1) Lý do chọn đề tài:
Hiện nay trên địa bàn thành phố, nhiều hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ diễn ra sôi nổi, nhu cầu về vốn không thể thiếu đối với cá nhân, doanh nghiệp. Thêm vào đó, các Ngân hàng thương mại ra đời hàng loạt, điều này làm cho khách hàng lúng túng trong việc chọn ngân hàng làm nhà tài trợ để đáp ứng nhu cầu của mình.
Về phía ngân hàng, để đảm bảo hoạt động kinh doanh, ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì chính bản thân ngân hàng phải đưa ra chiến lược kinh doanh vừa tạo ra doanh thu vừa cạnh tranh lành mạnh với ngân hàng khác. Giữ vai trò chủ chốt trong nền kinh tế, các ngân hàng thương mại luôn phải đứng trước sự lựa chọn giữa khách hàng tốt và khách hàng kém uy tín.
Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng cơ bản của ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm tới hơn 1/2 tổng tài sản có và thu nhập từ tín dụng chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Yếu tố lợi nhuận thường đi kèm với rủi ro do đó rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Lịch sử hoạt động ngành ngân hàng từng chứng kiến trong những năm 1990, đã có không ít ngân hàng thương mại cổ phần bị rút giấy phép hoạt động hoặc phải sáp nhập với đơn vị khác vì không chịu nổi tổn thất từ những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và SGD II - Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam nói riêng cũng đứng trước thách thức mới và kèm theo là những rủi ro tiềm ẩn mới.
Trước tình hình cấp thiết đó, cộng với những kiến thức có được trong quá trình nghiên cứu thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Sở Giao dịch II, em quyết định chọn tên đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển – Sở Giao dịch II”. để từ đó có nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của chất lượng tín dụng đối với sự an toàn và vững mạnh của NHTM nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Sở Giao dịch II nói riêng.
2) Mục tiêu nghiên cứu
Hoạt động tín dụng tạo ra giá trị cho ngân hàng thông qua việc quản lý tín dụng và quản lý danh mục cho vay thận trọng và xác đáng. Chất lượng tín dụng có quan hệ mật thiết đến rủi ro trong hoạt động tín dụng, nó ảnh hưởng quyết định đến tài sản có của ngân hàng. Chất lượng tín dụng kém là nguyên nhân quan trọng dẫn đến phá sản của ngân hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng cũng là góp phần quan trọng làm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng.
Câu hỏi đặt ra là chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là gì ? Do đó mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của tín dụng ngân hàng và tìm các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro.
3) Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu, tài liệu về tình hình cho vay trong những năm gần đây tại Ngân hàng; qua đó sử dụng phương pháp so sánh để có nhận xét, đánh giá về thực trạng chất lượng tín dụng và mức độ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Sở Giao dịch II thông qua các chỉ số như: dư nợ, nợ quá hạn, nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng tài sản có, nợ quá hạn trên tổng tài sản có,
- Từ thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Sở Giao dịch II, tham khảo thêm tài liệu, sách, báo có liên quan đến chất lượng tín dụng để có những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng.
4) Phạm vi nghiên cứu
Khái niệm chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung, trong đó nội dung quan trọng thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Do vậy, trong một số trường hợp khi nói đến chất lượng tín dụng theo nghĩa hẹp; người ta có thể chỉ nêu lên tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ; nếu tỷ lệ này càng cao, có nghĩa chất lượng tín dụng thay đổi theo chiều hướng không tốt và ngược lại.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng tín dụng, nhưng vì thời gian nghiên cứu hạn hẹp nhưng hơn cả là trình độ, kiến thức còn ít nhiều bị hạn chế, nên ở phạm vi đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng theo nghĩa hẹp. Do đó tôi sẽ chỉ nghiên cứu các vấn đề sau:
- Chính sách tín dụng áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Đầu tư và Phát triển – Sở Giao dịch II
- Quy trình cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Sở Giao dịch II.
- Thực trạng về dư nợ tín dụng, nợ quá hạn trong những năm gần đây tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Sở Giao dịch II (2006 - 2008).
