Kể từ khi thành lập năm 1998 đến nay, hoạt động xuất khẩu kính xây dựng luôn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động xuất khẩu của công ty.Nhờ đó, Công ty đã đạt được những thành công nhất định: Hàng năm đều nhận được bằng khen về thành tích xuất khẩu do Bộ Thương mại trao tặng. Ngoài ra công ty còn dành được một số giải thưởng quốc tế khác nữa như giải thưởng xây dựng quốc tế lần thứ 11 do tổ chức quốc tế EDITORAL OFFICE cấp tại Madrid-Tây Ban Nha năm 1999, giải thưởng Sao vàng quốc tế về chất lượng do tổ chức quốc tế BID chứng nhận năm 2000. Năm 2007, công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera được bộ Xây dựng bầu chọn là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín nhất. Hơn thế nưa, công ty được Vietnam Report đánh giá và xếp hạng trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất và hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam.
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu kính xây dựng của công ty vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Qua chuyên đề này, bằng những kiến thức đã được học kết hợp với những số liệu thực tế tại công ty, em đã phân tích những tồn tại để đưa ra một số giải pháp kiến nghị.
73 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu kính xây dựng của công ty cổ phần XNK Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
80
41.67
-Còn lại
23
13,77
36
20
37
19.27
Giới tính
Nam
97
58,08
100
55,56
108
56,25
Nữ
70
41,92
80
44,44
84
43,75
Tổng số lao động
167
100
180
100
192
100
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính- Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Viglacera 2007
Nhìn vào bảng trên có thể thấy, cơ cấu lao động của công ty là khá ổn định qua. Qua các năm, cùng với sự phát triển của công ty, số lượng lao động cũng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty. Lao động có trình độ đại học và trên đại học ngày càng tăng. Về giới tính, công ty có số lao động nam va nữ là tương đương nhau. Về độ tuổi, nhân viên trong công ty phần lớn là những người con trẻ tuổi, có sức khỏe, nhiệt huyết và trình độ. Tuy nhiên ta có thể thây số nhân viên có trình độ đại học còn chưa nhiều. Điều này được thể hiện rõ qua hình sau:
Hình 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty năm 2007
Số nhân viên có trình độ cao (đại học và trên đại học) mới chỉ chiếm 39% trong tổng số 192 nhân viên của công ty. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, đặc biệt khi tiến hành mở rộng thị trường xuất khẩu, công ty rất cần những nhân viên có năng lực, có trình độ về chuyên môn và ngoại ngữ. Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn khi tỉ lệ nhân viên có trình độ cao thấp. Do đó, trong thời gian tới, công ty cần tuyển những nhân viên có trình độ cao, đồng thời tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ cho những nhân viên hiện tại.
2.1.4.3 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera là một đơn vị thành viên của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, đây là một đơn vị Nhà nước. Vì vậy, một mặt nó chịu sự quản lý về mặt tổ chức, mặt khác được nhận vốn kinh doanh do Nhà nước và Tổng công ty cấp và còn có thể nhận được lượng vốn nhất định từ Ngân sách Nhà nước. Đây có thể nói là nguồn vốn ban đầu đảm bảo cho công ty hoạt động. Công ty phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn này trong quá trình kinh doanh của mình. Trong những năm qua nhờ có sự cố gắng vượt bậc về huy động vốn cán bộ công nhân viên trong Công ty, Tổng vốn kinh doanh của Công ty không ngừng tăng lên góp phần vào sự tăng trưởng chung của Công ty.
Bảng 2.3: Tổng vốn kinh doanh và cơ cấu vốn của công ty
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Vốn
Tỷ trọng (%)
Vốn
Tỷ trọng (%)
Vốn
Tỷ trọng (%)
Vốn
Tỷ trọng (%)
Vốn cố định
7,14
14
28,4
31,5
63,96
44,4
65,23
43,54
Vốn lưu động
43,9
86
61,62
68,5
80,04
55,6
84,60
56,46
Tổng cộng
51,04
100
90,02
100
144
100
149,83
100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2004-2007 –(Phòng kinh tế Công ty cổ phần XNK Viglacera)
Qua bảng trên ta thấy tổng số vốn của Công ty qua các năm đều tăng, năm sau tăng hơn năm trước tuy có sự thay đổi khá lớn của tỷ trọng giữa nguồn vốn cố định và vốn lưu động. Mặc dù vậy, xét về tuyệt đối thì cả vốn lưu động và vốn cố định của Công ty đều tăng qua các năm.
Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ đòi hỏi công ty phải tập trung nguồn lực đầu tư với chi phí khá lớn do đó với nguồn vốn ổn định và tăng đều qua các năm sẽ là điều kiện thuận lợi cho công ty khi tiến hành mở rộng thị trường xuất khẩu.
2.1.5 Tình hình kinh doanh của công ty
Trong những năm gần đây, tình hình kinh doanh của công ty khả quan nhưng chưa thực sự ổn định.
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004-2007
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
GT
TĐ
GT
TĐ
GT
TĐ
GT
TĐ
1
Tổng doanh thu
251.878,92
-
265.320,94
5,3
267.402,53
0,7
280.505,25
4,9
2
Tổng chi phí
248.430,67
-
261.677,74
5,3
264.127,99
0,9
277.070,26
4,2
2.1
Giá vốn hàng bán
232.063,03
-
244.147,05
5,1
244.163,69
0,01
256.127,71
3,7
2.2
Các loại thuế
696,09
-
719,5
3,3
714,37
-0,7
749,37
3,6
2.3
Chi phí bán hàng, quản lý
12.781,99
-
13.752,63
7,6
15.465,36
12,5
16.223,16
5,1
2.4
Lãi vay
2.889,56
-
3.058,56
3,8
3.784,57
23,7
3.970,01
4,6
3
Lợi nhuận
3.448,25
-
3.643,2
5,5
3.274,54
-10
3.434,99
2,3
Nguồn: Phòng kinh tế - Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera
Qua bảng số liệu trên ta hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao với mức lợi nhuận hàng năm tương đối cao. Cụ thể năm 2004 doanh thu là 251.878,82 triệu đồng, năm 2005 đạt 265.320,94 triệu đồng tăng 5,34% so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu đạt 267.402,53 triệu đồng, mặc dù lợi nhuận giảm nhưng doanh thu vẫn tăng 0,78%. Năm 2007, doanh thu đã tăng 4,9% đạt 280.505,25 triệu đồng.
Để nắm rõ hơn nữa về tình hình tiêu thụ hàng hoá và tình hình cung ứng hàng hoá của Công ty trong thời gian qua, ta sẽ đi phân tích rõ hơn một số chỉ tiêu có liên quan như: tốc độ tăng của lợi nhuận hàng năm, tỷ suất lợi nhuận của vốn, hiệu suất sử dụng vốn, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí dựa vào bảng số liệu trên:
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện chỉ tiêu về lợi nhuận, doanh thu, chi phí
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Tốc độ tăng của lợi nhuận
-
5,56
-10,12
4,91
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
1,39
1,39
1,24
1,32
Tỷ suất lợi nhuận của vốn
6,8
4
2,3
2,9
Hiệu suất sử dụng vốn
493,5
294,7
185,7
234,2
Nguồn: Phòng kinh tế - Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera
Nhìn vào bảng trên ta thấy lợi nhuận năm 2005 tăng 5,56% so với năm 2004, nhưng đến năm 2006 lại giảm 10,12% so với năm 2005 mặc dù doanh thu vẫn tăng nhưng chí phí kinh doanh cũng đồng thời tăng lên. Tuy nhiên, đến năm 2007, nhờ có những điều chỉnh hợp lý, lợi nhuận của công ty đã tăng 4,91% so với năm 2006.
