Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh

Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Công ty trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh gay gắt hiện nay đòi hỏi Công ty phải liên tục tự đổi mới và hoàn thiện theo định hướng chất lượng. Đặc biệt cần chú ‎ trọng đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa con người, công nghệ và quản lý chất lượng để nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp cho Công ty phát triển nhanh trong thời gian tới. Công ty cần chú trọng áp dụng nghiêm túc theo hệ thống tiêu chuẩn ISO và không tự bằng lòng với những thành quả bước đầu khi áp dụng.Có như vậy công ty mới tồn tại và phát triển vững chắc, đáp ứng và tạo ra các sản phẩm chất lượng cao cho thị trường góp phần vào công cuộc phát triển đất nước.

doc65 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môi trường làm việc Môi trường làm việc là tập hợp các điều kiện để thực hiện một công việc. Chú thích: Điều kiện bao gồm cả các yếu tố vật chất, xã hội, tâm lý và môi trường (ví dụ như nhiệt độ, hệ thống thừa nhận, ergonomic và thành phần không khí). - Chính sách chất lượng Chính sách chất lượng là ý đồ và định hướng chung của một tổ chức có liên quan đến chất lượng được lãnh đạo cao nhất công bố chính thức. - Mục tiêu chất lượng. - Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng. - Sổ tay chất lượng. - Quản lý nguồn nhân lực. + Xây dựng chức năng nhiệm vụ . * Của đơn vị. * Của từng thành viên. + Mô tả công việc của từng chức danh ( tên chức danh, các yêu cầu về trình độ, hiểu biết, làm đựợc những việc được giao, nhiệm vụ giao , quyền hạn và người thay thế khi vắng mặt). -Quản lý hệ thống văn bản, tài liệu văn thư lưu trữ. -Các quy trình làm việc . 1.3.3. ISO9000 với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.3.3.1. Nâng cao uy tín của doanh nghiệp Một doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải nâng cao các hoạt động như: sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực. .. Nhưng trong kinh tế thị trường các chức năng trên chưa đủ để cho doanh nghiệp phát triển. Muốn tạo được uy tín trên thị trường bắt buộc các doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình chìa khoá của sự thành công đó chính là việc áp dụng ISO9000 vào trong doanh nghiệp. ISO9000 sẽ là động cơ kích thích và giúp doanh nghiệp tăng thị phần và mở rộng thị trường trong nước cũng như ngoài nước. 1.3.3.2. Tạo lòng tin đối với khách hàng Người tiêu dùng ngày nay họ tỏ ra rất am hiểu về hàng hoá, người ta sẽ cảm thấy yên tâm hơn nếu như được dùng hàng hoá đạt chất lượng tốt. Bởi lẽ theo xu hướng phát triển của xã hội người tiêu dùng có thu nhập cao họ sẽ có những yêu cầu ngày càng cao và khắt khe hơn đối với sản phẩm. Do đó để tạo lòng tin đối với khách hàng về sản phẩm của công ty chính là nhờ đến kết quả thực hiện ISO9000. 1.3.3.3.Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp. Khi mục tiêu của doanh nghiệp đã đạt được mức chất lượng cao nhất thì đồng thời công tác tiêu thụ sản phẩm càng được phát triển mạnh mẽ hơn. Bởi lẽ doanh nghiệp đã tạo được sự tin tưởng và ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng. Chính điều đó đã giúp doanh nghiệp thành công và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. 1.3.3.4. Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng buộc các doanh nghiệp phải luôn chú ý đến kết quả sản xuất kinh doanh. Kết quả tốt hay xấu phải tuỳ thuộc vào khâu quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất. Từ đó chất lượng sản phẩm liên tục được tăng lên. Hàng hoá bán ra nhiều chất lượng tốt được người tiêu dùng chấp nhận Số lượng sản phẩm sản xuất nhiều doanh số tăng lên, do vây lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sẽ tăng lên. 1.3.3.5. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển Sự tồn tại của doanh nghiệp luôn bị đe dọa bởi các đối thủ khác. Vì vậy, để tồn tại trên thị trường doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng hữu hiệu nhất, từ đó mới tạo ra được lợi thế của doanh nghiệp đưa doanh nghiệp tới mức phát triển cao hơn. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO 9001 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI THANH. 2.1. Khái quát về tình hình của Công ty 2.1.1. Thông tin chung về công ty Tên công ty: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh Tên giao dịch tiếng Anh: DAITHANH MENUFACTURE AND TRACDING JOINT STOCK COMPANY Trụ sở chính: Xã Tả Thanh Oai - Huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội Điện thoại giao dịch: 04.6881237 – 6882367 Fax: 04.6881716 Người đại diện: Ông Dương Văn Yên – Giám đốc Công ty Giao dịch tại: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Thanh Trì – Hà Nội. Số vốn kinh doanh của Công ty : 8.359.209.638 đồng Sản lượng hàng năm: 130 – 140 triệu viên sản phẩm QTC Cán bộ và công nhân: 1.150 người. Sản phẩm chính: Gạch đỏ đất sét nung. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh Công ty gốm xây dựng Đại Thanh là đơn vị thành viên của Tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng – Bộ Xây Dựng. Sản phẩm sản xuất của Công ty là loại gạch xây, gạch chống nóng, gạch lát được sản xuất từ đất sét nung trên dây truyền công nghệ của Ba Lan- Italia- Ucraina. Công ty có một phân xưởng sản xuất và hai đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: Phân xưởng gạch Đại Thanh, nhà máy gốm xây dựng Cẩm Thanh, Xí nghiệp gạch Hòa Bình. Công ty gốm xây dựng Đại Thanh tiền thân là xí nghiệp gạch ngói Đại Thanh thuộc Bộ Kiến Trúc được thành lập ngày 20-3-1959. Ngày 24-3-1993 Xí nghiệp gạch ngói Đại Thanh trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp gạch ngói và sành sứ xây dựng- Bộ Xây Dựng. Ngày 18-2-1995 đổi tên thành Công ty gốm xây dựng Đại Thanh trực thuộc Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng.Ngày 10-12-2007 đổi tên thành Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh. Trong thời kỳ bao cấp, công nghệ sản xuất lạc hậu, sản phẩm tạo hình bằng máy EG5, nung đốt trong lò vòng, chất lượng sản phẩm kém, môi trường lao động nóng bụi, độc hại.Sản lượng sản xuất hàng năm thấp, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là giải quyết việc làm cho người lao động. Trong thời kỳ đổi mới được sự quan tâm của Bộ Xây Dựng- Tổng công ty,công ty gốm xây dựng Đại Thanh đã đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ sản xuất. Lắp đặt dây truyền sản xuất chế biến tạo hình bằng máy Ba Lan- Italia lò