Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty xây dựng công trình giao thông 874

Ngân hàng là đơn vị gắn kết với công ty trong việc thực hiện dự án bằng cách cho vay đối công ty. Lợi ích của công ty khi thực hiện dự án quyết định lợi ích của ngân hàng. Công ty đưa ra quyết định đầu tư sai, khả năng hoàn trả vốn và lãi cho ngân hàng khó khăn, rủi ro của ngân hàng là rất lớn. Do đó ngân hàng thường phải thẩm định lại dự án dưới góc độ một người cho vay. Thực tế cho thấy kinh nghiệp cũng như nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án của ngân hàng tốt hơn rất nhiều so với dự án do họ có đầy đủ thông tin hơn một doanh nghiệp. Bởi vậy, để giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên ngân hàng và doanh nghiệp, ngân hàng nên tăng cường hoạt động tư vấn đầu tư, truyền kinh nghiệm thẩm định tài chính các dự án cho công ty, nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đưa ra kết quả thẩm định tài chính dự án một cách chính xác nhất. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển kinh tế ngân hàng nên đơn giản hóa các thủ tục cho vay đặc biệt đối với những khách hành quen thuộc, ngân hàng đã nắm bắt rõ những thông tin về họ. Thực tế cho thấy thủ tục vay vốn của các doanh nghiệp còn phức tạp, doanh nghiệp thường phải mất nhiều thời gian mới có thể vay được vốn ngân hàng. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến thời gian thi công dự án.

doc74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty xây dựng công trình giao thông 874, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu hết đều thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản. Có những dự án công ty tự đấu thầu thực hiện, có dự án được chỉ định thầu song cũng có những dự án do Tổng công ty xây dựng cầu đường 8 giao. Cho dù là những dự án được chỉ định thầu hay những dự án do Tổng công ty giao, công ty công trình giao thông 874 vẫn phải tiến hành thẩm định dự án trên giác độ của nhà thi công để quyết định có thi công công trình hay không. Đánh giá chung về hoạt động thẩm định tài chính dự án của công ty trên các khía cạnh như thời gian thẩm định, quy trình thẩm định, chi phí tiến hành thẩm định, số lượng các dự án thẩm định có hiệu quả, hoạt động này đã đạt được những thành công và hạn chế nhất định. Kết quả đạt được: Đánh giá tình hình hoạt động chung của công ty cho thấy số lượng các dự án do công ty thi công ngày càng tăng. Điều đó khẳng định hiệu quả hoạt động và chất lượng công tác thẩm định dự án tại công ty ngày càng được nâng cao. Uy tín của công ty ngày càng được củng cố và mở rộng. Thể hiện ở số lượng các dự án được chỉ định thầu ngày càng tăng. Năm 2002 số lượng dự án được chỉ định thầu của công ty là 2 dự án, đến năm 2005 con số này đã tăng hơn hai lần, cho thấy Bộ GTVT đã rất tin tưởng và tín nhiệm công ty. Không chỉ có vậy, quy mô các dự án do công ty công trình giao thông 874 thi công ngày càng lớn. Trong 5 năm gần đây nhất thì dự án với vốn đầu tư nhỏ nhất cũng lên tới 7 tỷ đồng. Doanh thu của công ty thu được tăng nhanh rõ rệt. Hơn vậy, trong nền kinh tế thị trường, nguồn lực khan hiếm như hiện nay đặc biệt là vốn đầu tư thì vấn đề quan hệ với các ngân hàng thương mại là điều rất quan trọng. Công ty công trình giao thông 874 đã có mối quan hệ chặt chẽ, thân thiết với nhiều ngân hàng thương mại lớn trong nước như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và một số ngân hàng ngoài quốc doanh như Ngân hàng Nhà Hà nội, Ngân hàng cổ phần thương mại Á Châu và nhiều ngân hàng khác. Điều đó khẳng định lại một lần nữa uy tín của công ty đã đủ thuyết phục được các nhà tài trợ cho dự án như ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Những hạn chế còn tồn tại: Công ty công trình giao thông 874 được thành lập từ năm 1974, cho đến nay mặc dù đã hoạt động được hơn 30 năm song công tác thẩm định tài chính dự án được hình thành cách đây không lâu và theo một quy trình thẩm định đã được Tổng công ty định sẵn với nội dung chủ yếu như sau: Thu thập và xử lý thông tin. Thẩm định vốn đầu tư. Xây dựng phương thức tài trợ. Dự tính doanh thu của từng kỳ. Tổng hợp chi phí. Tính toán dòng tiền. Xác định các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR, PP. Để hiểu rõ về công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty công trình giao thông 874 tôi xin đưa ra một ví dụ về một dự án mà công ty đã thẩm định trong năm 2001. * Giới thiệu về dự án : - Tên dự án : Dự án nâng cấp mở rộng QL32A, QL32B, QL37 đoạn Cổ Tiết- Thu Cúc- Mường Tơi- Gia Phù( Phú Thọ) đoạn Km108- Km118 - Vốn dự toán: 13.222.027.440 đồng - Thời gian thực hiện: 02/2002 đến 02/2004 Đây là dự án do bộ giao thông vận tải chỉ định thầu cho công ty xây dựng công trình giao thông 874 thực hiện. Theo quyết định số 3330/QĐ – BGTVT: “chỉ định thầu thi công công trình Quốc lộ 32A đoạn Cổ Tiết – Thu Cúc – Tỉnh Phú Thọ thuộc dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 32A, Quốc lộ 32B, Quốc lộ 37(Đoạn Cổ Tiết – Thu Cúc - Mường Cơi – Gia Phù)- Dự án thành phần của dự án cải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Hòa Bình – Sơn La, hạng mục đảm bảo giao thông” - Phạm vi chỉ định thầu: Đoạn từ Km 108+000 – Km 118+000, theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt. * Lợi ích của dự án: Dự án nâng cấp mở rộng QL 32A, QL 32B, QL 37 là một phần của dự án nâng cấp QL6 đoạn Hòa Bình – Sơn La. Đây là dự án thuộc lĩnh vực xây dựng với số vốn đầu tư tương đối lớn, dự án được thực hiện đem lại lợi ích to lớn cho nhiều bên có liên quan. Thứ nhất đối với công ty xây dựng công trình giao thông 874, đây không phải là dự án duy nhất công ty thi công trong thời gian này song qua công tác thẩm định cho thấy thực hiện dự án mang lại mức lợi ích khá lớn. Điều đáng quan tâm hơn cả đó là đây là dự án chỉ định thầu, công ty không phải tốn chi phí cho việc đấu thầu để được thi công công trình. Thực tế cho thấy chi phí đấu thầu là không hề nhỏ. Và để thắng thầu công ty còn phải bỏ ra những khoản chi phí phụ khác cũng khá tốn kém. Do đó Dự án nâng cấp mở rộng QL 32A, QL 32B, QL 37 là một cơ hội tốt để công ty gia tăng lợi nhuận của mình mà không cần tốn chi phí đấu thầu. Cho đến nay khi dự án đã kết thúc và theo số liệu báo cáo công ty đã thu được hơn 1 tỷ đồng tiền lãi. Không chỉ có vậy, thực hiện dự án đem lại công ăn việc làm cho gần 200 nhân viên trong vòng hơn 2 năm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho anh em, cán bộ, công nhân viên. Theo báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh trong 5 năm gần đây, chi phí tiền công chi trả cho công nhân viên ngày càng cao, công ty luôn tạo công việc đều cho cán bộ. Bảng tổng hợp quỹ lương trong các dự án lớn Đơn vị tính: triệu đồng STT Tên dự án Tổng tiềnlương 1 Dự án quốc lộ 45- Thanh Hóa 26.51 2 Dự án quốc lộ 32 A- Phú Thọ 89.08 3 Dự án quốc lộ 18B- Lào- giai đoạn 1 612.35 4 Dự án quốc lộ 18B- Lào- giai đoạn 2 1.056,49 5 Dự án quốc lộ 38- Yên lệnh 819.84 6 Dự án khu công nghiệp Dung Quất- Quảng Ngãi 99.86 7 Dự án quốc lộ 61- Cần Thơ 1.005,44 8 Dự án quốc lộ 3- Cao Bằng- G2 93.63 9 Dự án quốc lộ 1B- Lạng Sơn 90.18 10 Dự án quốc lộ 3- Cao Bằng-G11 881.89 11 Dự án quốc lộ 63- Kiên Giang 100.28 ( Nguồn: Báo cáo công tác sản xuất kinh doanh các năm) Đối với dự án nâng cấp mở rộng QL32A, QL32B, QL37 theo tính toán chi phí nhân công lên tới hơn 1 tỷ đồng. Thực hiện dự án nâng cấp mở rộng QL 32A, QL 32B, QL 37 đã thực sự đem lại thu nhập đáng kể cho cán bộ nhân viên, góp phần thực hiện chỉ tiêu tăng thu nhập bình quân toàn công ty. Thứ hai đối với Tổng công ty cầu đường 8(công ty công trình giao thông 874 trực thuộc), thi công dự án này không chỉ làm tăng doanh thu, lợi nhuận của riêng công ty xây dựng công trình giao thông 874 mà còn làm gia tăng các khoản trích nộp về tổng công ty (Trích 1% trên Doanh thu). Theo đó khi thực hiện dự án này công ty xây dựng công trình giao thông 874 sẽ nộp cho Tổng 8 hơn 1 tỷ đồng. Thứ ba đối với Tỉnh Phú Thọ- nơi dự án được thực hiện. Quốc lộ 6 được nâng cấp giao thông của tỉnh Phú Thọ tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các tỉnh lân cận, là bước đệm để phát triển kinh tế trong vùng. Ngoài ba đơn vị trên, còn rất nhiều bên liên quan đến dự án như Bộ GTVT, các đơn vị mua bán nguyên vật liệu cho công ty công trình giao thông 874, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ trong việc di rời dân, giải phóng mặt bằng và nhiều bên khác. Nhìn chung, dự án mang lại lợi ích cho các bên liên quan. Đối với công ty công trình giao thông 874 dự án này có thực sự đem lại lợi ích cho công ty hay không thì công ty cần phải tiến hành thẩm định dự án thật cẩn thận, hạch toán đầy đủ chi phí, tính toán các chỉ tiêu thẩm định một cách khoa học để đưa ra quyết định đầu tư thật đúng đắn. * Nội dung thẩm định: Đây là dự án do bộ giao thông chỉ định cho công ty xây dựng công trình giao thông 874 thi công với mức vốn đầu tư như đã định là 13.222.027.440 đồng. Nhiệm vụ của công ty là thẩm định lại dự án trên giác độ của người thi công. Công ty sẽ coi phần vốn đầu tư mà chủ đầu tư sẽ trả là doanh thu của dự án. Phần vốn đó sẽ được Ngân hàng Đầu tư giải ngân trong từng giai đoạn thi công của dự án. Dự toán vốn đầu tư: Vốn đầu tư vào dự án được dự tính dựa theo các căn cứ sau: Nghị định 34/NĐ-CP ngày 4 /4/ 2003 của chính phủ qui định quyền hạn, nhiệm vụ và Tổ chức bộ máy của Bộ GTVT. Quyết định số 1546/QĐ – TTg ngày 05/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6, đoạn Hòa Bình, Sơn La(Km 70- Km 321) Quyết định số 1831/QĐ – BGTVT ngày 12/06/2002 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng QL32A, QL37 đoạn Cổ tiết, Thu cúc, Mường cơi, Gia phù( Dự án thành phần của dự án cải tạo nâng cấp QL6 đoạn Hòa Bình – Sơn La, hạng mục đảm bảo giao thông). Tờ trình số 504/TT ngày 26/8/2002 và số 533/TT ngày 9/9/2002 của Sở GTVT Phú Thọ trình duyệt hồ sơ thiết kế và dự toán đoạn Km77+600 – Km 132+00 QL 32A( Cổ tiết – Thu cúc) do công ty TVXD GT2( Cục ĐBVN) lập tháng 7 năm 2002. Tờ trình số 378/TT – QLDA ngày 18/6/2003 của Sở GTVT Phú Thọ trình duyệt Tổng dự toán dự án nâng cấp, mở rộng QL32A đoạn Cổ tiết – Thu cúc - Tỉnh Phú Thọ. Vốn đầu tư mà doanh nghiệp cần để thực hiện dự án chính là phần vốn mà bộ đã hạch toán làm giá chỉ định thầu, bằng 12.560.926.000 đồng. Trong giai đoạn thực hiện dự án ban quản lý dự án giao thông tỉnh Phú Thọ sẽ thanh toán theo tiến độ công trình thi công. Ở đây, công ty giả định doanh thu được thu theo quý. Dự kiến nguồn vốn và kế hoạch huy động vốn: Xét tình hình hoạt động của công ty trong cùng thời kỳ, ngoài dự án này, công ty còn thực hiện dự án Quốc lộ 45- Thanh Hóa và nhiều công trình nhỏ khác do đó mà để tài trợ cho dự án công ty quyết định vay Ngân hàng 3 tỷ(chiếm 25% vốn đầu tư) với lãi suất là 0.8% / tháng, thời hạn vay là 2 năm. 0.8%/tháng là mức lãi suất còn áp dụng cho các dự án khác của công ty. Thời điểm tiền giải ngân về đến ngân hàng, ngân hàng sẽ trích thu tiền lãi và tiền trả gốc. Số còn lại sẽ giao lại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình thẩm định tài chính dự án, do tính phức tạp của công việc nên các cán bộ thẩm định đã giả định trả tiền gốc và lãi theo từng quý của dự án. Vì dự án kéo dài trong 2 năm nên ta có 8 quý. Vì thời điểm xét dòng tiền vào cuối các quý nên ta phải xét cả quý IV cuối năm 2002, thời điểm công ty bỏ tiền mua máy móc thiết bị và tiền tạm ứng mua nguyên vật liệu. Ta có bảng trả gốc và lãi cho ngân hàng của công ty ở trang bên. Tập hợp chi phí: Tập hợp các chi phí thi công dự án nâng cấp mở rộng QL 32A, QL 32B, QL 37 được trình bày rõ trong bảng dự toán chi tiết chi phí được đưa ra ở dưới đây. Trong đó căn cứ để tính giá vật liệu là theo thông báo số 638/TB-LS ngày 15 tháng 8 năm 2002 của UBND tỉnh Phú Thọ và Liên sở tài chính vật giá – xây dựng. Bảng dự toán tổng chi phí Đơn vị tính: đồng STT Hạng mục Vật liệu Nhân công Máy 1 Nền đường 155293542 283894317 683867280 2 Mặt đường bê tông nhựa 5791373752 182760752 1077459186 3 Cống 581701863 116968489 32103384 4 An toàn giao thông 870557511 96091780 3972780 Tổng 7398926668 679715338 1797357630 Bảng tính chi phí giải phóng mặt bằng Đơn vị tính: đồng STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền Kinh phí 4,740,234,314 1 Nhà cấp 3 m2 1416.00 800,000 1,132,800,000 2 Nhà cấp 4 m2 1748.00 500,000 874,000,000 3 Nhà tranh tre m2 2177.00 300,000 653,100,000 4 Đất thổ cư m2 8248.90 50,000 412,445,000 5 Đất vườn m2 72.40 5,000 362,000 6 Đất ruộng, nương m2 1231.50 9,700 11,945,550 7 Đất đồi, rừng m2 18270.90 2,600 47,504,340 8 Đất cơ quan m2 4461.00 50,000 223,050,000 9 Ao, hồ m2 102.30 2,600 265,980 10 Cột điện hạ thế cột 49.00 500,000 24,500,000 11 Cột điện thoại cây 120.00 0 12 Cây lấy gỗ cây 12263.00 72,000 882,936,000 13 Cây ăn quả cây 376.00 100,000 37,600,000 14 Cây công nghiệp cây 2140.00 100,000 214,000,000 Tổng cộng 4,514,508,870 Chi phí ban chỉ đạo GPMB: tạm tính 5% 225,725,444 Xác định dòng tiền của dự án: Giả định doanh thu và chi phí chính là dòng