Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống kho bạc nhà nước

Để giảm bớt các chứng từ, các chỉ tiêu trùng lắp, bổ sung thêm một số chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý; phân định rõ trách nhiệm của nhà thầu, của chủ đầu tư, của cơ quan kiểm soát thanh toán và cụ thể là các bộ phận ( thanh toán vốn đầu tư, kế toán ) trong cơ quan kiểm soát thanh toán; đồng thời đảm bảo dễ bảo quản, lưu giữ; có thể dùng chung cho việc kiểm soát thanh toán của các nguồn vốn đầu tư; phù hợp với các chương trình tin học ứng dụng cho quản lý, quy định: - Gộp phiếu giá thanh toán, bảng kê thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán thành giấy đề nghị thanh toán vốn, chứng từ này do chủ đầu tư lập để đề nghị tạm ứng hoặc thanh toán khối lượng hoàn thành. - Sửa đổi mẫu giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt và giấy rút vốn đầu tư kiêm chuyển khoản, chuyển tiền điện tử, cấp séc bảo chi thay thế cho các chứng từ cùng tên đang thực hiện theo quyết định số 24/ 2006/ QĐ- BTC ngày 06/ 04/ 2006 của bộ trưởng bộ tài chính.

doc59 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1660 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống kho bạc nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh số vốn cần phải thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi và cán bộ thanh toán ghi đầy đủ chỉ tiêu vào phiếu giá, phân định theo mục lục ngân sách, trình lãnh đạo ký duyệt. Sau khi được duyệt, phòng Thanh toán VĐT gửi phòng Kế toán: Phiếu giá, Giấy rút VĐT. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kế toán làm thủ tục chuyển tiền thanh toán cho đơn vị thu hưởng. *Kiểm soát thanh toán mua sắm thiết bị: Kiểm soát vốn tạm ứng mua sắm thiết bị. - Đối tượng cấp tạm ứng: Tất cả các dự án, gói thầu mua sắm thiết bị - Điều kiện tạm ứng: Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu ( trường hợp đấu thầu ), Quyết định chỉ định thầu ( trường hợp chỉ định thầu); Có Hợp đồng mua sắm thiết bị, đối với thiết bị nhập khẩu phải có phê duyệt hợp đồng của cấp có thẩm quyền. - Mức vốn tạm ứng: Tạm ứng theo qui định của hợp đồng. Vốn tạm ứng được dùng để trả tiền đặt cọc, mở L/C ( trường hợp phải ký quĩ mở L/C ); Thanh toán theo tiến độ thanh toán đã được xác định trong hợp đồng; Thanh toán triền vận chuyển, bảo quản, thuế nhập khẩu. Khi tạm ứng, chủ đầu tư gửi đến Phòng Thanh toán VĐT của KBNN: Giấy đề nghị tạm ứng VĐT; Giấy bảo lãnh tạm ứng ( đối với nhà thầu nước ngoài); Giấy rút VĐT. Mức vốn tạm ứng trên là số tiền mà Chủ đầu tư phải thanh toán theo Hợp đồng, nhưng nhiều nhất không vượt kế hoạch vốn trong năm. Trường hợp kế hoạch vốn bố trí không đủ nhu cầu vốn để thanh toán theo hợp đồng, Chủ đầu tư có trách nhiệm tìm nguồn vốn bổ sung. Kiểm soát thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành: Khối lượng thiết bị hoàn thành được thanh toán là khối lượng thiết bị đã nhập kho của chủ đầu tư ( đối với thiết bị không cần lắp đặt ) hoặc đã được lắp đặt xong và nghiệm thu (đối với thiết bị cần lắp ). Chủ đầu tư gửi đến Phòng Thanh toán VĐT của KBNN: + Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho ( đối với thiết bị mua trong nước). + Bộ chứng từ nhập khẩu (đối với thiết bị nhập khẩu): + Các chứng từ có liên quan khác như biên lai thu thuế nhập khẩu, phí bảo quản, phí lưu kho, bảo hiểm, vận chuyển . . .( đối với trường hợp chưa được tính trong giá trúng thầu ). + Phiếu giá thanh toán (đối với thiết bị cần lắp) kèm Biên bản nghiệm thu khối lượng lắp đặt thiết bị hoàn thành + Bảng kê thanh toán kèm theo Phiếu nhập kho (đối với thiết bị không cần lắp). + Giấy rút vốn đầu tư Cán bộ thanh toán kiểm tra: - Danh mục thiết bị phải phù hợp với Quyết định đầu tư và có trong kế hoạch đầu tư được giao, Có trong Hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư và nhà thầu - Đã được Chủ đầu tư nhập kho ( đối với thiết bị không cần lắp đặt ) hoặc đã được lắp đặt xong và nghiệm thu (đối với thiết bị cần lắp ). - Vốn tạm ứng mua sắm thiết bị được thu hồi vào từng lần thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành. *Kiểm soát thanh toán chi phí khác. Chi phí khác trong XDCB là chi phí không trực tiếp cấu thành vào giá trị công trình, nhưng được phân bổ vào từng công trình, hạng mục công trình khi quyết toán công trình hoàn thành. Chi phí khác được xác định theo 2 nhóm: + Nhóm chi phí được xác định theo tỷ lệ % hoặc bảng giá cụ thể như: Chi phí khảo sát XD, Thiết kế, quản lý dự án, thẩm tra dự án, thẩm tra quyết toán, Bảo hiểm. . . + Nhóm chi phí được xác định bằng cách lập dự toán như : Chi đền bù giải phóng mặt bằng, chi chuyên gia, vận hành, chi đào tạo, tập huấn . . . Kiểm soát tạm ứng chi phí khác. - Đối tượng được tạm ứng là các công việc phải thuê tư vấn, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí Ban quản lý dự án, chi phí cấp đất, thuế đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất. - Điều kiện tạm ứng: Đối với công tác đền bù giải phóng mặt bằng phải có phương án đền bù và dự toán được duyệt; Công tác Thiết kế, lập Tổng dự toán có Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, hoặc Quyết định chỉ định thầu và Hợp đồng kinh tế; Đối với chi phí cấp đất, thuế đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất phải có Thông báo của cơ quan chuyên môn yêu cầu chủ đầu tư nộp tiền; Chi phí Ban quản lý dự án phải có dự toán được duyệt. - Mức vốn tạm ứng: Tạm ứng theo nhu cầu, theo tiến độ thực hiện, nhưng nhiều nhất không dược vượt kế hoạch vốn cả năm bố trí cho nội dung, công việc đó. Riêng đối với Hợp đồng phải thuê tư vấn thì mức vốn tạm ứng ít nhất là 25% giá trị hợp đồng và không vượt kế hoạch vốn năm. Khi tạm ứng, chủ đầu tư gửi đến Phòng Thanh toán VĐT của KBNN những hồ sơ : Giấy đề nghị tạm ứng; Giấy rút vốn đầu tư Thanh toán khối lượng chi phí khác hoàn thành : Để được thanh toán khối lượng chi phí khác hoàn thành, chủ đầu tư gửi đến Phòng Thanh toán VĐT của KBNN các hồ sơ, chứng từ sau : + Bảng kê thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành + Giấy rút vốn đầu tư Ngoài ra tuỳ từng loại chi phí mà chủ đầu tư còn gửi thêm các hồ sơ, chứng từ : Đối với lệ phí cấp đất xây dựng, cấp giấy phép xây dựng, thuế đất hoặc thuế chuyển quyền sử dụng đất phải có Hoá đơn, chứng từ hợp lệ của cơ quan thu tiền; Đối với chi phí đền bù, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng phải có Phương án đền bù và dự toán được duyệt; Bản xác nhận khối lượng đền bù đã thực hiện; Đối với chi phí hoạt động Ban quản lý dự án phải có Dự toán chi phí được duyệt.; Các chi phí xây dựng, mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động của Ban quản lý được thanh toán như đối với phần xây lắp, thiết bị. Trước khi làm thủ tục thanh toán theo 3 hình thức nói trên, hồ sơ thanh toán phải được kiểm soát để đảm bảo việc thanh toán là đúng đối tượng được hưởng, đúng chính sách chế độ của Nhà nước, . . công tác KSTTVĐT được thực hiện theo 3 giai đoạn : Kiểm soát trước, trong và sau khi thanh toán như đó trỡnh bày ở mục 2.2.1. 