Chuyên đề Giải pháp mở rộng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh năm 2009 là: Về nguồn vốn, tăng trưởng tối thiểu 5% so với năm 2008. Dư nợ tăng trưởng từ 15% đến 20% so năm 2008. Tập trung cho vay ngắn hạn các thành phần kinh tế, chú trọng đầu tư đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất, tư nhân cá thể, tiêu dùng Về dịch vụ, phấn đấu tăng 20 tỷ so năm 2008. Quỹ thu nhập phấn đấu tăng 30% so năm 2008. Các đồng chí trưởng phòng nghiệp vụ báo cáo tổng kết chuyên đề nghiệp vụ của Phòng, các phó giám đốc báo cáo tổng kết toàn diện hoạt động kinh doanh năm 2008. Nêu rõ thực trạng tại đơn vị, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm. Cần nêu rõ những thuận lợi khó khăn trong năm 2008. Phương hướng, mục tiêu, giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2009 theo định hướng phát triển kinh doanh của Ban giám đốc. Đây là định hướng hợp lý trong khoảng thời gian này. Nếu Ngân hàng khắc phục được những khó khăn trong năm trước và tiết tục phát huy tốt những thuận lợi của các năm vừa qua thì những mục tiêu trên đây được coi là khả thi.

doc53 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oản khách hàng nước ngoài. Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấp liên quan đến công tác của phòng và lập các báo cáo theo quy định). Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Phòng Dịch vụ và marketing: Phòng dịch vụ và marketing có nhiệm vụ sau đây: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền…) tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu , đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về: chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dụgn kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cuang ứng trên thị trường. Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Giám đốc chi nhánh. Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiêp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của chị nhánh và của Ngân hàng Nông nghiệp. Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền đối với các đơn vị phu thuộc. Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như các ấn phẩm catalog, sách, kịch, thiếp, tờ gấp, apphích…theo quy định. Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm, vật phẩm như phịm tư liệu, hình ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình… phản ánh các sự kiện và hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị. Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông thực hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. Phục vụ các hoạt động có liên quan đến công tác tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chúng của đơn vị. Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của đơn vị . Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ. Quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối. Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý các tranh chấp, khiếu nai phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý. Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vài năm gần đây 2.1.3.1. Hoạt động kinh doanh năm 2006. Về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn đạt 12.845 tỷ VNĐ, tăng 1.768 tỷ, tăng 16% so năm 2005, đạt 105% Kế hoạch TW giao. Trong đó nguồn nội tệ 11.487 tỷ tăng 1.406 tỷ so 2005 chiếm 85% tổng nguồn, nguồn ngoại tệ 1.358 tỷ tăng 362 tỷ đồng, chiếm 15% tổng nguồn vốn tăng 5% so năm 2005. Tiền gửi dân cư đạt 3.633 tỷ chiếm 28%, tăng 1.098 tỷ so năm 2005. Tài khoản Tên tài khoản Số dư đầu kỳ Số tiền Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 423 Tiền gửi tiết kiệm 1,050,363,524,486 22,400,042,900 24,832,796,100 1,052,796,277,686 4231 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 7,051,915,438 501,104,900 104,849,400 6,691,659,938 423101 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 7,051,915,438 501,104,900 140,849,400 6,691,659,938 4232 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 365,892,110,648 14,742,303,400 14,580,446,700 1,065,730,253,948 423201 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng 187,412,535,092 11,746,694,300 12,549,298,600 188,215,139,392 423202 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 165,628,466,956 2,955,609,100 1,983,852,100 164,656,709,956 423203 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên 12,851,108,600 40,000,000 47,269,000 12,858,404,600 4238 Tiền gửi tiết kiệm khác 677,419,498,400 7,156,634,600 10,111,500,000 680,374,363,800 423801 Tiền gửi tiết kiệm bậc thang theo thời gian từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 25,666,493,000 38,400,000 25,628,093,000 423802 Tiền gửi tiết kiệm bậc thang theo thời gian từ 24 tháng trở lên 651,332,254,800 7,117,134,600 10,111,500,000 654,326,620,200 423804 Tiền gửi góp từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 410,550,600 1,100,000 409,450,600 423805 Tiền gửi gửi góp từ 24 tháng trở lên 10,200,000 10,200,000 Bảng biểu: Những khoản mục tiền gửi tiết kiệm tại thời điểm 31/12/2007 tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Hà nội Đạt được kết quả trên là do NHNoHN đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với nhiêù sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm khuyến mại bằng tiền và hiện vật đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng có khuyến mại, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm lũy tiến số dư theo lãi suất…với nhiều hình thức trả lãi tháng, quý , năm, lãi trước, lãi sau, linh hoạt, phù hợp lãi suất của các TCTD trên địa ban, đặc biệt là điều chỉnh lãi suất huy động vốn ngoại tệ đã góp phần nâng cao chất lượng, số lượng huy động vốn từ đân cư. Không những thế phong cách giao dịch được thay đổi ngày một tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong giao dịch với khách hàng… Đầu tư tín dụng: Tổng dư nợ đạt 2.457 tỷ đạt KH giao: Dư nợ nội tệ đạt 2.043 tỷ, dư nợi ngoại tệ đạt 414 tỷ (Quy đổi). Dư nợ ngắn hạn: 1.336 tỷ chiếm 54,3%, dư nợi trung hạn: 432 tỷ chiếm 17.6%, dư nợ dài hạn: 689 tỷ chiếm 28,1%. Vốn tín dụng đã tập trung đầu tư cho các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời từng bước chuyển dịch cơ cấu đầu tư tỷ lệ đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 67% tăng 5% so năm 2005 và DNNN chỉ còn 33%. Bên cạnh đó chỉ nhánh triển khai co vay đồng tài trợ các dự án lớn với số vốn hàng trăm tỷ đồng. Để phát triển ổn định và vững chắc NHNo Hà Nội đã và đang tiếp tục thay đổi phong cách giao dịch, xử lý những yêu cầu tín dụng của khách hàng