PHẦN MỞ ĐẦU
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải thực hiện các hoạt động: nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích tình hình hiện tại và xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, của đất nước và của chính doanh nghiệp. Để từ đó, vạch ra các chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn, nhằm mục đích cuối cùng là tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Một trong những hoạt động quan trọng đó là phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả tài chính, thông qua đó tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, góp phần nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines trực thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam, là doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh vận tải hàng không là chủ yếu. Hãng đã có những đóng góp to lớn trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành vận tải hàng không nói riêng. Đặc biệt trong điều kiện khu vực hoá, quốc tế hoá như hiện nay, thì vận tải hàng không ngày càng cần thiết và đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu, phục vụ cho tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với Vietnam Airlines là phải đi trước một bước, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của đất nước, đóng góp vào mục tiêu chung của Tổng công ty Hàng không Việt Nam: “ Xây dựng Tổng công ty thành tập đoàn kinh tế vững mạnh của Việt Nam, lực lượng chủ lực giữ vai trò chủ đạo trong ngành vận tải hàng không quốc gia, trở thành hãng hàng không có tầm cỡ trong khu vực, kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo an toàn, an ninh cho hoạt động khai thác, là cầu nối quan hệ quốc tế chủ yếu của nước ta trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội các địa phương, là lực lượng dự bị đáng tin cậy cho an ninh quốc phòng”. Phân tích tài chính và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Vietnam Airlines cũng nhằm mục đích đó.
Trong quá trình thực tập tại phòng Tài chính đầu tư – Ban tài chính của Tổng công ty hàng không Việt Nam, được sự giúp đỡ của Thầy giáo: Th.S Đặng Anh Tuấn, các chú, các cô trong phòng, kết hợp với những kiến thức đã học và đọc, em đã tìm hiểu, nghiên cứu, và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines.
Chuyên đề này gồm ba chương chính:
ã Chương I: Lý thuyết chung về phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
ã Chương II: Phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả tài chính Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines.
ã Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines.
Do thời gian hạn hẹp và trình độ còn nhiều hạn chế, nên chuyên đề còn những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý phê bình của Thầy Đặng Anh Tuấn, bác Sửu, chú Thuỷ, cô Hằng, cùng các cô chú khác trong Phòng Tài chính đầu tư - Ban tài chính của Tổng công ty hàng không Việt Nam, để em có thể sớm hoàn thành chuyên đề một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn!
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương I: Lý thuyết chung về phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả tài chính 3
1.1. Một số vấn đề chung 3
1.1.1. Cơ sở phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính 3
1.1.2. Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 7
1.1.3. Đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp 7
1.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp 9
1.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính 9
1.2.2. Phân tích tài chính theo phương pháp tỷ số 10
1.2.2.1. Các tỷ số thanh khoản – Đánh giá năng lực thanh toán 11
1.2.2.2. Các tỷ số hoạt động – Đánh giá năng lực kinh doanh 15
1.2.2.3. Các tỷ số về đòn cân nợ - Đánh giá về năng lực cân đối vốn 18
1.2.2.4. Các tỷ số lợi nhuận – Đánh giá năng lực thu lợi 20
1.2.3. Đánh giá tổng hợp hiệu quả tài chính bằng phương pháp phân tích Dupont – Phương pháp phân tích Dupont 23
1.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 25
Chương II: Phân tích tình hình tài chính của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam– Vietnam Airlines 27
2.1. Khái quát về đặc điểm hoạt động của Vietnam Airlines 27
2.1.1. Khái quát về Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines 27
2.1.2. Quy trình vận chuyển bằng đường hàng không của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines 31
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Hãng hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines những năm gần đây 33
2.2. Phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả tài chính của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines 44
*Bảng công khai tài chính của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam và Tổng công ty Hàng không Việt Nam trong các năm 2003 – 2005 45
2.2.1. Khái quát tình hình tài chính của Vietnam Airlines 48
2.2.2. Phân tích tài chính 52
2.2.2.1. Các tỷ số thanh khoản – Đánh giá năng lực thanh toán 52
2.2.2.2. Các tỷ số hoạt động – Đánh giá năng lực kinh doanh 56
2.2.2.3. Các tỷ số về đòn cân nợ - Đánh giá về năng lực cân đối vốn 60
2.2.2.4. Các tỷ số lợi nhuận – Đánh giá năng lực thu lợi 63
2.2.3. Phân tích, đánh giá hiệu tài chính của Vietnam Airlines theo phương pháp DUPONT 68
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Vietnam Airlines.
3.1. Những định hướng lớn của Vietnam Airlines từ nay đến 2010 70
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Vietnam Airlines 72
3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực thanh toán của Vietnam Airlines 72
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cân đối vốn 74
3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực tuần hoàn vốn của Vietnam Airlines 75
3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực sinh lợi 76
3.3. Nâng cao hiệu quả tài chính theo phương pháp DUPONT 77
3.4. Một số kiến nghị đối với Vietnam Airlines 81
PHẦN KẾT LUẬN 84
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thuần / Hàng tồn kho.
Trong đó:
- Doanh thu thuần là doanh số của toàn bộ hàng hoá tiêu thụ trong kỳ, không phân biệt đã thu tiền hay chưa, trừ đi phần hoa hồng chiết khấu, giảm giá hay hàng hoá bị trả lại.
- Hàng hoá tồn kho là giá trị bình quân của tất cả nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, vật liệu phụ còn tồn trong kho.
Áp dụng tính cho Vietnam Airlines qua các năm:
Vietnam Airlines
Đơn vị tính
2003
2004
2005
Doanh thu thuần
triệu
7,105,104
10,421,444
16,322,757
Hàng tồn kho
triệu
584,369
644,286
1,131,222
Ri
lần
12.16
16.18
19.13
Nhìn vào bảng tính, Vietnam Airlines có tốc độ vòng quay hàng tồn trữ trung bình, chứng tỏ hoạt động quản lý hàng tồn kho tốt. Điều này dễ hiểu vì Vietnam Airlines là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, nên lưu thông hàng tồn kho ở mức vừa phải, đây là dấu hiệu tốt trong kinh doanh. Vì số lần quay vòng hàng tồn kho cao và tăng chứng tỏ hàng dự trữ chỉ chiếm dụng số vốn nhỏ, thời gian trữ hàng ngắn, hàng tiêu thụ nhanh, thu lợi sẽ càng nhiều, làm tăng năng lực thu lợi của Tổng công ty nói chung và Vietnam Airlines nói riêng.
b. Kỳ thu tiền bình quân ( Average Collection Period – ACP )
Công thức tính:
ACP = Các khoản phải thu / Doanh thu bình quân một ngày
Trong đó:
- Các khoản phải thu là những hoá đơn bán hàng chưa thu tiền có thể là hàng bán trả chậm, hàng bán chịu hay bán được mà chưa thu tiền, các khoản tạm ứng chưa thanh toán, các khoản trả trước cho người bán.
- Còn doanh thu bình quân ngày được tính:
Doanh thu bình quân ngày = Tổng doanh thu / 360
Áp dụng tính cho Vietnam Airlines:
Vietnam Airlines
Đơn vị tính
2003
2004
2005
Tổng doanh thu
triệu
7,568,981
11,039,904
17,077,920
Doanh thu bq ngày
triệu/ngày
21,025
30,666
47,438
Các khoản phải thu
triệu
872,810
1,011,897
1,868,876
ACP
ngày
42
33
39
Qua bảng tính, ACP - Kỳ thu tiền bình quân của Vietnam Airlines là trung bình: năm 2003 là 42 thì đến 2004 còn 33, và đến 2005 là 39; Điều này chứng tỏ các khoản phải thu của Vietnam Airlines được thu hồi thường xuyên và thường cách một tháng sau là thu được, làm tăng năng lực kinh doanh cho Vietnam Airlines. Để tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý các khoản phải thu, Vietnam Airlines cần có các biện pháp nâng cao mức vòng quay hàng của các khoản phải thu để giảm bớt kinh phí thu nợ và tổn thất tồn đọng vốn, làm cho mức thu lợi của việc đầu tư vào tài sản lưu động.
