Một số xe của các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị có vốn nhà nước thường căn cứ vào sổ sách kế toán xác định giá trị còn lại của xe để tham gia bảo hiểm và thường thấp hơn giá trị thực tế. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm cần phải có sự điều chỉnh đánh giá giá trị xe cho phù hợp khi cấp đơn bảo hiểm.
* Việc áp dụng các điều khoản bảo hiểm mở rộng:
+ Mở rộng bảo hiểm xe ngập nước:
Qua nhiều theo dõi và thống kê nhiều năm thì trong mùa mưa Hà Nội thường xuyên bị ngập nước tại nhiều khu vực, nhiều tuyến phố và nếu ý thức bảo quản xe của khách hàng kém sẽ xảy ra tổn thất do xe đi vào vùng ngập nước. Mỗi nước trung bình tổn thất với rủi ro này trong khoảng 1 tỷ đồng (riêng 2008 khoảng 6 tỷ đồng). Nhằm hạn chế rủi ro này năm 2007 TCT đã ban hành quy tắc bảo hiểm mới đã loại trừ rủi ro xe đi vào vùng ngập nước và chủ xe muốn được bảo hiểm phải mua thêm điều khoan bổ sung.
+ Mở rộng rủi ro mất cắp bộ phận:
Do trình độ dân trí của ta chưa cao, mặt khác các xe đặc chủng nhập đơn chiếc của các hãng xe như BMV, MER, TOYOTA, HYUNDAI . những dòng xe này chi phí thay thế phụ tùng và sửa chữa rất đắt vì vậy không nên nhận bảo hiểm mở rộng mắt cắp bộ phận (Ví dụ: thay gương của MER E230 là 25 trđ/chiếc, trong tháng 12/2008 và 1/2009, VP7 có 3 khách hàng mất gương chi phí thay thế gương cho 3 xe MER và BMW là 150trđ).
94 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm Bảo Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o gian lận thường chiếm khoảng 12 - 15% số tiền bồi thường hàng năm.
Ví dụ 1: Chủ phương tiện đã chỉ đạo tài xế đốt chiếc Ô tô hiệu Ford Transit đời 2000 cũ để đòi bồi thường rủi ro, qua điều tra xe này đã được mua bảo hiểm tại Bảo Việt Kon Tum ngày 24/3 với mức trách nhiệm là 400 triệu đồng mà giá trị thực của phương tiện trước khi cháy (ngày xảy ra vụ cháy là 19/6) là 170 - 180 triệu đồng.
Hiện trường vu án
Chiếc Transit sau khi bị đốt
Một vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây là nhiều chủ xe bức xúc cho rằng dù đã đóng đủ số tiền mua bảo hiềm xe cơ giới nhưng khi xảy ra tai nạn thì nơi giải quyết bồi thường "yêu sách" đủ thứ, thậm chí đòi tiền như có một số nhân viên bảo hiểm đòi người được bồi thường phải "lại qua", khung bồi dưỡng" được định giá với nhiều mức sẵn khác nhau. Chẳng hạn hồ sơ được bồi thường 100 - 200 triệu đồng thì phải bồi dưỡng cho người giải quyết hồ sơ là 10%, hồ sơ bồi thường mức thấp từ 1 - 2 triệu đồng thì phải bồi dưỡng là 50%. Nhiều chủ xe muốn được giải quyết hồ sơ bồi thường thuận lợi nên : phải chấp nhận chi khoản bồi dưỡng này.
Ngoài ra có nhiều tình huống dẫn đến trục lợi bảo hiểm như là:
- Không xác định được thời điểm khách hàng yêu cầu bảo hiểm và thời điểm phát sinh sự kiện bảo hiểm. Tình huống này phát sinh khi sự kiện bảo hiểm xảy ra rất gần so với thời điểm yêu cầu bảo hiểm. Cách đây không lâu dư luận và báo chí đã đưa tin trường hợp phát sinh sự kiện bảo hiểm (chết) 4 giờ sau khi khách hàng yêu cầu bảo hiểm tại Công ty A. Công ty đã lúng túng trong việc xử lý; cách xử lý không làm hài lòng khách hàng và tranh chấp đã phát sinh.
Không xác định được việc khách hàng tự kê khai giấy yêu cầu. Không xác định được tình trạng sức khỏe ban đầu của khách hàng.
- Không các định được chữ ký của khách hàng là thật hay giả cũng như không rõ mặt khách hàng để trả tiền. Khi trả tiền bảo hiểm cho khách hàng, các nhà bảo hiểm thường yêu cầu khách hàng xuất trình chứng minh thư, hộ chiếu... Tuy nhiên do kích cỡ ảnh trong chứng minh thư khá nhỏ và thường rất mờ (do thời gian) nên việc kiểm tra đôi khi gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, trong quá trình bán bảo hiểm phát sinh khá nhiều trường hợp không photo được chứng minh nhân dân của khách hàng do KH ở những địa bàn xa và không muốn cho đại lý mượn chứng minh nhân dân để photo.
Việc sử dụng may ảnh kỹ thuật số để trợ giúp cho việc đánh giá rủi ro và xác định thiệt hại có lẽ cũng là một trong những biện pháp mà Công ty. Chẳng hạn, có thể dùng máy ảnh này để ghi lại hình ảnh của người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm nhằm phục vụ cho việc đánh giá rủi ro ban đầu xác định nhân thân khách hàng, xác định sự kiện bảo hiểm; dùng để chụp chứng minh nhân dân ở những vùng xa phục vụ cho việc xác định nhân thân (thay cho phô tô)... Việc sử dụng hình ảnh làm chứng cứ trong bảo hiểm phù hợp với các quy định của pháp luật. Hơn nữa, với giá thành như hiện nay, các đại lý hoàn toàn có thể tự trang bị máy ảnh kỹ thuật số để phục vụ cho công việc Lưu ý, máy ảnh kỹ thuật số cũng chỉ là một trong những công cụ trợ giúp cho việc đánh giá rủi ro, vì với những hợp đồng dài hạn hàng chục năm thì hình ảnh chụp có thể sẽ không có nhiều ý nghĩa trong việc xác định nhân thân. Tất nhiên, có thể khắc phục vấn đề này bằng cách liên tục cập nhật hình ảnh của khách hàng.
Dưới đây ta xét tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Việt đặc trưng là hai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba trong thời gian qua.
Bàng 2.16: Tình hình trục lợi bảo hiểm BHVC tại Bảo Việt (2004-2008)
Năm
Số vụ gian lận (vụ)
Số tiền trục lợi (trđ)
Số tiền trục lợi bình quân 1 vụ (trđ/vụ)
2004
45
4.056,3
90,14
2005
64
3.240,96
50,64
2006
59
11.304,99
191,61
2007
136
14.780,48
108,68
2008
161
16.050,09
99,69
(Nguồn: Phòng thanh tra pháp chế)
Bảng 2.17: Tình hình trục lợi bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba tại Bảo Việt (2004-2008)
Năm
Số vụ gian lận (vụ)
Số tiền trục lợi (trđ)
Số tiền trục lợi bình quân 1 vụ (trđ/vụ)
2004
21
1.287,51
61,31
2005
32
1.091,52
34,11
2006
25
2.242,25
89,69
2007
69
6.766,14
98,06
2008
103
11.805,86
114,62
(Nguồn: Phòng thanh tra pháp chế)
Dựa vào bảng 2.16 và bảng 2.17, số vụ gian lận năm 2007, 2008 tăng đột biến so với các năm trước ở cả hai nghiệp vụ.
Ở nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới năm 2007 thì số vụ gian lận là 136 vụ, số vụ gian lận năm 2006 là 59 vụ tức là năm 1007 tăng 77 vụ, tương ứng là 130,5% so với năm 1006, năm 2008 số vụ gian lận là 161 vụ, tức là tăng 25 vụ, tương ứng là 18,38%.
