Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Thành Công

- Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ; Hạng khách hàng cho phép NHCV lường trước những dấu hiệu xấu về chất lượng khoản cho vay và có những biện pháp đối phó kịp thời. Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng còn nhằm mục đích: - Phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn. - Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.  Hiện tại, Chi nhánh Thành Công nói riêng cũng như hệ thống NHNT Việt Nam nói chung đã thực hiện việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng từ lâu. Đối với những khách hàng là doanh nghiệp, có nguồn vốn kinh doanh từ 5 tỷ trở lên thì ngân hàng mới thực hiện chấm điểm. Ngân hàng không thực hiện chấm điểm đối với khách hàng cá nhân, đây là một điểm khác biệt của NHNT so với các ngân hàng khác như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư & phát triển, Ngân hàng TMCP Quân đội, Do mục đích của chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nhằm đánh giá, ra quyết định cấp tín dụng, cũng như xác định khoản đảm bảo tiền vay hợp lý, đồng thời giám sát tín dụng đang còn dư nợ nên cho phép Ngân hàng có thể lường trước những dấu hiệu xấu về chất lượng của khoản vay, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. nó có ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định trước khi cho vay, bổ trợ cho công tác thẩm định.

doc67 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Thành Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lãnh của chi nhánh không ngừng lớn mạnh, phát triển cả về chất lượng cũng như quy mô, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng cũng như tất cả các loại hình doanh nghiệp. Bảng 3: Dư nợ của Chi nhánh NHNT Thành Công theo thành phần khách hàng. Năm 2005 Doanh Nghiệp 35% cá nhân 65% Năm 2006 Doanh Nghiệp 36% cá nhân 64% Năm 2007 cá nhân 60% Doanh Nghiệp 40% Trong những năm qua, Chi nhánh đã mở rộng các phương thức cho vay, đặc biệt là phương thức cho vay đồng tài trợ với các ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn đối với các dự án lớn có hiệu quả. Không chỉ thế, số lượng khách hàng của Chi nhánh không ngừng gia tăng. Lúc đầu, khách hàng cá nhân chiếm phần lớn trong dư nợ cho vay, dần dần, với hoạt động kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp đã tìm đến với Chi nhánh ngày một nhiều. Tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp qua các năm đều tăng lên, thể hiên: năm 2005 chỉ có 35%, thì đến năm 2007, tỷ lệ này là 40% tổng dư nợ cho vay. Để có được kết quả này, Chi nhánh đã không ngừng đổi mới, nâng cao uy tín, nâng cao phong cách giao dịch văn minh lịch sự, đồng thời còn làm nhiệm vụ tư vấn khách hàng các mặt nghiệp vụ cũng như các dịch vụ của ngân hàng. Đến 31/12/2007, Chi nhánh đã có 142 khách hàng cá nhân và 93 doanh nghiệp có quan hệ vay vốn. Đồng thời CN cũng mở rộng loại hình cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp với nhiều hình thức cho vay ưu đãi, hấp dẫn. Đến hết năm 2007, dư nợ tại bộ phận tín dụng thể nhân đạt hơn 56 tỷ VND, các khoản cho vay cá nhân có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng. Qua Bảng 4, ta thấy dư nợ cho vay qua các năm đều tăng. Năm 2007, dư nợ là 926 tỷ đồng, tăng 28 % so với năm 2006 và tăng 40,7% so với năm 2004. Bảng 4: Dư nợ cho vay của VCB Thành Công qua các năm Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So năm 2004 Năm 2006 So năm 2005 Năm 2007 So năm 2006 Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) (%) Tỷ đồng (%) (%) Tỷ đồng (%) (%) Dư nợ cho vay 658.1 100 691.9 100 105.14 721.95 100 104.34 926 100 128.26 1.1. Ngoại tệ 131.41 20 161.64 23 123 243.37 32 150.56 324.1 35 133.17 1.2. VND 526.68 80 529.36 77 100.51 487.58 68 92.108 601.9 65 123.45 2.1. Cho vay ngắn hạn 552.8 84 572.81 83 103.62 574.58 79 100.31 657.46 71 114.43 2.2. Cho vay trung và dài hạn 105.3 16 119.09 17 113.1 147.37 21 123.75 268.54 29 182.22 Qua các năm, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn ngày càng cao, tuy nhiên cho vay ngắn hạn vẫn chiếm rất lớn. Điều này cho thấy rằng ngoài việc tăng cường cho vay các doanh nghiệp thì chi nhánh còn mở rộng cho vay đối với các dự án lớn dài hạn. Mặt khác, việc tăng dư nợ đối với khu vực trung và dài hạn cũng phán ánh rủi ro trong các hoạt động tín dụng của Chi nhánh đang có xu hướng tăng lên. Cùng với uy tín trong hoạt động ngoại thương tăng cao, hình thức cho vay bằng ngoại tệ cũng đang được chi nhánh đẩy mạnh phát triển. Có được kết quả như vậy, đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh luôn phải chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, duy trì khách hàng truyền thống, tìm kiếm các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Phong cách làm việc, chất lượng giao dịch và chất lượng các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh đã tạo được niềm tin và uy tín đối với khách hàng, trở thành đối tác quan trọng, cùng khách hàng kinh doanh hiệu quả. 2.1.2.3. Công tác kế toán và dịch vụ ngân hàng: Với chính sách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển mạng lưới và chính sách ưu đãi đối với khách hàng, BGĐ Chi nhánh đã tạo điều kiện cho công tác khuếch trương các tiện ích dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, nhằm thu hút đông đảo khách hàng đến sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Đây là một trong những khâu quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của CN. - Lượng Kiều hối chuyển qua NHNT luôn gia tăng. Doanh số đến quý II năm 2007 là 26365 triệu USD, tăng 203% so với cùng kỳ năm 2006, gấp 4,7 lần so với năm 2002. - Chi nhánh đã có 1.429 tài khoản tổ chức kinh tế, bằng 40% so với cùng kỳ năm 2006, gấp 6 lần so với 2002 và 26.365 tài khoản cá nhân mở tại CN, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2006, gấp 15 lần so với năm 2002. - Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ: + Thẻ ATM: đến quý II-2007, tổng số thẻ ATM phát hành là 26.948 thẻ, tăng 63% so với cùng kỳ năm 2006, tăng 1629,07% so với năm 2002. Hiện tại, CN quản lý 3 máy ATM, doanh số rút tiền máy ATM 6 tháng đầu năm 2007 là 157,31 tỷ VNĐ, tăng 86% so với cùng kỳ năm 2006 và gấp 7 lần so với 2002. + Thẻ tín dụng: tổng số thẻ tín dụng đến quý II năm 2007 là 1294 thẻ, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, tăng 15,69 lần so với 2002. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng cũng tăng nhanh qua các năm, 6thangs đầu năm 2007 là 7219 tỷ VNĐ, tăng 20,32% so với cùng kỳ năm ngoái, và gấp 2,18 lần so với 2002. + Thẻ ghi nợ: Tổng số thẻ phát hành đến quý II – 2007 là 354 thẻ, tăng 269% so với cùng kỳ năm trước. + Thẻ SG 24: Tháng 2/2007, NHNT bắt đầu phát hành sản phẩm thẻ SG 24. Đến quý II/2007, CN đã phát hành được 24 thẻ. 2.1.2.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và xuất - nhập khẩu: Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2007 đạt 231 triệu USD tăng 196% so với cùng kỳ năm 2006, đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Chi nhánh đã chủ động và có nhiều biện pháp để tạo nguồn ngoại tệ đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng cũng như thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đảm bảo hài hòa lợi ích của khách hàng và ngân hàng trong những tháng cuối năm khi thị trường dư thừa ngoại tệ. Do làm tốt công tác khách hàng, có sự phối hợp hỗ trợ của các bộ phận nghiệp vụ có liên quan và cùng với sự cố gắng của các cán bộ nên kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu trong năm 2007 đạt kết quả cao. Tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu toàn Chi nhánh đạt 146 triệu USD tăng 68% so với năm 2006 và doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 57 triệu USD tăng 54% so với năm 2006. Bảng 5: Kết quả kinh doanh chi nhánh NHNT thành công từ năm 2002 đến 2006 Đơn vị: triệu VNĐ, nghìn USD Chỉ tiêu Đến năm 2002 Đến năm 2003 So năm 2002 (%) Đến năm 2004 So năm 2003 (%) Đến năm 2005 So năm 2004 (%) Đến năm 2006 So năm 2005 (%) Huy động vốn 536,537 1,031,699 192,29 1,487,546 144,18 1,777,100 119,47 2,210,807 124,41 Cho vay 156,671 529,612 338,04 657,851 124,21 691,001 105,04 688,585 99,65 Thanh toán xuất nhập khẩu 21,600 41,700 193,06 56,500 135,49 69,534 123,07 85,920 123,57 Tài khoản Tài khoản tổ chức 202 401 198,51 658 164,09 987 150,00 1,237 123,33 Tài khoản cá nhân 1,623 4,549 280,28 9,180 201,80 14,570 158,71 20,903 143,47 Doanh số chi trả kiều hối 4,299 8,610 203,59 8,992 104,44 20,488 227,58 23,622 115,30 Thẻ 1,103 3,605 326,84 8,104 224,80 14,218 175,44 23,227 163,36 Thẻ ATM 1,025 3,202 321,37 7,416 231,61 13,256 187,77 21,822 164,62 Thẻ tín dụng 78 403 516,67 688 170,72 962 139,83 1,175 122,14 Thẻ ghi nợ 230 Thẻ SG24 Doanh số rút tiền máy ATM 19,350 119,206 616,05 183,730 154,13 177,526 96,62 220,320 124,11 Doanh số thanh toán thẻ tín dụng 2,266 9,360 413,06 12,225 130,61 11,598 94,87 13,192 113,74 Ngân quỹ Doanh số thu chi VNĐ 1,228,100 3,144,000 256,01 4,158,000 132,25 5,819,000 139,95 8,156,000 140,16 Doanh số thu chi USD 51,400 70,469 137,10 110,256 156,46 172,554 156,50 169,332 98,13 (Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh NHNT Thành Công – tháng 6/2007) 2.1.3. Những khó khăn mà chi nhánh đang gặp phải : - Thiếu nhân lực: Hiện nay, nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính đang là mối quan tâm của cả nền kinh tế. Đó là do sự phát triển của nền kinh tế, đòi hỏi sự tham gia ngày một sâu và rộng hơn của Ngân hàng và các dịch vụ của ngân hàng. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam một cách chính thức và chuyên nghiệp hơn. Các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập tại nước ta cũng không còn là vấn đề của nay mai, mà đã là vấn đề của ngày hôm nay. Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Thành Công mới thành lập chưa lâu, nhưng đã có những thành tích nổi trội, và vẫn không ngừng phát triển. Tuy nhiên hiện nay ngân hàng cũng đang đứng trước một vấn đề khó khăn như các ngân hàng khác tại Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng. Nền kinh tế phát triển, nhận thức của người dân cũng cao hơn, tầm quan trọng của ngân hàng trong nền kinh tế càng lộ rõ, không chỉ đối với các doanh nghiệp, mà đối với mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình; không chỉ đối với nhu cầu vay vốn, mà còn đối với nhu cầu thanh toán hàng hóa dịch vụ hàng ngày. Với số lượng khách hàng ngày một tăng, nhu cầu nhân lực cũng tăng lên, đòi hỏi ngân hàng cần có biện pháp khắc phục. - Cạnh tranh ngày càng gay gắt đối với các ngân hàng khác cùng địa bàn và trong khu vực, các ngân hàng mới thành lập, sắp thành lập. Do có vị trí rất thuận lợi, là trung tâm của thủ đô Hà Nội, chi nhánh Thành Công đã gặt hái được nhiều thành công. Nhưng bên cạnh thành công, Chi nhánh cũng gặp phải nhiều thử thách do vị trí địa lý mang lại: đó là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần, cộng thêm khách hàng có quyền và luôn đòi hỏi được phục vụ chu đáo, tận tình đúng với thương hiệu Vietcombank. Trong xu thế thời thượng, các ngân hàng đua nhau mọc lên, các công ty, tập đoàn lớn cũng xin cấp phép thành lập ngân hàng như tập đoàn Bảo Việt, tập đoàn FPT với ngân hàng FPT, tập đoàn dầu khí có ngân hàng Dầu khí toàn cầu – GB,… làm cho thị trường ngân hàng vốn đã đông nay lại dày đặc. Các ngân hàng thành lập trước đó thì ồ ạt lập chi nhánh, đặt phòng giao dịch,… Chưa hểt, với những cam kết khi gia nhập WTO, sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài, năng lực tài chính lớn, công nghệ hiện đại, tiên tiến, chuyên nghiệp đang gần kề. Trong một môi trường cạnh tranh như thế, Chi nhánh buộc phải chia sẻ thị trường, có nguy cơ bị thu hẹp thị phần. Sự phân chia thị trường bởi nhiều kênh huy động vốn khác, như: tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm, các tổ chức tài chính khác, gây rất nhiều khó khăn trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Đứng trước khó khăn đó, đòi hỏi Chi nhánh phải có những chính sách thiết thực, cụ thể như: tích cực cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ, cho ra đời những sản phẩm mới, độc đáo có khả năng thu hút khách hàng, làm vừa lòng khách hàng. - Trình độ khoa học công nghệ còn chưa cao. Đây là khó khăn chung của các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Trình độ công nghệ chưa cao, làm thời gian xử lý giao dịch dài, cũng như hạn chế trong quá trình làm việc, đặc biệt là các nghiệp vụ đòi hỏi công nghệ cao như thẻ thanh toán, chuyển tiền, tra cứu thông tin khách hàng, các giao dịch buôn bán ngoại tệ, chứng khoán,... Mặc dù rất chú trọng trong đầu tư phát triển trang thiết bị, nhưng vẫn không đáp ứng đủ, do số lượng khách hàng tăng, nhân sự cũng tăng lên. Hơn nữa, muốn có trang thiết bị hiện đại cần phải nhập khẩu từ nước ngoài về, nhập khẩu luôn quy trình công nghệ nên chi phí cao và đòi hỏi phải có thời gian. Công nghệ ngân hàng hiện đại dù đã được áp dụng nhưng còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết hiệu quả. 2.2. Thực trạng chất lượng Thẩm định trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Thành Công 2.2.1. Quy trình Thẩm định trong cho vay Quy trình cho vay: gồm 10 bước cơ bản Đề xuất cho vay: Phòng QHKH chịu trách nhiệ thu thập mọi thông tin và hồ sơ tài liệu có liên quan đến khách hàng, thông tin liên quan đến phương án vay vốn, đánh giá sơ bộ khoản vay và lập Báo cáo đề xuất tín dụng. Thẩm định rủi ro khoản vay: Căn cứ các thông tin nêu tại Báo cáo đề xuất tín dụng và các thông tin tự thu thập được từ các nguồn kênh khác, phòng QLRR chịu trách nhiệm lập Báo cáo thẩm định rủi ro, nêu rõ ý kiến về việc đồng ý hay không đồng ý cho vay và các điều kiện vay được áp dụng. Phê duyệt khoản vay: Tùy theo trị giá và căn cứ tình hình thực tế trong từng thời kỳ, Tổng Giám đốc có quy định bằng văn bản về việc phân cấp phê duyệt tín dụng đối với từng cấp bậc trong NHNT. Tất cả các khoản cấp tín dụng và tổng các khoản cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của NHTM, và các khoản cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt quá 10% vốn tự có của NHNT đều phải trình Hội đồng quản trị phê duyệt Soạn thảo, và ký kết Hợp đồng: Phòng QHKH chịu trách nhiệm soạn thảo Hợp đồng và thực hiện việc lấy đầy đủ chữ ký trên hợp đồng theo quy định. Sau khi hoàn tất, CBKH chịu trách nhiệm lập Thông báo tác nghiệp, chuyển CBRR rà soát và chuyển tiếp phòng QLN để thực hiện lập dữ liệu. Nhập dữ liệu vào hệ thống: Căn cứ các thông tin nêu tại Thông báo tác nghiệp và bộ hồ sơ đính kèm, phòng QLN chịu trách nhiệm nhập dữ liệu vào hệ thống và lưu giữ hồ sơ vay an toàn. Rút vốn vay: Sau khi tiếp nhận yêu cầu rút vốn vay từ khách hàng, CBKH chuyển tiếp toàn bộ hồ so rút vốn vay hoàn toàn hợp lệ, phòng QLN ký xác nhận trên Giấy nhận nợ đồng thời thông báo phòng kế toán để thực hiện giải ngân vốn cho khách hàng. Ngoài ra, tùy tính chất của từng khoản vay, cấp có thẩm quyền phê duyệt có thể quyết định lựa chọn phòng/ bộ phận chịu trách nhiệm kiểm tra thủ tục rút vốn vay của khách hàng theo một trong ba cách: giao phòng QHKH; giao phòng QHKH và phòng QLRR; hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cả 3 trường hợp ngoại lệ nêu trên phải được cấp phê duyệt cho vay chấp thuận và phải được ghi rõ như là một điều kiện rút vốn tại Thông báo tác nghiệp đã được gửi trước đến phòng QLN Quản lý và giám sát khoản vay/ khách hàng vay: Điều chỉnh tín dụng: quy trình thực hiện tương tự các bước nêu trên Thu hồi nợ vay: Căn cứ lích trả nợ đến hạn do phòng QLN lập, phòng QHKH chịu trách nhiệm đôn đốc khách hàng trả nợ ( bao gồm cả việc gửi Thông báo cho khách hàng). Khi đến hạn trả nợ, phòng QLN chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục với phòng kế toán để thực hiện thu nợ từ khách hàng và các thủ tục khác để đóng hồ sơ vay vốn. Xử lý đối với các khoản nợ quá hạn: Tùy tính chất của từng khoản vay bị quá hạn, phòng QHKH và phòng QLRR phải cùng phối hợp và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp như cắt giảm các chính sách ưu đãi đang áp dụng, yêu cầu bổ sung/ bán tài sản đảm bảo, ngừng cho vay mới… Trường hợp khoản vay/ khách hàng vay có nợ quá hạn kéo dài và gặp nhiều khó khăn, phòng QHKH và phòng QLRR cân nhắc và đề xuất biện pháp chuyển sang phòng QLRR (bộ phận xử lý nợ xấu) chuyên trách theo dõi xử lý. Quy trình thẩm định: - Đối với khách hàng đến xin vay vốn, ngân hàng bao giờ cũng thẩm định theo hai nhóm chỉ tiêu: Chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. - Ngân hàng luôn bắt đầu thẩm định với các chỉ tiêu phi tài chính. Nếu thấy các chỉ tiêu này đáp ứng đầy đủ, theo quy định thì mới bắt đầu xem xét đến các chỉ tiêu tài chính. Các chỉ tiêu phi tài chính gồm: Tư cách pháp nhân của khách hàng, quá trình hoạt động ra sao, mặt hàng sản xuất như thế nào, là mặt hàng cũ hay mới? nhu cầu của thị trường có lớn không, thị phần của doanh nghiệp là bao nhiêu? Ban lãnh đạo của doanh nghiệp gồm những ai, có kinh nghiệm, uy tín hay không?... - Nếu thấy các chỉ tiêu phi tài chính đầy đủ, tốt, thì những gì phản ánh trên các chỉ tiêu tài chính mới đáng tin cậy. -Các chỉ tiêu tài chính như: phân tích các chỉ số (tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ sinh lời, tỷ lệ rủi ro,…) phân tích phương án vay (có khả thi hay không, có phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của địa phương hay không? Độ tin cậy của các chỉ số như thế nào,… ); ngân hàng còn kiểm tra về tài sản đảm bảo (giấy tờ như thế nào, chủ sở hữu chính thức là ai, giá trị còn lại như thế nào,…) nhằm tăng cường khả năng thu hồi vốn và lãi cho ngân hàng. Thông thường, đối với những báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, nếu đã được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán chuyên nghiệp thì sẽ có độ tin cậy cao hơn so với các doanh nghiệp không được kiểm toán. Quy trình thẩm định được thể hiện bởi quy trình đề xuất tín dụng và quy trình thẩm định rủi ro. Quy trình đề xuất tín dụng: thực hiện bởi Phòng QHKH — Đề xuất tín dụng là bước khởi tạo ban đầu với một quá trình cấp tín dụng và được thể hiện bởi Báo cáo đề xuất tín dụng (theo mẫu) do Phòng QHKH lập — Báo cáo đề xuất tín dụng được lập trong các trường hợp: - Đề xuất Giới hạn tín dụng - Đề xuất cấp tín dụng - Đề xuất đầu tư dự án — Nội dung Báo cáo đề xuất tín dụng bao gồm: - Các thông tin liên quan đến khách hàng - Các thông tin liên quan đến nội dung đề xuất tín dụng - Các lợi ích của NHNT có thể nhận đượ trong việc cấp tín dụng đến khách hàng - Chính sách tín dụng áp dụng đối với khách hàng 1. Thu thập thông tin và hồ sơ tài liệu theo quy định: 2. Đánh giá sơ bộ về khả năng đáp ứng của NHNT đối với khoản tín dụng đề xuất: - CBKH phải kiểm tra sự phù hợp của đề xuất GHTD/ cấp tín dụng cuẩ khách hàng đối với chính sách tín dụng/ GHTD đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Trường hợp gặp những vấn đề còn vướng mắc, chưa rõ ràng, CBKH có thể trao đổi thêm thông tin với CBRR để cùng tìm biện pháp xử lý thích hợp như: Tiếp tục thu thập thêm thông tin; Đàm phán với khách hàng về các điều kiện tín dụng thích hợp; hoặc Báo cáo xin ý kiến chỉ đạo thêm của cấp trên. - Trường hợp xét thấy khách hàng không đủ điều kiện cấp tín dụng, CBKH phải báo cáo với Trưởng/ phó phòng xin ý kiến thực hiện. CBKH lưu ý chỉ được phép từ chối khách hàng khi đã có ý kiến chấp thuận của Trưởng/ phó phòng QHKH. Trường hợp xét thấy ngân hàng không có khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng, CBKH thực hiện bước lập Báo cáo đè