Cũng như các doanh nghiệp khác nói chung, Vietnam Airlines cần lưu ý là kết quả phân tích có thể được đánh giá là rất tốt, nhưng do kỹ thuật tính toán đã che dấu những khuyết điểm trong việc quản trị các khoản phải thu. Nên cần phải phân tích định kỳ các khoản phải thu để sớm phát hiện những khoản nợ khó đòi để có biện pháp xử lý kịp thời.
c. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định ( The Fixed Assets Utilization – FAU )
Công thức tính:
FAU = Doanh thu thuần / Giá trị tài sản cố định
Trong đó:
Giá trị tài sản cố định là giá trị thuần của các loại tài sản cố định tính theo giá trị ghi sổ kế toán, tức nguyên giá của tài sản cố định khấu trừ phần hao mòn tài sản cố định dồn đến thời điểm tính.
Áp dụng tính đối với Vietnam Airlines:
Vietnam Airlines
Đơn vị tính
2003
2004
2005
Doanh thu thuần
triệu
7,105,104
10,421,444
16,322,757
Giá trị tài sản cố định
triệu
6,185,287
12,593,862
14,297,147
FAU
lần
1.15
0.83
1.02
Tỷ số này của Vietnam Airlines chưa ổn định qua các năm, nhưng sự thay đổi này là không lớn, trên dưới 1, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Vietnam Airlines bình thường, doanh thu và tài sản cố định có sự tăng trưởng ngang nhau, hay nói cách khác việc đầu tư vào tài sản cố định là xác đáng, hợp lý. Tuy vậy, Vietnam Airlines vẫn cần phải quan tâm đến chính sách quản lý tài sản cố định hơn để kiểm soát tình hình sử dụng tài sản cố định luôn tăng tốc độ phù hợp với tốc độ tăng của doanh thu, làm tăng năng lực kinh doanh cho toàn Tổng công ty và Vietnam Airlines.
d. Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản ( The Total Assets Utilization – TAU )
Công thức tính:
TAU = Doanh thu thuần / Tổng tài sản có
Trong đó:
Tổng tài sản có là tổng toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động tại thời điểm tính toán và dựa trên giá trị theo sổ sách kế toán.
TAU của Vietnam Airlines:
Vietnam Airlines
Đơn vị tính
2003
2004
2005
Doanh thu thuần
triệu
7,105,104
10,421,444
16,322,757
Tổng tài sản có
triệu
8,803,485
18,760,827
23,038,832
TAU
lần
0.81
0.42
0.63
Tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của Vietnam Airlines, thể hiện một đồng vốn đầu tư vào Vietnam Airlines đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Như vậy: năm 2003, Vietnam Airlines cứ bỏ 1 đồng vốn đầu tư thì thu được 0,81 đồng doanh thu, năm 2004 chỉ còn 0.42, và năm 2005 là 0.63; chứng tỏ tính trên toàn bộ tài sản đầu tư thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines chưa cao và đang ngày càng giảm. Nguyên nhân có thể là do ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi, Vietnam Airlines còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác nên tốc độ doanh thu vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Hoặc do việc quản lý tài sản có và quản lý doanh thu của Vietnam Airlines vẫn còn nhiều tồn tại. Do đó, các nhà quản lý, lãnh đạo của Vietnam Airlines cần có chính sách cụ thể để tăng hiệu quả sử dụng tài sản có nhằm mục đích tăng mức thu lợi từ sử dụng tổng tài sản có.
Tóm lại, năng lực kinh doanh, năng lực tuần hoàn của vốn đầu tư, của Vietnam Airlines là khá tốt, thể hiện được một mặt quan trọng hiệu quả tài chính của Vietnam Airlines.
Sự tuần hoàn vốn là sự vận động thống nhất của vốn tiền tệ, vốn sản xuất, vốn hàng hoá – dịch vụ, mà trong đó, sự vận động của hàng hoá – dịch vụ có ý nghĩa quan trọng vì hàng hoá, dịch vụ có được tiêu dùng thì mới thực hiện được giá trị, thu hồi được vốn và hoàn thành vòng tuần hoàn của vốn. Do vậy, các nhà quản lý của Vietnam Airlines cần quan tâm đến mối quan hệ, sự biến động của tình hình cung ứng dịch vụ và sự chiếm dụng vốn để phân tích tình hình vận động của vốn. Từ đó, đưa ra các phương thức, biện pháp để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn. Tình hình vận động vốn của Vietnam Airlines tốt, chứng tỏ trình độ quản lý kinh doanh, và hiệu suất sử dụng tiền vốn của Vietnam Airlines cao.
2.2.2.3. Các tỷ số về đòn cân nợ - Đánh giá về năng lực cân đối vốn
Năng lực cân đối vốn của Vietnam Airlines chính là khả năng tự chủ về mặt tài chính của Vietnam Airlines. Các nhà quản lý cần đánh giá hiệu quả huy động vốn nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả sử dụng vốn tối đa. Điều này không những quan trọng đối với Vietnam Airlines mà nó còn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, ngân hàng cho vay, các đối tác của Tổng công ty … Nếu khả năng tự chủ tài chính của Vietnam Airlines lớn mạnh sẽ tạo niềm tin cho các đối tượng có liên quan, do đó tạo thuận lợi cho Vietnam Airlines về nhiều mặt trong kinh doanh và tăng nguồn vốn kinh doanh .
Các tỷ số về đòn cân nợ được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ của Vietnam Airlines. Đòn cân nợ tăng làm gia tăng tiềm năng tạo ra lợi nhuận và đồng thời cũng làm tăng rủi ro cho các chủ sở hữu. Vì tăng vốn bằng cách vay nợ làm tăng khả năng vỡ nợ của Vietnam Airlines nên nguy cơ không thu hồi được nợ của các chủ nợ tăng, và nếu Vietnam Airlines thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu sẽ tăng đáng kể.
Nhóm các tỷ số về đòn cân nợ gồm có: Tỷ số nợ; Tỷ số về khả năng thanh toán lãi vay; Tỷ số về khả năng thanh toán các chi phí cố định.
a. Tỷ số nợ ( Debt Ratio – Rd )
Công thức tính:
Rd = Tổng số nợ / Tổng tài sản có
Trong đó:
Tổng số nợ gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Tổng tài sản có bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định hay là tổng toàn bộ kinh phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong phần bên trái của Bảng cân đối kế toán.
Áp dụng tính Rd đối với Vietnam Airlines:
Vietnam Airlines
Đơn vị tính
2003
2004
2005
Tổng số nợ
triệu
5,080,124
9,816,467
12,043,947
Tổng tài sản có
triệu
8,803,485
18,760,827
23,038,832
Rd
%
57.71%
52.32%
52.28%
Tỷ số này của Vietnam Airlines là vừa phải, nó thể hiện nghĩa vụ của Vietnam Airlines đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số này vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ vay càng được đảm bảo trong trường hợp gặp vấn đề về tài chính. Còn các chủ sở hữu thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận tăng nhanh. Tuy nhiên nếu tỷ số nợ quá cao thì Vietnam Airlines dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Năm 2003, tỷ số này của Vietnam Airlines là 57.71% nhưng đến năm 2004 còn 52.32% và năm 2005 là 52,28%. Do đó, các nhà lãnh đạo cần chú ý đến các chính sách tín dụng và việc đầu tư vào tài sản, duy trì tỷ số nợ ở mức vừa phải để tạo niềm tin đối với các chủ nợ.
b. Khả năng thanh toán lãi vay - số lần có thể trả lãi ( Times Interest Earned Ratio – Rt )
Công thức tính:
Rt = EBIT / Chi phí trả lãi
Trong đó:
- EBIT là Thu nhập trước thuế và trả lãi, phản ánh số tiền mà Vietnam Airlines có thể sử dụng để trả lãi vay.
