LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế trên thế giới. Bởi vì, chỉ có sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế của một quốc gia mới có thể phát huy hết những thế mạnh của mình, đồng thời tiếp thu được những tinh hoa của thế giới. Và cùng với sự hội nhập thì một điều tất yếu là các doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ. Do đó cần có một thị trường tài chính hiện đại để đáp ứng nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp, cũng như các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc đẩy mạnh vai trò của các ngân hàng trên thị trường tài chính là một điều tất yếu.
Hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại nước ta đã đạt được những bước phát triển rất mạnh mẽ, và đã trở thành một mắt xích quan trọng cấu thành sự vận động liên tục của nền kinh tế. Cùng với các thành phần khác trong thị trường tài chính hệ thống ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng trong việc tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kìm chế lạm phát, phát triển thị trường ngoại hối. Trong những năm qua các ngân hàng thương mại nước ta đã thực hiện huy động được một lượng vốn đáng kể cho việc phát triển kinh tế, từ đó tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ là một chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngay từ khi thành lập, Ngân hàng đã không ngừng từng bước lớn mạnh bắt nhịp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Thấy được tầm quan trọng của công tác huy động vốn đối với hoạt động của mình, Ngân hàng đã đề ra rất nhiều những biện pháp để tăng cường công tác huy động vốn. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”
Nội dung chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương 1 - Khái quát chung về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Chương 2 - Thực trạng công tác huy động vốn của NHNo&PTNT
huyện Yên Lập , tỉnh Phú Thọ
Chương 3 - Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại
NHNo & PTNT huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Vì kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế, nên những vấn đề mà em xem xét trong nội dung chuyên đề tốt nghiệp còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các anh chị, cô chú tại NHNo&PTNT huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ để đề tài được hoàn thiện hơn.
MỞ ĐẦU
Ch*¬ng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Khái quát chung về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại. 3
1.1.1 Vai trò hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại 3
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 5
1.2 Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
1.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.2.2 Các biện pháp tăng cường hoạt động huy động vốn của NHTM.
Ch*¬ng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Khái quát về NHNo&PTNT huyện Yên Lập. tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 13
2.1.2. Cơ cấu tổ chức mạng lưới của NHNo&PTNT huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 15
2.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Lập. tỉnh Phú Thọ 19
2.2.1. Tình hình huy động vốn 19
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn 21
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 25
2.3. Thực trạng về công tác huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 26
2.3.1. Các biện pháp huy động vốn mà Ngân hàng áp dụng 26
2.3.2. Quy mô nguồn vốn 29
2.3.3. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động 30
2.3.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động 32
2.4. Đánh giá chung 35
2.4.1. Những kết quả đạt được 35
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 36
Ch*¬ng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Định hướng phát triển của NHNo & PTNT huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ năm 2011 39
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ 40
3.3. Một số kiến nghị 46
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 46
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
Kết luận 47
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phát triển kinh tế có tính khả thi cao, đặt nền móng cho việc công tác tín dụng trên địa bàn được an toàn, hiệu quả. Sau đây là những kết quả đạt được trong công tác cho vay của Chi nhánh.
Bảng 2.2: Hoạt động cho vay của Chi nhánh 3 năm 2008- 2010
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số tiền
Số tiền
Tăng trưởng (%)
Số tiền
Tăng trưởng (%)
Doanh số cho vay
251,257
280,026
11.45
318,783
13.84
Doanh số thu nợ
204,297
225,278
10.27
247,716
9.96
Tổng dư nợ
175,227
225,072
28.45
296,128
31.57
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh 3 năm 2008, 2009, 2010)
Doanh số cho vay năm 2009 là 280.026 triệu đồng, tăng 11,45% so với năm 2008, năm 2010 là 318.783 triệu đồng, tăng 13,84% so với năm 2009. Doanh số thu nợ năm 2009 là 225278 triệu đồng, tăng 10,27% so với năm 2008, năm 2010 con số này là 247716 triệu đồng, tăng 9,96% so với năm 2009.
Dư nợ tăng khá nhanh trong 3 năm, năm 2009 tổng dư nợ là 225.072 triệu đồng, tăng 28,45% so với năm 2008, năm 2010 là 296.128 triệu đồng, tăng 31,57% so với năm 2009. Để có được kết quả khả quan trên là do công tác quản lý chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu tiếp tục được phát huy và chú trọng, toàn bộ cán bộ nhân viên ngân hàng đã nỗ lực vừa kiểm soát vấn đề phát sinh nợ xấu, vừa giảm nợ xấu hiện hữu. Danh mục tín dụng được rà soát thường xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và có tình hình đột biến có nguy cơ không trả được nợ để chuyển xuống nhóm nợ xấu và đồng thời lên ngay kế hoạch, biện pháp xử lý.
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ của Chi nhánh 3 năm 2008-2010.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số dư
Tỷ trọng (%)
Số dư
Tỷ trọng (%)
Tăng trưởng (%)
Số dư
Tỷ trọng (%)
Tăng trưởng (%)
Tổng dư nợ
175227
100
225072
100
28.45
296128
31.57
Theo thành phần kinh tế
- Ngoài quốc doanh
29585
16.88
41804
18.57
41.30
66658
22.51
59.45
- Quốc doanh
145642
83.12
183268
81.43
25.83
229470
77.49
25.21
Theo kỳ hạn
- Dư nợ ngắn hạn
71764
40.96
99681
44.29
38.90
144238
48.71
44.70
- Dư nợ trung dài hạn
103463
59.05
125391
55.71
21.19
151890
51.29
21.13
Theo TSĐB
- Có TSĐB
105820
60.39
142246
63.20
34.42
210251
71.00
47.81
- Không có TSĐB
69407
39.61
82826
36.80
19.33
85877
29.00
3.68
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh 3 năm 2008-2010)
Tăng trưởng tín dụng trong 2 năm gần đây chủ yếu là các dự án ngắn hạn, do vậy cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cũng có sự thay đổi, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn. Năm 2009, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 44,29% , tăng 38,9% so với năm 2008; năm 2010 dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 48,71%, tăng 44,7% so với năm 2009. Dư nợ trung dài hạn tuy có xu hướng giảm tỷ trọng nhưng vẫn có sự tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao, luôn chiếm hơn 50% tổng dư nợ. Năm 2009, dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng 55,71%, tăng 21,19% so với năm 2008; năm 2010 chiếm tỷ trọng 51,29%, tăng 21,13% so với năm 2010.
Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh/ tổng dư nợ chiếm tỷ trọng rất nhỏ tuy nhiên có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Năm 2009, tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh chiếm 18,57% tổng dư nợ, tăng 41,3% so với năm 2008; năm 2010 chiếm tỷ trọng 22,51%, tăng 59,45% so với năm 2009. Điều này, cho thấy cơ cấu khách hàng của Chi nhánh đang dịch chuyển phù hợp theo định hướng hiện nay là ưu tiên cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tiến tới ngày càng giảm tỷ trọng cho vay với các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các doanh nghiệp nhà nước có hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.
Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo/ Tổng dư nợ có xu hướng tăng lên, năm 2008 dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm 60,39% tổng dư nợ, năm 2009 là 63.2%và năm 2010 là 71%. Tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thứ hai nếu khách hàng không trả được nợ, tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo tăng lên sẽ giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, điều này chứng tỏ công tác bảo đảm tiền vay của Chi nhánh được thực hiện khá tốt.
Chất lượng tín dụng đã được cải thiện đáng kể do chi nhánh đã tập trung hơn trong công tác đôn đốc xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu: tổng số nợ được cơ cấu lại là 3.005 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,01% so với tổng dư nợ. Nợ xấu chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm tỷ trọng 0,24% trong tổng dư nợ.
2.2.2.2. Hoạt động kinh doanh khác.
Thực hiện mục tiêu mở rộng kinh doanh đa dạng hóa sản phẩm trong hoạt động Ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn, làm tốt công tác tuyên truyền mở tài khoản giao dịch thanh toán ngoại tệ, đẩy mạnh dịch vụ thanh toán ngoại tệ đến 31/12/2010 là 565 khách hàng, đã nhận thanh toán chi trả kiểu hối 941 món với số tiền 979.717 USD (tương đương 19,2 tỷ VNĐ) tăng 18,30 % so với cùng kỳ.
Doanh số mua ngoại tệ: 431.110 USD giảm 30,71% so cùng kỳ.
Doanh số bán ngoại tệ: 435.755 USD giảm 30,43% so cùng kỳ.
Thực hiện tốt dịch vụ chuyển nhanh WESTERN - UNION tạo điều kiện cho khách hàng nhận tiền từ nước ngoài chuyển về đảm bảo, nhanh chóng, chính xác .
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Chi nhánh đã thực hiện mục tiêu kinh doanh trên cơ sở định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, phát triển tín dụng bảo đảm an toàn, bền vững, hiệu quả, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, năng động sáng tạo chấp hành kỷ cương trong chỉ đạo điều hành, khắc phục những hạn chế khó khăn, quyết đoán nhưng mềm dẻo, linh hoạt trong điều hành kinh doanh, thực hiện tiết kiệm chi tiêu trong nội bộ nên Chi nhánh luôn cân đối nguồn vốn, tính toán mức chênh lệch lãi suất đầu ra- đầu vào và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Thực tế đã cho thấy, Chi nhánh đã nghiêm túc chấp hành các yêu cầu trong hoạt động kinh doanh và đã hoàn thành các chỉ tiêu được giao:
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh 3 năm 2008 – 2010
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số tiền
Số tiền
Tăng trưởng (%)
Số tiền
Tăng trưởng (%)
Tổng thu
21375
29555
38.27
41933
41.88
Tổng chi
14797
21850
47.67
32817
50.19
Chênh lệch thu chi
6578
7705
17.13
9114
18.29
Hệ số tiền lương
1.24
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh 3 năm 2008, 2009, 2010)
2.3. Thực trạng về công tác huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
2.3.1. Các biện pháp huy động vốn mà Ngân hàng áp dụng.
Nguồn vốn huy động đóng một vai trò quan trọng và luôn luôn chiếm một tỷ trọng tương đối đáng kể trong tổng số nguồn vốn trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại nói chung, và Chi nhánh đó cũng không nằm ngoài quy luật đó cùng với sự phát triển của xã hội và của ngành kinh tế, các nhân tố trong nền kinh tế luôn tồn tại song song và có mối liên hệ, tác động lẫn nhau. Do vậy, không phải lúc nào các phương thức huy động vốn mà Ngân hàng đưa ra để huy động vốn trong nền kinh tế không phải lúc nào cũng đạt được thành công như mong muốn. Bởi vì, hiệu quả của các chính sách huy động vốn luôn chịu tác động của rất nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Một công tác huy động vốn phù hợp, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần phải có sự tổng hợp, phân tích, đánh giá tất cả các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như của toàn xã hội.
Xuất phát từ việc nhìn nhận thấy được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, cũng như việc xây dựng chính sách huy động vốn, trong những năm qua Chi nhánh đã có rất nhiều những biện pháp khác nhau. Trong một số trường hợp, Chi nhánh kết hợp với các Ngân hàng bạn trong cùng hệ thống để thực hiện khuyếch chương, quảng cáo, nhằm thu hút khách hàng đến với Chi nhánh đặc biệt là các khách hàng đến Ngân hàng để gửi tiền, mua trái phiếu, hay uỷ thác đầu tư.
Trong những năm qua, NHNo&PTNT huyện Yên Lập đã không ngừng nỗ lực đưa ra các phương thức khác nhau để đẩy mạnh công tác huy động vốn, bao gồm :
Chính sách Marketing:
Ngày nay, không chỉ các Ngân hàng thương mại, mà tất cả các doanh nghiệp kinh doanh điều ngày càng có các đầu tư lớn hơn cho hoạt động này. Hiện tại NHNo Yên Lập chưa có phòng phục vụ riêng cho chức năng Marketing, cho nên công tác này hiện nay được giao cho phòng Kế hoạch - nguồn vốn và phòng kế toán thực hiện. Chi nhánh đã tiến hành quảng bá hình ảnh cũng như thương hiệu của mình thông qua các phương thiện thông tin đại chúng như: pano quảng cáo, đài báo, ti vi… cùng với việc đẩy mạnh hoạt động Marketing.
Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, dịch vụ, và tiện ích:
Đứng trước sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng trong ngành công nghệ thông tin, Chi nhánh đã sớm nhận ra vai trò của công nghệ thông tin trong việc phát triển công nghệ Ngân hàng. Do vậy, Chi nhánh đã tiến hành lắp đắt mạng máy tính nội bộ cho tất cả các phòng ban và ban Giám đốc, và nối mạng Internet , tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin với các đơn vị ngoài Chi nhánh. Ngoài ra Chi nhánh còn quan tâm tới việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên cở sở mạng Internet như tư vấn, chuyển tiền điện tử liên Ngân hàng với các Ngân hàng trong và ngoài hệ thống. Đặc biệt, Chi nhánh còn hợp tác với các đơn vị khác trong việc cung cấp dịch vụ rút tiền tự động (dùng thẻ rút tiền qua mạng ATM), chính điều này đã giúp cho tính hấp dẫn của Chi nhánh tăng mạnh.
Chính sách thu hút khách hàng :
Ngay từ khi mới thành lập Chi nhánh đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thu hút khách hàng. Chi nhánh luôn rất quan tâm đến việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, cũng như các khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp lớn, các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế. Và phương thức thu hút chủ yếu với các khách hàng loại này là Chi nhánh luôn tạo những ưu đãi trong giao dịch tại Ngân hàng như ưu đãi về mức lãi suất đầu vào, lãi suất đầu ra được tính toán một cách hợp lý, và khi khách hàng có nhu cầu thì Ngân hàng sẵn sàng ưu tiên phục vụ. Hoặc trong một số trường hợp Ngân hàng khuyến khích khách hàng sử dụng các tiện ích các dịch vụ mà mình cung cấp nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh còn thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị trong và ngoài hệ thống, để từ đó nâng cao khả năng và giảm thiểu chi phí.