xuất tín dụng tiếp theo. 3. Lập Báo cáo đề xuất tín dụng: CBKH chịu trách nhiệm lập Báo cáo đề xuất tín dụng theo mẫu quy định. Tại phần kết của Báo cáo, CBKH nêu rõ: Đối với đề xuất xác định GHTD: Khả năng thiết lập quan hệ tín dụng đối với khách hàng Đề xuất nên tăng hay giảm mức GHTD đã được xác định trong kỳ trước Các loại sản phẩm tín dụng có thể cung ứng cho khách hàng (cho vay, mở L/C, bảo lãnh, chiết khấu…) Chính sách giá/ phí và chính sách khách hàng khác nếu có áp dụng với khách hàng. Phòng QHKH được quyền đề xuất mức GHTD cụ thể nhưng đây chỉ là yếu tố tham khảo khi ra quyết định tín dụng. Đối với đề xuất cấp tín dụng (bao gồm cả đầu tư dự án) Nhu cầu tín dụng của khách hàng Sự phù hợp của khoản tín dụng cụ thể đối với GHTD và chính sách đối với khách hàng (nếu đã có) Mức giá sản phẩm tín dụng Các lợi ích NHNT thu được từ khách hàng Các chính sách tín dụng khác áp dụng đối với khách hàng. Quy trình thẩm định rủi ro: Thẩm định tín dụng hay thẩm định rủi ro là bước đánh giá rủi ro toàn diện và chi tiết đối với đề xuất xin vay và được thể hiện bởi Báo cáo thẩm định rủi ro. Báo cáo thẩm định rủi ro để xác định giới hạn tín dụng và cho vay vốn lưu động được thực hiện bởi phòng QLRR. Báo cáo thẩm định dự án được thực hiện bởi phòng Đầu tư dự án. Tuy nhiên ở chi nhánh không có phòng Đầu tư dự án nên báo cáo này cũng sẽ được thực hiện bởi phòng QLRR. Báo cáo thẩm định rủi ro thể hiện quan điểm của các cán bộ thâm gia thẩm định về mức độ rủi ro của khoản đề xuất tín dụng đối với ngân hàng theo các nội dung: - Tính phù hợp so với các quy định có liên quan đến pháp luật và chính sách quản lý rủi ro hiện hành của NHNT - Các rủi ro liên quan đến ngành, nghề, mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp - Các rủi ro liên quan đến năng lực tài chính/ phi tài chính của doanh nghiệp - Các rủi ro liên quan trực tiếp đến khoản đề xuất tín dụng đang đề cập - Các dấu hiệu rủi ro khác. Để có đủ thông tin phục vụ việc lập Báo cáo thẩm định, CBRR không chỉ dựa vào các thông tin nêu tại Báo cáo đề xuất tín dụng mà phải chủ động thu thập thêm thông tin có liên quan từ các nguồn khác. 1. Đánh giá tính phù hợp đối với các quy định pháp luật có liên quan và hướng dẫn thực hiện của NHNT. Khách hàng ít nhất phải có trong hồ sơ vay vốn của mình các tài liệu sau: - Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của doanh nghiệp, giấy bổ nhiệm Tổng giám đốc/Giám đốc và Kế toán trưởng. - Điều lệ hoạt động của Doanh nghiệp và các giấy tờ có liên quan khác (nếu có) -Báo cáo tài chính doanh nghiệp qua các năm. 2. Ngoài ra, CBRR phải kiểm tra sự đầy đủ về số lượng các loại giấy tờ phải xuất trình (bản gốc, hoặc bản sao) theo quy định và tính phù hợp của các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ. 3. Kiểm tra sự phù hợp đối với chính sách quản lý rủi ro hiện hành của NHNT. 4. Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng. - Về nguyên tắc, cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng được thực hiện ít nhất một năm một lần đối với tất cả khách hàng là doanh nghiệp (kể cả đối với khách hàng vay vốn để thực hiện dự án). - Căn cứ các thông tin nêu tại Báo cáo đề xuất tín dụng và các thông tin khác mà CBRR thu thập được, CBRR chịu trách nhiệm cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng theo quy định hiện hành của NHNT. - Quá trình phân tích xem xét Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng doanh nghiệp chính là quá trình thẩm ddinhj chi tiết các loại rủi ro liên quan đến tình hình tài chính, tình hình phi tài chính và rủi r ngành nghề/ mặt hàng kinh doanh chính của doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở quan trọng để tham khảo trước khi quyết định có thể chấp thuận cấp tín dụng hay không, vì vậy CBRR phải thực hiện nghiêm ngặt các bước đánh giá theo quy định. 5. Thẩm định rủi ro có thể: Đối với đề xuất xác định GHTD: CBRR thực hiện xác định GHTD đối với khách hàng dựa trên các cơ sở: Kết quả phân loại khách hàng Hướng dẫn hiện hành của NHNT đối với việc xác định GHTD Đặc thù rủi ro riêng của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh. Đối với các trường hợp xác định GHTD cao hơn mức tham khảo theo hướng dẫn hiện hành của NHNT hoặc trong các trường hợp xác định GHTD tăng/giảm so với mức GHTD đã được xác định trong kỳ trước, CBRR phải thẩm định kỹ hơn và phải đưa ra các căn cứ thuyết minh phù hợp. Để tăng mức độ an toàn trong giao dịch tín dụng với doanh nghiệp, CBTD có thể đề xuất bổ sung các điều kiện sử dụng GHTD. Đối với đề xuất cấp tín dụng: CBRR thực hiện thẩm định cấp tín dụng dựa trên các cơ sở: Các loại rủi ro chung liên quan đến khách hàng Các loại rủi ro liên quan đến khoản tín dụng đang đề cập Các loại rủi ro khác… CBRR tập trung thẩm định kỹ các loại rủi ro liên quan trực tiếp đến lần cấp tín dụng đang đề cập dựa trên các nội dung: Kiểm tra mức giới hạn tín dụng đã sử dụng và mức GHTD còn được sử dụng tiếp Kiểm tra sự thỏa mãn xá điều kiện cấp tín dụng đã được phê duyệt (như điều kiện sử dụng GHTD) Thẩm định tính khả thi và hiệu quả của phương án vay đang đề cập Thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng và biện pháp đảm bảo tiền vay Liệt kê các loại rủi ro có thể xảy ra và khả năng giảm thiểu… Để an toàn hơn trong giao dịch tín dụng với khách hành, CBRR có thể đề xuất bổ sung các điều kiện tín dụng. Đối với đề xuất đầu tư dự án: CBRR thực hiện thẩm định đầu tư dự án dựa trên các cơ sở: Các loại rủi ro chung liên quan đến chủ đầu tư Các loại rủi ro liên quan tới dự án đang đề cập Các loại rủi ro khác… Về nguyên tắc, việc thẩm định các loại rủi ro chung liên quan đến khách hàng được thực hiện tương tự theo quy định đối với việc Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng như đã nêu ở trên. Riêng trường hợp doanh nghiệp đã được xác định GHTD và thời hạn sử dụng GHTD còn hiệu lực, CBRR không cần thẩm định lại các loại rủi ro chung liên quan đến khách hàng trừ khi thu thập được các thông tin mới phản ánh mức độ rủi ro của doanh nghiệp tăng lên. Đối với Chi nhánh do chưa có phòng ĐTDA, nên phòng QLRR chịu toàn bộ trách nhiệm về thẩm định dự án đầu tư theo các nội dung như đã nêu trên. Điều thuận lợi ở đây là phòng QLRR đã có các thông tin cần thiết liên quan đến rủi ro ngành nghề/ mặt hàng của dự án đang đề cập hoặc sự phù hợp của việc đầu tư dự án so với các chính sách quản lý rủi ro hiện hành của NHNT. 6. Lập báo cáo thẩm định rủi ro: Kết quả thẩm định rủi ro phải được thể hiện bởi một báo cáo thẩm định rủi ro/ hoặc