Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng công thương Việt Nam – chi nhánh 3 thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHCTVN VÀ NHCTVN-CN3 TP HCM 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3 1.1.1. Ngân hàng Công Thương Việt Nam 3 1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3 1.1.1.2. Những thành tựu đã đạt được trong thời gian vừa qua 4 1.1.1.3. Ý nghĩa Logo – câu định vị thương hiệu 6 1.1.2. Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh 3 Tp HCM 9 1.2. Bộ máy hoạt động 10 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 10 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 10 1.2.2.1. Phòng Tổ chức - Hành chính 10 1.2.2.2. Phòng Kho quỹ 11 1.2.2.3. Phòng Quản lý rủi ro 11 1.2.2.4. Phòng Khách hàng cá nhân 11 1.2.2.5. Phòng Khách hàng doanh nghiệp 11 1.2.2.6. Phòng Kế toán 12 1.2.2.7. Phòng Thanh toán quốc tế 12 1.2.2.8. Phòng Kế hoạch – Tổng hợp 12 1.2.2.9. Phòng Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ 12 1.3. Các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN - CN3 12 1.3.1. Cho vay và bảo lãnh 12 1.3.2. Nhận tiền gửi 12 1.3.3. Dịch vụ thanh toán 13 1.3.4. Tài trợ thương mại 13 1.3.5. Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử 13 1.3.6. Dịch vụ ngân quỹ 13 1.3.7. Dịch vụ khác 13 1.3.8. Hoạt động đầu tư 14 1.4. Kết quả hoạt động trong thời gian vừa qua 14 1.5. Định hướng phát triển của đơn vị trong thời gian sắp tới 17 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHCTVN-CN3 TP HCM 2.1. Cơ sở lí luận 19 2.1.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng 19 2.1.1.1. Khái niệm 19 2.1.1.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng 19 2.1.1.3. Chức năng, vai trò của tín dụng ngân hàng 20 2.1.1.4. Đối tượng của tín dụng Ngân hàng 22 2.1.1.5. Phân loại tín dụng Ngân hàng 22 2.1.2. Tín dụng tiêu dùng 24 2.1.2.1. Khái niệm tín dụng tiêu dùng 24 2.1.2.2. Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng 24 2.1.2.3. Đối tượng của tín dụng tiêu dùng 25 2.1.2.4. Phân loại tín dụng tiêu dùng 26 2.1.2.5. Ý nghĩa của tín dụng tiêu dùng 28 2.1.2.6. Ưu, nhược điểm của tín dụng tiêu dùng 30 2.1.2.7. Tiềm năng của thị trường tín dụng tiêu dùng 31 2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả của hoạt động tín dụng 34 2.1.3.1. Doanh số cho vay 34 2.1.3.2. Dư nợ cho vay 34 2.1.3.3. Doanh số thu nợ 34 2.1.3.4. Nợ quá hạn 34 2.1.3.5. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động và tổng nguồn vốn 34 2.1.3.6. Tỷ lệ thu nợ 35 2.1.3.7. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 35 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại NHCTVN - CN3 36 2.2.1. Những quy định chung về cho vay tiêu dùng tại NHCTVN 36 2.2.1.1. Đối tượng cho vay 36 2.2.1.2. Điều kiện vay vốn 36 2.2.1.3. Nguyên tắc vay vốn 38 2.2.1.4. Những nhu cầu không được cho vay 38 2.2.1.5. Những trường hợp không được cho vay 39 2.2.1.6. Những trường hợp bị hạn chế cho vay 39 2.2.1.7. Thể loại cho vay 39 2.2.1.8. Hồ sơ cho vay 39 2.2.1.9. Phương thức cho vay 41 2.2.1.10. Mức cho vay tối đa 41 2.2.1.11. Tài sản đảm bảo 42 2.2.1.12. Thời hạn cho vay tối đa 43 2.2.1.13. Thời gian thẩm định và quyết định cho vay 44 2.2.1.14. Lãi suất cho vay 44 2.2.1.15. Quy trình cho vay 45 2.2.2. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại NHCTVN 51 2.2.2.1. Cho vay mua nhà, nền nhà, hoán đổi nhà 51 2.2.2.2. Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà . 51 2.2.2.3. Cho vay mua xe cơ giới . 51 2.2.2.4. Cho vay sinh hoạt tiêu dùng . 