Ở nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba cũng tăng cao, từ 25 vụ năm 2006 tới 69 vụ năm 2007 tức là tăng 44 vụ và tương ứng là 176%; năm 2008 số vụ gian lận tiếp tục tăng lên là 103 vụ, tăng lên so với năm 2007 là 34 vụ (tương ứng 49,3%).
Số tiền trục lợi bảo hiểm qua các năm 2004, 2005, 2006 không có sự tăng đột biên, nhưng năm 2007 và năm 2008 số tiền trục lợi tăng nhanh đáng để quan tâm cụ thể là: Với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới năm 2007, năm 2008 lần lượt là 14.780,48 triệu đồng, 16.050,09 triệu đồng; với nghiệp vụ trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba năm 2007, 2008 lần lượt là 6.766,14 triệu đồng và 11.805,86 triệu đồng.
Ở bảng 2.16 thì năm 2007 số tiền trục lợi bình quân 1 vụ là 1 08,68 triệu đồng nhỏ hơn nhiều so với số tiền trục lợi bình quân 1 vụ năm 2006 là 191,61 tức là năm 2007 số tiền trục lợi bình quân 1 vụ gian lận 82,93 triệu đồng (tương ứng giảm 76,3%) so với năm 2006 nhưng do số vụ gian lận trong bảo hiểm vật chất năm 2007 tăng 130,5% so với năm 2006 do đó số tiền trục lợi năm 2007 vẫn tăng rất cao. Tương tự Ở bảng 2.17 ta cũng thấy số vụ gian lận tăng và số tiền trục lợi cũng tăng cao ở 2 năm 2007 và năm 2008, năm 2008 thì số vụ gian lận tăng 49,3% so với năm 2007, sổ tiền trục lợi 1 vụ tăng nhanh từ 98,06 triệu đồng vào năm 2007 lên tới 1 14,62 triệu đồng. Do đó ta nhận thấy tình hình trục lợi bảo hiểm là 1 vấn đề cần quan tâm trước nhất vì nhận thấy vào 3 năm gần đây, trục lợi trong bảo hiểm là 1 hiện tượng phổ biến với nhiều phương thức tinh vi, đanh lừa các doanh nghiệp bảo hiểm và giám định viên gây tổn thất khá lớn trong ngành bảo hiểm anh hưởng tới quyền lợi của những người tham gia bảo hiểm.
Để thấy hết được tình hình trục lợi ở các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới khác và bảo hiểm xe cơ giới nói chung ta xét bảng kết quả sau:
b mBảng 2.18: Tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Việt (2004 - 2008)
Chỉ tiêu
Số vụ gian lận (vụ)
Số tiền trục lợi (trđ)
Số tiền trục lợi bình quân 1 vụ (trđ/vụ)
2004
105
9.383,85
89,37
2005
131
8.056,5
61,5
2006
124
12.831,52
103,48
2007
267
32.133,45
120,35
2008
301
39.003,58
129,58
(Nguồn: Phòng thanh tra pháp chế)
Ta thấy số tiền trục lợi bảo hiểm bình quân 1 vụ bảo hiểm xe cơ giới khá lớn, lớn nhất là năm 2008 là 129,58 triệu đồng 1 vụ, số vụ gian lận là khá lớn, qua năm 5 từ năm 2004, số vụ gian lận là 1 05 vụ ở nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, đến năm 2008, số vụ gian lận là 301 vụ tức là năm 2008 số vụ gian lận tăng 196 vụ tương ứng với 186,67%. Do đó số tiền trục lợi bảo hiểm càng tăng lên đáng kể và là bài toán khó với các DNBH đặc biệt là trong thị trường bảo hiểm như hiện nay còn có nhiều vấn đề. Năm 2007 số tiền trục lợi bảo hiểm là 32.133,45 triệu thì đến năm 2008, số tiền trục lợi là 39.003,58 triệu đồng, tức là năm 2008 số tiền bảo hiểm tăng là 6.870,13 triệu đồng tương ứng là 21,4% . Nguyên nhân có sự tăng các vụ gian lận bảo hiểm là do ở năm 2007, tình hình bảo hiểm chưa được kiểm soát, nguyên nhân từ nhiều yếu tố là thị trường bảo hiểm phát triển mạnh, có nhiều khách hàng tham gia một loại bảo hiểm ở nhiều Công ty bảo hiểm; do công tác giám định, bồi thường gặp nhiêu khó khăn bắt nguồn từ khách hàng cố ý gây khó khăn; do công nghệ thông tin trong ngành bảo hiểm phát triển chưa mạnh nên công tác giám định và bồi thường thực hiện trên giấy tờ là chính do đó gặp rất nhiều trở ngại.
2.2.6 Hiệu quả kinh doanh BHXCG của Bảo Việt (2004 - 2008)
Năm 2008 mặc dù Bảo Việt Hà Nội gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều phương diện nhưng nghiệp vụ bảo hiểm xe ôm năm 2008 vẫn tiếp tục tăng trưởng cao, tuy nhiên tình hình bồi thường bảo hiểm cũng ngày một gia tăng, cụ thể:
2.2.6.1. Hiệu quả hoạt động khai thác BHXCG tại Bảo Việt (2004 - 2008)
Bảng 2.19: Hiệu quả khai thác BHVCXCG tại Bảo Việt, 2006 - 2008
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Doanh thu chi phí (tỷ đ)
76,69
80,37
98,86
Tổng chi phí khai thác (tỷ đ)
6,26
6,92
7,00
Hiệu quả khai thác
12,25
11,61
14,12
(Nguồn: Tông Công ty bảo hiểm Bảo Việt)
Ở bảng 2.19 về hiệu quả khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt trong 3 năm gần đây thì doanh thu phí bảo hiểm tăng từ năm 2006 là 76,69 tên với 98,86 tỷ đồng vào năm 2008, tức là tăng 22,17 tỷ đông (tương ứng 0,3%)so với năm 2006. Doanh thu phí liên tục tăng qua các năm 2006, 2007, 2008, do đó chi phí khai thác cũng tăng từ 6,26 tỷ đồng năm 2006 lên 7,00 tỷ đồng vào năm 2008, tức là tăng 11,82 % tương ứng 0,74 tỷ đông. Nhìn vào bảng ta thấy, mặc dù năm 2007 về doanh thu phí và tổng chi phí khai thác đều tăng so với năm 2007 nhưng hiệu quả khai thác lại giảm xuống là 11,61 trong khi đó thì hiệu quả khai thác năm 2006 là 12,25, tức là năm 2006 thì với 1 đồng chi phí thì thu về được 12,25 doanh thu phí, năm 2007 thì nếu chi ra 1 đồng khai thác thì đạt được 1 1,61 đồng doanh thu phi. Nhưng đến năm 2008 thì hiệu quả khai thác tăng mạnh tới 14,12, tức là bỏ ra 1 đồng chi phí khai thác thì thu về 14,12 đồng hiệu quả.
Bảng 2.20: Hiệu quả hoạt động khai thác bảo hiểm TNDS với người thứ ba tại Bảo Việt , 2006 - 2008
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Doanh thu chi phí (tỷ đ)
26,00
26,79
40,23
Tổng chi phí khai thác (tỷ đ)
4,15
5,68
6,03
Hiệu quả khai thác
6,3
4,72
6,67
(Nguồn: Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt)
Nhìn vào bảng 2.20 về hiệu quả kinh doanh bảo hiểm TNDS bảo hiểm xe cơ giới với người thứ ba, năm 2007 là năm mà doanh thu phí và chi phí khai thác nghiệp vụ này tăng lên nhưng hiệu quả doanh thu phí là 4,72 giảm so với năm 2006 tức là với 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 4,72 đồng doanh thu phí bảo hiểm này. Năm 2008 thì doanh thu phí, tổng chi phí khai thác và hiệu quả doanh thu phí đều tăng mạnh, hiệu quả khai thác bảo hiểm này là 6,67 tức là với 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 6,72 đồng doanh thu phí.
