Ngày nay, thành phần kinh tế hộ luôn được Đảng và Nhà nước quan và coi trọng. Làm thế nào để kinh tế hộ phát triển hơn nữa là mục tiêu mà các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể đang cố gắng phấn đấu. NHNo & PTNT huyện Ninh Giang đã và đang t¬ừng buớc mở rộng đầu tư vốn cho hộ sản xuất nhằm tạo " Đòn bẩy " cho nền kinh tế hộ đi lên, nâng canh trình độ dân trí, thúc đẩy kinh tế huyện phát triển. Qua quá trình thực tập tại phòng Tín dụng thuộc NHNo & PTNT huyện Ninh Giang, em đã đi sâu sâu vào tìm hiểu tình hình cho vay hộ sản xuất trên địa bàn huyện. Từ đó, em đã chọn đề tài nghiên cứu cho Chuyên đề thực tập của mình " Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang ". Chuyên đề nàyđã giải quyết các vấn đề sau:
Tìm hiểu cơ sở lý luận hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường.
Phân tích toàn diện và kỹ luỡng về tình hình cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang. Từ đó đánh giá các kết quả đạt được, các mặt còn hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó.
Từ đó, chuyên đề đ¬ưa ra các giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang.
76 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ninh Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g vốn đúng mục đích đã cam kết .
+ Quy trình thu nợ, thu lãi.
Trả lãi: Hàng tháng, hàng quý (hoặc theo thỏa thuận) khách hàng trực tiếp đem tiền đến trụ sở Ngân hàng nộp lãi.
Trả nợ: Thực hiện trả nợ trực tiếp tại trụ sở Ngân hàng
+ Xử lý kỷ luật tín dụng:
Đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi trong thời gian cho vay đã thỏa thuận trong trường hợp hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả được nợ đúng hạn, số nợ gốc hoặc lãi phải trả của kỳ hạn đó và không được NHNo nơi cho vay chấp thuận chuyển toàn bộ số nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn.
Các truường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, bị chấm dứt cho vay…, NHNo nơi cho vay phải thực hiện thu hồi nợ trước hạn đã cam kết hoặc chuyển sang nợ quá hạn toàn bộ số dư nợ gốc.
2.2.1.2. Thời hạn cho vay và mức cho vay.
Bước 1: Thời hạn cho vay.
Thời hạn cho vay trung hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, theo quy định chung. Nhưng thực tế còn món cho vay định kỳ hạn nợ chưa sát, chưa phù hợp với chu kỳ luân chuyển, chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay, nên gây khó khăn cho việc trả nợ của khách hàng.
Thời hạn cho vay ngắn hạn : theo quy định kỳ hạn nợ phải căn cứ vào chu kỳ luân chuyển vật tư, tiền vốn của đối tượng vay nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Bước 2: Mức cho vay.
Mức cho vay trực tiếp từng hộ. Bình quân đạt 15.5 triệu/hộ. Với mức cho vay này thực tế chưa cao so với nhu cầu vốn của các hộ gia đình thực hiện các phương án đầu tư sản xuất kinh doanh của mình. Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
Kết hợp giữa tín dụng ngắn hạn với tín dụng trung- dài hạn để đầu tư đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đặc điểm chú trọng đầu tư chiều sâu cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi và phát triển ngành nghề, các vùng cây đặc sản các làng nghề thủ công mỹ nghệ, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình đầu tư vốn phải lấy mục tiêu an toàn vốn là mục tiêu hàng đầu, tăng trưởng tín dụng nhưng phải đảm bảo an toàn vốn thường xuyên phải tìm các giải pháp để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng với phương châm “An toàn để phát triển ”.
2.2.1.3. Ưu điểm của phương pháp cho vay này.
- Ngân hàng kiểm soát được toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của hộ vay vốn, nắm được thực trạng của các hộ trước khi cho vay do đó quyết định mức vốn cho vay phù hợp với năng lực quản lý và khả năng tài chính của khách hàng.
- Có thể áp dụng được với tất cả các hộ vay vốn có mức vốn vay khác nhau.
- Kiểm tra chặt chẽ các món vay lớn do đó độ an toàn vốn cao hơn.
2.2.1.4. Nhược điểm của phơng pháp cho vay này.
- Do phải kiểm tra trực tiếp đến Hộ vay vốn do đó nên đến thời vụ, số hộ đông thì cán bộ Ngân hàng không thể phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng
- Dễ dẫn đến tình trạng quá tải đối với CBTD do khối lượng công việc nhiều, và khi đã quá tải thì chất lượng công việc không cao, dẫn đến nợ quá hạn tăng.
- Không phù hợp với những món vay nhỏ, vì chi phí bỏ ra lớn.
2.2.1.5. Cho vay trực tiếp thông qua tổ nhóm.
a/ Tổ vay vốn
Do thành viên hộ gia đình, cá nhân tự nguyện thành lập, có nhu cầu vay vốn, cùng trú tại thôn, xóm, khóm, ấp
b/ Trình tự thành lập tổ vay vốn.
Thống nhất danh sách tổ viên, bầu lãnh đạo tổ sau khi đã có đơn của tổ viên.
Thông qua quy ước hoạt động.
Trình UBND (xã, phường) công nhận giấy phép hoạt động.
c/ Trách nhiệm và quyền lợi của tổ trưởng vay vốn.
Nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên.
Lập danh sách tổ viên đề nghị Ngân hàng cho vay.
Kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, lãi đúng hạn.
Đuợc NHNo nơi cho vay chi trả hoa hồng căn cứ vào kết quả công việc hoàn thành và huớng dẫn chi hoa hồng của NHNo Việt Nam
d/ Trách nhiệm của NHNo nơi cho vay
Huớng dẫn lập thủ tục vay và trả nợ
Thẩm định các điều kiện vay vốn
Thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi đến từng tổ viên.
e/ Thủ tục vay.
Tổ viên nộp cho tổ truởng giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ khác theo quy định.
Tổ trưởng nhận hồ sơ vay vốn của tổ viên, tổ chức họp bình xét điều kiện vay vốn, sau đó tổng hợp danh sách tổ viên có đủ điều kiện vay vốn đề nghị Ngân hàng xét cho vay.
Từng tổ viên ký hợp đồng tín dụng trực tiếp với NHNo cho vay.
+ CBTD Ngân hàng nhận đơn xin vay và phương án vay vốn của các tổ viên tiến hành thẩm định toàn bộ. Sau khi đã thống nhất với tổ trưởng số tiền cho vay từng tổ viên và cùng tổ trưởng hướng dẫn cho các tổ viên lập hồ sơ vay vốn. Sau khi hồ sơ đã được lập xong có đầy đủ chữ ký của nguời vay vốn, nguời thừa kế và xác nhận của chính quyền địa phương, CBTD xét duyệt và trình trưởng phòng tín dụng, giám đốc phê duyệt và hẹn ngày giải ngân.
- Thủ tục ngân hàng:
+ Ngân hàng và tổ vay vốn thống nhất lịch giải ngân và thông báo cho tổ viên. Ngân hàng trực tiếp phát triển vay đến từng tổ viên qua tổ luu động gồm 3 nguời cán bộ Ngân hàng: 1 cán bộ kế toán, 1 cán bộ tín dụng, 1 cán bộ thủ quỹ.
+ Địa điểm phát tiền vay: Tổ truởng tổ vay vốn thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát, đôn đốc tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng hạn. Tổ trưởng tổ vay vốn thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát, đôn đốc tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng hạn. tổ trưởng tổ vay vốn cùng CBTD kiểm tra việc sử dụng vốn vay ở tất cả các tổ viên.
g/ Quy trình thu nợ, thu lãi.