51 2.2.2.5. Cho vay tín chấp đối với CB – CNV 51 2.2.2.6. Cho vay hỗ trợ du học 52 2.2.2.7. Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá 52 2.2.3. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHCTVN – CN3 52 2.2.3.1. Thực trạng về nguồn vốn huy động tại NHCTVN – CN3 52 2.2.3.2. Đánh giá chung về hoạt động cho vay tiêu dùng 56 CHƯƠNG 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP CÙNG KIẾN NGHỊ ĐỂ MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHCTVN- CN3 TP HCM 3.1. Những thuận lợi và khó khăn của NHCTVN - CN3 trong việc khai thác thị trường tín dụng tiêu dùng 66 3.1.1. Thuận lợi 66 3.1.2. Khó khăn 69 3.2. Giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng tiêu dùng 71 3.2.1. Xây dựng chiến lược Marketing nhằm thu hút khách hàng 71 3.2.2. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ 72 3.2.3. Hợp tác với các doanh nghiệp khác 74 3.2.4. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề chăm sóc khách hàng 75 3.2.5. Tích cực trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động 76 3.2.6. Xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý 76 3.2.7. Xây dựng hệ thống tính điểm tự động đối với khách hàng cá nhân 77 3.2.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 77 3.3. Một số kiến nghị 78 3.3.1. Đối với chính phủ 78 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước 80 3.3.3. Đối với NHCTVN – CN3 Tp.HCM 81 KẾT LUẬN 85 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng công thương Việt Nam – chi nhánh 3 thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1. Quá trình hình thành và phát triển : 1.1.1. Ngân hàng Công Thương Việt Nam : 1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển : Quá trình hình thành và phát triển của NHCTVN trải qua 3 giai đoạn như sau : Giai đoạn 1 : từ 1988 đến 1990 : - Năm 1986, sự nghiệp Đổi mới do Đảng khởi xướng mở ra một thời kỳ phát triển mới cho nền kinh tế VN. Trong đó, vai trò của hoạt động ngân hàng được coi là “bà đỡ” đối với nền kinh tế. - Sự đổi mới này thể hiện qua việc đổi mới về chính sách và cơ chế quản lý. Ngày 26/3/1988 Chính phủ đã ban hành Nghị định 53/HĐBT hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp, trong đó NHNN làm chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng chuyên doanh trực tiếp kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây chính là tiền đề cho sự ra đời của hệ thống NHTM quốc doanh. Từ hai Vụ công nghiệp và thương nghiệp tách ra từ Ngân hàng Nhà nước, tháng 7/1998, NHCTVN chính thức ra đời và đi vào hoạt động. - NHCT TW được hình thành bởi Vụ Tín Dụng Công Nghiệp và Vụ Tín Dụng Thương Nghiệp với số vốn tự có ban đầu được nhà nước cấp là 200 tỷ đồng. - Các chi nhánh được thành lập trên cơ sở Phòng tín dụng công thương nghiệp – NH Nhà nước tỉnh, thành phố, một số chi nhánh tỉnh, thành phố và một số chi nhánh ngân hàng Nhà nước quận, thị xã, huyện (nơi có kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ phát triển). Giai đoạn 2 : từ năm 1990 đến năm 1996 : - Tháng 10 năm 1990, theo Pháp lệnh NHNN, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính có hiệu lực thi hành – đánh dấu bước “phân định rõ chức năng của NHNN và Ngân hàng kinh doanh”. - Ngày 14/11/1990, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký quyết định số 402/CT thành lập lại ngân hàng với tên gọi mới là “Ngân hàng Công thương Việt Nam”; khẳng định NHCT là một Ngân hàng thương mại có thành viên là các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, một pháp nhân kinh tế hạch toán độc lập. Giai đoạn 3 : từ năm 1996 đến nay : - Ngày 