Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà nội

Chương trình tín dụng học sinh sinh viên là một chương trình khá thiết thực, nó đã cụ thể hoá sự quan tâm của Nhà nước ta về đàu tư cho giáo dục, tạo niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước Từ thực trạng đã phân tích ở chi nhánh cho ta thấy số học sinh sinh viên trên địa bàn được vay vốn, mức cho vay bình quân, dư nợ bình quân hộ không ngừng gia tăng. Kết quả cho vay học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội thực sự có hiệu quả khi trên địa bàn không có một học sinh nào phải bỏ học do thiếu học phí và luôn có những phản hồi tốt từ phía các bạn và gia đình. Chất lượng tín dụng xét về mặt định tính và định lượng nhìn chung khá tốt. Tuy nhiên việc thực hiện kênh tín dụng vẫn còn gặp phải một số khó khăn

doc76 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2234 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o và các đối tượng chính sách được vay vốn. Tuy nhiên chương trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn KFW và cho vay các đối tượng đi xuất khẩu lao lao động có thời hạn ở nước ngoài còn thấp do mức vay chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của khách hàng. Mức cho vay bình quân đối với một hộ gia đình vay đã được tăng dần lên. Năm 2003 mức cho vay bình quân hộ nghèo là 3,3 trđ/hộ, cho vay giải quyết việc làm là 3,1trđ/hộ. Đến nay mức cho vay bình quân hộ nghèo đã tăng lên là 9,8 trđ/hộ, cho vay giải quyết việc làm là 10,5 trđ/hộ,cho vay h?c sinh sinh viờn du?c di?u ch?nh tang d?n lờn nhu nam 2008 v?i m?c 800.000 d/ thỏng/1 sinh viờn lờn m?c 860.000 d/thỏng/1 sinh viờn trong nam 2009. Đã từng bước đáp ứng nhu cầu vốn cho các hộ nghèo sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định cuộc sống. So với các NHTM thì số dư nợ cho vay của NHCSXH Thành phố Hà Nội không lớn (do món vay nhỏ). Nhưng điều quan trọng là nó đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác có vốn để sản xuất kinh doanh từ đó cải thiện đời sống, thoát nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn Thành phố, tạo cơ hội cho nhiều học sinh - sinh viên thuộc gia đình hoàn cảnh khó khăn có kinh phí để phục vụ học tập. Hiệu quả của NHCSXH TP Hà Nội là góp phần thực hiện giải quyết các chính sách xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội và thực tế đã khẳng định điều này qua kết luận của UBND TP Hà Nội tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác: “Như vậy, thực tế 5 năm đã khẳng định chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo thực hiện, nhân dân phấn khởi đón nhận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; đồng vốn tín dụng ưu đãi được giải ngân đến tận tay người thụ hưởng; các hộ nghèo và các đối tượng chính sách sử dụng vốn vay đúng mục đích, vươn lên thoát nghèo, hòa nhập cùng cộng đồng; người lao động có việc làm và thu nhập, ổn định cuộc sống; học sinh sinh viên có tiền ăn học; vệ sinh môi trường nông thôn được cải thiện….góp phần cùng Thành phố giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết các vấn đề chính sách xã hội khác, ổn định và phát triển kinh tế xã hội” f) Mối quan hệ giữa ngân hàng và các tổ chức đoàn thể khác Bao gồm: hội liên hiệp Phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh , đoàn thanh niên và các đoàn thể chính trị xã hội khác. Các Hội và các đoàn thể động viên hội viên, đoàn viên của mình thực hiện chủ trương của Nhà nước cho hộ gia đình nghèo vay vốn phát triển sản xuất góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Các hội và các đoàn thể này có trách nhiệm: - Phối hợp chỉ đạo thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn trong cộng đồng người nghèo. - Tham gia xây dựng chính sách, kiểm tra, giám sát hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. - Kêu gọi vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ và đồng tài trợ cho chương trình Xoá đói giảm nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội tôn trọng và không can thiệp vào các hoạt động riêng của các hội, các đoàn thể. 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà nội 2.2.1 Về nguồn vốn: Bảy năm qua chi nhánh thành phố Hà nội đã tận dụng được nguồn vốn từ ngân hàng chính sách xã hội Việt nam để đầu tư kịp thời cho các đối tượng chính sách nói chung và đối tượng học sinh sinh viên nói riêng Bảng 3: Cơ cấnguồn vốn Đơn vị : triệu đồng Cơ cấu nguồn Lũy kế các năm n¨m 2007 N¨m 2008 N¨m 2009 Sè tiÒn Tû träng ( %) Sè tiÒn Tû träng ( %) Sè tiÒn Tû träng (%) Tổng nguồn 430900 100 880635 100 7760065 100 1. Nguồn vốn cân đối từ TW 400000 92.8 800600 91 7700500 99.2 - TW chuyển về 315000 73.1 600000 68.1 5000000 64.4 - Huy động TW giao, được TW cấp bù 85000 19.7 500600 22.9 2700500 34.8 2.Nguồn vốn của địa phương 30900 7.2 80035 9 59565 0.8 Nguồn báo cáo chi nhánh NHCSXH thành phố Hà nội 2.2.2 Về tình hình cho vay đối với học sinh sinh viên: 2.2.2.1 Về lãi suất cho vay: Cũng giống như các đối tượng chính sách khác, đối tượng học sinh sinh viên vay vốn tại chi nhánh được ưu đãi về lãi suất ( theo quy định của ngân hàng chính sách xã hội. Tuỳ theo diễn biến kinh tế tị trường mà mức ưu dãi thay đổi khác nhau theo từng giai đoạn. Ở giai đoạn 2007-2009 mức lãi suất chi nhánh cho vay được quy định như sau: -Các khoản cho vay từ ngày 01/10/2007 trở đi được áp dụng với lãi suất cho vay là 0.5%/ tháng - Các khoản cho vay từ 30/09/2007 trở về trước còn dư nợ đến ngày 30/09/2007 vẫn được áp dụng lãi suất cho vay đã ghi trên hợp đồng tín dụng hoạc Sổ tiết kiệm và vay vốn hoặc khế ước nhận nợ - Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay 2.2.2.2 Thời hạn cho vay: Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn trong suốt quá trình học tập của mình. Sau khi học sinh sinh viên ra trường được 2 năm mà chưa trả được nợ thì số nợ này mới bị chuyển sang nợ quá hạn. Như vậy thời gian cho vay với học sinh sinh viên học đại học là 4-5 năm , học cao đẳng là 2-3 năm, học trung cấp là từ 1-2 năm. Việc cho vay với thời hạn cho vay ưu đãi này đã khiến học sinh sinh viên trên toàn địa bàn được yên tâm hơn trong học tập và không phải chịu áp lực của việc trả nợ. 2.2.2.3 Doanh số cho vay và mức cho vay bình quân hộ tại các địa phương trên địa bàn Bảng 4: Diễn biến doanh số cho vay chương trình cho vay học sinh sinh viên giai đoạn 2007-2009 đơn vị triệu đồng, hộ Stt