Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động cung cấp các dịch vụ tài chính tại Quỹ Tình Thương (TYM), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Lạm phát là hiện tượng đồng tiền bị mất giá, hay giảm sức mua của đồng tiền. Tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức tín dụng thông thường khác nắm giữ rất nhiều các tài sản tài chính và chịu tác đồng của lạm phát. Để tính tóan đầy đủ các chi phí thực tế mà tổ chức phải chịu khi tiến hành các họat động kinh doanh thì người ta phải tính thêm chi phí do lạm phát. Đối với các khoản đi vay, cho vay và đầu tư của tổ chức thì do kỳ vọng về lợi nhuận luôn cao hơn tỷ lệ lạm phát nên lạm phát gần như không ảnh hưởng tới giá trị của các tài sản này. Nhưng đối với nguồn vốn chủ sở hữu, vốn mà các nhà đầu tư đưa vào kinh doanh thì phải tính tóan tới yếu tổ lạm phát do người ta coi vốn chủ là một yếu tố đầu vào của họat động sản xuất. Khi điều chỉnh với lạm phát, người ta thường giả định rằng các tài sản cố định được tài trợ chính bởi vốn chủ sở hữu. Do đó, một phần của vốn chủ được thể hiện dứoi dạng các tài sản cố định và được trích khấu hao thường xuyên. Phần chênh lệch còn lại giữa vốn chủ và tài sản cố định mới cần được điều chỉnh. Người ta sẽ điều chỉnh lạm phát đối với vốn chủ bằng cách ghi tăng thêm phần chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó, lợi nhuận của tổ chức giảm.

doc116 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động cung cấp các dịch vụ tài chính tại Quỹ Tình Thương (TYM), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, các khỏan vay sẽ được mở rộng về quy mô vốn và có những điều chỉnh về thời gian trả nợ mới. Qũy tương trợ sẽ được nâng cấp sao cho mang lại cho các thành viên nhiều lợi ích bảo hiểm hơn. Các phương pháp tiếp cận mới sẽ được thử nghiệm cho những nhóm khách hàng khác nhau. Đây là những thay đổi tất yếu khi mà TYM muốn hướng tới những nhóm khách hàng đa dạng hơn. Định hướng về nguồn vốn. Nguồn vốn cho họat động tương lai là yếu tố cần được xem xét bởi tất cả các tổ chức. Hiện nay, TYM đã bắt đầu có xu hướng tìm kiếm các nguồn vốn thương mại từ các khoản đi vay với các tổ chức khác. Tuy nhiên, khỏan vốn vay gần đây mà TYM ký kết thỏa thuận có lãi suất trợ cấp (lãi suất cho vay thấp hơn 2.5% so với những khoản vay tương tự trên thị trường). Về lâu về dài, nguồn vốn họat động của TYM không thể dựa mãi vào các nhà tài trợ nên việc chú trọng hơn tới các nguồn vốn thương mại là đìêu mà các lãnh đạo của TYM đang làm. Định hướng về cơ cấu tổ chức của TYM. TYM hiện đã chuyển đối thành một tổ chức tài chính vi mô họat động dứoi sự điều chỉnh của nghị định 28/2005 của ngân hàng nhà nước. Trong tương lai dài nữa, TYM sẽ vẫn tiếp tục duy trì mô hình họat động này. Trên thực tế, với mô hình họat động và danh nghĩa của TYM như hiện nay mang lại cho TYM tương đối nhiều thuận lợi và hỗ trợ. Nếu như vì vịêc triển khai sản phẩm bảo hiểm trong dài hạn có những vướng mắc về mặt pháp lý thì TYM sẽ tính tới vấn đề là tách riêng bảo hiểm ra thành một tổ chức hoạt động riêng biệt. 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính của TYM Như đã trình bày trong chương II, với những hoạt động hiện nay của mình, TYM đã giúp cho rất nhiều gia đình nghèo ở nông thôn có cuộc sống khấm khá hơn. Bên cạnh đó, TYM cũng đã đạt được mức bền vững về mặt tổ chức, và sinh lãi trong vòng 4 năm trở lại đây. Tuy nhiên, thực tế họat động sau 14 năm cho thấy TYM đã bắt đầu gặp phải một số mặt hạn chế trong họat động. Để phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong tương lai, TYM cần phải tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân của hạn chế và đề ra những giải pháp hữu hiệu, Trong chương này, tôi muốn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo của TYM. Trước hết, tôi sẽ giới thiệu những giải pháp chung về mặt tổ chức để nhằm nâng cao năng lực giám sát và điều hành họat động cung cấp dịch vụ tài chính của TYM. Sau đó, tôi sẽ giới thiệu giải pháp cho từng sản phẩm cụ thể trên cơ sở những mặt đã làm được và những mặt còn chưa được của những sản phẩm này. 3.2.1 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý và điều hành của TYM TYM đã rất nỗ lực trong việc xây dựng cho mình một tổ chức rất chặt chẽ và chuyên môn cao. Nhưng, trên thực tế, do nhiều nguyên nhân nên bộ máy của TYM đã không hẳn hoạt động được như mong muốn của những người thiết kế. Để nâng cao hiệu quả làm việc của toàn quỹ, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp sau: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của TYM. Mặc dù rất cố gắng trong việc đào tạo cho nhân viên và được sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài trong vấn đề này nhưng trên thực tế vấn đề nhân lực luôn là vấn đề lớn đối với TYM. Hiện nay, các nhân viên của TYM đều có trình độ từ trung cấp trở lên và tất cả trong số họ đều có kiến thức về kinh tế và kế toán. Tuy nhiên, họ lại thiếu một số kiến thức quan trọng liên quan tới bảo hiểm và tài chính. Việc các nhân viên thiếu kiến thức và kinh nghiệm về bảo hiểm thực tế sẽ là rào cản cho TYM trong tương lai nếu như TYM muốn nâng cập quỹ tương trợ của mình. Việc thiếu những kiến thức về tài chính và thẩm định đã thể hiện rõ trong việc xác định không chính xác dòng tiền của khách hàng dẫn tới hiện tượng khách hàng muốn trả trước hạn và khách hàng khó khắn trong trả tiền tuần đang trở nên phổ biến. Vậy, làm thế nào để có một đội ngũ cán bộ có năng lực cao hơn thực sư là một đòi hỏi gát gao. Theo tôi, TYM nên thực hiện những biện pháp sau: - Tổ chức đào tạo thêm cho nhân viên một cách thường xuyên nhằm trang bị thêm những kiến thức còn thiếu của họ. TYM hiện tại có một thuận lợi là nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật rất lớn từ các tổ chức nước ngòai nên việc có được những khóa đào tạo như thế này trong tương lai thực sự không phải là quá khó khăn. Các khóa đào tạo nên tập trung vào những vấn đề còn thiếu và yếu của các nhân viên. Ví dụ như hiện nay là các vấn đề liên quan tới thẩm định vốn vay, hay các kiến thức mới về bảo hiểm. - Bồi dưỡng thêm kiến thức cho các cụm trửơng. Cụm trưởng là một người có vai trờ quan trọng trong họat động cho vay của TYM. Họ chính là người tổ chức các buổi họp cum hàng tuần, giúp cán bộ kỹ thuật điều hành buổi hợp cum. Hiện nay, mỗi năm TYM đều có chương trình đào tạo cho các cụm trưởng vào tháng 1 hàng năm nhưng thực tế thì những người này dường như vẫn phải được trang bị