2.3. Đánh giá về công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN giai đoạn 2004- 2007. 2.3.1 Kết quả đạt được Trong giai đoạn 2004 - 2007 KBNN đã đạt được những kết quả nhất định về quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước thể hiện qua các nội dung sau: Thứ nhất, quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục mở tài khoản cấp phát thanh toán vốn đầu tư, chủ đầu tư được mở tài khoản cấp phát thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc Nhà nước nơi thuận tiện cho việc giao dịch của chủ đầu tư. Thực hiện quy chế một cửa trong công tác quản lý, kiểm soát chi, cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Thứ hai, đã ban hành và công khai quy trình quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án đầu tư thuộc các nguồn vốn trong nước, ngoài nước thuộc các cấp ngân sách trung ương, ngân sách địa phương. Trong đó, quy định cụ thể về các tài liệu chủ đầu tư phải gửi đến Kho bạc Nhà nước, trình tự và thủ tục giải quyết công việc, quy trình luân chuyển chứng từ, thời gian giải quyết công việc và trách nhiệm của của từng bộ phận nghiệp vụ. Hướng dẫn và thực hiện chế độ hạch toán kế toán, quyết toán, tất toán tài khoản chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm soát chi, cấp phát thanh toán, kế toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đây thực sự là bước đột phá, là cuộc cách mạng trong quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước. Thứ ba, Kho bạc Nhà nước đã giải đáp đầy đủ, kịp thời những thắc mắc, khiếu nại của các chủ đầu tư liên quan đến nội dung quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hướng dẫn kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, làm căn cứ để Kho bạc Nhà nước các cấp giải quyết các trường hợp cấp phát thanh toán cụ thể. Thứ tư, hàng năm hoặc tuỳ theo tình hình cụ thể đã tổ chức các buổi tọa đàm về giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản với các chủ đầu tư, cơ quan chủ quản đầu tư để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư, những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư để có những giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư. Thứ năm, Kho bạc Nhà nước thường xuyên và chủ động phối hợp với các chủ đầu tư, các cơ quan chuyên môn của các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Báo cáo kịp thời tình hình giải ngân vốn đầu tư để phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp và các cơ quan chức năng trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Thông qua công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc nhà nước đã góp phần nâng cao chất lượng của công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án, dự toán, công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, quá trình thực hiện, thanh toán, quyết toán vốn công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản của các cấp, các ngành. Kết quả kiểm soát, cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2004 - 2007 được thể hiện tại bảng 2.2 dưới đây: Bảng 2.2: Tình hình giải ngân vốn đầu tư XDCB qua KBNN giai đoạn 2004- 2007. tt chØ tiªu n¨m 2004 n¨m 2005 n¨m 2006 n¨m 2007 Kế hoạch Vốn TT Kế hoạch Vốn TT Kế hoạch Vốn TT Kế hoạch Vốn TT Tổng số 62,893 54,184 75,667 66,450 83,323 69,682 99,765 81,708 Vốn TN 56,023 47,409 69,009 58,937 75,603 62,457 90,178 74,856 Vốn NN 6,870 6,775 6,658 7,513 7,720 7,225 9,587 6,852 I Ngân sách TW 14,859 13,630 17,355 17,005 18,588 17,195 22,067 16,706 Vốn TN 9,709 8,266 12,571 10,775 12,618 11,203 15,427 12,316 Vốn NN 5,150 5,364 4,784 6,230 5,970 5,992 6,641 4,390 II Ngân sách ĐP 48,034 40,554 58,312 49,445 64,735 52,487 77,698 65,002 Vốn TN 46,314 39,143 56,438 48,162 62,985 51,254 74,752 62,540 Vốn NN 1,720 1,411 1,874 1,283 1,750 1,233 2,947 2,462 2.3.2 Tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, thể hiện qua những nội dung sau: 2.3.2.1 Tồn tại về phân bổ kế hoạch và chuyển vốn đầu tư xây dựng cơ bản Về kế hoạch vốn đầu tư hàng năm: do việc phân bổ, bố trí kế hoạch vốn cho các dự án chưa có đầy đủ thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản dẫn đến quá trình triển khai và thực hiện kế hoạch trong năm diễn ra rất chậm, đặc biệt là những tháng đầu năm. Tình trạng vốn chờ dự án vẫn còn nhiều, trong khi nhiều dự án có khối lượng thực hiện hoặc đã triển khai thi công nhưng lại không được bố trí đủ vốn để thanh toán. Khi điều chỉnh kế hoạch vốn cho sát với tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư, thì các cơ quan chức năng lại không làm việc với Kho bạc Nhà nước để xác định số vốn đã cấp phát thanh toán cho dự án, công trình, dẫn đến tình trạng nhiều dự án điều chỉnh kế hoạch vốn thấp hơn số vốn Kho bạc Nhà nước đã thanh toán gây khó khăn cho công tác kế toán, quyết toán và quản lý của Kho bạc Nhà nước. Về chuyển nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Công tác thông báo mức vốn theo quy định hiện hành chưa tạo điều kiện chủ động thực sự cho Kho bạc Nhà nước trong điều hành nguồn vốn để đáp ứng với nhu cầu thanh toán của các dự án đầu tư. Tại từng thời điểm trong niên độ kế hoạch năm thường xảy ra tình trạng khi mức vốn thông báo cho các Kho bạc Nhà nước địa phương không đủ để thanh toán cho dự án, trong khi đó các nguồn vốn khác còn dư (chưa dùng đến), nhưng không thể dùng để thanh toán cho các dự án có đủ điều kiện nhưng thiếu nguồn. Hoặc cuối năm điều chỉnh, điều hoà kế hoạch vốn từ của các dự án đầu tư làm cho mức vốn thông báo cho các Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố nơi thì thừa mức vốn phải chuyển về trung ương, nơi thì thiếu mức vốn trung ương phải chuyển bổ sung làm mất rất nhiều thời gian trong việc điều hoà, điều chỉnh mức vốn trong hệ thống Kho bạc Nhà nước và ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án đầu tư đã có đủ điều kiện cấp phát thanh toán. Tại một số địa phương, cơ quan tài chính vẫn thực hiện chuyển vốn đích danh cho từng dự án, công trình gây ra tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt mức vốn giả tạo làm ảnh hưởng đến công tác cấp phát thanh