tiền vào ra của dự án. Tính dòng tiền của dự án theo công thức: NCF = LNST + KH + trả gốc hàng năm Trong đó cần phải chú ý một số điểm sau: + Theo yêu cầu của bên cung ứng và do nguồn nguyên vật liệu không được nhiều nên công ty đã ký kết hợp đồng cung ứng vật liệu tạm ứng trước 25% giá trị hợp đồng do đó chi phí vật liệu(VL) doanh nghiệp phải trả trước 25% giá trị VL của toàn dự án. Cũng theo hợp đồng đó, phần còn lại công ty sẽ trả đều trong các quý. + Khi tiến hành thẩm định tài chính dự án này cán bộ thẩm định đã giả định công ty mua hoàn toàn máy mới để tiến hành thi công dự án và chi phí bỏ ra để mua máy móc thiết bị mới công ty chi ra ngay từ giai đoạn đầu của dự án. Theo đó chi phí mua máy sẽ là dòng tiền ra của dự án ngay trong quý đầu năm 2003 hay cuối năm 2002. + Theo quyết định số 166/1999/QĐ- BTC về việc khấu hao, “ TSCĐ trong doanh nghiệp được khấu hao theo phương pháp đường thẳng, mức tính khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện của TSCĐ đó”. Theo đó công ty đã khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng và khấu hao theo từng quý của dự án. Theo đó ta có bảng tính dòng tiền như sau: Bảng tổng hợp chi phí Đơn vị tính: đồng STT Hạng mục thanh toán Nền đường Mặt đường Công trình thoát nước Công trình an toàn và hướng dẫn Tổng cộng I Chi phí xây lắp chính 2.027.964.333 8.129.391.797 1.066.252.119 1.271.094.043 12.494.702.292 1 Chi phí vật liệu 155.293.542 5.791.373.262 581.701.863 870.557.511 7.398.926.179 2 Chi phí nhân công 576.528.662 371.148.014 235.732.740 195.141.860 1.378.551.276 3 Chi phí máy 800.842.779 1.261.758.580 37.594.668 4.652.324 2.104.848.351 Cộng 1.532.664.983 7.424.279.856 855.029.271 1.070.351.696 10.882.325.805 4 Chi phí chung: 66% và 64% 380.508.917 244.957.689 150.686.954 128.793.628 905.129.187 Cộng 1.913.173.899 7.669.237.545 1.005.898.225 1.119.145.323 11.787.454.993 5 Thu nhập chịu thuế tính trước 6% 114.790.434 460.154.253 60.353.894 71.948.719 707.247.300 II Chi phí xây lắp khác 79.090.609 317.046.280 41.583.833 49.572.668 487.293.389 6 Chi phí ĐBGT: 1% 20.279.643 81.293.918 10.662.521 12.710.940 124.947.023 7 Chi phí lán trại:1.9% 38.531.322 154.458.444 20.258.790 24.150.787 237.399.344 8 Hỗ trợ tư vấn:1% 20.279.643 81.293.918 10.662.521 12.710.940 124.947.023 Giá trị DTXL trước thuế 2.107.054.942 8.446.438.077 1.107.835.952 1.320.666.710 12.981.995.682 9 Thuế giá trị gia tăng đầu ra 5% 105.352.747.12 422.321.904 55.391.798 66.033.336 649.099.784 Giá trị DTXl sau thuế 2.212.407.689 8.868.759.981 1.163.227.749 1.386.700.046 13.631.095.466 10 Chi phí KS và lập BVTC Tạm ghi 15.000.000đ/km*10km 150.000.000 Tổng chi phí 13.781.095.466 Bảng dự toán trả gốc và lãi ngân hàng Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Quý IV/2002 Quý I/2003 Quý II/2003 Quý III/2003 Quý IV/2003 Quý I/2004 Quý II/2004 Quý III/2004 Quý IV/2004 1 Dư đầu kì 3,000.00 2,237.70 1,259.72 1,259.72 730.62 277.02 277.02 277.02 277.02 2 Trả lãi 72.00 53.70 30.23 30.23 17.53 6.65 6.65 6.65 6.65 3 Trả gốc 762.30 977.98 0.00 529.09 453.61 0.00 0.00 0.00 277.02 4 Dư cuối kì 2,237.70 1,259.72 1,259.72 730.62 277.02 277.02 277.02 277.02 0.00 5 Dòng trả ngân hàng 834.30 1,031.69 30.23 559.33 471.14 6.65 6.65 6.65 283.66 Bảng doanh thu dự toán Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Quý IV/2002 Quý I/2003 Quý II/2003 Quý III/2003 Quý IV/2003 Quý I/2004 Quý II/2004 Quý III/2004 Quý IV/2004 1 Doanh thu 3,393.00 4,353.00 0.00 2,355.00 2,019.00 0.00 0.00 0.00 1,233.00 Bảng dòng tiền ra dự toán Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Quý IV/2002 Quý I/2003 Quý II/2003 Quý III/2003 Quý IV/2003 Quý I/2004 Quý II/2004 Quý III/2004 Quý IV/2004 1 Chi phí vật liệu 1849.7325 693.6496875 693.6496875 693.6496875 693.6496875 693.6496875 693.6496875 693.6496875 693.6496875 2 Chi phí nhân công 153.17 153.17 153.17 153.17 153.17 153.17 153.17 153.17 153.17 3 Chi phí máy 3000 0 0 0 0 0 0 0 0 4 Chi phí khác 54.14 54.14 54.14 54.14 54.14 54.14 54.14 54.14 54.14 5 Khấu hao 333.33 333.33 333.33 333.33 333.33 333.33 333.33 333.33 333.33 Bảng dòng tiền dự báo cho dự án Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Quý IV/2002 Quý I/2003 Quý II/2003 Quý III/2003 Quý IV/2003 Quý I/2004 Quý II/2004 Quý III/2004 Quý IV/2004 1 Doanh thu 3,393.00 4,353.00 0.00 2,355.00 2,019.00 0.00 0.00 0.00 1,233.00 2 Chi phí vật liệu 822.10 822.10 822.10 822.10 822.10 822.10 822.10 822.10 822.10 3 Chi phí nhân công 153.17 153.17 153.17 153.17 153.17 153.17 153.17 153.17 153.17 4 Chi phí khác 54.14 54.14 54.14 54.14 54.14 54.14 54.14 54.14 54.14 5 Khấu hao 333.33 333.33 333.33 333.33 333.33 333.33 333.33 333.33 333.33 6 EBIT 2,030.25 2,990.25 -1,362.75 992.25 656.25 -1,362.75 -1,362.75 -1,362.75 -129.75 7 Lãi vay 72.00 53.70 30.23 30.23 17.53 6.65 6.65 6.65 6.65 8 EBT 1,958.25 2,936.54 -1,392.99 962.01 638.71 -1,369.40 -1,369.40 -1,369.40 -136.40 9 Lợi nhuận sau thuế 1,409.94 2,114.31 -1,002.95 692.65 459.87 -985.97 -985.97 -985.97 -98.21 10 Trả trước tiền Vật liệu 205.53 205.53 205.53 205.53 205.53 205.53 205.53 205.53 205.53 11 Khấu hao 333.33 333.33 333.33 333.33 333.33 333.33 333.33 333.33 333.33 12 Trả gốc 762.30 977.98 0.00 529.09 453.61 0.00 0.00 0.00 277.02 13 Vốn đầu tư ban đầu -1,849.73 14 FCF -663.24 1,675.19 -464.09 702.42 545.13 -447.11 -447.11 -447.11 163.63 15 IRR 16 NPV 681.66 Dự tính lãi suất chiết khấu: Trong dự án này công ty công trình giao thông 874 sử dụng 70% VCSH còn lại 30% là vốn vay Ngân hàng với lãi suất là 0.8% /tháng. Như vậy có cấu vốn đầu đầu tư cho dự án là 30 - 70. Trong quá trình thẩm định tài chính dự án này cũng như các dự án trước đây công ty đã thẩm định, lãi suất chiết khấu thường được coi bằng chi phí vốn trung bình của dự án đó. Như vậy để xác định được lãi suất chiết khấu trong dự án này, công ty cần phải xác định được chi phí vốn trung bình của dự án. Trong quá trình xem xét và tính toán, phần VCSH được công ty xác định có chi phí là 7.54%. Cơ sở mà công ty dựa vào đó để xác định chi phí của VCSH đó chính là tỷ suất sinh lãi của công ty đạt được trong những dự án trước, lợi tức kỳ vọng của dự án nâng cấp mở rộng QL 32A, QL 32B, QL 37 và mức độ rủi ro của dự án. Đối với các dự án mà công ty đã từng thực hiện, mức sinh lãi thường khá cao, trên 7%. Hơn nữa, đây là dự án chỉ định thầu do đó mà rủi ro của dự án thường bằng không. Do đó mà công ty lựa chọn chi phí VCSH là 7.54% . Bằng cách xác định chi phí vốn trung bình và coi lãi suất chiết khấu gần bằng chi