Ở 2 bảng trên, ta đều thấy, doanh thu phí, tổng chi phí khai thác và hiệu quả khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới và TNDS bảo hiểm xe cơ giới với người thú 3 đều tăng đáng kể so với năm 2007 là vì năm 2008 áp dụng chặt chẽ chế độ Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Số lượng xe cơ giới tham gia bảo hiểm vật chất và TNDS tại công ty ngày càng tăng lên trong giai đoạn từ 2004 - 2008 làm cho chi phí khai thác qua các năm cũng tăng lên song hiệu quả của Công ty vẫn ở mức khá cao và tương đối ổn định ở mức trên 35%.
Bảng 2.21: Hiệu quả hoạt động khai thác bảo hiểm xe cơ giới, 2004 - 2008
STT
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Số xe tg BH (xe)
237.836
169.364
187.340
226.984
246.941
Dthu phí nghiệp vụ (D)
725,4
719,8
704,4
903,4
960,6
Tốc độ tăng dthu (%)
-
-0,77
-2,14
28,25
6,33
Chi phí KT (C) (tỷ đồng)
21,8
19,5
18,6
22,3
25,5
Tốc độ tăng chi phí (%)
-
-10,6
-4,61
20
14,35
Số phí thu/xe (trđ/xe)
3,05
4,25
3,76
3,98
3,89
Chi phí khai thác/xe (Trđ/xe)
0,092
0,115
0,099
0,098
0,103
Hiệu quả khai thác (D/C) (%)
33,3
36,9
38
40,5
37,67
(Nguồn: Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt)
Năm 2004 hiệu quả khai thác của công ty là 33,3% tức là với một đồng chi phí và công ty chi ra cho công tác khai thác đã mang lại cho công ty 33,3 đồng doanh thu phí nghiệp vụ thì đến năm 2005, hiệu quả khai thác của công ty là 36,9 hay với một đồng chi phí khai thác bỏ ra công ty sẽ thu được 36,9 đồng doanh thu phí. Tương tự với các năm 2006, 2007 và 2008 thì ta thấy năm có hiệu quả khai thác cao nhất trong vòng năm năm trở lại đây là năm 2007. Năm 2007 thì hiệu quả khai thác là 40,5 tức là với một đồng chi phí khai thác bỏ ra thì thu được 40,5 đồng doanh thu phí. Năm 2008 hiệu quả khai thác là 37,67, hiệu quả khai thác đạt chưa đáng kể.
Nhìn chung, hiệu quả khai thác của công ty là khá tốt thể hiện sự quyết tâm, sự nỗ lực, trình độ và kinh nghiệm của các cán bộ, đại lý của công ty trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng.
2.2.6.2. Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới và TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba tại Bảo Việt (2006 - 2008)
Bảng 2.22: Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe và TNDS chủ xe của ô tô với người thứ ba trong 3 năm, 2006 - 2008
TT
Chỉ tiêu
Vật chất xe
TNDS chủ xe
I
Năm 2006
1
Doanh thu
39.848
15.189
2
Bồi thường
24.432
5.544
3
Lợi nhuận trước thuế
15.416
9.645
4
Hd
1,63
2,74
5
Hln
0,63
1,74
6
Tỷ lệ bồi thường
61,31%
36,50%
II
Năm 2007
1
Doanh thu
53.582
21.008
2
Bồi thường
33.535
6.975
3
Lợi nhuận trước thuế
20.047
14.033
4
Hd
1,7
3
5
Hln
0,6
2
6
Tỷ lệ bồi thường
62,50%
33,20%
III
Năm 2008
1
Doanh thu
73.045
21.971
2
Bồi thường
49.716
9.179
3
Lợi nhuận trước thuế
23,329
12,792
4
Hd
1,47
2,39
5
Hln
0,47
1,39
6
Tỷ lệ bồi thường
68,06%
41,78%
(Nguồn: Báo cáo hàng năm Bảo Việt Hà Nội)
Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình bảo hiểm truyền thống của Bảo Việt (nói riêng) và của thị trường bảo hiểm (nói chung). Hàng năm nhóm nghiệp vụ này đều có tự tăng trưởng, ổn định và chiếm tỷ trọng lơn trong kết quả kinh doanh chung của Công ty. Trong đó nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe Ô tô với người thư ba và bảo hiểm vật chất xe Ô tô chiếm tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên những năm qua, đặc biệt là năm 2008 tỷ lệ bồi thường bảo hiểm của nhóm nghiệp vụ này ngày một gia tăng, đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe Ô tô.
Nhận xét:
- Nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe Ô tô với người thứ ba có tăng trong Nguyên nhân tỷ lệ bồi thường tăng do quy tắc bảo hiểm mới của Bộ Tài Chính có sự thay đổi về mức trách nhiệm và chế độ bồi thường. (Đặc biệt là trường hợp chết bồi thường hết MTNBH 50trđ không xét đến lỗi của các bên) vì vậy làm tỷ lệ bồi thường tăng. Năm 2009 Bộ Tài Chính có điều chỉnh tăng phí bảo hiểm sẽ giúp cho nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe Ô tô có tỷ lệ bồi thường tăng qua các năm và tăng nhanh trong năm 2008 (68%), cần có giải pháp cụ thể nhằm hạn chế và giảm tỷ lệ bồi thường đối với nghiệp vụ này.
- Lợi nhuận trước thuế của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất Ô tô đạt được khá cao nhưng tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ này cao do đó chỉ tiêu Hln không cao hơn nghiệp vụ trách nhiệm dân sự của chủ xe với người thứ ba.
- Ở nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe với người thứ ba có Hln lớn hơn 1 , ở nghiệp vụ bảo hiểm vật chất Ô tô thì nhỏ hơn 1 điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe với người thứ ba lớn hơn với vật chất Ô tô. Ta cũng nhận thấy tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ vật chất Ô tô khá cao qua 3 năm, xấp xỉ nhau là 61,3 1%; 62,50% và 68,06%. Nhưng tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ trách nhiệm dân sự của chủ xe với người thứ ba thì nhỏ hơn lẩn lượt qua 3 năm 2006, 2007 và 2008 là 36,50%; 33,20% và 41,78%.
Bảng 2.23: Hiệu quả kinh doanh BHXCG tại Bảo Việt, (2004 - 2008)
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Doanh thu
725,4
719,8
704,4
903,4
960,6
Chi bồi thường
372,5
382,1
389,7
450,7
579,2
Lợi nhuận trước thuế
352,9
337,7
314,7
452,7
381,4
Hd
1,95
1,88
1,80
2,00
1,66
Hln
0,95
0,88
0,80
1,00
0,66
Tỷ lệ bồi thường
51,3%
53,0%
55,3%
49,8%
62,2%
Tỷ lệ bồi thường toàn TT
48,1%
50,48%
61%
48,3%
57,8%
(Nguồn: Báo cáo hàng năm Bảo Việt Hà Nội)
Qua bảng 2.23 trên ta thấy, chi bồi thường của Công ty qua các năm hầu như đều tăng và chi bồi thường bồi thường luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi (dựa vào bảng trên thì hầu hết tổng chi luôn lớn hơn 50%, còn lại là các khoản chi khác như chi khai thác, chi giám định, ... ). Năm 2007 là năm có tỷ lệ chi bồi thường thấp nhất là 49,8% ; năm 2008 là năm có tỷ lệ chi bồi thường cao nhất là 60,2%. Năm 2004 đến năm 2006, chi bồi thường tăng lên do số vụ tai nạn tăng lên nên chi phí bồi thường cao. Sang năm 2007, tỷ lệ này giảm xuống còn 49,8%,chi đề phòng và hạn chế tổn thất của Công ty cũng tăng qua các năm thể hiện sự quan tâm và cố gắng của các cấp lãnh đạo Bảo Việt trong việc hạn chế rủi ro. Nhưng đến năm 2008, tỷ lệ chi bồi thường tăng đột biến, nguyên nhân là do đợt lụt tại thành phố Hà Nội tháng 10 vừa qua làm số vụ tai nạn tăng lên nhiều và việc bồi thường cho Ô tô làm chi phí bồi thường tăng nhanh.
Kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của Công ty khá cao. Doanh thu đều tăng qua các năm. Năm 2004, doanh thu phí nghiệp vụ là 725,4 tỷ đồng thì đến năm 2008, doanh thu phí mà Công ty đạt được trong kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là 960,6 tỷ đồng tăng 1,324 lần. Lợi nhuận kinh doanh của Công ty tăng trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2008. Năm 2004, tổng lợi nhuận lợi nhuận của Công ty trước đạt 352,9 tỷ đồng, đến năm 2005 và năm 2006 thì tổng lợi nhuận giảm xuống 314,7 tỷ đồng, lý do là do việc giảm phí như phân tích ở trên.
Năm 2005, tổng lợi nhuận trước thuế giam 15,2 tỷ đồng từ 352,9 tỷ đồng xuống 337,7 tỷ đồng (giảm 4,307%). Lợi nhuận trong năm 2006 cũng giảm mạnh: giảm 23 tỷ đồng (giảm 6,81%). Năm 2007 lợi nhuận trước thuế là 452,7 tăng 138 tỷ đồng (tăng tương ứng là 43,85%). Năm 2008 do tình hình thiên tai mà chi bồi thường tăng do đó lợi nhuận trước thuế giảm so với năm . 2007 là 71,3 tỷ đồng (tương ứng giảm là 15,75%).
Nếu như năm 2004, 1 đồng chi phí mà Công ty bỏ ra đối với nghiệp vụ này chỉ thu lại được 1,95 đồng doanh thu hay 0,95 đồng lợi nhuận, thì sang năm 2005, 1 đồng chi phí bỏ ra lại chỉ thu được 1 ,88 đồng doanh thu hay 0,88 đồng lợi nhuận. Và đến năm 2006 thì tiếp tục giảm, 1 đồng chi phí chỉ thu được 1,80 đồng doanh thu hay 0,80 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2007 thì 1 đồng chi phí bỏ ra có thể thu lại được 2 đồng doanh thu hay 1 đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2008 thì 1 đồng chi phí chỉ thu lại được có 1,66 đồng doanh thu hay 0,66 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do năm 2008 việc bỏ ra chi phí để giám định thiệt hại cho các xe Ô tô, chi cho khâu khai thác, chi hoa 'lia đại lý nhưng đặc biệt là việc bồi thường cho Ô tô là quá lớn và diễn ra cùng 1 lúc nên lợi nhuận giảm đáng kể.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA CÔNG TY BẢO VIỆT
3.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1 Thuận lợi .
* Thuận lợi từ nền kinh tế
Năm 2008 Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có môi trường đâu tư an toàn hàng đầu trên thế giới, do đó tạo điều kiện thu hút sự quan tâm, giúp đõ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2008 là 8,7% vượt mức kế hoạch đề ra. Nền kinh tế Việt Nam mặc dù năm 2008 không tăng trưởng mạnh như các năm trước nhưng vẫn là một thị trường đầy tiềm năng, nhờ kinh tế phát triển nên việc đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng, mở rộng các tuyến đường, nút giao thông quan trọng, nhờ đó sô lượng xe cơ giới càng lớn dẫn đến thị trường BHXCG phát triển mạnh.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao (20%/ năm). Doanh thu phí bảo hiểm năm 2006 ước tính, nhân thọ là 8.500 tỷ đông, phi nhân thọ 6.500 tỷ đồng, bồi thường và trả tiền bảo hiểm ước tính 7.500 ty đồng. Giai đoạn 2003 - 2006 mới chỉ có 35% xe máy, mô tô và 80% Ô tô mua bảo hiểm.
Các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi 913 tỷ đồng, đã giải quyết bồi thường trên 117 ngàn vụ tai nạn giao thông với số tiền bồi thường trên 113 tỷ đồng cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
Hà Nội là trung tâm kinh tế - văn hoá của cả nước, nơi tập trung các khu công nghiệp lớn, có nhiều tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động, cùng với dân số hơn 5 liệu dân do đó nhu cầu về vận tải nhất là vận tải đường bộ rất lớn. Theo số liệu thống kê của uỷ ban an toàn giao thông quốc gia hiện nay Hà Nội có khoảng 124 nghìn Ô tô, 1,5 triệu mô tô đang lưu hành do đó tạo điều kiện cho phát triển bảo hiểm xe cơ giới.
*Thuận lợi từ chính sách và hệ thống pháp luật
Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời ngày 7/12/2000 có hiệu lực từ ngày 1/4/2001 tạo ra một hành lang pháp lý bảo vệ cho người tham gia bảo hiểm, cho người tham gia giao thông, cho doanh nghiệp bảo hiểm. Việc Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời đóng một vai trò hết sức quan trọng trong bối cảnh đất nước ta hiện nay khi gia nhập vào thị trường thế giới với nhiều khó khăn, thách thức và cơ hội.
Bên cạnh thuận lợi từ nền kinh tế thì các chính sách của Nhà nước về ổn định trật tự an toàn giao thông và áp dụng chế độ Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Căn cứ Nghị định số l03/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
Bộ Tài chính và Bộ Công an hương dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số l03/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Theo thông tư liên tịch số 35/2009/TTLT- BTC-BCA, trong đó:
- Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương:
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Tài chính tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
+ Cục cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khi làm thủ tục cấp đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (viết gọn là xe cơ giới) phải yêu cầu chủ xe cơ giới xuất trình Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
+ Lực lượng Cảnh sát giao thông, lực lượng Cảnh sát khác có liên quan, khi tuần tra kiểm soát nếu phát hiện người điều khiển phương tiện hoặc chủ xe cơ giới không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, thì phải lập biên bản và xử lý kịp thời theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi bổ sung theo Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh, Xử lý vi phạm hành chính năm 2008, Nghị định số l03/2008/NĐ- CP ngày 16/9/2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, mức tiền phạt cụ thể: Phạt tiền 100.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô xe gắn máy, xe mô tô ba bánh và các loại xe cơ giới tương tự không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực; Phạt tiền 500.000 đồng đối với người điều khiển xe Ô tô, máy kéo và các loại xe cơ giới tương tự không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực.
- Lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khác có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan của Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát, ngăn chặn tổ chức, cá nhân có hành vi trục lợi và gian lận bảo hiểm.
- Định kì 6 tháng 1 lần, chậm nhất là ngày 30 tháng 7 và ngày 31 tháng 1 năm sau (báo cáo số liệu năm trước), Công an huyện, quận, thị xã, thành phố, thuộc tỉnh; Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập báo cáo gửi về Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt tổng hợp, cung cấp thông tin văn bản cho Bộ Tài chính tài liệu: Tổng số xe Ô tô, xe mô tô, xe máy đã được cấp giây đăng ký xe; Tổng số vụ tai nạn giao thông và thiệt hại (về người, về tài sản); Tổng số vụ vi phạm và tiền xử phạt hành vi không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
* Trách nhiệm của các Cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.
- Trách nhiệm của Cục quản lý, giam sát bảo hiểm:
+ Phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt và các đơn vị có liên quan khác của Bộ Công an trong việc tuyên truyền pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới.
+ Hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp bảo hiểm quán triệt và nghiêm túc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; chủ trì, phối hợp với các đơn vụ có liên quan của Bộ Công an trong việc kiểm tra, giám sát, ngăn chặn tổ chức, cá nhân có hành vi trục lợi và gian lận bảo hiểm.
+ Cung cấp thông tin, tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cho Cục cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt để phối hợp thực hiện.
- Trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm:
+ Phối hợp với hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giải thích đầy đủ về nội dung, ý nghĩa mục đích của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để các chủ xe hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ của họ khi tham gia bảo hiểm.
