Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp

Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp MỤC LỤC Lời mở đầu. 2 Chương I: Tổng quan về Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp 5 1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty. 5 1.1.1: Những thông tin chung về Tổng công ty. 5 1.1.2: Sự ra đời của Tổng công ty. 5 1.1.3 Quá trình phát triển của Tổng công ty.6 1.2: Các lĩnh vực kinh doanh. 7 1.3: Cơ cấu sản xuất kinh doanh. 9 1.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 11 1.4.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý. 11 1.4.2: chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 12 1.5: Đặc điểm sản phẩm của Tổng công ty. 15 1.6: Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm 18 Chương II: Thực trạng công tác sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp 20 2.1:Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong 5 năm (2005– 2009)20 2.2: Qua bảng trên ta thấy. 24 2.3: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp. 25 2.3.1: Cơ cấu tài sản lưu động. 28 2.3.2: Nguồn hình thành vốn lưu động. 31 2.3.3: Cơ cấu vốn lưu động. 33 2.3.4: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 35 2.3.4.1: Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho. 35 2.3.4.2: Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân. 36 2.3.4.3: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 37 2.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác sử dụng vốn lưu động. 41 2.4.1: Nhân tố bên trong. 41 2.4.1.1: Chính sách sử dụng vốn. 41 2.4.2: Nhân tố bên ngoài42 2.4.2.1: Thị trường nguyên vật liệu. 42 2.4.2.2: Giá cả NVL. 43 2. 5: Đánh giá về thực trạng sử dụng vốn lưu động. 44 2.5.1: Kết quả thu được. 44 2.5.2: Hạn chế. 44 2.5.3: Nguyên nhân của hạn chế. 45 Chương III: Một số giải pháp sử dụng có hiệu quả vốn lưu động. 46 3.1: Phương hướng và mục tiêu phát triển của nguồn vốn lưu động trong giai đoạn tới (2010- 2015)46 3.1.1: Phương hướng. 46 3.1.2: Mục tiêu phát triển. 47 3.1.2.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh. 47 3.1.2.2: Về phát triển nguồn nhân lực. 48 3.1.2.3:Về đầu tư phát triển sản phẩm mới48 3.2 Một số biện pháp sử dụng vốn hiệu quả. 48 3.2.1: Quản lý hàng tồn kho. 48 3.2.1.1: Cơ sở lý luận. 48 3.2.1.2: Cơ sở thực tiễn. 49 3.2.1.3: Các phương pháp quản lý hàng tồn kho. 49 3.2.2: Giải pháp điều chỉnh lại cơ cấu vốn lưu động. 51 3.2.3: Kiểm soát các khoản phải thu. 53 3.2.4: Nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động thông qua tiếp cận các công nghệ mới trong sản xuất54 3.2.5: Xác nhu cầu vốn lưu động trong năm kế hoạch. 55 KẾT LUẬN 56

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41 100% 1. Tiền (Tỷ đồng) 43 22.75% 80 42.78% 17 10.24% 41 12.02% 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Tỷ đồng) 0 0.00% 0 0.00% 0.6 0.36% 91 26.69% 3. Các khoản phải thu (Tỷ đồng) 75 39.68% 57 30.48% 134 80.72% 168 49.27% 4. Hàng tồn kho 67 35.45% 46 24.60% 14 8.43% 115 33.72% 5. Tài sản lưu động khác (Tỷ đồng) 2 1.06% 2 1.07% 0 0.00% 7 2.05% Biểu đồ 3: Cơ cấu tài sản lưu động Tỷ Đồng Tài sản lưu động (TSLĐ) của Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp gồm 5 loại: Tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. Qua bảng 4 và biểu đồ 4 ta thấy tỷ trọng các khoản phải thu của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản lưu động của Tổng công ty, năm 2008: 70.90%, năm 2009:49.27%. Tuy nhiên, các khoản phải thu có tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng là một dấu hiệu cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều và cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu các khoản phải thu đến mức thấp nhất nhằm nâng cao vòng quay vốn. Kế tiếp là hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao, năm 2007: 24.6%, năm 2006: 35.45%, điều này là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty là sản xuất và xây lắp các thiết bị công nghiệp có thời gian thi công dài nên cuối mỗi kỳ báo cáo thì lượng công trình còn dở dang là tương đối nhiều làm cho giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng phải giảm tỷ trọng hàng tồn kho để sử dụng đồng vốn vào các mục đích khác, nhằm sử dụng hiệu quả đồng tiền đầu tư. Các tỷ lệ này tăng giảm không đều qua các năm. Để đạt được hiệu quả sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp cần phải hạn chế việc tăng các khoản phải thu để tiền vốn có sự luôn chuyển nhanh hơn, hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Bảng6 : Tăng giảm tài sản lưu động Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị (Tỷ đồng) Giá trị (Tỷ đồng) Tăng so 2005(%) Giá trị (Tỷ đồng) Tăng so 2006 (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tăng so 2007 (%) Tổng tài sản lưu động 189 187 -1.1% 166 -11.2% 341 105.4% 1. Tiền 43 80 86.0% 17 -78.8% 41 141.2% 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0.6 91 15066.7% 3. Các khoản phải thu 75 57 -24.0% 134 135.1% 168 25.4% 4. Hàng tồn kho 67 46 -31.3% 14 -69.6% 115 721.4% 5. Tài sản lưu động khác 2 2 0.0% 0 7 Biểu đồ 4: Sự biến động của các chỉ tiêu trong cơ cấu TSLĐ Tỷ đồng Đánh giá chung về cơ cấu tài sản lưu động của Tổng công ty: về mặt giá trị có sự biến động qua các năm: khi tăng khi giảm, điều này cho thấy Tổng công ty đã có những điều chỉnh trong sản xuất. Trong hai năm 2007 và 2008, Tổng công ty đang tiến hành công việc cổ phần hóa doanh nghiệp nên việc đầu tư cho sản xuất có phần chững lại. Tổng vốn lưu động trong hai năm đều giảm so với năm trước: năm 2007 là 187 tỷ, giảm 1.1%, năm 2008 còn 166 tỷ, giảm 11.2%. Năm 2008 các chỉ tiêu đều giảm duy chỉ có các khoản phải thu là tăng mạnh so với năm 2007, tăng 131.1%. Nguyên nhân là do tồn của khoản phai thu từ năm trước và công việc thu hồi nợ của Tổng công ty trong năm 2008 còn chậm tiến hành. Nhưng đến năm 2009 với sự phát triển của thị trường thì lượng tài sản lưu động của Tổng công ty cũng tăng mạnh: 341 tỷ đồng, tăng 105.4% so với năm 2008. Đồng thời hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng tăng mạnh 115 tỷ đồng, tăng 721.4% so với năm 2008. Về mặt các khoản phải thu của doanh nghiệp luôn tăng qua các năm. Đây hiện là một vấn đề mà Tổng công ty cần quan tâm tìm hướng khắc phục, nhằm giảm thiểu sự chiếm dụng vốn từ các đối tác. Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đòi hỏi Tổng công ty phải có những biện pháp mới trong việc giảm tỷ trọng hàng tồn kho và các khoản phải thu, như thế thì mới sử dụng hiệu quả tiền đầu tư. 2.3.2: Nguồn hình thành vốn lưu động Nguồn vốn lưu động của Tổng công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn nợ ngắn hạn và một phần được bổ sung từ nguồn dài hạn (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn). Trong nguồn vốn ngắn hạn, giống như đa số các doanh nghiệp Việt Nam, nguồn tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn bên cạnh đó nguồn vốn hình thành từ tiền ứng trước của người mua và tín dụng thương mại từ người bán cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Vốn lưu động ròng (NWC = TSLĐ - Nguồn vốn ngắn hạn) của Tổng công ty qua các năm đều > 0, duy chỉ có năm 2008 thì vốn lưu động ròng là < 0, điều này thể hiện Tổng công ty đã sử dụng một phần nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động. Với chính sách tài trợ này khả năng thanh toán của Tổng công ty sẽ tăng tuy nhiên khả năng sinh lời sẽ giảm do các nguồn dài hạn có chi phí cao hơn. Sự thận trọng của Tổng công ty là đúng đắn trong hoàn cảnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: do đặc điểm của hoạt động sản xuất và xây lắp các thiết bị công nghiệp, khi thiếu vốn sẽ dẫn đến chậm tiến độ thi công và có thể gây những tổn thất cực kỳ to lớn; các khoản vay ngắn hạn của Công ty đa phần đều là các khoản tín dụng ngắn hạn của các Ngân hàng thương mại và từ khoản của người mua trả tiền trước. Bảng 7: Cơ cấu nợ ngắn hạn của Tổng công ty Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 2009 Nợ ngắn hạn 155.4 99.3 180.2 268.2 - Vay ngắn hạn 35.0 16.0 2.6 61.0 - Phải trả cho người bán 8.2 9.7 7.6 29.0 - Người mua trả tiền trước 108.0 71.0 124.0 152.0 - Nợ ngắn hạn khác 3.2 2.6 45.0 25.2 Biểu đồ 5: Cơ cấu nợ ngắn hạn của Tổng công ty từ 2006- 2009 Tỷ đồng Từ bảng và biểu đồ trên ta thấy, trong cơ cấu nợ ngắn hạn của Tổng công ty thì chỉ tiêu người mua trả tiền trước chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm từ 60%-70%).Do là một Tổng công ty lớn có uy tín trong sản xuất kinh doanh nên được các bạn hàng tin cậy trả tiền ứng trước khi mua hàng hóa của Tổng công ty. Như vậy, thông qua phân tích kết quả kinh doanh và cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của Tổng công ty cho thấy trạng thái hoạt động của Tổng công ty tương đối tốt. Công ty đang dần mở rộng quy môsản xuất và không ngừng nâng cao năng lực hoạt độngsản xuất kinh doanh điều này cũng tưng ứng tạo ra sự tăng trưởng hợp lý trong kết quả doanh thu, lợi nhuận. Cơ cấu tài sản của Công ty phù hợp với đặc thù của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xây lắp các thiết bị công nghiệp. Tuy nhiên trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, trong điều kiện của Tổng công ty hiện nay: là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc bộ Công Thương nên Tổng công ty vẫn giành được sự tín nhiệm và nhận được các khoản tín dụng từ các ngân hàng thương mại và từ những khách hàng. Nhưng để đảm bảo tính chủ động về nguồn vốn cho sản xuất thì Tổng công ty vẫn phải nên thay đổi cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp. 2.3.3: Cơ cấu vốn lưu động Bảng 8: Cơ cấu vốn lưu động Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 2009 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) tỷ trọng (%) Tổng vốn lưu động bình quân 189.1 100 188.15 100 177 100 253.4 100 Vốn lưu động bình quân trong dự trữ 26.17 13.84 24.65 13.1 26.66 15.06 35.98 14.2 Vốn lưu động bình quân trong sản xuất 78.61 41.57 78.27 41.6 74.39 42.03 106.83 42.16 Vốn lưu động bình quân trong lưu thông 84.32 44.59 85.23 45.3 75.95 42.91 110.59 43.64 Biểu đồ 6: Cơ cấu vốn lưu động Cơ cấu vốn lưu động được phân tích theo vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất (gồm ba khâu: dự trữ, sản xuất và lưu thông) nhằm xem xét đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong từng khâu của quá trình chu chuyển vốn lưu động. Nhận rõ vai trò, tình hình phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu, nhà quản lý sẽ có biện pháp phân bổ, điều chỉnh hợp lý giá trị vốn lưu động tại mỗi khâu nhằm đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao vòng quay của vốn lưu động. Qua bảng và biểu trên ta thấy, nhìn chung vốn lưu động bình quân của Tổng công ty tăng dần qua các năm phản ánh nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Duy chỉ có năm 2007 là do các đơn vị trong Tổng công ty tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nên quá trình sản xuất có phần chững lại. Trong cơ cấu vốn lưu động, vốn lưu động trong lưu thông chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là vốn lưu động trong sản xuất. Kết cấu vốn lưu động của Tổng công ty được duy trì tương đối ổn định qua các năm điều này phản ánh sự nhịp nhàng và sự tăng trưởng ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Một lượng vốn lưu động năm trong khâu lưu thông, qua bảng Bảng6 : Tăng giảm tài sản lưu động ta thấy giá trị các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong bộ phận này. Trong năm 2006 vốn lưu động trong khâu lưu thông là 84.32 tỷ đồng chiếm 44.59%, trong khi đó các khoản phải thu chiếm 39.68% vốn lưu động. Trong năm 2007 vốn lưu động trong khâu lưu thông chiếm tỷ lệ lớn nhất là 45.3% với lượng vốn là 85.23 tỷ đồng, các khoản phải thu trong năm 2007 có giá trị là 57 tỷ đồng chiếm 30.48% vốn lưu thông. Trong các năm tiếp theo vốn lưu động trong khâu lưu thông cũng tăng cùng với sự tăng của vốn lưu động. Cơ cấu vốn lưu động được duy trì trong các năm. Nghiên cứu các khoản phải thu ta thấy lượng khoản phải thu từ phía khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do đó Tổng công ty cần có những biện pháp nhằm thu hồi các khoản phải thu từ phía khách hàng để tăng vòng quay của vốn lưu động, như thế thì Tổng công ty mới có thể sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Chiếm tỷ trọng lớn gần tương đương vốn lưu động trong khâu lưu thông là bộ phận vốn lưu động trong sản xuất. Rõ ràng có thể thấy chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần như tuyệt đối) của bộ phận vốn lưu động trong sản xuất. Điều này phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty: xây lắp các công trình có giá trị lớn, thời gian kéo dài,do đó luôn tồn một lượng vốn lớn trong giá trị sản phẩm giở dang. Tuy nhiên, có một phần không nhỏ máy móc thiết bị sản xuất dở dang. Nguyên nhân của vấn đề này là do: máy móc sản xuất còn lạc hậu, quản lý trong sản xuất còn kém, năng xuất lao động tại các đơn vị thành viên còn thấp. Vốn lưu động trong khâu sản xuất luôn chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong Tổng vốn lưu động: chiếm từ 41%-42.5%. 