Ngân hàng và tổ vay vốn thống nhất lịch và địa bàn thu nợ, thu lãi và thông báo cho tổ viên. Ngân hàng thành lập tổ thu nợ, thu lãi lưu động xuống trực tiếp để thu nợ, thu lãi cho tổ viên tại địa điểm đã thỏa thuận (thường là UBND xã…)
Nếu tổ viên trả nợ, trả lãi không đúng lịch đều phải trực tiếp đến trụ sở Ngân hàng để trả nợ lãi.
Xử lý các vi phạm : nếu đến hạn có 1 thành viên nào đó chưa trả được nợ thì cả tổ có trách nhiệm bằng mọi biện pháp tương trợ để trả nợ Ngân hàng theo đúng cam kết khi thành lập tổ.
h/ Ưu điểm của cho vay Tổ vay vốn.
Tạo điều kiện để Ngân hàng phục vụ kịp thời các nhu cầu vay vốn của khách hàng. Đáp ứng được nhu cầu vốn có tính thời vụ, thời điểm của khách hàng vì cùng một khoảng thời gian ngắn để phục vụ được nhiều khách hàng.
Tăng sự giám sát, quản lý vốn trong quá trình các hộ quản lý sử dụng vốn vay. Vừa chịu sự kiểm tra giám sát của cán bộ Ngân hàng. Giúp Ngân hàng nắm bắt đuợc nhiều thông tin từ khách hàng do đó quản lý vốn vay an toàn hơn.
Giảm bớt sự quá tải cho CBTD. Vì một số công việc được ủy quyền cho tổ tổ trưởng tổ vay vốn làm thay. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đỡ phải mất công đi lại chờ đợi lâu khi làm thủ tục vay vốn, trả lãi và trả nợ.
i/ Nhược điểm của cho vay qua tổ vay vốn.
Chỉ phù hợp đối với những món vay nhỏ, các nhu cầu phát sinh cùng một lúc mang tính chất mùa vụ như vậy các chi phí cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệ, chăn nuôi.
Nếu quản lý không tốt dễ xảy ra tình trạng tổ trưởng thu nợ, thu lãi của tổ viên đem sử dụng vào mục đích cá nhân mà không nộp vào Ngân hàng gây khó khăn cho Ngân hàng trong khâu thu hồi vốn.
2.2.2. Kết quả đầu tư vốn.
Để huy động mạnh mẽ các nguồn vốn đòi hỏi phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được. Giải pháp quan trọng trước tiên của NHNo là lựa chọn đúng hướng đầu tư, việc lựa chọn này không thể thoát ly định hướng phát triển kinh tế, nhiệm vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong nông nghiệp nông thôn và không thể xa rời yêu cầu sử dụng và khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của huyện.
Thực trạng tín dụng của NHNo đối với phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn huyện Ninh Giang được xem xét, đánh giá trên giác độ sau:
2.2.2.1. Kết quả cho vay thu nợ.
a/ Quan hệ với khách hàng.
Khách hàng của NHNo & PTNT huyện Ninh Giang chiếm trên 90% là hộ sản xuất, chủ yếu là hộ nông dân, khách hàng là người bạn đồng hành của Ngân hàng. Năm 2004, NHNo & PTNT huyện Ninh Giang tiếp tục triển khai tuyên truyền Quyết định 67/1999/QĐ-TTg tới các cuộc họp tại thôn xã nhằm giúp nguời dân hiểu thấu đáo chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, Ngân hàng. Từ đó, Ngân hàng và khách hàng hiểu rõ về nhau hơn, thông cảm và tin tưởng hơn.
Bảng 7: Quan hệ khách hàng của NHNo & PTNT huyện Ninh Giang
Đơn vị: Triệu VNĐ.
TT
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
1.
Tổng số hộ trên địa bàn
36.305
36.550
36.624
36.750
2.
Số hộ có quan hệ vay vốn
14.152
15.550
19.135
20.152
3.
Tỷ trọng ( % )
38,98
42,54
52,25
54,83
4.
Số lượt hộ vay trong năm
13.050
14.182
15.754
16.050
5.
Doanh số cho vay BQ/ hộ
9,57
12,05
13,10
15,50
(Nguồn : Số liệu tích lũy năm 2004 -2007)
Năm 2006, NHNo & PTNT huyện Ninh Giang tiếp tục triển khai nghị quyết liên tích 2308 của TƯ Hội Nông dân Việt Nam với NHNo & PTNT Việt Nam, chương trình phối hợp giữa NHNo & PTNT Việt Nam với TW Hội LHPN Việt Nam và chương trình phối hợp giữa NHNo & PTNT huyện Ninh Giang huyện với Hội Cựu chiến binh huyện Ninh Giang để cho hộ sản xuất, do vậy đã nâng tổng số hộ có quan hệ tín dụng với Ngân hàng từ 14.182 hộ năm 2005 lên 16.050 năm 2007. NHNo & PTNT huyện Ninh Giang đã nâng đuợc mức cho vay bình quân từ 12, 05 triệu/hộ năm 2005, lên 15,5 triệu/ hộ năm 2007.
Ngân hàng tổ chức việc điều tra khảo sát nhu cầu vay vốn đến hộ sản xuất, nắm bắt đuợc nhu cầu vay vốn của khách hàng và những khó khăn vướng mắc giữa ngân hàng và khách hàng, hàng năm tiến hành phân loại khách hàng và đầu tư vốn và nâng cao chất lượng tín dụng để có biện pháp triển khai giải quyết bước đầu có hiệu quả.
b/ Diễn biến dư nợ hộ sản xuất:
Bảng 8: Tình hình cho vay thu nợ, du nợ hộ sản xuất của NHNo & PTNT huyện Ninh Giang.
Đơn vị: Triệu đồng.
TT
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
1.
Doanh số cho vay hộ
124.835
170.922
206.426
248.732
2.
Doanh số thu nợ hộ
97.408
133.993
180.858
205.560
3.
Dư nợ kinh tế hộ
98.492
135.421
160.989
204.161
(Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2004 - 2007 )
Qua bảng tổng hợp trên cho ta thấy trong 4 năm 2004 - 2007:
Doanh số cho vay năm 2005 so với năm 2006 tăng từ 170.922 triệu đồng lên 206.426 triệu đồng về số tuyệt đối tăng là 35.504 triệu đồng tức là tăng 20,77%.
Doanh số cho vay năm 2006 so với năm 2007 tăng từ 206.426 triệu đồng lên 248.732 triệu đồng về số tuyệt đối tăng là 42.306 triệu đồng tức là tăng 20,49%
Doanh số thu nợ năm 2005 so với năm 2006 tăng từ 133.993 triệu đồng lên 180.858 triệu đồng về số tuyệt đối tăng là 46.865 triệu đồng tức là tăng 34,97%.
Doanh số thu nợ năm 2006 so với năm 2007 tăng từ 180.858 triệu đồng lên 205.560 triệu đồng về số tuyệt đối tăng là 24.702 triệu đồng tức là tăng 13,66%.
Dư nợ kinh tế hộ năm 2004 so với năm 2005 tăng từ 98.492 triệu lên 135.421 triệu, về số tuyệt đối tăng 36.929 triệu đồng, tăng 37,49%. Năm 2005 so với 2006 tăng từ 135.421 triệu lên 160.989 triệu, về số tuyệt đối tăng 25.477 triệu đồng, tăng 18,88%. Năm 2006 so với năm 2007 tăng từ 160.989 triệu lên 204.161 triệu, về số tuyệt đối tăng 43.172 triệu đồng, tăng 26,82%.
Đặc thù của huyện Ninh Giang là huyện nông nghiệp, trên 80% số hộ ở vùng nông nghiệp nông thôn, số lượng doanh nghiệp chưa nhiều và các doanh nghiệp vay vốn với số lượng vốn chua cao. Vì thế NHNo huyện Ninh Giang chủ yếu là cho vay kinh tế hộ.