Quận, huyện dư nợ nhận bàn giao (2003) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số cho vay Mức cho vay bình quân Doanh số cho vay Mức cho vay bình quân Doanh số cho vay Mức cho vay bình quân số lượt hộ số tiền cho vay Số lượt hộ số tiền cho vay số lượt hộ số tiền cho vay 1 Thanh Trì - 265 1058 3.99 437 2548 5.83 479 4024 8.4 2 Từ Liêm - 133 532 4.00 371 2387 6.43 254 2034 8.0 3 Gia Lâm - 143 569 3.98 150 1055 7.03 125 1066 8.5 4 Đông Anh - 816 3264 4.00 1395 10622 7.61 2013 16107 8.0 5 Sóc Sơn - 737 2950 4.00 1100 7646 6.95 1273 10693 8.4 6 Đống Đa - 30 120 4.00 55 376 6.84 50 416 8.4 7 Ba Đình - 24 95 3.96 60 448 7.47 102 837 8.2 8 Thanh Xuân - 33 134 4.06 70 279 4.00 50 409 8.1 9 Tây Hồ - 12 40 3.33 28 159 5.68 34 279 8.1 10 Cầu Giấy - 30 123 4.10 60 372 6.20 48 410 8.5 11 Long Biên - 120 479 3.99 258 1492 5.78 264 2190 8.3 12 Hoàng Mai - 60 239 3.98 170 970 5.71 163 1384 8.5 13 Hội sở chính (Hoàn Kiếm+ Hai BàTrưng) 5004 289 11524 3.99 388 1550 4.00 182 1385 7.6 14 Sơn Tây - - - - - - - 1708 12915 7.6 15 Chương Mỹ - - - - - - - 4214 34124 8.1 16 Bà Vì - - - - - - - 3733 31357 8.4 17 Thường Tín - - - - - - - 1791 15046 8.4 18 Mỹ Đức - - - - - - - 3107 24857 8.0 19 Phú Xuyên - - - - - - - 2294 18581 8.1 20 Phúc Thọ - - - - - - - 2959 23375 7.9 21 ứng Hoà - - - - - - - 3333 27664 8.3 22 Thanh Oai - - - - - - - 2285 19196 8.4 23 Thạch Thất - - - - - - - 2749 22819 8.3 24 Quốc Oai - - - - - - - 2555 20188 7.9 25 Hoài Đức - - - - - - - 2189 18170 8.3 26 Đan Phượng - - - - - - - 1410 11422 8.1 27 Hà Đông - - - - - - - 571 4798 8.4 28 Mê Linh - - - - - - - 2698 22120 8.2 Tổng cộng 5004 2692 10757 4.00 6386 39478 6.18 42636 347876 8.2 Nguồn báo cáo chi nhánh NHCSXH thành phố Hà nội Nhìn vào bảng số liệu này cho ta thấy số tiền cho vay tăng dần theo các năm tại các địa phương. Tổng số tiền cho vay ở trong năm 2008 là 39478 tăng gần 4 lần so với năm 2007 ( với số liệu là 10757). Điều này cho ta thấy việc cho vay đối tượng học sinh sinh viên đang được chính phủ đầu tư nhiều hơn. Số hộ vay vốn trong năm sau nhiều hơn năm trước rất nhiều chứng tỏ đời sống của nhiều em học sinh sinh viên trên địa bàn được quan tâm nhiều hơn.Cuối năm 2008, Thành phố Hà nội sáp nhập thêm tỉnh Hà tây cũ và huyện Mê Linh (Vĩnh phúc). Do đó việc cho vay được mở rộng ra ở nhiều địa phương hơn. Tình hình tài chính ở những vùng mới sát nhập so với những quận huyện cũ là thấp hơn. Số hộ có hoàn cảnh khó khăn có con em đi học trên những địa bàn này nhiều. Do đó trên bảng số liệu cho ta thấy doanh số cho vay và lượt hộ vay vốn trên những địa phương này nhiều hơn các quận,huyện của Hà nội cũ. Điển hình như mức cho vay cao nhất là ở Chương Mỹ ( Hà Tây cũ) với số tiền cho vay là 34134 triệu trong lúc đó mức cho vay ở quận Tây Hồ chỉ là 279 triệu thấp hơn rât nhiều.Điều này dẫn đến cả số tiền cho vay và số lượt hộ vay trên địa bàn Hà nội trong năm 2009 tăng vọt lên so với năm 2008 ( gấp gần 8 lần ) Xét về mức cho vay bình quân : Qua bảng cho ta thấy mức cho vay bình quân của các địa phương ở từng năm gần như xấp xỉ với mức cho vay bình quân của cả địa bàn.Biên độ giữa mức cao nhất và mức thấp nhất thường không lớn. Mức cho vay bình quân trên toàn địa bàn tăng dần qua các năm. Nếu năm 2007 con số này chỉ ở mức là 4.00 thì 2008 là 6.18 và năm 2009 đã lên tới 8.2 . So với mức cho vay bình quân của ngân hàng chính sách quy đinh thì những con số này hoàn toàn phù hợp. 2.2.2.4 Diến biến dư nợ cho vay Bảng 5 Diễn biến Dư nợ cho vay Chương trình cho vay học sinh sinh viên giai đoạn 2007-2009 Đơn vị triệu đồng, hộ STT Quận, huyện 2007 2008 2009 Số tiền Tốc độ tăng trưởng (%) Số tiền Tốc độ tăng trưởng (%) Số tiền Tốc độ tăng trưởng (%) 1 Thanh Trì 1062 26450 3565 236 7328 105 2 Từ Liêm 532 100 2900 445 4739 63 3 Gia Lâm 569 100 1618 185 2479 53 4 Đông Anh 3264 42157 13862 325 29503 112 5 Sóc Sơn 2958 100 10570 257 21042 99 6 Đống Đa 120 100 492 310 849 72. 7 Ba Đình 95 149 542 470 986 82 8 Thanh Xuân 212 100 489 130 867 77 9 Tây Hồ 40 323 199 397.5 471 136 10 Cầu Giấy 148 100 490 231 849 73 11 Long Biên 479 100 1923 301 3850 100 12 Hoàng Mai 239 2400 1193 399 2539 113 13 Hội sở chính (Hoàn Kiếm+ Hai Bà Trưng) 6658 100 7203 8 7552 4 14 Sơn Tây - - 23605 15 Chương Mỹ - - 65843 16 Bà Vì - - 63008 17 Thường Tín - - 28714 18 Mỹ Đức - - 50116 19 Phú Xuyên - - 34449 20 Phúc Thọ - - 47375 21 ứng Hoà - - 53965 22 Thanh Oai - - 36380 23 Thạch Thất - - 42339 24 Quốc Oai - - 38470 25 Hoài Đức - - 38301 26 Đan Phượng - - 24932 27 Hà Đông - - 9715 28 Mê Linh - - 41574 Tổng cộng 16376 131 65482 300 681840 941 Nguồn báo cáo chi nhánh NHCSXH thành phố Hà nội Căn cứ vào bảng số liệu cho ta thấy dư nợ cho vay trên toàn địa bàn gia tăng rất nhanh. Nếu năm 2007 tổng dư nợ chỉ ở mức 16376 triệu đồng thì năm2008 con số này đã lên tới 65482 triệu đồng tức tăng lên gấp 4 lần và đến năm 2009 đã là 681840, so với năm 2008 tốc độ tăng trưởng dư nợ là 941%. Qua đây cho ta thấy việc quay vòng vốn cho chương trình này khá khó khăn, điêù này cũng dễ hiểu do chương trình này thường cho vay với thời gian kéo dài và mức tín dụng cho vay ngày một tăng lên, địa bàn cho vay cũng được mở rộng ra (năm 2009) như đã phân tích ở bảng trên Dư nợ cho vay ở từng địa phương cũng tăng lên. Có nơi tăng lên rất nhiều. Cụ thể như Đông Anh và Sóc Sơn. Đây là những huyện khó khăn hơn trong địa bàn Hà nội khi chưa sáp nhập nên mức cho vay và dư nợ cho vay thường ở mức cao hơn những địa phương khác 2.2.2.5 Về doanh số thu nợ trên toàn địa bàn: Do đây là một chương trình mới và phương thức cho vay mới được điều chỉnh theo hướng cho vay trực tiếp sang cho vay hộ gia đình do đó việc thu nợ trong hai năm 2007 và 2008 thường diễn ra ở hội sở chính là chủ yếu và doanh số thu nợ thường ở mức khiêm tốn so với tổng dư nợ. Trong năm 2007 chi nhánh đã thu nợ được 1463 triệu đồng trong đó ở hội sở thành phố thu được là 1445 triệu, Thanh Xuân 8 triệu, Cầu Giấy 10 triệu. Trong năm 2008 chi nhánh đã thu đươc 1340 triệu đồng trong đó ở hội sỏ thu được 980 triệu, một số huyện như Thanh Trì thu được 90triệu , Long Biên : 48triệu,... Trong năm 2009 hầu hết các sở giao dịch quận huyện trên địa bàn thành phố Hà nội đều thu được nợ, doanh số thu nợ ở các huyện mới sáp nhập cũng khá cao. Do đó tổng doanh số thu nợ trên toàn địa bàn lên đến 17737 triệu. Cụ thể em xin đưa ra số liệu về doanh