúp giám đốc trong lĩnh vực điều hành, thiết lập các hoạt động sản xuất sản phẩm , xây dựng kế hoạch sản xuât skinh doanh và theo dõi hợp đồng đã ký . - Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu : Xây dựng và điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư sản xuất và quản lý vật tư : mua sắm máy móc, các thiết bị chuyên dùng. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong nước và nước ngoài, tiêu thụ các phế liệu như : vải vụn, vải đầu tấm cho các cơ sở sản xuất tư nhân, xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài, phân phối điều hoà sản xuất của nhà máy . Thanh lý hợp đồng gia công xuất nhập với cục hải quan, lập hồ sơ giải quyết khiếu nại về các sai xót của sản phẩm với khách hàng . Phòng kế toán tài chính : chịu trách nhiệm toàn bộ công tác trong công ty .Có nhiệm vụ đôn đốc kiểm tra các chi tiết phát sinh trong quá trình sản xuất, tính đúng tính đủ phục vụ cho việc hạch toán kế toán đảm bảo chính xác . Nhắc nhở cho việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý sản xuất, tính lương cho công nhân. Phòng kỹ thuật : chịu trách nhiệm về toàn bộ kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của công ty đối với khác hàng, có nhiệm vụ hướng dẫn các phân xưởng về kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất đi khỏi xưởng . Khi có kế hoạch thì triển khai thiết kế mẫu, thử mẫu thông qua khách hàng duyệt, rồi mang xuống phân xưởng để sản xuất hàng loạt, xác định hao phí nguyên vật liệu, tính tiết kiệm nguyên vật liệu, hướng dẫn cách đóng gói cho các phân xưởng sản xuất . Phòng tổ chức lao động hành chính : chức năng tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tổ chức hành chính , cán bộ lao động tiền lương, chế độ chính sách. Giúp giám đốc ban hành nội quy, quy chế, kiểm tra đôn đốc các đơn vị trong việc thực hiện tốt các chủ trương của giám đốc về các lĩnh vực do phòng quản lý. Lập kế hoạch mua bán các loại tạp chí liên quan đến sản xuất kinh doanh. Phòng KCS : có nhiệm vụ kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm loại bỏ sản phẩm hỏng, lỗi trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm, kiểm tra chất lượng của nguyên liệu phụ . Bộ phận Kho: có nhiệm vụ xuất nhập kho, quản lý thành phẩm nhập kho, máy móc hỏng không dùng chờ thanh lý. Ban quản đốc : là cơ quan điều hành cao nhất của nhà máy, quyết định hoạt động của nhà máy . Ban quản đốc có chức năng xây dựng kế hoạch điều hành sản xuất cho các phân xưởng, kiểm tra xây dựng chất lượng nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất . Kiểm tra đánh giá mẫu chào hàng của khách hàng, kiểm tra mẫu may thử của các tổ trưởng khi có mã hàng mới , khi gửi cho khách hàng hay mẫu để kiểm tra đưa vào sản xuất, giao việc cụ thể cho từng thành viên. Bộ phận quản lý đơn hàng : Tiếp nhận và xây dựng đơn hàng ,các phòng ban chức năng đều có nhiệm vụ theo dõi đôn đốc kiểm tra thực hiện tiến độ sản xuất, các quy định, quy phạm, các chế độ qủn lý giúp ban giám đốc nắm được tình hình đơn vị. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty may Minh Trí Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm của công ty chủ yếu là : áo thu đông, áo sơ mi, T –shirt, Polo,.. và chủ yếu là gia công hàng may mặc theo đơn đặt hàng loạt , số lượng sản phẩm tương đối lớn và phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp , kiểu liên tục theo một trình tự nhất định, vì vậy tuỳ vào điều kiện khí hậu, sở thích về màu sắc, kiểu cách, cũng như từng lứa tuổi của từng vùng, từng quốc gia mà có những sản phẩm tương ứng, hợp với thị hiếu của khách hàng.Tỷ trọng xuất khẩu trên tổng số sản phẩm của công ty do công nghệ kỹ thuật chất lượng và mẫu mã sản phẩm đã có chuyển biến rất tốt. Thị trường xuất khẩu của công ty khá lớn với nhiều mẫu mã kiểu dáng đẹp chủ yếu là các mặt hàng xuất khẩu sang các nước như Eu, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Đông Âu, Đức, Mỹ, Canada Quy trình sản xuất và các loại sản phẩm của công ty may Minh Trí Hiện nay công ty Minh Trí chủ yếu sản xuất hàng gia công cho khách hàng nước ngoài cho nên toàn bộ kiểu dáng, mẫu mã, thông số, nguyên phụ liệu của sản phẩm đều do khách hàng cung cấp. Do đó để hoàn thiện được sản phẩm thì phải trải qua nhiều giai đoạn trong một dây truyền sản xuất, sau mỗi công đoạn sản xuất bán thành phẩm được kiểm tra chất lượng kỹ thuật, sau đó mới tiếp tục công đoạn sau. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty may Minh Trí Nguyên vật liệu (Vải) PX hoàn thiện Bộ phận KCS PX cắt (cắt theo đơn đặt hàng) Các bán thành phẩm PX may Nhập kho Các bán thành phẩm may Phân xưởng cắt, cắt theo đơn đặt hàng Sau khi kiểm tra chi tiết từng bán thành phẩm cắt, sẽ chuẩn bị đưa vào may Các bán thành phẩm được đưa vào phân xưởng may Các bán thành phẩm may được kiểm tra và kiểm tra chi tiết kỹ thuật Bán thành phẩm được đưa xuống lắp ráp để hoàn thiện sản phẩm sau khi đã kiểm tra Sản phẩm hoàn thành được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng kỹ thuật theo đúng yêu cầu của khách hàng đặt ra đưa thành phẩm vào nhập kho để chuẩn bị cho việc xuất kho và tiêu thụ 2.1.3. Khách quan hoạt động của công ty Công ty may Minh Trí là một doanh nghiệp tư nhân, hoạt động chủ yếu là sản xuất – kinh doanh - xuất nhập khẩu với các loại sản phẩm chủ yếu là : áo sơ mi, áo jacket, hàng dệt kim… Vì vậy công ty phải luôn luôn xây dựng được kế hoạch và định hướng tổ chức sản xuất kinh doanh của mình sao cho mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất. Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nứoc thông qua hình thức nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp , các loại phí và lệ phí . Thường xuyên thay đổi mới ,nâng cấp tài sản cố định nhằm ngày càng hoàn thiện về kỹ thuật , nâng cao chất lượng của sản phẩm để đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài . Thực hiện phân phối theo lao động , chăm lo đời sống cho người lao động , nâng cao đời sống tinh thần và trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên …. Như vậy , chức năng nhiệm vụ của công ty may thêu Minh Trí là thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước , đồng thời không ngừng mở rộng quy mô sản xuất , mở rộng thị trường nước ngoài , giữ uy tín và nâng cao hiệu quả kinh doanh .Bên cạnh đó công ty cũng luôn luôn nâng cao đời sống vật chất tinh thần và trình độ chuyên môn cho người lao động. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm trở lại đây . Từ khi công ty thành lập đến nay , mặc dù phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của nhiều đối thủ trên thị trường , nhưng bằng sự nỗ lực của mình công ty đã thu được kết quả đáng kể , sự phát triển của công ty được thể hiện qua những chỉ tiêu ở 3 năm 2005,2006,2007 như sau: Bảng2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm . Đơn vị tính : 1000.000đ Chỉ tiêu Năm Chênh Lệch 2006/2005 Chênh Lệch 2007/2006 2005 2006 2007 T.Đối % T.Đối % 1. Doanh thu 22.659 32.047 37.553 9.388 4143 5506 1718 2.Các khoản giảm trừ Chiết khấu Giảm giá Hàng bán bị trả lại 3. Doanh thu thuần 22.659 32.047 37.553 9.388 4.143 5.506 1.718 4. Giá vốn hàng bán 20.368 29.114 34.033 8.746 4.293 4.919 1.689 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng 2.291 2.932 3.520 641 2.798 1.229 4.191 6.CP quản lý kinh doanh 872 1.734 2.059 862 9.885 325 1.874 7.Lợi nhuận từ HĐ kinh doanh 1.198 1.419 1.460 221 184 41 28 8.Chi phí từ HĐ tài chính 542 1.020 1.265 478 88 245 24 9.Lợi nhuận từ HĐ tài chính -542 -1.020 -1.265 -478 -88 -245 -24 10. Thu nhập bất thường 78 11. Chi phí bất thường 727 12.Lợi nhuận bất thường -727 78 13.Tổng lợi nhuận trước thuế 148 178 195 30 20 17 95 Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu doanh thu thuần của Công ty Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Giá vốn / Doanh thu thuần 89,89 90,85 90,63 2. Chi phí quản lý kinh doanh / Doanh thu thuần 3,85 0.41 5.48 Qua hai bảng trên ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2006 so với năm 2003 tăng lên đáng kể .Cụ thể là : Năm 2005 lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 148.959 nghìn đồng, sang đến năm 2006 con số này tăng lên 178.610 nghìn đồng, tương ứng với 29.651( nghìn đồng ); nó phản ánh rằng công ty làm ăn có hiệu quả.Như vậy doanh nghiệp đã biết cách tăng các khoản chi phí hợp lý để đẩy mạnh việc tăng doanh thu cũng như tổng lợi nhuận trước thuế. Kết quả đạt được như vậy là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: Giá vốn hàng bán năm 2007 là 34.033.115 (nghìn đồng) tăng hơn so với năm 2006 là 4.918.905 ( nghìn đồng ) tương ứng với tỷ lệ là 167,09%. Như vậy, giá vốn hàng bán lần lượt ngày một tăng nhiều hơn so với năm trước mặc dù tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của năm 2006 so với năm 2005 vẫn tăng lên, đến năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống. Cụ thể năm 2005 tỷ lệ giữa gia svốn trên doanh thu là 89.89%, năm 2004 là 90.85%, năm 2007 là 90,63%. Trong năm 2007 so với năm 2006 tỷ lệ giữa giá vốn trên doanh thu thuần giảm 0,22%, điều này chứng tỏ rằng công ty làm ăn có hiệu quả hơn năm 2006. Nhìn chung trong nhiều năm gần đây công ty đã tìm dược nguồn hàng hợp lý, tiết kiệm được nguồn chi phí mà tốc độ doanh thu vẫn lớn. Chi phí quản lý kinh doanh trên doanh thu thuần cũng tăng lên dần, cụ thể năm 2005 là 3,85% năm 2006 là 5,41% năm 2007 là 5,48%, nhưng doanh thu thuần vẫn tăng lên điều này không ảnh hưởng lắm đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ở đây chi phí quản lý kinh doanh chỉ tăng lên theo số lượng sản phẩm của công ty mà thôi. Chính vì vậy mà đã giúp cho côntg ty mang lại hiệu quả cao trong việc mở rộng sản xuất thêm một số mặt hàng và giúp cho công ty có cơ hội mở rộng thị trường rộng hơn. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2006 giảm hơn so với năm 2005, cụ thể năm 2006 giảm đi so với năm 2005 là 220.215 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 84.48%, do đó trong giai đoạn này công ty làm ăn kém hiệu quả. Nhưng đến năm 2007 thì công ty đã có những biện pháp khác tích cực hơn , làm cho lợi nhuận tăng nhiều hơn so với năm trước, do đó năm 2007 lại tăng hơn so với năm 2006 là 1.460.933 (nghìn đồng) với tỷ lệ 121,86% .Công ty ngày một thể hiện mình có năng lực phát triển ngày càng lớn hơn thu dược nhiều kết quả đáng khả quan hơn nữa trong tương lai. 2.2 Thực trạng huy động vốn của công ty Phân tích tổng quát tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty . Cơ cấu nguồn vốn của Công t: Khái quát tỷ trọng vốn lưu động trong cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty thể hiện qua 3 năm theo bảng sau: Bảng 3: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty Minh Trí. Đơn vị tính: 1000.000đ Công ty may Minh Trí sản xuất hàng may mặc là một công ty tư nhân , nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ hai nguồn chính đó là : vốn chủ sở hữu và nợ phải trả nhưng trong đó chủ yếu là nợ phải trả . Năm 2005tỷ lệ nợ phải trả chiếm tới 83,47% nhưng sang đến năm 2006tỷ lệ này giảm xuống còn 83,15% và đến năm 2007tỷ lệ này giảm đi còn 78,33% .Tuy nhiên tỷ lệ nợ phải trả giảm đi là không đáng kể , nó thể hiện rằng công ty may Minh Trí là một công ty có uy tín rất lớn trên thị trường nên mới có thể vay được nhiều vốn như vậy. Số vốn chủ sở hữu của công ty ngày một tăng cao, và trong số vốn này thì vốn tự bổ xung lại là chủ yếu, công ty không có nguồn ngân sách cấp. Tỷ trọng vốn tự bổ xung so với tổng vốn kinh doanh năm 2005là 16,53%, và đến năm 2004 lại tới 16,855 . Năm 2007 con số nàytăng 1,67% chứng tỏ vốn tự bổ xung năm 2007 đã đáng kể, tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng. Cụ thể, năm 2005 vốn sở hữu là 6.620.256 ( nghìn đồng ), sang đến năm 2006là 6.323.941( nghìn đồng ) và đến năm 20057hì lại tăng lên rất nhiều so với năm 2006, vốn chủ sở hữu là 9.511.889 ( nghìn đồng) Như vậy nguồn vốn kinh doanh của công ty trong những năm gần đây chủ yếu là nợ phải trả còn vốn tự bổ xung thì rất nhỏ chứng tỏ công ty trong giai đoạn này nợ nhiều các nhà cung cấp nguyên vật liệu với tỷ lệ nợ ngắn hạn ngày càng nhiều hơn so với nợ dài hạn.