Báo cáo thẩm định dự án theo mẫu quy định. Báo các thẩm định phải được thể hiện mạch lạc, rõ ràng và phản ánh trung thực các thông tin thu thập tổng hợp được. báo cáo thẩm định phải được phân tích, đánh giá kỹ từng yếu tố có thể gây tác động rủi ro tới các khoản tín dụng đang đề cập với thái độ khách quan. Tại phần kết của Báo cáo thẩm định, CBRR phải nêu rõ: Đối với xác định GHTD: Đồng ý /không đồng ý xác định GHTD với khách hàng Tổng mức GHTD được xác định với khách hàng GHTD đối với từng loại sản phẩm tín dụng cụ thể (nếu có) Các điều kiện sử dụng GHTD được áp dụng (bao gòm cả điều kiện sử dụng GHTD đối với từng loại sản phẩm tín dụng)… Đối với cấp tín dụng (bao gồm cả đầu tư dự án): Đồng ý/ không đồng ý cấp tín dụng HÌnh thức cấp tín dụng Mức cấp tín dụng chụ thể Các hình thức đảm bảo tín dụng Các điều kiện cấp tín dụng Phương thức kiểm tra sử dụng vốn vay Trường hợp CBRR không nhất trí hoặc nhất trí không hoàn toàn với các nội dung do phòng QHKH đề xuất tại Báo cáo đề xuất tín dụng, CBRR phải nêu rõ lý do và quan điểm của mình, bao gồm cả việc đề xuất các biện pháp xử lý tiếp theo. Sau khi hoàn tất Báo cáo thẩm định rủi ro, CBRR ký và trình tiếp Trưởng/ phó phòng QLRR kiểm tra lại nội dung trên Báo cáo thẩm định và có ý kiến đánh giá riêng của bản thân tại phần cuối của Báo cáo thẩm định theo một số nội dung: Có nhất trí với các ý kiến đánh giá và kết luận của CBRR hay không? Trường hợp không nhất trí, phải nêu rõ lý do/ căn cứ và ý kiến riêng của bản thân, đồng thời đề xuất biện pháp xử lý tiếp theo. Sau khi Báo cáo thẩm định rủi ro đã được trưởng/ phó phòng QLRR ký kiểm soát, CBRR có trách nhiệm thông tin lại với CBKH về kết quả thẩm định rủi ro, đồng thời chịu trách nhiệm chuẩn bị bộ hồ sơ đề xuất tín dụng đầy đủ trình lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. 2.2.2. Những mặt đạt được: Tuy chỉ mới được thành lập từ năm 2001, nhưng Chi nhánh Thành Công đã có sự phát triển không ngừng về mọi mặt, đặc biệt là trong nghiệp vụ cho vay. Tính đến thời điểm 31/12/2007, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh đạt 926 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 657.46 tỷ đồng, chiếm 71%, tăng 14,43% so với năm 2006. Lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2007 dạt 19,385 tỷ đồng. Để có những thành tựu như trên, Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thẩm đinh trước khi cho vay. Các món vay được ngân hàng phê duyệt trên cơ sở chú trọng quy trình thẩm định với phương châm khách hàng có đủ điều kiện, có phương án kinh doanh cụ thể mới cho vay; thường xuyên triênt khai phân tích, phân loạikhachs hàng, đánh giá chất lượng tín dụng, công tác dự báo rủi ro có thể được chú trọng, từ đó có biện pháp thích hợp, nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Công tác thẩm định trong trong hoạt động cho vay một mặt đã góp phần tăng doanh số cho vay, mặt khác hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn có thể gây rủi ro cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2006 đạt 0,25%, giảm đáng kể so với con số 0,58% của năm 2005. Năm 2007, tỷ lệ này là 0,28%, đáp ứng yêu cầu tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng Nhà nước (dưới 0,5%). Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, quá trình hiện đại hóa toàn hệ thống ngân hàng đang được triển khai tại Chi nhánh đã thúc đẩy việc trao đổi thông tin giữa Chi nhánh với các tổ chức tín dụng khác cả trong và ngoài hệ thống NHNT. Điều dó làm nâng cao chất lượng thông tin có thể có được, rút ngắn được thời gian thẩm định, thời gian xác minh độ tin cậy của thông tin, các quan hệ tín dụng của khách hàng vay vốn, do đó, giảm đáng kể chi phí cũng như thời gian thẩm định, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, nâng cao chất lượng của các món vay, thu lợi nhuận cho chi nhánh. 2.2.3. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những thành công, công tác thẩm định trong hoạt động cho vay của Chi nhánh NHNT Thành Công còn bộc lộ một số hạn chế: - Chất lượng nguồn thông tin có được từ hồ sơ vay vốn của khách hàng còn chưa cao. Thông tin có được từ hồ sơ mà khách hàng cung cấp là một trong những nguồn thông tin hữu ích nhất đối với Ngân hàng, song do khách hàng thường có xu hướng chỉ cung cấp những thông tin có lợi cho họ, nên có phần không thực sự phản ánh đúng tình hình kinh doanh và hiệu quả phương án vay vốn. Bên cạnh đó, việc thẩm tra độ chính xác của nguồn thông tin này không phải dể dàng và vẫn chưa được cán bộ tín dụng quan tâm đúng mức. - Việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng phụ thuộc chủ yếu vào các phương pháp và chỉ tiêu sử dụng. Quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ số, chưa đi sâu vào phân tích bản chất kinh tế, nguyên nhân sâu xa, ảnh hưởng của những thay đổi cũng như xác minh tính chính xác của các chỉ số có được thông qua các Báo cáo tài chính của khách hàng. Mặt khác, các phương pháp sử dụng chưa thực sự phản ánh được bản chất của các chỉ tiêu tài chính. - Tổ chức cán bộ trong quá trình thẩm định chưa thực sự hợp lý, hiệu quả. Chi nhánh đã có phòng QLRR phụ trách việc thẩm định rủi ro các khoản vay nhưng vân chưa có phòng Đầu tư dự án, chuyên về thẩm định các dự án đầu tư. - Quy trình đánh giá hiêu quả phương án sản xuất kinh doanh: Đây là việc đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có sự am hiểu về ngành nghề kinh doanh, giá cả, chi phí, thị trường tiêu thụ sản phẩm,… Việc xác định doanh thu, chi phí, nhiều khi chưa được sâu sát, chưa xét tới sự thay đổi của thị trường tác động đến các yếu tố, gây ra sự sai khác so với thực tế, tăng nguy cơ rủi ro trong quyết định cho vay. CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH CÔNG: 3.1. Đinh hướng hoạt động cho vay tại Ngân hàng ngoại thương Thành Công trong thời gian tới: Các chỉ tiêu hoạt động năm 2008 của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công được xác định cụ thể như sau: - Tổng nguồn vốn huy động tăng 20% so với năm 2007; - Dư nợ tăng 25% so với năm 2007, trong đó tỷ trọng cho vay các DNV&N chiếm 50% trên tổng dư nợ; - Dư nợ bán lẻ chiếm 10% trên tổng dư nợ; - Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng diễn ra đa dạng và gay gắt, để đạt được các chỉ tiêu trên, chi nhánh thực hiện các giải pháp sau: + Chú trọng các hình thức huy động vốn, trên cơ sở mở rộng và đa dạng hóa các hình thức huy động; Đa dạng hóa các dịch vụ Ngân hàng, tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng có hiệu quả như: Phát triển