số thu nợ trên địa bàn như sau: Bảng 6: Diễn biến doanh số thu nợ Chương trình cho vay học sinh sinh viên giai đoạn 2007-2009 đơn vị triệu đồng, hộ STT Quận, huyện năm 2007 năm 2008 năm 2009 STT Quận, huyện năm 2007 năm 2008 năm 2009 1 Thanh Trì 90 247 14 Sơn Tây - - 420 2 Từ Liêm 28 188 15 Chương Mỹ - - 2534 3 Gia Lâm 4 205 16 Bà Vì - - 2244 4 Đông Anh 24 467 17 Thường Tín - - 835 5 Sóc Sơn 34 221 18 Mỹ Đức - - 719 6 Đống Đa 4 67 19 Phú Xuyên - - 383 7 Ba Đình 4 10 20 Phúc Thọ - - 487 8 Thanh Xuân 8 2 33 21 ứng Hoà - - 995 9 Tây Hồ - - 22 Thanh Oai - - 1248 10 Cầu Giấy 10 28 44 23 Thạch Thất - - 848 11 Long Biên 48 264 24 Quốc Oai - - 873 12 Hoàng Mai 15 39 25 Hoài Đức - - 880 13 Hội sở chính (Hoàn Kiếm+ Hai Bà Trưng) 1445 980 1001 26 Đan Phượng - - 1166 27 Hà Đông - - 238 28 Mê Linh - - 1083 Tổng cộng 1463 1340 2786 Tổng cộng - - 14951 Nguồn báo cáo chi nhánh NHCSXH thành phố Hà nội 2.2.2.6 Dư nợ quá hạn : Bảng 7: Bảng kê khai dư nợ quá hạn trên toàn địa bàn đơn vị triệu đồng, hộ năm 2007 2008 2009 Doanh số thu nợ 1463 1340 17737 Dư nợ quá hạn 1533 1732 2205 Nguồn báo cáo chi nhánh NHCSXH thành phố Hà nội Bảng 8: Bảng dư nợ quá hạn tại các địa phương qua ba năm hoạt động đơn vị triệu đồng, hộ Năm2007 Năm 2008 Năm 2009 Ba Vì - - 5 Thạch Thất - - 8 Đan Phượng - - 6 Gia Lâm - - 8 Ba Đình - - 8 Thanh Xuân - - 3 Hà Đông - - 8 Hội sở thành phố 1533 1732 2159 Tổng cộng 1533 1732 2205 Nguồn báo cáo chi nhánh NHCSXH thành phố Hà nội Truớc đây khi chi nhánh đi vào hoạt động chi nhánh đã được bàn giao nợ quá hạn từ ngân hàng Công Thương, mặt khác phương thức cho vay áp dụng lúc ấy theo hình thức cho vay trực tiếp học sinh sinh viên qua hội sở thành phố. Do đó dư nợ quá hạn trong hai năm 2007,2008 chỉ có ở hội sở. Trong năm 2009 ở một số địa phương khác bắt đầu xuất hiện nợ quá hạn và nợ quá hạn thống kê tại hội sở cũng tăng lên. Việc cho vay theo phương thức cho vay trực tiếp trước đây kèm theo những thủ tục không chặt chẽ đã khiến nhiều học sinh sinh viên chây ỳ trong việc trả nợ, những khoản nợ quá hạn chuyển từ ngân hàng Công Thương sang là những khoản khó đòi.Đó là lý do mà dư nợ quá hạn tại hội sở luôn ở mức cao như vậy. Mặc dù dư nợ quá hạn của ngân hàng trong hai năm đầu cao hơn doanh số thu nợ, nhưng đến năm 2009 doanh số thu nợ của chi nhánh đã cao hơn hẳn nợ quá hạn.Đây là một tín hiệu khá tốt Căn cứ vào bảng cho ta thấy dư nợ quá hạn tại các địa phương rất thấp so với doanh số thu nợ. Điều này chứng tỏ chất lượng cho vay theo phương thức cho vay gián tiếp tại các phòng giao dịch ở chi nhánh khá hiệu quả. 2.2.2.7 Về phương thức cho vay: Bảng 9: Phân loại dư nợ cho vay Theo đơn vị nhận uỷ thác và NHCSXH trực tiếp quản lý đơn vị triệu đồng, hộ STT Đơn vị quản lý Tổng số tổ TK&VV quản lý tổng số khách hàng còn dư nợ Dư nợ đến 31/12/2009 Tỷ trọng so với tổng dư nợ HHSV(%) Tổng số Trong đó Nợ quá hạn Tỷ lệ(%) I Tổ chức hội nhận uỷ thác 6342 56894 674252 27 0.004 98.89 1 Hội phụ nữ 3192 35840 427197 13 0.003 62.65 2 Hội nông dân 2032 16159 191158 11 0.006 28.04 3 Hội cựu chiến binh 909 3708 43891 3 0.007 6.44 4 Đoàn thanh niên 209 1187 12006 - - 1.76 II NHCSXH trực tiếp quản lý (cho vay trực tiếp) 1300 7588 2178 28.70 1.11 Tổng cộng 6342 58194 681840 2205 28.71 100 Nguồn báo cáo chi nhánh NHCSXH thành phố Hà nội Các tổ tiết kiệm và vay vốn thực sự là cánh tay vươn dài của NHCSXH trong việc kết nạp thành viên vay vốn, theo dõi quản lý dư nợ, đôn đốc nộp gốc và lãi cho ngân hàng theo hợp đồng ủy nhiệm được ký kết. Đối với các tổ tiết kiệm và vay vốn nhận bàn giao từ NHNo&PTNT, ngay từ khi nhận bàn giao NHCSXH đã củng cố lại ban quản lý tổ, sát nhập những tổ hoạt động yếu kém từ chính quyền thôn, xóm thực hiện ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội. NHCSXH phối hợp với các hội, đoàn thể tập huấn nghiệp vụ cho các tổ tiết kiệm và vay vốn ( Tổ TK & VV) nhằm nâng cao trình độ nhận thức hiểu biết, theo dõi vốn ủy thác. NHCSXH tiến hành chi trả trực tiếp hoa hồng cho các tổ ngay sau khi nộp lãi tại các điểm trực lưu động cũng như tại trụ sở các PGD. Qua bảng số liệu cho ta thấy số tổ tiết kiệm và vay vốn trên toàn địa bàn là 6342 quản lý 56894 khách hàng . Trong đó hội phụ nữ nhận uỷ thác cho vay với khối lượng khách hàng lớn nhất. Đó là do trong thời gian gần đây ngân hàng cấp tín dụng chương trình này theo hướng cho vay học sinh sinh viên qua hộ gia đình là chủ yếu. Do đó tổng khách hàng còn dư nợ và tổng dư nợ do tổ chức hội nhận uỷ thác quản lý lớn hơn nhiều so với NHCSXH trực tiếp quản lý. Ngoài ra, qua bảng này cũng cho ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ tính đến 31/12/2009 của các tổ chức hội là rất thấp hầu như không đáng kể. Chứng tỏ chất lượng tín dụng xét về mặt lượng là khá tốt. Tuy nhiên việc cho vay trực tiếp qua hội sở ( NHCSXH trực tiếp quản lý) tỷ lệ này khá cao nó chiếm 28.7 % tổng dư nợ. 2.3 Đánh giá chung về tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà nội 2.3.1 Những mặt đạt được: Thông qua bảng số liệu cho ta thấy ngày càng nhiều học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn được tiếp cận với nguồn vốn vay này. Chi nhánh đã đạt được mục tiêu đề ra đối với chương trình tín dụng này.Việc đề ra chỉ tiêu và hoàn thành tốt chỉ tiêu cho ta thấy được đóng góp của chi nhánh trong mục tiêu chung của chương trình - Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên đã cụ thể hoá sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về dầu tư cho giáo dục , nhằm đào tạo đội ngũ người lao động có trình độ về chuyên môn , có tay nghề đáp ứng nhu cầu , đòi hỏi của xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước - Việc tạo điều kiện cho học sinh sinh viên theo học tại các trường trên cả nước vay vốn, nhất là những trường dạy nghề đã góp phần ổn định tình hình an ninh , chính trị của địa phương giảm thiểu các tệ nạn xã hội cũng như mở ra một cơ hội việc làm cho học sinh sinh viên là con em gia đình nghèo , có hoàn cảnh khó khăn - Nhiều hộ gia đình vay vốn chương trình học sinh sinh viên đã có thể yên tâm tạo điều kiện cho con em theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng , Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề trên cả nước , ngay cả trong trường hợp phải trang trải chi phí cho 02 hay 03 người con cùng theo học. Một số gia đình nghèo được tạo điều kiện vay vốn cho nhiều người