2.3.4: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.3.4.1: Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Tồn kho bình quân Tồn kho bình quân = ( Tồn đầu kỳ + Tồn cuối kỳ)/2 Bảng9: Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho TT Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 2009 Giá trị Giá trị Chênh lệch so với năm 2006 Giá trị Chênh lệch so với năm 2007 Giá trị Chênh lệch so với năm 2008 1 Giá vốn hàng bán (Tỷ đồng) 120.7 276.8 156.1 180.7 -96.73 270.2 90.13 2 Tồn kho bình quân (tỷ đồng) 41 57.1 16.1 30.55 -26.55 64.85 34.3 3 Vòng quay hàng tồn kho(3=2/1) (vòng) 2.94 4.85 1.9 5.89 1.05 4.17 -1.73 Qua bảng trên ta thấy vòng quay hàng tồn kho của doanh ghiệp có sự gia tăng qua các năm. Cụ thể năm 2006 hàng tồn kho luân chuyển được 2.94 vòng, thì đến năm 2009 là 4.17 vòng. Đặc biệt năm 2008 vòng quay hàng tồn kho đạt được 5.89 vòng. Năm 2007 vòng quay hàng tốn kho đạt 4.85 vòng tăng 1.64 lần so với năm 2006. Vòng quay hàng tồn kho của năm 2009 lại thụt giảm so với năm 2008, tỷ lệ này chỉ còn bằng 0.7 lần so với năm 2008. 2.3.4.2: Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán hàng/Phải thu bình quân Kỳ thu tiền bình quân = 360/Vòng quay khoản phải thu Tổng số ngày trong kỳ = 360 ngày Bảng10: Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân STT Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 2009 1 Doanh thu (Tỷ đồng) 133.2 291.9 196.6 280.6 2 Phải thu bình quân (Tỷ đồng) 76 66.65 95.9 151.05 3 Vòng quay khoản phải thu 1.75 4.38 2.05 1.86 4 Kỳ thu tiền bình quân 205.41 82.2 175.61 193.79 Biểu đồ 7: Vòng quay khoản phải thu từ 2006- 2009 Biểu đồ 8: Kỳ thu tiền bình quân Vòng quay khoản phải thu của Tổng công ty có sự gia tăng giữa các năm. Đặc biệt năm 2007 vòng quay khoản phải thu là 4.38 tăng 2.5 lần so với năm 2006. Sau đó giảm dần. Sở dĩ vòng quay khoản phải thu tăng lên là do sự gia tăng của doanh thu. Năm 2007 là năm doanh nghiệp đạt được doanh thu lớn nhất trong kỳ ( 291.9 tỷ đồng) do đó vòng quay khoản phải thu cũng lớn nhất. Kỳ thu tiền bình quân của Tổng công ty giảm dần trong các năm. Nguyên nhân là do sự gia tăng của vòng quay khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Năm 2006 doanh nghiệp cần 205.41 ngày để có thể thu được các khoản phải thu trong năm. Đến năm 2007 doanh nghiệp chỉ cần 82.2 ngày để thu các khoản phải thu. Các năm về sau tỷ lệ này lại tăng lên. Điều này là không tốt cho doanh nghiệp, nó chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản lưu động càng có hiệu quả, tính thanh khoản của tài sản càng tốt. Vì vậy trong các năm tới, Tổng công ty cần có những biện pháp thích hợp để làm giảm chỉ tiêu này để có hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư. Các khoản phải thu nên giữ ở mức bịnh ổn. 2.3.4.3: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Doanh thu/ TSLĐ bình quân Mức đảm nhiệm TSLĐ = TSLĐ bình quân/ Doanh thu Hiệu quả sử dụng TSLĐ = Lợi nhuận sau thuế/TSLĐ Bình quân Bảng11: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động STT Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 2009 1 Doanh thu thuần (Tỷ đồng) 133.2 291.9 196.6 280.6 2 Lợi nhuận sau thuế (Tỷ đồng) 4.58 0.36 4.42 17 3 TSLĐ Bình quân (Tỷ đồng) 189.1 188.15 176.55 253.35 4 Hiệu suất sử dụng TSLĐ (1)/(3) 0.7 1.55 1.11 1.11 5 Mức đảm nhiệm TSLĐ (3)/(1) 1.42 0.64 0.9 0.9 6 Hiệu quả sử dụng TSLĐ (2)/(3) 0.02 0.002 0.03 0.07 Biểu đồ 9 : Hiệu suất sử dụng TSLĐ Hiệu suất sử dụng TSLĐ: Được sử dụng để cho biết mỗi đơn vị TSLĐ sử dụng sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Trong bảng trên ta thấy, Hiệu suất sử dụng TSLĐ có sự tăng lên qua các năm nhưng không đều nhau. Trong năm 2006 con số này là 0.7 cho biết trong năm này cứ mỗi đồng TSLĐ được huy động vào sản xuất sẽ tạo ra được 0.7 đồng doanh thu thuần. Năm 2007 tỷ lệ này tăng lên 2.2 lần đạt 1.55, nó cho ta biết trong năm 2007 mỗi đồng TSLĐ đưa vào trong sản xuất sẽ tạo ra được 1.55 đồng doanh thu. Sang năm 2008, 2009 tỷ lệ này là 1.11 giảm so với năm 2007, giảm 40%, trong năm này, cứ mỗi đồng TSLĐ đưa vào sử dụng sẽ tạo ra 1.11 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt và có hiệu quả. Năm 2007 tỷ lệ này cao là do doanh thu thuần của Tổng công ty tăng mạnh, tuy lượng vốn lưu động trong năm cũng tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần tăng nhanh hơn làm cho hiệu suất sử dụng tài sản trong năm 2007 là cao nhất. Trong năm 2008 và 2009 do tốc độ tăng của vốn lưu động và tốc độ tăng của doanh thu thuần là bàng nhau do đó tỷ lệ này là không đổi. Chính vì vậy để đạt được hiệu suất sử dụng TSLĐ cao thì Tổng công ty phải có những biện pháp làm tăng doanh thu thuần và tốc độ tăng phải nhanh hơn so với tốc độ tăng của TSLĐ. Biểu đồ 10: Mức đảm nhiệm TSLĐ Mức đảm nhiệm TSLĐ: Hiệu xuất sử dụng tài sản lưu động và mức đảm nhiệm tài sản lưu động là hai chỉ tiêu trái ngược nhau. Do đó tá thấy đồ thị của chúng ngược nhau.Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng doanh thu thuần thì cần phải có bao nhiêu đồng TSLĐ đưa vào sử dụng. Chỉ tiêu này càng nhỏ chửng tỏ doanh nghiệp càng cần ít vốn lưu động để tạo ra doanh thu thuần, như thế thì doanh nghiệp hoạt động mới có hiệu quả. Năm 2006 con số này là cao nhất, năm này cũng là năm doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, trong năm này để có một đồng doanh thu thuần Tổng công ty cần phải có 1.42 đồng TSLĐ. Năm 2007 tỷ lệ này là thấp nhất là 0.64, Tổng công ty chỉ cần đầu tư 0.64 đồng cho TSLĐ để có được một đồng doanh thu thuần. trong hai năm tiếp theo tỷ lện này đêu tăng so với năm 2007 nhưng vẫn ở mức dưới 1, chứng tỏ Tổng công ty vẫn hoạt động có hiệu quả. Hiệu quả sử dụng TSLĐ (hệ số sinh lời của TSLĐ) Biểu đồ 11: số sinh lời của TSLĐ Số sinh lời của TSLĐ: Cho ta biết mỗi đơn vị TSLĐ đem vào đầu tư sẽ tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, do đó chỉ tiêu này càng cao sẽ càng tốt. Năm 2007 chỉ tiêu này thấp nhất, con số này là 0.002. Nguyên nhân chính của kết quả này là do năm 2007 Tổng công ty đạt lợi nhuận cao nhất nhưng do phát sinh nhiều chi phí khác làm cho lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty lại thấp nhất trong những năm nghiên cứu. Năm 2007 lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty chỉ đạt được 0.36 tỷ đồng, giảm tới 90.2% so với năm 2006. Trong các năm còn lại thì tỷ lệ này luôn tăng chứng tỏ Tổng công ty đã giải quyết khó khăn và phát triển. Năm 2008, 2009 tỷ lệ này lần lượt là 0.03 và 0.07. Năm 2009 tỷ lệ này tăng 0.04 so với năm 2008 và tỷ lệ tăng là 1.68 lần. Nguyên nhân của kết quả này là trong năm 2009 Tổng công ty đã đầu tư phát triển sản xuất, vốn kinh doanh được đầu tư mạnh hơn và hoạt động có hiệu quả hơn, chình vì vậy mà lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty đã tăng mạnh làm cho tỷ lệ này tăng nhanh hơn so với năm 2008. Tuy nhiên so với mặt bằng chung trong nghành sản xuất công nghiệp thì tỷ lệ này vẫn thấp, do đó Tổng công ty cần có những biện pháp trong sản xuất kinh doanh để làm giảm các chi phí sản xuất và tăng doanh thu như thế thì mới sử dụng có hiệu quả đồng vốn đầu tư. 2.