thêm. Theo như kết quả của cuộc điều tra vào năm 2007, trong đó có các cụm trưởng thì họ vẫn mong muốn được đào tạo thêm kiến thức để điều hành tốt hơn hoạt động của cụm. Đối với những khóa đào tạo cho cụm trưởng, việc trang bị thêm cho họ những kiến thức mới về khả năng thu thập và tổng kết thông tin là rất quan trọng. Bởi họ chính là những người sẽ tổ chức họp để trao đổi kinh nghiệm trong các nhân viên. Việc họ có khả năng tổng kết và chia sẻ thông tin tốt hơn thì sẽ khiến các bủoi hợp cụm trở nên ý nghĩa hơn đối với các thành viên. Nâng cao năng lực xây dựng và điều hành các dự án. Có thể nói hầu hết các chương trình của TYM trong thời gian qua đều được thực hiện dựa trên cảm tính của các lãnh đạo của văn phòng trung ương. Những thay đổi đối với sản phẩm đều không được xây dựng và thẩm định một cách chặt chẽ theo một quy trình. Nếu những chương trình xây dựng một cách có quy trình thì lại là của các tổ chức tài trợ thực hiện cho TYM. Điều này cho thấy khả năng xây dựng các dự án mới của TYM là rất hạn chế. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân: (i) thiếu nguồn nhân lực; hòan tòan không có kinh nghiệm trong vấn đề xây dựng dự án. Đối với vấn đề về nguồn nhân lực, chúng tôi đã nói ở trên, nên ở đây chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp cho kinh nghiệm của TYM. - Các dự án cần được lập một cách thận trọng dựa trên cơ sở của những điều tra thị trường. Từ trước tới nay, TYM chưa thực sự có một cuộc điều tra thị trường nào trước khi đưa ra các quyết định thay đổi sản phẩm của mình. Việc thu thập các số liệu về thị trường không phải lúc nào cũng phải tổ chức một cuộc điều tra ồn áo mà có thể có được từ phản hồi từ chính các cán bộ kỹ thuật bởi họ chính là người tiếp xúc nhiều nhất với khách hàng. - Phân tích một cách kỹ lưỡng nhất có thể các tác động của một dự án mới đối với họat động của tổ chức và các tác động tới tài chính. Các tác động tới tổ chức cần xem xét sẽ là vấn đề nhân lực sẽ sử dụng, hệ thống quản lý, nguyên tắc họat động phải thay đổi thế nào để thích nghi với sự thay đổi. Đối với tác động về tài chính cần chú ý tới các tác động tới chi phí, đặc biệt là chi phí họat động, nguồn vốn phải huy động thêm cho hoạt động mới… Sau khi đã xem xét, không phải mọi sự thay đổi đều là tốt. Thận trọng hơn khi đối diện với những thay đổi chính là điều mà TYM cần có. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin. Việc mở rộng hoạt động và xây dựng thêm nhiều chi nhánh thực sự đang làm nhân lên các công việc trong quản lý của TYM. Trên thực tế, tất cả các chi nhánh hiện nay đề có ít nhất một máy vi tính nhưng việc liên kết và xử lý thông tin thì lại quá thủ công. Các chi nhánh của TYM hiện không thể quản lý một cách đầy đủ thông tin về khách hàng của mình. Việc lập báo cáo về danh sách khách hàng đòi hỏi mất một vài ngày mới có thể hòan thiện. Các báo cáo họat động của chi nhánh hàng thánh phải gửi lên văn phòng trung ương bằng cách gọi điện thoại và đọc các chỉ tiêu. Việc làm này không những rất tốn thời gian và chi phí hoạt động mà còn tiềm ẩn nhiều sai sót. Nhận thấy điều này, TYM đã nhận được hỗ trợ từ Ngân hàng Đức để thực hiện dự án công nghệ thông tin cho tổ chức. Với dự án này, mạng lưới thông tin của các chi nhánh sẽ được kết nối lại và việc sử lý các thông tin trở nên thuận tiện hơn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thời gian cụ thể xem liệu khi nào thì dự án này mới hoàn thành và đi vào hoạt động. Nâng cao họat động của đội ngũ kiểm tóan nội bộ. TYM có một bộ phận kiểm toán nội bộ với khoảng 2 nhân viên làm việc chính thức. Họat động của kiểm tóan được lên lịch là mỗi chi nhánh được kiểm toán ít nhất một năm một lần. Để thực hiện được mục tiêu này thì nhóm kiểm toán của TYM đã phải làm việc rất nhiều. Thực tế cũng có nhiều sai phạm ở các chi nhánh được phát hiện ra. Vấn đề của TYM là ở chỗ liệu thực sự chỉ với 2 người kiểm tóan thì có thể kiểm tra chặt chẽ các sổ sách tại cơ sở. Họat động tài chính vốn có rất nhiều giấy tờ, hơn nữa, đặc thù họat động của TYM là tiếp xúc cá nhân của cán bộ kỹ thuật với thành viên là cơ hội tốt cho những sai phạm xảy ra. Việc xác minh các sai phạm của chi nhánh không chỉ nằm ở sổ sách mà còn nằm ở việc giải quyết các vấn đề liên quan tới khách hàng, mà việc này đòi hỏi nhiều thời gian. Trong khi đó, do sức ép công việc mà trung bình mỗi thánh nhóm kiểm toán này phải hòan thành công việc ở hơn 1 chi nhánh. Do đó, trong tương lai, TYM nên có thêm ít nhất một cán bộ kiểm tóan mới. 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động cho vay Cho vay là họat động có ý nghĩa lớn đối với TYM. Trong vòng 14 năm, với việc cung cấp thường xuyên và đều đặn các khỏan vốn cho khách hàng nghèo, TYM đã góp phần giúp nhiều gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, hiện nay TYM đang gạp phải hạn chế sau: - Thời gian giải ngân vốn vay còn quá dài. Thành viên thông thường phải chờ từ 2 đến 4 tuần để được giải ngân. Trong khi đó, khi đi vay từ những nguồn phi chính thức thì họ không mất tới quá 1 tuần. - Khả năng thẩm định vốn vay của các cán bộ còn hạn chế dẫn tới việc xác định không chính xác các dòng tiền của khách hàng. - Xung đột lợi ích giữa nhóm khách hàng giàu hơn và nhóm khách hàng nghèo, kéo theo là sự tan rã các nhóm và thành viên bỏ nhóm ngày càng nhiều. - Nhược điểm của phương pháp cho vay theo nhòm là không cho biết thực tế người vay có thể trả nợ đúng hạn là bao nhiêu do có nhóm trả hộ. Giải pháp cho hoạt động cho vay TYM nên xây dựng một quy trình chuẩn trong việc phân tích và thẩm định các khỏan vay. Với việc thực hiện theo những quy trình phân tích chuẩn này sẽ giảm thiểu việc cả nể và cảm tính trong họat động thẩm định. Chất lượng họat động thẩm định sẽ được nâng cao khi cán bộ kỹ thuật có thể xác định chính xác hơn khả năng tài chính của các khách hàng, từ đó xác định đúng hơn thời hạn và giá trị vốn vay. Bên cạnh đó, với quy trình này, các cán bộ kỹ thuật có thể rút ngắn được thời gian xem xét các khỏan vốn vay. Từ đó, rút ngắn thời gian chờ đợi giải ngân cho thành viên. Phương pháp cho vay. TYM hiện nay cũng đang nhận ra những hạn chế trong họat động cho vay của mình và có ý thức đổi mới hoạt động này. Tuy vậy, những nhà lãnh đạo đang phân vân giữa cho vay theo nhóm Grameen hay cho vay cá nhân ASA. Rõ rang với mục tiêu là hướng tới đối tượng người nghèo thì phương pháp Grameen tỏ ra là rất thích hợp. Tuy nhiên, những người nghèo lại không phải là khách hàng tạo ra thu nhập chính cho TYM. Việc tiếp tục áp dụng mô hình Grameen sẽ đẩy những khách hàng khá hơn ra khỏi nhóm, và TYM mất đi những người mang lại thu nhập chính cho mình. Việc này TYM phải đánh đổi giữa mục tiêu xã hội và bền vững về họat động. Đối với phương pháp cho vay cá nhân ÂSA, một phương pháp cho vay quay vòng vốn nhanh với thời gian cho vay tối đa là 6 tháng. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả đối với những khách hàng khá hơn trong nhóm. Với những thành viên nghèo thì không thể áp dụng được phương pháp này. Thực hiện theo phương pháp ASA, TYM có được mục tiêu bền vững nhưng chệch hướng so với tiêu chí ban đầu. TYM hiện đang xấy dựng chương trình thử nghiệm cho vay ASA tại chi hai chi nhánh ở Nghệ An. Theo những lãnh đạo của TYM thì nếu như không thành công, họ sẽ không áp dụng rộng ra nữa và có thể xóa bỏ chương trình này. Nếu thất bại thì thật sự lại là đơn giản hơn cho TYM khi họ chỉ việc tiếp tục với mô hình Grameen. Nhưng nếu thành công thì TYM phải căng ra lựa chọn xem loại mất một hay áp dụng cả hai. Rõ rang là TYM không thể đủ nguồn lực để áp dụng cả hai mô hình nhưng TYM cũng không muốn mất đi một trong hai nhóm khách hàng. Theo chúng tôi, TYM nên tiếp tục thực hiện việc cho vay theo nhóm đối với những khách hàng nghèo nhưng vẫn nên có phương pháp cho vay theo cá nhân nhưng không nên áp dụng ASA. Với mô hình Grameen, TYM nên thực hiện ở những khu vực mà TYM có khả năng và hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội họat động không mạnh mẽ. Tại những khu vực thế này, những người nghèo thực sự bị hạn chế quá nhiều trong việc tiếp cạn tới nguồn vốn ổn định và thường xuyên. Việc cung cấp sản phẩm tín dụng tại những khu vực này nên tập trung cho vay những khỏan vay nhỏ và lãi suất vẫn có thể giữ nguyên như hiện nay. Đối với những khu vực có ngân hàng chính sách xã hội họat động mạnh, TYM nên triển khai trao đổi kinh nghiệm cho vay theo nhóm của mình đối với ngân hàng này. Việc phân chia thị trường sao cho TYM sẽ tập trung vào nhóm khách hàng ở trên ranh giới nghèo đói còn ngân hàng chính sách xã hội sẽ tậo trung vào nhóm khách hàng dứoi ranh giới nghèo đói. Với sự phân chia như thế này, TYM và ngân hàng chính sách xã hội tránh không phải cạnh trang với nhau một cách không cần thiết. Phương pháp cho vay nhóm mà TYM nên áp dụng cho các khách hàng khá hơn là phương pháp cho vay theo nhóm tương hỗ theo mô hình của Nam Mỹ. Vẫn thành lập các nhóm thành viên có thu nhập cao hơn trong số thành viên cũ, hay nói cách khác là tách nhóm cũ và lập nhóm mới. Thời gian của khỏan vay không chỉ giới hạn ở mức 6 tháng mà có thể tiếp tục kéo dài tối đa 70 tuần như hiện nay nhằm phục vụ cho việc trang bị các tài sản cố định phục vụ sản xuất của thành viên. Vốn vay có thể không giới hạn. Việc phải nộp các khỏan tiết kiệm bắt buộc nên tiếp tục được duy trì nhưng mức đóng hàng tuần phải cao hơn. Việc xác định xem liệu nên đóng là bao nhiêu cần phải có nghiên cữu rõ rang nhằm xác định chính xác khả năng của các khách hàng. Về vấn đề lãi suất, do rủi ro là rất lớn nên TYM không nên ngần ngại tăng lãi suẩt sao cho bù đắp được các chi phí rủi ro của mình. Theo kinh nghiệm của BancoSol cho thấy họ đã có thể thực hiện được lãi suất trên 20%/năm. Nhóm vay kiểu này chỉ phù hợp với khách hàng ở trên rang giới nghèo và TYM phải xác định rõ ai mới được chuyển lên những nhóm thế này. Một điều rõ rang là TYM phải xác định chắc chắn mục tiêu của mình là gì. Từ mục tiêu này mà TYM mới có thể lựa chọn được thị trường mục tiêu của mình và xác định các sản phẩm phù hợp. 3.2.3 Giải pháp cho hoạt động huy động tiết kiệm Mục tiêu của họat động tiết kiệm của TYM là tạo cho người nghèo thói quen tiết kiệm và các khỏan tiết kiệm sẽ trở thành nguồn vốn cho người nghèo cải thiện cuộc sống, đầu tư sản xuất mới và đối phó cho các trường hợp rủi ro. Nếu xét trên khía cạnh tạo cho thói quen tiết kiệm thì có thể thấy hoạt động tiết kiệm bắt buộc đã phát huy vai trò rất lớn khi mà số dư trê tài khỏan ngày càng tăng. Nhưng đối với tiết kiệm tự nguyên, dường như người dân thực sư không quan tâm lắm, thể hiện là số dư tiết kiệm tự nguyện gần như không tăng trong thời gian qua. Nhìn chung, họat động huy động tiết kiệm của TYM hiện còn tồn tại vấn đề sau: - Lãi suất huy động không hấp dẫn. Mức lãi suất huy động thấp đối với tiết kiệm bắt buộc thì có thể chấp nhận được vì nó không chỉ là một sản phẩm tiết kiệm mà còn là một công cụ bảo đảm cho các khỏan vay. Nhưng đối với tiết kiệm tự nguyện thì không nên áp dụng chính sách lãi suất quá thấp. - Việc rút các khỏan tiêt kiệm tự nguyện còn nhiều vướng mắc. Không ai thích cả khi phải chờ một tuần để có thể rút tiền tiết kiệm. Nếu như không có gì khẩn cấp thì đây đã là điều bất tiện rồi nhưng nếu tỏng trường hợp khẩn cấp thì việc chậm chễ này có thể khiến các thành viên phải đi vay nóng các nguồn phi chính thức. Để trở thành một tổ chức tài chính vi mô hoạt động độc lập và chuyên nghiệp, TYM không thể dựa mãi vào vốn tài trợ để cho vay. Một nguồn vốn quan trọng đối với tất cả các trung gian tài chính chính là vốn huy động. Nhưng hiện nay, tiết kiệm của các thành viên chỉ đủ đảm bảo 35% nhu cầu cho vay của TYM. Để thu hút thêm các khỏan tiết kiệm, TYM nên thực hiện những giải pháp sau: - Thiết kế lại cơ cấu lãi suất cho các sản phẩm tiết kiệm sao cho phù hợp và thỏa đáng. Chi phí tài chính là một chi phí không thể cắt giảm một cách tùy tiện bằng cách giảm lãi suất huy động. Nâng thêm lãi suất có thể giúp TYM thu hút thêm nguồn tiết kiệm. Tuy nhiên, cần lưu ý là cơ cấu lãi suất này cần có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế của từng năm. Việc áp dụng quá cứng nhắc một chính sách giá sẽ các tác động không tốt đối với hoạt động của TYM. - Giảm thời gian chờ đợi để rút các khỏan tiết kiệm. Để làm điều này, TYM nên có cơ chế tính tóan và ước lượng dòng rút tiền của thành viên. Có nghĩa là, TYM nên xây dựng một cơ chế quản lý thanh khỏan chặt chẽ trong họat động tại các chi nhánh. Bên cạnh đó, các cán bộ kỹ thuật cũng nên tiếp tục cố gắng cân đối thu chi ngay trong mỗi bủôi họp cụm để tăng thêm tính tiện lợi cho sản phẩm tiết kiệm. 3.