Nếu nhìn vào chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí ta cũng thấy được lợi nhuận qua việc kinh doanh. Năm 2005, cứ bỏ 1 đồng chi phí thì thu về được 0,39 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2006 thì lợi nhuận lại giảm đi chỉ còn thu được 0,24 đồng lợi nhuận. Năm 2007, 1 đồng chi phí của công ty thu về được 0,32 đồng lợi nhuận. Còn xét về hiệu suất sử dụng vốn cho thấy 1 đồng vốn thì tạo 493,5 đồng lợi nhuận năm 2004; năm 2005 là 294,7 đồng; năm 2006 là 185,7 đồng; năm 2007 đã tăng lên là 234,2 đồng. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả, chỉ tiêu này có xu hướng giảm xuống điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty giảm do vốn cố định tăng lên.
Có thể thấy, nhìn chung công ty đang làm ăn có hiệu quả tuy nhiên tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận của công ty không cao. Đây có thể là động lực để công ty tiến hành mở rộng thị trường xuất khẩu kính xây dựng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận.
2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu kính xây dựng của công ty
Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu kính xây dựng của công ty trong thời gian qua chịu ảnh hưởng của những nhân tố sau:
2.2.1 Các nhân tố khách quan
Các chính sách kinh tế của chính phủ có liên quan đến hoạt động xuất khẩu: Trong thời gian qua Nhà nước luôn tạo điều kiện cho những doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu tham gia những hội chợ triển lãm quốc tế, hay đi theo những đoàn làm việc của chính phủ ra nước ngoài để tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, thủ tục xuất khẩu của nước ta vẫn còn rườm rà, phức tạp khiến các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, tốn kém thời gian và chi phí phát sinh. Ví dụ như thủ tục nộp thuế xuất khẩu tại Việt Nam mất đến 15 ngày.
Sự cạnh tranh của sản phẩm của những nước khác, đặc biệt từ Trung Quốc: Hiện nay, sản phẩm kính xây dựng của Trung Quốc đang có ưu thế hơn về giá thành. Cụ thể, giá kính trắng xuất khẩu của công ty là 3.12 USD/m2 trong khi giá sản phẩm tương tự tại Trung Quốc chỉ ở mức 2.9-3 USD/m2. Nguyên nhân của tình trạng này là do hầu hết các nhà máy sản xuất kính thuộc tổng công ty Viglacera cũng như các công ty tại Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu sản xuất kính như ôxit sắt đỏ, công cụ máy móc cắt kính, máy kéo kính để phục vụ cho công việc sản xuất kính. Điều này dẫn đến giá thành kính cao hơn so với giá kính của các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.
Tiêu chuẩn kĩ thuật: Những quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật về kính xây dựng như giá trị truyền nhiệt của những nước phát triển ngày càng trở nên nghiêm ngặt. Điều này làm công ty khó có thể mở rộng thị trường sang những nước phát triển mà không phải nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.2.2 Các nhân tố chủ quan
Vốn kinh doanh của công ty còn hạn chế nên công tác nghiên cứu thị trường chưa được đầu tư nhiều. Do đó hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty bị ảnh hưởng.
Chất lượng sản phẩm kính xây dựng phụ thuộc vào những đơn vị thành viên trong Tổng Công ty. Công ty không thể tự định đoạt chất lượng mặt hàng của mình. Đây là một khó khăn rất lớn của công ty. Công ty không thể mở rộng sang những thị trường có tiêu chuẩn kĩ thuật cao hơn đặc điểm kĩ thuật của sản phẩm.
Nguồn nhân lực của công ty còn hạn chế. Tỉ lệ số nhân viên có trình độ cao còn thấp. Số nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm 39% tổng số nhân viên trong công ty. Đây là một tỉ lệ thấp so với mặt bằng chung của những công ty thương mại kinh doanh xuất khẩu.
2.3 Thực trạng hoạt đông mở rộng thị trường xuất khẩu kính xây dựng của công ty
2.3.1 Các hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu kính xây dựng của công ty
2.3.1.1 Nghiên cứu thị trường
Trong thời gian qua, công ty tiến hành nghiên cứu thị trường bằng 2 phương pháp chủ yếu:
Nghiên cứu tại bàn:
Nghiên cứu các thông tin từ tài liệu xuất bản trong và ngoài nước và không xuất bản (tài liệu nội bộ của các cơ quan, tổ chức), internet…Đây là phương pháp chủ yếu mà công ty thực hiện trong thời gian qua. Vì đây là phương pháp có chi phí thấp nhất, dễ thực hiện nhất. Tuy nhiên thông tin không được thường xuyên cập nhật nên hiệu qua không cao.
Nghiên cứu tại thị trường:
Hàng năm, công ty đều cử các đoàn cán bộ sang nghiên cứu thị trường và tiếp xúc với các địa lý và khách hàng ở các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên số lần còn ít và các thị trường chủ yếu là các nước trong khu vực Châu Á.
Nguồn thông tin mà công ty sử dụng chủ yếu là nguôn thông tin thứ cấp do chi phí rẻ. Tuy nhiên nguồn thông tin này lại thiếu tính cập nhật.
Nội dung nghiên cứu thị trường của công ty chủ yếu là nhu cầu thị trường, cơ cấu của thị trường, các đối thủ cạnh tranh…
2.3.1.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu
Sau khi thực hiện nghiên cứu thị trường và có những số liệu phân tích về các thị trường, công ty tiến hành lựa chọn thị trường xuất khẩu. Khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Nam Phi là những khu vực thị trường mà công ty thường chọn do:
Tiêu chuẩn kĩ thuật phù hợp với sản phẩm của công ty
Thị trường tiềm năng, nhu cầu lớn do các nước trong khu vực đều đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu kính cho xây dựng rất lơn.
2.3.1.3 Xác định chiến lược và phương thức mở rộng thị trường xuất khẩu
Cho đến nay, công ty vẫn áp dụng chiến lược phân tán và mở rộng thị trường theo chiều rộng. Công ty cố gắng mở rộng đồng thời ra nhiều thị trường nhằm tránh rủi ro và quản lý cũng sẽ được linh hoạt hơn. Thực tế cho thấy, những năm vừa qua kim ngạch xuất khẩu kính xây dựng và cơ cấu thị trường có biến động khá lớn. Như năm 2004, 2005, Campuchia là thị trường xuất khảu lớn nhất của công ty nhưng đến năm 2006, 2007, kim ngạch xuất khẩu kính xây dựng tại Campuchia của công ty đã giảm sút. Năm 2005, công ty đã mở rộng xuất khẩu sang thị trường Ghana nhưng lại đánh mất thị trường đó năm 2006. Do đó, trong thời gian tới, công ty sẽ sử dụng chiến lược tập trung, mở rộng thị trường theo chiều sâu.