Chính sách về mở rộng mạng lưới giao dịch:
Với dặc trưng là Ngân hàng phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn, Chi nhánh cũng như NHNo&PTNT Việt Nam luôn luôn đề cao vấn đề mở rộng mạng lưới các chi nhánh - một yếu tố không thể thiếu để Chi nhánh có thể tiếp cận với thị trường rộng lớn của mình là khu vực nông thôn. Trong những năm qua, Chi nhánh đã xây dựng quy chế và thành lập phòng Thẩm định đến nay hoạt động của phòng đã đi vào ổn định. Có thể thấy các chi nhánh ngày càng hoạt động có hiệu quả, và tự khẳng định sự lớn mạnh của mình, cũng như khả năng tự chủ về tài chính trong hoạt động kinh doanh. Đây là điều đáng mừng đối với các hoạt động huy động vốn của Chi nhánh và những hoạt động của nó sẽ là cầu nối giữa khách hàng và Chi nhánh.
Tổ chức đào tạo cán bộ:
Đội ngũ cán bộ trong hoạt động của Ngân hàng là những nhân tố chủ đạo quyết định đến hoạt động của Ngân hàng. Với một Ngân hàng có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, thông thạo nghiệp vụ tất yếu sẽ có được sức cạnh tranh mạnh trên thị trường, từ đó hoạt động huy động vốn cũng hiểu quả hơn. Trong những năm qua, Chi nhánh đã quan tâm cử các cán bộ đi học đầy đủ các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung tâm điều hành tổ chức, các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra, Chi nhánh còn thường xuyên tổ chức cho cán bộ học nghiệp vụ.
2.3.2. Quy mô nguồn vốn.
Bảng 2.5: Quy mô các loại vốn huy động của Chi nhánh 3 năm 2008 – 2010.
Đơn vị: triệu đồng
Các loại vốn
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Vốn huy động
89.308
98.908
123.294
Vốn ủy thác đầu tư
20.457
22.4
27.928
Vốn vay ngân hang cấp trên
65.379
118.846
151.414
Tổng cộng
175.144
240.154
302.636
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh 3 năm 2008, 2009, 2010)
Từ năm 2008- 2010 công tác huy động vốn có nhiều chuyển biến tích cực, tập trung mở mang mạng lưới giao dịch, đổi mới tác phong thái độ giao dịch, thay đổi phương thức hoạt động chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Lập đã sử dụng tốt công cụ lãi suất theo cơ chế thị trường nên đã thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn tại địa phương đến 31/12/2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 123.229 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 34.520 triệu đồng trung bình mỗi năm tăng 11.500 triệu đồng. Cơ cấu nguồn vốn huy động được điều chỉnh tăng dần tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn để giảm chi phí huy động vốn, đồng thời chi nhánh cũng chú ý khai thác tốt nguồn vốn trung dài hạn để đáp ứng tốt nhu cầu đầu tư phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Lãi suất huy động bình quân đầu vào thực tế 0.763% đặc biệt từ năm 2008 đến nay NHNo&PTNT huyện Yên Lập đã có những giải pháp tích cực trong công tác hoạt động thực hiện đa dạng các hình thức huy động. Và thường xuyên chú trọng đến nguồn vốn từ 12 tháng trở lên, tranh thủ nguồn vốn uỷ thác đầu tư để tạo nguồn cho vay trung và dài hạn. Vì vậy nguồn vốn hàng năm có tốc độ tăng trưởng ổn định từ 15% đến 20%, quy mô phát triển nhanh qua các năm đã tự cân đối được trên 60% nhu cầu vốn do mở rộng tín dụng, góp phần nâng cao năng lực tài chính cho chi nhánh, tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên. Tuy có bước phát triển tiến bộ nhưng công tác huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Yên Lập còn có những vấn đề cần được quan tâm trong quản lý chỉ đạo điều hành để có sự phát triển bền vững nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.3.3. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động.
Với rất nhiều cố gắng, và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong NHNo&PTNT huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã đạt được rất nhiều bước phát triển đáng kể, đặc biệt là trong hoạt động huy động vốn. Hiện nay có thể nói Ngân hàng đã thực sự trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của nhiều cá nhân tổ chức, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của toàn nền kinh tế.
Bảng 2.6: Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh 3 năm 2008 -2010
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số tiền
Số tiền
Tăng trưởng (%)
Số tiền
Tăng trưởng (%)
Tổng huy động
89,308
98,908
10.75
123,294
24.66
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh 3 năm 2008, 2009, 2010)
Biểu đồ 2.2: Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh 3 năm 2008 - 2010
Năm 2010 kinh tế của huyện tăng trưởng với nhịp độ 10,3%/năm , tổng giá trị sản xuất tăng 9,3%.Trong năm, lãi suất huy động trên địa bàn luôn thay đổi và thay đổi nhiều nhất vào quý IV năm 2010, đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm do áp lực về tính thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng nên lãi suất biến động liên tục. Chi nhánh đã thực hiện nghiêm chỉnh lãi suất đồng thuận của NHNN và hội sở chính. Tuy nhiên trước sức ép cạnh tranh về huy động vốn từ các NHTM trên địa bàn và áp lực đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong thông tư 13, 19 của NHNN nên ngoài vận dụng lãi suất linh hoạt, sản phẩm huy động vốn phong phú, bám sát diễn biến lãi suất của thị trường, nhất là trên địa bàn thì Chi nhánh đã thực hiện chính sách khách hàng và luôn nêu cao phong cách phục vụ tận tình, chu đáo. Do vậy, nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫn luôn tăng trưởng qua các năm.Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh là 89.308 triệu đồng, năm 2009 là 98.908 triệu đồng, tăng 10,75% so với năm 2008 và tới năm 2010 con số này là 123.294 triệu đồng, tăng 24,66% so với năm 2009, hoàn thành 112,1% kế hoạch.
2.3.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động.
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của Chi nhánh 3 năm 2008 – 2010
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tăng trưởng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tăng trưởng (%)
Tổng huy động
89,308
100
98,908
100
10.75
123,294
100
24.66
- Không kỳ hạn
19,080
21.36
24,020
24.29
25.89
36,582
29.67
52.30
- Kỳ hạn < 12 tháng
28,888
32.35
28,203
28.51
-2.37
37,217
30.19
31.96
- Kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng
11,727
13.13
17,129
17.32
46.06
18,959
15.38
10.68
- Kỳ hạn >24 tháng
29,613
33.16
29,556
29.88
-0.19
30,536
24.77
3.32
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh 3 năm 2008,2009,2010)
Qua số liệu trên ta thấy vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng tại chi nhánh không ngừng tăng lên thời điểm 2009 tăng so với năm 2008 số tuyệt đối là 9.600 triệu, tăng 10,75%, năm 2010 tăng so với năm 2009 số tuyệt đối là 25.386 triệu, tăng 24,66%, có được sự tăng trưởng này là nhờ việc thanh toán qua Ngân hàng ngày càng được các tổ chức áp dụng một cách phổ biến và các đơn vị chuyển tiền vào tài khoản tại Ngân hàng chưa sử dụng. Vì vậy đã thu hút thêm lượng các tổ chức đến Ngân hàng chuyển tiền và gửi tiền vào tài khoản tại Ngân hàng, Ngân hàng cần có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động để có thể lôi kéo thu hút khách hàng đến gửi tiền nhất là các đơn vị, các tổ chức kinh tế có hoạt động lớn.
