Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn có vai trò hết sức quan trọng của các doanh nghiệp nói chung và của công ty cổ phần tập đoàn HiPT nói riêng.
Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn góp phần nâng cao công tác quản lý tài chính, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nói riêng không phải là vấn đề giải quyết ngày một ngày hai mà nó là mục tiêu phấn đấu lâu dài của công ty. Trong những năm qua công ty đã có nhiều cố gắng, tích cực vươn lên trong sản xuất kinh doanh, làm ăn có lãi. Nhưng gặp phải không ít những khó khăn về việc sử dụng tài sản lưu động sao cho có hiệu quả. Việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần tập đoàn HiPT trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang chuyển sang cơ chế thị trường có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Với phương pháp nghiên cứu khoa học được kết hợp giữa lý thuyết và thực tế chuyên đề đã đóng góp những vấn đề sau:
1. Hệ thống hoá các lý luận cơ bản về tài sản ngắn hạn và cách phân loại tài sản ngắn hạn làm cơ sở đưa ra biện pháp quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn.
2. Làm sáng tỏ những luận cứ khoa học và thực tiễn về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT trong thời gian qua nhằm xác định được yếu tố cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty.
3. Đánh giá, phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần tập đoàn HiPT một cách trung thực, khách quan; rút ra những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Đây là những vấn đề quan trọng làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty.
4. Để xuất một số giải pháp cơ bản có tính thiết thực để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, góp phần thúc đẩy mục tiêu phát triển của công ty cổ phần tập đoàn HiPT theo kế hoạch đã đưa ra.
5. Đưa ra một số kiến nghị có tính thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT.
83 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên mức 218 ngày tăng 52 ngày so với năm 2006 và tăng 4 ngày so với năm 2005. Năm 2007 vòng quay TSNH là thấp nhất điều đó cho thấy tài sản ngắn hạn của công ty được sử dụng trong năm 2007 là kém nhất.
2.2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Bảng 2.6 Hệ số sinh lời của tài sản ngắn hạn
Đvt: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Lợi nhuận sau thuế
1971668
9081913
37645587
TSNH bình quân
61788289,5
58086848,5
200203515,5
Hệ số sinh lời của TSNH
3,19%
15,63%
18,8%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005 - 2007 của công ty)
Qua bảng 2.6 cho thấy, hệ số sinh lời của TSNH trong năm 2005 là 3,19% ở mức thấp so với năm 2006 và 2007. Hệ số này tăng thêm 12,44% so với năm 2005 đạt mức 15,63% . Năm 2007 là 18,8% tăng 3,17% so với năm 2006, tăng 15,61% so với năm 2005. Hệ số này tăng qua từng năm với tốc độ tăng trưởng khá cao, đặc biệt là năm 2006 mức tăng gấp hơn 3 lần năm 2005.
2.2.3. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần tập đoàn HiPT
Để hiểu rõ chính sách quản lý tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần tập đoàn HiPT ta đi sâu vào phân tích các chính sách sau:
2.2.3.1. Chính sách quản lý ngân quỹ
Thực tế cho thấy tiền mặt là loại tài sản có tỷ lệ sinh lời rất thấp, hầu hết các công ty và khách hàng đều giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng, do đó công ty xuất nhập khẩu thường giữ lại một lượng tiền nhỏ để thanh toán hàng ngày, thanh toán lương cho công nhân hay tạm ứng...
Bảng 2.7 : Cơ cấu ngân quỹ của công ty
Đvt: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1.Tiền mặt
129861
5,25
4377448
30,79
3084654
10,72
2.Tiền gửi ngân hàng
2345906
94.75
9840490
69,21
28780347
89,28
3.Tiền đang chuyển
0
0
0
0
0
0
Tổng cộng
24757677
100
14217938
100
31865001
100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005- 2007 của công ty )
Nhưng số liệu trong bảng 2.7 cho thấy việc nắm giữ tiền mặt của công ty ngày càng tăng . Đặc biệt tăng manh trong năm 2006 với tỷ lệ tiền mặt nắm giữ năm 2005 là 5,25 % ; đến năm 2006 tỷ lệ này là 30,79% tăng 25,54% so với năm 2005. Năm 2007 vốn bằng tiền tăng mạnh gấp gần 14 lần năm 2005 và hơn 2 lần năm 2006. Tuy nhiên, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trên vốn bằng tiền là 10,72% giảm 20,09% so với năm 2006 và tăng 5,47% so với năm 2005.
Các doanh nghiệp gửi tiền ngân hàng nhằm mục đích thu được khoản tiền lãi đồng thời phục vụ trong việc giao dịch với các khách hàng và các công ty khác. Việc công ty nắm giữ tỷ lệ tiền mặt tăng lên đồng nghĩa với việc tỷ lệ tiền gửi ngân hàng giảm qua các năm.
Hiện nay công ty chưa áp dụng mô hình quản lý ngân quỹ cụ thể nào, chính sách quản lý ngân quỹ của công ty trong những năm qua chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế cho nên còn nhiều hạn chế.
Là một công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nên các quan hệ thanh toán hay các quan hệ với khách hàng của công ty rất đa dạng, phức tạp không chỉ giới hạn phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra nước ngoài.
Việc quản lý vốn bằng tiền của công ty rất phức tạp, phải theo dõi thường xuyên từ đó duy trì một lượng tiền phù hợp và đăc biệt là có một cơ cấu vốn bằng tiền hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty, có như vậy mới đảm bảo an toàn đồng thời đảm bảo khả năng sinh lợi cho công ty.
2.2.1.3. Các khoản phải thu
Các khoản phải thu tăng điều đó thể hiện hàng hoá của công ty được tiêu thụ tăng nhưng việc tăng khoản phải thu sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của công ty.
Các khoản phải thu là các khoản bán chịu hay giá trị tài sản của công ty bị các đối tác chiếm dụng. Để đảm bảo sử dụng các khoản phải thu hiệu quả một mặt công ty phải có chính sách bán hàng thích hợp để vừa kích thích đối tác trả tiền nhanh vừa hạn chế tối đa bị chiếm dụng hay không để tình trạng nợ khó đòi xảy ra. Tuy nhiên, đã nói đến kinh doanh thì phải chấp nhận nợ, vấn đề là các nhà quản lý tài chính phải làm thế nào để hạn chế tối đa bị chiếm dụng vốn và xem xét số vốn bị chiếm dụng đó có hợp lý hay không để có biện pháp xử lý thích hợp.
Bảng 2.8: Cơ cấu các khoản phải thu
Đvt: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1.P/thu khách hàng
8788854
71,59
32974651
81,05
120423617
74,80
2.Trả trước người bán
3261113
26,56
2475551
6,08
15716036
9,76
3.Phải thu nội bộ
0
500000
0,0012
0
4.Phải thu khác
226833
1,85
5566261
13,68
25293209
15,71
5.Dự phòng phải thu khó đòi
0
-331901
-0,82
-442130
-0,27
Tổng cộng
12276800
100
40685063
100
160990732
100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005- 2007 của công ty )
Theo bảng trên cho thấy các khoản phải thu của công ty chủ yếu là phải thu từ khách hàng. Các khoản phải thu khách hàng cao là do sản phẩm, dịch vụ của công ty được bán trực tiếp cho các đối tác với hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc ghi nợ theo điều kiện của từng hợp đồng nhưng thường là ghi nợ. Đối với khách hàng khi mua hàng, dịch vụ trả tiền ngay hoặc thanh toán đúng hạn thì công ty áp dụng hình thức chiết khấu thanh toán theo tỷ lệ được ghi trong hợp đồng. Ngược lại, các khách hàng có nợ quá hạn hay nhiều lần thanh toán không đúng hạn thì công ty có thể ngưng cung cấp hàng.