2.2.2.2. Cơ cấu dư nợ theo thời gian.
Bảng 9: Cơ cấu dư nợ theo thời gian.
Đơn vị: Triệu VNĐ.
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Dư nợ kinh tế hộ
135.421
100
160.989
100
204.161
100
- Dư nợ ngắn hạn
72.595
28,78
78.409
48,70
105.383
51,61
+ Dư nợ thông thường
71.610
26,54
77.349
48,05
104.308
98,97
+ Dư nợ tài trợ ủy thác
985
2,24
1.060
0,65
1075
1,00
- Dư nợ trung, dài hạn
62.286
72,22
82.580
51,30
98.778
48,39
+ Dư nợ thông thường
37.086
17,15
58.951
36,62
70.002
70,86
+ Dư nợ tài trợ ủy thác
25.740
27,87
23.629
14,68
28.776
39,14
(Nguồn : Cân đối tài khoản tổng hợp 3 năm 2005-2007 )
Qua nghiên cứu số liệu trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế hộ qua các năm đều tăng nhanh kể cả ngắn, trung - dài hạn, hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển chung của toàn ngành Ngân hàng và chiến lược phát triển NHNo & PTNT huyện Ninh Giang
Tỷ trọng cho vay trung- dài hạn cao đồng nghĩa với dư nợ có tính ổn định hơn, chi phí cho việc thiết lập hồ sơ cho vay giảm đi, giảm tải cho CBTD. Tuy nhiên NHNo huyện Ninh Giang cần phải có biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, vì rủi ro tín dụng trung- dài hạn lớn hơn ngắn hạn . Đồng thời cũng phải có chính sách huy động vốn hợp lý về cơ cấu nguồn vốn, thời hạn nguồn vốn để có sự phù hợp giữa sử dụng vốn và huy động vốn
* Đối với tín dụng thông thường.
Năm 2006 tăng 25.568 triệu đồng so với năm 2005 đây là một bước đi có tính chất đột phá của NHNo & PTNT huyện Ninh Giang. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã có chính sách tín dụng hợp lý để ổn định và tăng trưởng tín dụng.
* Cho vay từ vốn ủy thác đầu tư:
Ninh Giang là một trong những huyện có nhiều nguồn vốn của các tổ chức tài trợ nước ngoài, chính nguồn vốn này đã tạo điều kiện Ngân hàng Ninh Giang tăng trưởng dư nợ, mở rộng đối tượng đầu tư. Năm 2006 việc giải ngân các dự án đạt hiệu quả cao hơn và cao nhất từ trước đến nay.
* Về thời hạn cho vay
NHNo huyện Ninh Giang đã tăng cường cho vay trung- dài hạn để đảm bảo tính ổn định của dư nợ. Tỷ trọng cho vay trung- dài hạn và ngắn hạn không thay đổi mấy. Điều này giúp cho những hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn trung- dài hạn có thể thỏa mãn đuợc nhu cầu nhưng đối với NHNo huyện Ninh Giang thì làm thế nào để phòng tránh rủi ro tín dụng là một vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm và có các giải pháp khắc phục hiệu quả.
2.2.2.3. Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề
Bảng 10: Cơ cấu dư nợ hộ sản xuất theo ngành nghề.
Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Dư nợ kinh tế hộ
98.492
100
135.421
100
160.989
100
204.161
100
Trồng trọt
63.527
64.5
86.805
64.1
90.476
56,2
18.205
53,0
Chăn nuôi
23.638
24,0
33.178
25.5
44.111
27,4
58.186
28,5
Ngành nghề khác
11.327
11,5
15.438
11,4
26.402
16,4
37.770
18,5
( Nguồn: Báo cáo tồng kết 4 năm 2004 - 2007 )
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với định huớng phát triển kinh tế tại địa phương.
Ngân hàng cho vay chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi bằng cách cho vay cải tạo vườn tạp thành vuờn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, cho vay phát triển nghề truyền thống tại các địa phương : Thêu ren xuất khẩu, đồ gỗ mỹ nghệ.
2.2.3. Chất lượng cho vay.
Nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh tín dụng là hiện tượng đến thời gian thanh toán khoản nợ, người đi vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình đối với Ngân hàng (người cho vay) đúng thỏa thuận.
Nợ quá hạn thể hiện mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, giảm uy tín và lòng tin với Ngân hàng. Nợ quá hạn còn biểu hiện về rủi ro tín dụng, đe doạ khả năng thu hồi vốn ( gốc, lãi ) cho ngân hàng, nó là mối quan hệ tín dụng không lành mạnh.
2.2.3.1. Tình hình nợ quá hạn của kinh tế hộ.
a/- Diễn biến nợ quá hạn của kinh tế hộ.
Bảng 11: Tình hình NQH hộ sản xuất NHNo & PTNT huyện Ninh Giang.
Đơn vị: Triệu VNĐ.
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1 – Tổng dư nợ hộ
135.421
100
160.989
100
204.161
100
Nợ quá hạn
125
0,09
255
0,16
305
0,15
2 – Dư nợ kinh tế hộ
135.421
160.989
204.161
Nợ quá hạn
125
0,09
255
0,16
305
0,15
Nội địa
82
0,06
189
0,12
192
0,09
Ủy thác
42
0,03
66
0,04
113
0,06
Bảng số liệu trên cho ta thấy dư nợ quá hạn của NHNo v& PTNT huyện Ninh Giang qua các năm qua có xu huớng giảm, điều đó thể hiện chất lượng tín dụng đảm bảo tốt.
Năm 2004 nợ quá hạn chiếm tỷ trọng 0,1%
Năm 2005 nợ quá hạn chiếm tỷ trọng 0,09%.
Năm 2006 nợ quá hạn chiếm tỷ trọng 0,16 %.
Năm 2007 nợ quá hạn chiếm tỷ trọng 0,15%.
Trong đó, chủ yếu nợ quá hạn là của kinh tế hộ. NHNo huyện Ninh Giang đã có nhiều biện pháp tích cực thu hồi nợ quá hạn. Để xử lý rủi ro, Ngân hàng cần tăng cừơng biện pháp kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh nợ quá hạn.
b/- Cơ cấu nợ quá hạn
Bảng 12: Cơ cấu NQH hộ sản xuất của NHNo & PTNT huyện Ninh Giang.
Đơn vị: Triệu VNĐ.
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1 - Nợ quá hạn kinh tế hộ gia đình
125
100
255
100
305
100
Ngắn hạn
30
24
102
40
192
62,9
Trung hạn
95
76
153
60
113
37,08
2 – Nợ qúa hạn theo thời gian
NQH < 180 ngày
113
90,4
197
77,25
208
68,2
NQH từ 181 – 360 ngày
12
9,6
58
22,75
97
31,8
NQH trên 360 ngày
( Nguồn: Cân đối tài khoản tổng hợp năm 2005 – 2007 )
Nợ quá hạn cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ quá hạn của kinh tế hộ. Nhu vậy, dư nợ trung hạn càng tăng, thời gian cho vay dài hạn trong khi đó tình hình kinh tế thị trường biến động mạnh càng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên tốc độ tăng của dư nợ quá hạn kinh tế Hộ nhỏ hơn rất nhiều lần tốc độ tăng của dư nợ.
2.2.3.2. Hiệu quả cho vay đối với kinh tế hộ.
Vốn tín dụng NHNo & PTNT huyện Ninh Giang không chỉ đơn thuần tăng về số lượng mà tăng cả về chất lượng. Nhờ đồng vốn tín dụng Ngân hàng đã tạo được nhiều việc làm cho ngừơi lao động trên địa bàn, giúp nhiều hộ thoát khỏi đói nghèo, hộ trung bình trở thành hộ khá, đời sống vật chất, tinh thần của các hộ sản xuất kinh daonh đã có nhiều thay đổi.