con cùng đi học tiêu biểu như: + Hộ gia đình Ông Nguyễn Hồng Bình là hộ nghèo ở xã Nam sơn , huyện Sóc Sơn đang vay vốn số tiền 8 triệu đồng một kỳ (dư nợ sau khi giải ngân lần1) để cho 02 con theo học tại trường Đại học Nông nghiệp và Đại học Mỏ địa chất. + Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Tính là hộ nghèo ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn vay đợt 1 số tiền 7 triệu đồng cho hai con theo học tại trường Đại học Công nghiệp và Đại học Khoa học Tự nhiên + Tại Đông Anh , có trên 50 triệu đồng dư nợ cho vay các hộ gia đình có từ 02 con theo học , trong đó có trường hợp vay vốn cho 03 con theo học như gia đình hộ vay Nguyễn Thị Mức là hộ nghèo xã Mai Lâm, vay đợt số tiền 24 triệu đồng cho 03 con theo học Đại học Bách Khoa , Đại học Ngoại Thương và Học viện Quan Hệ Quốc Tế. - Trong công tác tuyên truyền: Chi nhánh đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương , Ban, Ngành,Hội đoàn thể các cấp cũng như các phương tiện thông tin đại chúng: Truyền hình, báo, đài, đặc biệt tận dụng thế mạnh của hệ thống phát thanh trên loa. đài phường , chức năng tuyên truyền của các Hội đoàn thể để đảy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển tải các nội dung thông tin về chương trình cho vay HSSV , nhất là nội dung quyết định 157 cuả Thủ tướng Chính phủ tới mọi người dân trên địa bàn thành phố Hà nội - Trong công tác thực hiện cho vay tại chi nhánh, theo các văn bản pháp lý hiện hành của nhà nước. Mức cho vay được đièu chỉnh tăng lên phù hợp với diễn biến kinh tế, đối tượng cho vay cũng được mở rộng. Tuy nguồn vốn của ngân hàng bị động nhưng ngân hàng vẫn bố trí cho vay kịp thời tới các đối tượng vay vốn. Ngoài ra để phục vụ tốt cho công tác cho vay tại chi nhánh, chi nhánh đã thực hiện hiệu quả một số giải pháp cụ thể sau: - Tập trung công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ Hội đoàn thể, Tổ trưởng tổ TK&VV, Chủ dự án , cán bộ làm công tác chính sách cấp xã... và cán bộ NHCSXH về nghiệp vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo các văn bản hiện hành: + Xây dựng kế hoạch đào tạo tập huấn gắn với nhu cầu, mục tiêu của công việc theo từng thời kỳ hoạt động cụ thể + Tranh thủ sự tạo điều kiện của UBND , Hội đoàn thể các cấp trong việc bố trí địa điểm , hỗ trợ kinh phí để triển khai tập huấn + Kết thúc mỗi đợt đào tạo , tập huấn đều có đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm thông qua công tác kiểm tra , giám sát. - Củng cố chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV, vì đây được xác định là mắc xích quan trọng trong hệ thống NHCSXH 2.3.2 Một số mặt còn hạn chế : 2.3.2.1 Chương trình tín dụng có khối lượng tín dụng lớn có thời hạn vay vốn dài, bình quân là 5 năm học chưa có thu nợ quay vòng, sau khi ra trường một năm và bắt đầu từ năm thứ 7 trở đi mới thu món cho vay ( trừ học sinh học nghề có thời gian học ngắn hạn). Vì vậy cần thiết phải bố trí nguồn vốn dài hạn, ổn định để đầu tư cho chương trình này. Tuy nhiên việc triển khai kế hoạch cho vay vừa qua cho thấy việc bố trí nguồn vốn rất bị động nên thời hạn nguồn vốn không ổn định và không rõ ràng, gây khó khăn trong quá trình triển khai. 2.3.2.2 Việc cấp giấy xác nhận cho học sinh sinh viên vay vốn: +)Trong giấy xác nhận , sinh viên có thể tự điền vào phần xác nhận diện học sinh sinh viên vay vốn để vay tiền ở nhiều nơi ( Ví dụ sinh viên tự tích vào ô “mồ côi” để vay trực tiếp tại NHCSXH, đồng thời làm giấy xác nhận khác chuyển bố, mẹ làm thủ tục vay ở địa phương). +) Giấy xác nhận của Nhà trường được dùng 01 lần để làm căn cứ giải ngân cho cả 02 kỳ học, HSSV có thể lợi dụng tiếp tục vay vốn kỳ 2 khi đã chuyển học trường khác ,bỏ học, bị đuổi học, .... giữa năm học. 2.3.2.3 Trong vấn đề quản lý: Mặc dù chương trình tín dụng cho HSSV được triển khai từ năm 1998 đền nay, nhưng NHCSXH chỉ xem khoảng thời gian này như quá trình thử nghiệm và chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý đối với chương trình này.Chi nhánh NHCSXH Hà nội cũng không ngoại lệ. Do việc triển khai chương trình theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được diễn ra trên phạm vi rộng, khối lượng tín dụng và số lượng HSSV vay vốn ngày một nhiều nên chi nhánh không tránh khỏi những lúng túng và khó khăn, nhất là khâu phối hợp giữa chi nhánh Hà nội với các trường Đại học, cao đẳng , trung học chuyên nghiệp và dạy nghề vì phải qua nhiều đầu mối , đơn vị chủ quản ( Một số trường do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý , một số khác lại do Bộ giáo dục và Đào tạo hoặc cán bộ chuyên ngành quản lý, một số lại do Sở Lao động thương binh và xã hội thành phố quản lý...) thông tin hai chiều giữa nhà trường và ngân hàng bị hạn chế. 2.3.2.4 Tại nhiều nơi,Chính quyền và Hội đoàn thể xã, phường còn chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương , chính sách tín dụng của Nhà nước đối với học sinh sinh viên cũng như cơ chế cho vay của ngân hàng chính sách xã hội , vì thế đã nảy sinh tâm lý e ngại không muốn triển khai hoặc mở rộng đối tượng được vay vốn , nhất là triển khai cho các đối tượng đào tạo học nghề ( do thời gian cho vay chương trình học sinh sinh viên kéo dài , việc theo dõi , quản lý vốn vay phức tạp...) 2.3.2.5 Cơ cấu cho vay chưa đồng đều , dư nợ tập trung chủ yếu cho vay ở khối Đại học , cao đẳng ; Khối đào tạo học nghề tuy rất lớn song gần như chưa vay. 2.3..2.6 Hiện tại , công tác thu nợ quá hạn nhận bàn giao từ ngân hàng Công thương khó khăn, phức tạp do học sinh sinh viên không có ý thức trả nợ để nợ quá hạn chây ỳ từ nhiều năm nay, học sinh sinh viên sau khi ra trường không về địa phương sinh sống, gia đình không cung cấp thông tin ; có trường hợp khi vay vốn không khai rõ ràng địa chỉ gốc nên không tìm được địa chỉ ; sinh viên ra trường không làm cam kết trả nợ ngân hàng ... đến nay chưa có hướng giải quyết 2.3.2.7 Người vay chưa cần trả lãi trong suốt thời gian học tương đối dài. Việc quản lý và theo dõi nợ phải uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị – xã hội,Tổ TK& VV và bản thân ngân hàng chi phí cho việc giải ngân lớn và không có thu lãi để bù đắp một phần chi phí cũng gây khó khăn trong việc triển khai chương trình này. Dưới diễn biến đồng tiền Việt ngày một rớt giá , với tính chất cho vay đối với đối tượng học sinh sinh viên của chi nhánh là với lãi suất ưu đãi và thời gian