Phải thu khách hàng chiếm một tỷ trọng khá lớn trên tổng các khoản phải thu, nếu năm 2005 là 71,59% thì đến năm 2006 con số này là 81,05%, tăng 9,46%, không những tăng về tỷ trọng mà còn tăng mạnh về giá trị đạt mức 32,9 đồng gấp gần 4 lần giá trị năm 2005. Năm 2007 tỷ trọng là 74,8% giảm 7,15% so với năm 2006 nhưng về giá trị tăng gần 4 lần so với năm 2006 và gần 15 lần so với năm 2005. Giá trị các khoản phải thu tăng mạnh qua từng năm điều đó thể hiện hàng hoá,dịch vụ của công ty được tiêu thụ tăng. Tuy nhiên tăng các khoản phải thu sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của công ty,nó có thể đem lại rủi ro cho công ty trong trường hợp khó thu hồi lại những khoản phải thu đó.
Các khoản trả trước của người bán là các khoản công ty ứng tiền trước để đặt cọc cho mỗi phần giá trị của lô hàng hoặc một phần của hợp đồng nào đó để được hưởng lợi thế hoặc chiết khấu cao khi nhận hàng. Cho dù được hưởng những ưu đãi như thế nào, công ty cũng nên cân nhắc việc ứng tiền trước khi mua hàng vì như vậy sẽ bị chiếm dụng vốn vì đối tác nhận được tiền trước khi mua hàng. Năm 2005 tỷ trọng là 26,56%, một tỷ trọng khá lớn, tỷ trọng này giảm mạnh xuống còn 6,08% trong năm 2006, giá trị các khoản trả trước cũng giảm khoảng 8 tỷ. Năm 2007 tỷ trọng là 9,76% tăng 3,68% so với năm 2007, giảm so với năm 2005 16,8% ,nhưng giá trị tăng lên khoảng 12,45 tỷ so với năm 2005 và hơn năm 2006 là 13,24 tỷ.
Các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong bảng cân đối kế toán của công ty, cụ thể năm 2006 là 13,68%, năm 2007 là 15,71%, mặc dù năm 2005 tỷ trọng này là 1,85% .
Qua số liệu trên đây ta thấy tỷ lệ các khoản phải thu của khá cao, công ty cần đẩy nhanh tiến trình thu hồi nợ, bên cạnh đó các nhà quản lý tài chính cần phải thực hiện việc phân tích, thẩm định khách hàng trước khi cấp tín dụng thương mại. Đây là một việc làm hết sức cần thiết tránh trường hợp cho những đối tượng khách hàng vay mà không có khả năng chi trả.
Để quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản phải thu thì điều quan tâm trước tiên của các nhà quản trị doanh nghiệp là phải quả lý chặt khoản phải thu khách hàng, có nghĩa là phải đưa ra chính sách bán hàng và thu hồi nợ hợp lý để kích thích khách hàng thanh toán nhanh, tránh bị chiếm dụng vốn. Mặt khác, công ty cũng nên cân nhắc việc trả tiền trước cho người bán, cũng như nhanh chóng làm thủ tục để xin hoàn thuế và quản lý chặt các khoản phải thu khác.
2.2.1.4. Hàng tồn kho của công ty
Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến ra một cách thường xuyên và liên tục. Hàng tồn kho ở công ty bao gồm: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất; chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; thành phẩm sản xuất; hàng hoá nhập khẩu và mua trong nước để bán.
Công ty chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về Việt Nam tức là nhập khẩu các công nghệ máy móc thiết bị từ nước ngoài về để tiêu thụ. Do đó công ty rất quan tâm đến việc dự trữ hàng hóa cho kinh doanh, cho quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra liên tục. Tuy nhiên việc dự trữ hàng hóa quá cao có thể gây ra tình trạng ứ đọng vốn cho công ty. Để khắc phục tình trạng này hàng năm công ty đã cố gắng để làm giảm tỷ trọng này xuống, năm 2005 tỷ trọng này là 64,68%, sang năm 2006 giảm xuống 40,32% còn 24,36% giá trị giảm khoảng 9 tỷ, năm 2007 tiếp tục giảm 4,2% còn 20,16% , tuy nhiên giá trị tăng khoảng 48 tỷ đồng. Qua bảng 2.9 cho thấy hàng tồn kho của công ty chủ yếu là hàng hóa. Hàng hoá của công ty bao gồm hàng hóa nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài và hàng hóa mua của các đơn vị trong nước để bán lại. Cụ thể, năm 2005,2006 hàng hóa chiếm 100% tổng giá trị hàng tồn kho.
Bảng 2.9: Hàng tồn kho của công ty
Đvt:1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1.Hàng hóa
27139242
100
18082781
100
24087831
36,63
2.Hàng gửi bán
0
0
0
0
41088228
62,48
3.CF SXKDD
0
0
0
0
581647
0,89
4.DPGG HTK
0
0
0
0
0
Tổng cộng
27139242
100
18082781
100
65757707
100
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005 - 2007của công ty)
Năm 2007 hàng hóa tồn kho giảm xuống còn 36,63%, do lượng hàng gửi bán tăng lên 62,48%. Tuy nhiên giá trị hàng hóa tồn kho tăng so với năm 2006 khoảng 6 tỷ. Trị giá hàng tồn kho lớn giúp công ty luôn cung ứng hàng hóa kịp thời cho hoạt động kinh doanh. Nhưng hàng tồn kho là hàng hóa có tính thanh khoản không cao, dễ xảy ra tình trạng tồn kho ứ đọng. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định được lượng tồn kho hợp lý và sử dụng chúng có hiệu quả.
Bảng 2.10: Hệ số vòng quay hàng tồn kho
Đvt: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh thu thuần
104165983
125327264
329702161
Hàng tồn kho bình quân
38977485
22611011,5
41920244
Vòng quay hàng tồn kho (vòng)
2,7
5,5
7,8
Chu kỳ lưu kho( ngày)
135
65
46
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005 - 2007của công ty)
Vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2005 là 2,7 vòng tương ứng với chu kỳ lưu kho là 135 ngày, năm 2006 vòng quay hàng tồn kho là 5,5 vòng tăng 2,8 vòng so với năm 2005 đồng thời chu kỳ lưu kho giảm tương ứng xuống còn 65 ngày. Sang năm 2007 vong quay hàng tồn kho tăng thêm 2,3 vòng so với năm 2006 đạt mức 7,8 vòng, chu kỳ lưu kho giảm xuống còn 46 ngày. Có thể thấy năm 2005 hàng tồn kho của công ty được sử dụng kém hiệu quả nhất do chu kỳ lưu kho ở mức cao nhất( 135 ngày), tiếp đến là năm 2006 (65 ngày), thấp nhất là năm 2007(46 ngày). Năm 2006,2007 tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho cũng khá nhanh cho thấy hiểu quả sử dụng hàng tồn kho cao góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho trong tổng tài sản lưu động. Để nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho công ty cũng cần quan tâm hơn đến việc bảo quản và luân chuyển hàng tồn kho.