Vốn tín dụng đầu tư cho vay hộ sản xuất đã thay đổi theo cơ cấu cây trồng vật nuôi, đã và đang tạo dựng nên vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá như vùng lúa, vùng cây ăn quả, vùng cây công nghiệp, vùng chăn nuôi trâu bò sinh sản kết hợp lấy sức kéo. Nhờ đó, đưa giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 8,4% và giảm 1,54% số hộ nghèo.
Năm 2007, NHNo và PTNT huyện Ninh Giang cho 16.050 luợt Hộ gia đình, cá nhân vay vốn với tổng số tiền vay 248.732 triệu đồng, bình quân cho vay 15.5 triệu đồng/ hộ.
Nhờ vốn tín dụng Ngân hàng mà đời sống của nhân dân huyện Ninh Giang đã có nhiều thay đổi, xuất hiện nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
- Hộ ông Phạm Phú Đài: khu II - TT. Ninh Giang
Vay vốn Ngân hàng 2.000 triệu đồng
Kinh doanh chế biến luơng thực, thực phẩm xuất khẩu
Tạo việc làm cho 45 lao động tai địa phuơng
Mỗi năm thu lãi 750 triệu đồng.
- Hộ ông Nguyễn Văn Sơn: xã Ứng Hoè - Ninh Giang
Vay vốn Ngân hàng 1.500 triệu đồng
Xây dựng trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc xuất khẩu
Tạo việc làm cho 200 lao động
Mỗi năm thu lãi 350 triệu đồng
- Hộ ông Bùi Văn Nam: xã Kiến Quốc - Ninh Giang
Vay vốn Ngân hàng 900 triệu đồng
Kinh doanh vật liệu xây dựng và vận tải hành khách
Tạo viêc làm cho 30 triệu đồng
Mỗi năm thu lãi 100 triệu đồng
- Hộ ông Lê Văn Huu: xã An Đức - Ninh Giang
Vay vốn Ngân hàng 50 triệu đồng
Cải tạo và nuôi trồng 2,5ha ao, hồ, trồng sen, thả cá
Tạo việc làm cho 5 lao động
Mỗi năm thu lãi 30 triệu đồng
Ngoài ra còn rất nhiều hộ gia đình vay vốn NHNo & PTNT huyện Ninh Giang sản xuất kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau đạt hiệu quả kinh tế cao, làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và phát triển kinh tế của huyện.
2.3. Đánh giá chung về tín dụng với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang.
2.3.1. Những kết quả đạt được.
Đựơc sự ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền địa phương và các đoàn thể công tác cho vay của Ngân hàng đang từng bứơc đựơc xã hội hoá.
Coi trọng phương châm " Đi vay để cho vay " tập trung nhiều biện pháp khác nhau nhằm tăng trửơng nguồn. Nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước. Đáp ứng nhu cầu vay vốn cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Cải thiện các thủ tục cho vay vốn theo hứơng đảm bảo tính pháp lý theo các quy định của pháp luật đồng thời giảm bớt thời gian đi lại cho hộ, tạo thuận lợi cho gia đình trong quá trình vay vốn. Đồng thời nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nên du nợ cho vay không ngừng đuợc tăng trửơng, nợ quá hạn giảm dần, chất lựơng tín dụng ngày càng đuợc nâng cao.
Mở rộng đối tượng cho vay, tìm kiếm các dự án, thực hiện đầu tư theo chu trình khép kín. Từ chỗ cho vay chuyển đổi giống mới, cho vay làm đất, khai hoang cải tạo đồng ruộng đến cho vay mua máy móc thu hoạch, chế biến sau thu hoạch.
Năm 2006, Ngân hàng tổ chức Hội nghị Tổng kết chương trình phối hợp cho hộ sản xuất kinh doanh vay vốn thông qua các tổ chức như: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ Nữ...Góp phần nâng cao hiệu quả việc đầu tư tín dụng cho vay kinh tế hộ, nhất là hộ nông dân.
Đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ tín dụng, ngày càng đuợc củng cố và hoàn thiện về mặt nghiệp vụ, kiến thức. Trong khi khách hàng của NHNo huyện Ninh Giang đại bộ phận là các hộ nông dân, kiến thức về xã hội của khách hàng có hạn chế do đó đòi hỏi trong giao tiếp phục vụ khách hàng phải nhiệt tình, tế nhị nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc, chế độ, nghiệp vụ, đảm bảo cơ sở pháp lý trong đầu tu. Trong quá trình phục vụ, đội ngũ cán bộ từng bứơc đựơc thử thách và đững vững trong cơ chế thị trừơng.
Về mặt kinh tế - xã hội
Về kinh tế: Hoạt động tín dụng Ngân hàng luôn luôn đóng vai trò là " huyết mạch " của nền kinh tế. Trong những năm qua, hoạt động của NHNo và PTNT huyện Ninh Giang đã góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng giá trị sản xuất từ các ngành tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống, các vùng cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Do đó, tạo việc làm cho phần lớn số lao động trong thời gian nông nhàn, những tiềm năng kinh tế trên địa bàn được đầu tư khai thác có hiệu quả.
Về xã hội: Đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đời sống nhân dân trong huyện đuợc nâng lên rõ rệt, nhiều hộ nông dân đã có tích luỹ mua sắm đuợc những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền và xây dựng nhà kiên cố. Bộ mặt nông thôn ngày nay được đổi mới, trình độ dân trí ngày một nâng cao, số hộ giàu ngày một tăng lên, số hộ nghèo đã giảm dần.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn thấp hơn nhiều so vớ tốc độ tăng trưởng dư nợ, do đó làm ảnh hưởng tới việc mở rộng đầu tư tín dụng mặc dù Ngân hàng còn nhiều tiềm năng để có thể khai thác để tăng trưởng dư nợ.
Mức vốn đầu tu bình quân cho một hộ vẫn còn thấp, đạt 15.5 triệu đồng/ hộ. Cần có biện pháp tăng mức cho vay và tăng số hộ cho vay.
Nhiều hộ sản xuất chưa tiếp cận đuợc với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng vì tâm lý e ngại hồ sơ, thủ tục vay vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng chưa tổ chức đuợc mạng lưới rộng khắp toàn huyện nên một số người dân vẫn chưa nghĩ đến vay vốn ngân hàng mà họ lại đi vay vốn của các đối tượng khác trong khu vực.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên.
2.3.3.1. Về cơ chế nghiệp vụ của Ngân hàng.
Trong thực hiện chính sách cho vay hộ sản xuất thì cán bộ tín dụng là nguời vất vả nhất. Họ phải quản lý hoạt động huy động vốn và đầu tu vốn trực tiếp xuống tận hộ gia đình, đôn đốc, thu nợ đến hạn, quá hạn. Vì vậy cần có sự quân tâm thoả đáng.
2.3.3.2. Về phía các hộ vay vốn.
Phần lớn các hộ gia đình có tiềm năng kinh tế hạn chế. Nhiều hộ gia đình nhu cầu vay vốn lớn xong không đủ VTC theo tỷ lệ quy định.
Tài sản trong nhà không có gì ngoài ngôi nhà để ở và các trang thiết bị tối thiểu cần thiết.
Kiến thức về kinh tế thị trường còn hạn chế, các kiến thức về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh còn nhiều hạn chế, dẫn đến một số hộ sử dụng vốn vay không có hiệu quả. Khi thua lỗ, mất vốn không có nguồn để trả.
Công tác dịch vụ khuyến nông chưa mang lại hiệu quả cao, dẫn đến tính khả thi của một số dự án đầu tư thấp.