- Chi phí trả lãi vay bao gồm: tiền lãi trả cho các khoản vay ngắn hạn, tiền lãi cho các khoản vay trung và dài hạn, tiền lãi của các hình thức vay mượn khác. Đây là một khoản tương đối ổn định và có thể tính trước được.
à Rt của Vietnam Airlines:
Vietnam Airlines
Đơn vị tính
2003
2004
2005
EBIT
triệu
265,737
527,608
650,218
Chi phí trả lãi
triệu
15,604
31,109
37,498
Rt
lần
17.03
16.96
17.34
Rt - Khả năng thanh toán lãi vay của Vietnam Airlines năm 2003 cao hơn năm 2004 và năm 2005 cao trở lại để đảm bảo cho các khoản vay. Nguyên nhân là của sự tăng giảm không đồng đều, không cùng tốc độ là do sự tăng giảm của EBIT và chi phí trả lãi vay không đồng đều. Điều này là dễ hiểu vì, các yếu tố này chụi ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài, ví dụ: tỷ lệ lãi suất thị trường tăng à chi phí trả lãi vay tăng; các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận chịu thuế của doanh nghiệp,…Ngoài ra, đây cũng chứng tỏ Vietnam Airlines luôn có các chính sách đối phó, điều chỉnh kịp thời. Tỷ số này của Vietnam Airlines khá cao chứng tỏ khả năng thanh toán lãi vay bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng khá cao, chứng minh tình hình tài chính của Vietnam Airlines mạnh, không có dấu hiệu nào của nguy cơ bị phá sản.
2.2.2.4. Các tỷ số lợi nhuận – Đánh giá năng lực thu lợi
Các tỷ số trên phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt. Để phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất – kinh doanh và hiệu năng quản lý, chúng ta cần phải tính toán các tỷ số lợi nhuận. Thông qua các tỷ số lợi nhuận, các nhà quản lý đánh giá năng lực thu lợi của Vietnam Airlines, cũng là khả năng thu được lợi nhuận thuần của Vietnam Airlines. Vì lợi nhuận là kết quả cuối cùng trong kinh doanh, thu được lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của sự tồn tại, là một mặt quan trọng trong đánh giá thành tích tài chính của Vietnam Airlines. Các đối tượng liên quan: nhà đầu tư, chủ sở hữu, nhà quản lý, các đối tác… đều quan tâm đến năng lực thu lợi của Vietnam Airlines.
Năng lực thu lợi rất quan trọng đối với những người cho vay, vì lợi nhuận là một trong những nguồn tiền chủ yếu để thanh toán nợ. Nếu Vietnam Airlines thua lỗ liên miên thì không thể có khả năng thanh toán mạnh.
Năng lực thu lợi cũng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư mua cổ phần. Vì các cổ đông thu lợi đầu tư là thông qua cổ tức, mà toàn bộ cổ tức lại từ lợi nhuận thuần của Vietnam Airlines mà có. Ngoài ra, đối với các thành phần tham gia thị trường chứng khoán thì sự tăng trưởng của lợi nhuận có nghĩa là các cổ đông có thêm lợi về giá cố phiếu trên thị trường.
Năng lực thu lợi cũng quan trọng đối với các nhà quản lý của Vietnam Airlines vì tổng lợi nhuận và lợi nhuận thuần là những chỉ tiêu để các chủ sở hữu đánh giá về năng lực kinh doanh hay ghi nhận thành tích kinh doanh của những người quản lý.
Lợi nhuận của Vietnam Airlines bao gồm:
- Lợi nhuận kinh doanh: là nguồn gốc chủ yếu của lợi nhuận, là lợi nhuận có được thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận kinh doanh là do lợi nhuận của các nghiệp vụ kinh doanh chính: cung cấp các dịch vụ vận tải hàng không. Lợi nhuận kinh doanh là một chỉ tiêu để đánh giá thành tích kinh doanh của Vietnam Airlines.
- Các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh: là những khoản chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines. Đây là những khoản chi chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí của Vietnam Airlines. Vì hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải hàng không là hoạt động chính của Vietnam Airlines, do đó chi phí hoạt động bao gồm: chi phí mua và thuê máy bay, các trang thiết bị hiện đại, chi phí giao dịch, chi phí đào tạo công nhân vien ( các nhà quản trị các lĩnh vực khác nhau thuộc khu vực mặt đất và trên không; phi công, tiếp viên,…) và các chi phí khác.
- Các khoản chi ngoài kinh doanh: là các khoản thu chi không có quan hệ trực tiếp đối với các hoạt động kinh doanh sản xuất của Vietnam Airlines. Tuy không có quan hệ trực tiếp đối với các hoạt động kinh doanh nhưng các khoản thu chi ngoài kinh doanh vẫn là một trong những nhân tố làm tăng hoặc giảm lợi nhuận vì nó cũng đem lại thu nhập hoặc phải chi ra đối với Vietnam Airlines.
- Thu nhập ngoài kinh doanh: là những khoản thu không có quan hệ trực tiếp với những hoạt động sản xuất kinh doanh. Thu nhập ngoài kinh doanh là những thu nhập mà không tổn phí tiền vốn của Vietnam Airlines, trên thực tế là một loại thu nhập thuần tuý, Vietnam Airlines không phải mất một loại chi phí nào. Vì vậy, về mặt hạch toán kế toán cần phải phân chia ranh giới giữa thu nhập kinh doanh và thu nhập ngoài kinh doanh. Các khoản thu nhập ngoài kinh doanh bao gồm tiền tăng lên của tài sản cố định, thu nhập thuần trong việc sắp xếp tài sản cố định, thu nhập do bán tài sản vô hình, thu nhập trong các giao dịch phi tiền tệ, các khoản thu tiền phạt, các khoản thu về kinh phí đào tạo.v.v…
Các tỷ số lợi nhuận đáng chú ý:
a. Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu ( Net Profit Margin on Sales – Rp )
Công thức tính:
Rp = ( Lợi nhuần sau thuế / Doanh thu ) x 100
à Rp - tỷ số lợi nhuận thuần của Vietnam Airlines:
Vietnam Airlines
Đơn vị tính
2003
2004
2005
Lợi nhuận sau thuế
triệu
202,206
395,545
587,268
Doanh thu
triệu
7,568,981
11,039,904
17,077,920
Rp
%
2.85%
3.8%
3.98%
Vietnam Airlines có Rp năm 2004 tăng gần 1% so với năm 2003, có nghĩa chi phí cho 1 đồng doanh thu của năm 2004 ít hơn năm 2003. Năm 2005 tỷ số này là 3.98%, chứng tỏ hiệu quả của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm của năm 2005 cao hơn năm 2004 và 2003, từ đó tăng khả năng thu lợi của Vietnam Airlines.