nung sấy tuynen liên hợp công suất thiết kế 20 triệu viên sản phẩm trên năm thay thế dây truyền sản xuất cũ, vốn đầu tư 13 tỷ đồng.Với dây truyền đầu tư mới này công nghệ sản xuất tiên tiến môi trường lao động được cải thiện, sản phẩm của công ty đạt chất lượng cao, đa dạng hóa sản phẩm. Từ chỗ mặt hàng sản xuất chủ yếu là gạch đặc, gạch hai lỗ, sau đầu tư công ty đã sản xuất được nhiều chủng loại sản phẩm đặc biệt là các loại mặt hàng sản phẩm mỏng có giá trị cao như gạch chống nóng, gạch lát và các loại gạch xây có độ rỗng lớn. Thực hiện công tác sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, tháng 6 năm 1998 xí nghiệp gạch ngói Hòa Bình là đơn vị thành viên của Tổng công ty được sáp nhập về công ty gốm xây dựng Đại Thanh. Tháng 3 năm 2000 nhà máy gốm xây dựng Cẩm Thanh là đơn vị liên doanh giữa công ty gốm xây dựng Đại Thanh với sở xây dựng Hà Tây được sáp nhập về công ty. Với một đơn vị sản xuất vật liệu, có các đơn vị thành viên ở xa trung tâm điều hành nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt, nhất trí cao của ban chấp hành Đảng ủy của Giám đốc công ty, công ty gốm xây dựng Đại Thanh đã luôn luôn hoàn thành kế hoạch được giao và tiếp tục đổi mới và phát triển sản xuất. Năm 2001 đầu tư thêm một dây truyền sản xuất ở nhà máy gốm xây dựng Cẩm Thanh với vốn đầu tư 4,8 tỷ đồng. Năm 2002 đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn II nhà máy gốm xây dựng Cẩm Thanh, xây dựng và lắp đặt một lò nung tuynen công xuất 18 triệu viên một năm, các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất vốn đầu tư 5.9 tỷ đồng.Đầu tư xây dựng hai hầm sấy sơ cấp cho hệ lò 20 triệu viên một năm của Phân xưởng gạch Đại Thanh và Nhà máy gốm xây dựng Cẩm Thanh. Để phát huy hiệu quả các dự án đầu tư Công ty gốm xây dựng Đại Thanh đã không ngừng cải tiến công tác quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm , cải tiến công tác chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm định mức tiêu hao vật tư, hạ giá thành sản xuất. Với nhiều đề tài sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất Công ty đã đẩy nhanh được lò nung tăng 50% đến 100% so với công suất thiết kế. Với thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến Công ty đã tạo cơ hội cho đội ngũ CBCNV trong Công ty học tập nâng cao trình độ, nâng cao công tác quản lý chuyên môn, tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động để họ có đủ khả năng vận hành các thiết bị trong dâ chuyền sản xuất. Công tác quản lý, công nghệ sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm là điểm trọng tâm trong công tác điều hành sản xuất của Công ty, Công ty luôn quan tâm đến việc hoàn thiện sản phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng để sản phẩm của mình có uy tính trên thị trường, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Hàng năm sản lượng sản xuất và tiêu thụ của Công ty đáp ứng được yêu cầu, không có hàng tồn kho phải xử lý. Sản phẩm của Công ty ngày càng chiếm lĩnh được nhiều thị phần , thu hút được nhiều khách hàng mua hàng của Công ty thông qua dịch vụ bán hàng đáng tin cậy của đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác tiếp thị đến tận khách hàng. Năm 2004 sản lượng sản xuất và tiêu thụ của Công ty 75 triệu viên doanh thu 18 tỷ đồng. Năm 2005 sản lượng sản xuất và tiêu thụ của Công ty 99 triệu viên doanh thu 28 tỷ đồng. Năm 2006 sản lượng sản xuất và tiêu thụ của Công ty 130 triệu viên doanh thu 42 tỷ đồng. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh. Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh được hình thành từ việc tách ra sản xuất kinh doanh độc lập từ tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng .Dưới đây là sơ đồ tổ chức của công ty: Nguồn từ phòng kế hoạch kỹ thuật của công ty Đại Hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Ban kiểm soát Các phó giám đốc Kế toán trưởng Phòng TC hành chính Phòng KH kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng Tài chính -Kế toán NM Cẩm Thanh NM Thống Nhất NM Ngọc Sơn Các bộ phận ngh/vụ Các tổ sản xuất Các bộ phận ngh/vụ Các tổ sản xuất Các bộ phận ngh/vụ Các tổ sản xuất Bảng 2: Chỉ đạo sản xuất kinh doanh công ty theo sơ đồ GIAM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐỐC 1 GIÁM ĐỐC NM GỐM XD THỐNG NHẤT PHÓ GIÁM ĐỐC 2 /GIÁM ĐỐC NM GỐM XD CẨM THANH/ ĐAI DIỆN LÃNH ĐẠO NM GỐM XD CẨM THANH PHONG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT PHÒNG KINH DOANH NM GỐM XD THỐNG NHẤT NM GỐM XD NGỌC SƠN Bộ phận Tài Chính kế toán Bộ phận tổ chức Hành Chính Bộ phận kỹ thuật Bộ phận kinh doanh Phân xưởng sản xuất Bộ phận Tài chính kế toán Bộ phận tổ chức Hành Chính Bộ phận kinh doanh Phân xưởng sản xuất Bảng 3: Sơ đồ tổ chức Nguồn từ phòng kế hoạch kỹ thuật của công ty 2.1.4. Quy định chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn các vị trí chủ chốt trong công ty. 2.1.4.1. Giám đốc công ty. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước và trước cổ đông về mọi mặt hoạt động của Công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh đã được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông thành lập công ty. Giám đốc chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của công ty:Trực tiếp phụ trách công tác tài chính kế toán;Công tác kế hoạch kỹ thuật;công tác tổ chức lao động ; Công tác tiêu thụ sản phẩm; Công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển công ty; Công tác sản xuất ;công tác đối ngoại; Công tác liên doanh và chuyển giao công nghệ của toàn công ty Giám đốc chịu trách nhiệm ký các loại văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách; ký các văn bản báo cáo cấp trên;các hợp đồng kinh tế. 2.1.4.2. Phó giám đốc Công ty I-Giám đốc nhà máy xây dựng Thống Nhất. *Nhà máy gốm xây dựng Thống Nhất là đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ hoạch toán phụ thuộc,là thành viên của công ty có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ về tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Công ty theo sự uỷ quyền của Giám đốc Công ty phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty đã được Hội đồng quản trị công ty phê duyệt. *Trách nhiệm và quyền hạn: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và trước pháp luật về kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy gốm xây dựng Thống Nhất, theo nhiệm vụ và quyền hạn đã quy định tại mục III của quyết định về việc phân công nhiệm vụ theo vị trí công việc của Giám đốc công ty, Phó giám đốc công ty và các đơn vị trực thuộc. 