2.3.3.3. Về công tác quản lý của cấp uỷ, chính quyền địa phương.
Đối với các cấp, các ngành ở địa phương chỉ chú trọng đến việc đầu tư vốn phục vụ chương trình phát triển kinh tế của địa phương nhưng lại ít quan tâm đến chất lượng đầu tu tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy khi hộ sản xuất sử dụng vốn vay không có khả năng trả được nợ buộc Ngân hàng phải xử lý nợ vay để thu hồi vốn thì các cấp, các ngành có liên quan đến chưa thật sự tạo điều kiện giúp đỡ Ngân hàng làm ảnh hưởng tới công tác thu nợ để đầu tư quay vòng đồng vốn.
Chua chỉ đạo việc quy hoạch xây dựng các dụ án đầu tư theo xã, theo vùng kinh tế, định hướng trong sản xuất kinh doanh còn chung chung. Chua chủ động tìm kiếm, lo thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân. Nhiều sản phẩm làm ra bị tư thương ép giá dẫn đến người sản xuất bị thua thiệt, ảnh hưởng đến việc đầu tư và thu nợ của Ngân hàng.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LUỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT HUYỆN NINH GIANG.
3.1. Định hướng về hoạt động tín dụng hộ sản xuất.
3.1.1. Định hướng chung của Đảng và Nhà nước.
Với quan điểm khẳng định kinh tế hộ gia đình luôn có vị trí quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu đãi cho nông nghiệp nông thôn nói chung và hộ sản xuất nói riêng. Các chính sách này được cụ thể hoá trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực ngân hàng, chính sách này được quy định tài Điều 8 của Luật các tổ chức tín dụng " Nhà nước có chính sách tín dụng tạo điều kiện về vốn, lãi suất, điều kiện, kỳ hạn vay vốn đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân góp phần xây dựng cơ sở vật chất kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, sản xuất hàng hoá thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn ".
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 67/1999/QĐ - TTg về một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Thống đốc NHNN đã có văn bản số 320/NHNN 14 giao cho NHNo & PTNT Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. NHNo & PTNT Việt Nam đã ban hành văn bản số 179/NHNT - 06 Cụ thể hoá nội dung, thực hiện chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và nông dân nhằm góp phần cùng các ngành, lĩnh vực khác thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nuớc về CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn và phát triển kinh tế hộ sản xuất trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
3.1.2. Định hướng chung của NHNo & PTNT Việt Nam.
Để thực hiện hướng dẫn đầu tư và chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn do Chính phủ đề ra đồng thời căn cứ vào định hướng của Thống đốc NHNN đã đề ra định hướng.
Tăng cường tiềm năng tài chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành tăng cường quyền tự chủ kinh doanh và và chịu trách nhiệm thực hiện tốt vai trò chủ lực và chủ đạo trong hệ thống tín dụng nông nghiệp,nông thôn và hiện đại hoá các hoạt động dịch vụ ngân hàng.
Ưu tiên cho cây trồng, vật nuôi theo huớng sản phẩm hàng hoá, vùng chuyên canh tập trung. Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống cho vay theo tập trung, có thị truờng ổn định trong và ngoài nƯớc.
Ưu tiên những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, vùng sinh thái nuôi trồng đặc sản, trong đó Đồng bằng sông Hồng là lƯơng thực, rau quả, chăn nuôi lợn, gà, trâu bò.
Hộ gia đình là khách hàng chủ yếu, khuyến khích phát triển loại hình kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác.
Trên cơ sở đó xây dựng cơ sở pháp lý đảm bảo phát huy đƯợc nguồn lực tại chỗ, giữ vững khách hàng truyền thống đồng thời thu hút khách hàng mới nhằm thực hiện vai trò chủ lực và chủ đạo trong hệ thống tín dụng nông nghiệp.
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với Hộ sản xuất.
Đề cập đến vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng Hộ sản xuất đã có nhiều người nghiên cứu và đưa ra nhiều biện pháp khác nhau, tuy nhiên không phải các giải pháp đó áp dụng ở Ngân hàng nào cũng đem lại hiệu quả. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thực tế của các thế hệ đi truớc, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, cộng với những kiến thức lý luận đuợc học tại truờng và qua thực tế đang thực tập tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang tôi xin đề xuất một số giải pháp nhu sau
3.2.1. Giải pháp về công tác cán bộ.
Con người là nguồn lực quan trọng nhất đối với bât kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào. Sự thành công của mọi doanh nghiệp luôn phụ thuộc vào yếu tố năng lực và hiệu suất của những nguời lao động. Mọi tổ chức muốn đạt được mục đích đều phải dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của mình và các Ngân hàng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng năng suất hay tăng hiệu suất làm việc của người lao động?
Thực tế, trên cả phương diện lý thuyết và thực hành đều chi ra rằng: Ngoài các yếu tố về phương tiện, công cụ lao động thì hiệu suất làm việc của người lao động trong mỗi ngân hàng cao hay thấp chủ yếu đuợc quyết định bởi năng lực quản trị nhân lực, bởi năng lực sử dụng một cách hiệu quả nguồn nhân lực của Ngân hàng. Thực chất đó là quá trình khai thác và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, thúc đẩy tăng năng suất lao động nhằm đạt đuợc mục tiêu của Ngân hàng, cũng có thể điều đó là quá trình tạo lập môi truờng lao động và thực hiện các biện pháp tác động đến người lao động nhằm phát huy năng lực, tăng sự tự giác, cố gắng và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, nhằm tạo ra những tố chất lao động mới, để mọi cá nhân người lao động có thể đóng góp nhiều nhất sức lực và trí tuệ cho việc thực hiện các mục tiêu của Ngân hàng.
Ngân hàng cần phải thực hiện một cách khoa học việc đào tạo, sắp xếp, sử dụng hợp lý lực lượng lao động nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Xác định chính xác nhu cầu từng loại nhân lực sử dụng tiết kiệm nguồn nhân lực trong quá tình kinh doanh, tránh xảy ra hiện tuợng thừa, thiếu lao động. Đó là bí quyết nâng cao năng suất lao động của Ngân hàng.
Xây dựng những tố chất lao động mới của nguời cán bộ tín dụng để đảm bảo cho Ngân hàng và hoạt động kinh doanh phát triển không ngừng và liên tục. Để làm đuợc điều này, quản trị Ngân hàng sẽ tạo cơ hội để phát triển chính bản thân nguời lao động, bởi thông qua đó góp phần nâng cao khả năng nhận thức, trình độ tu duy lý luận, năng lực tiếp thu những kiến thức mới và vận dụng những kiến thức đó vào hoạt động. Từ đó góp phần nâng cao năng suất công tác với nguời lao động.
Thúc đẩy phát huy sự cố gắng sáng tạo của cá nhân, củng cố và nâng cao sức mạnh của tập thể.
Sử sụng cán bộ tín dụng phải đúng nguời, đúng việc đồng thời quan tâm đến cả lợi ích vật chất và yếu tố tinh thần của nguời lao động, đảm bảo sự công bằng, kết hợp hài hoà mục tiêu giữa Ngân hàng và lơi jích của nguời lao động.