- Loại tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) đây là tài khoản do các tổ chức kinh tế các doanh nghiệp mở tại Ngân hàng chủ yếu để thực hiện việc giao dịch thanh toán. Các doanh nghiệp thường thực hiện rút hay chi trả tiền cho khách hàng bằng séc hay chuyển khoản qua tài khoản tiền gửi này. Đối với Ngân hàng huy động được nhiều thì cần phát huy vai trò thanh toán, những tài khoản thường không ổn định làm cho Ngân hàng bị động trong việc chi trả, do đó Ngân hàng phải có chiến lược hợp lý về nguồn vốn để nâng cao uy tín và thu nhập cho Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn và có xu hướng tăng dần qua các năm,nhìn chung tiền gửi không kỳ hạn giữ mức ổn định. Năm 2008, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn là 21,36%; năm 2009 chiếm tỷ trọng 24,29%, tăng 25,89% so với năm 2008; năm 2010 chiếm tỷ trọng 29,67%, tăng khá nhanh lên đến 52,3% so với năm 2009. Do nhận định nguồn tiền gửi không kỳ hạn là nguồn tiền có tính chất kém ổn định nhưng chi phí hoạt động rất thấp, hưởng chênh lệch FTP cao nhất nên Chi nhánh đã có nhiều biện pháp để đẩy mạnh nguồn tiền này.
Loại tiền gửi có kỳ hạn: Nhìn bảng số liệu trên ta thấy tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều với tiền gửi không kỳ hạn, và tăng đều qua các năm. Tỷ trọng tiền gửi trung dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm, đây sẽ là điều kiện giảm chi phí vốn cho ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng sẽ phải có những biện pháp quản lý vốn tốt hơn để đảm bảo tính thanh khoản, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
Về kế toán trả lãi tiền gửi thanh toán: Hàng tháng vào cuối ngày giao dịch cuối kỳ kế toán viên sử dụng chương trình nhập lãi tự động cho các tài khoản tiền gửi theo lãi suất hiện hành, lãi tiền gửi hạch toán như sau:
Nợ: Tài khoản chi trả lãi tiền gửi. Có: Tài khoản tiền gửi.
Trong thực tế đã chứng minh rằng khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng càng lớn, nên các NHTM thường rất quan tâm đến loại tiền gửi này. Đây là một loại nguồn vốn huy động có lãi suất thấp nên có tác dụng làm điều hoà, giảm lãi suất huy động bình quân chung của Ngân hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng. Có được kết quả trên chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp như thiết lập mối quan hệ ổn định tin cậy lẫn nhau nhất là đối với khách hàng lớn, khách hàng truyền thống... kết hợp chặt chẽ các nghiệp vụ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn và tiền mặt tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng các đơn vị kinh tế thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh và chất lượng phục vụ đảm bảo thanh toán chính xác, an toàn và nhanh chóng.
Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng của Chi nhánh 3 năm 2008- 2010
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tăng trưởng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tăng trưởng (%)
Tổng huy động
89,308
100
98,908
100
10.75
123,294
100
24.66
Theo đối tượng
- Tiền gửi dân cư
73,686
82.51
80,695
81.59
9.51
90,716
73.58
12.42
- Tiền gửi TCKT
6,269
7.02
17,587
17.78
180.54
21,620
17.53
22.93
- Tiềngửi KBNN
9,108
10.20
609
0.62
-93.31
10,964
8.88
1,700.3
- Tiền gửi TCTD
245
0.27
17
0.02
-93.06
12
0.01
-29.41
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh 3 năm 2008, 2009, 2010)
Tiền gửi dân cư vẫn là nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng huy động được, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động. Năm 2008, tiền gửi dân cư là 73.686 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 82,51%;năm 2009, tiền gửi dân cư là 80.695 triệu đồng,chiếm 81,59% tổng vốn huy động, tăng 9,51% so với năm 2008; năm 2010 là 90.716 triệu đồng,chiếm tỷ trọng là 73,58%, tăng 12,42% so với năm 2009. Tiền gửi dân cư có tỷ trọng giảm dần chứng tỏ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn đã có sự phát triển.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng ngân hàng cũng luôn chú trọng tiếp cận, tạo mối quan hệ tốt với những khách hàng là TCTD, tổ chức kinh tế nên tiền gửi của TCKT cũng không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2009, tiền gửi TCKT là 17.587 triệu đồng, tăng 180,54% so với năm 2008, năm 2010 là 21.620 triệu đồng, tăng 22,93% so với năm 2009 và đạt 120% kế hoạch.
2.4. Đánh giá chung.
2.4.1. Những kết quả đạt được.
Kết quả đầu tiên phải kể đến, đó là hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định với tốc độ cao trên mọi lĩnh vực, đã hoàn thành vượt mức toàn diện tất cả các chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu đề ra. Tổng nguồn vốn và dư nợ đều tăng, nợ quá hạn giảm, lợi nhuận tăng, hệ số tiền lương cao, chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào được cải thiện, tỷ lệ thu dịch vụ tăng dần lên… Đặc biệt, trong công tác huy động vốn của Chi nhánh trong những năm qua đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao, và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số vốn hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, từ đó góp phần vào sự phát triển chung của Chi nhánh.
Hoạt động kinh doanh nói chung và công tác huy động vốn nói riêng tại NHNo&PTNT huyện Yên Lập trong nhiều năm qua đã có bước phát triển tiến bộ và bền vững đã thực hiện tốt các biện pháp huy động sử dụng đồng bộ các công cụ điều hành như: Kế hoạch tổ chức, lãi suất, kiểm tra, thi đua nhờ đó mà quy mô tăng trưởng nhanh hình thức đa dạng hơn. Nếu như năm 2008 hình thức chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm truyền thống thì đến năm 2009 hình thức huy động đã phong phú hơn, ngoài các hình thức truyền thống đó mở thêm loại tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng. Cơ cấu nguồn vốn được điều chỉnh và phát triển dần, việc khai thác tiền gửi của các đơn vị tổ chức kinh tế, cá nhân cũng tăng nhanh góp phần làm giảm lãi suất đầu vào bình quân thấp tạo lợi thế về tài chính cho chi nhánh. Quy mô hoạt động không ngừng tăng nhanh qua các năm, từng bước thực hiện đa dạng các sản phẩm huy động, vừa tăng cường huy động vốn nội tệ, vừa đẩy mạnh huy động vốn ngoại tệ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn. Cụ thể năm 2010 nguồn vốn huy động tại địa phương đến 31/12/2010 đạt 123.294 triệu so với năm 2009 tăng 24.386 triệu đồng tốc độ tăng là 24,65%. Nguồn vốn huy động bình quân 3.522,6 triệu đồng/ người, tăng 696,6 triệu đồng so với cùng kỳ.
Chi nhánh cũng rất chú trọng đến việc theo dõi, thu thập thông tin trên thị trường, từ đó tiến hành các phân tích đánh giá để nắm bắt được kịp thời sự biến động của thị trường, làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách và chiến lược trong công tác huy động vốn, cũng như kế hoach và mục tiêu hoạt động của Chi nhánh.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
2.4.2.1. Hạn chế
Mặc dù hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói chung, và hoạt động huy động vốn của Chi nhánh nói riêng trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động của Chi nhánh vẫn còn có những hạn chế cần được khắc phục:
- Về trình độ các cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh: Nhìn chung trình độ cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh đều được đào tạo, và có trình độ chuyên môn cao, song so với quá trình phát triển của thị trường tài chính trong giai đoạn hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế thì còn nhiều hạn chế. Điều này sẽ gây khó khăn cho nâng cao chất lượng Ngân hàng bằng cách tiếp thu các công nghệ Ngân hàng hiện đại trên thế giới, nhằm hướng ra việc huy động vốn trên thị trường thế giới.
- Chi nhánh đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động cùng với hệ thống NHNNo & PTNT Việt Nam, tuy nhiên nhìn chung thì còn nhiều hạn chế so với nhu cầu phát triển của Chi nhánh trong việc huy động vốn nói riêng và khả năng hoạt động của Chi nhánh nói chung.
- Về cơ sở vật chất và trang thiết bị: Nhìn chung, Chi nhánh đã có một cơ sở hạ tầng khá tốt, song việc khai thác các chương trình ứng dụng vẫn còn những hạn chế nhất định. Mạng giao dịch nội bộ giữa chi nhánh với phòng giao dịch đôi lúc chưa thực sự thông suốt.
- Một yếu tố khác đó là so với các Ngân hàng khác thì Chi nhánh được thành lập và đi vào hoạt động chưa lâu. Vì vậy, khả năng cạnh tranh của Chi nhánh trong vấn đề huy động vốn còn nhiều hạn chế. Điều này đòi hỏi Chi nhánh cần nhiều nỗ lực để tăng cường khả năng huy động vốn trên thị trường.
2.4.2.2. Nguyên nhân.
- Nguyên nhân chủ quan: NHNo & PTNT huyện Yên Lập được thành lập chưa lâu, vì vậy vấn đề thương hiệu, sự hiểu biết của khách hàng về niềm tin cũng như uy tín của Chi nhánh còn hạn chế. Mặt khác, một bộ phận cán bộ của Chi nhánh đa phần còn trẻ nên vấn đề kinh nghiệm thực tiễn còn thiếu đòi hỏi nhiều sự cọ sát trong thực tế. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh còn chịu sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của hệ thống các Ngân hàng thương mại khác.Về cơ sở hạ tầng thì đã được Chi nhánh quan tâm và đầu tư rât nhiều, Chi nhánh đã cho triển khai lắp và cài đặt các phần mềm phục vụ cho công tác thanh toán chuyển tiền điện tử, thanh toán liên Ngân hàng, cùng với một số phần mềm khác như đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng như nhập lương vào tài khoản, thanh toán các loại phí, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thưc tế.
- Nguyên nhân khách quan: Trong những năm qua tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước đều có những biến động phức tạp, có xu hướng không thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trên thị trường. Cụ thể, trong những năm qua nền kinh tế thế giới có mức tăng trưởng không thực sự cao, thị trường tài chính thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, đầu tư nước ngoài có sự giảm sút, đặc biệt vấn đề về giá dầu mỏ tăng cao đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam tuy có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, những còn có nhiều những hạn chế cần khắc phục như: tỷ lệ lạm phát còn tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng và kéo dài nhất là trong vài năm trở lại đây, lưu thông hàng hoá bị chững lại. Đặc biệt đại dịch cúm gia cầm,lở mồm long móng ở gia súc bùng phát trong nước và trên thế giới, cùng với sự lên xuống thất thường của giá vàng và sự đóng băng của thị trường bất động sản trong nước đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt động của thị trường tài chính trong nước. Điều đó góp phần vào sự hoạt động không hiệu quả của thị trường tài chính trong những năm qua.
Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động chưa lâu, vẫn còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia vào thì trường, cũng như số lượng và chất lượng các công ty niêm yết là chưa cao. Những nguyên nhân trên đã làm giảm đáng kể hoạt động của thị trường vốn trong nước, bởi vì các nhà đầu tư khi đó thiếu các dự án có tính khả thi cao, và gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ kéo theo việc ứ đọng vốn trên thị trường vốn làm ảnh hưởng không tốt tới công tác huy động vốn của thị trường tài chính nói chung và của các Chi nhánh nói riêng.
Song song với sự phát triển không ngừng của thị trường tài chính trong nước thì cùng với nó là sự canh tranh giữa các tổ chức tài chính nói chung và của các Ngân hàng thương mại nói riêng ngày càng trở nên quyết liệt, đặc biệt trong việc cung cấp các dịch vụ tiện ích hiện đại cho khách hàng. Điều này đã phần nào gây khó khăn cho việc huy động vốn của chi nhánh trong những năm qua.
Môi trường pháp lý và các chính sách điều tiết vĩ mô còn thiếu tính đồng bộ, nhiều khi còn không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế. Nhiều văn bản luật và dưới luật cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện còn thiếu bất cập, nhiều khi xảy ra tình trạng chồng chéo.
Thị trường tài chính trong nước chưa phát triển đáp ứng được nhu cấu phát triển. Đặc biệt sự hoạt động của thị trường chứng khoán chưa thực sư đem lại hiệu quả như mong muốn, thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự trở thành kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế.
Tóm lại nguyên nhân dẫn đến sự chưa hoàn thiện trong công tác huy động vốn của Chi nhánh bao gồm nhiều yếu tố, cả các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Tuy nhiên các nguyên nhân này hoàn toàn có thể khắc phụ hoặc hạn chế được bằng nhiều các giải pháp khác nhau. Do vậy, Chi nhánh cần có các biện pháp thích hợp để thúc đẩy và hoàn thiện công tác huy động vốn.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Định hướng phát triển của NHNo & PTNT huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ năm 2011.
Năm 2011 tình hình kinh tế thế giới cũng nhu trong nước diễn biến rất phức tạp, giá cả tiếp tục leo thang, tỷ lệ lạm phát cao. Chính phủ và Ngân hàng nhà nước chủ chương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo an sinh xã hội. Do vậy đã có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng nói chung cũng như Ngân hàng nông nghiệp Yên Lập nói riêng, là đơn vị có tỷ lệ nguồn vốn huy động tại địa phương chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nhu cầu vốn kinh doanh. Từ thực tiễn đó cần đẩy mạnh thực hiện mục tiêu kinh doanh trên cơ sở định hướng của NHNo và PTNT Việt Nam các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, phát triển tín dụng bảo đảm an toàn, bền vững, hiệu quả, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, năng động sáng tạo chấp hành nghiêm túc kỷ cương trong chỉ đạo điều hành, khắc phục những hạn chế khó khăn phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ năm 2011.
- Tích cực triển khai các đề án huy động vốn… đồng thời với đó là không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, chất lượng phục vụ khách hàng.
- Mở rộng mối quan hệ với các cá nhân tổ chức là các khách hàng tiềm năng, cùng với việc củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống.
- Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác ngân hàng, đặc biệt là phục vụ cho hoạt động thanh toán liên Ngân hàng.
- Thường xuyên thu thập, theo dõi các thông tin trên thị trường để từ đó có thể đề ra các phương hướng và hoạt động huy động vốn trong tương lai. Đặc biệt cần theo sát diễn biến của lãi suất trên thị trường, sự biến động cung cầu trên thị trường vốn
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ.
Mở rộng nhiều hình thức huy động vốn: Việc mở rộng nhiều hình thức huy động vốn là một vấn đề đang được nói đến nhiều trong việc tăng cường nguồn vốn phục vụ cho việc phát triển kinh tế đất nước. Việc mở rộng các hình thức huy động vốn sẽ tăng thêm nguồn vốn đối với cả hệ thống, tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn ngành. Hiện nay Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở một số biện pháp huy động vốn thông dụng như là nhận tiền gửi của dân cư, các tổ chức kinh tế và phát hành kỳ phiếu. Vấn đề mở rộng nhiều hình thức huy động vốn cố thể được huy động như sau :
* Tiền gửi thanh toán: Hiện nay Ngân hàng chủ yếu nhận tiền gửi của các doanh nghiệp vào để thanh toán qua Ngân hàng. Ngân hàng cần phải mở rộng hình thức tiền gửi thanh toán này đối với một số cá nhân có nhiều tiền gửi vào Ngân hàng để thực hiện thanh toán bằng séc (Hiện nay Ngân hàng đã mở dịch vụ chuyển tiền cho các cá nhân trong phạm vi toàn quốc). Ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả thanh toán nhanh chóng, an toàn để thu hút khách hàng thanh toán qua Ngân hàng. Tiền gửi thanh toán qua Ngân hàng là phương thức huy động vốn tiền gửi tốt nhất của các Ngân hàng Thương mại. Tuy nhiên việc thanh toán qua Ngân hàng còn khó thực hiện bởi hai lý do: Thu nhập của dân cư còn thấp và sự phát triển của hệ thống thương nghiệp hiện nay chưa tạo điều kiện để thanh toán qua Ngân hàng. Việc phát triển hình thức thanh toán qua Ngân hàng thích hợp với những đô thị phát triển. Ở trên địa bàn thủ đô và các thành phố lớn các hoạt động giao dich thưong mại diễn ra tấp nập là điều kiện tốt để Ngân hàng phát triển các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng như: nhận chyển tiền, nhận thanh toán hộ, thu hộ các doanh nghiệp ...
* Tiền gửi tiết kiệm: Có thể mở rộng hình thức huy động vốn tiền gửi tiết kiệm nhằm vào các mục đích nhất định như mua nhà, mua các phương tiện sinh hoạt đắt tiền. Để huy động tiền gửi tiết kiệm theo loại này cần phải tạo ra một sự hấp dẫn đối với khách hàng nhất là phải chú trọng đến các yếu tố như: giá rẻ, thủ tục mua bán giản đơn, thuận tiện, hàng hoá chất lượng cao. Muốn đạt được điều đó Ngân hàng phải phối hợp với các tổ chức cung cấp như tổ chức kinh doanh đĩa ốc, kinh doanh xe máy. Để đặt hàng với giá rẻ hơn giá bán lẻ trên thị trường để kích thích người tiêu dùng gửi tiền tiết kiệm. Ngân hàng phải thực hiện hộ khách hàng các thủ tục chuyển giao quyền sở hữu (mua, bán) tạo ra sự thoải mái cho khách hàng. Việc thực hiện các hình thức này là có thể được nếu như Ngân hàng tìm cách khai thác các nhu cầu của khách hàng cộng với việc mở rộng giao dịch với các doanh nghiệp, nhà sản xuất. Trên địa bàn tầng lớp viên chức nhà nước có thu nhập ổn định khá đông. Do đó, nhu cầu tiết kiệm để mua sắm khá cao, vì thế Ngân hàng có thể kích thích dân cư gửi tiền theo hình thức tiết kiệm mua sắm để có thể taọ thêm nguồn vốn cho sản xuất.
- Tăng cường huy động các nguồn vốn trung và dài hạn: Nhằm tăng thêm tính ổn định của nguồn vốn huy động Ngân hàng phải tăng cường huy động nguồn vốn trung hạn và dài hạn. Các nguồn vốn trung dài hạn có thể được khai thác từ phía chính phủ, từ các tổ chức kinh tế và từ dân cư.
- Đối với các nguồn vốn trung hạn và dài hạn từ phía các tổ chức kinh tế: Hiện nay tiền gửi của các tổ chức vào Ngân hàng còn ít. Do đó Ngân hàng nông nghiệp huyện Yên Lập phải tăng cường, mở rộng được với các tổ chức kinh tế. Ngân hàng cần có đội ngũ cán bộ thẩm định có năng lực để tạo được sự tin cậy của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
- Đối với các nguồn vốn trung hạn và dài hạn từ phía dân cư. Việc huy động tiền gửi trung hạn và dài hạn từ phía dân cư cần phải định ra nhiều loại kỳ hạn: 3 năm, 5 năm, 10 năm. Với lãi suất huy động phù hợp. Thông thường người gửi tiền có kỳ hạn dài thường lo âu khi hộ cần chuyển đổi khoản tiền này sang hình thức khác để đáp ứng nhu cầu thanh khoản sẽ gặp khó khăn, hoặc lo sợ về lạm phát, sự phá sản của ngân hàng. Do vậy đối với các khoản tiền trung và dài hạn cần phát hành các trái phiếu có thể chuyển nhượng dễ dàng trên thị trường. Các trái phiếu này có thể bán lại cho các cá nhân khác, cho các doanh nghiệp, các Ngân hàng. Việc huy động hình thức này chắc chắn sẽ tạo ra nguồn vốn ổn định đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động.
Mở tài khoản cá nhân và séc cá nhân:
Ngày 21/ 02/ 1996 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 22/ QĐ - NH ban hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt và thông tư 08 / TT – NH2 ký ngày 02/ 6/ 1996 hướng dẫn việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có sử dụng séc cá nhân với quyết định 160/ QĐ - NH2 ngày 19/8/1995 về việc mở tài khoản cá nhân. Các Ngân hàng Thương mại cũng có các văn bản cụ thể về việc khai thác quyết định này. Tuy nhiên, cho đến nay số lượng tài khoản cá nhân mở tại các Ngân hàng trong nước nói chung và ở Ngân hàng Nông nghiệp Yên Lập nói riêng chưa nhiều, nó chưa thuận tiện và thiết thực. Trong tương lai không xa, khi trình độ dân trí và thu nhâp đựợc nâng cao, hoạt động Ngân hàng phát triển đầy đủ thì nó sẽ là hình thức đem lại tiện ích cho người sử dụng và tạo khối lượng vốn lớn cho Ngân hàng. Để mở rộng tốt hình thức này cần phải:
+ Có hình thức giới thiệu, quảng cáo để người dân thấy được lợi ích của hình thức này.