5) Kết cấu nội dung nghiên cứu
Đề tài của em được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1:Tổng quan về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Sở Giao dịch II Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Sở Giao dịch II Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Sở Giao dịch II
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Sở giao dịch II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Với tên giao dịch tiếng Anh là Bank for Investment and Development of Việt Nam, viết tắt là BIDV, được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ và được thành lập lại theo quyết định số 287/QĐ- NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc NHNN, trụ sở chính: Tòa nhà Vincom 191 Bà Triệu – Hà Nội.
Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, NH được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước:
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là DNNN hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước mang tính hệ thống thống nhất. Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm có 5 khối lớn: Khối Ngân hàng thương mại quốc doanh (bao gồm hơn 112 chi nhánh cấp 1 và 3 Sở giao dịch trên toàn quốc); Khối công ty; Khối các đơn vị sự nghiệp; Khối liên doanh; Khối đầu tư.
Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, BIDV luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm.
Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của NH ĐT&PT Việt Nam là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổng công ty, NH BIDV Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ địa lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với hơn 50 ngân hàng trên thế giới
BIDV hiện là một ngân hàng thương mại nhà nước và đang có kế hoạch cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán vào những năm tới.
Giới thiệu về BIDV – Sở Giao Dịch II
Quá trình hình thành và phát triển
Sở giao dịch II Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định số 78/QĐ_TCCB ngày 18/05/1996 của Tổng giám đốc NH ĐT&PT Việt Nam và theo văn bản chấp thuận số 330QĐ/NH5 ngày 27/11/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước. Ngày 25/03/1997 Sở giao dịch II NH đầu tư và phát triển chính thức đi vào hoạt động và là đại diện pháp nhân của NH Đầu tư và phát triển Việt Nam. Trụ sở khi mới thành lập đặt tại 129B Cách mạng Tháng Tám, Quận 3. Trụ sở chính của Sở giao dịch II đặt tại 117 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1 TP HCM (từ 2007 chuyển tạm thời sang 11 Bến Chương Dương, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp HCM để xây trụ sở mới).
Tên đầy đủ: Bank for Investment and Development of Vietnam, Transaction Center No.II, Hochiminh City.
Tên viết tắt: BIDV Transaction Center No.II.
Sở giao dịch II là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hạch toán nội bộ trong Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, có con dấu riêng và bảng tổng kết tài sản riêng. Những sự kiện và mốc thời gian có ý nghĩa quan trọng với Sở giao dịch II:
Thời điểm được công nhận Chi nhánh cấp 1 hạng I: Quyết định số 192/QĐ_NHNN ngày 19/05/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy V/v xếp hạng doanh nghiệp.
Thời điểm Sở giao dịch II vượt qua cột mốc huy động vốn 3.200 tỷ (30/08/2004), dư nợ 3000 tỷ (28/02/2003).
Thời điểm tách chi nhánh BIDV Sài Gòn và thời điểm dự kiến tách BIDV Gia Định tháng 10/2002, tháng 09/2005
Vào tháng 1/2002, Sở giao dịch II được trao chứng chỉ ISO 9001 trong đợt trao đầu tiên của hệ thống BIDV.
SGD II được nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam vào các năm 1998,1999,2001,2002,2003.
Bảng 1.1: MẠNG LƯỚI SỞ GIAO DỊCH II ĐẾN 28/02/2009
Sở Giao Dịch II - BIDV
Số 11 Bến Chương Dương, P. Nguyễn Thái Bình
Quận 1
PGD số 1
Số 129B Cách Mạng tháng 8
Quận 1
PGD số 2
Số 445 Võ Văn Tần
Quận 3
PGD thương xá Tax
Số 135B Nguyễn Huệ
Quận 1
PGD Mạc Thị Bưởi
Số 88 Mạc Thị Bưởi
Quận 1
PGD số 3
Số 183F Trần Quốc Thảo
Quận 3
PGD số 4
Số 195 Tô Hiến Thành
Quận 10
PGD số 5
Số 163 Nguyễn Văn Cừ, Phường 2
Quận 5
PGD số 6
Số 3 đường 3/2
Quận 10
PGD Lê Duẩn
Số 1-5 Đường Lê Duẩn
Quận 1
PGD Quận 7
Số 559 Đ. Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Thuận Đông
Quận 7
PGD Thủ Thiêm
16/7E Lương Định Của, P An Khánh
Quận 2
PGD Lê Thánh Tôn
20 Lê Thánh Tôn
Quận 1
Ra đời cách đây 12 năm trên một địa bàn được xem là nơi có nền kinh tế năng động nhất cả nước, TP.HCM đã tạo nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng – ngân hàng. Tuy nhiên, năm đầu tiên thành lập lại rơi vào thời điểm nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực, nên Sở đã gặp không ít những khó khăn, thử thách trong mọi hoạt động kinh doanh của mình. Hơn nữa, đây là thời kỳ mà hoạt động của ngành ngân hàng đang co cụm, tập trung chủ yếu vào việc chấn chỉnh lại sau hàng loạt các vụ án kinh tế có liên quan đến ngành. Tuy vậy, sau 12 năm xây dựng và phát triển, từ con số 0, SGD II đã đạt được những kết quả đáng kể, dần khẳng định là một đơn vị mạnh của BIDV, một ngân hàng có sức cạnh tranh cao, một tổ chức tín dụng mang sức trẻ của ngân hàng hiện đại.
Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của SGD II BIDV
Thuận lợi
Trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng từ các năm trước đã tạo điều kiện cho SGD II định hướng đầu tư ngay từ đầu năm đã giúp phát huy hiệu quả đầu tư cho nền kinh tế.
Nguồn vốn tương đối dồi dào và vững chắc, hiện đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng, đầu tư và có thể khai thác để sử dụng cho hiệu quả
Dưới sự lãnh đạo của chi bộ phối hợp cùng chính quyền và các đoàn thể đã tạo được sự đoàn kết nhất trí trong toàn thể cán bộ - công nhân viên góp phần đưa hoạt động kinh doanh của SGD II đạt hiệu quả
SGD II có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình tạo mọi điều kiện phục vụ tốt cho khách hàng.
Một bộ phận lớn khách hàng của SGD II là khách hàng truyền thống có uy tín, sản xuất kinh doanh hiệu quả và gắn bó với Sở.
Chương trình cổ phần hóa đã và đang được xúc tiến mạnh mẽ, hướng tới sự đổi mới cơ bản trong trong quản trị điều hành, sự cải thiện về năng lực tài chính và năng lực hoạt động
Khó khăn:
Nhu cầu vay vốn của khách hàng rất cao nhưng khách hàng không có đủ tài sản thế chấp, không có tài sản thế chấp hoặc tài sản không hợp pháp, hợp lệ do đó đã hạn chế việc đầu tư vốn của sở .
Việc xử lý nợ tồn đọng và nợ quá hạn cần thiết phải kết hợp nhiều biện pháp, trong đó việc định giá và bán công khai tài sản thế chấp để thu hồi nợ là việc làm cần thiết, trong khi đó trung tâm đấu giá tài sản và cơ quan thi hành án đang quá tải về khối lượng công việc từ số lượng lớn các ngân hàng có nhu cầu từ đó gây ra khó khăn cho SGD II trong việc bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ quá hạn
Thời điểm kinh tế thế giới có nhiều biến động gây bất ổn cho nên kinh tế buộc NHNN thi hành các biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm rút bớt tiền ra khỏi lưu thông gây ra ảnh hưởng đến SGD II
Khi có tình huống bất thường xảy ra thì các biện pháp của Sở II, thiếu tính linh hoạt và chưa thật sự cương quyết, đồng thời các nội dung chỉ đạo điều hành và kết quả xử lý chưa được thông báo, cập nhật kịp thời cho Ban lãnh đạo, gây hẫng hụt về thông tin, làm giảm hiệu lực, hiệu quả điều hành hoạt động chung. Cùng với đó các giải pháp được đưa ra chưa tạo thành tính kỷ cương, kịp thời và nghiêm khắc. các nội dung chỉ đạo điều hành đặc biệt là điều hành tổng thể, giải pháp “trọn gói” trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa khả năng huy động vốn và nhu cầu sử dụng vốn chưa hợp lý, thiếu sự gắn kết cần thiết.