Thực tế tai địa bàn nông nghiệp nông thôn, cán bộ làm công tác tín dụng gặp nhiều khó khăn do trình độ nhận thức của nguời dân còn hạn chế. Nhiều khi nhận đuợc khoản vay mà họ không biết sử dụng thế nào là hiệu quả nhất vì thế đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có sự am hiểu cần thiết, trau dồi kiến thức khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp từ đó tu vấn, gợi ý và huớng dẫn Hộ sản xuất. Nếu làm đuợc điều này thì hiệu quả đồng vốn rất cao, chất luợng tín dụng sẽ hiệu quả. Từ đó làm cho Hộ sản xuất tin yêu và gắn bó hơn với Ngân hàng. Vì thế, cán bộ tín dụng ngoài việc thông tin nghiệp vụ cũng cần phải không ngừng tìm tòi sáng tạo. Cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ tín dụng không ngừng đuợc đào tạo và tiếp thu những trình độ mới.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao luu trao đổi nghiệp vụ để nâng cao trình độ giao tiếp, mở rộng mối quan hệ, học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp
Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tín dụng tại các truờng đại học theo các lớp ngắn ngày do NHNo & PTNT Việt Nam.Để thuận tiện trong việc quản lý tín dụng, nhằm tạo điều kiện thu hút đuợc khách đòi hỏi Ngân hàng phải đụơc trang bị máy vi tính có nối mạng cục bộ đến mạng quốc gia đòi hỏi cán bộ ngành Ngân hàng phải nắm và sử dụng thành thạo những công nghệ mới này, đổi mới công nghệ Ngân hàng hoà nhập với công nghệ Ngân hàng khu vực và thế giới.
Để tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có thể biết khách hàng một cách sâu sắc, việc thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách cho vay vốn khách hàng trong quá trình sắp xếp, phân công lại nhân viên cũng cần đặc biệt hạn chế. Chỉ nên thay đổi cán bộ tín dụng khi có những vấn đề. Đồng thời lãnh đạo phải tăng cường kiểm tra nhằm ngăn chặn kịp thời những sai phạm của cán bộ tín dụng. Đây là cách tốt nhất vừa giữ đuợc cán bộ không vi phạm pháp luật vừa giữ đuợc chữ tín giữa Ngân hàng với khách hàng.
Việc chuyên môn hoá đối với từng cán bộ tín dụng vẫn đảm bảo được khả năng đa dạng đầu tư của ngân hàng tránh rủi ro, khắc phục mâu thuẫn chuyên môn hoá và đa dạng hoá, làm tăng chất luợng và độ tin cậy của các thông tin tín dụng tạo cơ sở cho việc xây dựng các mối quan hệ khách hàng lâu dài. Đồng thời giảm chi phí trong công tác tìm hiểu khách hàng, thẩm định và phân tích tín dụng, giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng tiền vay.
3.2.2. Tăng cuờng hoạt đông Marketing.
Ngày nay, các định chế ngân hàng hoạt động trong sự biến đổi không ngừng của môi truờng kinh doanh và cuộc chiến giành giật thị truờng diễn ra khốc liệt, điều đó đòi hỏi ngân hàng phải lựa chọn lại cấu trúc và điều chỉnh cách thức hoạt động cho phù hợp, nâng cao vị thế cạnh tranh. Điều này chỉ thực hiện tốt khi có giải pháp marketing năng động, đúng huớng.
Tăng cường tuyên truyền, quảng bá thuơng hiệu và những hoạt động là một việc không thể thiếu đuợc trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh của Ngân hàng nói riêng. Nhất là trong tình hình hiện nay, trình độ dân trí của nguời dân nông thôn còn thấp. hiểu biết về hoạt động ngân hàng còn có hạn. Để " Xã hội hoá công tác Ngân hàng " thì một trong những biện pháp quan trọng là tiếp tục triển khai họp dân để tuyên truyền chính sách của Nhà nuớc, cơ chế cho vay của Ngân hàng.
Tăng cường tiếp thị với khách hàng bằng biện pháp đăng ký tin trên báo , đài truyền hình, truyền thanh, tổ chức hội nghị khách hàng...
Marketing giải quyết hài hoà nhu các mối quan hệ lợi ích giữa khách hàng, nhân viên và chủ Ngân hàng. Bộ phận marketing giúp cho chủ Ngân hàng giải quyết tốt mối quan hệ trên thông qua các hoạt động như: Tham gia xây dựng và điều hành chính sách lãi, phí, kích thích hấp dẫn phù hợp với từng loại khách hàng, khuyến khích nhân viên đóng góp sáng kiến... nhằm cung cấp cho khách hàng những tiện ích.
3.2.3. Cho vay tập trung có trọng điểm.
Cần đầu tư tập trung, có trọng điểm. Đối với những khách Ngân hàng thuộc những ngành, vùng có tiềm năng lớn, phát triển bền vững để tránh rủi ro, nguyên tắc " Thận trọng " cần đuợc Ngân hàng luôn luôn chú ý. Vì vậy, Ngân hàng phải chọn lọc khách hàng một cách kỹ lưỡng.
Ngân hàng cần tiếp tục đầu tư cho các tiểu hoạt động có hiệu quả nhu: chăn nuôi, trồng cây ăn quả, chế biến nông sản...Khôi phục các làng nghề truyền thống như: vải Thiều, bánh gai Ninh Giang...
Các ngành tiểu thủ công nghiệp làm ra có giá trị cao tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn về khâu nguyên liệu, vật tu đầu vào, tìm kiếm thị truờng tiêu thụ... nên sự phát triển còn chậm, do đó cần cẩn trọng hơn khi tiến hành cho vay.
Trong thời gian vừa qua, thực hiện chủ trương " Dồn ô đổi thửa " ở huyện Ninh Giang đã có nhiều hộ nông dân mạnh dạn chuyển hướng sản xuất trên phần đất rộng, tập trung của mình. Có nhiều mô hình trang trại, mô hình VAC ra đời và đã có những thành công bước đầu. Song thực tế cho thấy tiển vọng phát triển và hiệu quả của nó là rất lớn. Việc đầu tư vốn vào hình thức này cần được Ngân hàng quan tâm, xem xét đầu tư.
3.2.4. Đẩy mạnh cho vay các tổ, nhóm đơn vị làm đại lý tại địa phương.
Qua thực tế nhiều năm cho thấy, hiệu quả của hình thức cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương mang lại cho hoạt động vay của Ngân hàng là rất lớn. Việc cho vay qua các tổ chức hội, tổ đại lý là một biện pháp rất hữu hiệu để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với sản xuất. Vì " Không ai hiểu rõ gia đình mình hơn những nguơì hàng xóm của mình" các tổ chức hội tại địa phương là nơi xác nhận và đánh giá nhu cầu vay vốn của Hộ sản xuất một cách công khai, chuẩn xác, kịp thời...Qua đó, Ngân hàng giải ngân nhanh và đảm bảo chất luợng tín dụng.
Thông qua các tổ chức hội tại địa phương, đồng vốn vay của Ngân hàng đuợc kiểm tra, đôn đốc, giám sát một cách thuờng xuyên và hiệu quả. Mặt khác, thông qua các tổ chức hội để các hộ sản xuất có thể tương trợ lẫn nhau không những về nhu cầu tín dụng mà còn về kiến thức kỹ thuật sản xuất, về nguyên vật liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Việc cho vay qua tổ chức hội, tổ tín chấp tại địa phương sẽ đảm bảo an toàn đồng vốn cuả Ngân hàng. Vì ở các địa phuơng nếu không trả nợ kịp thời đồng vốn vay qua tổ sẽ có nhiều biện pháp thu hồi lại đồng vốn tín dụng, như: nhắc nhở qua các cuộc họp, qua hệ thống loa truyền thanh của xã, huyện...Vì vậy nguời vay luôn thục hiện đúng nghĩa vụ, đúng thời hạn theo quy định. Ddiều này đem lại lợi ích cho cả hai phía.
Với các hộ gia đình: Hộ có khả năng tiếp cận vốn tín dụng của Ngân hàng một cách kịp thời, nhanh chóng, không mất nhiều chi phí cho giao dịch, đi lai...Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì đa phần hiện nay khoản vay của nguời dân thuờng nhỏ, rất dễ có tâm lý ngại đi vay Ngân hàng, khắc phục đuợc tình trạng cho vay nặng lãi không mang lại hiệu quả kinh tế. Hộ sản xuất có thể chủ động và có nguồn vốn kịp thời phục vụ cho sản xuất kinh doanh được thuận lợi.