Điều nay tốt hay xấu ? Trước hết về ưu điểm, công ty có rất nhiều khoản nợ phải trả tức là công ty chiếm dụng được rất nhiều vốn từ các doanh nghiệp khác, điều này có nghĩa là nếu công ty hoạt động không hiệu quả, sản xuất kinh doanh thua lỗ thì công ty sẽ được chia sẻ phần trách nhiệm, không phải chịu hoàn toàn trách nhiệm , hay nói cách khác thì trách nhiệm trả nợ được giảm đi phần nào cho giám đốc nếu có trường hợp rủi ro bất thường xảy ra. Cơ cấu nguồn vốn của công ty : Trong một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì nguồn vốn lưu động bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn đi vay .Công ty Minh Trí là một doanh nghiệp tư nhân , vốn lưu động được chia thành vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu động tạm thời . Nguồn vốn lưu động thường xuyên : Nguồn vốn lưu động thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng có tính chất dài hạn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như : vốn chủ sở hữu , nợ vay dài hạn và trung hạn . Nguồn vốn thường xuyên = Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp - Nguồn vốn ngắn hạn Hoặc = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Nguồn vốn lưu động khi tiến hành sản xuất kinh doanh tương ứng với môtk loại quy mô kinh doanh nhất định , doanh nghiệp phải hình thành một lượng tài sản nhất định để cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách đều đặn , liên tục . Những tài sản lưu động như trên mang tính chất thường xuyên được gọi là tài sản lưu động thường xuyên. Tuy nhiên, doanh nghiệp còn hình thành thêm một bộ phận tài sản lưu động không có tính chất thường xuyên do dự kiến giá vật tư tăng , do sản xuất tiêu thụ sản phẩm có tính chất thời vụ hoặc do dự kiến giá vật tư tăng do có những hợp đồng mới đột xuất. Thông thường các tài sản lưu động thường xuyên được tài trợ từ nguồn vốn lưu động thường xuyên . Những nhân tố làm thay đổi nguồn vốn lưu động thường xuyên : - Những nhân tố làm tăng nguồn vốn lưu động thường xuyên : Do vốn chủ sở hữu tăng, vay dài hạn tăng, thanh lý nhượng bán tài sản cố định giảm đầu tư tài chính dầi hạn - Những nhân tố làm giảm nguồn vốn lưu động thường xuyên : Do vốn chủ sở hữu giảm, hoàn trả vay dài hạn tăng đầu tư tài sản cố định, tăng đầu tư tài chính dài hạn . Ta hãy xem sơ đồ sau: TSLĐ tạm thời Nợ ngắn hạn TSLĐ thường xuyên Nguồn vốn thường xuyên Nợ dài hạn TSCĐ Vốn chủ sở hữu Chính vì nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc. Do đó công tác quản lý tài chính cần xem xét, theo dõi sự biến động của nguồn vốn lưu động thường xuyên . Dựa vào công thức : Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn thường xuyên - Giá trị còn lại của tài sản cố định Ta có bảng số liệu sau: Bảng 4: Bảng vốn lưu động thường xuyên của công ty Đơn vị tính : 1000000đ Chỉ tiêu 2006 2007 Nguồn vốn thường xuyên (1) Giá trị còn lại của tài sản cố định (2) Nguồn VLĐ thường xuyên (3)=(1)-(2) 19.989 26.20 17396 19.899 24.861 -4.962 ( Với nguồn vốn thường xuyên = VCSH + Nợ dài hạn ) Nguồn vốn lưu động thường xuyên của cả hai năm 2006,2007 của công ty may Minh Trí đều bị thiếu, mặc dù năm 2007số lượng vốn lưu động thiếu này đã được giảm bớt. Năm 2006 nguồn vốn lưu động thường xuyên bị thiếu là 6.213.451 (nghìn đồng ) Năm 2007 số lượng này còn thiếu 4.962.429 9 nghìn đồng ) Nguyên nhân chính dẫn đến thiếu vốn lưu động thường xuyên này là do nguồn vốn chủ sở hữu của công ty còn ít. Doanh nghiệp cần có những biện pháp phù hợp để đảm bảo nguồn vốn kưu động thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh .Nhất là đối với công ty- một doanh nghiệp sản xuất, hoạt động liên tục, không mang tính thời vụ, Vì vậy,yêu cầu tất yếu của công ty là phải có một lượng vốn lưu động lớn và ổn định. Nguồn vốn lưu động tạm thời Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn ( < 1 năm ), đảm bảo nhu cầu cần thiết trong kinh doanh như dự trữ , mua hàng thời vụ, nó bao gồm: Các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải nộp : trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường phát sinh các khoản phải trả, phải nộp nhưng chưa đến hạn thanh toán 9 thuế, các khoản phải trả cho công nhân viên, chi phí trả trước,Đây là những khoản nợ ngắn hạn phát sinh có tính chất chu kỳ, công ty có thể sử dụng tạm thời các khoản này để đáp ứng nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu theo thời vụ mà không cần phải trả chi phí cho việc sử dụng vốn đó. Tín dụng nhà cung cấp : trong nền kinh tế thị trường phát sinh việc mua chịu và bán chịu nguyên vật liệu, hàng hoá của nhà cung cấp , lúc này nhà cung cấp đã cấp cho doanh nghiệp một khoản tín dụng , nói cách khác doanh nghiệp đã sử dụng tín dụng của nhà cung cấp để đáp ứng một phần nhu cầu vốn . Trong kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều huy động nguồn vốn lưu động tạm thời vì nó có những lợi thế nhất định, tuy nhiên nó cũng có một số bất lợi. - Lợi thế : + Chi phí sử dụng vốn đối với nguồn này thấp hoặc không phải trả chi phí . + Tổ chức kinh doanh linh hoạt do tổ chức nguồn vốn đợc thực hiện dễ dàng , thuận lợi so với việc sử dụng tín dụng dài hạn . - Bất lợi : + Doanh nghiệp thường chịu rủi ro về lãi suất ,để sử dụng nguồn này một cách có hiệu quả đòi hỏi phải có những nhà quản lý giỏi, có trình độ chuyên môn cao. + Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong kinh doanh , nguồn vốn tạm thời mà doanh nghiệp huy động được phải hoàn trả trong thời gian rất ngắn , dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán . Ta có số liệu sau: Bảng 5: Nguồn vốn huy động tạm thời của công ty may Minh Trí Đơn vị tính : 1000đ Chỉ tiêu 2006 2007 _Vay ngắn hạn _ Phải trả cho người bán _ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước _ Phải trả công nhân viên _ Các khoản phải trả ngắn hạn khác 2.788 13.808 15 920 1.865 6.969 15.255 3.242 1.188 588 Tổng cộng 19396 27242 Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn lưu động tạm thời của công ty năm 2005 tăng 36.9% so với năm 2004 tương ứng với số tiền là 6.470.327 ( nghìn đồng ). Trong đó để góp nên phần tăng này thì khoản tín dụng của nhà cung cấp năm 2005 tăng lên đáng kể so với năm 2004 là 1.447.416( nghìn đồng), công ty đax chiếm dụng được phần lớn vốn của nhà cung cấp; khoản vay ngặn hạn tăng 4.181.231( nghìn đồng ); khoản phải trả công nhân viên tăng 267.876( nghìn đồng); phải trả nộp ngắn hạn khác tăng 586.501( nghìn đồng); riêng thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm 16.696( nghìn đồng) Nhưng con số giảm này là không đáng kể để góp nên phần tăng 36,9% ban đầu lượng vốn lưu động tạm thời của công ty. Số liệu trong bảng cho thấy nguồn vốn lưu động tạm thời của công ty là rất lớn, vì vậy công ty cần lưu tâm tận dụng, phát huy nguồn vốn này và cần chú trọng hơn trong việc quản lý và sử dụng để tránh các rủi ro về lãi suất và việc mất khả năng thanh toán có thể gặp phải với các khoản phải trả, phải nộp ( nợ ngặn hạn ) phát sinh có tính chất chu kỳ, công ty có thể sử dụng tạm thời để giải quyết phục vụ nhu cầu vốn của mình. Đặc điểm nguồn vốn của công ty: Như ta