phí vốn trung bình công ty đã xác định lãi suất chiết khấu áp dụng cho dự án này như sau: Tính toán các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án: Thứ nhất: Trong đó chính là dòng tiền của dự án trong quý đầu. Trong dự án này là chi phí đặt cọc nguyên vật liệu và chi phí mua máy. Các chi phí này công ty phải chi ra ngay từ trước khi thi công công trình. Các giá trị… là dòng tiền của dự án tại các quý khác nhau của dự án. Theo công thức đưa ra ở trên và theo bảng tính dòng tiền của dự án được trình bày ở trên, công ty đã tính ra NPV của dự án là 682 triệu. Theo như kết quả tính toán với các giả định đã nêu ra, NPV của dự án là dương, như vậy công ty đưa ra kết quả thẩm định là dự án khả thi, có thể đẩu tư vào dự án. Thứ hai: Theo kết quả tính toán cho thấy, chỉ số doanh lợi PI của công ty bằng 0.34 triệu. So với các dự án khác cùng thời kỳ, chỉ số doanh lợi của dự án nâng cấp mở rộng QL 32A, QL 32B, QL 37 là tương đối nhỏ song theo như nhận định của cán bộ thẩm định thì chỉ số này vẫn có thể chấp nhận được. Do đó công ty quyết định chấp nhận thi công công trình này. Qua thời gian nghiên cứu về công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty công trình giao thông 874 và qua việc đưa ra một ví dụ điển hình về thẩm định tài chính dự án chúng ta có thể thấy bên cạnh những thành tựu đạt đươc, quá trình thẩm định tài chính dự án của công ty còn gặp rất nhiều thiếu xót. Dưới đây là những đánh giá cụ thể về những kết quả cũng như những vấn đề tồn tại trong công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty công trình giao thông 874. 2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động thẩm định tài chính dự án tại công ty 2.31. Những kết quả đạt được Nhìn chung hoạt động thẩm định dự án tại công ty đã được coi trọng, công tác thẩm định tốt, đưa ra được những kết luận chính xác về tính hiệu quả của các dự án do đó những dự án đã thực sự đem lại thu nhập cho công ty. Điều đó được thể hiện là lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng. Dưới đây là một số yếu tố mà doanh nghiệp đã đạt được trong quá trình thẩm định tài chính dự án: Theo số liệu thu thập được từ công ty, thông thường đối với mỗi dự án doanh nghiệp thường mất 45 ngày để thẩm định. Đó là khoảng thời gian hợp lý cho công ty này. Một trong những đặc trưng đặc biệt của doanh nghiệp đó là trong cùng một khoảng thời gian thực hiện cũng như phải thẩm định rất nhiều các dự án khác nhau. Nếu thời gian thẩm định một dự án kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các dự án khác do đó có thể làm chậm thời gian khởi công xây dựng và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. Bảng tổng hợp thời gian thẩm định tài chính dự án Đơn vị tính: ngày STT Tên dự án Số ngày 1 Dự án quốc lộ 45- Thanh Hóa 45 2 Dự án quốc lộ 32 A- Phú Thọ 55 3 Dự án quốc lộ 18B- Lào- giai đoạn 1 60 4 Dự án quốc lộ 18B- Lào- giai đoạn 2 85 5 Dự án quốc lộ 38- Yên lệnh 60 6 Dự án khu công nghiệp Dung Quất- Quảng Ngãi 35 7 Dự án quốc lộ 61- Cần Thơ 70 8 Dự án quốc lộ 3- Cao Bằng- G2 30 9 Dự án quốc lộ 1B- Lạng Sơn 45 10 Dự án quốc lộ 3- Cao Bằng-G11 45 11 Dự án quốc lộ 63- Kiên Giang 80 (Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh) Bên cạnh đó chi phí dành cho việc thẩm định là không quá tốn kém. Do các dự án mà công ty thực hiện hầu hết thuộc cùng một lĩnh vực là xây dựng, công ty đã biết lưu giữ các số liệu về chi phí vật tư, phương pháp dự tính chi phí, lãi suất chiết khấu cho các dự án là như nhau do đó mà các cán bộ thẩm định không cần phải tốn công sức xây dựng lại mô hình. Đặc biệt, lượng thông tin mà công ty thu thập cho việc thẩm định là khá đầy đủ và chi tiết. Bên cạnh việc sử dụng các số liệu có sẵn trong công ty, các cán bộ thẩm định còn tham khảo các số liệu bên ngoài. Ví dụ như khi dự tính lãi suất chiết khấu, ngoài số liệu về lãi suất mà ngân hàng vay vốn, công ty còn tham khảo lãi suất của các ngân hàng khác trong nước, từ đó tính ra chi phí vốn bình quân và tính lãi suất chiết khấu. Khi dự tính sự biến động của giá cả nguyên vật liệu công trình xây dựng, công ty cũng tiến hành thu thập những số liệu của các ngành bên ngoài công ty. Việc xây dựng mạng LAN của công ty trong năm vừa qua là bước phát triển quan trọng. Thông qua mạng nội bộ này các cán bộ trong công ty nói chung, cán bộ thẩm định nói riêng sẽ dễ dàng trao đổi thông tin hơn, lượng thông tin nắm bắt được sẽ nhiều hơn, thông tin sau khi được trao đổi sẽ chính xác hơn do đó mà nâng cao giá trị thông tin. Về công tác tổ chức cán bộ thẩm định, ban lãnh đạo công ty đã rất coi trọng việc thẩm định và giao nhiệm vụ thẩm định tài chính dự án cho phòng kế hoạch. Bản thân trong phòng, mỗi người phụ trách một nhiệm vụ khác nhau, có nhóm chuyên phụ trách dự toàn vốn đầu tư, có nhóm chuyên thu thập chi phí nguyên vật liệu dự đoán sự biến động giá cả nguyên vật liệu để đưa vào dự toán chi phí cho dự án. Có thể nói, việc thẩm định tài chính dự án tại phòng kế hoạch không bị chồng chéo, hiệu quả công việc cao, qua đó, tiết kiệm thời gian thẩm định và chi phí thẩm định cho công ty. Không dừng lại ở đó, công ty công trình giao thông 874 còn có một đội ngũ cán bộ thẩm định hùng hậu với trình độ chuyên môn tốt. Họ luôn học hỏi, cập nhật thông tin, phần mềm ứng dụng để nâng cao chất lượng thẩm định, tiết kiệm thời gian và chi phí thẩm định. Quy trình thẩm định tài chính dự án luôn luôn được tuân thủ và đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của lãnh đạo phòng, lãnh đạo công ty. 2.3.2 Những hạn chế Mặc dù công tác thẩm định trong công ty xây dựng công trình giao thông 874 đã được quan tâm,chú ý song do tính phức tạp của việc thẩm định nên những bất cập là không thể tránh khỏi. Qua tài liệu tham khảo về các dự án trước đây của công ty cũng như dự án đang được xem xét là Dự án nâng cấp mở rộng QL 32A, QL 32B, QL 37 có thể rút ra một số những hạn chế về nội dung thẩm định mà công ty còn gặp phải trong quá trình thẩm định tài chính dự án như sau: Thứ nhất, vốn đầu tư và cơ cấu tài trợ cho dự án mà công ty áp dụng chưa hợp lý. Doanh nghiệp đã sử dụng quá nhiều vốn vay cụ thể trong dự án này lượng vốn vay chiếm tới 30% giá trị công trình thi công. Trong một số dự án khác công ty đã vay tới trên 50% , có dự án vay tới 80% như dự án Đường QL 1A qua TT Văn Điển. Mức lãi suất 0.8%/ tháng, tổng vốn dự toán cho các dự án đầu tư xây dựng thường rất lớn do đó nếu công ty vay quá nhiều, chi phí trả lãi cao sẽ đẩy chi phí chung lên rõ rệt. Điều đáng quan tâm ở đây