Với Ngân hàng: Giúp cho việc cung cấp tín dụng được thực hiện tốt hơn, hiệu quả cao, giảm chi phí giao dịch, đảm bảo an toàn đồng vốn.
3.2.5. Tổ chức món vay có hiệu quả.
Việc cho vay mới phải thật nghiêm chỉnh, đúng quy trình tín dụng để tạo ra mặt bằng du nợ mới có chất luợng cao. Thực hiện đầy đủ các quy trình cho vay nhu: Kiểm tra, khảo sát, xác lập hồ sơ kinh tế địa phuơngtruớc khi vay thẩm định khoản vay, xác định mức cho vay tối đa, thời hạn, lãi suất áp dụng, thực hiện kiểm tra sau khi vay... Tăng cuờng kiểm tra đôn đốc cán bộ tín dụng chấn chỉnh kịp thời những sai sót.
3.2.6. Áp dụng các biện pháp phân tích tài chính kỹ thuật trong quy trình tín dụng.
Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng vẫn thuờng sử dụng kinh nghiệm truyền thống trong quá trình phân tích tín dụng. Do đó chất luợng tín dụng thuờng không đuợc đảm bảo. Vì vậy, Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp: Nâng cao chất luợng thẩm định dự án hoặc phuơng án kinh doanh của Hộ xin vay vốn, thực hiện nghiêm túc quá trình thẩm định truớc khi ra quyết định cho vay.
Ngân hàng yêu cầu cán bộ tín dụng thực hiện tốt quy trình thẩm định dự án nhu: cơ sở pháp lý của phuơng án hoặc kế hoạch sản suất kinh doanh, tình hình tài chính của dự án, hiệu quả của phuơng án, xác định luồng tiền trong thời gian thực hiện, thị truờng cung cấp nguyên nhiên liệu, thị truờng tiêu thụ...
3.2.7. Đưa ra các sản phẩm khuyến khích.
Đây là một biên pháp kích thích tâm lý của khách hàng vay vốn hoặc trả nợ cho Ngân hàng.
Lãi suất linh hoạt: Ngân hàng đua ra nhiều mức lãi suất khác nhau ứng với từng mức tiền vay cụ thể, với từng loại hình kinh doanh, từng đối tuợng khách hàng cụ thể...Khuyến khích khách hàng vay vốn tập trung vào những mục tiêu phát triển kinh tế của đất nuớc tại địa phuơng.
Có chính sách ưu đãi bằng lợi ích vật chất đối với khách hàng lớn, sản phẩm kinh doanh có hiệu quả để chiếm lĩnh thị phần, vừa thu hút đuợc nguồn tiền gửi, nâng cao uy tín của Ngân hàng. Cùng với việc uu đãi về lãi suất, Ngân hàng có thể dùng mọtt phần quỹ khen thuởng để thuởng cho các doanh nghiệp có số du trên tài khoản lớn, thuởng cho cá nhân vận động đuợc khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tiền gửi, tiền vay lớn. Đây chính là khuyến khích vật chất rất coa hiệu quả.
3.2.8. Duy trì mối quan hệ tưuờng xuyên giữa Ngân hàng và khách hàng.
Mở rộng quan hệ bạn hàng với tinh thần hợp tác, thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Tranh thủ nguồn vốn tiền gủi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế đặc biệt là Kho bạc Nhà nước, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công ty Xăng dầu, công ty Điện lực...
3.2.9. Tăng cuờng vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Để tiếp nhận đầu tư vốn này, trước hết NHNo phải thực hiện giải ngân tốt quỹ quay vòng của các dự án đã tiếp nhận, đồng thời cùng các cấp , các ngành của tỉnh chủ động xây dựng các dự án mới để giữ vốn.
3.2.10. Cần có chính sách tín dụng ưu đãi.
Cần có chính sách uu đãi và cùng các ban ngành liên quan tháo gỡ về điều kiện để các doanh nghiệp đuợc vay Ngân hàng đầu tu xơ sở vật chất, cung cấp vật tu kỹ thuật cho Hộ sản xuất trong tỉnh.
3.2.11. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán.
Phát huy hiệu quả cơ chế khoán, kết hợp với công tác kiểm tra, kiểm soát để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng với công việc đuợc giao.
Trong quá trình cho vay cần đuợc thực hiện đầy đủ quy trình nghiệp vụ, điều tra cụ thể, lựa chọn đúng khách hàng, dự án để đầu tu. Thuờng xuyên phân tích nợ, kết hợp với các tổ theo dõi quá trình sử dụng vốn, sớm phát hiện các dấu hiệu tiềm ẩn nợ quá hạn để giải quyết kịp thời. Đối với nợ vay đã quá hạn cần có biện pháp thu hồi nhanh chóng. Để thực hiện tốt biện pháp này, NHNo & PTNT huyện Ninh Giang đã sử dụng với chất luợng tín dụng và đi kèm với kết quả đạt đuợc là các hình thức khen thuởng bằng tinh thần và vật chất, bên cạnh đó kiên quyết xử lý nghiêm các cán bộ tín dụng vi phạm quy chế. Biện pháp này không chỉ áp dụng với cán bộ tín dụng mà các cán bộ quản lý trong việc đôn đốc, nhắc nhở cấp duới thực hiện công việc đuợc giao, đồng thời có cơ chế động viên đối với các đạ phuơng trong công tác phối hợp thu nợ.
Tăng cuờng công tác kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn tiêu cực phát sinh, xử lý kịp thời các sai phạm. Thực hiện tốt các khâu kiểm tra truớc, trong và sau khi cho vay theo quy định cho vay tại quy chế cho vay đối với khách hàng của NHNo Việt Nam. Thực hiện nguyên tắc: " Chất luợng tín dụng hơn mở rộng tín dụng " .
3.3. Một số kiến nghị.
3.3.1. Những kiến nghị đề xuất đối với hộ sản xuất.
Các hộ gia đình phải có ý thức trong việc chủ động xây dựng phương án, dự án sản xuất kinh doanh trên cơ sở những khả năng, tiềm năng sẵn có của mình. Cung cấp đầy đủ, đúng các thông tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của mình để Ngân hàng xem xét, tư vấn cho khách hàng và xác định mức vốn đầu tư hợp lý với năng lực quản lý của từng hộ.
Phải có ý thức tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm của những nguời xung quanh. Tham gia các buổi tập huấn chuyển giao công nghệ để học tập và tích luỹ kinh nghiệm, tích luỹ những kiến thức khoa học - kỹ thuật về những đối tượng mà mình sắp đầu tu. Có nhu vậy mới có đủ khả năng quản lý và sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả.
Qúa trình sản xuất và tiêu dùng phải có kế hoạch, dự kiến để tích luỹ vốn thực hiện vốn tự có tối thiểu phải tham gia đủ tỷ lệ quy định, vốn vay Ngân hàng chỉ là vốn bổ sung.
Chấp hành nghiêm túc các quy định, điều kiện, thể lệ tín dụng của Ngân hàng. Có ý thức, trách nhiệm trong quá trình quản lý và sử dụng vốn vay, sòng phẳng trong quan hệ tín dụng.
Không mắc các tệ nạn xã hội.
3.3.2. Những kiến nghị với Nhà ưuớc.
* - Những kiến nghị thuộc về cơ chế chính sách tạo điều kiện cho hộ sản xuất.
Đề nghị NHNo & PTNT Việt Nam có hướng dẫn cụ thể quy trình thủ tục cho vay các đối tượng đặc thù nhu xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, truờng học, trạm y tế, kiên cố hoá kênh mương nội đồng, cho vay góp vốn cổ phần để các NHNo cơ sở thực hiện thống nhất, để có thể mở tín dụng đối với các đối tượng này.