2.3.1.4 Đàm phán và kí kết hợp đồng
Nhận thức được tầm quan trọng của đàm phán, công ty đã cử một số cán bộ chủ chốt tham gia những khóa nâng cao kĩ năng đàm phán. Do đó, cho đến nay, các hợp đồng đều đem lại lợi ích cho công ty, giữ được mối quan hệ làm ăn với nhiều đối tác.
Đối với việc kí kết hợp đồng, phó giám đốc hoặc giám đốc sẽ trực tiếp kí kết hợp đồng xuất khẩu.
2.3.1.5 Hoạt động Marketing quốc tế trên thị trường xuất khẩu
Các hoạt động marketing quốc tế của công ty tại các thị trường xuất khẩu chủ yếu nhằm xây dựng thương hiệu của công ty. Tuy nhiên, trong thời gian qua, những hoạt động này của công ty chưa thực sự được chú trọng. Công ty chủ yếu tham gia các hội chợ, triển lãm, phát hành các catalogue và quảng cáo nhưng mức độ rất hạn chế. Trong giai đoạn 2004-2007, công ty đã tham gia 4 hội chợ tổ chức tại Nga, Thái Lan, Hàn Quốc và Australia. Những hội chợ như thế đều là cơ hội tốt cho công ty quảng bá hình ảnh của mình và kí kết được những đơn đặt hàng mới.
2.3.2 Kết quả hoạt động mở rộng thị trường của công ty đến năm 2007
2.3.2.1 Số lượng thị trường xuất khẩu
Trong gian đoạn 2004-2007, có thể nói công ty đã thực hiện xuất khẩu kính xây dựng sang khá nhiều thị trường khác nhau. Tuy nhiên qua các năm, số lượng thị trường xuất khẩu của công ty có sự thay đổi, có năm tăng, có năm giảm. Điều này cho thấy sự không ổn định trong hoạt động mở rộng thị trường theo chiều rộng của công ty. Số lượng thị trường của công ty được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 2.4 : Số lượng thị trường xuất khẩu kính xây dựng giai đoạn 2004-2007
Số lượng thị trường xuất khẩu kính xây dựng của công ty trong thời gian qua không ổn định. Số thị trường thay đổi từ 3 đến 4 thị trường. Năm 2004, công ty xuất khẩu sang 11 thị trường nhưng đến năm 2005 và 2006 thi chỉ còn 8 thị trường. Năm 2007, số thị trường của công ty tăng lên thành 13 thị trường. Điều này cho thấy, hoạt động mở rộng thị trường của công ty trong năm 2007 có hiệu quả, tuy nhiên nhìn chung thì không hiệu quả. Nguyên nhân của tình trạng này là do công ty tập trung mở rộng thị trường theo chiều rộng. Có những thị trường mới mở được thì năm sau lại bị mất.
2.3.2.2 Quy mô và cơ cấu thị trường xuất khẩu
Quy mô thị trường
Quy mô thị trường xuất khẩu kính xây dựng của công ty trong thời gian qua có nhiều thay đổi. Tổng kim ngạch xuất khẩu kính luôn có chiều hướng tăng lên, đóng góp một tỷ lệ lớn trong kim ngạch xuất khẩu chung của toàn công ty. Vì vậy, kính xây dựng tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu kính của công ty chỉ là một số thị trường, những thị trường còn lại có kim ngạch xuất khẩu không đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu kính theo thị trường của công ty được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu kính giai đoạn 2004-2007
Đơn vị: USD
TT
Số lượng
Thị trường
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Campuchia
1 526 047.29
2 354 208,26
2 185 248,51
2 402 871,13
2
Bangladesh
225 425,17
61 048,93
87 850,94
3
Gana
17 941,15
4
Australia
6 569,22
5 362,84
5
India
329 150,74
692 481,90
2 228 113,44
2 541 300,57
6
Thái Lan
505 846,60
2 265 249,28
167 506,17
552 075,93
7
South Korea
14 953,62
8
South Africa
169 585,95
50 192.89
799 811,61
747 672,16
9
Lào
21 352,63
50 801,98
10
Philippines
73 841,85
292 023,45
563 162,75
11
Đài Loan
84 717,29
9 528,41
100 404,73
109 318,78
12
Singapore
26 487,87
19 165,18
13
Mỹ
30 467,85
144 636,28
14
Malaysia
23 410,52
103 017,28
162 461,6
15
Tổng
2 988 701,91
5 474 061,37
5 902 613,08
7 242 043,90
Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu – Công ty cổ phần XNK Viglacera
+ Thị trường Châu Á: Đối với thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Philippines, Malaysia, Thái Lan ... đây là những thị trường gần với Việt Nam nên có nhiều nét tương đồng về thị hiếu tiêu dùng cũng như lợi thế trong việc giảm chi phí vận chuyển hàng hoá. Trong năm 2007 doanh thu từ việc xuất khẩu kính sang Malaysia đạt 162.461,6 USD, Philippines đạt 563.162,75 USD, Thái Lan đạt 552.075,93 USD, Campuchia đạt 2.402.871,13 USD . Có thể thấy, Campuchia là thị trường đem lại doanh thu lớn nhất đối với sản phẩm kính xây dựng cho công ty. Triển vọng xuất khẩu sản phẩm kính xây dựng tại khu vực thị trường này là rất khả quan và được công ty coi như là một khu vực thị trường trọng điểm.
Tại những thị trường còn lại trong khu vực châu Á như: Hàn Quốc, Bangladesh, Đài Loan, Ấn Độ... Cho đến thời điểm hiện nay các sản phẩm kính xây dựng đã được xuất khẩu sang những thị trường này nhưng với lượng rất ít, không đáng kể, năm 2004 Công ty mới chỉ xuất sang Hàn Quốc 5.579.71 m2 kính trắng. Việc xuất khẩu kính sang thị trường này đã bị dừng lại một thời gian dài do chất lượng và mẫu mã sản phẩm kính của Việt Nam chưa được thị hiếu của người tiêu dùng trong những nước này. Gần đây, Hàn Quốc đã trở thành một thị trường mạnh đầy tiềm lực kinh tế và nhu cầu xây dựng rất lớn. Công ty đang tiến hành nghiên cứu thị trường này để tìm cách thâm nhập lại.
+ Khu vực Đông Âu: Bao gồm Nga, Ucraina, Balan, Rumani, Nam Tư... Để có thể xuất khẩu vào thị trường này, sản phẩm kính xây dựng của Công ty đã và đang phải đối mặt với một số khó khăn như phải chịu chi phí vận chuyển lớn, thuế nhập khẩu cao, phí hải quan cao, đồng thời phải cạnh tranh với các sản phẩm chất lượng cao.