21/09/1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN ký Quyết định số 285/QĐ – NH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ – TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính Phủ. - Từ năm 2001, NHCT tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh; tổ chức quản lý quy trình, nghiệp vụ; hiện đại hoá Ngân hàng; phát triển sản phẩm, dịch vụ theo đề án cơ cấu lại NHCTVN được Chính phủ phê duyệt, nhằm chuẩn bị cho tiến trình hội nhập trong khu vực và quốc tế. 1.1.1.2. Những thành tựu đã đạt được trong thời gian vừa qua : - Chặng đường 20 năm hoạt động của NHCT gặp nhiều khó khăn thử thách. Hiện nay, NHCTVN đã có bước phát triển toàn diện về mọi mặt, giữ vững vai trò là ngân hàng chủ đạo trong việc huy động vốn cho phát triển kinh tế và trở thành 1 trong số 23 ngân hàng đặc biệt của VN về quy mô và công cuộc đổi mới hệ thống ngân hàng VN. - Tính từ năm 1988 đến nay NHCT đã được tặng thưởng: 1 Huân chương Độc lập hạng Nhì, 1 Huân chương Độc lập hạng Ba, 4 Huân chương Lao động hạng Nhất, 22 Huân chương Lao động hạng Nhì, 121 Huân chương Lao động hạng Ba, 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 333 bằng khen của Thủ tướng CP, 8 Cờ thi đua của CP, 20 Cờ Thi đua của Thống đốc NHNN và hàng ngàn bằng khen của Thống đốc và các bộ, ban, ngành ... - Trong năm 2008, NHCT đạt Giải thưởng “Sao vàng Thủ đô 2008” trao cho sản phẩm thẻ E-Partner; Cup vàng “Thương hiệu – Nhãn hiệu” lần III; Giải thưởng “Cúp Vàng ISO lần thứ IV – 2008” do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức bình chọn và trao tặng, “Giải thưởng chất lượng quốc tế” – International Star Award (ISAQ) tại Thụy Sỹ, trở thành ngân hàng đầu tiên tại VN được nhận vinh dự này. Ngoài ra, NHCTVN còn được vinh danh là “ngân hàng có dịch vụ bán lẻ được hài lòng nhất” trong Lễ trao danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất” và “Hàng Việt Nam chất lượng cao” diễn ra vào ngày 23/02/2008 tại Tp.HCM do người tiêu dùng tin tưởng, bình chọn. Bên cạnh đó, NHCT là Ngân hàng đầu tiên của VN được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. - NHCTVN là thành viên sáng lập của các Tổ chức Tài chính Tín dụng như : Sài Gòn Công thương Ngân hàng, Indovinabank (Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam), Công ty cho thuê Tài chính quốc tế – VILC (Công ty cho thuê Tài chính quốc tế đầu tiên tại Việt Nam), Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á – NHCT. - NHCTVN là thành viên chính thức của : Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), Hiệp hội các ngân hàng Châu Á (AABA), Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. - NHCTVN đã ký 8 Hiệp định Tín dụng khung với các quốc gia Bỉ, Đức, Hàn quốc, Thụy Sĩ và có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn của 60 quốc gia trên khắp các châu lục. Gần đây nhất, vào ngày 8/3/2009, NHCTVN đã kí kết thỏa thuận hợp tác với ngân hàng Doha (Doha Bank) về việc chuyển tiền điện tử giữa hai bên. - NHCTVN là ngân hàng tiên phong về việc áp dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng và sàn giao dịch thương mại điện tử VN, có số lượng thẻ phát hành lớn nhất ở VN với số lượng trên 1 triệu thẻ ATM. Mới đây, NHCTVN là ngân hàng đầu tiên áp dụng công nghệ xác thực bằng thẻ Security trong việc xác nhận người quản trị hệ thống. - Sự kiện Lễ ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới VietinBank được NHCTVN đồng tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM ngày15/4/2008 đã đánh dấu một bước đi quan trọng của NHCTVN trong chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển. Sự