nhanh, an tòan theo đúng quy định, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của khách hàng kịp thời. Về chất lượng đầu tư tín dụng: Năm 2006 chi nhánh đã đặc biệt quan tâm đến chất lượng tính dụng coi đây là nhiệm vụ sống còn để ổn định và phát triển, do vậy công tác thẩm dịnh dự án, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Đồng thời đẩy mạnh thu nợ đã xử lý rủi ro, nợ xấu, kiên quyết phân loại nợ theo quyết định 493 và thực hiện trích rủi ro triệt để. Do vậy, tỷ lệ thu lãi đạt 98%, nợ xấu chỉ còn 1,6%. Các doanh nghiệp đầu tư phần lớn đã có hiệu quả đảm bảo trả nợ tốt cho ngân hàng. Hoạt động kinh doanh đối ngoại: Công tác thanh toán quốc tế ngày càng chú trọng và nâng cao được vị thế, Trong năm đã mở hàng nghìn L/C nhập khẩu với giá trị hàn trăm triệu USD, hàng chục triệu EUR và các loại ngoại tệ khác, đồng thời mở rộng phục vụ các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu với kim ngạch hàng trăm triệu USD. Bên cạnh đó, để làm tốt công tác thanh toán quốc tế chi nhánh đã chủ động khai thác được các lạo ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY…được 154 triệu USD, 407 triệu JPY, 6 triệu EUR để phục vụ cho khách hàng, đồng thời triển khai thu đổi các loại ngoại tệ mạnh nhất là CNY tại các trung tâm thương mại. Cùng với việc triển khai thanh toán quốc tế chi nhánh tiếp tục đẩy mạn công tác thanh toán biên mậu như: Chuyển tièn (thương mại và phi thương mại), thanh toán bằng hối phiếu, thanh toán bằng chứng từ chuyên dùng biên mâu, thanh toán bằng thư ủy thác, thanh toán bằng thư tín dụng bằng đồng bản tệ doanh số đạt gần 30 triệu CNY, tăng 13 triẹu CNY so năm 2005. Về tài chính thanh toán – ngân quỹ và dịch vụ: - Về công tác thanh toán: Với khối lượng vốn lớn trong giao dịch của các doanh nghiệp có quan hệ rộng trên phạ vi cả nước nên công tác thanh toán vốn năm 2006 càng trở nên phức tạp và khẩn trương hơn, tuy nhiên NHNo Hà Nội đã tổ chức tốt công tác thanh toán đặc biệt vào tháng cuối năm đối với các doanh nghiệp không để chậm trễ hoạc sai sót đảm bảo uy tín của chi nhánh đối với khách hàng. Mặt khác NHNo Hà Nội đã và đang áp dụng triển khai chương trình giao dịch một cửa trực tiếp tại 100% các Chi nhánh, PGD trực thuộc với khách hàng nhằm nâng cao công tác quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý tài chính của ngân hàng nói riêng và đối với khách hàng nói chugn được chuẩn xác, nhanh chóng, thuận lợi. - Về kết qủa tài chính: Cùng với việc huy động vốn, đầu tư tín dụng, thu nợ, lãi đến hạn, thu lãi, nợ quá hạn, thu nợ đã xử lý rủi ro. Chi nhánh còn mở rộng các sản phẩm dịch vụ tiện ích nhằm tăng tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu những dịch vụ đã triển khai như chuyển tiền nhanh, thu đổi ngoại tệ, dịch vụ thu chi tiền mặt tại doanh nghiệp, tại nhà khách hàng có số tiền gửi lớn, dịch vụ bảo lãnh dự thầu, thu hộ chi hộ, thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán phi thương mại, dịch vụ Ngân quỹ, mua bán ngoại tệ, cầm cố chiết khấu bộ chứng từ, dịch vụ thanh toán biên mậu. Do vậy, tổng thu dịch vụ trong năm đạt gần 17 tỷ đồng đã góp phần tạo thêm nguồn lực về tài chính đảm bảo đủ quỹ thu nhập để chi lương cho cán bộ nhân viên theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam. - Ngân quỹ: Chi nhánh đã tổ chức tốt công tác Ngân quỹ, vừa đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời tiền mặt với các thành phần kinh tế và dân cư, vừa rộng được diện thu tiền mặt tại chỗ cho một số doanh nghiệp vừa cung ứng kịp thời chính Kho bạc, các trường Đại học. Trong năm tổng thu tiền mặt trên 19.915 tỷ, tăng trên 3.000 tỷ, tổng chi tiền nặt gần 19.900 tỷ, tăng 3000 tỷ so với năm 2005. Trong năm cán bộ ngân quỹ của toàn Chi nhánh đã nêu nhiều tấm gương liêm khiết trả 376 món tiền thừa cho khách hàng với trên 1,83 tỷ đồng, có món trên 100 triệu và phát hiện được 28,5 triệu tiền giả, được khách hàng gửi thư khen ngợi. - Phát triển dịch vụ Ngân hàng: Đến nay Chi nhánh đã triển khai nhiều hình thức dịch vụ: Chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thanh toán biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, ATM, thẻ tính dụng nội địa, thẻ ghi nợ. Thanh toán thẻ ACB, Master Card, VisaCard, American Express, thanh toán séc du lịch…thu đổi ngoại tệ. Đến hết năm 2006 có gần 38.000 tài khoản cá nhân có số dư trên 100tỷ VNĐ, trong đó có trên 36.800 thẻ ghi nợ tăng gần 13.200 thẻ so năm 2005 với số dư trên 56 tỷ đồng, doanh số hoạt động trên 30 tỷ với 280.000 món. Việc phát hành thẻ ghi nợ thực sự đem lại tiện lợi đối với nhân dân và hiệu quả kinh doanh cho NHNo Hà Nội. Ngoài ra đã phát hành trên 200 thể tín dụng nội địa. Dịch vụ đại lý thu đội ngoại tệ với 27 đại lý thu đổi ngaọi tệ mặt, kết quả thu đổi gần 16 triệu USD(Quy đổi các loại ngoại tệ) tương đương với trên 260 tỷ VNĐ, ngoài ra chi nhánh đang thực hiện thu đổi nhiều loại ngoại tệ khác như GBP, CHF, CAD, HKD, JPY, AUD, SGD, BATH, CNY nhưng số lượng còn hạn chế. Dịch vụ ngoại hối ngày càng ổn định và phát huy hiệu qua như: chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh WU, thanh toán séc thẻ, thu đổ ngoại tệ mặt, đại lý thu đổ ngoại tệ. Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union đạt trên 5,1 triệu USD, dịch vụ chi trả kiều hối thông qua tài khoản của ngân hàng đạt trên 2 triệu USD. Thanh toán thẻ và séc du lịch đạt 225 ngàn USD. Chi nhánh đã triển khai ký hợp chi lương qua tài khoản cho trên 48 đơn vị như: Văn phòng Quốc hội, Công ty Noble. Công ty KT công nghệ Việt nam…Công ty Đtư chuyên dụng Hanel. Công ty xây lắp điện. Công ty thiết bị và chuyển giao công nghệ…Tông Cty CP TM XD, Cty CP Sao vàng, Công ty CP&PT cơ sở hạ tầng, Cty Dệt 19-5…. Các công tác khác: Năm 2006 Chi nhánh luôn coi trọng đến các công tác khác nhằm đảm bảo đủ điều kiện ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả, mở rộng thị trường hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất đó là: Công tác đào tạo cán bộ: Năm 2006 đã thực hiện tốt kế hoạch đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng và bổ túc học tập các văn bản mới toàn diện các mặt nghiệp vụ Ngân hàng căn cứ trình độ, sở trường năng lực của cán bộ đã tham mưu giúp Ban lãnh đạo phân công đúng người đúng việc nên đã phát huy được hiệu quả trong công việc. Đã đào tạo 27 lớp tại Chi nhánh với 2.247 cán bộ đã tổ chức đào tạo, đào tạo lại tại chỗ các mặt nghiệp vụ như Tín dụng, Thanh toán Quốc tế, Kế toán – Ngân quỹ và Vi tính…Cử đi đào tạo được 31 lớp với 176 lượt cán bộ… bình