MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HDBANK
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2
1.2 Cơ cấu tổ chức 3
1.3 Sản phẩm 6
1.4 Tình hình hoạt động trong những năm qua 7
1.5 Định hướng phát triển trong thời gian tới 12
Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI HDBANK
2.1 Khái quát về thanh toán quốc tế và phương thức tín dụng chứng từ
2.1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế 16
2.1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế 16
2.1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 16
2.1.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu 18
2.1.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 21
2.1.2.1 Khái niệm 21
2.1.2.2 Ý nghĩa 21
2.1.2.3 Quy trình nghiệp vụ 23
2.1.2.4 Các loại thư tín dụng 23
2.2 Chất lượng vận dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
2.2.1 Chất lượng 26 2.2.1.1 Khái niệm chất lượng 26
2.2.1.2 Quản lý chất lượng trong lĩnh vực ngân hàng theo quan điểm hiện đại 28
2.2.2 Chất lượng vận dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 30
2.2.2.1 Khái niệm chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ 30
2.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ 31
2.2.2.2.1 L/C được mở vào thời điểm hợp lý và có nội dung phù hợp 31
2.2.2.2.2 Ngân hàng thông báo kiểm tra chính xác tính chân thật bề ngoài của L/C và nhanh chóng chuyển L/C nhận được từ ngân hàng phát hành cho người xuất khẩu 31
2.2.2.2.3 Tính hoàn hảo của bộ chứng từ do nhà xuất khẩu lập và chất lượng công tác tư vấn lập chứng từ của ngân hàng thông báo đối với nhà xuất khẩu 32
2.2.2.2.4 Ngân hàng phát hành thực hiện tốt trách nhiệm của mình khi tiếp nhận bộ chứng từ hàng hóa từ phía người xuất khẩu 32
2.2.2.2.5 Ngân hàng phát hành nhanh chóng thu được tiền hàng từ phía người nhập khẩu 33
2.2.2.2.6 Tỷ lệ rủi ro trong thanh toán phải thấp 33
2.3 Tình hình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại HDBank
2.3.1 Tình hình hoạt động phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại HDBank 35
2.3.1.1 Đánh giá chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại HDBank 35
2.3.1.2 Tình hình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ 37
2.3.2 Đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng tại HDBank theo tiêu chuẩn chất lượng 39
2.3.2.1 Đánh giá chất lượng L/C được mở vào thời điểm hợp lý và có nội dung phù hợp 39
2.3.2.2 Đánh giá chất lượng việc kiểm tra chính xác tính chân thật bề ngoài của L/C và nhanh chóng chuyển L/C nhận được từ ngân hàng phát hành cho người xuất khẩu (khi đóng vai trò là ngân hàng thông báo) 42
2.3.2.3 Đánh giá chất lượng về tính hoàn hảo của bộ chứng từ do nhà xuất khẩu lập và chất lượng công tác tư vấn lập chứng từ của ngân hàng thông báo đối với nhà xuất khẩu 43
2.3.2.4 Đánh giá chất lượng ngân hàng phát hành thực hiện tốt trách nhiệm của mình khi tiếp nhận bộ chứng từ hàng hóa từ phía người xuất khẩu 45
2.3.2.5 Đánh giá chất lượng ngân hàng phát hành nhanh chóng thu được tiền hàng từ phía người nhập khẩu 45
2.3.2.6 Đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn tỷ lệ rủi ro trong thanh toán phải thấp 46
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI HDBANK
3.1 Mục đích 49
3.2 Căn cứ 49
3.3 Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại HDBank
3.3.1 Áp dụng thương mại điện tử vào công tác mở L/C 49
3.3.2 Thành lập bộ phận tư vấn thanh toán L/C cho khách hàng 52
3.3.3 Áp dụng công nghệ EDCA vào thông báo L/C cho nhà xuất khẩu 56
3.3.4 Tiến hành trả lãi cho khoản tiền ký quỹ mở L/C 58
3.4 Giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại HDBank
3.4.1 Nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh toán quốc tế 58
3.4.2 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý rủi ro trong thanh toán 59
KẾT LUẬN
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng vận dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại HDBank, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HDBANK
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2
1.2 Cơ cấu tổ chức 3
1.3 Sản phẩm 6
1.4 Tình hình hoạt động trong những năm qua 7
1.5 Định hướng phát triển trong thời gian tới 12
Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 04/01/1990 Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP. Hồ Chí Minh (HDBank) được thành lập. Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, HDBank đã mang lấy sứ mệnh “phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị, góp phần xây dựng TP. Hồ Chí Minh văn minh hiện đại”. Lấy sứ mệnh trên làm mục tiêu hoạt động và phát triển, HDBank có chức năng thực hiện kinh doanh tổng hợp, đa dạng trong lĩnh vực nhà ở; kinh doanh tiền tệ, tín dụng thông qua việc đầu tư vốn, cung ứng tín dụng và dịch vụ nhà; tập trung huy động vốn và quản lý tất cả các nguồn vốn để phục vụ chương trình phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị; tư vấn cho Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh về chương trình, kế hoạch phát triển nhà và chỉnh trang đô thị.