toán, kế toán, quyết toán vốn đầu tư theo Luật Ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước. 2.3.2.2 Tồn tại, hạn chế của quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Một là, đối với phạm vi, nội dung, phương pháp kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được quy định trong quy trình nhưng chưa đầy đủ, chưa chi tiết, có nội dung còn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho cán bộ thanh toán và các bộ phận nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp. Về phạm vi kiểm soát chi: Trong quy trình chưa quy định cụ thể và chi tiết phạm vi kiểm soát các khoản chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, dẫn đến một số Kho bạc Nhà nước địa phương kiểm soát quá phạm vi và chức năng của Kho bạc Nhà nước, kiểm soát cả bản vẽ thiết kế (bóc tiên lượng từ bản vẽ sau đó so sánh với khối lượng trong dự toán được duyệt) hoặc kiểm tra cả đơn giá trúng thầu đối với các gói thầu thi công xây dựng, làm kéo dài thời gian kiểm soát và trùng lắp với công việc của các cơ quan, tổ chức khác đã được nhà nước phân giao nhiệm vụ. Những công việc này đã được các cơ quan chuyên môn thẩm định và trình người có thẩm quyền phê duyệt và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và phê duyệt của mình (được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản). Về nội dung kiểm soát: Quy trình chỉ quy định là kiểm tra tài liệu dự án phải đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ nhưng chưa quy định thế nào là tài liệu hợp pháp, hợp lệ như hình thức tài liệu, cấp nào ký từng loại tài liệu, hợp đồng nếu uỷ quyền thì có cần văn bản uỷ quyền hay không, nếu tài liệu không có bản chính thì chủ đầu tư gửi bản sao theo hình thức nào (văn bản công chứng hay do chủ đầu tư sao...). Dẫn đến, Kho bạc các cấp thực hiện không thống nhất, cán bộ thanh toán của Kho bạc lợi dụng gây phiền hà, sách nhiễu với chủ đầu tư khi giao dịch. Về phương pháp kiểm soát: Quy trình chưa quy định phương pháp kiểm soát chi tiết đối với từng loại công việc hoặc từng bước công việc như chưa quy định phương pháp đối chiếu các công việc đã hoàn thành đề nghị thanh toán với giá trúng thầu hoặc dự toán được duyệt về: tên công việc/thiết bị, khối lượng, đơn giá công việc/thiết bị... Hoặc đối với các gói thầu, công việc không tổ chức đấu thầu thì còn phải kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá theo quy định của nhà nước, nhưng phương pháp kiểm tra, so sánh, đối chiếu giữa định mức, đơn giá công việc đã thực hiện với định mức, đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành có phù hợp hay không, việc xây dựng đơn giá thực hiện có tuân thủ theo các định mức không cũng chưa được quy định trong quy trình. Do đó, cán bộ thanh toán trong quá trình kiểm soát rất lúng túng khi thực hiện các bước kiểm soát này, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác kiểm soát thanh toán vốn của Kho bạc Nhà nước. Hai là, đối với cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước để đảm bảo tiến độ đầu tư, vật tư đặc chủng, vật tư phải dự trữ theo mùa được tạm ứng vốn theo nhu cầu cần thiết của chủ đầu tư. Nhưng trong quy trình chưa quy định cụ thể về cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn là bao nhiêu (phải có định lượng cụ thể về mặt giá trị), vật tư đặc chủng, vật tư phải dự trữ theo mùa là những loại vật tư nào hoặc quy trình quy định về thủ tục giải quyết tạm ứng đối với các đối tượng này quá phức tạp và mất nhiều thời gian hoàn chỉnh các thủ tục tạm ứng làm giảm hiệu quả của khoản tiền tạm ứng . Ba là, việc kiểm soát chi vốn thiết bị trong các dự án đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn khi quy trình quy định đối với các gói thầu mua sắm thiết bị phải cung cấp hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (đối với thiết bị mua trong nước) hoặc bộ chứng từ nhập khẩu (đối với thiết bị nhập khẩu). Việc quy định chủ đầu tư phải cung cấp hoá đơn kiêm phiếu xuất kho cho cả gói thầu đấu thầu là không phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu là phải thanh toán theo giá trúng thầu và không có loại hoá đơn nào có tên gọi là “Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho”. Hoặc việc chủ đầu tư phải cung cấp bộ chứng từ nhập khẩu là không phù hợp vì đối với thiết bị nhập khẩu phải tuân thủ theo quy định của Luật Thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, máy móc thiết bị cho dự án đầu tư. Mặt khác, việc kiểm soát chi vốn thiết bị đã căn cứ vào biên bản nghiệm thu thiết bị và hợp đồng mua sắm thiết bị giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Bốn là, đối với khối lượng phát sinh tăng, giảm và ngoài hợp đồng thuộc các dự án đầu tư thì việc quy định kiểm soát chi trong quy trình là chưa phù hợp với thực tế và không cụ thể đối với từng loại hình dự án như dự án đầu tư bằng nguồn vốn trong nước, dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài nước, dự án, hợp đồng tổ chức đấu thầu quốc tế. Năm là, kiểm soát chi vốn đền bù giải phóng mặt bằng vẫn còn tồn tại như việc chi đền bù cho các hộ dân, Kho bạc không thực hiện chi trả trực tiếp mà chuyển tiền (theo hình thức tạm ứng vốn) cho chủ đầu tư hoặc hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng để các tổ chức này chi trả tiền cho các hộ dân. Nhiều trường hợp, Kho bạc không kiểm soát được việc các đơn vị này đã chi trả tiền đền bù cho hộ dân hay chưa, hoặc có trường hợp các đơn vị này gửi tiền vào các ngân hàng để hưởng lãi hoặc sử dụng vào mục đích khác gây thất thoát tiền vốn của ngân sách nhà nước. Chưa quy định cụ thể hồ sơ tài liệu và nội dung kiểm soát chi cho từng công việc chi trả đền bù giải phóng mặt bằng như chi trả cho các hộ dân, di dời công trình công cộng, xây dựng công trình mới tương tự hoàn trả, chi phí cho các tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng. Sáu là, đối với chi phí quản lý dự án đầu tư trước đây chỉ quy định gồm chi phí cho Ban quản lý dự án trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhưng quy định tại Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì chí phí quản lý dự án bao gồm nhiều khoản mục chi phí ngoài chi phí Ban quản lý dự án. Do vậy, quy trình kiểm soát chi chi phí quản lý dự án phải được bổ sung cho phù hợp. Bảy là, việc kiểm soát chi dự án đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, nhiều cấp ngân sách khác nhau chưa được quy định trong quy trình làm cho Kho bạc các cấp lúng túng trong quá trình thực hiện hoặc thực hiện không thống nhất. Nhiều kho bạc do không nắm được thông tin dẫn đến