Khách hàng chưa đa dạng, chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp nhà nước
Cơ cấu tổ chức hoạt động:
Sơ đồ tổ chức
Mô hình tổ chức Sở giao dịch II ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay theo Quyết định 054/QĐ – SGD II ngày 23/09/2008 về mô hình chuyển đổi theo đề án TA2 đã được triển khai và thực hiện bắt đầu từ 10/2008, mô hình như sau:
1 giám đốc
4 phó giám đốc (QHKH, QLRR, Tổ chức – nhân sự, Tài chính – Kế toán)
15 phòng ban
10 phòng giao dịch
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức
Phòng Tài chính – Kế toán
Phòng Tổ chức Nhân sự
Phòng Kế hoạch TH
Văn phòng
Phòng Điện toán
P. Giao dịch
Điểm giao dịch
Các phòng QHKH 1,2,3
Phòng QHKHCN
Phòng QLRR
Phòng Quản trị tín dụng
Các Phòng DVKHDN, CN
Phòng Quản lý và dịch vụ KQ
Phòng TTQT
Khối QLRR
Khối tác nghiệp
Khối quản lý nội bộ
Khối trực thuộc
Khối quan hệ khách hàng
Ban giám đốc
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
Phòng quan hệ khách hàng – khởi tạo kinh doanh
Tiếp thị khách hàng và bán sản phẩm
Thẩm định và lập Báo cáo đề xuất tín dụng
Soạn thảo các hợp đồng
Đầu mối giao nhận TSĐB
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, lập Đề xuất giải ngân/ cấp bảo lãnh chuyển cho bộ phận quản trị tín dụng
Kiểm tra, giám sát khách hàng/khoản vay
Lập Báo cáo đề xuất điều chỉnh tín dụng
Phòng quản lý rủi ro (QLRR) – Rà soát, phê duyệt/ trình phê duyệt
Rà soát đánh giá rủi ro các đề xuất tín dụng của Bộ phận QHKH. Đảm bảo:
Các khoản tín dụng lớn phải được rà soát độc lập
Các khoản tín dụng cấp cho khách hàng nằm trong định hướng chiến lược của Ngân hàng.
Giám sát rủi ro trong quá tình quan hệ với khách hàng
Quản lý danh mục đầu tư tín dụng của Chi nhánh; định kỳ giám sát và đánh giá toàn diện danh mục tín dụng;
Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và an toàn pháp lý trong hoạt động tín dụng Chi nhánh.
Công tác kiểm soát nội bộ: Tham mưu trong thực hiện chức năng tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ; đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra
Đầu mối trình Ban lãnh đạo Chi nhánh báo cáo Trụ sở chính BIDV xử lý và đôn đốc thu hồi sau xử lý đối với các khoản rủi ro.
Phòng quản trị tín dụng – thực hiện tác nghiệp
Là bộ phận duy nhất có chức năng cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS
Kiểm tra, rà soát các Hợp đồng tín dụng do bộ phận quan hệ khách hàng soạn thảo trước khi trình cấp có thẩm quyền ký duyệt
Kiểm tra đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ giải ngân/ cấp bảo lãnh và các điều kiện giải ngân/cấp bảo lãnh so với nội dung hợp đồng tín dụng đã ký, lập Tờ trình giải ngân/cấp bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân/cấp bảo lãnh
Chuyển chứng từ cần thiết cho bộ phận DVKH/Thanh toán quốc tế thanh toán theo chỉ dẫn.
Thông báo nợ đến hạn để Bộ phận QHKH đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Thông báo, yêu cầu Bộ phận quan hệ khách hàng thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay.
Lưu trữ Hồ sơ tín dụng(bản gốc) an toàn
Phòng dịch vụ khách hàng(DN/cá nhân)
Trực tiếp thực hiện, xử lý tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng về mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền thanh toán, ngân quỹ, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thu đổi, mua bán ngoại tệ… và các dịch vụ khác.
Tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; bán hàng tại quầy, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếp thu,đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sợ hài lòng của khách hàng
Phòng thanh toán quốc tế
Xử lý tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại theo đúng quy trình tài trợ thương mại theo đúng quy trình tài trợ thương mại trên cơ sở hồ sơ đã được phê duyệt; thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế trong hạn mức
Phòng kế hoạch tổng hợp
Công tác kế hoạch – nguồn vốn:
Xây dựng kế hoạch kinh doanh; chính sách marketing , chính sách huy động vốn và lãi suất của chi nhánh, chính sách phát triển dịch vụ của Chi nhánh, kế hoạch phát triển mạng lưới và các kênh phân phối sản phẩm;
Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với các khách hàng theo quy định và trình Giám đốc giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan, quản lý trạng thái ngoại hối của Chi nhánh.