Ngành nghề kinh doanh: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; Vay vốn các tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Hùn vốn và liên doanh; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc theo tiêu chuẩn quốc tế ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài; Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài.
Cho đến thời điểm tháng 01 năm 2008, HDBank đã đạt được mức vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng, tăng 100% so với năm 2007.
Toàn bộ hoạt động của HDBank đều được thực hiện thống nhất theo các Qui trình, Qui chế của HDBank, tuân thủ nghiêm ngặt theo qui định của pháp luật. Sau nhiều đợt thanh tra chặt chẽ của thanh tra Ngân hàng Nhà nước, HDBank đã hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí về sự phát triển lành mạnh của một ngân hàng thương mại cổ phần.
Mặc dù là một ngân hàng TMCP có qui mô nhỏ, nhưng nếu xét về "tỷ suất lợi nhuận đạt được/vốn điều lệ" HDBank có thể sánh ngang với các ngân hàng TMCP hàng đầu ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh những hiệu quả về lợi nhuận, HDBank cũng rất quan tâm đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình, nhằm mục đích đưa thương hiệu HDBank trở thành một thương hiệu có giá trị cao trong thị trường tài chính.
Cơ cấu tổ chức
Hình 1.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QL TÀI SẢN
HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG
HỘI ĐỒNG NHÂN SỰ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KIỂM
TRA
KIỂM TOÁN NỘI BỘ
PHÒNG
KẾ HOẠCH &
PHÁT TRIỂN
PHÒNG
THANH TOÁN & NGÂN QUỸ
PHÒNG
KẾ TOÁN &
TÀI CHÍNH
PHÒNG
NHÂN SỰ
&
QUẢN TRỊ HC
PHÒNG
KINH DOANH
PHÒNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ
PHÒNG
TIN HỌC
CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN
CHI NHÁNH QUẬN 5
CHI NHÁNH CỘNG HÒA
CHI NHÁNH HIỆP PHÚ
CHI NHÁNH LÃNH BINH THĂNG
CHI NHÁNH BÌNH CHÁNH
CHI NHÁNH CẦN THƠ
Hội Sở
Hội sở HDBank là nơi tập trung quản lý thống nhất các hoạt động trong toàn hệ thống. Thông qua các phòng ban được tổ chức tại hội sở toàn bộ các hoạt động của hệ thống được quản lý thông qua hệ thống các phòng ban.
Phòng kinh doanh
Thực hiện các nghiệp vụ cấp tính dụng của ngân hàng : cho vay ngắn hạn ; trung,dài hạn. Các nghiệp vụ bảo lãnh ; nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá (khi có qui định của Tổng Giám đốc). Giữ vai trò trung tâm thông tin tín dụng cho toàn hệ thống; Tham mưu ; chỉ đạo nghiệp vụ tí dụng toàn hệ thống cho Ban Tổng Giám đốc. Giúp việc và tham mưu cho Ban điều hành trong việc soạn thảo các qui chế qui trình liên quan nghiệp vụ cấp tín dụng. Tiếp xúc và làm viêc với các đối tác khách hàng (các Chủ đầu tư dự án) để có thể tiến đến ký các hợp đồng hợp tác, liên kết để mở rông thị phần tín dụng đồng thời triển khai các hợp đồng thời triển khai các hợp đồng này cho toàn hệ thống thực hiện.