quân 25,9 ngày/1 cán bộ/1 năm, trong đó nghiệp vụ tín dụng 07 lớp, nghiệp vụ kế toán 03 lớp, KDNT&TTQT:05 lớp, vi tính 02 lớp, kiến thức bổ trợ 07 lớp. Công tác Kiêm tra kiểm soát: Phúc tra được chú trọng cả số lượng và chất lượng, kết hợp cả 2 hình thức kiểm soát tại chỗ và kiểm soát tại chỗ và kiểm soát từ xa. Chi nhánh coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh nhất là công tác tính dụng, an toàn kho quỹ, quản lý thẻ phiếu trắng trong giao dịch, an toàn tài sản hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Công tác thi đua khen thưởng được phát động thường xuyên, đẩy mạnh vai trò công tác đoàn thể Công đoàn, Đoàn thanh niên, Phụ nữ, Dân quân tự vệ, Phát huy sáng kiến cải tiến nghiệp vụ, động viên khen thưởng kịp thời tổ chức và cá nhân lao động xuất sắc, những gương người tốt việc tốt. Hoạt động của các đòan thể quần chúng như Công đoàn, Thanh niên, Dân quân tự vệ được duy trì thường xuyên đã góp phần tích cực và thành tích chung của cơ quan. Đánh gía chung: Năm 2006, Ngân hàng No Hà nội mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự đoàn kết nhất trí, Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ nhân viên. Sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp Chính quyền, Ban ngành từ TW đến địa phương, sự chỉ đạo sâu sát của Ngân hàng cấp trên, sự cộng tác tích cực của khách hàng đã giúp Chi nhánh vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Thủ đô. 2.1.3.2. Hoạt động kinh doanh năm 2008: Nguồn vốn: Tổng nguồn vốn đạt 15.322 tỷ VNĐ, tăng 1.500 tỷ so năm 2007. Trong đó nguồn nội tệ đạt 14.233 tỷ tăng 1.268 tỷ, nguồn ngoại tệ 1.088 tỷ đồng tăng 232 tỷ so năm 2007. Tiền gửi dân cư đạt 5.228 tỷ chiếm 34% tổng nguồn vốn. Tài khoản Tên tài khoản Số dư đầu kỳ Số tiền Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 423 Tiền gửi tiết kiệm 1,052,796,277,686 6,792,666,414,274 7,499,849,918,538 1,759,979,781,950 4231 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 6,691,659,938 67,314,497,613 62,677,938,252 2,055,100,577 423101 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 6,691,659,938 67,314,497,613 62,677,938,252 2,055,100,577 4232 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 365,730,253,948 3,621,221,676,967 3,515,459,928,123 259,968,505,104 423201 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng 188,215,139,392 3,100,757,451,410 3,060,433,492,922 147,891,180,904 423202 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 164,656,709,956 507,535,411,757 449,223,542,501 106,344,840,700 423203 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên 12,858,404,600 12,928,813,800 5,802,892,700 5,732,483,500 4238 Tiền gửi tiết kiệm khác 680,374,363,800 3,104,130,239,694 3,921,712,052,163 1,497,956,176,269 423801 Tiền gửi tiết kiệm bậc thang theo thời gian từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 25,628,093,000 25,323,593,000 824,500,000 1,129,000,000 423802 Tiền gửi tiết kiệm bậc thang theo thời gian từ 24 tháng trở lên 654,326,620,200 3,022,398,193,394 3,824,777,952,463 1,456,706,379,269 423804 Tiền gửi góp từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 409,450,600 1,027,860,600 852,763,000 234,353,000 423805 Tiền gửi gửi góp từ 24 tháng trở lên 10,200,000 241,500,000 245,900,000 14,600,000 Bảng biểu: Những khoản mục tiền gửi tiết kiệm tại thời điểm 31/12/2008 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Trong năm 2008, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã thực hiện áp dụng các hình thức huy động vốn với nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm lũy tiến số dư theo lãi suất…với nhiều hình thức trả lãi tháng, quý , năm, lãi trước, lãi sau, linh hoạt, phù hợp lãi suất và mặt bằng chung của các TCTD trên địa bàn, đặc biệt là việc điều chỉnh lãi suất huy động vốn nội, ngoại tệ linh hoạt kịp thời đã góp phần nâng cao chất lượng, số lượng huy động vốn từ các thành phần kinh tế và dân cư. Không những thế cơ sở vật chất, trụ sở làm việc được chỉnh trang thay đổi, trang thiết bị làm việc được bổ xung, thay mới, phong cách giao dịch được thay đổi ngày một tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong giao dịch với khách hàng… Đầu tư tín dụng: Tổng dư nợ đạt 3.438 tỷ tăng trên 701 tỷ so với năm 2007. Dư nợ ngằn hạn: 1.323 tỷ chiếm 38% . Dư nợ trung và dài hạn : 2.215 tỷ chiếm 62% tổng dư nợ. Trong năm 2008 mặc dù hệ thống ngân hàng đang khó khăn về vốn đầu tư tín dụng, song chi nhánh đã luôn có đủ nguồn vốn đáp ứng mọi nhu cầu tín dụng, chi nhánh đã tập trung đầu tư cho các thành phần sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt trong năm chi nhánh đã đầu tư dây chuyền thiết bị một số tổng công ty lớn như Tổng công ty Rượu Bia nước giải khát, Công ty CP Cồn rượu Hà Nội…. để mở rộng thêm nhà máy sản xuất tại các tỉnh Hưng Yên, Vĩnh Phúc…với doanh số hàng trăm tỷ đồng…ngoài ra chi nhánh tiếp tục đầu tư đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh…. Để phát triển ổn định và vững chắc NHNo Hà Nội đã và đang tiếp tục thay đổi phong cách giao dịch, xử lý những yêu cầu tín dụng của khách hàng nhanh, an toàn đúng quy định, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của khách hàng kịp thời. Về chất lượng tín dụng: Năm 2008 chi nhánh đã tiếp tục quan tâm đến chất lượng tín dụng, từng bước lành mạnh hóa công tác tín dụng nhằm ổn định và phát triển, do vậy công tác thẩm định dự án, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Đồng thời đẩy mạnh thu nợ đã xử lý rủi ro, nợ xấu, kiên quyết phân loại nợ theo Quyết định 493, QD 18 của NHNN để thực hiện trích rủi ro triệt để. Do vậy, tỷ lệ thu lãi đạt trên 98%, nợ xấu chỉ còn dưới 1%. Nhìn chugn các doanh nghiệp đầu tư đã phát huy hiệu quả đồng vốn đảm bảo trả nợ tốt cho ngân hàng. Hoạt động kinh doanh đối ngoại: Năm 2008 nền kinh tế có biến động phức tạp, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởgn không nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngoại hối. Song công tác thanh toán quốc tế tiếp tục ổn định đảm bảo đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thanh toán, vay vốn ngoại tệ của các thành phần kinh tế. Trong năm đã mở hàng ngìn L/C nhập khẩu với giá trị hàng trăm triệu USD, hàng chục triệu EUR và các loại ngoại tệ khác tăng 23% so năm 2007, đồng thời mở rộng phục vụ các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu với kim ngạch hàng chục triệu USD tăng 20% so năm 2007. Bên cạnh đó, để làm tốt công tác thanh toán quốc tế chi nhánh đã chủ động khai thác được