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực của quỹ tương trợ Quỹ tương trợ, như đã nói ở trên thực chất chưa phải là một sản phẩm bảo hiểm vi mô một cách đầy đủ. Trong thời gian từ 1996 đến nay, quỹ đã góp phần giúp đỡ rất nhiều thành viên của TYM. Trong các cuộc điều tra gần đây cho thấy các thành viên rất hài long với những lợi ích mà quỹ mang lại chỉ với một khỏan phí rất nhỏ. Họ bày tỏ nguyện vọng được đóng góp nhiều hơn và chuyển đổi MAF thành một dạng bảo hiểm đầy đủ. Sau một thời gian dài họat động, TYM nhận thấy nhu cầu phải nâng cấp MAF lên thành một sản phẩm bảo hiểm đầy đủ, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Các thành viên của TYM hiện nay đã ý thức hơn về tác dụng của bảo hiểm và họ luôn mong muốn có thêm các loại bảo hiểm mới. Nhưng vướng mắc của TYM hiện nay là vấn đề pháp lý khi mà TYM không thể đống thời điều hành hoạt động bảo hiểm dưới cùng một tổ chức. Việc tách MAF ra thành một tổ chức bảo hiểm vi mô riêng biệt thì rất khó khăn vì TYM không có đủ các nguồn lực cần thiết. Giải pháp cho khó khăn đối với MAF có thể như sau: - Liên kết với một công ty bảo hiểm chính thức. Những công ty bảo hiểm chính thức có đủ năng lực pháp lý và năng lực tài chính để cung cấp tới các thành viên của TYM các sản phẩm bảo hiểm phức tạp như bảo hiểm y tế, bảo hiểm nông nghiệp… Vai trờ của TYM trong mối liên kết này là TYM sẽ đứng ra làm đại lý bảo hiểm cho các doanh nghiệp này và hưởng hoa hồng từ các khỏan phí thu được. Với mối liên kết này, tất cả đều được lợi. TYM vẫn có doanh thu từ việc thu phí bảo hiểm và có cơ hội học tập kinh nghiệm từ công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm chính thức mở rộng phạm vi kinh doanh. Các thành viên của TYM thì có thêm một biện pháp phòng ngừa rủi ro với chi phí hợp lý. - Mở rộng thêm sản phẩm hỗ trợ mới cho MAF. Để đảm bảo không có sự xung đột lợi ích giữa TYM và công ty bảo hiểm đối tác, MAF sẽ không cung cấp bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm nhân mạng nếu như công ty đó đã cung cấp. Nhưng MAF có thể trở thành một quỹ bảo hiểm xã hội cho các thành viên của TYM. Với quỹ bảo hiểm này, khi thành viên tham gia đóng góp vượt quá 60 tuổi thì họ sẽ được nhận một khỏan trợ cấo hàng tháng.Sự thật là, rất nhiều thành viên của TYM yêu cầu MAF tổ chức thêm hoạt động bảo hiểm xã hội. - Tăng các khỏan hỗ trợ thành viên trên cơ sở thay đổi chính sách về phí bảo hiểm. TYM nên có số liệu cụ thể về dân số học của các thành viên để xác định mức phí phù hợp cho từng nhóm đối tượng. Tất nhiên, mức phí san bằng như hiện nay mang lại lợi ích rất lớn cho TYM khi nó rất dễ quản lý nhưng lại là rủi ro lớn cho MAF khi những người rủi ro cao hơn lại đóng như những người bình thường. Các mức hỗ trợ cũng cần được điều chỉnh sao cho phù hợp hơn với nhu cầu thực tế. Hiện nay, các hỗ trọ của TYM chỉ mang tính chất tượng trưng nhiều hơn khi mà nó không thể bù đắp được cái chi phí rủi ro của khách hàng. KẾT LUẬN Với các kết luận và giải pháp ở trên, tôi hi vọng đã mang tới một cái nhìn cụ thể về tình hình cung cấp các sản phẩm tài chính của TYM. Không thể phủ nhận rằng, trong những năm qua TYM đã có những thành công đáng khích lệ. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn có những mặt hạn chế cần khắc phục để có thể phát triển sâu và rộng hơn nữa. Với những giải pháp trên đây, chúng tôi hi vọng sẽ có những đóng góp nhất định trong công các hoạch định chính sách trong tương lai của TYM. Về bài nghiên cứu này, mặc dù đã cố gằng nhưng tôi vẫn thấy còn một số điểm thiết sót: Việc điều chỉnh các số liệu tài chính được dựa trên các ước tính của tôi về các khỏan tài trợ mà TYM nhận được trong vòng 3 năm. Do việc ước tính này có những sai lệch nhất định nên các kết quả điêu chỉnh có thể chưa thực sự chính xác. Các điều tra tác động xã hội mà tôi cùng nhóm sinh viên thực tập thực hiện và có được không phải là của tòan bộ TYM mà chỉ ở những chi nhánh điển hình nhất. Điều này sẽ ẩn chứa một số sai sót không đáng có trong việc ghi nhận một số xu thế quan trọng như thu nhập và tiết kiệm nên chúng tôi chưa thể thực hiện được một số hồi quy dự báo tác động xã hội trong tương lai của TYM. Tôi hi vọng sẽ nhận được những phản hồi và đóng góp để có thể hòan thiện hơn nghiên cứu của mình. Xin trân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tiếng Việt: Joanna Ledgerwood, biên dịch bởi Trung tâm tư vấn và bồi dưỡng về tài chính vi mô trường đại học kinh tế quốc dân (2001), “Cẩm nang họat động tài chính vi mô, Nhìn nhận từ giác độ tài chính và thể chế” – Nhà xuất bản thống kê Trừơng Đại học Kinh tế Quốc dân (2001), “Giáo trình Bảo hiểm” – Nhà xuất bản thống kê. Nghị định số 28/2005/NĐ-CP về tổ chức và họat động của tổ chức tài chính vi mô. Thông tư hướng dẫn thi hành nghị định 28/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô. Ngân hàng thế giới (2006), Báo cáo phát triển giới ở Việt Nam. Sách nước ngoài: Asian Development Bank (ADB) (2000), Microfinance Strategy Inter – American Development Bank (1995), Guidance for the analysis Microenterprise Financial Insituitions Social Finance Programme of ILO, Microfinanve and the Achivement of Millennium Development goals: a case for subsidies. CGAP (1999), Format for Appraisal of Microfinance Instituitions. Cordaid Bank of The Netherland (2004), TYM’s good and bad Case study Các tài liệu từ TYM Báo cáo tài chính trong giai đoạn 2003-2006 Báo cáo họat động trong giai đoạn 2003 – 2006 Đánh giá tác động xã hội năm 2002 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TRONG HỌAT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ Trong họat động tài chính vi mô, việc lựa chọn một mô hình tiếp cận phù hợp là một yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả họat động. Việc lựa chọn mô hình tiếp cận ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí họat động của tổ chức, mà các chi phí này ảnh hưởng rất lớn tới chính sách lãi suất đầu ra của hoạt động tài chính vi mô. Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp tiếp cận, nhưng nhìn chung có thể xếp vào 5 phương pháp dưới đây. Việc sử dụng các phương pháp ở các khu vực khác nhau với những hòan cảnh kinh tế khác nhau có thể mang tới những khác biệt nhất định. Và tất nhiên, bao giờ những khác biệt này cũng đều được hoan nghênh. 