trùng lắp trong khâu kiểm soát chi, cả Kho bạc tỉnh và Kho bạc huyện cùng tham gia kiểm soát chi trên một khối lượng thực hiện, chủ đầu tư phải gửi nhiều bộ hồ sơ tài liệu của cùng một dự án cho nhiều đơn vị kho bạc khác nhau. Nếu không quy định cụ thể trong quy trình rất có thể xảy ra trường hợp chủ đầu tư lợi dụng vào kẽ hở quản lý của kho bạc để chiếm đoạt tiền của ngân sách nhà nước thông qua việc cùng đề nghị thanh toán cho một khối lượng thực hiện của một dự án được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn hoặc nhiều cấp ngân sách khác nhau tại hai đơn vị kho bạc. Tám là, việc quản lý vốn ghi thu ghi chi các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài nước (vốn hỗ trợ phát triển chính thức - ODA) cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế. Tính đến hết quyết toán vốn đầu tư năm 2005, vốn ghi thu ghi chi thuộc ngân sách trung ương còn chưa quyết toán treo trên tài khoản của Kho bạc Nhà nước là 6.335.579.873.540 đồng (nguồn: Báo cáo quyết toán vốn đầu tư năm 2005 của Kho bạc Nhà nước). Nhiều chương trình, dự án hàng năm đã rút vốn từ nhà tài trợ hàng ngàn tỷ đồng, nhưng việc lập và luân chuyển chứng từ ghi thu ghi chi từ Bộ Tài chính sang Kho bạc Nhà nước không kịp thời, dẫn đến không hạch toán ghi chi thanh toán vốn cho dự án và quyết toán vốn trong năm ngân sách được. Mặt khác, Bộ Tài chính cũng chưa quy định cụ thể quy trình ghi thu ghi chi vốn đầu tư từ nước ngoài cho các dự án đầu tư làm cho các đơn vị tham gia ghi thu ghi chi rất lúng túng và bị động trong quá trình thực hiện. Quy trình luân chuyển chứng từ và hạch toán ghi thu ghi chi của Kho bạc Nhà nước hoàn toàn bằng thủ công, nên thời gian thường kéo dài, từ khi chủ đầu tư rút vốn đến khi hoàn thành thủ tục ghi chi cho dự án có thể lên đến hàng năm. Dẫn đến niên độ thông báo và hạch toán chi thu ghi chi không tương ứng với niên độ ghi kế hoạch vốn đầu tư và thời điểm rút vốn của dự án. Chín là, đối với việc kiểm soát chi các dự án, công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc loại đặc thù như công trình bí mật, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm được quy định tại Luật Xây dựng năm 2003 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2004) và Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 của Chính phủ; hoặc các dự án, công trình khắc phục hậu quả bão lụt, thiên tai; các dự án, công trình về công nghệ thông tin, phần mềm nguồn mở được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cũng chưa được quy định trong quy trình kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước. 2.3.2.3 Tồn tại về mẫu chứng từ thanh toán vốn đầu tư và luân chuyển chứng từ thanh toán giữa các bộ phận nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước Trong giai đoạn 2004 - 2007, khi đề nghị tạm ứng hoặc thanh toán vốn đầu tư, chủ đầu tư phải sử dụng nhiều mẫu chứng từ khác nhau (chủ yếu là 7 mẫu chứng từ, trong đó có 4 chứng từ mệnh lệnh là Giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư, Phiếu giá thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, Bảng kê thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư do bộ phận thanh toán vốn đầu tư kiểm soát và ghi chép; và 3 chứng từ chấp hành là Giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt, Giấy rút vốn đầu tư kiêm chuyển khoản, chuyển tiền thư - điện, cấp séc bảo chi, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư do bộ phận kế toán kiểm soát và ghi chép, hạch toán) do Kho bạc Nhà nước ban hành và sử dụng nhiều năm qua đã bộc lộ một số tồn tại như: + Chủ đầu tư phải sử dụng nhiều mẫu chứng từ khác nhau khi đề nghị tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư, dẫn đến dễ bị nhầm lẫn khi sử dụng hoặc sử dụng mẫu biểu chứng từ không phù hợp với nội dung kinh tế của các chi phí hay công việc của dự án, đặc biệt là chứng từ mệnh lệnh; + Nhiều chỉ tiêu trùng lắp giữa các chứng từ như tên dự án, số tiền đề nghị thanh toán, số tài khoản của bên A, bên B, mục, tiểu mục của mục lục ngân sách....; mặt khác do nhiều chỉ tiêu nên các mẫu chứng từ thanh toán vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu tiện ích dễ nhỡ, dễ sử dụng, dễ ghi chép ...; + Trên chứng từ có nhiều chủ thể tham gia như: Phiếu giá do nhà thầu lập; chủ đầu tư kiểm tra chấp thuận, Kho bạc Nhà nước kiểm soát xác nhận giá trị thanh toán theo đề nghị của chủ đầu tư cho các đối tượng. Trong khi đó nhiệm vụ, quyền hạn Kho bạc Nhà nước chỉ quan hệ với chủ đầu tư là đơn vị sử dụng ngân sách; + Đối với dự án đầu tư có nhiều nguồn vốn tham gia, dự án sử dụng vốn ODA, mẫu chứng từ lại chưa thiết kế đủ chỉ tiêu để chủ đầu tư ghi cho từng loại vốn (chủ đầu tư thường phải ghi thêm các chỉ tiêu vào chứng từ); + Một số loại chứng từ qua quá trình thực hiện hiệu quả không cao, tăng thêm thủ tục hành chính, không mang tính chất quản lý như Phiếu giá, Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư. 2.3.2.4 Tồn tại về công tác kế toán, quyết toán vốn đầu tư hàng năm và tất toán tài khoản vốn đầu tư tại Kho bạc Nhà nước - Về công tác kế toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước chỉ theo dõi đến từng chủ đầu tư, trường hợp một chủ đầu tư quản lý nhiều dự án thì không hạch toán và theo dõi chi tiết đến từng dự án. Điều này đã làm cho việc đối chiếu số liệu cấp phát thanh toán của từng dự án tại từng thời điểm và kết thúc niên độ kế hoạch năm giữa bộ phận kế toán và bộ phận thanh toán vốn đầu tư không thực hiện được; hoặc có thực hiện được cũng mất rất nhiều thời gian và công sức của các cán bộ nghiệp vụ thuộc các bộ phận. - Về quyết toán vốn đầu tư hàng năm: Hết niên độ ngân sách hàng năm, Kho bạc Nhà nước phải lập 2 hệ thống báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước, đó là: + Quyết toán chi ngân sách nhà nước theo dự toán chi ngân sách hàng năm được Quốc hội phê chuẩn trong đó có quyết toán chi tiết chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các nguồn vốn và theo từng đơn vị dự toán (bộ, ngành đối với ngân sách trung ương và sở, phòng, ban đối với ngân sách địa phương). + Quyết toán chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước chi tiết đến từng dự án theo kế hoạch vốn năm và theo mục lục ngân sách nhà nước. - Về tất toán tài khoản chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước: Tính đến hết tháng 9 năm 2006, theo thống kê của Kho bạc Nhà nước có tới 49.444 dự án, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng của các Bộ, ngành, địa phương với số vốn đã cấp phát thanh toán là 70.509 tỷ đồng vẫn chưa được tất toán tài khoản cấp phát thanh toán tại Kho bạc Nhà nước (nguồn: Báo cáo dự án, công trình hoàn thành chưa tất toán tài khoản của Kho bạc Nhà nước). Tình trạng trên chủ yếu là do nguyên nhân khách quan, nhưng về chủ quan, Kho bạc Nhà nước cũng chưa đề xuất được biện pháp có tính khả thi với các cơ quan có thẩm quyền. 