kiện này cũng khẳng định quyết tâm của Ban lãnh đạo Ngân hàng trong việc phát triển NHCTVN thành một tập đoàn tài chính đa năng hiện đại trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. - Năm 2008, mặc dù trong bối cảnh thị trường chứng khoán giảm mạnh, không thuận lợi nhưng với sự quyết tâm, tự tin và chuẩn bị chuyên nghiệp, ngày 25/12/2008 NHCTVN đã tổ chức bán thành công 53.600.000 cổ phần cho nhà đầu tư với giá trúng thầu bình quân là 20.265 VNĐ/cổ phần. Đây có thể được coi là sự kiện tiêu biểu của thị trường chứng khoán năm 2008. NHCTVN đang khẩn trương thực hiện các phần việc tiếp theo để chuyển đổi mô hình sang NHTM cổ phần, tổ chức Đại hội cổ đông và sớm niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chính thức vào đầu quý 2/2009. 1.1.1.3. Ý nghĩa Logo – câu định vị thương hiệu : Sau khi Việt Nam gia nhập WTO và cam kết mở cửa thị trường tài chính – ngân hàng chậm nhất là vào năm 1011, NHCT nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Năm 2007, NH đã ký hợp đồng với công ty Richard Moore của Mỹ tiến hành xây dựng một thương hiệu chuẩn được bảo hộ và đăng ký toàn cầu. Khi tiến hành đăng ký với Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), thì phát hiện ra thương hiệu Incombank đã được 1 NH ở Nga đăng ký và được bảo hộ ở 29 quốc gia. Chính vì vậy, từ ngày 15/4/2008, NHCTVN chính thức sử dụng hệ thống nhận dạng thương hiệu mới “VietinBank”, thay thế thương hiệu cũ là “Incombank” đã được sử dụng trong 20 năm qua, và câu định vị thương hiệu là “Nâng giá trị cuộc sống”.  Logo VietinBank gồm 2 phần chính : Các chữ cái VietinBank kết hợp với biểu tượng trái đất bao trùm đồng tiền cổ, thể hiện sự gắn kết hòa hợp giữa Trời và Đất, Âm và Dương. Hình ảnh một ban mai tươi sáng với vầng dương đang lên và quĩ đạo chuyển động lớn dần, thể hiện sự vận động và tiếp nối giữa Trời và Đất trong vũ trụ. Logo được đánh giá là trẻ trung, hiện đại và nhất quán, khẳng định tầm nhìn mới của một thương hiệu mang niềm tin Việt, đánh dấu một bước đi tất yếu trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của NHCTVN. 1.1.1.4. Mạng lưới chi nhánh : - Đến nay, mạng lưới hoạt động của NHCTVN đã trải rộng khắp 56/64 tỉnh thành phố, với 3 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm – phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm. - NHCTVN hiện có 4 Công ty hạch toán độc lập : Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm. Ngoài ra, Ngân hàng Công thương Việt Nam còn có 3 đơn vị sự nghiệp : Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - NHCTVN thiết lập quan hệ đại lý với hơn 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Hệ thống tổ chức Ngân hàng Công thương Việt Nam : Hình 1.1 : Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương Việt Nam TRỤ SỞ CHÍNH CHI NHÁNH CẤP 1 VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN SỞ GIAO DỊCH CÔNG TY TRỰC THUỘC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP PHÒNG GIAO DỊCH QUỸ TIẾT KIỆM PHÒNG GIAO DỊCH CN CẤP 2 QUỸ TIẾT KIỆM CN PHỤ THUỘC QUỸ TIẾT KIỆM PHÒNG GIAO DỊCH Hình 1.2 : Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính BỘ MÁY GIÚP VIỆC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG HỆ THỐNG KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ Hình 1.3 : Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của SGD, Chi Nhánh cấp 1, Chi Nhánh cấp 2. GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC QUỸ TIẾT KIỆM TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG GIAO DỊCH TỔ KIỂM TRA NỘI BỘ CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ 1.1.2. Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh 3 Tp HCM : - NHCTVN – CN3 hình thành trên cơ sở tiếp quản trụ sở chi nhánh NHVN Thương Tín. Sau đó, Ngân hàng đổi tên thành NHNN quận 3 trực thuộc NHNN Tp.HCM. - Từ năm 1975, khi mới thành lập NHNN quận 3 thực hiện nhiệm vụ của kho bạc Nhà Nước, hoạt động dưới hình thức bao cấp gồm huy động tiền gửi tiết kiệm, chi trả ngân sách theo kế hoạch đã đề ra. Đất nước đang trong thời kì bao cấp nên nghiệp vụ cho vay của NH rất ít; NH hoạt động không nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận, các chi phí kể cả lương cho nhân viên chủ yếu được cấp phát nên Ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả. - Từ 26/06/1988 theo nghị định 53/HĐBT, hệ thống NHNN từ 1 cấp chuyển sang 2 cấp gồm NHNN và Ngân hàng chuyên doanh. Từ đó, NHNN quận 3 được đổi tên thành NHCTVN – CN3 trực thuộc NHCTVN chi nhánh Tp.HCM; Ngân hàng mở rộng thêm các nghiệp vụ như cho vay, đầu tư… Ở giai đoạn này, các NH hoạt động chuyên về từng lĩnh vực khác nhau nên không có sự cạnh tranh làm cho các NH chuyên doanh nói chung và NHCT – CN3 nói riêng hoạt động không có hiệu quả. - Từ 01/10/1990 các NH chuyên doanh chuyển thành NHTM theo pháp lệnh NH. NHCTVN – CN3 trở thành NHTM hoạt động trong nhiều lĩnh vực với nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhau. - Để dễ dàng tập trung vốn và quản lý, từ ngày 01/10/1993, NHCTVN – CN3 tách khỏi NHCTVN CN Tp.HCM và trực tiếp chịu sự quản lý của NHCTVN, bắt đầu hạch toán kinh doanh toàn ngành. Từ đó đến nay, các dịch vụ của NHCTVN – CN3 ngày càng được hoàn thiện và NH đã phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới để phục vụ khách hàng. 1.2. Bộ máy hoạt động : 1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức : Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kho quỹ Phòng Thanh toán Quốc tế Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kế toán Phòng Quản lý Rủi ro Phòng KH Cá nhân Phòng KH DN Phòng Kế hoạch Tổng hợp Quỹ Tiết kiệm Số 1 Huy động vốn Cấp tín dụng PGD Hai Bà Trưng PGD CMT8 PGD Vườn Chuối PGD Nguyễn Thông PGD Lê Văn Sỹ PGD Phan Đăng Lưu GIÁM ĐỐC Phòng kiểm tra KSNB Tổ Điện toán Hình 1.4 : Sơ đồ bộ máy tổ chức NHCTVN – CN3 Tp.HCM 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban : 1.2.2.1. Phòng Tổ chức – Hành chính : Tổ chức : - Thi tuyển lao động theo quy chế, điều động cán bộ công nhân viên từ nơi khác đến và đi nơi khác, điều động lao động trong nội bộ chi nhánh 3 . - Làm lương hằng tháng cho toàn chi nhánh 3, làm các thủ tục nghỉ hưu, nghỉ việc, chuyển công tác cho người lao động, tính các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thai sản, tai nạn lao động cho người lao động. Hành chính : - Xử lý công tác bảo vệ tại chi nhánh và quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, công tác phòng cháy chữa cháy, theo dõi, quản lý tài sản cố định, công cụ lao động. - Theo dõi và giám sát các công trình XD, sửa chữa, mua sắm TSCĐ và CCLĐ. 1.2.2.2. Phòng kho quỹ : - Thu, chi VNĐ và ngoại tệ, mua bán ngoại tệ theo tỉ giá hối đoái do NHCT quy định. - Quản lý các ấn chỉ có giá : séc, hối phiếu… - Thu hồi, đổi tiền : lẻ, rách, không đủ tiêu chuẩn; thu tiền các nơi để lấy hoa hồng. 1.2.2.3. Phòng quản lý rủi ro : - Chịu trách nhiệm về quản lý, xử lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ được chính phủ xử lý, là đầu mối khai thác và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của Nhà Nước nhằm thu hồi nợ xấu. - Thẩm định và đề xuất cho vay đối với những