1 - Cho vay theo nhóm tương hỗ Grameen Mô hình cho vay này được phát triển bởi ngân hàng Grameen của Bangladesh nhằm phục vụ những người phụ nữ nông thôn, không có ruộng đất, mong muốn tài trợ cho các hoạt động thu nhập. Phương pháp : Các nhóm thành viên không có quan hệ huyết thống hay hôn nhân được tự thành lập và tập trung thành các “trung tâm” gồm khoảng 8 nhóm. Các thành viên bắt buộc phải tham dự các buổi sinh hoạt hàng tuần và đóng góp tiền tiết kiệm, đóng góp vào quỹ nhóm và đóng tiền bảo hiểm. Đóng góp tiền tiết kiềm được thực hiện từ bốn đến năm tuần trước khi nhận được món vay và phải tiếp tục trong thời gian vay vốn. Quỹ nhóm được nhóm tự quản lý và có thể được sử dụng để cho vay đến các thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm cùng bảo lãnh những món vay của nhau và chịu trách nhiệm liên đới về pháp luật về việc hoàn trả nợ của các thành viên khác trong cùng nhóm. Bất kỳ thành viên nào cũng không được vay thêm nếu các thành viên khác trong nhóm không trả hết nợ. Không cần tài sản thế chấp. Các cuộc họp nhóm bắt buộc bao hàm các hoạt động xây dựng long tin và thúc đẩy kỷ luật nhóm. Các món vay được cán bộ tín dụng giải ngân đến từng thành viên trong nhóm tại các cuộc họp nhóm. Tuy nhiên, lần đầu tiên chỉ có hai thành viên trong nhóm được vay. Sau một thời gian, khi các món cay được hoàn trả tốt, 2 thành viên tiếp theo lại được giải ngân. Thành viên còn lại sẽ được giải ngân khi 2 thành viên trước đã hoàn trả đúng, đủ. Grameen có cung ứng các khoá tập huấn định hướng trước khi vay vốn nhưng rất ít trợ giúp về kỹ thuật. Việc thẩm định món vay được thực hiện bởi các thành viên trong nhóm và lãnh đoạ trung tâm. Cán bộ chi nhánh ngân hàng kiểm tra thông tin và thăm viếng thường xuyên để xem xét công việc làm ăn của khách hàng. Các cán bộ tín dụng thường quản lý khoảng 200 đến 300 khách hàng. Sản phẩm : Các món vay thường có kỳ hạn tù 6 tháng đến 1 năm và việc hàon trả được thực hiện hàng tuần. Số tiền vay thường đao động từ $100 đến $300 và lãi suất khoảng 20% năm. Tiết kiệm là hoàn toán bắt buộc. Khách hàng đến từ các vùng nông tôn và thành thị và thường là (nhưng không phải duy nhất) phụ nữ từ các nhóm hộ thu nhập thấp đang theo đuổi các hoạt động tạo thu nhập. Các ví dụ đỉêm hình : Grameen Bank và ủy ban vì sự tiến bộ ở nông thôn Bangladesh, Tulay sa Pag – Unlad, Inc; Dự án Dùngganon ở Philippines, TYM ở Việt Nam … 2 - Cho vay theo nhóm tương hỗ Châu mỹ Latinh Mô hình nhóm tương hỗ thường cho vay đến từng thành viên trong các nhóm có khoảng 4 đến 7 thành viên. Các thành viên bảo lãnh chéo các món vay để thay thế cho tài sản thế chấp truyền thống. Khách hàng thường là các chị em bán hàng ở chợ, những người thường được vay những món nhỏ, ngắn hạn làm vốn lưu động. Mô hình được phát triển bởi tổ chức ACCION international ở Mỹ La tinh và đã được áp dụng bởi nhiều tổ chức tài chính vi mô. Phương pháp: Khách hàng thường là những doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực phi chính thức, chẳng hạn những nhà buôn hoặc người kinh doanh cần một lượng vốn hoạt động nhỏ. Các thành viên trong nhóm cùng bảo đảm việc hoàn trả món vay, và việc tiếp cận các món vay tiếp theo phụ thuộc vào sự hiàn trả thành công của tất cả các thành viên trong nhóm. Các khoản thanh toán được thực hiện hoàn toàn tại trụ sở của chương trình. Mô hình cũng kết hợp sự hỗ trợ kỹ thuật tối thiểu tới người vay, chẳng hạn huấn luyện và xây dựng tổ chức. Nhân viên tín dụng nhìn chung làm việc với khoảng 200 đến 400 khách hàng và thường không hiểu rõ về khách hàng lắm. Việc thông quan món vay thường do cán bộ tín dụng quyết định dựa trên cơ sở những phân tích kinh tế tối thiểu đối với mỗi một yêu cầu vay vốn. Việc giải ngân món vay được thực hiện đối với người đứng đầu nhóm tại văn phòng chi nhánh, ông này sẽ thực hiện phân phối tới từng thành viên của nhóm. Nhân viên tín dụng thực hiện những chuyến thăm không thường xuyên tới khách hàng cá thể. Các thành viên thường nhận được số tiền vay bằng nhau, với những món vay sau thì có thể linh hoạt hơn. Số tièn và thời hạn vay được tăng dần lên khi khách hàng thể hiện được khả năng có thể tiếp nhận khoản nợ lớn hơn. Đơn xin vay thường được đơn giản và được xem xét nhanh chóng. Các khoản tiết kiệm thường được đòi hỏi nhưng nhiều khi được khấu trừ số tiền vay vào thời điểm giải ngân món vay chứ không nhất thiết đói hỏi khách hàng phải tiết kiệm trước khi nhận được món vay. Số tiện tiết kiệm về cơ bản phục vụ nhu một số dư bù đắp, bảo đảm cho một phần của số tiền vay. Sản phẩm : Số tiền vay ban đầu thường nằm trong khoản $100 đến $200. Những món vay sau đó không có giới hạn trên. Lãi suất thường khá cao và dịch vụ cũng được tính gộp. Các khoản tiết kiệm thường được yêu cầu như một phần của món vay. Một vài tổ chức khuyến khích việc thiết lập các quỹ cứu trợ khẩn cấp trong nội bộ nhóm để hoạt động như một phương tiện bảo đảm an toàn. Có rất ít sản phẩm tiết kiệm tự nguyện được cung cấp. Khách hàng hầu hết ở thành thị và bao gồm cả phụ nữ và nam giới, đây là những người có thu nhập nhỏ và trong bình (doanh nghiệp nhỏ, nhà buôn hoặc nhà kinh doanh). Các ví dụ : BancoSol ở Bolivia; các chi nhánh của ACCION; Asociacion Grupos Solidarios de Colombia … 3 - Ngân hàng làng xã Ngân hàng làng xã là các tổ chức tín dụng tiết kiệm do cộng đồng quản lý được thiết lập nhằm cung ứng khả năng tiếp cận tới các dịch vụ tài chính ở vùng nông thôn, xây dựng một nhóm tự hỗ tại cộng đồng, giúp các thành viên tích luỹ các khoản tiết kiệm. Số lượng thành viên của ngân hàng làng xã thường từ 30 đến 50 người, hầu hết trong số đó là phụ nữ. Ngân hàng thường được tài trợ vốn từ việc huy động vốn nội bộ từ các thành viên cũng như các món vay từ các tổ chức tài chính vi mô. Phương pháp : ngân hàng làng xã bao gồm các thành viên và Hội đồng quản trị được đào tạo từ các khoá học do các tổ chức tài chính vi mô bảo trợ. Các tổ chức tài chính vi mô bảo trợ thường cho các ngân hàng này vay vốn hoạt động, sau đó ngân hàng lại cho các thành viên của nó vay lại. Tất cả các thành viên đều phải ký một thảo ước vay vốn nhằm đưa ra sự bảo đảm chung. Số tiền cho ngân hàng làng xã vay thường dựa trên tổng tất cả các yêu cầu vay của các thành viên. Mặc dù số tiền vay rất khác nhau ở từng quốc gia, khoản vay dầu tiên thường ngắn hạn (bốn tới sáu tháng) và với số tiền nhỏ (50 USD), và được hoàn trả hàng tuần với những số tiền đều nhau. Số tiền món vay thứ hai được xác định bởi số tiền tiết kiệm mà một thành viên đã tích luỹ được trong khoảng thời gian của món vay thứ nhất thông qua sự đóng góp hàng tuần. Phương pháp dự báo cho thấy rằng các thành viên sẽ tiết kiệm được khoản 20% số tiền vay của mỗi chu kỳ (tài khoản nội bộ). Những món vay từ tài khoản nội bộ (như tiết kiệm thành viên, doanh thu từ lãi) đặt ra những điều khoản riêng của nó, thường là ngắn hạn hơn và có lãi suất riêng, thường cao hơn. Các món vay với ngân hàng làng xã