Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

MỞ ĐẦU Bắt đầu từ Đại hội Đảng năm 1986, Việt Nam đã tiến hành quá trình đổi mới nền kinh tế, xoá bỏ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Công cuộc đổi mới nền kinh tế đã tạo ra nhiều thành phần kinh tế mới, trong đó có các DNNQD. Hiện nay, các DNNQD đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần đang kể vào GDP của đất nước. Xét về mặt quản lý thì DNNQD chính là lực lượng quan trọng góp phần nâng cao hiệu suất và tính linh hoạt của nền kinh tế. Tuy nhiên hiện nay các DNNQD Việt Nam chưa phát triển xứng với tiềm năng vốn có của nó vì gặp phải nhiều lý do. Đồng thời, trong những năm qua thì ngành ngân hàng Việt Nam cũng đã tiến hành đổi mới trong tổ chức cũng như trong hoạt động kinh doanh của mình. Các nghiệp vụ ngân hàng ngày càng phong phú hơn, đáp ứng được ngày càng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng. Hoạt động chủ yếu của các NHTM vẫn là tín dụng. Các ngân hàng luôn chú trọng đa dạng hoá hình thức cho vay, cũng như đa dạng hoá các hình thức khách hàng. Trong đó đối tượng khách hàng là các DNNQD ngày càng được ngân hàng quan tâm hơn vì đây là đối tượng khách hàng đầy tiềm năng đối với ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay, do nhiều lý do mà hoạt động tín dụng đối với các DNNQD tại các NHTM vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lý do chủ yếu là do chất lượng tín dụng đối với đối tượng khách hàng này của các ngân hàng vẫn còn chưa cao. Chính vì vậy mà việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại các ngân hàng có vai trò đặc biết quan trọng đến sự phát triển của các ngân hàng và các DNNQD. Hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề này, qua quá trình thực tập, tìm hiểu thực trạng cũng như những khó khăn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại SGD – NHĐT&PTVN, tôi đã chon đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Qua chuyên đề này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Th.S Lê Hương Lan và các cán bộ nhân viên tại SGDI – NHĐT&PTVN, những người đã tận tình giúp đỡ em để em có thể hoàn thành chuyên đề này. Nội dung chuyên đề ngoài lời mở đầu và phần kết luận còn bao gồm ba chương: Chương I - Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chương II - Thực trạng về chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Chương III - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 3 1.1. Tín dụng Ngân hàng Thương mại. 3 1.1.1. Khái niệm. 3 1.1.2. Phân loại tín dụng NHTM. 4 1.1.3. Vai trò của tín dụng NHTM trong nền Kinh tế thị trường. 6 1.1.4. Quy trình tín dụng của NHTM. 8 1.2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 9 1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh 9 1.2.2. Phân loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 10 1.2.4. Vai trò của DNNQD trong nền kinh tế thị trường. 14 1.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với DNNQD. 16 1.3.1. Tín dụng NHTM là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho các DNNQD, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các DNNQD. 16 1.3.2. Giúp các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn. 17 1.3.3. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các DNNQD. 17 1.4. Chất lượng tín dụng NHTM. 18 1.4.1. Khái niệm. 18 1.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng. 19 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 31 2.1. Khái quát về Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. 31 2.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch. 31 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD: 33 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD NHĐT&PTVN. 36 2.2. Thực trạng về chất lượng tín dụng đối với DNNDQ tại SGD – NHĐT&PTVN. 44 2.2.1. Những quy định về hoạt động tín dụng đối với DNNQD tại SGD. 44 2.2.2. Thực trạng về chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại SGD – NHĐT&PTVN. 48 2.3. Đánh giá về chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại SGD –NHĐT&PTVN. 58 2.3.1. Những kết quả đạt được. 58 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 59 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 64 3.1. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD của SGD – NHĐT&PTVN. 64 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại SGD – NHĐT&PTVN. 65 3.2.1. Xây dựng chính sách khách hàng chú trọng đến DNNQD. 65 3.2.2. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt hơn đối với DNNQD. 66 3.2.3. Xây dựng kỳ hạn tín dụng phù hợp với nhu cầu của các DNNQD. 66 3.2.4. Đa dạng hoá hình thức bảo đảm tiền vay. 67 3.2.5. Hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. 67 3.3. Một số kiến nghị. 68 3.3.1. Kiến nghị với các DNNQD. 68 3.3.2. Kiến nghị với NHĐT&PTVN. 69 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 69 3.3.4. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu quan. 70 KẾT LUẬN 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

docx74 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện đáng kể cả về quy mô cũng như chất lượng trong 2 năm 2004 và 2005, chất lượng thẩm định được nâng cao, các nghiệp vụ tín dụng được cải thiện đã góp phần thu hút thêm được các khách hàng đến giao dịch. - Dư nợ tín dụng ngắn hạn năm 2005 đạt 1.724.458 triệu đồng chiếm tỷ trọng 36% trong tổng dư nợ, tăng mạnh so với 2 năm 2003 và 2004 lần lượt là 161,23% và 101,50%. Trong năm 2005, SGD cũng đã tiến hành giải ngân các khoản vay, bảo lãnh theo hợp đồng hạn mức đã ký; đồng thời ký các hợp đồng hạn mức với Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty Xây lắp XNK số 8,… Sở giao dịch cũng xem xét về đề nghị vay vốn ngắn hạn của các khách hàng, giải ngân, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng; thẩm định các dự án cho vay đối với các công ty: Cty Cổ phần Xây dựng CTGT 246, Cty Cổ phần Ximăng Thăng Long; tiếp cận một số công ty mới có nhu cầu vay vốn ngắn hạn. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cả nhu cầu. - Dư nợ tín dụng trung – dài hạn của SGD năm 2005 giảm so với 2 năm 2003, 2004. Năm 2005, chỉ tiêu này chỉ đạt 1.012.621 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 21% trong tổng dư nợ, giảm 35,24% so với năm 2003 (đạt 1.564.566 triệu đồng) và giảm 24,73% so với năm 2004 đạt 1.345.314 triệu đồng. Sở giao dịch trong năm vừa qua đã thực hiện được nhiều dự án lớn, như hoàn tất thủ tục cho vay và trình cơ quan cấp trên dự án nhà máy nhiệt điện Na Dương của TCT than Việt Nam, dự án của TCT Dầu khí Việt Nam,… đồng thời ký hợp đồng với các đối tác: Lilama, Công ty XNK Intimex, Hagarsco… giải ngân các hoạt động tín dụng trung và dài hạn đã ký: Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Nhà máy đóng tàu Hạ Long…; triển khai việc ký kết các hợp đồng bảo đảm, làm việc với TCT Đường sắt Việt Nam, TCT Cà phê Việt Nam… - Dư nợ tín dụng theo Kế hoạch Nhà nước năm 2005 đã giảm đáng kể so với năm 2003 và 2004. Năm 2005, cho vay theo KHNN đạt 374.866 triệu đồng, giảm 35,68% so với năm 2003 và 27,28% so với năm 2004. Điều này là phù hợp với chủ trương và thực tế của SGD, giảm cho vay theo chỉ định, tăng cường tìm kiếm các dự án cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh, hạn chế sự phụ thuộc vào một số tổng công ty lớn. Cho vay uỷ thác, ODA năm 2005 đạt 305.846 triệu đồng, giảm 18,67% so với năm 2003 và 21,12% so với năm 2004; cho vay đồng tài trợ tăng nhanh, đạt 1.396.026 triệu đồng, tăng 24,68% so với năm 2004 đạt 1.119.697 triệu đồng, tăng 71,28% so với năm 2003 đạt 814.592 triệu đồng. Nước ta đang là một trong những nơi đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài với những tiềm lực mạnh mẽ về thị trường, về con người, do vậy các khoản đầu tư nước ngoài luôn có xu hướng tăng qua các năm, nhiều hợp đồng tài trợ được ký kết giữa các đối tác cả trong và ngoài nước, khẳng định vai trò hàng đầu của hệ thống BIDV trên thị trường tiền tệ trong nước. Trong những năm vừa qua, SGD đã thực hiện hàng loạt danh mục đầu tư, cho vay theo đúng tính chất của một ngân hàng hiện đại, đáp ứng được phần nào các nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp cũng như tòan bộ nền kinh tế, góp phần giữ vững vị thế của hế thống BIDV trên địa bàn và trên cả nước. 2.1.2.3. Các hoạt động và dịch vụ khác: Hoạt động dịch vụ năm 2005 đã tăng so với các năm trước cả về quy mô và chất lượng. Trong năm 2005, thu từ hoạt động dịch vụ đạt (thu dịch vụ ròng) 25.600 triệu đồng, dù tăng không đáng kể so với năm 2003 và 2004 (đạt lần lượt là 25.650 triệu đồng và 24.502 triệu đồng) nhưng các dịch vụ ngân hàng đã có nhiều cải thiện cả về chất lượng và quy mô, thuận lợi, nhanh chóng và hợp lý đối với các khách hàng. Trong năm 2005, SGD đã mở mới trên 1500 L/C hàng nhập với tổng số tiền trên 30 triệu USD, xử lý các bộ chứng từ hàng nhập trị giá gần 180 triệu USD; thực hiện thông báo gần 1000 L/C hàng xuất trị giá 22.3 triệu USD; đòi tiền và chiết khấu gần 200 bộ chứng từ trị giá gần 30 triệu USD; xử lý các bộ các bộ chứng từ nhờ thu hàng nhập thu phí gần 500.000 USD… Các khoản thanh toán quốc tế khối lượng lớn tập trung chủ yếu vào một số công ty lớn, như: Petrolimex, Hanoisimex, Lilama, Công ty XNK Intimex,… SGD cũng tích cực thực hiện công tác Marketing và đưa ra những chính sách ưu đãi hợp lý nhằm tăng doanh số và lượng khách hàng đến giao dịch tại sở, phối kết hợp với các phòng giao dịch để nắm bắt các thông tin về phía khách hàng. SGD đã tiến hành tăng cường việc tìm kiếm, phát triển khách hàng, tập trung vào các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp cổ phần, TNHH hoạt động trong các ngành triển vọng; đẩy mạnh công tác quảng cáo, quảng bá sản phẩm mới; đồng thời tiếp tục hoàn thiện dự án VCB – Money với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, khai trương các quỹ tiết kiệm mới … Dịch vụ thanh toán trong nước được mở rộng, tăng cả về quy mô và chất lượng. Hoạt động thẻ được phát huy mạnh mẽ, hệ thống thanh toán tự động ATM được lắp đặt và sử dụng trên nhiều địa bàn trong cả nước. BIDV cũng như SGD luôn cố gắng đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ nhanh chóng và thuận lợi nhất. Với sự nỗ lực không ngừng của toàn hệ thống, hoạt động thanh toán quốc tế tăng trưởng đều đặn qua các năm. SGD cũng đã mở rộng các dịch vụ thanh toán như thanh toán biên mậu, thanh toán CAD (Cash Against Document), mua bán thanh toán séc du lịch, phát hành séc thanh toán Ngân hàng (Bank Drafts), Đại lý thanh toán thẻ Visa, Master card, kiều hối,… Công tác kinh doanh ngoại tệ có lãi, thu hút được nhiều nguồn tiền chuyển đổi trong và ngoài nước. Năm 2005, công tác thẩm định và quản lý tín dụng luôn được đảm bảo đúng tiến độ, đúng quy trình thẩm định của Sở giao dịch. Công tác thẩm định được tiến hành nhanh chóng và chính xác, thoả đáng đối với các đối tác khách hàng, đảm bảo là chỗ dựa cho nghiệp vụ đề phòng rủi ro tín dụng của Sở. Các phòng ban có thẩm quyền về thẩm định và quản lý tín dụng lập các báo cáo định kỳ đúng hạn, các báo cáo đột xuất gửi lên cấp trên nhanh chóng, chính xác, thuận lợi cho công tác quản lý của các cấp lãnh đạo ngân hàng. Công tác tổ chức – kế toán được hoạch toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra và phát hiện xử lý kịp thời các lỗi sai sót trong thanh toán. Các công tác của Sở được thực hiện chuyên nghiệp, quy mô, nhằm cung cấp được các dịch vụ hoàn thiện cho khách hàng. * Hiệu quả kinh doanh: Lợi nhuận trước thuế của SGD năm 2005 đạt 93.659 triệu đồng, tăng so với năm 2004 (83.856 triệu đồng), tuy nhiên chỉ số này lại giảm so với năm 2003 (đạt 131.328 triệu đồng). Công tác trích dự phòng rủi ro tín dụng cũng được SGD hết sức quan tâm và chú trọng. Số tiền trích quỹ dự phòng rủi ro luôn chiếm khoảng 2/3 lợi nhuận sau thuế. SGD luôn đặt công tác đảm bảo chất lượng và an toàn tín dụng lên hàng đầu, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của SGD an toàn và chất lượng hơn. 2.2. Thực trạng về chất lượng tín dụng đối với DNNDQ tại SGD – NHĐT&PTVN. 2.2.1. Những quy định về hoạt động tín dụng đối với DNNQD tại SGD. Theo quyết định số 203/QĐ – HĐQT của hội đồng quản trị NHĐT&PTVN thì hoạt động tín dụng đối với các DNNQD có những quy định cụ thể sau: * Nguyên tắc vay vốn: các DNNQD sử dụng vốn vay của NHĐT&PTVN phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. * Điều kiện vay vốn: NHĐT&PTVN xem xét và quyết định cho vay đối với DNNQD hội đủ các điều kiện sau: - Đối với các DNNQD là pháp nhân thì phải có: + Văn bản đang còn hiệu lực tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của pháp nhân: có quyết định thành lập; có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; có giấy phép hành nghề đối với ngành nghề phải cấp giấy phép. + Điều lệ về tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. + Có vốn điều lệ, đối với ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định. + Có văn bản xác định rõ người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. - Đối với các doanh nghiệp tư nhân thì phải có: + Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề (nếu có) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. + Chủ doanh nghiệp tư nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự như xác định đối với các nhân. - Đối với công ty hợp danh thì : + Thành viên công ty hợp danh phải là cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. + Phải có điều lệ công ty hợp danh. + Văn bản thoả thuận của tất cả các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đề cử người đại diện vay vốn tại ngân hàng. Trường hợp điều lệ công ty xác định rõ thì theo quy định trong điều lệ. * Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay do ngân hàng và khách hàng thoả thuận. Việc thoả thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Tổng giám đốc NHĐT&PTVN là người quyết định cuối cùng thời hạn cho vay dài hạn tối đa đối với các khách