là công ty chưa biết tận dụng phần vốn giải ngân của dự án. Do phần vốn xây dựng cho công trình được giải ngân theo tiến độ công trình, cụ thể là vào cuối mỗi quý, phần doanh thu này thông thường công ty hoàn toàn có thể dự tính được do tiến độ công trình công ty đã nắm bắt rõ. Khi tiền giải ngân do chủ đầu tư trả về đến ngân hàng, theo như thỏa thuận từ trước giữa ngân hàng và công ty, sau khi trừ đi phần lãi suất vay vốn và tiền trả nợ gốc nếu tiền giải ngân còn dư ngân hàng phải trả lại công ty. Như vậy,công ty có thể sử dụng phần doanh thu do chủ đầu tư chi trả để thanh toán cho các chi phí phát sinh trong quá trình thi công công trình mà không phải vay thêm vốn ngân hàng hoặc bỏ thêm VCSH. Tuy nhiên, khi áp dụng cách làm này công ty phải được tính toán cẩn thận thời điểm tiền được giải ngân, quy định rõ phương thức trả gốc và lãi đối với ngân hàng nếu không có những thời điểm công ty có thể sẽ bị thiếu tiền chi trả nếu vốn giải ngân về muộn và cũng có những thời điểm “tiền nằm rỗi trong két sắt”. Thứ hai là việc tính toán dòng tiền của dự án. Khi tính dòng tiền của dự án công ty chủ yếu sử dụng phương pháp tính trực tiếp trong khi thực tế cho thấy có một số dự án sử dụng phương pháp gián tiếp đơn giản hơn, chính xác hơn rất nhiều. Thứ ba, việc tính toán toàn bộ chi phí để mua máy móc thiết bị sử dụng cho dự án vào chi phí của dự án là không hợp lý. Trước khi tiến hành thi công bất kỳ dự án nào công ty cũng phải xem xét số máy móc trang thiết bị cần dùng cho dự án là bao nhiêu và kiểm tra xem số máy móc và thiết bị mà công ty hiện đang có liệu có đủ cho dự án hay không. Nếu không đủ công ty phải mua thêm là điều tất yếu. Trong dự án này khi tiến hành thẩm định các cán bộ thẩm định đã giả định công ty cần phải mua toàn bộ máy móc thiết bị cho dự án. Hay nói một cách khác dự án này sử dụng toàn bộ máy móc mới. Đây là điều chưa hợp lý khi dự toán chi phí. Vì số lượng, giá trị máy móc thiết bị sử dụng cho dự án này cũng như các dự án khác của cty thường là rất lớn, các máy móc thiết bị thường không thể khấu hao hết trong một dự án do nó vẫn có công dụng và có thể sử dụng cho dự án khác. Doanh nghiệp cần phải tính toán % chi phí máy hợp lý cho riêng từng dự án để đảm bảo tính chính xác khi hạch toán chi phí. Ví dụ, công ty có thể tính % chi phí máy bị khấu hao trong một dự án theo % số công mà công nhân làm trong riêng dự án này sau đó nhân với chi phí máy ban đầu bỏ ra mua máy móc thiết bị mới sẽ ra chi phí máy dành cho riêng dự án này. Bảng tổng hợp chi phí máy Đơn vị tính: đồng STT Hạng mục Chi phí máy 1 Nền đường 683867280 2 Mặt đường bê tông nhựa 1077459186 3 Cống 32103384 4 An toàn giao thông 3927780 Tổng 1797357630 (Nguồn: Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công) Thứ tư, công ty tiến hành hạch toán chi phí vật liệu bằng cách chia đều chi phí vật liệu của cả dự án cho các quý là chưa hợp lý. Theo hồ sơ thiết kế và thi công mỗi giai đoạn của dự án cần khối lượng vật tư khác nhau. Không phải giai đoạn nào cũng giống giai đoạn nào. Hơn nữa tốc độ thi công cũng khác nhau ở mỗi giai đoạn do đó không thể chia đều chi phí vật liệu đều trong các quý, làm như vậy sẽ dự tính sai thời điềm ra của dòng tiền dự toán chi phí vật liệu. Chắc chắn trong thời gian thi công công trình sẽ có những lúc công ty phải chi tiền vật liệu lớn hơn số trung bình các quý, lúc này dòng tiền dự toán chi ra mua nguyên vật liệu nhỏ hơn số thực tế và cũng có những giai đoạn chi thấp hơn số trung bình, dòng tiền dự toán lớn hơn số thực tế. Việc dự tính sai thời điểm phát sính chi phí vật liệu sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án do đó mà ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả thẩm định. Vậy công ty cần phải dự toán chi phí vật liệu như thế nào cho phù hợp? Theo ý kiến của người viết, công ty nên tính chi phí vật liệu theo số vốn chủ đầu tư giải ngân trong từng quý. Số vốn chủ đầu tư giải ngân cho từng quý được tính theo tiến độ công trình thi công, hơn nữa dựa vào số lượng vật liệu cần thiết sử dụng cho dự án người ta có thể xác định được tiến độ thi công công trình đó. Như vậy, tính toán chi phí vật liệu theo số vốn giải ngân là hợp lý. Thứ tư, trong quá trình thẩm định công ty còn thiếu các bảng tính chi tiết cho từng chỉ tiêu như bảng tính toán riêng dòng lợi nhuận, bảng tính toán các khoản phải nộp Nhà nước, bảng tính lương chi tiết cho cán bộ nhân viên. Việc đưa ra các bảng tính chi tiết này là cần thiết vì dựa vào đó cán bộ thẩm định có thể thấy việc dự toán chi phí của từng đối tượng đã chính xác chưa, qua đó có thể so sánh với các dự án khác một cách dễ dàng hơn. Thứ năm, khi tính toán các chỉ tiêu để đưa ra kết luận thẩm định tài chính dự án công ty mới chỉ sử dụng chỉ tiêu là NPV và PI để đưa ra kết luận thẩm định như vậy là chưa chính xác. Một chỉ tiêu khá quan trọng mà chưa được đề cập tới trong quy trình thẩm định tài chính dự án tại công ty xây dựng công trình giao thông 874 đó là chỉ tiêu IRR. Chỉ tiêu NPV và IRR đều là những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của dự án đối với chủ đầu tư. Khi thẩm định tài chính dự án người ta chủ yếu dựa vào hai chỉ tiêu này để đưa ra kết luận thẩm định của mình. Tuy nhiên hai chỉ tiêu này có lúc lại trái ngược nhau. Việc nhà đầu tư dựa vào chỉ tiêu nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố song việc tính chỉ tiêu IRR trong công tác thẩm định là vô cùng cần thiết. Thứ sáu, khi dự tính lãi suất chiết khấu sử dụng trong việc tính NPV của dự án công ty đã giả định lãi suất chiết khấu gần bằng chi phí vốn trung bình(WACC) điều đó là hoàn toàn đúng bởi suy cho cùng bản chất của lãi suất chiết khấu chính là chi phí vốn. Tuy nhiên lợi nhuận kỳ vọng của công ty khi đưa vào tính WACC được xác định không dựa trên cơ sở khoa học nào, chủ yếu thường theo cảm tính hoặc suy đoán của cán bộ thẩm định, như vậy là không chính xác. Việc dự tính lãi suất chiết khấu sai sẽ dẫn đến sai lệch trong việc tính NPV và IRR của dự án do đó mà kết quả thẩm định cũng có thể sai. Thứ bảy, một phần khá quan trọng mà công ty cũng đã bỏ qua trong quá trình thẩm định tài chính dự án đó là phần đánh giá rủi ro của dự án. Bất kỳ một dự án nào cũng có rủi ro riêng của nó, vấn đề là rủi ro đó là lớn hay nhỏ và có thể khắc phục được hay không. Có thể đưa ra một ví dụ như sau: trong thời kỳ nền kinh tế biến động mạnh, giá cả các mặt hàng chính thường thay đổi khó dự đoán như xăng dầu, lúa gạo và cả nguyên vật liệu xây dựng. Rõ ràng khi giá nguyên vật liệu tăng làm tăng chi phí do đó làm giảm lợi nhuận của công ty. Và như vậy kết quả thẩm định tài chính dự án không còn đúng nữa. Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận giảm là điều không một công ty nào mong muốn. Đó là rủi ro mà công ty gặp phải. Do đó mà trong quá trình thẩm định tài chính dự án công ty nên bổ sung phần đánh giá rủi ro, dự tính xem khả năng biến động của các yếu tố đầu vào và tính xem sự biến động của chúng ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ tiêu thẩm định như NPV, IRR và có ảnh hưởng đến kết quả đầu tư vào dự án hay không. Nếu khả năng biến động của các yếu tố đầu vào là lớn và nó ảnh hưởng rõ đến hiệu quả của dự án thì việc quyết định có nên đầu tư vào dự án hay không là điều cần phải xem xét lại. Trên đây là những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thẩm định tài chính dự án của công ty công trình giao thông 874. Qua đó cũng dễ hiểu tại sao cho đến nay công ty vẫn chưa được đảm nhận một số dự án lớn của ngành. Dưới đây xin trình bày các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên. 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế Thẩm định tài chính dự án là công việc không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành đầu tư theo dự án. Tuy nhiên phương pháp thẩm định, quy trình thẩm định không phải doanh nghiệp nào cũng áp dụng đúng và thực hiện chính xác để đưa ra được kết luận thẩm định đúng. Vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án trong doanh nghiệp là rất quan trọng. Kết quả thẩm định sai dẫn đến quyết định đầu tư sai gây ra hậu quả nặng nề đối với doanh nghiệp thậm chí có thể đẩy doanh nghiệp đi đến chỗ phá sản. Do đó việc phát hiện ra những hạn chế đã quan trọng, việc tìm ra nguyên nhân của chúng còn quan trọng hơn cả. Phải biết được nguyên nhân của những hạn chế thì người ta mới có thể khắc phục được chúng. Có thể kể ra một số nguyên nhân chính dẫn đến những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thẩm định tài chính dự án tại công ty xây dựng công trình giao thông 874 theo hai nhóm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan như sau: Nhóm nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía công ty: Thứ nhất, trình độ thẩm định tài chính dự án cũng như những hiểu biết khác của cán bộ thẩm định còn hạn chế. Mặc dù đã được công ty đầu tư các thiết bị máy tính mới, trang bị phần mềm chuyên dụng cho việc thẩm định như mới đây công ty đã bỏ ra hơn chục triệu để mua phần mềm phân tích rủi ro song các bán bộ thẩm định tài chính dự án trong phòng kế hoạch vẫn chưa biết vận dụng một cách linh động những công cụ đó vào việc thẩm định. Các cán bộ thẩm định chưa biết kết hợp với các phòng ban khác trong công ty để thu thập số liệu và xác minh số liệu một cách chính xác hơn. Cụ thể, trong việc hoạch định chi phí vật liệu và chi phí máy nếu các cán bộ thẩm định biết kết hợp với nhân viên phòng tài chính kế toán thì sẽ không dẫn đến những tồn đọng như đã nêu ở trên. Hơn thế nữa, cán bộ thẩm định tại công ty công trình giao thông 874 hầu hết tốt nghiệp từ các trường Đại học về tài chính kế toán do đó mà chủ yếu chuyên sâu trong lĩnh vực này mà không nắm chắc các kiến thức về xây dựng cơ bản. Do đó mà việc hoạch định chi phí cũng như là các yếu tố khác còn gặp nhiều sai sót. Thứ hai, mặc dù coi trọng công tác thẩm định, song doanh nghiệp vẫn chưa linh hoạt trong việc thẩm định. Công ty ra quy định công tác thẩm định phải được tiến hành theo một mẫu chung có sẵn, mẫu chung đó áp dụng cho tất cả các dự án mà công ty thẩm định. Như vậy là chưa hợp lý. Những dự án khác nhau với vốn đầu tư khác nhau, phương thức thanh toán lãi, gốc cho ngân hàng cũng khác nhau do đó không thể áp dụng máy móc phương pháp thẩm định cho tất cả các dự án. Có những dự án nhà cung cấp yêu cầu công ty phải tạm ứng trước tiền hàng song có những dự án như dự án QL8 khu CN Dung Quất, dự án QL 63 Kiên Giang do nguồn vật liệu không khan hiếm và để thu hút khách hàng, nhà cung cấp đã không yêu cầu đặt cọc trước. Trong trường hợp này, cách thức dự toán vốn đầu tư ban đầu phải thay đổi cho phù hợp. Nhìn chung, mỗi dự án đều có những điểm khác biệt riêng, điều quan trọng là các cán bộ thẩm định phải nhận ra được sự khác biệt đó, linh hoạt trong việc thẩm định để chất lượng thẩm định được nâng cao, kết quả thẩm định thật chính xác. Nhóm nguyên nhân khách quan: Thứ nhất là sự không ổn định trong môi trường pháp lý tại Việt Nam. Kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ tăng trường mạnh với nhiều sự thay đổi lớn. Trước thềm hội nhập kinh tế thế giới đặc biệt là việc sắp gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các chính sách phát triển kinh tế vi mô cũng như vĩ mô của Việt nam cũng sẽ phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển kinh tế. Sự thay đổi liên tục của hệ thống chính sách pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước trong đó có công ty công trình giao thông 874. Tuy thay đổi nhiều song các chính sách pháp luật của Việt Nam vẫn chưa đạt được mức linh động cần có. Điều đó thể hiện ở các chính sách về đầu tư và quy chế đấu thầu và một số chính sách khác liên quan đến lĩnh vực xây dựng vẫn còn cứng nhắc, chúng được ban hành cách đây khá lâu mà vẫn chưa được sửa đổi bổ sung trong khi nền kinh tế thì đã thay đổi nhiều. Cũng bàn về chính sách nhưng là chính sách tài trợ vốn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác. Hiện nay trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam, điều kiện cho vay chủ yếu vẫn là tài sản thế chấp mà cho vay theo dự án chưa được phổ biến. Thủ tục cho vay tương đối phức tạp, doanh nghiệp phải tốn khá nhiều thời gian trong việc huy động nguồn vốn đầu tư cho dù dự án của họ có hiệu quả đến mấy. Thực tế tại các nước phát triển trên thế giới, ngân hàng phải tự đi tìm kiếm khách hàng của mình là các doanh nghiệp và giữa các ngân hàng thường có sự cạnh tranh nhau như gia tăng các dịch vụ cho khách hàng, đơn giản hoá các thủ tục cho vay, gia hạn thời gian trả nợ nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán… để “giữ chân” khách hàng cũ và gia tăng khách hàng mới. Thứ hai, nền kinh tế của Việt nam phát triển không ổn định ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy tại Việt nam những năm gần đây lạm phát thường ở mức cao, năm 2005 chỉ số CPI ở mức trên 11% cho thấy sự bất ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Lạm phát ở mức cao, giá trị của tiền giảm là điều lo ngại đối với các nhà đầu tư, hạn