* Biểu đồ về Doanh thu và Lợi nhuận sau thuế của Vietnam Airlines:
b. Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản có ( Net Return on Assets Ratio – Rc )
Công thức tính:
Rc = ( Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản có ) x 100
Ta có:
Vietnam Airlines
Đơn vị tính
2003
2004
2005
Lợi nhuận sau thuế
triệu
202,206
395,545
587,268
Tổng tài sản có
triệu
8,803,485
18,760,827
23,038,832
Rc
%
2.3%
2.1%
2.5%
Qua bảng tính cho thấy: Cứ 1 đồng vốn đầu tư vào thì Vietnam Airlines thu được lợi nhuận sau thuế ở năm 2004 giảm ít so với năm 2003, nhưng năm 2005 tăng nhiều so với năm 2004. Điều này phản ánh năng lực thu lợi của Vietnam Airlines khi sử dụng các nguồn kinh tế của mình ngày càng tăng, là dấu hiệu tốt đối với các nhà đầu tư, chủ sở hữu, đồng thời tạo niềm tin cho các chủ nợ của Vietnam Airlines. Điều này cũng chứng tỏ Vietnam Airlines đã có những chính sách phát triển hợp lý, khắc phục được phần lớn những khó khăn do các yếu tố chủ quan và khách quan mang lại, trở thành Hãng hàng không có khả năng sinh lợi cao, các tài sản được bố trí hợp lý để tài sản của Vietnam Airlines được sử dụng một cách có hiệu quả, ít hao phí, lợi nhuận thu được nhiều.
c. Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( Doanh lợi vốn chủ sở hữu – ROE )
Công thức tính:
ROE = Thu nhập sau thuế / Vốn chủ sở hữu
Vietnam Airlines
Đơn vị tính
2003
2004
2005
Lợi nhuận sau thuế
triệu
202,206
395,545
587,268
Vốn chủ sở hữu
triệu
3,723,359
8,944,359
11,301,004
ROE
%
5.4%
4.4%
5.8%
àQua bảng tính có thể nhận thấy:
ROE của Vietnam Airlines năm 2004 giảm so với năm 2003, nhưng năm 2005 lại tăng. Chứng tỏ khả năng sinh lơi của vốn chủ sở hữu tăng giảm chưa ổn định. Đây là một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư thường quan tâm nhất vì khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào Tổng công ty, họ muốn tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu. Do đó, đây là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của Tổng công ty nói chung và của Vietnam Airlines nói riêng.
* Biểu đồ về Lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines:
d. Doanh lợi tài sản ( ROA )
Công thức tính:
ROA = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Tài sản có
Hoặc:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tài sản có
Áp dụng tính ROA cho Vietnam Airlines:
Vietnam Airlines
Đơn vị tính
2003
2004
2005
Lợi nhuận sau thuế
triệu
202,206
395,545
587,268
Tài sản có
triệu
8,803,485
18,760,827
23,038,832
ROA
%
2.3%
2.1%
2.5%
Năm 2003 Vietnam Airlines có ROA cao hơn năm 2004 nhưng lại thấp hơn năm 2005, chứng tỏ thu nhập sau thuế trên 1 đồng tài sản của Vietnam Airlines ngày càng tăng. Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của Vietnam Airlines một đồng vốn đầu tư, là chỉ tiêu quan trọng đối với các nhà đầu tư. Các nhà quản lý phải luôn đưa ra các chính sách, chiến lược kinh doanh nhằm tăng doanh lợi tài sản, cũng có nghĩa là tăng khả năng sinh lợi cho Vietnam Airlines.
* Biểu đồ về Tổng tài sản có so với Lợi nhuận sau thuế của Vietnam Airlines:
2.2.3. Phân tích, đánh giá hiệu tài chính của Tổng công ty hàng không Việt Nam theo phương pháp DUPONT.
* Trong quá trình phân tích có thể thực hiện tách các chỉ tiêu ROE và ROA như sau:
ROE = TNST / VCSH = (TNST / TS) x (TS / VCSH) = ROA x EM
ROA = TNST / TS = (TNST / DT) x (DT / TS) = PM x AU
à ROE = PM x AU x EM
Trong đó:
ROE: Doanh lợi vốn chủ sở hữu
TNST: Thu nhập sau thuế
VCSH: Vốn chủ sở hữu
TS: Tài sản
ROA: Doanh lợi tài sản
EM: Số nhân vốn
PM: Doanh lợi tiêu thụ
AU: Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Áp dụng phân tích đối với Vietnam Airlines :
Đơn vị tính:%
Vietnam Airlines
2003
2004
2005
PM
2.67%
3.58%
3.44%
AU
85.98%
58.85%
74.13%
EM
116.31%
169.94%
134.90%
ROA
2.3%
2.1%
2.5%
ROE
5.4%
4.4%
5.8%
Dựa vào bảng tính, dễ nhận thấy ROE của Vietnam Airlines năm 2004 giảm so với năm 2003 là do cả ROA và EM giảm, trong đó, ROA giảm là do AU giảm mạnh hơn độ tăng của PM nên không thể bù được. ROE của năm 2005 so với năm 2004 là tăng lên đáng kể, do ROA và EM tăng nhiều, trong đó, ROA tăng nhiều là do PM tăng là chủ yếu, còn AU tăng không đáng kể. Năm 2005 so với năm 2003 là tăng không đáng kể, do ROA và EM thay đổi không đáng kể (PM năm 2005 tăng cũng gần bằng độ giảm của AU so với năm 2003).
Như vậy các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến ROE của Vietnam Airlines là PM, AU, EM. Do đó, để nâng cao hiệu quả tài chính Vietnam Airlines cần có chính sách cụ thể đối với các yếu tố cấu thành lên các chỉ số trên.
Biểu đồ về các yếu tố PM, AU, EM của Vietnam Airlines:
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Vietnam Airlines
Mục đích cuối cùng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp nói chung và Vietnam Airlines nói riêng là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Và phân tích tài chính, đánh giá hiệu quả tài chính, từ đó tìm các phương pháp nâng cao hiệu quả tài chính cũng là nhằm mục đích đó.
Trước khi đưa ra các phương pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Vietnam Airlines, cần tìm hiểu những định hướng trong tương lai đối với Vietnam Airlines
3.1. Những định hướng lớn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam trong đó Vietnam Airlines làm nòng cốt từ nay đến 2010.
Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong thời gian tới, lãnh đạo của Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã đặt ra một số mục tiêu và phương hướng lãnh đạo nhiệm vụ trung tâm giai đoạn 2006 – 2008 đến 2010 trình đại hội Đại biểu Đảng bộ Tổng công ty, tiến tới đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X như sau:
Giai đoạn 2006 – 2008, Tổng công ty tiếp tục thực hiện mục tiêu đã được xác định trong nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ II và chiến lược phát triển Tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2001 và đinh hướng đến năm 2002, đó là: “ Xây dựng Tổng công ty thành tập đoàn kinh tế vững mạnh của Việt Nam, lực lượng chủ lực giữ vai trò chủ đạo trong ngành vận tải hàng không quốc gia, trở thành hãng hàng không có tầm cỡ trong khu vực, kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo an toàn, an ninh cho hoạt động khai thác, là cầu nối quan hệ quốc tế chủ yếu của nước ta trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội các địa phương, là lực lượng dự bị đáng tin cậy cho an ninh quốc phòng”.
Trên cơ sở lấy kinh doanh vận tải hàng không làm cơ bản, tiếp tục đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, nhanh chóng hiện đại hoá làm chủ công nghệ mới, nâng cao vị thế và uy tín của Tổng công ty, chú trọng phát triển các hãng hàng không trong Tổng công ty là Hãng hàng không quốc gia – Vietnam Airlines và Công ty bay dịch vụ hàng không – Vasco. Trong đó, Vietnam Airlines là công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con. Phát triển Vasco thành công ty bay gồm từ nội địa khu vực cho Vietnam Airlines (Express Airlines hoặc Commuter Airlines ), nghiên cứu đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, hoạt động theo hướng một ngành hàng không giá rẻ ( low – cost ). Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập về cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vào cuối năm 2005, đầu năm 2006.
Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị trọng tâm, nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn mới, Tổng công ty hàng không nói chung và Vietnam Airlines nói riêng tập trung lãnh đạo theo hướng: Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, điều hành, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm của hệ thống theo các tiêu chuẩn quốc tế của IATA, nâng cao năng suất, hiệu quả của tất cả các khâu trong giây chuyền vận tải hàng không.