2.2.3.4. Chính sách tài trợ tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần tập đoàn HiPT được tài trợ từ hai nguồn chính đó là nguồn vốn huy động từ bên trong và nguồn vốn huy động từ bên ngoài doanh nghiệp. Nếu công ty huy động được nguồn vốn lớn từ nhiều nguồn khác nhau mà trình độ quản lý và sử dụng kém thì dễ dẫn đến thất thoát vốn, không có khả năng hoàn trả. Ngược lại, nếu công ty có nhu cầu sử dụng một lượng vốn nhất định để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh mà không tìm được nguồn tài trợ thích hợp thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của công ty.
Nguồn vốn huy động từ bên trong công ty:
Qua bảng ta thấy nguồn vốn huy động từ bên trong công ty tương đối lớn và tăng nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2005 nguồn vốn chủ sở hữu là 14,5 tỷ chiếm 14,24% tổng nguồn vốn sang năm 2006 đã tăng lên mức 36,7 tỷ chiếm 25,88% tổng nguồn vốn, tăng 22,2 tỷ đồng thời tăng 11,64% so với năm 2005.
Bảng 2.11: Bảng cơ cấu vốn
Đvt: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Vốn tự có
14534109
14,24
36769565
25,88
294923767
68,32
Vốn vay
41209020
40,37
44531505
31,34
66549349
15,42
NV chờ TT
46330947
45,39
60773390
42,78
70221284
16,26
Tổng
102074076
100
142074460
100
431694400
100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005- 2007 của công ty)
Năm 2006 mức vốn tăng mạnh đạt mức 294,9 tỷ chiếm 68,32% tổng nguồn vốn, về giá trị nó gấp 8 lần năm 2006 và khoảng 20 lần năm 2005. Có thể nói đây là mức tăng đột biến sở dĩ có điều này là do năm 2007 mức thặng dư vốn cổ phần tăng nhanh. Nhận thấy tiềm năng phát triển của công ty các cổ đông đầu tư mạnh làm tăng vốn chủ sở hữu.
Nguồn vốn huy động từ bên ngoài công ty
Nguồn vốn huy động từ bên ngoài công ty thường gồm hai phần chính đó là nguồn vốn vay và nguồn vốn chờ thanh toán hay còn gọi là nguồn vốn huy động từ các khoản nợ phải trả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Nguồn vốn vay:
Căn cứ vào hoạt động thực tế của công ty cổ phần tập đoàn HiPT nguồn vốn vay bao gồm: vay ngắn hạn ở các ngân hang thương mại, vay dài hạn để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh.
Bảng 2.12: Cơ cấu vốn vay
Đvt: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Sổ tiền
%
Sổ tiền
%
Sổ tiền
%
Vay ngắn hạn
35250000
85,54
40772485
91,56
64990329
97,66
Vay dài hạn
5959020
14,46
3759020
8,44
1559020
2,34
Tổng
41209020
100
44531505
100
66549349
100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005 - 2007 của công ty)
Theo bảng 2.12 trên có thể dễ dàng nhận thấy qua các năm thì nguồn vốn vay ngắn hạn tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn vay. Năm 2005 vốn vay của công ty là 41,2 tỷ đồng thì nguồn vốn vay ngắn hạn là 35,2 tỷ chiếm 85,54% tổng nguồn vốn vay, vay dài hạn chiếm 14,46%. Năm 2006 mức vốn vay tăng lên mức 44,5 tỷ hơn năm 2005 3,3 tỷ , trong đó vay ngắn hạn là 40,7 tỷ chiếm 91,56% tăng 6,02% so với năm 2006, mức vay dài hạn chỉ đạt 3,7 tỷ chiếm 8,44% tổng vốn vay. Sang năm 2007 mức vay dài hạn giảm đáng kể chỉ còn chiếm 2,34% , hầu như vốn vay là vay ngắn hạn với 97,66% tăng 6,01% so với năm 2006. Tổng mức vốn vay cũng tăng 22 tỷ đạt mức 66,5 tỷ. Do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên nguồn vốn vay tăng lên để đáp ứng nhu cầu đó.
+ Nguồn vốn chờ thanh toán:
Nguồn vốn này bao gồm các khoản nợ phải trả từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa đến hạn trả như: các khoản phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải nộp ngân sách, các khoản lương thưởng phải trả công nhân viên, các khoản phải trả khác.
Bảng 2.13: Cơ cấu nguồn vốn chờ thanh toán
Đvt: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Phải trả người bán
20217369
43,64
20393263
33,56
26998445
38,45
Người mua trả trước
4549401
9,82
3314774
5,45
11452681
16,31
Thuế phải nộp NS
271503
0,59
1445666
2,37
5676900
8,08
Phải trả nhân viên
0
127674
0,21
442124
0,63
Phải trả khác
21292675
45,95
35492013
58,41
25651134
36,53
Tổng
46330948
100
60773390
100
70221284
100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005 - 2007 của công ty)
Theo bảng trên cho thấy trong năm 2005 nguồn vốn chờ thanh toán là 46,3 tỷ đồng; sang năm 2006 là 60,7 tỷ đồng tăng 14,4 tỷ đồng. Chỉ tiêu này cũng tăng trong năm 2007 với mức 70,2 tỷ đồng tăng 9,5 tỷ đồng so với năm 2006 và tăng 23,9 tỷ đồng so với năm 2005.
Là doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nên quá trình kinh doanh phát sinh rất nhiều các hoạt động, các khoản chi phí. Chính vì thế các khoản phải trả khác của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn chờ thanh toán. Năm 2005 các khoản phải trả khác là 21,3 tỷ chiếm 45,95%, tiếp theo là khoản phải trả người bán 43,64%, các khoản người mua trả trước 9,82%, các khoản phải trả nhà nước ít nhất chỉ chiếm 0,59%. Các khoản phải trả khác trong năm 2006 cao nhất đạt mức 35,5 tỷ đồng cao hơn năm 2005 14,2 tỷ đồng và năm 2007 là 9,9 tỷ đồng, chiếm 58,41% trong tổng nguồn vốn chờ thanh toán. Kế đến là khoản phải trả người bán chiếm 33,56%, người mua trả trước chiếm 5,45%, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước chiếm 2,37%, khoản phải trả công nhân viên tỷ lệ không đáng kể 0,21%. Năm 2007 phải trả cho người bán là 25,6 tỷ chiếm 36,53%. Các khoản khác tăng, cụ thể, phải trả người bán chiếm 38,45%, người mua trả trước 16,31%, thuế phải nộp ngân sách chiếm 8,08%, các khoản phải trả cán bộ công nhân viên tăng lên mức 0.63%.