NHNo & PTNT Việt Nam cần nghiên cứu có chế độ ưu đãi cho đội ngũ cán bộ tín dụng ở địa bàn nông thôn như: chế độ công tác phí thoả đáng theo hướng khuyến khích cán bộ làm nhiều, làm tốt dựa vào khả năng kết quả tài chính của các chi nhánh; cán bộ tín dụng cần được hưởng chế độ làm việc ngoài trời ( độc hại ) như đối với nhân viên kho quỹ, mua bảo hiểm thân thể cho cán bộ tín dụng...các chế độ ưu đãi về thu nhập để khuyến khích cán bộ tín dụng tận dụng thời gian bám sát địa bàn thăm định đầu tư vốn phục vụ kịp thời nhu cầu vốn cho mở rộng sản xuất, kinh doanh của các hộ sản xuất.
Nên có chủ trương đào tạo cán bộ ngân hàng mà trước mắt là cán bộ tín dụng sao cho giỏi về nghiệp vụ ngân hàng và am hiểu về các nghệp vụ kinh tế chuyên ngành, có như vậy cán bộ tín dụng mới đủ khả năng phát hiện, huớng dẫn và thâmr định dự án đạt kết quả, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. Am hiểu kỹ thuật, nắm vững các định mức kinh tế kỹ thuật thì mới giám sát khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và mới an toàn vốn cho vay.
* - Những kiến nghị đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương.
- Đối với cấp uỷ, chính quyền tỉnh và cấp huyện.
Chỉ đạo các ngành chức năng đẩy nhanh việc khảo sát, quy hoạch xây dựng vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, có đầu ra ổn định cho sản phẩm...Trên cơ sở đó Ngân hàng nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng chủ động đầu tư.
Chỉ đạo cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh phải kiểm tra, giám sát kinh doanh, xác định mức vốn đăng ký phù hợp với quy mô kinh doanh của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của khách hàng. Nếu khách hàng sản xuất kinh doanh không đúng ngành nghề nhu trong giấy phép kinh doanh thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép. Có nhu vậy mới buộc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hạn chế rủi ro.
Chỉ đạo các ngành khuyến nông, Phòng Nông nghiệp, Trạm Thú y... tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân những kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật trong việc trồng trọt, chăn nuôi và các ngành nghề khác nhằm không ngừng đẩy mạnh việc tăng năng suất, chất luợng, hạ giá thành sản phẩm. Giúp cho các hộ nông dân có đủ kiến thức để nhận đồng vốn vay sử dụng đem lại hiệu quả.
Các cấp uỷ, chính quyền tạo điều kiện tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong toàn tỉnh, chủ yếu là thị trường hàng nông sản, hàng đặc sản. Có đuợc thị trường tiêu thụ vũng chắc, ổn định thì mới kích thích các hộ gia đình yên tâm bỏ vốn đầu tư khai thác các tiềm năng, tạo công ăn việc làm, tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho gia đình và cũng là điều kiện để mở rộng đầu tư của Ngân hàng.
Chỉ đạo ngành địa chính hoàn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình. Tạo điều kiện cho hộ gia đình đuợc sử dụng đất để thế chấp vay vốn Ngân hàng theo luật định.
Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê hoàn chình việc cấp giấy chứng nhận hộ kinh tế trang trại để tạo điều kiện cho các chủ trang trại đuợc huởng uu đãi tín dụng theo Quy định 69 của Chính phủ.
Hoàn thành việc sắp xếp lại các doanh nghiệp, hợp tác xã tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã này hoạt động ổn định, có hiệu quả, đủ điều kiện để đuợc Ngân hàng cho vay vốn.
Nghiên cứu và khảo sát quỹ bảo hiểm tuơng trọ ctrong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông - lâm - ngu - diem nghiệp và các ngành nghề ở nông thôn.
Chỉ đạo các ngành nội chính tăng cuờng công tác kiểm tra, phát hiện xử lý nghiêm minh những ổ nhóm tệ nạn xã hội nhu: cờ bạc, số đề, ruợu chè, nghiện hút ma tuý...Đồng thời kết hợp với các đoàn thể chính trị xã hội trong khối mặt trận phát động phong trào thi đua toàn dân tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, làm trong sạch môi truờng sống, môi truờng kinh doanh.
- Đối với chính quyền các xã.
Xác nhận đúng thực tế, đúng đối tuợng đủ điều kiện cụ thể là đối với từng hộ xin vay vốn của Ngân hàng. Tham gia cùng với Ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ vay vốn. Giám sát và quản lý tài sản thế chấp.
Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn về kiến thức khoa họckỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới cho các hộ nông dân.
Quy hoạch các vùng và huớng dẫn, chỉ đạo các hộ gia đình lập các phuơng án, dự án đầu tu, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Chỉ đạo các hội kết hợp chặt chẽ hơn nữa với Ngân hàng trong việc cho vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi của các hộ vay.
KẾT LUẬN
Ngày nay, thành phần kinh tế hộ luôn được Đảng và Nhà nước quan và coi trọng. Làm thế nào để kinh tế hộ phát triển hơn nữa là mục tiêu mà các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể đang cố gắng phấn đấu. NHNo & PTNT huyện Ninh Giang đã và đang từng buớc mở rộng đầu tư vốn cho hộ sản xuất nhằm tạo " Đòn bẩy " cho nền kinh tế hộ đi lên, nâng canh trình độ dân trí, thúc đẩy kinh tế huyện phát triển. Qua quá trình thực tập tại phòng Tín dụng thuộc NHNo & PTNT huyện Ninh Giang, em đã đi sâu sâu vào tìm hiểu tình hình cho vay hộ sản xuất trên địa bàn huyện. Từ đó, em đã chọn đề tài nghiên cứu cho Chuyên đề thực tập của mình " Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang ". Chuyên đề nàyđã giải quyết các vấn đề sau:
Tìm hiểu cơ sở lý luận hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường.
Phân tích toàn diện và kỹ luỡng về tình hình cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang. Từ đó đánh giá các kết quả đạt được, các mặt còn hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó.
Từ đó, chuyên đề đưa ra các giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang.
Để hoàn thành được Chuyên đề thực tập này, em xin cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn trực tiếp từ thầy giáo TS. Hoàng Xuõn Quế. Ngoài ra, em còn được tạo điều kiện từ Ban Giám đốc và các bác, các cô, chú cán bộ, công nhân viên trong NHNo & PTNT huyện Ninh Giang để em được nghiên cứu, cung cấp các số liệu, tài liệu. Do thời gian nghiên cứu có hạn và sự am hiểu của bản thân về vấn đề này cũng chưa thực sự sâu sắc nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong sẽ đuợc các thầy cô giáo giúp đỡ bổ sung, sửa chữa những điểm còn hạn chế để chuyên đề hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Chính trị Đại hội toàn quốc lần thứ X.
2. Báo cáo Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Ninh Giang 2005-2010.
3. Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh NHN0&PTNT huyện Ninh Giang năm 2004-2007.
4. Báo cáo chuyên đề tín dụng năm 2007 của NHN0 Việt Nam .
5. Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng - Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng, 1998.
6. Các văn bản của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam 1627/2001/QĐHNHN0 06/2000/TT/NHNN1.
7. Giáo trình Ngân hàng Thương mại - PGS.TS Phan Thị Thu Hà, 2007, NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Quyết định 67/1999/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ. Nghị định 178/1999/NĐ-CP.
9. Quyết định 72/QĐ-HĐQT của NHN0 Việt Nam .
10. Tài liệu Tín dụng ngân hàng - TS. Hồ Diệu, 2000.
11. Tập san Ngân hàng 4 năm 2004 - 2007.
12. Tạp chí Ngân hàng 2004-2007.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI:
"Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHN0&PTNT huyện Ninh Giang"
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28608.doc