Những định hướng lớn về phát triển giai đoạn từ nay đến 2010: Mạng lưới bay phát triển theo cơ cấu: Mạng đường bay nội địa và Đông Dương; Mạng đường bay quốc tế khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á; mạng đường bay tầm xa xuyên lục địa; mạng đường bay vận chuyển hàng hoá.
Đầu tư phát triển đội máy bay theo chiến lược đề ra: Tập trung hoàn thành dự án mua 10 máy bay tầm ngắn A321 và 4 máy bay tầm trung B787; năm 2006 Tổng công ty bắt đầu khai thác máy bay cho hãng hàng không qua hình thức thuê mua khai thác theo nhu cầu của thị trường.
Phát triển đồng bộ hệ thống kỹ thuật, khai thác, thương mại, dịch vụ, nâng cấp chất lượng dịch vụ hành khách đạt tiêu chuẩn quốc tế, ngang tầm các hãng hàng không tiên tiền trong khu vực và trên thế giới.
Tiến hành đào tạo và đào tạo lại để có đội ngũ lao động đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu, đủ năng lực đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh trong giai đoạn phát triển mới.
Đảm bảo doanh thu từ các hoạt động kinh doanh ngoài vận tải hàng không tăng từ 7 – 9% một năm trong giai đoạn 2006 – 2010.
Nhiệm vụ then chốt và điều kiện cơ bản để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị trọng tâm là phải làm tốt công tác xây dựng Đảng trên các mặt: kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức Đảng, giáo dục chính trị tư tưởng, kiểm tra giám sát, xây dựng tổ chức đoàn thể quần chúng vững mạnh, thực hiện quy chế dân chủ doanh nghiệp.
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Vietnam Airlines.
Theo lý thuyết, để nâng cao hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cần có chính sách thực hiện để nâng cao các năng lực của doanh nghiệp: năng lực thanh toán, năng lực cân đối vốn, năng lực kinh doanh và năng lực sinh lãi. Từ thực tế tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới, của Việt Nam và tình hình và xu thế phát triển của ngành hàng không nói chung và Vietnam Airlines nói riêng, có thể đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính.
3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực thanh toán của Vietnam Airlines.
Năng lực thanh toán của Vietnam Airlines là năng lực trả được nợ đáo hạn của các loại tiền nợ cho các chủ nợ, là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh, đánh giá một mặt quan trọng về hiệu quả tài chính, đồng thời thông qua có thể thấy rõ những rủi ro tài chính của Vietnam Airlines: nếu không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, có thể dẫn đến phá sản.
Năng lực thanh toán của Vietnam Airlines gồm: thanh toán nợ ngắn hạn và thanh toán nợ dài hạn, trong đó nợ trung và dài hạn chủ yếu là cùng tiền lãi trong quá trình kinh doanh để thanh toán và thường ít gặp rủi ro tài chính hơn so với các khoản nợ ngắn hạn (do tính chất kì hạn, quy mô của khoản nợ và vai trò của chúng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp), do đó chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến khả năng thanh toán ngắn hạn của Vietnam Airlines.
Thanh toán Nợ ngắn hạn chủ yếu là trông vào vốn lưu động và tài sản lưu động của Vietnam Airlines làm đảm bảo. Các khoản nợ ngắn hạn còn được gọi là các khoản nợ lưu động, tức là các khoản nợ có thời hạn trong vòng một năm. Loại nợ này phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc các tài sản lưu động khác. Các khoản nợ này có rủi ro cao đối với tài chính của Vietnam Airlines Nếu không thanh toán đúng hạn thì sẽ làm cho Vietnam Airlines phải đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Do đó, trong Bảng cân đối tài sản, các nhà quản lý luôn phải quan tâm đến mối quan hệ đối ứng của các khoản nợ ngắn hạn và tài sản lưu động, phải dùng tài sản lưu động để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn. Trong đó, nên có một cơ chế quản lý tài sản lưu động một cách hợp lý, như:
Đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn gần đến hạn. Ngoài ra, cần phải dự trữ một lượng tiền mặt vừa phải cho các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn, nhưng để tránh rủi ro từ phía chủ nợ vì một lý do nào đó phải đòi thanh toán ngay. Vì Vietnam Airlines không chỉ vay nợ trong nước mà còn vay nợ từ các đối tác, các tổ chức kinh tế nước ngoài, vì vậy tiền mặt dự trữ của Vietnam Airlines không chỉ là đồng nội tệ VNĐ, mà còn một lượng đáng kể các ngoại tệ.
Dự trữ một lượng chứng khoán có tính thanh khoản cao: Trái phiếu chính phủ, Tín phiếu Kho Bạc Nhà nước, các loại chứng khoán của các tổ chức nước ngoài… để đảm bảo tính thanh khoản cao cho tài sản lưu động.
Đối với Hàng tồn kho: vì Vietnam Airlines lấy hoạt động kinh doanh vận tải làm nòng cốt, do đó lượng hàng dự trữ không nên quá nhiều, nhằm làm tăng tốc độ lưu thông của vốn lưu động, tăng khả năng thanh toán nhanh.
Một trong những tài sản lưu động mà Vietnam Airlines cần quan tâm nữa đó là Các khoản phải thu. Các khoản phải thu của Vietnam Airlines bao gồm phải thu từ khách hàng và từ các đối tác làm ăn. Vietnam Airlines nên có chính sách tín dụng không quá lỏng để không bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên cũng không nên quá hà khắc vì nếu quá hà khắc có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ của Vietnam Airlines. Như vậy, Vietnam Airlines nên có một chính sách tín dụng cụ thể đối với từng đối tượng tuỳ theo đánh giá và nhận đinh tình hình hiện tại và tương lai, cần quan tâm đến cơ chế quản lý tài sản cố định để ngày càng phù hợp, làm tăng tính thanh khoản cho tài sản lưu động, nhưng phải luôn đảm bảo là không ảnh hưởng quá lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cân đối vốn
Năng lực cân đối vồn chính là khả năng tự chủ về mặt tài chính của Vietnam Airlines. Điều này không những quan trọng đối với chủ sở hữu của Vietnam Airlines mà nó còn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, ngân hàng cho vay,… Nếu khả năng tự chủ tài chính của Vietnam Airlines lớn mạnh sẽ tạo niềm tin cho các đối tượng có liên quan, từ đó tạo thuận lợi cho Vietnam Airlines về nhiều mặt trong kinh doanh và tăng nguồn vốn kinh doanh.
Một trong những giải pháp nâng cao tính tự chủ của Vietnam Airlines là tăng nguồn vốn chủ sử hữu, đó là tiến hành cổ phần hoá. Cổ phần hoá là hướng đi đúng đắn để huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý và khắc phục những tồn tại hiện thời của Vietnam Airlines. Cổ phần hoá chính là tạo điều kiện cho những người góp vốn và người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Vietnam Airlines. Trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn nhưng toàn Tổng công ty Hàng không nói chung và Vietnam Airlines nói riêng vẫn thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ là vừa thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa triển khai kế hoạch cổ phần hoá và đã đạt được nhiều thành tích: đã huy động được một số lượng vốn lớn từ những cán bộ công nhân viên chứng tỏ người lao động gắn bó và có trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận giữ lại,…Do đó, làm tăng vốn chủ sở hữu cho Tổng công ty và Vietnam Airlines. Ngoài ra, khi thực hiện cổ phần hoá thì phần vốn do ngân sách Nhà nước cấp sẽ có chi phí sử dụng là lãi cổ phần được trích từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ vốn Ngân sách Nhà nước trên tổng vốn như hiện nay. Vì vậy, tổng công ty vẫn có một khoản lợi nhuận để tăng vốn thực hiện tái đầu tư.