+ Khu vực thị trường Hoa Kỳ, Canada và các nước Trung, Nam Mỹ: trong thời gian tới, Hoa Kỳ và Châu Mỹ La Tinh sẽ được coi là khu vực thị trường quan trọng nhất và khó thâm nhập nhất trong chiến lược mở rộng thị trường của Công ty. Đối với thị trường Hoa Kỳ, việc hiệp định thương mại Việt-Mỹ đi vào thực thi đã tạo cơ hội cho các sản phẩm kính xây dựng của Công ty được cạnh tranh tương đối bình đẳng với các nhà xuất khẩu Châu Á khác trong phạm vị thị trường rất lớn với dung lượng tiêu thụ hàng nhập khẩu được xếp vào loại hàng đầu trên thế giới. Để tiếp cận nhanh chóng thị trường này, công ty đã triển khai thành lập chi nhánh tại Mỹ nhẵm xúc tiến hoạt động xuất khẩu sang thị trường trong thời gian sắp tới.
Cơ cấu thị trường
Cơ cấu thị trường xuất khẩu kính xây dựng của công ty thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu kính xây dựng giai đoạn 2004-2007
(Đơn vị:%)
TT
Số lượng
Thị trường
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Campuchia
51
43
37
33,1
2
Bangladesh
7,5
1,1
0
1,2
3
Gana
0
0,3
0
0
4
Australia
0,2
0
0
0,1
5
Ấn độ
11
12,7
37,7
35,1
6
Thái Lan
16,9
41,4
2,8
7,6
7
Hàn Quốc
0,5
0
0
0
8
Nam Phi
5,7
9,1
13,6
10,3
9
Lào
0,7
0
0
0,7
10
Philippines
2,5
0
4,9
7,8
11
Đài Loan
2,8
0,2
1,7
1,5
12
Singapore
0
0
0,4
0,2
13
Mỹ
1
0
0
2
14
Malaysia
0
0,4
1,7
2,2
15
Tổng
100
100
100
100
Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu – Công ty cổ phần XNK Viglacera
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy Campuchia và Ấn độ là hai thị trướng lớn nhất của công ty. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ chiếm 35,1%, sang Campuchia là 33,1, tiếp đến là Nam Phi – 10,3%, Philipines – 7,6% và Thái Lan – 7,6%. Đây là những thị trường chính của công ty – chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu kính xây dựng của công ty. Trong những thị trường này, kim ngạch xuất khẩu tại thị trường Ấn độ có sự tăng trưởng khá cao. Ta có thể thấy rõ hơn qua biểu đồ dưới đây:
Hình 2.5: Kim ngạch xuất khẩu kính xây dựng tại thị trường Ấn Độ
Nguồn: Phòng Kinh doanh Xuất Nhập Khẩu – công ty cổ phần XNK Viglacera
Đạt được điều này là do trong những năm vừa qua, nhu cầu về kính xây dựng của Ấn Độ khá cao. Do đã có một số bạn hàng lâu năm tại thị trường này và thương hiệu của công ty đã được khẳng định nên công ty đã tận dụng được cơ hội. Kim ngạch xuất khẩu tại Ấn Đố đã tăng từ 329 150,74 USD lên 2 541 300,57 USD
Bên cạnh những thị trường chính, những thị trường phụ của công ty chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ dưới 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu kính của công ty. Những thị trường này khá ổn định nhưng kim ngạch xuất khẩu lại thấp. Do đó, cần một chiến lược xúc tiến, mở rộng thị trường theo chiều sâu tại những thị trường này.
2.3.3 Đánh giá khả năng thực hiện các chỉ tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu kính xây dựng của công ty
Tính toán những chỉ tiêu mở rộng thị trường căn cứ vào thực tiễn hoạt động mở rộng thị trường của công ty trong thời gian qua sẽ giúp chúng ta
đánh giá được mức độ mở rộng thị trường của công ty.
Tốc độ mở rộng thị trường
Ta tính được tốc độ mở rộng thị trường của công ty trong giai đoạn 2004-2007 như sau:
Bảng 2.7: Tốc độ mở rộng thị trường của công ty giai đoạn 2004-2007
Năm
Số thị trường
2004
2005
2006
2007
Số thị trường hiện tại (1)
11
11
8
8
Số thị trường mới mở (2)
-
2
1
0
Số thị trường để mất (3)
-
5
2
0
Số thị trường khôi phục (4)
-
0
1
4
Số thị trường thực
(5)=(1+2-3+4)
11
8
8
13
Tốc độ mở rộng thị trường (t)
-
0.72
1
1.6
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu – công ty cổ phần XNK Viglacera
Dựa vào bảng trên ta thấy, tốc độ mở rộng thị trường của công ty 2 năm gần đây đều lớn hơn hoặc bằng 1. Năm 2006, công ty không mở rộng thêm được thị trường nào nhưng đến năm 2007, công ty đã mở rộng thêm được 5 thị trường. Như vậy, sau 3 năm, công ty mới mở rộng thêm được 2 thị trường. Tuy vậy, hoạt động mở rộng thị trường theo chiều rộng của công ty chưa thực sự hiệu quả. Năm 2005, công ty mở rộng xuất khẩu sang 2 thị trường nhưng để mất 5 thị trường. Năm 2006 cũng tương tự, công ty mở rộng sang 1 thị trường nhưng lại để mất 2 thị trường. Năm 2007, công ty khôi phục lại 4 thị trường nhưng không mở rộng thêm được thị trường nào.
Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu kính xây dựng bình quân (quy mô thị trường bình quân của doanh nghiệp)
Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quân thể hiện được kết quả mở rộng thị trường xuất khẩu theo giá trị xuất khẩu. Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu kính xây dựng bình quân của công ty được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Hình 2.6: Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu kính xây dựng của công ty giai đoạn 2004-2007
Từ bảng trên, ta có thể tính được tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân của công ty: K = 1,97
Như vậy K > 1, kim ngạch xuất khẩu kính xây dựng bình quân của công ty trong 4 năm có xu hướng tăng lên.
Qua đây, ta thấy khả năng mở rộng thị trường của công ty theo chiều rộng có hạn chế nhưng hoạt động mở rộng thị trường theo chiều sâu lại thành công tại một số thị trường nên kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn tăng hằng năm.
2.4 Đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu kính xây dựng của công ty
2.4.1 Những ưu điểm trong hoạt động mở rộng thị trường kính xây dựng của công ty
Trong 4 năm từ năm 2004 đến năm 2007, hoạt động mở rộng thị trường kính xây dựng của công ty có những ưu điểm sau:
Nhìn chung thị trường của công ty được mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Thị trường được mở rộng hơn trước: từ 11 thị trường năm 2004 lên 13 năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu cũng tăng 2,4 lần.
Công ty đã nỗ lực và mở rộng xuất khẩu sang những thị trường lớn nhưng khó tính như Mỹ, Úc. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong vấn đê tiêu chuẩn chất lượng cũng như sức ép cạnh tranh gay gắt từ các công ty quốc tế, năm 2007, công ty đã khôi phục lại 2 thị trường “khó tính” là Mỹ và Úc.
Trong số các thị trường thì thị trường Campuchia và Ấn độ là hai thị trường được công ty mở rộng theo chiều sâu tốt thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu lớn và ổn định.
Kim ngạch xuất khẩu kính xây dựng tiếp tục đóng góp tỉ lệ lớn nhất vào doanh thu của công ty. Tăng 2,4 lần so với năm 2004, kim ngạch xuất khẩu kính xây dựng tiếp tục chiếm hơn 90% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty.