Phòng tài chính & kế toán
Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống ngân hàng.
Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính, tham mưu cho Tổng giám đốc các gải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính. Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp. Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo qui định.
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng thanh toán quốc tế là đầu mối trong việc hoạt đông thanh toán quốc tế trong hệ thống HDBank. Thực hiện mối qun hệ quốc tế với các ngân hàng đại lý. Và thực hiện các dịch vụ đối ngoại khác. Dịch thuật chứng từ, tài liệu lien quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế cho ngân hàng và khách hàng.
Phòng thanh toán & ngân quỹ
Triển khai viêc thực hiện có hiệu quả các hoạt đông liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ, tiền gửi hộ, tiền vay, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng SJC và nghiệp vụ ngân quỹ phù hợp với các quy định của ngân hàng nhà nước và của ngân hàng.
Nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện các dịch vụ ngân hàng, biểu phí dịch vụ; các dịch vụ phi tín dụng liên quan đến hoạt động thanh toán và ngân quỹ. Nghiên cứu, soạn thảo và triển khai thực hiện các quy chế, quy định, quy trình và các hướng dẫn thực hiện về các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ của toàn hệ thống ngân hàng.
Phòng kế hoạch & phát triển
Tham mưu cho Ban điều hành trong việc:
Xây dựng và đề ra các chính sách, giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân ngân hang trong từng giai đoạn cụ thể.
Chỉ đạo hoạt động kinh doanh hàng ngày, tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng.
Cụ thể là các chính sách về: cấp tín dụng, huy động vốn, quản trị tài sản nợ, tài sản có và cung ứng các dịch vụ ngân hàng.
Phát triển mạng lưới hoạt động; nâng cao sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh cũng như quảng bá của ngân hàng trên thị trường tài chính- tiền tệ.
Làm đầu mối trong việc kết hợp giữa các Phòng, Ban, Chi nhánh để triển khai thực hiện một chính sách kinh doanh cụ thể hoặc việc cải tiến, phát triển một sản phẩm - dịch vụ mới. Thực hiện các chức năng kinh doanh như trong phần nhiệm vụ cụ thể
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chế nghiệp vụ của ngân hàng. Kiểm tra nghiệp vụ ngân hàng trong toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ của ngân hàng nhà nước và các qui trình, quy chế của ngân hàng.
Phòng dịch vụ địa ốc
Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc:
Định giá bất động sản, nhà, đất…
Tư vấn, hỗ trợ các Chi nhánh về nghiệp vụ địa ốc khi có yêu cầu.
Tiếp xúc và làm việc với các đối tác khách hàng(các chủ đầu tư dự án) để có thể tiến đến ký các hợp đồng môi giới, dịch vụ đồng thời triển khai các hợp đồng này trong toàn hệ thống để thực hiện.
Tổ chức thực hiện các dịch vụ địa ốc phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như đáp ứng các nhu cầu của khách hàng nhằm góp phần gia tăng doanh số và tạo điều kiện để thu hút khách hàng đến với các dịch vụ khác của ngân hàng.
Phòng tin học
Thu nhập, sử lý và lưu trữ thong tin. Phụ trách hệ thống tin học trong toàn hệ thống. Tư vấn cho Tổng Giám đốc và triển khai việc thực hiện sử dụng các hệ thống phần mềm mới.
Phòng nhân sự và quản trị hành chính
Tham mưu cho ban điều hành trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng quản lý nguồn nhân lực toàn hệ thống. Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng.