+ Giới thiệu với khách hàng về các chuyển biến trong công tác nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của Ngân hàng, nhằm đem lại lợi ích cho họ trong giao dịch gửi rút tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. Đối với Ngân hàng việc áp dụng hình thức này sẽ góp phần vào quá trình hiện đại hoá công tác thanh toán qua Ngân hàng, giảm đáng kể chi phí in ấn, vận chuyển và bảo quản tiền mặt. Một điều quan trọng nữa là nhờ giữ tài khoản cho số đông khách hàng nên nếu làm tốt công tác này sẽ thu được lượng tiền gửi lớn với chi phí tiền lãi thấp, có thêm nguồn vốn cho vay góp phần vào sự tăng trưởng của Ngân hàngvà của cả nền kinh tế. Khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức xã hội mở tài khoản tiền gửi. Thông thường nguồn tiền gửi trong thanh toán của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động của một Ngân hàng thương mại. So với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, tỷ trọng nguồn tiền gửi thanh toán của Ngân hàng còn thấp, phí thu mua các dịch vụ thanh toán hộ chiếm phần không đáng kể. Ngân hàng đang phải chịu mức phí bình quân đầu vào khá cao dẫn đến lãi suất cho vay đầu ra cao làm hạn chế khả năng kinh doanh và thu hút khách hàng của Ngân hàng. Chinh vì vậy, Ngân hàng phải sớm có biện pháp khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tới mở tài khoản, tạođiều kiện về thời gian thủ tục, có thể ưu tiên cho vay vốn, tài trợ cho các doanh nghiệp có số dư tài khoản lớn thường xuyên tại ngân hàng, cung ứng cho họ các dịch vụ thuận tiện như chi trả lương cho cán bộ qua Ngân hàng.
- Đẩy mạnh hoạt động Marketing trên thị trường.
Khi một nền kinh tế càng phát triển hiện đại thì công tác Marketinh càng trở lên quan trọng hơn. Bởi vì, chỉ có tăng cường công tác Marketinh thì hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp mới có thể đến được với khách hàng, và từ đó tạo niềm tin, tạo uy tín đối với khách hàng. Đặc biệt khi mà số lượng các doanh nghiệp ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên quyết liệt thì hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp càng trở lên quan trọng. Do đó trong thời gian tới Chi nhánh cần đặc biệt quan tâm tới hoạt động Marketinh, mở thêm các phòng chức năng chuyên trách mhu bộ phận tiếp thị khách hàng. Và các biện pháp cụ thể là:
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo về thương hiệu của Chi nhánh trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, truyền hình… đồng thời tiến hành các chương trình khuyến mại nhằm thu hút khách hàng trong nước và quốc tế. Đây là hoạt động còn nhiều mới mẻ đối với hoạt động kinh tế tại Việt Nam nói chung, và hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói riêng. Hiện nay, Chi nhánh vẫn chưa có bộ phận tiếp thị phục vụ cho công tác Marketing, điều này phần nào hạn chế công tác Marketing của Chi nhánh trong thời gian qua. Vì vậy, kế hoạch trong thời gian tời Chi nhánh sẽ hướng tới thành lập một phòng chuyên trách phục vụ cho hoạt động Marketing, để từ đó nâng cao uy tín và thương hiệu của Chi nhánh.
+ Thực hiện văn minh thương mại, tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng. Thành lập các tổ tư vấn, phục vụ khách hàng về các lĩnh vực tài chính Ngân hàng, để từ tuyên truyền cho mọi người hiểu được các lợi ích và tiện dụng của việc thanh toán không dùng tiền mặt. Và cũng thông qua đó sẽ thu hẹp được khoảng cách giữa khách hàng và Chi nhánh, tạo điều kiện cho công tác huy động vốn được hiệu quả hơn.
- Ngoài ra, một nhân tố cũng hết sức cần thiết đối với công tác huy động vốn của Chi nhánh, đó là cần nâng cấp, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mạng công nghệ thông tin. Cụ thể là triển khai chương trình WB, phát triển mạng thẻ ATM, nối mạng với các Ngân hàng lớn, hoàn thiện hơn nữa công tác thanh toán, chuyển tiền điện tử, chi trả thông qua hệ thống WESTERN UNION.
- Huy động vốn với cơ cấu một cách hợp lý: cơ cấu của hoạt động huy động vốn có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của công tác huy động vốn của Ngân hàng. Do nhu cầu về vốn của ngân hàng đối với từng loại tiền là khác nhau, mặt khác nhu cầu về vốn của từng loại khách hàng cũng khác nhau, vì vậy công tác huy động vốn của Ngân hàng cần phải được xây dựng theo một cơ cấu hợp lý. Đó sẽ là một yếu tố rất quan trọng góp phần tới sự thành công của công tác huy động vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng.
Yếu tố đầu tiên phải kể đến trong việc xây dựng cơ cấu huy động vốn đó là phải phân định rõ các loại khách hàng, từ đó xác định chiến lược huy động vốn cho riêng từng loại khách hàng. Trong quá trình hoạt động Ngân hàng cần phải phục vụ cho rất nhiều khách hàng khác nhau, và mỗi khách hàng sẽ có một nhu cầu khác nhau. Do vậy, Ngân hàng cần phải xắp xếp khách hàng vào từng loại khác nhau như: khách hàng là dân cư, khách hàng là doanh nghiệp, khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng… Từ đó, Ngân hàng sẽ có những điều chỉnh hợp lý cho từng loại khách hàng về lãi suất, phí, các dịch vụ đi kèm…
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần mở rộng mạng lưới các chi nhánh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ như: mở hình thức tiết kiệm học đường, tiết kiệm gửi theo niên kim, theo tháng. Đồng thời Chi nhánh cũng cần kết hợp với NHNN Việt Nam đưa ra nhiều hính thức huy động như: phát hành các trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi…
3.3. Một số kiến nghị.
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Ở các nước đang phát triển như tại Việt Nam thì trong dân cư vẫn luôn tồn tại một lượng tiền rất lớn nhàn rỗi trong dân cư mà chưa được đưa vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Do vậy, với vai trò điều tiết nền kinh tế của mình thì Chính phủ các quốc gia cần phải có các chính sách hợp lý để thúc đẩy quá trình huy động vốn của các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Các chính sách đó bao gồm:
- Ổn định môi trường vĩ mô: đây là yếu tố cần thiết cho bất cứ sự phát triển nào của nền kinh tế chứ không chỉ là hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng thương mại. Bởi vì, chỉ có một nền kinh tế ổn định về mọi mặt mới có thể khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng và tham gia vào các dự án đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt, sự ổn định về mặt chính trị cũng sẽ có tác động rất to lớn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi mà một nền kinh tế có sự ổn định của đồng tiền, tỷ lệ lạm phát được khống chế ở mức hợp lý mới có thể tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư và các tầng lớp dân cư. Và như vậy nó sẽ quyết định đến khả năng huy động vốn của các Ngân hàng thương mại.
- Ngoài ra, Chính phủ cũng cần phải hoạch định các chính sách phát triển kinh tế một cách linh hoạt và phù hợp với sự phát triển của thị trường. Đặc biệt, cần có kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế dài hạn, đề ra các mục tiêu cụ thể ở từng thời kỳ khác nhau.