Đây là nguồn vốn mà công ty chiếm dụng của các đối tác, nếu công ty có chính sách sử dụng nguồn vốn này hợp lý thì rất có lợi; ngược lại sẽ dẫn đến mất cân đối trong thanh toán và rất nguy hiểm vì công ty không có đủ tiền để thanh toán cho các khoản nợ đến hạn.
Vốn lưu động ròng:
2.14: Vốn lưu động ròng
Đvt: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tài sản ngắn hạn
41955759
74267310
326189093
Nợ ngắn hạn
81580947
101545875
135211613
Vốn lưu động ròng
-39625188
-27278565
190977480
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2005 - 2007 của công ty)
Theo bảng trên cho thấy vốn lưu động ròng của công ty qua hai năm 2005,2006 đều nhỏ hơn 0. Điều này không tốt vì vốn lưu động ròng âm tức là tài sản ngắn hạn của công ty không đảm bảo tài trợ cho các khoản nợ đến hạn trả. Cụ thể vốn lưu động ròng của công ty năm 2005 là -39,6tỷ, năm 2006 tăng lên mức -27,2 tỷ. Việc vốn lưu động ròng âm sẽ dẫn đến khó khăn trong khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến hoạt động cũng như uy tín của công ty. Trong năm 2007 vốn lưu động ròng của công ty không những lớn hơn 0 mà còn ở mức cao đạt mức 190,9 tỷ đồng. Cung với việc mở rộng quy mô kinh doanh, nguồn vốn đầu tư vào công ty tăng nhanh điều này làm tăng nhanh chóng lượng tài sản ngắn hạn của công ty. Mức nợ ngắn hạn cũng tăng tuy nhiên tốc độ và quy mô ít hớn so với tài sản ngắn hạn, đó là nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn lưu động ròng tăng đột biến trong năm 2007.
Hiện tại công ty chưa có kế hoạch để xác định nhu cầu vốn ngắn hạn thường xuyên cho dài hạn mà chủ yếu xác định dựa vào kinh nghiệm, nghĩa là căn cứ vào số liệu thực hiện của năm trước sau đó nhân với tỷ lệ phát triển chung của doanh nghiệp để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.
Số vốn lưu động bị thiếu hụt có thể để bù đắp bằng việc đi vay, tuy nhiên việc này phát sinh lãi vay và tăng chi phí sử dụng vốn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty.
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần tập đoàn HIPT
2.3.1. Kết quả đạt được
Qua kết quả phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT ở trên cho phép em đưa ra những nhận xét như sau:
- Khả năng thanh toán lãi vay ở mức cao qua từng năm, trong 2 năm 2006 và 2007 đều trên 10%. Các khoản vay tăng nhưng đồng thời lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng cao qua các năm nên đáp ứng tốt khả năng thanh toán lãi vay.
Lượng vốn bằng tiền cao cho phép công ty chủ động trong việc mua hàng trả tiền ngay để hưởng chiết khấu thanh toán và cũng đảm bảo tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn. Nếu lượng vốn bằng tiền cao hơn nhu cầu sử dụng thường xuyên thì công ty nên nhanh chóng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh để tăng quay vòng vốn, tạo lợi nhuận và tránh tình trạng ứ đọng vốn.
- Doanh thu của công ty tăng cao qua từng năm làm cho các khoản nợ phải thu tăng cao, vòng quay các khoản phải thu là rất cao
- Khả năng sinh lời của tài sản qua các năm đều lớn hơn 0 chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả, lợi nhuận luôn dương do đó có thể nói tài sản của công ty được hiệu quả.
- Vòng quay tài sản ngắn hạn của công ty tăng khá cao trong năm 2006, các năm khác tỷ lệ này đạt mức 1.65 lần. Có được kết quả đó là do công ty có chính sách sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Là một công ty cổ phần, hoạt động trong nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh cao, ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên công ty đã tỏ ra bản lĩnh kinh doanh trong việc đưa công ty ngày càng phát triển, tận dụng tối đa các nguồn lực để từng bước khẳng định vị thế của mình.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh các kết quả đạt được công ty cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định đó là hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn còn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của công ty, biểu hiện ở các mặt sau:
- Hệ số thanh toán hiện hành của công ty không ổn định qua các năm công ty không phải lúc nào cũng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Có những năm hệ số thanh toán nhỏ hơn 1 có những năm hệ số này lại quá cao
- Hệ số thanh toán nhanh của công ty thấp, công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ.
- Công ty duy trì một số dư ngân quỹ hàng năm với tỷ lệ rất lớn cho nên vốn bị ứ đọng, châm luân chuyển và rất lãng phí. Do đó, để vốn được sử dụng có hiệu quả hơn thì công ty nên duy trì một số dư ngân quỹ hợp lý sao cho đủ để thanh toán, phần còn thừa nên có kế hoạch đầu tư vào chứng khoán hoặc nhanh chóng đưa vào sản xuất kinh doanh.
- Doanh thu của công ty tăng cao qua các năm kéo theo các khoản phải thu của khách hàng tăng. Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản lưu động của công ty, hằng năm đều lớn hơn 29%. Nếu các khoản phải thu khách hàng có một tỷ lệ nợ quá hạn hay nợ khó đòi thì vốn của công ty bị chiếm dụng do đó công ty nên có chính sách thu tiền thích hợp để hạn chế tối đa bị chiếm dụng vốn.
- Hàng tồn kho chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, hàng hoá tồn kho chiếm tỷ trọng rất cao nếu bảo quản không tốt hàng hoá sẽ kém chất lượng, khó tiêu thụ sẽ dẫn đến tình trạng bị ứ đọng vốn thì khả năng luân chuyển chúng thành tiền là rất chậm.
- Chi phí sử dụng vốn cao vì công ty phải huy động vốn thêm từ nhiều nguồn khác nhau để đầu tư
- Kết cấu tài sản ngắn hạn của công ty chưa hợp lý, cụ thể là hàng tồn kho và các khoản phải thu quá cao trong tài sản ngắn hạn. Mặt khác, cơ cấu của tài sản cũng chưa hợp lý cụ thể là tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao so với tài sản cố định làm cho hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cũng như doanh lợi vốn lưu động chưa cao và thấp hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức của lãnh đạo công ty về công tác quản lý tài sản ngắn hạn chưa thật tốt, từ đó làm cho công tác tổ chức quản lý mang tính khoa học chưa cao, làm giảm hiệu quả sử dụng của tài sản ngắn hạn.
- Chính sách quản lý tài sản chưa phù hợp, chưa có quy định rõ ràng trong việc phân cấp tài sản để quản lý làm cho hiệu quả sử dụng của tài sản không cao.
- Hệ thống thông tin quản lý chưa đảm bảo yếu tố cập nhật thường xuyên, chưa đảm bảo tính hệ thống và chính xác. Những hạn chế trên đây cho thấy trình độ quản lý của công ty là không tốt. Hiện nay phòng tài chính và phòng kế toán nhập làm một, các nghiệp vụ tài chính đều do các kế toán thực hiện mà họ lại không có chuyên môn sâu về lĩnh vực tài chính gây ra sự quá tải trong công việc và giảm chất lượng công tác tài chính. Có thể nói đây là nguyên nhân chính tác động đến việc sử dụng không hiệu quả các loại tài sản lưu động.