1.3 Sản phẩm
Danh mục sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân
Tiền gởi thanh toán
Tiền gởi thanh toán VND
Tiền gởi thanh toán Ngoại tệ
Tiền gởi tiết kiệm
Tiết kiệm không kỳ hạn
Tiết kiệm có kỳ hạn
Tiết kiệm vàng
Tiết kiệm bậc thang theo tiền gởi
Tiết kiệm bậc thang theo thời gian
Tín dụng
Cho vay mua nhà nền nhà
Cho vay mua nhà, nền nhà tại các dự án quy họach khu dân cư, khu thương mại
Cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản
Cho vay tiêu dùng
Cho vay mua xe hơi trả góp
Tín dụng du học
Cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ & đời sống
Cho vay cầm cố chứng từ có giá
Chiết khấu thể tiết kiệm
Dịch vụ chuyển tiền
Chuyển tiền trong nước
Chuyển tiền nước ngoài
Dịch vụ thanh toán
Mua bán vàng, ngoại tệ
Dịch vụ bất động sản
Chiết khấu giấy tờ có giá
Danh mục sản phẩm dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi có kỳ hạn
Tín dụng
Cho vay sản xuất - kinh doanh, dịch vụ và đời sống
Cho vay thực hiện dự án nhà đất - Khu dân cư
Mua bán ngoại tệ
Thanh toán quốc tế
Chuyển tiền cho các tổ chức kinh tế xã hội
Chuyển tiền thanh toán tiền hàng bằng điện (T/T)
Nhờ thu gửi đến
Nhờ thu trơn
Phát hành và thanh toán tín dụng thư (L/C)
Dịch vụ bảo lãnh
Dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước
Tình hình hoạt động trong những năm qua
Kết quả hoạt động kinh doanh:
Năm 2008 là năm mà thị trường tài chính khủng hoảng biến động lãi suất lớn nhất từ trước tới nay khiến cho hàng loạt ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt thanh khoản, nợ quá hạn gia tăng, lợi nhuận sụt giảm,… nhưng HDBank đã bình tĩnh vượt qua “cơn địa chấn khủng hoảng” một cách an toàn, đạt được các kết quả hoạt động tích cực sau:
Lợi nhuận trước thuế: 80 tỉ, giảm 52% so 2007, vượt 60% kế họach
Lợi nhuận ròng: 60 tỉ
Tỷ lệ chia cổ tức: 6%
Tổng thu: 1.246 tỉ, trong đó:
Thu lãi cho vay: 818 tỉ (chiếm 65,6%)
Thu từ hoạt động phi tín dụng: 406 tỉ (chiếm 32,6%)
Thu khác: 22 tỉ (chiếm 1,8%)
Tổng chi trước thuế: 1.166 tỉ, trong đó:
Chi nghiệp vụ: 992 tỉ (chiếm 85,1%)
Chi quản lý: 126 tỉ (chiếm 10,8%)
Chi khác: 48 tỉ (chiếm 4,1%)
Biểu đồ 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh
(Đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng HDBank)
Tổng tài sản:
Tổng tài sản trong năm 2008 đạt 9.558 tỷ, đạt 69,1% so với năm 2007 và 79,6% so với kế hoạch.
Cơ cấu Tài Sản Có:
Thanh khoản 6,1%
Đầu tư tài chính 5,5%
Kinh doanh vốn 19,7%
Tổng dư nợ 64,6%
Phương tiện hoạt động 1,6%
Tài sản có khác 2,6%
Cơ cấu Tài Sản Nợ:
Vốn điều lệ 16,2%
Vốn huy động 81,3%
Các quỹ 0,7%
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 0,6%
Tài sản nợ khác 1,2%
Vốn điều lệ:
Trong năm qua, mặc dù thị trường chứng khoán giảm mạnh, chỉ số VNIndex lao dốc từ 925 điểm vào cuối năm 2007 chỉ còn 315 điểm vào cuối năm 2008, việc tăng vốn điều lệ là một bài toán khó cho các ngân hàng TMCP nhỏ.
Với uy tín và tiềm năng phát triển, HDBank vẫn đảm bảo thực hiện theo lộ trình quy định tại nghị định 141/2006/NĐ-CP, đạt mức 1.550 tỷ vào cuối năm 2008, tăng 1.050 tỷ so cuối năm trước (+210%), tăng cường năng lực tài chính làm nền tảng cho công cuộc hiện đại hóa ngân hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh và thị phần hoạt động.