cho vay thường kéo dài điều này dẫn tới chi phí trong việc cho vay thường ở mức cao 2.3.2.5 Về các văn bản pháp quy Các quyết định của chương trình trước Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định phương thức cho vay , phương thức thu nợ thu lãi khác với quyết định 157/2007/QĐ-TTg gây nhiều hiểu lầm và khó khăn trong quá trình quản lý và theo dõi cho người vay và ngân hàng. Nguyên nhân của những hạn chế 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đây có phần khách quan là do NHCSXH mới ra đời,mô hình quản lý cơ chế tín dụng rất mới không có tiền lệ tại các ngân hàng mà chỉ thực hiện ở NHCSXH, đòi hỏi NHCSXH phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh dần do đó các văn bản pháp quy thường được thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Điều này dẫn tới sự hiểu lầm trong việc thực hiện đã nói ở trên Ngoài ra trong xu thế hội nhập WTO việc cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước đã tạo ra nhiều ưu đãi hơn cho người dân gửi tiền và như thế việc huy động vốn của chi nhánh trong bộ phận dân cư thêm phần khó khăn hơn. Mặt khác trong tình hình kinh tế thị trường trong nước và quốc tế khá phức tạp , tỷ lệ lạm phát biến đổi không ngừng,ngưòi dân thường có xu hướng mua vàng và bất động sản hơn là gửi tiết kiệm điều này có thể giải thích việc bổ trí nguồn vốn bị động và chi phí của việc cho vay thường ở mức cao Những tháng cuối năm 2009 lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng cao, ngân hàng Nhà nước thực hiện kiềm chế lạm phát đã có những tác động ảnh hưởng đến công tác huy động vốn và giải ngân ý thức của một số sinh viên thường là chưa cao. Nhà nước đã tạo điều kiện cho các bạn để các bạn yên tâm hơn trong quá trình học tập nhưng họ vẫn chây ỳ trong việc trả nợ Nhận thức của chính quyền địa phương và Hội đoàn thể xã , phương còn chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương chính sách tín dụng của nhà nước Một số hộ chưa nhận thức hết được về quyền lợi trách nhiệm và nghĩa vụ của họ khi sử dụng vốn tín dụng này Nguyên nhân chủ quan: Việc sáp nhập chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Tây vào Hà nội làm cho hệ thống chi nhánh mở rộng ra. Quy mô các các phòng giao dịch cấp huyện không đồng đều về tổ chức cán bộ , về quy mô tín dụng.Việc thống kê số liệu về học sinh sinh viên ngày một khó khăn hơn ,số lượng học sinh sinh viên được vay vốn ngày một nhiều trong khi số cán bộ hoạt động trong ngân hàng hạn chế.Việc phổ cập và ứng dụng các phần mềm tin học cho hoạt động thống kê khoa học tiện lợi hơn đang tiến hành bước đầu nên cũng gặp phải một số khó khăn Hội sở chi nhánh và một số phòng giao dịch cấp huyện chưa có trụ sở làm việc , phải đi thuê, mượn một số nơi thường phải di chuyển địa điểm làm việc ảnh hưởng đến công tác phục vụ các đối tượng chính sách Trình độ cán bộ Ngân hàng , cán bộ Hội đoàn thể nhận uỷ thác không đồng đều , một số nơi năng lực cán bộ còn yếu nên việc triển khai các nghiệp vụ mới , các chính sách mới của chương trình tín dụng này là chưa hiệu quả Trong hoạt động cho vay một số cán bộ hoạt động tại cơ sở lơ là trong việc thống kê những học sinh sinh viên đủ tiêu chuẩn vay vốn . Điều này dẫn tới việc cho vay không đúng đối tượng CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1 Quan điểm cho vay học sinh sinh viên Chương trình cho vay học sinh sinh viên là một chương trình cho vay không vì mục đích lợi nhuận mà mục đích chủ yếu là thực hiện công bằng xã hội gớp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đảm bảo an sinh xã hội và đống góp vào sự nghiệp phát triển đát nước Hiện nay, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được ngân hàng chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi. Trả gốc và lãi sau. Thời hạn cho vay thường kéo dài trung bình từ khoảng 4-5 năm, thời gian trả nợ khoảng sau khi ra trường 2 năm khách hàng mới phải trả nợ 3.2. Định hướng hoạt động của chi nhánh trong những năm tới Thực hiện sự chỉ đạo của NHCSXH Việt nam, của UBND Thành phố , cán bộ viên chức toàn chi nhánh tập trung phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch tín dụng , kế hoạch tài chính được giao năm 2010. Phấn đấu năm 2010 đồng vốn NHCSXH đầu tư góp phần thực hiện mục tiêu chung của thành phố là làm giảm 22.000 hộ nghèo, giải quyết việc làm cho trên 30.000 lao động, hỗ trợ nhà ở cho người nghèo khoảng 800 nhà, giúp cho trên 65.000 HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn theo học tại các trường Đại học, cao đẩng, cơ sở dạy nghề... góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương. Phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch TW giao về nguồn vốn và dư nợ. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 25% so với năm 2009. Hiệu suất sử dụng vốn đạt 99% , tỷ lệ thu lãi trên 95%. Phấn đấu hoàn thành trên 100% kế hoạch khoán tài chính được trung ương giao , đảm bảo đủ lương và các khảon thu nhập cho CBCNV theo quy định Cụ thể đối với chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có một số kế hoạch như sau: - Tiếp tục triển khai chương trình vay vốn đối vơi học sinh sinh viên theo Quyết định 157 của thủ tướng chính phủ , đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn đầy đủ, kịp thời không để một trường hợp học sinh sinh viên nào phải bỏ học vì không đủ chi phí trang trải cho việc học tập - Kế hoạch đến cuối năm 2010 mức tín dụng cho vay học sinh sinh viên tăng 56% so với năm 2009 - Tiếp tục đôn đốc thu hồi nợ nhất là nợ nhận bàn giao , giảm tỷ ệ nợ quá hạn 3.3 Bài học kinh nghiệm rút ta sau 6 năm thực hiện chương trình - Thứ nhất: Việc tổ chức triển khai chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên được thực hiện một cách kịp thời và hiệu quả khi có sự tham gia của cả hệ thống xã hội. Đó là sự chỉ đạo sát sao của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương, sự phối hợp hiệu quả của các Ban , ngành, Hội đoàn thể và cơ quan liên quan cùng sự ủng hộ từ phía nhân dân ( qua mấy năm triển khai, từ khi có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống xã hội triển khai thực hiện, dư nợ tín dụng chương trình học sinh sinh viên đã tăng lên rất nhiều so với thời điểm trước khi có quyết định 157). Thực tế cho thấy, tại địa phương có sự tham gia tích cực của hệ thỗng chính trị xã hội, đặc biệt của cấp uỷ, Chính quyền thì triển khai tốt và