khách hàng có dư nợ lớn. 1.2.2.4. Phòng khách hàng cá nhân : - Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH. - Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn khách hàng cá nhân, cán bộ công nhân viên : cho vay tiêu dùng, cho vay du học… - Huy động vốn từ các loại tiền gửi, giấy tờ có giá theo kế hoạch của NHCT. - Tiếp thị các sản phẩm thẻ theo kế hoạch của Ngân hàng. 1.2.2.5. Phòng khách hàng doanh nghiệp : Cấp tín dụng ngắn, trung dài hạn cho các doanh nghiệp, công ty lớn. 1.2.2.6. Phòng kế toán : Hạch toán các hoạt động của chi nhánh 3. 1.2.2.7. Phòng thanh toán quốc tế : - Mua – bán ngoại tệ. - Thực hiện dịch vụ chuyển tiền đi, chuyển tiền đến. 1.2.2.8. Phòng kế hoạch – tổng hợp : - Làm kế hoạch gửi lên NHCTVN để làm cơ sở cho kế hoạch của chi nhánh. - Tổng hợp các số liệu, hoạt động chung của chi nhánh để báo cáo cho NHCTVN. 1.2.2.9. Phòng kiểm tra – kiểm soát nội bộ : - Hoạt động độc lập với chi nhánh 3, cán bộ trong phòng được hưởng lương theo quy định của NHCTVN. - Kiểm tra các hoạt động trước và sau khi phê duyệt, xem xét các hoạt động Có theo cơ chế của NHCTVN. 1.3. Các sản phẩm dịch vụ của NHCTVN – CN3 : 1.3.1. Cho vay và bảo lãnh : - Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất… - Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài. - Cho vay tài trợ, ủy thác theo các chương trình : Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung… - Thấu chi, cho vay tiêu dùng… - Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế); bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán… 1.3.2. Nhận tiền gửi : - Nhận tiền gửi không kì hạn và có kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Nhận tiền gửi tiết kiệm không kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; tiết kiệm dự thưởng; tiết kiệm tích lũy; tiết kiệm lãi suất bậc thang… - Phát hành kì phiếu, trái phiếu… 1.3.3. Dịch vụ thanh toán : - Chuyển tiền trong nước và quốc tế. - Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc… - Quản lý vốn. - Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. - Chi trả kiều hối… 1.3.4. Tài trợ thương mại : - Phát hành, thanh toán L/C NK; thông báo, xác nhận, thanh toán L/C XK. - Nhờ thu xuất, nhập khẩu (collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A); bao thanh toán. 1.3.5. Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử : - Phát hành thẻ tín dụng quốc tế Cremium Visa và Mastercard. - Phát hành thẻ ghi nợ E-Partner (G-Card, C-Card, S-Card và Pink-Card) với nhiều tính năng, tiện ích và dịch vụ gia tăng vượt trội. - Thanh toán thẻ ghi nợ E-Partner, thẻ quốc tế Visa và Mastercard theo chuẩn EMV. - Internet Banking, Phone Banking, Mobile Banking,… 1.3.6. Dịch vụ ngân quỹ : - Mua, bán ngoại tệ ( Spot, Forward, Swap, Option). - Mua bán các chứng từ có giá (trái phiếu CP, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…). - Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ… 1.3.7. Dịch vụ khác : - Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. - Tư vấn đầu tư và tài chính. - Cho thuê két sắt; Quản lí vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế… - Cho thuê tài chính thông qua Công ty Cho thuê Tài chính. - Môi giới, lưu ký, tư vấn, đại lý thanh toán, phát hành… chứng khoán thông qua Công ty Chứng khoán. - Tiếp nhận, quản lí và khai thác các tài sản xiết nợ; Mua bán nợ tồn đọng của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp; Mua, bán, sát nhập doanh nghiệp; Kinh doanh BĐS và kinh doanh dịch vụ bất động sản;… thông qua công ty Bất động sản và Đầu tư tài chính. 