Do khâu thẩm định chưa tốt và việc kiểm soát cấp tín dụng thương mại quá nhiều mà không hiệu quả làm cho khoản phải thu của công ty quá cao. Công ty chưa xác định được nhu cầu dự trữ một cách hợp lý đối với hàng nhập khẩu.
Hiện nay vốn của công ty chủ yếu là vốn đi vay bao gồm cả vay dài hạn và vay ngắn hạn. Xét một khía cạnh nào đó thì các khoản vay dài hạn đã đến hạn trả cũng trở thành vay ngắn hạn, do đó yêu cầu đặt ra đối với công ty là phải hạch toán kinh doanh hết sức cẩn thận nếu không sẽ gặp rủi ro.
Các nhà quản lý cần nâng cao trình độ để ra quyết định về việc lựa chọn cơ cấu nguồn vốn tài trợ hợp lý vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa phải an toàn.
Tín dụng thương mại là một chính sách quan trọng giúp công ty có thể giành thắng lợi trong cạnh tranh, việc cấp tín dụng thương mại sẽ thu hút được nhiều khách hàng nhưng hiện nay chính sách này chưa được công ty quan tâm nhiều đến. Để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận công ty đã cấp tín dụng thương mại một cách tràn lan dẫn đến tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn lớn.
Công ty không có đội ngũ cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực thẩm định tài chính và kiểm soát khách hàng nên không theo dõi được các khoản phải thu dẫn đến các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản lưu động, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi cao.
Trong những năm qua đầu tư ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ, đầu tư chứng khoán các năm đều bằng 0. Do thị trường chứng khoán ở Việt Nam chưa phát triển hơn nữa công ty chưa có cán bộ am hiểu về những ưu điểm về thị trường chứng khoán nên không dám mạnh dạn đầu tư vào.
Công ty đã nắm giữ một lượng vốn bằng tiền rất lớn để đảm bảo khả năng thanh toán gây ra sự lãng phí, và công ty mất đi chi phí cơ hội nếu đầu tư vào một dự án nào đó.
Hệ thống kênh phân phối sản phẩm và bộ phận marketing của công ty mới được thành lập nên các hoạt động marketing và các hình thức xúc tiến bán hàng chưa phát triển. Do vậy hiệu quả hoạt động bán hàng của công ty còn yếu, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao.
Nguyên nhân khách quan
- Do thị trường công nghệ thông tin của nước ta còn non trẻ và đang ở rạng tiềm năng chứ chưa phát triển thực sự
Một trong những thách thức chung hiện nay là nguồn kinh phí nhở giọt, khó tạo điều kiện cho ngành CNTT- VT có lực để cất cánh thực sự
Sự phát triển của thị trường kèm theo sự ra đời của các công ty tin học trong và ngoài nước, làm cho thị trường đã nhỏ lại nhiều đối thủ cạnh tranh.
Xuất nhập khẩu Cơ chế chính sách tạo ra hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động, các doanh nghiệp phải tuân theo những quy định mà pháp luật ban hành. Tuy nhiên luật ban hành của Nhà nước còn chưa hoàn chỉnh, thường xuyên sửa đổi tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việt nam chưa hình thành được các giải pháp đồng bộ về thị trường, công nghệ, đầu tư để hỗ trợ cho các hoạt động thâm nhập thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp như các quyết định về thuế xuất nhập khẩu, thủ tục xuất nhập cảng của chúng ta còn rườm rà, phức tạp. Bên cạnh đó sự thiếu nghiêm minh, đồng bộ của hệ hệ thống pháp luật đã gây không ít khó khăn cho công ty
Thị trường tài chính chưa phát triển, chưa tạo điều kiện quản lý tài sản lưu động hiệu quả, cho nên việc huy động vốn thông qua thị trường tài chính vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó hoạt động không hiệu quả của các công ty chứng khoán đã làm cho công ty không tin tưởng để đầu tư chứng khoán. Điều đó đã hạn chế khả năng huy động vốn để đa dạng hoá cơ cấu nguồn vốn của công ty. Công ty mới chỉ huy động được từ nguồn ngân sách Nhà nước, vay ngân hàng, tín dụng thương mại... chứ chưa có cơ hội để áp dụng các hình thức huy động vốn mới như phát hành trái phiếu, mua bán nợ trên thị trường chứng khoán...
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HiPT
3.1. Định hướng phát triển của công ty cổ phần tập đoàn HiPT
Thế giới đang đứng trước xu hướng công nghệ thông tin và toàn cầu hoá trong đó thế giới ngày càng gắn kết với nhau thành một thị trường toàn cầu và một ngôi làng chung, trong đó tất cả các quốc gia, dân tộc đều có thể tham gia vào thị trường toàn cầu hoá và mạng thông tin. Kỷ nguyên toàn cầu hoá ngày nay được xây dựng nhờ công nghệ thông tin và viễn thông. Sự hiện diện và các chuyến viếng thăm, làm việc, mở các trung tâm sản xuất, dịch vụ của các đại gia CNTT như Microsoft, intel, IBM, Google, Ebay…là một điểm nhấn trong thời gian qua. Một sự kiện cũng rất đáng quan tâm là việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, cùng với việc chính thức tham gia toàn diện vào hiệp định ITA với lộ trình giảm thuế cho các sản phẩm dịch vụ CNTT.
Đối với thị trường Việt Nam, trong đó sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và những xu hướng công nghệ và toàn cầu hoá, ngành công nghệ thông tin và viễn thông cũng đang ở giai đoạn phát triển vũ bão với tốc độ phát triển gấp nhiều lần so với tốc độ phát triển chung của thế giới. Hàng loạt các văn bản, chính sách từ chỉ thị của TW Đảng, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng cho đến các văn bản của các Bộ, Ngành, địa phương đã ra đời với nhiều chính sách ưu đãi và các biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển ngành công nghiệp phần mềm.
Trước tình hình đó công ty cổ phần đã đưa ra các chiến lược phát triển để tăng doanh thu
Mục tiêu dài hạn: Đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh.
Bên cạnh các lĩnh vực truyền thống là công nghệ phần cứng và phần mềm, từng bước thâm nhập và khẳng định chỗ đứng trong các lĩnh vực khác như: đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, giải pháp mạng tổng thể. Trở thành tập đoàn truyền thông – tin học có uy tín tại Việt Nam và hướng ra thị trường quốc tế với định hướng: tư vấn, cung cấp và thực hiện các giải pháp, dịch vụ công nghệ cho các hệ thống lớn của khách hàng. Đảm bảo luôn đáp ứng hữu hiệu nhất cho khách hàng các yêu cầu về CNTT theo phương châm:" Công nghệ tiến tiến, giải pháp phù hợp".
Mục tiêu ngắn hạn: Xây dựng thị trường tin học trong nước. Tập trung cung cấp các thiết bị phần cứng, phần mềm… kèm theo các giải pháp tổng thể cho các hệ thống nói trên, đảm bảo doanh thu Công ty tăng nhanh trong các năm tiếp theo. Tạo ra lợi nhuận từ hoạt động cung cấp giải pháp, phân phối máy tính và trang thiết bị mạng. Cụ thể, kế hoạch 2007 – 2010 như sau:
Các sản phẩm và dịch vụ chính
+ Giải pháp : Là nhà phân phối chính thức cho sản phẩm mạnh nhất của mỗi thị trường chính.