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác sử dụng vốn lưu động 2.4.1: Nhân tố bên trong 2.4.1.1: Chính sách sử dụng vốn Công thức tính vốn lưu động VLĐ = Vốn CSH – TSCĐ VLĐ = TSCĐ – Nợ ngắn hạn Tổng công ty huy động vốn từ các kênh khác nhau: Vôn CSH, vốn từ sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư của nhà nước…. Trước mỗi năm sản xuất kinh doanh, Tổng công ty điều đưa ra những kế hoạch sử dụng vốn cho những kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm đó. Vì Tổng công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực: Xây lắp công nghiệp, sản xuất các thiết bị, phụ tùng máy móc, đầu tư tài chính….trong đó lĩnh vực chính là sản xuất và lắp ráp các thiết bị cơ khí. Do đó ban lãnh đạo Tổng công ty và các phòng ban phải lên kế hoạch sử dụng vốn cho từng bản hợp đồng và các lĩnh vực đầu tư trong năm. Để đảm bảo nguồn vốn sử dụng có hiêuh quả thì ban lạnh đạo Tổng công ty phải đưa ra những chính sách sử dụng vốn hợp lý. Trong mỗi năm Tổng công ty đưa ra những chỉ tiêu sản xuất được bao nhiêu ssoos lượng các sản phẩm. Từ đó phải phân bổ nguồn vốn cho việc mua sắm nguyên vật liệu và máy móc thiết bị cho hợp lý. 2.4.1.2: Công tác quản lý nguyên vật liệu Công tác xác định định mức tiêu dùng NVL Đây là bước đầu quan trọng trong việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. Nếu bước này mà Tổng công ty xác định không chính xác sẽ dẫn đến hậu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi định mức tiêu dùng NVL lại xác định cao hơn thực tế sẽ làm cho doanh nghiệp tồn một lượng lớn NVL trong kho như thế sẽ làm tăng các chi phí lưu kho, bảo quản NVL. Còn nếu xác định thấp hơn thực tế thì sẽ không thể sản xuất được sản phẩm và không đáp ứng được dủ lượng hàng cần thiết cho các hợp đồng. Từ đó sẽ làm giảm uy tín của Tông công ty đối với khách hàng. Công tác xác định nhu cầu NVL Trong mỗi năm Tổng công ty đều phát sinh những hợp đồng sản xuất cũ và mới. Tương ứng với mỗi hợp đồng kinh doanh thì Tổng công ty phải sản xuất với số lượng hàng hóa xác định. Bên cạnh đó Tổng công ty còn phải sản xuất dư một số lượng hàng hóa nhất định để dự trữ nhằm đáp ứng cho việc phát sinh những đơn hàng lớn đòi hỏi thời gian sản xuất ngắn. Từ những hợp đồng đó doanh nghiệp dựa vào định mực tiêu dùng NVL để xác định nhu cầu NVL cho các đơn hàng đó. Từ đó TCT xây dựng kế hoạch mua NVL từ những nhà cung ứng trên thị trường. Đây cũng là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì nếu xác định sai sẽ dẫn đến khâu mua sắm NVL sẽ thừa hoặc thiếu. Từ đó sẽ làm phát sinh những chi phí cho việc dự trữ NVL và làm tăng giá thành sản phẩm. Các hình thức cấp phát NVL Tổng công máy và thiết bị công nghiệp là một Tổng công ty lớn với nhiều đơn vị thành viên. Do đó việc xác định mức và nhu cầu, mua sắm NVL đều do các đơn vị thành viên xác định và báo cáo lên ban lãnh đạo Tổng công ty xét duyệt. Do đó để phù hợp thì mỗi đơn vị xác định cho mình các cánh tính khác nhau. Từ đó mỗi đơn vị thành viên sẽ tổ chức mua NVL và cấp phát cho từng phân xưởng sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Có các hình thức cấp phát được các đơn vị áp dụng là: Cấp phát theo định mức: dựa vào định mức xác định từ trước, các đơn vị sẽ xuất hóa đơn xuất kho đến kho NVL để kho bố trí cấp phát cho các phân xưởng sản xuất và cuối mỗi kỳ các đơn vị đều phải báo cáo tiến độ tiêu dùng NVL tới ban lanh đạo Tổng công ty xem xét. Cấp phát theo yêu cầu: Do trong quá trình sản xuất phát sinh các yếu tố khác nên mỗi phân xưởng sản xuất có thể yêu cấu kho NVL xuất kho cho phân xưởng mình để thực hiện sản xuất. 2.4.2: Nhân tố bên ngoài 2.4.2.1: Thị trường nguyên vật liệu Là một Tổng công ty lớn, để đảm bảo quá trính cung ứng nguyên vật liệu được liên tục cho việc sản xuất kinh doanh thì Tổng công ty đã thiết lập mối quan hệ với nhiều nhà cung ứng cả trong và ngoài nước. Các máy móc thiết bị đòi hỏi trình độ công nghệ cao thì Tổng công ty phải nhập khẩu từ các nước trên thế giới: Nhật, Hàn Quốc, Nga, Hà Lan…. Để đảm bảo chi phí sản xuất tiết kiệm tối đa, Tổng công ty luôn xem xét lựa chọn nhà cung ứng thích hợp. VD: các thiết bị lẻ trong nước có thể sản xuất và đảm bảo chất lượng thì Tổng công ty nhập ngay ở trong nước. Bên cạnh đó, Tổng công ty còn có một số đợn vị thành viên chuyên sản xuất một số thiết bị máy móc như: Công ty Cơ khí Hà Nội, Cơ khí Quang Trung, Công ty Cơ khí Caric. Các thiết bị được cung cấp đáp ứng cho sản xuất của các đơn vị thành viên, một số đước xuất bán trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Nguyên vật liệu cung cấp cho ngành cơ khí những năm vừa qua chịu nhiều biến động, trong đó có các chính sách của nhà nước, VD: chính sách hạn chế nhập khẩu phôi thép để thúc đẩy sản xuất trong nước. Trong khi đó lượng thép sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, bên cạnh đó giá thép trong nước còn cao và kém chất lượng hơn thép nhập khẩu. Khi giá thép trong nước tăng cao để đảm bảo sản xuất có lãi và giữ mối quan hệ với khách hàng thì Tổng công ty đã đàm phán và nâng mức giá bán sản phẩm từ 2% đến 5%. 2.4.2.2: Giá cả NVL Những năm vừa qua giá cả trong nền kinh tế nói chung và giá nguyên vật liệu cho ngành cơ khí nói riêng đều có những biến động xấu ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của tất cả các doanh nghiệp. Giá nguyên vật liệu tăng là do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: giá xăng dầu tăng cao, giá thép tăng, thuế nhập khẩu tăng… là một tổng công ty lớn nhưng cũng chịu nhiều ảnh hưởng của vấn đề tăng giá nguyên vật liệu. Do tổng công ty luôn có những công trình lớn với thời gian kéo dài từ 2-4 năm. Do đó những biến động đó gay khó khăn trong việc xác định mức dự toán cho các công trình. Lợi thế của Tổng công là một Tổng công ty lớn, hoạt động lâu năm nên đã thiết lập được mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp nên nguồn cung ứng của Tổng công ty ít biến động hơn so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, Tổng công ty thường xuyên phải nhập khẩu các máy móc thiết bị từ nước ngoài nên chịu nhiều ảnh hưởng từ tỷ giá hối đoái. Do đó các dự án phải sử dụng các thiết bị nhập khẩu đều được Tổng công ty xem xét trước khi tham gia dự thầu. Vd: khi sản xuất và lắp đặt thiết bị cho nhà máy sản xuất bia Huda Huế, khi Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá đồng Việt Nam với đô la Mỹ khi đó giá trị các thiết bị đều bị tăng lên 6,2% so với hợp đồng tức là tăng hơn 862 triệu đồng. Để đảm bảo cho sản xuất Tổng công ty phải đàm phán với chủ đầu tư để bù đắp giá trị hợp đồng. Kết quả đã được hai bên xem xét và tăng giá trị cho các thiết bị nhập khẩu trong hợp đồng. Với tình hình tỷ giá hối đoái biến động liên tục, làm ảnh hưởng đến nhiều hợp đồng của Tổng công ty. 2. 