có hiệu quả. - Thứ hai, chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên của Nhà nước hoàn toàn phù hợp với nhu cầu ,nguyện vọng của đông đảo nhân dân, do vậy đã nhanh chóng đi vào cuộc sống của nhân dân Thủ đô và đem lại nhiều hiệu quả thiết thực. - Thứ ba, vấn đề đào tạo tập huấn và thông tin tuyên truyền là một trong những giải pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác cho vay, giúp người dân và các cơ quan liên quan hiểu rõ chủ trương của Nhà nước, nắm chắc quy trình nghiệp vụ trong quá trình triển khai thực hiện. - Thứ tư, Tổ TK& VV là đầu mối khách hàng quan trọng của NHCSXH, chất lượng hoạt động của Tổ phản ánh chất lượng của công tác cho vay.Mô hình hoạt động của NHCSXH ngoài trụ sở giao dịch còn có các điểm giao dịch lưu động tại xã, phường, đây là đặc điểm riêng có , là thế mạnh và là thành công của NHCSXH trong quá trình chuyển tải các chương trình tín dụng ưu đãi đến với nhân dân. Chính vì vậy, công tác kiện toàn hình thiức cũng như chất lượng hoạt động của các Tổ giao dịch lưu động cấp xã và Tổ TK&VV trên toàn địa bàn luôn được coi trọng và là mục tiêu lâu dài của NHCSXH. Trên cơ sở đặc điểm của chương trình tín dụng này, bài học rút ra qua quá trình hoạt động trong thời gian vùă qua và định hướng hoạt động của ngân hàng trong những năm tới đây, việc nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội Hà nội cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản như sau: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viwn của chi nhanh ngân hàng chính sách xã hôi Hà nội Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện Quyết định 157 của thủ tướng chính phủ -Phối hợp với các cơ quan Lao động thương binh và xã hội trong việc chỉ đạo Ban xoá đói giảm nghèo cấp xã và tham mưu UBND xác nhận đối tượng vay vốn theo quy định. - Phối hợp với sở giáo dục và đào tạo trong khâu thông tin ,tuyên truyền vaf khâu kiểm tra , giám sát việc triển khai Quyết định 157 của Thủ tướng chính phủ tại các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trực thuộc - Phối hợp với Nhà trường chính quyền địa phương và Hội đoàn thể cấp xã trong việc quản lý đối tượng vay vốn trước , trong và sau khi cho vay, kịp thời xử lý những trường hợp cho vay sai đối tượng , sử dụng vốn sai mục đích hoặc học sinh sinh viêm bỏ học, mắc tệ nạn xã hội.... 3.4.2 Củng cố chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV , vì đây được xác định là mắc xích quan trọng trong hệ thống ngân hàng chính sách xã hội góp phần phát huy hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội trong đó có việc triển khai chương trình cho vay học sinh sinh viên. Cụ thể: 3.4.2.1 Quán triệt và chấn chỉnh hoạt động của TK và VV theo nội dung quyết định số 783/QĐ-HĐQT ngày 29/7/2003 của hội đồng quản trị NHCSXH : tổ TK và VV bao gồm các tổ viên là các đối tượng thụ hưởng chính sách cư trú trên cùng địa bàn dân cư trong phạm vi cấp thôn, do các tổ chức chính trị xã hội đứng ra thành lập. TK và VV thực hiện nhiệm vụ tác nghiệp một số khâu trong quy trình cho vay, cụ thể: Nhận đơn xin vay vốn của người vay, tổ chức họp bình xét công khai danh sách và trình UBND xã phê duyệt. Gửi bộ hồ sơ được UBND xã phê duyệt lên ngân hàng nơi phục vụ để phê duyệt. Khi có thông báo giải ngân của ngân hàng, thông báo cho người vay đến địa điểm giao dịch của ngân hàng để nhận tiền vay, trả nợ, trả lãi đến hạn hoặc tổ trưởng tổ TK và VV trực tiếp nộp số lãi thu được trong kỳ cho ngân hàng (nếu được ủy nhiệm thu lãi, có ghi trong hợp đồng ủy thác đã ký với tổ). Thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ viên vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay. Phát hiện kịp thời những khoản nợ sử dụng sai mục đích, nợ bị rủi ro bất khả kháng để thông báo cho cán bộ ngân hàng tại buổi giao ban hàng tháng để lập biên bản xử lý theo quy định. 3.4.2.2.Tổ TK và VV là tổ thực hiện nhiều chương trình cho vay của NHCSXH như : cho vay hộ nghèo, cho vay HSSV, cho vay nước sạch vệ sinh môi trườngvà một số chương trình tín dụng khác. 3.4.2.3 Trên địa bàn của thôn có nhiều hộ thuộc đối tượng vay vốn, có nhu cầu thành lập nhiều tổ thì NHCSXH thỏa thuận với các tổ chức chính trị xã hội khuyến khích nhiều tổ chức hội cùng đứng ra thành lập tổ để tạo sự thi đua và phong phú cho hoạt động của hội đoàn thể tại thôn, bản. Tổ viên trong tổ TK và VV không nhất thiết là hội viên của tổ chức hội(ví dụ như Đoàn thanh niên đứng ra thành lập tổ thì tổ viên có thể là phụ nữ, nông dân hoặc cựu chiến binh, miễn là người vay vốn tin tưởng và tự nguyện gia nhập, đoàn thanh niên đứng ra thành lập quản lý và giám sát thì tổ đó là tổ vay vốn của đoàn thanh niên). 3.4.2.4.Thường vụ của hội đoàn thể cấp xã (chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thường vụ) không được kiêm nhiệm tham gia ban quản lý tổ, tổ trưởng tổ TK và VV. Phải tách bạch bằng được chức năng quản lý ra khỏi chức năng điều hành tác nghiệp của tổ TK và VV. Thường vụ tổ chức hội ở cấp xã cũng không được chỉ định các chi hội trưởng ở cấp thôn là tổ trưởng, chấm dứt mọi hình thức tổ con trong tổ to(tổ to do hội đoàn thể cấp xã và tổ con là chi hội đoàn thể ở thôn), việc bình xét ban quản lý tổ, tổ trưởng tổ TK và VV phải do các tổ viên bình chọn và bầu ra. 3.4.2.5 Các đơn vị ngân hàng chấn chỉnh, củng cố sắp xếp lại tổ TK và VV theo thôn để thực hiện cho vay với số lượng tổ vien nên có từ 35 đến 50 người, tổ TK và VV phải có số lượng tổ viên như vậy mới có thu nhập tự tiên hoa hồng do NHCSXH trả và họ mới gắn bó với hoạt động của tổ nhiêu hơn, trừ một số nơi vùng sâu vùng xa có số hộ trong bản, buôn ít, các bản ở cách rất xa nhau. Việc sắp xếp tổ chức lại tổ TK và VV đồng thời là việc phải tổ chức bẩu chọn tổ trưởng, ban quản lý tổ, để tổ có thể thực hiện được nhiệm vụ thì ngân hàng phôi hợp với các tổ chức hội cấp xã hướng dẫn tổ TK và VV chọn người có đủ năng lực, uy tín đứng ra làm tổ trưởng. Tiền phí dịch vụ hoa hồng NHCSXH trả cho tổ TK và VV là thu nhập thuộc toàn quyền sử dụng của tổ, ngoài việc sử dụng cho chi phí sinh hoạt chung của tổ thì phấn lớn(80-90%) dùng để bồi dưỡng cho ban quản lý tổ. Các tổ TK và VV nhận bàn giao từ NHNo&PTNT, những nơi chưa tổ chức sắp xếp lại phải tiến hành ngay việc sắp xếp theo các nội dung đã nêu trên đây, không được khoanh lại khong có tổ vay vốn theo dõi để thu hồi nợ. Trong khi tổ chức sắp