Xuất phát từ những lợi ích đó của cổ phần hoá, Tổng công ty và Vietnam Airlines nên thực hiện đúng tiến độ kế hoạch cổ phần hoá đã đề ra. Và để tiến hành đúng kế hoạch cổ phần hoá thì cần phải phân tích và đánh giá đúng tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính hiện tại để có những quyết định, hành động đúng, phù hợp.
3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực tuần hoàn vốn của Vietnam Airlines.
Năng lực tuần hoàn của vốn là một mặt quan trọng đánh giá hiệu quả tài chính của Vietnam Airlines. Sự tuần hoàn vốn là sự vận động thống nhất của vốn tiền tệ, vốn sản xuất, vốn hàng hoá – dịch vụ, trong đó, sự vận động của hàng hoá – dịch vụ có ý nghĩa quan trọng. Vì hàng hoá, dịch vụ có được tiêu dùng thì mới thực hiện được giá trị, thu hồi được vốn và hoàn thành vòng tuần hoàn của vốn. Vietnam Airlines là doanh nghiệp lớn, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực kinh doanh cung cấp các dịch vụ vận tải hàng không, do đó, Vietnam Airlines có thể tập trung phát triển số lượng và chất lượng các chuyến bay nội địa và quốc tế.
Một số giải pháp chủ yếu như:
Tăng cường đầu tư lượng vốn đáng kể cho việc mua, thuê các loại máy bay tốt, hiện đại như: Boeing 777, Boeing 767, Airbus 320, A321,… phù hợp với nhu cầu của các chuyến vận chuyển, đây cũng là chiến lược dài hạn của Vietnam Airlines.
Mở rộng các mạng đường bay nội địa và quốc tế: Trong điều kiện hội nhập khu vực, hội nhập thế giới, xu hướng khu vực hoá và quốc tế hoá như hiện nay thì nhu cầu vận chuyển, vận tải bằng đường hàng không ngày càng tăng và trở thành điều kiện cần cho các hoạt động giao lưu văn hoá, giao thương kinh tế, do đó, mở rộng các mạng đường bay quốc tế không những mang lại lợi ích cho Tổng công ty, các hãng hàng không mà còn là bộ mặt cho nền kinh tế quốc dân. Đối với các mạng đường bay trong nước, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực, nền kinh tế quốc dân cũng đang trong giai đoạn đổi mới, phát triển nhanh nên nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không từ Bắc vào Nam, và ngược lại, ngày càng tăng. Hiện nay, Tổng công ty hàng không Việt Nam có các Cảng hàng không trong nước là: Sân bay quốc tế Nội Bài, Gia Lâm, Hải Phòng,… ở miền Bắc; Sân bay Vinh, Đà Nẵng ở miền Trung; Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Buôn Mê Thuột,.. ở miền Nam. Trong đó, hai cảng hàng không quốc tế, chiếm thị phần cao nhất đó là: sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng tự do hoá kinh doanh bằng cách áp dụng thành tựu công nghệ thông tin trong kinh doanh, đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên trong toàn Hãng. Mở mạng liên kết, liên doanh với các hãng hàng không, các tổ chức kinh tế khác ở cả trong và nước ngoài. Mục đích cuối cùng nhằm tăng cường chất lượng các dịch vụ cung cấp đối với khách hàng, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng, từ đó, tạo niềm tin, uy tín ở khách hàng, khuyến khích và tăng nhanh số lượng khách hàng thường xuyên.
Ngoài ra, Vietnam Airlines còn tiến hành các hoạt động Marketing làm tăng vị thế của Vietnam Airlines và tăng thị phần trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần làm tăng năng lực kinh doanh.
3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực sinh lợi
Năng lực thu lợi là khả năng thu được lợi nhuận của Vietnam Airlines. Do đó, năng lực thu lợi luôn là điều quan tâm nhất của các đối tượng liên quan. Có những doanh nghiệp, hiện tại chưa mang lại thu nhập, nhưng sau một thời gian, lại có thể mang lại một khoản thu nhập lớn cho chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các nhà quản lý và người lao động.
Như đã biết, các yếu tố cấu thành của lợi nhuận doanh nghiệp là: các loại thu nhập, các kinh phí và tổn thất.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Như vậy, để nâng cao năng lực, thì một mặt Vietnam Airlines cần có những chính sách bán hàng và cung ứng dịch vụ để làm tăng doanh thu, một mặt có những chính sách chi phí tối thiểu để làm giảm tổng chi phí, từ đó, làm tăng lợi nhuận thuần của Vietnam Airlines.
Để tăng Tổng doanh thu của Vietnam Airlines, cũng như đã đề cập trong các giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh, Vietnam Airlines cần phải tăng cả về số lượng và chất lượng dịch vụ cung cấp, đó là: tăng cường cơ sở hạ tầng: máy bay hiện đại, các cảng hàng không được nâng cấp và mở mới một số cảng ở các tỉnh thành lớn; tăng chất lượng phục vụ bằng cách đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên; tăng cường phạm vi, quy mô và chất lượng các mạng đường bay.
Để giảm tối thiểu chi phí, Vietnam Airlines cần lập các kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ một cách cụ thể, khoa học, đảm bảo chất lượng và số lượng. Có như thế thì Vietnam Airlines mới có thể giảm được sự lãng phí về vật lực và nhân lực thường gặp ở các doanh nghiệp Nhà nước truyền thống.
3.3. Nâng cao hiệu quả tài chính theo phương pháp DUPONT
Theo phương pháp DUPONT:
ROE = PM x AU x EM
ROA = PM x AU
PM = TNST / DT
AU = DT / TS
EM = TS / VCSH
Trong đó:
ROE: Doanh lợi vốn chủ sở hữu
TNST: Thu nhập sau thuế
VCSH: Vốn chủ sở hữu
TS: Tài sản
ROA: Doanh lợi tài sản
EM: Số nhân vốn
PM: Doanh lợi tiêu thụ
AU: Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp
ROE là chỉ tiêu tổng hợp về hiệu quả tài chính của, nó chịu ảnh hưởng của các chỉ tiêu PM, AU, và EM. Muốn tăng ROE, Vietnam Airlines cần phải có chính sách tốt cho tất cả các chỉ tiêu chứ không phải là tốt cho một chỉ tiêu nào đó. Đồng thời, dựa vào phương pháp phân tích DUPONT, các nhà quản lý có thể nhanh chóng điều chỉnh những thay đổi không tốt cho ROE của Vietnam Airlines vì đã biết được nguyên nhân là do đâu.
Theo đó, nếu để tăng PM, Vietnam Airlines cần quan tâm thu nhập sau thuế và doanh thu, đó là: thực chất 1 đồng doanh thu thì có bao nhiêu thu nhập thực sự cho Vietnam Airlines ? Vietnam Airlines thực hiện chính sách tăng doanh thu nhiều hơn so với chi phí, có như thế thì Vietnam Airlines mới tăng được lợi nhuận và do đó mới tăng được thu nhập sau thuế, tăng ROE. Muốn làm được điều này, Vietnam Airlines cần:
- Tăng cường các mạng đường bay trong và ngoài nước để mở rộng thị trường vận tải hàng không.
- Tăng số lượng máy bay hiện đại, công nghệ cao, đảm bảo an toàn và đội ngũ nhân viên (phi công, tiếp viên, nhân viên bán vé) chuyên nghiệp, nhiệt tình, làm nâng cao uy tín và vị thế của hãng, từ đó tạo niềm tin đối với khách hàng, tăng số khách hàng thường xuyên và ngày càng thu hút nhiều khách hàng mới hơn nữa.