mạng lưới, ứng dụng công nghệ hiện đại, đổi mới phong cách phục vụ khách hàng và áp dụng chính sách khách hàng. + Thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến của thị trường tiền tệ, tình hình lãi suất, mức phí của các ngân hàng trên địa bàn để đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt, mức phí phù hợp nhằm giữ vững khách hàng truyền thống và thu hút được khách hàng mới có nhiều tiềm năng. + Chủ động và tích cực tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho vay các dự án theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó luông quan tâm duy trì và củng cố đội ngũ khách hàng truyền thống. + Tích cực áp dụng các chính sách ưu đãi phù hợp với khách hàng như: Tặng quà cho các khách hàng có số dư tiền gửi lớn, giao dịch thường xuyên; Tặng thẻ VIP cho các khách hàng lớn; Chính sách ưu đãi về phí lãi suất và tiếp tục đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, tuyên truyền sản phẩm; Xây dựng văn hóa giao dịch của Ngân hàng Ngoại thương: Nhanh nhẹn, văn minh, lịch sự, ân cần và chu đáo với khách hàng. 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng Thẩm định trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Thành Công 3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ: Đối với bất kỳ hoạt động nào, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng hàng đầu.Công tác thẩm định được thực hiện bởi các cán bộ tín dụng, do vậy muốn công tác thẩm định tốt thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ, uy tín dũng như đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng phải tốt. - Các cán bộ tín dụng phải nắm vững quy trình nghiệp vụ tín dụng, quá trình và phương pháp thẩm định, đồng thời phải có kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về các nghiệp vụ ngân hàng và nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội có liên quan. Kiến thức, kỹ năng phải được luyện tập hàng ngày, trau dồi, nếu không dễ bị mai một. Các cán bộ tín dụng đã có kinh nghiệm, kỹ năng tốt thì càng phải thường xuyên nghiên cứu, học tập để sáng tạo trong công việc, tiếp thu cái mới. Đặc biệt, tài chính – tiền tệ là một lĩnh vực nhạy cảm, thường xuyên biến động, đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải cập nhật thông tin, có khả năng thích ứng nhanh với cái mới, đáo ứng nhu cầu hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. - Đối với ngân hàng: ngân hàng cần mở rộng thị trường, thu hút khách hàng. Để làm được điều đó, ngân hàng có thể thực hiện một số công việc cụ thể: + “Bố trí đúng người đúng việc”. Ngân hàng phải thường xuyên rà soát đội ngũ nhân viên, đặc biệt là các nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình thẩm định. Những người không đáp ứng được yêu cầu công việc cần có kế hoạch bồi dưỡng hoặc chuyển sang nhiệm vụ khác. Bên cạnh đó, những người đang làm việc tại những bộ phận khác nhưng lại có năng lực, khả năng làm tốt trong lĩnh vực tín dụng, Chi nhánh cũng có thể xem xét, đề bạt vào vị trí phù hợp, nhằm phát huy tối đa năng lực của nhân viên, thu được hiệu quả cao nhất trong công việc. + Về tuyển dụng cán bộ: Trên cơ sở nhu cầu công việc, cần bổ sung cán bộ thẩm định trong thời gian tới, Chi nhánh cần tiến hành tuyển chọn, bổ sung cho dủ số lượng yêu cầu, đảm bảo chất lượng trình độ cán bộ phù hợp với công việc. Chi nhánh cũng có thể thuyên chuyển vị trí những cán bộ đã có kinh nghiệm ở các bộ phận khác như QLRR, QLN,… để bổ sung cho đủ lực lượng phù hợp vào đội ngũ cán bộ tín dụng. Ngoài ra cần chú trọng vào nguồn nhân lực trẻ, tiềm năng là các sinh viên mới ra trường hoặc sắp tốt nghiệp tại các trường Đại học. Việc thu hút, đào tạo, tuyển chọn những nhân viên tương lai ngay từ khi còn ngồi ở giảng đường đại học sẽ giúp Chi nhánh có được những sinh viên giỏi, có năng lực, năng đông trước các đối thủ cạnh tranh là các ngân hàng mới mở khác. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng có thể quảng bá hình ảnh với lớp trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước + Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc tổ chức đào tạo có hệ thống cho các cán bộ thẩm định về chuyên môn cũng như các kỳ năng khác như ngoại ngữ, quản lý, kiến thức về chính trị xã hội, Công nghệ thông tin, pháp luật,… Về hình thức tổ chức, có thể là những lớp học tập trung tại ngân hàng do các chuyên gia giàu kinh nghiệm từ hội sở chính, và các chuyên gia giỏi từ các trường đại học; hoặc cử cán bộ đi học thực tế, tập huấn nghiệp vụ tại Hội sở chính hoặc các ngân hàng khác ở trong nước cũng như nước ngoài nhằm tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm,… + Về chính sách đãi ngộ: Ngân hàng cần có sự đãi ngộ thỏa đáng về lọi ích vật chất cũng như tinh thần đối với các cán bộ chăm chỉ, hoạt động năng nổ, làm tốt công việc được giao như: thăng lương, khen thưởng, động viên kịp thời, đề bạt, cân nhắc, thăng chức,… nhằm nuôi dưỡng nhân tài, giúp cán bộ công nhân viên yên tâm làm viêc, công tác, giữ chân những cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ vì lợi ích của bản thân , thiếu tinh thần trách nhiêm, gây thất thoát cho ngân hàng, đồng thời sẵn sàng thuyển chuyển những người không làm được việc, làm gián đoạn công việc của cả nhóm. + Ngân hàng phải thường xuyên cử cán bộ đi tiếp thu những quyết định mới của ngân hàng Nhà nước, Hội sở chính để có thể nâng cao nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời những thay đổi về thể chế, bắt kịp xu thế phát triển chung của ngành Ngân hàng trong nước và thế giới. 3.2.2. Các cán bộ thẩm định phải tăng cường chủ động tìm kiếm những khách hàng có chất lượng, những dự án đầu tư khả thi. - Thay vì việc ngồi chờ khách hàng tìm đến với mình rồi bắt đầu công tác thẩm định, các cán bộ tín dụng nên chủ động tìm kiếm những khách hàng lớn, có uy tín, có tình hình kinh doanh ổn định và có tầm nhìn chiến lược, có xu hướng mở rộng địa bàn cũng như gia tăng quy mô sản xuất. Với những khách hàng như thế, khả năng tài chính của họ không phải là yếu, nhưng với xu thế kinh doanh dựa trên “tiền của người khác”, việc những khách hàng đó tìm đến các ngân hàng vay vốn, là điều không tránh khỏi. -Tất nhiên, khách hàng có rất nhiều cách thức để huy động vốn phục vụ kinh doanh như: tự bỏ vốn ra, xin vốn từ cấp trên (đối với những công ty theo mô hình công ty mẹ - con), kêu gọi các đối tác cùng góp vốn liên doanh, hoặc huy động vốn qua thị trường chứng khoán (phát hình trái phiếu, cổ phiếu,…) nhưng xét cho cùng, đi vay vẫn là giải pháp khả thi nhất, vì chi phí