xếp lại tổ TK và VV đối với những tổ trước đây có tiền tiết kiệm của tổ viên, tổ TK và VV cũ khi tách ra tổ khác có thể được giải quyết bằng cách: tổ TK và VV cũ đứng ra làm thủ tục để trả nợ gốc hoặc lãi cho từng tổ viên trên cơ sở số tiền tiết kiệm của mỗi tổ viên trước khi nhập vào tổ khác. 3.4.2.6 Ngoài ra để củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ Tổ tiết kiệm và vay vốn cần thực hiện them một số giải pháp sau: - Thường xuyên tổ chức tập huấn trực tiếp cho Ban quản lý tổ TK&VV theo hình thức “ cầm tay, chỉ việc” trong các cuộc họp giao ban định kỳ cũng như trong quá trình hoàn thiện hồ sơ cho vay của tổ, quá tình kiểm tra sử dụng vốn. - In các nội dung quy định về chức năng quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý tổ TK&VV tại trang bìa cuối của sổ sách cung cấp cho tổ TK&VV : Sổ theo dõi cho vay- thu nợ – thu lãi thành viên trong ban quản lý tổ TK&VV để tạo điều kiện thuận lợi trong các quan hệ giao dịch với ngân hàng cũng như đảm bảo an toàn trong khâu quản lý vốn vay -Yêu cầu cán bộ tín dụng phu trách địa bàn phải nắm rõ địa chỉ , thân nhân và hoàn cảnh gia đình của từng thành viên trong Ban quản lý tổ TK&VV để tạo điều kiện thuận lợi trong các giao dịch vớ Ngân hàng cũng như đảm bảo an toàn trong khâuquản lý vốn vay 3.4.3 Nâng cao chất lượng , hiệu quả hoạt động của các tổ giao dịch lưu động cấp xã để công khai hoá, xã hội hoá chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với học sinh sinh viên, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác - Tranh thủ sự chỉ đạo của trưởng ban đại diện các cấp trong việc bố trí địa điểm và lịch giao dịch lưu động - Ban hành văn bản chỉ đạo chi tiết cụ thể và quán triệt tới từng cán bộ Chi nhánh để làm cơ sở triển khai thực hiện trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng chính sách xã hội , đặc biệt lưu ý tới việc nghiêm túc duy trì lịch giao dịch cố định hàng tháng và việc công khai các nội dung thông tin tại UBND phường , xã 3.4.4. Phối hợp tốt chính quyền địa phương , Ban, Ngành, Hội đoàn thể các cấp cũng như các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, báo, đài, đặc biệt tận dụng thế mạnh của hệ thống phát thanh trên loa, đài phường, chức năng tuyên truyền của các hội doàn thể để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển tải các nội dung thông tin về chương trình cho vay học sinh sinh viên , nhất là nội dung quyết định 157 của Thủ tướng chính phủ tới mọi người dân trên địa bàn Hà nội 3.4.5 Về tổ chức cho vay: + Chủ động tham mưu Ban đại diện kịp thời phân bổ chỉ tiêu tănng trưởng vốn tín dụng năm 2010, nắm bắt nợ đến hạn sẽ thu hồi để đẩy nhanh tốc độ quay vòng luân chuyển vốn. Nâng mức cho vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được tổng giám đốc ngân hàng chính sách xã hội giao. + Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với hội đoàn thể các cấp triển khai thực hiện tốt chương trình uỷ thác cho vay thông qua việc tổ chức giao ban với các cấp Hội từ cơ sở theo quy định hàng tháng, quý để kịp thời đánh giá kết quả đạt được, chỉnh sửa các tồn tại , đề ra các biện pháp giải quyết cụ thể cho từng thời kỳ nhằm đạt được các kế hoạch chương trình đã đề ra. + Phối hợp tập huấn nghiệp vụ trên cơ sở hướng dẫn tại văn bản số 101/TTĐT và triển khai chương trình tín dụng học sinh sịnh viên có hoàn cảnh khó khăn đến cán bộ Ngân hàng, cán bộ chuyên trách các cấp hội đoàn thể, Ban quản lý tổ TK&VV thực hiện tốt chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi + Ngoài ra đối với chương trình cho vay này,Ngân hàng Chính sách xã hội đã ký kết với ngân hàng Agribank( ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam và Vietinbank (ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt nam) về việc phát hành thẻ để thực hiện giải ngân cho vay chương trình tín dụng HSSV. Do đây là một hướng giải ngân mới không qua hình thức tiền mặt do đó chi nhánh cần thực hiện công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ các phòng nghiệp vụ , phòng giao dịch về tín dụng, kế toán tin học,... theo hướng mới cho phù hợp, đồng thời thực hiện tốt việc phổ biến hướng dẫn cán bộ về quy trình , thủ tục cho vay qua hình thức phát hành thẻ 3.4.6 Kết hợp nhiều giải pháp để đôn đốc , thu hồi nợ ( kể cả nợ quá hạn ), đảm bảo vốn cho vay quay vòng.Đây phần lớn là phần dư nợ cho vay nhận bàn giao từ ngân hàng công thương trước đây, đối tượng vay nằm rải rác tại khắp các tỉnh thành trên cả nước: - Gửi thông báo nự đến hạn, quá hạn , thông báo trả nợ thay về gia đình học sinh sinh viên vay vốn để đôn đốc, nhắc nhở người vay có trách nhiệm hoàn trả vốn. - Phối hợp với NHCSXH các tỉnh trong việc đối chiếu hộ gia đình học sinh sinh viên vay vốn, nhất là đối với những trường hợp địa chỉ gia đình không rõ ràng hoặc chuyển nơi khác sinh sống. 3.4.7 Một số giải pháp khác: - Tiếp tục thực hiện xã hội hoá công tác cho vay , dân chủ trong việc bình xét về đối tượng thụ hưởng các chương trình tín dụng, đối tượng vay vốn. Quá trình thực hiện các chương trình tín dụng chính sách phải có sự phối hợp của các Bộ, Ngành từ trung ương đến cấp uỷ , chính quyền địa phương và đặc biệt việc cho vay có sự bình xét, tham gia của người dân của tổ tiết kiệm và vay vốn, của các tổ chức chính trị – xã hội. - Để việc cho vay tới học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được kịp thời và đầy đủ, Chi nhánh cần có sự điều tra để nắm bắt nhu cầu vốn vay đối với đối tượng học sinh sinh viên trên địa bàn. Từ đó kiến nghị Chính phủ có kế hoạch cân đối nguồn vốn để NHCSXH giải ngân -Mở rộng cho vay đi đôu với không ngừng củng cố nâng cao chất lượng tín dụng nhằm kiểm soát vầ khống chế rủi ro. Tiến hành phân tích làm rõ các nguyên nhân quá hạn từ đó có giải pháp cụ thể để xử lý , thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn kiên quyết chuyển nợ quá hạn , thu hồi nợ trước hạn đối cới những khoản cho vay sai đối tượng, sử dụng vốn sai mục đích. - Thường xuyên theo dõi , nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở từ đó có những giải pháp chỉ đạo tháo gỡ kịp thời đảm bảo thực hiện đúng chủ trương , đúng chính sách các chương trình được giao. - Tăng cường công tác tự kiểm tra và kiểm tra chuyên đề có sự tham gia của liên ngành, của uỷ viên Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị địa phương nhằm đánh giá những kết quả đạt được