Công ty chú trọng mở rộng thị trường theo chiều sâu, tạo mối quan hệ với nhiều bạn hàng. Dó đó, tuy gặp khó khăn tại một số thị trường nhưng công ty vẫn đảm bảo kim ngạch xuất khẩu tăng qua các năm. Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng thiết lập mối quan hệ với những bạn hàng mới.
2.4.2 Những tồn tại trong hoạt động mở rộng thị trường kính xây dựng của công ty
Hoạt động mở rộng thị trường của công ty còn những tồn tại:
Trong giai đoạn 2004-2007, số thị trường của công ty tăng lên từ 11 lên 13 thị trường tuy nhiên hàng năm công ty đánh mất từ 2 đến 5 thị trường. Năm 2007, công ty không mở rộng thêm được thị trường mới nào. Vì vậy mặc dù đã nỗ lực và mở rộng thị trường xuất khẩu thành công sang Mỹ, Úc nhưng công ty lại đánh mất một số thị trường tiềm năng khác. Điều này cho thấy công ty mở rộng theo chiều sâu tại một số thị trường rất kém hiệu quả.
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường của công ty không ổn định. Tại một số thị trường như Nam Phi hay Thái Lan, kim ngạch xuất khẩu giữa các năm nhiều khi có biến động rất lớn.
Công ty không thể mở rộng sang một số thị trường hoặc bị mất thị trường do bị cạnh tranh quá gay gắt , do giá bán của công ty còn cao hay do tiêu chuẩn kĩ thuật tại thị trường đó cao hơn so với sản phẩm của công ty.
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại
Nguyên nhân chủ quan
Hoạt động Marketing của công ty không được quan tâm đúng mức. Các hoạt động marketing của công ty rất hạn chế, chủ yếu là ở các hội chợ thương mại, triển lãm quốc tế. Các công cụ và phương tiện khác hầu như không có. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm công ty đánh mất những thị trường mới mở rộng.
Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty chưa hiệu quả: Nghiên cứu thị trường có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động mở rộng thị trường, nghiên cứu thị trường hiệu quả giúp công ty có được cái nhìn tổng quát và cơ bản nhất về thị trường tiềm năng. Do chưa được đầu tư đúng mức nên những thông tin đem lại từ hoạt động nghiên cứu thị trường thường thiếu cập nhật. Nguồn thông tin mà công ty sử dụng chủ yếu là nguồn thông tin thứ cấp. Những thông tin về khách hàng công ty rất thiếu. Quá trình phân tích những thông tin thu được không chuyên nghiệp mà chủ yếu dựa vào những đánh giá dựa trên kinh nghiệm. Ngoài ra, một nguyên nhân chủ yếu nữa là công ty chưa có phòng Marketing riêng. Các nhân viên của phòng xuất nhập khẩu vẫn phải kiêm nghiệm cả việc nghiên cứu thị trường. Do không đúng với chuyên môn nên hiệu quả còn rất thấp. Vì vậy, nhìn chung công ty vẫn chưa đánh giá được xu hướng biến động của các thị trường nước ngoài để có thể đưa ra những điều chỉnh thích hợp. Hơn nưa, công ty còn bỏ quả nhiều cơ hội vì thiếu thông tin hoặc thu thập thông tin không kịp thời.
Đội ngũ nhân viên có trình độ cao còn ít. Hiện nay, tỉ lệ nhân viên có trình độ đại học và trên đại hoc chỉ có 39%. Hơn nưa, trình độ nhân viên trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, ngoại ngữ, nghiệp vụ ngoại thương, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế. Hoạt động mở rộng thị trường đòi hỏi nhân viên phải năng động, thông thạo ngoại ngữ và nghiệp vụ ngoài thương. Thiếu những kiến thức này sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho hoạt động mở rộng thị trường của công ty. So với các nước khác, trình độ lao động của nước ta đã yếu kém hơn, việc đội ngũ lao động có trình độ thấp là một điểm yếu rất lớn và gây ra nhiều khó khăn cho công ty.
Nguyên nhân khách quan
Sự phụ thuộc vào nguồn hàng của các đơn vị sản xuất trong tổng công ty: Nguồn hàng của công ty là sản phẩm của các đơn vị thành viên trong tổng công ty. Công ty phải phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng sản xuất của các đơn vị này, nhất là giá cả và chất lượng kính xây dựng. Hiện nay, hầu hết nguyên vật liệu dùng để sản xuất kính xây dựng vẫn đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Việc nhập khẩu nguyên vật liệu làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Giá sản phẩm sẽ phải chịu sự ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài. Nếu giá nguyên vật liệu có biến động cũng làm giá của sản phẩm biến động theo. Khi giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao thì công ty phải nâng giá bán sản phẩm. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của sản phẩm. Do phụ thuộc vào các công ty thành viên trong tổng công ty nên nhiều lần có được đơn đặt hàng mà công ty không thể thực hiện được vì thiếu hàng. Vì vậy việc mở rộng thị trường xuất khẩu kính xây dựng không đạt được hiệu quả cao nhất.
Nhà nước chưa có những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin và nhân lực: Thông tin là một trong những yếu tố quan trọng đối với một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Doanh nghiệp nào nắm chắc được thông tin chính xác và cập nhật thông tin về thị trường nước ngoài sẽ hạn chế được nhiều rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên có rất nhiều thông tin mà doanh nghiệp khó có thể tiếp cận được mà Nhà nước mới có thể tiếp cận và cung cấp cho các doanh nghiệp được. Vì vậy, nếu nhà nước tổ chức nhiều chương trình cung cấp thông tin cũng như tăng cường sự trao đổi thông tin giữa Nhà nước và doanh nghiệp sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua Nhà nước vẫn chưa có chương trình hỗ trợ, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Bên cạnh thông tin, nguồn nhân lực cũng đóng vai trò sống còn trong hoạt động của doanh nghiệp. Sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ giúp giải quyết được tình trạng thiếu nhân viên có chuyên môn và trình độ cao của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.
Thủ tục xuất khẩu: Các thủ tục hải quan tại Việt Nam hiện này còn nhiều công đoạn rườm rà như thủ tục nộp thuế xuất khẩu mất đến 15 ngày. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của doanh nhiệp và hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Bởi vì, việc chậm trễ trong xuất khẩu làm phát sinh những chi phí không cần thiết và gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của doanh nghiệp.
Tóm lại, trong chương hai em đã trình bày và phân tích hoạt động mở rộng thị trường của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera từ đó tìm ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó trong hoạt động mở rộng thị trường kính xây dựng của công ty. Dựa trên những phân tích, em xin đề xuất một số giải pháp giúp mở rộng thị trường xuất khẩu kính xay dựng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu viglacera trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU KÍNH XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA
3.1 Phương hướng mở rộng thị trường xuất khẩu kính xây dựng của công ty đến năm 2010
3.1.1 Mục tiêu xuất khẩu kính xây dựng đến năm 2010
Mục tiêu xuất khẩu kính xây dựng của công ty trong năm 2008 của công ty là đạt xấp xỉ 8 triệu USD đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 14%. Phương hướng đến năm năm 2010, kim ngạch xuất khẩu kính xây dựng đạt khoảng 11 triệu USD, trung bình mỗi năm tăng khoảng 15%.