Phòng kế toán tài chính
Công tác hạch toán, kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp
Công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của SGD II
Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính
Tham mưu cho Giám đốc về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức, quản lý tài chính
Kiểm tra việc thực hiện chấp hành quy chế, quy trình trong công tác kế toán, luân chuyển chứng từ, chi tiêu tài chính
Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, kịp thời, hợp lý của số liệu kế toán, báo cáo KT - TC
Phòng quản lý dịch vụ - Kho quỹ
Thực hiện nhiệm vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ:
Đảm bảo an toàn kho quỹ, an ninh tiền tệ, phát triển dịch vụ kho quỹ, triển khai các quy trình kho quỹ;
Nhiệm vụ khác
Phòng tổ chức nhân sự
Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan;
Tham mưu với Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực
Hướng dẫn các Phòng thực hiện công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động
Triển khai và quản lý công tác thi đua khen thưởng
Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập và chấm dứt hoạt động của Phòng Giao dịch
Tham gia kế hoạch phát triển mạng lưới
Quản lý Hồ sơ cán bộ
Văn phòng
Công tác hành chính
Công tác hậu cần
Phòng điện toán
Thực hiện quy định, quy trình quản lý Công nghệ thông tin tại SGD II
Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các Phòng để vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền và quy định
Phối hợp trung tâm CNTT triển khai chương trình phần mềm tổ chức lưu trữ bảo mật, phục hồi dữ liệu, đảm bảo hệ thống tin học SGD II vận hành liên tục, thông suốt
Tham mưu Giám đốc về kế hoạch ứng dụng CNTT và các vấn đề khác
Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của SGD II:
Theo quy định tại điều lệ về tổ chức và hoạt động của BIDV có các hoạt động sau:
Huy động vốn, cho vay
Cầm cố chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn
Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng
Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và tài trợ thương mại
Thực hiện các nhiệm vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế
Thực hiện dịch vụ Ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư
Thực hiện nghiệp vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ
Hoạt động khi được chấp thuận của Tổng giám đốc BIDV
Vay vốn của các TCTD, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, trái phiếu
Cho vay, bảo lãnh, đồng tài trợ
Đầu tư cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã trở thành tài sản của BIDV
Góp vốn liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác
Kinh doanh vàng bạc trong nước và quốc tế
Đầu mối thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ của BIDV
Thực hiện một số công việc theo ủy quyền của Tổng giám đốc
Thực hiện các hoạt động khác thuộc thẩm quyền của SGD II - BIDV
Kết quả hoạt động của SGD II BIDV trong thời gian vừa qua:
Năm 2008 vừa qua thực sự là một năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam. Sự suy thoái kinh tế của 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới, gồm Mỹ, 15 nước sử dụng đồng tiền chung Euro và Nhật Bản đã tác động đa chiều lên kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính - ngân hàng nói riêng. Năm 2008 là một năm thị trường ngân hàng đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá. Do sự thay đổi của các công cụ điều hành của Ngân hàng nhà nước với chính sách tiền tệ đi từ định hướng thắt chặt vào những tháng đầu năm và nới lỏng vào những tháng cuối năm, tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành như lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá đã diễn ra liên tục và thất thường. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu, làm tỷ giá và cung cầu ngoai tệ biến động thường xuyên, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước lâm vào tình trạng khó khăn, các thị trường trong nước như thị trường chứng khoán, bất động sản, hàng hóa nhập khẩu cũng liên tiếp biến động và suy giảm, các cuộc khủng hoảng thanh khoản và khủng hoảng tín dụng đã diễn ra khốc liệt.Trong năm này, tình hình lạm phát tiếp tục trở thành đề tài quan tâm của toàn xã hội. Yếu tố này tác động mạnh mẽ đến hoạt động tiền tệ, ngân hàng. Ngoài ra do tọa lạc tại “phố tài chính” của TP.HCM, SGD II – BIDV chịu sự cạnh tranh gay gắt của hệ thống ngân hàng nội địa và liên doanh ở đây. Vì thế việc thu hút khách hàng gửi tiền và vay vốn gặp rất nhiều khó khăn , nhất là khách hàng có uy tín và khả năng kinh doanh tốt.