5: Đánh giá về thực trạng sử dụng vốn lưu động 2.5.1: Kết quả thu được Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty, qua các chỉ tiêu đã phân tích trên ta thấy doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn lưu động có hiệu quả. Vốn lưu động không ngừng tăng lên qua các năm. Điều đó cho ta thấy Tổng công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư cho sản xuất. Khi nguồn vốn lưu động tăng lên thì các nguồn vốn đầu tư cho các khoản mục khác: máy móc thiết bị, tiền lương cho công nhân viên … cũng tăng một tỷ lệ thích hợp. Điều đó giúp Tổng công ty cân đối, sử dụng hợp lý các nguồn vốn. 2.5.2: Hạn chế Bên cạnh những thành tựu mà Tổng công ty đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà Tổng công ty cần khắc phục, như thế thì mời sử dụng tốt hơn nguồn vốn lưu động. Tỷ lệ hàng tồn kho của Tổng công ty vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn lưu động (chiếm từ 24.5%-33.7% tổng tài sản lưu động). Điều này làm nguồn vốn bị ứ đọng nhiều nhất trong khâu lưu thông. Trong hàng tồn kho thì nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ lệ cao hơn cả (chiếm hơn 35% hàng tồn kho), tiếp đến là thành phẩm tồn kho (chiếm gần 34% hàng tồn kho). Vì vậy Tổng công ty cần xác định lượng hàng hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cho hợp lý tránh gây ứ đọng vốn, cũng không làm thiếu vốn gây gián đoạn trong sản xuất. Vốn bằng tiền của Tổng công ty trong những năm đầu còn chiếm tỷ lệ quá lớn trong Tổng tài sản lưu động (chiếm 22%-41%). Khi dự trữ một lượng tiền mặt lớn như vậy thì Tổng công ty sẽ chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng số tiền đó sẽ không sinh lãi và phát sinh khoản chi phí sơ hội của việc giữ tiền gây lãng phí và ứ đọng vốn Tỷ lệ khoản phải thu cũng chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn vốn lưu động. Trong năm 2009 khoản phải thu chiếm 49.2% tài sản lưu động. Điều này cho thấy Tổng công ty đang bị chiếm dụng vốn. Do đó Tổng công ty cần đưa ra các biện pháp để thu hồi các khoản phải thu nhằm tăng vòng quay của vốn lưu động. Việc quản lý, cấp phát nguyên vật liệu còn mang nặng tính thủ công, theo kinh nghiệm. Do đó dẫn đến lãng phí trong sản xuất. Vấn đề này là do đặc thù của loại hình của doanh nghiệp. 2.5.3: Nguyên nhân của hạn chế Nguyên nhân chủ yếu là do loại hình hoạt động của Tổng công ty: là một doanh nghiệp trực thuộc bộ công nghiệp (nay là bộ Công thương). Do đó cơ chế quản lý trong Tổng công ty còn mang nặng tư tưởng của cơ chế cũ. Là một doanh nghiệp nhà nước nên vấn đề quản lý và sử dụng vốn của Tổng công ty chưa được kiểm tra chặt chẽ, chưa có động lực để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc cấp phát nguyên vật liệu chưa được xác đinh theo bất kể phương pháp khoa học nào, chủ yếu là theo kinh nghiệm. Do đó dẫn đến thất thoát lãng phí trong sử dụng NVL. Bên cạnh đó do tính chất NVL mà Tổng công ty dùng để chế tạo sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên, dẫn đến chất lượng NVL bị ảnh hưởng lớn. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VỐN LƯU ĐỘNG 3.1: Phương hướng và mục tiêu phát triển của nguồn vốn lưu động trong giai đoạn tới (2010- 2015) 3.1.1: Phương hướng Về hoạt động sản xuất kinh doanh: - Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất thiết bị toàn bộ. Trong giai đoạn 2010-2015 Tổng công ty sẽ tích cực đầu tư thiết bị công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất thiết bị đồng bộ. Tiến tới có thể sản xuất được các thiết bị chính, thiết bị có độ phức tạp cao. - Giữ vững và phát triển các sản phẩm truyền thống tiến tới xuất khẩu: Các sản phẩm truyền thống của Tổng công ty như máy công cụ, các loại hộp giảm tốc, dụng cụ và phụ tùng…. Hiện thị trường còn nhiều tiềm năng. - Phát triển thêm các sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu của thị trường trên cơ sở năng lực sẵn có Về hoạt động đầu tư: Trong giai đoạn 2010 - 2015 dự kiến Tổng cty sẽ triển khai nhiều dự án lớn tại các đơn vị thành viên. Đây đều là những dự án liên quan tới phương hướng cũng như chiến lược phát triển của Tổng công ty cũng như cảu các đơn vị thành viên. Tích cực đẩy nhanh quá trình đầu tư để nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động sản xuất, góp phần đạt tăng trưởng ổn định và vững bền. Hoạt động khoa học công nghệ và Phát triển sản phẩm mới: Tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp thu công nghệ trong việc sản xuất thiết bị toàn bộ tiến tới nâng tỷ lệ nội đại hóa sản phẩm chế tạo ở Việt nam. Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ từ trong nước và từ nước ngoài trong thiết kế và chế tạo các sản phẩm theo các đơn đặt hàng của các dự án xây dựng và lắp đặt các nhà máy thủy điện và nhiệt điện, các nhà máy sản xuất bia, rượu, giấy, xi măng…. Phát triển nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đào tạo phát triển các kỹ năng cho người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề có chất lượng cao. Trong giai đoạn này tiếp tục hợp tác với các công ty nước ngoài về khoa học kỹ thuật và sản xuất thiết bị toàn bộ để học hỏi và đúc rút kinh nghiệm trong quá trình sản xuất. 3.1.2: Mục tiêu phát triển 3.1.2.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh - Tham gia vào việc cung cấp thiết bị toàn bộ cho các công trình trọng điểm của đất nước. - Từng bước làm chủ công nghệ và hợp tác quốc tế về thiết kế, công nghệ để tổng thầu được các công trình thiết bị toàn bộ còn lại. - Đẩy mạnh việc chế tạo và cung cấp thiết bị cho các công trình nhiệt điện. - Hướng vào làm máy công cụ xuất khẩu với việc chọn loại máy có đủ năng lực cạnh trạnh với khu vực. Phấn đấu đưa Việt Nam là một trong những nước trong khu vực có ngành chế tạo máy công cụ mạnh. Bảng 12: Các chỉ tiêu xác định cho năm năm tới ( 2011-2015) TT Chỉ tiêu Dự kiến 2010 (tr.đồng) Kế hoạch năm (tr.