chế các hoạt động đầu tư trong thời gian này là đúng đắn. Không chỉ có vậy, lạm phát tăng cao khiến cho việc dự tính dòng tiền của các dự án kém chính xác hơn, lãi suất biến động sẽ làm tăng chi phí trả lãi cho ngân hàng, tăng chi phí của dự án và ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Thứ ba, các công ty khi dự toán chi phí của dự án, lãi suất chi trả cho ngân hàng, dự toán sự biến động của các yếu tố đầu vào và một số yếu tố khác cần thiết cho công tác thẩm định thường dựa vào nguồn thông tin thống kê nghiên cứu thị trường ở bên ngoài công ty trong khi những con số thống kê này ở Việt nam thường không chính xác và không đáng tin cậy. Dựa vào nguồn thông tin không đảm bảo trong công tác thẩm định có thể làm tăng rủi ro về đầu tư theo dự án của doanh nghiệp. Thứ tư về cơ chế quản lý điều hành của tổng công ty xây dựng 8 đối với công ty trực thuộc là công ty xây dựng công trình giao thông 874. Tính phức tạp của các dự án ngành xây dựng. PHẦN III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 874 3.1 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới Hòa chung với không khí công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, ban lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty xây dựng công trình giao thông 874 quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đặt ra, đưa công ty ngày càng lớn mạnh, trở thành một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực xây dựng. Dưới đây là những mục tiêu cụ thể của công ty trong năm 2006: Thực hiện ký kết hợp đồng: 80 tỷ Thực hiện giá trị sản lượng:100 tỷ Thực hiện doanh thu: 100 tỷ Thực hiện thu tiền về: 90 tỷ Thu nhập bình quân đầu người: 1.6 trđ/người/tháng Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án để tất cả các công trình thi công đều đảm bảo chất lượng, đảm bảo tiến độ đem lại lợi nhuận cho công ty. Hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và cấp trên theo chỉ tiêu được duyệt. Thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp. Bố trí đủ công việc làm cho nhân viên. Ổn định lại trụ sở làm việc tại HN Lao động sản xuất bảo đảm an toàn tuyệt đối, không để xảy ra tai nạn chết người. Tính đến thời điểm hiện nay, công ty đã thực hiện kiểm toán xong, bước đầu chuẩn bị cho việc cổ phần hóa. Đến cuối tháng 6 năm 2006 công ty sẽ hoàn tất tòa nhà 5 tầng - Trụ sở chính của công ty tại quận Cầu Giấy - Hà Nội, ổn định trụ sở làm việc, tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho cán bộ công nhân viên. Có thể nói đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ công ty từ lãnh đạo đến các phòng, các Đội. Họ đã quyết tâm đoàn kết thành sức mạnh tổng hợp khắc phục ngay những tồn tại và phát huy những kết quả đạt được, đoàn kết tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu. Trong những năm tới công ty sẽ tăng cường mở rộng công tác đấu thầu, thực hiện ký kết nhiều dự án lớn với giá trị hợp đồng cao, tăng doanh thu và thu nhập cho toàn bộ công ty. Cụ thể, trong năm 2006 công ty dự định ký kết các hợp đồng đầu tư xây dựng các dự án sau: QL 4A Cao Bằng, QL 4G Sơn La, Đường công vụ QL 279 Pá uôn, QL 4B Lạng Sơn(dự kiến). Trong đó tổng giá trị các hợp đồng lên tới 157.352 triệu đồng. Ngoài ra công ty còn thực hiện các dự án được chỉ định thầu, như trong năm 2006 là công trình Đường cao tốc TPHCM Trung Lương với giá trị hợp đồng là 20.255 triệu đồng, các dự án do Tổng công ty giao. 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty 3.2.1 Đối với lãnh đạo công ty Mặc dù không trực tiếp tham gia công tác thẩm định song những quyết định của lãnh đạo công ty cũng có ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Đầu tư vốn hơn nữa cho công tác thẩm định là công việc cần được coi trọng. Tuy đã bỏ ra những khoản chi phí đầu tư cho phòng kế hoạch như mua máy vi tính, phần mềm chuyên dụng sử dụng cho việc thẩm định song những phần mềm mà công ty mua về so với những phần mềm hiện đang được sử dụng là mới song so với mặt bằng chung của ngành thì vẫn còn lạc hậu. Do đó mà các cán bộ cần phải có chiến lược đầu tư đúng đắn hơn tránh lãng phí và tụt hậu về công nghệ. Một điều cần nhấn mạnh đó là nguồn nhân lực thẩm định. Lãnh đạo công ty mới chỉ quan tâm tới công nghệ mà quên đi mất vai trò của người vận hành công nghệ đó. Cử cán bộ thẩm định đi học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn là rất cần thiết. Không chỉ có vậy, trẻ hóa đội ngũ cán bộ thẩm định là điều nên làm. Xét về nội dung thẩm định thực tế cho thấy nội dung còn quá sơ sài. Do đó công ty cần điều chỉnh và hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án. Theo ý kiến của người viết, như đã nêu ra ở phần II doanh nghiệp nên dự tính các chi phí VL, chi phí nhân công và phần KH của quý theo tỷ phần doanh thu của quý đó. Dưới đây là bảng tính lại KH và bảng dòng tiền dự báo cho dự án. Về các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án, công ty mới chỉ sử dụng hai chỉ tiêu chính là NPV và PI để đưa ra kết luận thẩm định. Cán bộ thẩm định đã quên mất một chỉ tiêu khá quan trọng đó là IRR. Mặc dù chỉ tiêu NPV là chỉ tiêu chính dựa vào đó công ty đưa ra quyết định đầu tư song thực tế cho thấy đôi khi kết quả của chỉ tiêu NPV trái ngược với kết luận của chỉ tiêu IRR do đó công ty cần phải tính cả chỉ tiêu IRR để xác thực một cách chính xác hơn liệu dự án có thực sự hiệu quả hay không. Dựa vào bảng phân tích dòng tiền dự toán cho dự án ta có thể tính NPV cho dự án. Theo kết quả tính được ta thấy với lãi suất chiết khấu là 6%, NPV của dự án lớn hơn 2tỷ. Như vậy, kết quả thẩm định không có sự khác biệt so với công ty song bằng cách tính toán chính xác hơn chi phí và tận dụng phần vốn giải ngân đã giảm chi phí cho doanh nghiệp do đó tăng thu nhập. 3.2.3 Đối với cán bộ thực hiện thẩm định Đối tượng trực tiếp quyết định đến chất lượng thẩm định tài chính dự án trong công ty không ai khác chính là cán bộ thẩm định tại phòng kế hoạch. Tác phong làm việc kiểu nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung dường như vẫn còn tồn tại trong công ty. Các cán bộ thường dập theo một khuôn có sẵn để thẩm định mà không biết đến sự khác nhau giữa các dự án. Thông tin thu thập cho việc thẩm định chủ yếu là thông tin nội bộ trong phòng. Điều đó ảnh hưởng đến tính khách quan trong quá trình thẩm định và ảnh hưởng đến kết quả thẩm định. Do nguồn thông tin chỉ thu thập tại nội bộ công ty nên các chỉ tiêu tính toán có thể bị sai lệch nhiều so với thực tế. Không ngừng học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết không chỉ về lĩnh vực thẩm định mà về các lĩnh vực khác có liên quan như công tác kế toán là điều mà cán bộ thẩm định tại công ty xây dựng công trình giao thông 874 lên làm nhất lúc này. 3.3 Một số kiến nghị đối với ngân hàng, cơ quan cấp trên. 3.3.1 Đối với ngân hàng Ngân hàng là đơn vị gắn kết với công ty trong việc thực hiện dự án bằng cách cho vay đối công ty. Lợi ích của công ty khi thực hiện dự án quyết định lợi ích của ngân hàng. Công ty đưa ra quyết định đầu tư sai, khả năng hoàn trả vốn và lãi cho ngân hàng khó khăn, rủi ro của ngân hàng là rất lớn. Do đó ngân hàng thường phải thẩm định lại dự án dưới góc độ một người cho vay. Thực tế cho thấy kinh nghiệp cũng như nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án của ngân hàng tốt hơn rất nhiều so với dự án do họ có đầy đủ thông tin hơn một doanh nghiệp. Bởi vậy, để giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên ngân hàng và doanh nghiệp, ngân hàng nên tăng cường hoạt động tư vấn đầu tư, truyền kinh nghiệm thẩm định tài chính các dự án cho công ty, nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đưa ra kết quả thẩm định tài chính dự án một cách chính xác nhất. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển kinh tế ngân hàng nên đơn giản hóa các thủ tục cho vay đặc biệt đối với những khách hành quen thuộc, ngân hàng đã nắm bắt rõ những thông tin về họ. Thực tế cho thấy thủ tục vay vốn của các doanh nghiệp còn phức tạp, doanh nghiệp thường phải mất nhiều thời gian mới có thể vay được vốn ngân hàng. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến thời gian thi công dự án. 3.3.2 Đối với cơ quan cấp trên Đối với các cơ quan cấp trên như tổng công ty xây dựng 8, bộ giao thông vận tải hay một số đơn vị khác nên tạo điều kiện thuận lợi hoạt động cho công ty. Ví dụ như tổng công ty xây dựng 8 có thể giảm khoản trích nộp về tổng công ty, tăng số lượng các dự án giao cho công ty xây dựng công trình giao thông 874 và một số các hoạt động khác. Bảng tính khấu hao Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Quý IV/2002 Quý I/2003 Quý II/2003 Quý III/2003 Quý IV/2003 Quý I/2004 Quý II/2004 Quý III/2004 Quý IV/2004 1 Khấu hao 454.62 240.16 24.61 259.86 318.26 8,022.64 111.37 126.33 68.03 Bảng dòng tiền dự báo cho dự án Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Quý IV/2002 Quý I/2003 Quý II/2003 Quý III/2003 Quý IV/2003 Quý I/2004 Quý II/2004 Quý III/2004 Quý IV/2004 1 Doanh thu 3,393.00 4,353.00 0.00 2,355.00 2,019.00 0.00 0.00 0.00 1,233.00 2 Chi phí vật liệu 1,598.06 844.20 1,567.81 913.44 1,118.73 282.01 391.47 444.09 239.12 3 Chi phí nhân công 297.75 157.29 292.11 170.19 208.44 52.54 72.94 82.74 44.55 4 Chi phí khác 54.14 54.14 54.14 54.14 54.14 54.14 54.14 54.14 54.14 5 Khấu hao 454.62 240.16 24.61 259.86 318.26 8,022.64 111.37 126.33 68.03 6 EBIT 988.43 3,057.21 -1,938.66 957.37 319.43 -8,411.34 -629.92 -707.30 827.16 7 Lãi vay 72.00 53.70 30.23 30.23 17.53 6.65 6.65 6.65 6.65 8 EBT 916.43 3,003.50 -1,968.90 927.14 301.89 -8,417.99 -636.57 -713.95 820.51 9 Lợi nhuận sau thuế 659.83 2,162.52 -1,417.61 667.54 217.36 -6,060.95 -458.33 -514.05 590.76 10 Trả trước tiền Vật liệu 470.02 603.00 0.00 326.23 279.68 0.00 0.00 0.00 170.80 11 Khấu hao 454.62 240.16 24.61 259.86 318.26 8,022.64 111.37 126.33 68.03 12 Trả gốc 762.30 977.98 0.00 529.09 453.61 0.00 0.00 0.00 277.02 13 Vốn đầu tư ban đầu -954.58 14 FCF -132.42 2,027.70 -1,393.00 724.53 361.70 1,961.69 -346.96 -387.71 552.58 15 NPV 2,745.71 Kết luận “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án” không phải là chủ đề quá xa lạ. Nó đã được nghiên cứu bởi rất nhiều các nhà kinh tế và trở thành đề tài luận văn tốt nghiệp của nhiều người. Tuy nhiên đối với từng doanh nghiệp khác nhau tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án là khác nhau do đó đây luôn là một chủ đề mới mẻ cho những ai muốn nghiên cứu về thẩm định tài chính dự án. Nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu đầu tư càng cao thì tính hiệu quả của các dự án càng lớn, việc thẩm định tài chính dự án phải có chất lượng cao để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Để hoàn thành báo cáo này tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ trong công ty công trình giao thông 874 nói chung và các anh chị trong phòng kế hoạch nói riêng đã giúp tôi thu thập số liệu, giải thích tận tình những vướng mắc mà tôi gặp phải. Tôi xin đặc biệt cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.Ts Nguyễn Hữu Tài đã góp ý và sửa chữa những sai sót do nhận thức còn hạn chế của tôi. Trên đây là báo cáo chuyên đề. Tôi hy vọng rằng nó sẽ là tư liệu tốt để tôi phát triển thành luận văn tốt nghiệp. Do quá trình nhận thức còn nhiều hạn chế tôi xin các quý thầy cô và các bạn trong quá trình tham khảo sẽ chỉ bảo cho tôi những phần còn sai sót. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tài liệu tham khảo Giáo trình Tài chính doanh nghiệp Chủ biên PGS.Ts Lưu Thị Hương – NXB Thống kê 2003 Giáo trình Thẩm định tài chính dự án Chủ biên PGS.Ts Lưu Thị Hương – NXB Tài chính 2004 Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Chủ biên TS Phan Thu Hà – NXB Thống kê 2004 Báo cáo kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính các năm của công ty xây dựng công trình giao thông 874. Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh các năm và phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm tới – Công ty xây dựng công trình giao thông 874. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công dự án nâng cấp mở rộng QL 32A, QL 32B và QL 37 – Công ty tư vấn xây dựng công trình giao thông 2 – 278 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội. Tập dự toán xây lắp dự án nâng cấp mở rộng QL 32A, QL 32B và QL 37 - Sở giao thông vận tải Phú Thọ - Ban quản lý dự án giao thông Phú Thọ. Hand book on Economics analysis of Investment Operation Tác giả: PedroBelli, Jock Anderson, Howard Barnum, JohnDixon, Jee-PengTan. Các văn bản pháp luật Nghị định số 52/1999/NĐ – CP ngày 08/07/1999 của chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Nghị định số 12/2000/NĐ – CP ngày 05/05/2000 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ – CP Nghị định số 16/2005/NĐ – CP ngày 07/02/2005 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình. Thông tư số 15/2000/TT – BXD ngày 13/11/2000 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng. Môc lôc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29197.doc
Tài liệu liên quan