+ Phần cứng: Là nhà phân phối được lựa chọn một số sản phẩm cạnh tranh nhất
Khách hàng
+ Thị trường chính: Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm(Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng thương mại, các Công ty Bảo hiểm, Công ty Chứng khoán và các tổ chức tài chính).
+ Thị trường tiềm năng: Hàng không, viễn thông.
+Thị trường quân tâm: Giáo dục, Chính phủ, Y tế.
Doanh số kế hoạch trong giai đoạn 2008-2010: Doanh số ước tính hết năm 2007 là 400 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, Tập đoàn xác định doanh số cho từng năm trong giai đoạn 2008-2010 lần lượt là 600, 1000 và 1300 tỷ đồng. Trong đó, mảng giải pháp chiếm 30% tổng doanh số, hàng năm tăng 20%-30%. Tỷ lệ lãi gộp/ Doanh số của mảng giải pháp ước tính từ 30%-40%, của sản phẩm tin học khác là 8%- 10%.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần tập đoàn HiPT.
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một trong những biểu hiện của năng lực sản xuất kinh doanh, là thước đo so sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang lại cho công ty. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn luôn là mục tiêu hướng tới của công ty cổ phần tập đoàn HiPT. Xuất phát từ việc đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn, cùng với định hướng phát triển trong thời gian tới em xin trình bày một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại côn ty cổ phần tập đoàn HiPT.
3.2.1. Nâng cao vai trò của lãnh đạo công ty về công tác quản lý tài sản ngắn hạn
Xuất phát từ đặc điểm của ngành tin học, cho nên công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, đồng thời để công ty hoàn thành trách nhiệm trong việc ổn định và thúc đẩy ngành công nghệ thông tin nước nhà phát triển. Do đó, lãnh đạo công ty cần quan tâm đúng mức tới công tác quản lý tài sản ngắn hạn, từ đó có sự đầu tư thoả đáng nhằm tổ chức nghiên cứu các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty hơn nữa.
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý tài sản ngắn hạn
Trong các năm qua công ty cổ phần tập đoàn HiPT chưa lập kế hoạch đề xác định lượng tài sản ngắn hạn sử dụng thường xuyên cho dài hạn mà thực tế lượng tài sản ngắn hạn được xác định dựa vào kinh nghiệm là chính, nghĩa là căn cứ vào số liệu của năm trước để ước tính cho năm sau nếu thiếu hụt thì đi vay để bổ sung. Cho nên, đôi khi công ty sẽ không chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh do thiếu hụt vốn hoặc thừa vốn ngắn hạn mà không biết đầu tư vào đâu dẫn đến lãng phí nên hiệu quả đem lại không cao.
Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty cổ phần tập đoàn HiPT đã lập kế hoạch xác định nhu cầu tài sản ngắn hạn sử dụng thường xuyên cho dài hạn để có kế hoạch tài trợ thích hợp nhằm tránh trường hợp bị thiếu hụt hoặc dư thừa.
3.2.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ngân quỹ
Hiên tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT đang áp dụng mô hình xác định lượng ngân quỹ cần thiết dựa vào kinh nghiệm chứ chưa có chính sách quản lý tiền mặt cụ thể nào cũng như chưa lập kế hoạch sử dụng ngân quỹ cho dài hạn do đó còn nhiều hạn chế trong việc quản lý ngân quỹ của công ty. để cho ngân quỹ được sử dụng hiệu quả hơn công ty nên: Ban tài chính nên lập kế hoạch thu chi để xác định nhu cầu chỉ tiêu và nguồn thu tiền tương ứng. Kế hoạch thu chi nên chi tiết cho từng ngày, tuần, tháng, quý và năm; kế hoạch thu chi càng chi tiết thì lượng tiền mặt được xác định có độ chính xác càng cao và nên có sự tham gia của các bộ phận, phòng ban liên quan để có độ khách quan cao. Mục đích của việc lập kế hoạch thu chi là nhằm cân đối khả năng chi trả, giảm các chi phí liên quan và làm tăng tính luân chuyển của tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đưa ra quy định quản lý ngân quỹ thống nhất cho toàn bộ công ty, có kế hoạch điều chuyển ngân quỹ kịp thời giữa các chi nhánh nếu có sự dư thừa hay thiếu hụt ngân quỹ tại nơi nào đó. Nên xây dựng một hệ thống thông tin liên lạc trực tuyến trong toàn công ty để nắm bắt thông tin về ngân quỹ kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản lý ngân quỹ hiệu quả hơn.
- Là công ty cổ phần, công ty cổ phần tập đoàn HiPT nên có kế hoạch cụ thể để niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và tổ chức hoạt động đầu tư ngân quỹ chung nhằm tập trung hoá và chuyên môn hoá hoạt động đầu tư ngân quỹ.
- Hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra nhiều nơi nên việc xác định lượng tiền mặt tối ưu là rất khó khăn vì ở mỗi nơi có đặc thu riêng. Công ty cổ phần tập đoàn HiPT có lượng tồn quỹ lớn và giao động phức tạp nên có thể áp dung mô hình quản lý tiền mặt Miller Orr để xác định lượng tiền cần thiết đáp ứng cho nhu cầu thanh toán của công ty. Theo mô hình này, nếu lượng tiền mặt thấp hơn so với lượng dự trữ tối ưu thì công ty bán chứng khoán để bổ sung tiền vào, ngược lại nếu lượng tiền mặt dư thừa thì công ty nên đầu tư vào chứng khoán để tránh tình trạng tiền bị ứ đọng không sử dụng.
3.2.2.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản dự trữ
Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên và liên tục. Tỷ trọng của hàng tồn kho lớn giúp cho công ty luôn chủ động trong việc cung ứng nguyên vật liệu, hàng hoá kịp thời cho kinh doanh nhưng nếu tỷ trọng quá lớn sẽ dễ bị dư thừa, ứ đọng và lãng phí; còn nếu dự trữ ít quá sẽ làm cho qua trình kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là bộ phận liên quan đến nhập khẩu. Lượng hàng tồn kho này gây ứ đọng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân chính là do công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại của công ty còn chưa tốt. Trong cơ cấu hàng tồn kho thì hàng hóa hàng gửi bán và thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn. Đây là khó khăn rất lớn cho công ty trong việc đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho.
Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho công ty cổ phần tập đoàn HiPT nên:
Làm tốt công tác dự báo thị trường để xác định lượng hàng tồn kho phù hợp cho từng chủng loại nguyên vật liệu, hàng hoá nhằm cung ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh tránh trường hợp bị thiếu hụt hay dư thừa gây ra lãng phí. Công ty cần phải có kế hoạch nhập khẩu một cách hợp lý, trước khi nhập khẩu cần tìm hiểu nhu cầu thị trường cần gì số lượng nhiều hay ít từ đó nhập khẩu cho phù hợp. Điều quan trọng là công ty xác định được loại hàng nhập khẩu, quy mô thời điểm nhập khẩu. Loại hàng nhập khẩu là loại hàng mà thị trường đang thiếu, vắng hoặc có nhu cầu bắt buộc Như vậy, để tăng khả năng tiêu thụ hàng tồn kho, công ty cần chọn thời điểm nhập hàng là lúc nhu cầu ở thời kỳ phát triển và cung trong nước còn hạn chế.