+ Phát triển các kênh phân phối, hệ thống đại lý cung cấp bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. Xây dựng quy trình bản thảo bảo hiểm, giải quyết quyền lợi bảo hiểm rõ ràng, đơn giản để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình tham gia và giải quyết quyền lợi bảo hiểm.
+ Thanh toán cho Cảnh sát giao thông, Cảnh sát điều tra, Cảnh sát khác có liên quan chi phí sao chụp hồ sơ, biên bản, tài liệu khác có liên quan và giữ bí mật các thông tin, tài liệu này trong quá trình điều tra.
+ Đóng góp kinh phí vào quỹ bảo hiểm xe cơ giới để hỗ trợ hoạt động phối hợp của lực lượng Cảnh sát giao thông,Cảnh sát điều tra và Cảnh sát khác có liên quan (áp dụng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới).
* Thuận lợi từ bản thân công ty
Kể từ ngày thành lập tới nay, Bảo việt đã trở thành Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Không chỉ có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc, Bảo Việt còn được biết đến là thương hiệu mạnh và uy tín số 1 trong lĩnh vực bảo hiểm.
Về nhân sự, Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất của Việt Nam có quy mô với các chi nhánh rộng khắp trên cả nước, tổng giá trị tài sản của Bảo Việt tới hơn 100.000 tỷ đồng, thu hút lực lượng đông đảo cán bộ nhân viên lên tới 5.000 người và khoảng 34.000 đại lý tận tâm với khách hàng, tận tình với công việc dàn trải đều trên khắp tỉnh thành, cơ sở vật chất và trình độ quản lý ngày càng được hoàn thiện. Trong số đó nhiều cán bộ trẻ được đào tạo chuyên ngành chính quy có trình độ chuyên môn cao, tạo ra một lực lượng đan xen đồng bộ nhằm mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Thương hiệu là một trong số những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Thương hiệu có thể được hiểu là giá trị của doanh nghiệp mà xã hội, khách hàng nhận thức được. Thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở các hình ảnh nhãn hiệu mà còn thể hiện ở triết lý kinh doanh, các đặc trưng văn hoá, tinh thần thái độ của cán bộ phục vụ khách hàng, trong đổi mới và phát triển nội bộ của doanh nghiệp. Với ý nghĩa trên, việc duy trì và phát triển thương hiệu của Bảo Việt không chỉ là vấn đề liên quan đến hoạt động tuyên truyền quảng cáo mà liên quan đến từng câu nói, cử chỉ, cung cách phục vụ của toàn thế các thành viên của Bảo Việt mà qua đó xã hội mà cụ thể là khách hàng cảm nhận được từ Bảo Việt. Thông điệp của Bảo Việt: "Bảo Việt Phục vụ Khách hàng tốt nhất để phát triển". Đây là thông điệp mà Bảo Việt muốn gửi tới Quý khách nhằm thể hiện rõ sử mệnh của Bảo Việt là phục vụ khách hàng bằng các dịch vụ, tài chính tốt nhất, đồng thời cũng khẳng định rõ đây là con đường duy nhất để phát triển Bảo Việt lên những tầm cao mới. Thông điệp này được giáo dục cho tất cả các thành viên của Bảo Việt thấu hiểu và thống nhất thực hiện.
*Nhu cầu của tham gia bảo hiểm của khách hàng ngày càng tăng
Do kinh tế Việt Nam trong thời gian qua GDP tăng trưởng bình quân là 7- 8%/năm, đời sống của người dân được ổn định hơn do đó nhu cầu đời sống vật chất tinh thần được cải thiện đáng kể, đời sống dân cư cao. Số lượng người sử dụng phương tiện giao thông ngày càng tăng và khả năng còn tăng nhanh trong những năm tới. Đây là một thị trường tiềm năng cho Bảo Việt nói riêng và thị trường bảo hiểm xe cơ giới nói chung. Ngoài ra nhờ có việc tuyên truyền và hướng dẫn về các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới bằng mọi phương tiện thông tin đại chúng mà nhận thức của khách hàng nói riêng và của những người tham gia giao thông ngày càng tăng lên. Do đó việc khai thác bảo hiểm xe cơ giới càng đạt hiệu quả cao hơn
3.1.2 Khó khăn
* Về nhận thức của người tham gia giao thông
Theo tiết a và b, điểm 1.3, khoản 1, phần II, Thông tư số 35/2009/TTLT- BTC-BCA của Bộ Tài chinh và Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số l03/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
a) Phạt tiền 100.000 đồng đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe mô tô ba bánh và các loại xe cơ giới tương tự không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực.
b) Phạt tiền 500.000 đồng đối với người điều khiển Ô tô, máy kéo và các loại xe cơ giới tương tự không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực.
Thực tê khi mua bảo hiểm thì rất dễ nhưng khi có sự cố xảy ra thì thủ tục bồi thường khá rắc rối. Chính vì vậy, hầu hết chủ xe cơ giới đều ngán ngại khi vấp phải hàng loạt các đòi hỏi về thủ tục của doanh nghiệp bảo hiểm, làm mất lòng tin của người tham gia bảo hiểm. Theo đó, khi có tai nạn xảy ra chủ xe phải cung cấp các loại tài liệu liên quan đến vụ tai nạn như Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực, bản sao giây đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy CMND hoặc hộ chiếu cho cơ quan công an. Sau khi đã có giây tờ này, cơ quan công an phải có trách nhiệm thu thập, hoàn chỉnh hồ sơ liên quan đến vụ tai nạn cho doanh nghiệp bảo hiểm để hình thành hồ sơ bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ vào những chứng cứ đã có để bồi thường. Trong trường hợp tai nạn nhỏ, CSGT không có mặt ở hiện trường nên không có biên bản của công an thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể căn cứ vào khai bảo của chủ xe, xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn, hoặc thông qua công tác giám định nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm để căn cứ lập hồ sơ bồi thường.
Có nhiều Chủ xe không thấy hết được lợi ích từ việc mua bảo hiểm. Bên cạnh đó, các thủ tục giải quyết bồi thường của một số DNBH còn phức tạp, gây phiền hà cho các chủ xe, phần nào làm mất lòng tin đối với người tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, nhiều Chủ xe tham gia bảo hiểm chỉ để không bị phạt, bị vi phạm pháp luật.
* Tình hình tai nạn nói chung ngày càng gia tăng
Những năm qua, đặc biệt là năm 2008 tình hình tai nạn nói chung ngày càng gia tăng. Tai nạn gia tăng cả về số vụ và mức độ tổn thất. Số vụ tổn thất lớn nghiêm trọng vì vậy cũng phải gánh chịu rất nhiều vụ tai nạn lớn. Năm 2008 Bảo Việt Hà Nội giải quyết bồi thường 06 vụ TTTB khoảng 5 tỷ đồng, trên 20 vụ tổn thất trên 20 triệu đồng, đặc biệt vụ mưa lớn ngập nước 31/10/2008 gây tổn thất trên 5 tỷ đồng (trong đó có 03 xe Ô tô Mer vỡ máy chi phí sửa chữa 500tr/01 xe).
* Số lượng xe tham gia giao thông tăng nhanh trong khi đó cơ sở hạ tầng chưa được cải thiện một cách đáng kể
Mạng đường thành phố chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu đi lại của người dân, hiện nay còn nhiều trục đường lớn đang được sửa chữa do đó gây ra tình trạng tai nạn giao thông tăng cao.
Tình trạng tắc đường tại Hà Nội và các vùng lân cận, các bãi trông giữ xe nằm dải rác ven đường giao thông, các chủ xe, đặc biệt là xe tư nhân thường không có giữa để xe riêng phải gửi xe tại bãi xe ... là một trong những nguyên nhân gây lên các vụ tai nạn do dồn xe khi tham gia giao thông, các va quyệt xảy ra thường xuyên dẫn đến việc bồi thường tai nạn ngày gia tăng (đặc biệt là chủ xe tư nhân). Hàng năm số vụ va quyệt nhỏ này khoảng 6 đến 7 ngàn vụ, chi phí sửa chữa khoảng 10 tỷ đồng.