Chặng đường 12 năm xây dựng và trưởng thành chưa phải là quãng đường thật dài, nhưng là chặng đường phát triển đầu tiên của một ngân hàng thương mại lớn, gắn liền với quá trình đổi mới của hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cơ hội nhiều nhưng cũng đầy những khó khăn thách thức. Những thành quả từ hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch II NHĐT&PTVN trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận: góp phần tích cực trong việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của NHĐT&PTVN với tốc độ phát triển năm sau luôn cao hơn năm trước, xác lập vị thế của mình trên thị trường tiền tệ TPHCM bằng uy tín và chất lượng hoạt động ngày càng cao, tạo những bước đi hợp lý để làm cơ sở cho việc xây dựng một ngân hàng hiện đại,... từng bước khẳng định vai trò là một đơn vị mạnh của BIDV, một ngân hàng có sức cạnh tranh cao trên một địa bàn năng động như TP. Hồ Chí Minh.
Đến nay, hình ảnh và thương hiệu BIDV Sở Giao Dịch 2 được lưu lại trên nhiều dự án lớn của Thành phố như Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Bệnh viện Việt Pháp, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 2, Dự án Trung tâm Văn phòng - Thương mại - Dịch vụ tài chính (The Financial Tower) do Cty TNHH SXKD XNK Bình Minh (Bitexco), Dự án Quốc lộ 1A, đoạn An Sương - An Lạc, theo hình thức Đầu tư Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT)...
Mặc dù đứng trước những khó khăn trên, nhưng với nỗ lực của Ban Giám đốc và toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng, SGD II – BIDV đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao và đạt được những kết quả sau đây:
Bảng 1.2: TỔNG TÀI SẢN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA SGD II – BIDV (2005 – 2008)
Đvt: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
So sánh 2006/2005
So sánh 2007/2006
So sánh 2008/2007
+/-
%
+/-
%
+/-
%
Tổng tài sản
5428
6,624
8,479
11,768
1,196
22.03
1,855
28
3,289
38.8
Huy động vốn
4844
6,204
6,492
9,890
1,360
28.08
288
4.64
3,398
52.34
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – SGD II BIDV)
Biểu đồ 1.1: Tổng tài sản và huy động vốn (Đvt: tỷ đồng)
Đánh giá tổng quan
Nhìn vào bảng trên ta thấy tài sản của Sở tăng lên dần qua các năm với tốc độ ngày càng tăng từ năm 2005 chỉ mới là 5,428 tỷ đồng đã tăng lên đến 6,624 tỷ đồng năm 2006, năm 2007 là 8,479 tỷ đồng và đã lên tới 11,768 tỷ đồng đạt tỷ lệ tăng trưởng là 38.8% (2008 so với 2007) - một tốc độ tăng rất nhanh so với tốc độ tăng của năm 2006 chỉ là 22.03%. Đây là một thành công đáng kể của Sở II trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng tên tuổi và uy tín khác cùng hoạt động trong địa bàn
Mức tăng trưởng tổng tài sản bình quân hàng năm 20% bằng 1,1 lần mức tăng bình quân chung trên địa bàn. Hàng năm quy mô tăng trưởng tổng tài sản đều đạt và vượt kế hoạch.
Tổng tài sản tăng trưởng cao liên tục qua từng năm thể hiện quy mô, vị thế vai trò của Sở ngày càng tăng. Hiện nay, Sở được đánh giá là 1 trong 8 NHTM lớn nhất trên địa bàn (kể cả NHTM cổ phần).
Về nguồn vốn:
Trước thực trạng khó khăn chung của hệ thống ngân hàng hiện nay, thành quả mà Sở giao dịch II – BIDV đã đạt được trong thời gian vừa qua thật ấn tượng. Tổng nguồn vốn huy động là 9,890 tỷ đồng, tăng 52.34% so với cùng kì năm ngoái. Và tổng nguồn vốn huy động của Sở liên tục tăng lên qua các năm từ 4844 tỷ vào năm 2005 đã tăng lên 6204 tỷ năm 2006 và 6492 tỷ năm 2007 và đạt 9890 tỷ năm 2008.