Bên cạnh mục tiêu xuất khẩu kính xây dựng, công ty cũng có những mục tiêu kinh doanh cụ thể:
Bảng 3.1: Dự kiến kết quả kinh doanh giai đoạn 2008-2010
Đơn vị: USD
TT
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1
Doanh thu thuần
7.511.800,968
7.927.105,776
8.094.187,70
2
Giá vốn
6.227.348,16
6.655.996,94
6.782.678,10
3
Lợi nhuận gộp
1.284.452,808
1.237.508,83
1.229.909,60
4
Chi phí bán hàng
188.146,164
197.540,07
207.417,08
5
Chi phí quản lý doanh nghiệp
193.264,632
206.827,24
208.917,74
6
Chi phí hoạt động tài chính
195.255,00
209.226,27
211.466,71
7
Lợi nhuận trước thuế
707.787,01
681.515,23
683.708,06
Nguồn: Phương án kinh doanh sau cổ phần hoá (2008-2010)
Công ty dự kiến sẽ đạt doanh thu thuần năm sau cao hơn năm trước khoảng 5% trở lên. Còn đối với các chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí hoạt động tài chính, công ty sẽ cố gắng hết sức để mức tăng chi phí ở mức thấp nhất có thể.
Trong những năm tới, Công ty dự kiến tổng doanh thu sẽ tăng đều qua các năm và năm sau cao hơn năm trước khoảng 5% trở lên. Đồng thời lợi nhuận và lương của các cán bộ công nhân viên cũng tăng theo.
3.1.2 Định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu kính xây dựng đến năm 2010
Dựa trên kết quả của việc phân tích và dự báo về những thị trường tiềm năng của công ty trên thế giới, công ty đã xác định những định hướng chính về thị trường xuất khẩu của công ty tới năm 2010 như sau:
Duy trì và phát triển các thị trường chính của công ty như Campuchia, Ấn Độ, Nam Phi. Đây đều là những thị trường đóng góp tỉ lệ lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Ngoài ra, công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp với nhiều bạn hàng tại những thị trường này. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ kính xây dựng của những thị trường truyền thống này được dự báo vẫn còn cao và tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Nhằm đạt được mục tiêu đề ra là xuất khẩu tăng hàng năm 15%, công ty sẽ tiến hành mở rộng thị trường theo chiều sâu tại những quốc gia này.
Mở rộng thị trường sang những thị trường mới nhiều tiềm năng như Nga, các nước Đông Âu, thị trường Nam Á và Đông Nam Á. Các thị trường này đều là những thị trường đang phát triển, nhu cầu về kính xây dựng cao. Trong đó, Nga là một thị trường lớn của công ty những chủ yếu là những mặt hàng gốm, sứ. Thị trường Nga có nhu cầu lớn về kính xây dựng nhưng trong những năm qua, công ty vẫn chưa thể mở rộng sang thị trường này. Do đó, đến năm 2010, công ty sẽ cố gắng mở rộng thị trường sang những thị trường này.
Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng tại những thị trường như Lào, Philipin. Tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu kính xây dựng tại những thị trường này của công ty không lớn. Tuy nhiên, đây là những thị trường đầy tiềm năng cho công ty trong thời gian tới vì nhu cầu tại đây lớn và tiếp tục phát triển. Trong thời gian qua, do sự cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm kính xây dựng giá rẻ của Trung Quốc nên kim ngạch xuất khẩu tại những thị trường này của công ty không cao. Trong thời gian tới, công ty sẽ đầu tư tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình và mở rộng thị trường theo chiều sâu tại hai thị trường nay.
Do đặc tính của sản phẩm kính xây dựng là dễ vỡ, khối lượng và thể tích lớn, trong khi thị hiếu tiêu dùng về sản phẩm lại hay thay đổi. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty tiếp tục ưu tiên xuất khẩu sang các thị trường có đường vận chuyển thuận lợi và vị trí địa lý gần Việt Nam. Điều này sẽ giúp giảm bớt các rủi ro trên đường vận chuyển.
3.2 Một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu kính xây dựng của công ty
3.2.1 Giải pháp từ phía công ty
Đầu tư hơn nữa vào hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu kính xây dựng
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là bước đi đầu tiên và là cơ sở cho hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Hoạt động này là điều kiện cần cho sự thành công của viêc mở rộng thị trường xuất khẩu. Trên cơ sở phân tích những số liệu đánh giá, dự báo về thị trường trong tương lại, công ty sẽ quyết định có nên mở rộng thị trường và mở rộng thị trường bằng cách nào, phương thức, hình thức mở rộng ra sao. Trong thời gian qua, do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do nguồn nhân lực, vốn, bộ máy mà công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu của công ty không được đầu tư đúng múc do đó hiệu quả của công tác này còn rất hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu thị trường, công ty cần đầu tư đúng mức về kinh phí, nhân lực:
Tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường: Đây là điều bắt buộc để có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động này do trong thời gian qua, kinh phí cho công tác nghiên cứu của công ty quá hạn chế. Có một nguồn kinh phí dồi dào, công ty có thể sử dụng thêm những nguồn thông tin sơ cấp bên cạnh nguồn thông tin thức cấp truyền thống. Thông tin về thị trường mà công ty thu được sẽ đa dạng hơn, và tăng về chiều sâu, cũng như mức độ cập nhật. Công ty sẽ có thể tham gia vào nhiều hội chợ, triển lãm hơn. Ngoài ra, công ty còn có thể cử các đoàn công tác sang nghiên cứu tại thị trường nước ngoài.
Đa dạng hóa phương pháp nghiên cứu: Ngoài việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn như trước đây, công ty có thể áp dụng phương pháp nghiên cứu khác như bán thử để đa dạng hóa thông tin thu về. Từ đó góp phần tăng hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường.
Bổ sung và đào tạo cán bộ nghiên cứu thị trường: Yếu tố con người là không thể thiếu trong hoạt động nghiên cứu thị trường. Như đã được phân tích, một trong những nguyên nhân chủ yếu của sự yếu kém trong hoạt động nghiên cứu thị trường tại công ty là do thiếu độ ngũ nhân vên làm công tác nghiên cứu thị trường. Công ty hiện nay chưa có đội ngũ nhân viên chuyên trách làm công tác nghiên cứu thị trường – thiếu cả về lượng và chất. Do đó, công ty cần tuyền chọn những nhân viên chuyên làm nghiên cứu thị trường kết hợp với việc tổ chức đào tạo những cán bộ nhân viên hiện tại về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ. Đồng thời, công ty nên tạo điều kiện cho nhân viên ra nước ngoài để tham quan, học tập kinh nghiệm và nắm bắt thị trường nước ngoài.
Thành lập phòng Marketing
Vai trò của Marketing trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh quốc tế ngày càng trở nên quan trọng hơn. Hoạt động mở rộng thị trường hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp cần xây dựng mục tiêu rõ ràng, kế hoạch, phương án, cách thức, phương pháp thực hiện hiệu quả nhất, đem lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Ngoài ra, hoạt động Marketing tại những thị trường nước ngoài lại quan trọng cho việc mở rộng thị trường theo chiều sâu. Để làm tốt được những điều này, công ty cần có phòng Marketing. Cơ cấu tổ chức hiện nay của công ty đã khá hợp lý tuy nhiên do chưa có phòng Marketing nên những hoạt động trên không được tập trung và chuyên nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty nên nhanh chóng thành lập phòng Marketing.