* Nền kinh tế
Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam thực sự đối mặt với nhiều thay đổi khó lường, gây anh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của nhiều lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng lan rộng tiếp tục gây ra những bất ổn kinh tế như lạm phát, biến động tỷ giá, thâm hụt cán cân thương mại, kinh tế tăng trường thấp, thị trường chứng khoán suy giảm nghiêm trọng. Những biến động trên làm thu nhập danh nghĩa của tầng lớp dân cư bị giảm sút, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Năm 2008 trượt giá tăng cao do vậy từ quý 2 năm 2008 tất cả các hãng sửa chữa xe đã tăng chi phí sửa chữa xe (kể cả nhân công và vật tư) lên khoảng 20% trong đó phí bảo hiểm lại không điều chỉnh kịp do vậy là tỷ lệ bồi thường năm 2008 tăng cao.
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI BẢO VIỆT
3.2.1 Đối với công tác khai thác
* Các đơn vị kinh doanh tắc xi: Công ty đã có thống kê nhiều năm nhận bảo hiểm xe tắc xi không hiệu quả và đã có chủ trương và đang thực hiện không nhận bảo hiểm vật chất xe. Những trường hợp đặc biệt nếu nhận phải báo cáo và được Công ty đồng ý.
+ Cần xem xét kỹ đối với nhóm xe tư nhân và các Cty TNHH, đặc biệt là chủ xe mới có bằng lái xe hoặc dịch vụ cho thuê xe tự lái (tỷ lệ tổn thất thuộc nhóm xe này tăng rất nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm khách hàng tư nhân). Các khách hàng cá nhân đơn lẻ (Chỉ có một hoặc một vài xe) nhưng chuyên kinh doanh vận tải hành khách hoặc hàng hoá liên tỉnh Loại khách hàng này không có số đông và tỷ lệ rủi ro rất cao.
Khi tai nạn xảy ra chủ xe không thực hiện việc báo cơ quan công an lập hồ sơ theo quy định và đồng thời cũng không ngừng thông báo ngay cho Bảo Việt phối hợp giải quyết hoặc khai báo tai nạn chính thức cho Bảo Việt chậm (quá 05 ngày ): áp dụng chế tài từ 20% số tiền bồi thường trở lên.
Trường hợp chủ xe chuyển quyền khiếu nại người thứ ba cho Bảo Việt không đầy đủ và không phối hợp với Bảo Việt đòi người thứ 3: Chế tài từ 30% trở lên số tiền tương ứng với trách nhiệm bồi thường của bên thứ 3.
Trường hợp khách hàng không chuyển quyền khiêu nại người thứ 3 cho Bảo Việt: Chế tài toàn bộ số tiền tương ứng với TNBT của bên thứ 3.
+ Đối với xe tải,đặc biệt ca bin xe: ví dụ cabin xe Huyndai đời cũ 95,96 thay thế từ 70 - 120 trả tuỳ theo chất lượng cabin, đời mới khoảng trên 200trđ trong khi giá trị còn lại của xe tham gia bảo hiểm lại rất thấp).
+ Riêng với khối xe thuộc các cơ quan hành chính nhà nước, các đại sứ quán, xe nước ngoài có hiệu quả kinh doanh cao và ổn định
+ Những trường hợp các phòng không tái tục bảo hiểm tiếp với khách hàng, để tránh trường hợp khách hàng lại tham gia tại các phòng khác.
* Việc xác định giá trị xe tham gia bảo hiểm:
Một số phòng đánh giá giá trị xe khi nhận bảo hiểm không sát (Thường là thấp hơn giá trị thực tế của xe). Mặt khác từ năm 2008 các loại xe Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc vào thị trường tăng và đa dạng về chủng loại vì vậy cần phải xác định sát giá trị xe (Không được chỉ căn cứ vào hoá đơn mua bán xe hoặc sổ sách kế toán xác định giá trị còn lại của xe đê nhận bảo hiểm, vì theo quy tắc bảo hiểm thì giá trị xe tham gia bảo hiểm là giá trị thực tế của xe theo thị trường tại thời điểm tham gia bảo hiểm do hai bên thoả thuận).
Như nhận bảo hiểm cho xe ta-xi, các khách hàng thường xuyên có tỷ lệ tôn thất cao, đặc biệt là các xe giá trị còn dưới 50% nhưng vẫn nhận bảo hiểm theo loại hình bảo hiểm vật chất không trừ khấu hao, nhận bảo hiểm theo giới hạn trách nhiệm là không hiệu quả,...
Đánh giá giá trị xe tham gia bảo hiểm chưa sát với giá trị thực tế:
Năm qua nhiều xe các phòng nhận chưa đúng giá trị thực tế vì vậy ảnh hưởng đến việc xét bồi thường khi có tổn thất phát sinh.
Ngoài ra, công tác khai thác còn gặp khó khăn như: Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay khoảng 7triệu đồng/nguời/năm. Mà phí bảo hiểm đối với xe ô tô là 2- 6 triệu/xe/năm, đối với xe mô tô phí là 500.000đồng/xe/năm. Với một khoản tiền lớn như vậy thì thường người dân không muốn bỏ ra.
Một số xe của các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị có vốn nhà nước thường căn cứ vào sổ sách kế toán xác định giá trị còn lại của xe để tham gia bảo hiểm và thường thấp hơn giá trị thực tế. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm cần phải có sự điều chỉnh đánh giá giá trị xe cho phù hợp khi cấp đơn bảo hiểm.
* Việc áp dụng các điều khoản bảo hiểm mở rộng:
+ Mở rộng bảo hiểm xe ngập nước:
Qua nhiều theo dõi và thống kê nhiều năm thì trong mùa mưa Hà Nội thường xuyên bị ngập nước tại nhiều khu vực, nhiều tuyến phố và nếu ý thức bảo quản xe của khách hàng kém sẽ xảy ra tổn thất do xe đi vào vùng ngập nước. Mỗi nước trung bình tổn thất với rủi ro này trong khoảng 1 tỷ đồng (riêng 2008 khoảng 6 tỷ đồng). Nhằm hạn chế rủi ro này năm 2007 TCT đã ban hành quy tắc bảo hiểm mới đã loại trừ rủi ro xe đi vào vùng ngập nước và chủ xe muốn được bảo hiểm phải mua thêm điều khoan bổ sung.
+ Mở rộng rủi ro mất cắp bộ phận:
Do trình độ dân trí của ta chưa cao, mặt khác các xe đặc chủng nhập đơn chiếc của các hãng xe như BMV, MER, TOYOTA, HYUNDAI ... những dòng xe này chi phí thay thế phụ tùng và sửa chữa rất đắt vì vậy không nên nhận bảo hiểm mở rộng mắt cắp bộ phận (Ví dụ: thay gương của MER E230 là 25 trđ/chiếc, trong tháng 12/2008 và 1/2009, VP7 có 3 khách hàng mất gương chi phí thay thế gương cho 3 xe MER và BMW là 150trđ).
+ Việc nhận bảo hiểm vật chất xe thay mới không trừ khấu hao hoặc bảo hiểm theo loại hình bảo hiểm giới hạn trách nhiệm:
Những năm qua, nhiều xe cũ giá trị còn lại rát thấp nhưng các phòng bán theo loại hình bảo hiểm không trừ khấu hao hoặc bảo hiểm giới hạn trách nhiệm. Tỷ lệ phí bảo hiểm thu bổ sung không lơn nhưng khi có tổn thất xảy ra việc sửa chữa phải thay mới một loạt hạng mục tổn thất sẽ không kinh tế.