- Quản lý tập trung dự trữ hàng tồn kho tại kho chính của công ty, tránh phân tán tại các cửa hàng, các xưởng sản xuất dẫn tới ứ đọng và lãng phí. Xây dựng cơ số tồn kho hàng hoá cho các chi nhánh, các cửa hàng hợp lý. Đưa ra biện pháp quản lý hàng tồn kho phù hợp để tránh mất mát, lãng phí, mất phẩm chất dẫn đến làm thiệt hại hàng tồn kho.
- Xác định định mức tiêu thụ hàng hoá để làm cơ sở xây dựng định mức dự trữ hàng hóa cần thiết cho kinh doanh.
- Nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất trong nước phát triển để dẫn thay thế hàng ngoại nhập, tiến tới sử dụng toàn diện nguyên liệu trong nước để sản xuất ra những mặt hàng mang tính dặc thù của công ty cổ phần cổ phần tập đoàn HiPT nhằm cạnh tranh với các đối tác trong và ngoài nước.
- Áp dụng mô hình quản lý hàng tồn kho theo mô hình EOQ có nghĩa là công ty phải giảm thiểu tới mức thấp nhất chi phí cho dự trữ. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương pháp quản lý được áp dụng trong một số loại dự trữ nào đó của công ty và phải kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác mới đạt được hiệu quả cao.
- Các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phải được tập hợp kịp thời cho từng loại sản phẩm, nhanh chóng kết chuyển vào giá thành sản phẩm nếu chúng được sản xuất hoàn thành, rút ngắn thời gian nằm ở khâu sản phẩm dở dang và nhanh chóng đưa vào lưu thông từ đó rút ngắn thời gian lưu kho.
- Công ty nên trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo tỷ lệ thích hợp để đề phong giảm giá hàng tồn kho và để tránh biến động lớn có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.2.2.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải thu
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các khoản phải thu phát sinh như là một tất yếu khách quan. Một trong các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản phải thu thì chính sách tín dụng thương mại có tác động lớn nhất, nó không những ảnh hưởng trực tiếp đế quy mô của các khoản phải thu mà còn làm tăng doanh thu, giảm chi phí hàng tồn kho. Tín dụng thương mại đem đến cho công ty nhiều lợi thế nhưng cũng gặp không ít rủi ro do bán chịu hàng hoá. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải thu, công ty nên:
- Thực hiện phân tích và cho điểm tín dụng đối với từng khách hàng, từ đó đưa ra chính sách bán hàng phù hợp như: thời hạn nợ, mức dư nợ, chính sách giá để nhằm rút ngắn tối đa tuổi nợ của các khoản phải thu.
- Tổ chức quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, phân công trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp trong việc đưa ra quyết định bán chịu, đồng thời có chế độ báo cáo giám sát để tránh rủi ro trong quá trình theo dõi và quản lý thu hồi nợ.
- Xây dựng hạn mức bán chịu tối ưu cho toàn công ty và cho từng đối tượng khách hàng. Đưa ra chính sách kiểm soát nợ để nắm bắt kịp thời các thông tin về con nợ, chính sách thu hồi nợ, phạt tiền, đưa ra toà án nếu như khách hàng cố tình không trả nợ.
- Công ty nên có chính sách chiết khấu thương mại thích hợp để kích thích khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc thanh toán đúng hạn khi mua hàng nhằm thu hồi vốn nhanh và góp phần làm tăng doanh thu, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hàng hoá được tiêu thụ nhiều hơn.
- Công ty nên sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi nợ để theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, đồng thời phải xác định số dư các khoản phải thu theo đối tượng khách hàng để xem khách hàng đó có số dư vượt quá mức dư nợ cho phép thì thu hồi ngay.
- Thường xuyên cử cán bộ độc lập với kế toán công nợ xác minh đối chiếu nợ nhằm cảnh giác trường hợp cán bộ thu nợ thông đồng với khách hàng để kéo dài thời gian trả nợ hoặc chiếm dụng các khoản nợ đã thu tiền rồi.
- Trường hợp phát sinh nợ quá hạn xảy ra công ty nên áp dụng các biện pháp mềm dẻo để yêu cầu khách hàng trả nợ như: cử cán bộ đến trực tiếp làm việc, điện thoại, fax hay gửi thư điện tử yêu cầu trả nợ với nội dung tế nhị và thân thiện.
- Khi có các khoản nợ khó đòi xảy ra công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau:
+ Ngừng ngay việc bán hàng, chủ động cử cán bộ thu nợ đến trực tiếp làm việc hoặc gửi thư yêu cầu trả nợ, yêu cầu khách hàng xác nhận thời hạn thanh toán và số tiền có thể thanh toán từng lần để làm cơ sở pháp lý sau này.
+ Nếu các biện pháp trên được áp dụng vài lần mà khách hàng không thanh toán nợ thì công ty nên đơn nhờ toà án can thiệp căn cứ vào điều kiện quy định trong hợp đồng.
Ưu điểm của việc này là thu hồi được nợ quá hạn, rút ngắn chu kỳ nợ của khách hàng, hạn chế bị chiếm dụng vốn, tránh để xảy ra các khoản nợ phải thu khó đòi, giúp tăng tính luân chuyển của vốn lưu động. Nhưng cũng có những hạn chế nhất định là nếu biện pháp thu nợ của công ty không hợp lý sẽ dẫn đến mất khách hàng, tăng chi phí thu hồi nợ từ đó làm giảm doanh thu bán hàng.
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý
Nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy là rất cần thiết cho công ty tác quản lý của công ty. Nguồn thông tin cung cấp bao gồm: thông tin từ kế toán và thông tin từ bên ngoài.
- Thông tin kế toán
Là số liệu của các báo cáo tài chính phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. Các nhà quản trị doanh nghiệp dựa vào số liệu của các báo cáo tài chính đưa ra các quyết định kịp thời mang tính chiến lược cho công tác quản lý của mình hoặc đưa ra quyết định đầu tư cho các dự án phát triển công ty trong tương lai.
- Thông tin bên ngoài
Công ty có thể thu thập thông tin bên ngoài từ nhiều luồng khác nhau thông qua trên báo, đài, các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên mạng internet… để phục vụ cho công tác quản lý của mình. Khi thu thập thông tin bên ngoài cần phải tổng hợp, phân loại và chỉ chọn những thông tin hữu ích phục vụ cho công tác quản lý của công ty.
Sử dụng thông tin kế toán và thông tin bên ngoài để lập công tác kế hoạch hoá tài chính nhằm xác định nhu cầu vốn sử dụng thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong một thời hạn nhất định, nhất là vốn tài trợ cho tài sản lưu động.
Sử dụng thông tin bên ngoài để theo dõi giá thành của sản phẩm trên thị trường, theo dõi giá của đối thủ cạnh tranh để có chính sách thích hợp cho từng mặt hàng ở từng thời điểm khác nhau.