Biểu đồ 1.2: Tăng trưởng tổng tài sản và vốn điều lệ
(Đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng HDBank)
Huy động vốn:
Thích ứng linh hoạt với biến động của thị trường tiền tệ, phù hợp với các quy định quản lý và điều tiết của Ngân hàng Nhà nước, HDBank đã kịp thời áp dụng các chính sách cạnh tranh lành mạnh thông qua công cụ lãi suất, tạo thêm nhiều sản phẩm huy động mới (tiết kiệm đa lợi, tài khoản lũy tiến, tài khoản linh hoạt, tiết kiện dự thưởng…) nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng và linh hoạt của khách hàng nhằm thu hút nguồn vốn ổn định. Tổng huy động vốn đạt 7.772 tỷ. trong đó huy động từ đơn vị kinh tế và dân cư chiếm 72% (5.602 tỷ) tăng 30,3% (+1.301 tỷ) so với năm 2007.
Biểu đồ 1.3: Tăng trưởng vốn huy động
(Đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng HDBank)
Hoạt động tín dụng:
Trước những khó khăn ảnh hưởng tực tiếp đến hoạt động ngân hàng và các chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng và phát triển khách hàng trong năm 2008 đều bị hạn chế. Tuy nhiên, chất lượng và an toàn tín dụng vẫn là tiêu chí hàng đầu trong hoạt động tín dụng tại HDBank. Hoạt động tín dụng năm 2008 đã đạt được kết quả:
Tổng dư nợ đạt 6.175 tỷ, đạt 69,3% năm 2007 và 86,5% kế hoạch (chiếm 70,5% vốn huy động, nợ xấu chiếm 1,93% tổng dư nợ, trong đó nợ nhóm 5 chiếm 0,51%.
Trích dự phòng đến cuối năm 2008: 40,91 tỷ
Dự phòng chung: 17,59 tỷ
Dự phòng cụ thể: 23,32 tỷ.
Biểu đồ 1.4: Tăng trưởng dư nợ cho vay
(Đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng HDBank)
Hoạt động đầu tư tài chính:
Tổng số tiền đầu tư tài chính là 528 tỷ, đạt 49% kế hoạch năm, giảm 67% so với năm 2007. Trong đó:
Đầu tư trái phiếu và chứng từ có giá của Chính phủ và các tổ chức tín dụng là 244 tỷ, đạt 35% kế hoạch, giảm 83%so với năm 2007.
Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần là 284 tỷ, đạt 75% kế hoạch, tăng 78,7% so với năm 2007.
Dịch vụ ngân hàng:
Với thành tựu trong việc ứng dụng những tiện ích của hệ thống core banking với phần mềm Symbols được đưa vào hoạt động HDBank từ tháng 5/2008, thu từ hoạt động phi tín dụng đạt 406,25 tỷ, tăng 20% (+67,6 tỷ) so 2007, chiếm 32,6% tổng thu. Trong đó một số khoản thu tăng mạnh so năm trước: từ nghiệp vụ Chiết khấu tăng hơn 45%, từ nghiệp vụ Thanh toán và ngân quỹ tăng 81,8%, Thanh toán quốc tế tăng 33%, hoạt động Kinh doanh ngoại hối tăng gần 4 lần và thu khác tăng 36 lần.
Thanh toán trong nước và ngân quỹ:
Doanh số thanh toán trong nước đạt 101,9 tỷ, tăng 23% so năm 2007. Doanh số thu chi tiền mặt đạt 31,6 tỷ, tăng 75%. Tổng thu từ hoạt động thanh toán trong nước và ngân quỹ đạt 2,6 tỷ, tăng 82% (+1,1 tỷ).
Kinh doanh tiền tệ:
Mặc dù gặp phải những khó khăn rất lớn trong năm 2008 nhưng HDBank vẫn đảm bảo tuyệt đối an toàn thanh khoản, dự trữ bắt buộc, đáp ứng tối đa nhu cầu thanh toán của khách hàng, tìm kiếm được các cơ hội kinh doanh nảy sinh chính trong những khó khăn đó.