Yêu cầu những xe cũ (giá trị xe còn dưới 50%) không nhận bảo hiểm theo loại hình BH không khấu hao hoặc bảo hiểm theo giới hạn trách nhiệm. Chủ xe phải chịu khấu hao theo thời gian sử dựng xe để giảm thiểu tổn thất và tăng trách nhiệm quản lý sử dụng xe của chủ xe (Chỉ xem xét với những khách hàng lơn, truyền thống tham gia bảo hiểm thân xe liên tục nhiều năm liền).
* Xem xét việc giảm phí bảo hiểm:
Do sức ép thị trường, phải áp dụng chính sách giảm phí bảo hiểm. Tuy nhiên việc giảm phí phải đi đôi với hiệu quả kinh doanh. Các phòng phải thực hiện đúng quy định của Công ty trong việc xét giảm phí bảo hiểm, những trường hợp đặc biệt phải báo cáo Công ty giải quyết.
Các xe tư nhân, Công ty TNHH mua xe mới lần đầu mua qua các Saroom Ô tô mặc dù là số đông với các đơn vị bán xe những nhóm KH này có tỷ lệ tổn thất cao, lái xe thay đổi ổn định, các phòng không xét giảm phí bảo hiểm.
Bảo hiểm TNDS chủ xe mô tô: đây là nghiệp vụ có tiềm năng lớn (trên địa bản Hà Nội mới chỉ có khoảng 20% số xe mô tô được bảo hiểm), tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ này đạt hiệu quả cao (bồi thường khoảng 10 đến 10%)
Do sức ép cạnh tranh của thị trường vì vậy một số trường hợp nhận bảo hiểm chưa chính xác cần được xem xét. Qua thống kê cho thấy bảo hiểm vật chất bình quân chỉ đạt 1,2% chưa thuế, có nhiều hợp đồng phí bảo hiểm vật chất xe giảm còn dưới 1%. Bằng việc hạ phí bảo hiểm, những DNBH một chi nhánh mới ra đời đã lôi kéo khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm khác. Những DNBH lớn muôn giữ được khách hàng để giữ thị phần thì không còn cách nào khác là hạ phí bảo hiểm theo.
Kết quả của cuộc cạnh tranh khốc liệt này không những không làm tăng trưởng thị trường mà còn không kích thích được nhu cầu bảo hiểm của khách hàng chưa lần nào tham gia bảo hiểm.
Với thời hạn HĐBH thường là một năm, khoảng thời gian đáo hạn hợp đồng là thời cơ để giành giật khách hàng, giành giật doanh thu phí bảo hiểm.
Về phía khách hàng, hậu quả trực tiếp là DNBH chậm trễ, dây dưa trong việc giải quyết bồi thường hoặc cố tình tìm mọi lý do chế tài để cắt giảm số tiền bồi thường. Từ đó, khách hàng không chấp nhận tiền bồi thường dẫn đến khiếu kiện dai dẳng, thậm chí phải đưa ra toà án.
3.2.2. Công tác giám định bồi thường
* yêu cầu giám định viên, kinh tế viên phải bám sát quy trình nghiệp vụ khi giải quyết giám định, bồi thường. Đặc biệt lưu ý công tác giám định ban đầu phải chính xác, tiến hành độc lập với các cơ quan chức năng. Biên bản giám định phải mô tả, xác định rõ tổn thất.
+ Yêu cầu đối với giám định viên: Khi tiếp nhận thông tin tai nạn và giám định ban đầu tại hiện trường phải thực hiện kịp thời, đúng quy trình nghiệp vụ (cấm đại lý bảo hiểm hướng dẫn, giám định ban đầu cho khách hàng). Việc giám định ban đầu tại hiện trường phải tập trung điều tra nội dung tai nạn, nguyên nhân và xác định ngay mức độ tổn thất ban đầu không nên quá thụ động phụ thuộc vào các cơ quan chức năng, việc hướng dẫn khách hàng các bước giải quyết tai nạn tiếp theo và thu nhập hồ sơ tiếp theo phải bằng văn bản. Trường hợp tại hiện trường giám định viên nếu gặp khó khăn cần báo cáo lãnh đạo phòng hoặc liên hệ ngay tới lãnh đạo phòng Giám định.
- Bồi thường để được hướng dẫn giải quyết.
+ Biên bản giám định ban đầu: và chi tiết phải xác định mức độ tổn thất từng bộ phận ghi rõ phương án thay thế hoặc sửa chữa (trường hợp có tranh chấp khách hàng có thể ghi chú vào cuối biên bản giám định trước khi ký). Lưu ý là phải thống nhất phương án sửa chữa xong mới thực hiện việc xây dựng giá sửa chữa.
+ Công tác phổi hợp giữa các phòng phải được tuân thủ quy định của Công ty vì mục tiêu phục vụ khách hàng và ngăn ngừa những tổn thất liên quan do chậm trễ từ phía cán bộ.
* Năm qua, nhiều vụ tai nạn (Đặc biệt tai nạn nhỏ hoặc xe bị cào, xước do bảo quản xe không cẩn thận) nhưng chủ xe không thông báo kịp thời cho Công ty, do sức ép của thị trường nên một số phòng, một sồ vụ vẫn giải quyết bình thường cho khách hàng. Cụ thể:
Khi xảy ra tai nạn chủ xe không thực hiện việc báo cơ quan công an lập hồ sơ theo quy định, đồng thời cũng không thông báo ngay cho Công ty phối hợp giải quyết hoặc khai báo tai nạn chính thức cho Bảo Việt chậm (quá 05 ngày). Các phòng căn cứ vào từng vụ cụ thể chính sách với từng khách hàng và áp dựng chế tài từ 10- 20% số tiền bồi thường (Riêng các xe tư nhân là 20% - đã nêu tại phần khai thác) Trong trường hợp không áp dụng được việc chế tài, các phòng lập bản ghi nhớ xác nhận với chủ xe rằng "nếu xảy ra trường hợp tương tự tiếp theo xe không xem xét bồi thường" - Bản ghi nhớ lưu tại hồ sơ của khách hàng để sử dụng lần sau.
*Việc xây dụng phương án sửa chữa xe: Các phòng cân đặc biệt quan tâm đến hai vấn đề:
+ Rà soát hệ thống các giữa Ô tô để lựa chọn các ga ra tốt có giá cả cạnh tranh.
+ Một số vụ tổn thất, mức độ hư hỏng các hạng mục chưa đến mức phải thay thế, tuy nhiên đa số các chủ xe yêu cầu được thay thế mới.
+ Công tác điều tra nguyên nhân tai nạn, xác nhận tổn thất đôi khi còn có hạn chế quá phụ thuộc vào cơ quan chức năng, trong khi đó cơ quan chức năng nhiều vụ xác định TNBT về xe có tham gia bảo hiểm.
+ Công tác giảm định: Giám định tại hiện trường còn có vụ chậm, điều tra xác định nguyên nhân, xác định thiệt hại trong một số vụ tai nạn còn hạn chế. Một số vụ giám định ban đầu chưa đảm bảo yêu cầu.
+ Chưa đấu tranh mạnh với khách hàng trong việc xây dựng phương án sửa chữa xe (Chọn nơi sửa chữa và thay thế phụ tùng) để có phương án sửa chữa kinh tế hơn (Xe cũ cũng vào sửa chữa tại các hãng, yêu cầu thay thế các hạng mục bị tổn thất không sửa chữa, ... )
+ Trong việc giải quyết bồi thường chưa áp dụng quyết liệt, đồng bộ các biện pháp chế tài bồi thường mà nguyên nhân do lỗi từ phía khách hàng. Như thông báo tổn thất chậm, không chuyển quyền khiếu nại người thứ ba cho Bảo Việt,...