đã biết, bất kỳ một doanh nghiệp nào đều cấn phải có một lượng tiền mặt nhất định để phục vụ cho quả trình sản xuất kinh doanh của mình. Việc dự trữ tiền mặt luôn chứa đựng hai vấn đề, đó là tính lợi ích và tính rủi ro, bởi vì nếu doanh nghiệp muốn có tính sinh lời cao nghĩa là phải bỏ tiền vào kinh doanh, lượng tiền dự trữ ít đi thì rủi ro lớn. Ngược lại, nếu dự trữ tièn mặt lớn thì tính rủi ro thấp nhưng không có lợi vì lượng tiền nhàn rỗi không có khả năng sinh lời . Vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền của công ty chiếm một lượng nhỏ trong tổng vốn lưu động từ 1,16 %đến 21,93%. Ta thấy lượng tiền dự trữ của công ty qua 3 năm biến động thất thường. Việc thay đổi lượng tiền mặt này phụ thuộc vào các kế hoạch , chiến lược mà công ty đề ra. Năm 2005 lượng tiền dự trữ của công ty là 177.621( nghìn đồng ) tương ứng với tỷ lệ 1,16% nhưng đến năm 2006 lượng tiền này đã tăng lên rõ rệt, cụ thể là 2.482.417( nghìn đồng) tương ứng với tỷ lệ 21,93% trong đó tiền mặt và tiền gửi ngân hàng cũng biến đổi theo và đến năm 2007 thì lượng tiền này lại giảm xuống còn 364.097 ( nghìn đồng) tương ứng chiếm với tỷ trọng 1,91% .Mặc dù dự trữ tiền của công ty có nhiều biến động nhưng công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nợ đến hạn và tính an toàn . Các khoản phải thu: Các khoản phải thu của công ty chiếm một lượng nhỏ vốn lưu động qua các năm .Mặc dù năm 2006 khoản phải thu giảm đi so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 thì con số này lại tăng lên so với hai năm trước. Cụ thể là : Năm 2005 khoản phải thu là 8.888.537 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 58,12%, năm 2006 tỷ lệ này giảm đi còn 5.195.110( nghìnđồng ) với tỷ trọng 45,89% mức giảm là 3.693.427 ( nghìn đồng) .Điều này có nghĩa là năm 2006 công ty đã có nhiều chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh , sớm và đã có hiệu quả, với mức chiết khấu 2,5% cùng nhiều chính sách khác đã hấp dẫn đưựoc khách hàng , đã giúp cho công ty thu được phần nào nguồn vốn lưu động bị chiếm dụng, công tác giải quyết các khoản phải thu của công ty đã phát huy được hiệu quả . Đến năm 2007 tỷ lệ nợ phải thu lại tăng cao chiếm 11.320.275( nghìn dồng ) với tỷ trọng 59,45% nhưng phần tăng 6.125.165 (nghìn đồng ) này so với năm 2004 là không đáng kể vì phần tăng này chỉ là phần tăng theo sản lượng hàng hoá bán ra mà thôi. Tuy vây công ty cũng nên sử dụng nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hàng tồn kho : Đây là khoản vật tư, hàng hoá dự trữ trong kho của công ty .Đối với bất kỳ một doanh nhgiệp nào sản xuất nào đều phải dự trữ một lượng hàng tồn kho nhất định ở mức hợp lý, đủ để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên liên tục, không nhiều quá vì nếu nhiều quá sẽ gây ứ đọng vốn còn nếu thiếu thì sẽ gây gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh, có thể làm bỏ lỡ các cơ hội lớn đến với doanh nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh chậm tiến độ theo hợp đồng, dẫn đến vi phạm hợp đồng do thiếu nguyên vật liệu sản xuất, hỏng hóc máy móc mà không có thiết bị dự trữ… Tại công ty may Minh Trí tình hình hàng tồn kho qua 3 năm như sau: Năm 2006, hàng tồn kho đã giảm cả về giá trị lẫn tỷ trọng , từ 6.531.404 ( nghìn đồng ) với tỷ trọng 42,71% còn 3.643.722 ( nghìn đồng ) mức giảm là 2.887.682 ( nghìn đồng) chiếm 32,18% so với năm 2005 .Đến năm 2007 thì lại tăng lên so với năm 2006, giá trị hàng tồn kho năm 2007 là 7.358.228 ( nghìn đồng ) chiếm tỷ trọng 38,64% trong tổng vốn lưu động. Như vậy ta có thể thấy vốn lưu động năm trong hàng tồn kho khá nhiều, gây ứ đọng vốn. Trong hàng tồn kho có 4 khoản mục ảnh hưởng đến tổng giá trị hàng tồn kho nhiều hay ít, đó là: nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm tồn kho. Việc giải quyết hàng tồn kho năm 2007 đã không có nhiều chuyển biến, lượng hàng tồn kho năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 6,46%, trong đó chủ yếu tăng là do công ty đã dự trữ nguyên vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh nhiều hơn năm trước . Mặc dù giá trị thành phẩm tồn kho vẫn tăng, nhưng tỷ lệ hàng tồn kho đã dược giảm bớt để rút bớt lượng vốn lưu động ra khỏi khâu này đưa vào quả trình đầu tư sản xuất mới . 2.2.1. Huy động vốn chủ sở hữu Đối với mọi loại hình doanh nghiệp,vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận chủ yếu : Vốn góp ban đầu Lợi nhuận không chia Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu Vốn góp ban đầu : khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định do các cổ đông – chủ sở hữu góp. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia: Quy mô số vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, thông thường, số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp.Trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thù doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn. Phát hành cổ phiếu : Một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng là phát hành cổ phiếu để huy động vốn của doanh nghiệp. Phát hành cổ phiếu được gọi là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu là bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp . Tuy nhiên trong thời gian hoạt động của mình, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty luôn ở mức thấp ( 16,53% năm 2005,16,85% năm 2006,21,67% năm 2007. Sự tăng lên của vốn chủ sở hưu tuy có tăng qua các năm nhưng số lượng tăng lên không đáng kể, vốn chủ sở hữu vẫn chỉ là một bộ phận nhỏ trong tổng vốn của công ty . Điều này cho thấy mặc dù công ty đang làm ăn có hiệu quả nhưng phần lớn vẫn sử dụng vốn chiếm dụng của bên ngoài; phần lợi nhuận thu được hàng năm chưa được trích lại đáng kể để cải thiện tình hình về vốn chủ sở hữu. 2.2.2. Huy động nợ Để bổ xung vốn cho quá trình sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các nguồn : Tín dụng ngân hàng; tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại : Có thể nói rằng vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinhtế quốc dân. Không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thị trường. Phát hành trái phiếu công ty : Trái phiếu là một tên chung của các giấy vay nợ dài hạn và trung hạn, bao gồm; Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu công ty. 2.3.1. Khách Quan Một doanh nghiệp muốn tổ chức sản xuất kinh doanh được tốt, muốn hoàn thành các kế hoạch đề ra đúng mục tiêu và thời hạn thì trước tiên phải đảm bảo được các yêu cầu về vốn .