cúng như những tồn tại , hạn chế một cách khách quan , trung thực từ đó có biện pháp khắc phục xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh. Đồng thời qua thực tế kiểm tra , rà soát các chủ trương, chính sách, quy trình , thủ tục nếu xét thấy không còn phù hợp thì trình Chính phủ, Bộ ngành trung ương xem xét chỉnh sửa, bổ sung để triển khai thiực hiện đảm bảo phát huy hiệu quả, đúng chính sách, chế độ quy định - Gắn thực hiện kế hoạch tài chính với tăng trưởng dư nợ tín dụng, tổ chức phát động các phong trào thi đua, lập thành tích hoàn thành các chỉ tiêu , nhiệm vụ kế hoach được giao, tổ chức sơ kết các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, đặc biệt là Đại lễ 1000 năm Thăng long- Hà nội. Đồng thời ngân hàng cần có cơ chế khuyến khích bằng lợi ích vật chất để động viên phát huy tinh thần học tập của các em học sinh sinh viên 3.5 Kiến nghị Để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác cho vay đối với học sinh sinh viên khắc phục được những khó khăn, tồn tại qua thời gian đầu triển khai Quyết định 157 của Thủ tướng chính phủ , Em xin đề xuất một số nội dung như sau: 3.5.1 Với Ngân hàng chính sách xã hội - Phối hợp chặt chẽ hơn với Bộ Giáo dục và Đào tạo, trung tâm dạy nghề thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội theo dõi nợ vay đối với học sinh sinh viên nhất là khi học sinh sinh viên ra trường có việc làm, và đối tượng vay trực tiếp qua ngân hàng. Nhiều học sinh sinh viên sau khi học tập trên địa bàn đã chuyển đi làm ở một địa phương khác không thuộc phạm vi quản lý của chi nhánh .Do đó việc theo dõi phải có sự phối hợp của nhiều bộ ban nghành nhằm hạn chế được tình trạng chầy ỳ trong việc trả nợ -Quy định mức phí trả cho các cấp Hội và Ban quản lý tổ TK&VV trong khi chưa thu được lãi vay - Nội dung quy định về việc xác nhận đối tượng học sinh sinh viên vay vốn thuộc diện mồ côi cần được Ngân hàng quy định rõ ràng cụ thể hơn. (Ví dụ : Khi cho vay những đối tượng này yêu câu Học sinh sinh viên phải có xác nhận của UBND cấp xã ) 3.5.2 Kiến nghị với Chính quyền, Hội đoàn thể các cấp và các cơ quan liên quan - Đề nghị cơ quan chức năng bố trí nguồn vốn ổn định từ ngân sách Nhà nước hàng năm hoặc phát hành trái phiếu chính phủ hoặc vay ODA ngay từ đầu năm, không nên dồn nén theo từng kỳ của năm học để tránh bị động nguồn vốn - Chính quyền địa phương và hội đoàn thể cấp xã, Phường chủ động hơn nữa trong công tác tuyên truyền về chương trình tín dụng ưu đãi đối với học sinh sinh viên để mọi người dân được hiểu và tiếp cận được với chủ trương đúng dắn của chính phủ - Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội trong việc giám sát vốn vay, kịp thời thông báo cho ngân hàng biết những biểu hện có nguy cơ gây thất thoát vốn như: Sử dụng sai mục đích, cho vay không đúng đối tượng , học sinh sinh viên bỏ học đuổi học nhưng vẫn vay vốn, mắc bệnh tế nạn xã hội... - Nhà trường lập danh sách học sinh sinh viên có nhu cầu vay vốn để tiện theo dõi, quản lý và xác nhận cho học sinh sinh viên theo đọt ( tránh tình trạng 01 HSSV được cấp nhiều giấy xác nhận trỏng một năm học ). Thông báo số tiền học phí của từng học sinh sinh viên và ghi rõ tài khoản của nhà trường( Trên giấy xác nhận của học sinh sinh viên ) để ngân hàng chuyển tiền học phí cho học sinh sinh viên đó, hạn chế trường hợp sử dụng tiền vay sai mục đích KẾT LUẬN Chương trình tín dụng học sinh sinh viên là một chương trình khá thiết thực, nó đã cụ thể hoá sự quan tâm của Nhà nước ta về đàu tư cho giáo dục, tạo niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước Từ thực trạng đã phân tích ở chi nhánh cho ta thấy số học sinh sinh viên trên địa bàn được vay vốn, mức cho vay bình quân, dư nợ bình quân hộ không ngừng gia tăng.. Kết quả cho vay học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội thực sự có hiệu quả khi trên địa bàn không có một học sinh nào phải bỏ học do thiếu học phí và luôn có những phản hồi tốt từ phía các bạn và gia đình. Chất lượng tín dụng xét về mặt định tính và định lượng nhìn chung khá tốt. Tuy nhiên việc thực hiện kênh tín dụng vẫn còn gặp phải một số khó khăn Qua nghiên cứu thực trạng cho vay học sinh sinh viên tại ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà nội, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với học sinh sinh viên. Nghiên cứu chuyên đề này còn khá mới mẻ và phức tạp giữa lý luận và thực tiễn. Với thời gian và khả năng có hạn, bài viết sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong được sự góp ý của cô giáo và các đồng chí cán bộ NHCSXH Thành phố Hà Nội để bài viết được hoàn thiện hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO giảo trình ngân hàng thương mại – TS Phan Thị Thu Hà, NXB thống kê 2006 Giáo trình thẩm định tín dụng – TS Nguyễn Minh Kiều NXB Tài chính năm 2006 Nâng cao chất lượng tín dụng – Website NHCSXH : vpbs.ỏg.vn Ngân hàng thương mại- Edwrd K. Gill Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động ( 2003-2008) triển khai chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên của chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng HSSV năm 2009, mục tiêu nhiệm vụ năm 2010 của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà nội Văn bản số 2525/ NHCS- TDSV về việc giải ngân cho vay qua thẻ đối với chương trình tín dụng HSSV của ngân hàng chính sách xã hội Văn bản số 2162A/ NHCS –TD hướng dẫn thủ tục và quy trình nghiệp vụ cho vay đối tượng học sinh sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội Quyết định 157/ 2007/ QĐ- TTg ngày 27/09/2007 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội HSSV : Học sinh sinh viên PGD : Phòng giao dịch TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn KT-KT nội bộ : Kế toán – Kiểm toán nội bộ HĐQT : Hội đồng quản trị UBND : Uỷ ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân TW : Trung ương NHNo & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng CSXH TP Hà Nội 31 Bảng 2: Kết quả cho vay, dư nợ tín dụng 39 Bảng 3: Cơ cấnguồn vốn 43 Bảng 4: Diễn biến doanh số cho vay 45 Bảng 5: Diễn biến Dư nợ cho vay 48 Bảng 6: Diễn biến doanh số thu nợ 51 Bảng 7: Bảng kê khai dư nợ quá hạn trên toàn địa bàn 52 Bảng 8: Bảng dư nợ quá hạn tại các địa phương qua ba năm hoạt động 52 Bảng 9: Phân loại dư nợ cho vay 53

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31715.doc
Tài liệu liên quan