thường được cung ứng theo chu kỳ cố định, thường từ 10 đến 12 tháng, với việc thanh toán toàn bộ số tiền vào cuối kỳ. Số tiền vay tiếp sau có liên hệ với số tiền tổng cộng được tiết kiệm bởi các thành viên ngân hàng. Các ngân hàng lãng xã có mức độ kiểm soát dân chủ cao và độc lập. Các cuộc họp hàng tháng nhằm thu các khoản tiền tiết kiệm, giải ngân các món vay, tham dự các vấn đề về quản lý vầ nếu có thể, tiếp tục các khoá đào tạo với cán bộ tổ chức tài chính vi mô. Sản phẩm : Tiết kiệm của các thành viên gắn liền với số tiền vay và được sử dụng để tài trợ cho những món vay mới hoặc cho những hoạt động tạo thu nhập. Tuy nhiên, các thành viên nhận được một phần từ khoản lợi nhuận đầu tư hoặc cho vay lại của ngân hàng. Cổ tức được phân bổ có qun hệ tỷ lệ với số tiền tiết kiệm mà mỗi cá nhân đã đóng góp cho ngân hàng. Các món vay có lãi suất thương mại ( 1 – 3%/tháng) và lãi suất sẽ cao hơn nếu nguồn cho vay xuất phát từ một khoản tài trợ nội bộ. Một vài ngân hàng đã mở rộng cung cấp dịch vụ bao gồm cả giáo dục về đổi mới nông nghiệp, dinh dưỡng và y tế. Khách hàng thường từ vùng nông thôn hoặc khu dân cư thưa thớt nhưng có khả năng liên hệ được với nnhau. Khách hàng thường là người có thu nhập thấp nhưng có khả năng tiết kiệm, và chủ yếu là phụ nữ (mặc dù các chương trình cũng tương đối đầy đủ với nam giơi hoăc nhóm hỗn hợp). Các ví dụ : FINCA ở Mexico mà Costa Ria; CARE ở Guatemala, Save the Children ở IE Salvado; Freedom from Hunger ở Thái Lan … 4 - Ngân hàng làng xã tự quản (Hiệp hội tiết kiệm cho vay) Ngân hàng làng xã tự quản được thiết lập và quản lý bởi các hội đồng làng xã nông thôn. Những ngân hàng này khác với những ngân hàng làng xã phục vụ nhu cầu cho cả làng, chúng không phải chỉ là một nhóm từ 30 đến 50 người. Mô hình này được khởi xướng bởi một tổ chức phi chíh phủ chủa Pháp, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển kinh tế vào giữa những năm 1980. Phương pháp : Chương tình hỗ trợ phân loại những làng có sự liên hệ xã hội cao và nhu cầu thiết lập ngân hàng làng xã được thể hiện rõ ràng. Người làng, cả nam và nữ, sẽ xác định rõ cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của ngân hàng làng xã. Họ sẽ bầu ro một ban quản lý và uỷ ban tín dụng hoặc hai đến ba nhà quản lý. Những ngân hàng làng xã tự quản huy động tiết kiệm và cho vay ngắn hạn đối với dân làng trên cơ sở cá nhân. Chương trình tài trợ không cung cấp tín dụng cho ngân hàng làng xã, ngân hàng phải dựa vào khả năng huy động tiết kiệm của nó. Sau một hoặc hai năm, ngân hàng làng xã xây dựng một hệ thống hoặc hiệp hội phi chính thức để họ có thể thảo luận những vấn đề thực tại và cố gắng giải quyết những kho khăn. Hiệp hội hoạt động giống như một hệ thống trung gian và chuyển giao tín dụng với các ngân hàng địa phương, thường là ngân hàng phát triển nông nghiệp. Hệ thống này kết nối ngân hàng làng xã với khi vực tài chính chính thức. Do quá trình quản lý được tập trung hoá cao, các dịch vụ trọng yếu được giới hạn bởi kiểm soát và kiểm toán nọi bộ, sự đào toạ rõ ràng và cách thức thể hiện. Những dịch vụ này được thanh toán bởi ngân hàng làng xã, và điều đó bảo đảm khả năng bền vững tài chính của mô hình. Sản phẩm : bao gồm có tiết kiệm, tài khoản vãng lai và tiền gửi kỳ hạn. Các món vay thường là các món vay ngắn hạn và là món vay cung cấp vốn lưu động. Không có sự liên hệ trực tiếp nào giữa số tiền vay và khả năng tiết kiệm của người vay; lãi suất được thiết lập bởi từng làng tuỳ theo kinh nghiệm của nó với các khoản tiết kiệm truyền thống và sự kết hợp các món vay. Các món vay thường dành cho cá nhân nên tài sản thế chấp là rất cần thiết, nhưng trên hết vẫn là niềm tin của làng và sức ép xã hội nhằm đảm bảo tỷ lệ hoàn trả cao. Tất cả ban quản lý và các thành viên được đào tạ thường xuyên. Một vài chường trình cũng cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật cho các chủ doanh nghiệp nhỏ mới hoạt động. Khách hàng chủ yếu ở vùng nông thông và bao gồm cả nam và nữ giới với mức thu nhập từ thấp tới trung bình và có chút ít khả năng tiết kiệm. Ví dụ điểm hình Caisses Villageoises d’Eparne et de Crédit Autogerees ở Mali; Burkia Faso ở Madagasca, The Gambia (Hiệp hội tín dụng tiết kiệm làng xã hoặc VISACA) Sao Tomé … 5 – Cho vay cá thể Cho vay cá thể được định nghĩa là việc cung cấp tín dụng cho các cá nhân không phải là thành viên của một nhóm cùng chịu trách nhiệm hoàn trả. Cho vay cá thể đòi hỏi sự liên hệ thường xuyên và gần gũi với các khách hàng cá thể để cung cấp các dịch vụ tín dụng được thiết kế theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Mô hình cho vay này đặc bịệt thành công với các doanh nghiệp sản xuất, ở thành thị, có quy mô lớn và với những kháh hàng có tài sản thế chấp họăc một người bảo lãnh tự nguyện. Tại khu vực nông thôn, cho vay cá thể cũng có thể thành công đối với các nông trại nhỏ. Phương pháp : Khách hàng là những cá thể làm vịêc trong khu vực phi chính thức cần vốn kinh doanh và tín dụng để mua sắm tài sản cố định. Các nhân viên tín dụng thường làm việc với một lượng khách hàng tương đối nhỏ (khoảng 60 đến 140 người) và phát triển mối quan hệ gần gũi với họ trong nhiều năm, thường cung cấp những hỗ trợ về mặt kỹ thuật ở mức tối thiểu. Món vay và các điều khoản vay dựa trên sự phân tích cẩn trọng của cán bộ tín dụng. Lãi suất cho vay thường cao đối với các món vay ở khu vực chính thức nhưng lại thấp hơn trong khu vực phi chính thức. Hầu hết các tổ chức tài chính vi mô đều đòi hỏi các hình thức thế chấp hoặc đản bảo. Phân tích và dự báo tài chính chi tiết thường được bao hàm trong đơn xin vay. Số lượng và thời hạn được đàm phán với khách hàng và các cán bộ giám sát của các cán bộ tín dụng và các nhân viên tín dụng khác. Những tài lịệu liên quan cần tiết bao gồm hợp đồng vay vốn; thông tin chi tiết đối với từng khách hàng; nếu có thể, một đơn do ngừơi bảo lãnh ký và thông tin về người này; chứng từ pháp lý đối với các tài sản được thế chấp và lịch sử tín dụng. Nhân viên tín dụng thường được tuyển dụng từ cộng đồng do đó những phân tích của họ có thể dựa trên những hiểu biết về độ lành mạnh tín dụng của khách hàng (cho vay dựa vào đặc tính cá nhân). Món vay thường được giải ngân ngay tại văn phòng chi nhánh. Các cuộc viếng thăm cũng được tiến hành thường xuyên nhằm xác định xem liệu khách hàng có thực hiện việc mua sắm đúng như hợp đồng vay vốn hay không. Nhưng khoản thanh toán định kỳ được thực hiện tại mỗi chi nhánh. Sản phẩm : Quy mô món vay có thẻ biến đổi từ 100USD tới 300USD với thời hạn từ 6 tháng tới 5 năm. Dịch vụ tiết kiệm có thể hoặc không thể được cung cấp tùy thuộc vào tổ chức của tổ chức tài chính vi mô. Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật có thể được cung cấp bởi các nhân viên tín dụng; đôi khi đào tạo được cung cấp trên cơ sở thu phí. Những ví dụ điểm hính : ADEMI tại Công hòa Dominica; Caja Municiples ở Peru; Ngân hàng nhân dân Indonesia; hiệp hội kinh doanh alexangria Ai cập … Khách hàng : những khách hàng là doanh nghiệp ở thành thị hoặc những nông trại nhỏ, bao gồm cả phụ nữ và nam giới, hoặc có thể là những cơ sở kinh doanh nhỏ thu nhập trung bình hay những doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp sản xuất. PHỤ LỤC 2 CÁC ĐIỀU CHỈNH TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ Khi thực hiện phân tích tài chính của các tổ chức tài chính vi mô thì người ta thường trải qua khâu chuẩn bị số liệu. Các số liệu cần thiết cho việc phân tích là số liệu có được từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của tổ chức. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân mà các con số trên những báo cáo này chưa hẳn phản ánh đúng những gì thực tế diễn ra ở tổ chức, chính vì thế mà ta phải trải qua một bước điều chỉnh các báo cáo tài chính. Người ta phân thành : điều chỉnh kế tóan và điều chỉnh đối với lạm phát và các khỏan tài trợ. Điều chỉnh kế tóan Điều chỉnh kế tóan và điều chỉnh lại các bút toán kế tóan sao cho phù hợp với chuẩn mực kế tóan hiện hành. Công việc điều chỉnh này thường được tiến hành bởi bộ phận kiểm tóan nội bộ của tổ chức. Điều chỉnh kế tóan gồm những việc sau: Điều chỉnh kế toán đối với các khỏan mất vốn và dự phòng mất vốn Điều chỉnh kế tóan đối với các khỏan lãi tạm ứng và lãi dự thu Điều chính đối với tài sản cố định Nhìn chung, các tổ chức tài chính vi mô hiện nay thường được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập một năm một lần nên các sai sót về mặt kế tóan đã được giảm thiểu. Chính bởi lẽ đó, nếu như người ta tin tưởng hoàn tòan vào các báo cáo kiểm tóan thì việc điều chỉnh lại số liệu mang tính chất kế toán ít khi phải thực hiện bởi các nhà phân tích. Một đặc điểm quan trọng của điều chỉnh kế toán là các điều chỉnh này có thể làm thay đổi tổng tài sản (hay tổng vốn và nợ) trên bảng cân đối kế toán do có sự điều chỉnh trong các tài khỏan cấu thành. Bên cạnh đó, do lãi, dự phòng mất vốn và khấu hao đều là các chi phí nên việc điều chỉnh cũng có thể làm thay đổi lợi nhuận của tổ chức. Tuy nhiên, nếu như những sai phạm này không trọng yếu (tức là không làm thay đổi quá 1% tổng tài sản hoặc quá 5% lợi nhuận) thì báo cáo vẫn có thể chấp nhận được. Điều chỉnh với lạm phát và các khỏan tài trợ Điều chỉnh đối với các khỏan tài trợ Trong quá trình họat động, các tổ chức tài chính vi mô thường nhận được các hỗ trợ từ các nhà tài trợ dưới các dạng khác nhau. Các hỗ trợ này đóng góp một phần vào việc giảm các chi phí cho tổ chức mà các yếu tố giảm này lại không phải được đánh giá một cách đầy đủ trong các báo cáo tài chính. Hỗ trợ bằng tiền mặt. Các tổ chức tài chính vi mô có thể nhận được các khỏan tiền tài trợ không hoàn lại với chi phí tài tài chính bằng không. Họ sẽ mang số tiền này đi cho vay. Khỏan hỗ trợ tài chính thế này nằm trong phần thu nhập bất thường của tổ chức và được tính vào lợi nhuận chịu thuế. Tuy nhiên, khi đánh giá tính bền vững của tổ chức thì phải loại bỏ những khỏan biếu tặng này ra khỏi thu nhập để tính lợi nhuận. Các khỏan cho vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Với những hỗ trợ dạng này, tổ chức sẽ được coi như là được tài trợ một phần chi phí tiếp cận tới nguồn vốn. Khi nhận được các khoản vay này, chi phí tài chính mà tổ chức phải trả thấp hơn khi họ đi vay những khỏan vốn thương mại, nhờ đó làm tăng lợi nhuận lên. Do đó, ta cần phải tính thêm phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại và lãi suất cho vay mà tổ chức được hưởng vào phần chi phí. Bên cạnh đó, ta ghi tăng khỏan mục các khỏan tài trợ nên không ảnh hưởng tới kết quả của bảng cân đối kế toán. Các hỗ trợ kỹ thuật về nâng cao năng lực họat động và hoạch định các chương trình. Những khỏan hỗ trợ này nằm dưới dạng mở ra các lớp đào tạo miễn phí cho nhân viên của tổ chức, hỗ trợ xây dựng những chương trình hay sản phẩm mới. Hòan tòan không có một khỏan tiền nào trực tiếp tới tay tổ chức cũng như không tiết kiệm một yếu tố chi phí trực tiếp nào nhưng tổ chức lại được hưởng lợi từ các hỗ trợ này. Do đó, ta cũng cần phải loại trừ các khỏan hỗ trợ này ra khỏi báo cáo. Ta sẽ ghi tăng các khỏan chi phí điều hành tổ chức và ghi tăng vào tài khỏan vốn tài trợ từ bên ngoài. Kết quả là bảng cân đối kế toán hoàn tòan không thay đổi về tổng số nhưng lợi nhuận của tổ chức, dĩ nhiên, sẽ giảm. Điều chỉnh đối với lạm phát Lạm phát là hiện tượng đồng tiền bị mất giá, hay giảm sức mua của đồng tiền. Tổ chức tài chính vi mô cũng như các tổ chức tín dụng thông thường khác nắm giữ rất nhiều các tài sản tài chính và chịu tác đồng của lạm phát. Để tính tóan đầy đủ các chi phí thực tế mà tổ chức phải chịu khi tiến hành các họat động kinh doanh thì người ta phải tính thêm chi phí do lạm phát. Đối với các khoản đi vay, cho vay và đầu tư của tổ chức thì do kỳ vọng về lợi nhuận luôn cao hơn tỷ lệ lạm phát nên lạm phát gần như không ảnh hưởng tới giá trị của các tài sản này. Nhưng đối với nguồn vốn chủ sở hữu, vốn mà các nhà đầu tư đưa vào kinh doanh thì phải tính tóan tới yếu tổ lạm phát do người ta coi vốn chủ là một yếu tố đầu vào của họat động sản xuất. Khi điều chỉnh với lạm phát, người ta thường giả định rằng các tài sản cố định được tài trợ chính bởi vốn chủ sở hữu. Do đó, một phần của vốn chủ được thể hiện dứoi dạng các tài sản cố định và được trích khấu hao thường xuyên. Phần chênh lệch còn lại giữa vốn chủ và tài sản cố định mới cần được điều chỉnh. Người ta sẽ điều chỉnh lạm phát đối với vốn chủ bằng cách ghi tăng thêm phần chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó, lợi nhuận của tổ chức giảm. PHỤ LỤC 3 ĐIỀU CHỈNH ĐỐI VỚI CÁC KHỎAN TÀI TRỢ TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA TYM TRONG GIAI ĐOẠN 2004 – 2006 ĐIỀU CHỈNH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2004 Đơn vị: Việt Nam đồng Chi phí hoạt động được điều chỉnh tăng thêm do ước tính các khỏan sau: ĐIỀU CHỈNH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2005 Chi phí hoạt động được điều chỉnh tăng thêm do ước