Để làm được điều đó, công ty cần phải xác định được nhu cầu vốn của mình và có kế hoạch để thu hút tối đa các nguồn vốn có thể sử dụng .Trong 3 năm gần đây ta thấy công ty cũng có nhiều bước phát triển khả quan đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước cùng với vấn đề quản lý và sử dụng vốn nói chung và huy động vôn nói riêng , nhìn chung là có bước tiến triển khá tốt. Công ty ngày càng sử dụng vốn có hiệu quả và bảo toàn vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên công ty cũng cần khắc phục một số tình trạng mà công ty đang mắc phải, đó là cần phải giải quyết các khoán nợ phải trả cao mà chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ phỉa trả cao đồng nghĩa với việc vốn bị chiếm dụng của các đơn vị khác lớn . Nếu số này vượt quá khả năng chi trả của công ty sẽ làm cho công ty mất khả năng thanh toán . Mặt khác, hàng tồn kho dự trữ vẫn cao, trong khi đó vốn bằng tiền mặt của năm 2007 có xu hướng giảm đi so với năm 2006, điều này phản ánh rằng số vốn bằng tiền mặt không đủ đáp ứng nhu cầu và khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn trả của công ty. Như vậy, công ty cần phải khắc phục được những nhược điểm và phải tiếp tục phát huy các mặt mạnh, có thế thì công ty mới có thể nâng cao hiệu quả quản lý vốn và sử dụng vốn . Hạn Chế và Nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Công ty gặp phải những hạn chế mà nhiều yếu tố mang lại được thể hiện như sau: Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã làm cho thị trường đầu ra trở nên ngày càng một phong phú và đa dạng. Sản phẩm không ngừng được đổi mới và hoàn thiện cảvề mẫu mã, chất lượng . Chính vì điều này đã làm cho thị trường cung ứng trở nên quá sôi động và nhiều biến động gây ra rủi ro . Do vậy có thể rất rễ rơi vào tình trạng mất thị trường và trở thành gánh nặng của công ty, do vậy nhập cái gì khối lượng bao nhiêu ? Phải hoànn toàn dựa trên kết quả phân tích dự báo khả năng biến động thị trường . - Do sự thiếu nghiêm ngặt đồng bộ của hệ thống pháp luật đã gây ra không ít khó khăn cho công ty đặc biệt là công tác chống buôn lậu , hàng giả, trốn thuế. Vấn đề này mặc dù đã được các cơ quan thẩm quyền Nhà nước đề cập đến từ nhiều năm song vẫn bị bỏ ngỏ ., đối với tình trạng này là sự đe doạ trong quá trình tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu của công ty. - Công ty chưa có đội ngũ chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định tài chính và việc theo dõi khách hàng do vậy đội ngũ kế toán của công ty chịu tránh nhiệm luôn công việc này . Điều này không những gây ra sự quá tải trong công việc, mà còn làm giảm chất lượng công tác thẩm định vì mọi người không thể theo dõi một cách đầy đủ thông tin được . - Việc công tác nghiên cứu thị trường mặc dù đã được quan tâm song chất lượng vẫn chưa cao, dẫn đến không ít rủi ro trong quản lý hàng tồn kho đối với hàng nhập .Vấn đề này để thực hiện không phải là dễ nhưng nó lại rất quan trọng . 2.3.2.2. Nguyên Nhân Tình hình hoạt động của công ty vẫn còn một số điểm khó khăn mà công ty chưa khắc phục được hết trong việc quản lý và sử dụng vốn đựoc thể hiện ở một số điểm sau: - Công ty chưa thức sự chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường , đối với công tác quản lý hàng tồn kho . Một điều đặc biệt quan trọng cần phải xác định trước khi quyết định nhập hàng hoá và việc xác định nhu cầu nhập là bao nhiêu . để làm được điều này thì trước hết phải thực hiện tốt các công tác phân tích thị trưưòng , thế nhưng trong thời gian qua đã không ít lần các bộ phận nhập hàng của công ty đã vi phạm nguyên tắc đó. Tất cả các thiếu sót đã mang lại không ít khó khăn cho công ty trong khâu tiêu thụ hàng hoá và thậm chí còn gây tình trạng ảnh hưởng lớn trong việc cạnh tranh với thị trường. Đây là một vấn đề gây tồn đọng vốn của công ty và có thể gây tổn thất trực tiếp đến quy mô vốn của công ty. - Về các khoản phải thu : Phải làm thế nào để xác xuất thu lợi mới là nhiệm vụ của bên quản trị tài chính . Với con số nợ khó đòi ngày càng tăng, đó là trách nhiệm của nhà quản lý. Như chúng ta đã biết mức độ rủi ro của các khoản nợ ohải thu phụ thuộc rất lớn vào công tác thẩm định năng lực trả nợ của khách hàng . Nhưng thực tế cán bộ công ty đã làm tốt khâu này chưa? Đã thực sự coi trọng công tác này chưa ? Đó là ván đề mà doanh nghiệp đặt ra vẫn cần khắc phục trong công tác quản lý và sử dụng vốn được chặt chẽ. CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY MAY MINH TRÍ 3.1. Định hướng phát triển của công ty Từ khi thành lập đến nay đã hơn 12 năm hoat động, công ty TNHH Minh Trí đã không ngừng phấn đấu vươn lên để mở rộng và khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và trên thế giới. Sản phẩm xuất khẩu được người tiêu dùng nước ngoài biết đến không những về mẫu mã phong phú đa dạng hợp thời trang mà còn về chất lượng được nâng lên không ngừng .Nhưng với cơ chế thị trường như hiện nay đối đầu với việc cạnh tranh giữa các sản phẩm trong nước và nước ngoài được coi là nhiệm vụ hàng đầu phải làm thường xuyên để đứng vững và phát triển hơn nữa . Công ty còn phải trải qua nhiều khó khăn thử thách , càng nhiều khó khăn thử thách thì đòi hỏi công ty phải linh động hơn trong công cuộc sản xuất kinh doanh của mình . Công ty đã đặt ra mục tiêu tổng quát cho những năm sắp tới : _ Về quản lý: + Công ty tập trung xem xét bộ máy quản lý để ngày càng hoàn thiện hơn bộ máy quản lý của mình.Từng bước áp dụng các phương pháp khoa học vào quản lý . + Nâng cao ý thức và tính tự chủ ở các phòng ban, các lĩnh vực sản xuất , nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất . + Chú trọng nghiên cứu, hoàn thiện công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là quản lý vốn . + Tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin về thị trường để công ty có định hướng sản xuất theo nhu cầu của thị trưưòng đế công ty ngày càng củng cố vị thế của mình . _ Về hoạt động sản xuất kinh doanh + Nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, tạo nhiều mối quan hệ để thêm nhiều bạn hàng. Tạo cho mìnhngày càng vững chắc hơn trong vị trí trên thị trường trong và ngoài nước. + Tiếp tục đầu tư theo chiều sâu, mua sắm máy móc thiết bị và cộng nghệ hiện đại áp dụng vào quản lý sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất của máy móc, tốc độ sản xuất dây truyền để có thể đạt được năng suất tối đa mà mức chi phí tối thiểu , dẫn đến nâng cao hiệu quả kinh doanh. + Công ty đề ra các chỉ tiêu và kế hoạch cần đạt được trong những năm tới, vì khi đề ra chỉ tiêu và nhiệm vụ của công ty là hoàn thành các chỉ tiêu đó, muốn hoàn thành được chỉ tiêu đã đề ra thì công ty sẽ phải tập trung nghiên cứu, thiết kế phát triển những sản phẩm mới về mẫu mã chất lượng, nâng cao trình độ quản lý. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. + Nâng cao đời sống của công nhân viên cả về vật chất lẫn tinh thần. Mức lương bình quân của mỗi công nhân trung bình phải đạt từ 1,2 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng. Mục tiêu to lớn phản ánh quyết tâm của toàn thể công ty, để thực hiện tốt mục tiêu này, công ty đã đề ra một hệ thống các chính sách đảm bảo cho quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Ngoài ra, có các chính sách xã hội khác được thực hiện một cách đồng bộ, nhịp nhàng có hiệu quả cao. Những thuận lợi: Là một doanh nghiệp tư nhân hạch toán kinh doanh hoạt động trên thị trường có tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt .Ban lãnh đạo công ty may Minh Trí đã cố gắng hết sức dẫn dắt công ty tồn tại và phát triển với tinh thần đoàn kết nhất trí tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty . Công ty đã đẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng vốn mộ cách có hiệu quả .Chính vậy đã mở rộng được thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu . Hơn nữa công ty còn thực hiện sản xuất kinh doanh với tinh thần cao , tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có, liên tục huy động và trang thiết bị vốn và đặc biệt là con người . Hiệu quả sử dụng về vốn được nâng lên rõ rệt . Công ty đã tạo được mối quan hệ khá chặt chẽ với bạn hàng truyền thống và luôn chủ động tìm kiếm ký kết hợp đồng với những bạn hàng mới. Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng , thủ tục nhanh chóng và thuận tiện , phương thức thanh toán nhanh chóng và tiện lợi đẩy nhanh quá trình vốn lưu động tồn đọng trong khâu lưu thông. Không ngừng phát triển năng lực sản xuất và mở rộng quy mô nhằm khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Công ty đã đạt được những kết quả đáng kể trong những năm vừa qua. 3.1.2.Một số giải pháp . Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy , muốn có quyết định đúng đắn thì phải dựa trên cơ sở phân tích những thông tin thu thập được . Muốnn công tác quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả thì phải tiến hành nghiên cứu thị trường về nhu cầu sản phẩm. Việc nghiên cứu thị trường có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định phương hướng sản xuất của công ty .Đồng thời làm cho quả trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách đồng bộ, nhịp nhàng, làm tăng tốc độ vòng quay của vốn . Muốn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu thị trường để quyết định quy mô, chủng loại, mẫu mã và giá bán sản phẩm và dịch vụ .Như vậy mới có khả năng sản xuất, tiêu thụ được, tài sản cố định mới phát huy công suất, vốn chu chuyển đều đặn và tạo điệu kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . Để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường thì công ty cần vận dụng tốt các phương pháp và các chính sách Marketing .Công ty cần tổ chức một bộ phận chuyên tìm hiểu các vấn đề, các thông tin chính xác và đầy đủ của thị trường để từ đó có thể đưa ra thay thế kịp thời phương án kinh doanh, phương án sản phẩm dịch vụ của mình . Về việc hạch toán công tác kế toán và phân tích tài chính, công ty thường xuyên nắm được số liệu về tài sản hiện có, các biến động tăng, giảm trong kỳ, mức độ đảm bảo vốn, tình hình khả năng thanh toán. Qua đó công ty đề ra các biện pháp, đúng đắn, xử lý kịp thời các vấn đề tài chúnh như các vấn đề về vốn, về các khoản phải thu, phải trả nhằm đảm bảo quá trình sản xuất và kinh doanh được liên tục. Chính việc tổ chức công tác hạch toán kế toán và phân tích tài chính là điều kiện để công ty đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng để đảm bảo điều này vì công tác đội ngũ tài chính kế toán trẻ đầy năng động, đầy nhiệt huyết, có trình độ chuyên môn cao do đó hiệu quả công tác của công ty luôn hiệu quả và ổn định . - Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Công ty may Minh Trí là một loại hình công ty TNHH nên nguồn vốn công ty bao gồm : vốn tự có, nguồn vốn đi vay ngắn hạn và dài hạn , cộng thêm nguồn vốn bổ xung từ lợi nhuận để lại. Trong thời gian tới, để đảm bảo ổn định, mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty nên huy động thêm vốn từ nguồn vốn bổ xung từ lợi nhuận để lại vì vốn chủ sở hữu của công ty vẫn còn ít . Hiện nay, nguồn vốn mà công ty sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh đa phần là nguồn vốn đi vay, vôn tự có của công ty không nhiều.Do vậy mà công ty nên dự trù ngân quỹ trong thời gian chịu nợ để đảm bảo khả năng thanh toán .Đặc biệt là dự trù ngân quỹ cho phần vốn lưu động thường xuyên. Qua ba năm, nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty luôn bị thiếu so với nhu cầu quy mô của kinh doanh. Doanh nghiệp cần đảm bảo vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh trong thời kỳ ngắn bằng cách xác định nhu cầu vốn lưu động trong quý ( tháng ), sau đó đối chiếu với vốn lưu động hiện có và dự tính số tăng hoặc giảm bớt. Từ đó xác định được thừa thiếu và xử lý thừa thiếu. Sử dụng nguồn vốn hợp lý đúng mục đích, không lãng phí, thất thoát đòi hỏi sự lãnh đạo quản lý của các nhà quản trị có trình độ sử dụng, thu hồi vốn cho đúng mục đích có hiệu quả trong lưu thông .