1.3.8. Hoạt động đầu tư : - Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong và ngoài nước. - Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước. 1.4. Kết quả hoạt động trong thời gian vừa qua : - Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế VN trong thời kỳ đổi mới, hoạt động kinh doanh của NHCTVN đã có những bước phát triển khả quan, đã đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro. Vietinbank hiện là 1 trong 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại VN với số vốn điều lệ là 7.626.000.000.000 đồng và tổng tài sản là 187.534.000.000.000 đồng chiếm hơn 21% thị phần trong toàn bộ hệ thống NHVN (so với cuối năm 2007, là 175.000.000.000.000 đồng, chiếm 15% tổng tài sản của toàn ngành). - Nguồn vốn của NHCTVN luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, bình quân đạt hơn 20%/năm. - Tính đến hết tháng 2 năm 2009, dư nợ đối với nền kinh tế tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam đạt hơn 172.000.000.000.000 đồng. Ngân hàng Công Thương Việt Nam cũng đã giải ngân khoảng 11.000.000.000.000 đồng cho vay hỗ trợ lãi suất, dành cho gần 8000 khách hàng. - Trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên NHCTVN – CN3 Tp.HCM đã đạt kết quả đáng kể. Bảng 1.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCTVN – CN3 Tp.HCM từ 2006 –2008 Đơn vị tính : Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 +/- % +/- % Thu nhập 120.697 141.518 156.215 20.821 17.3 14.697 10.4 Chi Phí 77.464 90.656 98.762 13.192 17 8.106 8.9 Lợi nhuận 43.233 50.862 57.453 7.629 17.7 6.591 13 (Nguồn : Báo cáo tài chính NHCTVN – CN3 Tp.HCM) Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng trưởng. Cụ thể: Năm 2006 đạt 120.697 triệu đồng. Năm 2007 đạt 141.518 triệu đồng tăng 20.821 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 17.3%. Năm 2008 đạt 156.215 triệu đồng tăng 14.697 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 10.4%. - Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua nguồn vốn hoạt động của chi nhánh không ngừng tăng trưởng từ 1.188.885 triệu đồng cuối năm 2005 tăng lên 1.798.465 triệu đồng vào cuối năm 2008. Chính sự tăng trưởng vốn này đã tạo điều kiện cho chi nhánh đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế. Do đó thu nhập của chi nhánh đã tăng dần qua các năm. - Bên cạnh đó, để đẩy mạnh cho vay đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, chi nhánh đã tăng lãi suất huy động; nguồn vốn huy động chủ yếu là từ dân cư. Mặt khác, để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của chi nhánh tốt hơn, chi nhánh đã nâng cấp các điểm giao dịch, tăng cường các thiết bị kỹ thuật, đào tạo cán bộ – công nhân viên nên những năm qua chi phí cũng tăng dần. Cụ thể: Năm 2006 là 77.464 triệu đồng. Năm 2007 là 90.656 triệu đồng tăng 13.192 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 17%. Năm 2008 là 98.765 triệu đồng tăng 8.106 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 8.9%. - Qua đó cho thấy hoạt động của CN3 3 năm vừa qua đều đạt lợi nhuận cao. Cụ thể : Năm 2006 là 43.233 triệu đồng. Năm 2007 là 50.862 triệu đồng tăng 7.629 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 17.7%. Năm 2008 là 57.453 triệu đồng tăng 6.591 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng 13%. Nhìn chung, kết quả kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua đều đạt lợi nhuận cao. Có được điều đó là do hoạt động tín dụng của chi nhánh rất hiệu quả, không những góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung thông qua hoạt động cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế mà còn tạo ra khoản lợi nhuận đáng kể cho NH. Trong thời gian tới chi nhánh cần nỗ lực duy trì và phát huy hơn nữa những thành quả đã nêu trên để đạt được sự tăng trưởng vượt bậc trong lợi nhuận và các kế hoạch, chỉ tiêu đã đề ra. 1.5. Định hướng phát triển của đơn vị trong thời gian sắp tới : - Mục tiêu phát triển của NHCT Việt Nam đến năm 2010 là : “Xây dựng NHCT Việt Nam thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”. - Xây dựng NHTMCPCTVN thành Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, tiêu chuẩn hóa các dịch vụ, quản trị ngân hàng và quản trị nguồn nhân lực, hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại VN, ngang tầm khu vực và vươn xa ra thế giới. - Niêm yết tại HASTC hoặc HOSE trong năm 2009 - Chiến lược tăng cường năng lực tài chính, phát triển mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Duy trì vị thế, phát triển mở rộng thị phần hoạt động hiện tại trong lĩnh vực NH bán lẻ và đẩy mạnh NH bán buôn. Tận dụng hệ thống mạng lưới và cơ sở hạ tầng sẵn có để phát triển thành NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Đa dạng hóa danh mục đầu tư có kiểm soát đảm bảo làm chủ được tình hình tài chính, chú trọng tăng mạnh vốn chủ sở hữu, bảo đảm đạt các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động, phát triển bền vững của NHCT Việt Nam như : Tốc độ tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận (ROE, ROA), tỷ lệ an toàn vốn (CAR), các tỷ lệ về khả năng thanh toán đạt mức cao, tỷ lệ nợ xấu thấp ở thị trường VN và phù hợp với thông lệ quốc tế. - Chuẩn hoá mô hình tổ chức, cơ chế quản trị, điều hành hệ thống phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường và chuẩn mực quốc tế. Thực hiện cổ phần hoá NHCTVN để huy động các nguồn lực cho phát triển và cải thiện chất lượng, quản trị hoạt động ngân hàng. Phát triển NHCTVN thành tập đoàn tài chính ngân hàng mạnh, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, đa sở hữu; kinh doanh đa ngành, trong đó cốt lõi là hoạt động NHTM, ngân hàng đầu tư và các dịch vụ tài chính. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về quản trị, điều hành kinh doanh, quản lý và kiểm soát rủi ro, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, đánh giá hiệu quả kinh doanh theo thông lệ quản trị hiện đại trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trên thế giới. - Cải thiện căn bản chất lượng nguồn nhân lực. Từ năm 2009 - 2015 sẽ tiếp tục cơ cấu lại nguồn nhân lực một cách mạnh mẽ, giảm số lượng nhưng tăng chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực chuyên môn cao. Tiếp tục hoàn thiện thực hiện cơ chế động lực tiền lương, tiền thưởng theo nguyên tắc gắn lợi ích với trách nhiệm, năng suất, hiệu quả công việc của từng cán bộ nhân viên NHCTVN. - Ưu tiên tập trung đầu tư phát triển mạnh công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn và hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực quản trị ngân hàng, kiểm soát rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ mới. Coi công nghệ ngân hàng là yếu tố then chốt, là cơ sở nền tảng để phát triển, hội nhập tích cực với khu vực, quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng, năng suất, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHCTVN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong 1.doc
  • docbai in chi in phan phu luc.doc
  • docBia chuong.doc
  • docBIA.doc
  • docChuong 2.doc
  • docChuong 3.doc
  • docK_T LU_N.doc
  • docL_I M_ __U.doc
  • docT_I LI_U THAM KH_O.doc
Tài liệu liên quan