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 15,7 tỷ, tăng 180,4% so năm 2007.
Thu lãi tiền gửi đạt 142,2 tỷ, đạt 98% năm 2007.
Định hướng phát triển trong thời gian tới
Phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch là một trong những tiêu chí phát triển quan trọng của HDBank. Hiện nay, HDBank đã xây dựng và thực hiện được một phần kế hoạch phát triển mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc. Cụ thể, tính cho đến tháng 06 năm 2008 HDBank đã phát triển được 31 điểm giao dịch, có mặt ở hầu hết các thành phố lớn trên toàn quốc như Tp.HCM, Hà Nội, Hà Tây, Đà Nẵng, Cần Thơ và Bình Dương. Dự kiến đến cuối năm 2008, HDBank sẽ mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch lên 40 điểm trên phạm vi toàn quốc.
Nâng cao năng lực tài chính: Chiến lược của HDBank là đến năm 2010 sẽ đạt mức vốn điều lệ khoảng 3.000 tỷ đồng, trở thành một trong những Ngân hàng TMCP có năng lực tài chính mạnh và phát triển hiện đại. Bên cạnh việc áp dụng chính sách ưu đãi cho cổ đông hiện hữu, HDBank tiếp tục mở rộng việc huy động vốn từ các cổ đông mới, chú trọng đến việc góp vốn đối với cổ đông nước ngoài để đẩy mạnh, nâng cao năng lực tài chính. Năm 2007, HDBank đã dành hơn 200 tỷ đồng để góp vốn vào 11 công ty như: Quỹ đầu tư Việt Nam Partner, công ty Vĩnh Tường, Khu công nghiệp Daresco, HDReal, Hãng hàng không Vietjet…
Phát triển nguồn nhân lực để tăng yếu tố cạnh tranh, thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực chính là sự chuẩn bị cho bước phát triển trong tương lai của HDBank, giữ vững và phát huy những thành tựu mà HDBank đã đạt được một cách bền vững nhất. Tổng số CB-NV HDBank tính đến tháng 06 năm 2008 đạt 815 người, tăng 82% so với năm 2007. Trong đó, số CB-NV có trình độ đại học và trên đại học đạt 60%.
Phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, dựa trên nền tảng công nghệ Core Banking, mở các dịch vụ công nghệ cao như Internet Banking, Home–Banking… góp vốn thành lập công ty cổ phần Thẻ, phát hành thẻ thanh toán nội địa và quốc tế.
Đảm bảo tốt mọi quyền lợi của cổ đông và khách hàng, đây là tôn chỉ hoạt động của HDBank. Trong năm 2007 HDBank đã trả được tỷ lệ cổ tức 16%/năm cho cổ đông, tăng 33% so với cam kết trả cổ tức tối thiểu 12%/năm của HDBank trước cổ đông. Trong năm tài chính 2008, HDBank tiếp tục cam kết trước cổ đông thực hiện chỉ tiêu chi trả cổ tức tối thiểu 12%/năm, đồng thời đảm bảo thực hiện nhanh, hiệu quả các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu HDBank càng cao và đa dạng của các đối tượng khách hàng.
Các mục tiêu kinh donh chủ đạo HDBank năm 2009
Vốn điều lệ tăng lên đạt 3.000 tỷ đồng.
Tổng tài sản đạt 13.500 tỷ đồng tăng 41% so năm 2008
Vốn huy động đạt 11.000 tỷ đồng tăng 42% so năm 2008, trong đó vốn huy động VNĐ tăng 30%.
Dư nợ cho vay đạt 7.667 tỷ tăng 24% so năm 2008, trong đó dư nợ sinh lời VNĐ tăng 30%. Nợ xấu khống chế mức tối đa là 3% tổng dư nợ.
Thu dịch vụ phi tín dụng chiếm tỷ trọng 35% trong tổng thu.
Phát triển mạng lưới: tối thiểu đạt 50 điểm giao dịch vào cuối năm 2009.
Lợi nhuận trước thuế 172 tỷ dồng, ROE là 6,82%, ROA là 1,11%. Đảm bảo chia cổ tức tối thiểu là 5%.