2.1.4.3. Phó giám đốc công ty II-Giám đốc nhà máy Gốm xây dựng Cẩm Thanh-Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR) *Nhà máy gốm xây dựng Cẩm Thanh là đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc,là thành viên của Công ty có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với công ty theo sự uỷ quyền của Giám đốc công ty phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty đã được Hội đồng quản trị công ty phê duyệt. * Trách nhiệm và quyền hạn: Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và trước pháp luật về kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy gốm xây dựng Cẩm Thanh,theo nhiệm vụ quyền hạn đã được quy định tại mục II của quyết định về việc phân công nhiệm vụ theo vị trí công việc của giám đốc công ty,phó giám đốc Công ty và Giám đốc các đơn vị trực thuộc. 2.1.4.4. Giám đốc nhà máy gốm xây dựng Ngọc Sơn,Thống Nhất *Nhà máy gốm xây dựng Ngọc Sơn, Thống Nhất là đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc,là thành viên của Công ty có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính,chiu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với công ty theo sự uỷ quyền của Giám đốc công ty phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty đã được Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt. *Trách nhiệm quyền hạn: Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty và trước pháp luật về kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy gốm xây dựng Ngọc Sơn, Thống Nhất,theo nhiệm vụ và quyền hạn đã quy định tại quyết định về việc phân công nhiệm vụ theo vị trí công việc của Giám đốc công ty,phó giám đốc công ty và Giám đốc các đơn vị trực thuộc. 2.1.4.5. Trưởng phòng Tổ chức-Lao động tiền lương - Phụ trách công việc của phòng -Xây dựng kế hoạch cá nhân để thực hiện công việc được giao theo nghiệp vụ tổ chức,lao động tiền lương và các chế độ khác có liên quan đến người lao động. -Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc và đề xuất với giám đốc công ty các biện pháp giải quyết các công việc theo nghiệp vụ về tổ chức-lao động tiền lương và các chế độ khác liên quan đến người lao động. -Soạn thảo và trình giám đốc Công ty các văn bản về quy chế quản lý,quy trình thực hiện nghiệp vụ để thực hiện tốt công việc theo nghiệp vụ Tổ chức-lao động tiền lương và các chế độ khác liên quan đến người lao động. -Phôi hợp với các viên chức nghiệp vụ khác có liên quan và hướng dẫn viên chức ở ngạch thấp hơn trong việc thu thập, xử lý và lưu trữ các thông tin số liệu theo nghiệp vụ tổ chức-lao động tiền lương và các chế độ khác liên quan đến người lao động -Xây dựng kế hoạch và theo dõi hoạt động thi đua khen thưởng của công ty. - Quản lý lưu trữ hồ sơ CBCNV, quản lý lao động ,tiền lương, BHXH - Nắm vững Bộ luật lao động về các đường lối , chính sách chung của Đảng-Nhà nước- Ngành ,về nghiệp vụ tổ chức-lao động tiền lương. - Hiểu được quy trình sản xuất công nghệ của doanh nghiệp - Hiểu được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đề xuất nghiệp vụ Tổ chức- Lao động tiền lương cần giải quyết cho phù hợp trong từng giai đoạn. -Tổ chức xây dựng và thực hiện định mức lao động ,đơn giá tiền lương trong Công ty -Làm được các công việc của viên chức ở ngạch thấp hơn -Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Giám đốc công ty. 2.1.4.6. Trưởng phòng Kế hoạch Kỹ thuật -Chịu trách nhiệm chung -Triển khai các công việc hang tháng và những việc đột xuất Công ty và Giám đốc giao cho phòng -Triển khai các sáng kiến ,cải tiến kỹ thuật được áp dụng trong công ty ,sản phẩm mới. -Đôn đốc, tổng kết công việc trong phòng hàng tháng -Phụ trách công tác thiêt bị -Thực hiện kiểm tra theo định kỳ của công ty ở các đơn vị Đề nghị xử lý các đơn vị qua kiểm tra hàng tháng khi có vi phạm -Làm một số việc khác khi lãnh đạo công ty phân công. 2.1.4.7. Phó phòng Kế hoạch-Kỹ thuật -Phụ trách công tác kế hoạch của công ty ngắn hạn ,dài hạn ,triển khai tổng kết hàng tháng ,quý ,năm. -Tổng hợp sáng kiến ,cải tiến kỹ thuật đựơc áp dụng trong Công ty -Phụ trách công nghệ sản xuất trong công ty -Phụ trách phòng khi vắng trưởng phòng -Đề nghị xử lý các đơn vị hàng tháng không đạt kế hoạch ,phạm vi công nghệ. 2.1.4.8. Trưởng phòng Tài chính-Kế toán. -Phụ trách chung công việc của phòng .Chịu trách nhiệm về mặt tài chính trước giám đốc công ty và trước pháp luật. -Thường xuyên,định kỳ kiểm tra các đơn vị phụ thuộc trong lĩnh vực tài chính -Đựơc phép quan hệ nắm bắt thông tin từ các cơ quan chủ quản của công ty và thực hiện một số công việc khác khi lãnh đạo phân công. 2.1.4.9. Trưởng phòng kinh doanh -Chịu trách nhiệm chung về kế hoạch kinh doanh của công ty trước giám đốc ,kiểm tra đôn đốc các đồng chí Phó phòng được giao nhiệm vụ thúc đẩy công tác tiêu thụ tại các đơn vị trực thuộc.Thường xuyên bám sát tình hình thị trường để báo cáo với lãnh đạo Công ty ra quyết định kịp thời nhằm tiêu thụ tốt các loại sản phẩm,giũ vững và phát triển thị phần tiêu thụ.Cùng với phòng KH-KT và các đơn vị sản xuất tham gia cho ra đời các sản phẩm mà thị trường cần đúng thời điểm ,đảm bảo đủ cơ cấu sản phẩm để phục vụ thị trường cần đúng thời điểm ,đảm bảo đủ cơ cấu sản phẩm để phục vụ thị trường.Kiểm tra thường xuyên công nợ của từng nhân viên tiêu thụ trong công ty để hỗ trợ thu đòi tài chính trả Công ty. - Làm một số công việc khác khi cấp trên phân công. 2.1.4.10. Phụ trách phân xưởng-quản đốc phân xưởng -Phụ trách chung công việc điều hành toàn bộ phân xưởng ,trực tiếp điều hành công tác kỹ thuật công nghệ - Xây dựng kế hoạch cá nhân để thực hiện công việc được giao - Theo dõi hướng dẫn, đôn đốc và đề xuất với giám đốc và các phòng ban chức năng các biện pháp giải quyết các công việc tại Phân xưởng - Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất từng tháng ,từng quý Công ty giao cho. - Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Giám đốc. Bảng 4: Sơ đồ sản xuất kinh DOANH Dự trữ vật tư,nguyên vật liệu Mua sắm thiết bị,dịch vụ Chọn nhà cung cấp Cung cấp nguồn lực Tìm kiếm thị trường Xem xét hợp đồng Lâp kế hoạch thực hiện Ký kết hợp đồng Chấp nhận Không chấp nhận Yêu cầu bổ sung khách hàng Thực hiện Kiểm tra thử nghiệm Không chấp nhận Trợ giúp kỹ thuật chấp nhận Nguồn từ sổ tay quản lý chất lượng công ty Chuyển giao sản phẩm Thông tin phản hồi từ khách hàng -Xem xét của lãnh đạo -khắc phục,phòng ngừa,cải tiến -Đào tạo nguồn nhân lực -Kiểm soát tài liệu -Kiểm soát hồ sơ Kết thúc hợp đồng Đánh giá nội bộ Thu thập dũ liệu thống kê Báo cáo thực hiện Thông qua các sơ đồ trên ta thấy toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được vận hành một cách liên tục,kèm theo quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình tiêu thụ sản phẩm được hoạt động một cách đồng thời với quá trình sản xuất tạo nên một vòng tròn sản xuất-tiêu thụ khép kín và đi kèm xuyên xuốt quá trình đó là hệ thống kiểm tra kiểm soát chặt chẽ bảo đảm chất lượng sản phẩm cho công ty. 2.2. Tình hình áp dụng ISO 9001 tại Công ty cổ phần sản xuất và hương mại Đại Thanh. Bộ tiêu chuẩn ISO về hệ thống chất lượng được xây dựng trên triết ly : “nếu hệ thống sản xuất va quả l‎ tốt thì sản phẩm và dịch vụ mà hên thống đó sản xuất ra tốt” Công t‎y đã thấu hiểu ‎và áp dụng quản lý tiếp cận theo quá trình Bảng 5: Mô hình quản lý theo quá trình Cải tiến liên tục Hệ thống quản l‎‎y chất lượng sản phẩm Đo lường phân tích cải tiến Trách nhiệm của lãnh đạo Quản l‎y nguồn lực Qúa trình sản xuất sản phẩm Sản phẩm 2.2.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật định hướng chất lượng của công ty 2.2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm của công ty. Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh là công ty chuyên sản xuất các loại gạch ngói. Công ty phát triển từ công ty gạch ngói gốm sứ nên kỹ thuật công nghệ sản xuất được với phong phú loại hình sản phẩm,hiện nay công ty có thể sản xuất cùng lúc với trên 20 loại gạch ngói các loại,bao gồm các loại gạch nung xây dựng, gạch ốp lát các loại… Nguồn nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm của công ty là đất thịt được khai thác tại các địa phương nên thuận lợi cho công tác sản xuất của công ty. Công ty sản xuất với danh mục sản phẩm phong phú kể cả kiểu dáng và chủng loại.Các sản phẩm của công ty có chất lượng tốt và mẫu mã đẹp mắt được khách hàng tin dùng và ưa chuộng như các sản phẩm gạch ngói Viglacera Đại Thanh Bảng 6: Danh mục một số sản phẩm công ty sản xuất năm 2007 TT Tên sản phẩm 1 Gạch R60 2 Gạch đặc 60 3 R150 4 Gạch R21 lỗ 5 Gạch NT200 6 Gạch Bloc 7 NT250 8 Gạch nem T300 9 Ngói hài tiểu 10 Gạch thẻ 11 Ngói bò tiểu 12 Ngói 22V/M2 13 Gạchbậc thềm 14 Gạch lá dừa 200 15 Ngói chiếu 16 Ngói hài trung 17 Ngói bò đại 18 Gạch lá dừa 250 19 Gạch 3 lỗ 20 Gạch 3 lỗ ½ 21 Gạch 11 lỗ 2.2.1.2. Đặc điểm khách hàng và thị trường tiêu thụ. Khách hàng của công ty là những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm gạch ngói mà công ty sản xuất,cụ thể là các tổ chức công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như các công ty xây dựng VINACONEX và một số công ty xây dựng khác ở miền Bắc Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là ở Miền Bắc, công ty có đơn đặt hàng lâu dài với các công ty xây dựng lớn tại Miền Bắc và các công ty thương mại lớn trong khu vực. Ngoài ra công ty còn có thị trường nước ngoài rộng rãi.Các sản phẩm của Vigracera Đại Thanh xuất khẩu sang các nước Đông Âu, Hàn Quốc , Ucraina… Công ty luôn đặt tiêu chí chất lượng sản phẩm hàng đầu và luôn cố gắng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất.Hiện nay,công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh trước đây nằm trong Bộ xây dựng nên có một số đơn hàng truyền thống từ Bộ xây dựng,công ty đã tạo dựng được uy tín được với các công ty xây dựng ở miền Bắc và có hệ thống phân phối tìm kiếm đơn đặt hàng từ các đại lý vật liệu xây dựng hoặc các công ty xây dựng nhỏ lẻ khác. Nói về đối thủ cạnh tranh của công ty, công ty áp dụng lò nung tuynen công nghệ cao của Italy chưa mấy công ty ở miền Bắc áp dụng nên sản xuất với năng xuất cao, giá thanh tuy hơi cao so với các xưởng sản xuất nhỏ lẻ sản xuất với công nghệ nung lò đứng truyền thống nhưng có ưu thế về chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã sản phẩm,do vậy công ty đang là công ty đi đầu về chất lượng sản phẩm. 2.2.1.3. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm. Như đã nói ở trên công ty sản xuất với công nghệ sản xuất của Italy là công nghệ nung gạch tuynen nên công ty phải tuân thủ quy trình công nghệ theo dây chuyền tiên tiến như được phác thảo ở mô hình dưới đây. Mô hình cho ta thấy được quy trình sản xuất ra một viên gạch của công ty.Quy trình bắt đầu tư khâu chuẩn bị nguyên vật liệu,nguyên vật liệu ở đây chủ yếu là đất .Nguồn nguyên liệu này được chuyển từ công trường khai thác đến nhà máy,sau đó được chuyển vào máy nhào đất,ở giai đoạn này nguyên liệu được pha chế theo công thức cho phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại sản phẩm cụ thể.Nhào đất xong, đất sẽ được chuyển vào máy trộn,đất được trộn đều và trộn kỹ,ở khâu này cũng rất quan trọng vì nó quyết định đến độ bền và đều của viên gạch sau khi nung. Bảng 7: Quy trình sản xuất của công ty 333 6jkjkkkkkkkkkkkkkkklllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll Nguồn từ phòng kế hoạch kỹ thuật của công ty Đất sét được trộn xong sau đó được đưa vào khuôn đóng,ở đây đất được đưa vào khuôn đùn ép,tạo hình sản phẩm.Gạch chưa nung đựơc đưa vào phơi trong nhà kính một thời gian sau đó đựơc đưa vào sấy trong hầm sấy tuynen.Sấy xong đưa gạch vào lò nung tuynen,nung trong khoảng thời gian quy định sẽ cho ra thành phẩm.Thành phẩm đựơc chuyển vào kho và tung ra thị trường. 2.2.2. Đội ngũ lãnh đạo chất lượng với chính sách chất lượng rõ ràng. 2.2.2.1. Cam kết của lãnh đạo Ban giám đốc và Ban lãnh đạo công ‎ t‎y cam kết xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống bằng cách: Thường xuyên truyền đạt cho tổ chức về tầm quan trọng của việc xác định các yêu cầu , đáp ứng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng cũng như các yêu cầu của các cơ quan chủ quản, pháp luật. Thiết lập chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng. Tổ chức các cuộc họp xem xét của lãnh đạo , họp giao ban đẻ luôn đảm bảo tính hiệu lực củ hệ thống quản lý chất lượng. 2.2.2.2. Hướng vào khách hàng Giám đốc và Ban lãnh đạo của Công ty đảm bảo các yêu cầu của khách hàng được Công ty tiếp nhận hiểu rõ, đáp ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. 2.2.2.3 Chính sách chất lượng Chính sách chất lượng do Giám đốc Công ty đề ra và được công bố rộng rãi. Chính sách chất lượng được xây dựng phù hợp với phương hướng phát triển chung của Công ty, thể hiện rõ cam kết đáp ứng các yêu cầu và cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Chính sách chất lượng được mọi cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty thấu hiểu và duy trì thực hiện thông qua các hình thức sau: Tuyên truyền , quảng cáo , phổ biến rộng rãi trong Công ty qua hệ thông scác phòng bằng văn bản. Thông qua thực hiện , thường xuyên xem đánh giá định kỳ việc thực hiện, duy trì hệ thống quản lý chất lượng. 