đồng) Tăng trưởng bình quân 2011-2015 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 A B 1 2 3 4 5 6 I Giá trị SXCN ( Giá CĐ 1994) 657,297 729,600 820,800 943,920 1,085,508 1,270,044 14.10 II Tổng doanh thu, trong đó: 1,900,000 2,000,000 2,250,000 2,500,000 2,800,000 3,200,000 11.03 - Doanh thu sản xuất công nghiệp 1,090,000 1,150,000 1,288,000 1,506,960 1,778,213 2,080,509 13.90 - Doanh thu thương mại 810,000 850,000 962,000 993,040 1,021,787 1,119,491 6.76 III Sản phẩm chủ yếu - Thiết bị toàn bộ 490,000 539,000 605,297 699,118 810,977 944,788 14.06 - Máy công cụ 2,750 2,850 3,300 3,850 4,500 5,700 15.93 - Hàng quy chế 3,600 3,750 3,900 4,200 4,500 4,800 5.93 - Khung nhà kho 52,000 58,000 70,000 85,000 95,000 105,000 15.19 IV Giá trị xuất khẩu 12,000 13,000 15,000 17,000 18,500 21,000 11.88 V Sản phẩm xuất khẩu Máy công cụ 2,550 2,680 3,150 3,700 4,300 5,500 16.84 VI Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu 18,000 19,000 20,500 23,000 25,000 27,500 8.87 VII Đầu tư XDCB 200,000 450,000 250,000 200,000 200,000 250,000 17.11 ( Nguồn : Phòng tài chính kế toán) 3.1.2.2: Về phát triển nguồn nhân lực Mục tiêu trong giai đoạn tới của Tổng công ty là làm chủ hoàn toàn từ khâu thiết kế công nghệ, thiết kế sản phẩm đến chế tạo, tổng thành hệ thống, lắp đặt, vận hành và đảm nhận toàn bộ dịch vụ sau bán hàng. Hàng năm đều cử cán bộ đến các nước trên thế giới để học tập kinh nghiệm và cách vận hành chế tạo các máy móc. Cung cấp đầy dủ trang thiết bị cho việc đào tạo công nhân kỹ thuật của TCT giúp công nhân làm quen với công việc dễ dàng hơn. 3.1.2.3:Về đầu tư phát triển sản phẩm mới Tổng Công ty đã có công văn “Đề xuất một số công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao cần được ưu tiên đầu tư thuộc lĩnh vực cơ khí trong kế hoạch sản xuất đến 2015” cho Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, các sản phẩm dự kiến là: Tuốc bin thủy lực có công suất 20 ÷ 50 MW dùng cho các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Hiện nay, Tổng Công ty đã có dự án sản xuất tuốc bin thủy lực công suất đến 50 MW trình Bộ Công Thương. Máy phát điện công suất đến 50 MW dùng cho các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Nồi hơi dùng cho các nhà máy nhiệt điện công suất đến 300 MW. Xy lanh thủy lực có đường kính pít tông ≤ 450 mm, hành trình làm việc ≤ 10 m, áp suất làm việc ≤ 210 bar, cần pít tông có đường kính ≤ 250 mm được mạ crôm hoặc gốm; các trạm nguồn và panel thủy lực dùng để điều khiển xy lanh thủy lực nâng hạ các van của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. 3.2 Một số biện pháp sử dụng vốn hiệu quả 3.2.1: Quản lý hàng tồn kho 3.2.1.1: Cơ sở lý luận Bất kể một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng luôn tồn tại một lượng hàng tồn kho nhất định. Hàng tồn kho có thể nằm trong hoặc ngoài chủ định của doanh nghiệp. Hàng tồn kho là một bộ phận cầu thành trong nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả thì daonh nghiệp phải quản lý tốt hàng tồn kho. Khi lượng hàng tồn kho lớn thì doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng vốn và phát sinh chi phí bảo quản lượng hàng tồn kho đó. Còn nếu trong kho không có lượng hàng dự trữ thì sẽ làm cho doanh nghiệp bị động trong sản xuất tức là doanh nghiệp không thể sản xuất khi kỳ thu mua NVL đến nhưng doanh nghiệp chưa mua được như thế sản xuất sẽ bị gián đoạn. 3.2.1.2: Cơ sở thực tiễn Lượng hàng tồn kho của Tổng công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng Vốn lưu động( tỷ lệ hàng tồn kho từ 24%- 35% tổng lượng vốn lưu động). Thực tiễn ở Tổng công ty cho thấy vấn đề quản lý NVL và sản phẩm tồn kho chưa áp dụng mô hình hiện đại nào. VIệc quản lý, cấp phát, dự trữ NVL chưa theo một biện pháp khoa học nào mà hầu hết chỉ quản lý theo kinh nghiệm. Do đó nhiều khi doanh nghiệp tồn một lượng hàng tồn kho lớn (VD năm 2005 tỷ lệ này là 35.45%) dẫn đến việc ứ đọng vốn, giảm vòng quay của vốn trong sản xuất, làm giảm hiệu quả của nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh đó việc cấp phát nguyên vật liệu không được quản lý chặt chẽ và chính xác do đó vật tư được cấp phát luôn thừa ra so với thực tế dẫn đến lãng phí NVL. Chính vì vậy mà chí phí sản xuất của doanh nghiệp cao hơn thực tế. 3.2.1.3: Các phương pháp quản lý hàng tồn kho Vấn đề đặt ra ở đây là Tổng công ty cần nghiên cứu và lưa chọn phương pháp quản lý hàng tồn kho một cách hợp lý. Một số biện pháp đưa ra ở đây là: Xác định mức tiêu hao NVL; xác định lượng dự trữ hàng tồn kho; Công tác mua sắm NVL Xác định mức tiêu hao NVL Xuất phát từ thực tiễn, Tổng công ty sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực với nhiều chủng loại sản phẩm cơ khí khác nhau, mỗi máy móc thiết bị có những đặc điểm riêng về NVL yêu cầu, do đó việc xây dựng định mức NVL là một vấn đề khá phức tạp. Để làm được điều đó Tổng công ty nên xây dựng định mức cho từng loại thiết bị. Bên cạnh đó các sản phẩm sản xuất trên nhiều công đoạn và có một số công đoạn trùng lặp nhau, Vậy giả pháp đưa ra ở đây là: Xác định định mức tiêu hao NVL cho từng khâu, từng giai đoạn sản xuất: Mỗi khâu sản xuất cần xác định định mức NVL riêng. Sau đó tổng hợp lạ để xác định tổng mỗi loại NVL cần thiết cho quá trình sản xuất. Thường xuyên kiểm tra , theo dõi các công thức tính định mức NVL để thay đổi khi không hợp lý, cho phù hợp với sản xuất. Khi thâ\ay đổi công nghệ, dây chuyền sản xuất thì phải thay đổi cách tính định mức đảm bảo việc xác định định mức luôn chính xác. Xác định lượng dự trữ hợp lý Nguyên tắc: Xây dựng lượng dự trữ hàng hóa, NVL hợp lý đảm bảo cho sản xuất được liên tục và không làm tồn đọng vốn trong dự trữ. Tổng công ty cần xác định lượng NVL dự trữ cầ thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và tránh làm tồn đọng vốn, tăng chi phí trong sản xuất của doanh nghiệp. Tổng công ty cần xác định chính xác lượng dự trữ thường xuyên, là lượng NVL cần thiết tối thiểu để đảm bảo cho sản xuất tiến hành bình thường giữa hai kỳ mua sảm NVL Công thức tính lương dự trữ NVL thường xuyên: Trong đó: Vdx: là lượng NVL dự trữ thường xuyên lớn nhất Vn: Lượng NVL cần dùng bình quân một ngày đêm Tn: Thời gian dự trữ thường xuyên Đây là cách tính thích hợp nhất để doanh nghiệp xác định chính xác lượng NVL dự trữ hợp lý đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Vấn đề quan trọng là Tổng công ty cần xác đinh chính xác lượng NVL cần dùng bình quân một ngày đêm. Như thế thì công thức này mới phát huy tác dụng của mình. Công tác mua sắm NVL Mua sắm NVL cũng là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý hàng tồn kho. Với thực trạng của Tổng công ty là có nhiều loại sản phẩm khác nhau do đó NVL sử dụng cũng đa dạng và thu mua với số lượng lớn và từ nhiều thị trường. Do đó công tác mua sắm NVL là rất khó khăn. Khi tiến hành mua sắm NVL, Tổng công ty cần làm rõ các chỉ tiêu sau: Lượng NVL cần dùng: Trong đó: Vcd: Lượng NVL cần dùng cho sản xuất Si: Lượng sản phẩm loại I sản xuất trong kỳ Dvi: Định mưcx tiêu hao NVL cho đơn vị sản phẩm laoij i Pi: Lượng phế phẩm loại sản phẩm i Pdi: Lượng phế liệu có thể dùng lại sản phẩm i Lượng NVL thực tế cần mua cho kỳ sản xuất Khi xác định được NVL cần dùng cho sản xuất và lượng NVL dự trữ trong kỳ sản xuất thì Tổng công ty cần xác định lượng NVL cần mua theo công thức: Trong đó: Vcm: Lượng NVL cần mua Vcd: Lượng NVL cần dùng Vd1và Vd2: Lượng NVL dự trữ đầu kỳ và cuối kỳ Xác định khách hàng của Tổng công ty: sau khi xác định được chủng loại và số lượng NVL cần mua thì cần xác định rõ khách hàng cung cấp cho minh loại NVL phù hợp và giá cả hợp lý. Ký hợp đồng mua sắm NVL: Trong hợp đồng phải ghi rõ các điều kiện: số lượng NVL mua; giả trị hợp đồng; thời gian giao hàng, địa điểm nhận hàng; thời gian thanh toán và phương thức thanh toán. Khi đó Tổng công ty mới chủ động trong quá trình mua và cấp phát cho quá trình sản xuất. 3.2.2: Giải pháp điều chỉnh lại cơ cấu vốn lưu động Mục tiêu đặt ra là phải giảm tỷ trọng vốn lưu động trong khâu lưu thông, tăng tỷ trọng vốn lưu động trong khâu sản xuất trực tiếp. Theo phân tích ở Chương 2, vốn lưu động trong khâu lưu thông của Tổng công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu vốn lưu động, còn vốn lưu động trong khâu sản xuất lại chiếm tỷ lệ thấp.Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp là một doanh nghiệp sản xuất do đó cơ cấu vốn lưu động như vậy là chưa hợp lý. Nếu ta xác định được một cơ cấu vốn nói chung và cơ cấu vốn lưu động nói riêng thì chúng ta sẽ thu được hiệu quả sử dụng vốn cao. Đây là một biện pháp lâu dài Tổng công ty cần xác định để đạt được biệu quả trong sử dụng vốn. Tổng công ty cần xác định một cơ cấu vốn hợp lý dựa trên những tính toán khoa học kết hợp với những diễn biến thực tế của Tổng công ty trong những năm qua. Sau đây là phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động, từ đó có kê hoạch phân phối vốn lưu động cho các khâu của quá trình sản xuất hợp lý. Công thức tính nhu cầu vốn lưu động: Trong đó: Vnc : Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch Vldo: Số dư bình quân vốn lưu động trong năm báo cáo M1, Mo: Doanh thu thuần năm kế hoạch, năm báo cáo t : Tỷ lệ giảm hoặc tăng số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo Theo số liệu thực tế năm 2009: doanh thu thuần đạt 280.59 tỷ đồng, vốn lưu động bình quân là 253.35 tỷ đồng. Dự kiến kế hoạch năm 2010: doanh thu thuần là 398.8 tỷ đồng và tỷ lệ rút ngắn số ngày luân chuyển vốn lưu động năm 2010 so với năm 2009 là 0.55. Từ đó ta xác định nhu cầu vốn lưu động năm 2010 là: (tỷ đồng) Ta có lượng vốn lưu động bình quân năm 2010 là: (161.89 + 340.87)/2=251.39 tỷ, doanh thu thuần năm 2010 dự kiến là 398.8, ta có số vòng quay và lỳ luân chuyển vốn lưu động của Tổng công ty sẽ là: Số vòng quay vốn lưu động Kỳ luân chuyển vốn lưu động Hệ số đảm nhiệm Như vậy so với năm 2009, trong năm 2010 đã nâng được số vòng quay vốn lưu động lên 0.47 vòng tương ứng với kỳ luân chuyển vốn rút ngắn được 96.5 ngày và làm giảm hệ số đảm nhiệm của đồng vốn lưu động từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn lưu động của Tổng công ty so với năm trước. Khi đã xác định được nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch, ta căn cứ vào tỷ trọng vốn lưu động được phân bổ hợp lý trên các khâu kinh doanh theo thống kê kinh nghiệm của các năm trước. VD khi ta xác định lượng vốn phân bổ cho các khâu là : sản xuất trực tiếp chiếm khoảng 30%, khâu dự trữ chiếm khoảng 25%, khâu lưu thông chiếm khoảng 45%. Vậy ta có thể xác định nhu cầu vốn lưu động cho từng khâu sản xuất là: Khâu dự trữ sản xuất: 161.89*30% = 48.56 tỷ đồng Khâu sản xuất: 161.89*25% = 40.47 tỷ đồng Khâu lưu thông: 161.89*45% = 72.86 tỷ đồng Để thực hiện được cách trên Tổng công ty phải phân bổ chính xác tỷ lệ nguồn vốn lưu động cho các khâu của quá trình sản xuất. Dựa vào kinh nghiệm sản xuất hàng năm để xác định tỷ lệ này. Tuy nhiên mỗi năm sản xuất Tổng công ty có qui mô sản xuất khác nhau do đó phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra để thay đổi tỷ lệ này cho hợp lý. 3.2.3: Kiểm soát các khoản phải thu Khoản phải thu là bộ phận trong vốn lưu thông, một phần trong cơ cấu vốn lưu động, tại một doanh nghiệp nào cũng tồn tại khoản phải thu. Tuy nhiên phải kiểm soát lượng phải thu ở mức thích hợp để đảm bảo doanh nghiệp hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn, đồng thời kích thích tiêu thụ sản phẩm. Thực tiễn cho thấy, qua các năm khoản phải thu của Tổng công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn lưu động trong lưu thông (khoản phải thu luôn chiếm từ 40%- 80% vốn lưu động). Đặc biệt trong năm 2007 tỷ lệ này là 80.72% một tỷ lệ rất lớn. Do đó vấn đề đặt ra ở đây là Tổng công ty phải thay đổi các biện pháp để quản lý tốt các khoản phải thu, có như thế thì mới sử dụng hiệu quả vốn lưu động. Là một tổng công ty lớn có mối quan hệ với rất nhiều bạn hàng trên nhiều lĩnh vực ở trong và ngoài nước. Do đó quản lý chặt chẽ các khoản phải thu là điều quan trọng mà Tổng công ty cần quan tâm . Một số biện pháp nhằm quản lý các khoản phải thu: Thu hồi các khoản nợ: Dựa vào hợp đồng kinh tế mà hai bên đã thực hiện và chính sách của Tổng công ty về thời gian và giới hạn nợ đối với từng khách hàng. Tổng công ty cần xem xét các khoản nợ nào đã đén hạn thu hồi và khoản nợ nào đã quá hạn để đưa ra các biện pháp giải quyết: gửi công văn yêu cầu thanh toán, trợ giúp của pháp luật. Đối với các khoản nợ sắp đến hạn thu hồi thì Tổng công ty có những biện pháp nhắc nhở để đối tác thực hiện. Xác định thời gian và giới hạn nợ cho khách hàng: Cần xác định rõ thời gian nợ cho khách hàng. Thời gian đó đảm bảo cho Tổng công ty không thiếu vốn sản xuất đồng thời có thể khuyến khích khách hàng trong việc mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh tỷ lệ nợ trên tổng giá trị thanh toán cũng phải thích hợp (khoảng 5% đến 10% giá trị hợp đồng). Điều đó giúp nguồn vốn của doanh nghiệp được quay vòng liên tục. Nếu Tổng công ty cho khách hàng nợ với số lượng lớn và trong thời gian lâu dài sẽ dẫn đến không đủ vốn để mau NVL phục vụ cho quá trình sản xuất tiếp theo và tính thanh khoản của