- Đào tạo tốt cán bộ công nhân viên, đặc biệt nên có chế độ học tập, làm việc và đãi ngộ phù hợp đối với các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý - những người thực hiện vạch kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Có như thế mới thực hiện được công tác tiết kiệm chi phí tốt ở tất cả các hoạt động, từ đó làm tăng lợi nhuận cho Vietnam Airlines.
Để tăng AU, Vietnam Airlines cần quan tâm đến hiệu suất sử dụng tài sản, đó là: xem xét 1 đồng đầu tư vào tài sản thu được bao nhiêu đồng doanh thu? để từ đó có chính sách quản lý đối với tài sản và chính sách bán hàng, cung cấp dịch vụ tốt hơn. Cụ thể:
- Vietnam Airlines cần mua các loại máy bay cao cấp có năng suất hoạt động cao, đồng thời bảo dưỡng và nâng cấp liên tục đối với các loại có năng suất hoạt động chưa cao, nâng cao hiệu suất sử dụng các loại máy bay.
- Lập kế hoạch lịch bay chính xác, phù hợp với tình hình thực tế (thời tiết, số lượng khách bay,…) nhằm tối đa hoá hiệu quả sử dụng các loại máy bay, tránh rủi ro do các yếu tố chủ quan cho các chuyến bay.
- Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng cần phải chủ động hơn nữa trong việc sửa chữa và bảo dưỡng máy bay, bằng cách đào tạo tốt các kĩ sư sửa chữa máy bay chuyên nghiệp cho hãng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu suất sử dụng các loại máy bay của hãng.
Tương tự, đối với EM, Vietnam Airlines cần luôn quan tâm và điều chỉnh EM ở mức hợp lý, cân bằng để tăng EM nhưng vẫn đảm bảo được tính tự chủ. Vì EM tăng có nghĩa là tài sản hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu giảm, và tài sản hình thành từ nguồn vốn đi vay (công nợ) tăng, điều này làm giảm tính tự chủ và tăng rủi ro tài chính cho Vietnam Airlines. Nhưng điều này có thể góp phần tăng lợi nhuận sau thuế cho Vietnam Airlines do thuế giảm.
Trên đây là một số giải pháp chung được đưa ra nhằm mục đích nâng cao các năng lực của Vietnam Airlines, từ đó, nâng cao hiệu quả tài chính của Vietnam Airlines. Tuy nhiên, khi Vietnam Airlines thực hiện một chiến lược kinh doanh thì thường có những ảnh hưởng tới tất cả năng lực, chứ không chỉ riêng một năng lực nào. Có lúc, chiến lược này tốt khi phân tích về năng lực này nhưng lại không tốt cho năng lực khác của Vietnam Airlines. Do vậy, để nâng cao hiệu quả tài chính một cách tổng hợp, các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp cần có những giải pháp, chính sách phát triển cân bằng. Trên tầm vĩ mô, giải pháp trước mắt và lâu dài của Tổng công ty Hàng không Việt Nam và Vietnam Airlines là: Tận dụng cơ hội, vượt qua thử thách để hội nhập quốc tế thành công. Thực hiện tiến trình này, có nghĩa là Vietnam Airlines đang thực hiện nâng cao hiệu quả tài chính một cách tổng hợp và đúng theo xu hướng khu vực hoá, quốc tế hoá hiện nay.
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua có những bước tiến nhanh chóng và mạnh mẽ. Sau các tổ chức quốc tế mang tính khu vực như: ASEAN, APEC,… Việt Nam đang đàm phán gia nhập WTO - một tổ chức có vai trò đặc biệt trong đời sống kinh tế quốc tế.
Mặc dù, vận tải hàng không nằm ngoài khuôn khổ các lĩnh vực dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của WTO, nhưng không có nghĩa là hàng không đứng ngoài tiến trình hội nhập, mà ngược lại, hàng không là một lĩnh vực có mức độ hội nhập quốc tế cao so với các lĩnh vực khác.
Với tầm quan trọng đặc biệt của ngành hàng không trên nhiều khía cạnh kinh tế, an ninh, chính trị, quốc phòng, ngoại giao…quá trình hội nhập của Vietnam Airlines luôn được Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải quan tâm, chỉ đạo.
Những cơ hội và thách thức của Vietnam Airlines khi tham gia hội nhập quốc tế:
* Cơ hội lớn nhất là khả năng tiếp cận những thị trường mới, rộng mở nhờ xu thế phi điều tiết và tự do hoá trong hội nhập của các Hãng hàng không thế giới. Không chỉ các hãng hàng không mà cả các sân bay hay các công ty cung cấp dịch vụ hàng không của Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều nguồn khách hàng hơn.
Về khoa học công nghệ, quá trình hội nhập sẽ giúp cho Vietnam Airlines có cơ hội tiếp cận và ứng dụng nhiều hơn các công nghệ hiện đại của các hãng hàng không thế giới. Điều này, tạo điều kiện cho Vietnam Airlines có thể theo kịp bước tiến của hãng hàng không thế giới, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao.
Ở khía cạnh tài chính, quá trình hội nhập sâu rộng của đất nước sẽ giúp Vietnam Airlines có cơ hội tiếp cận nhiều nguồn vốn mới, đa dạng và phong phú trên tất cả các thị trường vốn.
* Thách thức lớn nhất đó là sự canh tranh khốc liệt đi kèm với làn sóng tự do hoá và toàn cầu hoá trong lĩnh vực hàng không. Môi trường cạnh tranh về lâu dài sẽ thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, trong đó có Vietnam Airlines. Tuy nhiên, nếu chính sách phi điều tiết và tự do hoá của chúng ta không theo một lộ trình hợp lý thì việc phải sớm đối mặt với các tập đoàn lớn, công ty mạnh của các hãng hàng không khu vực và thế giới sẽ dẫn đến sự suy yếu của Vietnam Airlines.
Mặt khác càng tham gia vào quá trình hội nhập, Vietnam Airlines càng phải chấp nhận và thích nghi với luật chơi chung của cộng đồng quốc tế. Thực tế cho thấy, những luật chơi này nhiều khi không dễ dang đối với doanh nghiệp của các quốc gia đang phát triển như chúng ta. Điều này, đòi hỏi Vietnam Airlines phải có những thay đổi về luật lệ, tư duy và cả những đầu tư mới về trang thiết bị, nguồn nhân lực,…
3.4. Một số kiến nghị với Vietnam Airlines
Cùng với sự phát triển và tiến trình hội nhập quốc tế của toàn ngành, Vietnam Airlines cũng cần phải có những định hướng toàn diện trên tất cả các khía cạnh. Do đó, chuyên đề này xin đưa ra một số kiến nghị đối với Vietnam Airlines :
Trước tiên, Vietnam Airlines cần phối hợp với các cơ quan Nhà nước, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn tương thích với hệ thống tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), đồng thời phù hợp với những thông lệ của cộng đồng hàng không quốc tế, nhất là trong các khía cạnh an ninh, an toàn hàng không. Hệ thống các chính sách quản lý về hàng không cần phải hướng tới việc mở cửa thị trường và thực thi các chính sách phi điều tiết và tự do hoá, cụ thể là: gỡ bỏ dần các bảo hộ của Nhà nước, khuyến khích cạnh tranh, đa dạng hoá các nhà cung cấp dịch vụ và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân tham gia thị trường. Tất nhiên, việc khuyến khích cạnh tranh phải đảm bảo các yếu tố an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi đối tượng khách hàng. Đồng thời, qua quá trình thực hiện phải theo một lộ trình hợp lý nhằm chuẩn bị cho việc cạnh tranh với các đối tác nước ngoài.
Để tận dụng cơ hội có được từ các thị trường quốc tế mới, Vietnam Airlines cần nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm các dịch vụ văn minh, hiện đại nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là yếu tố không thể thiếu được đối với bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào trong thời kỳ hội nhập để tạo ra sự thu hút đối với khách hàng quốc tế.