tính các khỏan sau: ĐIỀU CHỈNH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2006 Chi phí hoạt động được điều chỉnh tăng thêm do ước tính các khỏan sau: (*Chú ý: trong các hỗ trợ hoạt động, TYM được hỗ trợ văn phòng làm việc. Do không thể có số liệu chính xác cho chi phí thuê mặt bằng ở mỗi địa phương nên tạm tính chi phí mặt bằng chung cho tóan quỹ là 25 triệu/tháng. Trong thời gian 2004-2006, tình hình giá đất không có nhiều biến động mạnh nên số ước tính này được sử dụng trong cả 3 năm*) PHỤ LỤC 4 ĐIỀU CHỈNH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT VÀ CHI PHÍ VỐN TRONG CÁC BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA TYM TRONG GIAI ĐOẠN 2004-2006 ĐIỀU CHỈNH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2004 Đơn vị: Việt Nam đồng Chi phí hoạt động được điều chỉnh tăng thêm do ước tính các khỏan sau: ĐIỀU CHỈNH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2005 Chi phí hoạt động được điều chỉnh tăng thêm do ước tính các khỏan sau: ĐIỀU CHỈNH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2006 Chi phí hoạt động được điều chỉnh tăng thêm do ước tính các khỏan sau: Chú ý: TYM không có vốn góp ban đầu nhưng lợi nhuận giữ lại được đen đầu tư hòan tòan vào hoạt động cho các năm sau nên chi phí vốn chử sở hữu thực chất là chi phí vốn của khỏan lợi nhuận giữ lại PHỤ LỤC 5 MẪU BẢNG HỎI SỬ DỤNG TRONG CUỘC ĐIỀU TRA TẠI HAI CHI NHÁNH SÓC SƠN I VÀ II CỦA TYM Xin cô/chị vui lòng trả lời hết các câu hỏi dưới đây theo hướng dẫn: 1 – Độ tuổi ………………………………………………………………………. 2 – Tình trạng hôn nhân □ Độc thân □ Đã có gia đình □ Góa □ Ly thân □ Đã ly hôn 3 – Gia đình cô/chị hiện có bao nhiêu người? ……………………………………………………….. 4 - Trình độ học vấn: □ Chưa biết chữ □ Hết cấp 1 □ Hết cấp 2 □ Hết cấp 3 □ Cao đẳng/ Đại học 5 – Năm vào quỹ TYM : …………………………………………. 6 – Các loại vốn vay đã sử dụng: (điền vào các ô trống) Loại vốn vay Vốn chung Vốn trung - dài Vốn đa mục đích Vốn đặc biệt Số lần vay 7 – Số tiền vay (điền vào ô trống) Loại vốn vay Vay lần đầu Vay lần gần đây nhất Vốn chung Vốn trung – dài Vốn Đa mục đích Vốn đặc biệt 8 – Khi vay được vốn, cô/chị thường đầu tư vào họat động nào? (lựa chọn nhiều câu trả lời và ghi cụ thể vào chỗ trống) □ Trồng trọt:…………………………… □ Buôn bán–dịch vụ: ....………………………………………… □ Chăn nuôi:…………………………… □ Thủ công: …………………………………... □ Xây nhà, đào giếng □ Học hành cho con cái □ Khác …………………………………………... 9 – Cô/chị hiện có tham gia họat động tiết kiệm tự nguyện của TYM không? □ Có □ Không Nếu Có tham gia họat động này, cô/chị vui lòng cho biết số tiền tiết kiệm tự nguyên trung bình hàng tuần là bao nhiêu? …………………………………………………đồng 10 - Thu nhập trung bình mỗi tháng của gia đình cô/chị là bao nhiêu? …………………………..đồng 11 – Các nguồn tạo ra thu nhập chính (có thể lựa chọn nhiều câu trả lời) □ Trồng trọt □ Làm thuê □ Chăn nuôi □ Thủ công □ Buôn bán và dịch vụ 12 - Hiện trong gia đình có sử dụng bất cứ loại máy sản xuất nào không: □ Có □ Không Nếu Có, hãy kể cụ thể loại máy nào: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 13 – Tình trạng nhà ở : □Tường nhà: □ Vách □ Gạch xây □Mái nhà □ Mái tranh □ Mái ngói □ Mái bằng 14 – Hiện trong gia đình cô/chị có các vật dụng nào sau đây: (có thể lựa chọn nhiều câu trả lời) □ Xe máy □ Tivi □ Xe đạp □ Đài Radio 15 – Mỗi tháng gia đình cô/chị đi chợ mua thức ăn bao nhiêu lần? ……………………..lần 16 – Mỗi lần đi chợ, thường bỏ ra bảo nhiêu tiền để mua thức ăn? ……………………..đồng 17 – Với mức chi tiêu cho thức ăn như vậy, gia đình cô/ chị có đủ ăn không? □Có □Không 18 – Cô/chị hiện có đang mắc các căn bệnh nào sau đây không?(có thể lựa chọn nhiều câu trả lời) □ Không mắc bệnh nào □ Bệnh phụ khoa □ Lao phổi □ Đau khớp, xương □ Tim mạch □ Bệnh khác …………………………………. 19 - Hiện cô/chị có bao nhiêu con? …………………………………………….. 20 – Cô/ chị có sử dụng bất cứ biện pháp kế hoạch hóa gia đình nào không? □ Có □ Không 21 – Quá trình mang thai của Cô/chị có từng xảy ra biến chứng nào không? □ Có □ Không 22 – Khi mang thai, cô/chị có đi khám thai thường xuyên không? □ Có □ Không 23 – Trẻ em sinh ra có gặp các biến chứng sau không? □ Chết yểu (trẻ chết khi chưa được 1 tuổi) □ Suy dinh dưỡng □ Dị tật bẩm sinh □ Hòan tòan khỏe mạnh □ Bệnh khác ………………………….. 24 – Với các con trên 6 tuổi của cô/chị, hiện các cháu đang học ở những cấp học nào? (có thể lựa nhiều câu trả lời nếu cô/chị có nhiều con) □ Không đi học □ Cấp 1 □ Cấp 2 □ Cấp 3 □ Cao đẳng/Đại học 25 – Trong gia đình, cô/chị có được tham gia bàn bạc các công việc làm ăn, kinh doanh, tiêu dùng hay tương lai của con cái hay không? □Có □Không 26 – Cô/chị có được đưa ra quyết định cúôi cùng về làm ăn, kinh doanh, tiêu dùng hay tương lai của con cái? □Hòan tòan không □Quyết định một phần □ Quyết định hòan toàn 27 – Cô/chị có tham gia bất cứ họat động xã hội nào tại địa phương không? □ Có □ Không 28 – Cho biết nguyện vọng trong tương lai của chị đối với Quỹ TYM Về vốn vay ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Về sản phẩm tiết kiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Về Quỹ tương trợ ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Về hoạt động đào tạo .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Xin trân thành cảm ơn! Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề này trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập Tác giả chuyên đề Trần Thị Ngọc Tú NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP QUỸ TÌNH THƯƠNG (TYM), HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM Sinh viên : Trần Thị Ngọc Tú Lớp : Tài chính doanh nghiệp 45C Khoá : 45 Khoa : Ngân hàng – Tài chính Tên đề tài : “Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động cung cấp các dịch vụ tài chính tại Quỹ Tình Thương (TYM), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam “ Nhận xét của đơn vị thực tập: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hà Nội, ngày…tháng… năm 2007 Người nhận xét NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phan Thu Hà Nhận xét chuyên đề thực tập Sinh viên: Trần Thị Ngọc Tú Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 45C ……….Khoa: Ngân hàng – Tài chính Đề tài:”Giải pháp nâng cao hiệu quả họat động cung cấp dịch vụ tài chính tại Qũy Tình Thương (TYM), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam” …………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Điểm - Bằng số: - Bằng chữ: Người nhận xét

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36662.doc
Tài liệu liên quan