Tổng công ty sẽ giảm đi rất nhiều. Nghĩa là tổng công ty sẽ không đủ tiền mặt để trả, thanh toán cho các khoản nợ đã đến hạn phải trả. Từ đó sẽ dẫn đên mất uy tín của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư. Xác định hợp đồng kinh tế đầy đủ và chính xác: Trong hợp đồng kinh tế cần qui định rõ về quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên tham gia hợp đồng. Nêu rõ thời gian thanh toán, phương thức thanh toán các khoản nợ của hợp đồng. Nó giúp cho các bên hiểu rõ trách nhiệm của mình. Khi có những phát sinh thi các bên co thể căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng để giải quyết. Khi các bên thực hiện sai hợp đồng thì dựa vào các điều qui định trong hợp đồng để bồi thường xử phạt. Nguyên tắc thực hiện: Khi thực hiện các biện pháp trên cần đảm bảo cho việc sản xuất của Tổng công ty iên tục, không làm phát sinh thêm các chi phí. Đồng thời cần phát huy nó là điều kiện hấp dẫn để khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình. Giữ vững uy tín của Tổng công ty đối với các đối tác. Linh hoạt sử dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác nhau. 3.2.4: Nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động thông qua tiếp cận các công nghệ mới trong sản xuất Tiếp cận công nghệ mới, như đã trình bày ở phần định hướng năng lực sản xuất của Tổng công ty, là một ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của Tổng công ty. Rõ ràng việc tiếp cận công nghệ mới sẽ đảm bảo cho năng lực sản xuất của Tổng công ty được tăng cao điều này đồng nghĩa với việc các dự án, công trình, máy móc sản xuất ra với chất lượng cao hơn, thời gian và giá thành giảm giành được sự tín nhiệm của khách hàng. Hiệu quả sản xuất nâng cao, làm giảm tỷ lệ sản phẩm dở dang trong sản xuất cũng có nghĩa vòng quay của vốn lưu động sẽ tăng lên hàm nghĩa sự nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để có thể thành công trong định hướng này Tổng công ty phải xây dựng các bước (mốc thời gian) về tiêu chuẩn công nghệ cần phải đạt được, gắn liền với nó là kế hoạch về vốn để đảm bảo tính hiện thực của kế hoạch. Công ty cần thành lập một bộ phận chuyên trách làm công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong thực tế, hiện tại công việc này đang do phòng thiết bị công trình đảm nhiệm. Nhưng để đảm bảo hiệu quả trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Bộ phận này sẽ đồng thời đảm nhiệm vai trò quản lý chất lượng và giám sát thi công, kiểm tra và sử lý kịp thời những sai phạm trong quá trình thi công. Trong cuộc chạy đua về công nghệ đòi hỏi Tổng công ty phải nghiên cứu đánh giá năng lực sản xuất của những đối thủ cạnh tranh chính, đây là điều mà Tổng công ty chưa thực sự làm phổ biến. Nhận thức rõ vị thế của mình là một yêu cầu cần thiết để Tổng công ty có một chiến lược đầu tư đúng đắn, bở lẽ phải cần lượng vốn rất lớn để nắm bắt được những công nghệ, máy móc sản xuất tiên tiến. Nếu chiến lược của Tổng công ty không hợp lý có thể gây mất cân đối trong cơ cấu vốn (Vốn cố định chiếm tỷ trọng quá lớn) gây sự lệch lạc trong hoạt động, giảm hiệu quả sản xuất nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. 3.2.5: Xác nhu cầu vốn lưu động trong năm kế hoạch Đầu mỗi năm hoạt động, Tổng công ty cần xác định lượng vốn cần thiết để huy động vào sản xuất kinh doanh trong năm. Để xác định được, Tổng công ty cần xác đinh rõ những công trình, hợp đồng sản xuất trong năm, kế hoạch của các đơn vị thành viên trong năm đó. Trong mỗi năm Tổng công ty có nhưng kế hoạch sản xuất kinh doanh khác nhau: mở rộng sản xuất, đầu tư sang lĩnh vực mới, đổi mới máy móc thiết bị…. do đó lượng vốn cần thiết cho sản xuất của mỗi năm là khác nhau. Viêc xác định này giúp Tổng công ty chủ động về lượng vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh: nếu thiếu vốn thì huy động vốn từ các kênh, thừa vốn, thừa nhân lực thì mở rộng sản xuất kinh doanh… Một số biện pháp thực hiện: Xác định những khoản biến động lớn có mối quan hệ chặt chẽ tới doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty. Từ đó xác định nguyên nhân để làm giảm biến động theo hướng có lợi. Ước tính nhu cầu vốn lưu động trong năm theo sự thay đổi của doanh Nguyên tắc thực hiện: Trình độ quản lý của ban lãnh đạo để tính nhu cầu vốn lưu động hợp lý trong năm kế hoạch. Nếu xác định thiếu vốn sẽ làm cho sản xuất gián đoạn, nhiều công trình sẽ phải dừng vì không đủ NVL để tiếp tục sản xuất. Còn nếu thừa vốn sẽ làm đồng tiền không quay vòng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. KẾT LUẬN Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một nhiệm vụ thường xuyên, phức tạp của mỗi doanh nghiệp. Trong thực tiễn hoạt động kém hiệu quả của rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước thì đề tài này lại càng mang tính thời sự, đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn của bản thân các doanh nghiệp, của Đảng, Nhà nước. Qua quá trình nghiên cứu cho ta thấy rõ vai trò của vốn lưu động, mối liên hệ mật thiết giữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động và mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của Công ty. Rõ ràng một doanh nghiệp không thể được coi là hoạt động có hiệu quả khi vốn lưu động bị ứ đọng, thất thoát trong quá trình sử dụng. Quá trình phân tích cũng cho ta thấy đây là một đề tài hết sức phức tạp và không thể áp dụng các biện pháp máy móc để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong mọi doanh nghiệp. Với thời gian thực tập hạn chế tại Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp, bằng việc so sánh, đánh giá những kiến thức lý thuyết, áp dụng chúng vào điều kiện cụ thể của Tổng công ty đã cho ta cái nhìn trực quan sinh động về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng công ty. Có thể thấy trong những năm đầu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty thấp nhưng đã được cải thiện nhanh chóng trong những năm gần đây. Điều này phản ánh sự quan tâm, và những biện pháp hữu hiệu mà Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp đã đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy những hạn chế mà Tổng công ty vẫn còn mắc phải làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vì vậy, với khả năng nhận thức của mình, em đã mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp nhằm giúp Công ty có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Em xin chân thành cảm ơn PGS - TS Đinh Thị Ngọc Quyên, ban lãnh đạo Tổng công ty, các anh, các chị phòng Kế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc42657_.doc
Tài liệu liên quan