Nhìn một cách sâu sắc hơn, Vietnam Airlines cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Để làm được điều này, việc chủ động tìm kiếm các nguồn lực, không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ và trình độ quản lý là những nhiệm vụ rất quan trọng. Trong quá trình nâng cao năng lực của Vietnam Airlines, việc phát triển đội ngũ người lái, tiếp viên, thợ kỹ thuật và cán bộ quản lý là điều cần thiết. Ngoài ra, đội tàu bay cũng cần phải luôn luôn được hiện đại hoá và nâng dần tỷ lệ sở hữu.
Đối với hệ thống các sân bay, mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt của các sân bay quốc tế trong khu vực nhưng cơ hội tăng trưởng vẫn có thể đến với Việt Nam, do đó, Vietnam Airlines cần có sự hỗ trợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam bằng các định hướng phát triển lâu dài như: tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại cho các sân bay quốc tế như: sân bay quốc tế Nội Bài; Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để có thể đáp ứng sự tăng trưởng của thị trường hàng không trong tương lai. Mặt khác, cần tính đến việc đầu tư phát triển một số sân bay trở thành trung tâm chuyên chở hành khách và vận chuyển hàng hoá lớn của khu vực. Đối với các sân bay nội địa cũng cần phải được nâng cấp để tạo ra một mạng lưới sân bay vệ tinh mạnh hỗ trợ các sân bay quốc tế, đồng thời phục vụ mạng đường bay trong nước.
Trong lĩnh vực quản lý bay, việc sử dụng công nghệ vệ tinh để cung cấp các dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát và kiểm soát hệ thống không lưu (CNS/ATM) hiện đang được coi là xu thế chung của cộng đồng hàng không quốc tế. Vì vậy, Vietnam Airlines cần tiếp tục thích nghi và ứng dụng hệ thống này thông qua việc hoàn thiện mạng thông tin truyền số liệu theo xu hướng sử dụng vệ tinh, đồng thời từng bước chuyển đổi phương pháp quản lý và giám sát theo chương trình CNS/ATM.
Đối với lĩnh vực công nghệ hàng không, Vietnam Airlines cần phải mở rộng hợp tác, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động đầu tư và chuyển giao công nghệ. Mặt khác, Vietnam Airlines cũng cần chuẩn bị ngay từ bây giờ nền tảng để phát triển một nền công nghiệp hàng không của chính mình. Đây là việc làm cấp thiết nhưng vô cùng khó khăn, vì trong tương lai, nhu cầu sửa chữa, thay thế các linh kiện, phụ tùng máy bay, sân bay hay quản lý bay của Hàng không Việt Nam sẽ là không nhỏ. Nói tóm lại, việc làm chủ được khoa học công nghệ, chắc chắn Vietnam Airlines sẽ không phải chụi những chi phí lớn để thuê chuyên gia và dịch vụ nước ngoài. Nguy cơ lớn hơn là sự lệ thuộc hoàn toàn, một điều ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Vietnam Airlines trong tương lai.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập khu vực và thế giới như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp phải luôn trong tư thế “sẵn sàng” để có thể đối phó với những biến động liên tục của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước một cách nhanh nhạy nhất. Đó cũng chính là những cơ hội và thách thức khi tham gia hội nhập đối với tất cả các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Hội nhập giúp các doanh nghiệp mở rộng được thị trường, cải tiến được khoa học - kĩ thuật - công nghệ, nâng cao tầm nhìn, tầm hiểu biết,…Nhưng đồng thời cũng mang lại những rủi ro vô cùng lớn, đưa các doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt mà nếu không nhạy bén thì có thể bị “nuốt chửng” hoặc “đè bẹp”.
Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập quốc tế, khu vực với tốc độ khá nhanh và mạnh mẽ. Để đáp ứng được những yêu cầu của hội nhập thì tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, không phân biệt lớn bé, thuộc Nhà nước hay tư nhân, đều cùng hướng tới mục đích chung là Hội nhập thành công. Và Vietnam Airlines là một trong những doanh nghiệp Nhà nước lớn có tốc độ hội nhập cao, góp phần không nhỏ vào tiến trình hội nhập của đất nước. Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Vietnam Airlines là để phục vụ cho quá trình nhận định, đánh giá, dự báo và lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao cho Vietnam Airlines, nhằm mục đích cuối cùng là đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển ngày càng cao của đất nước, đưa Việt Nam lên một tầm cao mới trong nền kinh tế thế giới, giúp Việt Nam hội nhập quốc tế thành công.
Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Th.S Đặng Anh Tuấn, bác Võ Tá Sửu - Trưởng Ban Tài Chính, chú Nguyễn Xuân Thuỷ - Trưởng phòng Tài chính đầu tư, cùng các cô chú trong phòng Tài chính đầu tư, đã giúp đỡ, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt được chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn!
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương I: Lý thuyết chung về phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả tài chính 3
1.1. Một số vấn đề chung 3
1.1.1. Cơ sở phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính 3
1.1.2. Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 7
1.1.3. Đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp 7
1.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp 9
1.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính 9
1.2.2. Phân tích tài chính theo phương pháp tỷ số 10
1.2.2.1. Các tỷ số thanh khoản – Đánh giá năng lực thanh toán 11
1.2.2.2. Các tỷ số hoạt động – Đánh giá năng lực kinh doanh 15
1.2.2.3. Các tỷ số về đòn cân nợ - Đánh giá về năng lực cân đối vốn 18
1.2.2.4. Các tỷ số lợi nhuận – Đánh giá năng lực thu lợi 20
1.2.3. Đánh giá tổng hợp hiệu quả tài chính bằng phương pháp phân tích Dupont – Phương pháp phân tích Dupont 23
1.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 25
Chương II: Phân tích tình hình tài chính của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam– Vietnam Airlines 27
2.1. Khái quát về đặc điểm hoạt động của Vietnam Airlines 27
2.1.1. Khái quát về Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines 27
2.1.2. Quy trình vận chuyển bằng đường hàng không của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines 31
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Hãng hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines những năm gần đây 33
2.2. Phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả tài chính của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines 44
*Bảng công khai tài chính của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam và Tổng công ty Hàng không Việt Nam trong các năm 2003 – 2005 45
2.2.1. Khái quát tình hình tài chính của Vietnam Airlines 48
2.2.2. Phân tích tài chính 52
2.2.2.1. Các tỷ số thanh khoản – Đánh giá năng lực thanh toán 52
2.2.2.2. Các tỷ số hoạt động – Đánh giá năng lực kinh doanh 56
2.2.2.3. Các tỷ số về đòn cân nợ - Đánh giá về năng lực cân đối vốn 60
2.2.2.4. Các tỷ số lợi nhuận – Đánh giá năng lực thu lợi 63
2.2.3. Phân tích, đánh giá hiệu tài chính của Vietnam Airlines theo phương pháp DUPONT 68
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Vietnam Airlines.
3.1. Những định hướng lớn của Vietnam Airlines từ nay đến 2010 70
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Vietnam Airlines 72
3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực thanh toán của Vietnam Airlines 72
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cân đối vốn 74
3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực tuần hoàn vốn của Vietnam Airlines 75
3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực sinh lợi 76
3.3. Nâng cao hiệu quả tài chính theo phương pháp DUPONT 77
3.4. Một số kiến nghị đối với Vietnam Airlines 81
PHẦN KẾT LUẬN 84
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - ĐH KTQD.
Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp
Sách tham khảo Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Tạp chí Tài chính
Tạp chí Hàng không
Báo ngày Tin tức
Báo cáo hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Bảng công khai tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Các trang Web: Vietnam Airlines.com; Vnexpress.net; Vietnamnet.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH106.docx