hàng. - Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. - Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng. - Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. * Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay cụ thể do Ngân hàng và khách hàng thoả thuận. Ngân hàng và khách hàng có thể thoả thuận áp dụng lãi suất cho vay cố định trong suốt thời hạn vay vốn hoặc lãi suất cho vay có điều chỉnh. Đối với lãi đến kỳ hạn mà khách hàng không trả được, kể cả trường hợp đã gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn lãi, Ngân hàng có thể áp dụng phạt chậm thanh toán lãi quá hạn theo hướng dẫn của Tổng Giám đốc. * Mức cho vay: Mức cho vay đựơc xác định dựa vào nhu cầu vay vốn, khả năng hoàn trả nợ và khả năng bảo đảm tiền vay của khách hàng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng, nhưng tối đa không được vượt quá giới hạn cho phép (không quá 15% vốn tự có của Ngân hàng). * Kiểm tra, giám sát quá trình cho vay, thu hồi nợ: Ngân hàng thực hiện trách nhiệm và quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay. * Quyền, nghĩa vụ của khách hàng là DNNQD: - DNNQD có quyền: + Từ chối các yêu cầu của ngân hàng không đúng với các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. + Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật. - DNNQD có nghĩa vụ: + Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp. + Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác. + Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. + Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc sử dụng vốn vay, trả nợ gốc và lãi vốn vay cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. * Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng: - Ngân hàng có quyền: + Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, hỗ trợ pháp lý và các tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, khả năng tài chính cảu bản thân doanh nghiệp hoặc của người bảo lãnh. + Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc ngân hàng không có đủ nguồn vốn để cho vay. + Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. + Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc có dấu hiệu không an toàn vốn vay. + Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc có người bảo lãnh theo quy định của pháp luật. + Trong trường hợp khách hàng không trả đựơc nợ khi đến hạn, nếu các bên không có thoả thuận khác thì Ngân hàng có quuyền xử lý tài sản bảo đảm theo sự thoả thuận trong hợp đồng tín dụng như mua bán tài sản cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng tài sản, làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, trực tiếp ký hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật, yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với những trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn. + Miễn, giảm lãi vốn vay, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ cho doanh nghiệp. - Ngân hàng có nghĩa vụ: + Thực hiện đúng những điều đã thoả thuận với doanh nghiệp đuợc ghi trong hợp đồng tín dụng. + Lưu trữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật. 2.2.2. Thực trạng về chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại SGD – NHĐT&PTVN. SGD hoạt động trên địa bàn Hà Nội, nơi tập trung rất nhiều các trụ sở của các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh cũng như các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy mà thị trường tín dụng sẽ bị chia nhỏ và có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tổ chức tín dụng với nhau. Trước kia, SGD chủ yếu thực hiện tín dụng với các doanh nghiệp quốc doanh, các tổng công ty lớn. Sau khi tiến hành đổi mới thì SGD mới thực sự quan tâm tới khách hàng là các DNNQD. Nhờ có những sự đổi mới mạnh mẽ mà hoạt động tín dụng đối với các DNNQD tại SGD ngày càng phát triển và chất lượng tín dụng cũng vì thế mà được nâng cao. 2.2.2.1. Tình hình dư nợ tín dụng của các DNNQD tại SGD. Bảng sau đây sẽ cho chúng ta biết được tình hình dư nợ tín dụng của khu vực DNNQD trong tổng số dư nợ tín dụng của SGD: Bảng 3: Dư nợ tín dụng của SGD phân theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 4.026.055 100 4.255.346 100 4.844.766 100 1. DNNN 3.220.753 80 3.234.034 76 3.488.016 72 2. DNNQD 604.112 15 766.028 18 970.262 20 3. TP khác 201.190 5 255.284 6 386.488 8 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của sở giao dịch. Qua bảng trên ta thấy: Dư nợ đối với các DNNQD tăng lên cả về tương đối và tuyệt đối. Năm 2003, dư nợ của SGD đối với DNNQD là 604.112 triệu đồng, chiếm tỷ trong 15% trong tổng dư nợ của SGD thì đến năm 2004, dư nợ đối với DNNQD đã tăng lên thành 766.028 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18% trong tổng dư nợ của SGD, dư nợ đối với DNNQD năm 2004 đã gấp 1,27 lần so với năm 2003. Đến năm 2005, dư nợ tín dụng đối với DNNQD đã tăng lên thành 970.262 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20% trong tổng dư nợ của SGD, gấp gần 1,27 lần so với năm 2004. Như vậy tốc độ tăng trưởng của dư nợ đối với DNNQD tại SGD khá ổn định với tốc độ ngày càng cao. Có được kết quả như vậy, sự tăng lên về dư nợ tín dụng đối với DNNQD tại SGDI cả về số tương đối và tuyệt đối là nhờ sự nỗ lực, cố găng của cả các DNNQD và SGD trong mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này. Các DNNQD ngày càng phát triển hơn về quy mô sản xuất và chất lượng hoạt động nên có thể vay vốn nhiều hơn.. Mặt khác, số lượng DNNQD làm ăn hiệu quả, đạt lợi nhuận cao ngày càng nhiều nên số DNNQD đựơc phép vay vốn tại ngân hàng cùng ngày càng nhiều. Tuy có sự tăng lên mạnh mẽ của dư nợ đối với khu vực DNNQD nhưng con số này vẫn rất nhỏ bé nếu đem so với dư nợ tín dụng của khu vực kinh tế Nhà nước tại SGD: Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch. Có thể thấy rõ được trong khi tỷ trọng dư nợ tín dụng của các DNNN là rất lớn, năm 2003 là 80%, năm 2004 là 76%, đến năm 2005 thì giảm xuống còn 72%, nhưng con số này vẫn gấp 3,6 lần so với dư nợ của các DNNQD. Điều này là hợp lý vì theo truyền thống trước đây thì khách hàng chủ yếu, thường xuyên của SGD là các DNNN, các tổng công ty lớn với các dự án lớn. Việc tăng lên về quy mô cũng như tỷ trong dư nợ tín dụng tại SGD của các DNNQD chứng tỏ sự chuyển hướng trong đối tượng khách hàng của SGD. Hoạt động tín dụng của SGD ngày càng quan tâm nhiều hơn đến dối tượng khách hàng là các DNNQD. Trong cơ cấu dư nợ tín dụng tại SGD của các DNNQD thì tỷ trọng giữa tín dung ngắn hạn với tín dụng trung và dài hạn đựơc biểu hiện trong bảng sau: Bảng 4: Dư nợ các DNNQD theo thời gian tại SGD Đơn vi: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền Số tiền Số tiền Dư nợ DNNQD 604.112 766.028 970.262 1. Ngắn hạn 434.961 520.901 616.113 2. Trung và dài hạn 169.151 245.127 354.149 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD. Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch. Qua bảng 4 và biểu 2, ta thấy: Đối với các DNNQD thì dư nợ tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, năm 2003, dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với DNNQD tại SGD là 434.961 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 72% trong tổng số dư nợ của các DNNQD tại SGD. Mặc dù dư nợ tín dụng ngắn hạn của DNNQD tại SGDI tăng nhanh về số tuyệt đối qua các năm nhưng lại giảm về tỷ trọng trong tổng số dư nợ tín dụng của DNNQD tại SGD, điều này được thể hiện khi năm 2004, mặc dù dư nợ tín dụng ngắn hạn của DN NQD tại SGD là 520.901 triệu đồng, tăng 85.940 triệu đồng so với năm 2003 nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng của các DNNQD tại SGD vẫn giảm xuống còn 68%. Đến năm 2005 thì cũng như vậy, dư nợ tín dụng ngắn hạn của các DNNQD tại SGD đạt 616.113 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 63.5% trong tổng dư nợ tín dụng của các DNNQD tại SGD. Ta có thể thấy dư nợ tín dụng ngắn hạn của các DNNQD tại SGD chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng là vì các DNNQD thường có nhu cầu vay vốn ngân hàng để đáp ứng, bù đắp vấn lưu động. Có thể thấy dư nợ tín dụng ngắn hạn của các DNNQD tại SGDI tăng qua các năm là dấu hiệu tốt đối với hoạt động tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này; Mặt khác thì tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ tín dụng của các DNNQD giảm xuống qua các năm cũng cho thấy rằng công tác tín dụng đối với các DNNQD tại SGD được tiến hành với nhiều phương thức đa dạng hơn. Ta thấy dư nợ tín dụng trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng só dư nợ tín dụng của các DNNQD tại SGD, điều này trái ngược với dư nợ tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng tại SGD là bởi vì SGDI vẫn dành ưu tiên cho vay trung và dài hạn đối vơi các dự án lớn của các Tổng công ty, các DNNN. Tuy nhiên, trong những năm qua thì dư nợ tín dụng trung và dài hạn của các DNNQD tại SGD tăng đều trong cả về số tuyệt đối và tương đối, tức là tỷ trong trong tổng dư nợ tín dụng của các DNNQD tại SGD đã tăng lên đáng kể, điều này đã cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu tín dụng đối với DNNQD tại SGD. Ta có thể thấy điều này qua biểu đồ 2: Dự nợ tín dụng trung và dài hạn của các DNNQD tại SGD tăng dần qua các năm. Năm 2003, dư nợ tín dụng trung và dài hạn của DNNQD đạt 169.151 triệu đồng, chiểm tỷ trọng 28% trong tổng dư nợ của DNNQD tại SGD; Năm 2004, dư nợ tín dụng trung và dài hạn của các DNNQD tại SGD đạt 245.127 triệu đồng, chiếm 32% trong tổng dư nợ. Đến năm 2005, con số này đã tăng lên thành 354.149 triệu đồng, chiếm tỷ trong 36,5%. Đạt được sự tăng trưởng này là điều rất đáng mừng đối với các DNNQD vì các DNNQD có nhu cầu lớn về việc đổi mới dây chuyền công nghệ để có thể phát triển sản xuất. Có được điều này cũng là nhờ sự nỗ lực, phát triển mạnh mẽ của bản thân các DNNQD và chiến lược phát triển tăng cường tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này của NHĐT&PTVN. Để đánh giá hoạt động tín dụng của SGD thì bên cạnh chỉ tiêu dư nợ tín dụng thì còn có chỉ tiêu doanh số cho vay. Trong những năm gần đây thì doanh số cho vay của SGD đối với các loại hình doanh nghiệp được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Doanh số cho vay của SGD qua các năm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004/ 2003 2005/ 2004 Số tiền % Số tiền % Số tiền % DSCV 3.984.276 100 4.168.295 100 4.819.912 100 1,046 1,156 1. DNNN 3.545.867 89 3.627.248 87 4.145.183 86 1,023 1,143 2. DNNQD 318.783 8 375.138 9 530.202 11 1,18 1,413 2. TP khác 119.626 3 165.909 4 144.527 3 1,387 0,871 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD Qua bảng5 và biểu đồ3 ta thấy: Doanh số cho vay đối với DNNQD chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay của SGD mặc dù con số này có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2003, doanh số cho vay đối với DNNQD là 318.783 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8% trong tổng doanh số cho vay của SGD. Đến năm 2004, doanh số cho vay đối với DNNQD là 375.138 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9% trong tổng doanh số cho vay của SGD, năm 2004 thì doanh số cho vay đối với DNNQD đã tăng lên 1,18 lần so với năm 2003. Năm 2005, doanh số cho vay đối với DNNQD đạt 530.202 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11% trong tổng doanh số cho vay của SGD; doanh số cho vay DNNQD năm 2005 tại SGD đã gấp 1,413 lần so với năm 2004. Để xem xét cụ thể doanh số cho vay đối với DNNQD, ta xem xét đến daonh số cho vay đối với DNNQD tại SGD phân theo kỳ hạn tín dụng: Bảng 6: Doanh số cho vay đối với DNNQD tại SGD. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm2005 Số tiền Số tiền Số tiền DSCV DNNQD 318.783 375.138 530.202 Ngắn hạn 223.148 251.342 328.725 Trung – dài hạn 95.635 123.796 201.477 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD Qua bảng trên ta thấy: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNNQD lớn hơn khá nhiều so với doanh số cho vay trung – dài hạn đối với DNNQD. Năm 2003, Doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNNQD là 223.138 triệu đống, chiếm tỷ trọng 70% trong tổng doanh số cho vay đối với DNNQD tại SGD. Năm 2004, doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNNQD là 251.342 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 67% trong tổng doanh số cho vay đối vói DNNQD tại SGD. Đến năm 2005 thì doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNNQD là328.725 triệu đồng, tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay đối với DNNQD giảm xuống còn 62%. Như vậy, có thể thấy rằng tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với DNNQD của SGD có xụ hướng giảm xuống qua các năm nhưng vẫn còn lớn hơn khá nhiều so với doanh số cho vay trung – dài hạn đối với DNNQD. 2.2.2.2. Tình hình thu nợ và nợ quá hạn đối với các DNNQD tại SGD. Để có thể tiến hành tăng cường cho vay đối với các DNNQD, nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực này thì SGD cần phải đánh giá tình hình trả nợ, nợ quá hạn của loại hình doanh nghiệp này qua các năm. Bảng 7: Tình hình thu nợ qua các năm của SGD Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số thu nợ 4.543.351 100 3.963.473 100 4.195.934 100 1. DNNN 4.361.162 95,99 3.353.638 84,61 3.442.386 82,04 2. DNNQD 93.593 2,06 534.297 13,48 617.194 14,71 3. TP khác 86.596 1,95 75.538 1,91 136.354 3,25 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD Qua bảng trên ta thấy: Doanh số thu nợ đối với DNNQD chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng doanh số thu nợ của SGD. Năm 2003, doanh số thu nợ đối với DNNQD là 95.593 triệu dồng, chiếm 2,06 % trong tổng doanh số thu nợ của SGD. Đến năm 2004, doanh số thu nợ của DNNQD đã tăng vọt lên thành 534.297 triệu dồng, chiếm tỷ trọng 13,48% trong tổng doanh số thu nợ của SGDI. Đến năm 2005 thì con số này đã tăng lên thành 617.194 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,71% trong tổng doanh số thu nợ của SGDI.. Tuy có tỷ lệ tăng mạnh qua các năm nhưng doanh số thu nợ đối với DNNQD vẫn còn nhỏ so với doanh số thu nợ đối với DNNN, điều này là dễ hiểu vì doanh số cho vay đối với DNNN lớn hơn rất nhiều so với doanh số cho vay dối với DNNQD. Để đánh giá chính xác chất lượng tín dụng của SGD đối với DNNQD thì ta không chỉ xem xét các chỉ số về dư nợ, doanh số thu nợ mà quan trọng là cả tình trạng nợ quá hạn của DNNQD. Điều ngân hàng quan tâm khi tiến hành cung cấp tín dụng chính là khả năng hoàn trả vốn và lãi của khách hàng đúng hạn, đầy đủ. Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn qua các năm của SGD Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Nợ quá hạn 33050 100 31649 100 29848 100 DNNN 26413 79,93 25317 80 27439 91,93 DNNQD 4706 14,26 4217 13,32 0 0 TP khác 1931 5,81 2115 6,68 2409 8,07 2. Tỷ lệ nợ quá hạn 0,83 0,74 0,73 DNNN 0,82 0,78 0,79 DNNQD 0,78 0,55 0 TP khác 0,96 0,83 0,61 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD. Ta thấy: Nợ quá hạn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ. Năm 2003 là 0,83%, đến năm 2004 là 0,74% và đến năm 2005 là 0,73%. Trong đó chiếm tỷ trọng nợ quá hạn nhiều nhất là DNNN vì đây là khu vực vay vốn Ngân hàng nhiều nhất. Nợ quá hạn của DNNQD rất nhỏ so với nợ quá hạn của DNNN, năm 2003 là 4706 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 14,26 % trong tổng nợ quá hạn của SGD và 0,78% nợ quá hạn của DNNQD. Đến năm 2004, nợ quá hạn của DNNQD là 4217 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 13,32% trong tổng nợ quá hạn tại SGD và chiếm tỷ lệ 0,55% trong tổng dư nợ của DNNQD. Năm 2005, nợ quá hạn của DNNQD là 0 triệu đồng. Như vậy, ta có thể thấy qua 3 năm vừa rồi thì mặc dù nợ quá hạn của DNNQD tại SGD đã giảm dấn, tức là tỷ lệ nợ quá hạn của DNNQD đã ngày càng giảm; Đặc biệt, năm 2005 thì DNNQD đã không có nợ quá hạn tại SGD. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ các DNNQD có quan hệ tín dụng với SGD làm ăn ngày càng hiệu quả, đảm bảo uy tín trong quan hệ tín dụng với SGD. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng chứng tỏ rằng chất lượng tín dung đối với DNNQD của SGD là tốt và ngày càng được nâng cao, SGD đã đi đúng hướng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD. 2.3. Đánh giá về chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại SGD –NHĐT&PTVN. 2.3.1. Những kết quả đạt được. Trước yêu cầu cạnh tranh và hội nhập ngày càng mạnh mẽ thì SGD đã có những cố gắng để phát triển. Một trong những giải pháp quan trọn nhất đó là tăng cường quan hệ tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNNQD. Tính đến ngày 31-12-2005, SGD đã huy động đựơc nguồn vốn là 7.569.500 triệu đồng từ nhiều nguồn khác nhau. Do có nguồn vốn ổn định, lớn nên SGD đã đáp ứng khá đầy đủ và kịp thời nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế, trong đó có các DNNQD. Họat động tín dụng với DNNQD tại SGD đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: - Trong quan hệ tín dụng với các DNNQD, SGD đã có sự quan tâm hơn và đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp này do chủ trương mở rộng, nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD của SGD. - Dự nợ và doanh số cho vay đối với các DNNQD không ngừng tăng cao qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao. - Quy mô và tỷ lệ nợ quá hạn của các DNNQD so với tổng dư nợ của bản thân các DNNQD là rất thấp và có chuyển biến tích cực qua các năm. Chứng tỏ chất lượng tín dụng đối với các DNNQD của SGD đã tăng lên đáng kể, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong kinh doanh cho cả Doanh nghiệp và bản thân ngân hàng. - Lãi suất cho vay ngày càng phong phú, phù hợp hơn đối với từng loại hình DNNQD. Mức lãi suất cũng được SGD điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Các hình thức cho vay ngày càng được đa dạng hoá, giúp các DNNQD có thể lựa chọn hình thức tín dụng phù hợp với mình, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của bản thân DNNQD, đồng thời cũng nâng cao chất lượng tín dụng. - Số lượng các DNNQD quan hệ tín dụng với SGD ngày càng tăng lên. Các DNNQD quan hệ tín dụng với SGD cũng làm ăn ngày càng hiệu quả hơn. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 2.3.2.1. Những hạn chế. Mặc dù chất lượng tín dụng đối với các DNNQD tại SGD đã đựơc nâng cao qua các năm nhưng bên cạnh đó, vần còn một số hạn chế sau: - Doanh số cho vay và dư nợ đối với DNNQD còn thấp mặc dù có sự tăng trưởng qua các năm. Vì vậy chưa đáp ứng được đủ so với nhu cầu tín dụng của các DNNQD, góp phần làm cho các doanh nghiệp này phát triển chưa xứng với tiềm năng. - Thời hạn cho vay đối với các DNNQD vẫn chưa hợp lý: Trong khi rất nhiều DNNQD có nhu cầu vay vốn trung – dài hạn để đổi mới trang thiết bị, xây dựng nhà máy, thì SGD lại đáp ứng chủ yếu là vốn vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn đối với các DNNQD chiếm tỷ trong thấp hơn. Điều này một phần nào đó thể hiện sự thiếu công bằng trong đối xử giữa dối với các DNNN và các DNNQD, nhưng cũng là do các DNNQD còn thiếu điều kiện để có thể đựơc vay trung và dài hán với số tiền vay lớn. - Khách hàng là DNNQD của SGD vẫn chưa đựơc nhiều: Mặc dù trong những năm qua, số lưọng DNNQD có quan hệ tín dụng với SGD không nghừng tăng lên nhưng con số này vẫn còn khiêm tốn. Những hạn chế trên đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động cho vay của SGD đối với các DNNQD. Để có thể tìm ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế trên, nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNNQD tại SGD thì điều đầu tiên là phải tìm ra đựơc nguyên nhân của những hạn chế đó. 2.3.2.2. Nguyên nhân. * Nguyên nhân từ phía Ngân hàng: - Chính sách tín dụng của Ngân hàng: + Chính sách khách hàng của ngân hàng còn chưa chú trọng nhiều tới DNNQD: Do truyền thống của SGD là đáp ứng các nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mà chủ yếu là trung và dài hạn nên khách hàng của SGD vẫn là các tổng công ty lớn, các DNNN. Còn đối với các DNNQD, do gặp nhiều vướng mắc nên chỉ thực hiện được với một số doanh nghiệp làm ăn thực sự có hiệu quả. + Do các DNNQD chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ bé nên thường không đáp ứng được các yêu cầu vay vốn của ngân hàng nên thường chỉ được ngân hàng qui định một giới hạn cho vay cũng như quy mô của khoản vay thấp để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. + SGD vẫn chủ trọng hơn đến khu vực DNNN nên đối với khu vực này vẫn có sự ưu đãi hơn là đối với các DNNQD: hình thức cho vay đối với DNNN đa dạng hơn, mức lãi suất áp dụng linh hoạt hơn, bởi vì các DNNN có quan hệ lâu năm với ngân hàng nên được hưởng những ưu đãi hơn so với các DNNQD. + Do khả năng đáp ứng các nhu cầu về tài sản bảo đảm cuả DNNQD còn thấp ,mặt khác các doanh nghiệp này cũng không đủ uy tín để có thể được cho vay không cần tài sản bảo đảm, vì thế các doanh nghiệp này thường chỉ được cho vay ngắn hạn là chủ yếu, cho vay trung và dài hạn còn rất ít để đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Nên có rất nhiều DNNQD có nhu cầu vay với kỳ hạn dài nhưng kỳ hạn của ngân hàng thường chỉ là ngắn hạn. Chính vì có sự không phù hợp giữa nhu cầu tín dụng cảu DNNQD với kỳ hạn cho vay của của ngân hàng nên quy mô cho vay với đối tượng doanh nghiệp này vẫn còn thấp. + Do tâm lý thận trọng đối với việc cho các DNNQD vay nên các điều kiên về cầm cố thế chấp mà SGD đòi hỏi đối với các DNNQD luôn khắt khe với mục đích tránh rủi ro cho SGD, như tài sản cầm cố, thế chấp, hay bảo lãnh của bên thứ ba. Mặt khác, Sở giao dịch cũng yêu cầu một tỷ lệ nhất định về số vốn tự có của các DNNQD, mà các DNNQD thường có một tỷ lệ vốn tự có không cao, điều này đã làm cho rất ít DNNQD đáp ứng đựơc yêu cầu của SGD để có thể vay vốn, vì thế số lượng DNNQD tiếp cận đựơc tín dung ngân hàng là không cao. + Sự phức tạp về thủ tục cho vay làm cho thời gian giao dịch và chi phí giao dịch tăng lên và nó thực sự tốn kém đối với các DNNQD. Thông thường các DNNQD vay không nhiều nhưng Ngân hàng vẫn tốn các khoản phí lớn cho các thủ tục như công tác thẩm định, phân loại các khoản vay, kiểm soát sau khi vay hay định giá tài sản thế chấp dẫn đến việc Ngân hàng không muốn cho DNNQD vay. Vì vậy, thủ tục phức tạp không chỉ gây khó khăn cho các DNNQD khi xin phép ngân hàng vay vốn mà còn còn khó khăn và tốn kém cho chính bản thân ngân hàng. - Chính sách Marketing với DNNQD của SGD chưa thực sự được chú trọng: Do trước đây, SGD chưa thực sự chú ý đến DNNQD nên chính sách marketing của SGD chưa có các biện pháp để có thể khuếch trương hình ảnh của mình đối với các DNNQD. Cụ thể là sự thiếu hấp dẫn, thiếu sự thu hút đối với các DNNQD như chính sách giá cả chưa thực sự linh hoạt, chính sách lãi suất cho vay đối với các DNNQD còn cứng nhắc, chưa có sự linh động đối với từng doanh nghiệp. - Về nguồn nhân lực: Mặc dù trong nhừng năm qua, SGD không ngừng trẻ hoá đội ngũ cán bộ nhân viên, nhưng cũng chính vì thế mà những cán bộ này còn thiếu kinh nghiệm trong công tác tiến hành phân tích, thẩm định dự án, thẩm định năng lực của khách hàng, dẫn đến chất lượng tín dụng đối với DNNQD chưa được cao. * Nguyên nhân từ phía các DNNQD: - Năng lực hoạt động kinh doanh của các DNNQD còn hạn chế nên hiệu quả kinh doanh chưa cao: Đã có rất nhiều DNNQD không có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, dẫn đến làm ăn thua lỗ, phá sản và không trả được nợ cho ngân hàng. Chính năng lực kinh doanh yếu kém đã làm cho nhiều DNNQD không thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh tế hay pháp luật, dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình. - Các DNNQD không đáp ứng đựơc các yêu cầu để có thể vay vốn của ngân hàng: Hầu hết các DNNQD là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên không thể đáp ứng đựoc yêu cầu của ngân hàng về tỷ lệ vốn tự có trong tổng vốn vay. Hay là tài sản đảm bảo của DNNQD thường có giá trị thấp, không đủ yêu cầu về giá trị của tài sản đảm bảo cho khoản vay. Điều này dẫn đến việc các DNNQD không đáp ứng đủ các yêu cầu để có thể xin ngân hàng cấp tín dụng. - Ngoài ra, còn có sự không trung thực của một số DNNQD khi quan hệ tín dụng với ngân hàng: Để hồ sơ vay vốn có thể đạt đủ tiêu chuẩn để được vay vốn thì một số DNNQD đã cung cấp các báo cáo tài chính không chính xác, mang lại rủi ro cho ngân hàng. * Các nguyên nhân khách quan: - Môi trường kinh tế: Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, chính sách mở cửa nền kinh tế đã khiến cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày cang tăng, đặc biệt là sự cạnh tranh về lãi suất trên thị trường. Trong những năm qua, lãi suất huy động vốn của các ngân hàng không ngừng tăng lên, dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng lên. Vì vậy công tác tín dụng đối với các DNNQD của SGD gặp rất nhiều khó khăn. - Môi trường pháp lý: Hiện nay, để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì có rất nhiều luật như: Luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp tư nhân... Như vây, loại hình doanh nghiệp khác nhau thì được điều chỉnh theo các bộ luật khác nhau nên không tránh khỏi sự thiếu công bằng và phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, điều này tạo nên một sân chơi cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh cũng như trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. Các văn bản về các quy định về chế độ tài chính, về báo cáo tài chính của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khe hở, điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp hoạt động gian lận mà không bị phát hiện. Về phía Chính phủ, Luật pháp ban hành nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng còn chậm trễ, chồng chéo lên nhau, thiếu sự đồng bộ. Về phía Ngân hàng Nhà nước, NHNN chưa có các có những quy địng cụ thể trong việc ban hành những quy định riêng về tín dụng đối với từng loại hình doanh nghiệp, để từ đó phù hợp với đặc thù của các DNNQD Trên đây là thực trạng về chất lượng tín dụng của SGD đối với các DNNQD qua các năm, những thành tựu đạt đươc, những hạn chế còn tồn tại cũng như những nguyên nhân gây ra những hạn chế đó. Dựa trên những nguyên nhân này, tôi xin nêu lên một số giải pháp để khắc phục những hạn chế trên ở trong chương III. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD của SGD – NHĐT&PTVN. Trong những năm qua, SGD đã đạt đựơc nhưũng bước phát triển trong công tác tín dụng đối với các DNNQD, bước sang năm 2006, SGD đã đặt ra mục tiêu: Nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các DNNQD thông qua giảm dần tỷ trong tín dụng đối với các đối tượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, tăng tỷ trọng tín dụng đối với các DNNQD, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Từ mục tiêu trên, SGD đã đề ra các phương hướng biện pháp sau: - Phân tích, đánh giá toàn diện khách hàng để chọn lọc khách hàng có mục tiêu, định hướng rõ nét đối với khách hàng đủ điều kiện tín dụng; thanh lọc và hạn chế thấp nhất những đối tượng khách hàng kém hiệu quả và tích cực thu hồi vốn với đối tượng khách hàng này. - Phát triển tín dụng dịch vụ đối với khách hàng là các DNNQD hoạt động trong lĩnh vực sản xuất với quy mô lớn (Đặc biệt là các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có sản phẩm đã được thị trường chấp nhận rộng rãi). - Kiểm soát tình hình cổ phần hoá của các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động độc lập để có chính sách tín dụng phù hợp, kịp thời. - Tăng tỷ trong dư nợ có tài sản bảo đảm bằng nhiều hình thức khác nhau: cầm cố các khoản phải thu, tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, các hợp đồng kinh tế... - Nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng công tác đánh giá khách hàng, quản lý tín dụng và thẩm định dự án, hoàn thiện đề cương đánh giá khách hàng với khách hàng là các DNNQD, xây dựng và hoàn thiện quy trình, chuẩn mực trong quản lý chất lượng tín dụng. 