2.2.2.4. Hoạch định chất lượng 2.2.2.4.1. Mục tiêu chất lượng: Mục tiêu chất lượng được Công ty xây dựng hàng năm để thực hiện chính sách chất lượng . Ngoài ra , các phòng trong Công ty cũng xây dựng mục tiêu chất lượng , được Giám đốc, đại diện lãnh đạo xem xét và phê duyệt. Mục tiêu chất lượng được xây dựng phải phù hợp với mục đích chung của Công ty, chức năng của từng phòng, được lượng hóa và nhất quán với chính sách chất lượng. 2.2.2.4.2. Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng Giám đốc đảm bảo hoạch định hệ thống quản lý chất lượng được tiến hành thông qua việc xây dựng, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống theo các yêu cầu của tiêu chuẩn cũng như mục tiêu chất lượng. Công ty đảm bảo rằng tính nhất quán của hệ thống quản lý chất lượng được duy trì khi hoạch định và thực hiện các thay đổi về hệ thống quản lý chất lượng. 2.2.2.5. Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin 2.2.2.5.1. Trách nhiệm và quyền hạn Giám đốc quy định chưc năng , nhiệm vụ va quyền hạn các vị trí trong Công ty, được phổ biến trong Công ty thông qua Sổ tay chất lượng, sơ đồ tổ chức, sơ đồ kinh doanh, các quy trình và văn bản quy định chức năng nhiệm vụ các phòng ban, trách nhiệm , quyền hạn theo các vị trí công việc. Cán bộ công nhân viên trong Công ty phải nhận thức rõ vị trí , vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định. 2.2.2.5.2. Đại diện lãnh đạo Giám đốc bổ nhiệm một thành viên trong Ban lãnh đạo là đại diện của lãnh đạo về chất lượng (QMR). QMR có trách nhiệm xây dựng, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng, báo cáo lãnh đạo về tình hình hoạt động của hệ thống và đảm bảo sự thông hiểu và đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong toàn bộ tổ chức. 2.2.2.5.3. Trao đổi thông tin nội bộ Công ty thiết lập và duy trì các kênh trao đổi thông tin nội bộ nhiều chiều trong tổ chức nhằm cung cấp cá thông tin đầy đủ , kịp thời, đúng đối tượng về phương hướng, tình hình hoạt động sản xuất, kết quả đạt được, việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng... Các hình thức truyền đạt thông tin dưới nhiều dạng : Họp xem xét lãnh đạo, họp giao ban, các văn bản, các quyết định,thông báo, trực tiếp điện thoại... 2.2.2.6. Xem xét lãnh đạo 2.2.2.6.1. Khái quát Định kỳ 1 năm 2 lần hoặc đột xuất khi cần thiết, lãnh đạo Công ty họp xem xét việc thực hiện, hiệu lực của hệ thống, đánh giá khả năng thay đổi, cơ hội cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. Các quy định tiến hành họp xem xét của lãnh đạo theo quy trình tổ chức họp báo cáo công tác định kỳ ca họp xem xét của lãnh đạo QT.06 2.2.2.6.2. Đầu vào của việc xem xét Giám đốc và ban lãnh đạo Công ty, đại diện các phòng, bộ phận sẽ tiến hành họp xem xét lãnh đạo các vấn đề sau: Kết quả của cuộc đánh giá chất lương. Phản hồi của kách hang. Việc thực hiện cảu quá trình và sự phù hợp cảu sản phẩm. Tình trạng các hành động khắc phục phòng ngừa, cải tiến. Các hành động tiếp theo từ các cuộc xem xét lãnh đạo lần trước. Xem xét việc thựuchiện mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng. Các thay đổi có ảnh hưởng tới hiệ thống chất lượng. Các nhu cầu cải tiến và các nguồn lực cần thiết. 2.2.2.6.3. Đầu ra của việc xem xét Cuộc họp xem xét của lãnh đạo sẽ đưa ra phương hướng , chương trình , hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến nhằm nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, các quá trình, các thay đổi về nguồn lực và cải tiến sản phẩm liên qua đến các yêu cầu của khách hàng. Tất cả các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về chất lượng do Giám đốc Công ty chủ trì. Hồ sơ họp xem xét của lãnh đạo được lưu trữ bằng văn bản theo quy định. 2.2.3.Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua. Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh có lược sử phát triển lâu đời, trong những năm qua với sự cố gắng của đội ngũ lãnh đạo,sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo công ty đã gặt hái được nhiều thành công, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của công ty Đơn vị: 1000 đ Bảng 8: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1.Doanh thu 36280276 78791776 67325972 84488640 2.Lợi nhuận trước thuế 5210332 6094896 3606592 4084196 3.Lợi nhuận sau thuế 3543028 4388324 2596744 2940620 4.Thuế TNDN 1667304 1706568 1009844 1143576 5.Nộp ngân sách nhà nước 2612260 7225800 4399092 4800000 Nguồn từ phòng tài chính kế toán công ty Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 4 năm gần đây ta có thể phần nào đánh giá năng lực hoạt động sản xuất của công ty: Năm 2003: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh đạt được 85% kế hoạch đại hội đại biểu cổ đông giao ,đầu tư xây dựng hoàn thiện dây chuyền nâng công suất lên 135 triệu viên .Đưa dây chuyền mới vào sản xuất ổn định ,đảm bảo kỹ thuật ,sản phẩm sản xuất đạt yêu cầu.Đào tạo và tuyển chọn đội ngũ công nhân mới vào làm việc có tay nghề ,sức khỏe và ý thức kỷ luật.Tận dụng diện tích hiện có để phơi đảo phần nào đáp ứng phần nào công suất chạy máy .Kết quả đạt được năm 2003 là những cố gắng rất đáng ghi nhận từ sự chỉ đạo điều hành của ban lãnh đạo công ty cùng với sự nhiệt tình lao động của đôi ngũ CNV trong toàn công ty.Tuy nhiên việc phát triển sản xuất trong thời gian vừa mới đứng ở mức phát triển thấp.Tốc độ đổi mới công nghệ chậm ,khả năng cạnh tranh yếu do sản phẩm đơn điệu,chất lượng chưa cao,các thị trường tiềm năng như Hà Nội và một số đô thị lân cận còn hạn chế Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2003 không hoàn thành là do một số nguyên nhân sau: * Nguyên nhân chủ quan: Chỉ đạo việc ngâm ủ, phôi liệu đất có lúc chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật dẫn đến sản phẩm sản xuất ra chất lượng không ổn định,tỷ lệ phế phẩm cao. Tổ chức chạy máy,phơi đảo và bố trí lao động chưa hợp lý nên thiếu gạch mộc làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng sản phẩm Đội ngũ CN mới trình độ tay nghề chưa cao nên năng suất lao động thấp. Quy mô sản xuất mở rộng (từ 40 triệu viên lên 135 triệu viên QTC/năm)trong khi đó đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý còn thiếu còn yếu dẫn đến chỉ đạo sản xuất và kinh doanh còn hạn chế Công tác tiêu thụ sản phẩm chưa phát triển tương xứng với sự phát triển của năng lực sản xuất.Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu vẫn là khu vực nông thôn,nắm bắt nhu cầu thị trường, giá cả chưa kịp thời nên còn bị động trong việc chỉ đạo sản xuất,kinh doanh.Cán bộ nhân viên tiêu thụ còn yếu,thiếu. * Nguyên nhân khách quan: Do đầu tư xây dựng nâng công suất lên 135 triệu viên QTC/năm nên mặt bằng cho sản xuất bị thu hẹp.Hệ máy chế biến tạo hình đáp ứng 80%,diện tích nhà cáng kính đáp ứng 50% nhu cầu sản xuất của công ty nên không đủ gạch mùa khô cho nung đốt dẫn đến giảm tốc độ goòng chất lương sản phẩm sau khi nung đốt không ổn định,tỷ lệ phế phẩm cao. * Năm 2004: Năm 2004 được đánh giá là một năm thành công lớn của công ty, bởi lẽ công ty đã chuyển mình trong việc sản xuất kinh doanh,bắt nhịp được với khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình.Doanh thu tăng so với năm 2003 là 42511500000đ (117%), lợi nhuận tăng 845296000 đ (23,86 %). Nguyên nhân là do công ty khắc phục tồn tại và yếu kém của năm 2003, nhất là sản xuất các sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao mà trong năm 2003 chưa làm được. Trong khi đó thì dây chuyền sản xuất mới đã được sử dụng hiệu quả hơn, không mắc sai lầm trong khâu pha chế NVL như trong năm 2003 mà đã có đội ngũ công nhân viên được đào tạo bài bản hon, kinh nghiệm hơn. Năm này cũng là năm đánh dấu bước đột phá trong khâu tiêu thụ sản phẩm của công ty, ngoài việc giữ vững hợp đồng tiêu thụ với các khách hàng truyền thống thì công ty đã biết tìm kiếm thị trường mới,nhiều đơn đặt hàng của các công ty xây dựng ở thành phố Hà Nội đã giúp doanh số bán hàng trong công ty tăng đột biến. * Năm 2005: Sản lượng tiêu thụ năm 2005 là 1487329884 viên QTC bằng 76.17% kế hoạch đề ra, so với cùng kỳ năm 2004 bằng 84% Doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt 67325972000 đồng đạt 72% kế hoạch đặt ra ,so với cùng kỳ năm ngoái giảm 11465804000 đồng (14,55%). Lợi nhuận sau thuế đạt 2596744000 đồng giảm 1791580000 đồng (40,83%) so với năm 2004. * Nguyên nhân: Năm 2005 là năm cực kỳ khó khăn đối với nền kinh tế thị trường nói chung và đối với ngành sản xuất gạch đỏ lại càng khó khăn hơn nhiều, tình hình thị trường nhà đất đóng băng mức độ tiêu thụ giảm rất nhiều so với cùng kỳ năm 2004, các lò tư nhân phát triển nhiều, giá cả cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị sản xuất gạch đỏ, giá vật tư,nguyên liệu đầu vào tăng, trong khi đó giá bán lại giảm. Song công ty đã tìm ra mọi bi pháp để đẩy mạnh tiêu thụ cụ thể: - Tuyển đội ngũ bán hàng, sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh. - Kiểm tra, xem xét các hệ thống tiêu thụ để giữ vững thị trường, mở rộng thêm thị trường ở các vùng xa như: Hà Giang, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An… - Tổ chức bán hàng 24h/24h, đáp ứng phục vụ khách hàng kịp thời như : bốc xếp, hướng dẫn xe vào bốc xếp được thuận tiện, tổ chức quảng cáo, tiếp thị… - Quản lý vốn tiêu thụ, có các biện pháo giảm số dư nợ, khuyến khích tiêu thụ bằng tiền mặt… Tuy nhiên năm 2005 doanh thu đạt được so với kế hoạch đầu năm giảm là do các yếu tố sau: - Do giá bán giảm so với kế hoạch giảm doanh thu - Do lò dừng lò 1 trên 2 tháng làm giảm doanh thu - Do cơ cấu sản lượng thay đổi làm giảm doanh thu - Do sản lượng tồn kho không bán hết làm giảm doanh thu - Do chất lượng và phẩm cấp lò 1 đạt kết quả thấp vỡ nhiều do tồn kho lâu ngày cũng ảnh hưởng tới doanh thu. * Năm 2006: Năm 2006 được coi là một năm thành công của công ty. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng so với năm 2005 là 17162668000 đồng (tăng 25,49%). Lợi nhuận sau thuế đạt 2940620000 đồng tăng 343876000 đồng (tăng 13.24%). * Nguyên nhân: Để có được thành công kể trên là do công ty đã nhận thức và sửa được những khiếm khuyết của công ty của năm 2005 và cùng với nó là thị trường đã có những chuyển biến tích cực tạo điều kiện cho công ty có điều kiện thuận lợi để phát triển. Đặc biệt công ty đã rất thành công trong hoạt động bán hàng do có những chính sách phù hợp với yêu cầu của khách hàng, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp hơn, hệ thống phân phối được sắp xếp và cơ cấu lại để thuận lợi cho việc tiêu thụ. Ngoài ra công ty cũng rất thành công trong việc mở rộng thị trường, giữ vững và làm tăng thị phần ở nhiều thị trường nhờ uy tín và chính sách phục vụ tiện lợi của công ty. 2.2.4. Đặc điểm về nguồn lao động, tiền lương của công ty: * Đánh giá khái quát tình hình thực hiện từ năm 2000 đến 2006: Giai đoạn 2000-2006 là giai đoạn Công ty tập trung đầu tư nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao trong chiến lược phát triển của Công ty. Từ nhiệm vụ chiến lược trên , công tác lao động tiền lương và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động cũng phải đổi mới cho phù hợp với xu thế phát triển của Công ty. Cùng với việc đầu tư máy móc công nghệ tiên tiến hiện đại , với các chủng loại sản phẩm mới , Công ty cũng đã triển khai nhanh chóng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực để có lực lượng lao động tiếp thu và vận hành tốt các dây truyền công nghệ mới đầu tư. Nhờ đó lực lượng lao động của công ty ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng từng bước đáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao của Công ty. Do thiết bị công nghệ hiện đại, tổ chức lao động khoa học, mạnh dạn đổi mới mặt hàng sản xuất kinh doanh, tích cực khai thác làm cho năng suất lao động cũng ngày một nâng cao. Làm tăng trưởng hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng năm, việc làm của người lao động được đảm bảo và đời sống cũng được cải thiện do thu nhập hàng năm được nâng lên.Năm 2000, thu nhập bình quân của người lao động là 894.000 đồng/người/tháng; đến tháng 12 năm 2006 thu nhập bình quân đạt 1.232.000 đồng/người/tháng ( tăng 37,81% ). Về việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động: Công ty đã chú trọng tới việc thực hiện đầy đủ các chính sách với người lao động. Các năm từ 2003 trở về trước do sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển nên Công ty đã có điều kiện chăm lo đến người lao động và thực hiện tốt các chế độ cho người lao động theo quy định của Luật lao động. Tuy nhiên, từ năm 2004 -2005 đi do tình hình tài chính của có nhiều khó khăn nên Công ty đã bị nợ đọng tiền BHXH đối với co quan BHXH, ảnh hưởng một phần tới việc thực hiện chính sách đối