Mua thông tin chuyên ngành để phục vụ công tác lập dự báo cho kế hoạch sản xuất kinh doanh.
3.2.4. Giải pháp tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ
- Có chính sách tuyển dụng tốt, kế hoạch đào tạo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ để thu hút nguồn nhân lực có kiến thức, có kỹ năng và năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển mới của công ty.
- Thường xuyên cử cán bộ quản lý chủ chốt, nhất là cán bộ làm công tác tài chính kế toán đi học các lớp nâng cao kiến thức chuyên môn hoặc các lớp đào tạo ngắn hạn chuyên ngành để cập nhật kiến thông tin phục vụ cho công tác quản lý.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ nhân viên là vấn đề cần phải được ưu tiên. Bởi vì, khi trình độ của cán bộ nhân viên công ty được nâng cao, luôn được trau dồi những kiến thức mới thì hiệu quả trong công việc mang lại cao hơn.
3.2.5. Giải pháp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý
- Nâng cấp và phát triển các phần mềm tin học phục vụ cho công tác quản lý tài chính của công ty, ưu tiên phát triển các phần mềm phục vụ cho công tác nghiên cứu, dự báo thị trường như: thị trường hàng hoá, thị trường tài chính tiền tệ để tăng tính cạnh tranh về vốn của công ty với các đối thủ.
- Đầu tư nghiên cứu phát triển các công nghệ sản xuất
- Đầu tư phát triển cơ sở vật chất như các thiết bị máy tính, văn phòng làm việc, nhà xưởng, kho tàng theo hướng hiện đại tránh lạc hậu. Rà xoát lại danh mục tài sản, thiết bị quản lý đã lỗi thời, lạc hậu hêt giá trị sử dụng nhằm mục để xuất giải pháp là thanh lý, bán đấu giá để loại chúng ra khỏi danh mục tài sản hoặc đầu tư nâng cấp đối với những thiết bị, tài sản còn sử dụng được để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.
3.2.6. Một số giải pháp khác
- Nâng cao công tác tài trợ cho tài sản ngắn hạn từ đó tiết kiệm chi phí sử dụng vốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
- Đưa ra chính sách bán hàng thích hợp để tăng doanh thu. Từ đó làm tăng vòng quay vốn lưu động kéo theo làm giảm chi phí sử dụng vốn.
- Sử dụng các công cụ mới như: các quyền chọn mua bán được( trade Options ); hợp đồng giao sau ( Futues ); hoán đổi ( Swap) và hợp đồng kỳ hạn(Forward) vào công tác quản lý tài chính nhằm đạt hiệu quả cao hơn.
3.3. Kiến nghị
Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần tập đoàn HiPT, ngoài những giải pháp được trình bày ở trên em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ
Chính phủ cần tạo môi trường thuân lợi cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN, APEC và tổ chứcWTO, việc gia nhập này sẽ đem lại cho công ty nhiều cơ hội cũng như thách thức, các doanh nghiệp cho rằng thời điểm gia nhập WTO vào năm 2005 là thích hợp nhất. Như vậy có thể thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đã ý thức được tầm quan trọng của việc gia nhập WTO và đã sẵn sàng cho những bước chuẩn bị khi bước vào sân chơi rộng lớn này. Bước phát triển này tác động sâu sắc đến nền kinh tế chính trị nước ta. Thách thức này đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ cả lĩnh vực sản xuất, quản lý kinh doanh và quản lý nhà nước. Hiện nay hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa hoàn chỉnh, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Chính phủ nên sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là luật doanh nghiệp và luật thuế, tạo nên sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển. Tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển trong đó có thì trường chứng khoán.
Nhà nước cần ban hành các chính sách về tạo vốn. Nhà nước cần chú trọng trong việc vừa khuyến khích định hướng cho các hoạt động thu hút vốn và cung ứng vốn vừa tạo sức ép buộc doanh nghiệp phải tự lo lắng và tính toán các biện pháp huy động vốn sao cho vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán vừa đảm bảo khả năng sinh lợi của vốn. Bên cạnh đó Nhà nước cũng nên đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục vay vốn, tạo cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp Nhà nước.
3.3.2. Kiến nghị với bộ thông tin và truyền thông
Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet. Mở rộng thị trường công nghệ tin học. Cơ hội để phát triển kinh con người hướng tới mục tiêu xa hơn là phát triển kinh tế đất nước.
3.3.3. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội
Cần tạo điều kiện thuận lợi cho công ty cổ phần tập đoàn HiPT nhanh chóng tham gia thị trường chứng khoán để có điều kiện thu nguồn vốn đầu tư của các đối tác lớn trong và ngoài nước để mở rộng quy mô sản xuất, góp phần mang lại lợi ích cho thành phố.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn có vai trò hết sức quan trọng của các doanh nghiệp nói chung và của công ty cổ phần tập đoàn HiPT nói riêng.
Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn góp phần nâng cao công tác quản lý tài chính, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nói riêng không phải là vấn đề giải quyết ngày một ngày hai mà nó là mục tiêu phấn đấu lâu dài của công ty. Trong những năm qua công ty đã có nhiều cố gắng, tích cực vươn lên trong sản xuất kinh doanh, làm ăn có lãi. Nhưng gặp phải không ít những khó khăn về việc sử dụng tài sản lưu động sao cho có hiệu quả. Việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần tập đoàn HiPT trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang chuyển sang cơ chế thị trường có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Với phương pháp nghiên cứu khoa học được kết hợp giữa lý thuyết và thực tế chuyên đề đã đóng góp những vấn đề sau:
Hệ thống hoá các lý luận cơ bản về tài sản ngắn hạn và cách phân loại tài sản ngắn hạn làm cơ sở đưa ra biện pháp quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn.
Làm sáng tỏ những luận cứ khoa học và thực tiễn về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT trong thời gian qua nhằm xác định được yếu tố cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty.
Đánh giá, phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần tập đoàn HiPT một cách trung thực, khách quan; rút ra những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Đây là những vấn đề quan trọng làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty.
Để xuất một số giải pháp cơ bản có tính thiết thực để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, góp phần thúc đẩy mục tiêu phát triển của công ty cổ phần tập đoàn HiPT theo kế hoạch đã đưa ra.
Đưa ra một số kiến nghị có tính thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập đoàn HiPT.
Tuy nhiên đây là một vấn đề luôn được quan tâm của công ty đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực kinh tế và cũng đòi hỏi nhiều thời gian. Do trình độ cũng như thời gian còn hạn chế trong bài viết này không tránh khỏi sai sót và hạn chế nhất định. Em rất mong sự chỉ bảo của thầy giáo để đề tài được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Hải Sản(1998), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê.
Trường đại học kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản giáo dục.
Trường đại học kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình pháp luật kinh tế, Nhà xuất bản thông kê.
Luật doanh nghiệp 2005.
Vũ Duy Hào – Đàm Văn Nhuệ (1998), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê.
Công ty cổ phần tập đoàn HiPT, Báo cáo tài chính từ năm 2005 đến 2007
Công ty cổ phần tập đoàn HiPT, Định hướng phát triển giai đoạn 2008 đến 2010.
Nguyễn Thế Khải (1997), Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội
Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10816.doc