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại SGD – NHĐT&PTVN. Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng Thương mại nói riêng và các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trong cao nhất trong tổng tài sản, tạo ra thu nhập cho ngân hàng, vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng là hết sức quan trọng đối với ngân hàng. Đối với các DNNQD, mặc dù sự phát triển của loại hình này còn chưa ổn định nhưng sự phát triển của nó là một tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, viêc nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNNQD là một việc làm rất quan trọng của ngân hàng. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng chất lượng tín dụng của SGD đối với DNNQD, tôi xin đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại SGD: 3.2.1. Xây dựng chính sách khách hàng chú trọng đến DNNQD. Do đựơc thành lập với mục đích là cung cấp tín dụng cho các công trình đầu tư xây dựng cơ bản nên hoạt động của SGD vẫn chủ yếu tập trung vào các DNNN, doanh nghiệp lớn. Vì thế mà vẫn còn có DNNQD làm ăn có hiệu quả và có nhu cầu đầu tư rất lớn nhưng vẫn chưa tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng. Hiện nay, với chủ trương cổ phần hoá các DNNN, số lượng các DNNN sẽ giảm xuống còn ít, chỉ còn các DNNN làm ăn có hiệu quả. Mặt khác, nếu chỉ tập trung cho vay các DNNN, các doanh nghiệp lớn thì SGD sẽ không đa dạng hoá được đối tượng cho vay nên dễ gặp khó khăn khi những nhóm đối tượng này gặp rủi ro. Vì vậy SGD cần phải tăng cường quan hệ tín dụng với các DNNQD. Để làm được như vậy, SGD phải chú trọng tìm kiếm và khai thác những đối tượng khách hàng mới làm ăn có hiệu quả. Ngân hàng cần phải chủ động tìm đến khách hàng, việc này vừa đảm bảo đựợc chiều rộng, vừa đảm bảo được chiều sâu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi ngân hàng chủ động tìm đến khách hàng thì số lượng khách hàng của ngân hàng ngày càng gia tăng; Mặt khác, do tính chủ động nên ngân hàng tự chủ trong các thông tin về khách hàng nên các thông tin này chính xác và khách quan hơn. Từ đó có thể giúp ngân hàng xác định được những khách hàng tốt, nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng một cách hiệu quả. 3.2.2. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt hơn đối với DNNQD. Trong điều kiện canh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, để chiếm lĩnh thị phần thì việc xử lý tốt vấn đề lãi suất là không hề dễ. Ngân hàng phải xây dựng một chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, vừa để đảm bảo lợi ích của ngân hàng, vừa đảm bảo lợi ích của người gửi tiền và người đi vay, từ đó vó thể mở rộng và thu hút, lựa chọn khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy hiện nay trong công tác tín dung, lãi suất là lãi suất thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng nhưng vẫn có sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế. Thông thường, lãi suất tín dụng đối với các DNNQD bao giờ cũng cao hơn đối với các DNNN. Vì vậy, để mở rộng, thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng thì SGD cần phải tính đến một cơ cấu lãi suất tín dụng thấp hơn, linh hoạt hơn so với thời kỳ trước, cụ thể là: điều chỉnh lãi suất theo tưng thời lỳ trước sự biến động của lãi suất thị trường nhằm tránh rủi ro cho cả hai bên, hạ thấp mức lãi suất đối với các DNNQD, có chính sách ưu đãi đối với các DNNQD làm ăn có hiệu quả, giao dịch lâu năm, thường xuyên với SGD. 3.2.3. Xây dựng kỳ hạn tín dụng phù hợp với nhu cầu của các DNNQD. Hiện nay, SGD chủ yếu cho vay ngắn hạn đối với các DNNQD, cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ mặc dù quy mô cho vay trung và dài hạn của toàn SGD là rất lớn. Trong khi dó, các DNNQD ngày càng phát triển, nhu cầu mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị ngày càng gia tăng nền nhu cầu về vốn trung và dài hạn cũng tăng lên chứ không chỉ là nhu cầu vốn để bù đăp cho vốn lưu động nữa. Tuy nhiên, hiện nay số DNNQD đựoc vay vốn trung và dài hạn là rất ít. Do đó, SGD nên có định hướng mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp này trong điều kiện tăng cường chất lượng thấp định của hoạt động tín dụng một các kỹ lưỡng và chính xác nhất. Ngoài ra, mỗi khách hàng có một chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau, do đó với từng loại hình kinh doanh, từng loại hình doanh nghiệp cụ thể mà SGD nên tiến hành cho vay với từng kỳ hạn phù hợp. 3.2.4. Đa dạng hoá hình thức bảo đảm tiền vay. Tài sản bảo đảm là một trở ngại lớn của các DNNQD trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Nếu không tháo gỡ khó khăn về tài sản bảo đảm cho các DNNQD thì việc nâng cao chất lượng tín dụng cho các doanh nghiệp này là rất khó khăn. Do đó để mở rộng cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng với các DNNQD thì SGD cần đa dạng hoá hơn nữa hình thức bảo đảm tiền vay. SGD có thể cho phép các DNNQD làm ăn có hiệu quả liên tục trong các năm vay không cần thế chấp hoặc có thể cho các DNNQD thế chấp bắng chính tài sản được hình thành từ vốn vay. Mặt khác, SGD cũng cần phải thường xuyên tăng cường khâu quản lý, kiểm tra đối với các tài sản đựoc cầm cố, thế chấp, tránh các trường hợp doanh nghiệp cố tình dùng một tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay ở các ngân hàng khác nhau. 3.2.5. Hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Công tác tổ chức ảnh hưởng đến hoạt động của toàn ngân hàng chứ không riêng gì hoạt động cho vay. Vì vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD thì trước hết SGD phải xây dựng cơ cấu tổ chức và quản lý chặt chẽ, hợp lý, đồng bộ, luôn bám sát tình hình thực tế, tránh sự chồng chéo trong hoạt động của các phòng. Xây dựng một tập thể vững mạnh, cán bộ phụ trách là những người năng nổ, sáng tạo. Ngoài ra, SGD cũng cần nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng. Bởi vì con người luôn là yếu tố quyết định trong thành công của mọi công việc. Dưới con mắt khách hàng, cán bộ tín dụng và trang thiết bị chính là những hình ảnh đầu tiên của ngân hàng. Tác phong làm vịêc, thái độ phục vụ, năng lực trình độ nghiệp vụ chính là những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Mặc dù hiện nay trình độ của cán bộ tín dụng SGD không ngừng được nâng cao, am hiểu nghiệp vụ nhưng để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công việc trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì SGD phải luôn chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, cụ thể: - Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, các phương pháp thẩm định dự án cho cán bộ tín dụng. - Tuyển chọn những cán bộ thực sự có năng lực cả về trình độ chuyên môn và đạo đức, tác phong, có kiến thức về các lĩnh vực liên quan đến ngân hàng. - Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ tín dụng một cách hợp lý, đúng người đúng việc để phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của từng người, tạo lập bộ máy thống nhất, hoạt động có hiệu quả cao. - Có chính sách khen thưởng kỷ luật hợp lý cả về vật chất và tinh thần nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, sự gắn bó, lòng yêu nghề và phát huy tối đa khả năng sáng tạo của từng cán bộ tín dụng của SGD. 3.3. Một số kiến nghị. 3.3.1. Kiến nghị với các DNNQD. - Bản thân các DNNQD phải tự hoàn thiện và nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp nên xây dựng những dự án kinh doanh phù hợp với năng lực tài chính của mình, đồng thời nghiên cứu kỹ thị trường trước khi đưa ra những phương án sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo tính hiệu quả của dự án, tăng năng lực hoạt động của chính bản thân doanh nghiệp. - DNNQD cần nâng cao năng lực và trình độ quản lý. Người lãnh đạo doanh nghiệp phải là người nắm rõ thông tin về sự biến động của mội trường pháp lý cũng như môi trường kinh doanh. - Trong quá trinh xin cấp tín dụng, các DNNQD cũng cần nâng cao tinh thần tự giác, tránh sự không trung thực. Các báo cáo tài chính nên mang tính chính xác cao, không nên lập báo cáo tài chính mang nặng tính hình thức, nâng cao hiệu quả để nộp ngân hàng. 3.3.2. Kiến nghị với NHĐT&PTVN. Là cơ quan chỉ đạo, điều hành trực tiếp chính sách hoạt động của SGD nên NHĐT&PTVN có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của SGD. Để nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNNQD tại SGD thì NHĐT&PTVN cần: - Tăng cường năng lực công nghệ cho SGD cả về trang thiết bị và tiện ích, các ứng dụng hiện đại nhằm tạo điều kiện tốt hơn trong việc tiếp cận thông tin hiện đại, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của DNNQD. - Để cho SGD tự chủ hơn nữa trong hoạt động của minh, đặc biệt là trong việc tăng tỷ trọng tín dụng đối với khu vực DNNQD. - Hỗ trợ SGD trong công tác đào tạo cán bộ nhắm nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động trong cơ chế thị trường, không chỉ lý thuyết mà còn kinh nghiệm thực tế để các cán bộ có cách nhìn khách quan và chính xác về các DNNQD. - Hướng dẫn đồng bộ, kịp thời các quy chế văn bản về cho vay với DNNQD hiện hành nhằm tạo điều kiện cho SGD nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực này. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của SGD nhằm đảm bảo SGD hoạt động an toàn và hiệu quả. - Trong kế hoạch của chính NHĐT&PTVN cũng cần quan tâm nhiều hơn đến đối tượng DNNQD. 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. - Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động cho vay đối với các DNNQD. - Đảm bảo tính linh hoạt và sự an toàn cho ngân hàng cho vay và các DNNQD bằng cách cho phép một cách rõ ràng sử dụng tài sản cầm cố, thế chấp để đảm bảo các nghĩa vụ hiện tại và tương lai. - Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng. Từ đó giúp cho cán bộ tín dụng có được các thông tin chính xác về tình hình của các DNNQD để có thể nâng cao chất lượng tín dụng. Mặt khác, cũng giúp cho các DNNQD có đầy đủ thông tin hơn về thị trường tài chính, kinh tế và về chính bản thân các ngân hàng. 3.3.4. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu quan. - Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho hoạt động của các DNNQD thông qua việc thiết lập một cơ chế quản lý thích hợp cho các DNNQD hoạt động, khẩn trương ban hành các chính sách, chế độ dưới luật áp dụng cho các DNNQD, đặc biệt là chính sách quản lý tài chính, điều này tạo ra hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động của DNNQD, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư. - Nhà nước cần có sự hỗ trợ hơn nữa cho các DNNQD phát triển: + Thành lập các quỹ bảo lãnh vay vốn cho các DNNQD, trong đó các DNNQD là các thành viên của quỹ. + Thành lập mạng lưới các tổ chức tư vấn trợ giúp các DNNQD về thị trường, tư vấn đầu tư, lập kế hoạch kinh doanh... các tổ chức này sẽ giúp các DNNQD hoạt động hiệu quả hơn. + Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ việc đào tạo cán bộ, trình độ quản lý cho các DNNQD để các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả hơn trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. - Nhà nước cần thành lập một cơ quản quản lý ở trung ương chịu trách nhiệm phối hợp ban hành và thực hiện các chính sách và luật pháp hỗ trợ phát triển DNNQD. - Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi cho các DNNQD hoạt động. KẾT LUẬN Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD là một hoạt động mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại SGD –NHĐT&PTVN, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - Th.S Lê Hương Lan và sự chỉ bảo của các cán bộ tại SGD, đặc biệt là các cán bộ trong phòng Tín dụng II, tôi đã hoàn thành được chuyên đề này. Những nội dung cơ bản của đề tài này được dựa vào lý thuyêt cơ bản về hoạt động tín dụng của Ngân hàng, về DNNQD, từ đó nhận thức được tầm quan trọng của nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD, đề xuất một số giải pháp có thể thực thi được. Theo đó, nội dung của chuyên đề tập trung vào các vấn đề sau: - Các vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng của NHTM, về DNNQD, về vai trò của tín dụng NHTM đối với DNNQD, từ đó thấy được tính tất yếu phải nâng cao chất lượng tín dụng NHTM đối với DNNQD. - Tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng đối với các DNNQD tại SGD – NHĐT&PTVN, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại SGD – NHĐT&PTVN. Tuy bài viết chỉ đánh giá được phần nào hoạt động tín dụng của SGD – NHĐT&PTVN đối với DNNQD và các giải pháp đề xuất ở trên cũng chỉ là số nhỏ trong rất nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD, nhưng tôi hy vọng đó là những giải pháp có thể được tham khảo và có thể áp dụng trong tương lai. Tuy nhiên, với thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, những hiểu biết, kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, góp ý của các thầy cô, ban lãnh đạo SGD và các bạn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Lê Hương Lan và toàn thể cán bộ SGD – NHĐT&PTVN đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kết quả kinh doanh của SGDI năm 2003,2004,2005. 2. Báo cáo tổng hợp của SGDI năm 2005. 3. Giáo trình ngân hàng thương mại - Trường ĐH Kinh tế quốc dân. 4. Giáo trình Tín dụng ngân hàng - Trường Học viện ngân hàng. 5. Quản trị ngân hàng thương mại – Peter S.Rose. 6. Các tạp chí: Ngân hàng, Thị trường tài chính tiền tệ, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính các năm 2002,2003,2004 và 2005. 11. Các Website: www.bidv.com.vn, www.vneconomy.com.vn. MỤC LỤC DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT DNNN Doanh nghiệp Nhà nứớc DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh NHĐT&PTVN Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại SGDI Sở giao dịch I

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNH147.docx
Tài liệu liên quan