Nếu như năm 2007 tốc độ tăng tổng nguồn vốn huy động chỉ đạt 4.64% không đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra, thì năm 2008 Sở đã có một cuộc “vượt dòng” ngoạn mục khi đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn 47.7% so với tốc độ tăng trưởng của năm 2008 là 52.34%. Đây là một thành quả phấn đấu hết sức lớn lao của tập thể cán bộ nhân viên toàn Sở GD II.
Về dịch vụ và các tiện ích
Hoạt động dịch vụ là một trong những họat động kinh doanh chính đóng góp rất đáng kể vào hiệu quả hoạt động chung của Sở. Doanh số và phí thu được từ các hoạt động dịch vụ có mức tăng trưởng hàng năm tương đối cao, phí ròng thu được từ các hoạt động này cũng luôn chiếm một phần quan trọng trong lợi nhuận trước thuế (Năm 2006 chiếm 70.96% ,năm 2007 chiếm 30.94% và năm 2008 chiếm 70.94% ).
Trong những năm qua, hoạt động dịch vụ tại Sở tập trung vào những dịch vụ chủ yếu như thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ...Bên cạnh đó đã triển khai và mở rộng nhiều loại hình dịch vụ: Home Banking, chi trả hộ lương, chi trả hộ tiền đền bù giải tỏa, thu hộ tiền điện thoại...
Về kết quả tài chính
Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của HĐQT, Ban kiểm soát, Ban cố vấn, Ban điều hành và toàn thể nhân viên Sở giao dịch II - BIDV đã đang từng bước khắc phục những khó khăn, khôi phục lòng tin nơi khách hàng, nâng cao uy tín trên thị trường. Với một hướng đi đúng đắn, liên tục trong những năm gần đây Sở II đã có kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm qua như sau:
Bảng 1.3: TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI ĐƠN VỊ 2006 – 2008
Đvt: tỷ đồng
Năm
Nội dung
Thực hiện 2006
Thực hiện 2007
Thực hiện 2008
Tỷ trọng
(%)
% tăng, giảm so với 2006
% tăng, giảm so với 2007
I/ THU NHẬP
657
872
1,436
118
65
1/ Thu nhập từ lãi
492
732
1,112
77
126
52
2/ Thu nhập dịch vụ
22
43
205
14
813
372
3/ Thu nhập lãi nội bộ hệ thống BIDV
73
64
117
8
61
81
4/ Thu nhập bất thường
70
32
-100
-100
5/ Thu nhập khác
0
0
2
II/ CHI PHÍ
626
733
1,147
83
57
1/ Chi trả lãi
337
444
606
53
80
36
2/ Chi dịch vụ kinh doanh
2
2
74
6
3600
3192
3/ Chi phí quản lý
34
49
59
5
74
20
4/ Chi phí nộp thuế
1
0
5
5/ Chi phí lệ phí
0
1
1
82
6/ Trích DPRR
100
150
135
12
35
-10
7/ Chi nội bộ trong hệ thống BIDV
152
86
267
23
75
210
III/ LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ
31
139
289
832
108
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – SGD II BIDV)
Kết quả kinh doanh năm 2008 của Sở giao dịch II – BIDV là rất tốt. Tổng thu nhập của Sở đạt 1,436 tỷ đồng, trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng là 1,112 tỷ đồng chiếm 77% tổng thu nhập của Sở và tổng thu nhập tăng đều đặn qua các năm từ 657 tỷ năm 2006 đã tăng lên 872 tỷ năm 2007 và 1,436 tỷ năm 2008, thu nhập năm 2008 đạt 118% so với năm 2006 và 65% so với năm 2007. Tổng chi phí là 1,147 tỷ đồng, trong đó chi phí trả lãi vay là 606 tỷ đồng chiếm 53% tổng chi phí. Bảng số liệu còn cho thấy lợi nhuận của Sở qua các năm cũng liên tục tăng từ 31 tỷ đồng năm 2006 lên 139 tỷ đồng năm 2007 và 289 tỷ đồng vào năm 2008 đạt tốc độ tăng 108%. Lợi nhuận năm 2006 tăng ít do chi phí tăng gần bằng với mức tăng của thu nhập làm giảm lợi nhuận và lợi nhuận đặc biệt tăng mạnh trong 2 năm 2007 và 2008.