vừa phải, đỡ mất nhiều thời gian hơn, lại không phải san sẻ lợi nhuận, thậm chí còn được lợi một khoản tiết kiệm thuế nhờ lãi vay. Vậy thì tại sao ngân hàng không tranh thủ lôi kéo khách hàng về với mình trước khi các ngân hàng khách nhảy vào? Việc các ngân hàng đua nhau thành lập, mở chi nhánh đã tạo nên một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, làm thị trường bị chia nhỏ, thì người được lợi chính là khách hàng. Với cùng một chi phí bỏ ra, khách hàng có quyền chọn cho mình ngân hàng phù hợp, công nghệ hiện đại, cung cấp nhiều tiện ích, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, lại có thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo trong số rất nhiều ngân hàng. Thậm chí các ngân hàng còn cạnh tranh nhau bằng giá, phí, chấp nhận một sự thua lỗ tạm thời chỉ để lôi kéo khách hàng về với mình. - Đối với các dự án sắp tiến hành, nhu cầu về vốn luôn được đặt lên hàng đầu. Các chủ đầu tư đi vay vốn ngân hàng chỉ là chuyện thời gian, và là việc chọn ngân hàng nào. Lúc này, quy trình công việc có sự thay đổi, đảo ngược: cán bộ khách hàng sẽ tìm kiếm thông tin, thẩm định sơ qua dự án đầu tư, nếu thấy dự án khả thi, có chất lượng, khách hàng có khả năng trả nợ và lãi vay, lúc đó cán bộ tín dụng tìm đến khách hàng, thiết lập quan hệ tín dụng. Tất nhiên sau đó sẽ có công tác thẩm định chính thức dự án đầu tư với sự tham gia của các cán bộ thẩm định và các cán bộ rủi ro. - Chủ động tìm kiếm khách hàng và các dự án đầu tư sẽ giúp ngân hàng giảm bớt được các bước không cần thiết, giảm bớt rủi ro, gia tăng số lượng khách hàng chất lượng. Với uy tín của ngân hàng Ngoại thương, các cán bộ của chi nhánh đã rất chủ động và có nhiều lợi thế trong việc tìm kiếm khách hàng. Nhưng đây vẫn là hoạt động mang tính tức thời, không thường xuyên, đòi hỏi phải có những kế hoạch chiến lược cụ thể hơn. Tuy nhiên công việc này đòi hỏi các cán bộ khách hàng phải có mối quan hệ rộng rãi trong xã hội, có khả năng nắm bắt, tổng hợp thông tin nhanh nhạy, có những đầu mối cung cấp thông tin đáng tin cậy. 3.2.3. Đa dạng hóa nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định: Như đã nói ở trên, thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong công tác thẩm định. Nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định hoạt động cho vay hiện nay tại Chi nhánh bao gồm: thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin được lưu trữ tại ngân hàng, thông tin thu thập được từ các tổ chức tín dụng khác, và một vài nguồn khác. Nhưng thông tin thu thập phải được chọn lọc, tổng hợp và xử lý để đưa ra kết luận. Để đa dạng hóa nguồn thông tin, chi nhánh cần hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin nội bộ, có sự trao đổi thường xuyên, cập nhật giữa các phòng ban, để có thể cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho công tác thẩm định. Chi nhánh cần thực hiện việc thu thập thông tin một cách chuyên môn hóa, giao nhiệm vụ cho phòng QHKH là đầu mối xử lý, thu thập và phân tích thông tin. Chi nhánh cần thống nhất quy định những thông tin nào là bắt buộc đối với khách hàng, thông tin nào là những thông tin mang tính chất tham khảo để tập hợp theo khách hàng và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Cụ thể: - Thông tin về các ngành kinh tế kỹ thuật: các chỉ tiêu về định mức kinh tế kỹ thuật của từng ngành, tình hình sản xuất kinh doanh của ngành, địa chỉ các trang web có thể cung cấp những thông tin đáng tin cậy về các doanh nghiệp, thị trường, thông số kỹ thuật của máy móc, trang thiết bị, công nghệ sản xuất của ngành,… -Thông tin về doanh nghiệp: thông tin về năng lực pháp lý, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, khả năng cạnh tranh, thị phần,… của doanh nghiệp. - Thông tin kinh tế vĩ mô: các chính sách ưu đãi, hoặc hạn chế phát triển của Nhà nước, định hướng phát triển của ngành kinh tế, tình hình tăng trưởng kinh tế, các biến động của tỷ giá, lạm phát,… - Thông tin có tính chất tham khảo: thông tin rút ra từ quá trình thẩm định trước đó của Chi nhánh, cả về kinh nghiệm thực hiện cũng như việc quản lý rủi ro,… Bên cạnh đó cần tăng cường việc hợp tác thực hiện các dự án, hoặc tham gia các buổi hội thảo, các chương trình tập huấn về nghiệp vụ tín dụng nói chung và nghiệp vụ thẩm định nói riêng, xây dựng hệ thống thông tin, thống nhất thực hiện việc trao đổi thông tin đa chiều giữa các Chi nhánh và ngân hàng khác nhằm trao đổi thông tin và học hỏi kinh nghiệm. Thêm vào đó, thông tin - đầu vào vô cùng cần thiết phục vụ việc ra quyết định của NH chưa được lưu trữ, thu thập và xử lý hiệu quả. Trung tâm thông tin tín dụng NH nhà nước hầu như mới chỉ cung cấp được số liệu dư nợ vay của các doanh nghiệp, chưa có thông tin phi tài chính, khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. Thông tin của các NH nhiều phải lấy đến từ các nguồn phi chính thức.  Vì vậy Chi nhánh cần chủ động hơn trong việc thu thập thông tin từ các nguồn bên ngoài, bỏ tiền mua thông tin từ những trung tâm cung cấp thông tin chuyên nghiệp để có những thông tin với độ chính xác cao. 3.2.4. Hoàn thiện phương pháp thẩm định và phương pháp chấm điểm tín dụng - xếp hạng khách hàng: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong hoạt động cho vay, đặc biệt là đầu tư vào các dự án đầu tư của các NHTM Việt Nam trước hết hướng tới nhóm giải pháp về phương pháp thẩm định. Các NHTM nên áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại, đồng thời chú ý tới việc đánh giá hiệu quả tài chính, giá trị thời gian của tiền cũng như lựa chọn lãi suất chiết khấu và phương pháp tính khấu hao phù hợp Mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng: Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được thực hiện nhằm hỗ trợ NHCV trong việc: - Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng của một khách hàng, số tiền cho vay/ bảo lãnh, thời hạn, mức lãi suất/ phí, biện pháp bảo đảm cho khoản tín dụng. - Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ; Hạng khách hàng cho phép NHCV lường trước những dấu hiệu xấu về chất lượng khoản cho vay và có những biện pháp đối phó kịp thời. Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng còn nhằm mục đích: - Phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn. - Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Hiện tại, Chi nhánh Thành Công nói riêng cũng như hệ thống NHNT Việt Nam nói chung đã thực hiện việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng từ lâu. Đối với những khách hàng là doanh nghiệp, có nguồn vốn kinh doanh từ 5 tỷ trở lên thì ngân hàng mới thực hiện chấm điểm. Ngân hàng không thực hiện chấm điểm đối với khách hàng cá nhân, đây là một điểm khác biệt của NHNT so với các ngân hàng khác như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư & phát triển, Ngân hàng TMCP Quân đội,… Do mục đích của chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nhằm đánh giá, ra quyết định cấp tín dụng, cũng như xác định khoản đảm bảo tiền vay hợp lý, đồng thời giám sát tín dụng đang còn dư nợ nên cho phép Ngân hàng có thể lường trước những dấu hiệu xấu về chất lượng của khoản vay, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. nó có ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định trước khi cho vay, bổ trợ cho công tác thẩm định. 3.2.5. Một số ý kiến đề xuất khác: - Quản trị danh mục cho vay của NH cần chú trọng đa dạng hoá.  Trong theo đuổi chiến lược phát triển tín dụng phù hợp với thị trường mục tiêu, cần chú trọng đa dạng hoá danh mục cho vay của từng NH. Các doanh nghiệp thuộc cùng ngành hàng, cùng quy mô, vùng lãnh thổ…có thể có tương quan rủi ro tín dụng cao. Rủi ro tín dụng xảy đến cùng lúc với nhiều khách hàng là một việc NH cần hết sức tránh. Quản trị danh mục cho vay cần chỉ ra được với tỷ suất sinh lời chấp nhận được thì tỷ trọng đầu tư tối ưu vào mỗi ngành, vùng, quy mô… để rủi ro thấp nhất là bao nhiêu. Tuy nhiên vấn đề này hiện chưa thực sự được quan tâm.  - Ngân hàng cần xây dựng được mô hình lượng hoá rủi ro và xác định mức cho vay tối đa, tối ưu đối với khách hàng.  Hầu hết NH thương mại nhà nước đều chưa xây dựng được cho mình một mô hình thích hợp để lượng hoá mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Bản thân hệ thống tính điểm tín dụng hiện đang áp dụng ở một số NH cũng chưa có hệ thống phương pháp luận cơ sở. Đo lường rủi ro tín dụng ở Việt Nam hiện đang rất khó, chưa kể đến thông tin ít chính xác và còn quá nghèo nàn.  - Đưa vào sử dụng mô hình, phần mềm hiện đại phục vụ việc phân tích mức độ rủi ro của khách hàng, định giá khoản vay, định giá tài sản thế chấp và quản trị danh mục cho vay - Tổ chức lại mô hình tổ chức và quy trình cấp tín dụng, quản trị rủi ro đảm bảo sự độc lập giữa các chức năng bán hàng, phân tích và quản trị rủi ro tín dụng. Định kỳ tổ chức đánh giá lại mức độ rủi ro của khoản vay, của tài sản thế chấp…  - Các NH phải xác định được chiến lược phát triển tín dụng tùy thuộc thị trường mục tiêu, khả năng, thế mạnh của NH mình. Từ đó xây dựng chính sách tín dụng khoa học, phù hợp các qui luật kinh tế thị trường, quy trình cụ thể, chi tiết để hướng hoạt động tín dụng của NH mình theo hướng tăng trưởng bền vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả, ít rủi ro. Đưa ra chính sách cho vay đối với các khách hàng có quan hệ thân tín, quy trình cấp tín dụng thận trọng.  3.3. Một số kiến nghị: 3.3.1. Về phía Nhà nước và các Bộ, ngành - Đề nghị NHNN phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Tổng cục Thống kê... xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản... làm cơ sở để so sánh, đánh giá dự án. - Đề nghị các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án. - Nhà nước cần quy định rõ hơn trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư, trách nhiệm của các bên đối với các kết quả thẩm định trong nội dung dự án đầu tư. Đã là chủ đầu tư thì thoát ly khỏi chức năng quản lý Nhà nước để tập trung vào công tác quản lý xây dựng, tổ chức hạch toán, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. - Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc tạo điều kiện giúp ngân hàng trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án. 3.3.2. Đối với NHNN - NHNN cần hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, hỗ trợ cho các NHTM và nâng cao nghiệp vụ thẩm định đồng thời mở rộng phạm vi, nội dung và tăng tính cập nhật của trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hàng năm, NHNN cần tổ chức các hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các NHTM trong công tác thẩm định. - Đề nghị bộ phận thẩm định các NHTM Việt Nam phối hợp với nhau để trao đổi kinh nghiệm và thông tin. Đặc biệt, xu hướng hiện nay là các ngân hàng cho vay đồng tài trợ những dự án quy mô lớn, việc hợp tác sẽ tận dụng được thế mạnh của mỗi ngân hàng trong việc thẩm định. 3.3.3. Đối với khách hàng: - Đề nghị khách hàng nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng của việc lập và thẩm định các dự án đầu tư, chấp hành nghiêm chỉnh việc xây dựng và lập dự án theo đúng nội dung quy định trong thông tư số 09/BKH/VPTĐ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng và thẩm định dự án. - Các chủ đầu tư cần phải nhận thức đúng vai trò, vị trí của công tác thẩm định dự án trước khi quyết định đầu tư để có những dự án thực sự có hiệu quả. Các dự án phải được xác định đầu tư đúng tổng số vốn theo thời điểm xây dựng, khắc phục tình trạng làm với khối lượng nhiều nhưng tính toán ít để dễ được phê duyệt. KẾT LUẬN Chuyên đề đã nêu lên được thực trạng công tác thẩm định trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHNT Thành Công, và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này. Đó là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định, chủ động trong việc tìm kiếm những khách hàng có chất lượng, những phương án sản xuất kinh doanh khả thi, mang lại lợi nhuận và đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng cũng cần phải đa dạng hóa nguồn thông tin phụ vụ quá trình thẩm định, hoàn thiện phương pháp thẩm định và phương pháp chấm điểm tín dụng – xếp hạng khách hàng. Nền kinh tế càng phát triển, các ngành nghề kinh doanh đa dạng hơn, đối tượng, thành phần tín dụng cũng phong phú hơn. Nghiệp vụ tín dụng trở nên phức tạp và do đó, chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Chính vì vậy, tính chuyên môn hoá trong hoạt động này trở nên cấp thiết. Thẩm định dần trở nên quan trọng trong hoạt động tín dụng và thậm chí có xu hướng rõ rệt là tách ra trở thành một nghiệp vụ, một bộ phận riêng biệt so với tín dụng. Một số chuyên gia đã cho rằng nên chuyên môn hóa trong công tác thẩm định, có một tổ chức riêng đảm nhận vai trò tìm kiếm thông tin, còn ngân hàng chỉ việc bỏ tiền mua thông tin cần thiết với độ tin cậy cao. Đây vẫn còn là một vấn đề mang nhiều tranh cãi hiện nay, tuy nhiên cũng có thể là một đề xuất cho hướng đi, nhằm nâng cao chất lượng thẩm định trong hoạt động cho vay tại ngân hàng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12389.doc
Tài liệu liên quan