- Tái cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng thương mại: Đây là điều tất yếu nếu chúng ta muốn hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, vì chỉ khi đó mới có thể nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống Ngân hàng, từ đó có thể cạnh tranh trên thế giới và đứng vững. Do vậy, trong những năm tới, ngoài việc cổ phần hoá các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh, thì cũng cần có chiến lược tái cơ cấu lại cho phù hợp với sự phát triển. Đồng thời cần xây dựng môi trường kinh pháp lý một cách hoàn thiện, các quy định cụ thể về hoạt động của các Ngân hàng thương mại trong cũng như ngoài quốc doanh. Tăng cường công tác giám sát thanh tra kiểm tra hoạt động của các Ngân hàng .
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước luôn đóng vai trò đứng đầu trong việc điều tiết các hoạt động tài chính trong nước nói chung và của các Ngân hàng thương mại nói riêng. Do vậy các hoạt động của Ngân hàng Nhà nước cần luôn cân nhắc sao cho tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại, những cũng đống thời đẩy mạnh sự phát triển của cả nền kinh tế.
- Đề ra các chính sách về tiền tệ quốc gia, chính sách về lãi suất một cách linh hoạt, sao cho khuyến khích tiết kiệm nhằm huy động vốn vào trong sản xuất kinh doanh, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
- Cần hỗ trợ Chi nhánh trong việc tiếp cận các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Ngân hàng nhà nước cần có các hướng dẫn cụ thể các thông tin các số liệu về hoạt động mà các tổ chức tín dụng bắt buộc phảo công khai cho công chúng biết theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Từ đó giúp cho khách hàng có được hướng giải quyết phù hợp trong việc đầu tư, giao dịch với Ngân hàng.
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
- NHNo&PTNT Việt Nam có thể tạo điều kiện giúp đỡ Chi nhánh thông qua các văn bản, các thủ tục sao cho tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của Chi nhánh. Ngoài ra, NHNo & PTNT Việt Nam cần tiếp tục triển khai nhanh chóng các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại như thanh toán nhanh, kết hợp hình thức Ngân hàng bán lẻ với Ngân hàng bán buôn, nối mạng internet, và nâng cấp mạng nội bộ (LAN)…, điều này sẽ thúc đẩy hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. Cùng với nó NHNo & PTNT Việt Nam cũng cần nâng cao công nghệ tin học ứng dụng trong thanh toán, từ đó tạo điều kiện tối đa cho khách hàng của chi nhánh trong việc giám sát hoạt động, tìm hiểu và trao đổi thông tin.
- Nên xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ trong toàn ngành một cách thống nhất, và cần thương xuyên tổ chức các chương trình đào tạo hàng năm cho cán bộ công nhân viên.
- Hoàn thiện chương trình giao dịch một cửa, đảm bảo tính pháp lý trong việc triển khai bán lẻ. Chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn trung ương giao cần được xác định trên cơ sở tổng nguồn vốn cuối kỳ thực hiện sau khi đã loại trừ phần nguồn vốn huy động hộ trung ương, khẳng định tính khuyến khích tăng trưởng phù hợp với khả năng trong kế hoạch của các đơn vị thành viên.
- Tiếp tục nhận được sự hỗ trợ hơn nữa trong việc tạo lập và tăng cường các mối quan hệ với các khách hàng lớn như Kho bạc Nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển, Bảo hiểm xã hội… và các bộ ngành có chức năng quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và ngân sách nhà nước.
- Hỗ trợ các Ngân hàng chi nhánh khi gặp khó khăn trong việc không đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ của khách hàng và cho phép Chi nhánh kinh doanh mua bán ngoại tệ trong và ngoài hệ thống, hỗ trợ cho các chi nhánh trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển biến đi lên từng ngày, đòi hỏi các NHTM phải không ngừng đổi mới. Để NHTM kinh doanh có lãi, đảm bảo chế độ an toàn tài sản thì mỗi cán bộ Ngân hàng phải hiểu kinh tế thị trường là kinh tế cạnh tranh, thương trường như chiến trường, nguồn vốn tự có là tiền đề nguồn vốn huy động là chủ yếu. Vì vậy vấn đề khách hàng và nguồn tiền gửi là vấn đề quan trọng không chỉ đối với Ngân hàng mà còn đòi hỏi phải có sự nỗ lực, kết hợp chặt chẽ của toàn bộ nền kinh tế. Với phương châm không ngừng cải tiến quản trị kinh doanh, nâng cao uy tín chất lượng và hiệu quả với hàng loạt các biện pháp quản lý, kiểm soát, như: xác định quy chế bảo vệ khách hàng, thu hút khách hàng, gia tăng vốn tiền gửi vững chắc ổn định. Một trong những vấn đề quan trọng mà chuyên đề này nghiên cứu đề xuất là: thực hiện cải tiến nghiệp vụ huy động vốn trong đó đặc biệt quan tâm đến các loại tiền gửi của khách hàng, các loại tiền gửi này được coi là sản phẩm dịch vụ do Ngân hàng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu mục đích tiền gửi của mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trường. Thời gian kiến tập tại NHNo&PTNT huyện Yên Lập, em đã tiếp cận được phần nào các nghiệp vụ huy động vốn , vì vậy khi đi sâu phân tích thực trạng nghiệp vụ huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Yên Lập em đã rút ra được những ưu nhược điểm của hình thức này, từ đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị cho từng vướng mắc làm cho công tác huy động vốn ngày một tốt hơn. Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cụ giáo, các cô chú cán bộ cũng như ban lãnh đạo chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Lập đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập để em hoàn thành chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Ngân hàng thương mại, Ts.Phan Thị Thu Hà, NXB.Thống Kê
2. Ts.Nguyễn Hữu Tài, 2002, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, NXB. Thống Kê
3. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ qua các năm 2008, 2009, 2010.
4. Các tạp chí khác: Thời báo Ngân hàng, Tạp chí thị trường tài chính và tiền tệ…
môc lôc
Trang
Lêi nãi ®Çu
1
Ch¬ng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3
Khái quát chung về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
3
1.1.1 Vai trò hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
3
1.1.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại
3
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
5
Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Các biện pháp tăng cường hoạt động huy động vốn của NHTM.
Ch¬ng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Khái quát về NHNo&PTNT huyện Yên Lập. tỉnh Phú Thọ
9
10
10
13
13
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
13
2.1.2. Cơ cấu tổ chức mạng lưới của NHNo&PTNT huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
15
2.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Lập. tỉnh Phú Thọ
19
2.2.1. Tình hình huy động vốn
19
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn
21
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
25
2.3. Thực trạng về công tác huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
26
2.3.1. Các biện pháp huy động vốn mà Ngân hàng áp dụng
26
2.3.2. Quy mô nguồn vốn
29
2.3.3. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động
30
2.3.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động
32
2.4. Đánh giá chung
35
2.4.1. Những kết quả đạt được
35
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
36
Ch¬ng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Định hướng phát triển của NHNo & PTNT huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ năm 2011
39
39
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ
40
3.3. Một số kiến nghị
46
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
46
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
Kết luận
47
48
50
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_thuc_tap_tcnh_7629.doc