các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY… được gần 240 triệuUSD, trên 1.230 triệu JPY, gần 70 triệu EUR để phục vụ cho khách hàng, đồng thời triển khai thu đổi các loại ngoại tệ tại các trung tâm thương mại. Cùng với việc triển khai thanh toán quốc tế chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh toán biên mậu như: Chuyển tiền (thương mại và phi thương mại), thanh toán bằng hối phiếu, thanh toán bằng chứng từ chuyên dụng biên mậu, thanh toán bằng thư ủy thác, thanh toán bằng thư tín dụng bằng đồng bản tệ doanh só đạt hàng chục triệu CNY tăng 10% so năm 2007. Về tài chính thanh toán-Ngân quỹ và dịch vụ: - Về công tác Thanh toán: Với khối lượng vốn thanh toán lứon trong giao dịch của các thành phần kinh tế trên địa bàn và trên phạm vi cả nước do vậy đông tác thanh toán vốn năm 2008 ngày càng phức tạp và khẩn trương hơn, tuy nhiên NHNo Hà Nội đã tổ chức tốt công tác thanh toán đặc biệt vào quý hai và quý ba và thời điểm cuối năm 2008 đối với các doanh nghiệp không để chậm trễ hoặc sai sót, đảm bảo uy tín của Chi nhánh đối với khách hàng. Mặt khác, NHNo Hà Nội tiếp tục nâng cao chất lượng giao dịch một cửa tại Hội sở va PGD trực thuộc với khách hàng nhằm nâng cao công tác quản lý họat động kinh doanh, quản lý tài chính của ngân hàng nói riêng và đối với khách hàng nói chung được chuẩn xác, nhanh chóng, thuận lợi. -Kết quả tài chính: Cùng với việc huy động vốn, đầu tư tín dụng, thu nợ, lãi đến hạn, thu nợ, lãi quá hạn, thu nợ đã xử lý rủi ro. Chi nhánh còn mở rộng các sản phẩm dịch vụ tiện ích nhằm tăng tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu. Những dịch vụ đã triển khai như chuyển tiền nhanh , thu đổi ngoại tệ, dịch vụ thu chi tiền mặt tại doanh nghiệp, tại nhà khách hàng có số tiền gửi lớn, dịch vụ bảo lãnh dự thầu, thu hộ chi hộ, thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán phi thương mại, dịch vụ Ngân quỹ, mua bán ngoại tệ, cầm cố chiết khấu bộ chứng từ, dịch vụ thanh toán biên mậu. Do vậy, tổng thu dịch vụ trong năm tăng trên 61% so năm 2007 đã góp phần tạo thêm nguồn lực về tài chính đảm bảo đủ quỹ thu nhập để chi lương cho cán bộ nhân viên theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. -Ngân quỹ: chi nhánh đã tổ chức tốt công tác Ngân quỹ, vừa đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời tiền mặt với các thành phần kinh tế và dân cư, vừa mở rộng được diện thu tiền mặt tại chỗ cho một số doanh nghiệp, cung ứng kịp thời chính xác các nhu cầu thu chi tiền mặt của các tổ chức kinh tế, xã hội và các doanh nghiệp, các Chi nhánh Kho bạc, Bảo hiểm… Trong năm tổng thu tiền mặt đạt trên 30000 tỷ đồng tăng trên 7000 tỷ đồng, tổng chi tiền mặt đạt gần 30000 tỷ đồng, tăng gần 7000 tỷ đồng sau năm 2007. Trong năm cán bộ ngân quỹ của toàn Chi nhánh đã nêu nhiều tấm gương liêm khiết trả gần 50 món tiền thừa cho khách hàng với trên 117 triệu đồng có món gần 50 triệu và phát hiện được trên 44 triệu tiền giả, được khách gửi thư khen ngợi. Với khối lượng thu chi tiền mặt lớn, song trong năm 2008 chi nhánh luôn đảm bảo thực hiện đúng quy trình thu chi tiền mặt, vận chuyển tiền trên đường đi, đảm bảo tốt công tác an toàn ngân quỹ, tài sản của Ngân hàng và khách hàng. Phát triển dịch vụ ngân hàng: Đến nay chi nhánh đã triển khai nhiều hình thức dịch vụ: chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thanh toán biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, ATM, thẻ tín dụng quốc tế, nội địa, thẻ ghi nợ. Thanh toán thẻ ACB, Master Card, Visa Card, American Express, thanh toán sec du lịch… thu đổi ngoại tệ. Ngoài ra, trong năm chi nhánh còn chủ động kết nối thu tiền từ các đại lý của Công ty CP Rượu Hà Nội, đang triển khai thu đại lý của MobiPhone với trên 60 đại lý trên địa bàn Hà Nội và các đại lý của trên 10 tỉnh dự kiến thực hiện vào đầu năm 2009. Đến hết năm 2008 có trên 60 ngàn tài khoản cá nhân có số dư trên 150 tỷ đồng, trong đó có 41,5 ngàn thẻ ghi nợ với số dư gần 1000 tỷ đồng, doanh số hoạt động trên 50 tỷ với trên 350 ngàn món. Việc phát hành thr ghi nợ thực sự đem lại tiện lợi với nhân dân và hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội. Ngoài ra đã phát hành 380 thẻ tín dụng quốc tế. Mặt khác chi nhánh đã tiếp tục triển khai ký hợp chi lương qua tài khoản với tổng số 146 đơn vị trong đó có 94 đơn vị hành chính sự nghiệp, 52 đơn vị kinh doanh, trả lương hưu trí hầu hết các phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng và nhiều cá nhân… Dịch vụ ngoại hối ngày càng ổn định và phát huy hiệu quả như: Chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh WU, thanh toán sec thẻ thu đổi ngoại tệ mặt, đại lý thu đổi ngoại tệ. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đạt gần 5000 triệu USD, Westerm Union đạt gần 3 triệu USD. Thanh toán thẻ và sec du lịch đạt gần 200 ngàn USD. Dịch vụ thu đổi ngoại tệ với 30 đại lý thu đổi ngoại tệ mặt với doang số gần 10 triệu USD (quy đổi các loại ngoại tệ) tương đương với gần 170 tỷ đồng, ngoài ra chi nhánh đang thực hiện thu đổi nhiều loại ngoại tệ khác như GBP, CHF, CAD, HKD, JPY, AUD, SGD, BATH, CNY nhưng số lượng còn hạn chế. Các công tác khác: Năm 2008, Chi nhánh luôn coi trọng đến các công tác khác nhằm đảm bảo đủ điều kiện ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả, mở rộng thị trường, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất đó là: -Công tác đào tạo cán bộ: Năm 2008 đã thực hiện tốt kế hoạch đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng học tập các văn bản mới các mặt nghiệp vụ Ngân hàng. Căn cứ trình độ, sở trường năng lực của cán bộ đã tham mưu giúp Ban lãnh đạo phân công đúng người đúng việc nên đã phát huy được hiệu quả trong công việc. Đã đào tạo 25 lớp tại Chi nhánh với gần 1.200 lượt cán bộ các mặt nghiệp vụ như Tín dụng, Thanh toán Quốc tế, Kế toán Ngân quỹ, Vi tính… cử đi đào tạo 32 lớp với 77 lượt cán bộ… Bình quân 21 ngày /1 cán bộ/ 1 năm. Qua đó cán bộ nâng cao nhận thức được trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mooic cán bộ trong từng mặt nghiệp vụ đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt trong năm chi nhánh đã tổ chức thi nghiệp vụ giỏi các nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ Kế toán – Ngân quỹ. Kết quả hội thi có gần 85% cán bộ đạt khá giỏi. - Công tác kiểm tra kiểm soát, phúc tra được chú trọng cả số lượng và chất lượng, kết hợp cả 2 hình thức kiểm soát tại chỗ và kiểm soát từ xa. Chi nhánh coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh nhất là công tác tín dụng, an