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Những tồn tại, hạn chế của Kho bạc Nhà nước trong công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân.Chuyên đề này chỉ tập trung nghiên cứu một số nguyên nhân chủ yếu, đó là: - Cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước thường hay thay đổi và không đồng bộ. Mặc dù đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và xây dựng cơ bản, nhưng vẫn chưa đầy đủ và chưa có chế tài đủ mạnh để hạn chế sự vi phạm của các tổ chức, đơn vị và các cá nhân tham gia quản lý và thực hiện đầu tư và xây dựng, nhất là các đơn vị quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định chung chung, không cụ thể, rõ ràng, cá biệt có những nội dung mâu thuẫn với nhau làm cho đối tượng thực hiện gặp nhiều khó khăn. - Nhiều cơ quan, nhiều cấp tham gia quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản như Quốc hội, chính phủ, các bộ, ngành (đối với ngân sách trung ương), Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp (đối với ngân sách địa phương), cơ quan tài chính các cấp, cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan chủ đầu tư. Nhưng hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước vẫn chưa cao, tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản vẫn không có chiều hướng giảm xuống. - Việc chuyển đổi mô hình tổ chức của các ban quản lý dự án, việc nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, các nhà thầu và đơn vị tư vấn theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Việc quy định lộ trình chuyển đổi và nâng cao năng lực của các đơn vị này cũng chưa được rõ ràng và chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật. - Về chủ quan Kho bạc Nhà nước cũng chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy trình quản lý, kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước khi Nhà nước thay đổi chính sách đầu tư xây dựng cơ bản; một số Kho bạc địa phương chưa chấp hành nghiêm quy trình, trình tự kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, dẫn đến cùng một bộ hồ sơ nhưng kết quả kiểm soát ở các Kho bạc lại khác nhau. Công tác chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát của Kho bạc cấp tỉnh đối với Kho bạc cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tại nhiều đơn vị lại chưa được quan tâm đúng mức. Với những nội dung trình bày tại chương 2, chuyên đề đã đánh giá thực trạng công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Từ đó, đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước tại chương 3. Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC. 3.1.Định hướng hoạt động của KBNN. 3.1.1. Định hướng chung. Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN phục vụ mục tiêu phát triển tài chính Việt Nam 2010 và hướng tới thông lệ quốc tế trong điều kiện vận hành hệ thống thông tin Kho bạc- Ngân sách (TABMIS). Nâng cao vai trò quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ, quản lý nợ; hoàn thiện kế toán NSNN làm cơ sở xây dựng hệ thống kế toán nhà nước thống nhất; tạo dựng được nền tảng để xây dựng KBNN hiện đại trong giai đoạn tiếp theo (2010- 2020). 3.1.2. Các định hướng cụ thể. (1) Hoàn thiện cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ KBNN gắn với tiến trình cải cách hành chính, cụ thể: - Hoàn thiện công tác quản lý khu NSNN theo hướng đơn giản về quy trình, thủ tục thu nộp và thống nhất kế toán thu NSNN. Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung trong ngành tài chính nhằm thống nhất báo cáo thống kê thu NSNN giữa các hệ thống Thuế, Hải quan, KBNN và cơ quan Tài chính; nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN. - Đổi mới cơ chế quản lý và quy trình kiểm soát chi NSNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành TABMIS như: Kiểm soát cam kết chi, kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, kiểm soát theo nội dung và giá trị khoản chi,…; đồng thời, đảm bảo tính đơn giản, công khai và minh bạch, cụ thể: + Xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành TABMIS. Từng bước chuyển dần việc quản lý, kiểm soát chi NSNN theo yếu tố đầu vào sang thực hiện quản lý, kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, theo các nhiệm vụ và chương trình Ngân sách. Thực hiện phân loại các khoản chi theo nội dung và giả trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả. + Cải cách công tác kiểm soát chi NSNN (bao gồm cả vốn trong nước, vốn ngoài nước) theo hướng tập trung đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. + Tăng cường cải các thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, đảm bảo đơn giản, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát…Từng bước xây dựng và áp dụng thí điểm quy trình, thủ tục kiểm soát chi điện tử. + Kết nối và trao đổi thông tin với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN; xây dựng, quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ theo lộ trình triển khai TABMIS nhằm tăng cường quản lý chi NSNN và tăng tỷ trọng chi NSNN theo phương thức thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thực hiện cơ chế quản lý ngân quỷ KBNN đảm bảo an toàn và bước đầu tính đến hiệu quả; từng bước nghiên cứu và hoàn thành hệ thống kiểm soát rủi ro quản lý ngân quỹ và quản lý nợ; hiện đại hóa công tác phát hành trái phiếu Chính phủ phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính. Gắn kết quản lý ngân quỹ với quản lý nợ trái phiếu Chính phủ để nâng cao hiệu quả huy động vốn, phấn đấu đến 2010, giảm khoảng 5% chi phí trả lãi tiền vay hàng năm của trái phiếu Chính phủ để giảm bớt gánh nặng cho NSNN. Bước đầu thực hiện kế toán NSNN trên nền tảng hệ thống TABMIS, đáp ứng các yêu cầu tài chính công như: Lập kế hoạch chi tiêu Ngân sách chung hạng; chính sách phân bổ ngân sách theo kêt quả đầu ra; đảm bảo tính công khai, minh bạch. Hiện đại hóa công tác thanh toán của hệ thống KBNN; giảm dần khối lượng giao dịch tiền mặt qua hệ thống KBNN. Đổi mới công tác kiểm tra, kiểm soát theo hướng xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ KBNN về các mặt thể chế chính sách, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phương pháp thực hiện nhằm mục tiêu đảm bảo sự phát triển an toàn, ổn định và vững chắc của hệ thống KBNN. (2) Hiện đại hóa công nghệ thông tin của hệ thống KBNN trên nền tảng hệ thống TABMIS hướng tới hình thành hệ thống thông tin tài chính tích hợp (IFMIS). Chuẩn hóa và phát triển các chương trình ứng dụng phục vụ hoạt động nghiệp vụ KBNN, tạo nền tảng để hướng tới xây dựng kho bạc điện tử trong giai đoạn tiếp theo. (3) Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực, cụ thể: - Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động phù hợp với tiến trình, định hướng cải cách hành chính và hiện đại hóa hoạt động KBNN. - Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng các yêu cầu của quá trình đổi mới cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ và công nghệ quản lý. 3.1.3. Các định hướng cụ thể trong hoạt động thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua hệ thông KBNN. - Về thể chế, chính sách: các văn bản chế độ quy định về quản lý, kiểm soat chi đầu tư XDCB phải tiếp tục được nghiên cứu để ban hành đầy đủ, đồng bộ, mang tình nhất quán xuyên suốt và ổn định lâu dài, có tính khả thi cao. - Cán bộ kiểm soát chi phải được tiêu chuẩn hóa, được đào tạo đúng ngành, nghề, được bố chí đúng ngành, nghề đã được đào tạo, làm việc có kiến thức quản lý kinh tế, vừa nắm chắc chế độ quản lý đầu tư XDCB, vừa phải là các bộ kỹ thuật, có khả năng xem xét các bản vẽ thiết kế, từ đó mới đưa ra được các kết luận chính xác, giảm thiểu những rủi ro, những lãng phí, thất thoát trong đầu tư XDCB, đồng thời là người có đức tính liêm khiết, trung thực, có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự. - Về cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc phải được tăng cường, bổ sung cho đầy đủ, đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hiện đại hóa công nghệ thanh toán, truyền tin đảm bảo lưu trữ thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và mang tính thời đại và không bị lạc hậu. Những thiết bị tin học, những chương trình quản lý chuyên ngành là điều kiện, là phương tiện quan trọng đảm bảo cho công tác kiểm soát chi hữu hiệu, và nhanh chóng. 3.1.4. Mục tiêu trong hoạt động thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua hệ thống KBNN. Xét các dóc độ khác nhau, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua hệ thống KBNN phải đạt được: Một là, đảm bảo các khoản chi tiêu đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án đã được phê duyệt, theo đúng định mức, đơn giá XDCB hiện hành, góp phần chống lãng phí, thất thoát trong công tác quản lý thanh toán vốn đầu tư XDCB, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Hai là, qua công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư làm cho các chủ đầu tư hiểu rõ hơn để thực hiện đúng chính sách, chế độ quản lý đầu tư và xây dựng, góp phần đưa công tác quản lý đầu tư và xây dựng vào nề nếp, đúng quỹ đạo, từ đó nâng cao vai trò và vị thế của KBNN là cơ quan kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Ba là, qua công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, KBNN đóng góp tích cực và có hiệu quả với các cấp chính quyền khi xác định chủ trương đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn và hàng năm sát với tiến độ thực hiện dự án. Tham mưu với các Bộ, ngành trong việc hoạch định chính sách quản lý đầu tư, thu hút các nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển. 3.2. Quan điểm xây dựng các giải pháp. Xuất phát từ hoạt động KBNN, định hướng cụ thể và mục tiêu trong hoạt động thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua hệ thống KBNN, các giải pháp dựa trên các quan điểm sau: Giải pháp hướng tới hoàn thiện và phát triển chức năng, nhiệm vụ của KBNN để đến năm 2010 tạo dựng được nền tảng xây dựng KBNN hiện đại trong giai đoạn 2010- 2020 với các chức năng cơ bản là: Quản lý quỹ NSNN và quỹ tài chính Nhà nước, tổng kế toán Nhà nước, quản lý ngân quỹ và quản lý nợ trái phiếu Chính phủ. Giải pháp phải hướng tới xây dựng KBNN hiện đại và phát triển vững chắc, do đó các giải pháp phải nằm trong tổng thể chung các giải pháp cải cách tổng thể tất cá các lĩnh vực hoạt động của hệ thống KBNN, bao gồm: Hoàn thiện thể chế chính sách và quy trình nghiệp vụ; kiện toàn tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực; hiện đại hóa công nghệ quản lý, đặc biệt là công nghệ thông tin; đảm bảo nguồn lực và cơ chế tài chính cho quá trình hoạt động và phát triển của hệ thống KBNN. Các giải pháp phải hướng tới mục tiêu cơ bản là nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát và điều hành quỹ NSNN nói chung, nâng coa hiệu quả quản lý Nhà nước trong hoạt động thanh toán vốn đầu tư XDCB của NSNN qua hệ thống KBNN nói riêng. Các giải pháp nhằm tiến hành tới các chuẩn mực. thông lệ tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực kiểm soát thanh toán vốn đầu tư NSNN phù hợp với xu thế hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực cải cách tài chính công. 3.3.Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN thông qua hệ thống KBNN. Trong khuôn khổ đề tài, xin đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của KBNN nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong hoạt động thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN thông qua hệ thống KBNN, cụ thể: 3.3.1. Về mô hình tổ chức và phân cấp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. - Để đảm bảo thực hiện thống nhất quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, nên quy định tại các đơn vị KBNN chỉ được thành lập 01 phòng, bộ phận làm nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và không thành lập bộ phận kiểm tra ( vấn đè này sẽ được lý giải ở giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm soát). Riêng KBNN Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh do khối lượng vốn đầu tư lớn vì vậy có thể thành lập 02 phòng thanh toán vốn đầu tư, 01 phòng thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư Ngân sách Trung ương, 01 phòng thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư Ngân sách địa phương. Việc phân cấp thực hiện nhiệm vụ, cần xem xét trên các giác độ toàn hệ thống xây dựng các tiêu chí để phân cấp thống nhất theo hướng: + Dự án đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách cấp Trung ương và tỉnh thì giao cho KBNN cấp tỉnh kiểm soát thanh toán. + Dự án đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách cấp huyện, xã thì giao cho KBNN cấp huyện kiểm soát thanh toán. + Dự án hỗn hợp nhiều nguồn vốn thì phần nguồn vốn Ngân sách cấp nào chiếm tỷ trọng lớn thì KBNN cấp đó kiểm soát thanh toán. + Dự án liên