Đổi mới tư duy, tăng cường nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn quản lý doanh nghiệp, thu-chi đúng mục đích, tích luỹ khi nguồn vốn lưu động có lãi suất cao, giá trị thặng dư tốt để dự phòng khi có những rủi ro, mua sắm, tái sản xuất, chi lương, mở rộng phát triển kinh doanh . - Các giải pháp nâng cao hiệu quả về tiền Phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng quý, tháng, năm,Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp cho doanh nghiệp có được số liệu chi tiết về các khoản thu chi từng tháng, từ đó xác định chính xác lượng tiền cần sử dụng đề ra mức dự trữ hợp lý, tránh trường hợp dự trữ tiền mặt quá ít, không đủ đảm bảo khả năng thanh toán, hoặc dự trữ quá nhiều làm mất khả năng sinh lời của khoản tiền ấy . - Các giải pháp nâng cao hiệu quả hàng tồn kho Công ty may Minh Trícũng phải đối mặt với lượng hàng tồn kho khá lớn, ảnh hưởng đến việc thúc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng, do đó mà cần phải có các biện pháp tốt để giải quyết ván đề này như : + Đối với nguyên liệu nhập, công ty xác định số nguyên liệu cần dự trữ phù hơpự với số hàng cần sản xuất . + Công ty phải thường xuyên kiểm kê đánh giá lại giá trị hàng tồn kho để có biện pháp xử lý kịp thời hàng kém chất lượng, kém phẩm chất. Công tác kiểm tra được cán bộ giỏi, có chuyên môn cao kiểm định . + Công ty áp dụng các hình thức thưởng với những cán bộ công nhân viên có sáng kiến cải thiện kỹ thuật, thưởng năng suất, chất lượng, thưởng tiêu thụ được nhiều sản phẩm …nhằn khuyến khích cán bộ công nhân viên ở từng khâu, từng vị trí luôn năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh nhằm rút ngắn thời gian sản xuất, giảm chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng tiêu thụ và tăng doanh thu . + Công ty thiết lập các kênh tiêu thụ trong nước vì trên thực tế sản phẩm của công ty cũng chưa được biết đến nhiều trên thị trường trong nước .Nên tăng cường hoạt động marketing quảng cáo sản phẩm, đưa mọi thông tin của sản phẩm tới người tiêu dùng. Duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ và mở rộng mối quan hệ với khách hàng mới _ Các giải pháp nâng cao các khoản phải thu. Công ty có thể cấp tín dụng thương mại cho khách hàng một cách thông thoáng nhằm cạnh tranh trên thị trường và thu hút khách hàng. Chính điều này sẽ dẫn đến các khoản thu của công ty tăng dần lên .Để tránh được rủi ro trong kinh doanh, nhất là bán chịu hàng hoá của công ty cần có các biện pháp sau: + Tăng cường thẩm định khả năng tài chính của khách hàng trước khi đưa ra bán chịu, thông qua các kết quả hoạt động của khách hàng trong thời gian qua và các quan hệ của khách hàng + Thường xuyên theo dõi số dư tài khoản các khoản phải thu của từng khách hàng, đồng thời lập ngân quỹ cho từng tháng để có các biện pháp cân đối nguồn cho phù hợp, vừa đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn, vừa tránh lãng phí vốn .Ngoài ra công ty cần lập thêm các quỹ dự phòng phải thu khó đòi cho phù hợp với từng thời kỳ ,không nên để ứ đọng vốn . + Không nên cho nợ chồng chất nhau, khách hàng nào có hiện tượng trì trệ trong thanh toán và hoạt động kinh có dấu hiệu không tốt cần ngưng bán hàng cho họ . + Công ty áp dụng chính sách chiết khấu để khuyến khích khách hàng thanh toán ngay hoặc trả nợ trước thời hạn . + Công ty cần quan tâm đế sự biến động của thị trường trước khi quyết định bán hàng chịu hay không, giá bán là bao nhiêu. Trên đây là một số giải pháp có thể hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty, song thực tế vẫn không ngừng vận động thay đổi rất đa dạng và phức tạp. Do vậy, sẽ không tồn tại một biện pháp nào là chân ký cả, bởi rất có thể nó đúng hôm nay nhưng đến ngày mai thì mọi cái đều đã khác và có thể bị lỗi thời .Đây cũng là nguyên nhân mà các cán bộ làm công tác quản trị tài chính tại công ty thường xuyên phải nghiên cứu để đề ra biện pháp phục vụ cho công việc quản lý hàng ngày, đòi hỏi các nhà quản lý phải năng động sáng tạo, luôn tiếp thu học hỏi những cái mới, điều này giúp cho công ty ngày một phát triển hơn . Một số kiến nghị Để thành công trong việc mở rộng thị trường , nâng cao công tác quản lý và sử dụng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam , không chỉ có nỗ lực của các doanh nghiệp mà không thể không có sự hỗ trợ thích hợp của nhà nước thông qua các chính sách , các chế độ , các biện pháp như : - Tổ chức tốt quá trình thu thập thông tin , xử lý thông tin, dự báo và định hướng về thị trưưòng , từ đó thông tin đến doanh nghiệp . -Tiếp tục đổi mới chính sách và khuân khổ pháp lý nhằn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất đầu tư . Trên thực tế, thời gian qua nhà nước đã ban hành một số chính sách tích cực như: luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu , gia công , đại lý mua bán với nước ngoài .Những biện pháp này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất kinh doanh , khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa, chống buôn lậu. -Cần có các chính sách nhằm tăng sức mua trong nước bằng nhiều cách như : Xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá về các vùng nông thôn, thực hiện chính sách hưu trí cho công nhân viên và xem xét vốn tăng cường đẩy mạnh hoạt động quỹ dự trữ quốc gia về các mặt hàng chiến lược, các quỹ bình ổn giá cả nhằm can thiệp tác động kịp thời vào cung và cầu khi các hoạt động cạnh tranh trên thị trường không bình đẳng .Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, Nhà nước phải luôn luôn kiểm tra việc thực hiện các chính sách , quy định, kế hoạch của chính phủ, kiên quyết xử lý các hành vi lũng loạn thị trường. - Hơn nữa, nhà nước nên có những chính sách ưu đãi cho công ty giảm thuế giá trị gia tăng, thuế đất nhằm giúp công ty giảm bớt khó lhăn về tài chính , yên tâm sản xuất kinh doanh. Nhìn chung các cán bộ của công ty đã có sự cố gắng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, song một số cá nhân vẫn chưa thực sự phát huy hết khả năng , sáng tạo và sự nhiệt tình trong công việc của mình .Tất cả các cán bộ công nhân viên ở mọi vị trí trong công ty cần năng động , sáng tạo hơn nữa , tác phong lao động công nghiệp hơn nữa để đưa công ty phát triển ngày một rực rỡ hơn . KẾT LUẬN: Sản xuất hàng may mặc là ngành đã có thâm niên rất lâu đời và đã thực sự phát triển ở nước ta. Trong nền kinh tế thị trường, trong xu thế vận động của xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, không chỉ nhu cầu đơn thuần là “ ăn no ,mặc ấm “ nữa mà là nhu cầu “ ăn ngon, mặc đẹp”, từ hơn một thập niên nay và nghành may mặc đã đóng góp một phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân, như tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước, tạo sự thoả mãn về vật chất và tinh thần cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc sản xuất kinh doanh như hiện nay với rất nhiều công ty to nhỏ thì việc để đứng vững trên thị trường của công ty cần phải hết sức nỗ lực và cố gắng. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh mà lợi nhuận chủ yếu được mang lại từ vốn lưu động.Và để làm được điều đó không phải là dễ dàng, nó đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của tất cả các bộ phận trong công ty cũng như sự hỗ trợ của nhà nước cùng với các ban nghành liên quan Qua thời gian nghiên cứu, phân tích tình hình thực tế tại công ty may Minh Trí đã giúp em tìm hiểu thêm được phần nào về công tác quản lý vốn. Với truyền thống và kinh nghiệm lâu năm công ty đã không ngừng phấn đấu vươn lên , nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi trong cơ chế mới, cùng công ty vượt qua chặng đường đầy khó khăn trở ngại. Tuy vậy, không ai có thể hoàn hảo được, đó là lẽ thường tình và với công ty cũng vậy, họ vẫn gặp phải những thiếu xót nhất định, song em tin chắc rằng với những gì mà công ty đã và đang làm, thì họ có thể vượt qua những khó khăn sắp tới .Vốn lưu động đúng như tên gọi của nó, nó vẫn thường xuyên biến động, do đó phải có giải pháp để quản lý nó sao cho có hiệu quả nhất. Trong thời gian thực tế tại công ty may Minh Trí, bằng những kiến thức đã học để đưa ra nhận xét, gợi ý, hướng dẫn giải quyết, hoàn thiện hơn nữa trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo đóng góp thêm, để em có thể hoàn thiện hơn chuyên đề của mình cũng như kiến thức bản thân. Qua chuyên đề này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự chỉ dạy và hướng dẫn tận tình, sự giúp đõ của Ban lãnh đạo công ty, phòng kế toán đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Sinh viên TRẦN THỊ BÍCH LOAN Danh sách tài liệu tham khảo : 1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp của truờng ĐHKTQD 2. Sách tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính.Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 3.Tập san Vn Economy _ Tài chính, Tài chính Việt Nam 4. Báo cáo Tài chính của Công ty TNHH may thêu Minh Trí 5. Website : - http : // www . ACB. Com. vn - http : // www . hastc . org. vn ( Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội ) - http : // www . ssi. com . vn. ( Công ty cổ phần chứng khoán sài gòn ) Bảng cân đối kế toán năm 2006 Đơn vị tính : 1000đ TÀI SẢN MS SỐ TIỀN NGUỒN VỐN MS SỐ TIỀN A. A.TSLĐ &Đầu tư ngắnhạn 100 11.321.250 A.Nợ phải trả 300 31.200.647 1.Tiền mặt tại quỹ(ngân quỹ) 110 133.391 1.Nợ ngắn hạn 310 17.534.702 2. Tiền gửi ngân hàng 111 2.349.026 Vay dài hạn 311 2.788.024 3. Đàu tư tài chính ngắn hạn 112 - Phải trả cho người bán 312 13.808.559 4. Dự phòng giảm giá 113 - Thuế&các khoản phải nộp Nhà nước 313 15.938 5.Phải thu khách hàng 114 2.950.572 Phải trả công nhân viên 314 920.316 6. Các khoản phải thu khác 115 - Các khoản phải trả ngắn hạn khác 315 1.865 7.Dự phòng phải thu khó đòi 116 - 2. Nợ dài hạn 316 13.665.945 8. Thuế GTGT được khấu trừ 117 2.244.538 Vay dài hạn 317 13.665.945 9. Hàng tồn kho 118 3.643.723 Nợ dài hạn 318 - 10.Dự phòng giảm giá HTKho 119 - 11. TSLĐ khác 120 - B. TSCĐ và Đàu tư dài hạn 200 26.203.337 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 6.323.941 1. Tài sản cố định 210 25.810.643 1.Nguồn vốn kinh doanh 410 6.489.638 Nguyên giá 211 31.198.540 Vốn góp 411 6.489.638 Hao mòn luỹ kế 212 (5.387.898) Thặng dư vốn 412 - 2.Các khoản ĐT TC dài hạn 213 - Vốn khác 413 - 3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn 214 - 2. Lợi nhuận tích luỹ 414 - 4. Chi phí XDCB dở dang 215 - 3. Chi phí mua lại 415 - 5. Chi phí trả trước dài hạn 216 392.694 4. Chênh lệch tỷ giá 416 (266.751) 5. Các quỹ của DN 417 - Trong đó: Quỹ khen thưởng, phúc lợi 418 - 6.Lợi nhuận chưa phânphối 419 101.054 Tổng tài sản 37.524.588 Tổng nguồn vốn 37.524.588 Bảng cân đối kế toán năm 2007 Đơn vị tính : 1000đ TÀI SẢN MS SỐ TIỀN NGUỒN VỐN MS SỐ TIỀN A. A.TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn 100 19.042.601 A.Nợ phải trả 300 34.392.170 1.Tiền mặt tại quỹ(ngân quỹ) 110 80.177 1.Nợ ngắn hạn 310 24.005.030 2. Tiền gửi ngân hàng 111 283.920 Vay dài hạn 311 6.969.255 3. Đàu tư tài chính ngắn hạn 112 - Phải trả cho người bán 312 15.255.975 4. Dự phòng giảm giá 113 - Thuế&các khoản phải nộp Nhà nước 313 3.242 5.Phải thu khách hàng 114 10.672.190 Phải trả công nhân viên 314 1.188.192 6. Các khoản phải thu khác 115 208.076 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 315 588.366 7.Dự phòng phải thu khó đòi 116 - 2. Nợ dài hạn 316 10.387.140 8. Thuế GTGT được khấu trừ 117 440.009 Vay dài hạn 317 10.387.140 9. Hàng tồn kho 118 7.358.229 Nợ dài hạn 318 - 10.Dự phòng giảm giá HTKho 119 - 11. TSLĐ khác 120 - B. TSCĐ và Đàu tư dài hạn 200 24.861.458 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 9.511.859 1. Tài sản cố định 210 24.412.800 1.Nguồn vốn kinh doanh 410 9.489.638 Nguyên giá 211 32.303.599 Vốn góp 411 9.489.638 Hao mòn luỹ kế 212 (7.890.799) Thặng dư vốn 412 - 2.Các khoản đầu tư TC dài hạn 213 - Vốn khác 413 - 3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn 214 63.135 2. Lợi nhuận tích luỹ 414 - 4. Chi phí XDCB dở dang 215 385.523 3. Chi phí mua lại 415 - 5. Chi phí trả trước dài hạn 216 - 4. Chênh lệch tỷ giá 416 (152.293) 5. Các quỹ của DN 417 - Trong đó: Quỹ khen thưởng, phúc lợi 418 - 6.Lợi nhuận chưa phânphối 419 174.554 Tổng tài sản 43.904.059 Tổng nguồn vốn 43.904.059 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Hà Nội, Ngày Tháng Năm 2008 (Ký tên, đóng dấu) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Chương 1 : Những vấn đề lý luận cơ bản huy động vốn của doanh nghiệp 3 1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp 3 1.1.1.Khái niệm doanh nghiệp 3 1.2. Huy động vốn của doanh nghiệp 3 1.2.1. Sự cần thiết huy động vốn 7 1.2.2. Huy động vốn chủ sở hữu 7 1.2.3.Huy động nợ của doanh nghiệp 10 1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới huy động 15 1.3.1. Nhân tố chủ quan 15 1.3.2.Nhân tố khách quan 20 Chương 2 : Thực Trạng huy động vốn tại công ty TNHH may thêu minh Trí 21 2.1. Giới thiệu chung về công ty may Minh trí 21 2.1.1. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp 21 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 22 2.1.3. Khách quan hoạt động của công ty 28 2.2. Thực trạng huy động vốn của công ty 32 2.2.1. Huy động vốn chủ sở hữư 41 2.2.2. Huy động nợ 42 2.3.1. Khách quan 43 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 44 2.3.2.1. Hạn chế 44 2.3.2.2. Nguyên nhân 45 Chương 3 : Giải pháp tăng cường huy động vốn tại công ty may Minh Trí 46 3.1. Định hướng phát triển của công ty 46 3.1.2. Một số giải pháp 48 3.3. Một số kiến nghị 52 Kết Luận 54

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24751.doc
Tài liệu liên quan