toàn kho quỹ, quản ký thẻ phiếu trắng giao dịch, an toàn tài sản hạn chế rủi ro trong kinh doanh. - Công tác thi đua khen thưởng được phát động thường xuyên, đẩy mạnh vai trò công tác đoàn thể Công đoàn, Đoàn thanh niên, Phụ nữ, Tự vệ, phát huy sáng kiến cải tiến nghiệp vụ, động viên khen thưởng kịp thời tổ chức và cá nhân lao động xuất sắc, những gương người tốt việc tốt. - Hoạt động của các đoàn thể quần chúng như Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Dân quân Tự Vệ được duy trì thương xuyên đã góp phần tích cực vào thành tích chung của cơ quan. Năm 2008, Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội mặc dù gặp nhiều khó khăn trước biến động phức tạp của nền kinh tế, song với sự đoàn kết nhất trí của cấp ủy Đảng, Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ nhân viên, sự tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp Chính quyền, Ban ngành từ TW đến địa phương, sự chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng cấp trên, sự cộng tác tích cực của khách hàng đã giúp Chi nhánh vươtk qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Thủ đô. 2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 2.1.4.1. Thuận lợi: Trong những năm qua, Chi nhánh thực hiện Đề án phát triển hoạt động king doanh giai đoạn 2006 – 2010 của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội và hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn thủ đô đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa theo định hướng phát triển kinh tế của thành ủy, Ủy ban nhân đan thành phố Hà Nội và cả nước với những thuận lợi đó là: Nền kinh tế cả nước nói chung và thủ đô nói riêng tiếp tục phát triểh ổn định. Các chính sách kinh tế của Nhà nước và cơ chế của ngành Ngân hàng đac điều chỉnh kịp thời tạo điều kiện giảm bớt khó khăn trong bối cảnh lạm phát của nền kinh tế biến động phức tạp. Được sự quan tâm của các cấp các ngành, sự cộng tác tích cực trên nguyên tắc hợp tác cùng phát triển của khách hàng thuộc các thành phần kinh tế TW và địa bàn Hà Nội. Chi nhánh có Nguồn vốn lớn ổn định từ năm trước đã tạo thuận lợi để Chi nhánh có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu thanh toán và đầu tư tín dụng đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn trong năm 2008. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ đã nâng cao, đáp ứng yêu cầu thực hiện áp dụng Công nghệ tin học trong hoạt động Ngân hàng. Mặt khác, phong cách giao dịch của cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh ngày càng đổi mới, nhiệt tình, văn minh, lịch sự tạo được uy tín trong giao dịch và quan hệ với khách hàng. 2.1.4.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên đây còn gặp những khó khăn đó là: Sự biến động vè già cả của các mặt hàng thiết yếu như xang dầu, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, nguyên vật liệu xây dựng, đặc biệt những thăng trầm phức tạp của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản “đóng băng” đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiền tệ và sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế… Hiệu quả và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn còn thấp. khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp còn hạn chế. Tình hình nợ đọng trong xây dựng cơ bản chưa có giải pháp tháo gỡ triệt để. Sự cạnh tranh của các tín dụng ngày càng gay gắt ở tất cả các lĩnh vực từ huy động vốn, cho vay đến các lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, các sản phẩm dịch vụ tạo nhiều bất lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội. 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. 2.2.1. Danh mục các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm trong Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội. Cũng như các Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội cũng có một danh mục các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm giống trong hệ thống. Danh mục này được ban hành kèm theo quyết định số 277/QĐ/NHNo-KHTH ngày 22/02/2008. Nó bao gồm các sản phẩm đó là: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Với những đặc điểm như sau: Sản phẩm này có tiện ích là: Được sử dụng để chuyển khoản thanh toán tiền vay của Chính phủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội; hoặc chuyển khoản sang tài khoản khác do Chính phủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là chủ tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội. Được sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND để chuyển khoản thanh toán tới ngân hàng khác. Khách hàng có thể giao dịch tại các chi nhánh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp theo quy định gửi nhiều nơi rút nhiều nơi. Và sản phẩm này có dịch vụ thông tin tài khoản qua Phone banking, Internet banking… Đối tượng gửi tiền là cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài. Những loại tiền gửi được áp dụng là VND, USD, EUR với số tiền gửi tối thiểu ban đầu là 100.000 VND, 10 USD, 10 EUR không thời hạn. Về phí và lãi suất: Những nội dung này được công bố công khai tại các điểm giao dịch và theo biểu hiện hành của Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội. Cách thức trả lãi theo phương pháp tích số dư, lãi được tính và nhập vào gốc vào ngày làm việc cuối mỗi tháng. · Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ. Về đặc điểm: Khi sử dụng loại hình sản phẩm này, khách hàng có những tiện ích như có thể rút vốn trước hạn; được chuyển quyền sở hữu khi sổ tiết kiệm chưa đén hạn thanh toán để bảo toàn lãi; sổ tiết kiệm được phép cầm cố vay vốn, bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại bất kỳ Ngân hàng nào; nó dùng để xác nhận khả năng tài chính cho khách hàng hoặc thân nhân đi du lịch, học tập,… ở nước ngoài; được thông tin tài khoản qua Phone banking, Internet banking… Các cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài ( theo điều 2 – Quy định vè tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp). Những loại tiền gửi được sử dụng là VND, USD, EUR và số tiền gửi tối thiểu là 500.000 VND, 50 USD, 50 EUR. Ngân hàng Nông nghiệp quy định kỳ hạn tối thiểu là 15 ngày. - Phí và lãi suất: Với những kỳ hạn khác nhau thì phí và lãi suất cũng sẽ theo đó mà thay đổi. Và cách thức trả lãi được tính theo công thức : Tiền lãi = Vốn gốc * Lãi suất * Kỳ hạn gửi tiền gửi tiết kiệm trả lãi sau định kỳ. - Đặc điểm: Nó được hưởng tiện ích giống như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ. Cũng có những quy định về đối tượng gửi tiền, số tiền gửi tối thiểu, loại tiền gửi tối thiểu. Và có kỳ hạn tối thiểu là 3 tháng. - Lãi suất tương ứng với kỳ hạn và định kỳ trả lãi. Và cách thức trả lãi được tính như sau : Tiền lãi = Vốn gốc * Lãi suất (%/năm)/12 * Số tháng định kỳ. Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước toàn bộ. - Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước toàn bộ giống với đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. - Lãi suất cũng được công bố công khai tại các địa điểm giao dịch tùy theo chính sách của Chính phủ và quyết định của Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội. Với cách tính lãi như sau: Tiền lãi = Vốn gốc * Lãi suất * Kỳ hạn gửi. · Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước định kỳ - Tương tự đặc điểm của các khoản tiết kiệm có kỳ hạn khác. - Cách thức trả lãi : Tiền lãi = Vốn gốc * Lãi suất (%/năm)/12 * Số tháng định kỳ. Kỳ hạn Lãi suất (% năm) Phương thức trả lãi + Không = KH 3,00 Cuối kỳ + 01 tháng 6,50 Cuối kỳ + 02 tháng 6,70 Cuối kỳ + 03 tháng 7,00 Cuối kỳ + 04 tháng 7,00 Cuối kỳ + 05 tháng 7,00 Cuối kỳ + 06 tháng 7,25 Cuối kỳ, hàng tháng, hàng quý + 07 tháng 7,25 Cuối kỳ, hàng tháng + 08 tháng 7,25 Cuối kỳ, hàng tháng + 09 tháng 7,50 Cuối kỳ, hàng tháng, hàng quý + 10 tháng 7,50 Cuối kỳ, hàng tháng + 11 tháng 7,50 Cuối kỳ, hàng tháng + 12 tháng 7,80 Cuối kỳ, hàng tháng, hàng quý + 18 tháng 7,80 Cuối kỳ, hàng tháng, hàng quý + 24 tháng 8,00 Cuối kỳ, hàng tháng, hàng qu Bảng biểu lãi suất các loại hình tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội đầu tháng 2/2009. · Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi: - Đặc điểm : Những tiện ích của sản phẩm là thời gian thực gửi càng dài thì lãi suất càng cao, tối đa là 36 tháng; khách hàng có thể rút gốc nhiều lần và hưởng lãi theo bậc thang tương ứng; khách hàng được chuyển quyền sở hữu sổ tiết kiệm; sổ tiết kiệm được phép cầm cố vay vốn, hoặc bảo lãnh cho người thứ 3 vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác… Và có quy định cho các bậc lãi suất, mức lãi suất áp dụng cho các bậc lãi suất. Bậc 1: Dưới 3 tháng, hưởng lãi suất không kỳ hạn Bậc 2 : Từ 3 đến 6 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 3 tháng Bậc 3 : Từ 6 đến 9 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 6 tháng. Bậc 4 : Từ 9 đến 12 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 9 tháng. Bậc 5 : Từ 12 đến 24 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 12 tháng. Bậc 6 : Từ 24 tháng trở lên, hưởng lãi suất có kỳ hạn 24 tháng. Đến đủ 36 tháng, nếu khách hàng chưa đóng tài khoản, ngân hàng sẽ tự động tính và nhập lãi vào gốc và chuyển sang kỳ hạn bậc thang mới áp dụng lãi suất bậc thang theo các bậc và mức lãi suất tại thời điểm chuyển. - Lãi suất được công bố công khai tại các thời điểm. Cách thức trả lãi được trả theo số gốc khách hàng rút. Tiền lãi = Số tiền rút gốc * Bậc lãi suất * Thời gian thực gửi. · Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo lũy tiến của số dư tiền gửi. - Đặc điểm : giống với tiết kiệm hưởng lãi bậc thang lũy tiến theo thời gian gửi. Nhưng loại tiền gửi là VND với số tiền gửi tối thiểu là 200.000.000 VND. Kỳ hạn gửi tối thiểu là 12 tháng - Lãi suất : Quy định số dư cho các bậc lãi suất ( là lãi suất tiền gửi tiết kiệm trả lãi sau toàn bộ cộng với mức khuyến khích). Bậc 1 : Số dư từ 200.000.000 VND đến dưới 500.000.000 : Mức khuyến khích tối đa = 0,01%/tháng. Bậc 2 : Số dư từ 500.000.000 VND đến dưới 1.000.000.000 VND : Mức khuyến khích tối đa = 0,02%/tháng. Bậc 3 : Số dư từ 1.000.000.000 VND trở lên : Mức khuyến khích tối đa = 0,03%/tháng Lãi suất của mỗi bậc được công bố công khai tại các điểm giao dịch và được ghi ngay vào sổ tiết kiệm khi khách hàng gửi tiền. Cách thức trả lãi : Tiền lãi = Vốn gốc * Lãi suất * Kỳ hạn. Nội dung VND (% năm) USD (% năm) EUR (% năm) Bậc 1: T&= #7915; khi gửi đến dưới 03 tháng hưởng lãi suất 3,00 1,25 1,50 Bậc 2: T&= #7915; 03 tháng đến dưới 06 tháng hưởng lãi suất 7,00 2,50 2,60 Bậc 3: T&= #7915; 06 tháng đến dưới 09 tháng hưởng lãi suất 7,25 3,00 2,80 Bậc 4: T&= #7915; 09 tháng đến dưới 12 tháng hưởng lãi suất 7,50 3,20 2,90 Bậc 5: T&= #7915; 12 tháng đến dưới 24 tháng hưởng lãi suất 7,80 3,50 3,20 Bậc 5: T&= #7915; 24 tháng trở lên hưởng lãi su̐= 5;t 7,80 3,50 3,20 Bảng biểu tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang của Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội. · Tiết kiệm gửi góp hàng tháng. - Có đặc điểm khác với hình thức tiết kiệm trước ở chỗ nó là hình thức tiết kiệm mà hàng tháng khách hàng gửi tiền tiết kiệm vào tài khoản tiết kiệm gửi góp và được rút tiền một lần khi đến hạn. Số tiền tiết kiệm gửi góp được khách hàng xác định ngay khi ngay khi mở tài khoản. Số kỳ gửi góp (số tháng) và số tiền gửi góp mỗi kỳ cố định và cũng được xác định ngay khi mở tài khoản. Ngày đến hạn của tài khoản tiết kiệm gửi góp có thể trước hoặc sau ngày đến hạn thỏa thuận ban đầu vì phụ thuộc vào thời gian gửi góp sớm hoặc muộn của khách hàng ở các kỳ gửi góp. Ngày đến hạn của tài khoản tiết kiệm gửi góp được tính theo công thức sau: Ngày đến hạn = Ngày đến hạn gốc + {( Ngày gửi góp muộn – Ngày gửi góp sớm)/Số tháng gửi góp} - Lãi suất theo biểu phí hiện hành. Cách tính và trả lãi: Lãi được trả vào cuối kỳ theo lãi suất khi mở tài khoản. Công thức tính lãi như sau: Ví dụ kỳ hạn gửi góp là 12 tháng, lãi suất tính theo tháng. Tiền lãi = Số tiền gửi góp kỳ 1 * Lãi suất * 12 + Số tiền gửi góp kỳ 2 * Lãi suất * 11/12 + Số tiền gửi góp kỳ 3 * Lãi suất * 10/12 + …………. Số tiền gửi góp kỳ cuối * Lãi suất * 1/12 + · Tiết kiệm gửi góp không theo định kỳ. - Đặc điểm khác với tiết kiệm gửi góp hàng tháng là hình thức tiết kiệm mà khách hàng có thể gửi tiền nhiều lần vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm gửi góp và được rút tiền một lần khi đến hạn. Nó có số dư hợp đồng góp không cố định, số tiền gửi góp và số tiền gửi góp mỗi kỳ không cố định, ngày đến hạn của tài khoản tiết kiệm gửi góp là cố định và được xác định ngay từ khi mở tài khoản. - Cách tính và trả lãi : lãi được trả khi tài khoản đến hạn theo công thức sau: Tiền lãi = số tiền gửi góp kỳ 1 * lãi suất * số ngày thực gửi góp kỳ 1/365 + số tiền gửi góp kỳ 2 * lãi suất * số ngày thực gửi góp kỳ 2/365 + …………. số tiền gửi góp kỳ cuối * lãi suất * số ngày thực gửi góp kỳ cuối/365 Số ngày thực gửi góp của mỗi kỳ là khoảng thời gian từ ngày khách hàng gửi số tiền của kỳ đó đến ngày đến hạn của tài khoản gửi góp. · Tiết kiệm VND đảm bảo bằng USD. - Đặc