tuyến, liên tỉnh, dự án đặc biệt quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì giao Sở giao dịch KBNN kiểm soát thanh toán. + Đối với một số dự án vốn nước ngoài (ODA) có tiểu dự án, được phân cấp cho KBNN cấp huyện thực hiện kiểm soát thanh toán nếu nhà tài trợ có yêu cầu. Ngoài ra tùy theo trình độ cán bộ, khối lượng công việc, KBNN cấp tỉnh có thể phân cấp cho KBNN cấp huyện quản lý các công trình nguồn vốn Ngân sách Trung ương và Ngân sách cấp tỉnh thuộc đối tượng chỉ phải lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình theo điều 12 Nghị định số 16/ 2005/ NĐ- CP ngày 07/ 02/ 2005 của Chính phủ. 3.3.2. Cải tiến thông báo kế hoạch vốn đầu tư . - Để việc thông báo kế hoạch vốn và điều chỉnh kế hoạch thực hiện hiệu quả, chỉ huy đúng chức năng và vai trò của KBNN trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, đảm bảo chủ đầu tư được mở tài khoản tại KBNN nơi thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán và thuận tiện cho giao dịch của chủ đầu tư, hạn ché được những tồn tại trong công tác thông báo kế hoạch vốn, điều chỉnh kế hoạch vốn hiện nay, đề nghị sửa đổi công tác thông báo kế hoạch của KBNN như sau: * Đối với dự án Trung ương quản lý: Bộ tài chính thông báo danh mục (không ghi địa điểm mở tài khoản) các dự án được ghi kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho KBNN để làm căn cứ thanh toán vốn cho các dự án, đồng thời gửi cho các bộ để theo dõi, phối hợp quản lý. KBNN căn cứ danh mục các dự án do Bộ tài chính thông báo, văn bản đăng ký của các bộ ngành để thông báo kế hoạch vốn cho Sở giao dịch hoặc các KBNN địa phương. Định kỳ hàng tháng, quý KBNN báo cáo tình hình thanh toán vốn với bộ tài chính và các bộ, ngành có dự án được ghi kế hoạch, đồng thời có ý kiến về tình hình thực hiện của các dự án. *Đối với dự án địa phương: Cơ quan tài chính thông báo danh mục các dự án được ghi kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho KBNN để làm căn cứ thanh toán vốn cho các dự án. KBNN địa phương căn cứ danh mục các dự án do cơ quan tài chính thông báo tổ chức kiểm soát thanh toán hoặc chuyển tiếp kế hoạch cho các KBNN quận, huyện tổ chức kiểm soát thanh toán ( đối với dự án Ngân sách tỉnh giao cho KBNN quận, huyện quản lý ). Định kỳ hàng tháng, quý KBNN địa phương báo cáo tình hình thanh toán vốn với cơ quan tài chính địa phương, đồng thời có ý kiến về tình hình thực hiện của các dự án. Về lâu dài nhằm nâng cao hơn nữa về vai trò của cơ quan tài chính trong việc tham gia xây dựng chủ trương đầu tư, tham gia đầy đủ vào việc bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm; hướng tới quy định kế hoạch năm chỉ bố trí kế hoạch đầu tư khi đã xác định chắc chắn khả năng nguồn vốn; việc bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm theo dự án được duyệt, bố trí vốn phải tập trung, không dàn trải, đáp ứng tiến độ thi công theo dự án được duyệt, nhằm xóa bỏ tình trạng nợ nần dây dưa giữa các đơn vị, dẫn đến khoanh nợ, đảo nợ,…đã và đang tồn tại trong thực tế nhiều năm qua. Đồng thời rút ngắn thời gian thông báo kế hoạch vốn trong nội bộ ngành tài chính, tạo điều kiẹn chủ động cho chủ đầu tư, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân, mặt khác để phù hợp với phương thức cấp phát thanh toán vốn đầu tư theo dự toán, cần xác định rõ trách nhiệm của cơ quan tài chính là tham gia cùng cơ quan kế hoạch và đầu tư trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn trung hạn và hàng năm, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt giao kế hoạch thì nhiệm vụ của cơ quan tài chính là giám sát, kiểm tra việc phân khai của các bộ, ngành có đúng với chủ trương của Nhà nước hay không, bố trí kế hoạch có đúng đối tượng đầu tư không, có tập trung vốn cho các dự án trọng điểm, quan trọng của Nhà nước không và có đúng với đúng với cơ cấu ngành kinh tế mà Chính phủ đã giao không? Trách nhiệm của KBNN là rà soát việc phân khai kế hoạch của bộ, ngành gửi đến so với kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao và thông báo về các đơn vị KBNN làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn. Như vậy quy trình thông báo kế hoạch vốn đầu tư sẽ được chỉnh sửa theo hướng: * Đối với dự án Trung ương quản lý: +Bộ tài chính ( vụ NSNN ) sau khi đã nhận được chỉ tiêu giao kế hoạch đầu tư hàng năm của bộ kế hoạch và đầu tư thông qua thì sao chụp 01 bản gửi cho KBNN để làm cơ sở đối chiếu với bản tổng hợp phân khai kế hoạch của các bộ, ngành. + Các bộ, ngành Trung ương sau khi giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư năm cho các chủ đầu tư thực hiện sẽ gửi bản tổng hợp phân bổ kế hoạch vốn đầu tư năm cho KBNN Trung ương. + KBNN Trung ương ( Ban Thanh toán vốn đầu tư ) thực hiện đối chiếu bản tổng hợp phân bổ kế hoạch đầu tư của các bộ, ngành với chỉ tiêu giao kế hoạch của Nhà nước và làm thủ tục thông báo kế hoạch vốn về KBNN tỉnh, thành phố. Trường hợp phân bổ kế hoạch của các Bộ, ngành không phù hợp với chỉ tiêu giao kế hoạch của Nhà nước, KBNN Trung ương có văn bản kiến nghị các Bộ, ngành bố trí lại đảm bảo đúng kế hoạch Nhà nước đã giao + KBNN tỉnh, thành phố căn cứ kế hoạch vốn đầu tư được thông báo làm căn cứ để kiểm soát thanh toán vốn cho dự án. Đối với những dự án mở tài khoản thanh toán tại KBNN huyện, KBNN tỉnh, thành phố thực hiện tiếp chuyển thông báo kế hoạch tiếp chuyển vốn về KBNN huyện. * Đối với dự án thuộc ngân sách địa phương: KBNN căn cứ vào kế hoạch đầu tư của UBND tỉnh, huyện, xã để kiểm soát thanh toán vốn cho các dự án. 3.3.3. Mối quan hệ với chủ đầu tư. Để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư như phát sinh khối lượng thực hiện, khối lượng thực hiện đề nghị thanh toán chưa có định mức, đơn giá, chưa có trong hợp đông…nhằm thanh toán vốn đầu tư kịp thời, góp phần đẩy nhanh tiến bộ thực hiện, sớm đưa dự án vào khai thác sử dụng đòi hỏi các đơn vị KBNN phải phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán, cán bộ thanh toán phải có kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện công trình, có thể kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất trên nguyên tắc: Việc kiểm tra thực tế tại hiện trường của KBNN chủ yếu nhằm tăng cường vai trò kiểm soát của KBNN trong việc làm rõ những vấn đề chưa rõ trong hồ sơ thanh toán. Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan vẫn phải chịu trách nhiệm về các nội dung đề nghị thanh toán sai theo quy định nếu KBNN không phát hiện được. Khi kiểm tra KBNN phải báo trước cho chủ đầu tư về mục đích cũng như nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra không được lợi dụng việc kiểm tra để gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho đơn vị được kiểm tra. Sau khi kiểm tra phải có kết quả báo cáo kiểm tra kèm theo biên bản kiểm tra nếu có. 3.3.4. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng cán bộ. Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB có vai trò rất quan trọng và không tách rời trong suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư, một lĩnh vực khá phức tạp và mang tính chuyên môn cao, do đó con người cũng đòi hỏi tương ứng. Để thực hiện nhiệm vụ này cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư phải được chuẩn hóa, phải có kiến thức quản lý Nhà nước, có kiến thức quản lý kinh tê, có trình độ ngoại ngữ, vi tính nắm chắc chế độ quản lý đầu tư XDCB và có hiểu biết về kĩ thuật, từ đó mới đưa ra được các kết luận chính xác, giảm thiểu những rủi ro, những lãng phí thất thoát trong đầu tư XDCB. Đồng thời lĩnh vực đầu tư XDCB là lĩnh vực nhạy cảm do đó người cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư phải là người có đức tính liêm khiết, trung thực, có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự. Từ đó phải thực hiện được các giải pháp sau: Xây dưng kế hoạch và thực hiện đào tạo lại cho các cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, kết hợp đào tạo tập trung và đào tạo phân tán. Tại từng đơn vị KBNN, thường xuyên tổ chức học tập, thảo luận các chế độ mới nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, nâng cao trách nhiêm, đạo đưc nghề nghiệp cho cán bộ công chức. Định kỳ hoặc theo tiến trình sửa đổi các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng tập hợp các văn bản chế độ về quản lý đầu tư, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, in thành các cuốn sách để dễ tra cứu, sử dụng. Mở một kênh diễn đàn trên trang tin điện tư của ngành về “ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ” để trao đổi, hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ phát sinh. 3.3.6. Hoàn thiện quy trình thanh toán của KBNN. 3.3.6.1. Quy định rõ đối tượng kiểm soát thanh toán. Để đảm bảo nhất quán chỉ có một quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cho các loại nguồn vốn, các cấp Ngân sách, đồng thời dễ tra cứu, đối chiếu khi cần thiết và tiện lợi cho khách hàng khi giao dịch đề nghị nên sửa đổi các quy trình theo hướng chỉ ban hành một quy trình về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ NSNN, trên cơ sở các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng. Nội dung quy trình quy định rõ đối tượng kiểm soát thanh toán là các dự án đầu tư bằng vốn NSNN thanh toán qua hệ thống KBNN bao gồm cả vốn trong nước ( vốn Ngân sách hỗ trợ một phần ) và vốn nước ngoài ( bao gồm cả dự án có phân cấp ) cụ thể với từng loại vốn quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, thực hiện dự án, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng; nội dung quy trình cũng phải giải quyết được những vấn đề như kiểm soát thanh toán kế hoạchối lượng phát sinh, kiểm soát thanh toán đối với các dự án do xã làm chủ đầu tư, kiểm soát thanh toán đối với các loại công việc ký kết với các cá nhân hoặc nhóm người không có tư cách pháp nhân. 3.3.6.2. Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu. Để khắc phục lại việc phải lập phiếu giao nhận tài liệu nhiều lần, đồng thời có thể giao nhận đầy đủ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án công trình được gửi đến KBNN, quy trình nên quy định lập sổ theo dõi dự án, công trình trong đó có mục ghi chép các hồ sơ pháp lý của dự án phản ánh các tài liệu gửi đến KBNN theo ngày, tháng cụ thể, những nhận xét của cán bộ tiếp nhận tài liệu (nếu cần thiết ), có chữ ký xác nhận của cán bộ tiếp nhận tài liệu và đại diện chủ đầu tư. 3.3.6.3.Nội dung kiểm soát thanh toán. Để phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, đồng thời làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, của nhà thầu là chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng đề nghị thanh toán, của cơ quan kiểm soát thanh toán căn cứ theo giá trị khối lượng thực tế hoàn thành và nội dung phương thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết để thanh toán, quy trình nên sửa đổi theo hướng quy định công tác kiểm soát thanh toán được thực hiện theo hai hình thức căn cứ thanh toán, cụ thể: Kiểm soát tạm ứng và thanh toán đối với các nội dung chi theo dự toán được duyệt: Hình thức này áp dụng đối với các nội dung, công việc chi theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, như chi phí hoạt động của ban quản lý dự án, chi đền bù giải phóng mặt bằng,…theo đó việc kiểm soát thanh toán được căn cứ trên cơ sở định mức, đơn giá hiện hành được duyệt trong dự toán, số vốn thanh toán tối đa bằng dự toán được duyệt ( kể cả bổ sung, điều chỉnh nếu có ). Kiểm soát tạm ứng và thanh toán đối với các nội dung chi tiêu theo hợp đồng: Hình thức thanh toán này áp dụng thanh toán cho các nội dung công việc được chủ đầu tư giao cho nhà thầu thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế. Theo đó việc kiểm soát thanh toán dựa vào các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu, trong khuôn khổ quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng. Trong cả hai hình thức này thì số vốn thanh toán trong từng năm đều bị khống chế theo dự toán được duyệt, hoặc hợp đồng đã ký kết và không được vượt kế hoạch thanh toán vốn của năm đó. 3.3.6.4. Mẫu chứng từ thanh toán. Để giảm bớt các chứng từ, các chỉ tiêu trùng lắp, bổ sung thêm một số chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý; phân định rõ trách nhiệm của nhà thầu, của chủ đầu tư, của cơ quan kiểm soát thanh toán và cụ thể là các bộ phận ( thanh toán vốn đầu tư, kế toán ) trong cơ quan kiểm soát thanh toán; đồng thời đảm bảo dễ bảo quản, lưu giữ; có thể dùng chung cho việc kiểm soát thanh toán của các nguồn vốn đầu tư; phù hợp với các chương trình tin học ứng dụng cho quản lý, quy định: Gộp phiếu giá thanh toán, bảng kê thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán thành giấy đề nghị thanh toán vốn, chứng từ này do chủ đầu tư lập để đề nghị tạm ứng hoặc thanh toán khối lượng hoàn thành. Sửa đổi mẫu giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt và giấy rút vốn đầu tư kiêm chuyển khoản, chuyển tiền điện tử, cấp séc bảo chi thay thế cho các chứng từ cùng tên đang thực hiện theo quyết định số 24/ 2006/ QĐ- BTC ngày 06/ 04/ 2006 của bộ trưởng bộ tài chính. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33027.doc
Tài liệu liên quan