Sau khi thành lập phòng Marketing, mô hình bộ máy tổ chức quản lý sẽ có sự thay đổi. Em xin đề xuất mô hình bộ máy tổ chức quản lý mới của công ty sẽ thay đổi như hình 3.1 (trang 59). Việc thành lập phòng Marketing cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
Nhiệm vụ cơ bản của phòng Marketing là tìm kiếm khách hàng cho công ty. Phòng này sẽ đảm nhiệm những chức năng chuyên biệt về Marketing như: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, các hoạt động liên quan tới quảng cáo, tiêu thụ sản phẩm, phân phối… Có phòng Marketing, hoạt động nghiên cứu thị trường sẽ chắc chắn trở nên hiệu quả hơn. Ngoài ra, hoạt động Marketing của công ty tại những thị trường nước ngoài cũng chuyên nghiệp hơn. Công ty mở rộng thị trường theo cả chiều rộng và chiều sâu sẽ hiệu quả hơn.
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Trưởng phòng tổ chức hành chính
Trưởng bộ phận kinh doanh kính xây dựng
Trưởng phòng Marketing
Trưởng phòng xuất nhập khẩu
Trưởng bộ phận kinh doanh chi nhánh
Trưởng Phòng kinh tế
Trưởng phòng xuất khẩu lao
động
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý mới của Công ty cổ phần XNK Viglacera
Song song với việc thành lập phòng Marketing, công ty cần chú ý tập trung đào tạo nhân viên trong phòng có chuyên môn cao, tổ chức tuyển chọn những nhân viên có trình độ và kinh nghiệm cao để đảm bảo tốt chức năng của phòng. Ngoài ra, sự phối hợp giữa phòng Marketing mới thành lập và những phòng, ban khác trong công ty cũng cần được lưu ý. Bởi vì, phòng Marketing không thể hoạt động hiệu quả nếu nó chỉ hoạt động riêng lẻ mà cần phối hợp một cách chặt chẽ với các phòng khác trong công ty.
Bồi dưỡng nguồn nhân lực có chuyên môn về kinh doanh xuất khẩu
Mặc dù công ty có một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình. Tuy nhiên, số nhân viên có trình độ cao, có chuyên môn cao về nghiệp vụ ngoại thương cũng như ngoại ngữ của công ty hiện nay là không nhiều. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động mở rộng thị trường mà còn tới hoạt động kinh doanh chung của công ty.Vì vậy, trong thời gian tới, công ty nên tổ chức đào tào, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên. Công ty có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho nhân viên về xuất khẩu, ngoại ngữ. Công ty cũng nên tổ chức những buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các nhân viên giàu kinh nghiệm và nhân viên mới trong công ty. Hoạt động này không những giúp nâng cao trình độ cũng như kinh nghiêm cho nhân viên mà còn giúp các nhân viên của công ty ở những phòng khác nhau có thể phối hợp hiệu quả hơn. Ngoài ra, công ty cũng nên chú ý tới hoạt động tuyển chọn nhân lực nhằm giúp công ty có thể tuyển chọn được nhiều nhân viên có trình độ và năng lực.
Nâng cao tính chủ động trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera là một đơn vị thành viên của tổng công ty gốm sứ xây dựng Viglacera. Vì vậy, nguồn hàng của công ty chủ yếu là từ các đơn vị thành viên khác – các đơn vị sản xuất kính xây dựng trong tổng công ty. Công ty phải phụ thuộc cả về số lượng và chất lượng nguồn hàng vào các đơn vị sản xuất này. Điều này dẫn đến việc có những đơn đặt hàng công ty không thể đáp ứng được do số lượng quá lớn hoặc các đơn vị thành viên sản xuất không đủ hàng để cung cấp. Việc này làm công ty bỏ lỡ nhiều cơ hội làm ăn và nhiều cơ hội mở rộng sang một số thị trường. Vì vậy, để đảm bảo sự chủ động trong nguồn hàng, thời gian tới, công ty nên chủ động tìm các nhà sản xuất trong nước khác có năng lực sản xuất, đáp ứng được điều kiện về chất lượng, số lượng mà công ty đưa ra. Để lựa chọn được nhà cung cấp kính xây dựng phù hợp, công ty cần dựa vào kết quả của hoạt động nghiên cứu thị trường đã thực hiện. Những thông tin này gồm: thông tin về giá, chất lượng, số lượng, điều kiện giao hàng… Sau đó, doanh nghiệp cần đánh giá từng nhà cung cấp về số lượng hàng có thể đáp ứng, chất lượng sản phẩm và căn cứ vào yêu cầu của công ty để chọn ra những nhà cung cấp phù hợp nhất.
Một số giải pháp khác
Kết hợp với những đơn vị sản xuất trong tổng công ty nâng cao chất lượng sản phẩm kính xây dựng, giảm giá thành: Chất lượng sản phẩm đối với mặt hàng kính xây dựng là yếu tố quan trọng trong việc tạo dựng thương hiệu và uy tín cho công ty. Nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu của những thị trường khó tính nhất. Trong những năm gần đây nhờ chất lượng kính xây dựng được nâng cao góp phần phần sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu của công ty. Tuy vậy, so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác, chất lượng kính xây dựng của công ty vẫn còn hạn chế. Tại một số thị trường như Hàn Quốc, công ty bị mất thị trường do chất chượng kính xây dựng không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, giá cả cũng là một yếu tố quan trọng. Giá xuất khẩu kính xây dựng của công ty hiện nay chưa thể gọi là mức cạnh tranh trên thị trường thế giới, đặc biệt là so với kính xây dựng của Trung Quốc. Điều này là do các đơn vị sản xuất vẫn phải nhập một số lượng lớn nguyên vật liệu từ nước ngoài, làm tăng chi phí. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty nên cùng với các đơn vị sản xuất kính xây dựng trong tổng công ty tìm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Công ty có thể hỗ trợ các đơn vị này bằng cách cung cấp những thông tin về thị hiếu của khách hàng, về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh mà công ty đã nghiên cứu được cho họ. Công ty còn có thể kết hợp với những đơn vị này tìm kiếm những nguồn nguyên vật liệu trong nước thay thế nguyên vật liệu giá cao nhập khẩu từ nước ngoài.
Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo sản phẩm: Trong thời gian qua, hoạt động này của công ty rất kém hiệu quả. Hình thức quảng cáo chưa phong phú, mới chỉ qua hội chợ. Mặc dù, nếu thành lập được phòng Marketing thì phòng Marketing sẽ thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, công ty cần lưu ý: tiến hành quảng cáo trên nhiều phương tiện và bằng nhiều hình thức tại những thị trường mục tiêu. Đặc biệt, công ty cần xây dựng một trang web riêng cho công ty. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, một website là không thể thiếu đối với một công ty kinh doanh quốc tế. Website của công ty cần phải có đầy đủ những thông tin chi tiết về công ty, về sản phẩm và quan trọng là phải được cập nhật thường xuyên. Nó sẽ là cầu nối của công ty với những bạn hàng nước ngoài và là một kênh thông tin cho bạn hàng quốc tế tìm hiểu về sản phẩm và công ty. Điều này sẽ đem lại rất nhiều cơ hội cho công ty. Ngoài ra, công ty có thể đăng ký quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành trong nước cũng như nước ngoài.