điểm khác với các loại hình tiền gửi tiết kiệm khác là khách hàng được đảm bảo toàn bộ số tiền gốc bằng USD. Số tiền USD được quy đổi theo tỷ giá mua chuyển khoản do Ngân hàng Nông nghiệp công bố tại ngày khách hàng nộp tiền. Đến hạn, khách hàng được thanh toán số tiền gốc bằng số tiền quy đổi USD khi gửi nhân với tỷ giá mua chuyển khoản tại ngày đến hạn. Loại tiền gửi là VND với số tiền gửi tối thiểu 5.000.000 VND. - Lãi suất là lãi suất có kỳ hạn của loại hình tiết kiệm đồng Việt Nam được đảm bảo bằng USD tương ứng với kỳ hạn gửi, được công bố công khai tại các điểm giao dịch Cách thức trả gốc, lãi khi đến hạn: Tiền lãi = Tiền gốc VND khi gửi * Lãi suất * Kỳ hạn Tiền gốc khi đến hạn = Số tiền quy đổi USD khi đổi * Tỷ giá mua chuyển khoản của Ngân hàng Nông nghiệp tại ngày đến hạn. Như vậy, nếu số tiền gốc khi đến hạn lớn hơn tiền gốc khi gửi, thì Ngân hàng Nông nghiệp phải trả thêm cho khách hàng khoản chênh lệch này để bù đắp tiền gốc khi gửi do tăng tỷ giá ngày đến hạn. Ngược lại, nếu số tiền gốc khi đến hạn nhỏ hơn số tiền gốc khi gửi , thì Ngân hàng Nông nghiệp thu thêm của khách hàng khoản chênh lệch này do cam kết ban đầu để bù đắp tiền gốc mà Ngân hàng Nông nghiệp chi trả do giảm tỷ giá ngày đến hạn. · Tiết kiệm bằng VND đảm bảo giá trị theo giá vàng. - Đặc điểm : Khi sử dụng loại hình tiết kiệm này khách hàng sẽ có một số tiện ích như : Khách hàng được đảm bảo toàn bộ số tiền gốc bằng vàng miếng tiêu chuẩn AAA 99,99% do Ngân hàng Nông nghiệp sản xuất. Số tiền gửi được quy đổi ra số lượng vàng miếng tiêu chuẩn AAA 99,99% do Ngân hàng Nông nghiệp sản xuất theo giá mua vào tại thời điểm gửi do Ngân hàng Nông nghiệp công bố. Đến hạn, khách hàng được thanh toán số tiền gốc theo số lượng vàng miếng tiêu chuẩn AAA 99,99 % do Ngân hàng Nông nghiệp sản xuất nhân với giá mua tại thời điểm thanh toán do Ngân hàng nông nghiệp công bố. - Lãi suất là lãi suất có kỳ hạn của loại hình tiết kiệm đồng VND được bảo đảm giá trị theo giá vàng tương ứng với kỳ hạn gửi, được công bố công khai tại các điểm giao dịch. kỳ hạn Lãi suất (%/năm) Có kỳ hạn 03 tháng 5,70 Có kỳ hạn 06 tháng 6,00 Có kỳ hạn 09 tháng 6,30 Có kỳ hạn 12 tháng 6,50 Bảng biểu lãi suất của tiền gửi tiết kiệm VND bảo đảm giá trị theo vàng đầu tháng 2/2009 của Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội. Cách thức trả gốc và trả lãi : Trả lãi khi đến hạn. Tiền lãi = Tiền gốc VND khi gửi * Lãi suất * Kỳ hạn. Tiền gốc khi đến hạn = Số lượng vàng miếng tiêu chuẩn AAA 99,99% do Ngân hàng Nông nghiệp sản xuất ghi trên sổ * Giá mua vàng miếng tiêu chuẩn AAA 99,99% do Ngân hàng Nông nghiệp sản xuất tại ngày đến hạn. Như vậy, nếu số tiền gốc khi đến hạn lớn hơn số tiền gốc khi gửi thì Ngân hàng Nông nghiệp phải trả thêm cho khách hàng khoản chênh lệch này để bù đắp tiền gốc khi gửi do tăng giá vàng ngày đến hạn. Ngược lại, nếu số tiền gốc khi đến hạn nhỏ hơn tiền gốc khi gửi, thì Ngân hàng Nông nghiệp thu thêm của khách hàng khoản chênh lệch này do cam kết ban đầu để bù đắp tiền gốc mà Ngân hàng Nông nghiệp chi trả do giảm giá vàng ngày đến hạn. · Tiết kiệm bằng vàng. - Đặc điểm: Khách hàng có một số tiện ích như: Khách hàng gửi tiết kiệm bằng vàng được quy đổi theo vàng miếng tiêu chuẩn AAA 99,99% do Ngân hàng Nông nghiệp sản xuất. Đến hạn, khách hàng được thanh toán vốn gốc bằng vàng miếng tiêu chuẩn AAA 99,99% hoặc bằng số tiền quy đổi giá trị tương đương theo giá mua vào tại thời điểm thanh toán do Ngân hàng Nông nghiệp công bố. Lãi được tính và quy đổi theo giá mua vào, thanh toán bằng VND. Số lượng gửi tối thiểu 1 chỉ hoặc bội số của 1 chỉ vàng tiêu chuẩn. Kỳ hạn gửi 3,6,9,12 và 24 tháng. - Lãi suất là lãi suất có kỳ hạn của loại hình tiết kiệm bằng vàng tương ứng với kỳ hạn gửi, được công bố công khai tại các điểm giao dịch Cách thức trả lãi: Trả lãi khi đến hạn và được quy đổi về VND theo giá mua vào vàng miếng tiêu chuẩn do Ngân hàng Nông nghiệp công bố tại thời điểm thanh toán. Công thức tính lãi: Lãi = Vốn gốc khi gửi * Lãi suất * Kỳ hạn. Trường hợp khách hàng có nhu cầu lĩnh vốn gốc bằng VND, thì số vàng gốc khi giử sẽ được quy đổi theo giá mua vào của Ngân hàng Nông nghiệp đối với vàng miếng tiêu chuẩn 99,99% tại thời điểm thanh toán. 2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội 2.3.1. Những kết quả đạt được. Năm 2007, số dư tài khoản tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội vào ngày 31/12/2007 là trên 1052 tỷ VND. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là trên 6,691 tỷ VND; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là trên 365 tỷ VND; tiền gửi tiết kiệm khác là trên 680 tỷ VND. Đây là những con số thể hiện sự phát triển ổn định của Ngân hàng Nông nghiệp trong năm 2007. Năm này, Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO nên cũng có nhiều cơ chế mới buộc các doanh nghiệp và Ngân hàng phải có những chuyển biến thích hợp để tiếp tục tồn tại và phát triển. Ngân hàng Nông nghiệp là một trong những Ngân hàng như vậy. Với vai trò là một trong những Ngân hàng đầu ngành, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội nói riêng vẫn vững bước phát triển, xứng đáng là người dẫn đầu trong việc giúp đỡ người nông dân tiếp tục lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho họ cải thiện phần nào cuộc sống vốn khó khăn. Năm 2008, số dư tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng này tại thời điểm 31/12/2008 là 1.759 tỷ VND. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là trên 2,055 tỷ VND đã giảm so năm 2007; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là gần 260 tỷ VND giảm so năm 2007 và tiền gửi tiết kiệm khác là gần 1.498 tỷ VND tăng hơn 2 lần so năm 2007. Tại sao lại có sự biến động bất thường như vậy? Nguyên nhân là do năm 2008 là năm xảy ra lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam. Tỷ lệ lạm phát đã tăng lên đến mức hai con số buộc Chính phủ phải sử dụng các biện pháp bình ổn lạm phát như các chính sách tiền tệ thắt chặt, giảm tiền mặt trong nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã liên tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu làm cho các Ngân hàng thương mại thiếu vốn kinh doanh. Từ đó, các Ngân hàng thương mại phải tìm cách thu hút vốn một cách ồ ạt. Trong hoạt động thu hút tiền gửi tiết kiệm, đã diễn ra một cuộc chạy đua tăng lãi suất giữa các Ngân hàng này. Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội cũng không năm ngoài xu hướng đó. Ngân hàng này không những tăng lãi suất tiền gửi lên đến 19% mà còn đa dạng hoá các hình thức gửi tiền như tiết kiệm VND bảo đảm giá trị theo giá vàng, tiết kiệm VND bảo đảm giá trị theo USD, tiền gửi tiết kiệm có thưởng… Chính điều này làm khách hàng chuyển sang những hình thức tiết kiệm mới nhằm mang lợi nhuận cao hơn. Do đó, những hình thức tiết kiệm truyền thống bị thu hẹp về quy mô, còn những hình thức tiết kiệm mới lại phát triển nhanh chóng làm quy mô tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về vốn của Ngân hàng 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Tuy thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút thêm tiền gửi tiết kiệm, mặc dù đạt hiệu quả nhưng hiện tại Ngân hàng đang phải chịu lỗ ngắn hạn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trước đây lúc lạm phát cao, Ngân hàng đã tăng lãi suất lên quá cao( kịch trần 19%/năm) cho nên lãi suất cho vay ra cũng rất cao là 21%/năm là cao nhất. Với lãi suất cho vay cao như vậy nên có rất ít doanh nghiệp vay của Ngân hàng làm cho Ngân hàng bị thua lỗ vì chi phí huy động thì cao mà doanh thu thực tế thu được lại rất thấp. CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TỪ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 3.1. Định hướng cho hoạt động huy động vốn trong thời gian tới 3.1.1. Định hướng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh năm 2009 là: Về nguồn vốn, tăng trưởng tối thiểu 5% so với năm 2008. Dư nợ tăng trưởng từ 15% đến 20% so năm 2008. Tập trung cho vay ngắn hạn các thành phần kinh tế, chú trọng đầu tư đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất, tư nhân cá thể, tiêu dùng… Về dịch vụ, phấn đấu tăng 20 tỷ so năm 2008. Quỹ thu nhập phấn đấu tăng 30% so năm 2008. Các đồng chí trưởng phòng nghiệp vụ báo cáo tổng kết chuyên đề nghiệp vụ của Phòng, các phó giám đốc báo cáo tổng kết toàn diện hoạt động kinh doanh năm 2008. Nêu rõ thực trạng tại đơn vị, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm. Cần nêu rõ những thuận lợi khó khăn trong năm 2008. Phương hướng, mục tiêu, giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2009 theo định hướng phát triển kinh doanh của Ban giám đốc. Đây là định hướng hợp lý trong khoảng thời gian này. Nếu Ngân hàng khắc phục được những khó khăn trong năm trước và tiết tục phát huy tốt những thuận lợi của các năm vừa qua thì những mục tiêu trên đây được coi là khả thi. 3.1.2. Định hướng cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian tới Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tối thiểu 5% so năm 2008 thì Ngân hàng Nông nghiệp đã đề ra những biện pháp sau đây: Các phòng ban hội sở, Phòng giao dịch tập trung huy động vốn không kỳ hạn, có kỳ hạn từ các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội, nguồn vốn từ dự án… Chú trọng huy động vốn từ dân cư. Những trường hợp đặc biệt, phòng Kế hoạch chủ động báo cáo giám đốc để xử lý kịp thời. Mọi trường hợp nhận vốn từ các tổ chức tín dụng khác phải báo cáo giám đốc. Phòng Kế hoạch và các Phó giám đốc rà soát lại toàn bộ hợp đồng tiền gửi với lãi suất cao từ 10%/năm, có văn bản thỏa thuận lại với khách hàng hạ lãi suất theo lãi suất thị trường hiện tại. 3.2. Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng. Thường xuyên theo dõi biến động của thị trường vốn kịp thời nhằm có giải pháp hữu hiệu trong công tác huy động vốn như lãi suất, phương thức trả lãi, sản phẩm huy động vốn đảm bảo ổn định và tăng trưởng vững chắc nguồn vốn. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giới thiệu đến khách hàng. Làm cho khách hàng có những hiểu biết về những sản phẩm của Ngân hàng và những tiện ích của những sản phẩm đó. Từ đó mang lại những thuận lợi cho khách hàng trong việc chọn lựa loại hình dịch vụ thích hợp nhất. Đa dạng hóa hình thức tiết kiệm. Khi càng có nhiều hình thức tiết kiệm sẽ làm tăng khả năng lựa chọn của khách hàng. Từ đó, Ngân hàng sẽ tăng cơ hội kinh doanh. 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Với Ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương với vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế và là người đứng sau điều khiển các Ngân hàng thương mại thường xuyên phải đưa ra những quyết định buộc các ngân hàng thương mại phải thức hiện. Nhưng đôi lúc, những quyết định đó chưa thực sự phù hợp, gây khó khăn cho sự hoạt động của các Ngân hàng. Vì vậy, việc cụ thể hóa các chính sách, các quyết định bằng các văn băn hướng dẫn là cần thiết. Kịp thời, nhanh chóng trong việc đưa thông tin xuống Ngân hàng thương mại. Và nên đánh giá tình hình kinh tế cũng như tình hình hoạt động của các Ngân hàng để đưa ra các quyết định cho phù hợp. 3.3.2. Với khách hàng. Khách hàng nên tìm hiểu trước về sản phẩm, dịch vụ mình quan tâm để Ngân hàng dễ dàng phục vụ. Mỗi một Ngân hàng thường có rất nhiều loại sản phẩm cũng như nhiều loại hình dịch vụ. Vì vậy, khách hàng muốn được phục vụ nhanh chóng thì nên biết những thông tin liên quan đến loại hình dịch vụ hoặc sản phẩm mà mình đang có nhu cầu sử dụng Đề nghị khách hàng thực hiện đúng những trình tự thủ tục của Ngân hàng. Điều đó sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và Ngân hàng cũng sẽ phục vụ khách hàng được nhanh chóng hơn. . KẾT LUẬN Nhìn vào thực trạng của hoạt động thu hút tiền gửi tiết kiệm mấy năm gần đây của Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội, chúng ta đã thấy được phần nào tác động của nó đối với Ngân hàng này. Những ảnh hưởng tác động đến các thành phần kinh tế và những mặt còn hạn chế trong công tác huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ths Nguyễn Thị Thùy Dương đã hướng dẫn em hoàn thành bài viết này. Đề án là kết quả sự nỗ lực của bản thân, tuy vậy không thể tránh khỏi những thiếu xót, em kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và các bạn để chuyên đề hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 10/4/2009 Sinh viên Đào Thị Nguyệt Hằng Danh mục tài liệu tham khảo - Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân. - Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại của TS Nguyễn Minh Kiều. - Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại của GS. TS. Lê Văn Tư. - Lý thuyết tài chính tiền tệ của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân - Trang wed của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội - Trang wed của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Một số tài liệu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. - Và một số tài liệu khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22183.doc
Tài liệu liên quan