Kết quả của kinh doanh của SGD II trong những năm gần đây luôn vượt kế hoạch đề ra và tốc độ tăng trưởng của Sở luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống. Mặt khác, trong năm 2003 tốc độ tăng trưởng của chi phí giảm so với tốc độ tăng trưởng của năm 2007 làm cho hiệu quả kinh doanh của Sở rất khả quan .
Việc vận dụng các mức lãi suất cho vay được thực hiện linh hoạt theo cơ chế Trung Ương cho phép. Sở đã thường xuyên theo dõi, chấp hành các chỉ thị của NHNN trong công tác tín dụng cũng như điều chỉnh phù hợp theo các diễn biến của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung, đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Mục tiêu, phương hướng hoạt động trong tương lai của SGD II BIDV:
Mục tiêu của SGD II đến năm 2010
Huy động vốn: tự đảm bảo được 100% dư nợ tín dụng
Hoạt động tín dụng: nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 3%, mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế.
Hoạt động dịch vụ: chú trọng và triển khai xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ khi mà thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng trên địa bàn thành phố ngày càng sôi động và cạnh tranh gay gắt. phấn đấu năm 2007 mức thu dịch vụ ròng chiếm 40% lợi nhuận trước thuế, năm 2010 là 45%.
Dư nợ tín dụng: tăng bình quân 25 – 30%/năm, trong đó vay trung dài hạn chiếm 40 -45% tổng dư nợ. vốn huy động tăng bình quân 27 – 30%/năm.
Chất lượng nguồn nhân lực: đến năm 2010 đạt 90% cán bộ có trình độ đại học, 5% có trình độ sau đại học.
Chất lượng hiệu quả: phấn đấu đến năm 2010 chênh lệch đầu ra – đầu vào trên 3%
Cơ sở vật chất: hoàn tất xây dựng trụ sở khang trang, hiện đại
Định hướng hoạt động của Sở giao dịch II đến năm 2010
Xây dựng SGD II thành hình mẫu về hoạt động của BIDV về cho vay đồng tài trợ, cơ cấu nợ, đầu tư kinh doanh bất động sản, dịch vụ ATM, thanh toán quốc tế và thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng của hệ thống trên địa bàn, phục vụ cho khách hàng lớn của hệ thống
Là đơn vị thực hiện thí điểm các sản phẩm, dịch vụ mới của BIDV để tổng kết triển khai thực hiện cho các chi nhánh BIDV khác trên địa bàn TPHCM và khu vực (như sàn địa ốc, tư vấn cấu trúc tài chính, dịch vụ ngân hàng cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài)
Định hướng khách hàng phục vụ của SGD II là tập trung dịch vụ cung ứng cho doanh nghiệp vừa và lớn. ngoài việc giữ vững trên cơ sở chọn lọc lại nền khách hàng truyền thống là doanh nghiệp xây lắp thì bộ phận khách hàng cốt lõi để cung ứng là doanh nghiệp vừa và lớn thuộc các ngành thương mại – dịch vụ, câu lạc bộ hàng thương hiệu Việt, các tập đoàn tư nhân lớn, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài
Xử lý dứt điểm nợ xấu, không để nợ xấu thương mại phát sinh
Tích cực đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ và đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập ngân hàng, trong đó phải đặc biệt chú trọng đến giáo dục phẩm chất, đạo đức của cán bộ nhân viên
Đóng vai trò chủ lực trong công tác phát triển mạng lưới phía Nam của BIDV, là đầu mối để phát triển chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam trên đại bàn và mở thêm các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm tại các trung tâm thương mại – dịch vụ lớn của thành phố, gắn việc phát triển mạng lưới với nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí
Xây dựng biện pháp tăng huy động vốn VNĐ, đảm bảo tăng trưởng nguồn vốn để chấp hành an toàn và sử dụng vốn cho vay, bảo lãnh.
Rà soát các khoản tín dụng, quản trị dựa trên chất lượng tín dụng.
Đánh giá khả năng chống đỡ của từng doanh nghiệp trong điều kiện lạm phát và đưa ra các biện pháp tích cực trong việc thu hồi nợ.
Tập trung chuyển đổi mô hình kinh doanh Dịch vụ theo TA2 gần với đẩy mạnh việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới của TW.