với người lao động trước khi về nghỉ chế độ hoặc việc xác nhận quá trình tham gia BHXH để thuyên chuyển công tác đi nơi khác. Năm 2006 đánh dấu sự thành công trong công việc kinh doanh của Công ty nên đã giải quyết được các vấn đề tồn đọng về chế độ chính sách cho người lao động. * Thực hiện phương án trả lương Công ty thực hiện trả lương theo hệ số cho cán bộ nhân viên và thực trả lương theo sản phẩm cho công nhân theo các quy định của Nhà nước. Lương tối thiểu là 450 nghìn.Cụ thể hệ số lương của một số vị trí trong công ty như sau: Bảng 9: Bảng trả lương cho cán bộ công chức thông qua hệ số lương Vị trí Số lượng Hệ số lương Giám đốc 1 6,32 Phó giám đốc 2 5,65 Phòng tổ chức: -Trưởng phòng -Phó phòng -Nhân viên 1 1 2 4,6 2,95 (2,65+0,3) 2,65 Phòng kế toán: -Kế toán trưởng -Phó phòng -Nhân viên 1 1 3 4,99 3,26 2,65 Phòng KH- kỹ thuật: -Trưởng phòng -Phó phòng -Nhân viên 1 1 3 4,9 2,95 (2,65+0,3) 2,65 Phòng kinh doanh gồm 30 người và lương được trả theo: doanh thu*6% Bảng 10: Bảng trả lương cho công nhân viên Vị trí Số lượng Mức lương Công nhân nhà máy gốm XD Cẩm Thanh 343 Trả lương cho công nhân theo sản phẩm Công nhân nhà máy gốm XD Thống Nhất 382 Công nhân nhà máy gốm XD Ngọc Sơn 316 Bộ phận khác 62 * Cách trả lương cho công nhân viên: thu nhập của công nhân viên bao gồm lương sản phẩm,thưởng ngày công và thưởng công suất Lương sản phẩm = lượng sản phẩm * Đơn giá từng công đoạn. Thưởng ngày công: > 26 ngày công thì mỗi công được thưởng 10.000 đ. Thưởng năng suất: Khi công nhân đạt mức lao động trên 3.000 viên/ngày thì được thưởng 10.000 đ/công. Theo cách tính lương cho công nhân viên trên thì lương công nhân viên dao động từ 1.250.000 đ-1.640.000 đ /người/tháng. 2.2.5 Thành công và tồn tại của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh khi áp dụng ISO 9001:2000 2.2.5.1. Thành tựu: Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã có những thành tựu đáng kể trong năm 2004 và 2006. Kết quả kinh doanh đạt cao nhờ Công ty đã khắc phục được những khó khăn chủ quan và tận dụng được những lợi thế mà khách quan mang lại. Ban lãnh đạo đã có những quyết định điều hành sáng suốt giúp công ty vượt qua những giai đoạn khó khăn. Công ty cũng khá thành công trong việc giữ vững và mở rộng thị trường. Hệ thống kênh phân phối ngày càng mở rộng, các chính sách ngày càng đáp ứng yêu cầu của khách hàng tốt hơn.Từng bước khẳng định chỗ đứng vững trãi trên thị trường. Cán bộ công nhân viên đã cùng chung sức phấn đấu thi đua lao động từng bước làm chủ công nghệ và máy móc hiện đại nên năng suất ngày càng tăng. Kết quả sản xuất ngày càng được cải thiện đóng góp vào sự phát triển chung của công ty. 2.2.5.2. Hạn chế, nguyên nhân: Vai trò lãnh đạo của một số chức vụ vẫn chưa phát huy hết khả năng của mình. Những quyết định quan trọng còn chưa được đưa ra đúng thời điểm nên tình trạng kinh doanh một số thời kỳ không được khả quan lắm.Việc phân công quản lý trong Ban lãnh đạo Công ty trong từng lĩnh vực ít được phát huy đồng bộ nên làm giảm hiệu quả của điều hành trong công ty. Công tác kỹ bảo làm ảnh hưởng tới uy tín của công ty.thuật vẫn chưa được thực hiện tốt, tình trạng lò ngừng còn xảy ra làm ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất của công ty. Nguyên nhân là do lực lượng cán bộ lao động chưa được đào tạo kịp thời đáp ứng yêu cầu công việc. Một số chính sách với khách hàng còn chưa pheù hợp. Trong một số thời gian thì chất lượng sản phẩm còn chưa được đảm CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI THANH 3.1. Nhóm giải pháp về đào tạo Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân viên là những công việc cơ bản, cái mà Công ty đã thực hiện ngay từ những bước đầu tiên khi tiến hành xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận rồi, công việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức về ISO 9000 vẫn rất quan trọng. Nó không chỉ còn là tuyên truyền, đào tạo những kiến thức cơ bản, những hiểu biết chung về ISO 9000 nữa mà là đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao sự hiểu biết chung, khả năng áp dụng sáng tạo, cải tiến và dần dần hoàn thiện hệ thống đã được chứng nhận và mở rộng áp dụng cho toàn Công ty. Tiến sỹ Ishikawa - chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực quản trị chất lượng người Nhật - đã viết “ Quản lý chất lượng bắt đầu từ đào tạo và kết thúc cũng bằng đào tạo”. Để triển khai, đẩy mạnh đào tạo đảm bảo thực hiện được những mục tiêu đã đề ra thì công ty phải tiến hành: Công ty phải chủ động xây dựng chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Chiến lược này phải căn cứ vào nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanh, vào chính sách chất lượng theo đuổi và những đòi hỏi đảm bảo nâng cao chất lượng trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược của Công ty. Đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng, lấy ý kiến của người lao động và những tư tưởng chỉ đạo của ban lãnh đạo trong xây dựng chính sách, mục tiêu, kế hoạch chất lượng. Dành nguồn tài chính cần thiết và sự quan tâm thực sự của ban lãnh đạo Công ty đến công tác đào tạo. Phòng kiểm tra chất lượng cần chủ động xây dựng qui trình đào tạo và trình giám đốc phê duyệt, ban hành làm căn cứ cho việc tổ chức thực hiện triển khai hoạt động đào tạo có hiệu quả. Đa dạng hoá các hình thức, phương pháp đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Những hình thức đào tạo phải được triển khai phù hợp với từng đối tượng và nội dung yêu cầu đào tạo. Những hình thức chủ yếu là đào tạo tại chỗ, theo kiểu làm cặp, tổ chức các khoá đào tạo tại Công ty, cử người đi học tại các trường, các viện và tham gia hội thảo tập huấn về chất lượng. Sau khi đào tạo cần phải có kiểm định qua kiểm tra và kết quả thực tế để xem có khác gì so với trước khi đào tạo không? Có thể đánh giá việc đào tạo qua phiếu đánh giá bằng cho điểm các chỉ tiêu, tổ chức, kỹ năng giảng, giá trị cơ bản với điểm 5 là tốt nhất, điểm 1 là kém nhất. Khi tổng hợp các phiếu đánh giá này lại ta sẽ có được kết quả về chất lượng của khoá đào tạo. Nếu chất lượng cao thì sẽ tiếp tục phát huy, nếu chất lượng thấp thì phải thay đổi cách tổ chức và giảng dậy. Bảng 11: Đánh giá quá trình đào tạo Chỉ tiêu Điểm số Tổ chức khoá đào tạo: Mục tiêu (rõ ràng/ không) Yêu cầu (thách thức/không) Truyền thụ (tác dụng/không) Tài liệu (tốt/không) Kiểm tra (tác dụng/không) Mức độ thực hành (tốt/không) Tổng quát về tổ chức (tốt/không) Góp ý ........................................................................ Kỹ năng dạy Thời gian trên lớp (hiệu quả/không) Bài giảng (tác dụng/không) Thảo luận (câu đối/không) Ý kiến phản hồi (tác dụng/không) Phản ứng của các học viên (thường xuyên/không) Giúp đỡ của giáo viên (thường xuyên/không) Tổng quát về kỹ thuật giảng (tốt/không) Góp ý ........................................................................ Giá trị cơ bản Khoá học đã (tác dụng/không) Ý kiến của giảng viên (thích hợp/không) Tổng quát về giá trị cơ bản (tốt/không) Góp ý ..................................................................... 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 3.2. Tăng cường công tác quản lý Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng và thực hiện theo các thủ tục của các bộ phận, phát hiện và uốn nắn kịp thời nhằm tăng thêm hiệu lực của hệ thống. Thường xuyên xem xét, kiểm tra là nguyên tắc thứ 5 của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000. Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 mà Công ty muốn áp dụng sẽ đưa ra những thủ tục, tiêu chuẩn, qui định cho các bộ phận trong toàn Công ty cùng áp dụng. Nhưng để đảm bảo cho các văn bản ấy được thực hiện một cách đầy đủ, đúng như dự kiến thì không thể thiếu được công tác kiểm tra, giám sát. Ngày nay, với cơ chế cởi mở và thông thoáng, chúng ta luôn hô hào tự giác, phát huy quyền làm chủ cảu người lao động. Tuy nhiên, có lẽ đây là yếu tố thuộc về bản chất con người, đặc biệt là người Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng nhiều của cơ chế quan liêu bao cấp. Đây chính là một yếu điểm chúng cấn khắc phục. Phương pháp kiểm tra giám sát được thể hiện: Nội dung về ISO 9000 thường xuyên được đưa vào trong các cuộc họp giao ban của Công ty. Các qui định, trách nhiệm, quyền hạn trong ISO 9000 trở thành các tiêu chuẩn để bình bầu thi đua, xét khen thưởng. Các cuộc họp thường trực ISO 9000 được tổ chức thường nhật theo đúng lịch trình. Tại các cuộc họp này, mỗi bộ phận phải báo cáo về việc thực hiện ISO 9000, trình bày khó khăn hoặc đề xuất ý kiến, hành động khắc phục và phòng ngừa. Ban chỉ đạo ISO 9000 phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các thủ tục, hướng dẫn công việc,... tại các bộ phận bằng cách kiểm tra trực tiếp hoặc thu thập các thông tin về thực hiện các thủ tục, từ đó rà soát các thủ tục đã được xây dựng với thực tế thực hiện nhằm liên tục hoàn thiện hệ thống các thủ tục. Khi phát hiện hành động vô ý hay cố ý vi phạm các thủ tục đã xây dựng, cán bộ kiểm tra lập biên bản, so sánh mức độ vi phạm với các qui định về xử phạt để đề xuất các cách thức xử lý gửi lên các bộ phận có thẩm quyền. Đối với vi phạm nhỏ, việc xử lý có thể là cảnh cáo, khiển trách, buộc cam kết sửa đổi. Các vi phạm khác, biện pháp xử lý thông thường là xử phạt hành chính. Tác dụng của biện pháp này không chỉ ở việc duy trì, hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 như đã nêu trên mà hơn thế nữa, nó có tác dụng hết sức tích cực đến chính hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 cũng chính là một nhiệm vụ quan trọng song song với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả để tồn tại và phát triển Công ty. Hai nhiệm vụ này cơ bản hỗ trợ, đan xen nhau. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 được xây dựng thành công đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp cả bên trong lẫn bên ngoài, đó là đảm bảo chất lượng sản phẩm trong hoạt động, tăng lợi nhuận, ổn định đời sống, tăng năng lực sản xuất, tăng uy tín, mở rộng thị trường. Như thế nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả là cơ sở, nền tảng cho áp dụng thành công, cung cấp mọi nguồn lực cho việc xây dựng, áp dụng. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc áp dụng và thực hiện đúng các thủ tục đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Để biện pháp này được thực hiện và thực sự phát huy tác dụng, Công ty cần tạo ra được một hành lang kỷ luật, qui định chặt chẽ. Quán triệt cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của cả cán bộ kiểm tra cũng như của từng bộ phận áp dụng các thủ tục. 3.3. Nhóm giải pháp bằng chính sách Thực hiện chính sách khuyến khích vật chất lẫn tinh thần nhằm động viên, thúc đẩy mọi người cùng góp sức xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 nói riêng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Để khuyến khích việc thiết lập ý thức tự giác về thực hiện áp dụng, duy trì và mở rộng hệ thống quản lý chất lượng đã xây dựng, cũng như tự giác về chất lượng, Công ty đã đề ra một loạt các biện pháp thưởng phạt vật chất. Đây thực sự là biện pháp có hiệu quả. Nó động viên kịp thời các bộ phận, cá nhân làm tốt chất lượng theo các yêu cầu của hệ thống chất lượng. Ngăn chặn ngay các hành động cố ý hay sơ ý vi phạm các yêu cầu. Trên đây là những biện pháp cơ bản mà Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanhcần thực hiện để đảm bảo duy trì, phát triển và tiếp tục mở rộng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 đã được xây dựng và áp dụng thành công KẾT LUẬN Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Công ty trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh gay gắt hiện nay đòi hỏi Công ty phải liên tục tự đổi mới và hoàn thiện theo định hướng chất lượng. Đặc biệt cần chú ‎ trọng đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa con người, công nghệ và quản lý chất lượng để nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp cho Công ty phát triển nhanh trong thời gian tới. Công ty cần chú trọng áp dụng nghiêm túc theo hệ thống tiêu chuẩn ISO và không tự bằng lòng với những thành quả bước đầu khi áp dụng.Có như vậy công ty mới tồn tại và phát triển vững chắc, đáp ứng và tạo ra các sản phẩm chất lượng cao cho thị trường góp phần vào công cuộc phát triển đất nước. Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh” là một ‎đề xuất nhỏ nhằm mong muốn công ty sẽ ngày càng hoàn thiện hơn và trở thành một trong những công ty hàng đầu về sản xuất gạch ngói trên cả nước. Đây là đề tài tương đối rộng, bản thân tôi còn là một sinh viên, chưa có kinh nghiệm thực tế và còn nhiều hạn chế về kiến thức nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Th.S Nguyễn Ngọc Điệp cùng toàn thể các cô chú trong Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Thanh để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Ngô Văn Vụ MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33155.doc
Tài liệu liên quan