3.2.3 Một số công tác khác
* Phòng chống khiếu nại không đúng và trục lợi bảo hiểm làm tăng tỷ lệ bồi thường:
Công tác phòng chống khiếu nại gian lận phải được quan tâm và thực hiện thường xuyên, khi nhận giám định và xét bồi thường:
+ Các chủ xe bị tai nạn mới mua bảo hiểm: Cần chấp hành nghiêm chỉnh quy trình kiểm tra xe trước khi nhận bảo hiểm.
+ Thay đổi nguyên nhan tai nạn: đẩy trách nhiệm cho chủ xe có tham gia bảo hiểm.
Khi nhận được thông báo tai nạn phải có mặt tại hiện trường nhanh nhất và điều tra xác minh rõ nguyên nhân tai nạn, mức độ thiệt hại, không quá phụ thuộc vào cơ quan chức năng. Những trường hợp cơ quan chức năng xác định nguyên nhân tạo không đúng cần đấu tranh để đảm bảo quyền lợi của chủ xe và của Công ty. Biên bản giám định sẽ ghi rõ nội dung, diễn biến, nguyên nhân tai nạn và giám định viên phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình.
+ Khách hàng nhận tiền bồi thường của bên thứ 3 sau đó chu xe yêu cầu làm tiếp bảo hiểm vật chất xe. trường hợp này thường liên quan đến người thứ 3 gây tai nạn và ngày càng phổ biến, thông thường xảy ra hai trường hợp:
Một là: tai nạn nhỏ đã được bồi thường nhưng chủ xe không thông báo ngay. Cần xác minh rõ trước khi giải quyết hoặc áp dụng khấu trừ khi không xác minh rõ được buộc phải bồi thường.
Hai là: Có cơ quan chức năng lập hồ sơ nhưng các chủ xe nhận tiền bồi thường đơn phương giữa hai chủ xe và hoà giải tại cơ quan công an bên nào tự chịu thiệt hại của bên đó. Làm mất quyền đòi người thứ 3 của DNBH.
Trong trường hợp này phải nghiên cứu kỹ hồ sơ tai nạn, xác minh lại việc giải quyết giữa các chủ xe trước khi xem xét bồi thường.
Khai tăng tổn thất: Một số chủ xe khi tai nạn có hành vi khai tăng tổn thất trên hai khía cạnh:
Một là: Những hạng mục cũ kỹ hư hỏng do hao mòn trong quá trình sử dụng (đặc biệt là máy xe) chủ xe đưa vào tổn thất do tai nạn. Cá biệt có chủ xe tư nhân thay phụ tùng hỏng bằng phụ tùng mỗi khi mua bảo hiểm sau đó khiếu nại bồi thường. Những trường hợp này các phòng cần cử giám định viên cứng và cần phải xác định rõ ngay nội dung vụ việc tại biên bản giám định ban đầu tránh tranh chấp có thể xảy ra.
Hai là: Các chủ xe thông đồng với giữa Ô tô khai tăng giá sửa chữa. Những hạng mục vật tư thay thế có chi phí cao (thay thế tại các giữa ngoài các hãng) phải kiểm tra giá từ hai đơn vị sưa chữa trở lên.
* Công tác kiểm tra:
Cty yêu cầu từ này 1 00% hồ sơ trưởng các phòng phải kiểm soát từ khi phát sinh (có phân công chỉ đạo tại hồ sơ khách hàng khao báo tai nạn) nhằm kiểm soát tốt hồ sơ bồi thường và tăng cường công tác phục vụ khách hàng.
* Công tác cán bộ:
+ Việc phân công cán bộ làm công tác giám định bồi thương xe cơ giới, đăng ký nhu cầu bổ sung can bộ nếu thiếu. Công ty sẽ rà soát bô sung, điều chuyển cán bộ, trước mắt đáp ứng cho các phòng có doanh thu lớn về xe cơ giới và thiếu cán bộ chuyên ngành Ô tô.
+ Kế hoạch tập huấn cho giám định viên, kinh tế viên để đáp ứng việc chấp hành nghiêm quy trình giám định, bồi thường.
* Phân cấp và quản lý phân cấp: Giải quyết giám định, bồi thường: Hiện nay Công ty đang phân cấp cho các phòng xét giải quyết giám định, bồi thường theo 3 cấp phòng với số tiền từ 8 đến 15 trđ/vụ. Tuy nhiên do tốc độ tăng trưởng hàng năm của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe tăng nhanh vì vậy tương ứng số vụ tổn thất cũng tăng nhanh. Để các phòng phục vụ khách hàng được kịp thời nhưng cũng quản lý được chi phí bồi thường Công ty sẽ dã lại và điều chỉnh phân cấp cho các phòng trên nguyên tắc tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh, có xem thêm đến công tác quản lý và công tác cán bộ.
*Áp dụng chế độ khen thưởng riêng cho các phòng kinh doanh bảo hiểm vật chất xe có tỷ lệ bồi thường/phí bảo hiểm dưới 40% đồng thời có doanh thu tăng trưởng từ 15% trở lên so với năm 2008 Đồng thời xem xét điều chỉnh giảm 10% tiền lương hiệu quả đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe Ô tô của các Phòng không có tăng trưởng nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe Ô tô, đồng thời tỷ lệ bồi thường/phí bảo hiểm của nghiệp vụ này trên 60%.
Đối với các phòng kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới đạt hiệu quả cao trong năm 2008 (bảo hiểm vật chất xe Ô tô có tỷ lệ bồi thường dưới 40%), Công ty cho phép các phòng có thể chủ động hơn trong việc giảm phí và tăng chi phí để tăng doanh thu.
KẾT LUẬN
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, bảo hiểm là một trong những ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện và có những bước tiến đáng kể cả về quy mô, tốc độ và phạm vi hoạt động.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, số lượng mô tô, Ô tô ngày càng tăng lên trong khi cơ sở hạ tầng giao thông chưa được phát triển theo kịp dẫn đến rủi ro tai nạn của người tham gia giao thông ngày càng tăng. Có thể giảm thiểu các thiệt hại tài chính do tai nạn giao thông cũng như rủi ro bất thường có thể đến với chiếc xe của bạn, gói sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới của Bảo hiểm Bảo Việt gồm những dịch vụ ưu việt nhất.
Khách hàng sẽ được tư vấn các loại hình bảo hiểm mà mình cần với phạm vi bảo hiểm rộng và toàn diện cho cả người và xe của khách hàng để đảm bảo hỗ trợ một phần thiệt hại về tài chính cho khách hàng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Với phương châm phục vụ rõ ràng "Phục vụ tốt nhất để phát triển", Công ty bảo hiểm Bảo Việt đã và đang dần khẳng định được vị trí của mình đối với các công ty khác trên địa bàn Hà Nội nói chung và cả nước nói riêng và được nhiều người biết đến. Riêng đối với các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, trong thời gian vừa qua, Công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi. Loại hình bảo hiểm xe cơ giới đã góp phần không nhỏ vào doanh thu chung của Công ty mà còn góp phần giảm thiểu những rủi ro, những thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần cho người tham gia bảo hiểm. Chính điều này đã tạo được lòng tin trong nhân dân, tạo động lực khuyến khích họ tham gia bảo hiểm xe cơ giới góp phần đảm bảo an toàn cho xã hội nói chung và chinh bản thân họ nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Định (2005), Giáo trình bảo hiểm. NXB Thống kê, Hà Nội.
Nguyễn Văn Định (2004), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội.
Tài liệu tập huấn quy tắc bảo hiểm xe cơ giới (2009), Bảo hiểm Bảo Việt, Hà Nội.
Quy tắc bảo hiểm mô tô - xe máy (2003), Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam
Quy tắc bảo hiểm ôtô (2003), Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam
Pháp luật và trách nhiệm bồi thường thiệt hại (1994), NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
Tạp chí giao thông vận tài 2006 - 2007
Luật kinh doanh bảo hiểm (2001), NXB Chính trị Quốc gia
Sản phẩm bảo hiểm Bảo Việt, 2008
htttp://ww.avi.org.vn/.
Các báo cáo tổng kết năm của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21890.doc