3.2.2 Kiến nghị đối với nhà nước
Trong nền kinh tế nước ta, các hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất khẩu kính xây dựng đều chịu sự quản lý của nhà nước. Dó đó, để kinh doanh có hiệu quả, nâng cao được hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu kính xây dựng đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân công ty và sự hỗ trợ của nhà nước trong cơ chế, chính sách. Vì vậy, để công ty có thể nâng cao được hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu kính xây dựng em xin đề xuất một số kiến nghị với nhà nước như sau:
Hoàn thiện thủ tục xuất khẩu:
Hiện nay thủ tục xuất khẩu của nước ta còn khá rườm rà, phức tạp và tốn thời gian. Ví dụ như thủ tục nộp thuế xuất khẩu tại Việt Nam mất đến 15 ngày. Điều này có thể gây tốn kém về thời gian và nhiều chi phí phát sinh cho doanh nghiệp. Đối với công ty, mặt hàng kính xây dựng có đặc điểm là cồng kềnh nên chi phí lưu kho bãi khá lớn. Ngoài ra, việc chậm chễ hoàn thành thủ tục xuất khẩu làm chậm giao hàng làm ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Kiến nghị với nhà nước nên hoàn thiện thủ tục xuất khẩu giúp giảm chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế
Nhà nước có thể giúp đỡ doanh nghiệp bằng nhiều hình thức để các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có thể đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu.
Trên thế giới, các quốc gia hầu hết đều giành một nguồn kinh phí của ngân sách Nhà nước để hỗ trợ cho công tác xúc tiến thương mại, nhất là cho thúc đẩy xuất khẩu. Nhà nước có thể thành lập quỹ xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm, trưng bày sản phẩm… tại nước ngoài. Khuyến khích các cá nhân cũng như tổ chức, cả các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài tham gia hoạt động trợ giúp tiếp cận mở rộng thị trường.
Ngoài ra, Nhà nước có thể bảo lãnh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể thực hiện được các hợp đồng lớn nếu các đối tác nước ngoài chưa thực sự tin tưởng vào doanh nghiệp.
Nhà nước có thể thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm khách hàng, tư vấn cho các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về thị trường nước ngoài.
Nhà nước có thể xây dựng thêm các trung tâm thương mại của Việt Nam tại các thị trường như trung tâm Viet House tại Đức. Các sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được giới thiệu, trưng bày và có thể bày bán trực tiếp tại những trung tâm này.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế:
Quan hệ kinh tế và chính trị có quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ chính trị có thể thúc đẩy quan hệ kinh tế và ngược lại. Do đó, để giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu, Nhà nước cần quan tâm đặc biệt tới hợp tác quốc tế. Nhà nước cần tiếp tục xây dựng một chính sách hợp tác quốc tế thông thoáng, cởi mở.
Nhà nước cần tích cực tham gia vào các tổ chức, hiệp hội ngành hàng trên thế giới. Những hiệp hội này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong hiệp hội xuất khẩu sản phẩm sang các nước trong và bên ngoài hiệp hội. Hơn nữa, có thể những thành viên trong hiệp hội sẽ đạt được thỏa thuận ưu đãi về thuế quan hoặc giảm nhẹ những rào cản trong hoạt động nhập khẩu vào trong nước. Bên cạnh đó, các hiệp hội có thể giúp đỡ các doanh nghiệp về kĩ thuật, kinh nghiệm. Tham gia các hiệp hội sẽ là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Kể từ khi thành lập năm 1998 đến nay, hoạt động xuất khẩu kính xây dựng luôn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động xuất khẩu của công ty.Nhờ đó, Công ty đã đạt được những thành công nhất định: Hàng năm đều nhận được bằng khen về thành tích xuất khẩu do Bộ Thương mại trao tặng. Ngoài ra công ty còn dành được một số giải thưởng quốc tế khác nữa như giải thưởng xây dựng quốc tế lần thứ 11 do tổ chức quốc tế EDITORAL OFFICE cấp tại Madrid-Tây Ban Nha năm 1999, giải thưởng Sao vàng quốc tế về chất lượng do tổ chức quốc tế BID chứng nhận năm 2000. Năm 2007, công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera được bộ Xây dựng bầu chọn là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín nhất. Hơn thế nưa, công ty được Vietnam Report đánh giá và xếp hạng trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất và hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam.
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu kính xây dựng của công ty vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Qua chuyên đề này, bằng những kiến thức đã được học kết hợp với những số liệu thực tế tại công ty, em đã phân tích những tồn tại để đưa ra một số giải pháp kiến nghị.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung và hình thức. Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô để chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera và PGS.TS Nguyễn Thị Hường đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Các báo cáo tổng kết của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004, 2005, 2006, 2007
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2004, 2005, 2006, 2007
Báo cáo xuất nhập khẩu trực tiếp năm 2004, 2005, 2006, 2007
Bảng cân đối kế toán năm 2004, 2005, 2006, 2007
2. PGS.TS Nguyễn Duy Bột (2003), Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu, NXB Thống kê
3. PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2001), Giáo trình Kinh doanh quốc tế tập I, NXB Thống kê
4. PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2004), Giáo trình kinh doanh quốc tế tập II, NXB Lao động- Xã hội
5. Giáo trình Kinh tế chính trị (2004), NXB Chính trị- quốc gia
6. PTS. Nguyễn Cao Văn (1999), Marketing quốc tế, NXB Giáo dục
7. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (1995), Kinh tế học tập I, NXB Giáo dục
Website
8.
9.
10.
11.
12.www.vneconomy.com.vn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đến năm 2007
29
Bảng 2.2
Cơ cấu lao động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera
34
Bảng 2.3
Tổng vốn kinh doanh và cơ cấu vốn của công ty
36
Bảng 2.4
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004-2007
37
Bảng 2.5
Tình hình thực hiện chỉ tiêu về lợi nhuận, doanh thu, chi phí
38
Bảng 2.6
Cơ cấu thị trường xuất khẩu kính xây dựng giai đoạn 2004-2007
46
Bảng 2.7
Tốc độ mở rộng thị trường của công ty giai đoạn 2004-2007
48
Bảng 3.1
Dự kiến kết quả kinh doanh giai đoạn 2008-2010
54
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên Hình
Trang
Hình 1.1
Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2004-2007
22
Hình 2.1
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần XNK Viglacera
27
Hình 2.2
Cơ cấu doanh thu xuất khẩu theo hình thức
30
Hình 2.3
Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty năm 2007
32
Hình 2.4
Số lượng thị trường xuất khẩu kính xây dựng giai đoạn 2004-2007
39
Hình 3.1
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý mới của Công ty cổ phần XNK Viglacera
59
Môc lôc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28499.doc